Bài 4 Xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp và đô thị hoá ở miền núi: 10 năm nhìn lại và những vấn đề đặt ra Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Kế Tuấn Trưởng khoa Quản trị kinh doa
Trang 1Bài 4 Xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp
và đô thị hoá ở miền núi:
10 năm nhìn lại và những vấn đề đặt ra
Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Kế Tuấn
Trưởng khoa Quản trị kinh doanh công nghiệp và xây dựng,
Đại học Kinh tế quốc dân
I Vị trí và mối quan hệ tương hỗ giữa phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp và đô thị hoá ở miền núi
Không phải chỉ ở Việt Nam, mà ngay ở các nước có trình độ phát triển cao, miền núi bao giờ cũng ở tình trạng lạc hậu hơn so với miền xuôi Do những điều kiện đặc thù về tự nhiên - kinh
tế - xã hội của miền núi, sự lạc hậu hơn ấy là điều không tránh khỏi, song tình trạng này lại có thể kéo theo những bất ổn về kinh tế - xã hội Bởi vậy, về cơ bản, các Chính phủ đều coi miền núi như một địa bàn trọng điểm và theo những cách thức khác nhau đều cố gắng giành sự quan tâm nhất định đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi Nói chung, sự phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp và đô thị hoá là những biểu hiện cụ thể của trình độ phát triển miền núi Sự phát triển ấy có ảnh hưởng to lớn đến biến đổi bộ mặt miền núi từ cảnh hoang sơ, lạc hậu sang trình độ văn minh, hiện đại, rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa miền núi với miền xuôi
Giữa sự phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp và đô thị hoá có quan hệ tương hỗ, nhưng trong đó, sự phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội giữ vị trí như điều kiện tiền đề Bởi lẽ:
Để phát triển sản xuất công nghiệp, dù với quy mô nào và loại ngành gì, đều đòi hỏi phải có cơ sở hạ tầng tạo lập cơ sở sản xuất, bảo đảm các yếu tố đầu vào và vận chuyển sản phẩm tới nơi tiêu thụ
Sự phát triển đô thị là sự tập trung dân cư phi nông nghiệp và ở đó các hoạt động phi nông nghiệp là hoạt động kinh tế chủ yếu Sự tập trung ấy sẽ chỉ có thể thực hiện khi cơ sở hạ tầng phát triển đến mức độ nhất định
ở miền núi, sản phẩm nông lâm nghiệp và các nguồn khoáng sản tạo nên những điều kiện thuận lợi tiềm tàng về nguyên liệu cho phát triển sản xuất công nghiệp Song chỉ khi nào có cơ sở hạ tầng thích ứng, điều kiện tiềm tàng ấy mới được khai thác có hiệu quả
Sự phát triển công nghiệp và đô thị cũng có tác động trở lại đến sự phát triển cơ sở hạ tầng
Sự tác động này thể hiện ở đòi hỏi và sự thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp và nhu cầu của dân cư Sự hình thành các cơ sở công nghiệp tập trung tất yếu sẽ đòi hỏi phát triển các dịch vụ bảo đảm các yếu tố đầu vào cho sản xuất và dịch vụ tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra Đó là những nhân tố quan trọng thúc đẩy hình thành các đô thị mới và phát huy tác động lan toả tới các vùng phụ cận làm biến đổi bộ mặt miền núi
Nhận thức mối quan hệ tương hỗ ấy có ý nghĩa thiết thực với việc hoạch định chính sách và
tổ chức thực hiện trong điều kiện nguồn lực có hạn
Trang 2II Điểm lại đôi nét về tình hình
Các vùng miền núi Việt Nam chiếm khoảng 3/4 diện tích cả nước với trên 24 triệu người thuộc 54 dân tộc khác nhau Đây là vùng có tiềm năng to lớn, đồng thời cũng là vùng có nhiều khó khăn trong việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển
Những tiềm năng và nguồn lực nổi trội của miền núi thường biểu hiện trên các mặt chủ yếu sau đây:
Diện tích đất đai rộng lớn và nhiều nơi còn chưa được khai thác phù hợp, có hiệu quả Tài nguyên khoáng sản đa dạng, trong đó có một số loại có trữ lượng lớn và giá trị kinh tế cao
Tài nguyên thuỷ điện và tài nguyên rừng lớn (gỗ và nhiều loại lâm sản khác)
Song miền núi cũng đang tồn tại những khó khăn, nổi bật là:
Kinh tế còn mang nặng tính chất tự cấp tự túc
Đời sống nhân dân cực kỳ khó khăn
Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội còn ở trình độ sơ khai
Trình độ dân trí thấp kém, còn tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu
Sự phát triển kinh tế - xã hội đang chứa đựng những yếu tố chưa bền vững, thiếu ổn định Trong những năm qua, Đảng Cộng sản và Chính phủ Việt Nam đã có những chính sách và giải pháp đặc biệt với vùng núi Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn
ở miền núi và vùng sâu, vùng xa (được gọi là Chương trình 135 theo Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ) là một ví dụ Nhờ đó, kinh tế - xã hội ở các vùng miền núi Việt Nam đã có những bước phát triển nhất định Tuy nhiên, đây vẫn là vùng kinh tế chậm phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn
Dưới đây, xin điểm qua vài nét cơ bản về tình hình phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp và quá trình đô thị hoá ở miền núi
II.1 Kết cấu hạ tầng ở miền núi
Theo kết quả nghiên cứu do nhóm chuyên gia của các Bộ Lao động, Thương binh và Xã hôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng và Giao thông vận tải thực hiện năm
1996, kết cấu hạ tầng nông thôn ở nước ta hiện nay còn rất thấp kém9 Căn cứ vào mức độ phát triển kết cấu hạ tầng, nhóm nghiên cứu đã chia các xã thành 3 loại:
9 Báo cáo của nhóm công tác
Trang 3- Loại I gồm các xã đã hình thành được bộ khung kết cấu hạ tầng ở mức khá: đường ô tô
vào đến trung tâm xã và các thôn xóm; công trình thuỷ lợi cơ bản đã được hình thành đồng bộ; trên 60% số hộ được dùng điện; trên 30% số hộ được dùng nước sạch; trường học, trạm xá, nhà ở
và các công trình công cộng đáp ứng tốt yêu cầu của dân cư Trong cả nước có 2.001 xã thuộc loại này, chiếm 23% tổng số xã, trong đó vùng đồng bằng sông Hồng có đến 1.349 xã (trong số 1.686 xã toàn vùng, bằng 80%), vùng Bắc Trung Bộ có 244 xã (trong số 1.622 xã, bằng 15%)
Trong khi đó, vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải miền Trung, vùng núi và trung du Bắc
Bộ chỉ có khoảng 8% số xã thuộc loại này Yếu kém nhất là vùng Tây Nguyên, không có xã nào
đảm bảo được mức khá đồng bộ các công trình kết cấu hạ tầng nêu trên
- Loại II là loại trung bình, gồm các xã có kết cấu hạ tầng chưa được hình thành đồng bộ với
chất lượng khá như ở loại I Ví dụ, còn nhiều đường đất và nhà ở cấp IV, tỷ lệ số hộ dùng nước sạch mới khoảng 25%, thuỷ lợi hoá mới giải quyết được ở mức trung bình, tỷ lệ số hộ dùng điện khoảng 50%, số phòng học đạt công trình cấp IV trở lên mới khoảng 70%, có trạm xá nhưng chất lượng còn thấp, tỷ lệ nhà kiên cố khoảng 50% Thuộc loại này có gần 6.000 xã, bằng 64% tổng
số xã cả nước, trong đó vùng đồng bằng sông Cửu long có 922 xã, bằng 82% số xã trong vùng
Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung, Bắc Trung Bộ và miền núi, trung du Bắc Bộ
có tỷ lệ số xã từ 70 đến 78% thuộc loại này Trong khi đó, vùng đồng bằng Bắc Bộ chỉ còn 20%
số xã thuộc loại này
- Loại III là loại kém, gồm các xã có kết cấu hạ tầng kém phát triển nhất: không có đường
ôtô vào trung tâm xã hoặc có nhưng chỉ đi được vào mùa khô; chưa có điện hoặc có điện dưới 30% số hộ; công trình thuỷ lợi có không đáng kể; nước sinh hoạt không bảo đảm vệ sinh; số phòng học tranh tre chiếm trên 50%; trạm xá đơn sơ hoặc chưa có trạm xá; nhà ở tạm bợ chiếm trên 70% số hộ Thuộc loại này có 1.136 xã, bằng 13% tổng số xã cả nước Trong số này, trừ
vùng đồng bằng sông Hồng, các vùng khác đều có tỷ lệ số xã từ 10 đến 18%, riêng Tây nguyên
là 28%
Năm 1996, trong 1.700 xã nghèo của cả nước có tới 1.136 xã có kết cấu hạ tầng loại III,
còn lại là các xã thuộc loại II Đó là các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc - miền núi,
vùng mới định canh định cư, vùng khí hậu khắc nghiệt Như vậy, rõ ràng một trong những nguyên nhân cơ bản của nghèo nàn, lạc hậu là tình trạng kết cấu hạ tầng kém phát triển
Tiếp theo những số liệu bảng 1 dưới đây có thể thấy kết cấu hạ tầng ở các vùng trung du và miền núi Việt Nam có trình độ thua kém xa so với các vùng khác
Chỉ thị số 393/TTg ngày 10/6/1996 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch dân cư, tăng cường cơ sở hạ tầng, sắp xếp sản xuất ở vùng dân tộc và miền núi đã xác định: " Phấn đấu đến năm 2000, hình thành được 500 trung tâm cụm xã Phấn đấu đến năm 2000, có 60% số dân vùng dân tộc và miền núi được dùng nước sạch " Đến năm 2001, các nhiệm vụ này đều không đạt
được
Trang 4Bảng II.4.1 Kết cấu hạ tầng nông thôn cả nước và phân theo vùng năm 1999 (%)
Vùng Xã có điện Xã có đường
ôtô đến xã
Xã có đường ôtô đến thôn
Xã có trường Tiểu học
Xã có trạm
y tế
Duyên hải
Cả nước 85,8 92,9 79,8 98,8 98,0
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2000
Dưới đây xin trình bày một số nội dung cụ thể:
II.1.1 Về giao thông miền núi
Trong những năm qua, cùng với việc cải tạo và nâng cấp một số tuyến đường quốc lộ trọng yếu ở miền núi phía Bắc và Tây Nguyên từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước10, Nhà nước cũng đẩy mạnh phong trào xây dựng giao thông nông thôn bằng nguồn vốn từ ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh, ngân sách xã và huy động sự đóng góp bằng tiền của và công sức của nhân dân Hiện nay đường Hồ Chí Minh đang được triển khai xây dựng dọc theo dãy Trường Sơn tạo thêm một trục đường chiến lược nối liền Nam Bắc Với những nỗ lực ấy, hệ thống giao thông nông thôn miền núi đã được cải thiện một bước, tạo điều kiện khai thác các nguồn lực và lợi thế của miền núi
và mở rộng giao lưu trao đổi hàng hoá và tình cảm giữa các vùng trong nước Tuy nhiên, mạng lưới giao thông miền núi có chất lượng thấp và đang bị xuống cấp nghiêm trọng Đường lên các huyện vùng cao chỉ có thể đi được bằng ô tô vào mùa khô, còn tới 460 xã ở miền núi chưa có
đường ô tô đến trung tâm xã Mạng lưới đường giao thông liên xã, liên bản phát triển rất chậm Đó cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho kinh tế hàng hoá chậm phát triển, tình trạng du cư du canh, phá rừng làm nương, triệt phá nguồn tài nguyên quý giá do thiên nhiên mang lại
Về mạng lưới điện
Đến nay, tất cả các huyện miền núi đều đã có điện lưới quốc gia, nhiều xã ở vùng cao cũng
đã được sử dụng điện lưới Đồng thời, việc phát triển thuỷ điện nhỏ và cực nhỏ cũng được khuyến khích phát triển Năng lượng điện đã góp phần quan trọng vào việc phát triển sản xuất và cải thiện đời sống của dân cư miền núi Tuy nhiên, đến nay mới có hơn 30% dân số miền núi được hưởng điện lưới quốc gia Miền núi là nơi cung cấp nguồn năng lượng điện chủ yếu, nhưng lượng
điện thương phẩm được cung cấp chỉ bằng 10-15% mức bình quân chung cả nước 11 Việc phát
10 Đó là các quốc lộ số 2, 3, 6, 4A, 4B, 4C, 18 lên các tỉnh miền núi phía Bắc, các quốc lộ số 14, 24, 25, 26, 27 ở Tây Nguyên
11 Xem: Phát triển kinh tế - xã hội các vùng dân tộc và miền núi theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, PGS.TS Lê Du Phong chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, 1998
Trang 5triển mạng lưới điện trung thế và hạ thế ở các xã, bản gặp nhiều khó khăn do địa hình phức tạp,
mức đầu tư lớn trong khi nguồn vốn có hạn, trình độ phát triển kinh tế và mức sống của dân cư
còn thấp dẫn tới nhu cầu sử dụng điện chưa cao
Về phát triển các công trình thuỷ lợi
Nhiều công trình thuỷ lợi, trong đó có các công trình trọng điểm của Nhà nước được đầu tư
xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, như Azun Hạ, Sông Quao, Easup, Phú Ninh
Các địa phương cũng đẩy mạnh việc xây dựng mới, kiên cố hoá và nâng cấp hàng loạt công trình
thuỷ lợi vừa và nhỏ để phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của dân cư Việc cấp nước
sạch cho dân cư các tỉnh miền núi cũng được chú trọng Song nhìn tổng thể, việc phát triển các
công trình thuỷ lợi và cấp nước sạch ở miền núi còn thấp xa so với yêu cầu
Tình hình cơ sở hạ tầng văn hoá xã hội (trường học, trạm xá, nhà văn hoá) và thông tin liên
lạc cũng ở tình trạng tương tự
Điều dễ quan sát thấy là ngay ở các tỉnh miền núi cũng đang xảy ra tình trạng cơ sở hạ
tầng phát triển quá chênh lệch giữa các tỉnh lỵ, huyện lỵ với các thôn bản
II.2 Công nghiệp ở miền núi
Bảng II.4.2 Giá trị sản xuất công nghiệp ở 3 vùng và 19 tỉnh miền núi
(giá so sánh năm 1994 và tỷ đồng)
19 Bình Phước 276,0 266,3 96,4
Trang 6Ghi chú: Giá trị sản xuất công nghiệp theo bảng thống kê trên đây có nguồn từ Niên giám thống
kê năm 2000, là giá trị toàn bộ công nghiệp, kể cả công nghiệp Trung ương và địa phương, công nghiệp lớn và công nghiệp nhỏ trên mỗi địa bàn
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2000
Trong thời gian 1995 - 2000, nếu giá trị sản xuất công nghiệp cả nước tăng thêm 88,9%, miền Đông Nam Bộ tăng đến 91%, thì tại 11 tỉnh trung du và miền núi Đông Bắc tăng 66,5%, 3 tỉnh Tây Bắc tăng 64,6% và 4 tỉnh Tây Nguyên tăng 55,6% Như vậy, công nghiệp tại các tỉnh miền núi này có tốc độ tăng chậm hơn so với cả nước Năm 2000, giá trị sản xuất công nghiệp của cả 3 vùng miền núi chỉ chiếm 6,51% giá trị công nghiệp cả nước (11 tỉnh Đông Bắc chiếm 5,27%, 3 tỉnh Tây Bắc chiếm 0,27% và 4 tỉnh Tây Nguyên chiếm 0,97%), trong khi chỉ vùng Đông Nam Bộ đã chiếm đến 50,2% và riêng thành phố Hồ Chí Minh 25,8% Trong 19 tỉnh miền núi, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2000 của Bắc Cạn là bé nhất chỉ đạt 29,9 tỷ đồng, Hà Giang đạt 90,4 tỷ đồng
Đồ thị II.4.1 Giá trị sản xuất Công nghiệp giai đoạn 1995-2000
