Hỏi: “Tại sao bạn từ bỏ công việc cũ?” Câu trả lời tốt nhất là: “…để tìm một cơ hội nghề nghiệp tốt hơn, nhiềuthử thách trong công việc hơn, có trách nhiệm hơn và công việc đa dạng hơn…”
Trang 1Nhung cau interview bang tieng anh va tieng viet thong dung thuong gap khi di xin viec lam:
1. Why do we hire you over than other peoples? (tai sao cong ty phai nhan ban lam viec ma ko phai la nguoi khac?)
2. What is your greatest strength? (diem manh cua ban la gi?)
3. What are your weaknesses? (diem yeu cua ban la gi?)
4. Lam` duoc nhung gi` va co kha nang gi dac biet?(what can you do and what are your special ideas to work ?)
5. Ban co the lam gi cho cong ty phat trien? (how can you help our company development?)
6. Ban da hoc o truong nao` , chuyen nganh` (which university did you graduated and your major?
7. Xem bang cap.( look at your diploma)
8. Co’ kha nang tham gia lam viec va hoac dong nhom co tot’ ko? ( can you work and enjoy good with your team)
9. Kha nang lam viec tu lap co tot’ ko? ( how much independent ability to work do you have?)
10. How would you make a good employee?(bang cach nao ban co the tro thanh mot nhan vien tot’?)
11. How much experience do you have? (ban co duoc bao nhieu kinh nghiem cho cong viec nay?) Answer: well, I haven’t experienced yet but I’m looking forward
to learning about the oil industry (da, toi chua co kinh nghiem trong nghe
nghiep nhung toi rat mong muon’ duoc hoc hoi ve nganh cong nghiep dau)->> (tham khao cau tra loi` nay di nghe chuan lam’ do’)
12. Why do you need this job? (tai sao ban can cong viec nay`?)
13. If we hire you, when will you able to start working? (neu cong ty nhan ban lam viec, thi` khi nao ban co the bat’ dau` lam viec?) answer: whenever you allow
me to start working
14. Why do you want to work here? (tai sao ban muon lam o cong ty nay`?)
15. What can you bring to the job, as an experienced team player ? ( ban co the mang den nhung gi trong cong viec nhu la mot cau thu bong da’ giau` kinh nghiem?)
16. Why do u think you are suitable to the job ?( vi sao ban nghi ban thich hop cong viec nay )
Nhung cau giao tiep thong dung bang tieng anh thuong gap hang ngay`:
Trang 21. Hi boss, sir, mr(for men)/madam/ miss(co)/ mrs (ba`)/ ms( ba` nhung muon dau’ la minh da ket hon) + name
2. How are you? / How are you doing? / How do you do? Answer: I’m good,ok, fine, so so, not bad, still alive(dung cho nguoi minh hok muon noi chuyen, bat dat’ di~ moi tra loi` cho lich su hoac la kidding) sau do noi: Nice to meet you orpleased to meet you or I’m glad to know you or I’m happy to know you
3. Did you sleep good last night? (for close peoples)
4. How was your work? Answer: it’s/ my work was …
5. Did you enjoy it well? Answer: yes, I did… or no I didn’t … khi do ban se hoi la: why? / Tell me about it? Sau do la ke ra ly do…
6. Anything news from your work or life? ……
7. Can you do me a favour? ( toi lam phien ban mot viec duoc ko?) answer: yes, you can/ go head/ tell me about it if I can I will/ sure, you can ,… nhieu` lam’
tu xu~ di hiihihihi
8. May/ can I help you? (toi co the giup gi cho ban?)
9. May I go now? (toi co the di duoc chua? ==>> dung khi xin phep ai do de ve`)
10. May I introduce my friend to you? +ten nguoi noi chuyen( sir, mr: …) toi co the gioi thieu ban cua toi voi ngai` duoc ko?
11. Can I (see it/ have a look)? “ IT ” o day chi do` vat ong co the thay the tu ngu~ thich hop ma dung`
12. What more do you want? (Ban con muon gi nua~?)
13. Anything else? + Name of the peoples you are speaking with…
14. What did you do about it? Ban da~ lam gi voi van’ de` nay?
15. What time is it now / what is the time? Cho hoi may gio roi`?
16. Where will you meet me? Ban se gap toi o dau?
17. May I know your name? Xin vui long cho biet ten cua ban “ BAN” o day la chi ten nguoi tuy` truong hop ma thay the’ vao`
18. Make yourself comfortable please! Xin cu’ tu nhien
19. Don’t be late! Dung den’ muon
20. Be on time! Hay~ den dung gio nhe’
21. Don’t forget! Xin dung co quen
22. Come in! moi vao`
23. Do not enter! Cam’ vao`
24. Come this way! Xin moi di loi’ nay`
25. Get out from here! Go away! Ra khoi day ngay (dung truong hop khan cap’ hoac boss noi~ gian)
26. Do not touch? Dung co cham vao`!
Trang 3Những câu hỏi phỏng vấn thông dụng
Để chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn có hiệu quả, hãy tìm hiểu kỹ về
những câu hỏi mà có thể bạn sẽ bị nhà tuyển dụng “quay“ Dưới đây là
một số tình huống giúp bạn tham khảo:
Hỏi: “Bạn có thể giới thiệu về bản thân mình không?”
Câu hỏi này được sử dụng để đánh giá nhân cách, quá trình chuẩn bị,
kỹ năng giao tiếp và khả năng suy nghĩ của bạn trên bước đường vào nghề Hãy chuẩn bị sẳn một số thông tin về công việc mà bạn đã từng làm, những sở trường cá nhân, tóm tắt sơ lược quá trình tìm việc của bạn, nói về những kinh nghiệm mà bạn từng trải
Hỏi: “Tại sao bạn từ bỏ công việc cũ?”
Câu trả lời tốt nhất là: “…để tìm một cơ hội nghề nghiệp tốt hơn, nhiềuthử thách trong công việc hơn, có trách nhiệm hơn và công việc đa dạng hơn…”
Hỏi: “Tại sao bạn muốn nhận công việc này/tại sao bạn lại muốn làm việc tại công ty này?”
Hãy nói những hiểu biết của bạn về công ty và nhấn mạnh rằng bạn cảm thấy khá phù hợp với vị trí cần tuyển
Hỏi: “Bạn sẽ làm gì để cống hiến cho công ty này?”
Đây quả thực là một cơ hội để bạn ca ngợi chính mình, hãy đề cập đếnnhững kỹ năng mà bạn có và những gì mà vị trí tuyển dụng của bạn yêu cầu Ví dụ: “Tôi rất rành trong lĩnh vực bán hàng, làm việc nhóm rất tốt, khá nhạy bén khi tiếp cận một thị trường mới mẻ mà anh/chị đang mở rộng ở khu vực châu Á”…
Hỏi: “Bạn nghĩ gì về vị trí này?”
Câu hỏi này được dùng để nhận biết xem bạn có quan tâm đến vị trí này không, bạn đã làm những gì để tìm hiểu về vị trí này, hãy lắng nghe người phỏng vấn bạn và bạn có thể tóm tắt lại các thông tin một cách rõ ràng và chính xác
Trang 4Hỏi: “Bạn biết gì về công ty?”
Câu hỏi này dùng để xem mức độ yêu thích của bạn đối với công việc
và những hiểu biết của bạn về tổ chức và nền công nghiệp Nói về những nghiên cứu mà bạn đã thực hiện trong lĩnh vực mà bạn yêu thích đối với công ty, quy mô của nó, khách hàng chính và tình trạng hiện tại, xem xét thật kỹ các nguồn thông tin mà bạn sở hữu
Hỏi: “Bạn có câu hỏi nào muốn hỏi không?” Hay “Bạn có thắc mắc gì
về công ty không?”
Luôn luôn chuẩn bị một câu hỏi dành cho nhà tuyển dụng (người
phỏng vấn bạn), hỏi về vị trí mà bạn đang quan tâm, muốn biết nhữngthông tin chung về công ty Nếu họ sẵn sàng trả lời những câu hỏi của bạn thì có nghĩa là họ biết rằng bạn đã nghĩ về vị trí mà bạn quan tâm rất nhiều và đã chuẩn bị khá kỹ càng cho cuộc phỏng vấn
Hỏi: “Bạn có tin tưởng vào sở trường của mình không?”
