1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Cuộc Thi Viết Tìm Hiểu Quảng Ninh 50 Năm Xây Dựng Và Phát Triển

39 662 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 496 KB

Nội dung

Phía Bắc tỉnh Quảng Ninh giáp Trung Quốc với đường biên giới trên bộdài 118,825 km; phía Đông giáp Biển Đông, phía Nam giáp Thành phố HảiPhòng, Phía Tây giáp các tỉnh Hải Dương, Bắc Gian

Trang 1

TÀI LIỆU PHỤC VỤ CUỘC THI VIẾT TÌM HIỂU

“QUẢNG NINH 50 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN”

I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, XÃ HỘI; KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

1 Điều kiện tự nhiên

1.1 Vị trí địa lý

Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía đông bắc Việt Nam, có dáng mộthình chữ nhật lệch nằm chếch theo hướng đông bắc – tây nam Phía tây tựa lưngvào núi rừng trùng điệp Phía đông nghiêng xuống nửa phần đầu vịnh Bắc bộvới bờ biển khúc khuỷu nhiều cửa sông

Quảng Ninh có toạ độ địa lý khoảng 106o26 đến 108o31 kinh độ đông và

từ 20o40 đến 21o40 vĩ độ bắc Bề ngang từ đông sang tây, nơi rộng nhất là 195

km Bề dọc từ bắc xuống nam khoảng 102 km Điểm cực bắc là dãy núi caothuộc thôn Mỏ Toòng, xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu Điểm cực nam ở đảo HạMai thuộc xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn Điểm cực tây là sông Vàng Chua ở

xã Bình Dương và xã Nguyễn Huệ, huyện Đông Triều Điểm cực đông trên đấtliền là mũi Gót ở đông bắc xã Trà Cổ, thành phố Móng Cái

Phía Bắc tỉnh Quảng Ninh giáp Trung Quốc với đường biên giới trên bộdài 118,825 km; phía Đông giáp Biển Đông, phía Nam giáp Thành phố HảiPhòng, Phía Tây giáp các tỉnh Hải Dương, Bắc Giang, Lạng Sơn Tổng diện tích

tự nhiên của tỉnh theo số liệu kiểm kê năm 2005 đã được Thủ tướng Chính phủphê duyệt là 609.897,94ha

1.2 Địa hình

Quảng Ninh là tỉnh miền núi – duyên hải Hơn 80% đất đai là đồi núi.Hơn hai nghìn hòn đảo nổi trên mặt biển cũng đều là các quả núi

Vùng núi chia làm hai miền: Vùng núi miền Đông từ Tiên Yên qua Bình

Liêu, Hải Hà, Đầm Hà đến Móng Cái Đây là vùng nối tiếp của vùng núi ThậpVạn Đại Sơn từ Trung Quốc, hướng chủ đạo là đông bắc – tây nam Có hai dãynúi chính: dãy Quảng Nam Châu (1.507 m) và Cao Xiêm (1.330 m) chiếm phầnlớn diện tích tự nhiên các huyện Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà, dãy Ngàn Chi(1.166 m) ở phía bắc huyện Tiên Yên Vùng núi miền tây từ Tiên Yên qua BaChẽ, Hoành Bồ, phía bắc thành phố Uông Bí và thấp dần xuống ở phía bắchuyện Đông Triều Vùng núi này là những dãy nối tiếp hơi uốn cong nên thườngđược gọi là cánh cung núi Đông Triều với đỉnh Yên Tử (1.068 m) trên đất Uông

Bí và đỉnh Am Váp (1.094 m) trên đất Hoành Bồ

Vùng trung du và đồng bằng ven biển gồm những dải đồi thấp bị phong

hoá và xâm thực tạo nên những cánh đồng từ các chân núi thấp dần xuống cáctriền sông và bờ biển Đó là vùng Đông Triều, Uông Bí, bắc Quảng Yên, namTiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà và một phần Móng Cái Ở các cửa sông, các vùng

1

Trang 2

bồi lắng phù sa tạo nên những cánh đồng và bãi triều thấp Đó là vùng namUông Bí, nam Quảng Yên (đảo Hà Nam), đông Quảng Yên , Đồng Rui (TiênYên), nam Đầm Hà, đông nam Hải Hà, nam Móng Cái Tuy có diện tích hẹp và

bị chia cắt nhưng vùng trung du và đồng bằng ven biển thuận tiện cho nôngnghiệp và giao thông nên đang là những vùng dân cư trù phú của Quảng Ninh

Vùng biển và hải đảo của Quảng Ninh là một vùng địa hình độc đáo Hơn

hai nghìn hòn đảo chiếm hơn 2/3 số đảo cả nước (2078/ 2779), đảo trải dài theođường ven biển hơn 250 km chia thành nhiều lớp Có những đảo rất lớn như đảoCái Bầu, Bản Sen, lại có đảo chỉ như một hòn non bộ Có hai huyện hoàn toàn làđảo là huyện Vân Đồn và huyện Cô Tô Trên vịnh Hạ Long và Bái Tử Long cóhàng ngàn đảo đá vôi nguyên là vùng địa hình karst bị nước bào mòn tạo nênmuôn nghìn hình dáng bên ngoài và trong lòng là những hang động kỳ thú

Vùng ven biển và hải đảo Quảng Ninh ngoài những bãi bồi phù sa còn

những bãi cát trắng táp lên từ sóng biển Có nơi thành mỏ cát trắng làm nguyênliệu cho công nghệ thuỷ tinh (Vân Hải), có nơi thành bãi tắm tuyệt vời (như Trà

Cổ, Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng…)

Địa hình đáy biển Quảng Ninh, không bằng phẳng, độ sâu trung bình là

20 m Có những lạch sâu là di tích các dòng chảy cổ và có những dải đá ngầmlàm nơi sinh trưởng các rạn san hô rất đa dạng Các dòng chảy hiện nay nối vớicác lạch sâu đáy biển còn tạo nên hàng loạt luồng lạch và hải cảng trên dải bờbiển khúc khuỷu kín gió nhờ những hành lang đảo che chắn, tạo nên một tiềmnăng cảng biển và giao thông đường thuỷ rất lớn

1.3 Khí hậu

Khí hậu Quảng Ninh tiêu biểu cho khí hậu các tỉnh miền Bắc Việt Namvừa có nét riêng của một tỉnh miền núi ven biển Các quần đảo ở huyện Cô Tô

và Vân Đồn có đặc trưng của khí hậu đại dương

Quảng Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới có một mùa hạ nóng ẩm,mưa nhiều; một mùa đông lạnh, ít mưa và tính nhiệt đới nóng ẩm là bao trùmnhất

Do nằm trong vành đai nhiệt đới nên hàng năm có hai lần mặt trời quathiên đỉnh, tiềm năng về bức xạ và nhiệt độ rất phong phú

Ảnh hưởng bởi hoàn lưu gió mùa Đông Nam nên khí hậu bị phân hoáthành hai mùa: mùa hạ nóng ẩm với mùa mưa, mùa đông lạnh với mùa khô

Về nhiệt độ: được xác định có mùa đông lạnh, nhiệt độ không khí trung

bình ổn định dưới 20oC Mùa nóng có nhiệt độ trung bình ổn định trên 25oC

Về mưa: theo quy ước chung, thời kỳ có lượng mưa ổn định trên 100 mm

là mùa mưa; còn mùa khô là mùa có lượng mưa tháng ổn định dưới 100 mm

Theo số liệu quan trắc, mùa lạnh ở Quảng Ninh bắt đầu từ hạ tuần tháng

11 và kết thúc vào cuối tháng 3 năm sau, mùa nóng bắt đầu từ tháng 5 và kếtthúc vào đầu tháng 10 Mùa ít mưa bắt đầu từ tháng 11 cho đến tháng 4 năm sau,mùa mưa nhiều bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào đầu tháng 10

2

Trang 3

Giữa hai mùa lạnh và mùa nóng, hai mùa khô và mùa mưa là hai thời kỳchuyển tiếp khí hậu, mỗi thời kỳ khoảng một tháng (tháng 4 và tháng 10).

Sự chênh lệch về nhiệt độ trung bình của tháng tiêu biểu cho mùa đông(tháng 1) thấp hơn nhiệt độ trung bình của tháng tiêu biểu cho mùa hạ (tháng 7)

là 120C và thấp hơn nhiệt độ trung bình của tháng 1 theo tiêu chuẩn nhiệt độcùng vĩ tuyến là 5,10C

1.4 Sông ngòi, thủy văn

Quảng Ninh có đến 30 sông, suối dài trên 10 km nhưng phần nhiều đềunhỏ Diện tích lưu vực thông thường không quá 300 km2, trong đó có 4 consông lớn là hạ lưu sông Thái Bình, sông Ka Long, sông Tiên Yên và sông BaChẽ

Đại bộ phận sông có dạng xoè hình cánh quạt, trừ sông Cầm, sông BaChẽ, sông Tiên Yên, sông Phố Cũ có dạng lông chim

Nước ngập mặn xâm nhập vào vùng cửa sông khá xa Lớp thực vật chephủ chiếm tỷ lệ thấp ở các lưu vực nên thường hay bị xói lở, bào mòn và rửa trôilàm tăng lượng phù sa và đất đá trôi xuống khi có lũ lớn do vậy nhiều nơi sôngsuối bị bồi lấp rất nhanh, nhất là ở những vùng có các hoạt động khai khoángnhư ở các đoạn suối Vàng Danh, sông Mông Dương

Ngoài 4 sông lớn trên, Quảng Ninh còn có 11 sông nhỏ, chiều dài cácsông từ 15 – 35 km; diện tích lưu vực thường nhỏ hơn 300 km2, được phân bốdọc theo bờ biển, gồm sông Tràng Vinh, sông Hà Cối, sông Đầm Hà, sông ĐồngCái Xương, sông Hà Thanh, sông Đồng Mỏ, sông Mông Dương, sông DiễnVọng, sông Man, sông Trới, sông Míp

