1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

ĐỒ án HƯỚNG dẫn THỰC HÀNH điện TRÊN TOYOTA VIOS

322 1,9K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 322
Dung lượng 30,79 MB

Nội dung

ĐỒ ÁN HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH ĐIỆN TRÊN TOYOTA VIOS là luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Cơ Khí Động Lực được biên soạn để hướng dẫn sinh viên, công nhân và các kỹ thuật viên đọc, học hiểu được về điện ô tô đặc biệt là điện trên xe toyota Vios. Qua đây phân tích được sơ đồ mạch điện, tìm kiếm được các lỗi thiết bị để sửa chữa khắc phục thiết bị một cách nhanh chóng.

Trang 1

CHƯƠNG 1: DẪN NHẬP 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Hệ thống điện-điện tử trên ô tô ngày càng được sử dụng nhiều vì những hiệu quả của

nó không chỉ tiết kiệm nhiên liệu mà còn hạn chế ô nhiễm môi trường tính tiện nghi, tính an toàn của hệ thống điện-điện tử mang lại Vì vậy hệ thống điện trên ô tô luôn là một lời giải cho các nhà sản xuất đặc biệt quan tâm, luôn tìm cách cải tiến và phát minh các hệ thống mới để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường và an toàn cho người sử dụng

Để xác định chính xác những hư hỏng và kịp thời sửa chữa những hư hỏng trên hệ thống điện ô tô chúng ta không những cung cấp cho người đọc những kiến thức cơ bản

mà còn phải có những tài liệu thực hành trên những chiếc xe cụ thể nhằm giúp cho người học có cái nhìn khách quan và thực tế để khi ra ngoài đi làm có thể nắm bắt các kiến thức mới một cách nhanh chóng nhất

Từ thực tế và những yêu cầu trên, chúng tôi thực hiện đề tài nhằm tạo ra những tài liệu

thực hành thực tế trên xe Vios 2009 Khi đó người học sẽ có điều kiện tương tác trực

tiếp với động cơ còn lắp trên xe Vì vậy sẽ giúp cho học viên nắm vững những kiên thức chuyên môn đồng thời cũng làm cho học viên cảm thấy thích thú khi làm một động cơ trên một chiếc xe thực tế như thế này

1.2 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu:

 Giúp sinh viên có tài liệu tra cứu khi thực tập điện

 Tạo điều kiện cho học viên có cái nhìn tổng quát khi nghiên cứu hệ thống điện

 Giúp học viên có thêm tài liệu để tham khảo

1.2.2 Nhiệm vụ:

 Tìm hiểu hệ thống điện trên xe

 Tổng hợp hệ thống điện

 Đọc mạch điện

1.2.3 Mục tiêu phương hướng:

 Thu thập kinh nghiệm từ thầy cô, bạn bè

 Nghiên cứu lý thuyết hệ thống điện động cơ 1NZ-FE trên xe Toyota Vios 2009

 Nghiên cứu cách đọc sơ đồ mạch điện của hãng Toyota

 Quan sát và ghi lại hình ảnh thực liên quan đến hệ thống điện động cơ 1NZ-FE

1.2.4 Kế hoạch nghiên cứu và các bước thực hiện

 Xác định nhiệm vụ và đối tượng nghên cứu

 Tham khảo và thu thập tài liệu liên quan

 Phân tích tài liệu

 Xử lý hình ảnh tài liệu

 Viết thuyết minh và hoàn thiện đề tài

Trang 2

CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU TOYOTA VIOS

Lịch sử ra đời hãng Toyota bắt đầu tại một vùng nông thôn Nagoya Nhật Bản năm 1867 Nhà sang lập Toyota Sakichi Toyoda sinh ra trong một gia đình thợ mộc nghèo, ông lớn lên và theo học nghề của cha, và trở thành thợ mộc chuyên đóng các máy dệt bằng gỗ

 1896: Sakachi Toyoda và phát minh ra chiếc máy dệt vải

Năm 1890, Sakachi đã cải tiến chiếc máy dệt thủ công bằng gỗ và đã nhận được bằng sáng chế phát minh đầu tiên Tiếp sau đó, ông chế tạo thành công chiếc máy dệt động lực khổ hẹp chạy bằng hơi nước đầu tiên năm 1896

Con trai kiichiro Toyoda được cha cho theo học ngành cơ khí chế tạo máytại trường đại học Tokioter và hai cha con cùng nhau nghiên cứu, chế tạo ra một máy dệt tự động vào năm 1924, loại có giá thành chế tạo rẻ hơn hoạt động hiệu quả hơn so với những chiếc máy bằng gỗ cùng loại

Vô cùng ấn tượng với phát minh của Sakachi, Công ty Platt Brothers & Co., Ltd của Anh, nhà sản xuất máy dệt và máy xe sợi hàng đầu của thế giới, đã đề nghị mua lại bản quyền của ông Chính số tiền này đã giúp con trai ông, Kiichiro Toyoda, có thể trang trải chi phí trong việc nghiên cứu và chuẩn bị sẵn sàng tiến vào nghành công nghiệp ô-tô

Có thể nói, khời nguồn của Tập đoàn ô-tô Toyota ngày nay chính là chiếc máy dệt động lực và chiếc máy dệt tự động do ông tổ Sakachi Toyoda phát minh ra

 Năm 1933: Tiến vào ngành công nghiệp ô tô

Có thể nói, sự gia nhập vào nghành công nghiệp ô-tô của Công ty Toyoda Automatic Loom Works chuyên sản xuất máy dệt tự động (nay là tập đoàn Toyota) đã chính thức bắt đầu với sự thành lập một trung tâm sản xuất xe hơi vào tháng 09 năm 1933 dưới sự lãnh đạo của con trai sáng lập viên công ty là Kiichiro Toyoda Tháng 09/1934 công ty đã sản xuất thành công động cơ ô-tô kiểu A đầu tiên Tháng 05 năm 1935 động cơ này được sử dụng cho loại xe khách “Model A1” đầu tiên Trong khi đó, General Motors và Ford đã thống lĩnh thị trường ô-tô, gây lên những quan ngại cho Bộ Công Thương Nhật Bản Kết quả là chính phủ Nhật đã ban hành Luật sản xuất ô-tô yêu cầu các công ty phải công bố sản lượng sản xuất thực tế để có thể được cấp phép sản xuất theo đạo luật này Chính vì lý do này Kiichiro đã xúc tiến nhanh việc sản xuất hàng loạt đối với mẫu xe tải

 Năm 1936: Bắt đầu sản xuất mẫu sedan được mong chờ từ lâu

Tháng 08 năm 1935, mẫu xe tải G1 được sản xuất thành công và bắt đầu được giới thiệu trên thị trường vào tháng 11 Tháng 05/1936, mẫu sedan AA sau nhiều năm kỳ công nghiên cứu cũng được hoàn thành Và để quảng bá rộng rãi trên các mẫu xe thương hiệu Toyoda, một cuộc thi sáng tác logo cho cty đã được tổ chức dựa trên tiêu chí dễ hiểu, gợi tả đó là một cty trong nước và chứa đựng âm tiết Nhật Bản Trong số hàng nghìn mẫu biểu tượng

được gửi về, có một biểu tượng mang tên “Toyota” với hình tròn bao quanh Kể từ tháng

10 năm 1936, thương hiệu “Toyoda” được chuyển thành “Toyota”

Trang 3

 Năm 1937: Thành lập Công ty Toyota Kiichiro Toyoda, người sáng lập ra

Năm 1955: Thành công sau thời hậu chiến

Sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II, sự bất ổn vẫn tiếp diễn và các chính sách kiềm chế lạm phát của chính phủ đã tác động trực tiếp tới các doanh nghiệp Thời điểm này Toyota cũng như nhiều doanh nghiệp khác phải gồng mình để vượt qua khủng hoảng tài chính Để

tái cấu trúc lại công ty, năm 1950, Toyota buộc phải tách riêng phòng bán hàng (sau thành

lập công ty bán lẻ Toyota Motor Sales Co.Ltd

Tháng 06/1950 cuộc chính tranh Triều Tiên nổ ra nhu cầu mua hành hoá phục vụ chiến

trang càng lớn Toyota nhận được rất nhiều đơn đặt hàng sản xuất các loại xe tải giúp sản

lượng sản xuất của Toyota tại thời điểm đó đạt mức cao kỷ lục Tất cả lợi nhuận được dùng

để tái đầu tư vào trang thiết bị và củng cố hệ thống sản xuất Nhờ đó Toyota dần vượt qua khủng hoảng và bắt đầu phát triển mạnh mẽ

Tháng 03/1952 nhà sáng lập Toyota, Kiichiro Toyoda đột ngột qua đời, và các thành viên

chủ chốt còn lại của Toyota tiếp tục thực hiện ước mơ ấp ủ từ lâu của ông về việc phát triển trên quy mô lớn mẫu xe con sản xuất trong nước Mẫu xe Crown là ra đời 1955 đã hiện thực hoá giấc mơ này Crown là mẫu xe đã mang lạ thành công vang dội cho toyota Để

đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của mẫu xe này, Toyota đã lập kế hoạch xây dựng nhà máy

Motomachi – đây là nhà máy đầu tiên bên ngoài lãnh thổ nước Nhật được xây dựng cho mục đích sản xuất xe con Nhà máy được hoàn thành vào năm 1959 và đóng góp lớn vào

sự phát triển của Toyota về sau

Năm 1964: Toyota vươn ra thị trường thế giới với mẫu xe Crown

Năm 1964 đánh dấu việc sản xuất thế hệ thứ 4

của mẫu xe Crown (RT40) đây là mẫu xe có

doanh số vượt xa so với Datsun Bluebird của

Nissan để chở thành mẫu xe bán chạy nhất tại

Nhật Nhờ có Corona mà Toyota đã gia tăng

đáng kể việc sản xuất mẫu xe này sang thị trường

các nước Châu Âu Bên cạnh đó nhằm tập trung

tăng cường hệ thống sản xuất và nâng cao quản

lý chất lượng, Toyota đã đưa ra hệ thống Quản

Lý Chất Lượng Toàn Diện (TQC) vào năm 1961 Hình 2.1.1 Mẫu xe Crown

Trang 4

 Năm 1966: Phổ biến các mẫu xe gia đình tại Nhật Bản

Năm 1966 đúng thời ký xã hội hoá xe hơi tại Nhât Bản Corolla được giới thiệu trên thị

trường và được đánh giá là một bước

nhảy dài đối với việc sản xuất và phục

vụ nhu cầu xe dành cho đối tượng

khách hàng là người dân phổ thông

Bên cạnh đó nhà máy mới Takaoka với

năng lực sản xuất 20.000 xe/tháng được

xây dựng nhằm phục vụ cho việc sản

xuất mẫu xe Corrola này Ngay khi mẫu

xe Corolla được ra mắt vào tháng

11/1966 chỉ trong 06 tháng doanh số

bán của mẫu này đã vượt qua đối thủ

Datsun Sunny và trở thành mẫu xe bán

chạy hàng đầu tại Nhật Bản trong 33

năm liên tiếp từ 1969 – 2001 Hình 2.1.2 Mẫu xe Corolla Altis

Cũng trong năm 1966 thế hệ thứ 3 của mẫu xe Corona đã được xuất sang thị trường Mỹ

Trong khi Land Cruiser đã được đón nhận rộng rãi tại các thị trường nước ngoài thì

Corona là mẫu xe con đầu tiên của Toyota được cả thế giới công nhận Ngoài ra, Toyota thiết lập quan hệ hợp tác với Hino Motors năm 1966 với Daihatsu năm 1967

 Năm 1967: Thách thức tạo ra những mẫu xe thể thao hàng đầu thế giới

Năm 1963, giải Grand Prix lần đầu tiên được tổ chức tại Nhật Bản diễn ra quanh khu vực Suzuka đã kích thích sự quan tâm của công chúng đối với môn xe đua thể thao Để đáp

ứng nhu cầu gia tăng về các mẫu xe hiệu suất cao này Toyota đã hợp tác với Yamaha để

phát triển mẫu xe 200GT và đưa ra thị trường năm 1967

Những năm 70 là thời kỳ phát triển đỉnh cao của Toyota Năng lực sản xuất và doanh số đều gia tăng mạnh mẽ Tuy nhiên cuộc khủng hoảng dầu vào mùa thu năm 1973 đã đột ngột kìm hãm sự tăng trưởng của Toyota Cũng trong gia đoạn này nghành công nghiệp ô

tô phải đối mặt với các quy định khắt khe nhất thế giới của chính phủ Nhật về khi thải

Chính vì vậy để đạt được mục tiêu về khí thải các kỹ của Toyota phải nghiên cứu mọi khả

năng có thể và cuối cùng đã thành công khi tìm ra giải pháp dựa trên hệ thống xúc tác 3 chiều Chính những kiến thức được tích luỹ trong suốt thời gian này đã mang đến những cải tiến đáng kể về hiệu xuất động cơ và tích kiệm nhiên liệu, đặt nền móng cho sự phát triển mạnh mẽ của Toyota tại thị trường Mỹ Và mặc dù cuộc khủng hoảng dầu ảnh hưởng

vô cùng to lớn tới việc kinh doanh của các công ty ô tô khác, nhưng Toyota vẫn phục hồi nhanh chóng Chính vì điều này đã làm thế giới bắt đầu thực sự quan tâm đến hệ thống sản xuất của Toyota (TPS) Toyota vươn ra thế giới sau khi trãi qua 2 cuộc khủng hoảng dầu thì những cụm từ được quan tâm nhất trên thị trường ô tô thế giới là tích kiệm năng lượng

và tích kiệm nhiên liệu, do đó du cầu khách hàng chuyển sang xu hướng sử dụng các mẫu

xe nhỏ gọn Điều này đã ảnh hưởng vô cùng lớn tới 3 hãng sản xuất ô tô lớn nhất tại Mỹ khi tập chung chủ yếu vào sản xuất các mẫu xe lớn Doanh số sụt giảm mạnh mẽ và cả 3

Trang 5

công ty đều rơi vào cảnh nợ nần Trong khi đó nhu cầu xe Nhật nhỏ gọn tích kiệm nhiên liệu tăng cao và được xuất khẩu mạnh mẽ sang Mỹ

 1984: Thiết lập liên doanh với General Motors tại Mỹ

Tháng 07/1982, Toyota Motors Sales Co , Ltd Và Toyota Motor Co , Ltd Chính thức

sáp nhập lại sau 32 năm phát triển độc lập để trở thành tập đoàn Toyota Giai đoạn hậu

chiến đã đi qua, vì thế mục tiêu chủ chốt của Toyota đặt ra lúc này là quốc tế hoá ngay càng cao Ngay trước khi Toyota Motors và Toyota Motor Company sáp nhập Toyota đã thực hiện các cuộc đàm phán để có mối quan hệ hợp tác kinh doanh với General Motors, như là một phần trong chiến lược hợp tác của Toyota với nghành công nghiệp ô tô Mỹ

1984, United Motor Manufacturing, Inc (NUMMI) đã được thành lập để bắt đầu hợp tác sản xuất các mẫu xe nhỏ tại nhà máy của General Motors tại Fremont, California Việc sản xuất được tiến hành từ tháng 12 cùng năm đó Năm 1986 Toyota thành lập Toyota motor

