Do HA dong mach xam lan tonghop

7 957 5
Do HA dong mach xam lan tonghop

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐO HUYẾT ÁP ĐỘNG MẠCH XÂM LẤN 1. Đặt vấn đề Chúng ta biết rằng phương pháp đo huyết áp động mạch không xâm lấn (PNI : Pression non invasive) chỉ chính xác khi bệnh nhân (BN) có huyết áp trong giới hạn bình thường và không có rối loạn chức năng tim mạch. Nếu BN trong tình trạng tụt huyết áp (HAmax < 90mmHg), rối loạn nhịp, rối loạn vận mạch… thì phương pháp này cho kết quả không chính xác. Trong trường hợp này muốn có kết quả chính xác thì phải tiến hành đo bằng phương pháp xâm lấn. Qua phương pháp này chúng ta có thể có thông số và theo dõi HA liên tục, cũng như thuận tiện trong việc lấy xét nghiệm khí máu nhiều lần. 2. Dụng cụ kỹ thuật 2.1. Kim luồn (Catheter) Biến chứng nặng nhất của việc đặt kim luồn vào động mạch là thiếu máu ở ngọn chi và huyết khối động mạch. Để tránh biến chứng này người ta khuyên nên dùng kim luồn làm bằng Teflon hay Polyurethane. Về kích thước của kim luồn người ta khuyên nên dùng kim luồn số 18G cho động mạch đùi và động mạch nách, còn đối với động mạch khác thì dùng loại 20G. Đối vời chiều dài của kim luồn thì người ta chưa thống nhất chiều dài bao nhiêu là tối ưu, nhưng người ta khuyên nên sử dụng những kim luồn ngắn (3cm – 5cm) cho những động mạch có đường kính nhỏ như động mạch quay, động mạch mu chân. Mặt khác người ta cũng khuyên là nên dùng kim luồn có đầu thon để giảm bớt nguy cơ huyết khối động mạch. 2.2. Hệ thống bơm Người ta khuyên nên dùng hệ thống bơm vừa có thể bơm liên tục với lưu lượng 2mlh và vừa có thể bơm bằng tay không liên tục và chỉ dùng nước muối đẳng trương trong hệ thống bơm. Nếu thời gian lưu Catheter ngắn dưới 24h thì không cần dùng Heparine. Chỉ dùng Heparine khi có ý định lưu Catheter lâu hơn 24h. 2.3. Hệ thống dây Hệ thống dây truyền lá ống dây cứng, tốt nhất là nên sử dụng hệ thống dây đã lắp sẵn trước vì nó sẽ làm bớt thời gian chuẩn bị và lắp ráp mà theo nhiều tác giả đây là nguồn gốc của sự nhiễm khuẩn. Để thu được tín hiệu tốt thì hệ thống dây phải ngắn và ít chỗ nối. 3. Lựa chọn đường vào Nhiều động mạch có thể được chọn, tùy theo vị trí của động mạch mà nó có những thuận lợi và khó khăn riêng. Trong thực tế lâm sàng người ta chọn theo thứ tự nguy cơ tăng dần. 3.1 Động mạch quay Là động mạch hay được chọn nhất vì nó dễ chích, đường đi thẳng và có vòng nối bên với động mạch trụ. Để đánh giá khả năng tưới máu bàn tay khi có can thiệp vào động mạch quay ta dùng Test Allen. Cách thực hiện test Allen: người làm dùng tay ép đồng thời lên động mạch quay và động mạch trụ và yêu cầu BN thực hiện gấp duỗi các ngón tay để dồn hết máu về. Sau đó bỏ ép động mạch trụ và đánh giá thời gian tưới máu bàn tay của động mạch trụ (Bàn tay hồng trở lại). Nếu bàn tay hồng trở lại sau dưới 15 giây là tốt (Test DAllen âm tính). Test Allencũng có thể thực hiện bằng cách đặt Capteur theo dõi SpO2 vào ngón tay sau đó thực hiện như trên : khi ép cả 2 động mạch thì đường biểu diễn SpO2 trên Monitor mất (Bàn tay không được tưới máu). Khi ta thả động mạch trụ ra thì đường biểu diễn của SpO2 trở lại bình thường. Chống chỉ định chích động mạch quay khi Test Allen (+) (không có vòng nối giữa động mạch quay và động mạch trụ), hội chứng Raynaud, bệnh viêm động mạch Burger, tăng Lipid máu trầm trọng. Tuy nhiên, giá trị của test Allen ngày nay cũng không được đánh giá cao về cả độ nhậy và độ đặc hiệu. 3.2. Động mạch đùi Thường sử dụng trong trường hợp cấp cứu vì dễ chọc, nhưng bên cạnh đó nó cũng có bất lợi như khó theo dõi trong mổ, có nguy cơ gấp hay tụt các chỗ nối, dễ bị hematome. 3.3. Động mạch mu chân Là động mạch ở nông, có hệ thống bàng hệ, chỗ chọc Catheter chắc. Tuy nhiên có 20% trường hợp khó sờ thấy động mạch.

Ngày đăng: 13/02/2017, 22:01

Mục lục

  • Dụng cụ kỹ thuật

  • Lựa chọn đường vào

  • Kỹ thuật thực hiện

  • KT lấy điểm Zero

  • Những thông số HA ĐM

  • - Đường biểu diễn áp lực

  • Theo dõi sau thủ thuật

  • Tai biến và biến chứng

  • Chỉ định đặt đường HA ĐM

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan