1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lý phần lý thuyết địa lý kinh tế xã hội 11

8 917 6

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 397,5 KB

Nội dung

Nêu đặc trưng và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến nền kinh tế - xã hội thế giới.. Đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là làm xuất hi

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN

TRƯỜNG THPT NGễ TRÍ HềA

- 

-Giáo án BồI DƯỡNG Học sinh giỏi môn địa lý

Phần lý thuyết : địa lý kt-xh 11

Giáo viên bồi d ỡng hsg

Ngoõ Quang Tuaỏn

Diễn Chõu - Nghệ An

Trang 2

Bài 1 SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

CỦA CÁC NHÓM NƯỚC CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ

CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI

Câu 1 Nêu đặc trưng và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến nền kinh tế - xã hội thế giới.

Đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là làm xuất hiện và phát triển nhanh chóng công nghiệp cao với hàm lượng tri thức cao Bốn công nghệ trụ cột có tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến phát triển kinh tế - xã hội là: công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng và công nghệ thông tin

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã làm xuất hiện nhiều ngành mới, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, tạo ra những bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ

* Tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là làm cho kinh tế thế giới chuyển dần từ nền kinh tế công nghiệp sang loại hình kinh tế mới dựa trên tri thức, kĩ thuật, công nghệ cao (kinh tế tri thức)

Câu 2 Chứng minh cuộc cách mạng khoa học công nghệ là điều kiện cần thiết để chuyển nền kinh tế - xã hội thế giới từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu.

- Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật là một quá trình làm thay đổi căn bản của hệ thống kiến thức về khoa học - kĩ thuật diễn ra trong mối quan hệ khăng khít với quá trình phát triển của xã hội loài người

- Sự phát triển của các cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và tác động của cuộc cách mạng KHKT đến sự phát triển nền kinh tế - xã hội:

+ Cuộc cách mạng KHKT lần thứ nhất diễn ra vào cuối thế kỉ XVIII là giai đoạn quá độ từ nền sản xuất thủ công sang nền sản xuất cơ khí Đặc trưng của cuộc cách mạng này là quá trình đổi mới công nghệ

+ Cuộc cách mạng KHKT lần hai diễn ra cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX Đặc trưng của cuộc cách mạng này là đưa nền sản xuất cơ khí chuyển sang nền sản xuất đại cơ khí và tự động cục bộ Nền kinh tế thế giới phát triển theo chiều rộng, tập trung vào các ngành công nghiệp nặng, đòi hỏi nhiều nguyên liệu, năng lượng, lao động, quy mô sản xuất theo không gian rộng lớn Kết quả: tạo ra một khối lượng của cải vật chất lớn cho xã hội và đời sống của con người được cải thiện nhiều

+ Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại diễn ra vào cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI Đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là làm xuất hiện và phát triển bùng nổ công nghệ cao Đây là các công nghệ dựa vào những thành tựu khoa học mới nhất với hàm lượng tri thức, hàm lượng khoa học, sáng tạo cao nhất Vì vậy, khoa học và công nghệ ngày càng trở thành lực lượng sản xuất nòng cốt và trực tiếp của xã hội, tác động mạnh mẽ, sâu sắc đến sự phát triển kinh tế xã

Trang 3

hội như: tìm ra các nguồn nguyên liệu và nhiên liệu mới, tự động hóa trong sản xuất, sản xuất ra các sản phẩm “mỏng - ngắn - nhỏ - nhẹ” có khả năng cạnh tranh trên thị trường (đặc trưng của nền kinh tế phát triển theo chiều sâu)

Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã và đang tập trung vào các lĩnh vực sau: công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu và năng lượng mới, công nghệ sinh học, công nghệ hàng không và vũ trụ, công nghệ biển,

Kết luận: cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật là điều kiện cần thiết để chuyển nền kinh tế xã hội

thế giới từ phát triển chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu

Bài 2 XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA KINH TẾ Câu 1 Trình bày các biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hóa kinh tế Xu hướng toàn cầu hóa dẫn đến hệ quả gì?

Những biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hóa kinh tế:

- Thương mại thế giới phát triển mạnh: Tốc độ tăng trưởng của thương mại thế giới luôn cao

hơn tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế thế giới Tổ chức thương mại thế giới chi phối đến 95% hoạt động thương mại của thế giới và có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy tự do hóa thương mại

- Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh, năm 2005 tăng hơn 5 lần so với năm 1990 và chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực dịch vụ

- Thị trường tài chính quốc tế mở rộng với hàng vạn ngân hàng được nối với nhau thông qua mạng viễn thông điện tử Ngân hàng thế giới (WB) ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế toàn cầu

- Các công ti xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn, sở hữu nguồn của cải vật chất rất lớn và chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng

* Hệ quả của xu hướng toàn cầu hóa kinh tế

- Tích cực: thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đẩy nhanh đầu tư, tăng cường sự hợp tác quốc tế

- Tiêu cực: gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo

Câu 2 Tại sao toàn cầu hóa lại là một xu thế tất yếu của nền kinh tế thế giới trong giai đoạn hiện nay?

Toàn cầu hóa là một xu thế tất yếu của nền kinh tế thế giới trong giai đoạn hiện nay Vì:

- Do sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, sự phát triển không đồng đều về kinh tế và khoa học kĩ thuật dẫn đến sự khác nhau về điều kiện tái sản xuất giữa các quốc gia

Trang 4

- Quá trình phát triển kinh tế tất yếu dẫn đến sự phân công lao động, xuất hiện một yêu cầu khách quan là cần phải tiến hành chuyên môn hóa và hợp tác hóa lẫn nhau giữa các công ty thuộc các quốc gia khác nhau Điều đó, đòi hỏi phải mở rộng phạm vi trao đổi quốc tế

- Sự đa dạng trong nhu cầu tiêu dùng của mỗi quốc gia nên quy mô trao đổi thương mại ngày càng lớn

Từ những lí do trên nên toàn cầu hóa là một xu thế tất yếu của nền kinh tế thế giới trong giai đoạn hiện nay

Bài 3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU

Câu 1 Em có nhận xét gì về sự bùng nổ dân số trên thế giới? Dân số tăng nhanh dẫn đến những hậu quả gì về mặt kinh tế - xã hội?

Bùng nổ dân số thế giới:

- Sự bùng nổ dân số thế giới chủ yếu bắt nguồn từ các nước đang phát triển Các nước này chiếm trên 80% số dân và 95% dân số gia tăng hàng năm của thế giới

- Sự gia tăng dân số nhanh ở các nước đang phát triển chủ yếu do tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao, giai đoạn 2001 - 2005 là 1,5% cao hơn mức trung bình của thế giới (1,2%) và cao gấp 15 lần nhóm nước phát triển (0,1%)

* Hậu quả của việc dân số tăng nhanh

Dân số tăng nhanh trong khi đó nền kinh tế - xã hội của các nước còn chậm phát triển đã gây nên sức ép rất lớn cho việc khai thác tài nguyên, phát triển kinh tế - xã hội để nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân (việc làm, nhà ở, giáo dục, y tế, ) và gây nên hiện tượng ô nhiễm môi trường

Câu 2 Có ý kiến cho rằng “Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại” có đúng không?

Tại sao?

Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại vì các lí do sau:

- Vai trò của môi trường: môi trường là ngôi nhà chung của tất cả mọi người, trong đó con

người tồn tại và phát triển Cuộc sống của mỗi người có liên hệ mật thiết với môi trường Con người là một thành phần của môi trường, không thể sống tách rời môi trường Một môi trường phát triển bền vững là điều kiện lí tưởng cho con người và ngược lại

- Thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay trên thế giới:

+ Ở các nước đang phát triển: việc khai thác bừa bãi các nguồn lợi tự nhiên với nhiều phương tiện hủy diệt đã làm cạn kiệt tài nguyên và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường Điều đó làm cho cuộc sống của họ càng thêm nghèo khổ Bảo vệ môi trường không thể tách rời với cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo

Trang 5

+ Các nước phát triển: sự phát triển của nền kinh tế làm tăng sử dụng các chất CFCs với tốc độ

và khối lượng lớn, tăng lượng khí thải và chất thải từ các ngành kinh tế là nguyên nhân chính thủng tầng ôdôn, gây hiệu ứng nhà kính,

- Hậu quả của ô nhiễm môi trường: Quy mô ô nhiễm môi trường không giới hạn phạm vi ở từng quốc gia mà trên cả phạm vi thế giới Hậu quả của hiện tượng này gây nên: cạn kiệt nguồn tài nguyên, khí hậu biến động thất thường, tan băng ở Bắc cực, gây mưa axic, hiệu ứng nhà kính, đe dọa trực tiếp đến sự phát triển của các ngành kinh tế và sức khỏe của con người

Chính vì vậy, bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại

Bài 4 Thực hành TÌM HIỂU NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA TOÀN CẦU HÓA

ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Toàn cầu hóa là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt, từ kinh tế đến văn hóa, khoa học, Toàn cầu hóa tạo ra nhiều cơ hội nhưng bên cạnh đó cũng gây ra nhiều thách thức đối với tất cả các quốc gia trên thế giới, đặc biệt đối với các nước đang phát triển

1 Những cơ hội của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển

- Tự do hóa thương mại: các nước bãi bỏ hàng rào thuế quan, hàng hóa có điều kiện lưu thông

rộng rãi, mở rộng phạm vi trao đổi sản phẩm hàng hóa

- Chuyển giao công nghệ: Toàn cầu hóa tạo điều kiện chuyển giao những thành tựu mới về khoa

học và công nghệ, về tổ chức và quản lí, chủ yếu từ nhóm nước phát triển sang nhóm nước đang phát triển Các nước đang phát triển có nhiều cơ hội để tiếp nhận và đổi mới công nghệ, trang thiết bị

- Đa phương hóa và tận dụng các mối quan hệ kinh tế quốc tế: Thực hiện chủ trương đa phương

hóa quan hệ kinh tế quốc tế Thu hút vốn đầu tư Có sự phân công lao động mới và chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra trên nhiều phương diện

- Toàn cầu hóa còn tạo điều kiện để các nước đang phát triển phát huy nội lực, khai thác tối đa tiềm năng và hạn chế những khó khăn

2 Những thách thức

- Sức ép về tự nhiên, môi trường: Tăng tốc độ khai thác tài nguyên ở các nước đang phát triển gây

cạn kiệt nguồn tài nguyên Các nước phát triển chuyển giao công nghệ lạc hậu sang các nước đang phát triển gây ô nhiễm môi trường

- Sức ép về văn hóa: Các siêu cường quốc kinh tế tìm cách áp đặt lối sống và nền văn hóa của mình

vào các nước khác làm cho các giá trị đạo đức của các nhân loại đang có nguy cơ bị xói mòn

- Cạnh tranh về kinh tế: Xu hướng toàn cầu hóa đặt các nước đang phát triển vào thế cạnh tranh

khốc liệt Đặc biệt, tự do hóa thương mại mở rộng, hàng rào thuế quan được bãi bỏ, giá thành của hàng trong nước và hàng nhập khẩu không chênh lệch nhiều gây nên sự cạnh tranh về sản phẩm hàng hóa

Trang 6

Điều này, buộc các nước đang phát triển phải cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, cải tiến mẫu mã

Ví dụ: Khi Việt Nam gia nhập WTO, nhiều hàng nước ngoài nhập vào Việt Nam với giá rẻ, chất

lượng cao Do đó, các doanh nghiệp của Việt Nam phải tìm cách để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm thì mới có thể cạnh tranh được

Kết luận: Toàn cầu hóa tạo nên nhiều thời cơ cho các nước đang phát triển, đặc biệt là toàn cầu hóa

về tài chính Tuy nhiên, xu hướng này cũng đặt các nước đang phát triển trước những thử thách mới Vì vậy, các nước đang phát triển sẽ phát triển tốt nếu các nước này biết khai thác một cách khôn ngoan, tận dụng được những cơ hội và tránh được những hiểm họa

Bài 5 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC

Tiết 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU PHI

Câu 1 Em hãy cho biết đặc điểm khí hậu, cảnh quan của châu Phi.

