* Tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến sự phát triển KT-XH: + Khoa học và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, có thể trực tiếp làm ra sản phẩm s
Trang 1N QT
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT NGễ TRÍ HềA
-
-Giáo án BồI DƯỡNG Học sinh giỏi môn địa lý 11
Phần lý thuyết : địa lý kt-xh TG 11
Giáo viên bồi d−ỡng hsg Ngoõ Quang Tuaỏn
Diễn Chõu - Nghệ An
Trang 2BÀI 1: SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
CỦA CÁC NHÓM NƯỚC CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI
Câu 1: Chứng minh nền KT-XH của nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển có sự tương phản rõ rệt
Kinh tế
- GDP/người thường rất cao, gấp nhiều lần
so với các nước đang phát triển ( Đan Mạch
trên 45000 USD) Chứng tỏ nền kinh tế rất
- Trong cơ cấu GDP: khu vực I đóng góp tỉ
trọng rất nhỏ (2%), còn khu vực III lại đóng
góp tỉ trọng rất lớn (71%) Kinh tế đang
chuyển sang nền kinh tế tri thức
- Trong cơ cấu GDP: Tỉ trọng cả 3 khu vực chênh lệch không lớn Kinh tế đang chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp
- Ngoại thương: Chiếm trên 60% giá trị xuất,
nhập khẩu của thế giới, chủ yếu xuất khẩu
các mặt hàng đã qua chế biến
- Ngoại thương: Chiếm dưới 40% giá trị xuất, nhập khẩu của thế giới, chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng sơ chế và khoáng sản
- Đầu tư ra nước ngoài chiếm ¾ toàn cầu
Thể hiện nhóm nước này có nguồn vốn lớn,
xuất khẩu tư bản mạnh Giá trị GDP cao
- Đầu tư ra nước ngoài chiếm ¼ toàn cầu Thể hiện nhóm nước này có nguồn vốn nhỏ, xuất khẩu tư bản yếu Giá trị GDP thấp
- Nhận đầu tư rất lớn chiếm 2/3 toàn cầu
Thể hiện nhóm nước này có môi trường đầu
tư hấp dẫn
- Nhận đầu tư rất nhỏ chiếm 1/3 toàn cầu Thể hiện nhóm nước này có môi trường đầu tư yếu
- Nợ nước ngoài: Khả năng trả nợ mạnh - Nợ nước ngoài: Tỉ lệ nợ trên tổng GDP
cao (33,8% năm 2004) Khó có khả năng trả nợ
Xã hội - Tuổi thọ TB: 76 tuổi Thể hiện đời sống
cao, y tế phát triển
- Tuổi thọ TB: 65 tuổi Thể hiện đời sống thấp, y tế nghèo nàn lạc hậu
- Chỉ số HDI: 0,855 năm 2003 Thể hiện các
tiêu chí về thu nhập, tuổi thọ TB và trình độ
văn hóa đều cao
- Chỉ số HDI: 0,694 năm 2003 Thể hiện các tiêu chí về thu nhập, tuổi thọ TB và trình độ văn hóa đều thấp
Câu 2: Phân tích những nguyên nhân làm cho nền kinh tế của 2 nhóm nước phát triển và đang phát triển có sự tương phản nhau
- Lịch sử phát triển:
+ Nhóm nước đang phát triển: Phần lớn là những nước thuộc địa, mới giành độc lập và phát triển kinh tế từ những năm cuối thế kỷ XX
+ Nhóm nước phát triển: có lịch sử phát triển lâu đời, tiến hành công nghiệp hóa từ rất sớm
- Điều kiện phát triển:
+ Nhóm nước đang phát triển: tuy giàu tài nguyên, nhưng hạn chế về khoa học kỹ thuật, vốn ít nên gặp nhiều khó khăn Ngoài ra các nước này đông dân và dân số tăng nhanh, nhiều thiên tai
+ Nhóm nước phát triển: có ưu thế hơn về vốn, khoa học kỹ thuật, cơ sở vật chất kỹ thuật và kêt cấu hạ tầng nên tạo điều kiện phát triển kinh tế nhanh, đầu tư nước ngoài thu nhiều lợi nhuận
Trang 3Câu 3: Hãy nêu khái niệm về chỉ số phát triển con người (HDI) Tại sao các nước đang phát triển có chỉ số HDI thấp hơn nhóm nước phát triển
+ Sức khỏe: một cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh, đo bằng tuổi thọ trung bình
+ Tri thức: Được đo bằng tỷ lệ số người biết chữ và tỷ lệ nhập học ở các cấp giáo dục (tiểu học, trung học, đại học)
+ Thu nhập: Mức sống đo bằng GDP/người
* Giải thích: Nhóm nước đang phát triển cả 3 chỉ số ( mức thu nhập, tuổi thọ TB và tỷ lệ biết chữ
đều thấp) nên chỉ số HDI thấp hơn nhóm nước phát triển
Câu 4: Tại sao nói “ Hiện nay các nước phát triển đã giàu lại càng giàu thêm, còn các nước đang phát triển đã nghèo lại càng nghèo hơn” ?
* Các nước phát triển đã giàu lại càng giàu hơn là vì:
- Xu hướng đầu tư thay đổi…
- Sản xuất công nghiệp trình độ cao, đóng góp của dịch vụ là chủ yếu, hàng hóa bán được giá cao (xuất siêu)
- Dân số tăng chậm
- Thu hút chất xám, cho vay nợ, xuất khẩu tư bản
* Các nước đang phát triển đã nghèo lại càng nghèo thêm là vì:
- Xu hướng đầu tư thay đổi…
- Sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, năng suất thấp, sản xuất công nghiệp lạc hậu, hàng hóa bán giá rẻ (nhập siêu)
- Dân số tăng nhanh Chảy máu chất xám
- Nợ nước ngoài nhiều Nhận đầu tư, lệ thuộc vào vốn, kỹ thuật sản xuất công nghệ thấp
Câu 5: Các nước CN mới (NIC s ) là gì ? Kể tên một số nước tiêu biểu và nêu rõ đặc điểm nổi bật
về kinh tế của nhóm nước này
* Khái niệm: Đó là một số nước và vùng lãnh thổ đã trải qua quá trình công nghiệp hóa và đạt được
trình độ phát triển nhất định về công nghiệp
* Một số nước NIC s tiêu biểu:
- Các nước công nghiệp mới châu Á: Hàn Quốc, Xingapo…
- Các nước công nghiệp mới Mĩ La Tinh: Braxin, Achentina, Mêhycô…
* Đặc điểm nổi bật về kinh tế của các nước NIC s :
- Đã có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế với sự tăng trưởng nhanh (GDP) của quá trình công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu
- Nhiều sản phẩm kinh tế cạnh tranh được trên thị trường thế giới
- Khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn và phát triển nhanh
Câu 6: Vì sao các nước CN mới đạt được nhiều thành tựu to lớn trong việc phát triển KTXH ?
- Tăng cường đầu tư phát triển khu vực công nghiệp và dịch vụ
- Thực hiện chiến lược công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu
- Khai thác tối đa mọi lợi thế (tự nhiên, KTXH) để thực hiện chiến lược tăng trưởng
- Tích cực tạo vốn đầu tư thông qua: Nguồn viện trợ nước ngoài, đi vay, kêu gọi đầu tư nước ngoài (FDI), nguồn vốn (ODA), tích lũy trong nước
Trang 4Câu 7: Hãy so sánh sự khác nhau cơ bản giữa các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật
- Cuộc cách mạng khoa học công nghiệp diễn ra vào cuối thế kỷ XVIII là giai đoạn quá độ từ nền sản xuất thủ công sang nền sản xuất cơ khí Đặc trưng của cuộc cách mạng này là quá trình đổi mới công nghệ
- Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật diễn ra từ nửa sau thế kỷ XIX đến giai đoạn đầu thế kỷ XX Đặc trưng của cuộc cách mạng này là đưa lực lượng sản xuất từ nền sản xuất cơ khí chuyển sang nền sản xuất đại cơ khí và tự động hóa cục bộ Cuộc cách mạng này đã cho ra đời hệ thống công nghệ điện- cơ khí
- Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại diễn ra vào cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI Đặc trưng của cuộc cách mạng này là làm xuất hiện và phát triển bùng nổ công nghệ cao
Câu 8 Nêu đặc trưng và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến nền kinh tế - xã hội thế giới
* Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại được tiến hành vào cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ
XXI Đặc trưng của cuộc cách mạng này là làm xuất hiện và phát triển nhanh chóng công nghiệp cao
với hàm lượng tri thức cao; với bốn công nghệ trụ là: công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng và công nghệ thông tin
* Tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến sự phát triển KT-XH:
+ Khoa học và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, có thể trực tiếp làm ra sản phẩm ( sản xuất phần mềm, các ngành công nghiệp điện tử…)
+ Xuất hiện các ngành công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật cao ( sản xuất vật liệu mới, công nghệ gen… ), các dịch vụ nhiều kiến thức ( bảo hiểm, viễn thông… )
+ Thay đổi cơ cấu lao động: tỷ lệ những người làm việc bằng trí óc để trực tiếp tạo ra sản phẩm (các lập trình viên, những nhà thiết kế công nghệ, sản phẩm trên máy tính… ) ngày càng cao
+ Phát triển nhanh chóng mậu dịch quốc tế, đầu tư nước ngoài trên phạm vi toàn cầu
=> Làm cho nền kinh tế thế giới chuyển dần từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức,
kỹ thuật và công nghệ cao
Câu 9 Chứng minh cuộc cách mạng khoa học công nghệ là điều kiện cần thiết để chuyển nền kinh tế - xã hội thế giới từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu
- Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật là một quá trình làm thay đổi căn bản của hệ thống kiến thức
về khoa học - kĩ thuật diễn ra trong mối quan hệ khăng khít với quá trình phát triển của xã hội loài người
- Sự phát triển của các cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và tác động của cuộc cách mạng KHKT đến sự phát triển nền kinh tế - xã hội:
+ Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất diễn ra vào cuối thế kỉ XVIII là giai đoạn quá độ từ nền sản xuất thủ công sang nền sản xuất cơ khí Đặc trưng của cuộc cách mạng này là quá trình đổi mới công nghệ
+ Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần hai diễn ra cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX Đặc trưng của cuộc cách mạng này là đưa nền sản xuất cơ khí chuyển sang nền sản xuất đại cơ khí và tự động cục
bộ Nền kinh tế thế giới phát triển theo chiều rộng, tập trung vào các ngành công nghiệp nặng, đòi hỏi nhiều nguyên liệu, năng lượng, lao động, quy mô sản xuất theo không gian rộng lớn Kết quả: tạo ra một khối lượng của cải vật chất lớn cho xã hội và đời sống của con người được cải thiện nhiều
+ Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại diễn ra vào cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI Đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là làm xuất hiện và phát triển bùng nổ công nghệ cao Đây là các công nghệ dựa vào những thành tựu khoa học mới nhất với hàm lượng tri thức, hàm lượng khoa học, sáng tạo cao nhất Vì vậy, khoa học và công nghệ ngày càng trở thành lực lượng sản xuất nòng cốt và trực tiếp của xã hội, tác động mạnh mẽ, sâu sắc đến sự phát triển kinh tế xã hội như: tìm ra các nguồn nguyên liệu và nhiên liệu mới, tự động hóa trong sản xuất, sản xuất ra các
Trang 5sản phẩm “mỏng - ngắn - nhỏ - nhẹ” có khả năng cạnh tranh trên thị trường (đặc trưng của nền kinh tế phát triển theo chiều sâu)
Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã và đang tập trung vào các lĩnh vực sau: công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu và năng lượng mới, công nghệ sinh học, công nghệ hàng không và vũ trụ, công nghệ biển,
=> Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật là điều kiện cần thiết để chuyển nền kinh tế xã hội thế giới
từ phát triển chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu
Câu 10: Hãy chứng minh một số thành tựu cơ bản của 4 công nghệ trụ cột trong Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại
- Công nghệ sinh học: Dựa trên cơ sở những thành tựu trong lĩnh vực sinh học, di truyền học, gồm công nghệ vi sinh, kỹ thuật gen, kỹ thuật nuôi cấy tế bào… Từ đó có thể tạo ra những giống mới có năng suất cao, có khả ăng chống chịu một số dịch bệnh; hay cấy một số gen thích hợp vào trứng mới thụ tinh của gia súc gia cầm thủy sản, để nâng cao tốc độ và khối lượng tăng trưởng của các loại vật nuôi Ngoài ra còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc chẩn đoán & điều trị bệnh của bác sĩ…
- Công nghệ vật liệu: Tạo ra những vật liệu chuyên dụng mới, với những tính năng đáp ứng yêu cầu của con người trong sản xuất và đời sống như vật liệu composit có sức chịu nhiệt & chịu lực tốt Vật liệu siêu dẫn dùng trong tải điện không gây tổn thất điện năng; hay vật liệu gốm tổng hợp có ưu điểm nhẹ- cứng- chống ăn mòn- không dẫn điện, chịu nhiệt rất cao…
- Công nghệ năng lượng: Ta có thể thấy được triển vọng và khả năng sử dụng các nguồn năng lượng mới đã rất rõ ràng như năng lượng mặt trời, năng lượng nguyên tử, năng lượng sinh học Ngoài
ra còn có năng lượng từ gió, địa nhiệt, thủy triều… Tất cả đều hướng vào công nghệ an toàn & sạch, giảm tình trạng cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường
- Công nghệ thông tin: Phát triển ngày càng mạnh theo hướng như: Sử dụng các vi mạch, chíp điện
tử có tốc độ cao, kỹ thuật số hóa, công nghệ laze, cáp sợi quang… Tất cả đã chi phối toàn bộ những phương tiện kỹ thuật hiện đại trong sản xuất, thông tin và đời sống
Câu 11: Thế nào là nền kinh tế tri thức? Những đặc trưng chủ yếu của nền kinh tế tri thức? Phân tích vai trò to lớn của khoa học & công nghệ hiện đại trong nền kinh tế tri thức
* Khái niệm: Nền kinh tế tri thức là loại hình kinh tế mới phát triển dựa trên tri thức, kỹ thuật, công
nghệ cao dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại
* Những đặc trưng chủ yếu của nền kinh tế tri thức:
- Cơ cấu kinh tế: Chiếm ưu thế tuyệt đối là các ngành kinh tế tri thức: ngân hàng, tài chính, bảo hiểm…
- Tỉ lệ đóng góp của khoa học và công nghệ chiếm trên 80 % Công nghệ chủ yếu là công nghệ cao, điện tử hóa, tin học hóa…
- Công nghệ thông tin và truuyền thông có vai trò quyết định nhất
- Cơ cấu lao động chủ yếu là công nhân tri thức Vai trò của giáo dục vô cùng to lớn
- Các nước Bắc Mĩ và Tây Âu đã bắt đầu hình thành nền kinh tế tri thức
* Vai trò to lớn của khoa học & công nghệ hiện đại trong nền kinh tế tri thức:
- Đóng góp của khoa học và công nghệ vào nền kinh tế tri thức cao
- Nền kinh tế các nước phát triển chủ yếu dựa vào khoa học và công nghệ
- Khoa học và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, trực tiếp làm ra sản phẩm
- Xuất hiện các ngành công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật cao
- Phát triển nhanh chóng mậu dịch quốc tế và đầu tư nước ngoài
Trang 6Câu 12: Thế nào là nền kinh tế tri thức? Nguyên nhân làm xuất hiện nền kinh tế tri thức? Tại sao trong xu thế phát triển hiện nay, các nước phát triển tập trung xây dựng nền kinh tế tri thức?
