1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Tài liệu môn kỹ năng thuyết trình

43 1,3K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 1,05 MB

Nội dung

Là một người làm kinh doanh, tại các buổi hội nghị khách hàng, hội thảo, các cuộc hội họp giữa các phòng ban trong công ty, đại hội cổ đông, các buổi giới thiệu sản phẩm với khách hàng,

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING VIỆN NGHIÊN CỨU KINH TẾ ỨNG DỤNG

-o0o -

Lại Thế Luyện (chủ biên)

Phạm Thị Trâm Anh – Lê Thị Thúy Hà Nguyễn Võ Huệ Anh – Nguyễn Đông Triều

KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH

Tp Hồ Chí Minh, 2016

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Các bạn sinh viên thân mến!

Khi cầm cuốn sách này trên tay, chắc hẳn bạn đã nhận ra kỹ năng thuyết trình ngày càng trở nên quan trọng như thế nào trong môi trường kinh doanh hiện đại ngày nay?

Là một người làm kinh doanh, tại các buổi hội nghị khách hàng, hội thảo, các cuộc hội họp giữa các phòng ban trong công ty, đại hội cổ đông, các buổi giới thiệu sản phẩm với khách hàng, họp báo, các diễn đàn doanh nghiệp,… bạn không thể không thuyết trình Dù muốn dù không, bạn phải thừa nhận một thực tế là, kỹ năng thuyết trình là một trong những chiếc chìa khóa giúp bạn thành công – dù bạn kinh doanh trong bất cứ lĩnh vực nào!

Hiện nay, để có thể tiến xa hơn so với các đối thủ cạnh tranh và muốn gia tăng doanh số bán hàng, nhiều công ty tuyển dụng nhân viên tiếp thị luôn đòi hỏi ứng viên phải có kỹ năng giao tiếp tốt và kỹ năng thuyết trình Nếu bạn

là một nhân viên tiếp thị, thì kỹ năng thuyết trình sẽ giúp bạn thuyết phục khách hàng một cách hiệu quả hơn, nhờ đó bạn gia tăng doanh số bán hàng và gặt hái thành công trong nghề nghiệp…

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt khốc liệt, các công ty sẽ phải làm nhiều việc hơn để quảng bá thương hiệu Nếu bạn là giám đốc kinh doanh, kỹ năng thuyết trình chắc chắn là không thể thiếu được tại các buổi hội nghị khách hàng hoặc trong những sự kiện trọng đại khác của công ty bạn…

Nếu bạn là giám đốc điều hành, bạn sẽ khó có thể làm cho công ty phát triển lớn mạnh nếu thiếu một đội ngũ nhân viên giỏi Vậy làm thế nào để bạn có thể truyền cảm hứng làm việc, động viên đội ngũ nhân viên và đem lại cho họ một tầm nhìn, sứ mệnh và những giá trị cốt lõi của công ty? Thành công cá nhân và thành công của công ty bạn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó không thể thiếu kỹ năng thuyết trình của bạn

Nếu bạn là thành viên của một dự án, kỹ năng thuyết trình sẽ là một trong những kỹ năng giúp bạn thành công khi làm việc cùng với các thành viên khác

Trang 4

Nhờ đó, các thành viên có thể hợp tác tốt với nhau để cùng đem lại thành công cho dự án

Đặc biệt, nếu bạn là một sinh viên khoa kinh tế và đang nuôi dưỡng những hoài bão kinh doanh, thì cuốn sách này có thể là một cẩm nang vô cùng cần thiết dành cho bạn Ngay từ bây giờ, bạn nên trang bị cho bản thân mình những kỹ năng thực tế cần thiết cho sự nghiệp tương lai của bạn Thực tế cho thấy, với các bạn sinh viên, nhiều bạn vẫn còn thiếu sự tự tin và những kỹ năng cần thiết để có thể thuyết trình một cách hiệu quả Nếu bạn sớm quan tâm đến

kỹ năng thuyết trình, thì điều này không chỉ giúp bạn thành công trong thời gian học đại học mà còn tạo cho bạn có nhiều lợi thế trong môi trường công việc sau này

Chính vì vậy, cuốn sách này nhằm phục vụ đối tượng độc giả là đông đảo các bạn sinh viên, các bạn trẻ, đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp, nhân viên môi giới bất động sản, nhân viên đang làm việc tại các doanh nghiệp, ngân hàng, các quản lý cấp trung, trưởng phòng, giám đốc kinh doanh, … và bất cứ ai đang phải làm công việc cần đến kỹ năng truyết trình, đang mong muốn hoàn thiện hơn nữa kỹ năng này!