Tất cả các sông suối ở Quảng Ninh đều ngắn, nhỏ, độ dốc lớn Lưu lượng

và lưu tốc rất khác biệt giữa các mùa Mùa đông, các sông cạn nước, có chỗ trơghềnh đá nhưng mùa hạ lại ào ào thác lũ, nước dâng cao rất nhanh Lưu lượngmùa khô 1,45m3/s, mùa mưa lên tới 1500 m3/s, chênh nhau 1.000 lần

Biển Quảng Ninh giáp vịnh Bắc Bộ, một vịnh lớn nhưng kín lại có nhiềulớp đảo che chắn nên sóng gió không lớn như vùng biển Trung Bộ Chế độ thuỷtriều ở đây là nhật triều điển hình, biên độ tới 3-4 m Nét riêng biệt ở đây là hiệntượng sinh “con nước” và thuỷ triều lên cao nhất vào các buổi chiều các thángmùa hạ, buổi sáng các tháng mùa đông Trong vịnh Bắc Bộ có dòng hải lưu chảytheo phương bắc nam kéo theo nước lạnh lại có gió mùa đông bắc nên đây làvùng biển lạnh nhất nước ta Nhiệt độ có khi xuống tới 130C

2 Điều kiện xã hội

2.1 Dân số

Theo kết quả điều tra sơ bộ của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm

2009, dân số Quảng Ninh hiện nay có 1.144.381 người, trong đó nữ có 558.793người, phân bổ trên địa bàn 14 đơn vị hành chính Gồm 04 thành phố: Hạ Long,Uông Bí, Cẩm Phả, Móng Cái; thị xã Quảng Yên và các huyện: Vân Đồn, Cô

Tô, Ba Chẽ, Bình Liêu, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà, Hoành Bồ, Đông Triều

3

Trang 4

Mật độ dân số của Quảng Ninh hiện là 188 người/km2 (năm 1999 là 196người/ km2), nhưng phân bố không đều Vùng đô thị và các huyện miền tây rấtđông dân, thành phố Hạ Long 739 người/km2, thị xã Quảng Yên 415người/km2, huyện Ðông Triều 390 người/km2 Trong khi đó, huyện Ba Chẽ 30người/km2, Cô Tô 110 người/km2, Vân Ðồn 74 người/km2.

Con người và xã hội Quảng Ninh là nơi hội tụ, giao thoa, sự thống nhấttrong đa dạng của nền văn minh sông Hồng, có truyền thống cách mạng của giai

cấp công nhân Vùng Mỏ với "di sản" tinh thần vô giá "kỷ luật và đồng tâm" Đây là

điều kiện thuận lợi xây dựng khối đoàn kết, tạo sức mạnh tổng hợp để vượt quamọi khó khăn, thách thức; góp phần xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong bất kỳ hoàncảnh nào

Quảng Ninh có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời - một trong những cáinôi của người Việt cổ với ba nền văn hoá tiền sử kế tiếp nhau, cách ngày nay từ18.000 đến 3.500 năm là: Văn hóa Soi Nhụ, văn hóa Cái Bèo và văn hóa Hạ

Long Là vùng đất có nhiều di tích gắn với lịch sử dựng nước, giữ nước vẻ vang

với những chiến công hiển hách (cuộc chiến trên sông Bạch Đằng các năm 938,

981, 1287, 1288 ), phong trào công nhân cách mạng những năm 1930, chiếnthắng trận đầu khi Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc Việt Nam (5/8/1964), chiếntranh biên giới năm 1979

Do lịch sử, văn hóa và địa lý, tỉnh Quảng Ninh có nhiều dân tộc đến sinhsống lâu đời (22 dân tộc) Đặc biệt sau khi thực dân Pháp phát hiện mỏ than vàphát triển ngành công nghiệp khai khoáng đầu tiên của Việt Nam nên Quảng

Ninh trở thành cái nôi của giai cấp công nhân Việt Nam; là nơi thu hút nguồn lao

động của Miền Bắc, đặc biệt là vùng đồng bằng Sông Hồng, tạo nên sự giao thoa

và hội tụ văn hóa, hình thành cộng đồng dân cư, xã hội Quảng Ninh thống nhất

trong đa dạng; trong đó giai cấp công nhân là hạt nhân với tinh thần “kỷ luật và đồng tâm” Chính truyền thống lịch sử văn hóa đó đã tạo nên Đất mỏ Anh hùng

trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và ngày nay đang

là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước

Hiện nay, đội ngũ giai cấp công nhân với khoảng 340 ngàn lao động (trong

đó có khoảng 200 ngàn lao động ngành than, đóng tàu, xi măng )1; Đảng bộ tỉnhvới gần 80 ngàn đảng viên (trong đó Đảng ủy Than có gần 19 ngàn đảng viên) làlực lượng nòng cốt tạo nên sức mạnh nguồn lực con người, xã hội to lớn xây dựngphát triển Quảng Ninh

Đảng bộ, chính quyền, quân và dân các dân tộc Quảng Ninh có truyềnthống đoàn kết, thống nhất cao - truyền thống Vùng mỏ Anh hùng, cùng với conngười, xã hội, lịch sử văn hóa đã tạo cho Quảng Ninh là nơi hội tụ, giao thoa, sựthống nhất trong đa dạng của nền văn minh sông Hồng

2.2 Dân tộc

Quảng Ninh có 22 thành phần dân tộc, song chỉ có 6 dân tộc có hàngnghìn người trở lên, cư trú thành những cộng đồng và có ngôn ngữ, có bản sắcdân tộc rõ nét Ðó là các dân tộc Việt (Kinh), Dao, Tày, Sán Dìu, Sán Chỉ, Hoa

1 Nguồn Liên đoàn lao động tỉnh Quảng Ninh.

4

Trang 5

Trong các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, người Việt(Kinh) chiếm 89,23% tổng số dân Họ có gốc bản địa và nguồn gốc từ các tỉnh,đông nhất là vùng đồng bằng Bắc Bộ Họ sống đông đảo nhất ở các đô thị, cáckhu công nghiệp và vùng đồng bằng ven sông, ven biển Do có số người chuyển

cư đến từ rất nhiều đời, nhiều đợt nên Quảng Ninh thực sự là nơi “góp người”.Sau người Việt (Kinh) là các dân tộc thiểu số có nguồn gốc từ lâu đời NgườiDao (4, 45%) có hai nhánh chính là Thanh Y, Thanh Phán, thường cư trú ở vùngnúi cao Họ còn giữ được bản sắc dân tộc trong ngôn ngữ, y phục, lễ hội vàphong tục, một bộ phận vẫn giữ tập quán du canh du cư làm cho kinh tế văn hoáchậm phát triển Người Hoa (0, 43%), người Sán Dìu (1,80%), Sán chỉ (1,11%)

ở vùng núi thấp và chủ yếu sống bằng nông nghiệp với nghề trồng cấy lúa nước

2.3 Tôn giáo

Quảng Ninh là một vùng đất có nền văn hoá lâu đời Văn hoá Hạ Long đãđược ghi vào lịch sử như một mốc tiến hoá của người Việt Cũng như các địaphương khác, cư dân sống ở Quảng Ninh cũng có những tôn giáo, tín ngưỡng đểtôn thờ

Ðạo Phật đến với vùng đất này rất sớm Trước khi vua Trần Thái Tông(1225-1258) đến với đạo Phật ở núi Yên Tử thì đã có nhiều các bậc chân tu nốitiếp tu hành ở đó Vua Trần Nhân Tông (1279-1293) chọn Yên Tử là nơi xuấtgia tu hành và lập nên dòng Thiền trúc Lâm ở Việt Nam Thế kỷ 14, khu Yên Tử

và Quỳnh Lâm (Ðông Triều) là trung tâm của Phật giáo Việt Nam, đào tạo tăng

ni cho cả nước Nhiều thế kỷ sau đó, Ðạo Phật vẫn tiếp tục duy trì với hàng trămngôi chùa ở Quảng Ninh, trong đó có những ngôi chùa nổi tiếng như chùa Lôi

Âm, chùa Long Tiên (Hạ Long), Linh Khánh (Trà Cổ), Hồ Thiên (Ðông Triều),Linh Quang (Quan Lạn)… Trải qua nhiều biến cố của lịch sử, sự tàn phá củathiên nhiên và cả con người, hiện trên đất Quảng Ninh còn lại khoảng trên dưới

30 ngôi chùa nằm rải rác ở 8 huyện, thị, thành phố Chưa có con số thống kêchính xác số lượng các tăng ni trên địa bàn của tỉnh nhưng những người tôn thờđạo Phật lúc nào cũng đông (có thể càng ngày càng đông), bằng chứng là cứ đếnngày rằm, ngày mồng một (âm lịch) hàng tháng, các “con nhang, đệ tử” khắpnơi đến các ngôi chùa gần xa, dâng hương lễ Phật, cầu lành

Những người tôn thờ các tôn giáo khác cũng có nhưng không đông nhưtín đồ Ðạo Phật Hiện có 27 nhà thờ Ky Tô giáo của 9 xứ thuộc 41 họ đạo nằm ở

8 huyện, thị xã, thành phố Số giáo dân khoảng hơn một vạn người Tín đồ đạoCao Ðài hiện có khoảng vài chục người Tín ngưỡng phổ biến nhất đối với cưdân sống ở Quảng Ninh là thờ cúng tổ tiên, thờ các vị tướng lĩnh nhà Trần cócông với dân với nước, các vị Thành Hoàng, các vị thần (sơn thần, thuỷ thần),thờ các mẫu (Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải)…

3 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển

- Năm 2879 TCN- 258 TCN: Thời Hùng Vương (2.622 năm), QuảngNinh thuộc tỉnh Hải Ninh, nước Văn Lang

- Năm 257TCN-208TCN: Thời nhà Thục (50 năm), thuộc bộ Ninh Hải,nước Nam Việt

5

Trang 6

- Năm 207TCN- 111TCN: Thời thuộc Triệu (97 năm), thuộc bộ Ninh Hải,nước Nam Việt.

- Dưới thời Bắc thuộc, Quảng Ninh có lúc là quận, có lúc là huyện, vớicác tên gọi khác nhau Thời kỳ Nhà Triệu cai trị, vùng Quảng Ninh thuộc bộNinh Hải Thời kỳ nhà Ngô-Tấn cai trị, vùng Quảng Ninh thuộc quận Giao Chỉ.Giai đoạn nhà Lương cai trị, vùng Quảng Ninh thuộc châu Hoàng, quận NinhHải Từ năm 603 (nhà Tuỳ cai trị) cho đến năm 939,vùng đất Quảng Ninh chủyếu thuộc châu Lục

- Thời nhà Ngô, Đinh và Tiền Lê (939-1009), vùng Quảng Ninh thuộc trấnTriều Dương (cũng gọi là lộ)

- Thời nhà Lý (1010-1025), Đời Lý Thái Tổ năm Thuận Thiên 14, 1023đổi trấn Triều Dương thành châu Vĩnh An

- Thời nhà Trần (1225-1400), đời Trần Thái Tông, năm Nhâm Dần 1242,Thiên Ứng Chính bình thứ 11, đổi châu Vĩnh An thành lộ Hải Đông Đời vuaTrần Nhân Tông, năm Ất Dậu 1285, Thiên Bảo năm thứ 7, đổi lộ Hải Đôngthành lộ An Bang Đời Trần Anh Tông, năm Đinh Sửu, 1397, Quang Thái nămthứ 10, đổi lộ An Bang thành lộ phủ Tân An

- Thời nhà Hồ (1400-1407), Đời vua Hồ Hán Thương, năm Đinh Hợi 1407,Khai Đại năm thứ 4, đổi lộ phủ Tân An thành Châu Tĩnh An

- Thời nhà Lê, đời Lê Thái Tổ, năm Mậu Thân, 1428, Thuận Thiên năm thứnhất, cả nước chia thành 5 đạo, vùng Quảng Ninh thuộc Đông Đạo Đời LêThánh Tông, năm Bính Tuất 1466, Quang Thuận năm thứ 7, vùng Quảng Ninh

là đạo thừa tuyên An Bang (Về đại thể thời kỳ này, vùng An Bang có 1 phủ (Hải Đông), 3 huyện (An Hưng, Hoành Bồ, Chi Phong) và 4 châu (Vạn Ninh, Vĩnh

An, Vân Đồn, Tân An))

- Đời Lê Anh Tông, năm Đinh Tỵ- 1557, Thiên Hựu năm thứ nhất, vì tránhtên thật của vua (tên thật của vua là Lê Duy Bang), trấn An Bang đổi thành trấn

An Quảng (gồm 1 phủ: Hải Đông, 3 huyện: Chi Phong, An Hưng, Hoành Bồ, 3châu: Vạn Ninh, Vĩnh An, Vân Đồn)

- Đời vua Lê Dụ Tông, năm Kỷ Sửu- 1709, Vĩnh Thịnh năm thứ 5, chúaTrịnh Cương được phong tước An Đô Vương, nên các địa danh phải tránh chữ

An và đọc thành Yên, trấn An Quảng đổi tên thành Yên Quảng (gồm 1 phủ: HảiĐông, 6 huyện: Chi Phong, Yên Hưng, Hoành Bồ, Thuỷ Đường, Kim Thành,

An Dương và 3 châu: Vạn Ninh, Vĩnh An, Vân Đồn)

- Thời kỳ nhà Nguyễn (1802-1945):

+ Đời Nguyễn Thánh Tổ, năm Nhâm Ngọ- 1822, Minh Mạng năm thứ 3,đổi trấn Yên Quảng thành trấn Quảng Yên; năm Tân Mão 1831, Minh Mạngnăm thứ 12, đổi trấn Quảng Yên thành tỉnh Quảng Yên

+ Năm 1884, sau khi thực dân Pháp thiết lập chế độ cai trị trên đất nước ta,tỉnh Quảng Yên có hai phủ là phủ Sơn Định, gồm 3 huyện: Hoành Bồ, YênHưng, Nghiêu Phong (sau là Cát Hải) và phủ Hải Ninh, gồm hai châu: Tiên Yên

và Vạn Ninh (sau tách thành châu Móng Cái và châu Hà Cối)

6

Trang 7

+ Ngày 20/8/1891, Phủ Toàn quyền Pháp ra nghị định tách phủ Hải Ninh rakhỏi tỉnh Quảng Yên lập khu quân sự Móng Cái Ngày 24/8/1891, Phủ Toànquyền Pháp ra Nghị định tách huyện Lục Ngạn và Yên Bác từ tỉnh Lục Nam,hợp với một phần huyện Hoành Bồ (tỉnh Quảng Yên) và huyện Đông Triều,huyện Chí Linh (Hải Dương) lập khu quân sự Phả Lại Cả hai khu quân sựMóng Cái và Phả Lại đều nằm trong Đạo quan binh thứ nhất

+ Ngày 10/12/1906, Phủ Toàn quyền Pháp ra nghị định tách phủ Móng Cáigồm 3 châu: Móng Cái, Hà Cối, Tiên Yên của tỉnh Quảng Yên, thành lập tỉnhmới lấy tên là tỉnh Hải Ninh Ngày 14/12/1912, Phủ Toàn quyền Pháp ra nghịđịnh xoá bỏ tỉnh Hải Ninh, lập Đạo quân Binh thứ nhất

- Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi, nước Việt Nam dân Chủ cộnghoà ra đời Thời điểm này, Quảng Ninh gồm 2 tỉnh Quảng Yên và Hải Ninh Dotính chất đặc biệt của Khu mỏ, để thuận lợi cho công tác chỉ đạo của Trungương, ngày 19-7-1946, Bộ Nội vụ ra quyết định tạm lập tại tỉnh Quảng Yên Khuđặc biệt Hòn Gai chịu sự điều khiển, kiểm soát trực tiếp của Uỷ ban Hành chínhBắc Bộ

- Sau ngày toàn quốc kháng chiến, tháng 3-1947, Bộ Nội vụ ra Nghị quyếtsáp nhập Khu đặc biệt Hòn Gai vào tỉnh Quảng Yên thành liên tỉnh QuảngHồng Ngày 16-12-1948, Uỷ ban Kháng chiến hành chính Liên khu I ra Quyếtđịnh số 420PC/1 “tách khu Hòn Gai ra khỏi địa giới tỉnh Quảng Hồng và đặtthành một đơn vị kháng chiến, hành chính đặc biệt gọi là Khu đặc biệt Hòn Gai.Tỉnh Quảng Hồng nay lấy tên cũ là tỉnh Quảng Yên Khu đặc biệt Hòn Gai đặtdưới sự kiểm soát của UBKC-HC Liên khu I… Khu đặc biệt Hòn Gai (gọi tắt làĐặc khu Hòn Gai) gồm: thị xã Hòn Gai, thị xã Cẩm Phả và huyện Cẩm Phả

- Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, miền Bắc được giảiphóng, ngày 22-2-1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Sắc lệnh số 221-SL Thành lậpkhu Hồng - Quảng đặt dưới quyền lãnh đạo trực tiếp của Chính phủ Trung ương.Khu Hồng Quảng gồm Đặc khu Hồng Gai và tỉnh Quảng Yên Theo Sắc lệnhcủa Chủ tịch nước, các huyện Kinh Môn, Nam Sách, Chí Linh được trả về tỉnhHải Dương (Liên khu 3) Huyện Sơn Động trả về tỉnh Bắc Giang (Liên khuViệt Bắc)

Ngày 30/10/1963, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà khoá II, kỳ

họp thứ 7 phê chuẩn việc hợp nhất tỉnh Hải Ninh và Khu Hồng Quảng thànhmột đơn vị hành chính mới lấy tên là Quảng Ninh

Về sự kiện này, Bác Hồ đã gợi ý gọi là Quảng Ninh, do ghép chữ Quảng(của Hồng Quảng) và chữ Ninh (của Hải Ninh) mà thành Bác bảo “Quảng Ninhcòn có nghĩa là một vùng đất lớn an bình”

II TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI

1 Lợi thế so sánh

Quảng Ninh có 09 cái nhất của Quảng Ninh so với các địa phương kháctrong cả nước:

7

Trang 8

- Tỉnh duy nhất của Việt Nam hội tụ đầy đủ các điều kiện tự nhiên chophát triển kinh tế, văn hóa – xã hội mang tính đặc trưng của Việt Nam như: rừng– tài nguyên – biển – du lịch – biên giới, thương mại…

- Có điều kiện thông thương với Trung Quốc tốt nhất Việt Nam qua hệthống các cửa khẩu trên đất liền và trên biển

- Trung tâm số một Việt Nam về tài nguyên than đá, công nghiệp điện, ximăng, vật liệu xây dựng

- Có điều kiện tốt nhất cho phát triển du lịch: Biển và văn hóa tâm linh(Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, Yên Tử, Cửa Ông, Vân Đồn…)

- Tỉnh có chiều dài đường biển lớn nhất 250km với hơn 2000 hòn đảo,chiếm 2/3 số đảo của cả nước, trong đó trên 1000 đảo đã có tên

- Tỉnh duy nhất có 4 thành phố trực thuộc tỉnh (Hạ Long, Móng Cái,Uông Bí, Cẩm Phả) và 01 thị xã (Quảng Yên)

- Tỉnh tập trung đông nhất công nhân mỏ có thu nhập cao là thị trườngđầy tiềm năng cho các nhà cung cấp, phân phối hàng hóa

- Tỉnh duy nhất được Chính phủ phê duyệt xây dựng khu kinh tế Vân Đồntheo định hướng trở thành trung tâm du lịch sinh thái biển đảo chất lượng cao,trung tâm thương mại và tài chính quốc tế bào gồm các khu tài chính ngân hàngquốc tế, khu phi thuế quan, thương mại; một trong những đầu mối giao thôngquốc tế, dịch vụ hàng không, hàng hải

- Là tỉnh hoàn thành sớm nhất đề án cải cách hành chính của Chính phủ,hiện đang triển khai thực hiện Chính phủ điện tử để đẩy mạnh hơn nữa cải cáchthủ tục hành chính

2 Vị trí địa chiến lược

Quảng Ninh có vị trí địa chiến lược về chính trị, kinh tế, quân sự và đối

ngoại; với điều kiện tự nhiên phong phú đa dạng Quảng Ninh nằm trong khu

vực hợp tác “Hai hành lang, một vành đai” kinh tế Việt - Trung; Hợp tác liênvùng Vịnh Bắc Bộ mở rộng, cầu nối ASEAN - Trung Quốc, Hành lang kinh tếNam Ninh - Singapore… Tỉnh có diện tích đất trên 6.100 km2 (diện tích biểntương đương đất liền với 2.077 hòn đảo đá, đất) Có đường biên giới trên bộ(118,825 km) và trên biển (trên 191 km) với Trung Quốc, có dải bờ biển dài 250

km Là tỉnh duy nhất cả nước có 4 thành phố trực thuộc có 3/28 KKT cửa khẩu(Móng Cái, Hoành Mô, Bắc Phong Sinh) và 01/15 KKT ven biển (Vân Đồn); có

4 cảng khẩu trên biển (Cẩm Phả, Cái Lân, Hòn Gai, Vạn Gia); là tỉnh duy nhất

có 4 thành phố trực thuộc, tỷ lệ đô thị hóa cao 55%; tiếp giáp với vùng duyênhải Nam Trung Quốc - nơi đang được đầu tư phát triển để trở thành các "cựctăng trưởng" chính trong khu vực quanh Vịnh Bắc Bộ với các cảng biển, cáctrung tâm kinh tế lớn Đông Hưng, Phòng Thành, Khâm Châu, Bắc Hải (QuảngTây), Trạm Giang (Quảng Đông) và Tam Á (Hải Nam)

Với vị trí địa chiến lược nêu trên, hiện Quảng Ninh có 02 khu kinh tế làVân Đồn và Móng Cái

8

Trang 9

Khu kinh tế Vân Đồn, tổng diện tích khoảng 2.171 km2, diện tích đất tựnhiên 551 km2, có vị trí đắc địa, nằm trong Vịnh Bái Tử Long, với nhiều loàiđộng, thực vật quý hiếm (hơn 80 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam) Nằm trêntuyến hàng hải quốc tế sôi động, từng là thương cảng đầu tiên của Việt Nam (thờiNhà Lý - thế kỷ XII) và 2 lần Bác Hồ đến thăm (1959, 1962)

Khu kinh tế Móng Cái, tổng diện tích khoảng 1.211 km2 (đất liền 661 km2);

là vùng đất đặc biệt, có điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng (đất đai, rừng, núi,sông hồ, biển, đảo, bãi biển Trà Cổ dài nhất Việt Nam - 17 km) Là KKT cửakhẩu trên bộ duy nhất ở Việt Nam có cảng biển, bên cạnh Trung Quốc (thị trườngrộng lớn, dễ tính) Là KKT cửa khẩu thành công nhất cả nước (năm 2011, kimngạch XNK đạt khoảng 6 tỷ USD, chiếm gần 7% cả nước, số người qua lại nhiềunhất trong các cửa khẩu Việt Nam với trên 3,3 triệu lượt/năm); đã thí điểm thànhcông chính sách mở cửa biên giới năm 1990

3 Tiềm năng phát triển du lịch

Quảng Ninh có hơn 600 danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử; hội tụ đầy

đủ các yếu tố tự nhiên: Rừng, núi, nước non, biển đảo, sông hồ đặc biệt có Vịnh

Hạ Long 2 lần được UNESCO công nhận Di sản thiên nhiên thế giới và vừađược vinh danh là Kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới; là cơ hội để phát triểndịch vụ du lịch và tiến đến phát triển công nghiệp văn hóa - giải trí Quần thểVịnh Hạ Long, Bái Tử Long là nguồn tài nguyên du lịch nổi bật, độc đáo vàobậc nhất cả nước và thế giới, với hơn 2.077 hòn đảo (chiếm 2/3 số đảo của cảnước)2

Khu quần thể di tích Nhà Trần, Di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử,Quần thể di tích lịch sử chiến thắng Bạch Đằng, Di tích và danh thắng núi BàiThơ, Thương cảng Vân Đồn, Đền Cửa Ông Cùng với tiềm năng du lịch sinhthái rừng, biển hết sức phong phú, với dải bờ biển dài, nhiều bãi biển tự nhiênđộc đáo3; hệ thống rừng ngập mặn đặc sắc, phong phú và nhiều hồ nước ngọtlồng ghép với chuỗi đồi, núi nhấp nhô là những sản phẩm du lịch hấp dẫn

Hiện nay, Quảng Ninh đã bước đầu hình thành 4 trung tâm du lịch trọngđiểm là: Trung tâm du lịch văn hóa tâm linh và di tích lịch sử (Khu Yên Tử -Bạch Đằng - Lăng mộ các vua Trần); Trung tâm du lịch Di sản thiên thiên - Kỳquan thế giới (Vịnh Hạ Long - Bái Tử Long); Trung tâm du lịch sinh thái biểnđảo chất lượng cao (Vân Đồn) và Trung tâm du lịch thương mại biên giới(Móng Cái) Hàng năm, trên địa bàn tỉnh có rất nhiều lễ hội truyền thống, tiêubiểu như: Lễ hội Yên Tử, Lễ hội Bạch Đằng, Lễ hội Thập Cửu Tiên Công, Lễhội Đền Cửa Ông, Lễ hội Chùa Long Tiên, Lễ hội Đình Trà Cổ, Lễ hội QuanLạn; Lễ hội Carnaval Hạ Long… Từ huyện Đông Triều đến thành phố cửa khẩuMóng Cái đều có danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu.Những năm qua, khách du lịch đến Quảng Ninh tăng cao (năm 2011, đạt hơn 6triệu lượt khách, gấp 3,5 lần năm 2001, trong đó số lượt khách quốc tế đạt 2,5triệu lượt, chiếm 38% khách quốc tế đến Việt Nam)

2 Nguồn: Dư Địa chí Quảng Ninh, Tập 1

3 Các bãi biển: Trà Cổ, Vĩnh Thực (Móng Cái), Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Cô Tô, Bãi Cháy

9

Trang 10

Những tiềm năng, lợi thế nổi trội đã giúp Quảng Ninh hội tụ đủ các nhân

tố thiên thời, địa lợi, nhân hoà để có thể phát triển toàn diện các lĩnh vực, đẩynhanh tiến trình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế sâu rộng

4 Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên than đá của Quảng Ninh lớn nhất nước ta, kéo dài từ Phả

Lại (Hải Dương) phía Tây, đến Vạn Hoa (Quảng Ninh) phía Đông với diện tíchphân bố khoáng sản 1.300 km2 Trầm tích chứa than dày từ 1.800 đến 2.000 métvới 29 vỉa than công nghiệp uốn lượn theo dạng hình sin Đã có 5 vùng than lớnkhai thác từ hơn 100 năm nay với hai phương pháp lộ thiên và hầm lò Đó là cácvùng Mạo Khê, Cẩm Phả, Kế Bào, Bảo Đài và Hòn Gai

Theo tính toán của Cục Địa Chất năm 1994, trữ lượng than tự nhiên củaQuảng Ninh khoảng 12 tỷ tấn Trong đó tổng trữ lượng đã thăm dò, tìm kiếm vàkhai thác là 3 tỷ 633 triệu tấn Hầu hết các mỏ than Quảng Ninh thuộc loại thanăng-tơ-ra-xít, ít tro và năng suất tỏa nhiệt cao Phân tích sự cấu thành trung bìnhcủa than Quảng Ninh sẽ thấy các thành phần như sau :

Các chất dễ bay hơi : 7 đến 9 %

Các-bon cố định : 80 đến 90 %

Năng suất tỏa nhiệt : 7.350 đến 8.200 ca-lo.

Than Quảng Ninh từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường thế giới Pôn Muy-ni-ê

(Paul Munier) một ký giá phương Tây đã viết bài “Tham quan miền đất đen”

trên tập san Đông Dương, số 50, ngày 16-6-1941, đã nhận xét về than Quảng

Ninh như sau : “Than ở vùng mỏ kỳ lạ này là một thứ than đặc biệt tốt Đó là một thứ than gầy rất thuần khiết và rất rắn, có từ 80 – 90 % than cố định Than này còn thuần khiết hơn cả loại than tốt nhất của nước Anh” Chính vì vậy, ngay dưới chế độ thực dân Pháp, than Quảng Ninh đã được “tất cả các thị trường nổi tiếng đều mở cửa đón chào” (4) và đã có 40 nước nhập khẩu than Quảng Ninh lúcđó

Bên cạnh bể than nổi tiếng, có giá trị kinh tế lớn, về kim loại có antimon

đầy triển vọng, phân bố chủ yếu trong đới đứt gãy sâu Yên Tử-Tấn Mài Đếnnay đã phát hiện được 40 mạch quặng antimon, mạch lớn nhất có chiều dài từ200-300 m, dày 0,7-0,8 m, rộng 20-70 m Thành phần chủ yếu của mạch quặng

là thạch anh, antimon, pi-rit và sulfua Trong quặng antimon còn phát hiện dấuhiệu của vàng Inmetit-titan cũng là khoáng vật được chú ý ở Quảng Ninh.Chúng phân bố chủ yếu trong các bãi cát ven biển từ Đầm Hà đến Móng Cái,trong đó ti-tan tập trung ở ba khu vực chính là Hà Cối, Bình Ngọc, Trà Cổ vàquanh đảo Vĩnh Thực

Các hợp kim ti-tan, ô-xít ti-tan được sử dụng trong nhiều lĩnh vực côngnghiệp : sơn thủy tinh, thuộc da, kính, cao su, thép, chế tạo máy bay, tàu thủy, ô

tô … Tài nguyên kim loại Quảng Ninh còn có các mỏ sắt ở Kế Bào, Việt Hưng,

4 Xem Les Charbonnages du Đông Triều NXB Viễn Đông, Hà Nội, 1942

10

Trang 11

Đồng Đăng ; mỏ vàng ở Tiên Yên, Pình-Hồ, Cái Bầu ; mỏ thủy ngân ở ĐồngMỏ-Tiên Yên ; mỏ chì, kẽm, đồng rải rác trong một số địa phương.

