1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Lập luận trong văn bản nghị luận

4 1,2K 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 43 KB

Nội dung

Mục tiêu bài học: Giúp HS: - Củng cố và nâng cao hiểu biết về yêu cầu và cách thức xây dựng lập luận đã học ở THCS: khái niệm về lập luận, cách xác định luận điểm, tìm kiếm luận cứ và sử

Trang 1

Tuần: 29

Tiết: 87

LẬP LUẬN TRONG VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

A/ Mục tiêu bài học: Giúp HS:

- Củng cố và nâng cao hiểu biết về yêu cầu và cách thức xây dựng lập luận đã học ở THCS: khái niệm về lập luận, cách xác định luận điểm, tìm kiếm luận cứ và sử dụng các phương pháp lập luận

- Xây dựng được lập luận trong bài nghị luận

B/ Tiến trình tổ chức dạy học:

I/ Ổn định: + Sĩ số, vệ sinh, ánh sáng lớp học

+ Nhắc học sinh gấp tập lại để kiểm tra

II/ Kiểm tra bài:

1/ Đọc diễn cảm đoạn trích “Nỗi thương mình”?

2/ Nỗi đau tủi nhục của Kiều được thể hiện như thế nào trong đoạn trích “Nỗi thương mình”?

III/ Bài mới:

Bài học hôm nay sẽ giúp các em củng cố và nâng cao hiểu biết về yêu cầu và cách thức xây dựng lập luận đã học ở THCS

Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung cần đạt

? Gọi HS đọc đoạn văn trong SGK tr 109?

? Kết luận(mục đích)của lập luận là gì?

? Để dẫn tới kết luận đó, tác giả đã đưa ra những

lí lẽ hoặc dẫn chứng(luận cứ)nào?

? Thế nào là lập luận?

? Cách xây dựng lập luận phải tiến hành theo

mấy bước? Kể ra?

? Luận điểm là gì?

Gọi HS đọc bài văn “Chữ ta”

? Bài văn bàn về vấn đề gì?

? Quan điểm của tác giả về vấn đề đó?

? Bài văn có bao nhiêu luận điểm? Tìm các luận

điểm đó?

I/ Khái niệm về lập luận trong bài văn nghị luận: 1/ Đọc đoạn văn:

2/ Trả lời:

a/ Kết luận của lập luận: thuyết phục đối phương từ bỏ ý chí xâm lược (Nay…được)

b/ Để dẫn tới kết luận đó, tác giả đã sử dụng:

- Lí lẽ 1: “Người…thôi”

- Lí lẽ 2: “Được… lớn”

- Lí lẽ 3: “Mất …thôi”

c/ Lập luận: Ghi nhớ SGK tr111 II/ Cách xây dựng lập luận:

1/ Xác định luận điểm:

- Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận

- Đọc bài văn

- Trả lời + Bài văn bàn về vấn đề: Thái độ tự trọng trong việc sử dụng “Chữ ta”

+ Quan điểm của tác giả: Khi thật cần thiết mới dùng tiếng nước ngoài

+ Luận điểm:

● Tiếng nước ngoàiđang lấn lướt tiếng Việt trong các bảng hiệu, quảng cáo ở nước ta

● Một số trường hợp tiếng nước ngoài được đưa vào báo chí một cách không cần thiết, gây thiệt thòi cho người đọc

2/ Tìm luận cứ:

- Luận cứ: Lí lẽ và bàng chứng thuyết phục

Trang 2

? Đọc đoạn văn ở mục I và bài văn “Chữ ta”?

? Tìm các luận cứ cho mỗi luận điểm?

? Cho biết đâu là luận cứ lí lẽ, đâu là bằng chứng

thực tế?

? Đọc lại đoạn văn ở mục I và bài văn “Chữ ta”,

xác định và phân tích các phương pháp lập luận

được vận dụng?

? Kể thêm một số phương pháp lập luận thường

được sử dụng trong văn bản nghị luận?

