1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Sản xuất tại nhà máy GMPWHO

72 1,2K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 5,45 MB

Nội dung

BÀI 2MÔ TẢ CÔNG VIỆC TRONG NHÀ MÁY GMP Mục tiêu Sau khi học xong, học viên phải có khả năng: - Nêu được những kiến thức cơ bản về nhiệm vụ chức năng của từng bộ phận và cácmối liên hệ

Trang 1

CHƯƠNG 1 GMP WHO – GOOD MANUFACTURING PRACTICES

Trang 3

BÀI 1

SƠ ĐỒ ĐƯỜNG ĐI MỘT CHIỀU VÀ CÁC HỆ THỐNG PHỤ TRỢ

TRONG NHÀ MÁY GMP-WHO

Mục tiêu

Sau khi học xong, học viên phải:

- Tham quan và vẽ được sơ đồ nhà máy GMP, sơ đồ đường đi một chiều trong nhàmáy

- Tham quan và vẽ được sơ đồ hệ thống xử lý không khí HVAC của nhà máy GMP

- Tham quan và vẽ được sơ đồ hệ thống xử lý nước tinh khiết RO, vận hành được hệthống

- Tham quan và vẽ được hệ thống xử lý nước thải Vận hành được hệ thống xử lý nướcthải

GMP – WHO là Thực hành tốt sản xuất do Tổ Chức Y tế Thế Giới WHO quy định vàban hành

1.2 Mục tiêu của GMP

Sản xuất được sản phẩm thuốc dùng để phòng, điều trị và chẩn đoán bệnh cho người,đạt 3 tiêu chuẩn:

- Tinh khiết: lý học, hoá học và vi sinh vật

- An toàn: đối với người sử dụng và môi trường Hiệu quả: về điều trị và kinh tế

- Nhà sản xuất thuốc cần thoả mãn yêu cầu của khách hàng song phải chấp hành nhữngqui định về quản lý

- Nếu thuốc có chất lượng kém thì người sử dụng sẽ bị thiệt thòi hay nguy hiểm đếnsức khoẻ, người kê đơn bị mất uy tín và suy cho cùng thì nhà sản xuất chịu tráchnhiệm

- Do đó, mục tiêu áp dụng GMP là giúp các nhà sản xuất thuốc phòng ngừa hay giảmthiểu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thuốc trong quá trình sản xuất như tìnhtrạng lộn xộn, nhằm lẫn hay nhiễm/ nhiễm chéo Đây không những là trách nhiệm củanhà sản xuất thuốc mà còn thuộc chủ trương của Nhà nước

1.3 Mười nguyên tắc căn bản của GMP

Trang 4

 Bảo trì thiết bị theo kế hoạch.

 Đào tạo thường xuyên và cập nhật

 Giữ gìn sạch sẽ và ngăn nắp

 Cảnh giác cao về chất lượng

 Kiểm tra sự thực hiện đúng

2 Các hạng mục GMP trong nhà máy sản xuất Công Ty TNHH Dược Phương Nam 2.1 Phần cứng

Nhà máy sản xuất thuốc

- Sơ đồ khu vực sản xuất đường đi một chiều

- Sơ đồ thiết kế kỹ thuật

- Tài liệu và hồ sơ thực hành tốt

- Tài liệu và hồ sơ thẩm định

- Tài liệu và hồ sơ tự thanh tra

* Các hạng mục GMP:

2.1.1 Sơ đồ nhà máy và sơ đồ đường đi một chiều

Hình 1.1 Sơ đồ nhà máy sản xuất thuốc theo tiêu chuẩn GMP-WHO

Sơ đồ tổng thể nhà máy GMP

Trang 5

5.2.Dây chuyền một chiều

Nguyên tắc: thiết kế khu vực sản xuất theo dây chuyền một chiều

Phải có đường đi của:

Hệ thống điều hòa không khí cho phòng sạch (CLEAN ROOM)

Hình 1.2 Sơ đồ đường đi của nguyên liệu, bao bì, sản phẩm, nhân viên trong nhà

máy GMP

Nguyên tắc: Thiết kế khu vực sản xuất theo dây chuyền một chiều

Phải có đường đi riêng của:

bán dẫn… hay những loại thuốc trong dược phẩm, các thiết bị y tế, phòng mổ trong bệnh

viện Tất cả những phòng này đòi hỏi phải kiểm soát nồng độ hạt bụi, các loại chất ô nhiễm

ở một mức cho phép

Vậy hệ thống điều hòa không khí cho phòng sạch khác với điều hòa không bình thường (cao

ốc văn phòng…) ở những điểm nào?

Trang 6

Hình 1.3 Sơ đồ các thông số yêu cầu của phòng sạch

Như vậy đối với phòng sạch thường giải quyết năm vấn đề chính là nhiệt độ(Temperature), độ ẩm (Humidity), áp suất phòng (Room Pressurization), độ sạch(Cleanliness) và vấn đề nhiễm chéo (cross-contamination) Trong thiết kế điều hòa khôngkhí bình thường chỉ giải quyết hai vấn đề chính là nhiệt độ và độ ẩm, thực tế thì vấn đề độ

ẩm thường không đạt theo như yêu cầu thiết kế Nhưng trong phòng sạch thì ngoài nhiệt độthì độ ẩm trong phòng yêu cầu khắt khe hơn rất nhiều

Những điểm khác nhau chính giữa phòng sạch và ĐHKK thông thường là: nhiệt độ, độ

ẩm, áp suất phòng, độ sạch và vấn đề nhiễm chéo

Nguyên tắc hoạt động của hệ thống HVAC

Nguyên tắc: không khí được làm lạnh, qua hệ thống lọc (bụi, vi trùng…), đưa vào phòng.Hồi lưu đưa ra ngoài lọc để tái sử dụng

Hệ thống xử lý không khí gồm:

Cụm máy lạnh Chiller: cung cấp hơi lạnh

AHU: xử lí không khí đạt tiêu chuẩn qui định

Nguyên lý máy làm lạnh nước CHILLER.

Cụm máy lạnh chiller là thiết bị quan trọng nhất của hệ thống điều hoà kiểu làm lạnhbằng nước là hệ thống trong đó cụm máy lạnh không trực tiếp xử lý không khí mà làm lạnhnước đến khoảng 70C Sau đó nước được dẫn theo đường ống có bọc cách nhiệt đến các dàntrao đổi nhiệt gọi là các FCU và AHU để xử lý nhiệt ẩm không khí Như vậy trong hệ thốngnày nước sử dụng làm chất tải lạnh

Đây là hệ thống điều hòa trung tâm có dùng nước làm chất tải lạnh

Trang 7

Hệ thống gồm các thiết bị chính sau:

- Cụm máy lạnh Chiller

- Tháp giải nhiệt (đối với máy chiller giải nhiệt bằng nước) hoặc dàn nóng (đối với chiller giải nhiệt bằng gió)

- Bơm nước giải nhiệt

- Bơm nước lạnh tuần hoàn

- Bình giãn nở và cấp nước bổ sung

Trang 8

Hình 1.6 Hệ thống điều hòa không khí

Hình 1.7 Hệ thống điều hòa không khí

Trang 9

phẩm, mỹ phẩm, vi điện tử Hệ thống AHU còn được sử dụng rất rộng rãi trong tòa nhàthương mại, các tòa nhà lớn có hệ thống Chiller trung tâm Nó là thiết bị tiền xử lý kiểu nhưPAU trong các khu hành lang, hội trường lớn,

Nó bao gồm dàn trao đổi nhiệt (thường dùng trao đổi nhiệt giữa nước lạnh đi qua cácống đồng và không khí thổi qua nó) và quạt cao áp (quạt hướng kính) hệ thống điều khiểngồm cảm biến nhiệt, van ba ngã actuator khi nhiệt độ phòng lớn hơn nhiệt độ đặt thì van bangã mở cho nước lạnh chảy qua dàn trao đổi nhiệt đến khi nhiệt độ tụt xuống nhiệt độ đặt thìvan ba ngã đóng lại nước lạnh chảy qua đường bypass về thiết bị làm lạnh nước (chiller).Không khí trước khi đưa vào AHU thường được lọc qua bộ phận tiền lọc và lọc túi Khi cần

độ sạch cao thì sử dụng cả lọc HEPA

Tuy nhiên, các AHU này có độ chính xác không cao, nó chỉ dùng để xử lý sơ bộkhông khí, muốn có một nhiệt độ và độ ẩm chính xác, các FCU tại từng khu vực sẽ làm tốtviệc này

FCU (FanCoil Unit) Đúng như tên gọi thì cấu tạo cơ bản của FCU gồm có Quạt Fan và Dàn ống - Coil, trong một số trường hợp có thêm bộ sấy điện (heater) nhưng cũng rấthạn chế với điều kiện ở Việt Nam Đây là một thiết bị xử lý không khí cơ bản, công suấtthường khá nhỏ thường thì có từ 2kW đến 20kW (có thể khác biệt theo từng hãng) FCU cóđầy đủ các kiểu như Cassette thổi tròn / 4 hướng / 1 hướng, Áp tường / trần, Giấu tường /trần , Treo tường, Âm trần nối ống gió

-Trong một số tài liệu, người ta coi FCU là AHU loại nhỏ được dùng để cấp lạnh chomột khu vực nhỏ Kiểu phân loại này chỉ đúng về mặt cấu tạo và phạm vi sử dụng

