1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Nghiệp vụ kiểm nghiệm an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực nông lâm thủy sản

72 985 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 3,87 MB

Nội dung

Để hạn chế điều đó, việc sử dụng các phương pháp phân tích định tínhngay tại hiện trường bằng kit thử nhanh để phục vụ cho công tác thanh tra, kiểmtra và kịp thời xử lý những sản phẩm th

Trang 1

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN

Trang 2

CHƯƠNG I GIỚI THIỆU CHUNG 1.1 CƠ SỞ PHÁP LÝ

1.1.1 Bộ xét nghiệm nhanh (bộ kit thử nhanh)

Hiện nay, việc sử dụng không đúng cách và lạm dụng các hóa chất trongsản xuất nông lâm nghiệp làm nguyên liệu cho thực phẩm đang là mối nguy hạilớn gây mất ATTP Trong khi đó, việc kiểm soát chất lượng thực phẩm một cáchkịp thời và hiệu quả đang là vấn đề nan giải thách thức cơ quan quản lý Việcthanh kiểm tra tại hiện trường như các chợ cung cấp, chợ đầu mối, cơ sở sảnxuất ban đầu nhỏ lẻ đang gặp nhiều khó khăn Phần lớn chỉ tiến hành kiểm trađiều kiện vệ sinh sản xuất bằng mắt thường, công đoạn lấy mẫu kiểm nghiệmđể

có đủ cơ sở đưa ra hình thức xử lý đối với mặt hàng thực phẩmkhông đảm bảochất lượng, nhất là các sản phẩm tươi sống, cơ quan chức năng phải lấy mẫu gửi

đi phân tích định lượng tại phòng kiểm nghiệm Quá trình kiểm nghiệm địnhlượng trong phòng thí nghiệm mất ít nhất từ 2 đến 4 ngày, cùng với thời giannày sản phẩm/lô hàng bị phát hiện không đảm bảo chất lượngcó thể đã được đưa

đi tiêu thụ, việc xử lý vi phạm chỉ dừng lại ở mức xử phạt hành chính, cảnh cáo

và các biện pháp giải quyết không mang tính kịp thời

Để hạn chế điều đó, việc sử dụng các phương pháp phân tích định tínhngay tại hiện trường bằng kit thử nhanh để phục vụ cho công tác thanh tra, kiểmtra và kịp thời xử lý những sản phẩm thực phẩm không đảm bảo chất lượng làmột giải pháp tốt trong tình hình hiện nay

Theo Thông tư 11/2014/TT-BYT-Quy định quản lý bộ xét nghiệm nhanhthực phẩm, bộ xét nghiệm nhanh thực phẩm hay kit thử nhanh được hiểu nhưsau:

Bộ xét nghiệm nhanh thực phẩm bao gồm các dụng cụ, hóa chất hoặc môi trường nuôi cấy được chuẩn bị sẵn, đồng bộ đủ điều kiện để xét nghiệm một hoặc nhiều chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm nhất định, rút ngắn thời gian cho kết quả so với các phương pháp thử nghiệm chuẩn.

Các bộ xét nghiệm nhanh (kit thử nhanh) đưa vào sử dụng là các kít thửđược cấp phép lưu hành theo quy định tại Thông tư số 11/2014/TT-BYT về

Trang 3

“Quy định quản lý bộ xét nghiệm nhanh thực phẩm”có hiệu lực từ ngày

1/6/2014 Thông tư số 11/2014/TT-BYTthay thế cho Thông tư số BYTngày 12/5/2010 của Bộ Y tế về hướng dẫn quản lý bộ xét nghiệm nhanhthực phẩm và Thông tư 28/2011/TT-BYT ngày 24/6/2011 về sửa đổi, bổ sungmột số điều của Thông tư 13/2010/TT-BYT của Bộ Y tế

13/2010/TT-Danh mục các kít thử nhanh được phép lưu hành hiện nay do Bộ Y tếquản lý và theo quy định tại Điều 16 của Thông tư 11/2014/TT-BYT, các bộ xétnghiệm nhanh thực phẩm đượcsử dụng trong các trường hợp:

a) Thử nghiệm hỗ trợ cho công tác kiểm tra, thanh tra an toàn thực phẩm Kết quả thu được từ thử nghiệm bằng bộ xét nghiệm nhanh thực phẩm là kết quả ban đầu, chỉ mang ý nghĩa sàng lọc, định hướng cho các thử nghiệm khẳng định tiếp theo trong phòng thí nghiệm Không sử dụng kết quả thu được từ thử nghiệm bằng bộ xét nghiệm nhanh thực phẩm làm cơ

và phụ thuộc lớn vào cả người/kỹ thuật viên tiến hành kiểm tra Để có cơ sởpháp lý chắc chắn trong xử lý vi phạm từ kết quả thử nghiệm việc sử dụngphương pháp phân tích phải được tiến hành xác định giá trị sử dụng của phươngpháp Các thông số tối thiểu cần xác định khi tiến hành xác định giá trị sử dụngcủa phương pháp phân tích phục vụ quản lý nhà nước về các sản phẩm nông lâmthủy sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ NN&PTNT được quy định tại Phụ lục

Trang 4

ban hành kèm theo Thông tư số 54/2011/TT-BNNPTNT ngày 3 tháng 8 năm

2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Trang 5

Ghi chú: Các ký hiệu trong bảng trên được hiểu như sau:

Các ký hiệu trong bảng trên được hiểu như sau:

(+): Cần xác định

(-): Không cần xác định

(*): Không phải tính toán đối với chỉ tiêu đa lượng

(1): Sử dụng phương pháp thử tiêu chuẩn thì không cần xác định thông sốnày

(2): Tùy từng trường hợp cụ thể có thể cần phải xác định

Trong đó:

- Phương pháp tiêu chuẩn là phương pháp được công bố bởi tổ chức tiêuchuẩn quốc gia, khu vực, quốc tế (ví dụ: TCVN, EN, Codex, ISO…), hoặc banhành bởi các tổ chức kỹ thuật chuyên nghiên cứu và xác định giá trị sử dụngphương pháp phân tích (ví dụ: AOAC, AFNOR, …) đồng thời công bố kèm theođầy đủ các thông số về xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp

- Phương pháp không tiêu chuẩn: ngoài các phương pháp tiêu chuẩn nêutrên và những phương pháp có sửa đổi so với phương pháp tiêu chuẩn mà phầnsửa đổi có thể ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm

Trang 6

Việc xác định giá trị sử dụng của phương pháp giúp nâng cao độ tin cậycủa các kết quả thử nghiệm đối với các phương pháp phân tích Điều này cũngđồng nghĩa với một cơ sở khoa học và pháp lý vững chắc.

1.1.3 Quy trình xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp phân tích:

a) Mục đích: Việc xác nhận giá trị của phương pháp phân tích giúp các nhà

quản lý có cở sở khoa học và pháp lý trong việc xác định các kết quả phân tíchđạt yêu cầu quy định và đưa ra kết luận chính xác khi thanh kiểm tra, giám sátATTP Do vậy, trong nội dung này quy định các bước tiến hành xác nhận giá trị

sử dụng phương pháp phân tích nhằm đáp ứng đúng yêu cầu kỹ thuật trước khiđưa vào sử dụng

b) Quy trình thực hiện:Đối với các phương pháp phân tích áp dụng các kít

thử nhanh tại hiện trường cũng như trong PTN, sau khi nghiên cứu tài liệu vàkhảo sát sơ bộ các điều kiện áp dụng của phương pháp phù hợp với mục đích sửdụng thì tiến hành xác nhận giá trị sử dụng phương pháp phân tích như sau:

Bước 1: Chuẩn bị phê duyệt phương pháp

- Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm và hóa chất chuẩn;

- Lựa chọn các thông số cần đánh giá, nêu rõ các bước chuẩn bị và tiêu chí(nếu có)

- Phân công người thực hiện và thời gian để tiến hành phê duyệt;

- Lựa chọn nền mẫu phê duyệt phù hợp với mục đích sử dụng và có nguồngốc rõ ràng

Bước 2: Đánh giá các thông số xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp

- Tiến hành xác định các thông số xác nhận giá trị sử dụng tại Phòng thínghiệm;

- Tùy thuộc vào phương pháp phân tích, phạm vi áp dụng phương pháp chotừng lĩnh vực đối với từngkít thử mà chọn những thông số phù hợp vớicác tiêu chí đưa ra Có thể tham khảo trong phụ lục “các thông số tối thiểucần xác định khi tiến hành xác nhận giá trị sư dụng của phương pháp” ban

Trang 7

hành kèm theo Thông tư số 54/2011/TT-BNNTPNT ngày 3 tháng 8 năm

2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

- Nếu cần thiết, tiến hành so sánh kết quả của phương pháp thử sử dụng kitthử nhanh với các kết quả của phương pháp chuẩn hoặc các phương phápđịnh lượng đã được sử dụng trong PTN để đánh giá được hiệu quả củaphương pháp áp dụng phân tích nhanh tại hiện trường và PTN

Bước 3: Báo cáo kết quả xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp:

Trong báo cáo kết quả xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp phân tíchphải nêu một số nội dung chính sau:

- Nêu rõ tên phương pháp, thời gian thực hiện, người thực hiện, dụng cụ sửdụng và nền mẫu phê duyệt;

- Nêu rõ tên kit thử, phạm vi áp dụng;

- Nêu rõ các bước chuẩn bị bao gồm chuẩn bị hóa chất, các thông số vàđiều kiện chạy trên thiết bị;

- Bảng kết quả các thông số phê duyệt được tổng hợp từ các số liệu đánhgiá

1.2 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

12.1 Phạm vi áp dụng:

Tài liệu này hướng dẫn kiểm tra nhanh các chỉ tiêu gây mất an toàn thựcphẩm bằng các kit thử nhanh (đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành) tại các vùngnuôi trồng/trồng trọt, sơ chế/giết mổ/chế biến, chợ/siêu thị bán thực phẩm thuộccác sản phẩm thực phẩm:

- Các loại rau ăn lá, thân, hoa;

- Các loại quả ăn cả vỏ;

Trang 8

- Cán bộ cán bộ, kỹ thuật viên thực hiện hoạt động lấy mẫu kiểm nghiệmthực phẩm nông lâm thủy sản;

- Cán bộ, kỹ thuật viên thực hiện quá trình giám sát, thanh tra, kiểm tra về

vệ sinh an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản;

- Kiểm nghiệm viên, kỹ thuật viên làm việc tại các Phòng kiểm nghiệm,phòng phân tích tại địa phương

Trang 9

CHƯƠNG 2 NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN VÀ PHÂN LOẠI CÁC

PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH NHANH 2.1 Nguyên tắc chung

- Lựa chọn phương pháp kiểm tra nhanh cần phù hợp với tính chất và đặc

điểm của từng loại sản phẩm thực phẩm nông lâm thủy sản như các sản phẩm

tươi sống, các sản phẩm nông sản, các mẫu nước, không khí, kiểm tra điềukiện sản xuất (ánh sáng, nhiệt độ, pH…)

- Lựa chọn phương pháp kiểm tra nhanh dựa trên chỉ tiêu cần kiểm tra Tùy

thuộc vào kết quả cần đạt được mà có thể lựa chọn thiết bị, dụng cụ hay kitthử để làm phương pháp kiểm tra Kết quả thu được có thể là kết quả cuốicùng để báo cáo/xử lý hoặc là kết quả gián tiếp, trung gian để có được kết quảcuối cùng

- Lựa chọn phương pháp kiểm tra nhanh phù hợp với đặc điểm và cách thức thanh tra/kiểm tra tại hiện trường (có hoặc không kèm theo xe kiểm nghiệm

chuyên dụng) hoặc mang về phòng kiểm nghiệm Ví dụ như đối với cáctrường hợp cần có kết quả kiểm tra để có hành động xử lý kịp thời ngay tạihiện trường như kiểm tra sản phẩm tại chợ đầu mối, kiểm tra điều kiện sảnxuất…nên lựa chọn các phương phápcó thể trả kết quả ngay lập tức hoặctrong thời gian ngắn nhất mà vẫn đảm bảo độ tin cậy

- Lựa chọn phương pháp kiểm tra nhanh phải phù hợp với điều kiện cơ sở vật

chất và con người Một số phương pháp kiểm tra nhanh không cần thiết sử

dụng các thiết bị phụ trợ hoặc chỉ yêu cầu những thiết bị đơn giản cùng vớiyêu cầu đơn giản với người thực hiện Nhưng cũng có những phương pháp(như ELISA kit là một ví dụ) cần được đầu tư thiết bị, đòi hỏi người thực hiệnphải được đào tạo bài bản và có chuyên môn nghiệp vụ Do vậy, dựa trênnguồn lực có sẵn mà lựa chọn phương pháp cho phù hợp

2.2 Phân loại các phương pháp kiểm tra nhanh

Trang 10

Dựa trên nguyên tắc sử dụng, đặc điểm cấu tạo và kết quả đầu ra của cácphương pháp kiểm tra mà có thể phân loại thành hai nhóm phương pháp chínhnhư sau:

2.2.1.Sử dụng dụng cụ, thiết bị đo nhanh: Đối với các phương pháp này không

yêu cầu quá trình xử lý mẫu, kết quả đo được hiển thị trực tiếp đối với từng loạithang đo

- Đo các chỉ tiêu vật lý: pH, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, tốc độ gió, độ sáng…

- Đo các chỉ tiêu sinh - hóa học: hàm lượng Nitrate, hàm lượngChlorine, đoATPase…

2.2.2 Sử dụng các kit kiểm tra nhanh:với những phương pháp thường bao gồm

quá trình chuẩn bị mẫu phân tích, có thể phân làm hai nhóm:

- Nhóm kit thử nhanh không cần thiết bị phụ trợ (phương pháp phân tích

đã bao gồm đầy đủ đi kèm với kit thử): một số vi sinh vật, một số dư lượngthuốc bảo vệ thực vật, một số chất phụ gia thực phẩm Đối với nhóm chỉ tiêunày không đòi hỏi các thao tác phức tạp và thời gian phân tích ngắn (khoảng từ05-45 phút/mẫu) Phương pháp phân tích thuộc nhóm này thường dễ dàng ứngdụng để kiểm tra nhanh tại hiện trường

- Nhóm kit thử nhanhcần thêm thiết bị phụ trợ, bao gồm: kim loại nặng(Pb, Cd, Hg), một số dư lượng thuốc thú y, dư lượng hooc môn, tăng trọng.Nhóm chỉ tiêu này đòi hỏi kiểm nghiệm viên phải được đào tạo vận hành cáctrang thiết bị phụ trợ để xử lý mẫu (máy xay mẫu, máy ly tâm, bể điều nhiệt,máy ủ ), thời gian trả kết quả đối với nhóm chỉ tiêu này trung bình từ 01-02giờ/mẫu (riêng đối với một số chỉ tiêu vi sinh trung bình 24-48 giờ/mẫu) Nhữngphương pháp phân tích thuộc nhóm này phù hợp với việc triển khai nhanh tạiphòng kiểm nghiệm hoặc có thể thay đổi cho phù hợp để áp dụng được trên các

xe kiểm nghiệm di động

2.3 Danh mục các loại kit thử có thể tiến hành kiểm tra nhanh (để tham khảo)

Trang 11

Dựa trên nguyên tắc lựa chọn và phân loại các phương pháp kiểm tranhanh đã trình bày ở trên, nội dung bài giảng này giới thiệu một số loại kit thửđang có mặt trên thị trường có thể triển khai kiểm tra nhanh một số các chỉ tiêugây mất ATTP đối với các sản phẩm nông lâm thủy sản Danh mục kit kiểm tranhanh được tổng hợp, phân loại và sắp xếp theo:

- Các nhóm sản phẩm:

i Thịt và các sản phẩm từ thịt;

ii Thuỷ sản tươi sống và các sản phẩm thủy sản;

iii Các loại rau, củ, quả tươi sống

-Chỉ tiêu kiểm tra tương ứng với từng nhóm sản phẩm

-Thông tin về các loại kittương ứng, bao gồm: tên kit thử, nhà sản xuất, yêucầu các phụ trợ cần có, đặc tính kỹ thuật, thời gian trả kết quả, đơn giátham khảo

-Đánh giá tính khả thi đối với việc áp dụng kit kiểm tra nhanh trong từngđiều kiện: tại hiện trường, trong phòng kiểm nghiệm hoặc xe kiểm nghiệmchuyên dụng, hoặc cần phải thay đổi để áp dụng cho phù hợp

*Chi tiết danh mục xem tại Phụ lục kèm theo.

Trang 12

CHƯƠNG 3.GIỚI THIỆU MỘT SỐ KIT THỬ VÀ QUY TRÌNH HƯỚNG

DẪN KIỂM TRA NHANH

Trong phạm vi nội dung của chuyên đề, chúng tôi xin giới thiệu một sốdụng cụ, thiết bị đo và một số kit kiểm tra nhanh một số các chỉ tiêu gây mấtATTP với trên các sản phẩm nông lâm thủy sản

A YÊU CẦU CHUNG ĐỐI VỚI VIỆC KIỂM TRA NHANH

3.1 Yêu cầu về cơ sở vật chất:

Hoạt động kiểm tra nhanh có thể được thực hiện ngay tại hiện trường hoặctrênxe kiểm nghiệm di động chuyên dùng hoặc tại phòng kiểm nghiệm cố định.Dưới đây là các yêu cầu tối thiểu cần có để có thể triển khai các phương phápphân tích kiểm tra nhanh

3.1.1 Phòng kiểm nghiệm cố định:

- Nền và tường được ốp lát gạch men

- Diện tích: tối thiểu khoảng 20 m2 để kê các thiết bị: tủ lưu mẫu; tủ lạnh đểbảo quản hóa chất, kit thử; bàn thao tác kiểm nghiệm và các bàn để kêthiết bị (cân, máy xay, máy ly tâm nhỏ, máy lắc mẫu, )

- Phải có hệ thống cung cấp điện, nước sạch đảm bảo cung cấp đủ theocông suất của thiết bị và nhu cầu sử dụng để thao tác và vận hành các thiết

bị theo như quy trình tương ứng của mỗi loại test kit

- Có bồn rửa bằng vật liệu chống ăn mòn để tráng rửa dụng cụ

- Có bàn thao tác kiểm nghiệm bằng vật liệu chống ăn mòn hoặc ốp gạchmen

3.1.2 Các trang thiết bị phụ trợ tối thiểu:

- Thùng đựng mẫu: 01 bộ

- Tủ đông chưa mẫu: 01 cái

- Tủ lạnh để bảo quản hóa chất, chất chuẩn, Kit thử: 01 cái

- Cân mẫu: cân kỹ thuật (độ chính xác tối thiểu: 0.01 gam): 01 cái

- Máy xay mẫu (có thể thay bằng máy xay sinh tố): 01 cái

- Bếp điện: 01 cái

Trang 13

- Máy ly tâm loại nhỏ: 01 cái.

- Máy lắc mẫu: 01 cái

- Dao, thớt để cắt mẫu: 01 bộ

3.2 Yêu cầu về nhân sự:

- Có tối thiểu 02 cán bộ (tốt nhất có trình độ từ trung cấp có chuyên môn vềkiểm nghiệm an toàn thực phẩm) để đảm bảo khả năng thay thế

- Các cán bộ phải được đào tạo cơ bản về nghiệp vụ lấy mẫu, xử lý mẫukiểm nghiệm

- Được đào tạo về sử dụng dụng cụ kiểm tra nhanh, phương pháp phân tích,

xử lý mẫu cho từng loại kit tương ứng

- Khách quan, trung thực, có thể thực hiện hoạt động lấy mẫu một cách độclập, không chịu sự can thiệp từ bên ngoài

- Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao, không thực hiện khi

có vết thương hở, bị cúm/cảm lạnh hoặc đang mắc bệnh truyền nhiễm

3.3 Yêu cầu đối với dụng cụ, thiết bị và kit kiểm tra nhanh.

- Sử dụng các kit thử có trong danh mục được cấp phép bởi Bộ Y tế và cầnphải xác định các giá trị sử dụng của phương pháp khi áp dụng kit thử đótrên các nền mẫu và điều kiện thực tế

- Sử dụng các thiết bị đo được chứng nhận và hiệu chuẩn định kỳ để đảmbảo kết quả có độ tin cậy cao

- Sử dụng thiết bị đo, kit thử theo khuyến cáo của nhà sản xuất: đồng bộ,thao tác vận hành, hạn sử dụng, thời hạn hiệu chuẩn…

3.4 Yêu cầu đối với vận hành

- Sử dụng trang phục sạch sẽ để giảm thiểu rủi ro lây nhiễm

- Mang găng tay và khử trùng găng tay trước khi tiến hành Đổi găng taytrước khi tiến hành với mẫu tiếp theo nếu có nguy cơ nhiễm chéo

- Vận hành sử dụng dụng cụ/ thiết bị theo đúng các quy trình kỹ thuậttương ứng

- Việc vận hành sử dụng kiểm tra ATTP phải được ghi chép lại đầy đủ

Trang 14

B MỘT SỐ QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN KIỂM TRA NHANH CÁC CHỈ

TIÊU HÓA HỌC

a Các quy trình hướng dẫn kiểm tra nhanh một số chỉ tiêu gây mất ATTP tại hiện trường.