* Khái niệm: Nền kinh tế tri thức là loại hình kinh tế mới phát triển dựa trên tri thức, kỹ thuật, công
nghệ cao dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại
* Nguyên nhân làm xuất hiện nền kinh tế tri thức: Do sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa
học và công nghệ hiện đại với sự bùng nổ của các ngành công nghệ cao như CNTT, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ năng lượng mới đã khẳng định vai trò, động lực của tri thức trong sự phát triển kinh tế thế giới và xã hội loài người Đưa nền kinh tế thế giới chuyển sang giai đoạn mới trong đó tri thức, thông tin trở thành yếu tố quyết định, khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản suất chủ yếu
* Trong xu thế phát triển hiện nay, các nước phát triển tập trung xây dựng nền kinh tế tri thức là vì:
Trong nền kinh tế tri thức mọi hoạt động sản xuất, đời sống xã hội của con người có nhiều thay đổi theo hướng ngày càng hiện đại , mà ở đó:
- Tri thức đóng vai trò quyết định nhất:
+ Tri thức là vốn, là nguyên liệu cho sản xuất tạo ra của cải vật chất, dịch vụ phục vụ đời sống con người
+ Tri thức là nguồn lực hàng đầu tạo nên sự tăng trưởng kinh tế
- Khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp: Với sự ra đời của 4 ngành công nghệ trụ cột: CNTT, công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng mới, công nghệ vật liệu mới đã thành nền tảng trong sản xuất
- Cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động có sự thay đổi:
+ Trong kinh tế tri thức, nông nghiệp, công nghiệp chiếm tỷ trọng thấp trong GDP Các ngành dịch
vụ đặc biệt là dịch vụ cần nhiều tri thức như ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, viễn thông… phát triển mạnh và chiếm tỷ trọng cao trên 70% trong GDP
+ Kinh tế tri thức tọa ra nhiều việc làm mới, phát triển nhanh đội ngũ công nhân tri thức, lao động trí óc chiếm đa số trong lực lượng lao động
- Phương thức, hình thức tổ chức sản xuất đạt trình độ cao và rất hiện đại:
+ Sản xuất dựa trên dây chuyền công nghệ hiện đại, tự động hóa
+ Tổ chức quản lý theo mô hình công nghệ, quản lý mạng
- Kinh tế tri thức là nền kinh tế thị trường có tính toàn cầu phát triển cùng với sự bùng nổ công nghệ thông tin và sự tăng trưởng của các công ty xuyên quốc gia làm cho sản phẩm dù sản xuất bất kỳ ở đâu cũng nhanh chóng có mặt khắp nơi trên thế giới…
Câu 13: Hãy so sánh sự khác biệt của nền kinh tế nông nghiệp, nền kinh tế công nghiệp và nền kinh tế tri thức Cho biết hướng phát triển của nền kinh tế tri thức ở nước ta
* Sự khác biệt của nền kinh tế nông nghiệp, nền kinh tế công nghiệp và nền kinh tế tri thức:
Yếu tố SS Nền KT Nông nghiệp Nền KT Công nghiệp Nền KT Tri thức
Cơ cấu kinh tế - Nông nghiệp là chủ
yếu
- Công nghiệp & dịch
vụ là chủ yếu
- Dịch vụ là chủ yếu, trong đó các ngành cần nhiều tri thức (ngân hàng, tài chính…) chiếm ưu thế tuyệt đối
Trang 7Công nghiệp chủ
yếu để thúc đẩy
phát triển
- Sử dụng súc vật, cơ giới hóa đơn giản
- Có cơ giới, hóa học hóa, điện khí hóa, chuyên môn hóa
- Công nghệ cao, điện tử hóa, tin học hóa, siêu xa
* Hướng phát triển của nền kinh tế tri thức ở nước ta:
- Xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ: tăng cường năng lực nghiên cứu của các trung tâm nghiên cứu và các trường đại học
- Phát triển mạnh các trung tâm công nghệ cao, các công viên khoa học, chú trọng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển khoa học Chủ động tiếp cận nền kinh tế tri thức của thế giới
- Chú trọng phát triển lĩnh vực CNTT, đặc biệt như Internet, thương mại điện tử, công nghệ phần mềm… đóng vai trò nền tảng trong việc phát triển nền kinh tế tri thức
- Coi trọng, ưu tiên việc phát triển giáo dục và đào tạo, cải thiện chiến lược đầu tư, đặc biệt công tác chú trọng đào tạo và bồi dưỡng nhân tài
BÀI 2: XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA KINH TẾ Câu 1 Trình bày khái niệm và các biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hóa kinh tế Xu hướng toàn cầu hóa dẫn đến hệ quả gì?
* Khái niệm: Toàn cầu hóa là quá trình liên kết về nhiều mặt giữa các quốc gia hoặc trên phạm vi toàn
thế giới, tác động đến mọi mặt của thế giới
* Những biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hóa kinh tế:
- Thương mại thế giới phát triển mạnh: Tốc độ tăng trưởng của thương mại thế giới luôn cao
hơn tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế thế giới Tổ chức thương mại thế giới chi phối đến 95% hoạt động thương mại của thế giới và có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy tự do hóa thương mại
- Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh, năm 2005 tăng hơn 5 lần so với năm 1990 và chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực dịch vụ
- Thị trường tài chính quốc tế mở rộng với hàng vạn ngân hàng được nối với nhau thông qua mạng viễn thông điện tử Ngân hàng thế giới (WB) ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế toàn cầu
- Các công ti xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn, sở hữu nguồn của cải vật chất rất lớn và chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng
Trang 8* Hệ quả của xu hướng toàn cầu hóa kinh tế
- Tích cực: Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đẩy nhanh đầu tư, tăng cường sự hợp tác quốc tế
- Tiêu cực: Gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo, sự thâu tóm kinh tế của các nước
mạnh đối với các nước yếu
Câu 2 Tại sao toàn cầu hóa lại là một xu thế tất yếu của nền kinh tế thế giới trong giai đoạn hiện nay?
Toàn cầu hóa là một xu thế tất yếu của nền kinh tế thế giới trong giai đoạn hiện nay Vì:
- Do sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, sự phát triển không đồng đều về kinh tế và khoa học kĩ thuật dẫn đến sự khác nhau về điều kiện tái sản xuất giữa các quốc gia
- Quá trình phát triển kinh tế tất yếu dẫn đến sự phân công lao động, xuất hiện một yêu cầu khách quan là cần phải tiến hành chuyên môn hóa và hợp tác hóa lẫn nhau giữa các công ty thuộc các quốc gia khác nhau Điều đó, đòi hỏi phải mở rộng phạm vi trao đổi quốc tế
- Sự đa dạng trong nhu cầu tiêu dùng của mỗi quốc gia nên quy mô trao đổi thương mại ngày càng lớn
Từ những lí do trên nên toàn cầu hóa là một xu thế tất yếu của nền kinh tế thế giới trong giai đoạn hiện nay
Câu 3: Nêu nguyên nhân xuất hiện toàn cầu hóa Toàn cầu hóa có tác động như thế nào đến các nước đang phát triển? Để toàn cầu hóa vận động có hiệu quả các nước cần làm gì?
* Nguyên nhân xuất hiện toàn cầu hóa:
- Do sự tác động mạnh mẽ của cuộc Cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại
- Nhu cầu phát triển dịch vụ đa dạng do kinh tế thế giới phát triển mạnh Nhu cầu giao lưu văn hóa xã hội
- Sự phụ thuộc giữa các nước về tài nguyên, nhiên liệu, lương thực…
- Để đẩy mạnh phát triển kinh tế, các nước đang phát triển phải tăng cường hợp tác, thu hút đầu
tư nước ngoài
- Các nước phát triển tăng cường đầu tư nước ngoài để tận dụng nguồn lao động và tài nguyên ở các nước đang phát triển
- Nhiều vấn đề toàn cầu đang cần được giải quyết trên quy mô toàn thế giới Vai trò quan trọng của các công ty đa quốc gia
* Tác động của toàn cầu hóa đến các nước đang phát triển:
+ Phân công lao động tốt hơn, có thể đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất hàng hóa, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực
Trang 9+ Gây ra hoặc làm trầm trọng thêm bất bình đẳng về KTXH giữa các nhóm nước khác nhau trên thế giới
* Để toàn cầu hóa vận động có hiệu quả các nước cần:
- Công khai và minh bạch trong thông tin, cung cấp thông tin thường xuyên và đầy đủ
- Từ bỏ hoạt động buôn bán phi pháp và sự bảo hộ liên kết ngầm, thủ tiêu tham nhũng
- Sửa đổi và nâng cao công tác thống kê tài chính, tránh khủng hoảng tiền tệ
Câu 4: Các công ty xuyên quốc gia có vai trò như thế nào đối với nền KTXH thế giới?
- Thúc đẩy thương mại thế giới: Chiếm 30 % tổng giá trị GDP toàn thế giới và 2/3 buôn bán quốc
Câu 5: Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực được hình thành trên cơ sở nào? Nêu hệ quả
* Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực được hình thành trên cơ sở: Do sự phát triển không đều và
sức ép cạnh tranh trong các khu vực trên thế giới, những quốc gia có nét tương đồng về địa lý, văn hóa, xã hội hoặc có chung mục tiêu, lợi ích phát triển đã liên kết thành các tổ chức liên kết kinh tế đặc thù
+ Ảnh hưởng đến quyền tự chủ của các quốc gia, quyền lực quốc gia bị suy giảm
+ Phải cạnh tranh quyết liệt
Câu 6: Thế nào là khu vực hóa kinh tế? Chứng minh xu hướng khu vực hóa kinh tế đang phát triển mạnh Xu hướng khu vực hóa kinh tế có đối đầu với xu hướng toàn cầu hóa kinh tế không? Giải thích
* Thế nào là khu vực hóa kinh tế: Do sự phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trong các khu vực
trên thế giới, những quốc gia có nét tương đồng về địa lý, văn hóa, xã hội hoặc có chung mục tiêu, lợi
ích phát triển đã liên kết thành các tổ chức liên kết kinh tế đặc thù
* Chứng minh xu hướng khu vực hóa kinh tế đang phát triển mạnh:
- Hiện tại đã hình thành được 5 tổ chức liên kết kinh tế khu vực lớn là :
+ Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mỹ ( NAFTA – North American Free Trade Agreement ) + Liên minh Châu Âu ( EU – European Union )
+ Hiệp hội các nước Đông Nam Á ( ASEAN – Association of South East Asia Nations )
+ Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – TBD ( APEC – Asia Pacific Economic Cooperation ) + Thị trường chung Nam Mỹ ( MERSCOSUR – Southem Commom Market )
- Số lượng thành viên của các tổ chức này ngày càng tăng:
+ NAFTA năm 1994 có 3 thành viên
+ EU năm 1957 có 6 thành viên, đến 2007 đã có 27 thành viên
+ ASEAN từ 1967 đến nay đã có 10 thành viên
Trang 10+ APEC từ 1989 đến nay đã có 21 thành viên
+ MERSCOSUR năm 1991 có 4 thành viên, đến 2006 đã là 5 thành viên
* Xu hướng khu vực hóa kinh tế có đối đầu với xu hướng toàn cầu hóa kinh tế không? Giải thích
- Toàn cầu hóa và khu vực hóa không đối đầu nhau Vì khu vực hóa kinh tế mang lại những hệ quả sau đó góp phần thúc đẩy toàn cầu hóa phát triển:
+ Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực vừa hợp tác, vừa cạnh tranh với nhau đã tạo nên động lực thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, tăng cường tự do hóa thương mại, đầu tư dịch vụ trong phạm vi khu vực cũng như giữa các khu vực với nhau
+ Khu vực hóa kinh tế thúc đẩy quá trình mở cửa thị trường các quốc gia, tạo lập những thị trường khu vực rộng lớn, tăng cường quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới
Câu 7: Giữa toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế có sự thống nhất và mâu thuẫn như thế nào?
