Đáp án môn chính trị học đại cương

10 1.1K 0
Đáp án môn chính trị học đại cương

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Những nội dung chính cần nắm vững trong chuyên đề này: I. Phần lý luận chung: 1. Vai trò của HTCT và nghiên cứu HTCT trong khoa học CT: Hệ thống chính trị là phạm trù quan trọng của khoa học chính trị bởi vì nó là tổng hợp những vấn đề của thực tiễn chính trị. Hơn nữa những vấn đề đó không phải được xem xét rời rạc, lộn xộn, biệt lập mà là xem xét trong một chính thể có tính hệ thống, có hình thái phát sinh, phát triển có chủ thể đối tượng với các mối quan hệ chức năng theo những vị trí vai trò nhất định, có đầu vào và đầu ra, có nội dung và hình thức, có hiện tượng và bản chất, vì vậy, mặc dù hiện nay quan niệm về hệ thống chính trị còn rất khác nhau, phụ thuộc vào khuynh hướng, trường phái chính trị khác nhau, nhưng hệ thống chính trị vẫn là một trong những phạm trù của chính trị học hiện đại. Làm rõ khái niệm hệ thống chính trị có ý nghĩa phương pháp luận rất lớn trong việc phân tích sự quản lý các quá trình xã hội và các quá trình chính trị ở các khu vực, các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội trên thế giới. Hệ thống chính trị tác động như một chính thể trong việc tổ chức mối quan hệ qua lại với những hệ thống khác: hệ thống kinh tế, văn hoá sắc tộc, tôn giáo, ranh giới của hệ thống chính trị rất rộng. Nó thay đổi qua các thời kỳ khác nhau. Chủ thể của chính trị cũng sẽ thay đổi thu hút nhóm các xã hội, các tổ chức xã hội, các công dân riêng lẻ, những người mà đối với họ hoạt động chính trị không phải là chuyên nghiệp, mà chỉ nhất thời thậm chí hoàn cảnh bắt buộc. Hệ thống chính trị là tổ hợp có tính chưng thể các thể chế chính trị, các cơ quan quyền lực nhà nước các Đảng chính trị, các tổ chức và các phong trào xã hội được xây dựng trên các quyền và các chuẩn mực xã hội, phân bổ theo một kết cấu chức năng nhất định, vận hành theo những nguyên tắc, cơ chế và quan hệ cụ thể nhằm thực thi quyền lực chính trị. Quan niệm này thể hiện hệ thống chính trị là hệ thống (chỉnh thể) các nhân tố chính trị có mối quan hệ mật thiết với nhau nhằm thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền (quyền lực của giai cấp thống trị chính trị). Phân tích: Hệ thống chính trị được cấu thành từ nhiều bộ phận chức năng khác nhau. Có thể coi mỗi bộ phận đó là một tiểu hệ thống của hệ thống chính trị. Cấu trúc của hệ thống chính trị được chia thành: tiểu hệ thống thể chế, tiểu hệ thống quan hệ, tiểu hệ thống cơ chế vận hành, tiểu hệ thống các nguyên tắc hoạt động... Trung tâm của hệ thống chính trị nhà nước, nhà nước tác động mạnh mẽ đến hoạt động của các tiểu hệ thống khác. Nhà nước thể hiện bản chất chính trị của hệ thống chính trị và chế độ xã hội. Các đảng chính trị cũng phải dành lấy quyền lực nhà nước, thông qua nhà nước và bằng nhà nước để thực hiện các mục tiêu chính trị của mình. Cấu trúc hệ thống chính trị bao gồm nhiều tiểu hệ thống trong đó có tiểu hệ thống thể chế. Có thể nói tiểu hệ thống này là cốt lõi của hệ thống chính trị, trên cơ sở tiểu hệ thống này mà các tiểu hệ thống khác được xác lập và hoạt động. Nói một cách khác: Thể chế chính trị một mặt là những quy định, quy chế, chuẩn mức, quy phạm, nguyên tắc luật lệ... nhằm

Ngày đăng: 06/02/2017, 15:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan