g _N
ĐÀ
⁄¡
GIAI QUYET TINH HUONG CAC VAN DE
DUOC TICH HOP TRONG MON GDCD
O TRUONG THPT HOANG HOA THAM Tac gia
Chie danh: Gido vién bé mén Sw - GDCD Nam thuc hién: 2014 - 2015
xa a {
SO GIAO DUC VA DAO TAO GIA LAI ( hy 7
Trang 2A PHAN MO DAU csecessesssssssseessesssesseeesneesneesneesueesscesnecsneeneesneeseeeteateenees 3
T TOm tat hờ 3
II Giới thiệu đề tài ¿55:22 22 t2 2221221121121 re 3
da, Delp TT ETE SAINTE KHIỂN, -.sossseuesseeosteiburtoioetodthgdkil2010i60lE0.00028g00030m0 3 2 Van dé TIEHIỆT GỮ/ uonseronketinotigitdtriingiQ300718/000G0110800080034613901200i08081H04 4 3 Giả thiết nghiên CỨU: - 2c c £+S£SE£EE£EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEkrErrkrkrred +
4 Pham vi Pleiku, thang 3/2015 Hee 5 S.Lichsu¢ .daIIA HH 5
B PHAN NOI DUNG cescssseesecssseeeeessneeesesneessesseeeecessieeeesssieeessnneesetean 6
I Cơ sở lý luận về dạy học giải quyết tình huồng: - - ssseczxzzzxcsez 6 II Cơ sở thực tiễn của việc hướng dẫn học sinh phát hiện và giải quyết tình huống thực tiỄn: ¿- - + ss SE kE SE E1 1E 1111111111111 11111111111 ce 7 Ii] Hướng dẫn học sinh phát hiện tình huống và giải quyết tình huống về các vẫn đề được tích hợp trong mO0 GDCD 3: cscs meron, 8 IV Hướng dẫn học sinh giải quyết một số tình huống thực tế về các vấn đề duge tich hyp ‘trong mon’ GDCD lop 12s saan 10
1 Van dé tich hop giao duc bao vé chu quyén bién dao, lanh thé Viét Nam:
¬— 10
Trang 3A PHAN MO DAU
I Tóm tắt đề tài
Hiện nay, việc dạy học theo hướng tích hợp, vận dụng các chuyên đề liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn là một yêu cầu nhằm đổi mới phương pháp dạy học, phát huy năng lực sáng tạo của học sinh Môn GDCD có nhiều
vẫn đề được đưa vào giáo dục tích hợp, do đó giáo viên môn GDCD phải là
người hướng dẫn học sinh tìm tòi, phát hiện và giải quyết tình huống thực tiễn từ những vấn đề được tích hợp vào bộ môn để hình thành năng lực giải quyết tình
huống thực tế Đề thực hiện điều đó, giáo viên môn GDCD cần nghiên cứu và
hướng dẫn học sinh giải quyết tình huồng thực tiễn sao cho khoa học, đáp ứng được yêu cầu của giáo dục — đào tạo đặt ra Bản thân tôi cũng cô gắng Hướng dẫn học sinh giải quyết tình huống của các vấn đề được tích hợp trong môn GDCD lớp 12 ở trường THPT Hoàng Hoa Thám
H Giới thiệu đề tài
1 Lý do thực hiện việc nghiên cứu
Việc dạy và học môn GDCD trong các trường phố thông còn gặp khó khăn bởi vì học sinh chưa thực sự thấy được tính thiết thực của môn học và cho rằng GDCD không nằm trong số môn thi một Kỳ thi THPT quốc gia từ năm 2015 Trong khi đó nhiều vấn đề được tích hợp trong bộ môn làm cho giáo viên có cảm giác quá tải Bộ môn có thời lượng ít, chỉ Itiết/tuần (cả 3 khối lớp) mà
lượng kiến thức lại nhiều, chương trình giảm tải đù có điều chỉnh nhưng thực tế
vẫn tạo ra sức ép cho học sinh, nội dung chương trình lớp 10 với kiến thức triết
học trừu tượng, nội dung chương trình lớp 12 lại có nội dung pháp luật na ná
nhau, thiếu tính thực tế cao nên khó kích thích được ý thức ham học của học
sinh
Tài liệu, tranh ảnh và các loại sơ đồ bảng biểu, đồ dùng trực quan minh
họa cho bài học GDCD còn hạn chế Mặc dù giáo viên có găng làm các đồ dùng dạy học theo khả năng có thể, nhưng cũng chưa bài bản, “tự biên tự diễn”, tính
khả thi và hiệu quả vẫn chưa cao
Ngày nay năng lực giải quyết tình huống thực tế là một yêu cầu cần phải có ở mỗi người, do đó bồi dưỡng năng lực này cho học sinh THPT là yêu cầu
cấp thiết Năm học 2014-2015, Bộ GD&ĐT tổ chức cuộc thi “Vận dụng kiến
Trang 4luật an toàn giao thông: phòng chống tham nhũng: bảo vệ chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; bảo vệ môi trường; bảo tồn thiên nhiên, tài nguyên và môi
trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Trong các chủ đề có nhiều chủ đề được tích hợp giáo dục vào mơn GDCD, ngồi ra cịn được yêu cầu thêm tích hợp các chủ đề như giáo dục giới
tính, giáo dục kỹ năng sống, phòng chống tác hại game online có nội dung bạo
lực, không lành mạnh Mục đích là nhằm khuyến khích học sinh vận dụng
kiến thức của các vấn đề, các môn học khác đề giải quyết các tình huống thực tiễn, tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu và vận dụng tông hợp; thúc đây việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời
sống: đây mạnh thực hiện dạy học theo phương châm “học đi đôi với hành”
2 Vấn đề nghiên cứu:
Mặc dù mục đích rất thiết thực nhưng cái khó là học sinh đã quen với lối
học thuộc những điều có sẵn nên việc phát hiện các tình huống qua các vấn đề
được tích hợp trong môn GDCD gặp không ít khó khăn
Vấn đề đặt ra là giáo viên GDCD cần nắm được các vấn đề tích hợp trong
môn GDCD, đồng thời biết gợi mở cho học sinh phát hiện vấn đề để hướng dẫn
học sinh giải quyết được tình huống, phát huy tính năng động sáng tạo trong học tập của học sinh, đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học môn GDCD hiện nay
3 Gia thiết nghiên cứu:
Trước yêu cầu hướng dẫn học sinh giải quyết tình huống trong các vấn đề tích hợp của môn GDCD, giáo viên có thể thực hiện có hiệu quả không? Giáo viên sẽ làm gì đề thực hiện yêu cầu này?