Tóm lại, để phân biệt được FCU và AHU cần phải căn cứ vào cấu tạo và công suấtlạnh Ranh giới về cấu tạo có thể là mong manh, nhưng về công suất lạnh thì có thể nhậnbiết được đặc biệt rõ ràng

Trang 11

Áp suất phòng (Room Pressurization):

Nhiệm vụ chủ yếu là ngăn ngừa không cho không khí, hạt bụi, chất nhiễm trùng… từphòng, khu vực dơ hơn sang phòng, khu vực sạch hơn Nguyên tắc di chuyển căn bản củakhông khí là từ nơi có áp suất cao tới nơi có áp suất thấp Như vậy phòng có cấp độ sạch hơnthì có áp suất cao hơn và ngược lại Để kiểm soát áp suất phòng thì thường có đồng hồ đo ápsuất, khi áp suất phòng vượt quá sẽ tự động tràn ra ngoài thông qua cửa gió xì (Pass-Through Grilles) Thường thì những phòng nào có yêu cầu cao mới gắn miệng gió xì

Hình 1.11 Sơ đồ áp suất trong nhà máy GMP

Việc tạo áp trong phòng khi thiết kế phải quan tâm tới cột áp của quạt và chênh lệchgiữa lượng gió cấp và hồi trong phòng sạch

Trong thiết kế nhà máy dược phẩm theo tiêu chuẩn WHO-GMP (World HealthOrganization - Good Manufacturing Practice) thì cấp áp suất lần lượt là +(15Pa), ++(30Pa),+++(45Pa)

Sự chênh áp

Nguyên tắc: áp suất trong phòng cao hơn áp suất hành lang để tránh nhiễm chéo.

Trang 12

Hình 1.12 Sơ đồ áp suất trong nhà máy GMP

ô nhiễm sinh ra trong phòng Do vậy kết cấu phòng sạch khác với những cao ốc văn phòng.Với các phòng có yêu cầu cấp độ sạch khác nhau thì số lần trao đổi gió cũng khác nhau Ví

dụ trong nhà máy sản xuất dược phẩm khu vực thay đồ có cấp độ sạch E (cấp màu đen) có

áp phòng là +(15Pa), số lần trao đổi gió là 10, trong khi phòng pha chế có cấp độ sạch C

có áp phòng ++(30Pa), số lần trao đổi gió là 20, phin lọc cấp H12.

Hình 1.13 Miệng hồi gió và phin lọc

Trang 13

Phin lọc có nhiệm vụ là lọc bỏ những hạt bụi của không khí trước khi vào phòng Tùytheo yêu cầu của các loại phòng sạch mà sử dụng phin lọc cho phù hợp Thông thường vớicác phòng trong nhà máy dược thì sử dụng loại lọc hiệu suất cao HEPA (High EfficiencyParticle Air) Vị trí bộ lọc có thể gắn ngay tại AHU hoặc từng phòng.

Trang 14

Nhiễm chéo (Cross-Contamination)

Để hiểu rõ về nhiễm chéo ta định nghĩa về tạp nhiễm Tạp nhiễm là sự nhiễm (đưa vào)không mong muốn các tạp chất có bản chất hóa học hoặc vi sinh vật, hoặc tiểu phân lạ vàotrong hoặc lên trên một nguyên liệu ban đầu hoặc thành phẩm trung gian trong quá trình sảnxuất, lấy mẫu, đóng gói, bảo quản và vận chuyển Như vậy nhiễm chéo là việc tạp nhiễm củamột nguyên liệu ban đầu, sản phẩm trung gian, hoặc thành phẩm với một nguyên liệu banđầu hay sản phẩm khác trong quá trình sản xuất

Việc nhiễm chéo có cả nguyên nhân bên ngoài và bên trong Dưới đây là tổng hợp cácnhân tố chính nhiễm chéo trong nhà máy dược

Sơ đồ các nguyên nhân gây ra nhiễm chéo

Trang 15

Vấn đề nhiễm chéo khá phức tạp đối với các phòng trong nhà máy dược cũng như phòng mổtrong bệnh viện Các phòng sạch cho công nghệ cao thì ít hơn rất nhiều do chỉ sản xuất mộtloại sản phẩm trong một khu lớn Thực tế thì các nhà máy dược Việt Nam sản xuất quánhiều loại thuốc khác nhau trong cùng một phòng nên yêu cầu cấp độ sạch rất cao và vấn đềnhiễm chéo trở nên khó kiểm soát Việc giải quyết nhiễm chéo là giải quyết 10 vấn đề trên,cộng thêm việc tạo áp trong phòng.

2.1.3 Hệ thống xử lý nước thải

Hóa chất sử dụng: Poly Aluminium Chloride (PAC)

Công dụng: chất keo tụ dùng trong xử lý nước và nước thải

Thành phần hóa học cơ bản: polyaluminium chloride, có thêm chất khử trùng gốc clorin

- Nguồn gốc nước thải :

Nước thải công ty TNHH Dược Phẩm Phương Nam thải ra trong quá trình rửa dụng cụ,pha chế sản phẩm, nước rửa nhà xưởng và thiết bị sau mỗi ca sản xuất

- Yêu cầu nước thải sau xử lí:

Nước thải sau khi qua hệ thống xử lý đạt loại B, QCVN 24:2009/BTNMT Các chỉ tiêu cụthể như sau:

Bảng 1.1 Chỉ tiêu Nước thải loại B

Stt Các chỉ tiêu thử nghiệm Đơn vị Tiêu chuẩn chấp nhận

- Công nghệ xử lí nước thải

+ Sơ lược quy trình xử lý nước thải:

Nước thải từ nhà máy→ Hố thu gom→ Bơm P1→ Bể điều hoà→ Bể xử lý sinh học hiếukhí→ Bể lắng → Bể khử trùng→ Thải ra môi trường

 Bể ổn định: có tác dụng

- Ổn định lưu lượng, dòng chảy, ổn định nồng độ chất bẩn và ổn định pH

- Tạo chế độ làm việc ổn định cho các công đoạn phía sau, tránh hiện tượngquá tải

Trang 16

- Bay hơi các chất dư trong nước thải.

- Sau khi đã ổn định lưu lượng và nồng độ nước thải, nước thải chảy tràn qua

bể sinh học hiếu khí (bể Aeroten)

 Bể xử lý sinh học hiếu khí:

Theo phương pháp này, nước thải đưa vào bể sinh học hiếu khí kết hợp vớibùn hoạt tính tuần hoàn và một số chủng vi sinh vật đặc biệt cho quá trình phânhuỷ hiếu khí Không khí được đưa vào tăng cường bằng máy thổi khí (AB) cấpkhí qua hệ thống phân phối khí (AD) ở đáy bể, đảm bảo lượng oxy hoà tan trongnước thải luôn lớn hơn 2 mg/l

Như vậy, tại đây sẽ diễn ra quá trình phân huỷ hiếu khí triệt để, sản phẩm củaquá trình này là khí CO2 và sinh khối vi sinh vật tồn tại dưới dạng bông xốp, khốilượng ngày càng nhiều Các sản phẩm chứa nitơ và lưu huỳnh sẽ được các vi sinhvật hiếu khí chuyển thành dạng NO3-, SO42- và chúng sẽ tiếp tục bị khử nitrat Khửsunfat bởi vi sinh vật

Hiệu suất làm sạch nước phụ thuộc vào số lượng và độ tuổi của bùn hoạt tính (thực tế tuổi bùn chính là tuổi sinh lý của quần thể vi sinh vật trong bùn hoạt tính.Bùn hoạt động còn trẻ sẽ xốp hơn Điều đó gúp cho chúng tiếp xúc với chất bẩntốt hơn) Tuổi thọ của bùn sẽ giảm khi lưu lượng đã xử lý và tốc độ phát triển củabùn hoạt tính cao Một khi điều này xảy ra thì công việc tái sinh bùn hoạt tínhcũng nhanh

 Bể lắng:

Sau khi qua bể xử lý sinh học hiếu khí, nước thải tiếp tục qua bể lắng Tại đây, bùnhoạt tính và sinh khối vi sinh vật lắng động tại vùng lắng của đáy bể được bơm bùn(SP01) bơm hoàn lưu về bể sinh học hiếu khí và phần bùn dư bơm về bể phân huỷ bùn

 Bể khử trùng:

Cuối cùng là giai đoạn khử trùng ở bể tiếp xúc với chlorine Chlorine được bơm địnhlượng bơm vào nước Sau khi đã tiệt trùng nước đạt loại B, QCVN 24:2009/BTNMT vàthải ra môi trường

 Bể phân huỷ bùn:

Bể phân hủy bùn có chức năng giữ cặn và lên men cặn lắng, sản phẩm phân hủybùn từ cặn lắng là nước và các chất khí Nước dư tại bể chảy tràn sang bể điều hoà Cácthành phần cặn lắng khó phân hủy sẽ định kỳ hút và vận chuyển đến khu xử lý bùn

Bảng 1.2 Nguyên tắc hoạt động của bộ phận xử lí nước thải

1 Bơm nước thải

(WPO1)

-Điều khiển bằng tay-Điều khiển tự động bằng phao chống cạn

Bơm nước từ hố thu qua bể ổn định

2 Bơm hút bùn (SP02) -Điều khiển bằng tay-Điều khiển tự động bằng

Timer

Hút bùn từ bể lắng hoàn lưu về bể sinh học hiếu khí và bùn

dư về bể phân hủy bùn

Trang 17

3 Bơm định lượng hóa chất khử trùng (DP04) -Điều khiển bằng tay-Điều khiển tự động bằng

phao chống cạn

Châm hóa chất khử trùng vào đường ống dẫn vào bể khử trùng

4 Máy thổi khí AB -Điều khiển bằng tay-Điều khiển tự động bằng

Timer

Cung cấp khí cho bể sinh học hiếu khí

+ Chế độ hoạt động: Bơm nước thải, bơm định lượng hóa chất chạy theo mực nước phao 1

đặt ở hố thu, khi hố thu đầy nước, phao 1 đóng , lúc đó bơm nước thải 1 và bơm định lượnghóa chất nhận tín hiệu từ phao 1 nên bơm nước thải1 và bơm định lượng hóa chất hoạt động.Khi mực nước phao 1 báo cạn (hố thu cạn nước) thì bơm nước thải 1 và bơm định lượng hóachất ngừng hoạt động Máy thổi khí chạy theo cài đặt thời gian, chạy 30 phút nghỉ 30 phút

chu trình cứ lập đi lập lại Bơm bùn SP01 chạy theo thời gian, chạy 30 phút nghỉ 10 phút chu

cố khắc phục xong, trong khoảng thời gian 3 ngày đầu tiên chỉ nên xử lý 1/2 công suất trướcđó

Thời gian ngưng cấp khí tối đa cho bể sinh học hiếu khí mà không nuôi lại vi sinh là

4 ngày Sau khi hoạt động ở 1/2 công suất lúc đầu, một tuần sau thì hoạt động ở 1/2 công suấtcòn lại và sụt khí cho đến khi DO đạt khoảng 5mg/l thì hoạt động trở lại bình thường Nếuthời gian ngưng cấp khí quá 4 ngày thì tiến hành nuôi lại vi sinh

Trang 18

Hình 1.17 Bản vẽ hoàn công sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải

Trang 19

2.1.4 Hệ thống nước tinh khiết

Sơ lược quy trình

Nước nguồn đã qua xử lý sơ bộ, từ đây ta dùng bơm 2HP bơm vào hệ thống lọc thô →

Khử mùi → Làm mềm → Lọc tinh → Hệ thống thẩm thấu ngược RO → Bồn chứa nướcsạch 5000 lít → Dùng bơm 1HP bơm qua cặp hệ trao đổi ION 1→ Cặp hệ trao đổi ION 2

→ Cột Mixbed → Loc tinh 5µm → Loc tinh 1µm → Bồn chứa nước thành phẩm 1000 lít

→ Dùng bơm cấp hoàn lưu bằng Inox → Lọc tinh 1µm → Lọc tinh 0.2µm → Qua đèntiệt trùng UV → Cấp cho sản xuất và hoàn lưu về bồn chứa Inox 1000 lít

 Hệ thống lọc cơ học: Nước từ bồn chứa được bơm qua hệ thống lọc cơ học, có

tác dụng giữ lại các tủa bông, tủa nụ do quá trình keo tụ tạo ra,ngăn chặn các vật

lý có kích thước lớn hơn 50 µm, nhằm đưa nước đạt độ trong cho phép, đồng thờigiúp cho các hệ thống lọc phía sau tốt hơn

 Hệ thống khử mùi: Sử dụng vật liệu than hoạt tính có tác dụng hấp thụ nhằm loại

bỏ các mùi lạ gây hại cho sức khoẻ và làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm,gây khó chịu khi sử dụng như:NH3, Clo dư, …và từng bước tạo độ trong cho nước

 Hệ thống làm mềm : Thiết bị trao đổi ion là các chất vật liệu hạt không hoà tan

có trong cấu trúc phân tử các gốc axit hay bazơ có thể thay thế được mà khônglàm thay đổi tính chất vật lý của chúng và cũng không làm biến mất hoặc hoà tan.Các ion dương hay âm cố định trên các gốc này đẩy ion cùng dấu có trong dungdịch lỏng Đó là sự trao đổi ion, cho phép thay đổi thành phần ion của chất lỏngtrước khi thay đổi.Ở đây chúng ta sử dụng Resin sản phẩm của hãng Dow có tácdụng mạnh đối với các kim loại: Mg, Ca, Fe,…Hệ thống này hoàn nguyên bằngdung dịch NaCL 5%.Nên chi phí tái sinh không đáng kể

 Hệ thống RO: Để nước đạt độ tinh khiết rất cao ta cần phải xử lý Cloruanatri

(NaCL) bằng thiết bị RO Thiết bị được cấu tạo bởi 01 màng mỏng có kích thướcrất bé có tác dụng chỉ cho các phân tử nước và giữ lại các phân tử khác Nước saukhi qua thiết bị RO đạt độ tinh khiết rất cao, đây là phương pháp tách muối hiệu

quả và tối ưu nhất.

 Hệ trao đổi ion: Nước được cấp qua hệ trao đổi ion bằng cách cho tiếp xúc hạt

nhựa trao đổi ion- loại cation H+ rồi tiếp tục cho tiếp xúc hạt nhựa trao đổi loại anion OH- Tất cả các muối có trong nước sau khi qua hệ trao đổi ion bị giữlại ở hạt nhựa cation và hạt nhựa anion Tổng độ dẫn điện của nước sau khi qua hệtrao đổi ion thực tế có thể bằng không Độ pH và độ kiềm ở mức chuẩn trung tính.Sau một thời gian sử dụng lượng nước qua hệ trao đổi ion nhất định, khả năng loại muối bịmất tác dụng thể hiện chỉ số độ dẫn điện tăng, pH biến động do các ion H+ và OH- trên bềmặt hạt nhựa cation và anion đã trao đổi hết, lúc này cần phải hoàn lại gốc H+ và OH- thao

Trang 20

ion-tác này còn gọi là tái sinh nhựa Tái sinh nhựa bằng dung dịch HCl với cột chứa cation vàdung dịch NaOH với cột chứa anion

 Thiết bị trao đổi ion hỗn hợp (Mixbeb): Nước được đưa qua thiết bị trao đổi

hỗn hợp ion, trong đó các hạt nhựa trao đổi ion- loại cation H+ và các hạt nhựatrao đổi ion – loại anion OH- phối hợp với nhau Phương pháp dựa trên cơ sở nhựahỗn hợp trao đổi tức thời do quá trình trộn đều nhựa anion và cation vào cùng mộtthiết bị chứa Phương pháp này được hợp thành bởi rất nhiều cation và anion giaonhau vì nhựa cation và anion trộn đều lẫn nhau cho nên phản ứng trao đổi của nótrong lúc hầu như tiến hành đồng thời vì nhiều lần với nhau

 Hệ thống lọc tinh 5µm: Có tác dụng ngăn chặn tất cả các cặn bẩn có kích thước

lớn hơn 5µm, nhằm đưa nước đạt độ trong cho phép Nước sau khi qua hệ thốnglọc tinh đã đạt tiêu chuẩn lý- hoá và vi sinh Các lỏi lọc này được thiết kế với matrận lọc thích hợp nên lọc rất hiệu quả

 Hệ thống lọc tinh 1µm: Có tác dụng ngăn chặn tất cả các cặn bẩn có kích thước

lớn hơn 1µm, nhằm đưa nước đạt độ trong cho phép Nước sau khi qua hệ thốnglọc tinh đã đạt tiêu chuẩn nước phục vụ trong chế biến dược phẩm về mặt vi sinh.Các lỏi lọc này được thiết kế với ma trận lọc thích hợp nên lọc rất hiệu quả

 Hệ thống lọc tinh 0,2µm: Có tác dụng ngăn chặn tất cả các cặn bẩn có kích

thước lớn hơn 0,2µm, nhằm đưa nước đạt độ trong cho phép Nước sau khi qua hệthống lọc tinh đã đạt tiêu chuẩn nước phục vụ trong chế biến dược phẩm về mặt visinh Các lỏi lọc này được thiết kế với ma trận lọc thích hợp nên lọc rất hiệu quả

 Thiết bị đèn tiệt trùng UV: Để có nguồn nước đạt tiêu chuẩn nước phục vụ trong

chế biến dược phẩm thì chúng tôi sử dụng phương pháp tiệt trùng bằng tia cực tím(UV).Sử dụng tia cực tím nhằm tiệt trùng các vi khuẩn gây hại làm ảnh hưởng đếnsức khoẻ và chất lượng nước thành phẩm

Vệ sinh và hoàn nguyên hệ thống :

+ Đối với cột lọc thô:

Khi thấy đồng hồ áp suất tăng lên 3kg/cm3 hoặc 2 tuần hoạt động thì tiến hành cho xảrửa Nguyên tắc thực hiện như sau:

− Bật val qua Back wash

− Cho chạy khoảng 5 phút để xả rửa

− Bật val qua Fast rinse

− Cho chạy khoảng 5 phút để xả rửa

− Khi thấy nước đầu ra trong thì bật val qua Filter cho nước qua hệ thống khử mùi

− Tuổi thọ cát lọc: từ 1 - 2 năm

+ Đối với cột khử mùi:

Khi thấy đồng hồ áp tăng lên 3kg/cm3 hoặc 2 tuần hoạt động thì tiến hành cho xả rửakhử mùi Nguyên tắc hoạt động như sau

− Bật val qua Back wash

− Cho chạy khoảng 5 phút để xả rửa

− Bật val qua Fast rinse

− Cho chạy khoảng 5 phút để xả rửa, cứ thực hiện như vậy cho tới khi thấy nướcđầu ra trong thì bật val qua Filter cho nước qua hệ thống làm mềm

− Tuổi thọ của than hoạt tính: từ 1 - 2 năm

Trang 21

+ Đối với cột làm mềm:

Khi hệ thống hoạt động 15 ngày, tiến hành hoàn nguyên 1 lần Nguyên tắc hoànnguyên như sau:

* Pha dung dịch tái sinh:

• Ta lấy 8 kg NaCl (muối ăn) +100 lít nước

• Nối ống ở dây vào bồn chứa dung dịch

• Mở van qua Brine Slowr, bật bơm

• Ta thấy nước trong bình dung dịch hút vào

• Khi nước trong bình chứa dung dịch không còn nữa, ngâm dung dịch trong hệthống làm mềm khoảng 30 - 45 phút

• Mở val qua Back wash rửa khoảng 10 - 15 phút

• Kiểm tra lại không còn mặn thì cho qua nước qua hệ thống lọc tinh

+ Đối với hệ thống trao đổi ion 1:

• Khi thấy đồng hồ đo độ dẫn điện báo 4µS thì cho hoàn nguyên hệ thống traođổi ion Nguyên tắc hoạt động như sau:

• Khóa tất cả các van của bộ trao đổi lại

• Loại hóa chất dùng để tái sinh:

- NaOH nồng độ 10%

- HCl nồng độ 30%

• Kiểm tra lại ống xả nước ở van xả 38 thấy không còn nhớt đồng hồ điện dẫnbáo < 2µS thì mở van 40 đóng van 38 cho nước qua hệ thống trao đổi 2

• Tuổi thọ tối đa của vật liệu lọc: Từ 2 - 3 năm

+ Đối với hệ thống trao đổi ion 2 (giống cặp trao đổi 1):

• Khi thấy đồng hồ đo độ dẫn điện báo 4µS thì cho hoàn nguyên hệ thống traođổi ion Nguyên tắc thực hiện như sau:

• Khóa tất cả các van của bộ trao đổi lại

• Loại hóa chất dùng để tái sinh:

NaOH nồng độ 10%

HCl nồng độ 30%

• Kiểm tra lại ống xả nước ở van xả 52 thấy không còn nhớt thì mở van 53 đóngvan 52 cho nước qua hệ thống Mixbed

• Tuổi thọ tối đa của vật liệu lọc: từ 2 - 3 năm

+ Đối với hệ thống Mixbed:

Định kỳ rửa cột Mixbed: độ dẫn báo 3,5 µS thì vệ sinh Mixbed

+ Đối với hệ thống thẩm thấu ngược RO:

• Trước khi cho hệ thống hoạt động cần thực hiện các bước sau:

• Kiểm tra các đường ống nối với nước đầu vào, đường nước thành phần, đườngnước xả

• Kiểm tra nguồn điện

• Mở van hoàn toàn Concentrate valve

• Bật công tắc sang vị trí ON

* Máy RO chỉ hoạt động khi áp lực tại đường cấp đạt khoảng 7 - 9 kg/cm 2

• Cho máy hoạt động khoảng 3 phút để loại trừ không khí trong hệ thống (đốivới lần vận hành đầu tiên)

Trang 22

• Khóa từ từ Concentrate valve cho đến khi lưu lượng đạt 11 lít/phút Khi khóaConcentrate valve áp lực trong hệ thống sẽ tăng, để bảo vệ màng lọc, áp lựctrong hệ thống không được vượt quá 200 PSI.

• Trong quá trình thẩm thấu ngược, các cáu cặn sẽ bám lại trên màng lọc làmảnh hưởng đến quá trình lọc của máy Do đó để đảm bảo chất lượng đầu ra thìsau thời gian sử dụng khoảng 1,5 năm thì nên thay màng lọc của RO (hoặcbằng cách xả rửa)

* Bảo trì màng lọc:

Vì màng lọc thẩm thấu ngược rất dễ bị hỏng, sau đây là một vài điều kiện có thểlàm ảnh hưởng đến nó:

• Nhiệt độ: < 0oC hoặc 40oC, sẽ làm mất khả năng loại muối của màng

• Màng lọc bị khô: Bề dày màng lọc phâỉ luôn thẩm thấu ướt trong suốt quátrình sử dụng hoặc ngừng máy Nếu màng bị khô, nó sẽ làm mất khả năng loạimuối

• Ngăn chặn vi sinh phát triển: Phần bên trong lọc thì tối và ẩm nên là môitrường sinh sản vi sinh vật Vì vậy, việc khử trùng thường xuyên và định kỳ làcần thiết

+ Đối với hệ thống tuần hoàn và tiệt trùng UV :

Sau thời gian hoạt động 6 tháng, thì tiến hành cho vệ sinh một lần, vệ sinh bằngcách

• Pha 1lít HCL đậm đặc cho 100 lít nước chạy tuần hoàn trong 1giờ

• Rửa lại bằng nước RO cho đến khi hết HCL

• Tuổi thọ bóng đèn 1 năm (tương đương 8000 giờ)

Trang 23

Hình 1.18 Bản vẽ hoàn công hệ thống xử lý nước bằng R.O SX dược phẩm đạt tiêu chuẩn GMP

Trang 24

BÀI 2

MÔ TẢ CÔNG VIỆC TRONG NHÀ MÁY GMP

Mục tiêu

Sau khi học xong, học viên phải có khả năng:

- Nêu được những kiến thức cơ bản về nhiệm vụ chức năng của từng bộ phận và cácmối liên hệ giữa các phòng ban với các phân xưởng sản xuất trong nhà máy

- Trình bày được chức năng nhiệm vụ của mình và của những đồng nghiệp xung quanh

để phối hợp thực hiện nhiệm vụ được giao

- Thực hiện được những nhiệm vụ được giao, tham gia vào học tập và sản xuất tại nhàmáy

Nội dung

1 Mô tả công việc bộ phận xưởng sản xuất

1.1 Mô tả công việc Quản đốc sản xuất

1.1.1 Trình độ năng lực và kinh nghiệm

Quản đốc sản xuất phải là Dược sĩ đại học hoặc trung học có năng lực điều hành sản

xuất và quản lý thuốc theo GMP với ít nhất 2 năm kinh nghiệm trong nghề và có khả nănglãnh đạo tốt

1.1.2 Trách nhiệm và quyền hạn

- Trách nhiệm: Có khả năng quản lý và điều hành sản xuất thuốc cho ra sản phẩm đạt

tiêu chuẩn chất lượng như đã đăng ký

- Quyền hạn: Nhận kế hoạch và tổ chức sản xuất cho sản phẩm đạt tiêu chuẩn, có

quyền từ chối sản xuất khi sản phẩm có nguy cơ kém chất lượng

1.1.3 Nội dung công việc

- Chỉ đạo và theo dõi quá trình sản xuất từ lúc nhận nguyên liệu, pha chế, đóng gói,xuất xưởng thành phẩm

- Kiểm tra và ký tên các hồ sơ lô sản xuất của từng lô

- Tìm nguyên nhân và hướng giải quyết các sản phẩm kém chất lượng (phối hợp vớiphụ trách chất lượng và kiểm tra chất lượng, cơ điện)

- Theo dõi việc thẩm định làm vệ sinh, sử dụng và bảo trì với tất cả các thiết bị sảnxuất

- Chịu trách nhiệm về việc soạn thảo, kiểm tra và áp dụng hệ thống hướng dẫn côngviệc trong xưởng

- Tham gia công tác thẩm định quy trình sản xuất (phối hợp với phụ trách chất lượng

và kiểm tra chất lượng, cơ điện)

- Theo dõi việc kiểm tra môi trường, làm vệ sinh thiết bị, dọn quang dây chuyền trongkhu vực sản xuất

- Triển khai các quy trình sản xuất mới, đề xuất về kế hoạch sản xuất với phòng kếhoạch vật tư

- Tham gia và tạo điều kiện cho công tác thanh tra về GMP

- Đề xuất biện pháp cải tiến quy trình và giảm bớt chi phí sản xuất

- Chịu trách nhiệm về nâng cao đạo đức và đánh giá hàng năm với nhân viên cấp dưới

1.1.4 Quan hệ công tác

- Cấp trên (báo cáo) Giám đốc công ty

Trang 25

- Cấp dưới (quản lý) công nhân.

- Đồng nghiệp (phối hợp) các bộ phận khác và kho

1.2 Mô tả công việc tổ trưởng tổ pha chế

1.2.1 Trình độ năng lực và kinh nghiệm

Tổ trưởng pha chế phải có trình độ từ dược tá trở lên hoặc là nhân viên sản xuất có kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm cao và đã được đào tạo về GMP.

