Sau hai năm sưu tầm, phân loại, chỉnh lý, sắp xếp chúng tôi-những người thựchiện đề tài này, đã cố gắng giới thiệu một cách tương đối đầy đủ các phần: cadao, các thể loại liên quan đến c
Trang 1SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT
TỈNH QUẢNG NGÃI
*********
ĐỀ TÀI KHOA HỌC
SƯU TẦM, NGHIÊN CỨU
VĂN HỌC DÂN GIAN VÙNG BIỂN QUẢNG NGÃI
QUẢNG NGÃI,1997
Trang 2SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI
TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT
*Chủ nhiệm đề tài: THANH THẢO
Cử nhân văn học
Hội viên hội nhà văn Việt Nam
Phó Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Quảng Ngãi
*Thư ký đề tài: ĐĂNG VŨ
Cao học ngữ văn
Hội viên Hội văn nghệ dân gian Việt Nam
Uỷ viên thường trực Hội văn học nghệ thuật Quảng Ngãi
QUẢNG NGÃI, 1997
Trang 3Biên soạn chính ĐĂNG VŨ Những người cộng tác NGUYỄN TRUNG HIẾU
(Phó chủ tịch hội văn học Nghệ thuật Quảng Ngãi)
NGUYỄN ĐỨC QUYỀN
Uỷ viên BCH Hội VHNT Quảng NgãiHội viên Hội văn nghệ dân gian Việt Nam
NGÔ QUANG HIỀN
Chuyên viên nghiên cứu Văn hóa dân gian, Viện KHXH VN tại TP.HCM
Hội viên Hội văn nghệ dân gian Việt Nam
LÊ HỒNG KHÁNH
Hội viên hội văn nghệ dân gian Việt Nam
CAO CHƯ H.MAN TRẦN CAO NGUYÊN PHẠM PHONG PHẠM ĐƯƠNG
LÝ VĂN HIỀN ĐOÀN VĂN KHÁNH
HUỲNH VÂN HÀ
Trang 4MỤC LỤC
QUẢNG NGÃI,1997 0
LỜI MỞ ĐẦU 2
PHẦN I 2
GIỚI THUYẾT CHUNG 2
I.MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA 2
II LỊCH SỬ VẤN ĐỀ: 2
III NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ GIỚI HẠN ĐỀ TÀI 2
IV PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 2
PHẦN 2 2
Chương 1 2
VÀI NÉT VỀ ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI 2
1/ Thiên nhiên-đất nước 2
2/ Con người và lịch sử - văn hóa truyền thống 2
CHƯƠNG II 2
CA DAO VÀ NHỮNG THỂ LOẠI LIÊN QUAN ĐẾN CA DAO 2
I VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, SƯU TẦM 2
II.CA DAO CỦA MỘT VÙNG ĐẤT 2
Chương III 2
TRUYỆN KỂ 2
I VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SƯU TẦM 2
KẾT LUẬN 2
PHẦN 3 2
VĂN HỌC DÂN GIAN VÙNG BIỂN QUẢNG NGÃI 2
QUAN HỆ THIÊN NHIÊN 2
VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT 2
TÌNH YÊU NAM NỮ 2
HÔN NHÂN – GIA ĐÌNH 2
CA DAO CHỐNG PHONG KIẾN ĐẾ QUỐC 2
NHỮNG MỐI QUAN HỆ XÃ HỘI KHÁC 2
NHỮNG THỂ LOẠI GẦN GŨI CA DAO 2
TỤC NGỮ 2
VÈ CHIẾN THẮNG VẠN TƯỜNG 2
HÒ BẢ TRẠO 2
(Trống hồi) 2
HÁT HÒ, HÁT HỐ 2
TIẾNG CHIM CÀ CÁT 2
ÔNG RỚ, BÀ RỚ 2
SỰ TÍCH CHÙA HANG 2
ĐÁNH GIẶC TÀU Ô 2
Chuyện kể về 2
CÁC VỊ TIỀN HIỀN Ở ĐẢO LÝ SƠN 2
1 TIỀN HIỀN KHAI KHẨN 2
NÀNG ROI 2
SỰ TÍCH CHÙA ÔNG RAU 2
CHUYỆN KỂ VỀ: 2
THẦY LÁNH Ở CỬA SA CẦN 2
1/PHẠT NẬU RỖI 2
2/ RẤM BINH 2
Trang 53/ CHUYỆN ĐỔI ĐÌNH: 2
4/.CHIẾC DÀY 2
CHUYỆN KỂ VỀ: 2
NHỮNG HÒN ĐÁ Ở SA HUỲNH 2
SƯU TẦM VĂN HỌC DÂN GIAN 2
VÙNG BIỂN QUẢNG NGÃI 2
VÀI NÉT VỀ VĂN HỌC DÂN GIAN LÝ SƠN 2
MẤY KHÚC HÁT RU CỦA QUÊ NHÀ 2
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
Nhằm để bảo tồn và phát huy vốn văn hóa văn nghệ của dân tộc Việt Nam nóichung của nhân dân Tỉnh Quảng Ngãi nói riêng, theo chủ trương của Đảng vàNhà Nước trong bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, Hội văn học -Nghệ thuật Quảng Ngãi từng bước tổ chức nghiên cứu, sưu tầm và giới thiệuvăn học dân gian tỉnh nhà Việc tiến hành thực hiện đề tài "Nghiên cứu, sưu tầmvăn học dân gian vùng biển Quảng Ngãi" chỉ là một bước mở đầu cho công tácnày
Sau hai năm sưu tầm, phân loại, chỉnh lý, sắp xếp chúng tôi-những người thựchiện đề tài này, đã cố gắng giới thiệu một cách tương đối đầy đủ các phần: cadao, các thể loại liên quan đến ca dao và truyện kể dân gian của vùng biển tỉnhQuảng Ngãi Trong tập này chúng tôi cũng đã có phần tổng quan để bạn đọc tiệnviệc nhận ra diện mạo chung của vùng văn học này
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi nhận được sự giúp đỡ và khuyếnkhích về nhiều mặt của Sở khoa học và Công nghệ môi trường, Sở Tài chính-Vật giá, Sở kế hoạch - Đầu tư, Sở - Văn hóa Thông tin tỉnh Chúng tôi cũngnhận được sự công tác nhiệt tình của các cán bộ nghiên cứu ở Viện Khoa học Xãhội Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, ở tạp chí văn học nghệ thuật, của cácanh chị làm công tác giảng dạy, nghiên cứu và đông đảo sinh viên, học sinhtrong tỉnh, của các đồng chí lành đạo ở địa phương thuộc vùng biển Quảng Ngãi
đã giúp chúng tôi trong quá trình điền giả khai thác tư liệu Đặc biệt, chúng tôihết sức biết ơn các anh chị là cộng tác viên thường xuyên của đề tài và các nghệnhân đã cung cấp cho chúng tôi những tài liệu quý giá Nhân đây, chúng tôi xinchân thành cảm ơn tất cảc các đồng chí và các bạn Chúng tôi cũng xin cảm ơnquý anh chị trong Hội đồng nghiệm thu đã độ và góp những ý kiến sâu sắc, cặn
kẻ về bản đề tài này
Mặc dù chúng tôi đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện, nhưng chắcchắn không tránh khỏi những khiếm khuyết rất mong được sự quan tâm chỉgiáo của các đồng chí và của các ban để chúng tôi kịp thời sửa chữa và cũng là
để có thêm phần kinh nghiệm trong việc thực hiện những công việc mà chúngtôi đang quan tâm trong những năm đến
TM.BAN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀICHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
Thanh Thảo
Trang 7PHẦN I GIỚI THUYẾT CHUNG
I.MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA
Đề tài "Nghiên cứu, sưu tầm văn học dân gian vùng biển Quảng Ngãi" là một
đề tài hướng đến việc sưu tầm, giới thiệu văn học dân gian thuộc vùng biển
Quảng Ngãi trên các thể loại: Cac dao, dân ca, truyện kể dân gian trên cơ sở có
phân tích, đánh giá một cách tổng quát để thấy được cái hay cái đẹp, để thấy
được sự phong phú, đa dạng của kho tàng văn học dân gian còn đang khuất lấp
trong vùng biển Quảng Ngãi
Đề tài không những có ý nghĩa lưu giữ, bảo tồn và phát huy vốn văn học dângian quý hiếm còn lại của vùng biển Quảng Ngãi mà còn một bước để tiến tới
giới thiệu một cách tương đối toàn diện văn học dân gian Quảng Ngãi nói
chung
Với đề tài này, những người thực hiện hy vọng những câu ca, truyện kể sưutầm, tuyển chọn được sẽ là nguồn tài nguyên bổ ích cho giới nghiên cứu
folklore, cho các đối tượng là học sinh, sinh viên, các thầy cô giáo trong tỉnh
(hiện nay các nhà trường phổ thông trung học và cơ sở, trường cao đẳng đã và
đang giảng dạy văn học địa phương), và đông đảo cán bộ, nhân dân muốn tìm
hiểm về quê hưong Quảng Ngãi
II LỊCH SỬ VẤN ĐỀ:
Ngay sau Cách Mạng tháng 8 thành công Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã luôn luôn kêu gọi phải ra sức phát triển vốn văn nghệ của của dân tộc, nhất là
vốn văn nghệ bình dân, và coi đó là một nhiệm vụ trọng tâm để xây dựng một
nền văn nghệ nhân dân mới Và cũng chính từ đó khoa nhiên cứu văn hóa dân
gian và ngành nghiên cứu văn học dân gian ra đời, 50 năm qua ở nước ta có
hàng trăm công trình nghiên cứu văn hóa văn nghệ dân gian thật sự có giá trị,
bao gồm những công trình về phương pháp luận nghiên cứu, sưu tầm, những
công trình giới thiệu, khảo tả, đánh giá, tuyển chọn, hướng dẫn học tậpv.v…
Khắp nơi trong nước, đặc biệt từ năm 1975 đến nay, phong trào nghiên cứu sưu
tầm, giới thiệu văn hóa văn nghệ dân gian địa phương thật sự "rầm rộ và đều
khắp", tỉnh nào cũng có hàng chục công trình giới thiệu về văn nghệ dân gian
tỉnh đó, thậm chí có cả sách sưu tầm giới thiệu về vốn văn hóa văn nghệ dân
gian của làng, của xã
Tại tỉnh Quảng Ngãi, về văn nghệ dân gian, từ năm 1964, trong Nước non xứ
Quảng Phạm Trung Việt cũng có giới thiệu, tuy chưa nhiều, một số ca dao và
truyện kể dân gian Quảng Ngãi Mãi đến năm 1988, Sở Văn hóa- Thông tin
Nghĩa Bình mới cho xuất bản cuốn Ca dao dân ca Nghĩa Bình Đây là một tuyển
tập ca dân ca của Quảng Ngãi và Bình Định trên cơ sở các tư liệu của một số
sinh viên Đại học sư phạm Quy Nhơn và các trường khác, như Cao đẳng sư
Trang 8phạm Quảng Ngãi, Trường cấp III Tư Nghĩa … trong các đợt thực tế, hoặc từcác bài thực hành sưu tầm văn học dân gian địa phương, cộng với một số tư liệuđiền dã của những cán bộ nghiên cứu trong Sở Văn hóa - Thông tin Nghĩa Bình.Các tác giả Đào Văn A, Cao Chư đã có nhiều cố gắng trong việc chỉnh lý, phânloại, sắp xếp các tư liệu và cũng đã có phần giới thiệu tổng quát tương đối kỹlưỡng Sau khi chia tỉnh, Sở Văn hóa - Thông tin Quảng Ngãi tiếp tục giới thiệu
cuốn Một trăm câu ca dân gian Quảng Ngãi Nói là một trăm câu - một con số
ước lệ nhưng đây là một tuyển tập những vâu ca dân gian mà trước đó số lớn đã
được giới thiệu trong Ca dao dân ca Nghĩa Bình, và có bổ sung thêm ít nhiều.