Hãy chuẩn bị thật kỹ về câu trả lời cho những tình huống này, hãy cho
họ thấy rằng những kinh nghiệm mà bạn đã từng trải thật sự sẽ giúp ích cho công việc hiện tại của bạn
Hỏi: “Điểm yếu của bạn là gì?”
Chẳng ai lại muốn nêu ra điểm yếu của mình trong một tình huống phỏng vấn như thế này Nhưng đây thực sự lại là một cơ hội để bạn có thể ghi điểm cho nhà tuyển dụng nếu bạn thật sự có được một câu trả lời khéo léo
Hãy nghĩ đến một điều gì đó có liên quan đến kinh nghiệm làm việc của bạn và hãy khéo léo biến nó thành một “điểm yếu” nhưng lại là một “điểm yếu ghi điểm”, chẳng hạn: “Đôi khi tôi cảm thấy mình rất khó chịu, đặc biệt là rất cầu kỳ trong công việc, nên thỉnh thoảng đòi hỏi ở đồng nghiệp quá cao để hoàn tất nhiệm vụ một cách hoàn hảo, điều này thỉnh thoảng khiến cho bạn bè tôi không mấy hài lòng”
Hỏi: “Tại sao bạn làm quá nhiều nghề?”
Nếu thật sự bạn làm nhiều nghề khác nhau trong nhiều giai đoạn thì
cứ việc miêu tả chi tiết cho nhà tuyển dụng của bạn biết về những công việc mà bạn đã từng làm, bạn đã học tập được những kinh
Trang 5nghiệm và kỹ năng gì, bạn đã được đi đâu chưa, đặc biệt là có được ra nước ngoài để tham gia một khóa đào tạo nào không… Hãy liên kết cáckinh nghiệm trong quá khứ vào công việc hiện tại để nhà tuyển dụng thấy rằng những kinh nghiệm đó thật sự rất hữu ích cho họ.
Hỏi: “bạn yêu thích công việc hiện tại hơn hay quá khứ hơn?”
Đây là một câu hỏi đánh lừa bạn, mục tiêu của câu hỏi này là kiểm tra lại xem bạn có thật sự làm những công việc mà bạn nói trước đây không Ngoài ra còn xem xét năng lực của bạn như thế nào và chú ý đến những kinh nghiệm mà sắp tới bạn sẽ trải nghiệm
Hỏi: “Bạn cảm thấy mình như thế nào so với 5 năm về trước?”
Câu hỏi dạng này thường dùng để tìm hiểu về những ước vọng và các
kế hoạch nghề nghiệp tương lai của bạn Bạn nên trình bày cho nhà tuyển dụng thấy những mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong dài hạn
và các mục tiêu này hoàn toàn thích hợp với vị trí mà công ty đang cầntuyển
Hỏi: “Bạn có thể cho tôi một số ví dụ về những kỹ năng quản lý, tổ chức và những việc làm mang tính sáng tạo của bạn trước đây?”
Hãy nêu các ví dụ liên quan đến các năng lực và tính chất mà bạn sở hữu có liên quan đến nghề nghiệp hiện tại của bạn, thường thì nhà tuyển dụng sẽ tập trung hỏi bạn về một số lĩnh vực cụ thể
Hỏi: “Bạn chịu được áp lực công việc tốt chứ?”
Câu trả lời hiển nhiên là “yes” và bạn cũng nên đưa ra một số ví dụ về những lần bạn phải đối đầu với áp lực công việc và bạn đã làm thế nào
để vượt qua các khó khăn thử thách đó
Ngoài ra có đôi khi bạn sẽ phải gặp một số câu hỏi dạng như:
“Hãy nói cho tôi nghe về một điều gì đó bất bình thường?”
“Nói cho tôi nghe về những lần mà bạn phải đối đầu với những xung đột trong môi trường làm việc?”