* Sự thống nhất :
- Đều là biểu hiện của liên kết kinh tế quốc tế
- Đều cùng một nguồn gốc là quốc tế hóa nền kinh tế
- Đều thúc đẩy các nước mở cửa kinh tế và ngày càng phụ thuộc lẫn nhau
- Đều đòi hỏi các nước thành viên phải điều chỉnh luật pháp, chính sách và cơ chế quản lý kinh tế
để thích nghi với những quy tắc chung
- Khu vực hóa khuyến kích đầu tư và chuyển giao công nghệ từ các công ty xuyên quốc gia, từ
đó thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế phát triển mạnh mẽ hơn
* Sự mâu thuẫn :
- Khu vực hóa gắn với việc bảo hộ nghiêm ngặt trong quan hệ đối ngoại dẫn đến:
+ Sự chia cắt thị trường thế giới
+ Sự cạnh tranh giữa các tổ chức khu vực ngày càng gay gắt
Xuất hiện những cuộc chiến tranh kinh tế trong một thế giới đa dạng
BÀI THỰC HÀNH 01 TÌM HIỂU NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA TOÀN CẦU HÓA
ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
Toàn cầu hóa là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt, từ kinh tế đến văn hóa, khoa học, Toàn cầu hóa tạo ra nhiều cơ hội nhưng bên cạnh đó cũng gây ra nhiều thách thức
đối với tất cả các quốc gia trên thế giới, đặc biệt đối với các nước đang phát triển
1 Những cơ hội của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển
- Tự do hóa thương mại: các nước bãi bỏ hàng rào thuế quan, hàng hóa có điều kiện lưu thông
rộng rãi, mở rộng phạm vi trao đổi sản phẩm hàng hóa
- Chuyển giao công nghệ: Toàn cầu hóa tạo điều kiện chuyển giao những thành tựu mới về khoa
học và công nghệ, về tổ chức và quản lí, chủ yếu từ nhóm nước phát triển sang nhóm nước đang phát triển Các nước đang phát triển có nhiều cơ hội để tiếp nhận và đổi mới công nghệ, trang thiết bị
- Đa phương hóa và tận dụng các mối quan hệ kinh tế quốc tế: Thực hiện chủ trương đa phương
hóa quan hệ kinh tế quốc tế Thu hút vốn đầu tư Có sự phân công lao động mới và chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra trên nhiều phương diện
- Toàn cầu hóa còn tạo điều kiện để các nước đang phát triển phát huy nội lực, khai thác tối đa tiềm năng và hạn chế những khó khăn
2 Những thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển
- Sức ép về tự nhiên, môi trường: Tăng tốc độ khai thác tài nguyên ở các nước đang phát triển
gây cạn kiệt nguồn tài nguyên Các nước phát triển chuyển giao công nghệ lạc hậu sang các nước đang phát triển gây ô nhiễm môi trường
Trang 11- Sức ép về văn hóa: Các siêu cường quốc kinh tế tìm cách áp đặt lối sống và nền văn hóa của
mình vào các nước khác làm cho các giá trị đạo đức của các nhân loại đang có nguy cơ bị xói mòn
- Cạnh tranh về kinh tế: Xu hướng toàn cầu hóa đặt các nước đang phát triển vào thế cạnh tranh
khốc liệt Đặc biệt, tự do hóa thương mại mở rộng, hàng rào thuế quan được bãi bỏ, giá thành của hàng trong nước và hàng nhập khẩu không chênh lệch nhiều gây nên sự cạnh tranh về sản phẩm hàng hóa Điều này, buộc các nước đang phát triển phải cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, cải tiến mẫu mã
Ví dụ: Khi Việt Nam gia nhập WTO, nhiều hàng nước ngoài nhập vào Việt Nam với giá rẻ, chất
lượng cao Do đó, các doanh nghiệp của Việt Nam phải tìm cách để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm thì mới có thể cạnh tranh được
Kết luận: Toàn cầu hóa tạo nên nhiều thời cơ cho các nước đang phát triển, đặc biệt là toàn cầu hóa
về tài chính Tuy nhiên, xu hướng này cũng đặt các nước đang phát triển trước những thử thách mới Vì vậy, các nước đang phát triển sẽ phát triển tốt nếu các nước này biết khai thác một cách khôn ngoan, tận dụng được những cơ hội và tránh được những hiểm họa
BÀI THỰC HÀNH 02 TÌM HIỂU NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA TOÀN CẦU HÓA
ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
* Một trong những thay đổi quan trọng trong xu hướng phát triển của nền KT-XH hiện nay là xu
thế toàn cầu hoá kinh tế ngày càng được thể hiện rõ nét Xu thế này đang tạo đà cho nền KT thế giới phát triển mạnh mẽ, thế nhưng nó cũng là những cơ hội và thách thức lớn lao đối với các nước đang phát triển
* Xu hướng toàn cầu hoá đã tạo ra khả năng để các quốc gia có thể phát huy một cách có hiệu quả những lợi thế so sánh trong việc khai thác và sử dụng các nguồn lực trong và ngoài nước :
- Quá trình toàn cầu hoá đã làm cho thị trường được mở rộng, sự giao lưu hàng hoá thông thoáng hơn, hàng rào thuế quan được thuyên giảm Nhờ đó sự trao đổi giao lưu hàng hoá được tăng mạnh, vì thế sẽ có lợi cho sự phát triển của các quốc gia
- Xu thế toàn cầu hoá đã tạo ra dòng vốn luân chuyển vượt qua biên giới quốc gia mạnh mẽ hơn Nhiều hình thức đầu tư hợp tác sản xuất phát triển, góp phần điều hoà dòng vốn theo lợi thế sô sánh Giúp cho các nước tiếp cận nguồn vốn và công nghệ từ bên ngoài, hình thành sự phân công lao động quốc tế, có cơ hội cả bên đầu tư lẫn bên nhận đầu tư
- Dưới tác động của quá trình toàn cầu hóa, những thành tựu của khoa học công nghệ được chuyển giao nhanh chóng- phổ biến và ứng dụng rộng rãi Qua đó các nước đi sau trong sự phát triển kinh tế có điều kiện tiếp cận chúng để phát triển nhanh hơn, tránh được phải đi vòng theo trình tự, mà trước đó các nước phát triển phải đi
- Hệ thống mạng lưới thông tin liên lạc - giao thông vận tải phát triển mạnh bao trùm toàn cầu,
đã góp phần làm cho giá thành sản phẩm của sản xuất được thuyên giảm, năng suất, hiệu quả sản xuất được tăng cao, giao lưu kinh tế được thuận tiện hơn
- Về mặt chính trị, toàn cầu hoá đã làm gia tăng tính phụ thuộc lẫn nhau, có lợi cho đấu tranh vì hoà bình, hợp tác và phát triển Bởi vì, ngay sự phát triển của các nước phát triển cũng phụ thuộc đáng
kể vào các nước đang phát triển
- Về mặt văn hoá, qua các phương tiện hiện hiện đại và sự mở rộng giao lưu giữa các nước, những thành tựu văn hoá của loài người cũng được chuyển tải nhanh chóng hơn Vì thế, sẽ làm tăng tính đa dạng về văn hoá của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc
Trang 12* Bên cạnh những mặt tích cực, quá trình toàn cầu hoá còn gây ra không ít những tác động tiêu cực, đặt ra nhiều thách thức đối với loài người, nhất là các nước đang phát triển :
- Dưới tác động của quá trình toàn cầu hoá, các nước phát triển, nhất là Hoa Kỳ vẫn còn chiếm
ưu thế trong nền KT thế giới Nên đã thao túng quá trình toàn cầu hoá theo hướng có lợi nhiều hơn cho các nước phát triển Vì thế đã tạo nên sự phân cực giữa các nước giàu – nước nghèo ngày càng trở nên sâu sắc
- Nền kinh tế toàn cầu hoá là một vấn đề kinh tế dễ bị tổn thương Sự trục trặc ở một khâu nào
đó có thể làm ảnh hưởng lan nhanh ra phạm vi khu vực hoặc toàn cầu
- Việc tự do hoá thương mại trong trao đổi hàng hoá, thường đem lại lợi ích lớn hơn cho các nước phát triển Vì sản phẩm của họ thường có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá thành hạ Do đó sẽ có sức cạnh tranh cao và dễ chiếm lĩnh thị trường Mặt khác, tuy nói là tự do hoá thương mại, nhưng các nước phát triển vẫn áp dụng hình thức bảo hộ công khai hoặc trá hình Tuy có chuyển giao công nghệ, song các nước phát triển thường có chuyển giao những thành tựu mới nhất
- Toàn cầu hoá kinh tế và khoa học công nghệ cũng kéo theo cả tội phạm xuyên quốc gia, truyền bá nền văn hoá phi nhân bản, không lành mạnh Có thể làm giảm tính đa dạng về văn hoá của các dân tộc Trong trường hợp mỗi nước không tự giữ gìn và bảo vệ được bản sắc văn hoá riêng của mình, mà không bị hoà đồng - bị lai căn bởi các nền văn hoá khác Vì thế sẽ làm băng hoại đạo đức, xâm hại bản sắc văn hoá của các dân tộc
* Xu hướng toàn cầu hoá là một xu hướng không thể đảo ngược được, mặc dù xu hướng đó vừa mở ra những cơ hội và triển vọng mới mẻ, nhưng lại vừa bao hàm những thách thức lớn lao, Việt Nam là một điển hình như thế :
- Đó cũng là thời cơ để Việt Nam khắc phục nhanh chóng các mặt yếu kém của nền kinh tế và đời sống xã hội, tiếp thu vốn và công nghệ hiện đại của nước ngoài, tinh hoa trí tụê của thời đại, rút ngắn khoảng cách để bắt kịp với các nước đi trước
- Đó cũng là thách thức cần phải giải quyết hàng loạt khó khăn Vì nước ta chưa qua cách mạng khoa học kỹ thuật và cách mạng công nghiệp Phải giải quyết đồng bộ hàng loạt vấn đề gai góc về trình độ dân trí, về năng lực công nghệ, về phong cách tư duy, về năng lực quản lý… để chuyển mình
từ một xã hội nông nghiệp đang bước đầu công nghiệp hoá sang xã hội thông tin
BÀI 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU Câu 1 Trên TG hiện nay, có rất nhiều vấn đề đang được đặc biệt quan tâm và được xem như những vấn đề mang tính toàn cầu Theo em đó là những vấn đề nào? Tại sao những vấn đề này được xem là những vấn đề mang tính toàn cầu? Ỏ nước ta hiện nay, biến đổi khí hậu được thể hiện như thế nào ?
* Một số vấn đề mang tính toàn cầu: Bùng nổ dân số, già hóa dân số, biến đổi khí hậu toàn cầu và
suy giảm tầng ôdôn, ô nhiễm nguồn nước ngọt biển đại dương, suy giảm đa dạng sinh vật, nạn khủng
bố, buôn lậu…
* Giải thích:
- Đây là những vấn đề quan tâm chung của toàn nhân loại
- Những vấn đề này không tồn lại đơn lẻ, cố định ở một quốc gia, nó không có biên giới trên Trái đất
- Nguyên nhân của các vấn đề trên là hệ quả của hàng loạt hoạt động do nhiều quốc gia trên thế giới tạo ra
- Những vấn đề này tác động tiêu cực đến nhiều quốc gia trên thế giới
- Muốn giải quyết các vấn đề này, đòi hỏi phải có sự hợp tác, thống nhất giữa nhiều quốc gia
Trang 13* Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam:
- Nhiệt độ toàn quốc tăng cao: Trong 50 năm qua, nhiệt độ Tb tại VN tăng 0,70C Dự báo đến năm 2100 nhiệt độ Tb nước ta sẽ tăng thêm 1,2 -> 2,50C
- Trong 50 năm qua, mực nước biển dâng 20cm Dự báo đến năm 2100 mực nước biển dâng tương ứng 38 -> 55cm Một số khu vực ven biển thường xuyên bị ngập
- Hạn hán, lũ lụt kéo dài và bất thường: Dòng chảy kiệt có xu hướng thấp đi, nhưng đến mùa lũ dòng chảy lại dữ dội hơn so với nhiều năm trước
- Nguồn nước ở các hệ thống sông lớn có xu hướng giảm nhanh, nước mặn xâm nhập sâu vào các đồng ruộng
- Thiên tai xuất hiện nhiều hơn, không theo quy luật và cường độ mạnh hơn
- Các hiện tượng nhiễu động thời tiêt diễn ra thất thường và có xu hướng tăng
Câu 2 Vì sao vấn đề dân số là một trong những vấn đề cấp bách cần quan tâm giải quyết trên phạm vi toàn cầu?
- Dân số TG hiện nay đang phát triển theo 2 xu hướng:
+ Phát triển nhanh, dẫn tới bùng nổ dân số (nửa sau thế kỉ XX), tình trạng này lại diễn ra ở các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước nghèo Thời gian dân số TG tăng thêm 1 tỉ người ngày càng rút ngắn Hiện nay, mỗi năm dân số TG tăng thêm gần 80 triệu người Trong đó, các nước đang phát triển chiếm khoảng 80 % dân số và 95 % dân số gia tăng hàng năm của TG Tình trạng dân số tăng nhanh, không phù hợp với trình độ phát triển KTXH ở các nước đang phát triển đã dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng: đói nghèo, thất học, chất lượng cuộc sống thấp, thất nghiệp, bệnh tật…
+ Già hóa dân số, tình trạng này phổ biến ở các nước phát triển Trong cơ cấu dân số theo độ tuổi, tỉ lệ người dưới 15 tuổi ngày càng thấp, tỉ lệ người trên 65 tuổi ngày càng cao và tuổi thọ của dân
số TG ngày càng tăng Tình trạng già hóa dân số dẫn đến thiếu nguồn lao động thay thế, kém năng động, chi phí phúc lợi xã hội chăm sóc cho người già tăng…
- Việc điều chỉnh sự phát triển dân số phù hợp với sự phát triển KTXH là một việc làm hết sức quan trọng, góp phần cho sự phát triển bền vững của nền KTXH, tạo diều kiện nâng cao đời sống nhân dân
- Hơn nữa vấn đề dân số là vấn đề không chỉ của riêng một quốc gia nào, tình trạng dân số của một nước sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển KTXH các nước khác, như ảnh hưởng tới sức mua, khả năng đầu tư…
Câu 3 Em có nhận xét gì về sự bùng nổ dân số trên thế giới? Dân số tăng nhanh dẫn đến những hậu quả gì về mặt kinh tế - xã hội?