Đây là những cuốn sách có giá trị về mặt tư liệu, hết sức đáng trân trọng, chỉ tiếcrằng số lượng những câu ca chưa nhiều và chưa có nhiều câu ca mới
Ở đây cũng cần phải nhắc đến một số công trình khác về ca dao dân ca có liên
quan đến Quảng Ngãi như Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam của Vũ Ngọc Phan (NXB KHXH, 1978), Ca dao Nam Trung Bộ của Thạch Phương và Ngô Quang
Hiển (NXB KHXH, 1994) Trong các công trình này có một số câu ca dân gianchiếm số lượng không nhiều so với các tỉnh khác và chủ yếu chỉ là những câu canói về địa danh, ngành nghề truyền thống… của người Quảng Ngãi
Về truyện kể dân gian, ngoài cuốn Non nước xứ Quảng có giới thiệu một số
truyện kể ở địa phương, năm 1995 Sở Văn hóa Thông tin Quảng Ngãi còn cho
ra mắt bạn đọc cuốn Quảng Ngãi truyền thuyết và giai thoại của Thế Kỳ và Hà
Thanh Đây là cuốn sách sưu tầm và tuyển chọn hơn 70 truyền thuyết và giaithoại ở tỉnh Quảng Ngãi Trong cuốn sách này các tác giả đã có nhiều cố gắngtrong việc thu nhập thêm một số tư liệu mới, bổ ích Về truyện kể miền núi, cócác cuốn Truyện cổ H're của Đinh Xăng Hiền và Nguyễn Thanh Mừng ( Sở Vănhóa Thông tin Nghĩa Bình, 1987), Truyện cổ Cor của Lê Như Thống ( Sở Vănhóa Thông tin Quảng Ngãi, 1994), Trường ca Đhăm Ta Yoong của người H're
do Việt Thương và Phạm Nhân Thành sưu tầm và dịch thơ (NXB văn hóa dântộc, 1995) Các công trình này đã góp phần không nhỏ trong việc bảo lưu vốnvăn học dân gian quý giá của đồng bào dân tộc trong tỉnh Quảng Ngãi
Ngoài ra về bàn về văn học dân gian Quảng Ngãi, hoặc liên quan đến văn họcdân gian Quảng Ngãi, còn có một số bài báo trên các báo, tạp chí, tập san….trong và ngoài tỉnh, một số bài viết trong các kỷ yếu Hội nghị Văn học dân gianmiền Trung tổ chức ở ĐHSP Vinh (1985) và ĐHSP Qui Nhơn (1988)
Nhìn chung, với số công trình vừa kể trên, có thể chưa thống kê được đầy đủ,nhưng cũng đã thấy vốn văn chương của người bình dân ở Quảng Ngãi đã đượckhai phá từ nhiều năm trước Chắc chắn trong số công trình còn ít ỏi này còn cónhiều điều bàn cãi, song chắc chắn không thể phủ nhận những giá trị về mặt tưliệu Tuy nhiên cũng cần nhận thấy rằng, không phải tất cả các tư liệu đều hoàntoàn chính xác Việc "gạn đục, khoe trong" sẽ là lẽ đương nhiên
Nhìn một cách tổng quan về các công trình kể trên thì rõ ràng, cần có mộtcông trình chung về Văn học dân gian Quảng Ngãi, bao gồm cả hai phần ca dao,dân ca, tục ngữ…và truyện kể dân gian Đây là một công trình phải tốn nhiềucông sức và tiền của mới có thể đủ điều kiện đi sưu tầm tài liệu, chỉnh lý, phân
Trang 9loại, đánh giá Để thực hiện công trình này cần phải bắt đầu từ việc điều tra khảosát lại từng địa phương, từng vùng đất, từng dân tộc thì may ra mới có thể cómột nguồn tài liệu phong phú và có độ tin cậy cao Xét từ góc độ đó thì đề tài
Nghiên cứu, sưu tầm văn học dân gian vùng biển Quảng Ngãi là một đề tài mới,
là một đề tài hẹp bởi đó là một bước khởi đầu với hy vọng có được những tư liệuphong phú, đa dạng và bổ ích
III NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Để tiến hành giới thiệu một cách tương đối chuẩn xác về văn học dân gianvùng biển Quảng Ngãi, theo chúng tôi, trước nhất phải xác lập lại các khái niệm,tức là phải bắt đầu tư cơ sở lý luận để thống nhất một cách hiểu về các khái niệm
như ca dao, dân ca, tục ngữ, truyện kể dân gian… Bởi nếu không hiểu đúng
khái niệm này thì việc sắp xếp, phân loại cũng sẽ không thống nhất
Trước nhất, thế nào là ca dao, thế nào là dân ca Đây là các khái niệm khóphân biệt ranh giới rõ rệt, đặc biệt trong việc phân loại hoặc trích dẫn tư liệu
Theo cách định nghĩa từ nguyên thi ca là bài hát có chương, có khúc, còn
dao là bài hát trơn Nhưng nếu chỉ hiểu như vậy thì ca dao cũng là dân ca, và
dân ca cũng là ca dao Theo Từ điển văn học, trước đây người ta đã xem bộ phận
những câu thơ được ghi chép trong vốn ca hát và lời nói ví truyền miệng trong
nhân dân là ca dao (hoặc còn gọi là phong dao) Về sau ca dao được hiểu không
phải là toàn bộ lời thơ ca dân gian, chủ yếu thuộc thể trữ tình và mang mộtphong cách riêng Và ca dao còn là những sáng tác có thể thuộc phạm trù vănhọc dân gian nếu đó là những sáng tác tập thể, truyền miệng, và cũng có thể
Từ cách tiếp cận ở trên, trong đề tài này thuật ngữ ca dao được xác định là
phần lời thơ của các câu hát dân gian, thuộc một bộ phận của thơ ca dân gian dotập thể hoặc cá nhân sáng tác được lưu truyền trong dân gian từ đời này sang đời
khác Còn dân ca cũng là những sáng tác dân gian nhưng trong đó yếu tố âm
nhạc hình thành đồng thời với yếu tố văn học, khi diễn xướng có thể kèm theo
cả những động tác Vì vậy, việc phân loại dân ca không thể chỉ dựa trên nộidung và hình thức của lời ca (như ca dao) mà phải căn cứ cả vào tính chất giaiđiệu giọng hát, các chức năng sinh hoạt khác nhau
Đây là một đề tài về văn học dân gian nên chúng tôi không nghiên cứu đến dân ca (khác với các đề tài về văn nghệ dân gian), nếu có giới thiệu đến các làng
điệu dân ca thì cũng giới thiệu có tính chất bổ sung, mà chủ yếu là phần lời, đểthấy vùng biển Quảng Ngãi không phải chỉ có nguồn văn học dân gian đa dạng,phong phú mà còn có cả vốn văn nghệ dân gian độc đáo, nhiều màu sắc
Một thể loại khác gần gũi với ca dao là tục ngữ Thuật ngữ tục ngữ ở đây
được hiểu là những câu nói dân gian ngắn gọn có nhịp điệu, được dùng trong lờinói hàng ngày, có tính đa nghĩa và được hình thành bằng cách liên tưởng Tụcngữ có nội dung phản ánh những phán đoán, nhận xét, kết luận về các hiệntượng tự nhiên, những quan hệ xã hội và các mặt của đời sống Theo Vũ Ngọc
1(1) Từ điển văn học - NXB Khoa học va Xã hội, Hà Nội, tập I, 1993, trang 92, 93.
Trang 10Phan "tục ngữ là một câu tự nó diễn trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinhnghiệm, một chân lý, một công lý, có khi là một sự phê phán (1).Trong đề tài này,chúng ta còn giới thiệu các thể loại khác thuộc thơ ca dân gian như vè, hát hò,hát hố, hò (bả trạo) nhưng chúng tôi tách ra thành một phần riêng, gọi là các thểloại liên quan đến ca dao, hay đúng hơn là gần gũi với ca dao Trong một sốcông trình nghiên cứu văn học dân gian trước đây cũng thường có cách sắp xếpnhư vậy Việc sắp xếp này căn cứ vào sự gần gũi về nội dung phản án và nguồn
tư liệu sưu tập Thông thường các thể loại liên quan đến ca dao có nội dung phản
án như ca dao, cũng là cách phô diễn tâm tình về các quan hệ thiên nhiân vàquan hệ xã hội nhưng không được phong phú đa dạng như ca dao Trong quátrình đánh giá chung chúng tôi sẽ nói rõ về các thể loại này
Về truyện kể dân gian: Truyện kể dân gian ở đây được hiểu bao gồm các thể
loại thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, giai thoại, truyện cười dân gian Nóichung là các thể loại truyện được lưu truyền trong dân gian Sẽ không đúng nếuxem truyện kể dân gian là huyền thoại như lâu nay một số người nhầm lẫn.Huyền thoại, truyền thuyết, cổ tích), còn truyện kể dân gian là để chỉ nhữngchuyện hoang đường lẫn những chuyện phản ánh từ hiện thực, hay đúng hơn có
cả chuyện về người thật, việc thật (giai thoại, truyện cười) Ở đây chúng tôi thấycần thiết phải xác định rõ ràng các khái niệm thuộc truyện kể dân gian
Trước nhất, thế nào là thần thoại? Thần thoại là những truyện kể dân gian về
các vị thần, các nhân vật anh hùng, các nhân vật sáng tạo văn hóa, phản ánhquan niệm của người xưa về nguồn gốc của thế giới vũ trụ (như chuyện ThánhGióng, Sơn Tinh - Thuỷ Tinh)
Truyền thuyết giống thần thoại ở chỗ, nó cũng phản ánh các nhân vật anh
hùng, các nhân vật sáng tạo, nhưng khác là ở chỗ các nhân vật trong truyềnthuyết là các nhân vật có thật trong lịch sử đã thông qua trí tưởng tượng nghệthuật của nhân dân Do vậy, truyền thuyết vẫn là những chuyện giữ được cái cốt
lõi hiện thực lịch sử cụ thể (như truyện An Dương Vương, Mỵ Châu - Trọng
Thuỷ, Chàng Lúa) Vì thế, thông qua truyền thuyết chúng ta có thể hiểu được
một thời kỳ, một giai đoạn lịch sử cụ thể nào đó Ngoài ra, truyền thuyết còn lànhững truyện mà người sáng tác ra nó đã mượn đề tài từ thiên nhiên, hoặc vềmột sự vật hiện tượng có thật trong đời sống nhằm giải thích những hiện tượng
phổ biến của xã hội như các truyện Mả lùm, Chàng khổng lồ lấp biển truyện kể
dân gian Quảng Ngãi
Trên đây là những khái niệm có liên quan đến nội dung của đề tài mà chúngtôi sẽ trình bày ở những phần tiếp theo Tất nhiên, đây cũng chỉ là mốt cách tiếpcận Chúng tôi không có tham vọng và cũng không có điều kiện trình bày mộtcách đầy đủ, kỹ lưỡng những đặc điểm , những hình thức thể hiện của từng thểloại câu văn học dân gian, bởi chỉ riêng về thể loại truyện cổ tích lâu nay cũng
đã có nhiều ý kiến chưa được thống nhất
Một vấn đề khác cần thiết phải được đề cập đến là xác định khái niệm vùng,vùng biển, bởi nếu xác định rõ các khái niệm này thì mới làm sáng tỏ được
(1) Vũ Ngọc Phan - Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, NXB, KHXH, Hà Nội 1997, trang 38.
Trang 11phạm vi của đề tài phản ảnh Đã có nhiều nhà nghiên cứu đặt vấn đề về việcphân vùng văn nghệ dân gian Trong những công trình đó chúng tôi đặc biệtquan tâm đến những ý kiến của GS Vũ Ngọc Khánh Trong một bài viết về cáctiêu chí để phân vùng văn nghệ dân gian, GS Vũ Ngọc Khánh đã đưa ra tiêu chí
để phân biệt miền, khu, vùng, trung tâm và điểm Riêng về vùng, tác giả chorằng: "Hiện tượng vùng là một hiện tượng phức tạp và đa dạng Có thể nhận ravùng qua nhiều góc độ Có vùng là vùng thể loại như vùng chèo, vùng hát ghẹo,vùng múa rối Có vùng là vùng của cổ tích, truyền thuyết hoặc diễn xướng, nghi
lễ về các nhân vật địa phương Có vùng lại chỉ chủ yếu lưu hành sinh hoạt vănnghệ dân gian về các nghành nghề Ba loại vùng trên đây có thể đồng thời chồngchất lên nhau Vùng có thể ở đây về mặt địa lý, có khi là một giải, một vệt, cókhi trải rộng ra toàn khu vực."(1)Xét từ góc độ này, khái niệm vùng được xácđịnh là vùng của thể loại, chứ không trùng khớp với vùng địa lý Trong đề tàinày, khái niệm vùng chỉ được hiểu thuần tuý là vùng địa lý
Bởi nếu xét theo những tiêu chí trên, khái niệm vùng biển Quảng Ngãi không phải là vùng trong vùng văn nghệ dân gian mà tác giả Vũ Ngọc Khánh đã đề cập
Như vậy, vùng biển sẽ là các thôn xã dọc biển, sát biển, hoặc giữa biển Vùngbiển Quảng Ngãi là các thôn xã sát biển, dọc biển (như Bình Thuận, BìnhThạnh, Phổ Thạnh…) và giữa biển (như Lý Sơn, Lý Hải-Lý Sơn)
Để xác định là văn học dân gian một vùng đất, thông thường người ta dựa trêncác tiêu chí:
Ngôn ngữ
Phong tục tín ngưỡng
Nếp sống văn hóa, ngành nghề truyền thống
Tên đất tên người
Cách biểu lộ tình cảm
Chính nhờ những tiêu chí này mà khi tiến hành sưu tầm, giới thiệu hoặc đánhgiá về một vùng văn học dân gian người ta tìm ra những đặc trưng của vùng vănhọc dân gian đó Tuy nhiên, cũng cần phải nhận thấy rằng, trong thực tế, sự giaolưu văn hóa là hết sức đa dạng, có thể bắt đầu từ sự di cư của cộng đồng (theocon đường Nam tiến) hoặc đơn thuần là sự giao tiếp giữa những con người ởvùng đất này hoặc vùng đất khác Những câu ca, truyện kể dân gian được nhânbản trong những trường hợp này, đặc biệt trong thời kỳ con người thiếu thốn
“những món ăn tinh thần”, thời kỳ mà phim ảnh, sách vở, băng nhạc chưa tràn
về các làng xóm xa xôi, và con người còn mịt mù về chữ viết Vì vậy, sẽ không
có gì lạ khi chúng ta lại bắt gặp nơi này, nơi khác có những câu ca truyện kểgiống nhau hoặc na ná như nhau ta gọi đó là những dị bản
(1) Vũ Ngọc Khánh - Tiêu chí phân vùng văn h ọc dân gian - Kỷ yếu Họi nghị Văn học dân gian miền Trung, DDHSP, 1985, trang 31,32.