* Hiện tại, bạn có tự tin vào khả năng thuyết trình của bạn không? Dù bạn

là người mới bước chân vào lĩnh vực kinh doanh hay đã gặt hái nhiều thành công trong kinh doanh, liệu giờ đây bạn đã là một người thuyết trình xuất sắc chưa?

Sắp tới đây, bạn có chắc chắn rằng, thính giả sẽ thực sự lắng nghe bạn khi bạn thuyết trình không?

Làm thế nào để thuyết trình một cách thành công, vì lợi ích của mình cũng như của thính giả, và nhất là làm sao chinh phục được cả những thính giả

Trang 5

Đó là những câu hỏi quan trọng mà bất cứ ai khi thuyết trình cũng quan tâm và muốn tìm lời giải đáp

Như đã nói, có được kỹ năng thuyết trình hiệu quả là điều cần thiết để bạn thành công trong môi trường làm việc ngày nay Thiết tưởng, đây là một cuốn sách tham khảo mà bạn nên có trong tủ sách của mình Nếu cuốn sách nhỏ này có thể giúp ích cho bạn, khiến bạn thuyết trình một cách hiệu quả hơn, từ

đó gặt hái được nhiều thành công hơn trong phạm vi nghề nghiệp của mình, thì bản thân người viết cũng rất lấy làm mãn nguyện!

Chân thành chúc bạn luôn gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống và

sự nghiệp!

Các tác giả

Trang 6

Người thuyết trình cần chọn một chủ đề phù hợp với thế mạnh, kiến thức

và kinh nghiệm của bản thân Bạn không nên thuyết trình một chủ đề mà mình

tự cảm thấy không nắm vững

Ở đây, bạn có thể vận dụng quy tắc ABC để xác định chính xác chủ đề và

nội dung thuyết trình của mình:

Analyse - Phân tích, so sánh những tên đề tài có liên quan đến chủ đề

cần thuyết trình Trên cơ sở đó, bạn lựa chọn đề tài thích hợp

Brainstorm - Động não suy nghĩ về nội dung cần thuyết trình, những

điểm cần nhấn mạnh và nguồn tài liệu cần thiết Bạn có thể thu thập thông tin bằng cách: xem lại các nghiên cứu, ấn phẩm, kinh nghiệm và kiến thức của bản thân; học hỏi kinh nghiệm từ những chuyên gia có am hiểu; nghiên cứu các ấn phẩm đã xuất bản; tìm hiểu thông tin từ thực tế; hoặc tìm kiếm thông tin đáng tin cậy trên mạng internet,…

Choose – Lựa chọn Trên cơ sở những số liệu, tài liệu có được, bạn hãy

lựa chọn những thông tin tốt nhất, thích hợp nhất Lựa chọn những nội dung, điểm nhấn quan trọng, cần đặc biệt lưu ý

Bên cạnh đó, trước khi chuẩn bị buổi thuyết trình, bạn cần xác định đâu là mục tiêu muốn đạt được Việc xác định rõ mục tiêu thuyết trìnhsẽ giúp bạn chuẩn bị nội dung và lựa chọn cách diễn đạt đến người nghe một cách hiệu quả

Trang 7

Thường thì hầu hết các bài thuyết trình thành công đều phải đạt ba yêu cầu chính yếu: chuyển tải được những thông tin mới, người nghe không chỉ