* Hậu quả của việc dân số tăng nhanh:
- Dân số tăng nhanh trong khi đó nền kinh tế - xã hội của các nước còn chậm phát triển đã gây nên sức ép rất lớn cho việc khai thác tài nguyên, phát triển kinh tế - xã hội để nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân (việc làm, nhà ở, giáo dục, y tế, ) và gây nên hiện tượng ô nhiễm môi trường
Câu 4 Chứng minh rằng trên thế giới, sự bùng nổ dân số chủ yếu diễn ra ở nhóm nước đang phát triển, sự già hóa dân số diễn ra chủ yếu ở nhóm nước phát triển
* Hai vấn đề dân số hiện nay trên thế giới đang được quan tâm, đó là bùng nổ dân số và già hóa dân số:
- Sự bùng nổ dân số chủ yếu diễn ra ở các nước đang phát triển, cụ thể:
Trang 14+ Mỗi năm trung bình dân số TG tăng thêm gần 80 triệu người Trong đó, các nước đang phát triển chiếm khoảng 80 % dân số và 95 % dân số gia tăng hàng năm của TG
+ Tỉ suất gia tăng dân số trung bình năm của các nước đang phát triển cao, giai đoạn 2001-2005 là 1,5 % ; cao hơn mức trung bình của TG 1,25 lần và cao hơn các nước phát triển 15 lần Phần lớn trẻ
em trên TG sống ở các nước đang phát triển, hiện có 88 % trẻ em sống ở nhóm nước này
+ Trong cơ cấu dân số theo nhóm tuổi, tỉ lệ nhóm tuổi dưới độ tuổi lao động chiếm rất cao, nhóm ngoài độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ rất nhỏ Tuổi thọ trung bình ở các nước đang phát triển thấp
- Sự già hóa dân số chủ yếu diễn ra ở các nước phát triển, cụ thể:
+ Tỉ lệ gia tăng dân số trung bình của các nước phát triển rất thấp, chỉ 0,1 % (có nước còn âm), thấp hơn mức trung bình của TG 12 lần và thấp hơn các nước đang phát triển 15 lần
+ Trong cơ cấu dân số theo nhóm tuổi, tỉ lệ người dưới 15 tuổi ngày càng thấp, tỉ lệ người trên 65 tuổi ngày càng cao Tuổi thọ trung bình ở các nước phát triển rất cao và ngày càng tăng Số người cao tuổi hiện nay tập trung nhiều nhất ở Tây Âu
Câu 5 Hãy trình bày nguyên nhân, hậu quả, giải pháp đối với vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu
và suy giảm tầng ôdôn ( câu 3 trang 13 – Hỏi đáp kiến thức 11 )
* Nguyên nhân:
- Nguyên nhân làm thay đổi khí hậu toàn cầu: Lượng khí CO2 tăng lên đáng kể trong khí quyển đã làm cho nhiệt độ Trái Đất ngày một tăng lên Nhiệt độ Trái Đất tăng lên, cộng thêm sự suy giảm của diện tích rừng đã làm cho thời tiết thay đổi thất thường, diễn ra một cách cực đoan Sự gia tăng quá mức lượng khí thải (do việc sử dụng năng lượng trong CN và sinh hoạt thải vào bầu khí quyển) đã gây
ra hiện tượng mưa axit ở nhiều nơi trên Trái Đất
- Nguyên nhân làm suy giảm tầng ôdôn: Do sử dụng chất CFCs với tốc độ và khối lượng lớn trong sản xuất CN
* Hậu quả:
- Khí hậu toàn cầu thay đổi đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sản xuất của con người: + Nhiệt độ TĐ tăng lên đã làm cho băng tan ở 2 cực và một số đỉnh núi cao, mực nước biển dâng lên làm ngập một số vùng đất thấp; nhiều diện tích canh tác ở các châu thổ màu mỡ sẽ bị ngập dưới nước biển…
+ Thời tiết thay đổi thất thường ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, sinh hoạt và các hoạt động sản xuất, đặc biệt sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp…
+ Mưa axit gây tác hại lớn với cây trồng và vật nuôi, như có thể phá hủy tế bào mô, lá, chồi và quả; ăn mòn các công trình kiến trúc; mưa axit khi hòa tan trong nước sẽ gây ảnh hưởng lớn đến môi trường sống của sinh vật thủy sinh, nếu pH < 4,5 thì các sinh vật sống trong nước hầu như bị tiêu diệt; làm axit hóa đất, làm rửa trôi và nghèo dinh dưỡng của đất, vi sinh vật trong đất giảm khả năng hoạt động, chất hữu cơ phân hủy chậm…; gây ra các bệnh về đường hô hấp cho con người…
- Khi tầng ôdôn bị suy giảm, cường độ tia tử ngoại (tia cực tím) tới mặt đất sẽ tăng lên, gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe của con người và các hệ sinh thái trên TĐ:
+ Ảnh hưởng đến sức khỏe con người: tăng khả năng mắc bệnh cháy nắng và ung thư da; giảm chức năng miễn dịch của cơ thể; gây nên bệnh đục thủy tinh thể và các bệnh về mắt
+ Ảnh hưởng đến mùa màng: tia cực tím chiếu xuống mặt đất về lâu dài sẽ phá hủy diệp lục trong lá cây, ảnh hưởng đến vai trò quang hợp của thực vật, khiến cho sản lượng nông nghiệp giảm + Ảnh hưởng đến sinh vật thủy sinh: Hầu hết các thực vật phù du, cá con, tôm, các loài ốc sống gần mặt nước (đến độ sâu 20m) rất dễ bị tổn thương và mất cân bằng sinh thái của biển do sự tác động của tia cực tím với cường độ mạnh
* Giải pháp: Cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính (Nghị định thư Kiôtô); hạn chế đến mức tối đa việc sử dụng chất CFCs trong sản xuất CN, tăng cường trồng và bảo vệ rừng…
Trang 15Câu 6 Có ý kiến cho rằng “Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại” có đúng không?
Tại sao?
Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại vì các lí do sau:
- Vai trò của môi trường: môi trường là ngôi nhà chung của tất cả mọi người, trong đó con người
tồn tại và phát triển Cuộc sống của mỗi người có liên hệ mật thiết với môi trường Con người là một thành phần của môi trường, không thể sống tách rời môi trường Một môi trường phát triển bền vững
là điều kiện lí tưởng cho con người và ngược lại
- Thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay trên thế giới:
+ Ở các nước đang phát triển: việc khai thác bừa bãi các nguồn lợi tự nhiên với nhiều phương tiện hủy diệt đã làm cạn kiệt tài nguyên và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường Điều đó làm cho cuộc sống của họ càng thêm nghèo khổ Bảo vệ môi trường không thể tách rời với cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo
+ Các nước phát triển: sự phát triển của nền kinh tế làm tăng sử dụng các chất CFCs với tốc độ
và khối lượng lớn, tăng lượng khí thải và chất thải từ các ngành kinh tế là nguyên nhân chính thủng tầng ôdôn, gây hiệu ứng nhà kính,
- Hậu quả của ô nhiễm môi trường: Quy mô ô nhiễm môi trường không giới hạn phạm vi ở từng
quốc gia mà trên cả phạm vi thế giới Hậu quả của hiện tượng này gây nên: cạn kiệt nguồn tài nguyên, khí hậu biến động thất thường, tan băng ở Bắc cực, gây mưa axic, hiệu ứng nhà kính, đe dọa trực tiếp đến sự phát triển của các ngành kinh tế và sức khỏe của con người
Chính vì vậy, bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại
Câu 7 Các vấn đề môi trường mà nhân loại cần phải quan tâm hiện nay là gì? Nêu nguyên nhân, hậu quả và biện pháp
* Các vấn đề môi trường: Biến đổi khí hậu, Ô nhiễm môi trường, Suy giảm đa dạng sinh vật
* Nguyên nhân, hậu quả và biện pháp của các vấn đề môi trường:
+ Khí CO2 tăng -> hiệu ứng nhà kính
- Cắt giảm các chất khí thải từ sản xuất và sinh hoạt
- Giám sát chặt chẽ việc
xử lý các chất thải, khí thải trước khi thải ra môi trường
Ô nhiễm
môi trường
- Do các chất thải từ sản xuất và sinh hoạt đổ xuống biển, sông, hồ…
- Do sự cố tràn dầu, đắm tàu, rửa tàu…
- Ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển và đại dương ->
Thiếu nước sạch, hủy diệt tài nguyên sinh vật…
- Tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
- Xây dựng các nhà máy
xử lý chất thải
- Đảm bảo an toàn hàng hải
- Đưa danh sách động vật quý hiếm vào Sách đỏ
- Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, cấm săn bắt bừa bãi…
Trang 16Câu 8 Trình bày vấn đề môi trường ở các nước phát triển và đang phát triển
* Các nước phát triển:
- Vấn đề môi trường gắn liền với những tác động của sự phát triển công nghiệp và đô thị
- Là trung tâm rác thải, gây ô nhiễm môi trường của thế giới
- Các nước phát triển phải chịu trách nhiệm về hậu quả môi trường gây ra cho mình và cho cộng đồng quốc tế
* Các nước đang phát triển:
- Là các nước nghèo, chậm phát triển KTXH, mức độ phá hủy môi trường nhỏ hơn so với các nước phát triển
- Tốc độ khai phá tài nguyên, hủy hoại môi trường ngày càng mạnh mẽ vì các mực tiêu KTXH
=> Môi trường là vấn đề mang tính toàn cầu, đòi hỏi sự phối hợp của tất cả các quốc gia trên thế giới mới có thể đảm bảo cho môi trường và xã hội con người phát triển tốt hơn
Câu 9 Giải thích câu nói: trong bảo vệ môi trường, cần phải “tư duy toàn cầu, hành động địa phương”
Công cuộc bảo vệ hành tinh không chỉ của bất kỳ quốc gia riêng biệt nào Kể từ khi cách mạng công nghiệp nổ ra ở châu Âu rồi lan ra toàn thế giới hiện đại này, con người đã làm hủy hoại biết bao nhiêu tài nguyên môi trường Trái đất Khi đó, kể cả quốc gia trực tiếp gây ra lẫn quốc gia không trực tiếp đều phải gánh chịu hậu quả Mỗi quốc gia trên thế giới đều là một mắt xích trong một chuỗi hủy diệt môi trường Trái đất, mọi quốc gia đều phải tham gia bảo vệ môi trường theo phương hướng tư duy chung của thế giới Mỗi quốc gia không giống nhau, như đã nói, nơi gây ra nặng, nơi gây ra nhẹ, nơi gây ra trực tiếp, nơi gây ra gián tiếp, nhưng làn khói ô nhiễm bao phủ toàn cầu
Do đó, tùy vào sự phá hoại đặc trưng của mình, tùy vào nền kinh tế của mình, tùy vào trình độ khoa học kỹ thuật, tùy vào địa hình, địa thế, hệ sinh thái, hoàn cảnh xã hội, ý thức con người của mỗi nước, mỗi nước sẽ phải có trách nhiệm đề ra những phương hướng riêng phù hợp và phải hành động vì mục đích chung Trong khi đó, để công cuộc được triển khai nhanh chóng, thực hiện hiệu quả, thì các nước cũng nên đoàn kết lại, giúp đỡ nhau, nước mạnh về công nghệ và kinh tế sẽ có thể giúp đỡ các nước yếu hơn mình
Chúng ta có thể nhận thấy rằng: Một vấn đề môi trường tuy xảy ra ở một nơi nào đó, nhưng phạm vi lan tỏa lại có tính toàn cầu hoặc khu vực Khi xem xét một vấn đề môi trường, cần phải đặt nó trong phạm vi rộng lớn (nguyên nhân, hậu quả, giải pháp) Tuy nhiên, để giải quyết một vấn đề môi trường tại một nơi nào đó thì chính những người sống tại chỗ phải nỗ lực liên tục, thường xuyên, chứ không thể nhờ vào những người ở nơi khác đến
Câu 10 Trong những vấn đề của môi trường, trong đó hiện tượng mưa axít là một trong những vấn đề mang tính toàn cầu và cấp bách cần phải quan tâm Hãy giải thích vì sao?
* Hiện tượng mưa axít là: Trong nước mưa chứa chất nhiễm bẩn có tính axít và hiện tượng mưa axít
có tính xuyên biên giới
* Hậu quả của mưa axít:
- Gây tác hại đối với cây trồng: chất nhiễm bẩn trong khí quyển có tính chất axít, sẽ gây nguy hại trực tiếp cho các loài thực vật trên cạn như: phá hủy tế bào mô, lá, chồi và quả… hạn chế sinh trưởng cây trồng…
- Mưa axít ăn mòn các công trình kiến trúc: ăn mòn vật liệu xây dựng như bêtông, sắt, thép…
- Mưa axít khi hòa tan trong nước sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường của sinh vật thủy sinh (dưới ngưỡng của độ pH = 4,5, các sinh vật trong nước bị tiêu diệt)
- Mưa axít làm axít hóa đất, làm rửa trôi và nghèo chất dinh dưỡng trong đất
Trang 17- Mưa axít gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và vật nuôi: các chất nhiễm bẩn có tính axít trong khí quyển dễ gây ra các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, hen suyễn, các bệnh mãn tính, có thể dẫn đến ung thư…
BÀI THỰC HÀNH ( BAN NÂNG CAO ) MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI
1 Kinh tế TG chuyển từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu:
Trong những thập niên cuối thế kỷ XX, ý nghĩa của các nhân tố phát triển theo chiều rộng như nguồn nguyên nhiên liệu, năng lượng, khoáng sản, nguồn lao động giá rẻ… suy giảm rõ rệt Các quốc gia chuyển hướng vào việc tìm kiếm các biện pháp phát triển theo chiều sâu như nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên nhiên liệu, năng lượng; nghiên cứu phát triển các vật liệu mới, các kỹ thuật công nghệ cao như máy tính, điện tử, vi điện tử, tự động hóa, công nghệ sinh học…
2 Nền kinh tế TG gắn liền với Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại:
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của các ngành chủ yếu như điện tử, năng lượng nguyên tử, công nghệ hóa dầu, công nghệ hàng không vũ trụ, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin… và hình thành nên những phương thức, mô hình sản xuất mới với năng suất và hiệu quả cao hơn, thúc đẩy sức sản xuất xã hội phát triển nhanh chóng
Trong thế kỷ XX, sản xuất công nghiệp thế giới tăng 35 lần, trong khi thế kỷ XIX chỉ tăng 3 lần Những thành tựu khoa học công nghệ đã và sẽ trực tiếp đi vào quá trình sản xuất trong khoảng thời gian rất ngắn, trở thành lực lượng sản xuất nòng cốt, tạo nên động lực chính của sự phát triển kinh tế
TG trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI
3 Kinh tế TG ngày càng hướng đến nền Kinh tế tri thức:
Chất xám, tri thức và thông tin có vai trò ngày càng lớn và mang tính quyết định đối với các quá trình sản xuất, phân phối, tiêu thụ và đóng góp tỉ lệ ngày càng lớn vào tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia Trong thời gian tới, tất cả các nước sẽ điều chỉnh lại cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao vai trò chủ đạo và dẫn đầu của các ngành kinh tế dựa trên các công nghệ mới và có hàm lượng chất xám cao để làm động lực thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế
4 Quá trình toàn cầu hóa kinh tế ngày càng phát triển mạnh:
Sự hoạt động của các công ty xuyên quốc gia về dịch chuyển vốn, công nghệ, lao động… và sự mở rộng những quan hệ kinh tế quốc tế như thương mại, đầu tư, vay nợ… ra phạm vi toàn cầu, đang thúc đẩy sự hình thành nên một thị trường thế giới thống nhất Quá trình tự do hóa thương mại và đầu tư cũng phát triển mạnh, thúc đẩy xu thế toàn cầu hóa kinh tế phát triển
5 Kinh tế TG phải tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức gay gắt: nguy cơ khủng hoảng kinh tế tài chính, nguy cơ khủng bố quốc tế:
Quá trình toàn cầu hóa kinh tế đã dẫn đến sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng giữa nền kinh tế các nước Sự luân chuyển tự do của các dòng vốn trên thị trường thế giới bên cạnh mặt tích cực, còn
có mặt tiêu cực; đó là nguy cơ gây ra các bất ổn về tài chính, tiền tệ Một cuộc khủng hoảng, nếu xảy
ra ở một khu vực, dù không lớn vẫn có thể làm điêu đứng thị trường tài chính và kinh tế toàn cầu Cuối thế kỷ XX, cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính ở châu Á đã ảnh hưởng lớn đến các khu vực khác và làm chậm tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế thế giới
6 Các nước trên TG ngày càng có xu hướng lựa chọn chiến lược kinh tế phát triển bền vững:
Việc ký kết hàng loạt thỏa thuận quốc tế về môi trường, ví dụ như Nghị định thư Kiôtô cụ thể hóa Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, cùng với việc tổ chức Hội nghị Thưởng đỉnh
Trang 18toàn cầu về phát triển bền vững (Nam Phi, ngày 26/08 đến 04/09/2002) cho thấy vấn đề phát triển bền vững đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của cộng đồng quốc tế Do vậy, trong những thập niên tới, phát triển kinh tế bền vững sẽ dần trở thành lựa chọn phổ biến của các quốc gia, nhằm cân bằng giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường tự nhiên và giải quyết các vấn đề xã hội
BÀI 5 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC
Tiết 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU PHI
Câu 1 Tự nhiên châu Phi có những đặc điểm nổi bật nào? Những đặc điểm đó có ảnh hưởng gì tới sự phát triển KT XH của châu Phi?