3.5 Các quy trình hướng dẫn kiểm tra nhanh các chỉ tiêu thuốc BVTV

3.5.1 Giới thiệu chung

Hóa chất bảo vệ thực vật là những hợp chất có nguồn gốc tự nhiên hoặctổng hợp hóa học được dùng để phòng và trừ sinh vật gây hại cây trồng và nôngsản Hóa chất bảo vệ thực vật gồm nhiều nhóm khác nhau, gọi theo tên nhómsinh vật gây hại, như thuốc trừ sâu dùng để trừ sâu hại, thuốc trừ bệnh dùng đểtrừ bệnh cây…Các loại hóa chất bảo vệ thực vật gồm nhiều loại, chủ yếu gồm 4nhóm chính:

- Nhóm Clo hữu cơ (organnochlorine)

- Nhóm lân hữu cơ (organophosphorus)

- Nhóm Carbamat

- Nhóm Pyrethroid (nhóm cúc)

- Ngoài ra, còn có một số nhóm khác như: các chất trừ sâu vô cơ (nhómasen), nhóm thuốc trừ sâu sinh học có nguồn gốc từ vi khuẩn, nấm, virus (thuốctrừ nấm, trừ vi khuẩn…), nhóm các hợp chất vô cơ (hợp chất của đồng, thủyngân,…)

Hầu hết hóa chất BVTV đều độc với con người và động vật máu nóng ởcác mức độ khác nhau Mức độ gây độc phụ thuộc vào lượng thuốc xâm nhậpvào cơ thể Ở dưới liều gây chết, chúng không đủ khả năng gây tử vong, dần dần

bị phân giải và bài tiết ra ngoài Hóa chất BVTVcó thể thâm nhập vào cơ thểcon người và động vật qua nhiều con đường khác nhau; thông thường qua 03đường chính: hô hấp, tiêu hoá và tiếp xúc trực tiếp

Dư lượng thuốc BVTV trên rau, củ, quả và các sản phẩm nông sản khác làmột vấn đề nóng đang được quan tâm và kiểm soát chặt chẽ Các phương pháp

Trang 15

phân tích chủ yếu đang dung hiện nay để phát hiện dư lượng thuốc BVTV làphân tích định lượng với các hệ thống GC, LC ghép các đầu dò; phân tích địnhtính và sàng lọc với các bộ kit thử nhanh Việc sử dụng phân tích định tính vớicác loại kit thử nhanh cho kết quả khá chính xác Tuy nhiên có nhược điểm lớn

là giới hạn phát hiện cao và chỉ nhạy với một số nhóm/gốc thuốc BVTV nhấtđịnh

3.5.2 Phạm vi áp dụng:

Phương pháp này mô tả cách xác định các chỉ tiêu thuốc BVTV nhóm lân(phospho) hữu cơ và carbamate trong một số sản phẩm trà, rau, củ, quả tươibằng kit thử nhanh VPR 10 (được sản xuất bởi Viện E17, Tổng cục 6, Bộ CôngAn)

Giới hạn phát hiện: LOD=0,5 ppm

Chú ý: phương pháp được giới thiệu phù hợp với bộ kit thử đi kèm Trên

thị trường hiện có nhiều loại kit thử khác nhau để kiểm tra nhanh dư lượng thuốc BVTV trên các sản phẩm thực phẩm Do vậy, về chất lượng và để đảm bảo kết quả kiểm tra, người kiểm tra có thể sử dụng nhiều loại kit thử và cần lựa chọn kit thử có trong danh mục được cấp phép.

3.5.3 Nguyên tắc:

Nguyên tắc của bộ kit hoạt động dựa trên việc đo sự ức chế các enzymeacetylcholinesterase (AChE) Một số thuốc trừ sâu nhóm phosphor hữu cơ vàcarbamate ức chế các enzyme này Dựa trên sự thay đổi màu sắc của dung dịch

có thể xác định sự tồn tại hai nhóm chất BVTV trong mẫu

Trang 16

Hình 2.1 Kit kiểm tra nhanh thuốc trừ sâu (VPR 10)

- Dụng cụ:

- Cốc nhựa hoặc thủy tinh

- Túi nilon đựng mấu

- Ống fancol

- Kéo, kẹp sắt

- Đĩa pettri

- Bơm tiêm hút mẫu

- Găng tay cao su

3.5.5 Chuẩn bị mẫu

i Chuẩn bị mẫu rau, trà tươi:

- Lấy cả lá và cuống rau cắt nhỏ cỡ hạt ngô và trộn đều

ii Chuẩn bị mẫu rau, trà khô:

- Thấm ướt trà khô vừa đủ để trà vừa nở, cắt nhỏ (tránh quá nhiềunước)

iii Chuẩn bị mẫu củ, quả:

- Tùy thuộc vào vị trí lấy mẫu là bên ngoài củ, quả hay bên trong

- Cắt thành mẫu nhỏ như với mẫu rau

3.5.6 Quy trình phân tích bằng kỹ thuật kit thử nhanh

Chi tiết các bước để thực hiện phân tích mẫu được mô tả theo các bướcbên dưới:

Bước 1: Lấy khoảng 10g mẫu rau bắp cải hoặc quả cà chua, cà rốt, nho,

táo đã cắt nhỏ cho vào túi chiết (lượng mẫu chiếm khoảng 1/3 túi)

Trang 17

Hình 2.2.

Bước 2: Lấy 10ml nước sạch cho vào cốc nhựa Dùng kẹp bẻ hai đầu ống

“chất hoạt hóa”, đổ hết dịch trong ống vào cốc đã chứa 10ml nước, lắc nhẹ, sau

đó đổ dung dịch trong cốc vào túi mẫu, trộn đều hỗn hợp bằng cách lắc khoảng

3 phút

Hình 2.3.

Bước 3: Lấy 1 ống dung môi chiết, cầm ống theo chiều đứng, dùng kẹp

bẻ đầu trên của ống, sau đó đổ hết dung môi trong ống vào túi chứa mẫu chiết,đóng miệng túi và lắc nhẹ, đều trong khoảng 2 phút

Hình 2.4.

Trang 18

Bước 4: Lắp đầu côn có vạch màu vào “ống tách” Nghiêng túi để hổn

hợp dồn xuống một góc túi, dùng kéo cắt góc kia của túi để tạo một lỗ nhỏ Mởnắp “ống tách”, đổ dịch chiết từ túi mẫu vào ống đã được bịt đầu dưới bằng mộtđầu côn kín (đầu côn có vạch màu), ép nhẹ túi để thu hết phần dung môi chiếtcòn trong rau Vặn chặt nắp ống tách, để ống theo chiều thẳng đứng cho đến khidung dịch trong ống chia thành 2 lớp

Hình 2.5.

