Mục tiêu và kiến thức sinh viên cần đạt được: - Trang bị cho sinh viên những kiến thức về Cở sở lý thuyết và những quyết định trong tài chính công ty: Quyết định đầu tư; Quyết định nguồn
Trang 1ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC MÔ HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY
Học viện Tài chính – Khoa Tài chính công
Bộ môn Phân tích chính sách Tài chính
1 THÔNG TIN VỀ GIẢNG VIÊN
sinh
1 Nguyễn Trọng Hoà 1975 Tiến sĩ Tài chính – Ngân
hàng
Đại học Kinh tế Quốc dân
2 Hoàng Trung Đức 1990 Thạc sĩ Tài chính – Ngân
hàng
Học viện Tài chính
2 THÔNG TIN CHUNG VỀ MÔN HỌC
- Tên môn học: Mô hình tài chính công ty
- Mã môn học:
- Số tín chỉ: 02 tín chỉ
- Môn học: bắt buộc
- Các môn học tiên quyết: Triết học, Kinh tế chính trị, Tài chính doanh nghiệp, Toán
cáo cấp, Xác suất thống kê, Nguyên lý thống kê, Quản trị Tài chính doanh nghiệp, Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại, Kinh tế lượng
- Các yêu cầu đối với môn học: Để hoàn thành môn học Mô hình tài chính công ty;
sinh viên phải thực hiện nghiêm túc những yêu cầu sau:
+ Nghiên cứu Bài giảng gốc môn học Mô hình tài chính công ty trước và sau khi giảng viên giảng dạy trên lớp
+ Ghi chép đầy đủ nội dung trên lớp theo yêu cầu của giảng viên
+ Chuẩn bị và trình bày nội dung thảo luận trong các buổi thảo luận trên lớp
+ Làm bài kiểm tra điều kiện và thi kết thúc học phần theo quy chế thi của Học viện Tài chính
- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
+ Nghe giảng lý thuyết: 24 tiết
+ Thảo luận trên lớp: 6 tiết
+ Tự nghiên cứu: 15 tiết
- Địa chỉ bộ môn phụ trách: nguyentronghoa@hvtc.edu.vn
Trang 23 MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC
3.1 Mục tiêu và kiến thức sinh viên cần đạt được:
- Trang bị cho sinh viên những kiến thức về Cở sở lý thuyết và những quyết định trong tài chính công ty: Quyết định đầu tư; Quyết định nguồn vốn; Quyết định phân phối lợi nhuận hay chính sách cổ tức
- Trang bị cho sinh viên những kiến thức về mô hình trong nghiên cứu: Khái niệm về
mô hình; Phân loại mô hình; Phương pháp xây dựng và ứng dụng mô hình trong quyết định tài chính công ty
- Trang bị những kiến thức nền tảng lý thuyết của các mô hình tài chính: Thời giá tiền tệ; Quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro
- Trang bị những kiến thức về những mô hình trong quyết định đầu tư; quyêt định nguồn vốn; quyết định chính sách cổ tức
3.2 Mục tiêu và kỹ năng người học cần đạt được:
- Sinh viên có những kiến thức nền tảng về môn học Mô hình tài chính công ty
- Sinh viên có khả năng độc lập nghiên cứu, độc lập thực hành ứng dụng mô hình tài chính công ty trong quá trình thực tập
- Sinh viên có kỹ năng đọc, hiểu, phân tích, đánh giá các chỉ tiêu tài chính trên Báo cáo Tài chính của doanh nghiệp
3.3 Yêu cầu về thái độ học tập
- Tôn trọng giảng viên; trong quá trình học tập trên lớp và tự nghiên cứu nghiêm túc tuân thủ các yêu cầu của giảng viên
4 TÓM TẮT NỘI DUNG MÔN HỌC
Môn học cung cấp những kiến thức cơ bản về mô hình tài chính công ty, các mô hình trong quyết định đầu tư, nguồn vốn, phân phối thu nhập của doanh nghiệp,…Khả năng ứng dụng các mô hình vào thực tế làm việc
5 NỘI DUNG CHI TIÊU MÔN HỌC
Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MÔ HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY
1.1 Tổng quan về những quyết định trong tài chính công ty
1.1.1 Quyết định đầu tư
1.1.2 Quyết định nguồn vốn
1.1.3 Quyết định phân phối lợi nhuận
1.1.4 Một số quyết định khác
Trang 31.2 Tổng quan về những mô hình trong nghiên cứu tài chính
1.2.1 Khái niệm mô hình
1.2.2 Phân loại mô hình
1.2.3 Những yếu tố căn bản của mô hình
1.2.4 Phương pháp xây dựng và ứng dụng mô hình trong quyết định tài chính công ty
1.3 Những nền tảng lý thuyết của các mô hình tài chính