Trang 12Qua thực tế sưu tầm trong những năm qua, chúng tôi thấy số lượng những bài
ca dao dân gian giống nhau tương đối không phải là ít, và cũng không thiếunhững bài có phát triển thêm hoặc có thay đổi đôi từ Nếu có các bài ca dao haytruyện kể dân gian có quy luật lặp đi lặp lại ở các địa phương thuộc vùng biểnQuảng Ngãi chúng tôi vẫn xem là văn học dân gian vùng biển Quảng Ngãi.Cũng chính vì quan niệm này cắt nghĩa vì sao có những bài ca mà chúng tôituyển chọn trong tập này có mặt trong “Ca dao Nam Trung Bộ” của ThạchPhương và Ngô Quang Hiển, hoặc trong “Ca dao dân ca Việt Nam” của VũNgọc Phan
Về phương pháp điều tra, khảo sát, chúng tôi đã chọn một số trọng điểm đểtiến hành việc thực địa tương đối kỹ lưỡng, đặc biệt quan tâm đến những vùngdân cư đông đúc, hoặc có dân cư cư trú lâu đời, hoặc đó là một địa bàn đặc biệt.Chúng tôi tạm xem đây là những điểm cần phải khảo sát kỹ Trong khi thực hiện
đề tài này, chúng tôi đã tiến hành trực tiếp điền dã các điểm quan trọng sau đây:Một là vùng biển của biển Sa Cần và Vịnh Dung Quất (với các làng xã BìnhThạnh, Bình Chánh, Bình Đông, Bình Hải, Bình Dương, Bình Thuận) Sở dĩchúng tôi chú trọng đầu tiên vì đây là những địa phương năm trong khu quyhoạch Nhà máy lọc dầu số 1, cảng biển nước sâu, và thành phố Vạn Tườngtrong tương lai không xa Những điểm tiếp theo là là các xã vùng Đông SơnTịnh và Đông Tư Nghĩa (với các xã như Sa Kỳ, Mỹ Khê, Nghĩa Phú, Nghĩa An,Nghĩa Hòa) Những điểm khác như các xã phía Đông Bắc Mộ Đức cũng đượcchú ý quan tâm (Đức Lợi, Đức Thắng, Đức Minh) và chúng tôi cũng đặc biệtchú trọng đến làng biển Sa Huỳnh-Đức Phổ Ngoài ra, Đảo Lý Sơn cũng đuợcxem là một điểm văn học dân gian độc đáo và hấp dẫn mà chúng tôi giành nhiềuthời gian để khai thác
Nhờ cách quan niệm này mà chúng tôi tránh được những sự nhầm lẫn đángtiếc sau đây:
- Thứ nhất là việc xem chỉ có ca dao, truyện kể về biển hoặc liên quan đếnbiển Quảng Ngãi mới thuộc văn học dân gian vùng biển Quảng Ngãi Đây làmột cách hiểu phiến diện mà hậu quả của nó là không thấy hết sự phong phú đadạng của văn học dân gian vùng biển Tỉnh nhà
- Thứ hai sẽ tránh được cách hiểu thô thiển là văn học dân gian vùng biểnQuảng Ngãi thành văn học dân gian ngư nghiệp Quảng Ngãi Văn học dân gianvùng biển và văn học dân gian (về) ngư nghiệp mang hai nội dung hoàn toànkhác
Vấn đề cuối cùng là, đây là đề tài chỉ hướng dẫn đến việc sưu tầm, giới thiệumột cách tổng quát về văn học dân gian Quảng Ngãi, cho nên việc đi sâu vàophân tích từng bài ca dao, hay từng truyện kể là một việc làm không thuộc phạm
vi của đề tài Tuy nhiên, trong quá trình phân loại, đánh giá chung chúng tôi sẽtrích dẫn một số bài ca dao hay truyện kể tiêu biểu và có phân tích sơ bộ
IV PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
Đề tài được thực hiện trên các bước nghiên cứu sau đây:
Trang 13- Bước 1: Điền dã sưu tập tài liệu ở các địa phương vùng biển (bằng ghi chépđơn thuần hoặc ghi âm); nghiên cứu lý thuyết; sưu tập tài liệu (thành văn) cóliên quan xa gần với văn học dân gian vùng biển Quảng Ngãi.
- Bước 2: Phân loại, so sánh, đối chiếu Trong phần ca dao và các thể loại liênquan đến ca dao chúng tôi sắp xếp theo chủ đề và từng bài theo thứ tự A,B,C
- Bước 3: Biên soạn, giới thiệu thành văn bản và có đánh giá tổng quát
Trang 14PHẦN 2
TỔNG QUAN VỀ VĂN HỌC DÂN GIAN VÙNG BIỂN QUẢNG NGÃI
Chương 1
VÀI NÉT VỀ ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI
VÙNG BIỂN QUẢNG NGÃI
1/ Thiên nhiên-đất nước
Quảng Ngãi là một tỉnh ven biển miền Trung nhỏ hẹp, nhưng có chiều dài bờbiển hơn 130 km từ vùng Dung Quất đến vùng Sa Huỳnh, qua 24 xã thuộc cáchuyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ
Bờ Biển Quảng Ngãi có nhiều đoạn quanh co, khúc khuỷu, còn nhiều cây cốirập rạp và những mỗm đá chòm ra mặt biển trong xanh, như các đoan từ mĩuNam Châm đến Mũi Batâgân, từ Mũi Sa Huỳnh đễn Mũi Kim Bồng Những nơinày cảnh quan kỳ vĩ, hùng tráng và ngoạn mục Có nơi như ở Vạn Tường,Batâgân du khách còn được thưởng ngoạn vẻ non xanh nước biếc, một bên lànúi đá cao vút như liền trời, một bên là vực sâu thăm thẳm với một màu trongxanh lấp lóa nắng vàng Bờ biển Quảng Ngãi cũng còn có những đoạn Cát trắngphẳng lì, rừng dừa lô nhô xanh thẳm, rừng dương bạt ngàn đầy thơ mộng như
Mỹ Khê, Phú Thọ, Tân Định, Minh Tân, Sa Huỳnh…
Bờ Biển Quảng Ngãi có nhiều vịnh, vũng lớn nhất như vũng Dung Quất, ViệtThanh, Nho Sa, Sa Huỳnh Vũng lớn nhất là vũng Dung Quất Nơi đây nướcsâu, đẹp, thoáng đãng, thuận lợi cho thuyền có trọng tải lớn vào cập bến, đang lànơi sẽ khởi công xây dựng Nhà máy lọc dầu số 1 và cảng biển nước sâu cùngkhu công nghiệp trọng điểm miền Trung Ngoài ra, Quảng Ngãi còn là nơi cócác cửa biển thuận lợi cho việc giao thông đường thủy và phát triển triển thươngmại, thủy sản
Cửa Sa Cần rộng 200m (còn gọi là cửa kẽm, cửa Thể Cần, cửa Sơn Tra), nằm
ở phía Đông Bắc Huyện Bình Sơn
Cửa Sa Kỳ rộng gần 600m nằm giữa 2 xã Bình Châu (Bình Sơn) và Tịnh kỳ(Sơn Tịnh), là Cảng biển lớn của Tỉnh Nơi đây có gành đá nhô cao mà ngưòixưa gọi là “Thạch cơ diếu tẩu” một trong 12 thắng cảnh của Quảng Ngãi
Cửa Đại, rộng hơn 1500m ( còn gọi là cửa Cổ Lũy), nằm giữa các xã là NghĩaPhú, Nghĩa An (Tư Nghĩa) và Tịnh Kỳ (Sơn Tịnh), là cửa biển lớn nhất ở Tỉnh,
Trang 15nơi hai con Sông Trà và Sông Vệ gặp nhau và cùng đổ ra biển Cửa Đại từng làcửa biển chính của tỉnh ta trong việc mua bán, thông thường từ thời Pháp thuộctrở về trước, là nơi có cảnh đẹp nổi tiếng “Cổ Lũy cô thôn”.
Cửa Lở, rộng hơn 50m, nằm giữa hai xã Nghĩa An (Tư Nghĩa) và Đức Lợi(Mộ Đức), nơi một nhánh Sông Vệ đổ nước về Có năm, vào mùa nắng, cửa lở
số người làm ngư nghiệp, đó là chưa kể đến còn có một số người vừa làm biển,vừa làm nông Đây cũng là lý do cắt nghĩa vì sao văn học dân gian vùng biểnQuảng Ngãi chủ yếu hình thành qua các sinh hoạt của người nông dân
Ngoài đường sông, đường biển, vùng biển Quảng Ngãi chủ yếu được nối liềnvới các địa bàn khác bằng hệ thống giao thông đường bộ thuận tiện Tính từ phíaBắc tỉnh đến phía Nam tỉnh có các trục lộ chính: Đường Châu Ổ đi Sa Cần cũngkhoảng 17 km , đường đi thị xã Quảng Ngãi đi Thu Xà khoảng 8 km, đường thị
xã Quảng Ngãi đi Cổ Lũy (Nghĩ Phú) khoảng 7 km, đường thị trấn Sông Vệ điĐức Lợi khoảng 8 km, đường Thạch Trụ đi Mỹ Á khoảng 10km, đường thị trấnĐức Phổ đi Mỹ Á khoảng 5km…Ngoài ra vùng biển Quảng Ngãi còn có SaHuỳnh nằm trên trục lộ Bắc Nam Việc giao thông thuận tiện cũng là điều kiệntốt trong việc giao lưu văn hóa giữa các vùng, các địa phương với nhau
Nói đến vùng biển Quảng Ngãi còn phải kể đến Huyện Đảo Lý Sơn Đây là
gồm Hòn Lớn và Hòn Bé Toàn huyện Lý Sơn chia làm hai xã Lý Vĩnh và LýHải Đây là nơi có 5 ngọn núi trần trụi phô bày giữa biển khơi lộng gió Nhândân Lý Sơn từ bao đời nay vẫn sống bằng nghề nông là chủ yếu
2/ Con người và lịch sử - văn hóa truyền thống
Quảng Ngãi là vùng đất vốn có truyền thống văn hóa từ lâu đời Cách đâykhoảng 3-4.000 năm, vùng biển Quảng Ngãi là nơi cư trú của người cổ SaHuỳnh Những cuộc khai quật ở Long Thạnh (Sa Huỳnh), Bình Châu (BìnhSơn), Xóm ốc (Lý Sơn) từ đầu thế kỷ đến nay đã minh chứng điều đó, Các di chỉkhảo cổ về văn hóa Sa Huỳnh đã cho thấy nơi đây đã có nền văn minh từ thờiđại đồ đá cũ đến thời đại đồ sắt sớm Vùng biển Quảng Ngãi cũng là nơi người
Trang 16Chàm sinh sống đông đảo trước thế kỷ XV Hệ thống phòng Thành Cổ Lũy là hệthống thành lũy quân sự kiên cố của người Chàm được xây dựng từ thế kỷ IX.Phòng thành này có độ cao thuận lợi cho việc quan sát vùng biển, bao gồmthành Hòn Giàng và Bàn Cờ, là đồn tiền tiêu bảo vệ Cửa Đại, liên kết với thànhChâu Sa ở Tả ngạn Sông Trà Khúc.
Suốt từ những năm 1467 đến 1470, vua Chiêm là Trà Toàn đem quân đánhphá vùng Hóa Châu, nên sang năm 1471 vua Lê Thánh Tông phải thân chinhcùng các tướng lĩnh là Lê Niệm, Đinh Liệt, Lê Huy Cát, Hoàng Nhân Thiểm, LêThế, Trịnh Văn Sái, Nguyễn Đức Trung đem quân chinh phạt Chiêm Thành.Cửa Sa Cần là nơi Vua Lê Thánh Tông đã làm cho quân Chiêm đại bại phải rútquân về Trà Bàn Sau đó vua Lê hiếm được Kinh Đô Trà Bàn và lập nên độithừa tuyên Quảng Nam, tổ chức lại các Châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa, đưa binhlính vào vùng đất này khai khẩn và lập các đồn điền Từ đó trở đi người Việt,đặc biệt người Việt ở các vùng Thanh, Nghệ không ngừng vào đây làm ăn sinhsống
Hải đảo Lý Sơn ngày xưa là vị trí tiền tiêu của trấn Quảng Nam Năm 1545theo cờ Cần vương phù Lê diệt Mạc, Bắc quân đô đốc Bùi Tá Hán đã lấy Cù lao
Ré làm nơi diễn tập chiến trận, và là căn cứ xuất quân để tiến vào đất liền
Từ thế kỷ XVII, hàng trăm chúa Nguyễn lập đội Hoàng Sa và Bắc Hải để tuầnphòng, canh gác vùng biển đông và tìm kiếm hải vật Đội Hoàng Sa có 70 ngườiđều được tuyển mô từ trai tráng khoẻ mạnh ở An Vĩnh - An Hải (Lý Sơn)
Thời nông dân Tây Sơn phất cờ khởi nghĩa, vùng biển Quảng Ngãi cũng lànơi sản sinh ra nhiều danh tướng theo Nguyễn Huệ đánh Nam, dẹp Bắc, lập nênnhiều chiến công lẫy lừng Có thể kể đến những tên tuổi tiêu biểu như: Đô đốcNguyễn Văn Huân, đại tứ mã Nguyễn Văn Danh (hai anh em ruột), người làngVăn Hà, xã Đức Phong, Mộ Đức, sau khi đại thắng quân Thanh ông được vuaQuang Trung phong làm Lại bộ thị lang, rồi Kinh lượt sứ Thanh Hóa; Nữ tướngHuỳnh Thị Cúc (em ruột của Đô đốc Huỳnh Văn Thuận) là một trong 5 nữtướng tài giỏi của quân Tây Sơn Đô đốc Trương Đăng Đồ, vừa là danh tướngvừa là văn thần chính trực, liêm khiết vốn dòng họ Trương ở Mỹ Khê, SơnTịnh…(1)
Đến Triều Nguyễn, đất Mỹ Khê - Sơn Tịnh còn sinh ra một nhà chính trị, mộthọc giả, một nhà thơ nổi tiếng, đó là Thái sư Trương Đăng Quế Ông từng giữnhiều trọng trách dưới ba đời vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tư Đức, vì thế ngườiđương thời gọi ông là "Tam triều thạc phụ"
Khi Pháp nổ súng vào Đà Nẵng, rồi sau đó chúng chiếm ba tỉnh miền ĐôngNam Bộ, một người anh hùng dân tộc cũng vốn sinh ra ở Tịnh Khê, Sơn Tịnh,
đã lãnh đạo hơn một vạn nghĩa quân ở Gò Công và các tỉnh miền Tây Nam bộđánh Pháp, làm cho quân Pháp liên tiếp bị tổn thất nặng nề đó là Bình tây Đạinguyên soái Trương Định
(1) Theo Hồng Nhân - Tư liệu về phong trào nông dân Tây Sơn trên đất Quảng Ngãi, tạp chí Cẩm Thành số
10, trang 48.