- Những đặc điểm nổi bật của tự nhiên Châu Phi:
+ Lãnh thổ có dạng hình khối, đường xích đạo chia đôi lãnh thổ thành 2 phần gần bằng nhau + Phần lớn lãnh thổ nằm trong đới khí hậu xích đạo và chí tuyến, khô nóng
+ Bao bọc xung quanh lãnh thổ Châu Phi là biển và đại dương, nhưng do lục địa hình khối và một số dãy núi chảy dọc ven biển, nên đã ngăn cản sự ảnh hưởng của biển vào sâu trong lục địa, làm cho khí hậu khô hạn
+ Cảnh quan thiên nhiên khá đa dạng, song chủ yếu là cảnh quan hoang mạc, bán hoang mạc và
xa van
+ Tài nguyên khoáng sản và rừng khá giàu có, nhưng đang bị khai thác mạnh Đặc biệt, nhiều diện tích rừng bị khai phá quá mức làm cho đất đai nhiều khu vực bị hoang hóa
- Những đặc điểm tự nhiên có tác động mạnh mẽ tới sự phát triển KTXH Châu Phi:
+ Khí hậu khô nóng, cảnh quan hoang mạc, bán hoang mạc và xa van chiếm chủ yếu đã gây nhiều khó khăn cho sự phát triển KTXH Châu Phi: sản xuất gặp khó khăn, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp (là ngành còn phụ thuộc vào thiên nhiên và là ngành kinh tế chủ đạo của nhiều nước ở Châu Phi), giao thông đi lại khó khăn, ảnh hưởng đến sức khỏe con người…
+ Tài nguyên khoáng sản và rừng khá giàu có, nhưng khoa học kĩ thuật và công nghệ chưa phát triển, nên việc khai thác chủ yếu do các công ti nước ngoài nắm giữ Các công ti nước ngoài muốn tăng lợi nhuận cao cho mình đã khai thác khoáng sản một cách cạn kiệt và làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
+ Rừng khá phong phú nhưng đang bị khai thác kiệt quệ, làm ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, đặc biệt tăng quá trình hoang mạc hóa
Câu 2 Em hãy cho biết đặc điểm khí hậu, cảnh quan của châu Phi
Đặc điểm khí hậu, cảnh quan của châu Phi
+ Khí hậu: Phần lớn lãnh thổ nằm ở các vùng khí hậu nhiệt đới và khí hậu cận xích đạo Tại các vùng này, sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm không đáng kể Miền Bắc và miền Nam châu Phi có khí hậu cận nhiệt đới Châu Phi có khí hậu khắc nghiệt, khô nóng
+ Cảnh quan: Địa hình gồm núi, cao nguyên và sa mạc chiếm phần lớn diện tích Tổng diện tích hoang mạc ở châu Phi chiếm khoảng 10 triệu km2 (hoang mạc Sahara có diện tích trên 7 triệu km2,
sa mạc Namip và Calahari nhỏ hơn nằm ở phía nam lục địa)
Câu 3 Nguyên nhân nào dẫn đến phần lớn lãnh thổ châu Phi có cảnh quan hoang mạc, bán hoang mạc và xa van?
- Do Phần lớn lãnh thổ châu Phi nằm kẹp giữa 2 đường chí tuyến, quanh năm nhận được lượng bức
xạ Mặt Trời rất lớn, nhiệt độ cao quanh năm
- Lượng mưa quanh năm rất thấp; lãnh thổ hình khối; một số dãy núi chạy dọc ven biển ngăn cản sự tác động của biển, làm cho khí hậu vùng nội địa càng khắc nghiệt hơn Vì vậy, diện tích hoang mạc ngày càng mở rộng
Trang 19Câu 4 Khoáng sản của châu Phi chủ yếu phân bố ở đâu?
* Khoáng sản của châu Phi chủ yếu tập trung ở phía bắc, phía nam và tây nam:
- Phía bắc tập trung chủ yếu các khoáng sản: Sắt, dầu mỏ, khí tự nhiên, phốt phát…
- Phía nam tập trung nhiều loại khoáng sản, đặc biệt là các loại kim loại quý: Vàng, chì, kẽm, kim cương, đồng, uranium, mangan, niken, sắt…
- Phía tây nam tập trung các khoáng sản: dầu mỏ, mangan, sắt, bôxit, vàng, kim cương, phốt phát…
Câu 5 Tại sao Châu Phi có nguồn tài nguyên phong phú nhưng đa số các nước ở châu Phi lại có nền kinh tế kém phát triển?
Châu Phi có nguồn tài nguyên phong phú nhưng đa số các nước ở châu Phi đều có nền kinh tế kém phát triển (châu Phi chỉ đóng góp 1,9% GDP toàn cầu năm 2004) là vì:
- Do hậu quả thống trị nhiều thế kỉ qua của chủ nghĩa thực dân Nguồn tài nguyên ở châu Phi đang bị khai thác mạnh Tài nguyên rừng bị khai thác quá mức để lấy gỗ, chất đốt và mở rộng diện tích đất canh tác làm cho đất đai bị hoang mạc hóa Khoáng sản bị khai thác nhằm mang lại lợi nhuận cho các công ti nước ngoài làm cho nguồn tài nguyên bị cạn kiệt và ô nhiễm môi trường
- Mặt khác, các cuộc xung đột sắc tộc, sự yếu kém trong quản lí đất nước của nhiều quốc gia châu Phi còn non trẻ, trình độ dân trí thấp, cũng hạn chế nhiều đến sự phát triển của châu lục này
Câu 6 Các nước châu Phi cần có giải pháp gì để khắc phục khó khăn trong quá trình khai thác
- Đầu tư phát triển mạnh thủy lợi để chống khô hạn
- Tăng cường bảo vệ rừng và trồng rừng
Câu 7 Hãy cho biết vấn đề nổi bật về dân cư và xã hội châu Phi
- Dân số tăng nhanh, tỉ suất gia tăng tự nhiên dân số cao nhất trong các châu lục (2,3 % năm 2005), gấp 1,9 lần mức trung bình của TG
- Tuổi thọ trung bình thấp, chỉ đạt 52 tuổi (năm 2005), thấp hơn tuổi thọ trung bình của TG 15 tuổi
- Tập trung đến 2/3 số người nhiễm HIV của TG
- Chỉ số HDI thấp, tập trung nhiều nước nghèo nhất TG
- Trình độ dân trí thấp
- Nhiều hủ tục chưa được xóa bỏ
- Các cuộc xung đột sắc tộc cũng thường xuyên xảy ra
Câu 8 Những vấn đề về dân cư và xã hội châu Phi có tác động như thế nào tới sự phát triển kinh
tế của châu lục này?
* Những vấn đề về dân cư và xã hội của châu Phi vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của nền kinh
tế chậm phát triển:
- Dân số đông, lại tăng nhan, trong lúc nền kinh tế còn nghèo nên dẫn đến chất lượng cuộc sống thấp, sức khỏe không đảm bảo, trình độ dân trí thấp… Nguồn lao động lớn nhưng không đảm bảo về thể lực nên khó đáp ứng được những yêu cầu của sự phát triển kinh tế Vì vậy, nhiều nước châu Phi phải phụ thuộc rất lớn vào các công ti nước ngoài
- Những vấn đề về dân cư và xã hội của châu Phi đã hạn chế sự đầu tư của nước ngoài (trình độ dân trí thấp, sức khỏe kém, bệnh tật, đói nghèo, các cuộc xung đột…)
Trang 20- Hàng năm các nước ở châu Phi phải bỏ ra một nguồn ngân sách lớn cho việc giải quyết các vấn đề
về dân cư và xã hội Việc tập trung giải quyết các vấn đề về dân cư và xã hội đã dẫn đến việc đầu tư phát triển kinh tế có phần chững lại Đặc biệt các cuộc xung đột sắc tộc xảy ra không những làm thiệt hại đến tính mạng của con người, phá hoại tài sản; mà còn làm cho nền kinh tế bất ổn định
Dân số tăng nhanh, bệnh tật, đói nghèo, trình độ dân trí thấp… làm cho nền kinh tế chậm phát triển; kinh tế chậm phát triển dẫn đến chất lượng cuộc sống thấp, đói nghèo, bệnh tật… Đó là vòng luẩn quẩn của phần lớn các nước châu Phi
Câu 9 Hãy trình bày những vấn đề kinh tế đáng quan tâm của châu Phi
- Đa số các nước ở châu Phi vẫn là những nước nghèo, kinh tế kém phát triển
- Châu Phi chỉ đóng góp 1,9 % trong GDP toàn cầu (năm 2004), một con số quá thấp
- Tốc độ tăng trưởng GDP còn chậm Ví dụ: Nam Phi chỉ có 3,7 %, Công gô 4,0 %
- Ngành công nghiệp của nhiều nước còn phụ thuộc rất lớn vào các công ti tư bản nước ngoài
Câu 10 Nguyên nhân nào dẫn đến nền kinh tế của nhiều nước châu Phi vẫn còn kém phát triển?
- Nguyên nhân sâu xa là do sự thống trị nhiều thế kỉ qua của chủ nghĩa thực dân Phần lớn các nước châu Phi mới giành được độc lập từ giữa thế kỉ XX, chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh
- Các cuộc xung đột sắc tộc cũng góp phần hạn chế đến sự phát triển kinh tế
- Sự yếu kém trong quản lí đất nước của nhiều quốc gia châu Phi non trẻ, cùng với trình độ dân trí thấp, đói nghèo, bệnh tật là nguyên nhân trực tiếp làm cho nền kinh tế của châu lục này phát triển chậm
- Một nguyên nhân nữa phải kể đến đó là điều kiện tự nhiên quá khắc nghiệt
Tiết 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA MĨ LA TINH Câu 1 Hãy cho biết điều kiện tự nhiên của Mĩ La Tinh có những thuận lợi và khó khăn nào đối với sự phát triển kinh tế?
- Thuận lợi:
+ Phía tây giáp TBD, phía đông giáp ĐTD, hai đại dương này thông với nhau qua kênh đào Panama, tạo thuận lợi cho việc phát triển giao thông đường biển và các ngành kinh tế biển khác Phía bắc là trung tâm kinh tế lớn của TG- Hoa Kì, thuận lợi cho việc giao lưu, học hỏi kinh nghiệm
+ Lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ độ nên khí hậu có sự phân hóa đa dạng: phần lớn lãnh thổ nằm trong vành đai khí hậu xích đạo và nhiệt đới, lại tiếp giáp biển nên nhiệt ẩm dồi dào, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và phát triển rừng
+ Có nhiều tài nguyên khoáng sản, chủ yếu là quặng kim loại màu, kim loại quý và nhiên liệu Đây là cơ sở quan trọng để phát triển ngành công nghiệp
+ Có nhiều đồng bằng lớn, đất đai màu mỡ, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và phát triển rừng Các cao nguyên và sơn nguyên phần lớn khá bằng phẳng, dễ khai thác, có đất feralit thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, có nhiều đồng cỏ để phát triển chăn nuôi
- Khó khăn:
+ Khu vực Trung Mĩ thường chịu các thiên tai như bão, sóng thần
+ Lãnh thổ hẹp ngang nên chịu tác động mạnh của biển
+ Dãy núi Anđet chạy dọc phía tây, ngăn cản sự tác động của biển vào nội địa; phía tây nam và phía nam chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh nên khí hậu phần nào cũng khắc nghiệt, hình thành các hoang mạc và bán hoang mạc
Trang 21Câu 2 Hãy trình bày những thuận lợi về nguồn lực tự nhiên của các nước châu Mĩ La tinh trong phát triển kinh tế xã hội
Những thuận lợi về nguồn lực tự nhiên của các nước châu Mĩ La tinh trong phát triển kinh tế xã hội
- Các nước Mĩ La tinh có nhiều đồng bằng châu thổ với diện tích rộng lớn, đất đai trù phú thuận lợi để phát triển nông nghiệp Bên cạnh đó, các Mĩ La tinh còn có tài nguyên đất, khí hậu thuận lợi cho phát triển rừng, chăn nuôi đại gia súc, trồng các cây công nghiệp và cây ăn quả nhiệt đới
- Mĩ La tinh có nhiều tài nguyên khoáng sản, chủ yếu là quặng kim loại màu, kim loại quý và nhiên liệu có giá trị kinh tế lớn thuận lợi cho việc phát triển ngành công nghiệp nói riêng và sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung
- Ngoài ra, Mĩ La tinh còn có sự đa dạng về thực động vật, đặc biệt là các nơi rừng rậm nhiệt đới thuộc lưu vực sông Amazôn, nơi bảo tồn nhiều loại động thực vật quý hiếm Hệ thống sông, hồ ở
Mĩ La tinh có giá trị lớn về thủy điện, giao thông, du lịch,
Câu 3 Hãy trình bày những đặc điểm nổi bật về dân cư và xã hội Mĩ La Tinh
- Ỏ hầu hết các nước Mĩ La Tinh dân cư còn nghèo đói Cho tới đầu thế kỉ XXI, số dân sống dưới mức nghèo khổ của Mĩ La Tinh còn khá đông, dao động từ 37 % đến 62 %
- Thu nhập có sự chênh lệch giữa người giàu và người nghèo
- Cuộc cải cách ruộng đất không triệt để đã tạo điều kiện cho các chủ trang trại chiếm giữ phần lớn đất canh tác Dân nghèo không có ruộng kéo ra thành phố tìm việc làm, dẫn đến tình trạng đô thị hóa
tự phát Dân cư đô thị chiếm đến 75 % dân số, nhưng có 1/3 trong số đó sống trong điều kiện khó khăn
Câu 4 Vì sao các nước Mĩ La Tinh có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế, nhưng
tỷ lệ nghèo ở khu vực này vẫn còn cao?
- Vì phần lớn diện tích ruộng đất canh tác tập trung vào tay số ít những người giàu, còn tầng lớp người nghèo đông đảo lại không có ruộng đất để canh tác
- Dân nghèo kéo ra thành phố kiếm việc làm, chủ yếu làm thuê cho các ông chủ giàu có, học sống trong những ngôi nhà ổ chuột, đời sống khó khăn
- Không chỉ ruộng đất, mà còn các nguồn lợi tài nguyên khác đều tập trung vào tay người giàu, việc khai thác các nguồn tài nguyên chủ yếu mang lại lợi ích cho tầng lớp giàu có Vì vậy người dân nghèo
đã nghèo lại càng nghèo thêm, người giàu lại giàu thêm
Câu 5 Hãy trình bày một số vấn đề kinh tế nổi bật của Mĩ La Tinh
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế không đều và không ổn định: năm 1990 tốc độ tăng trưởng GDP chỉ có 0,5 %; năm 1995 giảm xuống còn 0,4 %; đến năm 2000 lại tăng lên khá nhanh, đạt 2,9 %; nhưng đến năm 2002 lại giảm xuống còn 0,5 %; đến năm 2004 lại tăng lên đột ngột, đạt 6,0 %
- Đầu tư nước ngoài vào Mĩ La Tinh giảm dần, nguồn FDI cuối thập niên 90 đạt 70-80 tỉ USD/năm; đến năm 2003 giảm xuống còn 31 tỉ USD; năm 2004 tăng lên, nhưng cũng chỉ đạt 40 tỉ USD
- Nợ nước noài lớn Ví dụ: Braxin năm 2004 nợ 220 tỉ USD, Achentina nợ 158 tỉ USD
- Những năm gần đây, nhiều quốc gia Mĩ La Tinh đã tập trung cũng cố bộ máy nhà nước, phát triển giáo dục, cải cách kinh tế, quốc hữu hóa một số ngành kinh tế, thực hiện CNH đất nước, tăng cường và
mở rộng buôn bán với nước ngoài, nên tình hình kinh tế từng bước được cải thiện: XK tăng nhanh đạt
21 % năm 2004, lạm phát được khống chế Tuy nhiên, quá trình cải cách kinh tế đang gặp sự phản ứng của các thế lực bị mất quyền lợi từ nguồn tài nguyên giàu có ở các quốc gia này
Câu 6 Tại sao các nước châu Mĩ La tinh có nền kinh tế chậm phát triển nhưng lại có tỉ lệ dân cư
đô thị chiếm đến 75% dân số?