“Thường thì bạn giải quyết mâu thuẫn như thế nào, bằng cách nào?”Những câu hỏi về hành vi thường được thiết kế nhằm tìm hiểu về tất
cả những thông tin về năng lực được yêu cầu cho vị trí mà nhà tuyển
Trang 6dụng cần tuyển Nhớ thật kỹ những kinh nghiệm mà bạn có được trongcông việc quá khứ và thật khéo léo khi đưa những kinh nghiệm này vào câu trả lời của bạn.
Những câu hỏi không thích hợp:
Trong trường hợp gặp phải những câu hỏi không phù hợp hoặc quá khác biệt thì bạn có quyền không trả lời những câu hỏi dạng này
Ví dụ: nhà tuyển dụng có thể hỏi bạn xem bạn thường chăm sóc con cái như thế nào trong những lúc rãnh rỗi hoặc trong thời gian tìm kiếmmột công việc nào đó Họ muốn biết xem liệu những người đã có gia đình có thật sự làm việc hiệu quả hay không khi họ luôn dành phần lớnthời gian cho con cái của họ
Với những câu hỏi mang tính chất quá riêng tư, bạn hãy từ chối trả lời một cách thật lịch sự và chuyên nghiệp, chẳng hạn như một số gợi ý sau:
“Tôi không nghĩ là chúng ta cần đề cập đến vấn đề này, có lẽ tôi nên tập trung vào một số vấn đề có liên quan đến nghề nghiệp và và vị trí tuyển dụng mà công ty yêu cầu thì tốt hơn”
“Tôi không hiểu câu hỏi này có gì liên quan đến vị trí cần tuyển dụng
và năng lực làm việc của tôi trong guồng máy của công ty Ông có thể nói rõ cho tôi biết là tại sao ông lại nghĩ điều này thật sự quan trọng,
và tôi sẽ cung cấp cho ông những thông tin cần thiết có liên quan đến những điều ông yêu cầu”
Những câu hỏi hóc búa:
Nếu bạn có một số vấn đề với sếp cũ chẳng hạn như bạn bị sếp cắt lương, quấy rối tình dục hay thậm chí là thường xảy ra một số xung đột với đồng nghiệp, hãy chuẩn bị thật kỹ phòng trường hợp nhà tuyểndụng hỏi bạn về các vấn đề này Cách tốt nhất để đối phó với các câu hỏi dạng này là phải thật thà, quả quyết và tránh phê bình những đồng nghiệp cũ một cách quá đáng
Ví dụ:
Trường hợp bạn bị sa thải, bạn có thể trả lời như sau nếu bị mắc vào một trong những câu hỏi hóc búa sau:
Trang 7“Họ yêu cầu tôi rời khỏi công ty, những lý do mà sếp tôi đưa ra không hợp lý với việc làm và quan điểm của tôi…”
“Tôi không đồng ý với cách đánh giá của họ, tôi nghĩ rằng họ đã sa thải tôi vì những khác biệt cá nhân hơn là những vấn đề công việc, nếusuy xét cho kỹ về những khía cạnh công việc, thì ông sẽ thấy rằng tôi hoàn toàn không có một vấn đề gì nghiêm trọng cả, và tôi chắc rằng tình trạng trên sẽ không bao giờ xảy ra lần nữa”
Trường hợp bạn bị quấy rối hoặc mâu thuẫn với đồng nghiệp thì sau đây là gợi ý cho bạn: “Tôi đã quyết định rời khỏi công ty vì một số vấn
đề cá nhân chứ không phải vì công việc”
Nếu có một vài vụ kiện tụng xảy ra, bạn có thể nói như sau: “Đã có một số vấn đề xảy ra liên quan đến vị trí của tôi và thật sự thì tôi không muốn thảo luận về nó nữa”
Những câu trả lời phỏng vấn hay và dở
Nhận được lời mời phỏng vấn của nhà tuyển dụng (NTD) nghĩa là bạn
đã đặt được một chân vào các vòng cuối cùng của cuộc đua Nhưng đây là phần cam go nhất mặc dù chỉ kéo dài khoảng nửa tiếng, thậm chí 15 phút Vậy NTD thường hỏi ứng viên những câu hỏi nào và làm thế nào bạn có thể chiến thắng các đối thủ khác? Câu trả lời là: NTD chỉ thích các câu trả lời thông minh và gây ấn tượng nhất của ứng viên
