toCStCStoGs
NGUYEN TH] NGQC LAN
HỒN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG
CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG PHỤC VỤ QUẢN TRỊ TÀI
CHÍNH DOANH NGHIỆP
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 62.34.03.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học:
1 GS.TS, NGUYEN VAN CONG
2 TS NGUYEN XUAN NAM
Trang 2MUC LUC LOI CAM DOAN,
MUCLUC
DANH MUC CAC CHO VIET TA’ DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC SƠ ĐỎ, ĐÔ THỊ MỞ ĐÀU
1 Tính cắp thiết của đề tài 2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4, Cau hỏi nghiên cứu 5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương thức tiếp cận
5.2 Quá trình thu thập dữ liệu 5.3 Quá trình xử lý dữ liệu 6 Những đóng góp mới của luận
1 Giới thiệu bố cục của luận án
Chương l: TÔNG QUAN NGHIÊN CUU VE PHAN TICH BÁO CÁO TÀI
CHÍNH PHUC VỤ QUAN TR} TAI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 16
1.1 Các nghiên cứu về phân tích báo cáo tài chính 16
1.2 Các nghiên cứu về phân tích báo cáo tài chính phục vụ quản trị tài chính doanh
nghỉ geek
1.3 Kết luận về các nghiên cứu liên quan đến phân tích báo cáo tài chính phục vụ
quản trị tài chính doanh nghiệp 2
KET LUAN CHUONG 1 25
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUAN VE PHAN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH PHỤC
'VỤ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 26
Trang 3Báo edo tdi chính và mục đích, ý nghĩa phân tích báo cáo tài chính trong các anh nghiệp
.1.1 Báo cáo tài chính
2.1.2 Mục đích và ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính 3 2.2 Quản trị tài chính và mối quan hệ giữa quản trị tài chính với phân tích báo cáo ¡ tài chính
© 2.2.1, Quan trị tài chính doanh nghiệp
2.2.2 Mối quan hệ giữa quản trị tài chính với phân tích báo cáo tài chính
2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị tài chính doanh nghiệt
2.3 Phân tích báo cáo tài chính phục vụ quản trị tài chính trong các doanh nghiệp 39 2.3.1 Tổ chức phân tích
2.3.2 Phương pháp nghiệp vụ - kỹ thuật phân tích
2.3.3 Nội dung và chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính phục vụ quản trị tải chính
doanh nghiệ 44
va bai học cho Việt Nam 2.4.1 Kinh nghiệm trên thể giới 2.4.2 Bài học cho Việt Nam KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 3: KẾT QUA NGHIEN CUU THUC TRANG PHAN TICH BAO CAO
TÀI CHÍNH PHỤC VỤ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
XÂY DỰNG VIỆT NAM
3.1 Tổng quan về các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
3.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanl
1 3.2 Thực trạng phân tích báo cáo tài chính phục vụ quản trị doanh nghiệp tại các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam
3.2.1 Thực trạng tổ chức phân tích
3.2.2 Thực trạng phương pháp phân tích
Trang 4trạng nội dung và chỉ tiêu phân tíc
+ Đánh giá thực trạng phân tích báo cáo tài chính phục vụ quản trị tài chính trong
© doanh nghiệp xây dựng Việt Nam 105
+ _.3.1 Những thành công và hạn chế
3.3.2 Nguyên nhân của những hạn chế
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 4: HỒN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH PHỤC VỤ
QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG VIỆT NAM
chính phục vụ quản trị tài chính trong các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam 112 4.1.1 Định hướng phát triển của các doanh nghiệp xây dựng trong giai đoạn hiện
nay „112
4.1.2 Yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiệt
4.2 Giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính phục vụ quản trị tài chính trong các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam
4.2.1 Hồn thiện cơng tác tổ chức phân tích
4.2.2 Hồn thiện phương pháp phân tích
4.2.3 Hoàn thiện nội dung và chỉ tiêu phân tích phục vụ quản trị tài chính doanh
nghiệp 126
4.2.4 Hoàn thiện ứng dụng phân tích báo cáo tải chính phục vụ nhu cầu quản trị tài
chính trong các doanh nghiệp xây dựng „145
4.3 Điều kiện thực hiện giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính phục vụ quản trị tài chính trong các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam
4.3.1 Về phía Nhà nước,
4.3.2 Về phía hiệp hội và doanh nghiệp xây dựng
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
, KET LUAN CHUNG J
Š DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BĨ CỦA TÁC GIẢ 155
Trang 6
lncrc BCKQKD BCLCTT BCDKT DN DNXD GTVT HĐSXKD LNTT LNST QTTC DN ROA ROCE ROE ROS SXKD TSCĐ TSNH TSDH 'VCSH
Báo cáo tài chính
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Bảng cân đối kế toán
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp xây dựng Giao thông vận tải
'Hoạt động sản xuất kinh doanh
Lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận sau thuế
Quản trị tài chính doanh nghiệp Sức sinh lợi của tài sản
Sức sinh lợi của vốn huy động Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu Sức sinh lợi của doanh thu
Sản xuất kinh doanh
Tai sản có định
‘Tai sản ngắn hạn
“Tài sản dài hạn "Trách nhiệm hữu hạn
Trang 7Bảng 3.2: Phân tích tình hình huy động vốn Công ty cổ phần Xây dựng Coteccons
80
Bang 3.3: Phân tích tính tự chủ tài chính Cơng ty cổ phần Xây dựng NTB Việt Nam
81 82
Bang 3.4: Phân tích cơ cấu vốn Công ty cỗ phần Xây dựng số 7
Bang 3.5: Phân tích cơ cấu tài sản, nguồn vốn Công ty cổ phần Xây dựng số 5 83 Bang 3.6: Phân tích khả năng sinh lợi Cơng ty cổ phần Xây dựng số 7 85 Bảng 3.7: Phân tích khả năng sinh lợi tại Công ty cổ phần Xây dựng Cotecons 86 Bang 3.8: Hệ số sinh lợi Công ty cỗ phần Xây dựng Thiên Trường An .87 Bảng 3.9: Phân tích khả năng thanh toan Cong ty cd phan Xay dymg sé 5 89 Bảng 3.10: Phân tích khả năng thanh tốn Cơng ty cổ phần Xây dựng Bạch Đẳng
234 năm 2014 -92
Bảng 3.11: Phân tích khả năng thanh tốn Công ty cổ phần Xây dựng Coteecons 92 Bảng 3.12: Phân tích các khoản phải thu theo tỉnh trạng dự án và theo phân khúc dự án
93
Bảng 3.13: Báo cáo kết quả hoạt động SXKD Công ty cỗ phần Xây dựng số 5 96 Bảng 3.14: Phân tích cơ cấu doanh thu theo dự án tại Công ty Cổ phần Xây dựng
Cotecons «
Bảng 3.15: Phân tích năng lực hoạt động Công ty cổ phần Xây dựng số 7
Bảng 3.16: Phân tích năng lực hoạt động Công ty cổ phần Xây dựng Coteccons 100 'Bảng 3.17: Tình hình lưu chuyển tiền tệ Công ty cổ phần Xây dựng Coteccons 102
Bảng 3.18: Các chỉ tiêu tăng trưởng Công ty cổ phần ACC -244 104
Bảng 4.1: Phân tích ROE theo mơ hình Dupont Cơng ty cổ phần Xây dựng Thiên
Trường An 125
Trang 8
& 4.4: Phân tích khả năng tạo tiền công ty Thành An -132
ảng 4.5: Phân tích dịng lưu chuyển tiền cơng ty Thành An .133
- Bảng 4.6: Phân tích rủi ro tài chính Cơng ty cỗ phần Xây dựng Nam Kỳ .134
Bảng 4.7: Phân tích rủi ro TC thơng qua địn bẩy tải chính Cơng ty cổ phần Xây
| dựng Thiên Trường An .135
¡ _ Bảng 4.8: Phân tích tình hình tăng trưởng Công ty cỗ phần XD Bạch Đằng 234 137 ¡_ Bảng 4.9: Thông tin về doanh thu, lợi nhuận gộp Công ty cổ phần XD Coteecons
° 139
Bảng 4.10: Tốc độ tăng trưởng định gốc doanh thu, lợi nhuận Công ty cổ phần Xây
dựng Coteccons (%) 139
Bảng 4.11: Nhịp điệu tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận Công ty cỗ phần Xây dựng