Trang 22- Hiện tượng đô thị hóa tự phát: dân cư đô thị Mĩ La tinh chiếm tới 75% dân số, song có đến
1/3 dân số đô thị sống trong điều kiện khó khăn Quá trình đô thị hóa luôn diễn ra trước quá trình công nghiệp hóa gây nên tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế của các quốc gia Mĩ La tinh Khu vực
Mĩ La tinh có nhiều thành phố đông dân như: Thủ đô Mê-hi-cô (26 triệu người) và các thành phố có số dân trên 10 triệu người (Xaopaolô, Riôđegianêrô, Buênôt Airet, )
- Nguyên nhân dẫn đến đô thị hóa tự phát ở Mĩ La tinh: Do mức độ chênh lệch quá lớn về thu
nhập giữa người giàu và người nghèo, giữa thành thị và nông thôn diễn ra ở hầu hết các nước Mĩ La tinh Các cuộc cải cách ruộng đất không triệt để tạo điều kiện cho các chủ trang trại chiếm giữ phần lớn đất canh tác Dân nghèo không có ruộng kéo ra thành phố tìm việc làm, gây nên hiện tượng đô thị hóa tự phát
Câu 7 Nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế Mĩ La Tinh phát triển không ổn định?
- Mặc dù giành được độc lập khá sớm, nhưng do các nước Mĩ La Tinh đã duy trì có cấu xã hội
phong kiến trong thời gian dài, các thế lực bảo thủ của Thiên chúa giáo tiếp tục cản trợ sự phát triển xã hội Do chưa xây dựng được đường lối phát triển KTXH độc lập, tự chủ, nên kinh tế các nước Mĩ La Tinh phát triển chậm, thiếu ổn định, phụ thuộc vào các công ti tư bản nước ngoài, nhất là Hoa Kì
- Tình hình chính trị không ổn định đã tác động không nhỏ đến sự phát triển KTXH Mĩ La Tinh, đặc biệt ảnh hưởng tới sự đầu tư của nước ngoài Chính sự bất ổn định của tình hình chính trị đã làm cho nguồn vốn FDI đến Mĩ La Tinh ngày càng giảm
- Sự phân chia giàu nghèo trong xã hội biểu hiện rõ nét, nguồn tài sản lớn thuộc về số ít người giàu, còn người dân nghèo đông đảo lại không có gì, phải đi làm thuê Chính vì vậy, việc cải cách nền kinh
tế gặp nhiều khó khăn, do động chạm đến quyền lợi của các thế lực giàu có trong xã hội Điều đó làm cho nền kinh tế chủa nhiều nước Mĩ La Tinh khó đạt tới trạng thái ổn định
Trang 23Tiết 3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ KHU VỰC TRUNG Á
Câu 1 Trình bày đặc điểm tự nhiên và xã hội của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á
Câu 2 Nêu những đặc điểm giống nhau của 2 khu vực Tây Nam Á và Trung Á Nêu nguyên nhân và hậu quả của sự xung đột tôn giáo, sắc tộc và nạn khủng bố trong khu vực?
* Khu vực Tây Nam Á và Trung Á có những điểm giống nhau:
+ Cùng có vị trí địa lý, chính trị rất chiến lược
+ Cùng có nhiều dầu mỏ và các tài nguyên khác Hai khu vực giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp dầu mỏ cho thế giới
+ Tỉ lệ dân cư theo đạo Hồi cao
+ Thường xuyên xảy ra các cuộc chiến tranh, xung đột giữa các quốc gia, giữa các dân tộc tôn giáo, giữa các giáo phái trong Hồi giáo, nạn khủng bố
* Nguyên nhân và hậu quả của sự xung đột tôn giáo, sắc tộc và nạn khủng bố:
+ Do tranh chấp quyền lợi: đất đai, tài nguyên, nguồn nước…
+ Do khác biệt về tư tưởng, định kiến về tôn giáo, dân tộc có nguồn gốc từ lịch sử
+ Do các thế lực bên ngoài can thiệp nhằm vụ lợi
* Hậu quả của sự xung đột tôn giáo, sắc tộc và nạn khủng bố:
+ Gây mất ổn định ở mỗi quốc gia, trong khu vực và làm ảnh hưởng tới các khu vực khác
+ Đời sống nhân dân bị đe dọa và không được cải thiện, kinh tế bị hủy hoại và chậm phát triển + Ảnh hưởng tới giá dầu và phát triển kinh tế của thế giới
Câu 3 Chứng minh rằng, khai thác dầu lửa là ngành kinh tế quan trọng của các nước Tây Nam
Á và Trung Á
- Thế mạnh về nguồn tài nguyên dầu khí: Tây Nam Á và Trung Á đều có trữ lượng dầu mỏ lớn, chiếm trên 50% trữ lượng của thế giới
- Sự phát triển của ngành khai thác dầu khí (so sánh lượng dầu thô khai thác và lượng dầu thô tiêu
dùng): Công nghiệp khai thác dầu mỏ phát triển mạnh, sản lượng khai thác của một số nước năm 2003:
Ả-rập Xê-út (263 tỉ thùng), I-ran (131 tỉ thùng), I-rắc (115 tỉ thùng),
+ Sản lượng dầu thô khai thác lớn hơn nhiều so với lượng dầu thô tiêu dùng Cụ thể:
Đặc điểm khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á
Vị trí địa lí mang tính chiến lược, nhiều dầu mỏ và sự tồn tại của các vấn đề dân tộc mang tính lịch sử, đa số dân cư theo Đạo Hồi
Khu vực Tây Nam Á
- Diện tích khoảng 7 triệu
km2
- Tài nguyên chủ yếu là dầu
mỏ và khí đốt với trữ lượng lớn, tập trung ở vịnh PecXich
- Nhiều quốc gia có nền văn minh rực rỡ từ thời cổ đại
- Là nơi ra đời của các tôn giáo lớn
Khu vực Trung Á
- Diện tích gần 5,6 triệu km2
- Giàu tài nguyên thiên nhiên: Dầu mỏ, khí đốt tự nhiên, than đá có ở hầu hết các nước Ngoài ra, còn có kim loại đen, kim loại màu, tiềm năng thủy điện,
- Khí hậu khô hạn
- Đa dân tộc, mật độ dân số thấp, chịu
ảnh hưởng sâu sắc của Đạo Hồi
- Được kế thừa văn hóa của cả phương
Đông và phương Tây
Trang 24*Trung Á: lượng dầu thô khai thác là 1172,8 nghìn thùng/ngày, lượng dầu thô tiêu dùng là
Kì Nguồn thu từ dầu mỏ của các chiếm đến gần 90% giá trị GDP, thu nhập bình quân đầu người cao cũng nhờ dầu mỏ
Kết luận: Từ những lí do trên chứng tỏ ngành khai thác dầu lửa là ngành kinh tế quan trọng, chủ
yếu của các nước Tây Nam Á và Trung Á
Câu 4 Tại sao khu vực Tây Nam Á và Trung Á được coi là “điểm nóng” của Thế giới?
- Xét về vị trí địa lý cả Tây Nam Á và Trung Á đều có vị trí chính trị chiến lược:
+ Tây Nam Á với vị trí Tây Nam châu Á, tiếp giáp với 3 châu lục Á Âu Phi, án ngự trên đường giao thông hàng hải quốc tế từ Âu sang Á qua kênh đào Xuyê, nơi có “rốn” dầu mỏ của thế giới là vịnh Pecxich
+ Trung Á với vị trí là trung tâm của châu Á, tiếp giáp nhiều quốc gia lớn như Liên Bang Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, nơi con đường tơ lụa đi qua nên nơi đây có sự giao thoa văn hóa giữa Đông-Tây,
là một vùng đệm đầy bất ổn
- Tây Nam Á và Trung Á được coi là “điểm nóng” của thế giới Điểm nóng không đơn thuần là cái nóng của khí hậu, cái nóng của súng đạn, mà còn nóng do những bất ổn về chính trị, về những tranh chấp ảnh hưởng ở khu vực này của nhiều cường quốc
- Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ những mâu thuẫn về các quyền lợi: đất đai, nguồn nước, dầu mỏ…, các định kiến về dân tộc, tôn giáo, văn hóa, các vấn đề thuộc về lịch sử Ngoài ra còn có vấn đề can thiệp vụ lợi từ các thế lực bên ngoài Trong đó dầu mỏ là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất
- Những cuộc xung đột như: Giữa Ixaren và Palextin xoay quanh mâu thuẫn về lãnh thổ, định kiến dân tộc, tôn giáo…; chiến tranh giữa Iran và Irac, chiến tranh Vùng vịnh (năm 1991), chiến tranh Irac (năm 2003) nhằm tranh giành phạm vi ảnh hưởng, thu lợi từ nguồn dầu mỏ tại khu vực này của nhiều cường quốc mà đứng đầu là Hoa Kỳ…
- Hậu quả:
+ Kìm hãm sự phát triển kinh tế của khu vực
+ Tỷ lệ đói nghèo ngày càng cao (Palextin hơn 60% dân số sống trong cảnh đói nghèo)
+ Tác động đến giá dầu, từ đó tác động đến kinh tế thế giới
+ Mất ổn định chính trị xã hội, ảnh hưởng đến hòa bình thế giới
=> Các cuộc chiến tranh tuy đã kết thúc, nhưng tình hình chính trị xã hội ở đây vẫn chưa ổn định, nhiều cuộc khủng bố đẫm máu thường xuyên xảy ra làm cho khu vực này thật sự là điểm nóng của TG
Câu 5 Hãy trình bày những đặc điểm nổi bật về tự nhiên và xã hội của khu vực Tây Nam Á
- Những đặc điểm về tự nhiên:
+ Tây Nam Á là khu vực rộng lớn nằm ở phía tây nam châu Á, có 20 quốc gia và vùng
+ Tây Nam Á có vị trí địa lý khá thuận lợi cho sự phát triển KTXH Nằm ở ngã ba của 3 châu lục Á-Âu-Phi, thuận lợi cho sự trao đổi hàng hóa cũng như giao lưu văn hóa Đặc biệt, khu vực Tây Nam Á Tây Nam Á tiếp giáp với nhiều biển (biển Đỏ, biển Đen, Địa Trung Hải, Biển Caxpi) tạo thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa đến các khu vực khác bằng đường biển, nhất là vận chuyển dầu mỏ và khí đốt Nhưng về mặt chính trị thì VTĐL của Tây Nam Á khá nhảy cảm
Trang 25+ Tây Nam Á là vùng tập trung nhiều dầu mỏ và khí tự nhiên nhất TG, dầu mỏ và khí tự nhiên có mặt ở nhiều nơi, nhưng tập trung nhiều nhất ở vịnh Pecxich
- Những đặc điểm về xã hội:
+ Từ thời cổ đại, ở Tây Nam Á đã xuất hiện nhiều quốc gia có nền văn minh rực rỡ Đây cũng là nơi xuất hiện nhiêu tôn giáo có ảnh hưởng lớn trên TG Phần lớn dân cư ở đây theo đạo Hồi, một phần nhỏ theo tôn giáo khác
+ Các phần tử cực đoan của các tôn giáo, giáo phái đang góp phần gây ra sự mất ổn định trong khu vực
Câu 6 Tại sao gọi khu vực Tây Nam Á là một trong những điểm nóng của Thế giới?
- Vì đây là khu vực giàu dầu mỏ và khí tự nhiên nhất TG, nên thường xảy ra các cuộc tranh chấp giữa các quốc gia, đặc biệt các quốc gia có thế lực muốn đặt sự ảnh hưởng của mình đến các quốc gia này
- Đây cũng là khu vực có các phần tử cực đoan, các nhóm khủng bố, thường gây ra các cuộc xung đột gây mất ổn định trong khu vực
Câu 7 Tại sao khu vực Tây Nam Á luôn là khu vực bất ổn về chính trị của Thế giới?
Vì khu vực này có những đặc điểm sau:
- Có vị trí địa lý quan trọng:
+ Là nơi tiếp giáp 3 châu lục
+ Án ngự trên con đường giao thông đường biển quan trọng từ châu Á sang châu Âu và ngược lại bằng kênh đào Xuyê
+ Đầu cầu thâm nhập vào Trung Á- khu vực có tiềm năng lớn về dầu mỏ
+ Vị trí tiếp cận với các quốc gia có tiềm năng hạt nhân
- Có nguồn tài nguyên dầu mỏ, khí tự nhiên phong phú dồi dào với trữ lượng đứng đầu TG Hiện nay là khu vực cung cấp phần lớn dầu mỏ và khí tự nhiên cho TG
- Vùng đất có nhiều tôn giáo (Hồi, Do Thái, Thiên Chúa), các tín đồ của các giáo phái trên thường xuyên xung đột gây nhiều bất ổn về chính trị
- Tranh chấp đất đai giữa các nước trong khu vực vẫn là vấn đề nóng bỏng và chưa ngã ngũ, điển hình là Ixraen và Palextin
- Sự can thiệp của các thế lực bên ngoài, đặc biệt là Hoa Kỳ
Câu 8 Hãy trình bày những đặc điểm nổi bật về tự nhiên và xã hội của khu vực Trung Á
- Những đặc điểm tự nhiên:
nằm sâu trong nội địa, phần lớn không giáp biển, vì vậy khí hậu rất khô hạn
+ Khu vực Trung Á giàu tài nguyên thiên nhiên: dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, sắt, đồng, vàng, kim loại hiếm, uranium…; có tiềm năng thủy điện
- Những đặc điểm xã hội:
+ Trung Á có mật độ dân số thấp, đa dân tộc, tỉ lệ dân theo đọa Hồi cao (trừ Mông Cổ) + Trung Á từng có “con đường tơ lụa” đi qua, nên được tiếp thu nhiều giá trị văn hóa của
cả phương Đông và phương Tây
+ Những năm gần đây, Trung Á là khu vực thiếu ổn định của TG.
Câu 9 Khu vực Trung Á có những quốc gia nào? Vị trí địa lý của khu vực có đặc điểm gì? Đặc điểm đó có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình phát triển kinh tế của khu vực?
Cư rơ gư xtan, Tát gi ki xtan, Mông Cổ
Trang 26- Vị trí địa lí của khu vực Trung Á có đặc điểm là nằm sâu trong nội địa, phần lớn không giáp biển, chỉ có Ca dắc xtan, Tuốc mê ni xtan giáp biển Ca xpi và Ca dắc xtan, U dơ bê ki xtan giáp biển A ran, đây là những biển kín
- Với vị trí đó, khu vực Trung Á bị hạn chế trong việc giao lưu, trao đổi hàng hóa với các nước trên TG bằng đường biển, đây là một thiệt thòi lớn Các nước khu vực này chủ yếu giao lưu, trao đổi hàng hóa với các nước bên ngoài bằng đường bộ và đường hàng không, nên việc buôn bán với nước ngoài khá khó khăn vì giá cước vận chuyển cao Vị trí nằm sâu trong nội địa, phần lớn lãnh thổ không giáp biển, nên khí hậu khu vực này khô hạn, thiếu nước nghiêm trọng cho sinh hoạt và sản xuất
- Sự mâu thuẫn, xung đột giữa 2 dân tộc đã làm cho sự phát triển KTXH gặp nhiều trở ngại, vì phải
bỏ ra chi phí lớn cho các cuộc xung đột, tập trung giải quyết các vấn đề mâu thuẫn, xung đột, nên nền kinh tế chưa được đầu tư đúng mức Đặc biệt, đối với Pa le xtin, các cuộc xung đột kéo dài đã làm cho nền kinh tế bị khủng hoảng liên tục, đời sống nhân dân nghèo khổ Các cuộc xung đột còn làm thiệt hại đến tính mạng của người dân, phá hủy cơ sở hạ tầng và cơ sở vất chất kĩ thuật…
Câu 11 Hãy trình bày những vấn đề đang được quan tâm hiện nay ở khu vực Tây Nam Á và Trung Á
- Khả năng và vai trò cung cấp dầu mỏ: Là khu vực có trữ lượng lớn về dầu mỏ và khí tự nhiên, cung cấp nhiên liệu cho công nghiệp của nhiều quốc gia phát triển
- Xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng bố: Do mâu thuẫn về quyền lợi (đất đai, nguồn nước, tài nguyên…), định kiến về dân tộc, tôn giáo, văn hóa… gây nên tình trạng mất ổn định Sự can thiệp vụ lợi của các thế lực bên ngoài càng làm cho tình hình của khu vực trở nên phức tạp hơn, dẫn đến những cuộc khủng bố đẫm máu
=================================================================
Trang 27Câu hỏi : Sự kiện " Giờ Trái Đất " được tổ chức vào dịp cuối tháng 3 hàng năm, Việt Nam có tham gia hưởng ứng, biểu tượng của logo là " 60 + " Anh (chị) hãy cho biết ý nghĩa của biểu tượng logo " 60 + " là gì ? Mục đích của sự kiện này ?
“Giờ Trái đất”- Earth Hour – là một sự kiện quốc tế hàng năm do Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên khuyên các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh tắt điện và các thiết bị điện trong 1 giờ đồng hồ vào lúc 20h30 => 21h30 (theo giờ địa phương) vào ngày thứ 7 cuối cùng của tháng 3 hàng năm - Sự kiện này bắt đầu năm 2007, ở Sydney – Ôxtrâylia
- Việt Nam tham gia Giờ Trái Đất lần đầu tiên vào năm 2009, với 6 thành phố tham gia: Hà
Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hội An, Huế và Nha Trang Thành phố Hồ Chí Minh cho tắt điện nhiều địa điểm nổi tiếng ở trung tâm thành phố: Hồ Con Rùa, Dinh Độc Lập, Nhà hát lớn trong khoảng thời gian đã định Khu phố cổ Hội An thắp đèn lồng thay vì mở đèn điện Lượng điện giảm được 140 MW, tiết kiệm 133 triệu đồng
Đến năm 2010, nước ta đã có 19 tỉnh tham gia và cho đến hiện nay đã có 63 tỉnh thành của Việt Nam cùng tham gia chương trình này Trong 60 phút tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết của chiến dịch Giờ Trái đất 2014, công suất hệ thống giảm được 431 MW, sản lượng điện tiết kiệm được
là 431.000 kWh, tương đương khoảng 650 triệu đồng
- Ý nghĩa của biểu tượng logo " 60 + " :
Logo của chương trình được xây dựng từ nền bản đồ địa cầu, cắt bởi số 60 là con số phút kêu gọi tắt điện Hiện nay logo của Giờ Trái Đất được thêm dấu "+" sau số 60 với ý nghĩa Giờ Trái Đất không chỉ dừng lại ở 60 phút mà còn hơn thế nữa
"Giờ Trái đất không phải chỉ dừng lại ở hành động tắt đèn, mà đây là chiến dịch trong đó tất
cả mọi người trên thế giới cùng nhau đoàn kết và thể hiện họ có thể làm gì trong suốt cả năm để bảo
vệ hành tinh", ông Andy Ridley, Giám đốc và là người sáng lập chiến dịch Giờ Trái đất toàn cầu cho
biết
- Mục đích: Nhằm đề cao việc tiết kiệm điện năng và vì vậy làm giảm lượng khí thải điôxít
cacbon, một khí gây ra hiệu ứng nhà kính và nhằm đánh động sự chú ý của mọi người với ý thức bảo
vệ môi trường Việc này cũng giúp làm giảm ô nhiễm ánh sáng, và trong năm 2008, sự kiện này cũng
trùng khớp với thời gian bắt đầu của Tuần lễ Quốc gia về Bầu trời tối (National Dark Sky Week) ở Hoa
Kỳ
===============================================================
Trang 28BÀI 6 HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ Tiết 1 TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ Câu 1 Vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên của Hoa Kì có thuận lợi gì trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội?
* Tài nguyên thiên nhiên: Hoa Kì có nhiều nguồn tài nguyên, rất thuận lợi để phát triển kinh tế
- Có nhiều đồng bằng đất đai màu mở như: đồng bằng Trung tâm, đồng bằng ven biển Đại Tây Dương, đồng bằng ven vịnh Mê-hi-cô, là nơi rất thích hợp để phát triển nông nghiệp
- Tài nguyên khí hậu có sự đa dạng (khí hậu nhiệt đới, khí hậu ôn đới, khí hậu cận nhiệt, ) cho phép Hoa Kì phát triển đa dạng sản phẩm nông nghiệp Hoa Kì là một trong các trung tâm nông nghiệp lớn nhất thế giới
- Hoa Kì có nhiều loại tài nguyên khoảng sản, đặc biệt là các kim loại quý hiếm với giá trị kinh tế cao như: kim loại màu (vàng, đồng, chì, thiếc, ), than đá, dầu mỏ, quặng sắt, cung cấp nguồn nguyên nhiên liệu để phát triển công nghiệp
Câu 2 Hãy nêu đặc điểm vị trí địa lí của Hoa Kỳ Phân tích sự ảnh hưởng của VTĐL đến sự phát triển KT-XH của Hoa Kì
- Đặc điểm vị trí địa lí của Hoa Kỳ:
+ Nằm hoàn toàn trong bán cầu Bắc và bán cầu Tây
+ Nằm trong đới khí hậu ôn đới và cận nhiệt
+ Nằm giữa 2 đại dương lớn: ĐTD và TBD
+ Phía bắc giáp Ca na đa, phía nam giáp Mê hi cô
- Thuận lợi của VTĐL:
+ Nằm giữa 2 đại dương lớn TBD và ĐTD, hai đại dương lớn này được thông với nhau qua kênh đào Pa na ma Một vị trí hết sức thuận lợi cho Hoa Kì mở rộng giao lưu buôn bán với các nước trên
TG, đồng thời phát triển tổng hợp kinh tế biển
+ Giáp 2 đại dương lớn nên khí hậu của Hoa Kì chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, mát mẻ hơn, mưa nhiều hơn, thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất
+ Phía bắc giáp Ca na đa, là một nước có nền kinh tế phát triển, nên Hoa Kì có thể hợp tác phát triển kinh tế, học hỏi kinh nghiệm Đặc biệt phía nam Hoa Kì là các nước Mĩ La Tinh, đây là những nước giàu tài nguyên thiên nhiên, là nơi cung cấp nguồn nguyên liệu quan trọng cho Hoa Kì, đồng thời
là thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn của Hoa Kì
+ Với vị trí nằm kẹp giữa 2 đại dương lớn, cách xa các lục địa khác, nên Hoa Kì tránh được những thiệt hại do chiến tranh Vì vậy mà sau Chiến tranh TG thứ hai, Hoa Kì nhanh chóng trở thành cường quốc kinh tế TG, trong lúc các nước phát triển khác lại bận rộn khôi phục những hậu quả của chiến tranh
- Khó khăn của VTĐL:
+ Vùng biển phía nam Hoa Kì có nhiều thiên tai, bão, sóng thần…
+ Vì cách xa các lục địa khác, nên việc trao đổi hàng hóa với các châu lục khác khá tốn kém, chi phí vận chuyển lớn
Trang 29Câu 3 Hãy trình bày đặc điểm tự nhiên của phần lãnh thổ Hoa Kì nằm ở Trung tâm Bắc Mĩ
* Phần lãnh thổ Hoa Kì nằm ở trung tâm Bắc Mĩ phân hóa thành 3 vùng, mỗi vùng có một đặc điểm
tự nhiên riêng biệt:
- Vùng phía Tây với các dãy núi Coocđie đồ sộ
+ Gồm các dãy núi trẻ cao trung bình 2000 m, chạy song song theo hướng bắc-nam, xen lẫn là các bồn địa và cao nguyên có khí hậu hoang mạc và bán hoang mạc
+ Vùng này tập trung nhiều kim loại màu như vàng, đồng, chì Tiềm năng thủy điện lớn, do sông ngòi dốc, tốc độ dòng chảy lớn; diện tích rừng tương đối lớn
+ Ven TBD có các đồng bằng nhỏ, đất tốt, khí hậu cận nhiệt và ôn đới hải dương
- Vùng phía Đông gồm các dãy núi giá Apalat và các đồng bằng vên ĐTD
+ Dãy Apalat cao trung bình 1000-1500m, sườn thoải với nhiều thung lũng rộng cắt ngang, giao thông tiện lợi Khoáng sản chủ yếu là than đá, quặng sắt với trữ lượng lớn, nằm lộ thiên, dễ khai thác Nguồn thủy năng ở đây phong phú do có nhiều thác nước và là thượng nguồn của nhiều con sông Khí hậu ôn đới với lượng mưa tương đối lớn
+ Các đồng bằng phù sa ven biển ĐTD có diện tích tương đối lớn, đất đai phì nhiêu, khí hậu mang tính chất ôn đới hải dương và cận nhiệt đới, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp
- Vùng Trung tâm nằm giữa dãy Apalat và dãy Rocoki
+ Phần phía tây và phía bắc có địa hình gò đồi thấp, nhiều đồng cỏ thuận lợi cho phát triển chăn nuôi Phần phía nam là đồng bằng phù sa màu mỡ và rộng lớn do hệ thống sông Mitxixipi bồi đắp, rất thuận lợi cho trồng trọt
+ Khoáng sản có nhiều loại với trữ lượng lớn như than, quặng sắt, dầu mỏ, khí tự nhiên
+ Khí hậu của vùng thay đổi từ bắc xuống nam Các bang ven vinh Meehicô có khí hậu cận nhiệt, còn hầu hết các bang phía bắc có khí hậu ôn đới
Câu 4 Chứng minh rằng điều kiện tự nhiên của Hoa Kì thuận lợi cho phát triển cả công nghiệp lẫn nông nghiệp
- Những ĐKTN của Hoa Kì cho phép phát triển nền công nghiệp đa dạng:
+ Tài nguyên khoáng sản phong phú, trữ lượng lớn:
Khoáng sản Trữ lượng Vị thứ trên TG
Ngoài ra còn có: vàng, dầu mỏ, khí tự nhiên, bôxit, uranium, crôm…
+ Tài nguyên rừng giàu có, tài nguyên thủy sản phong phú, là nguồn nguyên liệu dồi dào cho ngành CN chế biến
+ Có nhiều sông lớn, đặc biệt sông ở miền Tây và miền Đông dốc, lắm thác ghềnh, nên thuận lợi cho phát triển thủy điện
- Những ĐKTN đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển nền nông nghiệp Hoa Kì:
+ Có nhiều đồng bằng rộng lớn ( ĐB trung tâm ĐB ven biển), đất đai màu mỡ, thuận lợi cho phát triển ngành trồng trọt Ngoài ra ở phía tây và phía bắc của vùng Trung tâm thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả
+ Có nhiều đồng cỏ ở vùng gò đồi thấp, thuận lợi cho phát triển chăn nuôi
+ Khí hậu phân hóa đa dạng (ôn đới lục địa, ôn đơi hải dương, cận nhiệt), thích hợp với nhiều loại cây trồng, lượng mưa hàng năm lớn thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp
Trang 30Câu 5 Cấu trúc địa hình của Hoa Kì đã mang đến những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế?
- Thuận lợi: Với cấu trúc địa hình là 2 dãy núi nằm 2 bên, đồng bằng nằm ở giữa tạo thành hình lòng máng Vào mùa hạ, địa hình lòng máng hút gió ở biển, mang mưa vào sâu trong lục địa Phía đông là dãy núi già, thấp, bị đứt gãy tạo thành các thung lũng, đây là điều kiện thuận lợi cho khí hậu hải dương ảnh hưởng sâu vào lục địa, đồng thời tạo thuận lợi cho giao thông vận tải
- Khó khăn: Dãy Coocđie đồ sộ án ngự ở phía tây, làn bức chắn ngăn cản sự tác động của TBD, làm cho một vùng rộng lớn ở phía đông dãy núi này khô hạn nghiêm trọng, hình thành hoang mạc và bán hoang mạc Vào mùa đông, địa hình lòng máng đã tạo điều kiện hút gió lạnh đông bác tràn xuống tận phía nam, ảnh hưởng xấu đến sản xuất
Câu 6 Nêu những thuận lợi và khó khăn của các khu vực địa hình của Hoa Kì đối với việc phát triển kinh tế - xã hội
Vùng phía
Đông
- Núi già A-pa-lat và các đồng bằng ven Đại Tây Dương, khí hậu ôn hòa, lượng mưa lớn
- Thủy năng phong phú
- Tài nguyên khoáng sản:
than đá, quặng sắt,
- Các đồng bằng phù sa ven Đại Tây Dương thuận lợi cho trồng nhiều loại cây lương thực, cây ăn quả,
- Dãy A-pa-lat với nhiều thung lũng cắt ngang giao thông thuận tiện
- Thuận lợi phát triển công nghiệp luyện kim
- Hiện tượng đất bạc màu ở vùng Ngũ hồ
- Nguồn tài nguyên
có nguy cơ cạn kiệt
- Phía nam là đồng bằng rộng lớn
- Nhiều tài nguyên: than
đá, quăng sắt, dầu mỏ, khí đốt,
- Đồng bằng trung tâm phù sa màu mỡ rất thuận lợi cho trồng trọt, khu vực phát triển nông nghiệp lớn nhất của Hoa
- Phát triển nông nghiệp trên đồng bằng ven biển
- Khai thác khoáng sản, tiềm năng năng lượng lớn
- Khí hậu khô hạn, diện tích hoang mạc lớn
- Địa hình không thuận lợi phát triển giao thông
Câu 7 Điều kiện tự nhiên của Hoa Kì có những khó khăn lớn nào?
- Do địa hình có dạng lòng máng theo hướng bắc-nam nên làm cho thời tiết bị biến động mạnh, thường xuyên xuất hiện nhiều thiên tai như lốc xoáy, vòi rồng, mưa đá
- Khu vực ven vịnh Meehicô thường bị bão nhiệt đới gây mưa và gió lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống
- Các bang trong vùng núi Coocđie và phía tây bắc của vùng Trung tâm có lượng mưa nhỏ, nên thiếu nước nghiêm trọng Vào mùa đông, các bang ở phía bắc và đông bắc thường có bão tuyết
- Vùng phía Tây, có địa hình núi cao hiểm trở, nên giao thông đi lại khó khăn
- Lãnh thổ quá rộng lớn, nên chi phí cho phát triển mạng lưới giao thông nội địa nối các vùng với nhau khá tốn kém
Trang 31Câu 8 Chứng minh rằng Hoa Kì là nước có dân số đông, tăng nhanh và dân số tăng nhanh một phần quan trọng là do nhập cư
- Hoa Kì có dân số đông: Đến tháng 7 năm 2008, dân số của Hoa Kì hơn 303 triệu người, là nước
có dân số đông thứ 5 TG
- Dân số Hoa Kì tăng nhanh: Lúc mới thành lập, dân số chỉ có khoảng 3 triệu người, đến năm 1800 dân số tăng lên 5 triệu người Càng về sau dân số tăng càng nhanh, từ 1960-1980 (trong vòng 20 năm) dân số tăng thêm 19 triệu người; nhưng từ 1900-1920 (cũng mất 20 năm) dân số tăng thêm đến 29 triệu người và từ 1980-2005 (trong vòng 25 năm) tăng thêm đến 69,5 triệu người
- Dân số tăng nhanh, một phần quan trọng là do dân nhập cư: từ 1820-2005 có 65 triệu người nhập cư; riêng năm 1998 có đến 600 nghìn người Trong lúc tỉ suất gia tăng tự nhiên thấp và ngày càng giảm
Câu 9 Dân nhập cư có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển KT-XH của Hoa Kì ?
- Dân nhập cư đã mang đến cho Hoa Kì không ít thuận lợi:
+ Người nhập cư đã đem lại cho Hoa Kì nguồn lao động lớn, trình độ cao và giàu kinh nghiệm Chỉ tính đến năm 1990 đã có 850 nghìn kic sư, bác sĩ đến sinh sống tại Hoa Kì Nhờ vậy, Hoa Kì tiết kiệm được chi phí đào tạo và nuôi dưỡng rất lớn
+ Người nhập cư đến Hoa Kì từ nhiều quốc gia, châu lục khác nhau, mang đến cho Hoa Kì các phong tục, tập quán, các bản sắc văn hóa khác nhau, tạo nên một nền văn hóa đa dạng
- Dân nhập cư đến Hoa Kì cũng gây ra những khó khăn trong việc giải quyết việc làm, chỗ ở, chi phí cho các phúc lợi xã hội khác Đặc biệt dân nhập cư trái phép đã gây khó khăn trong việc quản lí, bảo đảm an ninh trật tự xã hội…
Câu 10 Phân tích và giải thích sự phân bố dân cư ở Hoa Kì
- Dân cư ở Hoa Kì phân bố không đồng đều giữa các vùng lãnh thổ:
+ Do lịch sử, dân nhập cư thường phân bố ở những nơi có kiều kiện tự nhiên thuận lợi như Đông Băc, Tây Nam…
+ Mật độ dân số trung bình hiện nay của Hoa Kì là 31 người/km2 (năm 2005) Nhưng mật độ giữa các vùng có sự chênh lệch lớn Đông Bắc có mật độ dân số trung bình 300 người/km2, còn miền Tây mật độ dân số trung bình chỉ có 15 người/km2 Do vùng Đông Bắc có điều kiện tự nhiên thuận lợi,
là nơi định cư lâu dài của dân nhập cư; còn miền Tây có điều kiện tự nhiên khó khăn, giao thông vận tải chưa phát triển nhiều, đồi núi hiểm trở, có một vùng khô hạn rộng lớn, chỉ có ven TBD là điều kiện thuận lợi Các bang nằm giáp biển chiếm 66 % dân số, do ở đây điều kiện cho sinh hoạt và sản xuất đều thuận lợi, giao thông thuận tiện
+ Dân cư đang có xu hướng di chuyển từ các bang vùng Đông Bắc đến các bang phía Nam và ven TBD Do vùng Đông Bắc được khai thác sớm, dân cư đông đúc, trong lúc tài nguyên đã dần cạn kiệt; còn các bang phía Nam và ven TBD tài nguyên còn phong phú, đất đai còn nhiều, điều kiện tự nhiên và giao thông thuận lợi Hơn nữa các chiến lược phát triển kinh tế hiện nay đang hướng xuống vùng phía Nam và ven TBD
- Dân cư chủ yếu sống ở thành thị, tỉ lệ dân thành thị chiếm đến 79 % tổng dân số của Hoa Kì, nhưng chủ yếu sống ở các đô thị nhỏ và vừa Tỉ lệ dân thành thị cao là do quá trình đô thị hóa phát triển mạnh
Câu 11 Hiện nay trong xã hội của Hoa Kì có những vấn đề gì cần quan tâm giải quyết?
- Hoa Kì là một quốc gia của những người nhập cư với nhiều phong tục, tập quán khác nhau đã tạo nên một nền văn hóa đa dạng Nhưng cũng chính sự khác nhau đó nên không tránh khỏi những mâu thuẫn trong xã hội, gây khó khăn cho việc quản lí xã hội
- Sự chênh lệch về thu nhập trong xã hội Hoa Kì là vấn đề cần quan tâm nhất Hiện nay sự chênh lệch giữa người giàu với người nghèo ngày càng tăng Thu nhập hàng năm của 2,5 triệu người giàu
Trang 32nhất bằng thu nhập của 100 triệu người nghèo Sự phân hóa giàu nghèo sâu sắc là một trong những nguyên nhân của tình trạng mất an ninh xã hội
Câu 12 Bằng hiểu biết của bản thân và từ những kiến thức đã học, em hãy chứng minh tính năng động của dân cư Hoa Kì
- Dân cư gồm nhiều thành phần dân tộc: Người Anh Điêng, người da trắng, người da đen, người da vàng và con lai
- Lịch sử nhập cư và nơi phân bố của dân cư Hoa Kì: Hoa Kì là đất nước của những người nhập
dân (trong 2 cuộc đại chiến một phần lớn các nhà khoa học di cư đến Hoa Kì) nên nguồn lao động có
trình độ cao và giàu kinh nghiệm
+ Luồng nhập cư của người da trắng thế kỉ XVII-XIX, chủ yếu định cư ở vùng Đông Bắc + Luồng nhập cư của người da đen vào thế kỉ XVII đến giữa thế kỉ XIX, tập trung ở đồng bằng trung tâm và phía nam
+ Luồng nhập cư của người da vàng (châu Á) vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, tập trung ở khu vực miền Tây
- Xu hướng thay đổi sự phân bố dân cư của Hoa Kì: dân cư di chuyển từ bắc xuống nam và từ đông sang tây phù hợp với quá trình khai thác lãnh thổ
- Suy nghĩ của nguồn lao động Hoa Kì rất táo bạo, dám nghĩ dám làm
Kết luận: Quá trình nhập cư và xu hướng di chuyển dân cư của Hoa Kì phù hợp với quá trình khai
thác lãnh thổ thể hiện tính năng động Đây là nhân tố quan trọng thúc đẩy nền kinh tế Hoa Kì phát triển
Tiết 2 KINH TẾ Câu 1 Hãy trình bày những đặc điểm chung của nền kinh tế Hoa Kì Nêu nguyên nhân làm cho nền kinh tế Hoa Kì nhanh chóng trở thành nước có GDP lớn nhất TG
* Đặc điểm chung của nền kinh tế Hoa Kì:
- Nền kinh tế Hoa Kì có quy mô lớn: GDP năm 2007 đạt 13 840 tỉ USD, gần bằng các nước châu
Âu cộng lại, lớn hơn châu Á, châu Phi
- Nền kinh tế Hoa Kì là nền kinh tế thị trường điển hình: Sự phát triển kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào mức độ tiêu thụ hàng hóa và sử dụng dịch vụ trong nước Mọi kế hoạch sản xuất được hình thành trên cơ sở dự báo nhu cầu tiêu dùng của xã hội
- Hoạt động kinh tế dựa trên quan hệ cung – cầu, hàng triệu tổ chức hợp tác với hình thức đa dạng
đã được hình thành
- Nền kinh tế Hoa Kì có tính chuyên môn hóa cao: Trong công nghiệp, tính chuyên môn hóa được thể hiện rõ trong các ngành chế tạo máy bay, ôtô, chế biến thực phẩm… với nhiều sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng như Booing, Ford, Coca Cola… Trong nông nghiệp, thể hiện ở việc hình thành các vùng chuyên canh, đa canh, phân bố tập trung
* Nguyên nhân:
- Nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào
- Nguồn lao động có trình độ kỹ thuật do nguồn nhập cư mang đến
- Sức lao động sớm được giải phóng
- Đất nước không bị 2 cuộc chiến tranh thế giới tàn phá
- Nguồn lợi từ bán vũ khí, hàng hóa
- Chính sách thực dân mới khai thác tài nguyên, mở rộng thị trường
Trang 33Câu 2 Hãy nêu đặc điểm ngành dịch vụ của Hoa Kì Giải thích tại sao Hoa Kì là nước nhập siêu nhưng vẫn có nền kinh tế mạnh nhất thế giới?
* Đặc điểm ngành dịch vụ của Hoa Kì:
Dịch vụ của Hoa Kì phát triển mạnh Năm 2004 chiếm 79,4% GDP Hoạt động dịch vụ rất đa dạng, không chỉ trong nước mà còn mở rộng trên toàn thế giới
- Ngoại thương: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 2344,2 tỉ USD (chiếm khoảng 12% tổng giá trị ngoại thương của toàn thế giới) Nhập siêu là 707,2 tỉ USD
- Giao thông vận tải: Hiện đại nhất thế giới Phát triển tất cả các loại đường: đường hàng không, đường ôtô, đường sắt, đường biển, đường ống
- Các ngành tài chính, thông tin liên lạc, du lịch:
+ Tài chính: Năm 2002 có hơn 600 nghìn tổ chức ngân hàng, chi nhánh tỏa khắp toàn cầu
+ Thông tin liên lạc: Hiện đại nhất TG, mạng thông tin phủ toàn cầu, có nhiều vệ tinh và thiết lập
hệ thống định vị toàn cầu (GPS)
+ Du lịch: Rất phát triển, thu hút nhiều du khách, doanh thu lớn (74,5 tỉ USD năm 2004)
* Hoa Kì là nước nhập siêu, nhưng vẫn có nền kinh tế mạnh nhất thế giới, là vì:
- Sự phát triển kinh tế của Hoa Kì chủ yếu nhờ vào mức độ tiêu thụ hàng hóa và sử dụng dịch vụ trong nước Hoa Kì có thị trường nội địa rất lớn, sức mua trong dân cư là nhân tố chủ yếu làm tăng GPD của Hoa Kì
- Hoa Kì có nhiều nguồn thu từ các hoạt động khác: ngân hàng, tài chính, du lịch…
- Đồng đôla có giá trị cao cũng là nguyên nhân làm cho Hoa Kì có giá trị nhập khẩu cao hơn xuất khẩu
Câu 3 Hoa Kì là siêu cường quốc kinh tế số một trên thế giới, nhưng tại sao giá trị nhập siêu của Hoa Kì ngày càng tăng?
- Hoa Kì là nước có quy mô nền kinh tế lớn nhất thế giới Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của Hoa Kì năm 2004 là 2344,2 tỉ USD (chiếm khoảng 12% tổng giá trị ngoại thương thế giới) Giá trị nhập siêu của Hoa Kì năm 1990 là 123,4 tỉ USD, nhưng năm 2004 đã tăng lên 707,2 tỉ USD
- Quy mô nền kinh tế lớn nên dù Hoa Kì có nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú cũng không
đáp ứng đủ nhu cầu của nền kinh tế Các mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kì chủ yếu là nguyên, nhiên liệu, nông phẩm, sản phẩm dệt may,
- Quy mô dân số của Hoa Kì lớn nên số lượng nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng lớn
Câu 4 Hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố công nghiệp của Hoa Kì
- Tình hình phát triển công nghiệp của Hoa Kì:
+ CN Hoa Kì phát triển mạnh vào loại hàng đầu TG, là ngành tạo ra nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu của Hoa Kì Tuy nhiên, do sự phát triển nhanh của ngành dịch vụ, nên tỉ trọng giá trị sản lượng
CN trong GDP có xu hướng giảm; năm 1960 là 33,9 %, năm 2004 giảm xuống còn 19,7 %
+ Sản lượng một số sản phẩm có vị thứ cao trên TG: sản lượng điện và sản lượng ô tô đứng thứ nhất TG; than đá và khí tự nhiên đứng thứ 2 TG; dầu thô đứng thứ 3 TG; nhôm đứng thứ 4 TG
+ Sản xuất CN gồm 3 nhóm ngành:
CN khai khoáng phát triển mạnh, đặc biệt trong thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX Hoa Kì đứng đầu TG về khai thác phốt phát và môlipđen; đứng thứ 2 về khai thác vàng, đồng, bạc, chì, than đá và thứ 3 về dầu mỏ
CN chế biến chiếm 84,2 % giá trị xuất khẩu Các ngành quan trọng là: hóa chất, chế tạo máy, điện tử viễn thông, chế biến thực phẩm, sản xuất phương tiện GTVT
CN điện lực với cơ cấu ngành đa dạng gồm nhiệt điện, thủy điện, điện nguyên tử, địa nhiệt, điện Mặt trời, điện từ gió…
+ Cơ cấu giá trị sản lượng giữa các ngành CN có sự thay đổi: giảm tỉ trọng các ngành CN luyện kim, dệt, gia công đồ nhựa… tăng tỉ trọng các ngành CN hàng không vũ trụ, điện tử…