Giáo viên phải nắm bắt nội dung cần tích hợp và giúp học sinh phát hiện tình huống thực tiễn đặt ra, gần gũi, thiết thực để học sinh có thể ứng phó, giải quyết được bằng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của mình đối với những tình
huống trong các vấn đề được tích hợp một cách có hiệu quả nhằm phát huy vai
trò của môn GDCD giáo dục ý thức thế hệ trẻ để đáp ứng yêu cầu xã hội
Giáo viên GDCD cần xây dựng kế hoạch dạy học mới theo hướng phát
triển năng lực học sinh, xây dựng các chủ đề liên môn, tích hợp, nội dung môn
học được thống nhất theo hướng tỉnh giảm, cắt bỏ những thông tin cũ, kiến thức
lý thuyết xa rời thực tế; bổ sung những nội dung có tính thực tiễn để học sinh
Trang 5Giáo viên GDCD cần xây dựng kế hoạch dạy học mới theo hướng
phát triển năng lực học sinh, xây dựng các chủ đề liên môn, tích hợp, nội
dung môn học được thống nhất theo hướng tỉnh giảm, cắt bỏ những thông
tin cũ, kiến thức lý thuyết xa rời thực tế; bổ sung những nội dung có tính
thực tiễn để học sinh được khám phá, trải nghiệm và thực hành, rèn luyện khả năng tự học cũng như làm việc theo nhóm của học sinh, góp phần tạo nên những con người năng động, tích cực, tự tin, sáng tạo, có như vậy mới
thực hiện được giả thuyết đặt ra
Do vậy, xuất phát từ thực tiễn giảng dạy của mình, tôi mạnh dạn đề xuất đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: “Hướng dẫn học sinh giải quyết tình huống các vấn đề được tích hợp trong môn GDCD ở
trường THPT Hoàng Hoa Thám ”
4 Phạm vỉ nghiên cứu:
Tìm hiểu các chủ dé tích hợp trong môn GDCD, cách hướng dẫn học
sinh tìm và giải quyết các tình huống thực tiễn đặt ra đối với các chủ đề tích hợp, trong đó đi sâu tìm hiểu ở khối lớp 12- khối lớp tôi đảm nhiệm giảng
dạy, học sinh cũng đã khá quen với việc giải quyết tình huống trong học tập
5 Lịch sử đề tài:
Trang 6B PHAN NOI DUNG
I Cơ sở lý luận về dạy học giải quyết tình huống:
Giải quyết tình huống trong các vấn đề được tích hợp trong môn GDCD cũng trên cơ sở lý thuyết về dạy học dựa trên giải quyết vấn đề Đây là phương pháp dạy học theo định hướng phát huy năng lực học sinh Trong đó học sinh học về các chủ đề thông qua các vấn đề có trong thực tiễn và liên quan tới nội dung môn học Học sinh xác định những điều đã biết, những điều cần biết, và làm thế nào để có được những thông tin cần biết trong việc giải quyết vấn đề kết hợp với làm việc theo nhóm Điều này làm cho học sinh tự chiếm lĩnh tri thức và phát triển các năng lực như lập kế hoạch, tự định hướng học tập, hợp tác, sử dụng các kỹ năng tư duy cao, hình thành kỹ năng sống Có thể tìm hiểu quy trình của việc học tập này theo sơ đồ như sau: Tìm ra tình huống Xác định biểu hiên, nguyên nhân t luận, Ẻ d J
Phuong phap day hoc nay chinh 1a lay học sinh lam trung tâm, gan nội dung môn học với thực tiễn, kích thích hứng thú học tập của hoc sinh, rèn luyện khả năng tự định hướng, tự học cho học sinh, phát triển tư duy phê phán, kỹ năng giải quyết vấn đề, ra quyết định; thúc đây làm việc hợp
Trang 7Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020 đã khang định một trong những giải pháp quan trọng phát triển giáo dục là “Đổi mới
nội dung, phương pháp dạy học, thị, kiểm tra và đánh giá chất lượng giáo
dục”
Bước sang năm học 2014 — 2015, với chủ trương đổi mới mạnh mẽ
phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng
lực học sinh, Bộ GD&ĐT đã tổ chức nhiều lớp tập huấn cho giáo viên cốt
cán các nhà trường ở hầu hết các môn học về đổi mới phương pháp dạy học và kiêm tra đánh giá theo định hương phát triển năng lực
Nhận thức được tầm quan trọng của việc tăng cường đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đây đổi mới phương pháp dạy dọc; căn cứ vào hướng dan, chỉ đạo của Sở GD&ĐT Gia Lai, môn GDCD cũng nhằm thực hiện dạy học
hướng dẫn học sinh giải quyết tình huống thực tiễn coi trọng việc đổi mới
phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng
lực của học sinh
H Cơ sở thực tiễn của việc hướng dẫn học sinh phát
hiện và giải quyết tình huống thực tiễn:
Đối với học sinh: Ai cũng hiểu rằng hiện nay năng lực phát hiện tình huống và giải quyết tình huống của học sinh trong cuộc sống thường nhật
và trong học tập, làm việc còn hạn chế, thậm chí đang “báo động” Nhiều
tình huống mà nếu học sinh biết xử lý sẽ không dẫn đến những điều đáng tiếc Nguyên do đầu tiên là đã bao năm qua chúng ta chỉ dạy kiến thức mà
ít dạy kỹ năng, năng lực toàn diện cho học sinh Đa số học sinh thụ động
ngồi nhìn về một phía cái bảng nghe giảng hết ngày này đến ngày khác Bài tập về nhà cũng chỉ là trả lời câu hỏi mà những nội dung hầu hết có trong sách giáo khoa không có gì mới Thậm chí có nhiều học sinh chỉ lao vào
học lệch dé thi “kiếm” một chỗ trong trường đại học Do đó học sinh được
giải quyết tình huống trong thực tiễn góp sẽ thay đổi tình hình đó, góp phần
quan trọng phát huy năng lực sáng tạo, năng lực tư duy sâu sắc một vấn đề,
của học sinh, thúc đây học sinh cố gắng khắc phục thiếu sót hoặc phát huy năng lực, sở trường của mình; tăng cường năng lực hợp tác trong làm việc, đánh giá sự phát triển nhân cách của bản thân mỗi người so với mục tiêu
Trang 8Đối với giáo viên: Theo tôi, cái thời mà giáo viên chỉ “nói lại” những điều trong sách giáo khoa “đang ngày càng cũ” phải chấm dứt Giáo viên phải là người năng động trước tiên dé tim ra các nội dung, các tình huống và những kỹ năng năng lực để cung cấp, đào luyện học sinh của mình Điều
đó sẽ tạo những điều kiện thuận lợi cho người dạy nắm vững hơn tình hình
học tập và rèn luyện của học sinh; cung cấp thông tin phản hồi có tác dụng giúp việc học, giảng dạy và giáo dục tốt hơn Kết quả đánh giá sẽ tạo cơ sở cho giáo viên điều chỉnh, cải tiến mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp dạy học, kế hoạch đào tạo nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả của quá trình này
Dạy học giải quyết tình huống theo định hướng phát triển năng lực
học sinh tác động đến đổi mới các yếu tố cơ bản của chương trình giáo dục: chuyển từ định hướng nội dung dạy học sang định hướng năng lực và định hướng chuẩn đầu ra về phẩm chất và năng lực của chương trình giáo dục cấp THPT; tăng cường đôi mới phương pháp dạy học, cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống, kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học
nhằm chú trọng phát triển năng lực của học sinh; vận dụng dạy học giải
quyết vấn đề theo tình huống và định hướng hành động đặc biệt là việc tăng
cường sử dụng phương tiện dạy học, công nghệ thông tin hỗ trợ; chuyển kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh từ đánh giá tổng kết sang
đánh giá quá trình; từ đánh giá chủ yếu từ ghi nhớ, hiểu kiến thức sang
đánh giá năng lực vận dụng, giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đặc biệt
chú trọng đánh giá các năng lực tư duy sáng tạo; xem đánh giá như là một
phương pháp dạy học - tích hợp đánh giá vào quá trình dạy học