Trang 17Một trong những chiến sĩ yêu nước chống Pháp tiêu biểu của Quảng Ngãi làThái Thú Ông đã từng lãnh đạo nhân dân phía đông Tư Nghĩa nổi dậy tiêu diệtđồn Cổ Lũy, giết chết tên chủ sự Pháp là Regnart Thái Thú cũng là người sinh
ra trong một gia đình nông dân ở Thu Xà (Nghĩa Hòa, Tư Nghĩa)
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ vùng biển Quảng Ngãi luôn lànơi cung cấp nhân lực, vật lực quan trọng cho kháng chiến Vùng đất này đãsinh ra những chiến sĩ cách mạng vô sản tiêu biểu như: Trần Kỳ Phong ( Châu
Me, Bình Châu), Trương Quang Trọng (cũng là gốc gắc họ Trương ở Mỹ Khê,Sơn Tịnh), Võ Tòng (Phổ Minh, Đức Phổ), Võ Sĩ (Đức Minh, Mộ Đức),Nguyễn Năng Lự ( Nghĩa Phú, Tư Nghĩa), Trương Quang Giao (Tịnh Khê, SơnTịnh)
Vùng biển Quảng Ngãi cũng là nơi còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử - văn hóa
về di tích cách mạng tiêu biểu có chiến thắng Vạn Tường (8/1965) Đây là địaphận thuộc xã Bình Hải, Bình Sơn Nơi đây quân và dân ta đã tiêu diệt cuộchành quân lớn của Mỹ mang tên "Ánh sao" từ đường bộ, đường thuỷ, đườngkhông 919 tên Mỹ bị tiêu diệt, 22 xe tăng và xe các loại của địch bị bắn cháy, 13máy bay Mỹ bị bắn rơi
Đại đại Đám Toái, Bình Châu nằm ở trung tâm bán đảo Ba - tân - gân cũng làmột di tích cách mạng tiêu biểu của tỉnh Quảng Ngãi Nơi đây có một đại đạodài hơn 100m, sâu trong lòng đất 5m, là nơi trong kháng chiến chống Pháp quânViệt Minh thường xuyên tổ chức luyện tập quân sự, chuẩn bị tổng khởi nghĩa.Trong kháng chiến chống Mỹ, đây chính là Trạm phẫu thuật tiền phương vớimật danh là A100 của Quân khu V trong những năm 1965-1966
Vùng biển Quảng Ngãi cũng là nơi ghi dấu sự khủng bố, thảm sát khốc liệtcủa đế quốc Mỹ, tiêu biểu là di tích căm thù Sơn Mỹ (nay là Tịnh Khê, SơnTịnh) 504 người dân vô tội gồm phụ nữ và trẻ em đã bị lính Mỹ sát hại
Về di tích kiến trúc, vùng biển Quảng Ngãi là nơi có nhiều di tích kiến trúc cổnổi tiếng, tiêu biểu có chùa Ông ở Thu Xà (Nghĩa Hòa), chùa Hang ở Lý Sơn.Đây là hai ngôi chùa đã được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốcgia Chùa Ông ở Thu Xà xây dựng từ năm 1821, là ngôi chùa còn nguyên vẹnkiểu kiến trúc cổ xưa và nhiều tượng Phật quý giá Chùa Hang ở Lý Sơn donhững vị tiền hiền của đảo này tôn tạo từ đầu thế kỷ thứ XVIII Riêng về LýSơn, nơi đây còn đậm đặc các di tích kiến trúc cách đây hàng vài trăm nămtrước, như chùa Đục, đền Thiên -y-a-na, các lăng Ông Nam Hải, đình làng Lýhải, đình Bà Roi…
Trên đây là vài nét sơ lược về đất nước và người vùng biển Quảng Ngãi Thiếtnghĩ việc phác họa ở trên cũng là điều cần thiết, bởi lẽ muốn xem xét một vùngvăn học bao giờ cũng phải bắt đầu bằng việc xem xét điều kiện tự nhiên, điềukiện lịch sử của vùng đất ấy Trong phần giới thiệu nội dung của đề tài này chắchẳn bạn đọc sẽ gặp lại ít nhiều tên đất, tên người, những kỳ tích, những huyềnthoại của các bậc tiền bối khai phá và xây dựng vùng đất này
Trang 18CHƯƠNG II
CA DAO VÀ NHỮNG THỂ LOẠI LIÊN QUAN ĐẾN CA
DAO
I VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, SƯU TẦM
Trong suốt gần 2 năm qua chúng tôi đã sưu tầm hơn 3.000 bài ca dao vànhững thể loại gần gũi với ca dao như tục ngữ, vè, hát đối đáp, hát nhân ngãi…ởvùng biển Quảng Ngãi Với số lượng như vậy chưa phải lớn lắm, và cũng chưaphải đã toại nguyện Thực tế điền dã cho thấy, việc khai thác hết vốn liếng củamột nghệ nhân đã là một việc hết sức khó khăn và phải cần đầu tư nhiều thờigian, đó là chưa kể đến việc vì lý do này, lý do khác nghệ nhân đó không cungcấp tư liệu được
Ngoài việc chú trọng đến các nghệ nhân là những người lớn tuổi theo cáchsưu tầm đơn lẻ, chúng tôi còn chú trọng đến các buổi sinh hoạt dân gian Chínhtrong những buổi sinh hoạt này các nghệ nhân có điều kiện phô diễn tâm tình và
dễ dàng gợi nhớ những bài ca tưởng đã lãng quên trong tâm thức của họ Tuynhiên, theo cách này, việc thu lượm kết quả cũng có những hạn chế, bởi khôngthể cắt chữ chưa rõ qua giọng hát (khi hát có người chỉ thuần tuý sử dụng tiếngđịa phương)
Trong tập này chúng ta chọn giới thiệu những bài ca dân gian tương đối đượcxem là hoàn chỉnh Khi có điều kiện chúng tôi sẽ giới thiệu số bài còn lại, đặcbiệt là những bài hát hò hát hố Với gần 10 băng cassette thu được, chủ yếu vẫn
là hát hò hát hố Tục ngữ, ca dao thường ngắn gọn, như hát hò hát hố thường làquá dài Có người hát nhầm từ bài này sang bài khác, hoặc có khi quên hẳn mộtvài câu
Căn cứ vào nội dung, tính chất của bài hát chúng tôi tạm chia thành hai loại:
ca dao và những thể loại gần gũi với ca dao Đây là cách chia mà một vài côngtrình về văn học dân gian trước đây cũng đã làm Sở dĩ chia như vậy là vì sốlượng ca dao tương đối nhiều, đa dạng và phong phú hơn các thể loại khác nhưtục ngữ, vè, hát hò, hát hố… Mặc khác gọi là những thể loại gần gũi với ca dao
là xét ở chỗ chúng đều là những bài hát, câu hát, câu nói có vần có điệu đượclưu truyền trong dân gian từ đời này sang đời khác
II.CA DAO CỦA MỘT VÙNG ĐẤT.
Trong phần sưu tập chúng tôi chia ca dao biển Quảng Ngãi theo đề tài Nhữngcâu ca dao phản ánh quan hệ với thiên nhiên, đất nước, lao động sản xuất, kinhnghiệm sản xuất, ngành nghề truyền thống được gọi chúng là ca dao về thiênnhiên và lao động sản xuất Những câu ca dao phản ánh những quan hệ bao gồmtình yêu nam nữ, những vấn đề hôn nhân, những quan hệ vợ chồng, quan hệgiữa cha mẹ với con cái, giữa mẹ chồng và nàng dâu, thái độ của nhân dân vớigiai cấp địa chủ phong kiến, với thực dân đế quốc… được chia thành 3 mảng đề
Trang 19tài khác nhau: Tình yêu nam nữ; hôn nhân và gia đình; ca dao chống phong
kiến, đế quốc; ca dao phản ánh những quan hệ xã hội khác.Thực tế việc phân
chia này cũng có tính chất tương đối chỉ chia ca dao làm hai loại là ca dao trữtình và ca dao trào phúng (1) Chúng tôi e rằng việc phân chia này sẽ làm ngườiđọc khó theo dõi những vấn đề ca dao cần biểu đạt Các nhà nghiên cứu văn họcdân gian xem bản chất của ca dao là trữ tình, ngay cả thái độ phê phán thực dân
đế quốc cũng là sự phê phán có tính chất trữ tình, được thông qua hình ảnh, vầnđiệu, nhưng không lẽ xếp những câu ca dao như thế này: "Bình Đông có tiếngđánh Tây; Có gan đánh Mỹ phá vây mấy lần" hoặc "Cha đời mấy đưa theo Tây:
Mồ ông mã bố roi dày biết chưa?" là ca dao trữ tình? Việc phân chia theo cáchcủa tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam", "Ca dao Nam Trung bộ" (2) và một vàicông trình khác là hợp lý Chúng tôi đã chọn phân chia theo hướng này
Về thiên nhiên, trong ca dao vùng biển Quảng Ngãi không hiếm những câu canói về quê hương Quảng Ngãi nói chung và về vùng biển Quảng Ngãi nói riêng.Nhân dân dù ở đâu cũng có quyền tự hào về quê hương xứ sở của mình Không
cứ gì người vùng biển chỉ nói và hát về sông nước, thuyền bè, cá mắm… Làngười dân của miền sông núi Ấn -Trà họ có quyền tự hào về sông Trà, núi Ấn,
về những guồng xe nước 12 bánh tròn, về những đặc sản nổi tiếng kẹo gương,đường phổi mạch nha… Người vùng biển Quảng Ngãi có quyền hát về vùng đấtgiàu quế thơm và một thời cũng giàu tơ lụa
"Ai về Quảng Ngãi mà xem Bài tơ vàng óng đồng ken lúa vàng Hoặc
Ai về Quảng Ngãi cho tôi gởi tí quan tiền Mua giùm miếng quế lâu niên Đêm về trị bệnh khỏi phiền bà con"
Tuy nhiên, người vùng biển Quảng Ngãi cũng có niềm tự hào riêng về vùngđất của họ Đó là vùng đất có "Lắc lìa biển trải thảm xanh; Lô nhô sóng bạc trổcành hoa tươi", có "Thu Xà ngọt lịm kẹo gương", có "Củ lang Long Phụngmỏng vỏ đỏ da", có xóm Câu -Cổ Luỹ dệt nhiều chiếu đẹp, có phong cảnh SaHuỳnh "bừng bừng tảng sáng" nhấp nhô Hòn Son, Hòn Chữ, Hòn Nhọn, HònLừa… và lạ thay, có khá nhiều câu ca dao ngợi ca Lý Sơn có 5 ngọn ngũ hànhsơn, có cảnh đẹp chùa hang, có "bốn mùa sóng cả sóng trào vỗ reo", có bánh ít
lá gai đã trở thành món ăn truyền thống… Lòng tự hào về quê hương xứ sởchính là biểu hiện của tình yêu thiêng liêng nhất, đó là yêu đất nước, yêu TổQuốc bắt đầu bằng sự tha thiết gắn bó với những gì thật đơn giản, thật gần gũi,
là dừa Mỹ Á, là chiếu xóm Câu, là "Cá cơm, cá nục, cá ồ; Dưa gan, sọc mướp lônhô biển này…"
Yêu quê hương, đất nước bao giờ cũng gắn với ý thức lao động sản xuất Cần
cù, siêng năng là một đức tính tốt đẹp của người Quảng Ngãi nói chung, ngườivùng biển Quảng Ngãi nói riêng Họ cần mẫn đến mức:
Sớm mai lên núi quơ củi đốt than Chiều về xuống biển đào hang bắt còng
(1) Xem " Một trăm câu ca dân gian Quảng Ngãi", Sở VHTT Quảng Ngãi -1993
(2) Xem danh mục tài liệu tham khảo
Trang 20Có nghĩa là họ làm tất tật để giải phóng mình khỏi đói nghèo Sự khắc nghiệtcủa môi trường lao động không làm họ nản chí Có ra khơi mới thấy con người
bé nhỏ trước biển cả mênh mông Thời xưa người dân biển ra khơi chỉ có chiếcghe bầu nhỏ bé chứ làm gì có tàu to, thuyền lớn bão bùng, giông tố luôn là mộtmối đe doạ khủng khiếp Cầu trời, khấn phật thành một lẽ đương nhiên:
Thuyền ngược ta khấn gió nồm Thuyền xuôi ta khấn mưa nguồn gió may
Lạy trời gió thổi pheo pheo
Để cho thuyền chị thẳng lèo ra khơi….
Bằng thực tế và kinh nghiệm trong nghề nghiệp người dân chài biết khó nhất trong nghề đi biển là làm nghề gì Trước đây họ cần Trong ba cái khó, theo họ là
Nhất thời xóm ruộng khiêng ma Nhì thì hò hát thứ ba câu cần
Câu cần cũng chỉ là cái khó thứ ba thôi Đám tang mà phải khiêng quan tàiqua xóm ruộng mới là gian khó nhất, rồi tới cái khó của việc hò hát Hò hát đâu
có dễ, đâu phải ai cũng xó khả năng ứng biến trong những cuộc chơi hát đối lập,hát huê tình, hò đầm nền, hò giã gạo…
Vì tình yêu quê hương, vì cùng chung gian khó nên họ có ý thức đoàn kết đểlao động sản xuất Gian khổ càng nhiều thì sự cố kết cộng đồng càng thành một
lẽ đương nhiên Chỉ có cố kết mới đem lại những hiệu quả lớn, mới mong vượtqua đói nghèo tăm tối, mới có sự no ấm yên vui cho xóm làng Đi làm biển màkhông cùng chung tay chèo tay lái, không tương trợ lẫn nhau thì khó có thể vượtqua sóng to, gió dữ giữa Sa Huỳnh , ngoài việc miêu tả cảnh vật thiên nhiên, sựphong phú của các loại cá, ta thấy ở đây còn có tinh thần gắn bó với nhau củangười dân chài:
Rủ nhau ta bủa một dây Mỗi thợ mỗi tía chở đầy mà thôi
Cùng với tình yêu quê hương đất nước gắn với ý thức lao động sản xuất, cũngnhư bất cứ ở đâu, tình yêu quê nam nữ luôn là một đề tài muôn thuở của cácsáng tác văn học, dù là thành văn hay truyền khẩu, đặc biệt trong các sáng tácbằng văn vần "Truyện Kiều", "Lục Vân Tiên", "Bích câu kỳ ngộ", "PhanTrần"… trong nền văn chương Việt Nam đã minh chứng điều đó Trong khotàng ca dao Việt Nam nói chung bao giờ ca dao về tình yêu trai gái cũng chiếm
số lượng lớn Không những thế, những bài ca dao hay nhất, những câu ca daohay nhất cũng nằm trong mảng đề tài này Ca dao vùng biển Quảng Ngãi khôngnằm ngoài qui luật đó
Hơn 250 bài với 1500 câu đề tài tình yêu nam nữ trong tập này đã phản ánhcác sắc thái, các cung bậc tình cảm, những nỗi niềm riêng, chung của bao traigái yêu nhau, hay nói khác hơn đó là những thiên tình ca muôn vần muôn điệu.Tình yêu nam nữ của người bình dân bắt đầu thường là liên quan đến xómlàng, đồng ruộng, biển cả, nghề nghiệp, là sự cảm thông với những nỗi bần bàn
cơ cực của nhau, là thứ tình yêu không hề vì vụ lợi mà cần có ngãi, có nhân:
Trang 21Sớm mai em ra ngồi bờ cỏ chỉ
Em suy em nghĩ hột lụy nhỏ tuôn Không hiếm chi nơi tiền vạn lúa muôn
Em thấy anh nghèo có ngãi em thương luôn cho vẹn tình
Cô gái là nhân vật trữ tình trong bài ca dao này cũng tính toán và so đo lắmchứ, nhưng lấy gì so được với cái ngãi, cái nhân? Cái ngãi cái nhân mới là cáigiá cao nhất, là thứ hơn "tiền vạn, lúa muôn” Bởi thế nên “em thưuơng luôn chovẹn tình” Hình như có cái gì đó hơi hóm hỉnh, nhưng đâu có gì là lạ vì conngười ở đây vốn dĩ đã “thuơng thì thương cho chắc, thương cho chặt cho bền;Đừng thương lở dở bắt đền cho uổng công” Mà chưa hết, đã thương “dữ dội”như vậy thì cần có sự thủy chung vô hạn Đã yêu thì yêu đến răng long đầu bạc,đến chết cũng phải chôn chung nấm mồ:
Thề nguyền sau trước nhất ngôn Sống nằm chung gối, thác chôn chung mồ
Và đây là sự cương quyết:
-Thà rằng tử tuyết cho luôn Dao thà kề cổ thiếp không buông nghĩa chàng
- Dao vàng kề cổ ai ơi
- Chết thời chịu chết lìa đôi không lìa
Để đảm bảo sự chung thủy, người xưa cần có một lời giao ước Nhiều câu ca đã
nói lời thề nguyền: “Chàng ơi ở lại để nghe em thề”, “em nguyền cùng anh một
miếng tóc mai”, “qua nguyền cùng em trước miễu sau chùa”, “lời nguyền xẻ núi tan rừng”…Nhiều khi có cả lưòi thề, nói như dân gian, đó là “lời thề độc”:
Thiếp mà ăn ở hai lòng Trởi tru đất diệt không mong thấy chàng
Lời nói thô kệch này là biểu hiện sự dứt khoát trong tình cảm Nhưng sự dứt khoát trong tình cảm cũng còn được diễn đạt bằng cách khác, tình cảm hơn, hìnhảnh hơn:
Trăm năm giữ trọn lời nguyền Sóng xô mược sóng đảo thuyền mược ai Tình em nghĩa rộng lâu dài
Lòng em nào phải hoa lài trôi sông
Bao giờ trên núi hết ong Dưới đồng hết cỏ trong lòng hết thương
Càng đề cao sự chung thủy càng căm ghét thói bội bạc Từ lâu, bội bạc đãthành lẻ thường tình của thói đời Nhưng hơn đâu hết ca dao lên án nhiều về thóibội bạc Trong kho tàng ca dao Việt Nam không hiếm nói về kẻ bạc tình như:
“Có cam phụ quýt có người phụ ta” hay “Trách người phơi lúa uống thưa;
Chèo thuyền trên động khéo lừa duyên em”…Tuy lên án nhiều như vậy, song
Trang 22không có ở vùng đất nào lại nói về thói bạc tình bằng cách răn đe mà ý nhị nhưngười Quảng Ngãi:
Trời mưa lâu cho đá nọ thành rêu Đứa nào ở bạc con dế kêu thấu trời
Đáng lý kẻ ở bạc sẽ bị nguyền rủa thậm tệ, bị trời tru đất diệt, theo logic bìnhthường, trong suy nghĩ của quảng đại nhân dân, ấy vậy mà, ở bạc thì chỉ có
“con dế kêu thấu trời”!
Nhưng không phải chỉ có bội bạc, yêu đương gặp những chuyện trục trặc, trắc
trở khác là lẻ bình thường Vì đã “thương” theo cách thương yêu như vậy nên
khi gặp cảnh ngộ éo le là dường như họ không thể chịu đựng được, là phải đấm
ngực kêu trời, là “dậm chân xuống đất cái bon”, là đàm đìa “lệ sa”, “lụy nhỏ”.
Mà chắc gì đã khóc than khi trắc trở Tình yêu và nỗi buồn khi gắn liền vớinhau Hình như khi yêu người ta mới hết buồn Và hơn thế nữa, khi yêu mới có
ý thức sự cô đơn Nỗi cô đơn càng vò xé khi trống vắng bạn tình, càng vò xé khiyêu dữ dội Thế là nước mắt nhỏ tuôn Khó có thể thấy trong áng văn chươngnào có mối tình thắm thiết nồng nàn nhưng cũng đầm đìa nước mắt như như mốitình của một cô gái nào đó ở xứ này:
Ngó lên trời, trời cao lồng lộng Ngó xuống biển biển rộng thinh thinh Ngó ra ngoài dạ buồn tình
Đêm nằm nưúơc mắt nhỏ như bình trà nghiêng Đêm nằm nước mắt triền miên
Áo em năm vạt ướt liền cả năm
Và đây là hình ảnh đẹp và rất đỗi cô đơn:
Dời chân bước xuống ghe buôn Sông bao nhiêu gợn dạ buồn bấy nhiêu Dựa cột buồm gió thổi hiu hiu
Nước mắt ra lai láng múi dây lưng điều không khô
Càng nén lại buồn đau, càng buồn đau thêm Những uất ức may ra chỉ có thểchảy ra ngoài được cùng với nước mắt Ca dao tình yêu trong tập này có quá
nhiều những câu thơ như “Lụy rơi khăn chặm không ngừng”, “Tay bưng nước
mắt chảy đầy chén cơm”, hay “lòng ta thương bạn nước mắt đà lộn cơm”, “Bao nhiêu lệ ứa thương chàng bấy nhiêu”,hoặc “Đi rồi châu lụy lại không muốn về”,
“Đó rưng rưng nước mắt đây có khi khóc thầm”…
Yêu tha thiết đến nhường vậy nhưng trai gái yêu nhau thời xưa đâu có dịp để
thổ lộ tâm tình cùng nhau Dù thương nhau đến độ “trầu hết lá lương, cau hết
nửa vườn” nhưng cứ phải giấu cha giấu mẹ, giấu miệng thế gian Lễ giáo phong
kiến quái ác đã dồn họ vào thế bí của tình cảm, chỉ có nơi “thanh vắng” mới gỡ được chút ít thế bí đó Nhiều câu ca nói đến việc phải ra nơi “thanh vắng để
ngồi để than” Thật tội nghiệp khi ta nghe cô gái nói với chàng trai:
Miệng thế gian họ đồn lắm anh ơi Gỉa đò lơ, giả đò lảng như hồi chưa thương
hoặc:
Trang 23Ngồi buồn tước lạt bẻ cò Dẫu thương cho mấy giả đò làm lơ
Yêu thương thắm thiết nhưng cần sự kín đáo, có kín đáo mới “qua mặt” thứ
lể giáo lỗi thời, vượt lên trên thói thường đang ràng buộc ở đời Hình như lúc
này đây chế độ “ cha đặt đâu con ngồi đó” đã bắt đầu lung lay Sự tự do yêu
thương đã trở thành khát vọng chính đáng của đông đảo tầng lớp thanh niêndưới chế độ phong kiến lạc hậu
Tóm lại, ca dao vùng biển Quảng Ngãi về tình yêu nam nữ là những đoạn,những khúc tình ca phô diễn tâm tình của trai gái, mà ở đó, các trạng thái tìnhcảm được biểu lộ khi quá thắm thiết nồng mặn, khi quá cay đắng xót xa Tất cả
là một bản hòa điệu ngợi ca tình yêu thủy chung., chân thành, cảm thông, ghétthói lừa phỉnh , bội bạc, là tiếng thở than đầy thương đau trước mất mát củahạnh phúc tình ái, trước lể giáo phong kiến lỗi thời, là tiếng vọng thiết tha về sự
tự do yêu thương, tự do định đoạt tình cảm trai gái riêng tư Không phải tất cả,nhưng chắc chắn trong tâm thức của người vùng biển nói riêng, người QuảngNgãi nói chung, nhiều câu ca về tình yêu, cùng với thời gian, sẽ còn đọng lạimãi mãi
Gắn tình yêu nam nữ, ca dao vùng biển Quảng Ngãi phản ảnh một cách sâusắc mối quan hệ hôn nhân và gia đình Suốt hàng nghìn năm sống trong luậtpháp và đạo lý phong kiến, nhân dân lao động chịu nhiều áp bức và thiệt thòi,không chỉ bị áp bức và thiệt thòi trong những quyền lợi về kinh tế mà còn trongnhững quyền lợi xã hội Về kinh tế, họ thật sự bị bóc lột đến tận xương tủy dướiroi vọt của giai cấp địa chủ Về xã hội họ luôn là những kẻ thấp cổ bé họng, kêutrời không thấu dưới gông cùm của quan lại, cường hào và những thứ lể giáo cũ
kỷ lối thời Riêng về phương diện hôn nhân và gia đình họ phải chịu những ràngbuộc nghiệt ngã, mà kẻ luôn phải gánh nặng những oan nghiệt đó chính là ngườiphụ nữ Dường như người phụ nữ không có tài sản gì riêng và cũng không cóquyền lợi gì khác khi về nhà chồng, trừ một quyền là được sinh con đẻ cái Họthật sự như một kẻ làm thuê, hay đúng hơn là kẻ ở đợ cho cha mẹ chồng Dù biếtvậy nhưng họ cũng không được kêu ca than thở, chỉ cốt mong sao đuợc lòng cha
mẹ chồng Thật tội nghiệp khi nghe cô gái than:
Trắng da vì bởi phấn vùi Đen da vì bởi em ngồi chợ trưa Phận nghèo dãi nắng dầm mưa Chỉ lo cha mẹ vẫn chưa vừa lòng
Chế độ trao duyên theo kiểu bán con trở thành một hệ lụy xót xa mà chính ngưòicon phải chịu ngậm đắng nuốt cay:
Bầu non ăn bắp phải eo Tuổi em còn nhỏ mở mèo chi đâu Tuổi em mười sáu tuổi đầu
Cha mẹ sở định làm dâu nhà người Nói ra sợ chúng bạn cười
Đôi ba trận thảm chín mười trận cay Công việc chẳng kịp trở tay
Trang 24Nhịn thèm nhịn lạt hổng ngày nào no
Mẹ chồng sắc sảo gay go Tấm quần tấm áo chẳng cho mặc lành Đêm thời thức đủ năm canh
Ngày thời bỏ cỏ gánh phân hổng rời”
bảo vệ cả chuyện “cưới vợ lớn làm nhà son đỏ, cưới vợ nhỏ làm nhà sơn đen”.
Đằng sau tiếng thở than của người phụ nữ ý thức thân phận của họ là sự đòihỏi cần phải được giải phóng khỏi ràng buộc lể giáo và những định kiến cũ kỹ,lỗi thời Đó chính là tư tưởng chủ đạo của những bài ca dao về hôn nhân giađình trong vốn ca dao vùng biển Quảng Ngãi Nhưng không phải chỉ có vậy, ởđây ta còn thấy có nhiều bài ca dao nói về đạo hiếu nghĩa, tình chồng vợ Hiếu
và tình luôn được đặt song song trước cánh cửa gia đình Cả hai không thể đem
so đo, cân đếm, bởi không thể biết được “bên tình, bên hiếu bên nào nặng hơn”.
Chuyện hiếu thảo thì thời nào cũng được coi trọng, càng được coi trọng hơn
trong thời buổi “Trai thời trung hiếu làm đầu; Gái thời tiết hạnh là câu trau
mình” Ngày nay chúng ta nói nhiều đến sự “xuống cấp” về đạo đức, trong đó
có sự xuống cấp về đạo lý gia đình Có lẻ một phần do điều kiện chiến tranhnhiều khi chúng ta đã để một bên việc dạy dỗ con cái đạo làm người Thời xưakhác hơn, ông cha ta luôn chú trọng đến lể nghĩa, hiếu thuận Có được điều đókhông phải chỉ nhờ đến đạo lý của Khổng Mạnh, các gương hiếu thảo của Mạnh
Tử, Tuân Tử, Tăng Sâm…trong “Nhị thập tứ hiếu” mà còn bắt nguồn từ đạo lýtốt đẹp của người Việt Nam Người Việt Nam nào mà chẳng thuộc lòng câu ca
dao: “Công cha như núi Thái Sơn; Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra…”
Người vùng biển Quảng Ngãi cũng nói về sự hiếu thảo ấy:
Đói lòng ăn hột chà là
Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng”
Ngó lên hòn núi tám cân Bạc vàng chất đống không bằng công mẹ già Sớm thang trưa thuốc chiều trà
Gắng công nuôi dưỡng mẹ già vài năm
Ơn bằng của vạn tiền trăm Anh không nhớ khi bú mớm lúc nằm trong nôi.
Ca dao vùng biển Quảng Ngãi còn nói về mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàngdâu (đây là mối quan hệ “không mấy tốt đẹp” trong ý thức của người bình dâncũ), về thân phận kẻ mồ côi, về sự túng quẫn, bần hàn trong gia đình…
Trang 25Về hôn nhân gia đình, phải nói rằng ca dao vùng biển Quảng Ngãi đã phảnảnh được tâm tư, tình cảm của con người ở vùng đất này trên các mối quan hệnhiều chiều, giữa vợ với chồng, giữa con cái với cha mẹ, giữa các thân phận màthường là những thân phận bất hạnh như kiểu:
Còn cha gót đỏ như son Đến khi cha chết gót son đen sì
hoặc:
Gánh cực mà đổ lên non Còng lưng mà chạy cực còn chạy theo
Bên cạnh ca dao trữ tình, vùng biển Quảng Ngãi cũng còn lưu giữ nhiều bài
ca dao kháng chiến Ca dao vùng biển Quảng Ngãi cũng đã góp một tiếng nóiquan trọng trong việc động viên, khích lệ nhân dân đứng lên chống Pháp, đuổi
Mỹ, giành lấy độc lập tự do cho Tổ Quốc
Có nhiều bài ca dao ở vùng biển Quảng Ngãi thể hiện rỏ lòng căm thù sâu sắcbọn phong kiến Đế Quốc Họ ý thức rỏ đâu là kẻ thù của họ:
Ai ơi nhớ lấy câu này Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan
Nhiều ca dao ở vùng đất này nói về chuyện “càng ngày sưu nặng thuế cao”
“bạc ngãi vong ân”, cầm súng cho đế quốc là “mồ ông mồ mả bố voi dày”, “dứtcái dây nghĩa tình”…Càng căm thù phong kiến, đế quốc bao nhiêu họ càng cămghét kẻ phản bội Tổ Quốc, phản bội nhân dân bấy nhiêu, họ càng ủng hộ côngcuộc kháng chiến của Đảng và Cách mạng mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ ChíMinh vĩ đại Đây là tâm tình của chàng trai vào bộ đội:
Em về thưa mẹ cùng cha Anh vào bộ đội mai ra chiến trường Anh đi bảo vệ biên cương
Mai này đất nước huy hoàng có nhau
Đất nước huy hoàng, tự do độc lập trở thành cái đích của tình yêu, bởi lúc nàyđây, với họ cái riêng và cái chung đã hòa quyện làm một:
Bao giờ đất nước bình an
Tự do, độc lập thiếp với chàng gặp nhau
Họ tự nguyện vào Vệ quốc đoàn, tự nguyện đi theo tiếng “mỏ giục dân công”.Bởi họ thật biết ơn cụ Hồ, biết ơn Cách mạng đã đem đến cho họ sự no đủ:
“Mãn mùa cấy gặt đã xong
Nợ em trả sạch còn trong cái bồ Lúc này là lúc giảm tô
Trang 26Ơn này ơn của cụ Hồ Chí Minh
Ta nhìn hột lúa xinh xinh Lúa bao nhiêu hột thắm tình bấy nhiêu”
Hàng nghìn năm sống trong tăm tối đói nghèo, sưu cao, thuế nặng, nên nhữnghạt lúa giảm tô “còn trong cái bồ” của họ bây giờ đây thật đáng quý, thật thắmtình, thắm nghĩa, nó thể hiện rỏ công lao của cuộc kháng chiến, ý nghĩa lớn laocủa cuộc cách mạng Tháng Tám vĩ đại và những chính sách của Đảng và Chủtịch Hồ Chí Minh sau năm 1945
Không ở đâu có những câu ca dao nói về tinh thần cách mạng, tinh thần kháng chiến sâu sắc nhưng mộc mạc, chân chất như những câu sau đây của những người vùng biển Quảng Ngãi:
Em ra gánh lúa vào kho Nghe tin Bắc Bộ thắng họ lo quá chừng Ngày thường em gánh sáu ang lưng Bữa nay em gánh đôi nừng tám ang Mừng vui chân bước nhịp nhàng Hai vai trĩu nặng lúa vàng đánh Tây Ngoài kia xác giặc chết đầy
Em ra nộp thuế để vây quân thù
Rõ ràng, ca dao kháng chiến ở vùng biển Quảng Ngãi thể hiện rỏ một thái độoán thù, ơn nghĩa phân minh, một tấm lòng yêu nước nồng nàn, một tinh thầncách mạng sâu sắc, nhân dân và gia đình, tinh thần chống áp bức, phong kiến…
ca dao vùng biển Quảng Ngãi còn phản ảnh những mối quan hệ giữa con ngườivới con người, những quan niệm, những triết lý sống, là những bản phức hợp vềthế thái nhân tình:
-Bãi dài thuyền chạy sóng lừa
Đố ai ăn ở cho vừa ý ai
-Cá không cắn câu bảo rằng cá dại Vác cần về nghĩ lại các khôn
-Sống thì người chẳng cho ăn Chết thì xôi thịt làm văn tế ruồi
…Cùng với ca dao phong phú và đa dạng, phô diễn các cung bậc tình cảm, phảnảnh nhưng tâm tư nguyện vọng của quần chúng nhân dân và các mối quan hệ xãhội, vùng biển Quảng Ngãi cũng là nơi lưu giữ nhiều câu tục ngữ, nhiều bài vèđặc sắc, đặc biệt là vốn hát hò, hát hố
Về tục ngữ, có thể thấy rằng đây là nơi tục ngữ xuất hiện nhiều trong lời ăntiếng nói hàng ngày của nhân dân địa phương Đó chính là những câu nói ngắn
Trang 27gọn, hàm súc, có vần có điệu, là những nhận xét, phán đoán, có khi là một kinhnghiệm, một chân lý về hiện tượng trong tự nhiên, hoặc trong đời sống xã hội Bởi tục ngữ ngắn gọn, có vần có điệu nên dễ thuộc, dễ nhớ, chính vì dễ thuộc dễnhớ mà khó phân biệt được sắc thái địa phương Về hiện tượng khí tượng cónhững câu thơ:
-Mống đông vồng tây
Chẳng mưa dây cũng gió giật
- Nước ngời, trời động
- Sao dày thì mưa Sao thư thì nắng
-Ông tha mà bà chẳng tha Làm nên cái lụt hăm ba tháng mười
…
Về kinh nghiệm lao động sản xuất có những câu như:
-Trời nắng tốt dưa Trời mưa tốt mướp
-Trông lang đất lạ Gieo mạ đất quen
-Nồm động đất Bấc động khơi
Nhưng hầu hết tục ngữ thường nói về những triết lý sống, những kinh nghiệm ởđời, cánh đối nhân xử thế Bởi chúng được đúc kết từ hàng nghìn năm nên kếtcấu nội dung có tính chất bền vững, Ví dụ như những câu:
-Ăn không lo Của kho cũng hết
-Ra đường hỏi già
Về nhà hỏi trẻ
Thùng rỗng kêu to -Chưa học bò Chớ lo học chạy
Một trong những thể loại khác gần gũi ca dao là vè Vè là những sáng tác tự
sự dân gian có vần, có điệu, theo các thể thơ dân tộc, mà chủ yếu là thể bốn chữ
Có nhiều loại vè như vè về thế sự, vè về lịch sử, và các nhân vật lịch sử, vè vềhoa trái, cây có thiên nhiên, vè về nghề nghiệp, vè cổ động…có khi nhân dândùng vè để phê phán các thói hư tật xấu trong xã hội, có khi để ca ngợi một sựkiện lịch sử, một nhân vật anh hùng nào đó (như vè Vè Chàng Lía), hoặc có khithuần túy chỉ nhằm ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên (như vè Hoa trái), một bảntổng kết hải trình (như vè các lái)…Ở vùng biển Quảng Ngãi không thiếu nhưbài vè về các đề tài này, như vè về mẹ chồng nàng dâu, vè chiến thắng Vạn
Trang 28Tường, vè về các loại cá, các loại chim và nhiều bài vè về Các lái Rất tiếc trongquá trình sưu tập, nhiều bài chưa được hoàn chỉnh Trong tập này chúng tôi chỉchọn giới thiệu một số bài tạm coi là tiêu biểu Vè chiến thắng Vạn Tường kể lạitrận chiến đáu oanh liệt của quân và dân ta chống lại cuộc hành quân mang tên
“Ánh sao” của Mỹ, là một bản ghi kết quả về sự thiệt hại nặng nề của quân giặc,
và sự thắng lợi to lớn của ta, là lời động viên, cổ vũ lớn lao trong cuộc khángchiến chống giặc Mỹ xâm lược Trong tập này còn có mấy bài vè về cá biển.Các bài này kể tên các loại cá trong mênh mông biển cả, là sự tự hào về sựphong phú các loại cá ở biển quê hương, là sự cầu mong cho nhân dân được mùa
cá rộ:
Đặng màu không thiếu cá chi
Ơn trời ơn biển tạc ghi trong lòng
Cùng với các loại thơ ca dân gian khác, các loại hò cũng xuất hiện ở vùngbiển Quảng Ngãi, hò bả trạo là một điển hình Hò bả trạo là một làn điệu dân cadùng trong những buổi tế cúng cá Ông ở các Vạn chài Hiện nay ở vạn ĐôngYên (Bình Dương) và vạn Hải Ninh (Bình Thạnh) vẫn còn duy trì và phát triểnhình thức sinh hoạt dân gian này Toàn bộ bài Hò bả trạo sưu tập được như mộtkịch bản dân ca, có cao trào, thắt nút, gỡ nút…mà các nhân vật chính là nhữngtay chèo đang lênh đênh trên biển cả gặp hiểm nguy bởi sóng to gió lớn và đượcthần Nam Hải (Cá Ông) cứu nạn Cùng với sự tín ngưởng đối với thần hộ mệnh
là tình yêu thiết tha đối vởi biển trời sông nước, là sự lạc quan trong nghềnghiệp
Một loại hình sinh hoạt dân gian không thể thiếu ở bất kỳ vùng quê nào ởQuảng Ngãi là hát hò, hát hố Thuật ngữ hát hò, hát hố trong đề tài này đượcdùng để chỉ các sáng tác dân gian bao gồm hát đối đáp, hát ngân ngãi, hát giãgạo, hát đầm nền… tức là những sáng tác dân gian bằng văn vần dùng trong cácbuổi sinh hoạt tập thể, có hò hê phụ họa Có thể đây là những sáng tác được lưutruyền từ đời này sang đời khác và cũng có thể đựoc sáng tác tại chỗ Cho đếnnay, sinh hoạt hát hò hát hố dường như không còn ở các làng quê Quảng Ngãi,họa hoằn lắm mới có một vài địa phương năm ba cụ ông cụ bà ngồi cùng nhau
ăn trầu, uống rượu, hát chơi với nhau vài ba câu hát cũ để nhớ về một thời họ đãtừng thức thâu đêm suốt sáng ở sân đình, sân làng, xóm trên, xóm dưới Nhữngcuộc hát hò hát hồ ngày xưa thường bắt đầu bằng hát chào, hát dạo, đến hát đối,hát khích, hát kết, hát tiễn đưa…Nội dung của các bài hát thưưòng là than thântrách phận, những lời tỏ tình xa gần, thử tài trí qua chuyện xưa tích cũ…và saunày còn có cả những lời động viên thực hiện những chính sách xã hội nhưchuyện đóng thuế cho Việt Minh, chuyện cúp tóc, chuyện học bổ túc…
Ở vùng biển Quảng Ngãi, hát hò hát hố cũng có trình tự cuộc hát và nhữngnội dung như vậy, đặc biệt là chuyện tỏ bày tình cảm gái trai Xin hãy đọc thửmột vài trích đoạn hát hò về đề tài tình yêu đôi lứa:
-Vì ai thương đoạn nhớ đành Chim kêu cuối bãi đầu gành thêm đau
Trang 29Vì ai vắng trước quạnh sau
Vì ai mấy nỗi khăn lau ướt dầm…
Quả đó là những lời tỏ bày yêu thương rất đổi thiết tha và nồng mặn, nhưngcũng rất kín đáo Nhưng không phải chỉ kín đáo không, có lúc họ cũng thật liềulĩnh:
Không đi tới đó thời thôi
Đà đi tới đó khuyên mời vô đây
Để mai kẻ bắc người tây
Vô đây gá nghĩa mà gầy nợ duyên
Em đây thiệt gái thuyền quyên
Em đâu có dám tự nhiên đâu mà Ham chi mô điệu xướng ca Chứ chị em họ không biết họ nói con nhà dư công Hai đứa mình giờ chưn rảnh tay không
Loan ôm lấy phụng, phụng bồng lấy loan…
Nhân vật trong bài ca này quả thật đáo để, lời lẻ thật tự nhiên và cũng thật táobạo, dù có thể đây là những lời đùa bỡn Có thể kể lại câu chuyện này một cáchnôm na rằng, cô gái “dụ” chàng trai vào nhà, nói với chàng rằng hát hò làm chi,
người ngoài nghe đựơc sẽ nói rằng “con nhà dư công”, nhưng không hát thì
“chân rảnh tay không”, vậy thì “Loan ôm lấy phụng, phụng (hãy)bồng lấy loan” đi cho rồi ! Ông cha ta quả quá liều lĩnh và cũng yêu thương thật “hiện
đại” !
