1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Đảng lãnh đạo quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thời kỳ 1996 - 2006

13 273 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 303,95 KB

Nội dung

Quá trình nhận thức của Đảng về thế giới, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.. BẢNG QUY ƯỚC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ADB Ngân hàng phát triển châu Á APEC Diễn đàn Hợp

Trang 1

Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị Đại học

Quốc gia Hà Nội, 2006 Luận văn ThS Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Nguyễn, Hữu Toàn

Đảng lãnh đạo quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thời kỳ

1996 – 2006

MỤC LỤC

Mở đầu .2

Chương 1 Quá trình Đảng cộng sản Việt Nam xây dựng đường lối hội nhập kinh tế quốc tế thời kỳ 1996 - 2006 7

1.1 Quá trình nhận thức của Đảng về thế giới, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế 7

9

1.2 Quá trình xác định mục tiêu, quan điểm chỉ đạo, phương hướng và nhiệm vụ của đường lối hội nhập kinh tế quốc tế 31

Chương 2 Kết quả thực hiện đường lối hội nhập kinh tế quốc tế thời kỳ 1996 - 2006 48

52

2.1 Một số thành tựu nổi bật của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thời kỳ 1996 - 2006 48

52

2.2 Hạn chế, khó khăn, trở ngại trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thời kỳ 1996 - 2006 81

Trang 2

85

Chương 3 Một số kinh nghiệm và giải pháp quốc tế trong thời gian tới 89

3.1 Một số kinh nghiệm rút ra từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thời kỳ 1996 - 2006 89

94

3.2 Một số phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới 99

Kết luận 109 Danh mục tài liệu tham khảo 112

Phụ lục 118

Trang 3

BẢNG QUY ƯỚC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

ADB Ngân hàng phát triển châu Á

APEC Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương

AFTA Khu vực mậu dịch Tự do Đông Nam Á

ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á

ASEM Diễn đàn hợp tác Á - Âu

BTA Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ CAP Kế hoạch hành động tập thể

ECOTECH Chương trình Hợp tác kinh tế - kỹ thuật

EU Liên minh châu Âu

FDI Nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài

FEALAC Diễn đàn hợp tác Đông Á - Mỹ Latinh

FTA Cam kết thành lập khu vực mậu dịch tự do

FTAA Khu vực Mậu dịch tự do toàn châu Mỹ

GATT Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại

GSTP Hệ thống toàn cầu về ưu đãi thương mại với các nước đang phát triển

IAP Kế hoạch hành động quốc gia

NAFTA Khu vực Mậu dịch tự do Bắc Mỹ

ODA Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức

SAFTA Khu vực Mậu dịch tự do Nam Á

SEV Hội đồng tương trợ kinh t ế

TAFB Kế hoạch hành động thuận lợi hoá thương mại

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trang 4

Vào thập kỷ cuối của thế kỷ XX, thế giới đứng trước những biến động to lớn, phức tạp:

Hệ thống các nước XHCN lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng dẫn đến sự sụp đổ của các chế độ XHCN ở Đông Âu và Liên Xô, làm thay đổi sâu sắc cục diện chính trị quốc tế Khoa học, kỹ thuật phát triển đã và đang có những tác động ở những mức độ khác nhau tới các quốc gia Bên cạnh đó, những vấn đề toàn cầu cấp bách ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của thế giới Toàn cầu hoá đã trở thành xu thế nổi bật trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nhân loại Quá trình ấy diễn ra đặc biệt sôi động trong lĩnh vực kinh tế Thực tiễn cho thấy rằng, đây chính là một quá trình tất yếu khách quan, bắt nguồn từ sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học công nghệ, một yếu tố chủ yếu tạo nên bước phát triển đột phá về chất của lực lượng sản xuất Cuộc cách mạng về khoa học và công nghệ đã và đang là nguồn lực thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyên môn hoá, phân công lao động và hợp tác giữa các quốc gia, làm cho lực lượng sản xuất được quốc tế hoá cao độ Những tiến bộ về khoa học, đặc biệt là những phát triển vượt bậc trong lĩnh vực tin học và viễn thông, đã thu hẹp khoảng cách không gian địa lý giữa các quốc gia, châu lục, làm cho các nước gắn kết với nhau chặt chẽ hơn Do vậy các quốc gia trong cộng đồng thế giới đã có những điều chỉnh trong quan hệ đối ngoại của mình nhằm thích ứng và phù hợp với tình hình mới

Những biến đổi to lớn về tình hình trong nước và quốc tế trong những thập kỷ cuối của thế kỷ XX đã đặt ra nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn đòi hỏi Đảng, Nhà nước ta phải xây dựng đường lối chiến lược đúng đắn, phù hợp; tìm ra những giải pháp ngang tầm với những biến đổi đó Bằng sự nhạy cảm về chính trị và kinh nghiệm lãnh đạo cách mạng, Đảng đã khởi xướng

và lãnh đạo công cuộc đổi mới toàn diện đất nước trong đó đổi mới về chủ trương, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế là một bộ phận quan trọng tạo tiền đề để nước ta tham gia tích cực vào cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập dân tộc, hợp tác và phát triển

Thành tựu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong thời kỳ đổi mới là một trong những nhân tố quan trọng đưa đất nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, phá thế bị bao vây cấm vận, củng cố và nâng cao vị thế của dân tộc Việt Nam trên trường quốc tế

Vì vậy việc nghiên cứu đề tài: “Đảng lãnh đạo quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thời

kỳ 1996-2006” có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Vấn đề toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế được giới nghiên cứu rất quan tâm, hàng loạt công trình nghiên cứu đã ra đời, đề cập đến nhiều nội dung quan trọng

Trang 5

Việc nghiên cứu đường lối, chủ trương, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng, Nhà nước thời kỳ đổi mới đã được đề cập trong các cuốn sách, báo, tạp chí, đề tài

Cụ thể như: Kim Ngọc: “Các khối kinh tế trên thế giới”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996; Võ Đại Lược: “Việc xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, số 3/1997; Bộ Ngoại giao: “Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998; Lê Hữu Nghĩa: “Toàn cầu hóa: Những vấn đề chính trị - xã hội”, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, số 22, tháng 11/1998; Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế của Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999; Lê Đăng Doanh: “Hội nhập quốc tế, cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế nước ta”, Tạp chí Cộng sản, 9/1999; Bộ Ngoại giao - Vụ Hợp tác kinh tế đa phương: “Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa”, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, 2000; Nguyễn Mại: “Hội nhập kinh tế với thế giới: Vấn đề và giải pháp”, Tạp chí Cộng sản, 5/2000; Hoàng Chí Bảo: “Toàn cầu hoá

và sự chủ động hội nhập quốc tế của Việt Nam - mấy vấn đề phương pháp luận nghiên cứu”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001; Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương: “Mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế”, Tài liệu nghiên cứu Văn kiện Đại hội IX của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001; Nguyễn Thúy Anh: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Cộng sản, số 12, tháng 6/2001; Đảng Cộng sản Việt Nam: “Nghị quyết của Bộ Chính trị số 07/NQ - TƯ về hội nhập kinh tế quốc tế”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002; Bộ Ngoại giao - Vụ Hợp tác kinh tế đa phương: “Việt Nam hội nhập kinh tế trong xu thế toàn cầu hoá: Vấn đề và giải pháp”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002; Nguyễn Tấn Dũng: “Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, Báo Nhân dân, ngày 13/9/2002; Đinh Xuân Lý: “Tiến trình hội nhập Việt Nam - ASEAN”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002; Việt Nam với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2003; Vũ Văn Hiền: “Một số vấn đề về hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Cộng sản, 10/2004; Kim Ngọc (chủ biên): “Kinh tế thế giới 2003: Đặc điểm và triển vọng”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2004…

Nhìn chung các tác giả từ nhiều cách tiếp cận khác nhau đã đề cập đến chủ trương đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta nói chung và đường lối hội nhập kinh tế nói riêng từ sau năm 1996 Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu dưới góc độ chuyên ngành Lịch sử Đảng sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thời kỳ 1996 - 2006

Trang 6

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

* Mục đích:

Luận văn làm rõ quá trình Đảng ta xây dựng đường lối hội nhập kinh tế quốc tế; các quan điểm, chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng từ 1996 - 2006; làm rõ quá trình Đảng chỉ đạo thực hiện đường lối hội nhập kinh tế quốc tế Trên cơ sở đó luận văn nêu lên một số bài học kinh nghiệm chủ yếu

* Nhiệm vụ:

+ Trình bày những cơ sở để Đảng Cộng sản Việt Nam hoạch định chính sách hội nhập kinh tế quốc tế theo đường lối đổi mới

