1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PP THẢO LUẬN NHÓM mô HÌNH VNEN ở lớp 4

21 601 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 10,23 MB

Nội dung

Trong giáo dục phương pháp thảo luận nhóm đang được xã hội quan tâm không chỉ ở bậc trung học mà kể cả ở bậc tiểu học. Theo tôi muốn cho học sinh tiếp nhận kiến thức của bài học quan trọng nhất là phải phát huy được sự chủ động tích cực của các em. Việc cải tiến phương pháp trong quá trình giảng dạy là rất cần thiết và phải được coi trọng nhiều hơn nữa. Nhưng phải cải tiến phương pháp theo cách nào? Mặc dù người thầy có chuẩn bị nội dung của bài dạy kĩ lưỡng và phong phú đa dạng đến đâu đi nữa mà sử dụng chưa đúng phương pháp thì chắc chắn sẽ làm cho khả năng tiếp thu kiến thức nội dung bài học của học sinh sẽ bị hạn chế và kết quả đạt được không như ý muốn của mình. Vì vậy mà tôi luôn trăn trở điều này và tìm hiểu phải làm thế nào để tạo sự yêu thích và hứng thú để cho các em học tập tốt hơn. Đối với cấp tiểu học, việc rèn cho các em về các kỹ năng học hợp tác nhóm là hết sức cần thiết, tạo điều kiện để các em có cơ hội giao lưu, hợp tác, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, góp phần vào việc giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh. Thảo luận nhóm ngay trong lớp học, là hình thức giảng dạy đặt học sinh vào môi trường học tập tích cực, trong đó học sinh được tổ chức thành nhóm một cách thích hợp. Nhưng việc thảo luận nhóm trong lớp học sẽ được tổ chức ra sao? Mục tiêu của nó là gì? Cách thực hiện như thế nào? … là vấn đề mang nhiều thử thách mà người giáo viên cần phải nghiên cứu giải quyết. Vì vậy mà tôi đã chọn đề tài báo cáo: “ Phương pháp thảo luận nhóm ở học sinh lớp 4”. Đó cũng là phương pháp mà mô hình trường học mới VNEN đang thực hiện. Cách dạy học trong mô hình trường học mới ngoài việc kế thừa cách dạy truyền thống còn quan tâm đến sự tác động của môi trường lớp học, trường học, quan tâm tới mối quan hệ tương tác giữa các học sinh, giữa học sinh với gia đình và cộng đồng. Lớp học là “hạt nhân” trong Mô hình trường học mới Việt Nam. Bàn ghế không kê theo kiểu truyền thống mà được bố trí lại đề học sinh ngồi theo nhóm, phù hợp với sự tương tác giữa các bạn trong nhóm và giáo viên. Trong Mô hình trường học mới, Ban cán sự lớp được đổi thành Hội động tự quản. Hội đồng tự quản được thành lập là vì học sinh, do học sinh, do các em tự ứng cử, đề cử, bầu chọn. Các em được tự quản và hoạt động của cả lớp. Về không gian lớp học theo Mô hình trường học mới, có thêm các công cụ cho Hội đồng tự quản tổ chức hoạt động như: Bàn ghế đơn để học sinh chủ động kê thành cụm giúp các em học tập theo nhóm nhỏ. Thư viện lớp học, các góc học tập bộ môn luôn chứa các tài liệu, đồ dùng trực quan để học sinh dễ dàng lấy ra, chủ động sử dụng trong quá trình học tập. Hòm thư góp ý để thường xuyên giáo viên biết được tâm tư, nguyện vọng của tất cả học sinh trong lớp. Góc cộng đồng trưng bày sản vật truyền thống của địa phương được sử dụng trong các bài học để tăng cường nội dung địa phương và giúp giáo dục tình yêu quê hương của học sinh. Bản đồ cộng đồng thể hiện những thông tin cơ bản về khoảng cách từ nhà đến trường của học sinh trong lớp. Đường giao thông, sông suối, địa điểm nguy hiểm… được đánh dấu để học sinh phòng tránh.Thầy sẽ đóng vai trò dẫn dắt, hướng dẫn, hỗ trợ và học trò là người thực hiện. Phương pháp này kích thích lòng ham mê học tập của học sinh, tránh lối học thụ động. Giúp học sinh phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề theo nhóm, có tinh thần đoàn kết cao. Học sinh hợp tác hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình học tập, tự đánh giá, tự điều chỉnh vốn tri thức của bản thân bằng phương pháp tự học và khám phá thêm những kiến thức liên quan từ thực tiễn. Khi nhóm thảo luận hoạt động dưới sự giám sát của thầy, cô giáo, giúp hạn chế rất nhiều những thói quen xấu mà học sinh thường mắc phải như không tập trung, nói chuyện riêng, đùa giỡn … Phần lớn học sinh đều dùng phương pháp tư duy và suy luận để giải quyết vấn đề. Nên những kiến thức mà các em thu thập được sẽ khắc sâu hơn và dễ nhớ hơn. Thảo luận nhóm là rèn cho học sinh một số kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, tương tác trẻ với trẻ. Biết lắng nghe và trình bày ý kiến một cách rõ ràng. Biết lắng nghe và biết thừa nhận ý kiến của người khác. Biết ngắt lời một cách hợp lí. Biết phản đối một cách lịch sự và đáp lại lời phản đối. Biết thuyết phục người khác và đáp lại sự thuyết phục. Kỹ năng tạo môi trường hợp tác đây là sự ảnh hưởng qua lại, sự gắn kết giữa các thành viên. Kỹ năng xây dựng niềm tin đây là kỹ năng tránh đi sự mặc cảm nhất là đối tượng học sinh có khó khăn về học tập. Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn đây là kỹ năng giúp học sinh tránh những từ ngữ dễ gây mách lòng nhau.Việc rèn cho học sinh thảo luận nhóm là hết sức cần thiết, để tạo điều kiện các em có nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi, giúp đỡ nhau góp phần vào việc giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh.

Ngày đăng: 01/02/2017, 23:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w