Do đó, việc xây dựng một hệ thống quản lý sử dụng các thành tựu của công nghệ thông tin trong quản lý ngày càng rộng rãi và mang lại hiệu quả cao, khắc phục được những nhược điểm của hệ
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài thực tập em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
TS.Nguyễn Văn Huân người đã hướng dẫn và tận tình chỉ bảo cho em trong suốt quá trình hoàn thiện đề tài này
Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn các Anh Chị tại công ty TNHH xây dựng
Hà Long đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian vừa qua trong quá trình thực hiện bài khóa luận này
Em cũng gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn quan tâm, động viên, giúp
đỡ và tạo điều kiện cho em để em có điều kiện tốt nhất để hoàn thành đề tài
Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù em đã có nhiều cố gắng nhưng do hạn chế về thời gian cũng như kinh nghiệm nên đề tài này chắc chắn còn mắc phải những thiếu sót, rất mong được sự góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày tháng năm 2016
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Tú Anh
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan nội dung nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp này là do em nghiên cứu từ các tài liệu tham khảo cùng quá trình khảo sát thực và đi đến việc xây dựng chương trình với các chức năng đã khảo sát và phân tích thiết kế hệ thống trong bài khóa luận
Các số liệu, bảng biểu và kết quả trong khóa luận là trung thực, các nhận xét xuất pháp từ thực tiễn và kinh nghiệm hiện có
Sinh viên
Nguyễn Thị Tú Anh
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 4
1.1 Tìm hiểu chung về tài sản cố định 4
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của tài sản cố định 4
1.1.2 Phân loại tài sản cố định 5
1.1.3 Nhiệm vụ chủ yếu của kế toán TSCĐ .7
1.1.4 Quy trình quản lý TSCĐ 8
1.1.5 Đánh giá tài sản cố định 9
1.1.6 Tính khấu hao tài sản cố định 11
1.1.7 Mô tả bài toán quản lý tài sản cố định 25
1.2 Giải pháp kỹ thuật 26
1.2.1 Tìm hiểu về ngôn ngữ c# 26
1.2.2 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft SQL Server 2008 27
1.2.3.Công cụ tạo báo cáo Crystal Report 29
Chương 2 KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 30
2.1 Thông tin tổng quát về công ty TNHH xây dựng Hà Long 30
2.1.1 Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH xây dựng Hà Long 30
2.1.2 Tình hình chung về công tác quản lý TSCĐ ở công ty 32
2.1.3 Đánh giá chung về công tác quản lý TSCĐ tại công ty 32
2.1.4 Những tồn tại và hạn chế trong công tác quản lý TSCĐ tại công ty TNHH xây dựng Hà Long 33
2.1.5 Khảo sát quy trình quản lý tài sản cố định và xác định yêu cầu của hệ thống 34
Trang 42.1.6 Quy trình xử lý quản lý TSCĐ trong công ty 35
2.2 Khảo sát quy trình quản lý tài sản cố định và xác định yêu cầu của hệ thống 35
2.3 Phân tích thiết kế hệ thống quản lý tài sản cố định 38
2.3.1 Biểu đồ phân cấp chức năng của hệ thống 38
2.3.2 Các mô hình xử lý nghiệp vụ 39
2.3.3 Thiết kế cơ sở dữ liệu vật lý 43
Chương 3 XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH 46
3.2 Thiết kế cơ sở dữ liệu 47
3.3 Giao diện chức năng của chương trình 52
3.4 Chức năng cập nhật 53
3.5 Chức năng tìm kiếm 62
3.6 Chức năng tính khấu hao 63
3.7 Chức năng thống kê 65
3.8 Chức năng báo cáo 66
KẾT LUẬN 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
Trang 5DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Quy trình quản lý tài sản cố định 8
Hình 1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Xây dựng Hà Long 30
Hình 2.1 Biểu đồ phân cấp chức năng của hệ thống quản lý tài sản cố định 38
Hình 2.2 Biểu đồ ngữ cảnh của hệ thống 39
Hình 2.3 Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh 40
Hình 2.4 Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng cập nhật danh mục 41
Hình 2.5 Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng tính khấu hao 42
Hình 2.6 Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng thống kê, báo cáo 42
Hình 3.1: Bảng điều chuyển 47
Hình 3.2: Bảng khấu hao 47
Hình 3.4: Bảng nhà cung cấp 48
Hình 3.5: Bảng nhân viên 48
Hình 3.6: Bảng nhóm tài sản 49
Hình 3.7: Bảng phòng ban 49
Hình 3.8: Bảng sửa chữa 49
Hình 3.9: Bảng tài sản 50
Hình 3.10: Bảng tài khoản 50
Hình 3.11: Bảng thanh lý 51
Hình 3.12: Liên kết giữa các bảng 51
Hình 3.13: Form đăng nhập 52
Hình 3.14: Giao diện chính của chương trình 52
Hình 3.15: Chức năng cập nhật nguồn vốn 53
Hình 3.16: Chức năng cập nhật điều chuyển 54
Hình 3.17: Chức năng cập nhật nhân viên 55
Hình 3.18: Chức năng cập nhật nhóm tài sản 56
Hình 3.19: Chức năng cập nhật phòng ban 57
Hình 3.20: Chức năng cập nhật thanh lý-nhượng bán 58
Hình 3.21: Chức năng cập nhật sửa chữa tài sản cố định 59
Hình 3.22: Chức năng cập nhật danh mục tài sản cố định 60
Hình 3.23: Chức năng cập nhật danh mục nhà cung cấp 61
Trang 6Hình 3.24: Chức năng tìm kiếm tài sản 62
Hình 3.25 : Chức năng tìm kiếm tài sản thanh lý 62
Hình 3.26: Chức năng tìm kiếm tài sản tính khấu hao 63
Hình 3.27 Chức năng tính khấu hao theo đường thẳng 63
Hình 3.28 Chức năng tính khấu hao theo số dư giảm dần 64
Hình 3.29 Chức năng thống kê tài sản 65
Hình 3.30: Chức năng báo cáo danh mục tài sản cố định 66
Hình 3.31: Chức năng báo cáo khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng 66
Hình 3.32 Chức năng báo cáo khấu hao tài sản cố định theo phương pháp số dư giảm dần 67
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Bảng khối lượng sản phẩm hoàn thành của máy ủi tại công ty Cổ phần 13
Thương mại và Khoáng sản Nguyên Phát 13
Bảng 1.2: Bảng mức trích khấu hao theo tháng của máy ủi tại công ty Cổ phần 14
Thương mại và Khoáng sản Nguyên Phát 14
Bảng 1.3: Khung thời gian trích khấu hao các loại TSCĐ 15
Bảng 2.1 Nhân Viên 43
Bảng 2.2 Điều chỉnh tài sản 43
Bảng 2.3 Phòng Ban 44
Bảng 2.4.Thanh lý tài sản 44
Bảng 2.5.Tài sản 45
Bảng 2.6 Nhóm tài sản 45
Trang 9LỜI MỞ ĐẦU
Tài sản cố định là một trong ba yếu tố sản xuất cơ bản của bất kỳ cơ sở sản xuất kinh doanh nào Nó là tư liệu lao động chủ yếu đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh Tài sản cố định còn là một trong những điều kiện quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp nếu tài sản cố định hoạt động tốt đảm bảo yêu cầu kỹ thuật thì quá trình sản xuất kinh doanh sẽ đem lại hiệu quả cao Ngược lại tài sản cố định có những khiếm khuyết về kỹ thuật hay hư hỏng, hao mòn nhiều thì kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ kém hiệu quả
Ngoài ra tài sản cố định còn đóng vai trò rất quan trọng trong quản lý tổ chức mọi hoạt động của doanh nghiệp Với những phương tiện vận tải máy móc thiết bị, phương tiện thông tin liên lạc giúp cho bộ máy quản lý nhanh chóng nắm bắt được tình hình hoạt động của các bộ phận một cách chính xác, toàn diện, đồng thời đưa ra những biện pháp giải quyết những phương hướng hành động kịp thời sáng suốt, góp phần quyết định sự tồn tại cũng như phát triển về mọi mặt của doanh nghiệp Nó là cơ sở vật chất để phát triển quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị Doanh nghiệp Hà Long là một doanh nghiệp chuyên xây dựng các công trình kỹ thuật dân dụng: cầu đường, trường học, bệnh viện, công trình công cộng… và một số lĩnh vực liên quan khác Đê đáp ứng nhu cầu thị trường và sự phát triển với quy mô ngày càng lớn của công ty đồng nghĩa với việc số lượng máy móc trang thiết bị hiện đại của công ty ngày càng tăng để thay thế những thiết bị đã lạc hậu, vì vậy tài sản của doanh nghiệp Hà Long luôn biến động về số lượng, chủng loại và giá trị, do đó việc quản lý tài sản ngày càng trở nên khó khăn và phức tạp Chính vì vậy việc quản lý tài sản cố định sao cho phù hợp với nhu cầu phát triển của doanh nghiệp là rất quan trọng Trên cơ sở đó em đã lựa chọn đề tài
“Xây dựng chương trình quản lý Tài sản cố định cho công ty TNHH xây dựng Hà Long” làm đề tài thực tập
* Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Mục tiêu tổng quát:
- Dựa trên những dữ liệu phân tích, thiết kế, xây dựng phần mềm quản lý tài sản
cố định cho công ty đạt được các mục tiêu đề ra
Mục tiêu cụ thể:
- Khái quát một số vấn đề liên quan tới tài sản cố định
Trang 102
- Nghiên cứu cơ sở phương pháp luận phân tích thiết kế một phần mềm ứng dụng trong quản lý
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
-Đối tượng của đề tài là tập trung vào nghiên cứu và xây dựng chương trình quản lý tài sản cố định cho công ty TNHH xây dựng Hà Long Địa điểm : Công ty TNHH xây dựng Hà Long số 35 đường Chu Văn An, Tổ 28-phường Hoàng Văn Thụ-
Tp Thái Nguyên
- Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi các yếu tố tạo nên một hệ thống quản lý
đó là khảo sát thực trạng tại công ty, phân tích thiết kế hệ thống và xây dựng chương trình hoàn thiện
Phương pháp nghiên cứu :
- Trong việc phân tích thiết kế hệ thống áp dụng phương pháp thiết kế từ đỉnh xuống Đây là phương pháp thiết kế giải thuật truyền thống dựa trên tư tưởng module hóa Trước hết xác định các vấn đề chủ yếu nhất và việc giải quyết bài toán yêu cầu, bao quát được toàn bộ bài toán Sau đó phân chia nhiệm vụ cần giải quyết thành các nhiệm
vụ cụ thể hơn, tức là chuyển từ module chính đến các module con từ trên xuống dưới
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn cả đề tài:
-Có thể nói rằng với sự phát triển của công nghệ thông tin thì việc quản lý thủ công không còn phù hợp nữa Đặc biệt là mất rất nhiều thời gian và công sức để thống
kê, phân tích các thông tin đó ra các thông tin có ích phục vụ việc ra quyết định Do
đó, việc xây dựng một hệ thống quản lý sử dụng các thành tựu của công nghệ thông tin trong quản lý ngày càng rộng rãi và mang lại hiệu quả cao, khắc phục được những nhược điểm của hệ thống quản lý thủ công, các bài toán quản lý được đưa vào máy tính và ngày càng được giải quyết một cách tối ưu hơn, giảm được thời gian, công sức cũng như chi phí cho quá trình xử lý, thu thập, tổng hợp thông tin, mang lại hiệu quả lớn tring kinh doanh
Những kết quả dự kiến đạt được:
- Xây dựng được một phần mềm quản lý tài sản cố định cho công ty TNHH xây dựng Hà Long
- Báo cáo khóa luận tốt nghiệp đạt yêu cầu đặt ra
Cấu trúc của đề tài:
Trang 11Ngoài lời mở đầu và kết luận, kết cấu của khóa luận tốt nghiệp gồm có 3 chương:
-Chương 1: Tổng quan về tài sản cố định
-Chương 2: Khảo sát và phân tích thiết kế hệ thống quản lý tài sản cố định -Chương 3: Xây dựng chương trình quản lý tài sản cố định
Thái nguyên, ngày tháng năm 2016
Sinh viên
Nguyễn Thị Tú Anh
Trang 124
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 1.1 Tìm hiểu chung về tài sản cố định
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của tài sản cố định
TSCĐ là những tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài, khi tham gia vào quá trình sản xuất, nó sẽ bị hao mòn dần và giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho tới khi bị hư hỏng Có hai loại tài sản cố định:
+ TSCĐ hữu hình: Là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để
sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu ghi nhận TSCĐ HH
+TSCĐ vô hình: Là những tài sản không có hình thái vật chất những xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch
vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ VH
Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ
Các tài sản được ghi nhận là TSCĐ HH, VH phải thỏa mãn đồng thời tất cả các tiêu chuẩn ghi nhận sau:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó
- Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên
- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ ba mươi triệu đồng trở lên
Đặc điểm quan trọng của TSCĐHH: là khi tham gia vào quá trình sản xuất
kinh doanh TSCĐHH bị hao mòn dần và giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ Khác với công cụ lao động nhỏ, TSCĐHH tham gia nhiều kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến lúc hỏng Chỉ có những tài sản vật chất được sử dụng trong quá trình sản xuất hoặc lưu thông hàng hoá dịch vụ thoả mãn hai tiêu chuẩn trên thì mới được gọi là TSCĐHH
TSCĐHH ở doanh nghiệp có nhiều loại, có những loại có hình thái vật chất cụ thể như nhà cửa, máy móc, thiết bị… Mỗi loại đều có đặc điểm khác nhau, nhưng chúng đều giống nhau ở giá trị ban đầu lớn và thời gian thu hồi vốn trên 1 năm
Trang 13TSCĐHH được phân biệt với hàng hoá Ví dụ như nếu doanh nghiệp mua máy
vi tính để bán thì đó sẽ là hàng hoá, nhưng nếu doanh nghiệp mua để sử dụng cho hoạt động của doanh nghiệp thì máy vi tính đó lại là TSCĐHH
1.1.2 Phân loại tài sản cố định
TSCĐHH được phân theo nhiều tiêu thức khác nhau như theo hình thái biểu hiện, theo quyền sở hữu, theo tình hình sử dụng… mỗi 1 cách phân loại sẽ đáp ứng
những nhu cầu quản lý nhất định và có những tác dụng riêng của nó
* Theo hình thái biểu hiện:
TSCĐHH là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất, có giá trị lớn
và thời gian sử dụng lâu dài, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu Thuộc về loại này gồm có:
- Nhà cửa vật kiến trúc: bao gồm các công trình xây dựng cơ bản như: nhà cửa, vật kiến trúc, hàng rào, các công trình cơ sở hạ tầng như đường sá, cầu cống, đường sắt… phục vụ cho hạch toán sản xuất kinh doanh
- Máy móc thiết bị: bao gồm các loại máy móc thiết bị dùng trong sản xuất kinh doanh như máy móc chuyên dùng, máy móc thiết bị công tác
- Thiết bị phương tiện vận tải truyền dẫn: là các phương tiện dùng để vận chuyển như các loại đầu máy, đường ống và phương tiện khác (ô tô, máy kéo, xe tải, ống dẫn…)
- Thiết bị, dụng cụ dùng cho quản lý: bao gồm các thiết bị dụng cụ phục vụ cho quản lý như dụng cụ đo lường, máy tính, máy điều hoà…
- Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm: bao gồm các loại cây lâu năm (cà phê, chè, cao su…) súc vật nuôi để lấy sản phẩm (bò sữa, súc vật sinh sản…)
- TSCĐHH khác: bao gồm những TSCĐHH mà chưa được qui định phản ánh vào các loai nói trên (tác phẩm nghệ thuật, sách chuyên môn kỹ thuật…)
Phương thức phân loại theo hình thái biểu hiện có tác dụng giúp doanh nghiệp nắm được những tư liệu lao động hiện có với gía trị và thời gian sử dụng bao nhiệu, để
từ đó có phương hướng sử dụng TSCĐHH có hiệu quả
* Theo quyền sở hữu:
Theo cách này toàn bộ TSCĐHH của doanh nghiệp được phân thành TSCĐHH
tự có và thuê ngoài
Trang 146
- TSCĐHH tự có: là những TSCĐHH xây dựng, mua sắm hoặc chế tạo bằng nguồn vốn của doanh nghiệp do ngân sách cấp, do đi vay của ngân hàng, bằng nguồn vốn tự bổ sung, nguồn vố liên doanh…
- TSCĐHH đi thuê: là những TSCĐHH mà doanh nghiệp thuê ngoài để phục vụ cho yêu cầu sản xuất kinh doanh
Với cách phân loại này giúp doanh nghiệp nắm được những TSCĐHH nào mà mình hiện có và những TSCĐHH nào mà mình phải đi thuê, để có hướng sử dụng và mua sắm thêm TSCĐHH phục vụ cho sản xuất kinh doanh
* Theo nguồn hình thành:
Theo cách phân loại này TSCĐHH được phân thành:
- TSCĐHH mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn được ngân sách cấp hay được cấp trên cấp
- TSCĐHH mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn tự bổ sung của doanh nghiệp( quĩ phát triển sản xuất, quĩ phúc lợi…)
- TSCĐHH nhận vốn góp liên doanh
Phân loại TSCĐHH theo nguồn hình thành, cung cấp được các thông tin về cơ cấu nguồn vốn hình thành TSCĐHH Từ đó có phương hướng sử dụng nguồn vốn khấu hao TSCĐHH 1 cách hiệu quả và hợp lý
* Theo tình hình sử dụng: TSCĐHH được phân thành các loại sau:
- TSCĐHH đang sử dụng: đó là những TSCĐHH đang trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hay đang sử dụng với những mục đích khác nhau của những doanh nghiệp khác nhau
- TSCĐHH chờ xử lý: bao gồm các TSCĐHH không cần dùng, chưa cần dùng
vì thừa so với nhu cầu sử dụng hoặc vì không còn phù hợp với việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hoặc TSCĐHH tranh chấp chờ giải quyết Những TSCĐHH này cần sử lý nhanh chóng để thu hồi vốn sử dụng cho việc đầu tư đổi mới TSCĐHH
Phân loại TSCĐHH theo tình hình sử dụng giúp doanh nghiệp nắm được những TSCĐHH nào đang sử dụng tốt, những TSCĐHH nào không sử dụng nữa để có phương hướng thanh lý thu hồi vốn cho doanh nghiệp