Quảng Ninh cũng là nơi rất giàu tài nguyên để sản xuất các loại vật liệu chịu lửa Nguyên liệu chịu lửa chia làm hai nhóm : nhóm sản xuất alumin và

nhóm sản xuất silic và manhetit Nhóm sản xuất alumin tập trung ở khu vựcmiền Đông của tỉnh với ba trường quặng lớn, trong đó có mỏ cao lanh Tấn Màipyrophilit ở Hải Hà là lớn nhất

Nguyên liệu gốm sứ thủy tinh ở Quảng Ninh cũng là một tài nguyên

không nhỏ, đã được khai thác từ lâu và đem lại hiệu quả kinh tế Nguyên liệugốm sứ phân bố ở hai đầu cực phía Đông và phía Tây của tỉnh với các mỏ KimTinh, Vĩnh Thực (Móng Cái) và Việt Dân, Yên Thọ (Đông Triều) với trữ lượng

dự báo mỗi mỏ có từ 4 triệu đến 26 triệu tấn Nguyên liệu thủy tinh với hai mỏ

cát trắng Vân Hải (Vân Đồn) và Vĩnh Thực (Móng Cái) Mỏ cát Vân Hải là lớnnhất, phân bố trên diện tích 28 km2, nằm lộ trên mặt đảo bốn tầng cát côngnghiệp : cát trắng, cát trắng sữa, cát trắng tạp và cát đen Thành phần khoángchất chủ yếu có thạch anh, limonit, manhetic và có vàng sa khoáng Trữ lượngtài nguyên dự báo là 13.900 ngàn tấn

Một loại tài nguyên dồi dào, trữ lượng lớn nhưng chưa được khai thác baonhiêu ở Quảng Ninh, là vật liệu xây dựng với hàng trăm mỏ đá vôi và mỏ sét,phân bố hầu khắp trên địa bàn toàn tỉnh với trữ lượng hàng tỷ tấn

Tài nguyên động, thực vật: Theo cuốn “Quảng Ninh đất và người”, Nhà

xuất bản Lao động- xã hội, Hà Nội, năm 1995, từ xa xưa, Quảng Ninh đã nổi

tiếng là nơi có động thực vật phong phú, trong đó có nhiều loại quý hiếm mà sử

sách đã ghi chép Về thực vật, trong quyển Dư địa chí viết cách đây hơn 600

năm, Nguyễn Trãi đã khẳng định ở vùng biển Quảng Ninh có loại cây quý hiếm

là trầm ngư “Trầm ngư là tên gỗ, mọc ở biển nước mặn, các loài cá lấy đuôiquẫy vào, người địa phương dùng nấu nước uống có thể trừ khí lam chướng”.Trong Vân đài loại ngữ, Lê Quý Đôn nói rằng ở Quảng Ninh có các loại gỗ quýnhư gỗ lim, gỗ sến, gỗ nghiến Gỗ nghiến, thớ gỗ có hình chim sẻ Các loại gỗnày tuyệt nhiên không mọt Cung thất, đền chùa, ghe thuyền, đồ đạc đều dùngthứ gỗ này Về động vật, sách Đại Thanh nhất thống chí viết trong biển Vân Đồn

“Có hạt châu, năm nào đêm trung thu có trăng sáng thì năm ấy có hạt châu” ĐạiViệt sử ký toàn thư chép trong vùng núi Tam Trĩ (Ba Chẽ) có voi trắng Vân đàiloại ngữ của Lê Quý Đôn thì cho rằng ở huyện Nghiêu Phong (Hoành Bồ) vàVạn Ninh (Móng Cái) có ngọc trai, đồi mồi, mật ong, cua bể

Trên vùng sinh thái ngập mặn, bãi triều, cửa sông thực vật Quảng Ninhgồm có các loại : sú, giá, cóc vàng, ô rô, tra, dứa dại, cốc kèn Ở những bãi cátven bờ, phi lao mọc thành rừng, ngày đêm ngân lên khúc nhạc du dương tâmtình với biển cả Trên vùng gò đồi có độ cao 200 m, có nhiều loại gỗ có giá trịkinh tế như lim xanh, lim xẹt, sồi phẳng, dẻ quấng, dẻ cau, dẻ gai Ấn Độ, hà nu,trâm, chẹo, ngát, de rừng, quế, thông nhựa, thông mã vĩ Vùng đồi từ 200 đến

500 m có táu mật, cà ổi Ấn Độ, sến đất, sau sau, trong đó có những loại gỗ đượcliệt vào hạng “tứ thiết” Vùng núi cao từ 500 đến 1.000 m có loại thực vật đặcchủng là thông nàng bên cạnh giổi bà, giổi nhung, táu mật Vùng núi đá vôi có

11

Trang 12

vàng anh, thị đen, kim giao, sồi lá tròn, trường kẹn, táu mật, sến đất nhô lênchon von giữa thảm thực vật thân bám rậm rạp như dương xỉ, phong lan, huyết

dụ Bên cạnh thảm thực vật tự nhiên, Quảng Ninh còn có những cánh rừng nhântạo trồng thông nhựa, bạch đàn, thông mã vĩ, sa mộc, đặc biệt có những cánhrừng trồng cây đặc sản như hồi, quế, trẩu tập trung ở các huyện Bình Liêu, TiênYên, Hải Hà, Đầm Hà và thị xã Móng Cái

Động vật ở Quảng Ninh, nhất là động vật rừng và biển cũng là tài nguyên

có tiềm năng dồi dào, nhiều giống loài có tương lai phát triển

Động vật rừng, ở mỗi sinh cảnh khác nhau tồn tại các họ, loài động vậtkhác nhau Ở những sinh cảnh rừng tự nhiên phần nào còn giữ được tính chấtnguyên sinh như rừng Ba Mùn, Yên Tử, Quảng Nam Châu có các loài nai,hoẵng, khỉ, lợn rừng, sóc, chồn Các loài hổ, báo, gấu, chó sói tuy vẫn cònnhưng lượng cá thể rất ít Các loài bò sát có trăn đất, trăn hoa, rùa vàng, các loàichim có gà lôi, trĩ, niệc, đại bàng đất, yểng, vàng anh Ở những sinh cảnh rừngnúi đá các loại động vật thường gặp là khỉ, vượn, sơn dương, sóc, voọc, tắc kè,trăn, rắn; các loài chim có cao cát, hồng hoàng, niệc hung,v.v Sinh cảnh bụicây trảng cỏ thích hợp với các loại hoẵng, lợn rừng, cầy, cáo, chuột, gà gô, gàrừng, bìm bịp, đa đa, chèo bẻo Sinh cảnh rừng tre nứa có các loài dũi, chuột,sóc, lợn rừng, cầy hương, mèo rừng, khỉ vàng Ở ven rừng tiếp giáp với đồngruộng, nương rẫy có các loài chuột, nhím, hon, thỏ rừng, lợn rừng

Tài nguyên biển, Quảng Ninh là một trong rất ít những địa phương ở

nước ta có tài nguyên biển cực kỳ đa dạng và phong phú Tài nguyên biểnQuảng Ninh có thể chia ra làm 3 loại: động vật và thực vật trên cạn dưới nước,tài nguyên du lịch, kinh tế cảng biển, trong đó có loại tài nguyên càng khai thác,càng phát triển, nguồn lợi càng lớn, không bao giờ cạn kiệt

Biển Quảng Ninh có điều kiện tự nhiên thích hợp với hầu hết các giốngloài hải sản sinh sản và phát triển Với nhiệt độ không thay đổi nhiều giữa cácmùa, mùa lạnh trung bình từ 16 đến 170, mùa nóng lúc cao từ 28 đến 300, lúcthấp là 240, đã tạo nên khí hậu biển quanh năm ôn hòa Nồng độ muối biểnQuảng Ninh so với các vùng biển khác khá cao, từ 23 đến 34,5 % Biên độ thủytriều lớn nhưng biển có đảo che chắn nên hầu như không có sóng, quanh nămyên tĩnh Sự hình thành rừng đảo đá phân bố dầy đặc trên diện tích 1.500 km2của vịnh Hạ Long, khiến cho biển Quảng Ninh như cái ao chuôm khổng lồ,thích hợp với nhiều loài động vật biển sinh sống Ở các vùng biển khác, cá đáy,

cá lớn, cá dữ sống xa bờ, ở chỗ biển sâu, thuận tiện cho chúng ẩn nấp và kiếmmồi

Ở biển Quảng Ninh có đảo đá đổ bóng râm xuống vịnh, chân đảo nhiềuhang hốc nên các loại cá này sống gần bờ, quanh quẩn trong rừng đảo QuảngNinh có 40.834 ha bãi triều cửa sông và 48.212 ha bãi triều các vùng cồn rongchân đảo, nơi sinh sống náo nhiệt của các loài phù du, rong tảo, là môi trường cưtrú sống động của nhiều giống loài tiết túc, nhuyễn thể Với thiên nhiên tráng lệ,các giống loài hải đặc sản dồi dào, một nhà văn đã ví biển Quảng Ninh như mộtvườn hoa nước mặn quả thật không ngoa Ông viết : “Biển Quảng Ninh là một