„140 Bảng 4.12: Doanh thu thuần Công ty cỗ phần Xây dựng Bạch Đẳng 234 từ 2010
đến 2014 14
Bảng 4.13: Dự báo các chỉ tiêu tài sản, nguồn vốn thay đổi cùng chiều với doanh
thu
Bảng 4.14: Ứng dụng phân tích BCTC để ra các quyết định QTTC
© Bang 4.15: Ứng dụng phân tích BCTC trong việc ra các quyết định tài chính dài
Trang 9'Hình 2: Cơ cấu các DN tham gia khảo sát theo loại hình DN Hình 3: Cơ cấu các DN tham gia khảo sát theo qui mô vốn
Hình 4: Cơ cấu các DN tham gia khảo sát theo số lượng lao động
Hình 2.1: Mối quan hệ giữa QTTC và phân tích BCTC
Hình 3.1; Ty trong ngành xây dựng trong GDP năm 2013 và 2014
Hình 3.2: Tỷ trọng các thành phần kinh tế trong ngành Xây dựng,
Hình 3.3: Tỷ trọng ngành Xây dựng theo vùng miền và nhóm cơng trình 12
Hình 3.4: Biểu đồ phản ánh thực trạng vận dụng phương pháp so sánh 78 Hình 3.5: Biểu đồ thực trạng phân tích BCTC cung cắp thông tin phục vụ việc xác
định nhu cầu vốn và tổ chức huy động vối 79
'Hình 3.6: Biểu đồ tình hình huy động vốn Công ty cỗ phần Xây dựng Coteccons 80 Hình 3.7: Biểu đồ thực trạng phân tích BCTC cung cắp thông tin phục vụ việc đánh
10 " " 36 1 71
giá hiệu quả sử dụng vốn 84
Hình 3.8: Biểu đồ lợi nhuận gộp và tỷ lệ lãi gộp Công ty cổ phần Xây dựng
Coteccons 86
Hình 3.9: Biểu đồ thực trạng phân tích BCTC cung cấp thông tin phục vụ việc đánh giá quản lý thu chỉ và đảm bảo khả năng thanh tốn 88
Hình 3.10: Biểu đồ khả năng thanh tốn hiện hành Cơng ty cổ phần Xây dựng số 5
Hình 3.11: Biểu đồ khả năng thanh tốn nhanh Cơng ty cỗ phần Xây dựng số 5 Hình 3.12: Biểu đồ khả năng thanh toán tức thời Công ty cổ phần XD số 5
Hình 3.13: Biểu đồ khả năng thanh tốn lãi vay Cơng ty cỗ phần Xây dựng số 5 91 Hình 3.14: Biểu đồ các khoản phải thu theo tình trạng và phân khúc dự án Công ty
cỗ phần Xây dựng Coteccons 9
Hình 3.15: Biểu đồ thực trạng phân tích BCTC cung cấp thông tin phục vụ việc
kiểm soát thường xuyên hoạt động của DN 95
Trang 10
Hình 3.17: Biểu đồ cơ cấu doanh thu theo loại dự án Công ty cổ phần xây dựng
Coteccons
Hinh 3.18: Biểu đồ lưu chuyển tiền tệ Công ty cổ phần Xây dựng Coteccons
Hình 3.19: Biểu đồ thực trạng phân tích BCTC cung cấp thông tin phục vụ kế
hoạch héa tai chinh DN „104
Hình 4.1: Hồn thiện quy trình phân tích BCTC phục vụ QTTC DN 118
Hinh 4.2: Can bing tai chinh theo géc d6 ổn định nguồn tài trợ năm 2014 Công ty
TNHH Đầu tư Xây dựng và Công nghệ Lê Định 127
Hinh 4.3: Xu hudng tang truéng DT, GV, LN gộp Công ty cổ phần XD Coteccons
139
Hinh 4.4: Nhip digu tăng trưởng doanh thu, giá vốn, lợi nhuận gộp Công ty cổ phần
Xây dựng Coteccons -HI
Trang 11
1, Tính cấp thiết của đề tài
Trong giai đoạn đẩy mạnh quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
sự phát triển các doanh nghiệp (DN) nói chung và doanh nghiệp xây dựng (DNXD)
nói riêng có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế đất nước Với việc chuyển đổi sang nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ
chế thị trường, các DNXD phải thực hiện tự chủ hoàn toàn về sản xuất kinh doanh
và về tài chính, hoạt động của các DN phải đương đầu với nhiễu thách thức do sự
cạnh tranh của các DN khác cùng sự biến động khó lường của thị trường Trong
điều kiện đó, hoạt động của DN phải được đặt trên cơ sở công tác hoạch định cả về chiến lược dài hạn và ngắn hạn thông qua quản trị tài chính (QTTC) DN
Ngày nay, vai trò của QTTC trở nên hết sức quan trọng đối với hoạt động
của DN vì tình hình tài chính của DN liên quan và ảnh hưởng tới tất cả hoạt động
của DN Bên cạnh đó, quy mô kinh doanh và nhu cầu vốn cho hoạt động của DN
ngày càng lớn cùng với việc các công cụ tài chính để huy động vốn ngày cảng
phong phú và đa dạng vì vậy các quyết định huy động vốn, quyết định đầu tư của
nhà QTTC sẽ có ảnh hưởng lớn đến tình hình và hiệu quả kinh doanh cia DN Do
đó, để có thể tồn tại, phát triển ổn định và phát huy vai trị của mình trong nền kinh tế thị trường, một trong những vấn đề được coi trọng hàng đầu đối với các DN đó là
phải tăng cường hiệu quả QTTC DN
Có rất nhiều nguồn thông tỉn mà các nhà quản trị DN sử dụng để đưa ra các quyết định QTTC bao gồm thông tỉn từ hệ thống kế tốn, thơng tin kinh tế vĩ mô, thông tin về kế hoạch chiến lược phát triển của ngành, thong tin về thị trường Việt Nam so với thế giới, thông tỉn kinh tế kỹ thuật nhưng trong đó nguồn thơng tin chủ yếu và quan trọng nhất để các nhà quản trị đưa ra các quyết định được lựa chọn
chủ yếu dựa trên sự phân tích, đánh giá về mặt tài chính trên cơ sở các thông tin tir
hệ thống kế toán mà cụ thể là các báo cáo tài chính (BCTC) BCTC tại các DN
Trang 12loại quyết định QTTC
Các DNXD là loại hình DN có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế vì sản phẩm của các DN này tạo ra hệ thống cơ sở hạ tằng cho toàn bộ nền kinh tế cũng
: như cơ sở hạ tằng cho DN, tuy nhiên các công cụ quản lý của các DN này sử dụng
còn hạn chế nhất là công cụ phân tích BCTC phục vụ QTTC DN vẫn còn bị bỏ ngỏ Xuất phát từ thực tiễn đó, với mong muốn hoàn thiện phân tích BCTC và
ứng dụng phân tích BCTC trong các DNXD nhằm giúp các DN xây dựng nâng cao năng lực QTTC, tác giả chọn đề tài: “Hồn thiện phân tích báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp xây dựng phục vụ quản trị tài chính doanh nghiệp” làm
đề tài nghiên cứu cho Luận án tiến sĩ của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu cơ bản và xuyên suốt của đề tài là ứng dụng khung lý thuyết về
phân tích BCTC để phục vụ QTTC trong các DNXD; từ đó, tìm ra giải pháp phù
hợp để hồn thiện phân tích BCTC phục vụ QTTC tại các DNXD nhằm nâng cao chất lượng QTTC
'Từ mục tiêu cơ bản đó, các mục tiêu nghiên cứu cụ thể được xác định là: ~ Làm rõ bản chất và vai trò của phân tích BCTC phục vụ QTTC DN
~ Nghiên cứu và đánh giá thực trạng phân tích BCTC phục vụ QTTC tại các DNXD Việt Nam
~ Đề xuất các giải pháp cơ bản để hồn thiện phân tích BCTC phục vụ QTTC
trong các DNXD Việt Nam
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
~ Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động phân tích BCTC của các DNXD ở Việt Nam Luận án sẽ đi sâu nghiên cứu phương pháp phân tích, nội dung
phân tích BCTC, cách thức tổ chức phân tích BCTC và sử dụng thông tin kết quả
Trang 13+ Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng phân tích
¿ BCTC phục vụ QTTC tại các DNXD Việt Nam nhằm tìm ra giải pháp hồn thiện _ phân tích BCTC phục vụ QTTC của các DN này
+ Về không gian: Nghiên cứu phân tích BCTC phục vụ QTTC tại các DNXD Việt Nam
+ Về thời gian: Nghiên cứu về phân tích BCTC tại các DNXD ở Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2010 - 2014
4 Câu hỏi nghiên cứu
Trên cơ sở mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, luận án đi vào giải
quyết câu hỏi tổng quát: Những giải pháp thích hợp nào để hồn thiện phân tích
BCTC phục vụ QTTC tại các DNXD?
Để giải quyết câu hỏi tổng quát nói trên, luận án đi sâu trả lời các câu hỏi cụ
thể sau:
~ Những đặc trưng của các DNXD có ảnh hưởng đến phân tích BCTC? Mối
quan hệ giữa phân tích BCTC với QTTC?
~ Những nhân tố nào ảnh hưởng đến phân tích BCTC phục vụ QTTC tại các
DNXD?
~ Thực trạng phân tích BCTC phục vụ QTTC tại các DNXD?
- Những giải pháp và đề xuất nào thích hợp để hồn thiện phân tích BCTC
tại các DNXD nhằm phục vụ có hiệu quả cơng tác QTTC DN? 5 Phương pháp nghiên cứu
3,1 Phương thức tiếp cận
Để tiếp cận đề tài nghiên cứu, giải quyết được câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu đề ra, tác giả đã vận dụng kết hợp phương pháp định lượng với
Trang 14„tiến hành tính tốn, phân tích, sắp xếp để làm bộc lộ ra các mối liên hệ và xu thể
Ýeủa các nội dung, chỉ tiêu phân tích BCTC phục vụ QTTC Các số liệu được tác
trình bày dưới nhiều dạng, từ thấp đến cao, từ những con số rời rạc, các bảng số liệu, biểu đồ, đồ thị, phân tích chỉ số trung bình, Nói cách khác, mục đích sử dụng phương pháp thống kê mô tả là nhằm tóm tắt dữ liệu, mô tả mẫu nghiên cứu dưới dạng số hay đồ họa (biểu đồ, đồ thị) để cung cấp một bức tranh rõ ràng vẻ thực
trạng phân tích BCTC phục vụ QTTC trong các DNXD ở Việt Nam hiện hành
'Quy trình nghiên cứu được tác giả tiến hành thông qua sơ đồ sau:
Cơ sở lý luận về phân tích BCTC phục vụ QTTC
‡
“Tiêu chí đánh giá
t
"Thiết kế phiếu khảo sát
q
Nghién ciru định tính và định lượng (N = 100) ‡ “Thống kê mô tả
Phân tích và thảo luận kết quả
‡
Kết luận và đề xuất các giải pháp hoàn thiện
Hình 1 : Quy trình tiếp cận luận án
(Nguồn: Tác giả tổng hợp trên cơ sở kết quả nghiên cứu)
Tổng số phiếu khảo sát phát ra là 100 phiếu, số phiếu thu hồi được va hợp lệ là 66 phiếu Trên cơ sở dữ liệu thu thập, tác giả sử dụng phần mềm văn phòng Excel
Trang 15¬
chính (tổ chức phân tích, phương pháp phân tích, nội dung và chỉ tiêu phân
tích BCTC phục vụ QTTC), tác giả luận án đã tiến hành thu thập thông tin sơ cắp từ
các cá nhân và từ các DNXD ở Việt Nam Thông qua kết quả khảo sát, tác giả luận án đã phân tích và lý giải hoạt động thực tế của các DNXD về phân tích BCTC
phục vụ QTTC Dựa trên kết quả phân tích và dự báo định lượng kết hợp với lý luận
về phân tích BCTC phục vụ QTTC, tác giả luận án đã đưa ra được một số giải pháp nhằm hoàn thiện phân tích BCTC phục vụ QTTC trong các DNXD Việt Nam Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, tác giả luận án cảm nhận
được một số sai sót do đối tượng được phỏng vấn, điều tra trả lời không đúng các câu hỏi Điều đó là do bản thân đối tượng được phỏng vấn, khảo sát không nhớ hoặc do hiểu sai nội dung câu hỏi hoặc trả lời hoàn toàn theo cách hiểu chủ quan
của từng người
Phương pháp nghiên cứu định tính được tác giả luận án sử dụng nhằm mô tả
và phân tích đặc điểm về hoạt động kinh doanh và tổ chức quản lý của các DNXD 'Việt Nam có ảnh hưởng đến hoạt động phân tích BCTC phục vụ QTTC trên quan
điểm của tác giả Phương pháp định tính được thực hiện thông qua việc thu thập dữ
liệu bằng chữ; từ đó tiếp cận đối tượng nghiên cứu nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm của đối tượng nghiên cứu Mục đích của phương pháp định tính là đưa ra những phán đoán về bản chất hoạt động phân tích BCTC phục vụ QTTC tại các DNXD hiện hành; đồng thời thể hiện những logic của các nội dung, các chỉ tiêu,
các phân hệ phân tích BCTC phục vụ QTTC tại các DNXD trong hệ thống các sự kiện được xem xét
Ngoài việc bổ sung, hoàn chỉnh những thông tin định lượng thu được trong
quá trình khảo sát và nghiên cứu đánh giá; phương pháp nghiên cứu định tính cịn
Trang 16+ Nghiên cứu về phân tích BCTC là đề tài không mới nhưng nghiên cứu về phân tích BCTC phục vụ QTTC trong các DNXD lại là đề tài mới so với các đề tài nghiên cứu khoa học trước đây ở Việt Nam Trên thực tế, việc gắn kết giữa QTTC
với phân tích BCTC là những nghiên cứu còn khá hạn chế về số lượng ở Việt Nam
Vi thé, ở khía cạnh nay, đề tài nghiên cứu của tác giả là đề tài có tinh khám phá nên việc nghiên cứu định tính với các trường hợp chuyên sâu là phủ hợp Trong trường
hợp này, nếu áp dụng điều tra số lớn, kết quả nghiên cứu thu được sẽ rất hạn chế; thậm chí có thể làm sai lệch bản chất vì bản thân đối tượng điều tra cũng không hiểu rõ nội dung của vấn đề nghiên cứu
+ Nghiên cứu về phân tích BCTC phục vụ QTTC trong các doanh nghiệp
nói chung và các DNXD nói riêng đề cập đến các thông tin khá nhạy cảm, đặc biệt
là những thông tin về bi kíp, kinh nghiệm quản ly, kinh nghiệm sử dụng thông tin
phân tích BCTC phục vụ QTTC Vì thé, việc thu thập dữ liệu trực tiếp từ phỏng vấn
gặp khá nhiều khó khăn Các đối tượng được phỏng vấn một phần không muốn tiết lộ kinh nghiệm, một phần kinh nghiệm không nhiều nên rất ngại ngần chia sẻ Do vậy, sử dụng kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng sẽ góp phần bổ sung, những thông tin cần thiết cho các nghiên cứu điển hình của phương pháp nghiên
cứu định tính
+ Kết hợp sử dụng cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng
sẽ làm tăng độ tin cậy của các phân tích và đánh giá vì có được các minh chứng từ
nhiều nguồn, tạo cách nhìn đa chiều về phân tích BCTC phục vụ QTTC Các phân
tích và đánh giá đa chiều này có thể bỗ trợ cho nhau và phục vụ hiệu quả cho mục
tiêu nghiên cứu Mặt khác, việc sử dụng kết hợp cả hai phương pháp này trong
nghiên cứu sẽ làm cho kết quả nghiên cứu đáp ứng tốt hơn mục tiêu của đề tài, giải đáp được câu hỏi nghiên cứu một cách đầy đủ, rõ ràng, bảo đảm cho kết quả nghiên
Trang 1782 Quá trình thu thập dữ liệu
'Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu đề ra và trả lời được các câu hỏi nghiên cứu, luận án tiến hành thu thập các dữ liệu sơ cắp và dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu sơ cắp là những dữ liệu do tác giả luận án tự thu thập, chưa qua xử
lý, được thu thập lần đầu và thu thập trực tiếp từ các đơn vị thuộc tổng thể nghiên cứu thông qua các cuộc điều tra, khảo sát Mặc dầu dữ liệu sơ cấp đáp ứng tốt yêu cầu nghiên cứu nhưng do việc thu thập hết sức khó khăn, tốn kém nên để khắc phục nhược điểm nảy, tác giả luận án không tiến hành điều tra tất cả các DNXD Việt
‘Nam ma chi điều tra trên một số DNXD được chọn mẫu
'Nguồn dữ liệu sơ cấp được tác giả luận án thu thập thông qua các phiếu điều
tra, khảo sát các cán bộ quản lý DN (giám đốc, phó giám đốc, trưởng các phòng ban) và các cán bộ kế tốn, tài chính trong các DNXD Đây là những thông tỉn nhạy
cảm và thời gian tác giả khảo sát trong các DNXD (từ 2010 đến 2014), nền kinh tế
cả nước đang gặp nhiều khó khăn, các DNXD Việt Nam nói riêng và các DN khác nói chung đang xảy ra nhiều biến động, vẫn đang chịu ảnh hưởng của khủng hoảng,
kinh tế thé giới nên hoạt động của các DN hết sức trì trệ, đình đồn, nhiều DN phải ngừng hoạt động hay phá sản nên việc thu thập thông tỉn sơ cắp hết sức khó khăn
Do đặc thù của để tài là nghiên cứu để hoàn thiện phân tích BCTC phục vụ QTTC trong các DNXD Việt Nam nên bên cạnh nguồn dữ liệu sơ cấp, tác giả còn tiến hành thu thập các dữ liệu thứ cấp Dữ liệu thứ cắp là những dữ liệu đã được xử
lý bởi các DNXD Việt Nam thuộc tổng thể nghiên cứu, do các DNXD tham gia
khảo sát cung cắp hoặc do tác giả thu thập từ các nguồn thông tin sẵn có như báo,
đài, internet hay từ website của các đơn vị Đây là những minh chứng quan trọng và
cần thiết, phản ánh một cách trung thực và chính xác thực trạng phân tích BCTC
phục vụ QTTC tại các DNXD Việt Nam
Quá trình thu thập dữ liệu tiến hành qua ba bước sau:
Trang 18sẵn xuất vật liệu xây dựng, tư vấn xây dựng và kinh doanh bắt động sản) là 75.998 DN; trong đó, có 52.147 DNXD (bao gồm: Xây dựng nhà các loại, xây dựng cơng,
trình kỹ thuật dân dụng và xây dựng chuyên dụng)
Do số lượng DNXD quá nhiều nên tác giả luận án áp dụng phương pháp chọn mẫu nhằm tiến hành thu thập thông tỉn trên mẫu; từ đó, đưa ra các kết luận
Các DNXD được chọn phục vụ cho nghiên cứu đề tài luận án phải đáp ứng các yêu cầu: (1) Các DNXD được chọn phải là DN hoạt động trong lĩnh vực xây dựng hoặc hoạt động xây dựng phải là hoạt động chính, đem lại doanh thu và thu nhập chủ yếu
cho DN; (2) Quá trình chọn mẫu phải thực hiện theo nguyên tắc ngẫu nhiên; (3) Số
lượng mẫu được chọn phải đủ lớn và mang tính đại diện
DNXD Việt Nam hiện nay có quy mơ vốn thấp, số lượng lao động không nhiều, phân bố không đồng đều ở cả hai miền Bắc, Nam Xuất phát từ những đặc điểm này, đồng thời để thuận lợi cho việc khảo sát và thu thập dữ liệu, luận án tiền hành khảo sát các DNXD theo khu vực địa lý: Miền Bắc (bao gồm cả Bắc Trung bộ trở ra) và miễn Nam (bao gồm cả Nam Trung bộ trở vào)
'Trên cơ sở yêu cầu chọn mẫu dé ra, để bảo đảm kết quả nghiên cứu, luận án
tiến hành sử dụng phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên (non-probability sampling,
methods) Việc áp dụng phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên (hay còn gọi là *Chọn mẫu phi xác suất") để khảo sát các DNXD Việt Nam là hoàn tồn phù hợp
bởi vì theo kinh nghiệm của tác giả luận án, do số lượng DNXD Việt Nam quá lớn (52.147 DNXD tại thời điểm 01/01/2014) nên các DNXD không có khả năng ngang
nhau để được chọn vào mẫu nghiên cứu Mặt khác, với số lượng DNXD lớn và phân bố không đồng đều trong cả nước, khơng thể tính được sai số do chọn mẫu
nên không thể áp dụng phương pháp ước lượng thống kê để suy rộng kết quả nghiên
cứu trên mẫu đã chọn cho tổng thể các DNXD Việt Nam được Khi vận dụng
Trang 19tiên khảo sát các DNXD chủ yếu ở Miền Bắc Điều này được dựa trên cơ sở của chọn mẫu phi ngẫu nhiên thuận tiện (convenience sampling) Chọn mẫu thuận tiện hoàn toàn phù hợp với đề tài nghiên cứu của luận án nhằm xác định ý nghĩa thực ._ tiễn của phân tích BCTC phục vụ QTTC và để kiểm tra trước bảng câu hỏi khảo sát nhằm hoàn chỉnh bảng; đồng thời, muốn ước lượng sơ bộ về vấn đề nghiên cứu mà không muốn mắt quá nhiều thời gian và chỉ phí
Tiếp theo, tác giả luận án chọn cách thức chọn mẫu phí ngẫu nhiên định
ngạch (quota sampling) Theo đó, trên cơ sở phân chia theo khu vực địa lý, tác giả
dự kiến sẽ tiến hành khảo sát 100 DNXD; trong đó, khu vực Miền Bắc 70 DN,
tương đương 70%; Miền Nam 30 DN, tương đương 30% Sau khi đã lập được danh
sách một số DNXD ở cả hai miền (Nam, Bắc), luận án đã tiến hành rút thăm, bốc ra 100 DNXD để tiến hành khảo sát một cách ngẫu nhiên Danh sách các DN được
khảo sát được trình bày trong Phụ lục 01 “Danh sách các công ty dự kiến khảo sát”
Việc tiếp cận các DNXD trong mẫu lựa chọn được thực hiện bằng cách tiếp cận theo danh sách và tiếp cận với cán bộ quản lý và cán bộ tài chính, kể tốn trong
DN Theo đó, khi tiếp cận theo danh sách, tác giả luận án căn cứ vào danh sách các DNXD trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và Sở Giao dịch chứng khoán
Thành phố Hồ Chí Minh, vào danh bạ các DN phát hành bởi Phịng Thương mại &
Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI), danh bạ các DN trong sách “Niên giám điện thoại
& những trang vàng” được phát hành bởi Công ty Cổ phần Truyền thông những trang vàng Việt Nam (YPM) tại các địa bàn khảo sát Việc tiếp cận trực tiếp qua
các cán bộ quản lý và cán bộ kế toán trong các DN được tác giả luận án căn cứ vào danh sách cán bộ (cán bộ quản lý, cán bộ phân tích tài chính và cán bộ kế toán) tại các DN được tác giả luận án dựa vào sự giới thiệu của người quen Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, vì những lý do nhạy cảm mà một số DNXD và cán bộ dù đã
Trang 20
sách 66 DNXD tham gia khảo sát được trình bay trong Phụ lục 02: *Danh các công ty tham gia khảo sát”
Trong số 66 DNXD tham gia khảo sát có 51 DN ở Miễn Bắc (chiếm xắp xỉ 1,3%) và 15 DN ở Miền Nam (chiếm xắp xỉ 22,7%) Cụ thể
(1) DNXD có qui mơ lớn (số vốn trên 100 tỷ VND): Gồm 32 DN; trong đó,
22/32 DN ở Miền Bắc và 10/32 DN ở Miền Nam; 27/32 DN đã niêm yết, 05/32 DN chưa niêm yết; 23/32 DN có số lượng lao động trên 300 người và 09/32 DN e
lượng lao động từ 200 - 300 người
(2) DNXD có qui mơ vừa (số vốn từ trên 20 tỷ VND đến dưới 100 tỷ VND):
Gồm 12 DN; trong đó ở Miền Bắc có 07 DN và ở Miền Nam có 05 DN Trong số
12 DNXD có qui mơ vừa tham gia khảo sát, có 02/12 cơng ty cổ phần niêm yết và
im yét; 01/12 công ty TNHH, 06/12 DN có số lượng, lao động từ 200 đến 300 người và 06/12 DN có số lượng lao động dưới 200 người
(3) DNXD có qui mô nhỏ (số vốn dưới 20 tỷ VND): Gồm 22 DN đều ở Miền
9/12 công ty cổ phần chưa nii
Bắc; trong đó, 07/22 công ty cổ phần chưa niêm yết, 12/22 công ty TNHH và 03/22
DN tư nhân; trong đó có 22/22 DN có số lượng lao động dưới 200 người DN nhân bến cong yc
Cag ey TH 197% wim 29
Cong ty CP chưa viêm _⁄ yet ne%
Hình 2: Cơ cấu các DN tham gia khảo sắt theo loại hinh DN
Trang 21Dưới 201)
Trên 1009, ca Sa
fo 205060 lon)
Hình 3: Cơ cấu các DN tham gia khảo sát theo qui mô vốn (Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả)
Hình 4: Cơ cấu các DN tham gia khảo sát theo số lượng lao động
(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả)
~ Bước 2/ Xây dựng nội dung phiếu khảo sát:
Các câu hỏi điều tra, khảo sát được xây dựng chủ yếu dựa trên câu hỏi
nghiên cứu tổng quát và các câu hỏi nghiên cứu cụ thể, phục vụ cho mục đích điều
tra và thu thập dữ liệu Các câu hỏi được đề cập trong phiếu khảo sát DN được trình bay logic, bảo đảm sự kết nói giữa câu hỏi điều tra với câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu thông qua các chủ đề được tổng kết từ nghiên cứu lý luận và khung lý thuyết đã được phát triển của đề tải
Nội dung các câu hỏi trong phiếu khảo sát được chia thành 4 phần cy thé: + Phần 1/ Các thông tin chung về DN:
Trang 22hình DN, lĩnh vực SXKD, số lượng lao động và tổng tài sản (tổng nguồn của DN
+ Phân 2/ Tỗ chức phân tích BCTC phục vụ QTTC DN:
Phần 2 gồm 06 câu hỏi (từ câu 05- câu 10) vẻ quy trình tổ chức phân tích BCTC tại các DNXD, nguồn tài liệu sử dụng để phân tích BCTC phục vụ QTTC DN
+ Phân 3/ Thông tin về phương pháp phân tích BCTC:
Bao gồm 0Icâu hỏi (câu số 11) về các phương pháp phân tích BCTC đã sử
dụng tại các DNXD
+ Phân 4/ Thông tin về nội dung, chỉ tiêu phân tích BCTC phục vụ QTTC:
Phần 4 gồm 22 câu hỏi (từ câu 12- câu 33) để khảo sát thông tin về nội dung,
phân tích BCTC phục vụ QTTC DN với dạng câu hỏi: "Quý vị cho biết DN đã phân
tích những chỉ tiêu nào sau đây để cung cắp thông tin phục vụ việc xác định nhu cầu vốn và tổ chức huy động vốn trong DN”; "Quý vị cho biết DN có sử dụng kết quả của thông tin cung cắp trên trong việc đưa ra quyết định QTTC không?" và “Nếu có xin Quý vị vui lòng cho biết DN đã sử dụng kết quả của thông tin cung cấp trên
trong việc đưa ra quyết định QTTC nào sau day”,
Việc đánh giá thực trạng phân tích BCTC phục vụ QTTC trong các DNXD
theo qui mơ, theo mục đích sử dụng thông tin, được thể hiện trên biểu đồ cho thấy
sự khác biệt về mức độ quan tâm của các DNXD đến phân tích BCTC phục vụ QTTC trong các DNXD Phần câu hỏi khảo sát DNXD được trình bày tại Phụ lục 03: “Phiếu khảo sát thực trạng phân tích BCTC trong các DNXD phục vụ QTTCDN”
Kết quả khảo sát được tổng hợp và sử dụng một phần ở mở đầu (phục vụ cho
mục tiêu xác định mẫu khảo sát), chương 3 (phục vụ cho mục tiêu đánh giá thực
trạng phân tích BCTC phục vụ QTTC trong các DNXD, bao gồm tổ chức phân tích, phương pháp phân tích và nội dung phân tích) và một phần sử dụng ở chương 4 (phục vụ cho mục tiêu đề xuất các giải pháp cơ bản để hoàn thiện phân tích BCTC
phục vụ QTTC trong các DNXD)
Trang 23én co sé cc mau da Iya chon (100 DNXD), sau khi tiến hành liên hệ qua
thoại và qua sự giới thiệu của người quen, có 66 DNXD trong tổng số 100 DNXD thuộc mẫu lựa chọn đồng ý tham gia khảo sát phiếu điều tra và phỏng vấn qua điện thoại hoặc phỏng vấn trực tiếp Trên cơ sở đó, tác giả luận án tiến hành gửi
các phiếu khảo sát theo địa chỉ email, đường bưu điện do các mẫu cung cấp 5.3 Quá trình xử {ý dữ liệu
'Trên cơ sở dữ liệu sơ cắp thu thập được từ các DNXD, tác giả luận án tiến hành xử lý nhằm tổng hợp, phân loại, sàng lọc, lựa chọn và tóm lược dữ liệu để có thể sử dụng được Quá trình xử lý dữ liệu thu thập bao gồm các công việc như: Phê
chuẩn dữ liệu, hiệu đính dữ liệu, lập bảng tính, xác định và tính tốn các đặc trưng
của dữ liệu, nhập dữ liệu vào máy tính và sử dụng các phần mềm thích hợp để xử lý và phân tích dữ liệu nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu Để xử lý các dữ liệu sơ cấp thu thập được, tác giả luận án sử dụng các phần mềm Google Docs, phần mềm
‘SPSS hay bing phan mềm xử lý dữ liệu văn phòng Microsoft Office (phân tích
thống kê đơn giản của Exel) kết hợp với việc mô tả số liệu thông qua số tuyệt đối, số tương đối và biểu hiện bằng đồ thị hoặc biểu đồ để phân tích Bên cạnh đó, tác
giả còn sử dụng các phương pháp phân tích mang tính nghiệp vụ - kỹ thuật khác
như so sánh, đối chiếu, tổng hợp, phân tích và phương pháp chuyên gia để xét đoán
phù hợp với tư duy biện chứng và lịch sử Các kết quả tính tốn và trình bày dưới
dạng sơ đồ, bảng biểu hoặc đoạn văn để rút ra các kết luận về thực trạng phân tích
BCTC phục vụ QTTC trong các DNXD Kết quả tổng hợp đính kèm ở Phụ lục 04:
*Bảng tổng hợp kết quả khảo sát”
Đối với các dữ liệu thứ cắp, bên cạnh các thông tin do các DNXD trong mẫu điều tra cung cấp, phần còn lại được tác giả luận án thu thập trực tiếp từ các thông
tin do DN báo cáo lên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hay lên các Sở Giao dich Chứng khoán hoặc trên website riêng của DN Các dữ liệu thứ cắp được sử dụng
trực tiếp để minh họa trong luận án được đề cập đến một phần trong chương 3 và chương 4 khi đề cập đến thực trạng phân tích và giải pháp hoàn thiện phân tích
Trang 24dite thi cia céc DNXD hién nay chưa thực sự quan tâm đến công tác phân ‘TC noi chung và đặc biệt là phân tích BCTC phục vụ QTTC DN do đó việc | vận dụng các chỉ tiêu phân tích BCTC phục vụ QTTC chưa thực sự được quan tâm
| Mat khác, việc không thể thực hiện được việc kiểm định kết quả trả lời của những
người tham gia khảo sát cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả khảo sát vì kết quả
trả lời các câu hỏi khảo sát đặc biệt là các câu hỏi liên quan đến việc ra các quyết
định QTTC được thực hiện khảo sát với nhiều đối tượng bao gồm cả các nhà quản
lý và nhân viên kế toán do đó sẽ mang tính chủ quan và phụ thuộc rất nhiều vào
nhận thức của người trả lời nên điều này cũng có ảnh hưởng nhất định tới chất
lượng của luận án
6 Những đóng góp mới của luận án
~ Hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận của QTTC, phân tích BCTC và mối quan hệ giữa phân tích BCTC phục vụ QTTC trong các DN nói chung va trong các DNXD nói riêng
~ Phân tích và đánh giá một cách khách quan những tồn tại của các DNXD Vigt Nam trong phân tích BCTC phục vụ QTTC cũng như việc ứng dụng kết quả thông tin phân tích BCTC nhằm đưa ra các quyết định QTTC trong các DNXD
~ Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan và khách quan tác động tới tổ chức, nội dung và phương pháp phân tích BCTC phục vụ QTTC trong các
DNXD Việt Nam
~ Đề xuất các giải pháp và điều kiện thực hiện giải pháp hoàn thiện phân tích
BCTC phục vụ QTTC DN Những giải pháp hoàn thiện của luận án sẽ là cơ sở cho các nhà quản trị đánh giá được thực trạng tài chính đúng đắn, kịp thời, góp phần nâng cao năng lực QTTC trong các DNXD,
1 Giới thiệu bố cục của luận án
Luận án “Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp
xây dựng phục vụ quản trị tài chính doanh nghiệp” ngoài phần mở đầu, kết luận,
Trang 25wong 1: Téng quan nghiên cứu về phân tích báo cáo tài chính phục vụ
trị tải chính trong các doanh nghiệp
Chương 2: Cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính phục vụ quản trị tải chính trong các doanh nghiệp
Chương 3: Kết quả nghiên cứu thực trạng phân tích báo cáo tai chính phục vụ quản trị tài chính tại các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam
Chương 4: Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính phục vụ quản trị tài chính
Trang 26|
|
‘Chuong 1: TONG QUAN NGHIEN CUU VE PHAN TiCH BAO CÁO TÀI CHÍNH PHỤC VỤ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
TRONG CAC DOANH NGHIỆP
Phân tích BCTC đã được rất nhiều tác giả đề cập đến dưới nhiều góc độ
chuyên sâu nhất định trong những cơng trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn Các cơng trình này đã đi sâu vào nghiên cứu phân tích BCTC ở những khía cạnh khác
nhau trong đó phần lớn các cơng trình tập trung vào nghiên cứu những vấn đề cơ
bản của phân tích BCTC như tổ chức phân tích, phương pháp phân tích, nội dung và
hệ thống chỉ tiêu phân tích Bên cạnh đó lại có các cơng trình nghiên cứu về phân
tích tài chính gắn với cơng tac QTTC DN Vi vay, có thể chia các cơng trình nghiên
cứu về phân tích BCTC thành hai nhóm chính: Nhóm nghiên cứu chun sâu về
những vấn đề cơ bản của phân tích BCTC và nhóm nghiên cứu về phân tích BCTC
gắn với QTTC
1.1 Các nghiên cứu về phân tích báo cáo tài chính
Trước hết là các cơng trình nghiên cứu chun sâu về những vấn đề cơ bản của phân tích BCTC Đối với nhóm cơng trình này thì đã có nhiều tác giả trong và ngoài nước thực hiện với nhiều cách tiếp cận khác nhau bao gồm cả những cơng
trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn
Với các công trình nghiên cứu lý luận về phân tích BCTC đầu tiên có thể kể
đến giáo trình và các sách tham khảo, chuyên khảo, tiếp theo là các bài báo Có thể thấy rằng các công trình này đều để cập khá đầy đủ các vấn dé liên quan đến phân
tích BCTC như tổ chức phân tích, phương pháp phân tích, nội dung và chỉ tiêu phân tích, cơ sở dữ liệu sử dụng cho phân tích BCTC với nhiều cách tiếp cận khác nhau
Có thể điểm qua một vài công trình nghiên cứu lý luận của các tác giả trong và
ngoài nước như sau:
Trang 27'từ hệ thống BCTC”, Tạp chí Nghiên cứu tài chính kế tốn số 06(83)- 2010 ra những nghiên cứu về hệ thống BCTC theo QĐ15/BTC và những sửa đổi
|b sung theo Thông tư 244/BTC theo ba nội dung: những nội dung cơ bản của các
BCTC theo QD 15/BTC, những sửa đổi bổ sung BCTC theo thông tư 244/BTC và những bắt cập cùng phương hướng giải quyết [49,tr27-39] Tác giả Nguyễn Văn
Công trong bài báo “Phân tích rủi ro tài chính trong quan hệ với hiệu quả kinh
doanh”, Tạp chí Kinh tế phát triển số 165/2011 đã đề cập đến việc phân tích rủi ro
tài chính trong quan hệ với hiệu quả kinh doanh Thông qua việc phân tích rủi ro tài chính sẽ giúp các nhà quản lý có cơ sở để tính tốn, cân nhắc kỹ càng trong việc sử dụng các khoản nợ nhằm tránh rơi vào tình trang phá sản [9,tr 49-53] Tác giả Phạm "Thị Thủy trong bài báo “Sử dụng hợp lý số liệu trên BCTC khi phân tích BCTC DN”,
'Tạp chí Kinh tế phát triển, số 183 tháng 9/2012 ở mục Nghiên cứu - trao đổi đã đưa ra
ý kiến: số liệu trên BCTC do các DN cung cấp không phải luôn là cơ sở hợp lý cho
việc phân tích tình hình tài chính DN do sự tổn tại của các ý kiến ngoại trừ của kiểm toán viên, sai sót của DN khi lập BCTC và thay đổi trong chế độ kế toán do vậy, đê có được cơ sở dữ liệu hợp lý cho phân tích, các nhà phân tích cần thực hiện điều chỉnh số
liệu trên BCTC trước khi tính tốn các chỉ số tài chính [52, tr42-45]
Bên cạnh các cơng trình nghiên cứu đã công bố dưới dạng các bài báo khoa học cịn có các cơng trình nghiên cứu lý luận của các tác giả trong nước là các giáo trình, sách chuyên khảo liên quan đến phân tích BCTC Tác giả Nguyễn Văn Công
trong tác phẩm “Chuyên khảo về BCTC và lập, đọc, kiểm tra, phân tích BCTC” (2005) đã nghiên cứu về các nội dung liên quan đến phân tích BCTC bao gồm hệ
thống chỉ tiêu phân tích, phương pháp phân tích và nội dung phân tích BCTC trong
các DN[6] Tác giả Nguyễn Năng Phúc trong tác phẩm "Phân tích BCTC” (2008)
đã trình bày các nội dung về phân tích BCTC, về tổ chức phân tích, phương pháp
¡_ phân tích, nội dung phân tích và đặc điểm phân tích BCTC trong các DN vừa và nhỏ [41] Tác giả Nguyễn Văn Công trong tác phẩm “Phân tích BCTC” (2010) đã đi
sâu một cách có chọn lọc những vấn đề kỹ thuật - nghiệp vụ của phân tích BCTC
Trang 28| Mii ro tài chính cho đến phân tích kết quả kinh doanh và lưu chuyển
‘6, phân tích hiệu quả kinh doanh, phân tích giá trị DN và dự báo các chỉ tiêu tài ¢hinh DN [7] Tác giả Nguyễn Trọng Cơ, Nghiêm Thị Thà trong tác phẩm “Đọc và phân tích BCTC DN” (2010) đã tiếp cận phân tích BCTC theo từng nội dung trên
các BCTC như phân tích bảng cân đối kế tốn, phân tích báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh, phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ, phân tích thuyết minh BCTC và sau đó là phân tích tổng hợp các BCTC [28] Tác giả Nguyễn Ngọc Quang với tác
phẩm “Phân tích BCTC” (2011) gồm 3 phần: Phần 1 đã nghiên cứu những lý luận
cơ bản của phân tích BCTC Phần 2 đã nghiên cứu nội dung phân tích BCTC theo
hai hướng tiếp cận là phân tích các BCTC cụ thể và phân tích BCTC theo nhóm nội dung kinh tế Phần 3 đã trình bày đặc điểm phân tích BCTC trong các đơn vị đặc
thù là ngân hàng thương mại và các đơn vị sự nghiệp có thu [45] Tác giả Nguyễn
'Văn Công trong tác phẩm "Phân tích kinh doanh” (2013) đã đưa ra các vấn đề về
phân tích HĐKD, phân tích hoạt động đầu tư, phân tích hoạt động tải chính, phân tích tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh [8] Các tác giả Phạm Thị Thủy, Nguyễn Thị Lan Anh (2013) trong tác phẩm *BCTC - Phân tích, dự báo và định giá" đã trình bày về phương pháp và kỹ năng phân tích tình hình tài chính hiện tại
của DN với cơ sở dữ liệu là hệ thống BCTC của DN trước khi đưa ra quyết định
kinh doanh cũng như phương pháp dự báo và định gia DN [51] Tác giả Ngô Thế Chỉ và Nguyễn Trọng Cơ trong tác phẩm “Phân tích tài chính DN" (2015) đã
nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến lý luận phân tích tài chính DN Tác phẩm đã trình bày các nội dung liên quan đến phân tích tài chính DN, diễn giải hệ thống
BCTC DN, phân tích chính sách tải chính DN, phân tích tình hình sử dụng vốn trong DN, phân tích tiềm lực tài chính, phân tích và dự báo trong DN, định gia DN
4] Các tác giả Nguyễn Trọng Cơ Nghiêm Thị Thà đã nghiên cứu về các vấn đề chung liên quan đến phân tích tài chính DN trong tác phẩm "Giáo trình phân tích tải chính DN” (2015) Tác phẩm đã nghiên cứu tổng quan về phân tích tài chinh DN,
Trang 29với các cơng trình nghiên cứu của các tác giả ngoài nước có thể kể đến
số cơng trình như sau: Tác giả Leopold A.Bernstein (1989) trong tác phẩm
“Financial statement analysis: Theory, application, and interpertation" đã nghiên cứu về các nội dung liên quan đến phân tích BCTC DN như vai trò của phân tích tải chính, phương pháp và nội dung phân tích tài chính Về nội dung phân tích, tác giả đã tiếp cận theo góc độ nguồn dữ liệu sử dụng cho phân tích tài chính, do vậy tác giả đã xây dựng các chỉ tiêu sử dụng cho từng phân tích từng loại BCTC bao gồm các chỉ tiêu phân tích BBCĐKT, các chỉ tiêu phân tích báo cáo kết quả HĐKD và các chỉ tiêu phân tích báo cáo LCTT [65] Tác giả Josette Peyrard (2005) trong tác
phẩm *Phân tích tài chính DN” (Bản dịch) đã đề cập đến nhiều nội dung liên quan
đến phân tích BCTC DN như phương pháp phân tích, dữ liệu sử dụng trong phân
tích, nội dung chính trong tác phẩm này đề cập đến nội dung phân tích và các chỉ
tiêu phân tích tài chính DN Theo tác giả, nội dung của phân tích tải chính DN chủ
yếu tập trung vào phân tích hiệu quả hoạt động, phân tích khả năng sinh lợi, phân
tích rủi ro và phân tích tăng trưởng, do vậy tác giả đã xây dựng các chỉ tiêu phân tích cho từng nội dung phân tích trên [43] Tác giả Charles H Gibson (2012) trong
tác phẩm “Fianacial Reportting & Analysis- Using financial Accounting
information” 13th Edition gém 13 chương trong đó nội dung chương | phat trién những nguyên lý cơ bản mà BCTC dựa trên, chương 2 miêu tả các dạng tỏ chức
kinh tế và giới thiệu về BCTC Chương 3, 4, 5 tiến hành nhận xét chuyên sâu về các báo cáo của DN Các chương tiếp theo từ chương 6- 11 giới thiệu về phương pháp
phân tích và tiến hành phân tích các chỉ tiêu tải chính trong các DN, dự đốn thua lỗ, phân tích thủ tục và tác dụng của phân tích trong quản lý Đặc biệt tại Chương
12 của tác phẩm đã đề cập đến những vấn đề gặp phải khi phân tích 6 ngành đặc thù là : ngân hàng, điện, dầu khí, GTVT, bảo hiểm, bất động sản, chỉ ra những, điểm
khác biệt trong báo cáo ngành và gợi ý thay đổi hoặc bổ xung Chương 13 của tác
phẩm đã trình bày về BCTC cá nhân, BCTC nhà nước và các tổ chức phi lợi
Trang 30t phương pháp phân tích BCTC và phân tích kế tốn và phân tích tài chính
ø 1 của tác phẩm đã trình bày phân tích BCTC bằng cách xem xét những quyết định tài chính quan trọng Chương 2 đã giải thích bản chất và mục đích của
việc làm kế toán và BCTC Tác phẩm đã trình bày vẻ tim quan trọng và những hạn
chế của việc thu thập số liệu cho phân tích cũng như nêu ra được tầm quan trọng
của việc phân tích kế tốn trong phân tích tài chính Từ chương 3 đến chương 6 của
tác phẩm đã đi sâu vào giải thích, phân tích các số liệu kế toán và phương pháp
phân tích BCTC, những phân tích này tập trung vào vốn, các khoản đầu tư và doanh thu của DN Nội dung của tải liệu đã cung cấp các thông tin về các thủ tục và các
dấu hiệu cần chú ý trong khi phân tích và những điều chỉnh nên áp dụng với BCTC nhằm tăng chất lượng số liệu Từ các chương 7 đến chương I1 xem xét quá trình và
phương pháp phân tích tài chính Tài liệu nhắn mạnh mục tiêu của những người
dùng khác nhau và trình bày các công cụ và phương pháp phân tích nhằm đạt được các mục tiêu đó(64] Tác giả Martin Fridson Fermando Alvarer trong tác phẩm
“Phân tích BCTC - Hướng dẫn Thực hành” (bản dịch) (2013) gdm 3 phan Phan 1: *Đọc hiểu phân tích BCTC”, tìm hiểu các động cơ phức tạp của các công ty phát hành cùng các nhà quản lý của họ Phần 2: Các BCTC cơ bản” đã tìm hiểu chỉ tiết về các thông tin công bố trong BCĐKT, báo cáo thu nhập và báo cáo dòng tiền Phần 3: ®Dự báo và phân tích tỷ mỉ” có các gợi ý để dự báo chính xác hơn [39],
Bên cạnh các cơng trình nghiên cứu lý luận thì trong thời gian qua cịn có rất nhiều các cơng trình nghiên cứu thực tiễn về phân tích tài chính, phân tích BCTC đã được cơng bố có thể kể đến: Tác giả Nguyễn Tuấn Phương (1998) đã nghiên cứu
“Hoàn thiện nội dung phân tích hoạt động tài chính của các DN sản xuất liên doanh với nước ngoài”, trong luận án này tác giả đã nghiên cứu về thực trạng và đưa ra các giải pháp hoàn thiện nội dung phân tích hoạt động tài chính trong các DN sản xuất liên doanh với nước ngoài Trong luận án, tác giả đã đề xuất hoàn thiện các chỉ tiêu
phân tích thẩm định về phương diện tài chính các dự án đầu tư liên doanh với nước
Trang 31đoanh nghiệp liên doanh [42] Tác giả Nguyễn Trọng Cơ (1999) với đẻ tài
n thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các DN cổ phần phi tải chính
ữ Việt Nam” đã nghiên cứu về thực trạng và đưa ra các giải pháp hoàn thiện hệ
thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các công ty cỗ phần phi tài chính ở Việt Nam [27] Tác giả Trần Thị Minh Hương (2008) với đề tài “Hoàn thiện chỉ tiêu phân tích tài chính tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam” đã nghiên cứu về thực
trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính sử dụng tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam [35] Tác giả Nguyễn Thị Quyên (2012) trong luận án “Hoàn thiện chi
tiêu phân tích tài chính trong cơng ty cỗ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam” đã nghiên cứu thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính sử dụng
trong các công ty cỗ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam và đưa ra
các giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính sử dụng trong các DN này [47] Tác giả Phạm Thị Quyên (2014) trong luận án “Hoàn thiện nội dung phân
tích tài chính trong các công ty cỗ phần thuộc tổng công ty công nghiệp xi măng Việt
'Nam” đã hệ thống hóa, làm sáng tỏ và phát triển lý luận về phân tích tài chính DN nói chung và nội dung phân tích tài chính trong công ty cỗ phần nói riêng, nghiên cứu, đánh giá thực trạng về nội dung phân tích tài chính đã và đang được áp dụng từ đó đưa
ra những để xuất kiến nghị đối với các CTCP thuộc TCTCNXM Việt Nam hiện nay,
góp phần nâng cao hiệu quả của phân tích tài chính trong công tác quản trị tại các CTCP Việt Nam [48] Điểm chung của các công trình trên là tập trung vào việc hoàn thiện nội dung và hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các DN tuy nhiên chưa có cơng trình nào đi sâu nghiên cứu về hoàn thiện phân tích BCTC trong các DNXD 1.2 Các nghiên cứu về phân tích báo cáo tài chính phục vụ quản trị tài chính doanh nghiệp
Bên cạnh những nghiên cứu cơ bản về phân tích BCTC là các nghiên cứu về
phân tích tài chính và phân tích BCTC gắn với quản trị DN Thuộc các nghiên cứu
này có thể kể đến: Tác giả Phạm Thành Long (2008) đã nghiên cứu về thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm hồn thiện quy trình kiểm tra, nội dung kiểm tra BCTC
Trang 32trong luận án “Hoàn thiện kiểm tra, phân tích BCTC với việc tăng cường, € trong các DN vừa và nhỏ ở Việt Nam” [38] Tác giả Nguyễn Văn Hậu (2009) da nghiên cứu về thực trang sử dụng chỉ tiêu phân tích tải chính phục vụ cho
quản trị ở các DN thương mại và đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu
phân tích tài chính trong DN thương mại phục vụ cho mục đích quản trị kinh doanh trong luận án “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong DN thương
mại phục vụ quản trị kinh doanh” Trong luận án nảy tác giả đưa ra mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tài chính thương mại phục vụ quản trị kinh doanh và cho rằng cần
phải nhận biết mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên BCTC, đó là mối quan hệ chặt chẽ
cần phải nhận biết để phục vụ quản trị kinh doanh [33] Tác giả Trần Thượng Bích La (2013) trong luận án “Hồn thiện phân tích tài chính nhằm nâng cao năng lực QTTC trong các DN du lịch Việt Nam tại Đà Nẵng” đã nghiên cứu thực trạng phát
triển của các DN du lịch Đà Nẵng cũng như đưa ra những ý kiến hoàn thiện về tổ
chức phân tích tài chính, phương pháp phân tích và đưa ra kiến nghị bổ sung những chỉ tiêu phân tích tài chính đặc thù của ngành du lịch nhằm nâng cao năng lực TTC trong các DN du lịch Việt Nam tại Đà Nẵng [37] Điểm chung của các công
trình trên đều là nghiên cứu về phân tích tài chính và phân tích BCTC trong mối
quan hệ với QTTC DN từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện phân tích nhằm phục vụ cơng tác QTTC DN góp phần nâng cao hiệu quả QTDN tuy nhiên các nghiên
ập trung vào một số ngành lĩnh
cứu đề xuất của các cơng trình trên cũng mới chỉ
vực cụ thể như du lịch, thương mại mà chưa có cơng trình nào nghiên cứu tại các DNXD
Ngồi các cơng trình nghiên cứu nêu trên, liên quan đến phân tích BCTC và
vấn đề QTTC DN cịn có thể kể đến các cơng trình nghiên cứu ứng dụng trong các DN xây dựng như: Tác giả Nguyễn Ngọc Quang (2002) với đề tài “Hoàn thiện hệ
thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các DN xây dựng của Việt Nam” đã nghiên cứu về cơ sở lý luận của phân tích tài chính trong DNXD, thực trạng phân tích hệ
thống chỉ tiêu và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong DNXD như
Trang 33Luận án chỉ đi sâu nghiên cứu về hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính mà đề cập đến việc vận dụng chỉ tiêu phân tích trong việc đưa ra các quyết định
QTDN [44] Tác giả Trần Văn Thuận (2008) trong luận án: “Hồn thiện hạch tốn
tài sản cố định (TSCĐ) nhằm tăng cường quản lý TSCĐ trong các DN xây dựng
Việt Nam” đã trình bày khái quát nội dung hạch toán TSCĐ gắn với đặc thù của các DN XD, làm rõ thực trạng hạch toán TSCĐ trong các DNXD hiện nay từ đó đưa ra phương hướng và giải pháp hồn thiện hạch tốn nhằm tăng cường quan ly TSCD trong các DNXD Việt Nam|50] Tác giả Phan Trung Kiên (2009) trong luận án:
“Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong DNXD” đã đề cập đến các nội dung về
tổ chức công tác kiểm toán nội bộ trong DNXD từ đó đề xuất các giải pháp nhằm
hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong DNXD|36] Điểm chung của các cơng
trình này là mặc dù các nội dung nghiên cứu là kế toán, kiểm toán hay hệ thống chỉ
tiêu phân tích thì đều gắn với đặc điểm sản xuất kinh doanh đặc thù của các DNXD
nhưng lại chưa có cơng trình nào liên quan đến phân tích BCTC phục vụ QTTC trong các DNXD
1.3 Kết luận về các nghiên cứu liên quan đến phân tích báo cáo tài chính
phục vụ quản trị tài chính doanh nghiệp
Từ các cơng trình nghiên cứu trên có thể thấy rằng:
Thứ nhất, hầu hết các nghiên cứu của các tác giả trong nước cho đến nay chủ yếu tập trung vào một trong các vấn đề: Hệ thống BCTC, phân tích hoạt động tài chính; tổ chức kế tốn trong các DN vừa và nhỏ hoặc tại các lĩnh vực cụ thể của
các DN trong nước như: Hàng không, Điện lực, Du lịch, Thép, xỉ mãng mà chưa có đề tài nghiên cứu nào về hồn thiện phân tích BCTC đặc biệt là phân tích BCTC phục vụ QTTC trong các DNXD Việt Nam
Thứ hai, đã có một số nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực xây dựng nhưng chủ yếu là nghiên cứu liên quan đến công tác kế toán, kiểm toán hoặc nghiên cứu về hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính mà chưa có nghiên cứu nào để cập đến phân
tích BCTC trong mối quan hệ với QTTC trong các DNXD tại Việt Nam
Trang 34phương pháp quan sát và nghiên cứu qua tài liệu thực tế tại các DN và dựa suy luận là chủ yếu, chưa có các điều tra, khảo sát Các cơng trình nghiên cứu
‘pln diy (từ 2010 - 2014) đã thực hiện khảo sát từ các DN nghiên cứu
Thứ tre, các giải pháp đề xuất bao gồm các giải pháp về hoàn thiện các chỉ
tiêu phân tích, phương pháp phân tích BCTC cho một số ngành cụ thể mà chưa gắn trong mối quan hệ với QTTC trong DNXD chính vì vậy mà khơng thể áp dụng
được cho đối tượng DN đặc thù là các DNXD
Thứ năm, đỗi với các cơng trình nghiên cứu ngoài nước cũng mới chỉ tập trung nghiên cứu về nội dung phân tích BCTC, các chỉ tiêu phân tích BCTC, vai trò
của phân tích báo cáo kế tốn hoặc nghiên cứu việc phân tích BCTC nhằm mục tiêu
đánh giá lợi ích và rủi ro trong kinh doanh của DN mà chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về phân tích BCTC phục vụ QTTC
'Từ các nhận xét trên, tác giả cho rằng khoảng trống để tác giả nghiên cứu là
hồn thiện phân tích BCTC trong các DNXD phục vụ QTTC DN ở Việt Nam là cần
thiết và được thực hiện một cách toàn diện bao gồm: Tổ chức cơng tác phân tích,
Trang 35KET LUAN CHUONG 1
‘Qua nghiên cứu tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước về phân tích BCTC và phân tích BCTC phục vụ QTTC, tác giả nhận thấy nghiên cứu phân tích BCTC phục vụ QTTC trong các DN, đặc biệt là các DNXD là việc làm tit yếu và phù hợp Mặc dầu đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về phân tích BCTC nhưng phân tích BCTC phục vụ QTTC trong các DN lại chưa được chú trọng Cho
đến nay chưa có một cơng trình nghiên cứu đầy đủ, chỉ rõ được những đặc trưng, những nhân tố ảnh hưởng, về mối quan hệ giữa QTTC với phân tích BCTC, về các
Trang 36Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÈ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH PHỤC VỤ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP
2.1 Báo cáo tài chính và mục đích, ý nghĩa phân tích báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp
3.1.1 Báo cáo tài chính
BCTC là một bức tranh tổng hợp phản ánh tình hình tài sản, nguồn vốn,
doanh thu, chỉ phí, kết quả kinh doanh và các quan hệ tài chính của DN tại một thời
điểm hay một thời kỳ [45, tr61] BCTC được trình bày theo các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán quy định Để đảm bảo yêu cầu chính xác và hợp lý, BCTC phải
được lập và trình bảy theo quy định của Bộ Tài chính Theo quy định hiện hành, hệ
thống BCTC trong DN bao gồm:
- BCDKT: BCDKT là BCTC phản ánh tổng quát tình hình tài sản, nguồn vốn
của DN, tức là phản ánh tình hình tài chính của DN tại một thời điểm nhất định Nội dung của BCĐKT thể hiện thông qua chỉ tiêu phản ánh tình hình tài sản và nguồn
hình thành tài sản Các chỉ tiêu được phân loại, sắp xếp thành từng loại, mục và chỉ
tiêu cụ thể phù hợp với yêu cầu và công tác quản lý [29, tr53]
- BCKQKD: BCKQKD là BCTC tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình và
kết quả HĐKD trong một kỳ kế toán của DN, chỉ tiết theo từng hoạt động SXKD
(bán hàng và cung cấp dịch vụ, hoạt động tai chính và hoạt động khác) [29, tr67] - BCLCTT: BCLCTT là một bộ phận hợp thành hệ thống BCTC DN, cung,