Ở vùng biển Quảng Ngãi còn lưu giữ nhiều bài hát đối đáp về các tuồng tích
cũ như Phan Trần, Truyện Kiều, truyện Lục vân Tiên…Đây là những bài hát
Trang 30vừa làm thử tài lẫn nhau, vừa có ý nghĩa kích thích việc học và đọc các tác phẩmcủa các tác giả dân tộc, nhất trong thời buổi truyện Tàu, truyện Tây thống trị nềnvăn học nước nhà Lúc này đây, ai biết chữ thì đọc, người không biết chữ thìngười biết chữ đọc cho nghe, và có cả những người chỉ được nghe kể lại Truyệnkiều, truyện Lục Vân Tiên…Vậy mà chúng ta đã gặp nhiều cụ ông cụ bà khôngbiết chữ vần có thể thuộc làu làu hàng trăm câu Truyện Kiều Đủ biết thời đó,thời hát hò hát hố thịnh hành, nhân dân đã say mê những áng văn chương củaông cha đến mức nào Những câu hát đối về tuồng tích còn lưu truyền trong dângian đã minh chứng điều đó Rất tiếc những bài hát này quá dài, quá nhiều màthường chỉ chủ yếu đến tuồng tích (vì hát đó là chính) thiếu gía trị nghệ thuật,nên chúng tôi sẽ chọn và giới thiệu trong một công trình khác.
Trở lên là đôi nét ca dao và những thể loại liên quan đến ca dao Không thểnói hết những vẻ đẹp của từng bài ca dao, từng câu tục ngữ, từng bài hát hò háthố…hiện diện ở vùng biển Quảng Ngãi Tuy nhiên, qua cách tiếp cận ở trên cóthể khẳng định đựơc rằng, vùng biển Quảng Ngãi có một vốn ca dao và nhữngthể loại gần gũi với ca dao hết sức phong phú và đa dạng Chúng không chỉdòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ của bao thế hệ qua đất này Xét
từ hai phương diện nội dung và nghệ thuật ca dao và những thể loại gần gũi với
ca dao vùng biển Quảng Ngãi không thua kém bất cứ ca dao và những thể loạigần gũi với ca dao ở bất cứ vùng biển nào Nhưng cũng phải nhìn nhận rằng, domôi trường thiên nhiên và điều kiện sống đã ảnh hưởng đến tính cách con người
ở vùng đất này mà tính cách bao giờ cũng ảnh hưởng lớn đến các sáng tác vănhọc Người Quảng Ngãi nói chung chân thành, thẳng thắng, bộc trực, giàu nghịlực, chịu thương chịu khó, cần mẫn nhưng cũng vụng về, khô khan; người vùngbiển Quảng Ngãi còn thêm cách ăn to nói lớn, hay nói như chính họ nói là “ănsóng nói gió” Vì vậy những bài dân gian họ đã sáng tác ra, hoặc cũng có thể làmang từ vùng đất khác nhưng đã nói theo cách nói của họ, bên cạnh cái chânthành, thẳng thắn, bộc trực kia cũng còn có cái thô tháp, vụng về, thiếu sự mềm
mại, chải chuốt như ca dao xứa Bắc Xứ Bắc nói: “Hỡi cô cắt cỏ bên sông;
Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang” Đó là cách nói hình ảnh, bóng bẩy,
và rất “dịu ngọt” Còn ở đây cũng để tỏ tình, thì lại nói thiệt thà và bộc trực:
“Đôi ta mới ngộ tình cờ, Như đàn mới gãy như thơ mới đề, Muốn cho sông biển cận kề, Anh đi làm rể em về làm dâu” Cách nói chân thành của con người vùng
đất khó có thể ở đâu có được: “Thương người ra đứng ngõ người, Đất mòn chín
tấc thiên hạ cười mười phân, Thương người khác thể thương thân, Cầu không tay vịn cũng lần mà qua”.
Văn là người, dù chỉ là văn chương của người bình dân Những bài ca dângian mà người vùng biển Quảng Ngãi đã hát hàng trăm năm qua chính là tâmhồn, là máu thịt của họ Họ đã biết yêu biển cả, ruộng đồng, cây cỏ có lẻ bắt đầubằng những bài hát bên vành nôi, cánh võng, và nhờ thế họ đã biết gìn giữ, bảo
vệ mảnh đất này trải qua bao biến thiên của lịch sử
Trang 32Chương III TRUYỆN KỂ
I VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SƯU TẦM
Trong quá trình sưu tập tài liệu, một trong những cái khó của những ngườithực hiện đề tài là, làm thế nào để có thể sưu tầm được những truyện kể dângian, đặc biệt là những truyện kể dân gian chưa được công bố trong các sách vở,lẫn các phương tiện thông tin đại chúng như báo, tạp chí…Mặc dù đã có nhiều
cố gắng song những truyện kể sưu tầm và tuyển chọn được trong tập này còn ít.Phải chăng ở vùng biển Quảng Ngãi “thiếu vắng” truyện kể dân gian? Điều nàychưa khẳng định được, có lẻ một phần do điều kiện thời gian sưu tập còn hạnchế, một phần do năng lực khai thác tư liệu của những người trực tiếp điền dã,nhưng chắc chắn truyện kể dân gian ở vùng đất này không nhiều Đây là trườnghợp chung ở dải đất phía Nam Tổ quốc Hầu hết những truyện kể dân gian màNguyễn Đổng Chi giới thiệu trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam chẳng hạn,
là những truyện kể sưu tầm được ở Miền Bắc, những truyện kể đã trở thànhniềm tự hào chung của người Việt Nam Bởi không người Việt Nam nào lạikhông biết truyện Tấm Cám, sự tích Trầu Cau, truyện Phù Đổng Thiên Vương,truyện Sơn Tinh Thủy Tinh…Trong quá trình di cư vào Nam, người Việt đãmang tài sản quý giá này đi theo Dường như tại vùng đất mới họ không “sángtác” được nhiều, đặc biệt là truyện cổ tích và thần thoại Có thể giải thích lý donày là thần thoại thường gắn liền thời kỳ mông muội, sơ khai của con người, còn
cổ tích ra đời khi đã bắt đầu có sự phân hóa giai cấp, phân hóa giữa kẻ giàungười nghèo Khi người Việt vào khai hoang, vỡ hóa vùng đất phía Nam, họ đãvào thời xã hội Phong Kiến Việt Nam phát triển đến giai đoạn cực thịnh, tiêubiểu là thời vua Lê Thánh Tông trị vì thiên hạ Trong thời đại phong kiến truyềnthuyết vẫn là loại truyện dân gian phát triển, chúng dùng để giải thích một sốhiện tượng thiên nhiên, một số hiện tượng lịch sử, ít nhiều các sự kiện xảy ratrong đời sống xã hội, nhưng được khoát bên ngoài vỏ huyền bí, thần kỳ Việcchúng tôi sưu tầm được số lượng truyền thuyết nhiều hơn các loại truyện khác làphù hợp với thực tế phát triển của loại hình văn học này
Một vấn đề khác cũng cần nói đến đây là, trong phần giới thuyết chung chúngtôi có đề cập đến việc xác định: Nếu các bài ca hay truyện kể dân gian có quyluật lặp đi lặp lại ở cùng biển Quảng Ngãi thì chúng tôi vẫn xem là văn học dângian vùng biển Quảng Ngãi, vậy thì những truỵên kể quen thuộc của người Việtnhư các truyện Tấm Cám, Sơn tinh Thủy tinh…mà người địa phương ai cũngthuộc lòng thì có gọi là văn học dân gian của vùng biển Quảng Ngãi không? Ởđây thiết tưởng cũng cần phải khẳng định lại rằng, những câu chuyện quen thuộc
đó không thể gọi là văn học dân gian (của) vùng biển Quảng Ngãi được Do đặcthù và tính chất của truyện kể, những chuyện đã phổ biến trong nền văn họcnước nhà thì đó là vốn chung của dân tộc, không của riêng vùng đất nào Nhân
Trang 33dân Việt Nam dường như ai cũng biết các câu hát như: “Bầu ơi thương lấy bícùng, Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”; “Một cây làm chẳng nênnon, Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” thì đó thuộc trượng hợp phổ biến Ởvùng biển Quảng Ngãi cũng hát những câu đó, nhưng không thể gọi là văn họcdân gian của vùng biển Quảng Ngãi Về truyện kể dân gian, cách xác định cũngtương tự như vậy, trừ trường hợp có những dị bản.
II TRUYỆN KỂ CỦA MỘT VÙNG ĐẤT
Truyện tiếng chim Ca Vát và Ông Rớ bà Rớ là những truyện cổ tích có nhữngmôtíp trong truyện cổ tích Việt Nam, đó là những chuyện mụ dì ghẻ độc ác,chuyện tên quan tham lam Chủ đề của loại truyện này là ca ngợi lòng tốt củacon người, ghét thói bội bạc gian xảo, đề cao cái thiện, phủ nhận cái ác, chúng lànhững lời khuyên răn con người hảy rủ bỏ thói tham lam ti tiện mà hướng về sựlương thiện, khoan dung, độ lượng Bởi cái ác bao giờ cũng bị diệt vong, cáithiện mới trường tồn mãi mãi Mụ dì ghẻ ngã lăn ra chết khi nghe tiếng chim CaVát kêu than trên ngọn cây hằng đêm là lời cảnh báo về điều đó Hình ảnh conRắn, con kiến giúp cha mẹ Rớ là lời khuyên nhủ mọi người hãy sống có nghĩa
có nhân, sống sao cho xứng đáng với vai trò là con người (bởi đến con vật kiacòn sống có nghĩa huống hồ là con người !)
Như đã nói, một trong những nội dung của truyền thuyết là nhân dân mượnhiện tượng tự nhiên, và gán vào đó những yếu tố hoang đường, nhằm để giảithích các hiện tượng xã hội Quê hương Quảng Ngãi không hiếm những truyềnthuyết như vậy, như truyện Ông khổng lồ gánh đất lấp biển, vì gánh nặng quánên bị xoạc chân làm đổ hai đầu đất một thành Núi Ấn, một thành Núi Bút,chuyện hòn Ấn lấn Hòn Bút nên người có học có hành đến mấy cũng không làmđược quan to chức trọng, mà nếu có làm được quyền cao chức trọng cũng khôngđược lâu bền; chuyện Cao Biền yểm mạch đế vương ở núi Long Đầu; chuyện
“Bao giờ Thiên Mã sang sông…”…Rõ ràng đây là những chuyện hoang đường,nhưng chúng cũng phản ánh phần nào thực tế ở địa phương qua con mắt chimnghiệm của người đời Chuyện về Hòn Chữ ở Sa Huỳnh cũng nhằm để chứng
minh thực tế như vậy Từ chữ sĩ biến thành chữ thổ qua hình dáng của Hòn Chữ
là một chiêm nghiệm về thực tế phát triển của người Sa Huỳnh, là lời an ủi, vàcũng là lới nhắc nhở, động viên khéo của người đời đối với các thế hệ con cháumai sau trên vùng đất này
Ngoài việc mượn tự nhiên để giải thích các hiện tượng xã hội, vùng biểnQuảng Ngãi còn có những truyện kể về gốc tích các chùa chiềng, miếu mạo, tiêubiểu là truyền thuyết chùa Hang (Lý Sơn), truyền thuyết Chùa Ông rau, truyềnthuyết về miếu thờ ở Hòn Ông (Sa Cần) Đây là những chuyện kể ra đời cáchđây không lâu, gắn liền với những sức mạnh siêu phàm, có tài phù phép Cácông họ Trần ở chùa Hang thì có thể vào đất liền chỉ bằng chiếc nón ghe bầu, cóthuật rấm binh, có thể bay về trời…Ông thầy lánh ở sa Cần cũng có tài rấmbinh, trong một đêm có thể hóa phép đổi đình làng, rồi cũng bay về trời Nhữngtrò bùa phép này là những môtíp phổ biến trong các truyện kể dân gian ViệtNam Để cho chùa chiềng, miếu mạo thêm phần linh thiêng người ta thường gắn
Trang 34vào đó những câu chuyện thần bí, huyễn hoặc; các chủ nhân của chúng càngsiêu phàm thì chúng cáng thu hút khách thập phương, càng có thêm thiện namtín nữ Riêng về sự tích chùa Ông Rau, Ông Rau không có phép thuật siêu phàm,nhưng chính việc ăn rau để tu hành của ông cũng là hiện tượng đặc biệt Chonên có thể thấy, những yếu tố hoang đường, hư ảo bao giờ cũng là cái vỏ bênngoài bao bọc cái cốt lõi thực hiện, chính cái vỏ ấy tỏa hào quang lấp lánh, thuhút sự chú ý của con người.