Đặc điểm khí hậu, cảnh quan của châu Phi

+ Khí hậu: Phần lớn lãnh thổ nằm ở các vùng khí hậu nhiệt đới và khí hậu cận xích đạo Tại các vùng này, sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm không đáng kể Miền Bắc và miền Nam châu Phi có khí hậu cận nhiệt đới Châu Phi có khí hậu khắc nghiệt, khô nóng

+ Cảnh quan: Địa hình gồm núi, cao nguyên và sa mạc chiếm phần lớn diện tích Tổng diện tích hoang mạc ở châu Phi chiếm khoảng 10 triệu km2 (hoang mạc Sahara có diện tích trên 7 triệu km2,

sa mạc Namip và Calahari nhỏ hơn nằm ở phía nam lục địa)

Câu 2 Tại sao Châu Phi có nguồn tài nguyên phong phú nhưng đa số các nước ở châu Phi lại có nền kinh tế kém phát triển?

Châu Phi có nguồn tài nguyên phong phú nhưng đa số các nước ở châu Phi đều có nền kinh tế kém phát triển (châu Phi chỉ đóng góp 1,9% GDP toàn cầu năm 2004) là vì:

- Do hậu quả thống trị nhiều thế kỉ qua của chủ nghĩa thực dân Nguồn tài nguyên ở châu Phi đang bị khai thác mạnh Tài nguyên rừng bị khai thác quá mức để lấy gỗ, chất đốt và mở rộng diện tích đất canh tác làm cho đất đai bị hoang mạc hóa Khoáng sản bị khai thác nhằm mang lại lợi nhuận cho các công ti nước ngoài làm cho nguồn tài nguyên bị cạn kiệt và ô nhiễm môi trường

- Mặt khác, các cuộc xung đột sắc tộc, sự yếu kém trong quản lí đất nước của nhiều quốc gia châu Phi còn non trẻ, trình độ dân trí thấp, cũng hạn chế nhiều đến sự phát triển của châu lục này

Trang 7

Tiết 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA MĨ LA TINH Câu 1 Hãy trình bày những thuận lợi về nguồn lực tự nhiên của các nước châu Mĩ La tinh trong phát triển kinh tế xã hội.

Những thuận lợi về nguồn lực tự nhiên của các nước châu Mĩ La tinh trong phát triển kinh tế xã hội

- Các nước Mĩ La tinh có nhiều đồng bằng châu thổ với diện tích rộng lớn, đất đai trù phú thuận lợi để phát triển nông nghiệp Bên cạnh đó, các Mĩ La tinh còn có tài nguyên đất, khí hậu thuận lợi cho phát triển rừng, chăn nuôi đại gia súc, trồng các cây công nghiệp và cây ăn quả nhiệt đới

- Mĩ La tinh có nhiều tài nguyên khoáng sản, chủ yếu là quặng kim loại màu, kim loại quý và nhiên liệu có giá trị kinh tế lớn thuận lợi cho việc phát triển ngành công nghiệp nói riêng và sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung

- Ngoài ra, Mĩ La tinh còn có sự đa dạng về thực động vật, đặc biệt là các nơi rừng rậm nhiệt đới thuộc lưu vực sông Amazôn, nơi bảo tồn nhiều loại động thực vật quý hiếm Hệ thống sông, hồ ở

Mĩ La tinh có giá trị lớn về thủy điện, giao thông, du lịch,

Câu 2 Tại sao các nước châu Mĩ La tinh có nền kinh tế chậm phát triển nhưng lại có tỉ lệ dân cư

đô thị chiếm đến 75% dân số?