1.3.1 Thời giá tiền tệ
1.3.2 Quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro
Chương 2: CÁC MÔ HÌNH SỬ DỤNG TRONG QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ
2.1 Các mô hình sử dụng trong quyết định đầu tư tài sản lưu động
2.1.1 Mô hình quyết định tồn quỹ tiền mặt
2.1.2 Mô hình quyết định đầu tư tài chính ngắn hạn
2.1.3 Mô hình quyết định khoản phải thu hay chính sách bán chịu hàng hoá 2.2 Các mô hình quyết định trong đầu tư tài sản cố định
2.2.1 Mô hình quyết định mua sắm tài sản cố định mới
2.2.2 Mô hình quyết định thay thế tài sản cố định cũ
2.2.3 Mô hình quyết định đầu tư dự án
2.3 Mô hình quyết định đầu tư tài chính dài hạn
2.3.1 Mô hình định giá trái phiếu
2.3.2 Mô hình định giá cổ phiếu
2.3.3 Mô hình định giá quyền chọn
2.4 Các mô hình trong quyết định quan hệ giữa chi phí biến đổi và chi phí cố định
2.4.1 Phân tích hoà vốn
2.4.2 Phân tích độ bẩy hoạt động
Chương 3: CÁC MÔ HÌNH TRONG QUYẾT ĐỊNH NGUỒN VỐN
3.1 Mô hình quyết định chi phí sử dụng nợ
3.2 Mô hình quyết định chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi
3.3 Mô hình quyết định chi phí sử dụng vốn cổ phần phổ thông
3.4 Mô hình quyết định chi phí sử dụng vốn trung bình
Chương 4: CÁC MÔ HÌNH TRONG QUYẾT ĐỊNH PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN HAY CHÍNH SÁCH CỔ TỨC
Trang 44.1 Các hình thức trả cổ tức
4.2 Cách thức chi trả cổ tức
4.3 Chính sách cổ tức
Chương 5: MỘT SỐ MÔ HÌNH QUYẾT ĐỊNH KHÁC TRONG QUYẾT ĐỊNH TÀI CHÍNH CÔNG TY
5.1 Mô hình quyết định tiền lương hiệu quả
5.2 Mô hình quyết định hình thức chuyển tiền
Chương 6: THỰC HÀNH ỨNG DỤNG MÔ HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY
6.1 Thực hành ứng dụng mô hình trong quyết định đầu tư
6.2 Thực hành ứng dụng mô hình trong quyết định nguồn vốn
6.3 Thực hành ứng dụng mô hình trong quyết định phân phối lợi nhuận hay chính sách
cổ tức
6.4 Thực hành ứng dụng một số mô hình khác trong quyết định tài chính công ty
6 TÀI LIỆU HỌC TẬP
- Tài liệu bắt buộc: Bài giảng gốc “Mô hình Tài chính công ty” – Học viện Tài chính.
- Tài liệu tham khảo:
+ Giáo trình “Tài chính doanh nghiệp” – Học viện Tài chính
+ Giáo trình “ Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại” – Học viện Tài chính
+ Giáo trình “ Quản trị doanh nghiệp” – Học viện Tài chính
+ Giáo trình “ Phân tích tài chính doanh nghiệp” – Học viện Tài chính
7 HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
NỘI DUNG
Hình thức tổ chức dạy học
Tổng số
Lên lớp
Tự học Lý
thuyết
Thảo luận
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về mô hình
Chương 2: Các mô hình sử dụng trong
quyết định đầu tư
Chương 3: Các mô hình sử dụng trong
quyết định nguồn vốn
Chương 4: Các mô hình sử dụng trong
quyết định phân phối lợi nhuận hay
chính sách cổ tức
Chương 5: Một số mô hình khác trong
Trang 5Chương 6: Thực hành ứng dụng mô
hình tài chính công ty
8 Chính sách đối với môn học và các yêu cầu khác của giảng viên
+ Yêu cầu về mức độ lên lớp : Trên 80% thời gian,
+ Yêu cầu về mức độ tích cực tham gia các hoạt động trên lớp : Phải tích cực thảo luận nhóm
+ Yêu cầu về thời hạn và chất lượng các bài tập, bài kiểm tra : Làm đầy đủ bài tập, có ít nhất một bài kiểm tra
9 Phương pháp, hình thức kiểm tra- đánh giá kết quả học tập môn học
Phân chia các mục tiêu cho từng hình thức kiểm tra- đánh giá
9.1 Kiểm tra- đánh giá thường xuyên
9.2 Kiểm tra – đánh giá định kỳ
Bao gồm các phần sau:
- Tham gia học tập trên lớp (đi học đầy đủ, chuẩn bị bài tốt và tích cực thảo luận…): 5%
- Phần tự học, tự nghiên cứu: 5%
- Hoạt động theo nhóm: 5%
- Kiểm tra- đánh giá giữa kỳ: 10%
- Kiểm tra – đánh giá cuối kỳ: 75%
- Các kiểm tra khác:
9.3 Tiêu chí đánh giá các loại bài tập:
9.4 Lịch thi, kiểm tra (kể cả thi lại)
TRƯỞNG BỘ MÔN