Trong những năm qua, với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trình độ phát triển công nghiệp ở miền núi cũng đã có sự phát triển ở mức độ nhất định với sự tham gia của các thành phần kinh tế Những ngành công nghiệp được phát triển phổ biến ở các tỉnh miền núi là:
Công nghiệp khai thác khoáng sản, từ quy mô lớn (apatit Lào Cai, quặng sắt và than đá ở Thái Nguyên ) đến quy mô nhỏ một cách có tổ chức và tự phát (phổ biến ở tất cả các tỉnh miền núi có mỏ quặng)
Công nghiệp thuỷ điện (các công trình thuỷ điện ở Hoà Bình, Yaly, sông Hinh, và một số trạm thuỷ điện vừa và nhỏ)
Công nghiệp chế biến nông sản và lâm sản (chế biến đường, sơ chế cà phê, hạt điều và cao su, sản xuất giấy và bột giấy, chế biến chè và hoa quả, xẻ gỗ )
Công nghiệp khai thác vật liệu xây dựng (chủ yếu là khai thác đá)
40
50
60
70
80
90
100
Nam Bộ Đ
Trang 7Các nghề thủ công, trong đó có một số nghề thủ công truyền thống (dệt thổ cẩm, mây tre
đan, mộc, rèn )
Sự phát triển công nghiệp đã có tác động tích cực nhất định đến thay đổi bộ mặt miền núi, khai thác các nguồn lực và lợi thế của miền núi, đáp ứng nhu cầu của sản xuất và đời sống Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong cơ cấu kinh tế các tỉnh miền núi có xu hướng gia tăng Song nhìn chung, trình độ phát triển công nghiệp ở miền núi còn hết sức thấp kém Công nghiệp miền núi chủ yếu mới thực hiện nhiệm vụ sản xuất và cung cấp nguyên liệu, năng lượng cho miền xuôi
và một phần nhỏ cho xuất khẩu Phần sản xuất và tiêu dùng tại chỗ, phần công nghiệp chế biến thành phẩm hàng hoá chiếm tỷ trọng nhỏ bé Sự phát triển thủ công nghiệp ở miền núi mang dấu
ấn của sản xuất hàng hoá nhỏ, tự cấp tự túc Nhu cầu hàng công nghiệp của sản xuất và đời sống ở các tỉnh miền núi một phần được đưa từ miền xuôi lên, phần khác thông qua con đường biên mậu (tiểu ngạch hoặc nhập lậu)
II.3 Đô thị hoá ở miền núi
Cùng với những chuyển biến về kinh tế - xã hội, quá trình đô thị hoá ở miền núi cũng đang diễn ra theo những chiều hướng khác nhau
Các tỉnh lỵ vốn được hình thành từ thời kỳ thuộc Pháp nay vẫn được xác định là trung tâm kinh tế, chính trị xã hội của tỉnh Hệ thống cơ sở hạ tầng được chỉnh trang, nâng cấp và phát triển tương đối đồng bộ (đường giao thông nội đô, hệ thống cấp thoát nước, mạng lưới điện, bưu điện, trường học, bệnh viện, nhà văn hoá, sân vận động) Quá trình này được đẩy mạnh từ sau khi thực hiện chủ trương phân tách tỉnh, tái lập các tỉnh cũ Một số tỉnh lỵ được nâng cấp thành thành phố thuộc tỉnh (Buôn Ma Thuột của Đắk Lắk, Pleiku của Gia Lai )
Bộ mặt các thị trấn huyện lỵ cũng có những thay đổi đáng kể, song chủ yếu ở hệ thống công sở và nhà ở Hệ thống hạ tầng đô thị phát triển chắp vá và còn thấp xa so với yêu cầu đô thị văn minh hiện đại
Các thị trấn và thị tứ mới được hình thành trên cơ sở các cơ sở công, nông nghiệp tập trung hoặc tụ điểm giao thương Tại những thị trấn hình thành trên cơ sở phát triển các doanh nghiệp công nghiệp, cơ sở hạ tầng được phát triển ở mức độ nhất định từ nguồn đầu tư của chính các doanh nghiệp công nghiệp cho cán bộ công nhân viên của họ (nhà ở, bệnh xá, trường học, cấp
điện và cấp nước), từ đó cuốn hút dân cư phi nông nghiệp và cả dân cư nông nghiệp ở khu vực lân cận Loại thị tứ hình thành từ tụ điểm giao thương, nhất là ở các khu vực ven biên giới, cũng đã xảy ra tình trạng thiếu thốn về cơ sở hạ tầng đô thị, lộn xộn về trật tự trị an