- Kiểm soát việc thực hiện các hướng dẫn GMP của nhân viên sản xuất trong tổ

- Chịu trách nhiệm với phụ trách phân xưởng về thời gian và năng lực làm việc củanhân viên sản xuất trong tổ

- Báo cáo trực tiếp với phụ trách phân xưởng

1.2.3 Nội dung mô tả công việc

- Nhận hồ sơ sản xuất hoặc hồ sơ đóng gói trong công đoạn phụ trách

- Theo dõi môi trường sản xuất: nhiệt độ, độ ẩm, áp suất

- Tổ chức công đoạn sản xuất theo đúng qui trình đã được phê chuẩn

- Kiểm tra thao tác ghi chép của nhân viên và ký tên vào hồ sơ sản xuất

- Kiểm tra: tình trạng sạch và hoạt động của thiết bị- dụng cụ, phòng trước khi sảnxuất

- Kiểm tra lại đúng tên, số lô, hạn dùng (nếu có) của mặt hàng đang sản xuất

- Đảm bảo khu vực sản xuất phải gọn gàng, sạch sẽ, có đầy đủ hồ sơ, nhãn theo yêucầu sản xuất

- Báo cáo cho kiểm soát viên hay phụ trách phân xưởng khi có sự cố bất thường

- Báo cáo tình hình sản xuất hay sáng kiến cải tiến qui trình cho phụ trách phânxưởng

1.2.4 Quan hệ công tác với các đồng nghiệp:

- Người Phụ trách phân xưởng, kiểm soát viên

- Công nhân sản xuất trong tổ

1.3 Mô tả công việc công nhân đóng gói cấp I

1.3.1 Trình độ, năng lực và kinh nghiệm

Công nhân đóng gói cấp 1 tối thiểu phải có trình độ trung học cơ sở, được huấnluyện cách vận hành thiết bị đóng gói, các thao tác cần thiết cho việc đóng gói vàkiến thức cơ bản về GMP

1.3.2 Trách nhiệm và quyền hạn:

- Đóng gói cấp 1 là công đọan thực hiện trong nhà máy khi thuốc đã làm xong

nhưng chưa được đóng vào chai, lọ, hoặc chưa ép vỉ (thuốc hở)

- Công nhân gói cấp 1 là người trực tiếp tham gia đóng gói bao bì cấp 1

- Có trách nhiệm về vệ sinh, kỷ luật, an toàn lao động ở khu vực làm việc và thựchiện tốt các qui định chung của công ty

- Có trách nhiệm bảo quản tất cả các thiết bị, dụng cụ sử dụng

Trang 26

- Được quyền tham gia các phong trào hoạt động của công ty.

- Báo cáo trực tiếp với tổ trưởng tổ đóng gói cấp 1, phụ trách phân xưởng

1.3.3 Nội dung mô tả công việc

- Kiểm tra nhãn “Sạch” của thiết bị và phòng

- Nhận và kiểm tra nhãn của bao bì đóng gói, sản phẩm trung gian

- Thực hiện đóng gói cấp 1 và điều chỉnh các thông số cần thiết dưới sự hướng dẫncủa tổ trưởng tổ đóng gói theo SOP hướng dẫn đóng gói cấp 1 và SOP vận hànhthiết bị

- Chuyển các sản phẩm đã đóng gói cấp 1 sang phòng đóng gói cấp 2

- Vệ sinh thiết bị, phòng theo SOP

- Điền và ký tên xác nhận vào hồ sơ đóng gói

- Ghi chép tất cả những công việc đã thực hiện vào sổ nhật ký

- Báo cáo với tổ trưởng tổ đóng gói tất cả dụng cụ, thiết bị cần trang bị hoặc sửachữa

- Báo cáo với tổ trưởng tổ đóng gói những sự cố xảy ra trong quá trình đóng gói, cáchiện tượng nghi ngờ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm

1.3.4 Quan hệ công tác với các đồng nghiệp:

- Người Phụ trách phân xưởng, kiểm soát viên, nhân viên tổ chuẩn bị bao bì

- Công nhân sản xuất trong tổ

1.4 Công nhân đóng gói cấp II

1.4.1 Trình độ năng lực và kinh nghiệm:

Công nhân đóng gói cấp 2 tối thiểu là người đã có trình độ tốt nghiệp trung học cơ

sở, được huấn luyện cách vận hành thiết bị đóng gói, các thao tác cần thiết choviệc đóng gói và kiến thức cơ bản về GMP

1.4.2 Trách nhiệm và quyền hạn:

- Đóng gói cấp 2 là công đọan bỏ chai thuốc hay vỉ thuốc vào hộp khi thuốc đã đượcđóng vào chai, lọ, hoặc đã ép vỉ (thuốc kín)

- Công nhân đóng gói cấp 2 là người trực tiếp tham gia đóng gói cấp 2

- Báo cáo trực tiếp với tổ trưởng tổ đóng gói và quản đốc sản xuất

- Có trách nhiệm về vệ sinh, kỷ luật, an toàn lao động ở khu vực làm việc và thựchiện tốt các qui định chung của công ty

- Có trách nhiệm bảo quản tất cả các thiết bị, dụng cụ sử dụng

- Được quyền tham gia các phong trào hoạt động của công ty

1.4.3 Nội dung mô tả công việc

- Kiểm tra vệ sinh và nhãn sạch thiết bị, khu vực làm việc trước khi sản xuất

- Nhận, kiểm tra số lượng, thông tin in sẳn, đúng loại, đúng qui cách hộp, toa, thùng,

và nhãn dán trên bao bì

- Nhận và kiểm tra sản phẩm từ tổ đóng gói cấp 1 chuyển sang

- Vận hành máy in phun, băng tải, in ngày sản xuất, số lô, hạn dùng theo hồ sơ lô

- Dán nhãn chai, lọ

- Gấp toa, hộp, thùng

- Thực hiện đóng gói cấp 2 theo hồ sơ đóng gói, hướng dẫn về đóng gói

- Kiểm tra trong quá trình đóng gói:

Trang 27

+ Loại bỏ các bao bì đóng gói không đạt yêu cầu (không rõ hoặc sai các chi tiết in,

số lô, hạn dùng, … hoặc bị hư hỏng)

+ Loại vỉ tuýp, chai, lọ không đủ số lượng, móp, không kín, … có thể tái chế đượctrả về tổ đóng gói cấp 1 vào cuối giờ làm việc và loại bỏ các sản phẩm không thể táichế theo SOP

- Dọn quang phòng đóng gói thật gọn gàng

- Vệ sinh thiết bị, phòng theo SOP và thông báo cho IPC kiểm tra vệ sinh trước khibắt đầu làm việc

- Điền và ký tên xác nhận vào hồ sơ đóng gói

- Ghi chép tất cả những công việc đã thực hiện vào sổ nhật ký

- Báo cáo với tổ trưởng tổ đóng gói tất cả dụng cụ, thiết bị cần trang bị hoặc sửachữa

- Báo cáo với tổ trưởng tổ đóng gói những sự cố xảy ra trong quá trình đóng gói vàgiải quyết sự cố

1.4.4 Quan hệ công tác

- Quản đốc phân xưởng, tổ trưởng tổ đóng gói

- Các nhân viên đồng nghiệp trong tổ đóng gói

1.5 Tổ trưởng tổ vệ sinh công nghiệp

1.5.1 Trình độ và năng lực kinh nghiệm

Phụ trách phòng vệ sinh công nghiệp phải tốt nghiệp phổ thông trung học, có khảnăng điều hành công việc vệ sinh

1.5.2 Trách nhiệm và quyền hạn

- Phụ trách phòng vệ sinh công nghiệp là người trực tiếp giám sát và điều hành côngviệc vệ sinh của toàn công ty (lau nhà, hành lang xưởng, giặt, ủi quần áo…)

- Chịu trách nhiệm về vệ sinh nhà xưởng sạch theo GMP

- Chịu trách nhiệm chuẩn bị trang phục sạch cho nhân viên sản xuất

- Chịu trách nhiệm chuẩn bị dụng cụ sạch để làm vệ sinh trong khu vực sản xuất

- Phân công nhiệm vụ cho nhân viên bộ phận mình

- Đề xuất cấp trên những khó khăn và hướng giải quyết để xin ý kiến

- Đánh giá nhân viên thuộc quyền

- Báo cáo trực tiếp với trưởng phòng bảo đảm chất lượng và giám đốc công ty

1.5.3 Nội dung mô tả công việc

- Lập chương trình giặt, ủi, tẩy trùng trang phục thích hợp theo chu trình sản xuất

- Lập chương trình vệ sinh nhà xưởng

- Giám sát và kiểm tra việc vệ sinh nhà xưởng

- Giám sát và kiểm tra việc giặt ủi trang phục lao động cho tất cả nhân viên trongkhu vực sản xuất

- Giám sát và kiểm tra vệ sinh cầu thang, hành lang, chốt gió, xung quanh nhàxưởng

- Giám sát và kiểm tra việc phòng chống, diệt côn trùng, mối mọt

- Dự trù kinh phí phục vụ cho công tác vệ sinh công nghiệp

1.5.4 Quan hệ công tác

- Phòng kế hoạch, phó giám đốc chất lượng, phó giám đốc sản xuất, phòng kiểm trachất lượng, phòng bảo đảm chất lượng, quản đốc sản xuất

Trang 28

- Các nhân viên vệ sinh

2 Mô tả công việc phòng đảm bảo chất lượng

2.1 Trưởng phòng đảm bảo chất lượng

2.1.1 Trình độ năng lực và kinh nghiệm

Phụ trách chất lượng là dược sĩ đại học, có kiến thức và năng lực trong lãnh vực quản

lý chất lượng thuốc theo GMP, với ít nhất 2 năm trong nghề và có khả năng lãnh đạo tốt

2.1.3 Nội dung mô tả công việc

- Xây dựng chính sách chất lượng và hệ thống quản lý chất lượng toàn diện trong côngty

- Xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo nhân sự

- Chỉ đạo và tổ chức công tác thẩm định (phối hợp với phụ trách kiểm tra chất lượng,

cơ điện và quản đốc sản xuất)

- Kiểm tra và ký tên các bản mô tả công việc, tài liệu/quy trình sản xuất gốc và quytrình thao tác chuẩn trước khi giám đốc phê chuẩn

- Theo dõi quá trình sản xuất thuốc xuyên suốt từ lúc nhập nguyên liệu cho đến khixuất xưởng

- Theo dõi việc kiểm soát các điều kiện sản xuất (nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, độ sạch ) vàkiểm soát trong quá trình

- Theo dõi lãnh vực kiểm tra chất lượng bao gồm: việc lấy mẫu, lưu mẫu, kiểmnghiệm, kiểm tra trong quá trình, thử nghiệm độ ổn định

- Kiểm tra việc thành lập và lưu trữ hồ sơ phân phối sản phẩm

- Theo dõi việc biệt trữ và bảo quản (nguyên liệu, bao bì, sản phẩm trung gian, bánthành phẩm và thành phẩm)

- Theo dõi việc áp dụng hệ thống mã số về thiết bị, nguyên liệu, bao bì, thành phẩm

- Tổ chức đánh giá nhà cung cấp hay nhà phân phối

- Theo dõi việc bảo trì và sửa chữa thiết bị, nhà xưởng, xử lý chất thải, bảo vệ mộitrường

- Theo dõi việc xử lý các sản phẩm bị thu hồi hay trả về

- Theo dõi việc quản lý hồ sơ và quản lý toàn bộ hệ thống tài liệu và hồ sơ

- Chỉ đạo công tác tự thanh tra

2.1.4 Quan hệ công tác

- Cấp trên (báo cáo) giám đốc công ty

- Cấp dưới (quản lý) nhân viên

- Đồng nghiệp (phối hợp), động viên các bộ phận khác

- Bên ngoài (nghiệp vụ) các đối tác quan hệ công ty

2.2 Nhân viên kiểm soát quá trình (IPC)

2.2.1 Trình độ năng lực và kinh nghiệm

Trang 29

Nhân viên kiểm soát quá trình phải là kỹ sư hóa hoặc dược sỹ trung học, có kiến thức

và năng lực trong lãnh vực kiểm tra chất lượng thuốc theo GMP với ít nhất 1 nămtrong nghề và có khả năng quản lý tốt

2.2.2 Trách nhiệm và quyền hạn

- Góp phần vào việc xây dựng tiêu chuẩn, phương pháp kiểm nghiệm với các nguyên liệu, bao bì, bán thành phẩm và thành phẩm trong dây chuyền sản xuất

- Kiểm soát mọi hoạt động trong đơn vị phụ trách

- Độc lập từ chối đóng gói sản phẩm không đạt chất lượng

2.2.3 Nội dung mô tả công việc

- Kiểm tra lệnh sản xuất, hồ sơ sản xuất và các phiếu kiểm tra trước khi sản xuất

- Lấy mẫu bán thành phẩm chuyển về phòng kiểm tra chất lượng

- Nhận kết quả kiểm nghiệm từ phòng kiểm tra chất lượng

- Ghi kết quả kiểm nghiệm vào phiếu kiểm tra trong quá trình sản xuất

- Kết quả kiểm nghiệm bán thành phẩm đạt cho phép triển khai quy trình đóng gói 1

- Kiểm soát và dán nhãn cho nguyên liệu, bao bì, thành phẩm trong kho

- Kiểm soát điều kiện vệ sinh khi làm việc

- Kiểm tra điều kiện môi trường nhiệt độ, độ ẩm

- Kiểm tra giai đoạn cân, cấp phát nguyên liệu, bao bì

- Báo cáo cho trưởng phòng bảo đảm chất lương, trưởng kho khi có sự cố bất

- Nhân viên kiểm soát quá trình bốc mẫu ngẫu nhiên kiểm nghiệm độ đồng đều khốilượng, thể tích

- Nếu quá trình bốc mẫu kiểm không đạt thì cho dừng quy trình đóng gói 1, kiểm trakhâu vô thuốc của từng công nhân, nếu phát hiện sai sót từ công nhân thì điều chỉnhkịp thời và cho quy trình đóng gói 1 tiếp tục

- Lấy mẫu kiểm nghiệm thành phẩm chuyển về phòng kiểm tra chất lượng

2.2.4 Quan hệ công tác

- Cấp trên (báo cáo) quản đốc xưởng

- Cấp dưới (quản lý) công nhân

- Đồng nghiệp (phối hợp) các trưởng phòng khác

2.3 Nhân viên quản lý và phân phát hồ sơ, tài liệu

2.3.1 Trình độ, năng lực và kinh nghiệm

Nhân viên quản lý hồ sơ lô sản phẩm của phòng bảo đảm chất lượng tối thiểu phải

là dược sĩ trung học, có kiến thức GMP, GSP, GLP và hiểu rõ hệ thống quản lýchất lượng thuốc trong công ty

2.3.2 Trách nhiệm và quyền hạn

- Nhân viên quản lý và phân phát hồ sơ phải tuân thủ đúng theo nguyên tắc GMP

- Được quyền từ chối phân phát hồ sơ cho các đối tượng không liên quan và không được sự đồng ý của giám đốc

- Đảm bảo tính bảo mật của hồ sơ lô

- Báo cáo trực tiếp với Trưởng phòng bảo đảm chất lượng

2.3.3 Nội dung mô tả công việc

- Quản lý và lưu trữ tất cả các hồ sơ lô, hồ sơ thiết bị, của từng bộ phận

- In, phân phát hồ sơ cho xưởng sản xuất, kho, kỹ thuật, kiểm nghiệm

- Soạn thảo, sửa đổi, bổ sung ban hành SOP để phù hợp với tình hình thực tế

Trang 30

- Theo dõi toàn bộ hồ sơ sản xuất.

2.3.4 Quan hệ công tác

- Phòng kiểm tra chất lượng, phòng nghiên cứu phát triển, các phân xưởng sản xuất,phòng kỹ thuật cơ điện, phòng vệ sinh công nghiệp, phòng kế hoạch, kho

- Nhân viên đồng nghiệp trong phòng

3 Mô tả công việc bộ phận Kho

3.1 Mô tả công việc của thủ kho nguyên liệu thường

3.1.1 Trình độ, năng lực và kinh nghiệm

- Phụ trách kho nguyên liệu-hoá chất phải có trình độ từ Dược sĩ trung học trở lên,

có kinh nghiệm và có kiến thức về quản lý kho

- Báo cáo trực tiếp với trưởng kho

- Mọi sai lệch đều phải báo ngay với trưởng kho

3.1.3 Nội dung mô tả công việc

- Theo dõi và thực hiện việc nhập nguyên liệu-hoá chất vào kho

+ Nhận và nhập nguyên hoá chất theo SOP “ Nhận và nhập nguyên hoá chất”

liệu-+ Giám sát nhân viên kiểm tra chất lượng lấy mẫu nguyên liệu

- Sắp xếp và bảo quản nguyên liệu theo hệ thống kệ qui định

- Cập nhật thẻ kho

- Soạn nguyên liệu khi có “Lệnh pha chế kiêm phiếu xuất kho” và chuyển theođường đi của nguyên liệu

- Thực hiện kiểm kê nguyên liệu theo SOP

- Lưu hồ sơ theo SOP

- Vệ sinh kho theo SOP

3.1.4 Quan hệ công tác

Trưởng kho và nhân viên kho, phụ trách phòng cân trung tâm

3.2 Mô tả công việc thủ kho bao bì

3.2.1 Trình độ, năng lực và kinh nghiệm

- Phụ trách kho bao bì phải có trình độ từ Dược tá trở lên, có kinh nghiệm và có kiếnthức về quản lý kho

3.2.2 Trách nhiệm và quyền hạn

- Phụ trách kho bao bì là người chịu trách nhiệm chính về việc nhận, sắp xếp, bảoquản, cấp phát tất cả các loại bao bì

- Báo cáo trực tiếp với trưởng kho

3.2.3 Nội dung mô tả công việc

- Theo dõi và thực hiện việc nhập bao bì vào kho theo SOP “ Nhận và nhập bao bì”

- Sắp xếp và bảo quản bao bì theo khu vực kệ qui định

- Cấp phát bao bì theo SOP “ Cấp phát nguyên liệu và bao bì cho sản xuất”

Trang 31

- Cập nhật thẻ kho, sổ tạm nhập bao bì

- Vệ sinh kho theo SOP

- Thực hiện kiểm kê kho bao bì theo SOP

- Lưu hồ sơ tài liệu trong kho theo SOP

3.2.4 Quan hệ công tác

Trưởng kho, nhân viên kho, phụ trách phòng cân trung tâm, tổ trưởng đóng gói cấp 2