HI Hướng dẫn học sinh phát hiện tình huống và giải
quyết tình huống về các vấn đề được tích hợp trong môn GDCD:
Tinh huống: Là những vấn đề gây sự mâu thuẫn xung đột trong nhận thức của học sinh để nhận ra điều mình chưa biết, chưa giải quyết được Tình huống này buộc học sinh phải quyết tâm tìm hiểu, chứ không thể khuất phục Song không phải điều không biết nào được đặt ra cũng tạo
được tình huống có vấn đề, mà chỉ khi nào những điều học sinh nhận thấy
không thể không biết, không thể không tìm hiểu để nhận thức đúng, sâu sắc
Trang 9hiểu, làm sáng tỏ những điều chưa biết để biết và vận dụng trong cuộc sống
Các vấn đề có tình huống được đặt ra đề giải quyết có thé tình huống trong học tập, trong cuộc sông; phát hiện và nêu được tình huống có vấn
đề trong học tập, trong cuộc sống
Thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề; lựa chọn được giải
pháp phù hợp nhất
Việc giải quyết tình huống: Bằng các giải pháp và đánh giá được các giải pháp giải quyết vẫn đề; suy ngẫm về cách thức và tiến trình giải quyết vấn đề để điều chỉnh và vận dụng trong bối cảnh mới
Để phát hiện và giải quyết tình huống thì: Vai trò của giáo viên:
Thứ nhất, giáo viên gợi ý, định hướng cho học sinh về tình huống
hoặc giao nhiệm vụ bằng cách đặt ra các tình huống từ thực tiễn
Thứ hai, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh giải quyết vân đề thông
qua việc khai thác sách giáo khoa, sử dụng đồ dùng trực quan, tư liệu
Qua đó học sinh lĩnh hội và củng cố kiến thức mới
Đề khuyến khích học sinh, trong quá trình dạy học trên lớp giáo viên có thể đánh giá dự án giải quyết tình huống của học sinh thay cho điểm
kiểm tra (15 phút, viết 45 phút hoặc kiểm tra học kỳ)
Vai trò của học sinh:
Học sinh làm quen với việc suy nghĩ, tìm tòi dé phat hién ra tinh huống cần giải quyết
Khi đã hình thành tình huống có vấn đề thì học sinh nghiên cứu, tìm
hiểu nguyên nhân tại sao như thế, tự mình trải qua quá trình động não (brain from) và tìm giải pháp để giải quyết tình huống, rút ra kết luận, ý nghĩa sau khi đã suy nghĩ, tìm hiểu
Học sinh không những làm bài mà giáo viên yêu cầu mà còn có thể trao đối với người khác, có thể tham gia cuộc thi giải quyết tình huống thực
tiễn bằng kiến thức tích hợp, liên môn Qua đó, học sinh có khả năng phát
Trang 10IV Hướng dẫn học sinh giải quyết một số tình huống
thực tế về các vấn đề được tích hợp trong môn GDCD lớp 12:
1 Vấn đề tích hợp giáo dục bảo vệ chủ quyền biển đảo,
lãnh thổ Việt Nam:
Việc giáo dục bảo vệ chủ quyền biển đảo, lãnh thổ Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng song do những sự kiện gần đây chúng ta mới quan
tâm giáo dục hơn đối với vấn đề này Đây là vấn đề bao gồm nhiều nội
dung, nhiều tình huông đề giáo dục học sinh Sau đây là một tình huống cụ thê
DAO VIET NAM
ers RC aCe eo) Pen er awe ce] Bắc xuống Nam, có vùng biển rộng vửi hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có hai quàn đảo Hoang Sa và Trưởng Sa Biển đáo Việt Nam là thiêng liêng bắt khả xâm phạm Tình huống:
Trang 11Hướng dẫn giải quyết tình huống:
Học sinh cần nắm bắt các nội dung chính như: Biển đảo thuộc chủ quyền Việt Nam
Vai trò vị trí của biển đảo đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc
Những suy nghĩ, hành động thiết thực đối với vào việc bảo vệ chủ
quyền biển đảo Việt Nam
Ý nghĩa được rút ra từ việc nghiên cứu vấn đề này:
Là một quốc gia ven biển nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương,
Việt Nam có bờ biển dài 3260 km, vùng biển rộng trên I triệu km2, gấp ba lần diện tích đất liền; có trên 3000 hòn đảo lớn, nhỏ gần bờ và xa bờ, chạy
suốt từ Vịnh Bắc Bộ đến Vịnh Thái Lan Đặc biệt, mỗi người Việt Nam
chúng ta khi nói đến vùng Biển Đông ai cũng biết rằng nơi đó có hai quần đảo “Hoàng Sa và Trường Sa” thuộc về Việt Nam Biển Đông và các vùng biển, đảo của nước ta có vị trí chiến lược rất quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam, là đi sản thiên nhiên của dân tộc, là chỗ dựa tinh thần và vật chất cho người dân Đây cũng là nơi có nhiều nguy cơ gây mất ồn định, uy hiếp chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển của ta
Hiện nay có một bộ phận không nhỏ giới trẻ, còn ít quan tâm đến vấn
đề tranh chấp Biển Đông Trong số những người quan tâm lại không biết thu thập thông tin từ các nguồn nào điều họ thiếu là đo từ việc giáo dục ít đề cập đến vấn đề lịch sử chủ quyền của đất nước về Biển Đông
Chúng ta phải phố biến kiến thức sâu rộng hơn nữa trong học sinh về vẫn đề Biển Đông cũng như gắn trách nhiệm của học sinh đối với vận mệnh Tổ quốc Học sinh phải biết cần làm gì để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc và xây dựng Việt Nam thành quốc gia giàu mạnh từ biển
Chủ quyền quốc gia là thiêng liêng, bảo vệ chủ quyền là nghĩa vụ của mọi người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ Hiện nay chúng ta bảo vệ chủ
quyền trong thời kỳ hòa bình, cần phải giữ ôn định môi trường cho sự phát
triển, cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Điều này
cũng chính là bản lĩnh của thế hệ trẻ Nhiệm vụ của chúng ta là xây dựng
Trang 12Tổ quốc là tham gia phát triển kinh tế, khai thác khoáng sản, du lịch, dầu
khí Không chỉ có hải quân mới bảo vệ biển, mà còn là mọi người dân đều
thé hiện tinh thần yêu nước bằng hành động của mình
2 Vấn đề tích hợp giáo dục phòng chống tác hại của
thuốc lá:
Tình huống:
Hang ngày ta vẫn thấy rất nhiều người hút thuốc lá Ở những nơi công cộng vẫn còn nhiều người hút thuốc “tự nhiên” gần các bảng cam hut thuốc Ở nhà sau bữa cơm, cha vừa xem tivi vừa hút thuốc lá, trong quán cafe, nhiều người tụ tập tán chuyện với điếu thuốc lá phi phéo trong bau không khí khói thuốc nghỉ ngút, đến trường có những học sinh trốn một
góc nào đó đề hút vội điếu thuốc
Hầu như 6 bat ky nơi công cộng nào cũng có quy định cám hút thuốc
lá hoặc có những khuyến cáo, đề nghị “bỏ hú thuốc lá” Vậy vì sao không nên hút thuốc lá? Và làm thế nào để những người quanh em nhận thức đầy
đủ hơn về vấn đề này?
Nếu em đang hút thuốc lá, em có thể bỏ hút thuốc lá được không? Hướng dẫn giải quyết tình huống:
Học sinh cần phải được nghiên cứu kỹ nội dung khoa học mới giải quyết được vấn đề đặt ra: Đó là những nguy hại của việc hút thuốc lá, những chất độc hại trong khói thuốc lá, thuốc lá là nguyên nhân của bệnh tật
và tử vong, hít phải khói thuốc lá có hại cho sức khỏe; Hút thuốc lá là một thói
quen tốn tiền; Những nơi cấm hút thuốc lá theo Luật phòng chống tác hại
thuốc lá quy định học sinh cũng phải biết
Làm thế nào đề những người quanh em nhận thức đầy đủ hơn về vẫn đề không nên hút thuốc lá: Tăng cường việc tuyên truyền, giáo dục một
cách thiết thực Đối với những nơi công cộng, phải có những biện pháp xử
lý nghiêm minh mới làm cho những người nhận thức chưa đầy đủ hay coi thường quy định của pháp luật thực hiện nghiêm túc quy định cam hút thuốc lá nơi công cộng
Nếu em đang hút thuốc lá, em có thể bỏ hút thuốc lá được không?