H: Hãy cho tôi biết về bạn
Cách trả lời thứ 1: Tôi có sáu năm kinh nghiệm làm việc ở nhiều ngành
nghề khác nhau: từ tiếp thị, quảng cáo đến kinh doanh Tôi còn làm việc trong ngành thương mại điện tử trong hai năm qua, và có nhiều kiến thức về thị trường Tôi có khả năng phân tích và sử dụng máy tính thành thạo Hơn nữa, tôi là người có tinh thần đồng đội và cầu tiến Tôi biết phát triển bản thân mình qua những thử thách đã trải qua
Đây là một cách trả lời hay Bằng cách nhấn mạnh những thông tin cụ
thể về khả năng, kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng, bạn mang đến cho nhà tuyển dụng một cái nhìn tổng thể về bản thân mình Ngoài ra
Trang 8câu trả lời trên không chỉ đề cập đến khả năng chuyên môn của bạn
mà còn thể hiện bạn có khả năng thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với mọingười xung quanh, là “kỹ năng mềm” được nhiều nhà tuyển dụng chú trọng ngày nay
Cách trả lời thứ 2: Tôi có ưu thế làm việc trong lĩnh vực quan hệ công
chúng và báo chí Tôi từng làm việc ở nhiều công ty khác nhau và nhận được nhiều giải thưởng Tôi làm việc chăm chỉ, và có thể chịu được áp lực cao Tôi có kỹ năng giao tiếp khá tốt và có thể thiết lập mối quan hệ thân thiện với mọi người
Đây không phải là câu trả lời hay Hầu như các câu mô tả đều chung
chung, không cụ thể Nếu trình bày rõ ràng và cụ thể hơn, câu trả lời này có thể chứng minh được kinh nghiệm, khả năng và cá tính của bạn, nhờ đó sẽ thuyết phục được nhà tuyển dụng
Vì vậy, bạn cần RÕ RÀNG, CỤ THỂ & THUYẾT PHỤC khi trả lời câu hỏi phỏng vấn
H: Tại sao bạn rời bỏ công việc hiện tại?
Cách trả lời thứ 1: Tôi ấp ủ nhiều mục tiêu hoài bão cho sự nghiệp của
mình, nhưng không may công ty hiện tại không cho tôi cơ hội thăng tiến mà tôi mong đợi Vì vậy, tôi đã bắt đầu tìm kiếm cho mình những
cơ hội khác thay vì dành quá nhiều thời gian cho một công việc mà tôi không có cơ hội thăng tiến Và quý công ty chính là nơi tôi tin mình có thể đạt được mục tiêu hằng ấp ủ của mình
Đây là một cách trả lời hay Câu trả lời này cho thấy bạn là người biết
đặt ra kế hoạch và mục tiêu cho sự nghiệp và cuộc đời mình Câu trả lời này cũng hết sức khéo léo không đề cập đến những khía cạnh tế nhịkhác khiến một người quyết định rời bỏ công ty hiện tại như vấn đề lương bổng, sự quản lý tồi hay do mâu thuẫn với sếp
Cách trả lời thứ 2: Công việc tôi từng làm chẳng có gì để phát triển cả.
Tôi muốn tìm một công việc đem lại nguồn động lực, nguồn cảm hứng mới mà nhờ đó tôi có thể phát triển và được thử thách Tôi muốn tìm kiếm sự thoải mái trong công việc, và tôi muốn cuộc sống của tôi cân bằng hơn bằng cách giảm bớt việc đi công tác
Trang 9Đây không phải là một câu trả lời hay Cách trả lời này có vài điểm tiêu
cực Thứ nhất, nói rằng bạn đang chán và đang tìm một việc mới mangđến nguồn động lực mới có thể là một điều nguy hiểm NTD có thể nghĩ rằng bạn rất khó vừa lòng, hoặc bạn sẽ bỏ đi một khi bạn đã nắmvững mọi việc Thứ hai, hãy cẩn thận với cách nói “cân bằng hơn trongcuộc sống” của bạn đấy Nếu không cẩn thận, bạn sẽ khiến cho NTD nghĩ rằng bạn không sẵn sàng làm nhiều việc khi có yêu cầu
H: Hãy cho tôi biết mức lương mong muốn của bạn?