Bước 5: Hướng đầu dưới của ống tách vào đĩa thủy tinh, dùng kéo cắt

phần dưới cùng của đầu côn để thu phần dung môi lớp dưới chảy xuống hết đĩapetri

Chú ý: Chỉ lấy vừa hết phần dung môi lớp dưới Khi chảy gần hết dung môi, vặn

chặt nắp lại cho dòng chảy chỉ còn nhỏ giọt và bỏ ra ngoài Để dung môi trongdĩa bay hơi tự nhiên cho đến khô hoàn toàn, nên để nơi thoáng gió

Trang 19

Hình 2.6.

Bước 6: Cắt vỏ bao thuốc thử lấy ống CV1, CV2 và giấy thử ra ngoài.

Hình 2.7.

Bước 7: Sau khi dung môi trên đĩa thủy tinh bay hơi hoàn toàn, lấy một

mẫu bông cho vào đĩa petri, dùng bơm tiêm có lắp đầu côn lấy 1,2ml “dung dịchpha” cho vào mẫu bông Dùng kẹp đưa mẫu bông đi khắp đáy đĩa để chất chiếtthấm vào bông Chú ý cần lau khắp đáy đĩa để thu triệt để chất đã chiết được

Trang 20

Hình 2.8.

Bước 8: Thu mẫu bằng cách cắm đầu côn vào cục bông, kéo nhẹ pittông

của bơm tiêm để hút dung dịch trong mẫu bông vào đầu côn Nếu trong đĩa còndịch mẫu nên dùng mẫu bông này thấm lại lần nữa để thu triệt để Cho toàn bộdịch chiết mẫu thu được vào ống ký hiệu CV1, đậy nắp, lắc đều theo chiều dọccủa ống Để cho phản ứng diễn ra trong 30 phút

Hình 2.9.

Bước 9: Dùng đầu côn thứ 2 lấy 0,1ml dung dịch pha cho vào ống CV2,

lắc kỹ để cho tan đều chất ở trong ống, sau đó hút hết dịch cho vào ống CV1, lắcđều, để 5 phút

Trang 21

Hình 2.10.

Bước 10: Mở gói giấy thử dùng kẹp lấy mẫu giấy màu xanh cho vào ống

CV1 Quan sát để đọc kết quả sau 5 phút

– Âm tính: Nếu sau 5 phút giấy thử chuyển sang màu trắng

– Dương tính: Nếu sau 5 phút giấy thử vẫn còn màu xanh

Hình 2.11.

3.5.7 Đảm bảo chất lượng kết quả thử nghiệm:

- Chỉ đọc kết quả trong thời gian khoảng 5 phút, ngoài thời gian trên kếtquả có thể không chính xác

- Khi sử dụng không để hoá chất tiếp xúc với da, nếu có phải rửa ngaybằng nước

3.5.8 Tài liệu tham khảo

Trang 22

Hướng dẫn sử dụng đi kèm bộ Kit kiểm tra nhanh thuốc trừ sâu (VPR 10)(Sản xuất bởi Viện E17, Tổng cục 6, Bộ Công An).

3.6 Các quy trình hướng dẫn kiểm tra nhóm chỉ tiêu phụ gia thực phẩm

Một số nhóm phụ gia thực phẩm có thể kiểm tra nhanh tại hiện trường lấy mẫu:

- Test kiểm tra hàn the trong thực phẩm (50 test/01 hộp)

- Test kiểm tra Hypochloride (20 test/01 hộp)

- Test kiểm tra phẩm mầu trong thực phẩm (20 test/01 hộp)

- Test kiểm tra focmol trong thực phẩm (20 test/01 hộp)

- Test kiểm tra Nitrit trong thực phẩm (20 test/01 hộp)

- Test kiểm tra Nitrat trong thực phẩm (20 test/01 hộp)

- Test kiểm tra chất bảo quản (Salicilic) trong thực phẩm (20 test/01 hộp)

- Kiểm tra Sufite (SO2) (30 test/01 hộp)

Đối với các chỉ tiêu thuộc nhóm này các bộ kiểm tra nhanh đều có thểphát hiện khá nhạy và chính xác (định tính) ở trong giới hạn phát hiện Hướngdẫn sử dụng kèm theo các bộ kit đã được mô tả chi tiết Dưới đây xin giới thiệumột số quy trình phân tích cụ thể

Hướng dẫn sử dụng kit kiểm tra nhanh hàn the trong các sản phẩm thực

phẩm

3.6.1 Giới thiệu chung

Hàn the là muối của axit boric, từ nửa đầu thế kỷ 20 trở về trước, hàn theđược dùng bảo quản thực phẩm Ngày nay, khoa học đã chứng minh hàn the làchất độc đối với con người Về mặt an toàn sức khoẻ, người sử dụng thực phẩm

có hàn the lâu dài sẽ gây ung thư, do hàn the không đào thải hết ra ngoài cơ thể

mà tích luỹ trong cơ thể khoảng 15%, độc tố của hàn the còn làm thoái hoá cơquan sinh dục… trẻ em ăn phải sữa bảo quản bằng hàn the ở hàm lượng từ 1 đến2g/1kg thể trọng sẽ bị tử vong trong vòng 7 đến 10 giờ tuỳ theo khối lượng hấpthụ

Hầu hết các quốc gia trên thế giới, kể cả Việt Nam đã không cho phép sửdụng hàn the trong chế biến thực phẩm Tuy nhiên, nhiều cơ sản xuất vì muốn

Trang 23

cải thiện các tính chất của sản phẩm mà không quan tâm tới sức khoẻ người tiêudung nên vẫn tiếp tục sử dụng hàn the trong chế biến một số sản phẩm thựcphẩm như giò chả, bánh đúc, bánh cuốn, ướp thịt cá…Tình trạng trên khiếnngười tiêu dùng lo ngại không phân biệt được thực phẩm nào có hàn the và thựcphẩm nào đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Vì vậy, việc sử dụng một phươngpháp kiểm tra nhanh là điều hết sức cần thiết và hữu ích.

Hình 4.1 Kit kiểm tra nhanh hàn the – BK04 (Sản xuất bởi Viện kỹ thuật hóa

sinh và tài liệu nghiệp vụ, Tổng cục kỹ thuật, Bộ công an)

3.6.2 Phạm vi áp dụng

Có nhiều bộ kit được sử dụng để kiểm tra nhanh hàn the trong thực phẩm,cán bộ kiểm tra cần lựa chọn những kit thử đã được cấp phép Phương phápdưới đây áp dụng đối với kit thử đi kèm và không phải là khuyến cáo bắt buộc

Bộ kit BK04 được dùng để xác định nhanh tại hiện trường dư lượng hànthe trong một số loại thực phẩm như: thịt và các sản phẩm từ thịt như giò chả,xúc xích, cá tươi, bánh cuốn và các sản phẩm chế biến từ tinh bột

Giới hạn phát hiện: LOD = 50ppm

Thời gian phát hiện: 3 – 30 phút

3.6.3 Nguyên tắc

Dựa trên phản ứng tạo màu giữa gốc borat và một hợp chất màu vàng nhưcurcumin trong điều kiện pH thấp Giấy chỉ thị được phủ một lớp curcumin cómàu vàng và được nhúng trong acid có pH thấp, sau đó để khô Khi có mặt củagốc borate giấy chỉ thị chuyển màu từ vàng tươi sang đỏ gạch

Trang 24

- Đũa thủy tinh

- Dao cắt mẫu (với mẫu dạng rắn)

- Găng tay cao su

3.6.5 Chuẩn bị mẫu

- Đối với mẫu dạng rắn.

Thực phẩm dạng rắn: Lấy khoảng 10g cắt nhỏ cỡ hạt đậu, cho vào cốc cắtđầu lọ dung dịch đệm, nhỏ 20 giọt vào mẫu, dùng que nhọn dầm nát và khuấy đểdung dịch đệm trộn đều vào mẫu và để yên khoảng 2 phút Lấy phần dịch đểkiểm tra

- Đối với mẫu dạng lỏng.

Lấy khoảng 1ml cho vào cốc, bổ sung 20 giọt dung dịch đệm, lắc đều

3.6.6 Quy trình phân tích bằng kỹ thuật kit thử nhanh.

Lấy 1 que giấy thử trong ống đựng giấy chỉ thị, nhúng ngập phần giấy thứnhất (màu vàng) phía dưới cùng que thử vào cốc mẫu vừa xử lý ở trên sao chophần giấy thấm ướt đều, lấy que ra khỏi cốc vẩy bớt nước; đặt que thử trên mặtphẳng Nhỏ 1 giọt dung dịch đệm lên phần giấy (màu vàng) thứ 2 từ dưới lênsao cho giấy đủ ướt đều, chờ đọc kết quả

3.6.7 Đọc kết quả.

- Dương tính: Vùng giấy thử phía dưới (thứ nhất) chuyển từ màuvàng tươi sang màu đỏ gạch đến đỏ đậm khác với giấy thử (thứhai) phía trên

- Âm tính: cả 2 vùng giấy có màu vàng giống nhau

Trang 25

Hình 4.2 Kết quả thử nghiệm trên giấy chỉ thị

3.6.8 Đảm bảo chất lượng kết quả thử nghiệm.

- Chỉ nhúng phần dưới của giấy thử vào mẫu

- Cường độ màu phụ thuộc vào lượng hàn the trong mẫu

- Nếu dư lượng hàn the trong mẫu thấp (trong lân cận khoảng 50mg/kg)thì đọc kết quả sau 10 – 15 phút

- Nếu không hiện màu dương tính hoặc âm tính thì cần kiểm tra lại toàn

bộ quy trình chuẩn bị mẫu và kit thử

3.6.9 Tài liệu tham khảo

- Hướng dẫn sử dụng đi kèm bộ Kit kiểm tra nhanh hàn the – BK04(Sản xuất bởi Viện kỹ thuật hóa sinh và tài liệu nghiệp vụ, Tổngcục kỹ thuật, Bộ công an)

- Turmeric paper - Quick and easy determination of boric acid andborates

- Hardcastle, James Edward, "A study of the curcumin method forboron determination" (1960)

- Siti‐Mizura, S., Tee, E S., & Ooi, H E (1991) Determination of

boric acid in foods: Comparative study of three methods Journal

of the Science of Food and Agriculture, 55(2), 261-268.

3.7 Quy trình hướng dẫn kiểm tra nhanh các chỉ tiêu dư lượng kháng sinh

3.7.1 Giới thiệu chung

Dư lượng kháng sinh (DLKS) là tình trạng kháng sinh vẫn còn trong thựcphẩm như thịt, cá, trứng, sữa, v.v… ở dạng nguyên chất hay đã chuyển hóa, vì

Trang 26

thế có thể gây tác hại đối với người sử dụng Nguyên nhân của việc tồn dư chấtkháng sinh là do việc không tuân thủ quy định về sử dụng kháng sinh trong nuôitrồng, chế biến nông thủy sản, thực phẩm, chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật; sửdụng các chất kích thích sinh trưởng, thuốc thú y trong chăn nuôi và thuốc bảo

vệ thực vật ngoài danh mục cho phép; sử dụng kháng sinh để bảo quản thựcphẩm

Có nhiểu phương pháp phân tích DLKS trong thực phẩm được sử dụngtrong kiểm tra dư lượng kháng sinh nhưng phổ biến nhất vẫn là các phươngpháp sàng lọc như phương pháp miễn dịch, đặc tính sinh học sử dụng kit thử sẵnhoặc ELISA kit và phương pháp phân tích định lượng trên LC hoặc GC kết hợpđầu dò khối phổ (MS/MS)

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại kit thử nhanh dạng que cho phépxác định nhanh dư lượng nhiều loại nhóm chất kháng sinh trong thịt động vật vàthủy sản như các nhóm: Chloramphenicol, Quinolone, Tetracyline Nguyên tắchoạt động và cách thức sử dụng của các loại kit sử dụng que thử nhanh về cơbản là giống nhau và có thể diều chỉnh phương pháp cho phù hợp với việc triểnkhai tại hiện trường hoặc trong phòng kiểm nghiệm hoặc trên xe kiểm nghiệmchuyên dụng

3.7.2 Phạm vi áp dụng

Trong phạm vi nội dung bài giảng, quy trình phân tích và hướng dẫn sửdụng dưới đây được áp dụng cho kiểm tra nhanh dư lượng các chất kháng sinhnhóm Tetracycline trong các sản phẩm thịt và thủy sản

Trang 27

thị dựa trên mức độ phát quang của enzym Do đó, chỉ cần căn cứ vào cường độhiện màu của giếng thử là có thể xác định được mẫu có nhiễm chất kháng sinhhay không và nhiễm với nồng độ bao nhiêu.

- Cối nghiền mẫu

- Giấy lọc, bình tam giác

Trang 28

i Cân 2 g mẫu cho vào ống fancol 5ml và thêm 0,8ml dung dịch đệm(kèm theo bộ kit) và vặn kín nấp.

ii Lắc đều 5 phút và chờ lắng 5 phút, lọc lấy lớp dịch qua giấy lọc.iii Lấy 1 giếng từ ống nhựa (kèm theo bộ kit), mở lớp màng, hút 0,2mldịch lọc cho vào giếng, trộn đều cho đến khi thuốc thử tan hoàn toàn Đợi

1 phút

iv Lấy que thử ra khỏi túi và đặt trên mặt phẳng nằm ngang

v Trộn đều giếng hút mẫu chiết xuất nhỏ từ từ 3-5 giọt vào hố mẫu

"S"

vi Diễn giải kết quả trong 5 - 10phút Kết quả sau 10 phút được coi làkhông hợp lệ

3.7.7 Đọc kết quả.