- Phương pháp loại suy: Dựa vào sự so sánh hai

hoặc hơn hai đối tượng, chúng ta tìm ra được những

thuộc tính giống nhau nào đó chúng có những

thuộc tính giống nhau khác

VD: + Gà là gia cầm, có lông vũ, đẻ trứng…

+ Ngan là gia cầm, có lông vũ, đẻ trứng, có

thể bay ngắn trên mặt đất

Kết luận: Gà cũng có thể bay ngắn trên mặt

đất

- Phương pháp phản đề: là phương pháp xuất

- Tìm các luận cứ cho mỗi luận điểm:

+ Văn bản I (xem phần 2b mục I) + Văn bản II:

Luận điểm1

● “Chữ nước ngoài…thắng cảnh”

● “Đi đâu…Triều Tiên”

● “Trong khi đó…nước khác”

Luận điểm 2

● “Có một số…rất đẹp”

● “Những…cần đọc”

● “Trong khi đó…thông tin”

- Nhận xét:

+ Văn bản I: Luận cứ lí lẽ + Văn bản II: bằng chứng thực tế

3/ Lựa chọn phương pháp lập luận:

- Phương pháp lập luận là cách thức lựa chọn, sắp xếp luận điểm, luận cứ sao cho lập luận chặt chẽ và thuyết phục

- Xác định và phân tích phương pháp lập luận: + Văn bản I: Phương pháp diễn dịch và quan hệ nhân quả

● Bắt đầu bằng câu mang ý nghĩa khái quát “Nay

… thôi” Kết luận “Nay … được”

● Ý câu đầu và câu cuối có quan hệ nhân quả + Văn bản II: Phương pháp quy nạp và so sánh đối lập

● Từ hai luận điểm Kết luận “Phải chăng…suy ngẫm”

● So sánh đối lập “Trong khi đó…”

- Một số phương pháp lập luận khác: phương pháp loại suy, phương pháp phản đề, phương pháp nguỵ biện…

Trang 3

phát từ một kết luận có sẵn(sai hoặc đúng) để suy

ra một kết luận khác(sai hoặc đúng) Kết luận

chung có thể đúng hoặc sai

VD: + Cây nào cũng ra hoa để kết trái Kết luận:

Kể cả hoa đào trên cành đào ngày tết(sai)

+ Không phải cây nào cũng ra hoa để kết trái

Kết luận: Tất cả các cây đào như vậy(sai)

- Nguỵ biện: là phương phát xuất phát từ một

thực tế hiển nhiên nào đó để suy ra những kết luận

chủ quan nhằm bác bỏ ý kiến của đối phương Kết

luận chung có thể đúng khi chỉ dừng lại ở bề mặt

hiện tượng, sai khi xem xét một cách toàn diện và

bản chất

VD: Một hạt cát chưa phải là sa mạc

Nhiều hạt cát cũng chưa phải là sa mạc

Vô cùng nhiều hạt cát cũng chưa phải là sa

mạc

Kết luận: Trên hành tinh này không hề có sa

mạc

Gọi HS đọc yêu cầu bài luyện tậpGV hướng

dẫnHS làm bài

* Ghi nhớ: SGK tr111 III/ Luyện tập:

1/ Tìm và phân tích các luận điểm, luận cứ và phương pháp lập luận:

- Luận điểm: chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại rất phong phú đa dạng

- Luận cứ:

+ Luận cứ lí lẽ: chủ nghĩa nhân đạo thể hiện ở lòng thương ngươi, lên án tố cáo những thế lực chà đạp lên con người…

+ Luận cứ thực tế: liệt kê các tác phẩm cụ thể giàu tính nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam từ văn học Phật giáo thời Lí  VH thế kỉ XVIII-giữa thế kỉ XIX

2/ Tìm luận cứ làm sáng tỏ luận điểm:

- Đọc sách đem lại cho ta nhiều điều bổ ích: + Tích luỹ và mở rộng tri thức về tự nhiên và xã hội

+ Khám phá bản thân để hiểu: mình là ai, đang quan hệ với ai, trong hoàn cảnh nào…

+ Khơi dậy khát vọng sáng tạo

+ Học cách dùng từ, đặt câu diễn đạt…

- Môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề:

+ Rừng bị tàn phá, đất đai bị sa mạc hoá  lũ bùn, lũ quét

+ Không khí ô nhiễm bởi khói bụi, chất độc hại…

Trang 4

 gây ra nhiều căn bệnh hiểm nghèo

+ Nguồn nước bị ô nhiễm do nước thải công nghiệp, nước sinh hoạt

+ Đại dương ô nhiễm, nguồn lợi hải sản cạn kiệt

- VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng:

+ VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ + VHDG là những tác phẩm nghệ thuật truyền miệng

3/ Chon một trong các luận điểm vừa xây dựng ở bài tập 2 để viết thành một đoạn văn (GV hướng dẫn HS về nhà làm)

IV/ Củng cố: Gọi 1, 2 HS:

1/ Thế nào là lập luận?

2/ Kể tên các loại phương pháp lập luận?

V/ Dặn dò: Học bài

Chuẩn bị bài “Chí khí anh hùng”

Giáo viên nhận xét và xếp loại tiết học

Ngày đăng: 24/06/2013, 01:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w