Lý Sơn là Hòn đảo xinh đẹp, nằm giữa biển khơi, thuận đường thuyền bè qualại, nên vào khaỏng đầu thế kỷ 19, giặc Tàu Ô thường xuyên vào quấy nhiễuhàng xóm, cướp bóc của cải, hãm hiếp đàn bà, con gái Ngày nay nhân dân LýSơn, từ già đến trẻ dều có thể kể lại chuyện ông Nguyễn Văn Tuất đánh giặcTàu Ô và tuần tiết, chuyện Bà Roi không để cho giặc tàu Ô làm nhục Đó lànhững câu chuyện có thật, dù chưa được ghi trong lịch sử của vùng đất này, chỉđược nhắc qua trong các gia phả, trong các buổi tế lể tiền hiền, đình làng Cáctruyền thuyết này ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quật cường, lòng trung trinh củanhững người anh hùng trên đất đảo (1)
Ở Lý Sơn còn có các câu chuyện kể về các vị “tiền hiền khai khẩn, hậu hiềnkhai cư”…Đây là những câu chuyện nói về những công lao của các bậc thủy tổkhai phá hòn đảo này, là những lời ngợi ca sự tài trí, mưu lược của 13 vị tiềnhiền trong buổi đầu giành chủ quyền đất đai Người Lý Sơn lưu giữ những câuchuyện này cũng là để nhớ đến công đức của các bậc tiền nhân, để biết quýtrọng, nâng niu, gìn giữ mảnh đất mà họ đang sống Những truyền thuyết đó quả
là có giá trị hết sức lớn lao
Nhìn chung, các truyện kể sưu tầm được trong đề tài này là các truyền thuyết,
mà số nhiều là truyền thuyết ở đảo Lý Sơn, còn thiếu vắng nhiều thể loại truyệndân gian khác như thần thoại, giai thoại, truyện cười dân gian, truyện ngụ ngôn.Mặc dù thiếu vắng do nhiều điều kiện như đã nói ở trên, nhưng không cứ gì phảibằng mọi cách tìm cho được đủ các thể loại, đủ các truyện nói về các địaphương trong vùng biển Quảng Ngãi (mới coi là truyện kể vùng biển QuảngNgãi) Thiết nghĩ với số lượng truyện dù còn ít ỏi đó cũng đã thấy vùng biểntỉnh ta cho đến nay vẫn còn những truyện chưa khai thác, ghi chép, công bố Cóthể có một vài truyện chưa được giới thiệu trong tập này chưa hay, chưa đặc sắc,nhưng nhìn tổng quát, thì rõ ràng có những chuyện khá hấp dẫn, khá độc đáo màkhông dễ gì các vùng đất khác có được Chuyện về dánh giặc Tàu Ô trên đất đảo
Lý Sơn chẳng hạn, đó không phải chỉ là niềm tự hào riêng của người Lý Sơn,theo chúng tôi nghĩ, là niềm tự hào chung của người Quảng Ngãi Ghi chép cáctruyện kể dân gian là một việc làm rất khó, nó đòi hỏi khả năng cảm thụ, khảnăng diễn đạt của người viết Ghi chép một câu chuyện là một lần sáng tác lạichuyện đó, chắc chắn là chưa diễn đạt được hết tinh thần của câu chuyện, tinhthần của người kể.Dẫu sao đây cũng chỉ là bước đầu trong tiến trình sưu tập vànghiên cứu truyện kể dân gian của một vùng đất
(1) Xem danh mục tài liệu tham khảo
Trang 35KẾT LUẬN
Trong bài nói chuyện tại Hội nghị cán bộ văn hóa năm 1958, Chủ tịch HồChí Minh đã khẳng định: “Quần chúng là những người sáng tạo, công nông lànhững người sáng tạo, nhưng quần chúng không phải chỉ sáng tạo những của cảivật chất cho xã hội, quần chúng còn là những người sáng tác nữa (…)Các sángtác ấy rất hay mà lại ngắn, chứ không “trường thiên đại hải”, dây cà ra dây
cán bộ văn hóa phải ra sức tìm hiểu sưu tầm, nghiên cứu những hòn ngọc quýđó
Thực hiện lời dạy của Hồ Chủ Tịch, trong suốt gần nửa thế kỷ qua, giớinghiên cứu văn hóa, văn nghệ dân gian đã hoạt động không mệt mỏi, và đã thuđược những kết quả đáng trân trọng: xây dựng được những kho dữ liệu qúy giá,xây dựng được cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu về lĩnh vực này.Trong Hội thảo khoa học với chủ đề 50 năn sưu tầm, nghiên cứu và phổ biếnvăn hóa văn nghệ dân gian do Hội văn nghệ dân gian Việt Nam tổ chức tại HàNội tháng 11 năm 1995, GS Tô Ngọc Thanh-Tổng thư ký hội, thay mặt chonhững người làm công tác nghiên cứu văn hóa văn nghệ dân gian Việt Nam đãtổng kết, trong năm mươi năm qua “những sáng tạo của nhân dân các dân tộcViệt Nam ngày càng được phát hiện nhiều hơn Qua các công trình sưu tầmnghiên cứu, nền văn hóa, văn nghệ dân gian của nhân dân ta ngày càng hiện lênđầy đủ hơn, toàn vẹn hơn với tất cả dáng vẻ rực rỡ, tính chất độc đáo, với sự
Chúng tôi thiết nghĩ đề tài nghiên cứu sưu tầm văn học dân gian vùng biểnQuảng Ngãi đã góp một phần nhỏ vào việc làm có ý nghĩa đó
Qua hai năm sưu tầm và nghiên cứu, những gì mà chúng tôi thu hoạch đượcthể hiện rỏ trong bản đề tài này Vùng biển Quảng Ngãi rỏ ràng không hiếmnhững bài ca dao hay, những câu truyện kể dân gian độc đáo, và cũng rất đadạng, rất độc đáo
Văn học bao giờ cũng là thước đo tâm hồn, tình cảm, trí tuệ của con người, làtấm gương phản ánh hiện thực lịch sử cụ thể Văn học dân gian chính là tâmhồn, trí tuệ, tình cảm của nhân dân lao động, là tấm gương phản ánh hiện thựclịch sử của đất nước, xã hội suốt hàng nghìn năm qua, bởi “Không thể hiểu biếtlịch sử chân chính của nhân dân lao động nếu không biết văn học truyền khẩudân gian” (Gorki) Văn học dân gian vùng biển Quảng Ngãi chính là tâm hồn, làmáu thịt của người quê xứ sở này, là tấm gương phản ánh hiện thực lịch sử mộtvùng đất đã có gần 500 năm khai phá, xây dựng và phát triển Thế hệ nối tiếpthế hệ Những di sản tinh thần vô giá của ông cha để lại sẽ mãi mãi là niềm tựhào chung của cả dân tộc
(1) Hồ Chí Minh-Bàn về văn hóa văn nghệ, NXB Văn hóa nghệ thuật, Hà Nội, 1963
(2) Kỷ yếu hội thảo khoa học 50 năm sưu tầm nghiên cứu, phổ biến văn hóa, văn nghệ dan gian, NXB
KHXH, Hà Nội, 1997, trang 13
Trang 36Trong khi đề cập đến sử thi Tây Nguyên, DS Tô Ngọc Thanh viết: “Chỉ tiếcrằng tôi không đủ kinh phí để sưu tầm lại vốn quý vô song đó Nay đã đi quahơn 10 năm không biết những vị lão trượng nhớ và biết những tác phẩm ấy cònsống không Thật cứ như thấy nhà mình cháy mà không có lấy một giọt nước để
văn học dân gian vùng biển Quảng Ngãi nói riêng, văn học dân gian Quảng Ngãinói chung Mạc dù những gì chúng tôi làm được chắc chắn còn nhiều hạn chế,nhưng với kết quả còn khiêm tốn này, chúng tôi muốn nói rằng chúng tôi làmbằng tâm huyết của những người không muốn “nhà mình cháy mà không có lấymột giọt nước để cứu” Rất tiếc chúng tôi không đủ thời gian và điều kiện đểkhai thác hết những vốn liếng của các bậc trưởng lão, các nghệ nhân còn sống ởđất này Nhiều người đã quá tuổi chín mươi, không biết rồi đây chúng tôi vànhững người quan tâm đến văn học dân gian địa phương có còn gặp để hỏi thăm
về những điều chưa biết
Đảng ta chủ trương phải giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Nghiêncứu và sưu tầm văn học dân gian địa phương cũng là cách làm tỏ rỏ việc thựchiện chủ trương đó Để có điều kiện giữ gìn và phát huy vốn văn hóa văn nghệdân gian tỉnh nhà, chúng tôi tha thiết đề nghị đồng chí lãnh đạo tỉnh và các cơquan chức năng:
1 Tiếp tục tạo điều kiện kinh phí, phương tiện thỏa đáng cho những ngườilàm công tác nghiên cứu, sưu tầm văn học dân gian ở địa phương trong toàn tỉnh
để tiện tới giới thiệu toàn diện nền văn học dân gian tỉnh nhà;
2 Thường xuyên giúp đỡ các địa phương, các cơ quan tổ chức các sinh hoạtdân gian ở làng xã như hát hò, hát hố, kể chuyện dân gian địa phương, hát ta lêu
Ra nghé (của đồng bào dân tộc)…
3 Tạo điều kiện mở các đợt vận động sưu tầm văn học dân gian đều khắptrong toàn tỉnh (học sinh cấp 2, cấp 3 và sinh viên cao đẳng) và có khuyếnkhích, phát thưởng cho các cá nhân, đơn vị có kết quả xuất sắc trong việc sưutầm;
4 Cần có những cuộc thi kể chuyện về lịch sử truyền thống địa phương, kểchuyện dân gian địa phương (nhiều học sinh cấp 2, cấp 3 hiện nay thiếu kiếnthức về lĩnh vực này);
5 Tạo điều kiện phổ biến văn học dân gian tỉnh Quảng Ngãi như in ấn, xuấtbản (mà muốn có tác phẩm để phổ biến cần có điều kiện nghiên cứu, sưu tầm,phân loại, chỉnh lý…)
6 Tạo điều kiện cho Hội văn học nghệ thuật, Sở văn hóa thông tin tỉnh tổ
tạo điều kiện để chi hội văn nghệ dân gian Việt Nam tại Quảng Ngãi được thànhlập và hoạt động có hiệu quả
Thiết tưởng những lời đề nghị ở trên trở thành hiện thực trong thời giankhông xa Để kết thúc đề tài này, chúng tôi xin trích lời nói thấm thía sau đây
(1) Các vùng văn hóa Việt Nam, NXB KHXH, Hà Nội, 1995, trang 169
2(2) Lê Duẩn-Xây dựng tư tưởng làm chủ tập thể trên lạp trường của giai cấp vô sản-NXB Sự thật, hà Nội,
1964 trang 27 (trích thao Dạy và học thơ ca dân gian-Nhiều tác giả-Sở giáo dục, Nghĩa Bình, 1986, trang 20)
Trang 37của đồng chí Lê Duẩn: “Và ngày mai, dù cho đến khi chủ nghĩa cộng sản thành
(
Trang 38PHẦN 3 GIỚI THIỆU
VĂN HỌC DÂN GIAN VÙNG BIỂN QUẢNG NGÃI
Trang 39QUAN HỆ THIÊN NHIÊN
VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
Ai về Cà ĐóChịu khó xách kyTay cầm đôi đũaChân đi lòm khòm
Ai về Quảng Ngãi cho tôi gửi ít quan tiềnMua giùm miến quế lâu niên
Đem về trị bệnh khỏi phiền bà con
Ai về Quảng Ngãi mà xemBãi tơ vàng óng đồng ken lúa vàngXóm thôn sực nức mùi đàng
Nhắp chè Tam đảo luận bàn văn chương
Ai về quê ấy Nghĩa AnGhé thăm phong cảnh Chùa Hang, Bàn cờ
Bể dâu thay đổi mấy lần
La Hà thạch trận phong trần nắng mưaThương nhau thương mấy cho vừaNhớ nhau xin nhớ những trưa Sa Huỳnh
Canh khuya tạnh vắng bên cồnTrắng phôi đất bãi sóng dồn mêng mông
(1) Xóm câu: thuộc xã Tịnh Khê-Sơn Tịnh
Trang 40Chim bay mỏi cánh chim ngơiSóng dồi biển rộng trời đà sắp mưaChim mía Xuân Phổ
Cá Bống Sông TràKẹo Gương Thu XàMạch nha Mộ Đức
Chùa Hang cát nhỏ như troHang Câu, bãi Ké kể cho thêm phiền
Củ lang mỏng vỏ đỏ daTắm nước Đồng Lãm cũng ra con người
Đó đưa Sông Vệ nghênh ngangBạn hàng náo nức sao chàng ngồi đây
Đức Minh xấu đất trồng treTre xanh thì ít gái hoe thì nhiều
Giếng tiền có bàn cờ Tiên
Cờ tiên, tiên mất, giếng tiền, tiền đâu ?(1)
Hừng hừng tảng sáng chèo raHòn Hèo nằm đó kìa là Đục LưngHòn say, Hòn Nhọn có chừngChèo ra tưng bừng mới khỏi Đầu TrâuTrực nhìn mới thấy ghe câu
Bà Hoàng bãi nhỏ biết đâu đặng nàoHòn Lừa sóng bổ lao xao
Gác mặt trông vào đa Tấn, Hang DơiHòn Chông, Hòn Nhọn nằm nơiNgó rra mặt trời rừng rựng mọc lênHòn Trào nằm dựa một bên
Bãi đá dập dềnh hớn hở ghe raHòn Son, Hòn Chữ trãi quaNgó lên kìa là mới thấy Lăng ÔngHòn Bườm kia hỡi còn trôngHòn Sụp ì ầm sóng bổ lao xaoKìa là Hòn Yến cao cao
Con Chim lộn nhào Hòn Sảnh-Châu SaHòn Son, Hòn Chữ ngó ra
Trông lên Hóc Mó, Hòn Nha lại bàyKìa là bà Miễu xinh thay
(1) Nguyên là từ bài thơ dài của Phạm Châu