Manufacturing U.S.A , Inc tại Kentucky và bắt đầu sản xuất vào năm 1988

 1989: Giới thiệu biểu tượng mới cho thương hiệu Toyota

Hình 2.1.3 Logo của hãng xe TOYOTA

Logo mới của Toyota được giới thiệu vào năm 1989 Trong đó hình e-líp giao nhau thể hiện chữ T và được bao quanh bởi một hình e-líp lớn hơn Với các e-líp đều có 2 tiêu điểm

tượng trưng cho việc Toyota luôn quan tâm tới khách hành và chất lượng sản phẩm

Hình 2.1.4 Logo của dòng xe sang Lexus

Trang 6

Thương hiệu xe sang của Toyota, Lexus được giới thiệu thị trường Mỹ vào năm 1989

Thông qua nghiên cứu thị trường và lập kế hoạch sản phẩm một cách kỹ lưỡng cùng với

một chiến lược kinh doanh chặt chẽ là những nhân tố giúp thương hiệu Lexus đạt được

những thành công lớn và củng cố vững chắc vị thế của Toyota tại thị trường Mỹ

 Năm 1992: Sản xuất xe tại Anh

Nửa cuối thập niên 80 và thập niên 90 là gia đoạn đánh dấu sự phát triển và mở rông mạnh

mẽ ra thế giới của toyota tại Châu Âu, Toyota công bố các kế hoạch xây dựng cơ sở sản

xuất mới tại Anh vào năm 1989 và bắt đầu sản xuất từ năm 1992 Cơ sở này được mở rộng

một nhà máy sản xuất động cơ và một nhà máy sản xuất ô tô thứ hai Cũng năm

1992 Toyota bắt đầu các nhà máy sản xuất xe ô tô tại Pháp và sản xuất các mẫu xe nhỏ

Yaris vào năm 2001 Việc mở rông thị thị trường tiếp tục lanh rông khi bức tường Berlin

sụp đổ mở đường cho nên kinh tế thị trường phát triển tại các nước cộng sản trước đây, bắt

đầu tại Trung Quốc và các nước Đông Âu Toyota đã thành lập một liên doanh với PSA

Peuguot Citron và bắt đầu sản xuất các mẫu xe cỡ nhỏ đưa ra thị trường Châu Âu vào năm

2005, dưới tên 3 thương hiệu là Peugeot, Citronen và Toyota Tuy nhiên tại Nhật Bản mọi

thứ không như mong muốn Kể từ năm 1992 nền kinh tế Nhật bị đình trệ và suy thoái tới

mức được gọi là “thập kỷ mát” Toyota cũng ảnh hưởng không nhỏ Đây được coi là giai

đoạn thành lập lần 2 khi Toyota tiến hành những cải tổ căn bản cũng như cơ cấu lại toàn

bộ bộ máy nhân sự và tổ chức

 Năm 1997: Sản xuất mẫu xe Hybrid đầu tiên trên thế giới

Nhằm đối phó với các vấn đề môi trường mẫu xe Hybrid Prius đã được thị trường đón nhận

nhiệt tình khi ra mắt vào năm 1997 Thành quả này của Toyota cũng khiến cả thế giới phải

ngưỡng mộ Với mục tiêu đưa công nghệ Hybrid như một chiếc cầu nối hướng tới sự phát

triển các mẫu xe thân thiện với môi trường, Toyota sẽ tiếp tục cải tiến công nghệ và tạo ra

nhiều mẫu xe Hybrid hơn để phổ biến đến tất cả người tiêu dùng.Từ ngày thành lập đến

nay chiết lý của Toyota luôn là phục vụ cao nhất cho lợi ích xã hội và đóng góp nhiều

hơn cho xã hội thông qua sản xuất ôtô

Để đạt được những mục tiêu này toyota luôn

ưu tiên tìm hiểu nền văn hoá bản địa của

khách hàng để từ đó phát triển công nghệ

bằng cách tập trung sáng tạo và luôn đổi mới

để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.Cũng

với phương châm: Đáp ứng nhu cầu ngày

càng cao của xã hội và nâng tầm chất lượng

cuộc sống của người dân bằng việc tạo ra

chiếc xe an toàn và tin cậy Luôn tôn trọng

đề cao khách hàng và tất cả các đối tượng

khác, tất cả các thành viên Toyota cùng

nhau đồng tâm hiệp lực và lỗ lực hơn nữa để

tạo ra những chiếc xe Toyota tốt nhất Hình 2.1.5 Toyota Hybird

Trang 7

2.2 GIỚI THIỆU VỀ TOYOTA VIOS

Nền công nghiệp ôtô thế giới ngày càng phát triển, các công nghệ hiện đại được trang bị trên ô tô ngày một nhiều nhằm đảm bảo cho ôtô mạnh mẽ hơn, tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện với môi trường song vẫn đảm bảo tính an toàn, tiện nghi cho người sử dụng là những mục tiêu mà các hãng sản xuất không ngừng nghiên cứu chế tạo để đứa con cưng của mình càng hoàn thiện hơn

Công nghiệp ôtô càng có sự cạnh tranh gay gắt giữ các nhà sản xuất, với thế mạnh của mỗi hãng họ cho ra sản phẩm với phong cách đa dạng, mẫu mã phong phú độc đáo, thiết kế đẹp mắt và với công nghệ kỹ thuật riêng họ không ngừng tạo ấn tượng cho người dùng mà còn gây sức ép với các hãng khác để tạo dựng thương hiệu và chổ đứng vững chắc trên thị trường ôtô Nói đến thị trường ôtô thì Việt Nam cũng được nhiều nhà sản xuất coi trọng coi đây là một thị trường tiềm năng khi hàng loạt các thương hiệu nổi tiếng như Mercedes, BMW,Audi, Volkswagen, Porsche của Đức, Honda, Toyota,Nissan, Mazda của Nhật hay

có cả Hyundai, Daewoo, Kia của Hàn Quốc và bất ngờ hơn khi có cả Rolls Royce, Bentley, Ferrari, Lamborghini là các dòng xe siêu sang, đắt tiền bậc nhất trên thế giới cũng tham gia làm cho thị trường ô tô Việt Nam càng sôi nổi và sự cạnh tranh không khoan nhượng của các hãng sản xuất ôtô

Nhắc đến Toyota chúng ta liên tưởng đễn các dòng xe như Yaris, Camry, Altis , Innova, Ft86 , Fotuner , Hilux , Land cruiser ,dòng xe sang Lexus và những năm gần đây dòng xe Toyota Vios được người dân Việt Nam ưa chuộng ,bởi giá thành rẻ,tính năng vượt trội và kiểu dáng đẹp phong phú…

Vios được bắt nguồn từ chữ “VIO” trong tiếng Latinh, có nghĩa là “Tiến lên phía

trước” Âm điệu của từ này không chỉ đơn giản, dễ đọc, dễ nhớ mà còn ẩn chứa một hình ảnh trẻ trung, đầy sức sống

2.2.1 Thị trường khu vực

Như chúng ta đã biết Toyota Vios là một loại xe 4 chỗ được sản xuất bởi tập đoàn Toyota Mẫu xe này được sản xuất và phát triển phần lớn dành riêng cho thị trường Đông Nam Á, Trung Quốc và đại lục Đài Loan

Các mẫu xe Vios đầu tiên được lắp ráp tại Thai Lan thành phố Gateway, thuộc một phần

dự án hợp tác giữa các ký sư Thái Lan và các nhà thiết kế xe hơi Nhật Bản

Các mẫu xe Toyota Vios ở Thái Lan, Indonesia, Singapore, Brunei, Malaysia và Đài Loan được trang bị động cơ 1.5 lít 1NZ-FE với VVT-i Nhỏ gọn chút là động cơ 1.3 lít 2NZ-FE dành cho thị trường Philippin.Ở Trung Quốc Vios đi kèm với động cơ 1.3 lít 8A-FE và động cơ 5A-FE 1.5 lít

Các model ở Đông Nam Á được phân loại thành phiên bản J, E, S và G Trong khi DLX, GLX và GLXi được phân phối cho thị trường Trung Quốc

 Toyota Vios kiểu dáng thanh lịch mạnh mẽ và cá tính

Trang 8

Giai đoạn từ 2003-2005 tại Philippin, Vios được sửa đổi phần lởn tâm khung tạo ra một diễn mạo đáng kể và tới 2006 thì cản trước, đèn pha và đèn đuôi được làm mới và kéo theo

là hang loatjcacs biến thể từ model cũ được phá cách và đem lại hình dáng yêu thích cho tới bây giờ Toyota Vios mới toát lên vẻ đẹp trẻ trung và đầy năng động giúp bạn có đủ lý

do để mỉnh cười hãnh diện trên đường phố cùng Toyota Vios_chiếc xe đã thiết lập nên chuẩn mực thiết kế toàn cầu mới Quan niệm phổ thông cho rằng: lựa chọng dòng xe

“Compact” nhỏ gọn là đồng nghĩa với sự từ bỏ tiện nghi, khả năng vận hành và kiểu dáng thời trang Toyota Vios mới là mẫu xe được sinh ra để thay đổi định kiến trên, kết hợp những tính năng thường được kế thừa từ các dòng xe sang khác, đồng nghĩa với sự thanh lịch, mạnh mẽ và đầy cá tính Kế thừa giá trị đích thực của phiên bản trước, Vios hoàn toàn mới mang thông điệp “ khởi nguồn cuộc sống mới” được thiết kế với mong muốn tạo lập một chuẩn mực toàn cầu cho dòng xe sedan hạng trung và kiểu dáng,tiện nghi, an toàn và phong cách thời trang

2.2.2 Tại Việt Nam:

Đã từ lâu, mẫu xe hạng nhỏ Toyota Vios là con bài chiến lược của Toyota tại các thị trường

mới nổi, đặc biệt là Châu á, trong đó có Việt nam, Thái Lan và một số nước Đông nam á khác

Lịch sử mẫu xe Vios: Bắt đầu từ năm 2003_ thế hệ thứ 1

Toyota đã giới thiệu mẫu xe Vios vào

năm 2003, là mẫu xe gia đình hạng nhỏ

dành cho thị trường Châu á bao gồm:

Trung Quốc và Đông Nam á Tại Việt

nam Vios ra mắt tháng 08/2003 và ngay

sau đó đã tạo ra một cơn sốt trên thị

trường ô tô Việt nam, chiếm giữ vị trí

thống trị trong phân khúc sedan hạng

nhỏ Sự thành công vang dội của 2 mẫu

xe huyền thoại là Corolla và Camry tại

các phân khúc hạng nhỏ trung và trung, Hình 2.2.1 Toyota Vios 2003

Thế hệ đầu tiên của dòng xe Vios tại Việt nam

thôi thúc Toyota tung ra mẫu xe này

với tham vọng thống trị phân khúc hạng nhỏ Theo tiếng Latin thì Vios mang thông điệp của Toyota là "tiến lên phía trước", tương tự slogan "Moving Foward" toàn cầu của Toyota

Một số dòng xe đời 2003,có mặt trên thị

trường Đông Nam Á Về mẫu mã cho tới tận

bây giờ vẫn rất sắc sảo,nổi bật với cụm đèn

pha cong lượn,đèn sương mù được bố trí

cân đối Đặc biệt mâm xe được đúc liền rất

cá tính, trẻ trung…

Và nổi bật nhất là mordel Overview và

mordel Loran

Hình 2.2.2 Vios Overview 2003

Trang 9

 Năm 2004 _2005_2006

Về cơ bản các mẫu xe Vios đời 2004, 2005, 2006 vẫn giữ nguyên thông số ký thuật,

ngoại trừ một số cải tiến nhỏ Như đèn sương mù hay mâm xe…

Toyota Vios thế hệ thứ hai chính thức được giới thiệu tại Việt Nam vào tháng 9 năm 2007 với phiên bản 1.5G nâng cấp và 1.5E trang bị động cơ 1.5L I4 1NZ-FE, DOHC tích hợp công nghệ điều khiển van biến thiên

thông minh VVT-i, công suất cực đại

phanh ABS (Anti-lock Braking

System), phân phối lực phanh điện tử

EBD (Electronic Brakeforce

Distribution), hỗ trợ phanh khẩn cấp

BA (Brake Assist). Hình 2.2.4 Vios G 2007

Phiên bản 1.5G có nội thất và tay lái bọc da, hàng ghế sau có thể gập theo tỷ lệ 60:40, các phím điều khiển âm thanh được tích hợp trên tay lái Hệ thống âm thanh 1 đĩa tương thích định dạng MP3 và WMA nối với 6 loa được trang bị cho cả 2 phiên bản

Trang 10

 Năm 2008, Vios vẫn giữ nguyên 3 dòng Vios G 1.5AT, Vios E 1.5MT và Vios Limo MT

Hình 2.2.5 Vios G 1.5 AT 2008 (Hộp số tự động 4 cấp)

Mẫu xe phân khúc hạng nhỏ rẻ tiền nhất của Toyota hầu như giữ nguyên thiết kế cho nhứng năm 2009, 2010, 2011, 2012 Toyota vios 2012 nhìn bề ngoài chỉ thấy khác biệt nhất ở Lazang 12 chấu thời trang hơn.Ngoài ra Vios 2010,2011 có thêm dòng Vios1.5C MT

Hình 2.2.6 Vios 1.5G A/T 2009 Hình 1 2.2.7 Nội Thất Vios Limo 2009

Về mặt thị trường, cùng với Toyota Yaris, Vios thống trị phân khúc hạng nhỏ với hơn 50% thị phần tại thị trường ô tô Việt nam Vios luôn là một trong 5 mẫu xe ô tô bán chạy nhất trên thị trường

 Năm 2014:

Toyota giới thiệu Toyota Vios phiên bản 2014 – thế hệ thứ 3 tại thị trường Việt Nam với

03 phiên bản tiêu dùng (Vios G, Vios E, Vios J) và 01 bản (Vios Limo) dành cho taxi Cả

3 phiên bản này đều sử dụng động cơ 1NZ-FE 1.5 lít giống như các phiên bản trước Điểm nhấn đặc biệt ở đây là Vios 2014 là nội thất và ngoại thay đổi mới hoàn toàn, với phong cách mạnh mẽ, khác biệt, nội thất thoáng rộng, nhiều tiện nghi thay mới, bảng đồng hồ optitron được bố trí ngay trước mặt người lái (thiết kế theo nguyên thủy) Lưỡi tản nhiệt được thiết kế rộng và kéo dài tận mép ngoài cản trước Bản thấp cấp nhất là Vios J động

Trang 11

cơ 1.3 lít cùng hộp số sàn 5 cấp là nét mới mẻ Các bản Vios G và E vẫn sử dụng khối động

Hình 2.2.8 Vios 2014

Về nội thất: Vios 2014 được thiết kế dựa vào yếu tố: Chất lượng hàng đầu về tiện nghi, không gian rộng rãi, với những trang thiết bị cần thiết mang phong cách đơn giản nhưng thời thượng nên vô cùng sang trọng Chắc chắn nội thất Vios thế hệ mới cũng có nhiều cải tiến vượt bậc so với xe cũ với ghế và vô lăng bọc da cao cấp, bảng đồng hồ Optitron nằm

ở vị trí trung tâm, hệ thống âm

thanh hoàn chỉnh, Toyota Vios

2014 cũng được trang bị đầy đủ

máy lạnh, các trang bị khay đựng

ly phía trước và các khoang đựng

nhỏ ở giữa,…tất cả những yếu tố

nội thất mà Vios tạo ra đều vì mục

đích mang lại tạo sự gần gũi và

tiện nghi cho người lái cũng như

những người bạn đồng hành

Hình 2.2.9 Nội thất Vios 2014

Trang 12

Phần đầu xe nổi bật với thiết kế đồng hồ cát, hốc gió lớn cùng đèn pha, đèn gầm hầm hố, trong khi mặt nạ trước thì teo biến Kiểu thiết kế lạ mắt này có thể thấy ở xe Avalon 2013 phiên bản Mỹ Vios mới dùng đèn pha thấu kính hội tụ (projector) thay vì dạng dùng chóa (reflector) hay Halogen trước đây Đèn chiếu projector giúp cho xe sang trọng và đẳng cấp hơn nhưng chỉ có bản 1.5 S và 1.5G mới có đèn pha projector là trang bị tiêu chuẩn

