Hầu hết các bàiviết tập hợp trong sách đều là những bài nghiên cứu được rút ra từ thực tiễngiảng dạy, ôn luyện thi môn Ngữ văn cho đối tượng học sinh các lớp cuối cấphọc phổ thông của ch
Trang 1PHÂN TÍCH TÁC PHẨM VĂN HỌC TRONG NHÀ TRƯỜNG
TỪ GÓC ĐỘ NGÔN NGỮ
PHÂN TÍCH TÁC PHẨM VĂN HỌC TRONG NHÀ TRƯỜNG TỪ GÓC ĐỘ NGÔN NGỮ
Tác giả: TS NGUYỄN TRỌNG KHÁNH
LỜI NÓI ĐẦU
Cảm thụ, phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường là công việcthường xuyên, đồng thời cũng là một yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các thầy,
cô giáo dạy văn, tất cả các em học sinh Làm thế nào để có thể cảm thụ, pháthiện được những vẻ đẹp đích thực về tư tưởng, nghệ thuật của các tác phẩmvăn chương là một vấn đề lâu nay các nhà nghiên cứu, các thầy, cô giáo dạyvăn vẫn hằng trăn trở
Cuốn sách này giới thiệu những bài viết theo hướng cảm thụ, phân tíchcác tác phẩm văn học trong nhà trường từ góc độ ngôn ngữ Hầu hết các bàiviết tập hợp trong sách đều là những bài nghiên cứu được rút ra từ thực tiễngiảng dạy, ôn luyện thi môn Ngữ văn cho đối tượng học sinh các lớp cuối cấphọc phổ thông của chính tác giả và một số bài đã được đăng rải rác trên cácbáo, tạp chí Ngôn ngữ, Ngôn ngữ và đời sống, Văn học và tuổi trẻ v.v… Đây
là một công việc khó, bởi các tác phẩm văn học trong chương trình trung họcphổ thông đều là những tác phẩm đã quen thuộc với nhiều người, đượcnghiên cứu khá kĩ, không ít tác phẩm từng là đối tượng của những cuộc tranhluận học thuật sôi nổi trong đời sống văn học Do vậy, cảm thụ, phân tích tácphẩm từ góc độ ngôn ngữ đương nhiên không phải là một con đường tiếpnhận văn học hoàn toàn mới mẻ; nó cũng không đối lập hay phủ nhận sự kếthừa kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước Tuy nhiên, xuất phát từ góc
độ ngôn ngữ, không ít ý nghĩa chân chính của các từ ngữ, hình ảnh, chi tiếttrong tác phẩm văn học đã được phát hiện, không ít những cách lí giải có tínhchất áp đặt chủ quan hoặc xa rời tác phẩm tồn tại bấy lâu trong nhiều tài liệu
Trang 2giảng dạy, đã được xem xét, điều chỉnh lại một cách có cơ sở khoa học vàphù hợp hơn; góp phần khơi dậy niềm hứng thú, say mê văn học từ chínhquá trình nhận thức và làm chủ ngôn ngữ – phương tiện biểu hiện chủ yếucủa tác phẩm.
Đối tượng phục vụ của cuốn sách là các học sinh đang chuẩn bị chocác kì thi tốt nghiệp phổ thông, thi tuyển sinh đại học, cao đẳng…, các thầy,
cô giáo dạy văn, sinh viên Ngữ văn, học sinh năng khiếu môn Ngữ văn Do
đó, chúng tôi chỉ tập trung chủ yếu vào một số tác phẩm trong chương trìnhtrung học phổ thông hiện còn tồn tại những cách hiểu chưa thống nhất, hoặc
từ góc độ ngôn ngữ vẫn có thể khai thác được những ý nghĩa mới, làm phongphú, sinh động thêm giá trị tư tưởng – nghệ thuật của tác phẩm Chúng tôicũng hướng sự chú ý của mình vào những tác phẩm có mặt trong Bộ sáchgiáo khoa biên soạn theo Chương trình thí điểm Trung học phổ thông, đãđược Bộ Giáo đục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định số471/ 2002/
QĐ - BGD&ĐT ngày 19/ 11/ 2002 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo Cấutrúc của sách được sắp xếp theo trình tự các bài viết về các tác phẩm vănhọc trong Chương trình sách giáo khoa Trung học phổ thông hiện hành Bàicuối cùng chúng tôi đưa vào tập sách này là bài viết về những sai sót về ngônngữ trong các đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng môn Văn Thiết nghĩ, đâycũng là vấn đề thiết thực trong cảm thụ, phân tích tác phẩm và cả trong việc
ra đề thi – một công diệc không kém phần hệ trọng đối với quá trình giảngdạy, học tập và thi cử môn Ngữ văn trong nhà trường
Hi vọng cuốn sách sẽ góp một tiếng nói vào việc nâng cao hiệu quả củacông việc dạy văn, học văn trong nhà trường Chúng tôi thành thực mongnhận được ý kiến trao đổi và chỉ giáo của các bậc thức giả và đồng nghiệpgần xa để cuốn sách hoàn thiện hơn ở lần in sau
Hà Nội, tháng 6 năm 2005 TS NGUYỄN TRỌNG KHÁNH
Trang 31 TỪ CÁCH TIẾP CẬN NGÔN NGỮ TÁC PHẨM VĂN HỌC…
Việc giảng dạy, học tập môn Ngữ văn trong nhà trường, nhất là ở cáccấp học phổ thông, có một vấn đề tồn tại đã lâu nhưng chưa được giải quyếttriệt để và hiện vẫn còn đang làm nhiều thầy, cô giáo, nhiều nhà khoa học tâmhuyết phải băn khoăn, trăn trở Đó là tình trạng ngày càng có nhiều em họcsinh tỏ ra chán ghét môn Văn học Nhiều nguyên nhân đã được đề cập vàlàm sáng tỏ, nhiều biện pháp đã được áp dụng, trong đó đáng kể nhất là côngtác cải tiến, đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa, đổi mới phươngpháp dạy văn, học văn theo xu hướng ngày càng tiến gần hơn và tiếp cận vớinhững thuộc tính đặc trưng của bộ môn v.v… Tuy nhiên, chúng ta vẫn phảithừa nhận một thực tế là cho đến nay, môn Văn học trong nhà trường vẫnchưa thật sự tạo ra được sức hấp dẫn, lôi cuốn cần thiết, do vậy cũng vẫnchưa có được chỗ đứng vững chắc trong tâm hồn, tình cảm của các em họcsinh như vị trí xứng đáng vốn có của nó
Về mặt bản chất, khoa học tìm hiểu, khám phá, cảm thụ văn chươngcũng giống với mọi khoa học nhận thức có tính sáng tạo khác về quy luật vàđặc trưng của tâm lí nhận thức Hứng thú và niềm say mê khoa học ở phíachủ thể nhận thức chỉ có thể được hình thành, xây đựng một cách bền vữngtrên cơ sở những phát hiện mới lạ trong quá trình tìm hiểu, khám phá đốitượng nghiên cứu Một học sinh học kém môn Toán chắc chắn sẽ chán và sợhọc Toán, trong khi Toán học là một mềm say mê lớn với đại đa số các emhọc sinh khác Trong Văn học cũng vậy, đối tượng tìm hiểu, khám phá là tácphẩm văn chương, do đó, mặc dù có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc các emhọc sinh không hứng thú với những giờ dạy văn trong nhà trường, thì nguyênnhân cơ bản nhất vẫn là do các em không hiểu được tác phẩm Từ chỗ khônghiểu tác phẩm, không cảm thụ được những gì nhà văn thể hiện trong tácphẩm nên các em không thể có những phát hiện mới lạ, không thể xuất hiệnnhững rung động thẩm mĩ trong tâm hồn, tình cảm – cội nguồn của niềm say
mê sáng tạo trong quá trình nhận thức, cảm thụ văn học nơi các em
Trang 4Điều đáng lo ngại hơn là, mặc dù không hiểu tác phẩm, hoặc chỉ hiểumột cách khá mơ hồ nhưng các em vẫn phải phân tích, thể hiện sự cảm thụcủa mình về tác phẩm trong các bài làm văn, nên dần dần đã hình thành ởcác em một thói quen ít chú ý đến văn bản tác phẩm, cứ dựa theo sự phântích có sẵn trong lời giảng của thầy hoặc trong các tài liệu tham khảo rồi gáncho tác phẩm những ý nghĩa lớn lao, những mĩ từ to tát…, nhiều khi rất xa lạvới nội dung tư tưởng và ý nghĩa chân chính, đích thực của tác phẩm Thóiquen ấy, một mặt rất dễ gây ra tâm lí “phản cảm”, khiến các em ngày càngchán học văn, sợ học văn Mặt khác, thói quen ấy cũng tạo ra một lối học văntheo kiểu “mang máng”, thiếu căn cứ, không bám sát tác phẩm, hoặc “tầmchương, trích cứ” một cách hời hợt, máy móc, hoặc “xã hội học dung tục”, tácphẩm chỉ là một cái cớ để bàn luận về một vấn đề luân lí, đạo đức, xã hội nàođấy Nhiều em học sinh không hề đọc tác phẩm trước khi nghe giảng hoặcphân tích tác phẩm Có em đã học xong trung học phổ thông mà vẫn khôngthuộc nổi dù chỉ một bài thơ, thậm chí một khổ thơ nào đấy trong chươngtrình! Cho nên, cũng không phải chuyện lạ, trong các kì thi tuyển sinh đại họchằng năm, mặc dù môn Văn là môn học đã được các em học sinh ở các khối
C, D… định hướng từ trước, nhưng việc chép không đúng hoặc nhầm lẫn cáccâu thơ từ bài nọ sang bài kia, nhầm lẫn nhân vật nọ với nhân vật kia v.v… làhiện tượng khá phổ biến Ví dụ, nhầm bài thơ “Đất nước” của Nguyễn ĐìnhThi với chương “Đất nước” (trích trong trường ca “Mặt đường khát vọng”) củaNguyễn Khoa Điềm, nhầm nhân vật Độ (trong truyện ngắn “Đôi mắt”) vớinhân vật Hộ (trong “Đời thừa”) của Nam Cao; thậm chí nhầm nhân vật ChíPhèo với nhân vật Tràng, nên khi đề yêu cầu phân tích nhân vật Chí Phèotrong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao thì có thí sinh vẫn say sưa viết hàngnăm, bảy trang giấy phân tích tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân Có học sinhcòn gọi Chí Phèo là “đồng chí”, Hộ là “người chiến sĩ cách mạng” v.v…
Phân tích tác phẩm văn học phải xuất phát từ việc khai thác trực tiếp những yếu tố ngôn ngữ trong văn bản tác phẩm
Trang 5Việc cảm thụ, phân tích văn học không xuất phát từ khâu tìm hiểu, khaithác nội dung tư tưởng tác phẩm trực tiếp từ những yếu tố ngôn ngữ của vănbản tác phẩm còn dẫn đến một thực trạng viết lan man, “tán” một cách saorỗng, áp đặt những cách hiểu suy diễn, chủ quan, vô căn cứ, không gắn vớitác phẩm, nhan nhản trong các bài làm văn của học sinh Đề thi tuyển sinh đạihọc – cao đẳng, khối D, năm 2002, yêu cầu bình giảng bốn câu thơ sau trongbài Đây mùa thu tới của Xuân Diệu:
Hơn một loài hoa đã rụng cành Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh Những luồng run rẩy rung rinh lá
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh Rất nhiều thí sinh đã đành phải bó tay trước dạng đề này vì không hiểuđoạn thơ Ở những bài làm khá hơn, một số em có thể viết khá dài dòng về
sự lãng mạn của Xuân Diệu, về nỗi buồn mông lung vô cớ trong thơ ông,thậm chí cả về những cách tân mới mẻ, sự “Tây hoá” cảm xúc và ngôn từ củamột nhà thơ hiện đại vào bậc nhất trong làng thơ Việt Nam hồi ấy, một nhàthơ “mới nhất trong các nhà Thơ mới”, nhưng vẫn không thể nào chỉ rõ rađược cụ thể bốn câu thơ đang miêu tả cái gì và qua sự miêu tả ấy đã thể hiện
vẻ đẹp trong cảm xúc của một tâm hồn thơ trước thiên nhiên tạo vật như thếnào, trong khi, đây mới thật sự là cái đích nhận thức thẩm mĩ mà sự cảm thụ,phân tích đoạn thơ cần phải đạt được
Đề tuyển sinh khối D, năm 2003 (Câu 2) yêu cầu: “Phân tích những bứctranh mùa thu trong đoạn thơ sau để làm rõ sự biến đổi tâm trạng của nhàthơ:
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội Những phố dài xao xác hơi may Người ra đi đầu không ngoảnh lại Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy
Trang 6Mùa thu nay khác rồi Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi Gió thổi rừng tre phấp phới Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm mát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa”.