Cách trả lời thứ 1: Thực sự là tôi cần thêm thông tin về công việc trước
khi chúng ta bắt đầu bàn bạc về vấn đề lương bổng Vì vậy, tôi muốn thảo luận vấn đề này vào các buổi phỏng vấn sắp tới Nếu có thể, tôi muốn biết ngân sách của quý công ty dành cho vị trí này
Đây là một cách trả lời hay Trì hoãn việc thảo luận lương bổng cho tới
khi bạn có thể nắm chắc là NTD sẽ tuyển chọn bạn vì khi đó bạn có đầy đủ tự tin để thương lượng lương Bạn cũng cần tất cả những thôngtin cần thiết trước khi quyết định Đây không chỉ là vấn đề lương cơ bản mà là những yếu tố quan trọng khác như cổ phần, điều kiện làm việc linh hoạt và những lợi ích khác (tiền thưởng, lương tháng 13, cơ hội đào tạo và phát triển…)
Cách trả lời thứ 2: Tôi chắc rằng mức lương nào mà công ty đề nghị
cũng đều công bằng cho một người có khả năng như tôi Lương không phải là điều quan trọng nhất đối với tôi Điều tôi cần tìm là cơ hội
Đây không phải là câu trả lời hay Rõ ràng câu trả lời này sẽ có lợi cho
nhà tuyển dụng và bất lợi với bạn Chẳng lẽ bạn không muốn được trả lương xứng đáng cho tài năng của mình hay sao?
Trả lời phỏng vấn còn đòi hỏi sự khéo léo, tinh tế của bạn Ví dụ, nếu bạn không muốn làm việc ngoài giờ, hãy nói rằng bạn chỉ có thể làm thêm một số giờ nhất định ngoài giờ làm việc chính thức Điều đó khácvới nói rằng bạn không sẵn sàng làm thêm giờ
10 câu hỏi kinh điển trong buổi phỏng vấn
Trang 10Có ít nhất 4 trong số 10 câu hỏi sau luôn được hỏi trong buổi phỏng vấn Bạn có thể quá quen thuộc với chúng, nhưng hãy cẩn thận! Nếu không có cách trả lời phù hợp, bạn vẫn có thể bị loại ngay từ vòng đầu!
Câu hỏi 1: Hãy kể cho tôi nghe đôi điều về bạn
Có đến 98% các cuộc phỏng vấn tuyển dụng bắt đầu bằng câu hỏi này Đừng bao giờ kể “tràng giang đại hải” về tiểu sử bản thân ở đây! Cái NTD muốn nghe chỉ là một đoạn mô tả ngắn gọn chừng 2-3 phút
về bạn và “vốn” bạn đã chuẩn bị để có thể ứng tuyển vào vị trí này (bằng cấp, kinh nghiệm làm việc, thành tích đã đạt được…) Hãy chuẩn
bị một vài điểm nhấn để quảng bá bản thân, nhưng phải phù hợp với
vị trí bạn ứng tuyển để tránh gây phản tác dụng Chẳng hạn, bạn không nên “khoe”: “Tôi vừa hoàn thành một khóa học thiết kế đồ họa với kết quả xuất sắc” khi ứng tuyển vào vị trí nhân viên kinh doanh hóa chất!
Câu hỏi 2: Tại sao bạn muốn làm việc ở công ty chúng tôi?
Khi hỏi câu này, NTD muốn kiểm tra xem bạn đã nghiên cứu, tìm hiểu
về công ty trước khi đến dự phỏng vấn hay chưa Đương nhiên là bạn cần nói tốt về công ty, nhưng đừng ca ngợi một cách sáo rỗng hay chỉ nói suông Chẳng hạn, nếu bạn nêu lý do: “Tôi thích được làm việc trong những doanh nghiệp biết trân trọng người lao động như ở đây” thì nên giải thích thêm bạn dựa vào những thông tin, số liệu nào để đúc kết được điều này
Câu hỏi 3: Bạn nghĩ lý do gì khiến chúng tôi nên tuyển dụng bạn?