- Hiện tượng đô thị hóa tự phát: dân cư đô thị Mĩ La tinh chiếm tới 75% dân số, song có đến

1/3 dân số đô thị sống trong điều kiện khó khăn Quá trình đô thị hóa luôn diễn ra trước quá trình công nghiệp hóa gây nên tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế của các quốc gia Mĩ La tinh Khu vực

Mĩ La tinh có nhiều thành phố đông dân như: Thủ đô Mê-hi-cô (26 triệu người) và các thành phố có số dân trên 10 triệu người (Xaopaolô, Riôđegianêrô, Buênôt Airet, )

- Nguyên nhân dẫn đến đô thị hóa tự phát ở Mĩ La tinh: Do mức độ chênh lệch quá lớn về thu

nhập giữa người giàu và người nghèo, giữa thành thị và nông thôn diễn ra ở hầu hết các nước Mĩ La tinh Các cuộc cải cách ruộng đất không triệt để tạo điều kiện cho các chủ trang trại chiếm giữ phần lớn đất canh tác Dân nghèo không có ruộng kéo ra thành phố tìm việc làm, gây nên hiện tượng đô thị hóa tự phát

Trang 8

Tiết 3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ KHU VỰC TRUNG Á Câu 1 Trình bày đặc điểm tự nhiên và xã hội của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á.

Câu 2 Chứng minh rằng, khai thác dầu lửa là ngành kinh tế quan trọng của các nước Tây Nam

Á và Trung Á.

- Thế mạnh về nguồn tài nguyên dầu khí: Tây Nam Á và Trung Á đều có trữ lượng dầu mỏ lớn, chiếm trên 50% trữ lượng của thế giới

- Sự phát triển của ngành khai thác dầu khí (so sánh lượng dầu thô khai thác và lượng dầu thô tiêu

dùng): Công nghiệp khai thác dầu mỏ phát triển mạnh, sản lượng khai thác của một số nước năm 2003:

Ả-rập Xê-út (263 tỉ thùng), I-ran (131 tỉ thùng), I-rắc (115 tỉ thùng),

Sản lượng dầu thô khai thác lớn hơn nhiều so với lượng dầu thô tiêu dùng Cụ thể:

Trung Á: lượng dầu thô khai thác là 1172,8 nghìn thùng/ngày, lượng dầu thô tiêu dùng là 503 nghìn thùng/ngày (năm 2003)

Tây Nam Á: lượng dầu thô khai thác 21356,6 nghìn thùng/ngày, lượng dầu thô tiêu dùng 6117,2 nghìn thùng/ngày (năm 2003)

- Vị trí của ngành khai thác dầu mỏ trong cơ cấu nền kinh tế của khu vực: các nước này có sản lượng khai thác và xuất khẩu nhiều dầu lửa lớn nhất trên thế giới Sản lượng dầu lửa ở Tây Nam Á cung cấp 80% nhu cầu dầu mỏ cho Nhật Bản, 70% nhu cầu cho các nước EU và 40% nhu cầu cho Hoa

Kì Nguồn thu từ dầu mỏ của các chiếm đến gần 90% giá trị GDP, thu nhập bình quân đầu người cao cũng nhờ dầu mỏ

Kết luận: từ những lí do trên chứng tỏ ngành khai thác dầu lửa là ngành kinh tế quan trọng, chủ

yếu của các nước Tây Nam Á và Trung Á

Đặc điểm khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á

Vị trí địa lí mang tính chiến lược, nhiều dầu mỏ và sự tồn tại của các vấn đề dân tộc mang tính lịch sử, đa số dân cư theo Đạo Hồi

Khu vực Tây Nam Á

- Diện tích khoảng 7 triệu

km2

- Tài nguyên chủ yếu là dầu

mỏ và khí đốt với trữ lượng lớn, tập trung ở vịnh PecXich

- Nhiều quốc gia có nền văn minh rực rỡ từ thời cổ đại

- Là nơi ra đời của các tôn giáo lớn

Khu vực Trung Á

- Diện tích gần 5,6 triệu km2

- Giàu tài nguyên thiên nhiên: Dầu mỏ, khí đốt tự nhiên, than đá có ở hầu hết các nước Ngoài ra, còn có kim loại đen, kim loại màu, tiềm năng thủy điện,

- Khí hậu khô hạn

- Đa dân tộc, mật độ dân số thấp, chịu ảnh hưởng sâu sắc của Đạo Hồi

- Được kế thừa văn hóa của cả phương Đông và phương Tây

Ngày đăng: 16/02/2017, 18:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w