Hình 2.2.10 Vios 2014 G Màu trắng sữa, một trong 4 màu trưng bày nhưng chưa có tại Việt nam

2.3 TÌM HIỂU TOYOTA VIOS 2009

Toyota Vios 2009 thuộc thế hệ thứ 2 vẫn sử dụng động cơ ở thế hệ thứ nhất (trước 2007), cho cả ba phiên bản: Vios 1.5 Limo MT, Vios 1.5 E và Vios 1.5G

Phiên bản Vios 1.5E và Limo MT được trang bị hộp số san 5 cấp độ được nâng cấp

từ Vios đời 2003 1.5G (5 số sàn) còn phiên bản Vios 1.5G sử dụng hộp số tự động (4 cấp độ)

Xe Vios 2009 có kích thước lớn hơn các dòng xe đời cũ Cải tiến, nâng cấp hệ thống thiết bị an toàn và thiết bị tiện nghi

Mã số kiểu xe (Model code)

Hình 2.3.1 Mã kiểu xe

Thị trường

Việt Nam Động cơ

Hệ thống truyền lực - Hộp số M/T 5 tốc độ A/T 4 cấp Limo

Trang 13

 : NCP93 Mã cơ sở với loạt động cơ NZ-FE

 : L Vị trí tay lái bên trái

 : R

(D)

(G )

Vios 1.5E (Vios Limo) (Vios 1.5G)

 : K Phối khí cam kép với hệ thống nhiên liệu EFI

 : U Thị trường Việt Nam

Bảng thông số kỹ thuật:

Vios 1.5G AT Vios 1.5E MT Limo MT

Kiểu 4 xy lanh, thẳng hàng,16 valve,DOHC,VVT-i

Dung tích công tác (cc) 1497

Công suất cực đại 107 Hp / 6000 rpm (80kw / 6000 rpm)

Mô men xoắn cực đại 14,4kg.m / 4200 rpm (141Nm / 4200 rpm)

Dung tích bình nhiên liệu 42 (lít)

Dung tich khoang hành lý 475 (lít) 448 (lít)

Trang 14

Hệ thống an toàn và an ninh Vios G Vios E Limo

Hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) Có Không

Hệ thống phân phối lực phanh điện tử (EBD) Có Không

Hệ thống trợ lực phanh khẩn cấp (BA) Có Không

Túi khí cho người lái và hành khách phía trước Có Không

Bọc da, tích hợp nút điều chỉnh âm thanh Có Không

HT âm thanh/Audio AM/FM.Mp3/WMA USB Có Không

Hệ thống điều hòa nhiệt độ chỉnh tay Có

Ghế trước trượt và ngả, chỉnh độ cao mặt ghế Có (ghế người lái)

Ghế sau lưng ghế gập 60:40/60:40 Có Cố định

Gương chiếu hậu ngoài gập điện, tích hợp đèn rẽ Có Không

Kính cựa sổ chỉnh điện, chống kẹt Có, chống kẹt Không Bảng hệ thống thiết bị điện

Trang 15

Stt Tên thiết bị Số lượng Trực thuộc hệ thống

15 Dây đai an toàn / Seat belt 5 Hệ thống an toàn

16 Túi khí / Air bag 2

17 Giàn lạnh 1 Hệ thống điều hòa kk

25 Chìa khóa xe 2 HT mã hóa động cơ

26 Motor khởi động 1 HT khởi động động cơ

27 Máy pháy điện 1 HT nạp

28 Bugie đánh lửa 4 HT đánh lửa

Xe Vios mới dài hơn thế hệ cũ khoảng 50mm nên không gian bên trong xe rộng hơn một

chút, khoảng cách giữa hàng ghế trước và sau tăng lên

2.3.1.1 Thiết kế phía trước

 Cản trước theo chuẩn toàn cầu với thiết kế chữ V cùng với các đường viền hai bên

hông

Hình 2.3.2 Thiết kế phía trước

Trang 16

 Ốp hướng gió cản trước được thiết kế dày và tròn tạo kiểu dáng mềm mại, rộng rãi

 Cụm đèn trước được thiết kế hoàn toàn mới, làm tôn thêm nét lịch lãm của xe mà vẫn đảm bảo tầm nhìn tốt cho lái xe trong thời tiết sương mù

Hình 2.3.3 Kích thước thiết kế phía trước

2.3.1.2 Thiết kế bên hông

Hình 2.3.4 Kích thước thiết kế bên hông

Trang 17

2.3.1.3 Thiết kế phía sau

 Cụm đèn sau kết hợp với đường viền trang trí biển số mạ crôm phối hợp với thiết

kế cản sau tạo dáng vẻ mạnh mụm đèn sau kết hợp với đường vi thể thao năng động hơn với vành hợp kim 15 inch với lốp mỏng (1inch = 25.4 mm)

Hình 2.3.5 Thiết kế phía sau

 Ngoài ra, ăng-ten cột được thay thế bằng ăng-ten in trên mặt kính sau không những giảm được độ ồn của gió mà còn mang đến diện mạo mới cho xe

Hình 2.3.6 Gương sau tích hợp ăng ten

Trang 18

2.3.1.4 Ngoại thất:

 Về ngoại thất, thay đổi lớn nhất là lưới tản nhiệt có cấu trúc hình chữ V, đèn xi-nhan tích hợp trên gương (gương có thể gập lại khi không sử dụng), vành hợp kim thiết kế mới

Hình 2.3.7 Ngoại thất

 Cụm đèn hậu nhô ra ngoài

Hình 2.3.8 Cụm đèn hậu Hình 2.3.9 Gương chiếu hậu

 Gương chiếu hậu ngoài gập điện tích hợp với đèn báo đẹp và tiện ích

Trang 19

2.3.1.5 Nội thất

 Nội thất của chiếc Vios hoàn toàn mới cho cảm giác thoáng và rộng rãi hơn nhờ thiết

kế tối ưu cho khoang hành khách Các nút điều khiển đều ngay trong tcủa chiếc Vios hoàn to

Hình 2.3.10 Nội thất Vios G

 Vios 1.5G, ghế và vô lăng bọc da cao cấp tích hợp các nút điều chỉnh hệ thống âm thanh mang lại cảm giác tiện nghi sang trọng và thoái mái hơn

 Hệ thống âm thanh trọn bộ nghe được

đài AM/FM, CD Player (Compact Disk

Player – chơi đĩa CD) với 6 loa, tương

thích với định dạng MP3, WMA được

trang bị các tính năng DSP (Digital

Sound Processing - xử lý âm thanh kỹ

thuật số), ASL (tự động điều chỉnh âm

lượng theo vận tốc xe) và LIVE – ASC

tạo âm thanh sống động

Hình 2.3.11 Màn hình Radio

 Trong chiếc xe Vios hoàn toàn mới này, bảng đồng hồ Optitron nằm ở vị trí trung tâm giúp gia tăng tối đa tầm nhìn, đồng thời làm nổi bật phong cách trẻ trung cho chiếc xe

Trang 20

Màn hình hiển thị đa thông tin giúp người lái dễ dàng kiểm soát tình trạng vận hành của

2.3.2.2 Các thông số nhận dạng của xe:

 Nhãn tên xe (VIN) trong khoang hành lý phía sau

 Số khung dập ở trên thân xe ở dưới ghế phía trước bên phải

 Số động cơ dập trên thân máy phía dưới đường góp nạp

Trang 21

Hình 2.3.14 Vị trí các thông số nhận dạng của xe

2.3.2.3 Hộp số:

 Hộp số thường C50 hoạt động tin cậy, dễ điều khiển và chuyển số chính xác dùng

cho Vios Limo và 1.5E

Hình 2.3.15 Hộp số C50

 Hộp số tự động U340E được thiết kế gọn nhẹ, điều khiển điện tử linh hoạt dùng cho Vios 1.5G

Hình 2.3.16 Hộp số tự động U340E

Trang 22

 Hệ thống trợ lực lái EPS (Electric Power Sterring) dẫn động bằng motor điện giúp

tăng tính kinh tế nhiên liệu

 Hệ thống treo trước độc lập kiểu thanh giằng Mc Pherson kết hợp từ các lò xo cuộn, giảm chấn và thanh cân bằng với khả năng hấp thụ rung động tốt mang lại cảm giác

êm ái cho khoang hành khách và sự ổn định khi xe vận hành

 Có bạc cao su hiệu chỉnh độ chụm sau

Hình 2.3.17 Hệ thống treo trước và sau

 Vios 2009 sẽ vận hành một cách êm ái trên đường phố Nhưng khi vào đường xấu, vành hợp kim 15 inch và lốp mỏng tạo tiếng ồn và cảm giác giảm sóc hơn cứng

2.3.3 Hệ thống điện điều khiển

2.3.3.1 Hệ thống điện thân xe:

 Bảng đồng hồ Optitron mới ở vị trí trung tâm có thể tự động điều chỉnh độ sáng cho phù hợp, nó hiển thị đa thông tin: Vận tốc đi đường, quãng đường còn có thể đi được, tiêu hao nhiên liệu trung bình, giúp người lái dễ dàng kiểm soát tình trạng vận

hành của xe

Hình 2.3.18 Bảng đồng hồ Optitron

Trang 23

 Hệ thống âm thanh Radio với ăng ten in trên kính sau có thể thu được sóng đài AM/FM và chơi đĩa nhạc CD/MP3/WMA

 Hệ thống đèn chiếu sáng là bóng đèn Halogen cho hiệu quả chiếu sáng và tuổi thọ làm việc cao So với đèn dây tóc bình thường, đèn Halogen sáng hơn và không bđèn chiếu sáng là bóng Tuy nhiên, cường độ sáng thấp và công suất tiêu thụ điện cao hơn các loại đèn Xênon, Bi – Xênon

 Cửa sổ điện và khóa cửa trung tâm tiêu chuẩn

 Dây điện được thiết kế để có thể lắp được các phụ kiện chính hiệu

Hình 2.3.19 Đèn hậu và đèn báo rẽ trên gương chiếu hậu

 Hệ thống chống trộm được lắp đặt cho Vios 1.5G

Hình 2.3.20 Hệ thống chống trộm

2.3.3.2 Hệ thống hạn chế

Hình 2.3.21 Hệ thống an toàn – túi khí

 Túi khí: Hai túi khí phía trước cùng dây an toàn giúp giúp bảo vệ khi có va chạm

 Thân xe (GOA - Global Outstanding Assessment) có khả năng hấp thụ xung lực

 Đó khả năng hấp thụ xung lựct) cùng dây an toàn giúp giúp bt) cùng dây an toàn giúp giúp bảo vệ khi có va chạmênon, Bi – Xênon.với đèn dây tóc bình thường, đèn

Trang 24

Halogen têu hao nhiên liệu trung bình, giúp người lái dễ dàng kiểm soát ương cho hành khách trong trường hợp va chạm, vùng phía trước xe, nắp ca-pô, các tấm ốp

và mui xe được thiết kế đặc biệt để hấp thụ xung lực

Hình 2.3.22 Thân xe GOA

2.3.3.3 Hệ thống điện điều khiển dộng cơ:

EFI L-EFI với cảm biến đo lưu lượng khí nạp dây sấy (MAF) Hệ thống

điều khiển phun nhiên độc lập

ESA Điều khiển đánh lửa sớm điện tử, hiệu chỉnh theo tiếng gõ động cơ ETCS-i Bướm ga dẫn động bằng mô tơ điện do ECU đông cơ điều khiển VVT-i Thay đổi tối ưu thời điểm mở của xu páp nạp theo trạng thái động

Điều khiển quạt làm mát hai chế độ tùy vào nhiệt độ nước làm mát

và bộ điều khiển điều hòa Điều khiển

bơm xăng

Điều khiển bơm hoạt động khi xe chạy bình thường, cắt bơm xăng khi túi khí SRS bị kích hoạt

Điều khiển sấy

cảm biến ô xy Duy trì nhiệt độ của cảm biến ôxy ở mức thích hợp để cảm biến làm việc chính xác Điều khiển khí

bay hơi (HC) ECU động cơ điều khiển dòng khí bay hơi trong bộ lọc than hoạt tính phù hợp với trạng thái động cơ Điều khiển

Chẩn đoán Phát hiện hư hỏng trong hệ thống điện tử, lưu dữ liệu, mã lỗi DTC và phát tín hiệu báo hư hỏng

An toàn Khi phát hiện hư hỏng, ECM động cơ sẽ dừng hoặc điều khiển động

cơ với thông số mặc định trong bộ nhớ

Trang 25

2.3.4 Động cơ 1NZ-FE

Hình 2.3.23 Động cơ và đồ thị đặc tính công suất

2.3.4.1 Phạm vi sử dụng: Động cơ 1NZ-FE được sử dụng rộng rãi trên các loại xe của

Toyota Platz Nhật, Bắc Mỹ, Canada, Úc

Toyota Belta Bắc Mỹ, Úc, Nam Á, Châu Âu

Toyota Auris Châu Âu, Nhật, Nam Phi

Trang 26

2.3.4.2 Đặc tính kỹ thuật:

Kiểu 4 xylanh, thẳng hàng, 16 van, DOHC,

Công suất cực đại SAE-NET (HP / rpm) 80 / 6,000

Mômen xoắn cực đại SAE-NET

Thời gian tănng tốc từ 0 – 100Km/h 10 giây

Trị số Ốc tan nhiên liệu 87 hay hơn

Hệ thống nạp nhiên liệu EFI (Phun nhiên liệu điện tử)

2.3.4.3 Các điểm đặc biệt:

 Hệ thống phân phối khí: Động cơ mạnh

với trục cam kép và trang bị hệ thống

VVT-i danh tiếng của Toyota giúp động

cơ đạt công suất cao hơn, tiết kiệm nhiên

liệu, đạt hiệu quả cao hơn ở những điều

kiện đường xá khác nhau và bảo vệ môi

Trang 28

 Đường ống dẫn nhiên liệu với các giắc nối nhanh

Hình 2.3.29 Giắc nối nhanh Hình 2.3.30 Nước làm mát SLLC

 Bơm xăng dạng mô đun bao gồm bộ lọc than hoạt tính lắp trong thùng xăng tiết kiệm không gian cho khoang động cơ

 Hệ thống làm mát: Kỳ bảo dưỡng được kéo dài do sử dụng nước làm mát siêu bền của Toyota (SLLC)

 Hệ thống đánh lửa độc lập DIS

 Hệ thống nạp với máy phát loại thanh dẫn gọn nhẹhốHệ thống điều khiển quạt làm mát hai chế độ Hi và Low

 Điều khiển máy khởi động (Cranking hold): Ngay khi công tắc điện xoay sang vị trí

Start, chức năng này sẽ điều khiển motor khởi động Cảm biến nhiệt độ nước làm mát phát hiện nhiệt độ nước làm mát với một điện trở bên trong nó mà điện trở này thay đổi theo nhiệt độ nước làm mát, tín hiệu này đước đưa tới cực THW của ECU

động cơ như một tín hiệu điều khiển

 Tín hiệu nhiệt độ khí nạp: Cảm biến nhiệt độ khí nạp phát hiện nhiệt độ của khí

nạp, tín hiệu này đưa về ECU qua cực THA

 mà không cần giữ tay ở vị trí START

2.3.5 TÍN HIỆU ĐẦU VÀO:

 Tín hiệu nhiệt độ nước làm mát: Tín hiệu số vòng quay động cơ:

 Cảm biến vị trí trục cam và cảm biến vị trí trục khuỷu nhận biết vị trí trục cam và

vị trí trục khuỷu Tín hiệu vị trí trục cam đưa về ECU qua cực G+, tín hiệu vị trí trục

khuỷu thì là NE+

 Tín hiệu vị trí bướm ga: Cảm biến vị trí bướm ga phát hiện góc mở của bướm ga

và đưa tín hiệu này về ECU qua cực VTA

 Tín hiệu tốc độ xe: Cảm biến tốc độ xe được gắn trên hộp số, nó phát hiện tốc độ

động cơ và đưa về ECU qua cực SPD

 Tín hiệu công tắc máy lạnh: Tín hiệu A/C SW được đưa vào cực A/C SW của ECU

động cơ

 Tín hiệu Accu: Điện áp cố định luôn được cung cấp đến chân BATT, khi công tắc

SW bật ON thì cực +B của ECU động cơ được cấp điện đến thông qua rơle EFI

Trang 29

 Tín hiệu lưu lượng khí nạp: Lưu lượng không khí nạp được phát hiện nhờ cảm

biến áp suất đường ống nạp MAP (Manifood Absolute Pressure) và tín hiệu này đưa

về cực PIM của ECU động cơ

 Tín hiệu máy khởi động: Để xác định động cơ quay có đang quay khởi động hay

không, điện áp cấp cho máy khởi động trong quá trình khởi động sẽ được phát hiện

và tín hiệu này đưa đến cực STA của ECU động cơ

 Tín hiệu kích nổ: Hiện tượng kích nổ trông động cơ sẽ được nhận biết nhờ cảm

biến kích nổ và tín hiệu này đưa đến cực KNK của ECU động cơ

 Tín hiệu tải điện: Khi các hệ thống như sấy kính sau, đèn đầu… được sử dụng thì

ECU động cơ sẽ nhận biết thông qua tín hiệu gởi về cực ELS như là một tín hiệu

điều khiển

2.3.6 TÍN HIỆU ĐIỀU KHIỂN:

 Hệ thống EFI: EFI theo dõi tình trạng động cơ thông qua các tín hiệu được gởi đến

từ các cảm biến (tín hiệu đầu vào) Lưu lượng phun nhiên liệu tối ưu được xác định dựa trên các dữ liệu này và chương trình được lưu trong ECU động cơ, tín hiệu điều khiển qua cực #10, #20 của ECU động cơ để điều khiển các kim phun (phun nhiên liệu) Hệ thống EFI điều khiển hoạt động phun nhiên liệu thực hiện bằng ECU động

cơ theo tình trạng lái xe

 Hệ thống ESA: Hệ thống ESA theo dõi tình trạng hoạt động của động cơ thông qua

các tín hiệu gởi về ECU từ các cảm biến (tín hiệu đầu vào 1, 2, 3, 10 v.v.) Thời điểm đánh lửa tốt nhất được xác định theo các dữ liệu này và dữ liệu lưu trong bộ nhớ ECU động cơ để phát ra tín hiệu điều khiển đến cực IGT1, IGT2 Tín hiệu này

điều khiển để IC tạo ra thời điểm đánh lửa tối ưu nhất theo các điều kiện lái xe

 Hệ thống ISC: Hệ thống ISC tăng số vòng quay động cơ và tạo ra sự ổn định không

tải cho chế độ không tải nhanh khi động cơ còn nguội và khi tốc độ không tải bị giảm xuống do tải điện…ECU động cơ đánh giá tín hiệu từ các cảm biến (tín hiệu

đầu vào) và dòng điện phát ra đến cực ISCC và ISCO để điều khiển van ISC

 Hệ thống điều khiển bơm nhiên liệu: ECU động cơ đưa tín hiệu ra đến cực FC và

điều khiển rơle mở mạch, nó sẽ điều khiển tốc độ quay của bơm nhiên liệu tùy theo

từng điều kiện

 Hệ thống dự phòng Khi sự cố xảy ra trong bất kỳ hệ thống nào, khả năng hoạt động

động cơ sẽ trục trặc nếu tiếp tục sử dụng các tín hiệu điều khiển từ các hệ thống đó thì hệ thống dự phòng sẽ sử dụng các dữ liệu chuẩn được lưu trong bộ nhớ ECU

động cơ để điều khiển động cơ tiếp tục hoạt động hoặc cho động cơ dừng hoạt động

 Hệ thống chẩn đoán: Với hệ thống chẩn đoán, khi có sự cố xảy ra trong hệ thống

tín hiệu thì hư hỏng này sẽ được lưu lại trong bộ nhớ Những sự cố này sẽ được tìm

thấy bằng cách hiển thị qua đèn báo kiểm tra động cơ (Check Engine)

Trang 30

CHƯƠNG III: LƯU Ý KHI ĐỌC TÀI LIỆU 3.1 BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT:

A/C (Air Conditioning) Điều hòa không khí

A/T (Automatic Tranmission) Hộp số tự động

ABS (Anti-lock Breaking System) Hệ thống phanh chống bó cứng

DLC3 (Diagnostic Link Connector) Giắc nối truyền dữ liệu số 3

ECU (Electronic Control Unit) Bộ điều khiển điện tử động cơ

EFI (Electronic Fuel Injection) Hệ thống phun xăng điện tử

EGR (Exhaust Gas Recirculation) Van tuần hoàn khí xả

ESA (Electronic Spark Advance) Hệ thống ĐK đánh lửa sớm tự động

FL (Fusible Link) Cầu chì trên đường dây

ISC (Idle Speed Control) Điều khiển tốc độ không tải

J/B (Junction Block) Giắc nối

L/H (Left–Hand) Tay lái bên trái

M/T (Manual Tranmission) Hộp số thường

R/H (Right–Hand) Tay lái bên phải (tay lái nghịch)

SRS (Supplemental Restraint System) Hệ thống hỗ trợ giảm va đập

VSV (Vacuum Switching Valve) Van VSV

Trang 31

3.2 Ý NGHĨA CÁC KÝ HIỆU TRONG MẠCH ĐIỆN

Trang 32

Các số bên ngoài là số chân

Chữ số đầu tiên của ký hiệu dây dẫn chỉ ra vị trí của chi tiết, có nghĩa là “E” trong khoang động cơ, “I” là bảng táp lô và khu vực xung quanh còn “B” là thân xe và khu vực xung quanh

Khi có một hay nhiều ký hiệu có chữ cái đầu và thứ hai giống nhau, còn tiếp theo là các số (ví dụ: IH1, IH2…), điều đó có nghĩa là dây dẫn hay giắc nối dây dẫn là cùng một loại

[F] Tượng trưng cho chi tiết (tất cả các chi tiết có màu xanh da trời) Ký hiệu giống như được dùng trong vị trí các chi tiết

[G] Số được đặt trong hình ovan là số của hộp nối (J/B) và ký hiệu của giắc nối được chỉ ra bên cạnh nó Hộp nối được tô đậm để tách hẳn chúng ra khỏi các chi tiết

Trang 33

Ví dụ: 3C chỉ ra rằng nó nằm bên trong hộp nối số 3

[I] Chỉ ra màu dây dẫn

Màu của dây dẫn được chỉ ra bằng các chữ cái La-tinh

B: Đen L: Xanh dương R: Đỏ

[L] Chỉ ra số chân của giắc nối

Hệ thống đánh số khác nhau đối với

giắc đực và giắc cái

Ví dụ:

Giắc cái được đánh số theo thứ tự trên trái đến dưới phải

Giắc đực được đánh số theo thứ tự trên phải đến dưới trái

Trang 34

[M] Chỉ ra điểm nối mass

Chỉ số đầu tiên của ký hiệu điểm nối chỉ ra vị trí của chi tiết, có nghĩa là “E” trong khoang động cơ, “I” là bảng táp lô và khu vực xung quanh còn “B” là thân xe và khu vực xung quanh