“nghe” mà còn được “thưởng thức” bài thuyết trình và các nội dung trong bài

thuyết trình cần được trình bày rõ ràng, logic

Để đạt được ba yêu cầu này, bạn cần lựa chọn cách diễn đạt phù hợp Khi truyền đạt thông tin, bạn cần trình bày theo một cấu trúc hợp lý, logic Khi muốn người nghe thư giãn, bạn có thể nói những câu dí dỏm, hài hước, những câu chuyện vui… Còn trong trường hợp mục tiêu bài thuyết trình của bạn là muốn cổ vũ người nghe tham gia vào một số hoạt động nào đó thì bài thuyết trình cần đem đến cho người nghe nội dung tích cực, được trình bày với giọng điệu hào hứng, phấn khích, để kích thích tinh thần và sự hưởng ứng của người nghe

1.2 Phân tích bản thân – Người thuyết trình:

Trước khi nhận lời thuyết trình về một vấn đề nào đó, bạn hãy cân nhắc các vấn đề sau:

Bản thân mình có am hiểu vấn đề, có đủ thông tin để trình bày hay không?

Vốn kiến thức lý luận và thực tiễn có liên quan đến vấn đề dự kiến trình bày của bạn ra sao?

Bạn có những ưu thế đặc biệt gì?

Uy tín của bạn đối với khán giả như thế nào?

Con người, cương vị của bạn có được người nghe chấp nhận hay không?

1.3 Tìm hiểu khán thính giả:

Để có thể truyền đạt thông điệp một cách hiệu quả, bạn cần lưu ý trình độ văn hóa và quan điểm của khán thính giả Đồng thời, bạn cũng cần tính đến phản ứng của người nghe trước khi bạn định đề cập đến một vấn đề nhạy cảm,

Trang 8

bởi điều này có thể ảnh hưởng đến bầu không khí của buổi thuyết trình Nếu bạn biết một số người nghe có quan điểm cứng rắn, hãy thận trọng và chỉ nêu lên những vấn đề còn tranh cãi khi trong tay đã có những chứng cứ, lập luận tốt Ngoài ra, cũng nên nhớ rằng sự hài hước không đúng lúc đôi khi cũng gây phản cảm Do vậy, bạn chỉ sử dụng những câu chuyện vui, lời nói đùa đúng lúc để đem lại hiệu quả cao nhất

Số lượng người nghe cũng ảnh hưởng đến kết cấu của bài thuyết trình Nếu chỉ có ít người nghe, bạn có thể trả lời câu hỏi của người nghe một cách cụ thể, hoặc đề nghị người nghe cho biết ý kiến về vấn đề đang trình bày Còn đối với trường hợp có đông người nghe, buổi thuyết trình phần lớn mang tính một chiều Trong trường hợp này, sự rõ ràng, chính xác và dễ hiểu là những yếu tố quan trọng để duy trì sự chú ý của người nghe trong suốt buổi thuyết trình

Có thể chia làm 4 nhóm chính:

Thính giả biết ít – Diễn giả biết ít: vấn đề và ý tưởng cần mới mẻ; cần

có sự chuẩn bị công phu; phải chuẩn bị các ý tưởng rõ ràng; và cần có sự

thảo luận nhóm

Thính giả biết ít – Diễn giả biết nhiều: vấn đề đưa ra cần trình bày đơn

giản, dễ hiểu; và một lưu ý nhỏ là đừng quên rằng thính giả không hiểu

biết như mình

Thính giả biết nhiều – Diễn giả biết ít: đừng để rơi vào tình huống này;

cố gắng tìm hiểu xem thính giả cần gì; cần thảo luận nhóm

Thính giả biết nhiều – Diễn giả biết nhiều: khả năng xảy ra tranh cãi sẽ

rất cao; kích thích đưa ra ý tưởng mới; dùng phương pháp thảo luận

nhóm

Bên cạnh đó, cần xác định đối tượng nghe của buổi thuyết trình là người như thế nào,thuộc nhóm đối tượng nào Một số đối tượng tiêu biểu:

Trang 9

Người phản đối mạnh mẽ: sẵn sàng chống lại bạn, họ kêu gọi mọi người

chống đối bạn, tức là bạn sẽ gặp thách thức với họ

Người không thân thiện: không đồng ý với quan điểm của người thuyết

trình nhưng chưa hẳn là chống đối lại; họ không ủng hộ cũng như không

có hành động gì chống đối bạn

Người trung lập: họ hiểu vai trò của bạn nhưng không ủng hộ cũng như

không chống đối bạn một cách rõ ràng

Người chưa quyết định: họ băn khoăn giữa việc chống lại hay ủng hộ

bạn, chưa tìm ra cơ sở để có được quyết định của mình

Người ngoài cuộc: không có ý kiến rõ ràng về vai trò của bạn vì họ

không biết những gì bạn đang trình bày

Người ủng hộ: khá hiểu vai trò của bạn và ủng hộ bạn nhưng họ chưa

Riêng trong kinh doanh:

 Đối với bên trong tổ chức, đối tượng nghe có thể là:

Trang 10

1.4 Tìm hiểu không gian diễn ra buổi thuyết trình và các phương tiện hỗ trợ:

Chẳng hạn, chương trình “Hành trình du học” lấy địa điểm Văn Miếu

Quốc Tử Giám làm nơi tổ chức Đây là địa điểm phù hợp với lượng khách mời không quá lớn, phù hợp với tính chất khuyến học của chương trình, bởi Quốc

Tử Giám là trường đại học đầu tiên của Việt Nam

Bố trí bàn ghế: Tùy vào tính chất và nơi diễn ra hội nghị, chúng ta sẽ cónhững cách sắp xếp bàn ghế theo các phong cách không gian khác nhau:

Kiểu nhà hát: Chỗ ngồi đối diện với sân khấu, bàn hội nghị hay diễn

giả và không có bàn

Trang 11

 Sử dụng:

 Phù hợp cho những sự kiện mà người tham dự là khán giả

 Hình thức này không được khuyến cáo cho sự kiện ăn uống và có ghi chép

 Cần phải có sự thay đổi độ cao để phía sau có thể nhìn thấy sân khấu

mà không bị chắn tầm nhìn khi số lượng người quá đông

 Không có mặt bằng để ghi chép

 Tính tương tác kém

Kiểu chữ U: Một loạt các bàn hội nghị được sắp xếp theo hình chữ U

với ghế xung quanh bên ngoài

Trang 12

 Sử dụng: thường được sử dụng cho các cuộc họp: Hội đồng quản trị, các cuộc họp ủy ban, hoặc các nhóm thảo luận, nơi có một người nói, âm thanh, hình ảnh trình bày hoặc tiêu điểm khác

 Gợi ý:

 Khoảng cách tối thiểu là 5cm giữa mỗi bàn của người tham dự

 Chừa khoảng trống bên trong chữ U và người tham dự chỉ ngồi ở bên ngoài

 Tránh sắp xếp kiểu chữ U cho những hội nghị lớn hơn 25 người, vì khi

đó các phần của chữ U trở nên quá dài và không thể thúc đẩy sự tham gia của người tham dự

 Ưu điểm:

 Không gian làm việc tốt

 Tương tác tốt giữa những người tham gia

 Lý thưởng khi nghe – nhìn hoặc thuyết trình

 Nhược điểm: không phù hợp với những hội nghị lớn hơn 25 người

Kiểu lớp học: Dãy bàn hội nghị thường hướng lên sân khấu, có không

gian cho mọi người ghi chép

Trang 13

 Sử dụng: Kiểu sắp xếp này lý tưởng cho các sự kiện có ghi chép hoặc có phát tài liệu để người tham dự tham khảo hoặc dùng máy tính xách tay Đây là giải pháp sắp xếp giúp thoải mái nhất cho những cuộc họp dài và

có không gian cho khách mời để vật dụng hoặc gác tay

 Không gian tối thiểu giữa các bàn là 0,9-1,0m để lấy lối đi, con số này

có thể lớn hơn nếu diện tích cho phép

 Ưu điểm:

 Người trình bày có thể nhìn thấy tất cả những người tham gia

 Sức chứa lớn trong không gian ít hơn

Trang 14

1.4.2 Thiết bị và dụng cụ hỗ trợ:

 Cần phải tìm hiểu cách sử dụng, kiểm tra kỹ lưỡng các thiết bị, dụng cụ

hỗ trợ thuyết trình

 Các thiết bị phải tương thích, ăn khớp với nhau

 Các thiết bị phải tương thích với không gian và thời gian của buổi thuyết trình Không thể dùng màn hình chỉ 19 inch khi bạn thuyết trình trong khán phòng lớn với hơn 200 người tham dự

1.4.3 Thời gian:

Bạn cần lên kế hoạch, chuẩn bị và luyện tập trước sao cho bài thuyết trình chỉ chiếm 75% lượng thời gian ước lượng Nếu bạn kết thúc sớm thì không sao nhưng nếu kết thúc muộn thì sẽ rất tệ Nếu muốn mọi người lắng nghe bạn, chỉ nên dành 50% thời gian để trình bày và dành 25% còn lại để người nghe cùng tham gia

1.5 Thu thập thông tin cho buổi thuyết trình:

Tìm kiếm:

 Xem lại các nghiên cứu, ấn phẩm, kinh nghiệm và kiến thức của bạn;

 Phỏng vấn trao đổi, học hỏi kinh nghiệm từ những chuyên gia am tường lĩnh vực bạn sẽ trình bày;

 Nghiên cứu những ấn phẩm đã xuất bản và lưu trữ trong thư viện;

 Tìm hiểu thông tin từ các công ty tư vấn, công ty nghiên cứu thị trường;

 Tìm kiếm trên mạng những thông tin có liên quan đến chủ đề bạn sắp trình bày, nhưng cần cẩn trọng vì trên mạng có nhiều thông tin không chính xác

Chọn lọc:

 Dựa trên số liệu, tài liệu có được

 Lựa chọn thông tin tốt nhất, thích hợp nhất cho bài thuyết trình

Trang 15

 Chọn thông tin đáp ứng nhu cầu thông tin của đối tượng, mang tính thời sự, cấp thiết, phản ánh những vấn đề của cuộc sống

Xây dựng bài thuyết trình theo quy trình TOPP

Các bước tiến hành theo 5 giai đoạn trong quy trình TOPP

Trước khi chuẩn bị một bài thuyết trình bất kỳ, bạn luôn phải xác định: khán thính giả của mình là ai, họ muốn nghe điều gì, bạn sẽ làm như thế nào để tạo nên một bài thuyết trình thú vị và hấp dẫn bằng những câu hỏi trong sơ đồ dưới đây:

Trang 16

Giai đoạn 1 (phân tích khán – thính giả)

Để có một bài thuyết trình hấp dẫn, trước hết phải đảm bảo yếu tố phù hợp Bạn không thể có số đông khán giả phấn khích, hào hứng với bài thuyết trình khi nội dung của nó không hướng đến người nghe Ví dụ, đứng trước những người trẻ tuổi, mạnh khỏe và đầy nhiệt huyết mà bạn thuyết trình về những vấn đề của tuổi già và những lời khuyên về giữ gìn sức khỏe khi về già

sẽ ít tạo được sự hứng khởi từ họ Bạn nói chuyện về vấn đề thời sự quốc tế, những tranh chấp về lợi ích kinh tế cho các em thiếu nhi thì khán giả của bạn sẽ hiểu được bao nhiêu phần trong bài nói chuyện của bạn?

Sự phù hợp với thính giả sẽ bao gồm tất cả những yếu tố sau:

• Trình độ văn hóa (những kiến thức phổ thông)

• Tuổi tác, giới tính (lý do họ đến nghe thuyết trình?) Bài thuyết trình của bạn có thích hợp cho đối tượng nghe về tuổi tác, giới tính hay không? Bạn có đang nói về những kĩ năng để có thể chăm sóc con cái, gia đình một cách hiệu quả nhất cho các nam thanh niên độc thân hay không?

• Họ đã biết gì về vấn đề sắp được trình bày?

• Thái độ của họ đối với thuyết trình:

 Thân thiện

 Trung tính

 Nổi khùng

• Số lượng người nghe

Công việc cuối cùng trong giai đoạn xác định thông tin cử tọa, hãy chắc chắn bạn đã làm tốt những câu hỏi dưới đây:

 Họ là ai? Nội dung thuyết trình phải xoay quanh người nghe  cần xác

định khán thính giả là ai

 Họ muốn nghe gì khi đến với buổi thuyết trình?

 “Vấn đề này có lợi ích gì cho tôi?” – Đây là câu hỏi mà người nghe sẽ

đặt ra trong suốt quá trình tham dự

Giai đoạn 2 (xác định đề tài và nội dung thuyết trình)

Trang 17

Công việc tiếp theo cũng rất quan trọng cho một bài thuyết trình hấp dẫn,

sau khi bạn đã xác định được đối tượng khán giả của mình Đó là việc xác định chủ đề bài thuyết trình và những nội dung mà bạn sẽ nói với họ Bạn sẽ làm tốt

bước này khi bạn tuân thủ những yêu cầu này:

 Nên chọn một chủ đề phù hợp với thế mạnh, kiến thức và kinh nghiệm của bản thân

 Không nên thuyết trình một chủ đề không nắm vững hoặc không ngang tầm với bạn

 Vận dụng quy tắc ABC để xác định chính xác chủ đề và nội dung thuyết trình

A Analyse – Phân tích, so sánh những chủ đề có liên quan đến chủ đề cần

thuyết trình Trên cơ sở đó, lựa chọn ra chủ đề thích hợp

B Brainstorm: động não suy nghĩ về nội dung cần thuyết trình, những

điểm cần nhấn mạnh và nguồn tài liệu cần thiết, có liên quan đến chủ đề Bạn có thể thu thập thông tin bằng cách:

– Tìm tòi, tham khảo các nghiên cứu, giáo trình, tài liệu…

– Vận dụng kinh nghiệm và kiến thức của bản thân

– Học hỏi kinh nghiệm từ những chuyên gia có am hiểu

– Nghiên cứu các ấn phẩm đã xuất bản

– Tham khảo những đề tài đã được trình bày có liên quan

– Tìm hiểu thông tin từ thực tế

– Tìm kiếm thông tin trên internet…

C Choose – lựa chọn Trên cơ sở những số liệu, tài liệu có được, bạn

hãy lựa chọn những thông tin tốt nhất, thích hợp nhất

Giai đoạn 3 (phác thảo bài thuyết trình)

- Lập đề cương bài thuyết trình theo một kết cấu hợp lý nhất

- Các dạng mô hình một bài thuyết trình mà bạn có thể vận dụng theo

sơ đồ dưới đây:

Trang 18

Giai đoạn 4 (hoàn chỉnh bài thuyết trình)

Xác định nội dung cần giải quyết của từng phần để bạn phân phối thời lượng cho từng phần cụ thể và những hành động cụ thể sẽ làm đối với mỗi phần

Trình bày phần mở đầu

 Chào và hoan nghênh khán-thính giả

 Giới thiệu bản thân

 Giới thiệu chủ đề và dàn ý bài thuyết trình

 Thỏa thuận cách thức trình bày (đơn giản hoặc ấn tượng)

Trình bày phần nội dung

 Xác định rõ ràng từng vấn đề cần được trình bày (Giữa các vấn đề cần có

sự chuyển tiếp)

 Cung cấp thông tin cụ thể và đáng tin (sự kiện, câu chuyện, hình ảnh…)

 Tạo được sự tập trung chú ý của cử tọa

 Lập luận đơn giản, rõ ràng, và dễ hiểu

 Vấn đề trình bày phải được “kết nối” với sự hiểu biết (trình độ kiến thức) của khán giả

Trình bày phần kết luận

 Chuẩn bị kết bài: Có nhiều cách để chuyển ý và chuẩn bị, chú ý nhất là

Trang 19

 Tóm lược lại các nội dung chính yếu, liên kết với hiệu quả mong đợi của khán giả

 Kết Một câu nói theo kiểu “triết lý” hoặc một đoạn phim có ý nghĩa có thể là một lựa chọn tốt Ngoài ra, bạn cần chú ý đến tính phù hợp của lứa tuổi và văn hóa đối với người nghe

Giai đoạn 5 (thử nghiệm)

 Đọc kỹ bản thảo cuối cùng của bài thuyết trình

 Nắm vững ý chính, các nội dung quan trọng

 Chắc chắn nắm rõ phần giới thiệu

 Hãy sẵn sàng những câu hỏi gợi ý (nếu cần)

 Luyện tập thuyết trình kết hợp với slide powerpoint Bạn có thể nhờ người khác làm cử tọa để bạn có cảm giác “thật” hơn khi luyện tập

Việc luyện tập thuyết trình bằng cách đọc nhẩm hay chỉ mường tượng trong đầu là chưa đủ Thay vào đó, bạn hãy đứng dậy và luyện tập như thể khán giả đang ở ngay trước mặt bạn Hãy sử dụng các dụng cụ trực quan (nếu có), bao gồm máy tính, laptop…

Bạn nên luyện tập ít nhất hai lần trước khi chính thức đầu bài thuyết trình Hãy nhờ người khác làm khán giả cho bạn để góp ý và nếu có thể, ghi hình lại các buổi tập Sau đó, bạn thử xem lại băng ghi hình hoặc lắng nghe ý kiến đóng góp và có những chỉnh sửa cần thiết trước buổi thuyết trình

Trang 20

2 Tiếp x c khán thính giả

- Chuẩn bị tinh thần ngay trước lúc tiếp xúc với khán thính giả :

Một bài thuyết trình đạt hiệu quả khi thật sự nó được thực hiện giai đoạn

« chuẩn bị » một cách cẩn thận Để tiếp xúc với khán thính giả thuận lợi và

thành công, nội dung của bài thuyết trình phải đảm bảo tính thuyết phục và hấp dẫn Ngoài ra, tìm hiểu khán thính giả là điều cực kỳ quan trọng Cần chắc chắn rằng bạn đã rất nghiêm túc trong việc tìm kiếm thông tin về trình độ, nhu cầu, mong đợi,… của khán thính giả

Hồi hộp, lo lắng là những cảm xúc thường gặp khi trước khi chúng ta thuyết trình Ngay cả những người thường xuyên phải nói trước đám đông nhất cũng khó tránh khỏi điều này Tuy nhiên, chắc chắn bạn có thể khắc phục được điều đó nếu như có sự tham gia luyện tập thường xuyên Trước tiên, hãy chấp nhận nó như một lẽ tất yếu

Để giảm bớt sự mất bình tĩnh dẫn đến những hành vi nói lắp hoặc nói quá nhanh, chân tay run rẩy, tiết mồ hôi, bạn có thể tập hít thở Hít sâu và chậm rãi, đều đặn để điều hòa nhịp tim, hơi thở nhịp nhàng Điều này khiến tốc độ giọng nói của bạn được ổn định và những cử chỉ, điệu bộ trở nên tự nhiên hơn

Bạn có thể nói chuyện với một vài người trước khi chính thức tham gia buổi thuyết trình Cuộc giao tiếp nên ngắn gọn và vui vẻ tạo sự thoải mái cho chính bản thân Bạn cũng có thể trò chuyện ngắn, thân mật với khán giả trước khi buổi thuyết trình chính thức diễn ra Cười và cử động nhẹ tay chân giúp cho tinh thần của bạn linh hoạt và hưng phấn

Ngoài ra, việc chuẩn bị tinh thần trước khi tiếp xúc khán thính giả có thể dùng đến sự hỗ trợ từ các hình thức mở đầu khác như một đoạn video clip, câu chuyện được dàn dựng qua một vở kịch ngắn hoặc các trò chơi khởi động Những cách thức này giúp người thuyết trình dẫn dắt ý tưởng logic, ấn tượng và tiếp xúc với khán thính giả một cách nhẹ nhàng, ấn tượng nhưng dễ hiểu