- Dương tính (Positive): Chỉ có vạch C hiện màu rõ ràng chứng tỏ kết quả

dương tính Nếu vạch T hiện mờ có thể nhìn thấy nhưng rõ ràng yếu hơn sovới vạch C, chúng ta có thể xem như là một kết quả dương tính Dươngtính cho thấy nồng độ Chloramphenicol là trên 0,3 ppb (ng / mL) trongmẫu

- Âm tính (Negative): Cả 2 vạch C và T hiện màu rõ (Vạch T gần bằng hoặc

đậm hơn so với vạch C.)

- Không hợp lệ (Invalid): Vạch C không hiện màu

3.7.8 Đảm bảo chất lượng kết quả thử nghiệm

Để có kết quả tốt nhất, xin vui lòng tuân thủ đúng các hướng dẫn của nhàsản xuất:

- Tât cả thuốc thử phải được để ở nhiệt độ phòng trước khi tiến hành thửnghiệm

- Không nên lấy que thử khỏi túi cho đến khi sủ dụng

Trang 29

- Không sử dụng lại bộ kit và xem hạn sử dụng

3.7.9 Tài liệu tham khảo

- Hướng dẫn sử dụng Immuno kit từ Công ty Thời Đại Xanh

b Các quy trình hướng dẫn kiểm tra nhanh một số chỉ tiêu gây mất ATTP tại phòng kiểm nghiệm.

Một số các chỉ tiêu như dư lượng các chất kháng sinh như nhómNitrofuran, Streptomycin, Sulfonamide…, các chất tăng trọng như beta-agonist,độc tố vi nấm…trong các sản phẩm có nguồn gốc từ thịt động vật và thủy sản cóthể được kiểm tra nhanh bằng các bộ kit thử nhanh Các phương pháp phân tíchnày thường đòi hỏi phải thêm các công đoạn trích ly mẫu đồng nghĩa với việc sửdụng một số thiết bị đơn giản như máy lắc, máy đồng hóa và máy ly tâm…Hơnnữa, nếu sử dụng các bộ kit thử nhanh (như ELISA kit) thì cũng cần tới nhữngthiết bị như tử ủ hay máy đo màu… Do đó, những phương pháp này chỉ thuậntiện cho phân tích trong phòng kiểm nghiệm hoặc trên xe kiểm nghiệm đượctrang bị đầy đủ những thiết bị và dụng cụ phân tích cơ bản

3.8 Quy trình hướng dẫn kiểm tra nhanh các chất tăng trọng trong thịt và thức ăn gia súc (Nhóm β-agonist) bằng bộ kit ELISA

3.8.1 Giới thiệu chung

 - Agonist như Salbutamol (Albuterol), Clenbuterol, Ractopamine làchất làm giãn cơ, được dùng để điều trị hen suyễn, bệnh phổi mãn tính Bêncạnh các tác dụng trên, β-agonist được chứng minh là chất chuyển đổi khá hiệuquả, làm giảm lượng mỡ của cơ thể, kích thích phát triển cơ ở gia súc (lợn, cừu,bò) và gia cầm, khi đó người ta phải dùng β-agonist gấp 5-10 lần điều trị

Thông tư số 24/2013/TT-BYT ngày 14 tháng 8 năm 2013, quy định mứcgiới hạn tối đa dư lượng thuốc thú y trong thực phẩm của Bộ Y tế đã quy định

dư lượng các chất β -Agonist được phép tồn lưu trong thịt gia súc lần lượt làClenbuterol trong thịt trâu, bò là 0.2 ppb và Ractopamine trong thịt trâu, bò vàheo là 10 ppb

Trang 30

Thông tư số 57/2012/TT-BNNPTNT ngày 7 tháng 11 năm 2012 của Bộ Nôngnghiệp phát triển Nông Thôn quy định việc kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạmcác chất cấm thuộc nhóm β - Agonist (Clenbuterol, Salbutamol và Ractopamine)trong chăn nuôi Mẫu thịt là một trong những đối tượng kiểm tra, giám sát tạithông tư này Hiện nay hiện có nhiều phương pháp phân tích dư lượng nhóm β -Agonist trong thịt và thức ăn chăn nuôi, phổ biến là các phương pháp định lượngbằng sắc ký lỏng hai lần khối phổ LC-MS/MS và phương pháp sàng lọc sử dụngELISA kit Trong đó phương pháp phân tích trên sắc ký lỏng cho kết quả địnhlượng tin cậy nhưng đòi hỏi thiết bị phân tích phức tạp, còn phương pháp ELISA

là phương phápsàng lọc nhanh, có độ tin cậy cao, đơn giản và không yêu cầu kỹthuật phức tạp

3.8.2 Phạm vi áp dụng

Quy trình phân tích và hướng dẫn sử dụng dưới đây được áp dụng chophép phát hiện và bán định lượng nhanh dư lượng các chất thuộc nhóm β-agonist trong mẫu thịt và thức ăn gia súc

Trang 31

- Dung dịch chuẩn 100ng/l (1ml) kèm theo thử nghiệm

- Máy đọc ELIA có bước sóng : 450nm

- Micropipette đa kênh 50 – 200μLL

- Micropipette đơn kênh 50, 100 và 200μLL

- Máy trộn mẫu, ống đong, ống ly tâm, máy ly tâm,

- Hóa chất: HCl, NaOH, nước cất dùng cho phân tích

- Găng tay cao su

3.8.5 Chuẩn bị mẫu và dung dịch thử

Phương pháp 1 (nhân hệ số pha loãng 4)

- Đồng hóa mẫu (đã tách mỡ) 1 phút với vận tốc : 10.000v/p

Trang 32

- Cân 2g mẫu đã đồng hóa cho vào ống ly tâm 15ml, thêm 6ml dịch chiết

và trộn đều trong 5-10 phút

- Ly tâm 5 phút với tốc độ 4000 v/p ở nhiệt độ 20 -25 °C

- Hút 1ml dung dịch trên mặt hòa tan với 45μLL NaOH 1M chỉnh pH 7-8

- Hút 20 μLL dung dịch để chuẩn bị phân tích

Phương pháp 2 (nhân hệ số pha loãng 2)

- Đồng hóa mẫu (đã tách mỡ) 1 phút với vận tốc : 10.000v/p

- Cân 2g mẫu đã đồng hóa cho vào ống ly tâm 15ml, thêm 4ml dung dịchTCA và lắc trong

- Hòa tan cặn khô bằng 0,4ml nước cất và 0,4 ml hexan lắc đều

- Loại bỏ lớp trên, hút 20 μLL dung dịch chuấn bị phân tích

- Mẫu thử Thưc ăn chăn nuôi (nhân hệ số pha loãng 50)

- Cân 1g mẫu TACN vào trong ống ly tâm 50ml, thêm 10ml dd HCL0.01M lắc đều 5 phút

- Chỉnh pH 6,5-8 bằng dd HCL 0,01M hoặc NaOH, ly tâm 5 phút với tốc

độ 4000v/p

- Hòa tan 100 μLL dd trên mặt với 400 μLL nước cất

- Hút 20 μLL dung dịch chuẩn bị phân tích

3.8.6 Quy trình phân tích

- Đem tất cả thuốc thử vệ nhiệt độ phòng (20-25°C) trước khi sử dụng

- Hút 20μLL mỗi dung dịch chuẩn cho vào giếng chuẩn

- Hút 20μLL dung dịch mẫu thử cho vào giếng mẫu

- Thêm 100μLL cộng hợp cho vào các giếng trên

- Trộn đều và lắc đều hổn hợp

- Ủ ở nhiệt độ phòng (25±2°C) 30 phút

Trang 33

- Đổ sạch dung dịch lỏng ra khỏi giếng và vỗ nhẹ trên giấy thấm đến khikhông còn dungdịch trong giếng.