Hầu hết các bài viết của thí sinh đều chỉ phân tích về “bức tranh mùathu” hoặc về mùa thu nói chung; đa số “tán” dông dài, có em còn viện rấtnhiều dẫn chứng về mùa thu trong thơ ca cổ, kim, đông, tây nhưng chẳng đảđộng gì đến tác phẩm Rất ít thí sinh đặt những bức tranh mùa thu và tâmtrạng tác giả trong dòng mạch cảm hứng chung về đất nước, vốn là dòngmạch cảm hứng chủ đạo bao trùm, xuyên suốt trong toàn bộ bài thơ Đấtnước của Nguyễn Đình Thi
Tiếp nhận tác phẩm văn học từ các yếu tố ngôn ngữ
Một trong những biện pháp nhằm khắc phục tình trạng trên là phải xuấtphát từ những yếu tố ngôn ngữ để tìm hiểu, khám phá và phân tích tác phẩmvăn học Đây cũng chính là con đường cảm thụ, phân tích văn học đi từ nghệthuật đến nội dung tư tưởng, lấy việc giảng nghệ thuật để phát hiện và làmnổi bật ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm – một vấn đề phương pháp đã từngđược giới nghiên cứu đề cập và bàn luận khá sôi nổi từ nhiều năm nay Sở dĩnói xuất phát từ ngôn ngữ cũng đồng thời có nghĩa là xuất phát từ nghệ thuậtbởi vì, văn học là nghệ thuật ngôn từ”; tác phẩm văn chương là sản phẩm củamột loại hình nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ làm chất liệu vừa để gửi gắm lạivừa để phô diễn, giãi bày tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của chủ thể cảm xúc
Trang 7trước các hiện tượng đời sống Xét từ góc độ giao tiếp thì thông qua tácphẩm của mình, nhà văn, nhà thơ thực hiện một sự giao tiếp xã hội và tácphẩm là một dạng ngôn bản sản phẩm của quá trình giao lưu đồng cảm vàđồng sáng tạo giữa tác giả với các thế hệ độc giả Dẫu rằng cách diễn đạt,trình bày của ngôn ngữ văn chương có những thuộc tính đặc trưng riêng biệtthế nào thì nó vẫn không thể vượt ra ngoài phạm vi những khuôn phép, quyluật biểu đạt của ngôn ngữ giao tiếp nói chung: Tuy nhiên, trong hoạt độnggiao tiếp đó, quy trình sáng tạo và tiếp nhận tác phẩm văn học là hai conđường ngược chiều nhau Đó là quá trình “mã hoá” và quá trình “giải mã”lượng thông tin tâm hồn Nhà văn, nhà thơ xuất phát từ những cảm xúc,những trăn trở, suy tư (tư tưởng – cảm xúc của tác giả) mà sáng tạo ranhững hình tượng nghệ thuật rồi dùng ngôn ngữ để diễn đạt, thể hiện hìnhtượng nghệ thuật và tư tưởng ấy Tác phẩm văn học đến với độc giả và đếnlượt mình, người tiếp nhận tác phẩm lại đi từ việc tiếp xúc với văn bản tácphẩm, thông qua các yếu tố ngôn ngữ và thế giới hình tượng trong tác phẩm
để phát hiện ra tư tưởng nghệ thuật – những cảm xúc, những suy tư trăn trởcủa nhà văn, nhà thơ gửi gắm trong đó (xem sơ đồ dưới đây) Nói theo cáchnói của một nhà phê bình: nhà thơ “gói” tâm tình của mình lại, còn nhà phêbình (độc giả) thì lại tìm cách “mở” tâm tình ấy ra Cả hai việc “gói” và “mở” ấyđều phải được thực hiện bằng phương tiện ngôn ngữ – yếu tố trung tâm củatác phẩm văn học Vì vậy, tiếp nhận tác phẩm văn học từ các yếu tố ngôn ngữ
có thể coi như chiếc chìa khoá duy nhất để mở cánh cửa đi vào khám phá thếgiới nghệ thuật của tác phẩm, tìm hiểu tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhàvăn, nhà thơ gửi gắm và biểu hiện trong đó
Quy trình sáng tạo văn học
TÁC GIẢ TƯ TƯỞNG CẢM XÚC HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT NGÔN NGỮ
Quy trình tiếp nhận văn học
Trang 8TƯ TƯỞNG TÁC PHẨM HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT
NGÔN NGỮ ĐỘC GIẢ
Dĩ nhiên, tiếp cận ngôn ngữ tác phẩm văn học không phủ nhận hay loạitrừ các phương pháp và con đường khác trong cảm thụ, phân tích văn họcnhư: tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác, tìm hiểu lịch sử, những chi tiết đời tư củatác giả, vận dụng các kiến thức xã hội, tri thức khoa học và lí luận văn họchiện đại, tham khảo ý kiến của chính tác giả v.v… mà vẫn vận đụng, tích hợptất cả các phương pháp ấy trong nghiên cứu Phương pháp phân tích, cảmthụ tác phẩm văn học đi từ các yếu tố ngôn ngữ thực chất chỉ nhằm mục đíchhướng người đọc chú ý trực tiếp vào đối tượng nghiên cứu, lấy việc khai thácvăn bản làm căn cứ xác thực để phát hiện và suy luận trong nghiên cứu Từkinh nghiệm thực tế của bản thân đã nhiều năm dạy và luyện thi môn Văn chođối tượng học sinh các lớp cuối cấp học phổ thông, dưới đây chúng tôi xin đềcập đến một vài phương diện, thao tác cụ thể của phương pháp tiếp cận ngônngữ tác phẩm văn học mà theo chúng tôi là có hiệu quả thiết thực, có thể giúpngười đọc hiểu được tác phẩm một cách có căn cứ, gây được hứng thú chohọc sinh trong các giờ dạy văn, học văn
Phát hiện và hiểu đúng ý nghĩa của từ ngữ
Trước hết, trong cảm thụ, phân tích văn học cần phải biết phát hiện vàhiểu đúng ý nghĩa của các từ ngữ trong tác phẩm Đây chính là thao tác pháthiện ở người tiếp nhận: phát hiện ra các từ ngữ cần thiết và phát hiện được ýnghĩa tư tưởng chứa đựng (biểu hiện) trong các đơn vị từ ngữ ấy Có thể đó
là những từ ngữ chứa đựng những ý nghĩa trừu tượng, khó hiểu nhưng cũng
có khi chúng chỉ là những từ ngữ hết sức thông thường Đã thành một thóiquen trong giới nghiên cứu, giảng dạy tác phẩm văn học, cứ nói đến việc khaithác từ ngữ là người ta nghĩ ngay đến “nhãn tự”, tức là những chữ có “thần”,những từ ngữ chứa đựng nhiều thủ pháp nghệ thuật (ẩn dụ, hoán dụ, chơichữ, khoa trương v.v…), thể hiện dụng công của tác giả Điều ấy quả khôngsai, nhưng như thế sẽ bỏ sót rất nhiều từ ngữ mà thiếu nó, tư tưởng nghệ
Trang 9thuật của tác phẩm không thể nào nổi bật lên được Bởi vì, cùng với các hìnhtượng nghệ thuật, nhiều khi cảm xúc và tư tưởng của nhà văn, nhà thơ cònđược diễn đạt trực tiếp bằng các từ ngữ bình thường Lại cũng có trườnghợp, do sự mẫn cảm ngôn ngữ đặc biệt và năng lực ngôn ngữ tiềm tàng, nhàvăn, nhà thơ - những nghệ sĩ ngôn từ – đã “vô tình” đem đến cho các từ ngữbình thường những phẩm chất nghệ thuật mới, những khả năng biểu đạt đặcbiệt, tạo nên những chữ “xuất thần” mà có khi, chính người sử dụng nó cũngkhông ngờ tới Nhưng vì có vẻ “bình thường” nên người đọc rất dễ bỏ qua khinghiên cứu tác phẩm Người cảm thụ, phân tích văn học, với tư cách là ngườiđồng sáng tạo với chủ thể cảm xúc, vừa phải biết phát hiện những từ ngữchứa đựng các biện pháp tu từ, đồng thời cũng vừa phải biết phát hiện chothật trúng và không để lọt những từ ngữ bình thường nhưng lại có giá trị biểuđạt “xuất thần” ấy Trở lại bốn câu thơ trên trong bài Đây mùa thu tới thì, riêng
ở nhan đề bài thơ, người đọc cần phải đặc biệt chú ý đến chữ tới – một chữquả là rất bình thường, nhưng nếu bị bỏ qua thì tư tưởng cơ bản của tácphẩm cũng không thể nói rõ được Bởi vì, bài thơ không chỉ nói về mùa thuchung chung, mà chủ yếu nhằm thể hiện những xúc cảm tinh tế của chủ thểtrữ tình trước cái khoảnh khắc chuyển mùa của thiên nhiên tạo vật lúc thusang: Đây (là một) mùa thu (đang) tới Bám sát vào một số từ ngữ trong khổthơ đó như: vườn, hoa đã rụng cành, sắc đỏ rũa màu xanh, nhánh (cây) khôgầy… chúng ta sẽ nhận ra ngay đây là bốn câu thơ tập trung miêu tả khungcảnh một vườn thu Để ý kĩ chút nữa, chúng ta sẽ phát hiện ra sự quan sát rấttinh tế của một tâm hồn thơ, thể hiện qua cách diễn đạt độc đáo, mới lạ củarất nhiều từ ngữ bình thường ở đoạn thơ này Nét đặc trưng của mùa thu làcảnh lá rụng hoa tàn Nhưng vì thu mới ở vào độ thu tới, thu sang, lúc thời tiếtcòn đang chuyển giao từ mùa hạ nóng nực sang mùa thu se lạnh nên sự tànrụng ấy cũng chưa nhiều Trong vườn mới chỉ có hơn một loài hoa đã rụngcành “Hơn một” có nghĩa là chưa nhiều lắm, chỉ mới vài ba loài hoa chớm lụitàn, còn “đã rụng” nghĩa là sự rụng tàn chỉ mới xảy ra mà thôi Những sắc lá
úa vàng của mùa thu đang lấn dần màu xanh, làm cho màu xanh bị rũa dần
đã từng tí một Rũa ở đây là một động từ tiếng Việt, chỉ hoạt động bào mòn,
Trang 10chứ không phải là sự rữa nát, cũng không phải từ rủa (sắc đỏ rủa màu xanh),với nghĩa là càu nhàu, chửi rủa hay đối ngược, học theo cách diễn đạt củatiếng Pháp như có người vẫn nghĩ Và đôi nhánh cây (chỉ “đôi nhánh” thôi chứchưa nhiều) đã bị rụng lá, trơ trọi như những chiếc xương khô gầy mỏngmảnh trong làn gió se lạnh lúc đầu thu… Rõ ràng những chữ “hơn một”, “đãrụng cành”, “đôi nhánh”, “rũa” đâu phải là những biện pháp tu từ từ vựng haynhững thủ pháp nghệ thuật tân kì? Những chính nhờ những chữ ấy mà thiênnhiên, cảnh vật bỗng trở nên hết sức sinh động, gợi cảm Ta bỗng nhận thấymột mùa thu mới xôn xao hiện về và một cặp mắt xanh non, ngơ ngác, mộttâm hồn thơ tinh tế, nhạy cảm cũng đang khẽ rung lên trước mỗi biến thái tinh
vi, mong manh, huyền diệu của thiên nhiên tạo vật lúc chuyển mùa…
Một ví dụ khác, trong bài thơ Đất Nước (trích Chương V, trường ca Mặtđường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm, nếu không chú ý đến các chữ bìnhthường và một cấu trúc ngữ pháp phổ biến của kiểu câu định nghĩa được lặp
đi lặp lại rất nhiều lần trong toàn bộ Phần I của bài thơ như: “đất nước đã córồi”, “đất nước có trong”, “đất nước bắt đầu”, “đất nước lớn lên”, “đất nước cótừ”, “đất là”, “nước là”, “đất nước là” : thì sẽ không thể phát hiện ra ý tưởng
và sự cảm nhận độc đáo của tác giả về đất nước Bằng việc đưa ra những sựvật, hiện tượng rất bình dị mà gắn bó sâu sắc với đời sống và tinh thần, tìnhcảm của mỗi con ngời tự thuở ấu thơ để định nghĩa về đất nước, NguyễnKhoa Điềm đã đưa ra một quan niệm hết sức giản dị nhưng không kém phầnmới mẻ: đất nước không phải là một khái niệm trừu tượng mà là những gìgần gũi, thân thuộc, là sự sống, máu thịt và tinh thần của mỗi con người nênmỗi người đều phải có trách nhiệm với đất nước, bởi vì trách nhiệm với đấtnước cũng là trách nhiệm với chính sự sống của bản thân mình Khi phân tíchđoạn thơ tiếp theo ở Phần II:
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Trang 11Chín mươi chín con voi góp mình dựng thành đất Tổ Hùng Vương Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm…
thì người phân tích cần phải biết phát hiện và bám vào khai thác động
từ “góp” lặp đi lặp lại ở mỗi dòng thơ: góp, góp cho, góp nên, góp mình… Đây
là một từ tuy được sử dụng hết sức thông thường, không chứa đựng bất kìmột thủ pháp nghệ thuật nào nhưng lại có khả năng biểu đạt rất tập trung côđọng, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc của tác giả về vai trò, sứ mệnh, những hisinh đóng góp to lớn của nhân dân đối với đất nước
Phát hiện đúng các từ ngữ, hình ảnh cần thiết trong tác phẩm gắn liềnvới yêu cầu phát hiện và hiểu đúng ý nghĩa cửa các từ ngữ, hình ảnh ấy.Không phát hiện được ý nghĩa hoặc hiểu không đúng ý nghĩa của các đơn vịngôn ngữ đều dẫn đến những cách hiểu sai lầm trong cảm thụ, phân tích tácphẩm văn học Không hiểu đúng ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ còn khiếncho tác phẩm trở nên khó hiểu, làm giảm sút niềm hứng thú của đối tượngtiếp nhận trong khi theo dõi tác phẩm Kinh nghiệm thực tế cho thấy, giờ dạyvăn sẽ sôi động hẳn lên khi tác phẩm trở nên dễ hiểu dưới sự dẫn dắt, gợi
mở và phân tích của thầy giáo Các em học sinh đều tỏ ra hứng khởi và chămchú theo dõi hơn khi phát hiện trúng ý nghĩa của một từ ngữ, hình ảnh trongtác phẩm mà vốn trước đây các em chưa hiểu được hoặc chưa ngờ tới.Chẳng hạn, khi phân tích hai câu thơ
Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu
Lả lả cành hoang nắng trở chiều
thì, câu thơ trên sẽ hoàn toàn dễ hiểu và sẽ gây được sự chú ý theo dõicủa học sinh nếu biết gợi ý cho các em hiểu “cành hoang” nghĩa là những
Trang 12cành cây rụng lá vào mùa thu Ngược lại, nếu không làm sáng tỏ được ýnghĩa của hai từ đó thì dẫu thầy cô giáo có phân tích bao nhiêu đi nữa, sựphân tích ấy cũng không đủ sức thuyết phục, không làm đọng lại nơi tâm hồncác em những ấn tượng sâu sắc Bởi vì, khi không hiểu ý nghĩa của từ ngữ,trí tưởng tượng của các em không thể hình dung được các hình ảnh miêu tảtrong tác phẩm – một trong những đặc trưng quan trọng nhất của hoạt độngnhận thức, cảm thụ văn học:
Nhưng các từ ngữ, hình ảnh trong tác phẩm văn học thường chứađựng nhiều loại ý nghĩa: nghĩa gốc, nghĩa chuyển, nghĩa đen, nghĩa bóng,nghĩa sự vật, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu cảm… Khai thác loại ý nghĩa nào làtuỳ ở sự nhạy cảm của người nghiên cứu, song nguyên tắc chung là phải khaithác những ý nghĩa phù hợp với chủ đề tư tưởng tác phẩm và cảm xúc củatác giả Chẳng hạn, trong đoạn thơ sau:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viêng Chăn xây hồn thơ.
(Quang Dũng, Tây Tiến)
Đối với cụm từ “hội đuốc hoa”, hướng khai thác chỉ nên tập trung vào ýnghĩa biểu thị nét lãng mạn trong cảm xúc của Quang Dũng Đây là đoạn thơtác giả hồi tưởng về một đêm liên hoan văn nghệ của đơn vị Tây Tiến tại mộtbản làng nơi đóng quân Nhưng trong nỗi nhớ về đơn vị cũ, nhà thơ đã gọi kỉniệm đó bằng cái tên “hội đuốc hoa” – với ý nghĩa chỉ hội cưới và cái đêm
“động phòng hoa chúc” của một đời người Đó quả là một liên tưởng hết sứclãng mạn mà có lẽ chỉ những người lính Tây Tiến tài hoa như Quang Dũngmới có được những xúc cảm như vậy
Trong nhiều trường hợp, chủ đề tư tưởng của tác phẩm thường đượcbiểu hiện qua những ý nghĩa biểu trưng của một vài từ ngữ, hình ảnh nào đótrong tác phẩm Chẳng hạn, Đôi mắt là một tên truyện bộc lộ trọn vẹn chủ đề
Trang 13tác phẩm “Đôi mắt” là biểu tượng cho cách nhìn và lập trường tư tưởng, thái
độ của người cầm bút đối với con người và cuộc kháng chiến cứu nước củadân tộc Trong bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên, “Tây Bắc” là tênmột vùng đất xa xôi của Tổ quốc nhưng cũng là biểu tượng cho cuộc sốngcần lao rộng lớn, còn nhiều gian khó của nhân dân “Con tàu” là hình ảnh củamột tâm hồn thơ đang trong hành trình từ bỏ cái tôi cô đơn, đóng khép để trở
về hoà nhập, gắn bó với cuộc đời của nhân dân, đất nước Hình ảnh ấy chỉxuất hiện ở phần đầu và phần cuối của bài thơ Ở phần đầu bài thơ, con tàu
là một nỗi lòng khao khát, hăm hở, một lời mời gọi lên đường; còn ở phầncuối bài thơ (nghĩa là khi con tàu đã đến được nơi cần đến), thì đó là mộtkhúc hát mê say, lôi cuốn và lãng mạn Do đó, Tiếng hát con tàu cũng là cáchnói hình ảnh thể hiện chủ đề tư tưởng của bài thơ: tiếng hát thiết tha, sôi nổi
và sâu lắng của những tâm hồn thơ trong hành trình tìm về với cuộc sống lớncủa nhân dân đất nước, tìm về với cội nguồn của những cảm hứng thơ cachân chính, đích thực Trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, ý nghĩa biểutrưng của hình ảnh con sóng cũng đồng thời chính là chủ đề tư tưởng của bàithơ, thể hiện khát vọng hạnh phúc và những biểu hiện tâm hồn đẹp đẽ củangười phụ nữ Việt Nam mới trong tình yêu Trong Mảnh trăng cuối rừng củaNguyễn Minh Châu, hình ảnh “mảnh trăng” là một hình ảnh có ý nghĩa biểutrưng cho Vẻ đẹp lấp lánh như những viên ngọc nhưng còn tiềm tàng, ẩn giấutrong bề sâu tâm hồn con người Việt Nam thời đánh Mĩ Cái vẻ đẹp ấy cũng
là cội nguồn cảm hứng và ý tưởng nghệ thuật của nhà văn Nguyễn MinhChâu mà qua nhân vật chính của thiên truyện - Nguyệt, cô thanh niên xungphong đẹp người đẹp nết trên tuyến đường Trường Sơn ác liệt – nhà văn đãtìm thấy được cái ánh sáng lung linh, huyền diệu, đậm màu sắc lí tưởng củanó…
Phải nắm được các đặc trưng của ngôn ngũ thơ.
Riêng đối với tác phẩm thơ, người cảm thụ, phân tích cần phải nắmđược những đặc trưng của ngôn ngữ thơ Khác với ngôn ngữ trong giao tiếpthông thường, do đặc trưng thể loại, ngôn ngữ thơ thường có một con đường
Trang 14riêng trong cách biểu hiện và diễn đạt Đã có nhiều công trình nghiên cứu vấn
đề này Ở đây chúng tôi xin chỉ đề cập đến một vài điểm chủ yếu Do nguyêntắc kiệm lời, ngôn ngữ thơ có tính chất dồn nén, hàm súc và đa nghĩa Về mặtcấu trúc, nhiều khi các yếu tố ngôn ngữ không được hiện diện đầy đủ trên bềmặt văn bản của tác phẩm thơ, hoặc là trong một câu thơ, trật tự các yếu tốngôn ngữ không tuân theo những cách diễn đạt thông thường Nói theo cáchcủa nhà thơ Ngô Minh thì nhiều khi, “khoảng cách giữa câu thơ đòng trên vàcâu thơ tiếp theo không phải theo thứ tự 1, 2, 3… nữa, mà nhảy cóc từ 1 đến
10, 20… Tức là khoảng “lặng” giữa các câu thơ mà nhà thơ dành cho ngườiđọc tự do nghĩ ngợi, càng rộng thì độ nén của thơ càng cao” Như nhữngkhoảng lặng giữa các khổ thơ trong bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử vàgiữa các câu thơ của hai khổ cuối trong bài thơ ấy là một ví dụ Kinh nghiệmcủa một số nhà nghiên cứu khi gặp những trường hợp như vậy thường tìmcách đưa những câu thơ trở về với cách diễn đạt thông thường, tức là chuyểnnhững câu thơ có cấu trúc đặc biệt thành cách diễn đạt của văn xuôi, nhưthêm vào một số từ ngữ hoặc làm hiện diện những yếu tố bị tỉnh lược, khiếmdiện trong câu thơ (đoạn thơ), hoặc đảo trật tự các từ ngữ trong câu thơ theotrật tự của câu văn xuôi v.v… Ngôn ngữ học gọi thủ pháp này là “phép thử”.Trong thực tế giảng dạy, phân tích thơ, phép thử ấy nhiều khi tỏ ra rất hữuhiệu, nhất là đối với các em học sinh Nó gợi mở trí tưởng tượng, lấp đầy các
“khoảng trống” ngữ nghĩa giữa các câu thơ để người đọc có thể hiểu và cảmthụ chúng Chẳng hạn, có những câu thơ mới đọc tưởng chừng rất khó hiểu,song chỉ cần diễn đạt lại câu thơ dưới dạng văn xuôi, lập tức có thể phát hiệnngay được ý nghĩa lấp lánh của nó Trong bài Thơ duyên của Xuân Diệu, họcsinh thường bị “vấp” ngay từ những câu thơ đầu tiên:
Chiều mộng hoà thơ trên nhánh duyên Cây me ríu rít cặp chim chuyền
Song nếu làm một phép thử ngôn ngữ học là đảo trật tự hai câu thơ vàdiễn đạt chúng bằng văn xuôi: “Trên cành cây me có đôi chim chuyền cành ríurít, khiến cho cành cây me trở thành nhánh duyên, còn không gian của buổi
Trang 15chiều thu bỗng biến thành một không gian thơ mộng (của những lứa đôi)”, thìcâu thơ đầu tiên sẽ trở nên hoàn toàn dễ hiểu và hình ảnh về bức tranh buổichiều thu đậm đà màu sắc duyên tình tươi vui như thể đã hiển hiện khá sinhđộng ngay trước mắt người đọc.
Hay như khi phân tích những câu thơ “hai giọng” (trong bài Tống biệthành của Thâm Tâm) thể hiện cái khẩu khí cứng cỏi, khí phách ngang tàngcủa người li khách giã nhà theo “chí nhớn”:
Đưa người, ta chỉ đưa người ấy, Một giã gia đình, một dửng dưng…
– Li khách! Li khách! Con đường nhỏ, Chí nhớn chưa về bàn tay không, Thì không bao giờ nói trở lại!
Ba năm, mẹ già cũng đừng mong.
Giáo sư Trần Đình Sử viết: “Từ ngữ trong câu dồn nén, có nhiều tỉnhlược, giữa các dòng thơ có nhiều khoảng trống, tạo thành một vẻ ám ảnh bí
ẩn, không dễ gì thuyết minh cho thông (…) Có nhiều chỗ tối nghĩa, phải thêmchữ vào mới hiểu được Chẳng hạn, Chí nhớn: chưa về (nếu) bàn tay không.(Chưa thành công) thì không bao giờ nói trở lại… (Dẫu có là) Ba năm, (thì)
mẹ già cũng đừng mong”
Thủ pháp này cũng có thể dùng để nhận diện cấu trúc những đoạn thơ,câu thơ có cách diễn đạt lạ, độc đáo, qua đó phát hiện mạch cảm xúc, suytưởng của chủ thể trữ tình Chẳng hạn, với đoạn thơ sau trong bài Vội vàngcủa Xuân Diệu:
Của ong bướm này đây tuần tháng mật, Này đây hoa của đồng nội xanh rì, Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si,
Trang 16Và này đây ánh sáng chớp hàng mi.
Mỗi sáng sớm thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Trước hết, phải thấy rằng, “này đây” là một cụm từ mà về mặt ý nghĩa và chức năng cú pháp, nó chỉ tương đương với một đại từ chỉ vị trí ở gần, ngay phía trước mặt người nói: “này” hoặc “đây” Về cấu trúc, hầu hết các câu thơ trong đoạn thơ trên đều không tuân theo trật tự ngữ pháp thông thường; toàn bộ đoạn thơ là một phép so sánh trùng điệp, trong đó vế 2 – cái dùng để so sánh – là liên tiếp những hình ảnh được miêu tả ở mỗi câu thơ, còn vế 1 – cái được so sánh – bị ẩn đi, không hiện diện Để hiểu ý nghĩa tư tưởng, cảm xúc được biểu đạt ở đoạn thơ này, chúng ta hãy thiết lập lại trật tự văn xuôi của các câu thơ, chỉ sử dụng một từ “này” hoặc
“đây” theo cách diễn đạt thông thường và hiện thực hoá vế 1 là “cuộc đời”, ta sẽ có những câu văn xuôi được diễn đạt như sau:
Dễ dàng nhận ra đây là đoạn thơ thể hiện sự cảm nhận của nhà thơ vềcuộc đời và sự sống trần thế Dưới cặp mắt xanh non háo hức và đầy vuisướng của Xuân Diệu, sự sống trần thế luôn là một thế giới hết sức tươi đẹp,đẫm nhạc, đẫm hương thơm, đầy màu sắc và tình ái, đầy ánh sáng và âmnhạc… Tất cả như đang bày ra trước mặt, ngay trong tầm tay của mỗi người
và dâng đón, chào mời…
Ở khổ thơ cuối bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi, lấy chất liệu từ mộtthực tế ở chiến trường Điện Biên Phủ trong trận đánh chiếm đồi A1, giữa cáinắng hè gay gắt, dưới ánh chớp lửa đạn rực trời, trưa ngày 7/5/1954, cácchiến sĩ ta từ các chiến hào, mình đầy bùn đất, sau “Năm mươi sáu ngày đêmkhoét núi ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt/ Máu trộn bùn non, gan không núng,
Trang 17chí không mòn…” (Tố hữu, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên) đã ào ạt xông lênchiếm cao điểm cuối cùng của giặc, giải phóng hoàn toàn Điện Biên, kết thúcthắng lợi cuộc kháng chiến, nhà thơ đã tạo nên một hình ảnh biểu trưng kháiquát về Đất Nước kháng chiến:
Súng nổ rung trời giận dữ Người lên như nước vỡ bờ Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy, sáng loà
Tuy nhiên, không phải người đọc thơ nào cũng nhận ra ngay cách diễnđạt biểu trưng ấy, nhất là đối với các em học sinh phổ thông Vì vậy, khi phântích, giảng giải, có thể dùng phép thử của ngôn ngữ học, thêm quan hệ từbiểu thị ý so sánh “như” vào cuối hai câu thơ đầu để hiện rõ cách diễn đạtbiểu trưng của khổ thơ: bốn câu thơ đã dựng nên bức tượng đài sừng sững
về một Đất Nước kháng chiến từ trong đau thương uất hận, từ trong máu lửabùn lầy đã anh dũng đứng dậy chói loà trong niềm tin và chiến thắng
Một điểm khá quan trọng khi cảm thụ, phân tích thơ mà chúng tôi muốn đề cập ở đây là vấn đề tìm hiểu mạch lạc của tư tưởng – cảm xúc và cấu trúc bài thơ Để hiểu một tác phẩm thơ, ngươi đọc phải cảm thụ, theo dõi được cái mạch vận động, phát triển của tư tưởng, cảm xúc trong toàn bộ bài thơ mà ngôn ngữ học gọi là mạch lạc của một tác phẩm thơ Mạch lạc là một khái niệm ngôn ngữ học thuộc lĩnh vực phân tích diễn ngôn và
có liên quan trực tiếp tới cấu trúc văn bản của tác phẩm: “Dễ nhận thấy là văn bản văn học mang tính mạch lạc một cách rõ ràng hơn là hội thoại thường ngày, cũng có nghĩa là người cầm bút chú ý nhiều hơn tới sự cấu trúc bài viết của mình Khái niệm mạch lạc đối với cấu trúc của văn bản là một trong những khái niệm quan trọng của người cầm bút” “Người cầm bút” ở đây trước hết là tác giả, chủ thể sáng tạo văn bản tác phẩm thơ và sau
đó là “phận sự của người đọc” Theo dõi được mạch lạc của tư tưởng, cảm xúc thơ, chỉ ra được cấu trúc văn bản của tác phẩm thơ chính là “một phần trong quá trình đọc”, hơn nữa còn là một phần hết sức quan trọng, bởi từ
đó người đọc nắm được những gì cốt lõi và cảm thụ được tinh thần cơ bản của bài thơ Thực ra, việc tìm hiểu mạch lạc và cấu trúc bài thơ cũng đã được tiến hành thông qua việc phân tích bố cục, cách chia đoạn bài thơ, một công việc khá quen thuộc trong phân tích, giảng dạy các tác phẩm thơ (và tác phẩm văn học nói chung) trong nhà trường phổ thông Bởi vì, bố cục và mạch lạc trong cấu trúc tác phẩm có quan hệ với nhau một cách chặt chẽ Tuy nhiên, bố cục chỉ là cái biểu hiện bên ngoài của cảm xúc, tư tưởng; nó thuộc về hình thức của cấu trúc tác phẩm Còn mạch lạc mới chính là trình tự bên trong của dòng mạch cảm xúc; đó là cái dòng chảy tư tưởng, tình cảm chạy suốt bài thơ; nó thuộc về cái lô gích bên trong cấu trúc của tác phẩm thơ Nhìn chung, có hai cách cấu trúc bài thơ: cấu trúc theo kiểu khai triển đề tài và cấu trúc theo mạch phát triển tâm trạng cảm xúc của chủ thể trữ tình Cấu trúc của các bài thơ Đây mùa thu tới, Đất nước, Bên kia sông Đuống… có thể coi như
Trang 18thuộc kiểu thứ nhất Còn cấu trúc của các bài thơ Tống biệt hành, Đây thôn Vĩ Dạ, Sóng, Tiếng hát con tàu… là thuộc kiểu thứ hai Có thể cụ thể hoá cấu trúc bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu thông qua mối quan hệ giữa bố cục và mạch lạc như sau:
Đoạn 1: Tín hiệu báo
thu và tâm trạng con
ngươi lúc thu sang
(Khổ thơ đầu)
Sự hồ hởi, vui sướng của nhà thơ khi nhận radấu hiệu của mùa thu qua dáng vẻ thướt tha,yểu điệu của những hàng liễu rủ dưới sắc nắngchiều thu vàng nhạt
Đoạn 2: Toàn cảnh
thiên nhiên, đất trời
lúc vào thu
(Ba khổ thơ cuối)
Cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước nhữngbiến thái hết sức tinh vi, mong manh, nhỏ nhặtcủa thiên nhiên, tạo vật lúc vào thu qua nhữnghình ảnh: vườn thu, trăng thu, núi thu – sươngthu, rét thu, sông thu – đò thu, bầu trời thu(mây, chim, khí trời), thiếu nữ thu
Bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi có bố cục gồm ba phần:
Đoạn 1: Khung cảnh mùa thu Hà Nội những năm dài nô lệ trước Cách
mạng tháng Tám
Đoạn 2: Khung cảnh mùa thu đất nước có độc lập, tự do từ sau Cách
mạng tháng Tám
Đoạn 3: Hình ảnh đất nước đau thương đã đứng dậy và ngời sáng
trong suốt cuộc kháng chiến trường kì Bố cục đó được xây dựng dựa trên cơ
sở của dòng mạch tư tưởng - cảm xúc chung về đất nước xuyên suốt trongtoàn bộ bài thơ: Khơi nguồn cho niềm xúc cảm và những suy tư về đất nước
là không gian trong trẻo và mùi hương cốm mới rất đặc trưng của một buổisáng mùa thu ở chiến khu Việt Bắc trong kháng chiến gợi nhớ về những mùathu đất nước trong quá khứ:
Sáng mát trong như sáng năm xưa Gió thổi mùa thu hương cốm mới Tôi nhớ những ngày thu đã xa
Trang 19“Những ngày thu đã xa” ấy là những ngày đất nước còn chìm đắmtrong vòng nô lệ trước Cách mạng tháng Tám, mà hình ảnh biểu trưng làkhung cảnh mùa thu Hà Nội Hà Nội vào thu: đất nước qua cái nhìn lãng mạncủa Nguyễn Đình Thi vẫn rất đẹp, gợi cảm và đầy khí phách nhưng khôngtránh khỏi buồn vắng, hiu hắt:
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội Những phố dài xao xác hơi may Người ra đi đầu không ngoảnh lại Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.
Từ niềm hoài niệm đó, nhà thơ trở về với niềm vui phơi phới và niềm tựhào sâu lắng trước khung cảnh một đất nước có truyền thống bất khuất, đã
có độc lập tự do sau Cách mạng:
… Trời thu thay áo mới Trong biếc nói cười thiết tha Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm mát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất…
Cuối cùng là những suy tư về hình ảnh đất nước trong cuộc khángchiến trường kì, một đất nước đau thương, uất hận vì chiến tranh tàn phánhưng vẫn hết sức anh dũng, bất khuất và ngời sáng trong niềm tin chiếnthắng:
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Trang 20Dây thép gai đâm nát trời chiều Những đêm dài hành quân nung nấu Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu
(…) Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng loà.
Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh nhìn hình thức và thi tứ thì có vẻ phóngtúng, tự do nhưng từ chiều sâu của tư tưởng và cảm hứng, người đọc vẫn cóthể nhận thấy rất rõ sự mạch lạc của dòng cảm xúc được triển khai một cáchkhá giản dị theo cái lô gích diễn tiến rất tự nhiên của tình cảm: bắt đầu từnhững khát vọng mãnh liệt về một tình yêu chân chính, không chấp nhậnnhững tình cảm nhỏ hẹp, vị kỉ (Sông không hiểu nổi mình/ Sóng tìm ra tận bể/Nỗi khát vọng tình yêu/ Bồi hồi trong ngực trẻ), dẫn đến những suy tư đầy xúcđộng về các trạng thái tâm hồn trong tình yêu ấy như: sự băn khoăn, trăn trở
về nguồn cội của tình yêu (Sóng bắt đầu từ gió/ Gió bắt đầu từ đâu/ Em cũngkhông biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau); nỗi nhớ nhung tha thiết, mãnh liệt củamột tình yêu chân chính (Ôi con sóng nhớ bờ/ Ngày đêm không ngủ được…/Nơi nào em cũng nghĩ/ Hướng về anh một phương); niềm hi vọng tin tưởng(Trăm ngàn con sóng đó/ Con nào chẳng tới bờ…) và cuối cùng là khát vọngđược hi sinh, dâng hiến, được sống hết mình cho tình yêu đó (Làm sao đượctan ra/ Thành trăm con sóng nhỏ/ Giữa biển lớn tình yêu/ Để ngàn năm cònvỗ)
Cấu trúc bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm theo sát mạch vậnđộng, phát triển tâm trạng của chủ thể trữ tình – người đưa tiễn: bắt đầu lànhững băn khoăn trước thái độ và tình cảm của li khách trong giờ phút chiatay: Sao có tiếng sóng (…)/ Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong/ Đưa người tachỉ đưa người ấy…, tiếp đến là những hồi tưởng về cảnh ngộ của người ra đi:
Ta biết người buồn ( ) và cuối cùng là lòng ngưỡng vọng, cảm phục đối vớitinh thần trượng nghĩa cùng những tình cảm đầy nhân tính của li khách trong
Trang 21thời đại ý thức về cái tôi đã được thức tỉnh: Người đi? Ừ nhỉ, người đi thực!v.v…
Như vậy, nếu chỉ dừng lại ở bố cục thì sự cảm thụ và phân tích vẫn cònđang ở giai đoạn chia cắt bài thơ thành những bộ phận biểu thị nội dung,chưa thấy được cấu trúc chỉnh thể tác phẩm, đặc biệt là chưa theo dõi đượcmạch vận động, phát triển tư tưởng – cảm xúc của chủ thể trữ tình trong bàithơ Phân tích được cấu trúc tác phẩm, theo dõi được mạch lạc tư tưởng,cảm xúc và thi tứ của bài thơ cũng tức là người đọc đã có thể rung cảm, đồngđiệu được với những xúc động, những trăn trở, suy tư của nhà thơ từ trongchiều sâu chỉnh thể tác phẩm
2 THỜI GIAN VỚI Ý NGHĨA HAI CHỮ “VỘI VÀNG” CỦA XUÂN DIỆU
Trong tập Gửi hương cho gió (1945) Xuân Diệu đã viết những câu thơthật giàu hình ảnh về thời gian:
Thời gian rót từng giọt buồn tê héo
Sự sống đi như hương bỏ hoa chiều…
Thời gian vốn là một tồn tại khách quan của tự nhiên Đó là một đạilượng vật chất không ngừng biến đổi, diễn ra một chiều, một đi không trở lại,giống như một dòng chảy vô tình… Nhưng chính nhờ sự cảm nhận của conngười mà thời gian trở nên có ý nghĩa Trong tác phẩm văn học, mỗi nhà văn,nhà thơ xuất phát từ một “điểm nhìn” nhất định sẽ có những cách chiếm lĩnh
và thể hiện thời gian khác nhau Thi pháp học hiện đại gọi đó là thời giannghệ thuật “Thời gian được cảm nhận bằng tâm lí và mang ý nghĩa thẩm mĩ(…), là hình thức cảm nhận thế giới của con người gắn liền với một quanniệm nhất định về thế giới” Độ dài ngắn của thời gian nghệ thuật thườngđược đo bằng tâm lí và trạng thái cảm xúc của chủ thể trữ tình: Trăm năm thìngắn, một ngày dài ghê (Tản Đà), Sầu đong càng lắc càng đầy/ Ba thu dọn lạimột ngày dài ghê (Nguyễn Du) v.v… Sự cảm nhận thời gian trong thơ XuânDiệu bắt nguồn từ nét đặc sắc trong quan niệm và tư tưởng nghệ thuật độcđáo của thi nhân Trong các nhà thơ mới trước Cách mạng, Xuân Diệu là một
Trang 22hồn thơ yêu đời và sống mãnh liệt nhất Hồn thơ ấy luôn thể hiện khát vọngđược sống, được yêu trong một niềm khát khao giao cảm mãnh liệt với cuộcđời và thiên nhiên tạo vật Tác giả Thi nhân Việt Nam nhận xét: “Thơ XuânDiệu còn là một nguồn sống rào rạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽnày Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sốngcuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình Khi vui cũng nhưkhi buồn, người đều nồng nàn, tha thiết (…) Sự bồng bột của Xuân Diệu có
lẽ đã phát biểu ra một cách đầy đủ hơn cả trong những rung động tinh vi” Thi
sĩ có thể cảm nhận được một cách rất tinh tế những sự chuyển vận của thiênnhiên cùng bước đi của thời gian Tiếng gõ nhịp thời gian thường tạo ra trongthơ Xuân Diệu sự rung động và những cảm xúc riêng:
Không gian như có dây tơ, Bước đi sẽ đứt, động hờ sẽ tiêu,
Êm đềm chiều ngẩn ngơ chiều, Lòng không sao cả, hiu hiu khẽ buồn….
(Chiều)
Nhưng nét độc đáo nhất trong sự cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu
là ông luôn có những xúc cảm thật mạnh mẽ về sự đối lập giữa thời gian của
vũ trụ vô biên với thời gian hữu hạn của cuộc đời mỗi con người Hơn hai hết,
vị “Tao đàn nguyên suý” của phong trào Thơ mới này ý thức được một cáchthật sâu xa về giới hạn ngắn ngủi của đời người trước thời gian một đi khôngtrở lại Trước sự chảy trôi của thời gian, Xuân Diệu có những cảm nhận thậtxót xa, thấm thía:
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật, Không cho dài thời trẻ của nhân gian;
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn, Nêu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại.
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi…
Trang 23(Vội vàng)
Ý thức về thời gian như thế nên trong thơ Xuân Diệu, thời gian thườnggắn liền với những dự cảm về sự tàn phai, mất mát và xa cách:
Thong thả, chiều vàng thong thả lại…
Rồi đi… Đêm xám tới dần dần…
Cứ thế mà bay cho đến hết Những ngày, những tháng, những mùa xuân.
(Giờ tàn)
Nỗi sợ thời gian chảy trôi ấy khiến cho thi sĩ có thể cảm nhận được mộtcách tinh tế những sắc màu tàn phai, những hương vị chia li sầu tủi ẩn náutrong bước đi của thời gian: Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi/ Khắp sôngnúi bỗng than thầm tiễn biệt (Vội vàng) Xuân Diệu có những dự cảm thật mới
lạ, độc đáo: Trong gặp gỡ đã có mầm li biệt (Giục giã), nên ông tỏ ra rất thấuhiểu những “lí lẽ ngang ngạnh” của thời gian:
Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua;
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già;
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Trang 24Ý thức về thời gian đời người ngắn ngủi, hữu hạn luôn tạo ra trong thơXuân Diệu những linh cảm bất an và một nỗi lo sợ luôn thường trực trong thơông: sợ tương lai, sợ ngày mai:
Gấp đi em, anh rất sợ ngày mai;
Đời trôi chảy, lòng ta không vĩnh viễn.
(Giục giã)
Trong thơ Xuân Diệu, tương lai, ngày mai đã trở thành “lực lượng thùđịch với hạnh phúc, tuổi xuân của con người” (Trần Đình Sử) Nhưng là mộtnhà thơ tha thiết với sự sống trần thế, Xuân Diệu vẫn có những xúc cảm hếtsức sôi nổi trước cuộc đời Khi đối diện với thời gian, nếu hầu hết các nhà thơmới đều muốn thoát li thực tại, thì bằng cảm quan thẩm mĩ tích cực và độcđáo, Xuân Diệu luôn tìm thấy cái đẹp ngay giữa cuộc đời trần thế Nhà thơChế Lan Viên nhận xét: “Xuân Diệu đốt cảnh bồng lai và xua ai nấy về hạgiới” Cảm xúc về cuộc đời trong Vội vàng là nỗi sung sướng, vồ vập trướcmột thế giới tươi non, đầy mật ngọt, hoa thơm, đầy tình ái, ánh sáng và âmnhạc… tất cả đều cuốn hút, say mê “Nhà thơ như thể đã phát hiện ra mộtthiên đường có thật ngay trên mặt đất này, trong tầm tay của mỗi người”(Trần Đình Sử) Qua cách diễn đạt độc đáo của Xuân Diệu, thiên đường ấynhư thể đang bày sẵn trước mắt mọi người:
Của ong bướm này đây tuần tháng mật, Này đây hoa của đồng nội xanh rì, Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si,
“Này”, “đây” là những đại từ chỉ định không gian gần, ở ngay trước mặt,trong tầm tay, được dùng kết hợp theo lối song trùng tạo thành một cụm từđồng chức năng “này đây”, khiến cho cấp độ ý nghĩa của các thành tố đượcnhấn mạnh thêm Những chữ “này đây” ấy lại được dùng theo phương thứcđảo ngữ và lặp đi lặp lại trong mỗi dòng thơ, tạo thành một điệp khúc, có tác
Trang 25dụng diễn tả rất đạt những xôn xao, náo nức của tâm hồn nhà thơ Bởi vì,đằng sau mỗi chữ “này đây” ấy đều là những hình ảnh đầy sinh khí của tìnhyêu và sự sống: này đây là tuần tháng mật, này đây là hoa của đồng nội xanh
rì, này đây là lá của cành tơ phơ phất và này đây là khúc tình si… Người đọcnhư thấy được cả cái háo hức của chính tâm hồn nhà thơ, một nhà thơ ham
sự sống nên luôn nhìn nó trong trạng thái sinh sôi, nảy nở và giàu sức sốngnhất Và với Xuân Diệu, cái đẹp nhất của thế giới này vẫn là những vẻ đẹpcủa con người:
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi.
Mỗi sáng sớm thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Ánh nắng mỗi buổi sớm mai chiếu rọi xuống thế gian được ví như ánh
“chớp hàng mi” của người con gái đẹp; còn tháng giêng của mùa xuân được
ví như “một cặp môi gần”!
Cảm nhận thời gian và sự sống như thế nên Xuân Diệu thường cónhững ý tưởng thật táo bạo Nhà thơ không muốn tuổi trẻ, tình yêu và nhữngsắc hương đẹp đẽ trong cuộc đời cứ phải tàn phai theo năm tháng; thi sĩmuốn tắt nắng, buộc gió, muốn thời gian phải ngừng trôi:
Tôi muôn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất, Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi.
(Vội vàng)
Nhưng mà không được, bởi làm sao có thể cưỡng lại được quy luậtcủa tự nhiên? Vậy thì, theo Xuân Diệu, chỉ còn một cách thôi là sóng cho thậtmãnh liệt, sống cho thật đủ đầy ý nghĩa trong cái khoảnh khắc hữu hạn củamột đời người: Sống toàn tâm, toàn trí, sống toàn hồn/ Sống toàn thân vàthức nhọn giác quan với cuộc đời Do vậy, với Xuân Diệu, thời gian sống đích
Trang 26thực của con người chỉ là thời hiện tại – một thời hiện tại với những hiện hữucủa nó mà không cần biết đến quá khứ hay tương lai:
Cần chi biết ngày mai hay bữa trước?
Gần nhau đây, thì yêu mến là hơn
– Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối Còn hơn buôn le lói suốt trăm năm.
(Giục giã) – Mau với chứ! Vội vàng lên với chứ!
Em, em ơi! Tình non sắp già rồi…
– Mau với chứ! Thời gian không đứng đợi.
(Giục giã)
Như vậy, vội vàng là một thái độ sống, một triết lí nhân sinh – thẩm mĩmang đậm ý nghĩa nhân văn tích cực Thái độ và triết lí sống đó đã đượcXuân Diệu thể hiện một cách thật thiết tha trong rất nhiều những bài thơ sôinổi, đầy nhiệt huyết của mình Xuân Diệu đã hơn một lần tâm sự: Tôi không
Trang 27chờ nắng hạ mới hoài xuân (Vội vàng) Bởi vì: Tôi sợ mất sự sống của tôi,/Tôi không muốn nó rớt chảy trôi theo dòng ngày tháng (Lời đưa duyên) vàNếu tôi đứng, nếu máu tôi ngừng,/ Thời gian của tôi sẽ không còn nữa(Thương vay) Cho nên, mô típ giục giã, vội vàng, gấp gáp… xuất hiện nhiềulần và trở đi trở lại trong thơ Xuân Diệu trước Cách mạng như một nỗi niềmthiết tha khắc khoải, nhức nhối Có nhà nghiên cứu nhận xét rằng, trung thơXuân Diệu, người ta thấy ông sử dụng rất nhiều liên từ, tận dụng triệt để thủpháp liệt kê; có lẽ cũng là để có thể chuyển tải cho hết những nỗi niềm thiếttha sôi nổi, rạo rực trong tâm hồn mình đối với thời gian và sự sống Phảichăng, đấy cũng là yếu tố tích cực nhất trong thơ Xuân Diệu trước Cáchmạng, một nhà thơ luôn biết mình hữu hạn nên khao khát không thôi gắn bóvới cuộc đời:
Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều;
Và non nước và cây, và cỏ rạng, Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng, Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
– Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!
(Vội vàng)
Trang 283 VẺ ĐẸP LỨA ĐÔI, HÌNH ẢNH NGƯỜI THIẾU NỮ VỚI HÌNH
TƯỢNG THIÊN NHIÊN TRONG THƠ XUÂN DIỆU
Xuân Diệu là một nhà thơ tình yêu, điều ấy thật đúng bởi ông sáng táchơn năm trăm bài thơ tình Đúng hơn, ông là nhà thơ của vẻ đẹp xuân tình vàhình ảnh người thiếu nữ Trong tập thơ đầu tay Thơ thơ (1938), người thanhniên mười tám tuổi đời ấy khai bút bằng những tuyên ngôn và đây là mộttrong những tuyên ngôn ấy:
Còn gì khổ bằng yêu không dám nói
Để tháng năm ôm mãi vết thương sầu
Ta thi sĩ kiếp phong lưu lặn lội Thiếu ái tình, thiếu cả, có chi đâu
Ta vẫn biết nước non đang nũng nịu Bảo ta nên ngoan ngoãn lựa lời thơ
Ca cái đẹp của hương chiều êm dịu Của tràng giang lặng khuất bóng trăng mờ
Nhưng mặc kệ, đời ta phụng sự
Cả tài hoa lẫn cảnh trí thiên nhiên Chỉ biết rằng khi xa người thiếu nữ Ngòi bút ta mất hết vẻ thần tiên.
Thơ trữ tình vốn bao giờ cũng chủ quan, nhà thơ cảm nhận và biểuhiện thế giới không phải như thế giới vốn có trong thực tại mà theo sự chiêmnghiệm và xúc động riêng của tâm hồn nhà thơ Đến thơ lãng mạn, tính chấtchủ quan ấy đã có một cái tôi cá nhân cụ thể, mãnh liệt và đầy cảm xúc, nằm
ở trung tâm cảm nhận, làm nguyên tắc thế giới quan Nhà nghiên cứu vănhọc Trần Đình Sử viết: “Chất lãng mạn nằm trong cách cảm nhận, biểu hiện
Trang 29thế giới và con người một cách đặc thù” Trước đó, nhà nghiên cứu, phê bìnhvăn học người Nga V Gri–mum–xki cũng đã từng nói: “Nhà thơ lãng mạnmuốn bày tỏ cho chúng ta trước hết là về chính họ, là phơi bày tâm hồn họ,cõi lòng họ Họ thổ lộ cho ta những chiều sâu tâm hồn xúc cảm, sự đa dạngcủa cá tính Họ reo lên vì vui, họ gào lên hay khóc lên vì đau đớn Họ kể lể,
họ bảo ban, họ vạch trần với khuynh hướng rõ rệt, buộc người nghe phụctùng cảm giác về đời sống của họ, làm cho người nghe thấy cái gì đang hiện
ra trong trực giác trực tiếp của nhà thơ” Chất lãng mạn của thơ Xuân Diệutrước hết bộc lộ ở cặp mắt xanh non háo hức, ở trái tim sôi nổi, rạo rực vàthái độ cuống quýt trong sự gắn bó tha thiết với cuộc đời Do đó, thi sĩ luôncảm nhận và thể hiện sự sống ở trạng thái đắm say, xuân sắc và viên mãnnhất Thiên nhiên trong thơ ông phải là một thế giới đương khoe sắc đuahương, một thế giới của muôn bướm với muôn hoa, lúc nào cũng đẫm nhạc,đẫm hương thơm, đầy ánh sáng và tình ái Thi sĩ đã mĩ hoá thiên nhiên theocách riêng của mình, bằng những xúc cảm chủ quan và lãng mạn Không chỉtrong những bài thơ trực tiếp về tình yêu đôi lứa mà trong hầu hết những bàithơ thuộc nhiều đề tài khác của Xuân Diệu, hình tượng thiên nhiên vẫn luônthể hiện những nét cố hữu của riêng tâm hồn ông: trẻ trung, tình tứ, mộng mơ
và hết sức lãng mạn Đó là một loại hình tượng thiên nhiên mang vẻ đẹp vàsức sống của con người, đặc biệt là vẻ đẹp của những lứa đôi và hình ảnhngười thiếu nữ Bài Thơ duyên diễn tả những cảm nhận tinh tế của nhà thơtrước sự giao hoà tuyệt diệu của thiên nhiên, cảnh vật và con người trong mộtbuổi chiều thu Duyên trong bài thơ này không chỉ có ý nghĩa tình yêu lứa đôigắn với quan hệ nam nữ mà còn là cái duyên của đất trời, cỏ cây, hoa lá, cáiduyên của tạo vật và lòng người Giữa buổi chiều thu trong sáng, dịu êm,người thanh niên mới lớn nghe dâng lên trong lòng mình những rung độngtình yêu buổi ban đầu với một thiếu nữ không quen biết cũng đang đồng hànhnhẹ bước trên đường Mối lương duyên ấy tuy cũng mới chỉ từ một phía, chỉ
là “tự lòng ta nghe ý bạn”, nên cũng còn rất mơ hồ, khó diễn tả; nhưng trongkhông khí giao hoà của mùa thu, dường như tất cả thiên nhiên tạo vật đâuđâu cũng “đều có duyên với nhau, cặp đôi với nhau, hiệp vần với nhau trong
Trang 30âm hưởng của nhạc (“Thu đến nơi nơi động tiếng huyền”), trong không khícủa thơ, mộng (“Chiều mộng hoà thơ”) và trong tình thương yêu (…) để sángtạo nên một bài thơ dịu treo lên giữa một buổi chiều thu”:
Chiều mộng hoà thơ trên nhánh duyên, Cây me ríu rít cặp chim chuyền.
Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá, Thu đến – nơi nơi động tiếng huyền…
Cách cảm nhận đặc biệt ấy đã đem đến trong thơ Xuân Diệu một khônggian nghệ thuật rất độc đáo Không gian trong bài thơ Với bàn tay ấy đặc sắckhông chỉ ở sự hoà phối tuyệt diệu giữa màu sắc, âm thanh, nhịp điệu và độcao – thấp của vần điệu mà còn ở chỗ, mọi cảnh vật thiên nhiên, dù chỉ lànhững “cây, cỏ, hoa, lá, mây, trăng, làn rêu…”, nhưng tất cả đều đã được thi
sĩ miêu tả giống như những lứa đôi đương dập dìu ân ái rất tình tứ, rất dịudàng:
– Một tối bầu trời đắm sắc mây, Cây tìm nghiêng xuống cánh hoa gầy, Hoa nghiêng xuống cỏ, trong khi cỏ Nghiêng xuống làn rêu, một tối đầy.
Những lời huyền bí toả tên trăng, Những ý bao la rủ xuống trần, Những tiếng ân tình hoa bảo gió, Gió đào thỏ thẻ bảo hoa xuân.
Cảm xúc của Xuân Diệu trước thiên nhiên từ điểm nhìn tình yêu đôi lứakhông chỉ thể hiện cái chất men say đắm, nồng nàn, tha thiết mà còn hết sứctinh tế Nhà thơ cảm nhận thiên nhiên, đất trời không phải chỉ bằng nhữnggiác quan thông thường vốn có mà còn bằng cả giác quan tâm linh của một
Trang 31hồn thơ yêu đời, luôn khát khao giao cảm mãnh liệt với sự sống Xuân Diệuquan niệm đã là sự sống thì “chẳng bao giờ chán nản” (ông có bài thơ nhanđề: Sự sống chẳng bao giờ chán nản) và phải sống thật mãnh liệt, phải sốnghết mình: Sống toàn tâm, toàn trí, sống toàn hồn – Sống toàn thân và thứcnhọn giác quan với cuộc đời Hoặc: Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối/ Cònhơn buồn le lói suốt trăm năm Ngôn ngữ thơ Xuân Diệu luôn có những sángtạo đột biến rất mới mẻ, mạnh bạo bởi “cảm xúc mạnh mẽ, nồng nàn, luôn ởtrạng thái cực điểm khiến thơ ông không chấp nhận những cách diễn đạtthông thường, những từ ngữ phẳng lặng” Thơ Xuân Diệu đầy rẫy những cảmgiác trực giác, những màu sắc, âm thanh, mùi vị… và đặc biệt nhất là hìnhảnh: “Hình ảnh động tới con mắt, nhất là động tới nhận thức, tới trí tuệ; hìnhảnh diễn đạt tình cảm và tư tưởng (…) Thơ nói bằng nhạc điệu và hình ảnh,
mà tôi xin nhắc lại, theo ý tôi, hình ảnh là mãnh liệt nhất” Với Xuân Diệu, hìnhảnh ấy phải là hình ảnh của những lứa đôi, hình ảnh của những ái ân xuântình, xuân sắc và nhất là hình ảnh của người thiếu nữ Có thể nói rằng, quacon mắt, qua cái nhìn nghệ thuật của nhà thơ, thiên nhiên, cảnh vật và sựsống ở đâu cũng hoá ra bóng hình người con gái Hãy xem cái cách nhà thơ
vồ vập, cuống quýt tận hưởng mùa xuân của đất trời:
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu.
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
– Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!
Trang 32Thơ xưa thường lấy thiên nhiên để làm tiêu chuẩn miêu tả vẻ đẹp củacon người: Phù dung như diện, liễu như mi (mặt như hoa phù dung, lông màynhư lá liễu), hoặc: Mai cốt cách, tuyết tinh thần (cốt cách yểu điệu như mai,tinh thần trắng trong như tuyết) thì nay Xuân Diệu làm ngược lại, ông lấy vẻđẹp của con người mà chủ yếu là vẻ đẹp của người thiếu nữ làm tiêu chuẩn
để miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên Để diễn tả được những biến thái tinh vi,mong manh, huyền diệu của thiên nhiên tạo vật lúc chuyển mùa khi mùa thumới tới (Bài Đây mùa thu tới), Xuân Diệu tả liễu Những cây liễu rủ bên hồđược tác giả cảm nhận giống như những nàng thiếu nữ thướt tha, yểu điệu,nghiêng mình buông những suối tóc dài Trong gió thu lạnh đìu hiu, dáng liễucũng giống như dáng người đứng chịu tang/ Tóc buồn buông xuống lệ ngànhàng… Một hình ảnh buồn nhưng cũng thật gợi cảm, phảng phất đâu đâybóng dáng quen thuộc của các nàng thiếu nữ đài các, đẹp và buồn một cáchlãng mạn trong thơ mới dạo ấy nói chung và trong thơ Xuân Diệu nói riêng.Hai câu thơ thật ra chỉ nhằm gợi tả vẻ yểu điệu, thướt tha của liễu như một tínhiệu báo thu sang mà thôi Nhiều khi, thiên nhiên còn được so sánh trực tiếpvới vẻ đẹp của người thiếu nữ “bằng những hình ảnh rất bạo, đầy rẫy cảmgiác và có tính sắc dục” (Nguyễn Đăng Mạnh) Mỗi hình tượng thiên nhiênthường được ví với một bộ phận trên cơ thể của người thiếu nữ, như mộtbiểu tượng tuyệt đối về tiêu chuẩn thẩm mĩ và sức sống Đây là vẻ đẹp củavầng trăng mà thi sĩ đã hết lời “Ca tụng”:
Trăng vú mộng của muôn đời thi sĩ Giơ hai tay mơn trớn vẻ tròn đầy Trăng nguồn sương làm ướt cả gió hây Trăng võng rượu khiến đêm mờ chếnh choáng
Làn gió đêm được tưởng tượng như trăm ngàn cánh tay mơn man: Giócanh khuya như nghìn cánh tay ôm/ Trăng mối lái phủ màng tơ mộng ảo, vàánh bình minh buổi sớm mai được ví với ánh chớp hàng mi của người con gáiđẹp, còn tháng giêng thì được ví với một cặp môi gần
Trang 33Và này đây ánh sáng chớp hàng mi Mỗi sáng sớm thần Vui hằng gõ cửa Tháng giêng ngon như một cặp môi gần…
Cách so sánh thật bạo, rất Xuân Diệu nhưng cũng thật đúng Đúng bởitháng giêng là tháng đầu tiên trong năm, là tháng đẹp nhất của mùa xuân –mùa đẹp nhất, giàu sinh khí và sức sống nhất của các mùa trong năm – thìcòn gì đáng so sánh hơn là một vẻ đẹp trần gian vô cùng trong trắng, tinh khôi
và tràn đầy sức sống như một cặp môi gần!
Xuân Diệu là một nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới” về nhiềuphương diện Với một thế giới nghệ thuật riêng, độc đáo, mới mẻ từ tư tưởng,hình ảnh đến ngôn từ, ông đã đem đến cho Thơ mới một nguồn sinh khí mới.Những tâm hồn còn trẻ vẫn sẽ mãi mãi yêu thích thơ ông Và đó là một phầnthưởng lớn mà bất kì người nghệ sĩ chân chính nào cũng hằng mơ ước
4 CHỮ VÀ NGHĨA TRONG BÀI THƠ “ĐÂY MÙA THU TỚI”
Đã có quá nhiều bài bình, phân tích, giảng văn về bài thơ Đây mùa thutới của Xuân Diệu Nhưng cho đến nay vẫn còn tồn tại không ít cách hiểukhác nhau Một trong những nguyên nhân là do sự cảm nhận và lí giải về mặtngữ nghĩa của tác phẩm Dưới đây, chúng tôi xin nêu một hướng tiếp cận mớiđối với một số từ ngữ, hình ảnh hiện vẫn còn là điểm gây tranh luận hoặc ítđược chú ý đúng mức trong sự cảm nhận về bài thơ này
Những tín hiệu báo thu và tâm trạng con người lúc thu tới, thu sang
Nhiều người cho rằng bài thơ mở đầu đã gợi một nỗi buồn sầu đến độhéo hắt bi thương Ấn tượng đó trước hết được tạo bởi các chữ “buồn”, “đìuhiu”, “đứng chịu tang”, “lệ ngàn hàng” trong hai câu thơ đầu:
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng
Trang 34Song, nếu hiểu hai câu thơ này như vậy thì sẽ không thể tránh khỏimâu thuẫn với tiếng reo đầy vui sướng của nhà thơ - chủ thể cảm xúc – trướctoàn cảnh đất trời vào thu rực rỡ một sắc thu vàng như màu áo mơ phai củangười thiếu nữ (sắc vàng của nắng và cả lá vàng nữa – lá vàng trong nắngthu vàng…) ở hai câu thơ tiếp liền sau đó:
Đây mùa thu tới – mùa thu tới Với áo mơ phai dệt lá vàng.
Đặt trong cấu tứ, bố cục chung của toàn bài thì khổ thơ mở đầu này cómột vị trí khá đặc biệt Cả bốn câu thơ tập trung gợi tả những dấu hiệu đất trờivào thu và tâm trạng con người lúc thu tới, thu sang Cũng phải nói thêmrằng, thi nhân ấy là một con người còn rất trẻ cả về tuổi tác lẫn cảm xúc.Xuân Diệu sáng tác Đây mùa thu tới khi ông mới mười tám tuổi đời và hồnthơ Xuân Diệu lúc ấy đương ở vào độ non tơ rạo rực, sôi nổi và bồng bộtnhất Thi sĩ đã từng tự nói về những cảm xúc của mình hồi ấy: “Đây là lòng tôiđương thời sôi nổi, đây là hồn tôi đương lúc vang ngân, và đây là tuổi xuâncủa tôi, và đây là sự sống của tôi nữa” Với một hồn thơ như thế nên khi bắtgặp những tín hiệu đầu tiên của mùa thu mới tới, thi sĩ đã mở hết lòng mình
hồ hởi, vồ vập đón nhận tất cả những biến thái mong manh, huyền điệu, dù lànhỏ nhặt nhất của thiên nhiên, tạo vật lúc chuyển mùa Câu thơ thứ ba vớiđiệp ngữ “mùa thu tới” và dấu gạch nối như những tiếng reo vui không thểkìm nén, bất giác đã bật ra khi nhà thơ chợt nhận thấy những tín hiệu báo thusang đầu tiên hiện ra trên hàng liễu rủ
Khác với thơ ca trung đại phương Đông thường dùng những hình ảnhước lệ: sen tàn, cúc nở hoa, lá ngô đồng rụng… để làm biểu tượng cho sựchuyển mùa lúc thu sang, ở bài thơ này, Xuân Diệu tả liễu Những cây liễubên hồ cành lá mềm mại vào lúc thu tới, thu sang, êm đềm rủ xuống và đượcthi sĩ lãng mạn cảm nhận giống như các nàng thiếu nữ thướt tha, yểu điệu,nghiêng mình buông những suối tóc dài Trong gió thu lạnh đìu hiu, dáng liễucũng giống như dáng người đứng chịu tang, Tóc buồn buông xuống lệ ngànhàng (Hai câu thơ đầu sử dụng phép ẩn dụ dựa trên quan hệ liên tưởng
Trang 35tương đồng nhưng đã lược bỏ từ so sánh và đối tượng so sánh, theo kiểu sosánh ngầm, do vậy có thể đọc một cách “văn xuôi” thành: “rặng liễu đìu hiu”như các nàng thiếu nữ “đứng chịu tang” và “tóc buồn buông xuống” như thể
“ngàn hàng” lệ rơi không dứt) Một hình ảnh buồn nhưng cũng thật gợi cảm,phảng phất đâu đây bóng dáng quen thuộc của các nàng thiếu nữ đài các,đẹp và buồn một cách lãng mạn trong Thơ mới dạo ấy nói chung và trong thơXuân Diệu nói riêng Đó là cách nhìn, cách cảm của cả một trào lưu thơ, mộtthế hệ các nhà thơ mới nên không thể nói những hình ảnh đó thể hiện một nỗibuồn tang tóc, bi luỵ Hai câu thơ thật ra chỉ nhằm gợi tả vẻ yểu điệu, thướttha của liễu như một tín hiệu báo thu sang mà thôi Khi cái hối hả của mùa hạnóng nực đi qua, dấu hiệu báo thu sang thường là sự ngưng lại, vẻ chậmchạp “chùng chình” rất riêng của thời tiết:
Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về
sông được lúc dềnh dàng Nắng bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu…
(Hữu Thỉnh, Sang thu)
Với Xuân Diệu, những cành liễu mềm mại, êm đềm rủ xuống ấy chính
là một dấu hiệu thời tiết, một tín hiệu báo thu sang đầu tiên mà thi sĩ bất chợtnhận thấy một cách thật ngạc nhiên, thích thú Thi sĩ bất giác reo lên: Đâymùa thu tới – mùa thu tới… và đằng sau những tiếng reo hồ hởi của chủ thểcảm xúc, người đọc có thể hình dung ra ánh mắt trẻ trung ngơ ngác của nhàthơ đang sững sờ trước sự thay đổi và trước vẻ đẹp đến bất ngờ của thiênnhiên, cảnh vật lúc chớm vào thu Bốn câu thơ tả những dấu hiệu mùa thu tới
Trang 36và tâm trạng con người lúc thu tới, thu sang thật gợi cảm, tươi sáng; tuy cóbuồn nhưng không hề ảm đạm, héo hắt; buồn mà vẫn đẹp Đẹp bởi sự cảmnhận rất tinh tế và mới mẻ những chuyển vận của thiên nhiên cùng bước đicủa thời gian; đẹp bởi màu sắc, đường nét tươi sáng, bởi vẻ yểu điệu, thướttha trẻ trung, lãng mạn rất phù hợp với mùa thu mới chớm Ấn tượng và cảmgiác đó trong bốn câu thơ mở đầu này đã chi phối không khí và cảm xúcchung của cả bài thơ.
Toàn cảnh “mùa thu tới”
Ba khổ thơ tiếp theo miêu tả toàn cảnh thiên nhiên, đất trời và conngười mùa thu Cảm xúc tinh tế nồng nàn của hồn thơ Xuân Diệu có lẽ đượcthể hiện rõ nhất qua cách sử dụng ngôn ngữ độc đáo ở đoạn thơ này Ở đây,chúng tôi chỉ nhấn mạnh đến những từ ngữ có tính chất đồng hướng lập luận,tức là những từ ngữ thực hiện chức năng liên kết về nội dung của văn bản tácphẩm Tuy nhiên, do hầu hết những đơn vị thuộc loại này vốn không phải cácbiện pháp tu từ ngữ nghĩa nên xưa nay, chúng thường dễ bị các thầy, cô giáo
và các em học sinh bỏ qua khi cảm thụ, phân tích tác phẩm
Trước hết là tựa đề Đây mùa thu tới, một cái tựa đề đã cho thấy rõ,mùa thu trong bài thơ này là lúc thu tới, thu sang, mùa thu ở cái thời khắcchuyển giao từ mùa hạ nóng nực, hối hả sang tiết thu se lạnh… Chắc hẳn khiđặt cái tựa đề này, Xuân Diệu đã có ý thức cụ thể hoá đề tài, tạo ra một tiêuđiểm cảm xúc nhằm liên kết, quy tụ các từ ngữ, hình ảnh trong toàn bộ bàithơ về một chủ đề chung Sau bốn câu thơ đầu gợi tả tín hiệu báo thu và tâmtrạng con người lúc thu tới, thu sang, đây là những đặc tả cận cảnh ở mộtvườn thu:
Hơn một loài hoa đã rụng cành Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh Những luồng run rẩy rung rinh lá Đôi nhánh khô gầy, xương mỏng manh.