Trang 21

- Qui luật của sự chú ý

Thu hút và duy trì sự chú ý là nhiệm vụ của người thuyết trình Trong đó, phổ biến là cách sử dụng các biện pháp tu từ trong diễn đạt, dẫn dắt bằng các câu chuyện mang tính thời sự, được nhiều người biết đến và thể hiệnngôn ngữ

cơ thể phù hợp

Sử dụng các biện pháp tu từ như phép so sánh, ví von hoặc ẩn dụ hoặc

khoa trương, nói quá Sử dụng các biện pháp tu từ giúp lối diễn đạt trở nên phong phú, sinh động và bóng bẩy Cách nói khoa trương nhằm thổi phồng, nhấn mạnh một vấn đề nào đó nhằm tạo sự chú ý chứ không phải là lừa dối khán thính giả

Sử dụng các câu chuyện mang tính thời sự : khi đưa ra một vấn đề, liên

kết với những ví dụ sống động trong thực tế nhằm mang tới sự dễ hiểu và hấp dẫn khán thính giả Những câu chuyện, tình huống đó cần có sự phù hợp với trình độ, lứa tuổi, kinh nghiệm,… của đối tượng người nghe

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể : ngôn ngữ cơ thể đóng vai trò rất quan trọng

trong việc trình bày trước đám đông Người thuyết trình cần lưu ý những biểu hiện của nét mặt, ánh mắt, tư thế, dáng điệu,… để phần trình bày của mình gây được chú ý nhất Ngôn ngữ cơ thể nên được sử dụng để minh họa cho nội dung

và cả cảm xúc của người thuyết trình cũng như thông điệp mang lại Tạo thiện cảm và mối quan hệ

3 Triển khai

- Trình bày rõ ràng có minh họa

Khi bạn đã chuẩn bị một phần nội dung thuyết phục, nghĩa là đảm bảo tính chặt chẽ trong kết cấu và nội dung chi tiết cô đọng, súc tích, phần còn lại – đứng trước đám đông, bạn cần lưu ý đến cách chuyển tải thông tin và trình chiếu slide

Ngày đăng: 09/02/2017, 20:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ronald B.Alder, Communicating at Work, chapter 11-12-13, p.346- 440, 10 th edition, McGraw-Hill, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Communicating at Work
2. Helen Angus, Leading Workshops, Seminars and Training Sessions, Self-Counsel Press, North Vancouver, 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Leading Workshops, Seminars and Training Sessions, Self-Counsel Press, North Vancouver
3. Robert B.Cialdini, Harnessing the Science of Persuation, Harvard Business Review, October 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Harnessing the Science of Persuation
4. Robert L.Dilenschneider, Power and Infuence: Mastering the Art of Persuasion, Putnam’s Sons Publisher, New York, 1989 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Power and Infuence: Mastering the Art of Persuasion
5. Robert Jolles, How to Run Seminars and Workshop: Presentation Skills for Consultants, Trainers and Teachers, John Wiley & Sons, 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: How to Run Seminars and Workshop: Presentation Skills for Consultants, Trainers and Teachers
6. Paul Karasik, How to Make It Big in the Seminar Business, McGraw- Hill, 1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: How to Make It Big in the Seminar Business
7. Thomas Leech, How to Prepare, Stage and Deliver Winning Presentations, American Management Association, 1989 Sách, tạp chí
Tiêu đề: How to Prepare, Stage and Deliver Winning Presentations
8. John C.Maxwell, Be a people person, McGraw-Hill, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Be a people person
9. Arina Nikitana, Successful Public Speaking, ISBN 978-87-7681-947- 7, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Successful Public Speaking
10. Alan M.Perlman, Writing Great Speeches: Professional Techniques That You Can Use, Allyn & Bacon, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Writing Great Speeches: Professional Techniques That You Can Use
11. William Sanborn Pfeiffer, Pocket Guide to Public Speaking, Prentice Hall, Inc. 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pocket Guide to Public Speaking
12. Heather Pierce, Persuasive Proposal and Presentation, McGraw-Hill, 2003.Tiếng Việt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Persuasive Proposal and Presentation

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w