cấp thông tin giúp cho người sử dụng đánh giá các thay đổi trong tài sản thuần, cơ cấu tài chính, khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền, khả năng thanh toán và tạo ra các luồng tiền trong quá trình hoạt động của DN [29, tr71]
Trang 37` toản DN đã áp dụng để gỉ nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở DN giúp
người đọc báo cáo có các thông tin bỗ sung cần thiết cho việc đánh giá tình hình tài
chính của DN [29, tr 92]
'Để thuận lợi cho việc nghiên cứu và sử dụng BCTC, cần thiết phải tiến hành
phân loại BCTC BCTC có thể được phân loại theo nội dung kinh tế, theo thời gian
lập, theo tính chất bắt buộc và theo phạm vi thông tin [45, tr 62-66] ~ Phân loại BCTC theo nội dung kinh tế:
+ BCTC phản ánh tình hình tải sản và nguồn vốn của DN: Để phản ánh tổng quát tình hình tài sản và nguồn vốn của DN, kế toán sử dụng “Bảng cân đối kế toán” Bảng này được lập trên cơ sở tính cân bằng về mặt lượng giữa giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản của DN và được lập vào một thời điểm nhất định
+ BCTC phản ánh doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh: Kết quả kinh doanh là một trong những mục tiêu quan trọng của DN Sau một thời gian
nhất định, DN cần biết được một cách tổng quát toàn bộ chỉ phí bỏ ra kết quả thu
được theo từng hoạt động Toàn bộ những thông tin này được phản ánh trên “Báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh"
+ Báo cáo tình hình lưu chuyển tiền: Để biết được dòng tiền trong ky cla DN qua đó đánh giá được khả năng thanh toán, xây dựng được kế hoạch đầu tư, dự đốn
được dịng tiền trong tương lãi các nhà quản lý thường sử dụng thông tỉn trên “Báo
cáo lưu chuyển tién tệ” để đưa ra quyết định điều hành mọi hoạt động kinh doanh
+ Thuyết minh BCTC: Thuyết minh BCTC nhằm giải thích bổ sung thêm
một số chỉ tiêu mà các BCTC khác chưa được phản ánh hoặc phản ánh chưa rõ nét ~ Phân loại BCTC theo thời gian lập:
+ BCTC năm: Là hệ thống BCTC định kỳ được lập khi kết thúc năm dương lịch hoặc kỳ kế toán năm
+ BCTC giữa niên độ: Là hệ thống BCTC được lập vào cuối mỗi quý, bán niên của năm tài chính Theo chế độ quy định, hệ thống BCTC giữa niên độ được áp dụng cho các DN Nhà nước, DN niêm yết trên thị trường chứng khoán và các DN
Trang 38~ Phân loại BCTC theo tính chất bắt buộc: Hệ thống BCTC của DN được chia thành BCTC bắt buộc và BCTC hướng dẫn
+ BCTC bắt buộc: Là những BCTC mà mọi DN đều phải lập và gửi theo quy định của cơ quan có thẩm quyền ví dụ BCĐKT, BCKQKD, BCLCTT và Thuyết
minh BCTC
+ BCTC hướng dẫn: Là những báo cáo không mang tính bắt buộc mà chỉ
mang tính chất định hướng cho từng DN cụ thể
- Phân loại BCTC theo phạm vi thông tin: Hệ thông BCTC được chia thành BCTC DN độc lập, BCTC hợp nhất và BCTC tổng hợp
+ BCTC DN độc lập: Là hệ thống BCTC phản ánh những thông tin tổng quát
liên quan đến một DN độc lập, tự chủ hạch toán Hệ thống BCTC áp dụng trong các DN độc lập bao gồm hệ thống BCTC năm và hệ thống BCTC giữa niên độ
+ Hệ thống BCTC hợp nhất: BCTC hợp nhất là BCTC của một tập đồn hay
một cơng ty mẹ được trình bày như BCTC của một DN và được lập trên cơ sở hợp
nhất BCTC của công ty mẹ và công ty con
+ Hệ thống BCTC tổng hợp: BCTC tổng hợp của đơn vị cấp trên được lập nhằm mục đích tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài
sản, nợ phải trả, VCSH ở thời điểm kết thúc năm tài chính, tình hình và kết quả hoạt
động kinh doanh năm tài chính của đơn vị Các tổng công ty, công ty bao gồm nhiều DN trực thuộc, hoạt động theo mơ hình khơng có cơng ty con phải lập BCTC
tổng hợp
2.1.2 Mục đích và ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính
Phân tích BCTC là tổng thể các phương pháp được sử dụng để đánh giá thực
trạng, năng lực tài chính, xu hướng diễn biến các hoạt động tải chính DN thơng qua các thơng tin được trình bày trên các BCTC, cung cắp cho các nhà quản lý và những,
đối tượng quan tâm cơ sở dé đánh giá và dự đoán về tải chính của DN từ đó có các
quyết định phù hợp với lợi ích của họ [28, tr24]
Trang 39‘yong cia DN tir d6 Iya chọn phương án kinh doanh tối ưu Bởi vậy, phân tích BCTC là mỗi quan tâm của nhiều nhóm người Mỗi một nhóm người có những nhu
cầu thơng tin khác nhau và do vậy mỗi nhóm có xu hướng tập trung vào những khía cạnh riêng trong bức tranh tài chính của một DN và do đó mỗi chủ thể ra quyết định có những mối quan tâm khác nhau khi phân tích BCTC DN
Đối với các chủ DN và các nhà QTDN, mối quan tâm hàng đầu của họ là tìm
kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ Bên cạnh đó, các nhà QTDN còn quan tâm tới
nhiều mục tiêu khác như tạo công ăn việc làm, nâng cao chất lượng sản phẩm, cung cắp nhiều sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ với chỉ phí thấp, đóng góp phúc lợi xã hội,
bảo vệ môi trường
Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, mối quan tâm của họ hướng chủ yếu vào khả năng trả nợ của DN
Đối với các nhà đầu tư, mối quan tâm của họ hướng vào các yếu tố như sự
rủi ro, thời gian hoàn vốn, mức sinh lãi, khả năng thanh tốn vốn
Bên cạnh đó cịn có nhiều nhóm người khác quan tâm tới thông tin tai chính
của DN bao gồm: cơ quan tải chính, thuế, thống kê, chủ quản, các nhà phân tích tài chính, những người lao động, Những nhóm người này có nhu cầu thông tin về cơ bản giống như các chủ ngân hàng, các nhà đầu tư, các chủ DN bởi vì nó liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm, đến khách hàng hiện tại và tương lai của họ
Căn cứ vào ý nghĩa của phân tích BCTC có thể thấy được mục đích của phân tích BCTC bao gồm:
~ Cung cấp thông tin về tình hình tai chính của DN tại thời điểm báo cáo
cùng với những kết quả hoạt động mà DN đạt được trong hoàn cảnh đó
~ Đánh giá chính xác thực trạng và an ninh tài chính, khả năng thanh tốn của DN, tính hợp lý của cấu trúc tài chính, Từ đó, các nhà quản ly có căn cứ tin cậy,
khoa học để đề ra các quyết định quản trị đúng đắn
~ Nắm bắt được sức mạnh tài chính, khả năng sinh lãi, dự báo được nhu cầu tài chính và triển vọng phát triển trong tương lai của DN
Trang 40gÌả một cách toàn diện và có hệ thống tình hình kết quả và hiệu quả HĐKD, tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - tài chính chủ yếu của DN, tình hình chấp hành các chế độ kinh tế - tài chính của DN
~ Cung cấp các thông tỉn và căn cứ quan trọng để xây dựng các kế hoạch kinh tế - kỹ thuật, tài chính của DN, đề ra hệ thống các biện pháp xác thực nhằm
tăng cường QTDN, không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả SXKD, tăng lợi nhuận cho DN
2.2 Quản trị tài chính và mối quan hệ giữa quản trị tài chính với phân tích báo cáo tài chính
3.2.1 Quản trị tài chính doanh nghiệp
Hiện nay, có rất nhiều quan điểm về QTTC DN Các tác giả của Học viện Tai chính cho rằng: “QTTC DN là việc lựa chọn, đưa ra quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định tài chính nhằm đạt được các mục tiêu hoạt động của DN Do các quyết định tài chính của DN đều gắn liền với việc tạo lập, phân phối và sử dụng
các quỹ tiền tệ trong quá trình hoạt động của DN vì vậy QTTC DN còn được nhìn
nhận là quá trình hoạch định, tổ chức thực hiện, điều chỉnh và kiểm soát quá trình
tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ đáp ứng nhu cầu hoạt động của DN ” [56, trl6] Theo quan điểm của các tác giả Đại học Kinh tế Quốc dân: *QTTC là một trong những chức năng quản lý cơ bản và quan trọng nhất, có vai trị quyết định hiệu quả hoạt động và sự phát triển của một DN QTTC bao gồm những vấn đề về quản lý tài sản của DN, huy động và thu hút các nguồn vốn, phân bổ vốn và các quyết định về đầu tư và sử dụng thông tin tài chính trong quá trình ra quyết định” [54, tr3] Ngồi ra, cịn có một số quan điểm khác cho rằng: “QTTC DN bao gồm
việc phân tích, đánh giá các hoạt động kinh doanh, hoạch định ngân sách phục vụ
kế hoạch kinh doanh và chiến lược phát triển của DN nhằm đảm bảo đồng vốn được
sử dụng có hiệu quả nhất mang lại lợi ích cao nhất” [34, tr17]
Như vậy, có thể thấy rằng tắt cả các quan điểm đều cho rằng QTTC là việc lựa chọn, đưa ra quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định tài chính nhằm mang lại