Đối với học sinh, khi đang hút thuốc lá, em cần mạnh mẽ trong việc
Trang 13vay hut thuốc để làm gi? Tai sao nó nguy hại như vậy ma minh lai hit? Tai sao mình lại tự hủy hoại sức khoẻ của mình, hủy hoại sức khỏe của người thân trong gia đình và những người xung quanh? Sức khỏe đã bị hủy hoại mà lại
phải tốn tiền, có thể để dành tiền cho những việc cần thiết và có lợi cho sức
khoẻ hơn được không? Wes thuoc la Bạn hãy mạnh mẽ từ bỏ thuốc lá
Em hoàn toàn có thể thực hiện được nếu thật sự có quyết tâm muốn bỏ thuốc lá Biện pháp ở đây là em nên tránh gặp mặt những người thường
hút thuốc lá chung với mình, nên tập thê dục thường xuyên, hãy bắt đầu đi
bộ khoảng 30 phút đến 1 giờ Tập thể dục, đi bộ, tập võ đều đặn hàng ngày sẽ phát huy những hiệu quả độc đáo của nó sẽ giúp cho cơ thể sản xuất lượng morphin nội sinh, điều này có thể làm mắt cảm giác thèm hút thuốc lá, giúp cho cơ thé thoát khỏi sự lệ thuộc đối với thuốc lá, rượu và ngay cả với ma túy nữa
Ý nghĩa được rút ra từ việc nghiên cứu vấn đề này:
Thuốc lá có hại cho sức khỏe mọi người, vì vậy bản thân học sinh
tránh xa thuốc lá và kiên quyết không hút thuốc lá
Nếu đã hút thuốc thì học sinh cần tìm cách bỏ ngay Bỏ thuốc lá là
một công việc khó khăn đối với đa số người nghiện thuốc, nhưng nếu có quyết tâm cao, kiên trì sẽ thành công
Trang 143 Vấn đề tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường:
Tình huống:
Trong môi trường sống của chúng ta, không khí trong lành đang bị ô nhiễm bởi khói bụi của các loại phương tiên giao thông, khí thải từ các nhà
máy nước và rác thải sinh hoạt Trong đó việc xả rác thải bừa bãi ra đất,
xuống sông, hồ đang báo động gây ô nhiễm nghiêm trọng ở nhiều nơi Vì thế bảo vệ môi trường là vấn đề vô cùng cần thiết hiện nay
Vậy do đâu mà hiện tượng xả rác bừa bãi lại tràn lan như vậy?
Làm sao chúng ta giúp mọi người chấm dứt việc xả rác bừa bãi?
Hướng dẫn giải quyết tình huống:
Môi trường có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với con người và sinh vật Thế nhưng hiện tượng xả rác xuống đất, vào nước hiện nay đã trở nên phô biến Nhiều người vẫn vô tư vứt rác xuống đất, các con kênh, dòng sông Học sinh ăn xong một que kem hay một chiếc kẹo thì vứt que, vứt giấy xuống đất Uống xong một lon nước ngọt hay chai nước suối thì vứt lon vứt chai ngay tại chỗ vừa ngồi mặc dù thùng rác đề cách đó rất gần với lời nhắc “hãy bỏ rác vào thùng” Thậm chí khi ăn xong một tép kẹo cao su, học sinh cũng không mang đến thùng rác lại vứt ngay tại chỗ mà không
nghĩ đến người khác sẽ giẫm phải
Đó là những thói quen xấu, lười biếng và lối sống ích kỉ không biết
nghĩ đến người khác và lợi ích chung của một số người Họ sống theo kiểu:
chỉ cần mình sạch còn ai vướng bần thì mặc kệ Báo chí đã nhiều lần phản ảnh thực trạng các bạn trẻ sau khi tham gia các chương trình hội chợ, ca
nhạc không hề có ý thức bỏ rác đúng chỗ mà vứt ngay đưới chân, ngay chỗ ngồi làm cho cả một nơi sinh hoạt văn hóa ngập đầy rác Những hành vi này không chỉ gây hại cho môi trường sống mà còn ảnh hưởng tới mỹ quan đô thị Đặc biệt khi rác thải là túi ni lông vứt xuống lòng đất, sau hàng chục năm cũng không thể tiêu hủy gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của con người
Ở Singapore, để giữ gìn môi trường của đất nước “sư tử”, người ta áp dụng những hình phạt nghiêm khắc để người dân không xả rác bừa bãi
Nếu xả rác bừa bãi khi phát hiện sẽ bị phạt nghiêm khắc Người bị phạt sẽ
Trang 15phương được mời đến để ghi lại sự kiện Nhà chức trách muốn thông qua cảm giác bị xấu hỗ của người vi phạm trước công chúng dé nhắc nhở mọi người không xả rác bừa bãi Tác dụng tích cực của động thái trên chính là đường phố Singapore vô cùng sạch sẽ, ý thức bảo vệ môi trường của người
dân luôn được nâng cao
Ở nước ta, việc giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường sống chưa được kiên quyết, chưa có nhiều biện pháp cụ thể Do đó cần quan tâm giáo dục đối với nhiều đối tượng khác nhau và sử dụng nhiều biện pháp hơn Đối với bản thân mỗi người: Chúng ta không xả rác bừa bãi, cần tham gia vào các chương trình truyền thông bảo vệ môi trường Đối với gia đình mình: Nhắc nhở giữ vệ sinh chung, sống sạch sẽ, có văn hoá Trong xã hội:
Tuyên truyền, giáo dục tác hại việc xả rác bừa bãi, kiểm tra giám sát, xử lý
kiên quyết các hành vi xả rác bừa bãi Đồng thời có những biện pháp như
khuyến khích các sáng kiến bảo vệ môi trường, tổ chức thi viết đề án về
bảo vệ môi trường theo chủ đề (môi trường đất, không khí, nước, tiếng
6n ) Đề án đoạt giải phải được cấp kinh phí thực hiện NI b NỘI uc X4/ “ve é Creed ee trí tUÀ 3 Aa ok hes
Hay chung tay làm sạch môi trường!
(Các ban tình nguyên viên đang làm sach nơi công công)
Trang 16
công cộng, thường xuyên di thu rác ở nơi đông người qua lại, tránh dé lâu phat sinh ô nhiễm môi trường Đồng thời tổ chức hoạt động tình nguyện thường xuyên thu gom rác ở khu vực công viên, những nơi công
cộng xây dựng những “đô thị không rác”, “khu phố không rác”
Trong khi đó, việc xử phạt hành chính đối với hành vi xả rác bừa bãi
vẫn cần thiết Áp dụng các khoản tiền phạt khắc khe đối với cá nhân hay doanh nghiệp không tuân thủ quy định thời gian và nơi đỗ rác Đó sẽ là mức phí để nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng đối với môi trường sống Người xả rác bừa bãi không chỉ phải nhận hình phạt từ phía chính quyền, mà còn nhận những ánh mắt lên án gay gắt của những người xung quanh
Ý nghĩa được rút ra từ việc nghiên cứu vấn đề này:
Bảo vệ môi trường là sự nỗ lực và trách nhiệm của các chính quyền, doanh nghiệp, cộng đồng và từng cá nhân Hy vọng đất nước chúng ta sẽ ngày một xanh hơn, tươi đẹp hơn, môi trường sống của chúng ta cũng ngày một trong lành hơn
4 Vấn đề tích hợp giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh
Tình huống:
Hiện nay bạo lực học đường bùng phát khi hàng loạt vụ đánh nhau ngay trong học sinh, kể cả nữ sinh đánh nhau liên tục xảy ra Mạng xã hội đầy rẫy hình ảnh, clip về những vụ việc này được tung lên (ngay cả mới đây học sinh nữ lớp 7 ở Trà Vinh bị đánh hội đồng) gây nhức nhối dư luận, gây hoang mang cho phụ huynh và cả những học sinh chăm lo học hành
Vậy bạo lực học đường có nguyên nhân từ đâu?
Em co thể làm gì trước việc mâu thuẫn hoặc gây gỗ đánh nhau trong
bạn bè?