3.3 Mô tả công việc thủ kho thành phẩm

3.3.1 Trình độ, năng lực và kinh nghiệm

- Tổ trưởng kho thành phẩm có trình độ từ Dược tá trở lên, có kinh nghiệm và kiếnthức về quản lý kho, được đào tạo về GMP, GSP

- Phụ trách kho thành phẩm là người chịu trách nhiệm chính về việc giao nhận, sắpxếp, bảo quản, xuất nhập thành phẩm, dư phẩm, phế phẩm

- Báo cáo trực tiếp với trưởng kho

3.3.2 Trách nhiệm và quyền hạn

- Chịu trách nhiệm việc xuất, nhập, bảo quản thành phẩm,dư phẩm, phế phẩm, làm

vệ sinh, phòng chống mối mọt, chuột, côn trùng

- Mọi sai lệch đều phải báo ngay với trưởng kho

3.3.3 Nội dung mô tả công việc

- Nhận thành phẩm từ sản xuất theo SOP “Nhận thành phẩm từ sản xuất” và xuất thành phẩm theo SOP “Phân phối thành phẩm”

- Sắp xếp, bảo quản, cấp phát thành phẩm theo đúng qui định FIFO và FEFO

- Chỉ nhập và phân phối những thành phẩm có lệnh nhập kho

- Cập nhật hồ sơ của kho thành phẩm

- Kiểm kê tồn kho thành phẩm theo SOP “Kiểm kê, đối chiếu”

- Báo cáo tồn kho hàng ngày

- Nhận và bảo quản dư phẩm, phế phẩm theo SOP số:

- Tiến hành xử lý dư phẩm, phế phẩm theo SOP số

- Vệ sinh kho theo SOP “ Vệ sinh khu vực nhà kho”

3.3.4 Quan hệ công tác

Trưởng kho và nhân viên kho, phụ trách sản xuất, tổ trưởng đóng gói cấp 2

3.4 Mô tả công việc nhân viên phòng cân trung tâm, và xử lý nguyên phụ liệu trước khi cấp phát

3.4.1 Trình độ, năng lực và kinh nghiệm

Nhân viên phòng cân trung tâm phải là KTV có kinh nghiệm, đã được đào tạo vềGMP, GSP có tính cẩn thận, chính xác và có đủ sức khoẻ

- Mọi sai lệch đều phải báo ngay với trưởng kho

3.4.3 Nội dung mô tả công việc

Trang 32

- Thực hiện việc nhận nguyên liệu/ bao bì từ kho để cân, cấp phát cho các phân

xưởng sản xuất

- Kiểm tra cảm quan các nguyên liệu/ bao bì trước khi cân

- Thực hiện hoặc Giám sát việc cân và cấp phát nguyên liệu, bao bì

- Trực tiếp cân hoặc Giám sát và cấp phát nguyên liệu thuộc bảng thuốc độc A,B

- Thực hiện và Giám sát việc vệ sinh phòng cân 1, phòng cân 2, phòng cân phân lô, air clock, phòng xay nguyên liệu, phòng thay bao bì ngoài đúng tiêu chuẩn sạch

- Thực hiện và Kiểm tra việc theo dõi nhiệt ẩm độ trong phòng cân 1, phòng cân 2, phòng cân phân lô, air clock, phòng xay nguyên liệu, phòng thay bao bì ngoài

- Thực hiện và Theo dõi và kiểm tra tất cả hồ sơ sổ sách của phòng cân

- Báo cáo cho trưởng kho khi có sự cố bất thường

3.4.4 Quan hệ công tác

Trưởng kho, các tổ trưởng và nhân viên kho, quản đốc các phân xưởng sản xuất

3.5 Tổ trưởng tổ cân cấp phát

3.5.1 Trình độ năng lực và kinh nghiệm

Phải là người có kiến thức và năng lực trong lãnh vực sản xuất theo đúng qui trình kỹ thuật đã được phê chuẩn

3.5.2 Trách nhiệm và quyền hạn

- Trách nhiệm: Kiểm tra và hướng dẫn việc ghi chép và ký tên trong hồ sơ lô thuộclãnh vực mình quản lí

- Quyền hạn: Độc lập và từ chối sản xuất sản phẩm kém chất lượng

3.5.3 Nội dung mô tả công việc

- Đảm bảo mọi nhân viên sản xuất đều thực hiện tốt các hướng dẫn về GMP và an toànlao động

- Tổ chức và hướng dẫn việc sản xuất theo đúng qui trình đã được phê chuẩn

- Kiểm tra thao tác cũng như kết quả ghi chép của nhân viên và ký tên vào hồ sơ lô sảnxuất thuộc lãnh vực của mình

- Đảm bảo mọi thiết bị sản xuất luôn sẵn sàng trong tình trạng sạch sẽ và hoạt động tốt

- Tổ chức và hướng dẫn việc thẩm định, kiểm kê các thiết bị theo kế hoạch

- Đảm bảo khu vực sản xuất luôn sạch sẽ, trật tự và gọn gàng

- Báo cáo về tình hình sản xuất với quản đốc hay đề xuất sáng kiến cải tiến qui trình

3.5.4 Quan hệ công tác

- Cấp trên (báo cáo) Quản đốc xưởng sản xuất

- Cấp dưới (quản lý) nhân viên

- Đồng nghiệp (phối hợp) các tổ khác

4 Mô tả công việc phòng kiểm tra chất lượng

4.1 Trưởng phòng kiểm tra chất lượng

4.1.1 Trình độ năng lực và kinh nghiệm

Phụ trách kiểm tra chất lượng phải là dược sĩ đại học hoặc kỹ sư hóa, có kiến thức và năng lực trong lãnh vực kiểm tra chất lượng thuốc theo GMP, có khả năng lãnh đạo tốt

4.1.2 Trách nhiệm và quyền hạn

Trang 33

- Trách nhiệm: Quản lý và xây dựng tiêu chuẩn, phương pháp kiểm nghiệm với cácnguyên liệu, bao bì, bán thành phẩm và thành phẩm.

- Quyền hạn: Độc lập loại bỏ và từ chối kiểm nghiệm khi các sản phẩm không đạt chỉtiêu

4.1.3 Nội dung mô tả công việc

- Chỉ đạo việc theo dõi xây dựng tiêu chuẩn và phương pháp kiểm nghiệm đối vớinguyên liệu bao bì và thành phẩm

- Chỉ đạo toàn diện về công tác kiểm nghiệm (lấy mẫu, thử nghiệm, lưu mẫu) theonguyên tắc GLP

- Theo dõi việc thẩm định, làm vệ sinh, sử dụng và bảo trì với tất cả các thiết bị kiểmnghiệm

- Tìm nguyên nhân và hướng giải quyết các sản phẩm kém chất lượng (phối hợp vớiquản đốc xưởng sản xuất và trưởng phòng đảm bảo chất lượng)

- Chịu trách nhiệm về việc soạn thảo, kiểm tra và áp dụng hệ thống SOP trong lãnh vựckiểm tra chất lượng

- Tham gia công tác thẩm định quy trình sản xuất

- Chịu trách nhiệm về việc thử nghiệm độ ổn định của thuốc

- Dự trù các thuốc thử dụng cụ thủy tinh và thiết bị phân tích

- Tham gia và giúp đỡ công tác thanh tra về GMP

4.1.4 Quan hệ công tác

- Cấp trên (báo cáo) giám đốc công ty

- Cấp dưới (quản lý) phó quản đốc và nhân viên

- Đồng nghiệp (phối hợp) các trưởng phòng khác và kho

- Bên ngoài (nghiệp vụ) các đơn vị có liên quan

4.2 Tổ trưởng tổ Hóa Lý, tổ Vi Sinh

4.2.1 Trình độ năng lực và kinh nghiệm

Phải là người có kiến thức và năng lực trong lãnh vực kiểm nghiệm đúng theo GLP

4.2.2 Trách nhiệm và quyền hạn

- Trách nhiệm: Kiểm tra và hướng dẫn KNV thực hành tốt GLP

- Góp phần vào việc xây dựng tiêu chuẩn, phương pháp kiểm nghiệm với các nguyênliệu, bao bì, bán thành phẩm và thành phẩm

- Quyền hạn: Độc lập và từ chối đối với những sản phẩm không đạt chất lượng

4.2.3 Nội dung mô tả công việc

- Đảm bảo mọi nhân viên kiểm nghiệm đều thực hành tốt các hướng dẫn về GLP và antòan lao động

- Tổ chức và hướng dẫn việc lấy mẫu kiểm nghiệm (lưu mẫu theo đúng quy trình đãđược phê chuẩn

- Kiểm tra kết quả phân tích (Tính toán trong sổ tay kiểm nghiệm của KNV)

- Đảm bảo các thiết bị và thuốc thử đúng số lượng yêu cầu và được sử dụng đúng cách

- Tổ chức và hướng dẫn việc kiểm định, kiểm kê các thiết bị thuốc thử theo kế họach

và SOP

- Đảm bảo cho việc kiểm nghiệm luôn sạch sẽ và ngăn nắp

- Báo cáo tình hình kiểm nghiệm hay sáng kiến cải tiến quy trình

4.2.4 Quan hệ công tác

Trang 34

- Cấp trên (báo cáo) giám đốc công ty.

- Cấp dưới (quản lý) nhân viên

- Đồng nghiệp (phối hợp) các tổ khác

4.3 Nhân viên kiểm nghiệm

4.3.1 Trình độ năng lực và kinh nghiệm

Nhân viên kiểm tra chất lượng phải là dược sĩ trung học hoặc kỹ sư hóa, có kiến thức

và năng lực trong lãnh vực kiểm tra chất lượng thuốc theo

4.3.3 Nội dung mô tả công việc

- Thực hiện các hướng dẫn về an toàn lao động trong phòng thí nghiệm

- Tiến hành lấy mẫu/ kiểm nghiệm/lưu mẫu theo đúng qui trình đã được phê chuẩndưới sự giám sát của tổ trưởng

- Chuẩn bị thuốc thử và dụng cụ sẵn sàng cho việc kiểm nghiệm

- Điền đầy đủ các chi tiết vào hồ sơ kiểm nghiệm và ký tên

- Ghi tóm tắt các hoạt động sản xuất vào sổ tay thực hành

- Báo cáo với phụ trách kiểm tra chất lượng khi thấy tình trạng bất thường của thiết bị,hóa chất hay kết quả thử nghiệm

- Tiến hành kiểm định thiết bị và thuốc thử theo kế hoạch

- Làm vệ sinh thiết bị và khu vực kiểm nghiệm

- Kiểm kê thiết bị, dụng cụ kiểm nghiệm và ghi vào biểu mẫu

- Đề xuất với phụ trách kiểm tra chất lượng về biện pháp sáng kiến và cải tiến qui trình

4.3.4 Quan hệ công tác

- Cấp trên (báo cáo) trưởng phòng

- Đồng nghiệp (phối hợp) các trưởng phòng khác và kho

- Bên ngoài (nghiệp vụ) các đơn vị có liên quan

4.4 Nhân viên tổ hóa lý phụ trách hóa chất thuốc thử, chất đối chiếu kiểm

nghiệm

4.4.1 Trình độ, năng lực và kinh nghiệm

Nhân viên tổ hóa lý phải là dược sĩ trung học trở lên, cử nhân hóa…, đã được huấnluyện về công tác kiểm nghiệm, về thực hành tốt phòng kiểm nghiệm GLP

4.4.2 Trách nhiệm và quyền hạn

Chịu trách nhiệm với Trưởng phòng về công việc được phân công

- Thực hiện tốt công việc được phân công

- Nhân viên tổ hóa lý phụ trách hóa chất thuốc thử, chất đối chiếu kiểm nghiệm làngười được phân công quản lý, bảo quản hóa chất thuốc thử, chất đối chiếu phục vụcho công tác kiểm nghiệm dùng trong nội bộ phòng Kiểm tra Chất lượng

- Báo cáo trực tiếp với Trưởng phòng Kiểm tra Chất lượng (Phòng QA)

4.4.3 Nội dung mô tả công việc

Trang 35

- Trợ giúp Trưởng phòng QC trong công việc đánh giá hóa chất thuốc thử, chất đốichiếu kiểm nghiệm dùng trong nội bộ phòng.

- Quản lý, bảo quản hóa chất thuốc thử và chất đối chiếu kiểm nghiệm theo điềukiện qui định

4.4.4 Quan hệ công tác

- Quan hệ với các nhân viên khác trong tổ và nhân viên các tổ khác trong phòng Kiểmtra Chất lượng

- Báo cáo với tổ trưởng, Trưởng phòng Kiểm tra Chất lượng

4.5 Nhân viên phòng Kiểm tra Chất lượng phụ trách lấy mẫu và quản lý phòng lưu mẫu

4.5.1 Trình đô, năng lực và kinh nghiệm

Nhân viên lấy mẫu, lưu mẫu phải là dược sĩ trung học hoặc dược tá đã được huấnluyện về thao tác lấy mẫu, lưu mẫu

4.5.2 Trách nhiệm và quyền hạn

- Thực hiện tốt công việc đã phân công

- Chịu trách nhiệm về công tác lấy mẫu, lưu mẫu

- Nhân viên lấy mẫu là người được phân công lấy mẫu (nguyên liệu, bao bì, thànhphẩm, sản phẩm trung gian, sản phẩm chờ đóng gói, nước dùng sản xuất, bề mặt,không khí,…) để phục vụ công tác kiểm nghiệm

- Nhân viên phụ trách phòng lưu mẫu (thành phẩm, nguyên liệu) là người được phâncông quản lý mẫu lưu theo đúng điều kiện qui định và theo dõi hạn dùng các mẫu lưu

4.5.3 Nội dung mô tả công việc

- Lấy mẫu nguyên liệu, bao bì, thành phẩm, sản phẩm trung gian, sản phẩm chờ đónggói, nước dùng cho sản xuất, bề mặt, không khí, kiểm tra vệ sinh tay nhân viên

- Quản lý các mẫu lưu thành phẩm, nguyên liệu theo đúng điều kiện qui định

4.6 Nhân viên kiểm nghiệm Hóa –Lý

4.6.1 Trình độ, năng lực và kinh nghiệm

- Nhân viên kiểm nghiệm tổ hóa lý có trình độ từ dược tá trở lên, đã được đào tạo vềcông tác kiểm nghiệm và về GLP

- Nhân viên kiểm nghiệm tổ hóa lý là người được phân công phân tích mẫu (nguyênliệu, bao bì, sản phẩm trung gian, sản phẩm chờ đóng gói và thành phẩm) về lĩnh vựchóa lý, dựa vào các qui trình đã ban hành

- Báo cáo trực tiếp với tổ trưởng tổ hóa lý phòng Kiểm tra Chất lượng.

4.6.2 Trách nhiệm và quyền hạn

- Chịu trách nhiệm về chất lượng, thuốc thử, dung dịch chuẩn độ đã pha

- Chịu trách nhiệm về kết quả phân tích mẫu

- Thực hiện tốt công việc được phân công

4.6.3 Nội dung mô tả công việc

Trang 36

- Trực tiếp tham gia công tác kiểm nghiệm mẫu nguyên liệu, sản phẩm trung gian, sảnphẩm chờ đóng gói, thành phẩm theo sự phân công của tổ trưởng.

- Viết phiếu trả lời kết quả phân tích các chỉ tiêu của mẫu

- Ghi chép những phát hiện bất thường trong quá trình kiểm nghiệm mẫu và báo cáocho tổ trưởng

- Ghi chép đầy đủ vào sổ tay kiểm nghiệm viên

- Pha chế thuốc thử, dung dịch chuẩn độ theo qui trình đã ban hành

- Dán nhãn ghi ngày tháng và tên người pha thuốc thử, dung dịch chuẩn độ

- Ghi chép đầy đủ vào sổ pha chế thuốc thử, dung dịch chuẩn độ

- Ghi chép đầy đủ vào các nhật ký sử dụng thiết bị

- Dự trù, bảo quản, dung môi, hóa chất

- Dự trù dụng cụ thủy tinh.

4.6.4 Quan hệ công tác

- Quan hệ với các nhân viên khác trong tổ, nhân viên các tổ khác trong phòng Kiểm traChất lượng

- Báo cáo với tổ trưởng, trưởng phòng Kiểm tra Chất lượng

4.7 Nhân viên tổ kiểm nghiệm Vi sinh

4.7.1 Trình độ, năng lực và kinh nghiệm

Nhân viên kiểm nghiệm tổ vi sinh có trình độ từ dược tá trở lên, có kinhnghiệm trong công tác kiểm nghiệm và đã được đào tạo về GLP

4.7.2 Trách nhiệm và quyền hạn

- Chịu trách nhiệm về kết quả phân tích các chỉ tiêu vi sinh của mẫu, kết quả kiểm tramôi trường sản xuất, bề mặt bàn tường, thiết bị sản xuất

- Nhân viên kiểm nghiệm tổ vi sinh là người trực tiếp phân tích mẫu (nguyên liệu, bao

bì, sản phẩm trung gian và thành phẩm) về lĩnh vực vi sinh theo sự phân công của tổtrưởng, dựa vào các qui trình đã ban hành

- Báo cáo trực tiếp với tổ trưởng tổ vi sinh phòng Kiểm tra Chất lượng

- Thực hiện tốt công việc được phân công

4.7.3 Nội dung mô tả công việc

- Pha chế môi trường, thuốc thử cho công tác kiểm nghiệm vi sinh theo qui trình đã ban

hành

- Ghi chép nhật ký xuất môi trường, nhật ký sử dụng các thiết bị

- Trực tiếp tham gia công tác kiểm nghiệm độ vô trùng, kiểm nghiệm giới hạn vi khuẩncủa nguyên liệu, thành phẩm, bao bì

- Kiểm tra vi sinh nước dùng sản xuất, bề mặt thiết bị bàn tường, môi trường sản xuất,

vi nấm quần áo tay nhân viên

- Ghi chép những phát hiện bất thường trong quá trình kiểm nghiệm mẫu và báo cáocho tổ trưởng

- Ghi chép đầy đủ vào sổ tay kiểm nghiệm viên

- Có trách nhiệm bảo quản với thiết bị, dụng cụ đang sử dụng, báo cáo cho tổ trưởngkhi có sự cố lạ

- Bảo quản chủng vi sinh vật

4.7.4 Quan hệ công tác

Ngày đăng: 13/02/2017, 19:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w