- Rửa giếng bằng dung dịch rửa (khoảng 250 μLL/giếng ), vỗ nhẹ các giếngtrên giấy thấm

- Lập lại rửa bằng dung dịch rửa 4 lần

- Thêm 50μLL dung dịch cơ chất A vào mỗi giếng

- Thêm 50μLL dung dịch cơ chất B vào mỗi giếng

- Giử và lắc nhẹ các giềng trộn đều dung dịch

- Để yên 15 phút ở nhiệt độ phòng (25±2°C)

- Thêm 50 μLL dung dịch hãm màu vào mỗi giếng , lắc nhẹ

- Đọc kết quả trên máy đo màu (máy đọc ELISA) trong vòng 5 phút

3.8.7 Báo cáo kết quả thử nghiệm

- Màu đậm = ít β-agonist

- Màu nhạt = nhiều β-agonist

- So sánh màu hoặc mật độ quang của các giếng mẫu với màu hoặc mật độquang của các

giếng đối chứng âm và dương Từ đó xác định được mức độ nhiễm agonist trong mẫu

β Hoặc chính xác hơn ta vẽ đồ thị đường chuẩn của ββ agonist và dựa vào

đó định lượng

mức độ nhiễm của mẫu

Chú ý: Lấy giá trị hấp thụ tương đối cho mỗi mẫu và suy nồng độ ghi tương ứng từ đường

chuẩn Tính nồng độ thực tế của mẫu bằng cách nhân hệ số pha loãng vớinồng độ khai thác

- Tính toán theo công thức sau :

Trong đó :

- Ao : mật độ quang tại giếng đối chứng âm (không có β-agonist)

Trang 34

- Ax: mật độ quang tại giếng chuẩn hoặc mẫu

- Dựng đường chuẩn của Salbutamol với trục X chia độ logarith như ví dụsau:

3.8.8 Đảm bảo kết quả thử nghiệm

- Các thuốc thử cần ở nhiệt độ phòng khi tiến hành thí nghiệm, sau đó cầncho trở lại ngay vào tủ lạnh, không nên để bên ngoài quá lâu Riêng đối với cộnghợp enzyme chỉ nên lấy ra 1 lượng vừa đủ dùng không nên để toàn bộ cộng hợpenzyme ra nhiệt độ phòng

- Trộn đều cộng hợp một cách nhẹ nhàng, tránh tạo bọt

- Không để các hoá chất tiếp xúc ánh nắng

- Phải cận thận, luôn mang găng tay, áo blue Dụng cụ sau khi dùng phảilàm vệ sinh sạch sẽ, rửa bằng nước Javen 5%

- Không dùng bộ kit khi đã quá hạn

- Sử dụng pipette đúng sẽ giúp có kết quả đúng

- Khi cho cộng hợp vào giếng phải cho thật nhanh để thời gian cộng hợp ởtrong giếng là gần như bằng nhau giữa các giếng Nếu không kết quả sẽ lệch

3.8.9 Tài liệu tham khảo

- Hướng dẫn sử dụng Immuno BETA-AGONIST ELISA KIT

Trang 35

C MỘT SỐ QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN KIỂM TRA NHANH CÁC CHỈ TIÊU VI SINH

1 Giới thiệu chung

Vi sinh vật là lý do chính gây nên trên 50% các vụ ngộ độc thực phẩmmỗi năm tại Việt Nam Cũng chính vì vậy mà vi sinh vật là đối tượng chính củanhiều chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm

Các vi sinh vật có khả năng gây ngộ độc thực phẩm bao gồm 3 nhómchính:

- Vi khuẩn: E.coli, Salmonella, Staphylococcus, Clostridium botunium,Balicillus cereus, Vibrio cholearea, Shigella, …

- Virus: nhóm virus Adeno, HAV, H5N1, H1N1,…

- Nấm men, nấm mốc: Aspergillus, Geotrichum, Penicilium, Alternaria,…Trong đó, nhóm vi khuẩn là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm nhiềunhất và các vụ ngộ độc thường gặp nhất là do nhễm khuẩn E.coli vàSalmonella Đây là 2 vi khuẩn có khả năng gây bệnh thuộc họ vi khuẩn đườngruột có sự phân bố rất rộng trong tự nhiên

Ngày nay, để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phương châm “phònghơn chống” được nhấn mạnh hơn bao giờ hết Để phòng ngừa ngộ độc thựcphẩm hoặc rộng hơn là để đảm bảo chất lượng của thực phẩm, chúng ta cần cócác biện pháp kiểm soát và chuẩn đoán thành phần độc hại có trong thực phẩm

Các phương pháp phân tích các chỉ tiêu vi sinh hiện nay có 2 nhóm chính:

- Các phương pháp truyền thống: nuôi cấy truyền thống, thử nghiệm sinhhóa,

- Các phương pháp không truyền thống: PCR, realtime-PCR, Elisa, các kitthử nhanh,…

Trong đó các kit thử nhanh ngày càng được ưu tiên nghiên cứu và sử dụngbởi ưu điểm là tiến hành đơn giản, cho kết quả phân tích nhanh và không đòi hỏinhiều thiết bị phân tích cũng như kỹ thuật chuyên môn cao

Trang 36

Dưới đây là một số kit thử nhanh dùng để xác định E.coli và Salmonellatrên một số nền mẫu thực phẩm có khả năng thực hiện nhanh tại phòng thínghiệm hay tại hiện trường.

2 Một số phương pháp kiểm tra nhanh các chỉ tiêu vi sinh thực hiện trong phòng thí nghiệm

2.1 Phương pháp định lượng E.coli sử dụng đĩa đếm3M™ Petrifilm™

E.coli/Coliform Count Plates (3M-USA)

ml mỗi đĩa Dàn đều dung dịch huyền phù trên diện tích khoảng 20 cm2 Chấttạo đông có trong thành phần của đĩa sẽ làm môi trường dinh dưỡng trong đĩađông lại Đĩa được ủ ấm ở 35 oC ± 1 oC trong 24 h ± 1 h rối đếm khuẩn lạc Cáckhuẩn lạc màu xanh có chứa bọt khí xung quanh xuất hiện trên môi trường đĩa

đếm 3M™ Petrifilm™ là những khuẩn lạc Escherichia coli.

2.1.3 Môi trường – thuốc thử

- Dung dịch dùng để pha loãng mẫu: dung dịch nước đệm phosphat

KH2PO4, pH=7,2 ± 0,2

- Bộ đĩa đếm 3M™ Petrifilm™ E.coli/Coliform Count Plates (3M-USA):

+ Quy cách: 50test/hộp

Ngày đăng: 14/02/2017, 12:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w