Trang 37Cảnh sắc đặc trưng của thiên nhiên mùa thu là lá rụng, hoa tàn…Nhưng vì thu mới tới nên sự úa vàng, tàn rụng ấy cũng chưa nhiều Trongvườn thu, Hơn một loài hoa đã rụng cành “Hơn một” thì cũng có nghĩa làchưa nhiều lắm, mới chỉ vài ba loài hoa chớm lụi tàn Không rõ cách nói: hơnmột lần, hơn một loài v.v… có từ bao giờ trong lời nói Việt, nhưng từ Đây mùathu tới, người ta vẫn nghĩ đấy là một trong những lối dùng chữ, đặt câu quáTây của Xuân Diệu Rồi cũng trong Vườn thu, “sắc đỏ rũa màu xanh” Cóngười cho rằng, chữ “rũa” trong câu thơ này đúng ra phải đọc là “rủa” (sắc đỏrủa màu xanh): sắc đỏ càu nhàu với màu xanh, do dịch từ nghĩa đen của chữjurler tiếng Pháp mà nghĩa bóng là không hợp, là đối ngược Liệu có đúngXuân Diệu “Tây” quá đến mức phải mượn cả một từ tiếng Pháp khiên cưỡng,
xa lạ với ngữ cảnh như vậy chăng? Dẫu có hư thực thế nào thì cho đến hômnay, tức là đã sau hơn nửa thế kỉ kể từ hồi Xuân Diệu xuất hiện trên thi đànThơ mới, người đọc thơ cũng chỉ còn thấy “sắc đỏ rũa màu xanh” là một câuthơ rất phù hợp với mùa thu mới chớm: trong vườn sắc đỏ úa của nhữngchiếc lá vàng ngày càng nhiều, nó lấn dần màu xanh, khiến cho màu xanhnhư thể bị “rũa” dần, bị mòn dần đi từng tí một Còn Những luồng run rẩy rungrinh lá là một câu thơ chứa đựng nhiều biện pháp tu từ, vừa lặp phụ âm r, vừadùng đảo ngữ, vừa trộn lẫn cảm giác do cách kết hợp trực tiếp loại từ luồngvới đảo ngữ run rẩy rung rinh lá khiến cho người đọc thơ như có thể cảm giácđược cả cái run rẩy rùng mình vì ớn lạnh của chính tâm hồn nhà thơ Câu thơcũng khiến cho hình ảnh của những nhành cây “khô gầy xương mỏng manh”bỗng sinh động, cựa quậy, có cảm giác hơn Và “đôi nhánh” cũng có nghĩa làkhông nhiều lắm, mới chỉ có vài ba nhánh cây bị rụng lá, trơ trọi như nhữngchiếc xương khô gầy, mỏng mảnh đương run rẩy trong làn gió heo may selạnh tiết đầu thu…
Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ Non xa khởi sự nhạt sương mờ
Đã nghe rét mướt luồn trong gió
Đã vắng người sang những chuyến đò
Trang 38Mây vẩn từng không, chim bay đi Khí trời u uất hận chia li
Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì?
Những câu thơ gợi tả không gian, đất trời và con người lúc mùa thumới chớm trong hai khổ thơ này vẫn thể hiện rất rõ lối quan sát kĩ càng và sựcảm nhận hết sức tinh tế, nhạy cảm của hồn thơ Xuân Diệu Cả thời gian lẫnkhông gian, cảnh vật đầu thu như vẫn còn đang trong giai đoạn chuyển vận,đang trong thế lưỡng phân của thời tiết lúc giao mùa chứ chưa thật rànhmạch, rõ nét: vào những buổi tối vắng vẻ, lạnh lẽo độ thu sang, vầng trăng (dĩnhiên, trăng qua cách cảm xúc của Xuân Diệu cũng phải là “nàng trăng” - mộtthiếu nữ trăng) dường như cũng cảm thấy trống trải, lạnh vắng, cô đơn hơnnên “tự ngẩn ngơ” Ấy là trăng lạnh: Trăng lạnh càng thêm nguyệt tỏ ngời(Nguyệt cầm), là trăng suông: Trăng sáng, trăng xa, trăng rộng quá (Lời kĩnữ), nhưng cũng chỉ “thỉnh thoảng” mới có những buổi tối có trăng lạnh, trăngsuông như vậy Sương thu làm mờ, làm nhạt bóng hình dãy núi xa xa phíađường chân trời, nhưng cũng mới chỉ ở trạng thái bắt đầu, khởi sự chứ chưaphải đã thường xuyên Mây xám vẩn lên màu chia li u uất, bởi đấy cũng là lúcnhững con chim di cư bắt đầu bay đi tránh rét Những chuyến đò “đã vắng”khách: đã vắng cũng tức là khách chỉ mới bắt đầu thưa vắng thôi chứ chưaphải đã vắng lâu, vắng hẳn Đặc biệt, cái “rét mướt” đầu thu đã được thi sĩlãng mạn diễn tả bằng một câu thơ rất mới mẻ, đầy ấn tượng:
Đã nghe rét mướt luồn trong gió
“Đã nghe” (cũng như “đã vắng” trong câu trên) nghĩa là sự vật đã xuấthiện nhưng còn ở trạng thái mới bắt đầu Xuân Diệu rất có tài tả rét, trongNguyệt cầm, Lời kĩ nữ… và cả trong Đây mùa thu tới Đúng hơn, thi sĩ có tàicảm nhận cái rét mướt, lạnh lẽo theo điệu tâm hồn riêng của mình Nhờ sựchuyển đổi, tương giao của các hệ cảm giác, cái rét đầu thu không chỉ được
Trang 39cảm nhận bằng xúc giác thông thường mà bằng cả thính giác (nghe) và thịgiác (luồn), nói chung bằng tất cả các giác quan tinh nhạy đã căng sẵn vàluôn “thức nhọn” của tâm hồn nhà thơ Chữ “luồn” và “nghe” còn khiến cho cáirét được cụ thể hoá thành tiếng, thành hình, thành ảnh, diễn tả một cách tinh
tế nét đặc trưng của cái rét đầu thu, mà trong dân gian vẫn thường gọi là “réttrộm” (ngắn ngủi, bất ngờ, thoáng đến, thoáng đi như thể lén lút, vụng trộm,chứ không liên tục, kéo dài như cái rét của mùa đông), đang ẩn thân vào cảnhvật và lòng người gợi nỗi cô đơn Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh thiếu nữmùa thu, một hình ảnh chứa đựng rất nhiều tâm trạng, bộc lộ cái nét lãng mạndịu dàng, tinh tế rất đặc trưng của điệu hồn Xuân Diệu: Không gian như códây tơ/ Bước đi sẽ đứt, động hờ sẽ tiêu/ Êm êm chiều ngẩn ngơ chiều/ Lòngkhông sao cả hiu hiu khẽ buồn (Chiều – 1938) Hình ảnh “ít nhiều thiếu nữbuồn không nói” và mơ màng “tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì” cũng gợi biết baoliên tưởng lãng mạn, dịu êm cho người đọc trước mỗi độ thu về…
Là một nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới”, và nhất là ở phươngdiện ngôn từ, Xuân Diệu đã khiến cả một mùa thu tới xôn xao hiện về trướcmắt người đọc, gợi mở biết bao rung động theo những cảm nhận tinh tế, nhỏnhặt mà rất sâu xa Bằng việc huy động những giá trị lập luận tiềm tàng trongmỗi từ ngữ giản dị, bình thường, Xuân Diệu đã đem đến những sáng tạo thậtmới lạ, góp phần đổi mới ngôn ngữ, cách diễn đạt và những nếp tư duy quenthuộc, cố hữu tự bao đời Điều đáng lưu ý là, đôi khi dẫu có khoác lên mình
bộ “y phục tối tân” (Hoài Thanh), với những cách “dùng chữ, đặt câu quá Tây”thì ở Xuân Diệu, điều căn bản, cốt lõi nhất vẫn chính là cảm xúc, cảm xúc tinh
tế, nồng nàn, luôn trong trạng thái cực điểm đã khiến thơ ông không chấpnhận những cách diễn đạt thông thường, những từ ngữ phẳng lặng XuânDiệu đã tìm đến cách diễn đạt của ngôn ngữ khác, của thơ tượng trưng Pháp
và đổi mới chính ngôn ngữ, lối nói sẵn có của tiếng Việt Nhiều cách đặt câu,dùng từ của ông nay đã trở thành quen thuộc và phổ biến với mọi người,nhưng hồi Xuân Diệu mới xuất hiện, đấy là một cuộc cách tân mạnh dạn Hãynghe nhận xét khá thú vị của một người cùng thời với ông cách đây hơn nửathế kỉ: “Ngay lời văn của Xuân Diệu cũng có vẻ chơi vơi Xuân Diệu viết văn
Trang 40tựa trẻ con học nói hay như người ngoại quốc mới võ vẽ biết tiếng Nam Câuvăn tuồng bỡ ngỡ Nhưng cái bỡ ngỡ ấy chính là chỗ Xuân Diệu hơn người.Dòng tư tưởng sôi nổi không thể đi theo những đường có sẵn Ý văn xô đẩykhiến khuôn khổ câu văn phải lung lay”.
5 TỪ Ý NGHĨA CỦA “NHÁNH DUYÊN”… ĐẾN SỰ CẢM NHẬN BÀI
“THƠ DUYÊN”
Nét đặc sắc làm nên vẻ đẹp độc đáo của Thơ duyên (in trong tập Thơthơ – 1938) của Xuân Diệu là những xúc cảm tinh tế, lãng mạn của một tâmhồn thơ Không phải ngẫu nhiên mà trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh chorằng Thơ duyên cùng với Đây mùa thu tới và Nguyệt cầm mới là những bàithơ “đích thực là Xuân Diệu”, bởi ở đây, “sự bồng bột của Xuân Diệu có lẽ đãphát biểu ra một cách đầy đủ hơn cả trong những rung động tinh vi” Bài thơcũng là một trong ba tác phẩm của Xuân Diệu được chọn giảng trong chươngtrình Ngữ văn bậc Trung học phổ thông (gồm Vội vàng, Đây mùa thu tới vàThơ duyên) nên đã khá quen thuộc với nhiều người, nhất là các em học sinh
và các thầy cô giáo Tuy vậy, về cách diễn đạt và ý nghĩa của một số từ ngữtrong bài thơ thì cho đến nay, ít nhất là trong phạm vi nhà trường, hình nhưvẫn là một bức tình thư còn kín, gây nên không ít cách hiểu khác nhau, ảnhhưởng không nhỏ tới sự cảm thụ, phân tích tác phẩm Chúng tôi xin đề cậpđến cách hiểu một số từ ngữ để làm điểm xuất phát cho một hướng cảm thụ,khám phá, phân tích toàn bộ ý nghĩa tư tưởng và cảm xúc thẩm mĩ của bàithơ
Từ ý nghĩa của “nhánh duyên”…
Khi học bài thơ này, nhiều em học sinh cảm thấy rất băn khoăn khóhiểu về mấy chữ “chiều mộng hoà thơ” và “nhánh duyên” trong khổ thơ mởđầu:
Chiều mộng hoà thơ trên nhánh duyên, Cây me ríu rít cặp chim chuyền.