12

Trang 13

vườn hoa nước mặn trên đó bừng nở biết bao quả trái đặc sản đem thêm vô vànthơm thảo vào cuộc sống ngày càng lớn lên” (5)

Ước tính trên toàn vùng biển Quảng Ninh có hơn 1.000 loài cá, trong đó

có 730 loài đã được định tên Biển Quảng Ninh hội tụ đầy đủ các loài cá ngon

mà biển nước ta có như chim, thu, nhụ, đé, vược, ngừ, dò, đối, tráp, đục, chai,chuồn … Động vật bò sát có đồi mồi, vích; những năm gần đây có cá sấu nuôi ởmột vài địa phương ven biển

Bên cạnh các loài động vật có xương sống, biển Quảng Ninh còn là thếgiới sôi động của các loài động vật không có xương sống mà điển hình là cácngành tiết túc, nhuyễn thể và giun tơ Trong ngành tiết túc họ tôm với nhiều loàinhư tôm he, tôm sú, tôm rảo, tôm hùm, bề bề Với hàng trăm loài sống ở nhữngvùng sinh thái khác nhau, động vật nhuyễn thể Quảng Ninh là nét đặc trưnghiếm thấy ở những vùng biển khác, phong phú về giống loài, đa dạng về hìnhthức và giá trị sử dụng cũng không giống nhau Loại nhuyễn thể đặc sản có giátrị từ hàng nghìn năm nay là ngọc trai (Pteridae), hải sâm, bào ngư Họ ốc có ốctai tượng, ốc hương, ốc nhảy, ốc đá, ốc đìa… với 16 họ, 37 loài Họ sò có sòhuyết, sò lông, sò gạo, họ nhà giun có xá sùng, bông thùa có nhiều trong vùngbiển Quảng Ninh

Theo những tài liệu điều tra gần đây, san hô biển Quảng Ninh có 165 loài,

52 giống; riêng vịnh Hạ Long có 136 loài san hô cứng với 44 giống, 12 họ tậptrung chủ yếu quanh các đảo Ba Mùn, Vạn Bội, Vạn Hà Biển Quảng Ninh có

177 loài tảo thuộc 44 giống và 3 ngành chính là tảo silic, tảo giáp và tảo lam Sốthực vật phù du vào tháng Một và tháng Chín hàng năm trong một mét khối (m3)nước biển là 54 x 104 tế bào

III MỘT SỐ SỰ KIỆN LỊCH SỬ

1 Ngày 12/11/1936

Cuộc Tổng bãi công của hơn 3 vạn Thợ Mỏ Tháng 11/1936 giành thắnglợi vẻ vang đã trở thành một trong những Sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất củaphong trào cách mạng Việt Nam nói chung, của giai cấp công nhân Việt Namnói riêng trong thời kỳ đấu tranh đòi quyền dân sinh dân chủ do Đảng ta lãnhđạo (1936 - 1939) Tầm vóc, ý nghĩa và ảnh hưởng của thắng lợi từ Cuộc Tổngbãi công này là rất to lớn và sâu sắc, đặc biệt là trong công tác giáo dục truyềnthống, nhất là với thế hệ trẻ Vùng Mỏ Tuy nhiên để Ngày 12/11/1936 trở thành

“Ngày Miền Mỏ bất khuất” suốt nhiều chục năm, xin giới thiệu đến các đồng chí

và các bạn một “Sự kiện” đã diễn ra cách đây hơn 50 năm nói về ngày 12/11 Đó

là, ngày 06/11/1961 Ban Thường vụ Khu ủy Hồng Quảng đã ra Nghị quyết số31-NQ/KU “V/v Tổ chức kỷ niệm Ngày 12/11, ngày đấu tranh của GCCN Vùngmỏ” Nghị quyết ghi rõ “Cách đây 25 năm, ngày 12/11/1936, giai cấp công nhânKhu Mỏ đã nhất tề quật khởi, anh dũng đấu tranh chống chế độ bóc lột hà khắccủa bọn chủ mỏ Cuộc đấu tranh này đã nổ ra từ Cẩm Phả, Hồng Gai đến MôngDương, Uông Bí, Mạo Khê v.v đã gây ảnh hưởng rộng lớn đối với trong vàngoài nước và giành được thắng lợi to lớn Bọn chủ mỏ đã phải nhượng bộ Đây

5 Nguyễn Tuân : Báo Văn Nghệ, số 289, ngày 25-3-1969.

13

Trang 14

là một trong những cuộc đấu tranh vĩ đại nhất của giai cấp công nhân khu Mỏdưới sự lãnh đạo của Đảng, nó đã ghi thêm một trang sử oanh liệt trong lịch sửđấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam Vì vậy Ban Thường vụ Khu ủy đãquyết định: Từ năm 1961 trở đi, toàn khu Mỏ sẽ lấy ngày 12/11 hàng năm để tổchức kỷ niệm cuộc đấu tranh anh dũng năm 1936, coi ngày đó là Ngày Hội lớncủa giai cấp công nhân và nhân dân Khu Mỏ.

Năm 1982, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Quyết định lấy 12/11 là Ngày truyền thống ngành Than Khẩu hiệu “Kỷ luật và đồng tâm” từ năm 1936 đã

trở thành tài sản vô giá, theo bước chân thợ mỏ đến ngày hôm nay và mãi mãi vềsau

2 Ngày 25/4/1955

Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 với đỉnh cao là chiếnthắng Điện Biên Phủ đã đập tan những nỗ lực cao nhất của thực dân Pháp và canthiệp Mỹ trên chiến trường Đông Dương Ngày 20-7-1954, Hiệp định quốc tế vềchấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương được ký kết tại Giơ-ne-vơ(Thuỵ Sĩ) Pháp và các nước tham dự hội nghị Giơ-ne-vơ phải công nhận độclập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ ba nước Việt Nam, Lào,Campuchia

Quán triệt sâu sắc chủ trương tranh thủ hoà bình của Trung ương Đảng,đánh bại âm mưu khiêu khích của đế quốc Mỹ và thực dân Pháp, trong tháng 8

và tháng 9-1954, các Đảng bộ tỉnh Quảng Yên, đặc khu Hòn Gai, tỉnh Hải Ninhtập trung đẩy mạnh công tác giáo dục cán bộ, đảng viên, nhân dân về Hiệp địnhGiơ-ne-vơ; tình hình và nhiệm vụ mới của Đảng ta; các chính sách của Đảng đốivới vùng giải phóng, đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đối với nguỵ quân,nguỵ quyền và chính sách tự do tín ngưỡng

Thực hiện Hiệp định Giơ-ne-vơ về việc chuyển quân và rút quân, tỉnh HảiNinh là một trong những nơi địch rút sớm nhất miền Bắc, ngày 8-8-1954, quânPháp rút khỏi Tiên Yên, tỉnh Hải Ninh sạch bóng quân xâm lược Phần lớn địabàn tỉnh Quảng Yên và Đặc khu Hòn Gai nằm trong khu vực tập kết 300 ngày.Trong khi các lực lượng của ta nghiêm chỉnh chấp hành Hiệp định, thì quânPháp ra sức càn quét cướp phá tài sản, bắt thanh niên đi lính và cưỡng ép đồngbào di cư vào Nam; tháo dỡ máy móc; khuyến khích các đảng phái phản độngnổi lên chống phá cách mạng; tăng cường cài cắm gián điệp vào các nhà máy, xínghiệp, các địa phương với âm mưu chống phá ta về lâu dài

Tỉnh Quảng Yên, khu Hồng Quảng, tỉnh Hải Ninh là một trong những địabàn trọng điểm trong kế hoạch cưỡng ép di cư của Mỹ và tay sai Ở đặc khu HònGai, chúng dựng lên “Tổng uỷ di cư” có trụ sở ở Hòn Gai do tên Voòng A Sángcầm đầu Dưới Tổng uỷ di cư, chúng lập ra các “Ban di cư xã hội”, ngoài ra còn

có các tổ chức phản động, sự hỗ trợ của hàng nghìn lính Âu Phi, bảo an binh

Đối với mỗi địa bàn, chúng tập trung cưỡng ép di cư vào một đối tượngnhất định Ở địa bàn Hải Ninh, do chính quyền cơ sở, nhất là cấp xã còn yếu,thậm chí nhiều xã chưa thành lập được chính quyền cách mạng, hoạt độngcưỡng ép đồng bào di cư của địch diễn ra trắng trợn, điên cuồng Địch tập trung

14

Trang 15

ráo riết cưỡng ép đồng bào dân tộc thiểu số, chú trọng người Hoa Ở địa bàn khu

Mỏ, chúng tập trung cưỡng ép công nhân có trình độ kỹ thuật cao và tầng lớp cai

ký, giám thị Ở địa bàn Quảng Yên, chúng tập trung vào đồng bào Thiên Chúagiáo, những người trước đây là nguỵ quân, nguỵ quyền

Cuộc đấu tranh chống địch cưỡng ép đồng bào di cư vào miền Nam đãdiễn ra liên tục từ cuối năm 1954 cho đến ngày ta tiếp quản vùng mỏ Ở HảiNinh, ta đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động kết hợp với mạnh tay trấn ápbọn phản động đầu sỏ ngoan cố; thành lập 3 đoàn cán bộ tổ chức cứu đói ở cáchuyện Ba Chẽ, Đình Lập, Bình Liêu Ở Đặc khu Hòn Gai, nơi đọ sức gay gắtgiữa ta và địch trong vấn đề di cư, ta đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vạch rõ

âm mưu thủ đoạn của địch, tổ chức các Đại hội chống Mỹ ở Hoành Bồ, CáiRồng Nhân dân đã lập ra các Uỷ ban chống địch cưỡng ép di cư Nhân dân xãĐoàn Kết, huyện Cẩm Phả và khu Lán Đạo, thị xã Hòn Gai còn ký giấy cam kếtkhông di cư

Ở Yên Trì (Quảng Yên), trước khi ta thực hiện công tác chống cưỡng ép

di cư, có 64 gia đình định ra đi, sau khi được cán bộ giải thích, đã có 46 gia đình

ở lại Ở Lán Đạo (thị xã Hòn Gai), nơi tập trung đồng bào theo đạo Thiên Chúa,trong số 47 gia đình định di cư đã có 35 gia đình tự nguyện ở lại, 137 gia đình

đã làm đơn gửi Chính phủ và Ủy ban Quốc tế giám sát đình chiến ở Việt Namphản đối thủ đoạn lừa bịp cưỡng ép giáo dân di cư của bọn phản động Khi đượccán bộ ta đến giải thích và vận động, nhiều gia đình ở Hà Gián (huyện Cẩm Phả)đang tập trung ở thị xã Cẩm Phả để di cư vào Nam đã tỉnh ngộ và trở về quêquán Đến tháng 3-1955, toàn Đặc khu Hòn Gai chỉ có 216 gia đình với 2.145người di cư trong tổng số hơn 70 nghìn dân của Đặc khu Âm mưu cưỡng ép di

cư của đế quốc Mỹ và tay sai về cơ bản bị thất bại

Công tác đấu tranh giữ máy móc, không cho đối phương di chuyển tráiphép được chỉ đạo chặt chẽ Cuối năm 1954, thực hiện sự chỉ đạo Đặc khu uỷHòn Gai Các đội bảo vệ máy đã được thành lập trong công nhân mỏ Ngày 18-12-1954, công nhân Cẩm Phả đã ngăn chặn được bọn chủ mỏ định chuyển 12hòm máy và 1 cần cẩu Xông-đơ (Sondeur) xuống tàu Chiều 9-3-1955, chủ mỏdùng lính và bọn cai xếp người Pháp định chuyển 8 động cơ của Nhà máy điệnHòn Gai xuống Cẩm Phả để chuyển vào Nam Công nhân đã vây quanh nhà tênchủ, buộc chúng phải ngừng chuyển máy Ngày 24-4-1955, công nhân Nhà máy

Cơ khí Cẩm Phả đã kiểm soát các hòm máy chủ định chuyển vào Nam, buộcchúng phải để lại ba máy

Để chuẩn bị cho công tác tiếp quản Khu mỏ, xuất phát từ nhiệm vụ chínhtrị trước mắt và lâu dài của địa phương, căn cứ vào các đặc điểm địa lý kinh tế,hành chính, dân cư, truyền thống lịch sử, ngày 22-2-1955, Chủ tịch Hồ ChíMinh đã ký Sắc lệnh 221/SL thành lập khu Hồng Quảng trên cơ sở hợp nhất tỉnhQuảng Yên và đặc khu Hòn Gai (các huyện Chí Linh, Kinh Môn, Nam Sách vàSơn Động sáp nhập trở lại tỉnh Hải Dương và Bắc Giang) Để chuẩn bị cho côngtác tiếp quản Khu mỏ, Khu uỷ Hồng Quảng quyết định thành lập 2 Đảng uỷ ở 2thị xã Hòn Gai, Cẩm Phả, các Ban Cán sự ở Quảng Yên, Cửa Ông, Cát Bà Khu

15

Trang 16

cũng thành lập một đoàn cán bộ tiếp quản vào tiếp thu cơ sở sản xuất Công tyPháp mỏ than Bắc Kỳ (SFCT).

Ngày 11-4-1955, các hiệp định về việc chuyển giao khu chu vi Hải Phòngđược ký kết giữa ta và Pháp Ngày 18-4-1955, đội tiếp quản hành chính của tatiến vào Cửa Ông, Cẩm Phả nhận bàn giao của Pháp Ngày 22-4-1955, một lựclượng chính trị quân sự của ta chính thức tiếp quản Cửa Ông, Cẩm Phả, QuảngYên Ngày 24-4-1955, lực lượng quân sự của ta tập kết bên Bãi Cháy, chuẩn bịtiếp quản Hòn Gai 12 giờ trưa ngày 24-4, tên lính Pháp cuối cùng rời Khu mỏ

13 giờ cùng ngày, lực lượng quân sự và chính trị của ta vào tiếp quản Hòn Gai

trong không khí tưng bừng náo nhiệt của ngày vui giải phóng Sáng ngày

25-4-1955, ta đã tổ chức cuộc mít tinh lớn ở thị xã Hòn Gai, ra mắt Uỷ ban quân

chính Hồng Quảng, đọc nhật lệnh của Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp

và thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi quân dân Hồng Quảng

Sau hơn 72 năm đấu tranh bền bỉ và anh dũng, kể từ ngày thực dân Phápxâm lược Khu mỏ (12-3-1883), trải qua 9 năm cùng cả nước tiến hành cuộckháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, với khí thế Bạch Đằng Giang lịch

sử, với truyền thống “Kỷ luật và đồng tâm”, giai cấp công nhân mỏ và dân dânlao động khu Hồng Quảng, tỉnh Hải Ninh đã viết lên những trang sử hào hùng,giành được hoàn toàn quyền làm chủ mảnh đất vùng Đông Bắc thân yêu của Tổquốc, vĩnh viễn thoát khỏi ách áp bức, bóc lột, chung tay xây dựng cuộc sốngmới

3 Ngày 05/8/1964

Để cứu vãn cho sự sụp đổ của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, đế quốc

Mỹ đẩy mạnh chiến tranh xâm lược miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại

ra miền Bắc bằng không quân và hải quân nhằm ngăn chặn chi viện của hậuphương lớn miền Bắc XHCN cho chiến trường miền Nam Đêm 31/7/1964, tàukhu trục Ma-đốc thuộc biên đội xung kích 77, hạm đội 7 của Mỹ ngang nhiênxâm phạm vùng biển nước ta Chấp hành nghiêm mệnh lệnh chiến đấu với quyếttâm trừng trị tàu địch xâm phạm vùng biển của ta, ngày 2/8/1964, 3 tàu phónglôi là 333, 336, 339 – Phân đội 3, Đoàn 135 do Nguyễn Xuân Bột – Phân độitrưởng kiêm thuyền trưởng tàu 333 chỉ huy với ý chí quyết chiến, quyết thắngquyết đánh giặc Mỹ xâm lược, cán bộ chiến sỹ phân đội 3, các tàu phóng lôi đãchiến đấu anh dũng, mưu trí đánh đuổi tàu khu trục Ma-đốc ra khỏi vùng biểnmiền Bắc nước ta

Ngày 5/8/1964, đế quốc Mỹ đã cho máy bay và tàu chiến ném bom, bắnphá Miền Bắc, trong đó có Quảng Ninh 13 giời 35 phút, nhiều tốp máy bayphản lực hiện đại của Mỹ từ hạm đội 7 ồ ạt bay vào ném bom, bắn phá cảng hảiquân của ta ở Bãi Cháy và một số nơi của thị xã Hồng Gai Với tinh thần cảnhgiác và sẵn sàng chiến đấu cao, ngay từ phút đầu, các đơn vị hải quân, pháo cao

xạ đã dũng cảm đánh trả máy bay địch Các chiến sĩ bộ binh, công an vũ trang,dân quân tự vệ đã hiệp đồng chặt chẽ với bộ đội pháo cao xạ, tạo thành lưới lửaphòng không dày đặc, nhiều tầm Trong trận thử lửa đầu tiên, quân và dânQuảng Ninh đã bắn trúng 3 máy bay Mỹ, trong đó có 2 chiếc rơi tại chỗ, bắtsống phi công Mỹ đầu tiên - Trung uý E.Alvarez, lái máy bay A4D bị Trung đội

16

Trang 17

súng 14,5 ly bắn rơi lúc 14 giờ 43 phút ngày 5-8-1964 và bị bắt sống tại vụngHòn Mối - Vịnh Hạ Long.

Ngày 05/8/1964 trở thành ngày đánh thắng trận đầu của Quân chủng

Phòng không- Không quân Việt Nam, trong đó quân và dân Quảng Ninh đã gópphần xứng đáng viết lên truyền thống hào hùng đó

4 Ngày 30/10/1963

Khu Hồng Quảng và tỉnh Hải Ninh cùng nằm trên một dải đất vùng ĐôngBắc Tổ quốc, trước năm 1906 cùng chung một đơn vị hành chính với tên gọi làtỉnh Quảng Yên Sau khi thực dân Pháp xâm lược và thống trị nước ta, ngày10/12/1906, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập tỉnh Hải Ninh tách

từ tỉnh Quảng Yên ra Để phù hợp với tình hình đặc điểm của từng giai đoạn,lịch sử tỉnh Quảng Yên khi tách ra thành hai đơn vị hành chính: Tỉnh QuảngYên và Đặc khu Hòn Gai (năm 1946), nhập lại thành Liên tỉnh Quảng Hồng(tháng 3-1947), rồi lại tách ra thành Đặc khu Hòn Gai và tỉnh Quảng Yên (tháng12-1948) Cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, tháng 2-1955, Chủ tịch HồChí Minh ký Sắc lệnh thành lập khu Hồng Quảng trên cơ sở sáp nhập Đặc khuHòn Gai và tỉnh Quảng Yên Ngày 8-8-1954, tỉnh Hải Ninh hoàn toàn giảiphóng Ngày 25-4-1955, Khu Hồng Quảng hoàn toàn giải phóng Đảng bộ khuHồng Quảng và Đảng bộ tỉnh Hải Ninh đã lãnh đạo nhân dân bắt tay vào thựchiện hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa,thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất

Xét thấy việc hợp nhất khu Hồng Quảng và tỉnh Hải Ninh thành một đơn vịhành chính có nhiều điểm thuận lợi về kinh tế, quốc phòng, đầu tháng 7-1963,Ban Thường vụ Khu uỷ Hồng Quảng và Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hải Ninh tổchức Hội nghị liên tịch bàn và nhất trí đề nghị Trung ương hợp nhất khu HồngQuảng và tỉnh Hải Ninh thành một đơn vị hành chính Ngày 4-10-1963, Ban Bíthư Trung ương Đảng có Công văn gửi Ban Tổ chức Trung ương, Đảng đoàn BộNội vụ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Thường vụ Khu uỷ Hồng Quảng và Tỉnh uỷHải Ninh về việc “Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết địnhthống nhất tỉnh Hải Ninh và khu Hồng Quảng thành một Tỉnh” để nghiên cứu kếhoạch thi hành

Ngày 7-10-1963, Ban Thường vụ Khu uỷ Hồng Quảng và Ban Thường vụTỉnh uỷ Hải Ninh họp Hội nghị liên tịch và ra Nghị quyết về việc hợp nhất.Theo nguyện vọng của Đảng bộ và nhân dân khu Hồng Quảng và tỉnh Hải Ninh,

ngày 30-10-1963, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá II, Quốc hội đã ra nghị quyết,

quyết nghị phê chuẩn việc hợp nhất tỉnh Hải Ninh và khu Hồng Quảng thànhtỉnh Quảng Ninh

Tiếp đó ngày 18-11-1963, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Nghị quyết số

85-NQ/TW, quyết nghị hợp nhất hai Đảng bộ Hồng Quảng và Hải Ninh thànhmột Đảng bộ là Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh Ngày 12/12/1963, hai Ban Thường

vụ đã họp hội nghị liên tịch bàn về công tác tổ chức thực hiện việc hợp nhất haiĐảng bộ thành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh Cùng với việc hợp nhất hai Đảng bộ,các cơ quan Nhà nước của hai tỉnh cũng lần lượt được hợp nhất thành một Từngày 01-01-1964, tỉnh Quảng Ninh đi vào hoạt động chính thức Đánh dấu mốc

17

Trang 18

rất quan trọng để giai cấp công nhân và nhân dân các dân tộc Quảng Ninh bướcvào thời kỳ cách mạng mới.

5 Ngày 17/12/1994

Ngày 21 tháng 12 năm 1991 Chính phủ nước ta cho phép xây dựng hồ sơ

về cảnh quan vịnh Hạ Long để trình Hội đồng Di sản Thế giới xét duyệt di sảnthiên nhiên thế giới Năm 1993, hồ sơ khoa học về vịnh Hạ Long được hoàn tất

và chuyển đến UNESCO để xem xét Trong quá trình hoàn chỉnh hồ sơ,UNESCO lần lượt cử các đoàn chuyên gia đến Quảng Ninh khảo sát, hướngdẫn, nghiên cứu, thẩm định hồ sơ tại chỗ Hồ sơ vịnh Hạ Long được chấp nhậnđưa vào xem xét tại hội nghị lần thứ 18 của Hội đồng Di sản Thế giới

Ngày 17 tháng 12 năm 1994, trong kỳ họp thứ 18 tại khách sạn Méridienthành phố Phu Kẹt (Thái Lan) Hội đồng Di sản thế giới (World HeritageCommittee) trong kỳ họp lần thứ 18, đã biểu quyết với sự nhất trí rất cao, côngnhận vịnh Hạ Long là Di sản thiên nhiên thế giới, bởi "Giá trị ngoại hạng và giátrị toàn cầu của một Di sản văn hoá và thiên nhiên, cần thiết được bảo vệ vì lợiích của toàn thế giới"

Ngày 29/11/2000, Hội đồng Di sản thế giới trong kỳ họp lần thứ 24 tạithành phố Cairns (Australia) đã công nhận vịnh Hạ Long là Di sản thế giới lầnthứ hai về giá trị địa chất, địa mạo

IV CHI BỘ CỘNG SẢN ĐẦU TIÊN Ở QUẢNG NINH, CÁC KỲ ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH

1 Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Quảng Ninh

Khu mỏ Hồng Gai – Cẩm Phả - Đông Triều – Uông Bí là khu côngnghiệp lớn, có đội ngũ công nhân đông đảo, sớm tập trung của vùng Đông Bắcnước ta Đây là một trong những nơi được Việt Nam thanh niên Cách mạngđồng chí Hội đặc biệt chú ý

Cuối năm 1928 đến đầu năm 1929, Hội đã phái nhiều hội viên là nhữngthanh niên trí thức, tiểu tư sản đến khu mỏ “vô sản hóa” nhằm: xâm nhập giaicấp công nhân để tự rèn luyện mình thành người vô sản, vừa phát động phongtrào đấu tranh của giai cấp công nhân chống ách áp bức bóc lột của bọn thực dânPháp, bọn tư bản chủ mỏ

Đồng chí Nguyễn Văn Lịch (tức Mẫn) là hội viên thanh niên đầu tiên(theo giới thiệu của đồng chí Hạ Bá Cang, từ Hải Phòng) tới Mạo Khê “vô sảnhóa” Đồng chí đã xin vào làm kho ở nhà máy cơ khí

Tại đây đồng chí vừa làm việc vừa tuyên truyền giác ngộ công nhân, anhphân tích cuộc sống khổ cực của người thợ, vạch rõ nguyên nhân gây ra nỗi khổ

ấy là: Bọn đế quốc phong kiến mà trực tiếp là bọn thực dân chủ mỏ cai thầu.Muốn thoát khỏi cuốc sống khổ cực ấy, mọi người phải đoàn kết lại làm cáchmạng

Để mọi người dễ hiểu và thu hút hội viên ngày một đông hơn, đồng chíNguyễn Văn Lịch đề nghị giải thể “Long thương đoàn”, Hội tương tế đổi thành

“Hội ái hữu”

18

Trang 19

Tháng 3 năm 1929, đồng chí Nguyễn Văn Lịch cùng với một số đồng chíkhác về “vô sản hóa” ở Mạo Khê thành lập một chi bộ thanh niên, nòng cốt lànhững thành viên tích cực của “Hội ái hữu” gồm các đồng chí: Nguyễn VănLịch, Đinh Tiến Toán, Bùi Văn Mạo, Vũ Huy Sán (tức Thảo), đồng chí Khoáng

và đồng chí Tước

Vừa ra đời, chi bộ thanh niên ở Mạo Khê đã vận động công nhân quyêngóp tiền ủng hộ cuộc đấu tranh cảu công nhân xưởng A-vi-a ở Hà Nội (nổ rangày 28-5-1929)

Chi bộ Thanh niên ở Mạo Khê vừa ra đời được 3 tháng thì Việt Namthanh niên Cách mạng đồng chí Hội giải tán

Ngày 17-6-1929, Đông Dương cộng sản Đảng được thành lập gây ảnhhưởng trực tiếp đến phong trào cách mạng Khu mỏ Cuối tháng 7-1929, đồngchí Nguyễn Đức Cảnh, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đông Dương cộngsản Đảng trực tiếp phụ trách Hải Phòng đã cử đồng chí Đỗ Huy Liêm ra khu mỏtruyền đạt chủ trương của Đông Dương cộng sản là giải tán các tổ chức thanhniên, thành lập các chi bộ Đông Dương cộng sản Đảng Về đến Khu mỏ, đồngchí Đỗ Huy Liêm đã triệu tập Hội nghị cán bộ, hội viên thanh niên tại Cẩm Phả -Cửa Ông truyền đạt chủ trương đó

Cuối năm 1929, Trần Văn Trí (tức Liên, tức Trí chuột) đã về Mạo Khê lậpchi bộ Đông Dương cộng sản Đảng, số Đảng viên gồm có: Trần Văn Trí, NgôĐình Mẫn, Đinh Tiến Toán, Bùi Văn Mạo, Bùi Đức Giao, Trần Văn Tước,Nguyễn Huy Sán (tức Thảo) do Trần Văn Trí làm bí thư

Để đáp ứng yêu cầu phát triển của phong trào công nhân cả nước, ngày27/7/1929 Hội nghị đại biểu Công hội đỏ Bắc Kỳ đã diễn ra tại số nhà 15 phốHàng Nón – Hà Nội Hội nghị quyết định thành lập Công hội đỏ ở Bắc Kỳ, đồngchí Nguyễn Huy Sán ở Mạo Khê thay mặt cho đội ngũ công nhân khu mỏ về dự.Đồng chí được hội nghị bầu làm ủy viên Ban Chấp hành Tổng công hội Bắc Kỳ.Sau khi thành lập, tổng công hội đỏ Bắc Kỳ, nhiều cán bộ đã được cử về vô sảnhóa ở mỏ than Mạo Khê

Cuối tháng 9-1929, đồng chí Nguyễn Văn Cừ (tức Phùng Ngọc Tường)với tư cách là phái viên của Trung ương Đông Dương cộng sản đảng tới MạoKhê trực tiếp lao động và gây dựng cơ sở cách mạng Mặc dù lao động nặngnhọc, lại bị bệnh sốt rét hoành hành, nhưng đồng chí “vẫn tranh thủ những giờnghỉ để gần gũi tâm tình với anh em công nhân, chùa Non Đông là nơi đồng chí

và anh em công nhân thường bí mật gặp gỡ bàn bạc công việc hàng ngày ”.Đồng chí Bùi Văn Mạo tranh thủ mọi thời gian mở lớp học văn hóa buổi tối ởphố Mạo Khê cho anh chị em công nhân, dạy những hội viên chưa biết chữ ngaytrong khi làm việc trong lò

Bằng nhiều hình thức hoạt động, gần gũi anh chị em công nhân để giácngộ, vận động họ trên đường đấu tranh cách mạng, nhiều người đã gia nhập Hội,cuối năm 1929, số hội viên “Hội ái hữu”đã tăng lên hơn 100 người, trong đó có

15 hội viên là nữ

19

Ngày đăng: 10/02/2017, 06:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w