Hướng dẫn giải quyết tình huống:
Hiện nay theo thống kê của một số nhà giáo dục, trước tình huống
học sinh gây gồ đánh nhau, thái độ của các học sinh khác có thể là chỉ đứng
xem, có em bảo sẽ báo với thầy cô giáo, một số còn quay phim chụp hình,
số khác hô hào, cổ vũ và khá đông các em bỏ đi nơi khác để an toàn Việc
mâu thuẫn hoặc gây gỗ đánh nhau trong học sinh xuất phát từ nhiều ly do
Trang 17Nguyên nhân chính phần lớn do cách giáo dục trong gia đình, nhà trường và xã hội chưa chu đáo dẫn đến nhận thức các em chưa đầy đủ Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước
mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc
về XH, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động Chung quy là do thiếu hiểu biết, thiếu kỹ năng tự bảo vệ, kỹ năng kiềm chế, kiểm soát
của mình, kỹ năng giải quyết vân đề, kỹ năng thương lượng, kỹ năng tự nhận thức Người trẻ hiện nay tiếp xúc quá dễ với phim ảnh bạo lực, trò
chơi bạo lực Họ còn bị tiêm nhiễm lối sống trên thế giới ảo và khi ra đời
thật thì hành xử rất bạo lực Bạo lực học đường gây hậu quả nghiêm trọng
Phần lớn các em là nạn nhân bị đánh, sau khi đi học đều mang tâm lý xấu hồ, ngại ngùng và có thể bỏ học Hậu quả cho những em đánh bạn có thể là đình chỉ học, nặng hơn nữa là chịu hình phạt của pháp luật
Trước vấn nạn bạo lực học đường, việc đầu tiên và cũng quan trọng
nhất là giáo dục tâm lý, nhân cách cho giới trẻ Gia đình, nhà trường và xã
hội cần có những sự quan tâm đặc biệt tới học sinh bởi tâm lý tuôi vị thành
niên rất bồng bột Nền tảng giáo dục gia đình là rất quan trọng Mỗi khi “tế bào của xã hội” bị hỏng, rất khó có những đứa con ngoan, thậm chí dẫn đến tội ác Quy trình xử lý của các thầy cô khi học sinh đánh nhau thường là tách 2 đối tượng ra, làm “công tác tư tưởng” với từng em, chủ yếu áp dụng biện pháp hòa giải và giáo dục Nhà trường cần có chương trình giáo dục tốt hơn nữa và gia đình cần có trách nhiệm quan tâm hơn tới các em Tuy nhiên, chỉ một phía giáo viên và nhà trường thôi cũng là chưa đủ vì việc hòa giải học sinh mới giải quyết phần ngọn của chuyện đánh nhau Để giải quyết phần gốc, cần nhiều giải pháp Trong đó, phải tạo môi trường giáo
dục thực sự thân thiện, có sự phối hợp giáo dục từ phía gia đình và nhà
trường, sự mẫu mực trong hành vi của người lớn
Bản thân học sinh cần có ứng xử đúng đắn trước việc mâu thuẫn hay gây gỗ đánh nhau giữa bạn bè:
Học sinh cần tránh thái độ thờ ơ, dửng dưng vô cảm khi có mặt trong
vụ việc mà không can ngăn thản nhiên xem bạn mình đánh bạn mà không
mảy may thương xót, lại reo hò cô vũ và nghiêm trọng hơn “tác nghiệp” lấy
điện thoại quay phim chụp ảnh dé tung lên mạng Internet, hoặc tránh hiện
Trang 18quan đến mình thì không cần dây dưa, an toàn cá nhân là trên hết “làm ơn mắc oán”
Nói chung mọi người cần sự hợp tác chung tay ngăn chặn hành vi
bạo lực trong học sinh Chúng ta có thể bằng khuyên can bạn bè hợp tình
hợp lý không để xảy ra vụ việc Nếu xảy ra vụ việc thì bằng biện pháp báo gấp hay điện thoại cho nhà trường, thầy cô, các cơ quan chức năng (ví dụ số điện thoại cảnh sát co dong 113) dé can thiệp kịp thời
Bản thân mỗi học sinh lựa chọn khuynh hướng hành vi không bạo
lực trong việc giải quyết các vấn đề; biết phân biệt đúng sai khi có sự có
xảy ra Học sinh cần tập tính kiềm chế trong các mối quan hệ, nhất là quan hệ với nhóm bạn, trang bị kỹ năng xử lý mâu thuẫn với bạn bè Đồng thời
không xem phim ảnh bạo lực Gia đình cần phải dạy con biết cách tự vệ,
ứng phó, chống đỡ, thoát nguy hiểm khi cần thiết
KNS không phải tự nhiên có được mà phải được hình thành trong
quá trình học tập, lĩnh hội và rèn luyện trong cuộc sống Quá trình hình
thành KNS diễn ra cả trong và ngoài hệ thống giáo dục Chẳng hạn khi đi
biển, đi trên sông phải có kỹ năng biết bơi, khi tham gia giao thông phải có
kỹ năng hiểu biết luật và kỹ thuật tham gia giao thông để tham gia giao
thơng tốt, an tồn, khi mâu thuẫn phải biết cách giải quyết hợp lý nhất
Ý nghĩa được rút ra từ việc nghiên cứu vấn đề này:
Vì vậy, việc GDKNS nói chung và khắc phục tình trạng bạo lực học
đường cho thế hệ trẻ là cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi, có trách
nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội
Giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của
cuộc sống, XD tốt mối quan hệ tốt đẹp với mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hòa và lành mạnh
KNS giúp con người biến KT thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh Người có KNS phù hợp sẽ luôn vững vàng trước những
khó khăn thử thách; biết ứng xử giải quyết vấn đề một cách tích cực và phù
Trang 19V Thực nghiệm Hướng dẫn học sinh giải quyết tinh
huống về vấn đề tích hợp trong môn GDCD trong đời sống thực tiễn chủ đề: “Bảo vệ môi trường của Biển Hồ
(hồ Tơ Nưng) ở thành phó Pleiku, tỉnh Gia Lai” (Học sinh tham gia thỉ sử dụng kiến thức liên môn, tích hợp để giải quyết tình huông thực tiễn)
1 Tình huống đặt ra:
Biển Hồ (hồ Tơ Nưng) - thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai một địa
điểm du lịch tìm hiểu văn hóa rất hấp dẫn và là nguồn tài nguyên nước khống lồ quý giá Vấn đề là làm sao phát huy lợi thế du lịch của Biên Hồ va bảo vệ tài nguyên nước của Biển Hồ không bị ô nhiễm, đảm bảo môi trường xanh tươi của Biển Hồ cho đời sau?
