PHÂN TÍCH SWOT

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính Công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm (Trang 49 - 52)

Lê Thị Diệu Linh TCDN15

Nguyễn Xuân Thanh TCDN13

Nguyễn Hồng Vinh TCDN15

Điểm Mạnh

Là 1 trong 5 DN dựơc có doanh thu lớn nhất

Năm 2006 hệ thống quản lý

chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO

9001:2000 từ sản xuất đến kinh doanh dược phẩm.

Một số thuận lợi của công ty

Theo số liệu thống kê năm 2005, 05 doanh nghiệp sản xuất tân dược trong nước có doanh thu về sản xuất thuốc cao nhất là: Dược Hậu Giang (373 tỷ), Công ty Sanophi Aventis VN (340,7 tỷ), Công ty cổ phần Hoá Dược phẩm Mekophar (332 tỷ), Công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm (301 tỷ), Công ty cổ phần XNK y tế Domesco (259 tỷ).

Công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm là một trong những công ty sản xuất dược hàng đầu của Việt Nam đạt đầy đủ các tiêu chuẩn của GMP từ sản xuất đến tồn trữ. Năm 2006 hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000 từ sản xuất đến kinh doanh dược phẩm.

Bên cạnh đó, công ty còn có những nhân tố thuận

lợi hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh như:

 Công ty nằm trong vùng nguyên liệu nên rất thuận lợi trong việc thu mua nguyên liệu.

 Công ty có quy trình quản lý sản xuất theo các tiêu chuẩn, quy phạm về sản xuất chế biến hàng thủy sản xuất khẩu.

 Chất lượng sản phẩm của Công ty đã được khách hàng tín nhiệm ở hầu hết các thị trường.

 Đội ngũ công nhân lành nghề, cơ sở vật chất sản xuất đầy đủ và được trang bị khá hiện đại.

 Hệ thống quản lý chất lượng GMP ngày càng phát huy tác dụng và tạo hiệu quả tích cực đến nhiều mặt hoạt động của Công ty.

 Thương hiệu Imexpharm được đánh giá cao, giới điều trị tại bệnh viện tín nhiệm sản phẩm của Imexpharm.

 Thị trường còn nhiều nhu cầu đối với các sản phẩm dược của Công ty. Tiềm năng phát triển các sản phẩm mới còn rất cao.

Đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ, được đào tạo căn bản, nắm vững công nghệ và có kinh nghiệm

Điểm yếu

Rủi ro pháp luật

Rủi ro về kinh tế

Rủi ro tỷ giá hối đoái

Rủi ro nhân lực, năng lực quản

Là DNNN chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, hoạt động của Imexpharm chịu ảnh hưởng của các văn bản pháp luật về cổ phần hóa, chứng khoán và thị trường chứng khoán, Luật và các văn bản dưới luật trong lĩnh vực này đang trong quá trình hoàn thiện, sự thay đổi về mặt chính sách luôn có thể xảy ra và khi xảy ra thì sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động quản trị, kinh doanh của doanh nghiệp.

Tốc độ phát triển kinh tế là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu tiêu thụ dược vì người dân càng chăm lo sức khoẻ hơn khi kinh tế phát triển. Kinh tế phát triển nhanh làm tăng nhu cầu chăm lo sức khoẻ và vì thế tăng nhu cầu đối với các loại dược phẩm nói chung và của Imexpharm nói riêng. Ngược lại cũng sẽ tác động đến hiệu quả kinh doanh của Công ty.

Công ty sử dụng nguyên liệu ngoại nhập để sản xuất dược phẩm nhằm đảm bảo chất lượng. Giá cả của nguyên liệu nhập kho của Công ty có thể bị ảnh hưởng bởi các biến động về tỷ giá, điều này đòi hỏi Công ty phải có sự linh hoạt trong lựa chọn thời điểm nhập và tồn trữ nguyên liệu hợp lý để có thể giảm thiểu ảnh hưởng của việc biến động tỷ giá. Công ty hiện phát triển với tốc độ cao luôn cần một

Rủi ro khác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lực lượng lao động đáp ứng nhu cầu phát triển mạng lưới phân phối và điều hành các mặt hoạt động của Công ty. Lực lượng lao động được đào tạo hiện nay được đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu, nhất là trong ngành dược. Do đó, rủi ro về thiếu hụt nhân lực luôn thường trực nếu không có chính sách nhân sự và chính sách thu hút nhân tài hợp lý.

Tuy vậy, Công ty luôn chuẩn bị sẵn sàng để giảm thiểu rủi ro này bằng cách chăm sóc tốt điều kiện làm việc và phúc lợi cho người lao động, thường xuyên chăm lo đào tạo nâng cao trình độ tay nghề của đội ngũ nhân viên. Tuyển dụng, phát hiện, bồi dưỡng và đào tạo các cấp quản lý trung gian. Bên cạnh đó, các cán bộ quản lý cấp cao của Công ty đa số là những cán bộ lâu năm trong ngành với nhiều kinh nghiệm, được thường xuyên đào tạo hoặc tự đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao năng lực quản lý. Đặc điểm của nguồn nhân lực này là ít biến động. Do đó rủi ro về thất thoát nguồn nhân lực quản lý cấp cao là thấp.

Do đặc thù của ngành dược, việc hạch toán chi phí bán hàng làm ảnh hưởng khoản mục Hàng tồn kho và Lợi nhuận tại từng thời điểm quyết toán. Khi sản phẩm được tiêu thụ và tính doanh thu thì giá thành sản phẩm và chi phí bán hàng do cùng thuộc về Giá vốn hàng bán nên kết quả lợi nhuận (bằng Doanh thu trừ Giá vốn hàng bán) không bị ảnh hưởng. Khi sản phẩm chưa được tiêu thụ mà vẫn nằm trong khoản mục Hàng tồn kho, chi phí bán hàng do được hạch toán vào giá thành sản phẩm như đã giải thích phần trên nên đáng ra thuộc về Giá vốn hàng bán thì lại làm tăng giá trị Hàng tồn kho và làm tăng Lợi nhuận một khoản tương ứng.

Công ty Cổ phần Imexpharm có những khoản nợ Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước gối đầu từ các kỳ báo cáo tài chính trước. Tuy nhiên, Imexpharm luôn thực hiện việc kê khai và nộp thuế theo quy định hiện hành, Công ty không có nợ thuế quá hạn. Ngoài ra còn có các rủi ro như thiên tai, địch hoạ, hoả hoạn .v.v... là những rủi ro bất khả kháng, nếu xảy ra sẽ gây thiệt hại cho tài sản, con người và tình

hình hoạt động chung của Công ty.

Cơ hội

Mức tăng trưởng bình quân

hàng năm của ngành Dược là 18 - 20%.

Thị trường Dược trong nước

còn tiềm năng phát triển rất lớn

cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước, nhất là các doanh

nghiệp có GMP.

Hiện tại, mức tăng trưởng bình quân hàng năm của ngành Dược là 18 - 20%, vài năm gần đây các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm trong nước đã có nhiều nỗ lực để giành thị phần. Mỗi năm lại có thêm một số công ty, xí nghiệp xây mới, đến nay cả nước có khoảng 100 dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt. Tuy nhiên, sản xuất thuốc trong nước hiện tại chỉ đáp ứng được gần 49% nhu cầu tính theo giá trị, còn lại nhập khẩu là trên 50%. Theo số liệu của Vụ điều trị-Bộ Y tế, trong năm 2005 chi tiêu tiền thuốc của người dân đạt khoảng 630 triệu USD/năm. Như vậy, với mức tiêu thụ 10-12 USD/người/năm vào năm 2010 thì kích thước thị trường sẽ đạt trên 1 tỷ USD.

Có thể nhận định rằng thị trường Dược trong nước còn tiềm năng phát triển rất lớn cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước, nhất là các doanh nghiệp có GMP. Tuy nhiên, bên cạnh đó ngành dược

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính Công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm (Trang 49 - 52)