Đây lại là một cơ hội tốt để bạn quảng bá cho bản thân Hãy chuẩn bị
3 điểm mạnh để “PR” cho mình Tuy nhiên, chúng phải cụ thể và phù hợp với vị trí bạn nộp hồ sơ vì NTD luôn muốn tuyển “đúng người” cho
“đúng việc” Chẳng hạn, nếu ứng tuyển vào vị trí giám sát bán hàng, bạn có thể trình bày như sau: “Với 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bán hàng và đã giúp công ty cũ tăng doanh thu 20%, tôi tự tin mình
sẽ đóng góp được nhiều nếu trở thành nhân viên công ty”
Câu hỏi 4: Tại sao bạn lại rời bỏ công việc cũ?
Trang 11Đây là một câu hỏi “nhạy cảm” Phần đông tài liệu tư vấn nghề nghiệp khuyên bạn tuyệt đối không đề cập đến những điểm tiêu cực trong công việc cũ vì sẽ làm bạn “mất điểm” trong mắt NTD Thật ra, điều này còn tùy thuộc vào NTD Chị X, Phụ trách nhân sự ở Văn Phòng Điều Hành Công Trình tại TP HCM của công ty Bouygues Batiment International (Pháp), đã từng đánh giá rất cao một ứng viên khi cô trả lời như sau: “Em không muốn làm việc trong một công ty mà quyền hành tập trung vào tay một Trưởng phòng (người Việt Nam) Với em, môi trường làm việc như vậy là không lành mạnh Em cần một môi trường tốt hơn để phát triển sự nghiệp” Theo chị X, ứng viên này là người thẳng thắn, có bản lĩnh, dám nghĩ dám làm Vì thế, cách tốt nhất là bạn đề cập một vài điểm tiêu cực (nếu có) ở công việc cũ
nhưng đừng quên nhấn mạnh khía cạnh tích cực của lý do bạn ra đi như “Muốn thử sức ở một môi trường mới”
Câu hỏi 5: Đâu là điểm yếu của bạn?
Cách hay nhất để trả lời câu hỏi này là thành thật thừa nhận điểm yếu của bạn, nhưng đồng thời phải chỉ ra được cách thức bạn đã khắc phục
nó Chẳng hạn nếu bạn từng yếu trong việc lập kế hoạch và quản lý thời gian thì hãy chỉ ra cách mà bạn đã khắc phục như lên lịch làm việcchi tiết vào đầu ngày rồi xếp mức ưu tiên cho từng công việc Như vậy,NTD sẽ đánh giá bạn là người luôn quyết tâm cải thiện năng lực bản thân
Câu hỏi 6: Khả năng làm việc nhóm của bạn có tốt không?
Gần như tất cả mọi người đều trả lời “Tốt” hoặc “Khá tốt” đối với câu hỏi này Tuy nhiên, chỉ trả lời như thế thôi thì chưa đủ để thuyết phục NTD Bạn nên nói thêm về lợi ích của làm việc tập thể so với làm việc
cá nhân và những yếu tố giúp bạn làm việc nhóm tốt Đồng thời, bạn cần cho ví dụ về một dự án bạn đã tham gia thực hiện Chẳng hạn:
“Tháng 2 năm rồi, tôi nhận trách nhiệm quản lý dự án sản xuất phần mềm cho một bệnh viện Do nhóm của tôi có một số người mới nên lúcđầu sự phối hợp giữa các thành viên chưa tốt Sau đó, tôi cải tiến lại quy trình làm việc, đồng thời gia tăng việc đào tạo cho các thành viên mới Nhờ vậy, mọi chuyện dần cải thiện Cuối cùng, phần mềm đó được khách hàng nghiệm thu, đánh giá cao và đưa vào sử dụng ngay.”
Câu hỏi 7: Bạn đã bao giờ có mâu thuẫn với đồng nghiệp chưa? Bạn giải quyết mâu thuẫn này như thế nào?