2 Sau khi giáo viên hướng dẫn, học sinh thực hiện có kết quả giải quyết tình huống của nhóm 2 học sinh của lớp 12a1 như sau:
2.1 Mục tiêu giải quyết tình huống:
Biển Hồ (Hồ Tơ Nưng) là một hồ sinh thái, một thắng cảnh đã được
bang cấp bằng di sản quốc gia năm 1998 của tỉnh Gia Lai Biển Hồ không chỉ có tiềm năng du lịch, có giá trị lịch sử, kinh tế mà còn là nguồn cung
cấp nước sạch cho nhân dân thành phó Pleiku, tỉnh Gia Lai
Trường THPT Hoàng Hoa Thám “tọa lạc” trên địa bàn bên Biên Hồ
(Hồ Tơ Nưng), do đó, em nhận thấy việc tìm hiểu và giải quyết tình huống : “Bảo vệ môi trường Biên Hỗ (Hỗ Tơ Nưng) ở thành phố Pleiku, tinh Gia
Lai” là một làm cần thiết và cấp bách hiện nay
Do đó, xây dựng văn hóa ứng xử thân thiện với môi trường trên cơ sở đôi mới tư duy, cách làm, hành vi ứng xử, ý thức trách nhiệm với thiên nhiên, môi trường trong xã hội và của mỗi người dân, chuyên biến mạnh mẽ từ nhận thức sang hành động cụ thể
Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, gắn nhiệm vụ bảo vệ môi trường
với phát triên kinh tế-xã hội Thực hiện tốt chương trình trồng rừng, khai
thác có hiệu quả tài nguyên, bảo đảm môi trường và cân bằng sinh thái
Trang 20huống:
a Giới thiệu tổng quan về Biển Hà:
Biển Hồ, hay hồ Tơ Nưng nằm ở phía Bắc Gia Lai, cách trung tâm
thành phó Pleiku khoảng 7km, thuộc xã Biên Hồ, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai Phong cảnh Biển Hồ (h Tơ Nưng) Biển Hồ có hình bầu dục, diện tích khoảng 240ha, chứa đến 30 triệu
mỶ nước ngọt, là hồ nước tự nhiên lớn nhất trong khu vực, xung quanh núi
bao bọc và có rừng thông xanh mát quanh năm Du khách đến Gia Lai và ghé thăm Biển Hồ Pleiku bên phố núi thơ mộng, ai cũng đều khen ngợi thắng cảnh có một không hai trên cao nguyên Gia Lai Cảnh đẹp của Biển
Hồ mà thiên nhiên ban tặng ở đây có lẽ ai cũng đễ dàng nhận thấy
Hồ Tơ Nưng nguyên là một miệng núi lửa đã ngừng hoạt động từ hàng trăm triệu năm qua Bờ hồ chính là miệng núi lửa nhô cao cho nên đứng từ xa vẫn trông thấy rõ, tạo ra một vực sâu khó dò đến đáy, nên người ta còn gọi T”nưng là “hồ Không đáy”
Sự rộng lớn mênh mông của hồ nước này tựa như biển khơi nên
người dân địa phương đặt tên là Biển Hồ Dẫu thiên nhiên khắc nghiệt,
nắng hạn đến đâu nhưng từ trước đến giờ nước Biển Hồ này vẫn chưa bao giờ cạn Biển Hồ là nơi cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho hàng chục ngàn người dân TP Pleiku
Trang 21cúc quỳ trải thảm vàng trên các bìa rừng, bãi cỏ; hoa Ê Pang màu xanh lục
phủ kín từ mép hồ lên triền đôi thoai thoải rồi chạy lên tít tận đỉnh núi tiếp
giáp với trời mây, hoa gạo màu đỏ rực rỡ trên nền xanh biếc của nước, của trời; lác đác đây đó còn có những thảm hoa mua màu tím, hoa ngải vàng
rơm, hoa đơn đỏ hồng
Hiện vật tại di chỉ khảo cổ Biển Hồ (Pleiku)
b.Tìm hiểu di chỉ khảo cỗ Biển Hồ
Khảo cổ học hiện đại đã khẳng định Pleiku chính là nơi bao chứa “nền văn
hóa Biển Hồ” Ở đó, nhiều trầm tích văn hóa được phát hiện, đã chứng
mỉnh rằng từ xa xưa từng có dau chân người tiền sử
Biển Hồ là di chỉ khảo cổ học đầu tiên ở Tây Nguyên được khai quật, có
hiện vật phong phú, là đại diện cho nhóm di chỉ ở khu vực cao nguyên Pleiku được các nhà khảo cổ minh định là: Văn hóa Biển Hồ
Theo các nhà khảo cổ học, trong số 36 địa điểm khảo cổ học tiền sử ở Gia
Lai, trong đó có 31 địa điểm cư trú — mộ táng, 5 địa điểm di chỉ cư trú —
công xưởng chế tác rìu từ đá Opal Các địa điểm này bước đầu được xác
nhận thuộc văn hóa Biển Hồ Theo PGS.TS Nguyễn Khắc Sử - chủ trì công
Trang 22hóa Lớp mặt, tầng văn hóa và sinh thổ đều là đất bazan, song độ rắn chắc
và màu sắc các lớp là khác nhau Tầng văn hóa đất sẫm hơn, tơi hơn và mật
độ tập trung vét tích hoạt động của con người cao hơn Trong hồ khai quật
50m2 thu được 187 hiện vật đá, 1.650 mảnh tước, 17 hiện vật bằng đất
nung và 32.289 mảnh gốm
Trạm bơm của Nhà máy nước Biền Hồ
2.3 Giải pháp để giải quyết tình huống:
Trên cơ sở nghiên cứu các kiến thức tổng hợp về các hoạt động kinh tế xã
hội nhằm tìm các giải pháp giải quyết tình huống đặt ra
a Biển Hồ là nguồn cung cấp nước vô giá:
Việc có một hồ nước 30 triệu mét khối lơ lửng trên cao nguyên là
điều kỳ diệu Biển Hồ là một kho nước ngọt dồi dào và có chất lượng tốt,
hiện đang được sử dụng cho đời sống của gần 300 ngàn dân thành phố Pleiku và du khách
Biển Hồ vì thế có ý nghĩa sống còn đối với thành phố Pleiku trong việc trữ nước cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho phần lớn dân cư ở thành phố Pleiku và phục vụ sản xuất tưới tiêu cho hàng ngàn héc-ta cây trồng, chủ yếu là lúa nước 2 vụ và cây cà phê Theo anh Nguyễn Duy Ngọc, Trưởng phòng hành chính Công ty TNHH MTV Cấp nước Gia Lai thì sau
ngày giải phóng 30-4-1975 đến nay, tỉnh Gia Lai đã có nhiều sáng kiến bảo
Trang 23Tháng 1-1998, UBND tỉnh Gia Lai đã đắp đập chia Biển hồ thành 2 hồ A
và B Hồ A dùng phục vụ sinh hoạt và đời sống nhân dân Hồ B phục vụ
sản xuất, tưới tiêu cho hàng vạn hécta rừng, cây công nghiệp, rau màu, cây ăn trái = ~ 6 Đập hồ thủy lợi Biển Hồ Hồ B (Hồ Thuỷ lợi có diện tích tương đương Hồ Tơ Nưng về mùa kiệt 240ha, gần 400ha về mùa mưa Nếu đi du thuyền của Khu du lịch sinh
thái Biển Hồ thuộc Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi Gia lai về phía
thượng nguồn (núi Chư Jôr) sẽ thấy phong cảnh thiên nhiên còn rất nguyên sơ và hùng vĩ
Hồ thuỷ lợi Biển Hồ (Hồ B) nối thông với Hồ Tơ Nưng bởi kênh
thông hồ (50m, nên từ không trung nhìn xuống giống như đôi mắt), người
dân Pleiku thường gọi là Biển Hồ chè xây dựng từ năm 1978, hoàn thành đưa vào sử dụng năm 1983, hồ hình thành bởi đập chặn suối la Nhinh Cấp
Trang 24Gan day, tinh Gia Lai du dinh sé cho phép đầu tư thực hiện dự án
"Lâm viên Biển Hồ" hàng trăm tỷ đồng với nhiều loại hình dịch vụ du lịch
khác nhau nhưng phải bảo đảm tính bền vững về môi trường sinh thái ở
đây Dự án đến nay chưa triển khai nên chưa thể nói gì thêm, tuy nhiên vẻ
đẹp tự nhiên của Biển Hồ trên phố núi Pleiku đã được xếp hạng là thắng
cảnh đặc biệt và độc đáo
3.Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:
Là một người con của mảnh đất cao nguyên Gia Lai và được học ở ngôi trường THPT gần nơi thắng cảnh Biển Hồ Pleiku - một địa chỉ di sản đặc sắc, em thấy mình thật may mắn được sống ở một miền đất giàu có nhiều tiềm năng Tuy nhiên Biển Hồ - một địa di sản quý giá đang bị coi nhẹ; thắng cảnh quốc gia nổi tiếng trên con đường du lịch xuyên Tây Nguyên đang bị xuống cấp, nguồn nước không được chú ý bảo vệ đúng mức Hoạt động xói mòn đang lấp dần hồ ngày càng nhanh do canh tác nương rẫy ở vùng quanh hồ không được kiêm soát Rác thải các khu dân cư ven hồ và do du khách xả tích lũy trong hồ làm giảm chất lượng nước Hoạt
động đánh bắt bằng phương tiện hủy diệt, kể cả thuốc né, đang tàn sát hệ
sinh thái nước và qua đó làm giảm khả năng tự làm sạch của hồ Dải cây xanh phòng hộ ven hồ quá mỏng Là hồ núi lửa, việc quan trắc chất lượng nước phải được quan tâm thường xuyên hơn, nhất là quan trắc độ pH — việc giảm mạnh độ pH, nếu xảy ra, là cảnh báo của việc nước hồ bị axit hóa do
tái hoạt động quá trình “hậu phun trào núi lửa” Biển Hồ hiện nay là “con
chung”giữa phường Yên Thế, xã Biển Hồ (thuộc TP.Pleiku) và xã Nghĩa
Thuỷ (thuộc huyện Chư Pah) Có vị thế “liên huyện” và tầm quan trọng đặc
biệt, Biên Hồ cần được quản lý bởi một cơ quan cấp tỉnh Các đơn vị cấp phường xã chưa có sự hợp tác tốt và thực sự không có vị thế đủ chức năng để quản lý bảo vệ, nên Biển Hồ đang bị “bỏ rơi” Nếu Biển Hồ suy thoái về
chất lượng nước và bị bồi nông thì không chỉ một di sản có giá trị đa dạng
tầm cỡ quốc gia bị phá hỏng mà quan trọng hơn là thành phó Pleiku sẽ mất nguôồn nước sinh hoạt gần như duy nhất Nhất là khu vực xung quanh Biển Hồ bị ô nhiễm nặng, “Đôi mắt Pleiku” có nguy cơ không còn trong xanh, trữ tình và lãng mạn như xưa nữa
Ông Thái Bá Điều, một người dân sống ở khu vực Biển Hồ, bức xúc:
Trang 25b Biển Hồ là điểm du lịch sinh thái lý tưởng:
Biên Hồ như viên ngọc bích giữa mênh mông đất đỏ Tây Nguyên
Nhạc sĩ Nguyễn Cường đã ví Biển Hồ là "đôi mắt" của phố núi Pleiku
duyên dáng thu hút đông khách du lịch đến tham quan
Gần đây, khi nhu cầu hưởng thụ của người dân địa phương tăng, thì
“Đôi mắt Pleiku” là tâm điểm của tham quan, du lịch Nhiều tuyến du lịch
đã chọn nơi này làm một điểm tham quan của du khách trong và ngoài
nước Ngày 16-11-1988, thắng cảnh thiên nhiên Biển Hồ đã được Bộ Văn
hóa- TT cấp Bằng: Di tích danh thắng Biển Hồ ngoài tác dụng trữ nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho dân cư TP Pleiku, nó còn tạo ra một vùng sinh thái rộng lớn Toàn cảnh đôi vọng cảnh Biên Hồ Đặc biệt là các di chỉ khảo cổ được phát hiện tại Biển Hồ đã
Trang 26đánh cá, người trồng lúa, trồng cà phê xung quanh phun thuốc trừ sâu, bón phân hóa học, thuyền chở khách thải dầu mỡ xuống hồ, khách tham quan
xả rác bừa bãi chúng tôi đã nhiều lần báo cáo chính quyền địa phương
nhằm có biện pháp ngăn chặn, nhưng xem ra hiệu quả chưa đạt được là bao Có thời, xung quanh Biển Hồ lại rộ lên “dịch vụ võng nằm”, hàng loạt quán xá mọc lên và hằng ngày có không biết bao nhiêu lượt khách đến tham quan gây ô nhiễm môi trường thiên nhiên và nguồn nước”
Đặc biệt Tây Nguyên khi bước vào cao điểm của mùa khô, nắng nóng kéo dài kèm theo gió mạnh tiềm ân mối nguy cơ xảy ra cháy rừng trên diện rộng gây nỗi lo lắng đối với việc bảo vệ rừng xung quanh Biển
Hồ, nhất là khu vực rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ Vụ cháy xảy ra vào ngày
15/1/2013 thiêu rụi hơn 100 ha rừng, sau đó 1 tháng lại xảy ra vụ cháy lớn
thứ hai tại khu vực rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ thiêu rụi hoàn toàn 200ha
rừng
Biển Hồ có vị trí rất quan trọng trong đời sống của người dân địa phương, tỉnh Gia Lai và thành phố Pleiku, do vậy rất cần có phương án bảo
vệ lâu đài và hiệu quả Làm thế nào để phát huy lợi thế danh thắng và bảo
vệ nguồn nước Biên Hồ cho nhiều đời sau là một vấn đề đáng quan tâm Tìm hiểu về vấn đề này, được biết các cấp chính quyền Tỉnh Gia Lai
và thành phố Pleiku đã xác định phải bảo vệ môi trường thiên nhiên, đặc
biệt là bảo vệ nguồn nước sạch cung cấp cho người dân thành phố Pleiku Do đó, chính quyền thành phố đã cắm mọi hoạt động dịch vụ xung quanh Biển Hồ, giao cho UBND xã Biển Hồ kiểm tra và đình chỉ các hoạt động mua bán và nghỉ dưỡng của khách Đến nay, nếu các dịch vụ này còn hoạt động, thành phó sẽ thành lập đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra và kiên quyết xử lý vi phạm
Bên cạnh đó cần có các giải pháp lâu dài như: Trồng rừng phủ xanh đất trồng xung quanh bờ hồ, vừa chống xói mòn, sạt lở, vừa giữ sạch môi trường, đồng thời tạo cảnh quan đẹp thu hút du khách; quản lý chặt các dịch vụ và xây dựng thêm nhà “vệ sinh lưu động” phục vụ khách tham quan Bên cạnh đó, giải pháp phân bổ nguồn nước phục vụ cho từng mục tiêu cũng cần phải được coi trọng và sử dụng một cách hợp lý
Trang 27sinh hoạt cho người dân là tối quan trọng Khai thác du lịch phải đảm bảo vệ sinh mơi trường, an tồn cho du khách Một thời du lịch ở Biển Hồ rộ lên với nhiều phương tiện ca nô, thuyền máy, thuyền bè Du khách cũng gây ra nhiều bất cập làm ô nhiễm môi trường nước và những vườn đồi như tổ chức liên hoan và xả rác ở đây UBND tỉnh đã hạn chế các loại phương
tiện trên hoạt động tại khu vực hồ A Từ đó tới nay, du khách tới thăm hồ,
vãn cảnh chứ không có các hoạt động vui chơi “dài hơi”, nhờ vậy nước Biển Hồ mới giữ được độ trong sạch phục vụ cộng đồng, trở thành tụ điểm du lịch sinh thái ở vùng Bắc Tây Nguyên
Có thể còn nhiều điều cần nghiên cứu về những bí ân xung quanh
Biển Hồ bởi hiệu quả của nó đối với con người, kinh tế, xã hội ở Gia Lai
nói riêng và vùng Bắc Tây Nguyên nói chung rất lớn Cách tân lại hệ thống du lịch làm sao vừa giữ được vẻ đẹp vốn có, môi trường truyền thống; vừa giữ được nguồn nước ngọt, trong sạch và quý giá này Biển hồ Tơ Nưng - viên ngọc quý của vùng Bắc Tây Nguyên đã, đang và sẽ làm rạng danh vùng đất trù phú này
Việc giải quyết tình huống có ý nghĩa giúp em và các bạn em rèn
luyện việc vận dụng kiến thức của nhiều môn học để giải quyết một hiện
Trang 28VỊ Phương pháp đánh giá thực nghiệm đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Với việc hướng dẫn học sinh giải quyết các tình huống đặt ra từ thực tiễn xoay quanh các van đề tích hợp giáo dục trong môn GDCD lớp 12 có
hiệu quả như mong đợi hay không, giáo viên cần thực nghiệm thống kê để đo về ý thức, thái độ và kỹ năng của học sinh đề rút ra kết luận
Thống kê điều tra dưới hình thức phát phiếu thăm dò với một số câu hỏi
ở các nhóm học sinh của các lớp 12 và kết quả khảo sát, nghiên cứu như sau:
Số phiếu | Biết phát Không biết Không quan
hiện phát hiện tâm
tình huống thực Miệc phát hiện
ya 65 69% 19% 12%
tién dat ra (trong
thời gian tới)
Số phiếu | Tự lực giải | Không tự tìm Không biết quyết tình tòi cách giải làm gì
huống là quyết tình (vì nhiều lý chính huống do ) Thái độ của bản thân khi gặp một R 65 62% 21% 17% tình huông thực tiễn cần giải quyết
Qua kết quả thu được từ phiếu điều tra, khơng phải tồn bộ học sinh sẽ biết phát hiện tình huống trong cuộc sống thực tiễn, mà có 19% các em thấy
khó khăn, không biết đâu là tình huống thực tiễn đặt ra, đâu là những hoạt
động hằng ngày của con người; có 12% các em không quan tâm vấn đề mặc
dù đã được hướng dẫn việc phát hiện tình huống, có lẽ các em vẫn chưa thấy
được cần chuẩn bị “đối phó” với tình huống cuộc sống như thế nào Điều này có lẽ xuất phát từ nhiều lý do, nhưng quan trọng cách mà gia đình và nhà trường giáo dục cho các em không quan tâm cái gì ngoài học “giáo điều” là
Trang 29một nguyên nhân chính Điều chủ yếu là giáo dục học sinh phải biết cách “đối
mặt” với những tình huống, thử thách của cuộc sống, các em mới có thé phat
huy tiềm năng của mình
Việc giải quyết tình huống học sinh có kỹ năng tự lực giải quyết tình huống cũng chưa hoàn toàn cao chiếm 62%, số em cảm thây không thể tự tìm
cách giải quyết tình huống là 21%, trong khi số em cho biết không biết làm gì
trước tình huống chiếm 17%, đây là điều cần quan tâm đề tăng cường giúp đỡ,
hướng dẫn học sinh trong thời gian và cho thấy đề tài đặt ra là thiết thực
* Rút ra kết luận:
Mặc dù học sinh bước đầu làm quen với việc phát hiện và giải quyết
tình huống, song đây chỉ mới là kết quả bước đầu Sự tự tin, mạnh dạn hay
biết đầu tư để giải quyết tình huống phải có thời gian nhưng chứng tỏ có
hiệu quả khả quan Nếu chúng ta không giúp học sinh có động cơ, không trang bị cho học sinh cách phát hiện và xử lý tình huống thì không thể nâng
cao tư duy tích cực sáng tạo và sự tự tin, tính năng động của học sinh
Trang 30-C PHAN KET LUAN
1 Hiệu quả dat được của việc hướng dẫn hoc sinh giải
quyết tình huống của các vấn đề được tích hợp trong môn GDCD
Hiện nay các nhà giáo dục đang đề xuất các phẩm chất và năng lực cần bồi dưỡng cho học sinh Trong đó có những năng lực cụ thể là: Tự học; Giải quyết vấn đề; Sáng tạo; Tự quản lý; Giao tiếp; Hợp tác; Sử dụng CNTT; Sử dụng ngơn ngữ; Tính tốn Việc giáo viên hướng dẫn học sinh giải quyết tình huống cũng góp phần tạo nên các năng lực cho học sinh, làm giảm việc tích hợp các vấn đề giáo dục vào môn GDCD sách vở xa rời cuộc sống, tăng cường khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế, khuyến
khích học sinh tích cực xem xét, thảo luận về một tình huống trong thực tế
Từ đó tăng cường khả năng suy nghĩ độc lập khi tiếp cận tình huống dưới nhiều góc độ, tăng cường sáng tạo đề tìm giải pháp cho vấn đề Đồng thời phát huy kỹ năng giao tiếp, ứng xử, tinh thần trách nhiêm và tự khẳng định của học sinh Góp phần tạo sự tự tin vào khả năng giải quyết vấn đề có thé gặp phải trong tương lai
2 Những kinh nghiệm từ việc hướng dẫn học sinh giải quyết tình huống của các vấn đề được tích hợp trong môn
GDCD:
Bước 1: Hoc sinh quan sát một hiện tượng thực tiễn gần gũI với các
em, từ đó sẽ hình thành các tình huống hoặc có thể giáo viên gợi ý đưa ra tình huống có vấn đề dạng “mở” và xác định vấn đề cần giải quyết, những thử thách mới dé các em tìm tòi khám phá
Bước 2: Giáo viên hướng dẫn cách thức giải quyết tình huống, các
nguồn thông tin học sinh làm việc cá nhân hoặc theo nhóm để tìm tòi, suy nghĩ và đề ra những bước đi cụ thể cho các hoạt động đề giải quyết vấn đề
như thu thập thông tin thực tế, số liệu, tư liệu, phim ảnh; gặp gỡ trao đổi
các nhân vật có liên quan trong tình huống
Trang 31thành những kết luận tạm thời hoặc cuối cùng bằng ghi chép, phát biểu Điều này giúp học sinh biết nghe người khác, hiểu người khác, tôn trọng
người khác và biết bảo vệ ý kiến của mình
Bước 3: Học sinh hình thành các hình thức thể hiện việc giải quyết
tình huống như bài viết, hệ thống hình ảnh, clip, bài thuyết trình bằng văn
ban, bằng hình vẽ hoặc sơ đô để phân tích, giải thích, tổng hợp, đưa ra
các dự đoán, so sánh kết quả với dự đoán, kết luận, mở rộng
- Giáo viên giúp học sinh xác định nhận thức đúng hướng với tình
huống bằng các câu hỏi gợi ý, các giải thích hợp lý, đoán trước và giải
quyết các khó khăn trong nhận thức của học sinh; hành động bên cạnh mỗi
học sinh hay với mỗi nhóm học sinh
- Học sinh tiếp nhận kiến thức một cách tự nhiên, thoải mái, không
có khuôn khổ; phát huy khả năng tìm tòi, lòng say mê khoa học, rèn được kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng phán đoán, lập luận, bảo vệ ý kiến cá nhân, mạnh dạn tự tin, kỹ năng diễn đạt
3 Một số đề xuất:
Để thực hiện nhiệm vụ “day chữ” đi đôi với “dạy người” trong nhà
trường phô thông, nhất là trong tình hình môi trường xã hội còn nhiều tiêu cực, giáo viên nên coi trọng khai thác các chủ đề tích hợp giáo dục về đạo đức, pháp luật vào môn GDCD Nếu giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hoặc đưa ra những tình huống có tính thời sự và đang là vấn đề nổi cộm
trong xã hội sẽ có sự hấp dẫn, có sức thu hút và cảm hóa nhiều đối với học
sinh Ngoài ra, điều này còn thuộc vào hiệu quả sự phối hợp giáo dục của nhà trường cũng như các tổ chức đoàn thể trong trường
Bên cạnh đó, nhà trường và các đoàn thể cũng cần phối hợp với bộ phận chuyên môn thực hiện các chuyên đề chuyên sâu, các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp, các loại hình câu lạc bộ, các trò chơi dân
gian, các buổi tọa đàm, nói chuyện tạo ra các kênh thông tin, các sân
Trang 32giúp hoc sinh có diéu kién giao lưu học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, dé duoc
khang dinh minh
<2<0e2ss HẾT 3<
Pleiku, ngày 18 tháng 03 năm 2015 Người viết
Trang 33TAI LIEU THAM KHAO
1 Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ
năng môn GDCD lớp 12”- NXB GD Việt Nam, 2010
2 Chuyên đề “Đổi mới phương pháp dạy học môn GDCD theo hướng phát huy năng lực học sinh”