Những số liệu dưới đây có thể minh hoạ rõ hơn tình hình nêu trên
Bảng II.4.3 Dân số phân theo thành thị, nông thôn của 3 vùng miền núi năm 2000
(đơn vị 1000 người và%)
Cả nước % Đông Bắc % Tây Bắc % Tây Nguyên %
Tổngdân số 77.685,5 100% 8.952,4 100% 2.287,7 100% 4.248,0 100%
- Thành thị
- Nông thôn
18.619,9 23,97 59.065,6 76,03
1.572,0 17,56 7.380,4 82,44
277,8 12,10 2.009,9 87,90
1.128,0 26,50 3.120,0 73,50
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2000
Trang 8Bảng II.4.4 Dân số trung bình năm 2000 của 19 tỉnh phân theo nam / nữ và thành thị / nông
thôn
(đơn vị !000 người và%)
100%
Tổng % Tổng % Tổng % Tổng %
11 tỉnh
Đông Bắc
2 Cao
Bằng
6 Tuyên
Quang
8 Thái
Nguyên
10 Bắc
Giang
11.Quảng
Ninh
3 tỉnh Tây
Bắc
12 Lai
310,1
14 Hoà
381,1
4 tỉnh Tây
Nguyên
15 Kon
164,4
18 Lâm
Đồng
19.Bình
Phước
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2000
Nếu xem xét mức độ đô thị hoá qua tỷ lệ số dân sống ở thành thị và nông thôn, có thể thấy rằng năm 2000 tỷ lệ này của cả nước là 23,97% và 76,03%, thì ở 11 tỉnh Đông Bắc tương ứng là 17,57% và 82,44%, 3 tỉnh Tây Bắc là 12,1% và 87,9%, 4 tỉnh Tây Nguyên là 26,5% và 73,5% Trong khi 4 tỉnh Tây Nguyên đạt mức độ đô thị hoá bình quân cao hơn cả nước (26,5% so với 23.97%), thì ở Tây Bắc có tỷ lệ thấp nhất (12,1% so với 23,97%) Tỉnh Quảng Ninh có mức độ đô thị hoá cao nhất trong số 19 tỉnh này, đạt 44,1%, kế đến là Lâm Đồng 38,6%, rồi Kon Tum
Trang 931,7%, Gia Lai 24,4%, Thái Nguyên 20,9%, Đắk Lắk 20% Mức độ đô thị hoá thấp nhất là Bắc Giang chỉ có 7,4% và Tuyên Quang 8,8%
Có thể tham khảo thêm lịch sử và đặc điểm đô thị hoá ở miền núi qua thực tế của Tây Nguyên và Tây Bắc 12 ở Tây Nguyên, tại các đô thị, dân số người Kinh cũng chiếm tỷ lệ lớn hơn Năm 1979, tại 4 thành và thị xã lớn - thủ phủ của 4 tỉnh hiện nay (Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, Plâycu, Kon Tum), người Kinh chiếm đến 82,14% dân số (Kon Tum 60,46%, Plâycu 93,84%, Buôn Ma Thuột 76,61% và Đà Lạt 96,12%) Tại các đô thị, dân cư thuộc các dân tộc thiểu số chiếm một tỷ
lệ đã ít nhưng lại thường cư trú ở vùng ngoại thị, tức vành đai nông thôn bao quanh các đô thị và cuộc sống của họ gắn liền với hoạt động sản xuất nông nghiệp ở thị xã Kon Tum, cư dân các dân tộc ít người, phần lớn là người Ba Na chiếm 39,54% tổng dân số nhưng lại chỉ có gần 1/3 số người đó sống ở 2 phường nội thị là Thắng Lợi và Quyết Thắng, còn hơn 2/3 sống ở các vùng ngoại vi ở Buôn Ma Thuột, người Ê Đê có 31.968 người, đông thứ hai sau người Kinh nhưng cũng chỉ có 1.135 người, chiếm 3,55% sống tại 7 phường nội thị, còn tuyệt đại đa số (hơn 90%) sống tại các xã tức vùng nông thôn của thị xã Lại đơn cử ở Tây Bắc, như ở thị xã Sơn La, năm
1979, cư dân địa phương ngưòi Thái tới 58,27%, người Kinh chỉ chiếm 39,39% dân số thị xã, nhưng nếu xét riêng các khu phố nội thị, người Thái chỉ chiếm có 20,04%, còn người Kinh chiếm tới 76,82% Từ sau đổi mới, năm 1986, với việc xuất hiện ngày càng nhiều thị trấn, thị tứ đã làm cho số dân thành thị ở miền núi tăng lên ở Tây Nguyên, từ năm 1979 đến 1989, số dân thành thị tăng từ 19,64% lên 22,13% (và năm 2000 lên 26,5%) và so với dân số chung của vùng thì dân số
đô thị tăng với tốc độ nhanh hơn (bảng 5)
Bảng II.4.5 Sự phát triển thành thị ở Tây Nguyên qua các năm 1979-1989
Đơn vị: %
Tỷ lệ dân cư thành thị Tốc dộ tăng dân số hàng năm
của thời kỳ 1979-1989
1979 1986 1987 1989 Dân số chung Thành thị
Nguồn: Các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp phát triển Kinh tế - xã hội ở miền núi, Bế Viết
Đẳng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996
ở thị xã Buôn Ma Thuột, từ năm 1979 đến năm 1989, số người Ê Đê sống ở 7 phường nội thị đã tăng gần 3 lần, từ 1.135 người lên 3.154 người và từ chỗ chỉ có 3,55% dân số sống ở nội thị
đã tăng lên 10,13% Trong những năm tiếp đó, nhiều điểm dân cư đô thị được mọc lên, trong đó người dân tộc chiếm một tỷ lệ lớn như thị trấn Chư Prông, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, người Gia rai chiếm 1/3 dân số ; thị trấn Ea Pố huyện Chư Mgar tỉnh Đắk Lắk, người Ê Đê chiếm tới 40,96% dân số; thị trấn Định Văn huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng, người Kơ Ho chiếm gần 1/2 (45,95%) dân số thị trấn Thậm chí, ngày càng có nhiều thị trấn dường như là của ngươì dân tộc như thị trấn Kon Chro huyện Kon Chro, tỉnh Gia Lai, người Ba Na chiếm tới 85,57% dân số thị
12 Các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp phát triển Kinh tế - xã hội ở miền núi, Bế viết Đẳng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
1996
Trang 10trấn, thị trấn Ea Hding huyện Ea Ka tỉnh Đắk Lắk, người Ê đê cũng chiếm tới 55,17% dân số Tuy vậy, vì chưa có sự thay đổi về cơ bản tâm lý - xã hội, truyền thống còn là gánh nặng đè lên họ, nên có 2 thực tiễn diễn ra: một là, cư dân đô thị các tộc người dân số ít tụ lại hoặc vì công tác ở các cơ quan Nhà nước, hoặc phải chịu một sức ép tâm lý xã hội, sự cạnh tranh trong kinh doanh; hai là, họ đang hoà đồng vào lối sống thành thị, xã rời người đồng tộc và nếu không chú ý, con cháu họ rất dễ lãng quên bản sắc của dân tộc mình 13
Đồ thị II.4.2 Sự phát triển thành thị ở Tây Nguyên trong các năm 1979-1989
Từ tình hình khái quát trên, có thể rút ra mấy nhận xét sau đây về sự phát triển các đô thị ở miền núi:
Sự hình thành và phát triển các đô thị với những cấp độ khác nhau ở miền núi gắn liền với
sự phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp và giao lưu hàng hoá
Dù ở cấp độ nào, các đô thị miền núi luôn đóng vai trò quan trọng với sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và của vùng Thông thường, về mặt kinh tế, đó là đầu mối thực hiện
sự giao lưu hàng hoá, về mặt xã hội, đó là nơi sinh hoạt văn hoá tập trung
Giữa các đô thị miền núi cùng cấp độ và giữa các cấp độ (thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ)
có sự chênh lệch rõ rệt về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất và mức sống của dân cư
Bản sắc riêng của các đô thị miền núi đang có nguy cơ bị mất dần do sự lai tạp của dân cư,
do sự xâm nhập của các "loại văn hoá ngoại lai"
Đang xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái và môi trường văn hoá - xã hội ở các đô thị miền núi
Tuy còn ở trình độ phát triển chưa cao, nhưng sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, mức sống vật chất và tinh thần ở đô thị và các thôn bản đang có xu hướng ngày càng
mở rộng
13 Như trên
10
15
20
25
30
35
%
Toàn vùng
Gia Lai-Kon Tum
Đắk Lắk Lâm Đồng