SÔLÔKHÔP (1905 -1984) I. Cuộc đời: • Sinh trưởng trong một gia đình nông dân trên vùng thảo nguyên sông Đông (Liên Xô cũ).Học tiểu học ở trường làng. Nội chiến bùng nổ, ông nghỉ học tham gia công tác cách mạng, bắt đầu sáng tác vào thời gian này • 1923, Sôlôkhôp quyết tâm lê Matxcơva để làm văn nghệ, ông làm đủ mọi nghề ở đây để thực hiện giấc mộng viết văn. Tuy có được đăng vài tác phẩm, nhưng ông cảm thấy mình “thiếu quê hương” • Năm 1925, Sôlôkhôp lại trở về vùng sông Đông bắt tay viết Sông Đông êm đềm. Cuối 1927, quyển I Sông Đông êm đềm được viết xong và năm 1928 được công bố và ngay lập tức tầm vóc thiên tài của Sôlôkhôp đã làm cho công chúng và giới văn học sửng sốt. Từ đây, Sôlôkhôp trở thành nhà văn chuyên nghiệp • Chiến tranh Vệ quốc (1941 -1945), với tư cách phóng viên chiến tranh, Sôlôkhôp khoác áo lính xông pha trên nhiều mặt trận. Nhiều bài ký, chính luận, truyện ngắn nổi tiếng của ông viết ngay trong hầm trú ẩn nơi tiền tuyến… • Sôlôkhôp mất ngày 21-2-1984, những tác phẩm và tên tuổi của ông làm rạng rỡ nền văn học Xô viết. Sôlôkhôp được tặng giải thưởng Nôben văn học năm 1965. II. Sự nghiệp sáng tác: Những tác phẩm chính: Những truyện ngắn sông Đông, Sông Đông êm đềm, Đất vỡ hoang, Họ chiến đấu vì Tổ quốc, Số phận con người… III.Tác phẩm Số phận con người Tác phẩm được xây dựng theo kiểu truyện lồng trong truyện. Trong câu chuyện, tác giả gặp anh lái xe Anđrây Xôcôlôp và chú bé Vania ở một bến đò vào mùa xuân 1946 (vì vậy trong truyện này có hai người kể chuyện xưng “tôi”). Không gian câu chuyện thứ nhất chỉ là một bến đò. Không gian câu chuyện thứ hai trải nhiều nơi theo cuộc đời Xôcôlôp. Câu chuyện của anh lái xe chiếm hết cả ba chương của câu chuyện, trừ phần đầu và phần kết. Anđrây Xôcôlôp vốn là một chiến sỹ hồng quân Liên xô đã tham chiến chống phát xít trong Đại chiến II. Cuộc đời anh vốn chịu nhiều mất mát: Cả gia đình bị chết đói trong thời kỳ nội chiến (1922), chiến tranh Vệ quốc, bản thân Xôcôlôp bị thương, bị địch bắt, vợ và hai con gái chết vì bom, con trai hi sinh nốt đúng ngày chiến thắng. Trở về cuộc sống đời thường ngoài quân ngũ, gặp bé Vania tội nghiệp bị mất gia đình vì bom đạn, sống lang thang vất vưởng, Xôcôlôp tự nhận là “bố” và đem đứa trẻ mồ côi về nuôi. Hai tâm hồn cô đơn buốt giá đã sưởi ấm cho nhau, sống với nhau những tháng ngày không thể nào quên. Nhưng số phận vẫn không chịu buông tha. Xôcôlôp gặp rủi trong một chuyến trở hàng thuê, anh bị thu bằng lái xe. Thế là hai “bố con” lại thất thểu dắt nhau đi kiếm sống ở phương trời khác, Vania vẫn hớn hở tung tăng quấn quýt lấy “bố” trong khi Xôcôlôp phải gượng mà che dấu bệnh tim và nỗi thống khổ vì những sự thật cay đắng. Trên cái nền chung là thái độ lên án chiến tranh tàn khốc, tác phẩm một mặt là tiếng nói tâm tình tha thiết, cảm thông với những rủi ro quá sức chịu đựng của con người, một mặt biểu dương phẩm chất đẹp đẽ, vững vàng, cao thượng của một tâm hồn Nga. . nhưng ông cảm thấy mình thi u quê hương” • Năm 1925, Sôl khôp lại trở về vùng sông Đông bắt tay viết Sông Đông êm đềm. Cuối 1927, quyển I Sông Đông êm. và năm 1928 được công bố và ngay lập tức tầm vóc thi n tài của Sôl khôp đã làm cho công chúng và giới văn học sửng sốt. Từ đây, Sôl khôp trở thành nhà