+ Trình bày quá trình thực hiện đường lối hội nhập kinh tế quốc tế, những thành tựu đạt được và những vấn đề còn tồn tại

+ Qua phân tích, đánh giá những thành tựu và hạn chế về hội nhập kinh tế quốc tế, rút ra một số kinh nghiệm và nêu ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận văn là quan điểm, chủ trương, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng

- Thời gian nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu các vấn đề trên trong khoảng thời gian

từ năm 1996 - 2006

5 Cơ sở lý luận, nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

- Luận văn sẽ quán triệt phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của

chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam về quan hệ quốc tế

- Nguồn tư liệu chủ yếu của Luận văn gồm: Các văn kiện Đại hội Đảng, nghị quyết

Trung ương các khoá; chỉ thị, ý kiến của Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương Đảng; các bài nói, viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước về lĩnh vực đối ngoại

Luận văn kế thừa các kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước viết về hoạt động đối ngoại nói chung đã được in thành sách, được công bố trên báo, tạp chí, luận án… Đồng thời tích cực khai thác nguồn tư liệu lưu trữ tại Bộ Ngoại giao; Ban đối ngoại Trung ương Đảng; Trung tâm tư liệu của Viện Thông tin khoa học; Học viện Chính trị quốc

Trang 7

gia Hồ Chí Minh… viết về đối ngoại Việt Nam; về kinh tế - xã hội một số nước trong khu vực; quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ; quan hệ Việt Nam - Nhật Bản; quan hệ Việt Nam - Trung Quốc…

- Phương pháp nghiên cứu chủ yếu để thực hiện luận văn là phương pháp lịch sử, lô gích, kết hợp với các phương pháp liên ngành như phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh… nhằm làm sáng tỏ những vấn đề luận văn đặt ra

6 Những đóng góp của luận văn

- Trình bày và phân tích một cách hệ thống nội dung đường lối, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế và quá trình chỉ đạo của Đảng thời kỳ 1996 - 2006

- Bước đầu nêu lên một vài kinh nghiệm hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời gian qua và đề xuất một số giải pháp trong thời gian tới

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 6 tiết

Trang 8

Chương 1 QUÁ TRÌNH ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM XÂY DỰNG ĐƯỜNG LỐI HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

THỜI KỲ 1996 - 2006

1.1 Quá trình nhận thức của Đảng về thế giới, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh

tế quốc tế

1.1.1 Quá trình nhận thức của Đảng về một thế giới đang biến đổi và xu thế toàn cầu hóa

Vào thập kỷ cuối của thế kỷ XX, thế giới có nhiều biến động to lớn, phức tạp Sự sụp đổ của các nước XHCN ở Đông Âu và Liên Xô đã làm thay đổi cơ bản hệ thống quan hệ chính trị,

kinh tế của thế giới Trước những diễn biến mới của tình hình thế giới, các quốc gia, trong đó có các nước vừa và nhỏ, các tổ chức và lực lượng chính trị quốc tế đều thực hiện điều chỉnh chiến lược đối nội, đối ngoại và phương thức hành động cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ bên trong

và xu thế phát triển của thế giới, nhằm giành được những lợi ích cao nhất, hạn chế sự thua thiệt,

sự đối xử bất bình đẳng Biểu hiện nổi bật của xu thế điều chỉnh chiến lược là các dân tộc nâng cao ý thức độc lập, tự chủ và tự lực tự cường, chủ động trong việc tìm kiếm con đường phát triển của mình

Cục diện chính trị thế giới thay đổi nhanh chóng, phức tạp, tạo ra một bước ngoặt căn

bản Các nước lớn điều chỉnh chiến lược mạnh mẽ, đẩy mạnh hòa hoãn và cải thiện quan hệ với nhau Các nước lớn chuyển hướng hoặc điều chỉnh chiến lược, chú trọng phát triển nội lực, tăng cường cạnh tranh và chạy đua kinh tế Về đối nội, các nước này tích cực đẩy mạnh các chương trình nhằm chấn hưng về kinh tế như “cải tổ”, “cải cách, mở cửa” Về đối ngoại, họ đi vào hòa hoãn, cải thiện quan hệ, vừa hợp tác vừa đấu tranh, kiềm chế lẫn nhau Những thay đổi to lớn và

cơ bản trong đời sống kinh tế, chính trị thế giới dẫn tới những tập hợp lực lượng mới trên thế giới Sự kết thúc của cục diện thế giới “hai cực” thúc đẩy mạnh mẽ xu hướng đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế Kinh tế trở thành nhân tố hàng đầu quyết định sức mạnh tổng hợp từng quốc gia và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quan hệ quốc tế thời kỳ sau chiến tranh lạnh