[X] Chỉ ra màu của chi tiết

* CÁCH THÁO CÁC GIẮC NỐI ĐỰC VÀ CÁI

Để kéo các giắc nối phải kéo vào thân giắc, không kéo vào dây dẫn

LƯU Ý: kiểm tra xem giắc nối thuộc loại nào trước khi tháo

GHI CHÚ: Dấu (*): Chỉ Rơ le không được thể hiện trên hình vẽ

Ví dụ: Fan No.1 Relay (*)

Gray - Xám Yellow - vàng

White – Trắng Blue - Xanh

Black - Đen Orange - Cam

Dark gray –Xám đậm

Trang 35

3.3 CÁC KÝ HIỆU CƠ BẢN:

ACCU Tích trữ năng lượng hóa học và chuyển nó thành điện năng Cung cấp dòng điện một chiều

cho các mạch điện khác nhau trên xe

NỐI MASS

Là điểm mà dây dẫn gắn vào thân

xe, bằng cách ấy tạo ra đường hồi cho mạch điện; không nối mass dòng không thể đi qua

TỤ ĐIỆN Một chi tiết lưu trữ nhỏ để tạm thời tích trữ điện áp

ĐÈN PHA Dòng điện làm cho sợi tóc của bóng đèn bị nung nóng và sáng lên Đèn pha

có thể có 1 tóc hay 2 tóc CHÂM THUỐC LÁ

Một phần tử sấy nóng bằng điện trở

NGẮT MẠCH Thực chất là một loại cầu chì sử dụng lại được, ngắt mạch sẽ nung

nóng và mở ra nếu dòng điện quá lớn chạy

qua Một số loại tự động đặt lại khi nguội,

số khác phải được đặt lại

CUỘN ĐÁNH LỬA Biến điện áp một chiều thấp thành dòng điện đánh lửa có điện áp cao để phát ra tia lửa điện tại các Bugi

DIODE Một phần tử bán dẫn chỉ cho phép dòng điện chạy theo một

chiều

CÒI Một thiết bị tạo nên âm thanh tương đối lớn

DIODE ZENNER Một loại Diode cho phép dòng điện chạy qua theo một chiều

nhưng ngăn chiều ngược lại đến một điện

áp nhất định, ở trên điện thế này nó vượt

qua điện áp tới hạn Nó có tác dụng như

một bộ điều áp đơn giản

ĐÈN Dòng điện chạy qua sợi tóc sẽ nung nóng nó và làm cho nó phát sáng

PHOTODIODE Photodiode là một chất bán dẫn mà điều chỉnh dòng chạy qua tùy thuộc vào lượng ánh sáng

ĐÈN LED (DIODE PHÁT QUANG)

Khi có dòng điện chạy qua, diode này phát sáng mà không tạo ra nhiệt với ánh sáng tương đối

Trang 36

BỘ CHIA ĐIỆN

Chia dòng điện cao áp từ cuộn đánh lửa tới Bugi

ĐỒNG HỒ DẠNG KIM Dòng điện kích hoạt điện từ làm cho kim chuyển động, do

đó tạo nên một giá trị hiển thị so với vị trí gốc

CUỘN ĐIỆN TRỞ Một thiết bị điện có một điện trở nhất định, đặt trong mạch để giảm

điện áp đến một khoảng xác định

CÔNG TẮC HAI ĐƯỜNG

Một công tắc liên tục cho hai dòng điện chạy qua một tiếp điểm này hay một tiếp điểm khác

CẦU CHÌ Một dây kim loại mỏng sẽ bị cháy đứt khi có dòng điện quá lớn chạy qua,

do đó ngăn dòng điện và bảo vệ mạch điện khỏi bị hỏng

CẦU CHÌ THANH Một dây kim loại dày đặt trong mạch có

dòng lớn sẽ bị cháy đứt khi quá tải, do đó

bảo vệ mạch điện Mã số cho biết diện tích

mặt cắt ngang của dây

ĐỒNG HỒ DẠNG SỐ Dòng điện kích hoạt một hay nhiều đèn LED, LCD hay hiển thị đèn huỳnh quang,

do đó tạo nên một giá trị hiển thị so với giá trị ban đầu

MOTOR Một bộ phận dẫn động chuyển hóa điện năng thành cơ năng, đặt biệt là chuyển động quay

RƠLE

Về cơ bản là một công tắc hoạt

động bằng điện, có hai kiểu là

thường đóng hay thường mở

Dòng điện chạy qua một cuộn

dây nhỏ tạo ra từ trường sẽ

đóng hay mở tiếp điểm

CÔNG TẮC THƯỜNG

Mở và đóng mạch, do đó ngừng hay cho phép dòng điện chạy qua

RƠLE HAI ĐƯỜNG Rơle cho dòng điện chạy qua tiếp điểm này hoặc tiếp điểm khác

LOA Một thiết bị điện tử tạo ra sóng âm thanh từ dòng điện

Trang 37

CUỘN ĐIỆN TRỞ Một cuộn điện trở có hai hay nhiều hơn hai giá trị điện trở nhất định

KHÓA ĐIỆN Một công tắc hoạt động bằng chìa khóa với nhiều vị trí cho phép nhiều dòng điện khác nhau đi qua, đặc biệt mạch cuộn đánh lửa sơ cấp BIẾN TRỞ HAY

CHIẾT ÁP Một cuộn điện trở có thể điều khiển được với giá trị điện trở thay đổi

gọi là biến trở hay chiết áp

CẢM BIẾN (NHIỆT ĐIỆN TRỞ)

Một điện trở có giá trị thay đổi theo nhiệt

độ

CÔNG TẮC GẠT MƯA

Tự động trả về vị trí dừng khi công tắc gạt nước tắt

CẢM BIẾN TỐC ĐỘ Dùng xung từ để mở hay đóng một công tắc

để tạo ra một tín hiệu nhằm kích hoạt các

bộ phận khác

TRANSISTOR Một thiết bị bán dẫn được

sử dụng như một rơle điện

tử, cho phép hay không cho phép điện áp chạy qua tùy theo điện áp cấp vào cực gốc

CHÂN NỐI ĐẤT Dùng để tạo ra điểm nối hở trong hộp nối

DÂY ĐIỆN Dây điện luôn luôn được

vẽ như một đường thẳng trên sơ đồ mạch Dây cắt ngang (1) không có chấm đen ở điểm giao nhau là dây không nối Dây cát ngang (2) có chấm đen hay dấu đa giác ở điểm giao nhau là dây nố với nhau

CUỘN ĐIỆN TỪ Một cuộn dây điện từ tạo ra từ trường khi có dòng điện chạy qua dịch chuyển lõi

Trang 38

3.4 VỊ TRÍ CHI TIẾT

3.4.1 Vị trí của các chi tiết trong khoang động cơ

3.4.1.1 Vị trí của các chi tiết trong khoang động cơ (No.1)

Công tắc áp suất A/C

Mô tơ rửa kính

Cảm biến túi khí trước phải

Cảm biến tốc độ trước phải

Mô tơ quạt làm mát

Mô tơ gạt nước phía trước

Công tắc báo mức dầu phanh

Cảm biến tốc độ trước trái

Cảm biến túi khí trước trái

Điện trở quạt làm mát

Bộ chấp hành phanh

Công tắc nắp capô

A20 A22 A23 A24 A25 A26 B1 B2 B3 B4 B5 B8 B9 B12

ECM Còi an ninh Giắc nối Giắc nối Cụm cam dầu phân phối khí Lọc chống nhiễu

Đèn xi nhan trước phải Còi tần số thấp

Cụm đèn pha trước phải Cụm đèn pha trước trái Đèn xi nhan trước trái Đèn sương mù trước phải Đèn sương mù trước trái Giắc nối

Trang 39

 Hình dạng, màu sắc và số chân chi tiết:

Ngày đăng: 10/02/2017, 12:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w