Khoa học, kỹ thuật phát triển đã và đang có những tác động ở những mức độ khác nhau tới các quốc gia Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã thúc đẩy xã hội hóa sản xuất vật chất,

tạo ra những bước nhảy vọt về tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, đẩy mạnh việc cơ

Trang 9

cấu lại các nền kinh tế, tạo ra nhiều ngành kinh tế mới và thúc đẩy kinh tế tri thức phát triển Sự phổ cập nhanh chóng của hệ thống Internet và các phương tiện hiện đại khác ngày càng mở rộng giao lưu quốc tế Đồng thời, xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa được tăng cường, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia và làm gia tăng các hoạt động thương mại quốc tế Cải cách và mở cửa

đã xuất hiện như một trào lưu tại nhiều nước trên thế giới Để đẩy mạnh cải cách kinh tế và hiện đại hóa, một số nước đã tiến hành ở mức độ khác nhau quá trình dân chủ hóa và cải cách chính trị Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập quốc tế tạo ra những cơ hội và động lực cho quá trình phát triển, đồng thời cũng đặt ra những thách thức đối với tất cả các nước, trước hết là các nước đang phát triển và chậm phát triển: đe dọa đến chủ quyền quốc gia, ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế -

xã hội, làm sâu sắc thêm chênh lệch giàu nghèo

Bên cạnh đó rất nhiều vấn đề mang tính toàn cầu như: Dân số, môi trường, tôn giáo, sắc

tộc, bệnh dịch… cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của thế giới

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2001), Tài liệu nghiên cứu Văn kiện Đại hội IX của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

2 Hoàng Chí Bảo (2001), Toàn cầu hoá và sự chủ động hội nhập quốc tế của Việt Nam

- mấy vấn đề phương pháp luận nghiên cứu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

3 Bộ Ngoại giao (1995), Hội nhập quốc tế và giữ vững bản sắc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà

Nội

4 Bộ Ngoại giao (1998), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội

5 Bộ Ngoại giao - Vụ Hợp tác kinh tế đa phương (2000), Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ

6 Bộ Ngoại giao - Vụ Hợp tác kinh tế đa phương (2002), Việt Nam hội nhập kinh tế trong xu thế toàn cầu hóa: Vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

7 Bộ Thương mại (2005), Kiến thức cơ bản về hội nhập kinh tế quốc tế, Tài liệu bồi dưỡng,

Hà Nội

8 Bộ Thương mại - Trường Đại học Ngoại thương (2003), Thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia, Nxb Thống kê, Hà Nội

Trang 10

9 Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Hà Nội

10 Đỗ Lộc Diệp (chủ biên, 2003), Chủ nghĩa tư bản ngày nay: Mâu thuẫn nội tại, xu thế và triển vọng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội

11 Nam Dũng (2004), “Ba trọng tâm trong chiến lược quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam

- Nhật Bản”, Tạp chí cộng sản, (17), tr.76 - 80

12 Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội - Viện Quốc tế Konrad

Adenauer (2003), Toàn cầu hóa và tác động đối với sự hội nhập của Việt Nam, Nxb Thế

giới, Hà Nội

13 Đảng cộng sản Việt Nam (1976), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb Sự

thật, Hà Nội

14 Đảng cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự

thật, Hà Nội

15 Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự

thật, Hà Nội

16 Đảng cộng sản Việt Nam (1994), Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, Nxb Sự thật, Hà Nội

17 Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội

18 Đảng cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

19 Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội

20 Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết của Bộ Chính trị số 07/NQ - TƯ về hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

21 Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội

22 Trần Đình (2005), “Hội nhập và phát triển kinh tế Tiến trình, quan niệm và giải pháp”

Thời báo kinh tế Việt Nam, (208), tr.12

23 Nguyễn Thị Hiền (2002), Hội nhập kinh tế khu vực của một số nước ASEAN, Nxb Chính

trị quốc gia, Hà Nội

Ngày đăng: 08/02/2017, 22:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w