Mặc dù TSCĐHH được phân thành từng nhóm với đặc trưng khác nhau nhưng trong việc hạch toán thì TSCĐHH phải được theo dõi chi tiết cho từng tài sản cụ thể và riêng biệt, gọi là đối tượng ghi TSCĐHH Đối tượng ghi TSCĐHH là từng đơn vị tài
Trang 15sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau thực hiện một hay một số chức năng nhất định
1.1.3 Nhiệm vụ chủ yếu của kế toán TSCĐ
TSCĐ đóng vai trò quan trọng trong công tác hạch toán kế toán của doanh nghiệp, nó là bộ phận chủ yếu cấu thành tồng tài sản doanh nghiệp Chính vì thế sự biến động của TSCĐ ảnh hưởng đến biến động về kết cấu tài sản trong doanh nghiệp,
xu hướng đầu tư vào phát triển sản xuất kinh doanh
Kế toán TSCĐ là một phần trong bộ máy kế toán, theo dõi và xử lý các trường hợp tăng giảm TSCĐ cũng như việc sửa chữa, thanh lý các thiết bị đã qua sử dụng Thực hiện việc quản lý chi tiết cụ thể thông qua việc bàn giao TSCĐ cho các cá nhân,
bộ phận sử dụng sao cho việc sử dụng TSCĐ mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp
Kế toán hướng dẫn, kiểm tra các phân xưởng, phòng, ban thực hiện đầy đủ các chứng từ ghi chép ban đầu về tài sản cố định, mở các sổ sách cần thiết và hạch toán tài sản cố định đúng chế độ, đúng phương pháp trích khấu hao…
Vì vậy, để làm tốt công việc này kế toán TSCĐ cần làm tốt các nhiệm vụ sau:
- Ghi chép, phản ánh tổng hợp chính xác, kịp thời số lượng, giá trị TSCĐ hữu hình hiện có, tình hình tăng giảm và hiện trạng TSCĐ hữu hình trong phạm vi toàn đơn vị, cũng như tại từng bộ phận sử dụng TSCĐ hữu hình, tạo điều kiện cung cấp thông tin để kiểm tra, giám sát thường xuyên việc giữ gìn, bảo quản, bảo dưỡng TSCĐ hữu hình và kế hoạch đầu tư đổi mới TSCĐ hữu hình trong từng đơn vị
- Tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ hữu hình vào chi phí sản xuất kinh doanh theo mức độ hao mòn của tài sản và chế độ quy định Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ, giám sát việc sửa chữa TSCĐ hữu hình về chi phí và kết quả của công việc sửa chữa
- Tính toán phản ánh kịp thời, chính xác tình hình xây dựng trang bị thêm, đổi mới, nâng cấp hoặc tháo dỡ bớt làm tăng giảm nguyên giá TSCĐ hữu hình cũng như tình hình quản lý, nhượng bán TSCĐ hữu hình
- Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị, các bộ phận trực thuộc trong các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu về TSCĐ hữu hình, mở các sổ, thẻ kế toán cần thiết và hạch toán TSCĐ theo chế độ quy định
Trang 168
1.1.4 Quy trình quản lý TSCĐ
(Nguồn: www.meliasoft.com/Quy_trinh/QT6_Quy_trinh) Hình 1.1: Quy trình quản lý tài sản cố định
Quản lý tài sản cố định
Được điều chuyển đến, Cấp trên cấp
Xây dựng cơ bản hình thành TSCĐ
Thuê tài chính
Sửa chữa lớn
Giảm tài sản
Trang 17Quản lý mã tài sản:
- Lập yêu cầu cập nhật TSCĐ
- Phân tích yêu cầu
- Kiểm tra sự tồn tại
- Thông báo cho đơn vị đề nghị
- Khai báo thông tin TSCĐ
- Quản lý khấu hao
- Kiểm tra mức tính khấu hao trong kỳ
- Khai báo giá trị khấu hao, thời gian, cách tính khấu hao…
- Điều chỉnh khấu hao
Trang 1810
giá trị ban đầu), giá trị đã hao mòn và giá trị còn lại Nguyên giá TSCĐHH bao gồm toàn bộ chi phí liên quan đến việc xây dựng, mua sắm, kể cả chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử trước khi dùng Nguyên giá TSCĐHH trong từng trường hợp cụ thể được xác định như sau:
- Nguyên giá của TSCĐHH mua sắm( kể cả tài sản mới) và đã sử dụng gồm: giá mua, chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí lắp đặt chạy thử( nếu có) trừ đi số giảm giá được hưởng( nếu có)
- Nguyên giá TSCĐHH xây dựng mới, tư chế gồm giá thành thực tế( giá trị quyết toán) của TSCĐHH tự xây dựng, tự chế và chi phí lắp đặt, chạy thử
- Nguyên giá TSCĐHH thuộc vốn tham gia liên doanh của đơn vị gồm: giá trị TSCĐHH do các bên tham gia đánh giá và các chi phí vận chuyển lắp đặt( nếu có)
- Nguyên giá TSCĐHH được cấp, được điều chuyển đến:
+ Nếu là đơn vị hạch toán độc lập: nguyên giá bao gồm giá trị còn lại trên sổ ở đơn vị cấp( hoặc giá trị đánh giá thực tế của hội đồng giao nhận) và các chi phí tân trang, chi phí sửa chữa, vận chuyển bốc dỡ lắp đặt, chạy thử mà bên nhận tài sản phải chi trả trước khi đưa TSCĐHH vào sử dụng
+ Nếu điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc: nguyên giá, giá trị còn lại là số khấu hao luỹ kế được ghi theo sổ của đơn vị cấp Các phí tổn mới trước khi dùng được phản ánh trực tiếp vào chi phí kinh doanh mà không tính vào nguyên giá TSCĐHH
Trong thời gian sử dụng, nguyên giá TSCĐHH có thể bị thay đổi, khi đó phải căn cứ vào thực trạng để ghi tăng hay giảm nguyên giá TSCĐHH và chỉ thay đổi trong các trường hợp sau:
+ Đánh giá lại giá trị TSCĐHH
+ Nâng cấp, cải tạo làm tăng năng lực và kéo dài thời gian hữu dụng của TSCĐHH
+ Tháo dỡ một hay một số bộ phận của TSCĐHH
Khi thay đổi nguyên giá TSCĐHH doanh nghiệp phải lập biên bản ghi rõ các căn cứ thay đổi và xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại trên sổ kế toán số khấu hao luỹ kế của TSCĐHH và tiến hạch toán theo các qui định hiện hành
Qua phân tích và đánh giá ở trên ta thấy mỗi loại giá trị có tác dụng phản ánh nhất định, nhưng vẫn còn có những hạn chế, vì vậy kế toán TSCĐHH theo dõi cả 3
Trang 19loại: nguyên giá, giá trị đã hao mòn và giá trị còn lại để phục vụ cho nhu cầu quản lý TSCĐHH
1.1.6 Tính khấu hao tài sản cố định
Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do chịu tác động của nhiều nguyên nhân nên TSCĐ bị hao mòn dần Sự hao mòn này có thể chia thành
hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình
- Hao mòn hữu hình là sự giảm dần về giá trị sử dụng và theo đó giá trị của TSCĐ giảm dần
- Hao mòn vô hình là sự giảm thuần túy về mặt giá trị của TSCĐ mà nguyên nhân chủ yếu là do sự tiến bộ của khoa học và công nghệ
Do vậy, để thu hồi lại giá trị của TSCĐ do sự hao mòn trên, cần phải tiến hành khấu hao TSCĐ Khấu hao TSCĐ là sự phân bổ dần giá trị TSCĐ vào giá thành sản phẩm nhằm tái sản xuất TSCĐ sau khi hết thời gian sử dụng
Để thực hiện khấu hao TSCĐ, người ta thường áp dụng một số phương pháp chủ yếu như phương pháp tính khấu hao đều theo thời gian, phương pháp khấu hao theo sản lượng, phương pháp khấu hao nhanh và phương pháp khấu hao theo giá trị còn lại tuy nhiên phổ biến nhất là phương pháp khấu hao đều theo thời gian
Nội dung phương pháp khấu hao đều theo thời gian (theo đường thẳng)
Theo phương pháp này, mức khấu hao cơ bản hàng năm của TSCĐ là đều nhau trong suốt thời gian sử dụng TSCĐ và được xác định như sau:
Trong đó:
MK : Mức khấu hao cơ bản bình quân hàng năm của TSCĐ
NG: Nguyên giá TSCĐ
T: Thời gian sử dụng TSCĐ (năm hoặc kỳ)
-Tỷ lệ khấu hao hàng năm (Tk) được xác định như sau:
hoặc -Giá trị còn lại của TSCĐ được xác định như sau:
Trang 2012
Giá trị còn lại của TSCĐ năm thứ i = NG x (T - i) / T
Nguyên giá TSCĐ bao gồm: giá mua thực tế phải trả (giá ghi trên hóa đơn trừ đi
các khoản giảm giá, chiết khấu mua hàng nếu có), các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử, các khoản lãi vay đầu tư cho TSCĐ khi chưa bàn giao và đưa vào sử dụng, các khoản thuế và lệ phí trước bạ (nếu có)
Thời gian sử dụng TSCĐ là thời gian doanh nghiệp dự kiến sử dụng TSCĐ Nó
được xác định căn cứ vào tuổi thọ kỹ thuật và tuổi thọ kinh tế của TSCĐ có tính đến
sự lạc hậu, lỗi thời của TSCĐ do sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, mục đích sử dụng và hiệu quả sử dụng
Phương pháp khấu hao này có ưu điểm là việc tính toán đơn giản, tổng mức khấu hao của TSCĐ được phân bổ đều đặn trong các năm sử dụng TSCĐ và không gây ra sự đột biến trong giá thành sản phẩm hàng năm Nhưng phương pháp này có nhược điểm là trong nhiều trường hợp không thu hồi vốn kịp thời do không tính hết được sự hao mòn vô hình của TSCĐ
Nội dung phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm
Điều kiện:
TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp này là các loại máy móc, thiết bị thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:
- Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm
- Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công thức thiết kế của TSCĐ
- Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 50% công suất thiết kế
Nội dung của phương pháp khấu hao theo khối lượng sản phẩm:
- Căn cứ vào hồ sơ kinh tế - kỹ thuật của TSCĐ, doanh nghiệp xác định tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế cấu TSCĐ, gọi tắt là sản lượng theo công suất thiết kế
- Căn cứ tình hình thực tế sản xuất, doanh nghiệp xác định số lượng, khối lượng sản phẩm thực tế sản xuất hàng tháng, hàng năm của TSCĐ
- Xác định mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ theo công thức dưới đây: Mức trích khấu
hao trong tháng
của TSCĐ
Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng
Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm
Trang 21Trong đó:
Mức trích khấu hao Nguyên giá của TSCĐ
bình quân tính cho =
1 đơn vị sản phẩmSản lượng theo công suất thiết kế
- Mức trích khấu hao năm của TSCĐ bằng tổng mức trích khấu hao của 12 tháng trong năm, hoặc tính theo công thức sau:
Mức trích khấu hao Số lượng sản phẩm Mức trích khấu hao bình quân năm của TSCĐ sản xuất trong năm tính cho 1 đơn vị sản phẩm
V í dụ: Công ty A mua máy ủi đất (Mới 100%) với nguyên giá 450.000.000
đồng Công suất thiết kế của máy ủi này là 30m3/giờ Sản lượng theo công suất thiết kế của máy ủi này là 2.400.000 m3 Khối lượng sản phẩm đạt được trong năm thứ nhất của máy ủi này là:
Bảng 1.1: Bảng khối lượng sản phẩm hoàn thành của máy ủi tại công ty Cổ phần
Thương mại và Khoáng sản Nguyên Phát Tháng Khối lượng sản phẩm
(Nguồn: Bộ phận sản xuất của Công ty)
Mức trích khấu hao theo phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm của TSCĐ này được xác định như sau:
Mức trích khấu hao
bình quân tính cho 1 m3 đất ủi
= 450.000.000 (đồng) 2.400.000 (m3)
187,5 (đồng/m3)
= X
X =
Trang 2214
Bảng 1.2: Bảng mức trích khấu hao theo tháng của máy ủi tại công ty Cổ phần
Thương mại và Khoáng sản Nguyên Phát Tháng Sản lượng thực tế tháng
Trang 23Bảng 1.3: Khung thời gian trích khấu hao các loại TSCĐ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/ 04/2013 của Bộ Tài chính)
Danh mục các nhóm TSCĐ
Thời gian trích khấu hao tối thiểu (năm)
Thời gian trích khấu hao tối đa (năm)
A - Máy móc, thiết bị động lực
2 Máy phát điện, thuỷ điện, nhiệt điện, hỗn hợp khí 7 20
3 Máy biến áp và thiết bị nguồn điện 7 15
6 Thiết bị luyện kim, gia công bề mặt chống gỉ và ăn
mòn kim loại
7 Thiết bị chuyên dùng sản xuất các loại hoá chất 6 15
8 Máy móc, thiết bị chuyên dùng sản xuất vật liệu xây
Trang 2416
10 Máy móc, thiết bị dùng trong các ngành sản xuất
da, in văn phòng phẩm và văn hoá phẩm
11 Máy móc, thiết bị dùng trong ngành dệt 10 15
12 Máy móc, thiết bị dùng trong ngành may mặc 5 10
13 Máy móc, thiết bị dùng trong ngành giấy 5 15
14 Máy móc, thiết bị sản xuất, chế biến lương thực,
thực phẩm
16 Máy móc, thiết bị viễn thông, thông tin, điện tử, tin
học và truyền hình
17 Máy móc, thiết bị sản xuất dược phẩm 6 10
19 Máy móc, thiết bị dùng trong ngành lọc hoá dầu 10 20
20 Máy móc, thiết bị dùng trong thăm dò khai thác
dầu khí
C - Dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm
1 Thiết bị đo lường, thử nghiệm các đại lượng cơ học,
âm học và nhiệt học
Trang 255 Thiết bị và dụng cụ đo phóng xạ 6 10
7 Các thiết bị đo lường, thí nghiệm khác 6 10
8 Khuôn mẫu dùng trong công nghiệp đúc 2 5
D - Thiết bị và phương tiện vận tải
7 Thiết bị và phương tiện vận tải khác 6 10
E - Dụng cụ quản lý
2 Máy móc, thiết bị thông tin, điện tử và phần mềm
tin học phục vụ quản lý
3 Phương tiện và dụng cụ quản lý khác 5 10
G - Nhà cửa, vật kiến trúc
2 Nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà vệ sinh, nhà
thay quần áo, nhà để xe
Trang 27Nội dung phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh
a Xác định thời gian khấu hao của tài sản cố định:
– Doanh nghiệp xác định thời gian khấu hao của TSCĐ theo quy định tại:
“Khung thời gian trích khấu hao các loại TSCĐ ban hành kèm theo Thông tư Số 45/2013/TT-BTC”
b Xác định mức trích khấu hao năm của TSCĐ:
Mức trích khấu hao hàng năm
Giá trị còn lại của
Tỷ lệ khấu hao nhanh Trong đó:
- Tỷ lệ khấu hao nhanh xác định theo công thức sau:
+/ Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng xác định như sau:
Trên 4 đến 6 năm (4 năm < t ≤ 6 năm) 2,0
Trang 2820
– Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của TSCĐ, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ
– Mức trích khấu hao hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho
12 tháng
2 Ví dụ cụ thể:
Ví dụ: Công ty A mua một TSCĐ mới nguyên giá là 50 triệu đồng
– Thời gian trích khấu hao của TSCĐ đó là 5 năm
Cách tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh:
Xác định mức khấu hao hàng năm:
– Tỷ lệ khấu hao hàng năm của TSCĐ theo phương pháp khấu hao đường
Mức khấu hao hàng năm
Mức khấu hao hàng tháng
Khấu hao luỹ
Trang 29dư giảm dần (10.800.000 x 40%= 4.320.000) thấp hơn mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định (10.800.000 : 2 = 5.400.000)]
*Một số mẫu biểu liên quan tới quy trình quản lý tài sản cố định :
Trong kỳ nếu tài sản phải sửa chữa lớn thì kế toán lập biên bản giao nhận TSCĐ sữa chữa lớn hoàn thành theo mẫu sau:
Trang 3022
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG HÀ LONG
BIÊN BẢN GIAO NHẬN TSCĐ SỬA CHỮA LỚN HOÀN THÀNH
Ngày …… tháng …… năm 20……
Căn cứ Quyết định số: ngày tháng năm của Chúng tôi gồm:
- Ông/Bà , chức vụ: ., đại diện đơn vị sửa chữa
- Ông/Bà , chức vụ: .,đại diện đơn vị có TSCĐ
Đã kiểm nhận việc sửa chữa TSCĐ như sau:
- Tên, ký mã hiệu, quy cách (cấp hạng) TSCĐ:
Kết quả kiểm tra
Kết luận:
Phụ trách Kế toán Đại diện đơn vị nhận Đại diện đơn vị giao
Hình 2.2 Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành
Mẫu số: C54-HD
Ban hành theo QĐ số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
Số:
Trang 31Những tài sản không còn thời gian sử dụng hỏng hóc nặng không thể sửa được thì bộ phận kế toán tiến hành lập biên bản thanh lý theo mẫu sau:
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG HÀ LONG
BIÊN BẢN THANH LÝ TSCĐ
Ngày …… tháng …… năm 20……
Căn cứ Quyết định số: ngày tháng năm của
về việc thanh lý tài sản cố định
I Ban thanh lý TSCĐ gồm:
- Ông/Bà , chức vụ: ., đại diện Trưởng ban
- Ông/Bà , chức vụ: ., đại diện Uỷ viên
II Tiến hành thanh lý TSCĐ:
- Giá trị hao mòn đã trích đến thời điểm thanh lý:
- Giá trị còn lại của TSCĐ:
III Kết luận của Ban thanh lý TSCĐ:
Ngày tháng năm 20
Trưởng Ban thanh lý
(Ký, họ tên)
IV Kết quả thanh lý TSCĐ:
- Chi phí thanh lý TSCĐ: .(viết bằng chữ: )
- Giá trị thu hồi: .(viết bằng chữ: )
- Đã ghi giảm sổ TSCĐ ngày tháng năm
Ngày tháng năm 20
Hình 2.3 Biên bản thanh lý TSCĐ
Số:……
Mẫu số: C50-HD
Ban hành theo QĐ số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
Trang 32- Ông/Bà , chức vụ: ., đại diện bên giao
- Ông/Bà , chức vụ: ., đại diện bên nhận
- Ông/Bà , chức vụ: ., đại diện Xác nhận việc giao nhận TSCĐ như sau:
Tính nguyên giá tài sản cố định
Nước sản xuất (XD)
Năm sản xuất
Năm đưa vào
sử dụng
Công suất (diện tích T.kế)
Giá mua (Z SX)
Chi phí vận chuyển
Chi phí chạy thử
Nguyên giá TSCĐ
Tài liệu
kỹ thuật kèm theo
Số lượng Giá trị
Thủ trưởng bên nhận Kế toán trưởng bên nhận Người nhận Người giao
(Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Hình 2.4 Biên bản giao nhận TSCĐ
Mẫu số: C50-HD
Ban hành theo QĐ số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
Số:
Trang 331.1.7 Mô tả bài toán quản lý tài sản cố định
Công ty được tổ chức với nhiều phòng ban, đảm nhiệm những chức năng và công việc riêng Mỗi phòng ban hoạt động độc lập nhưng hài hoà và liên kết trong mối quan hệ tổng thể: Phòng kinh doanh, phòng kỹ thuật, phòng tài chính, kế toán Riêng công việc quản lý tài sản được giao riêng cho phòng tài chính, kế toán quản lý dưới sự giám sát điều khiển của ban lãnh đạo
Khi có yêu cầu về thiết bị, các đơn vị trực thuộc công ty gửi yêu cầu lên phòng tài chính, kế toán.Phòng thực hiện tổng hợp các yêu cầu, lập báo cáo trình lên ban lãnh đạo Khi được ban lãnh đạo phê duyệt, nhân viên phòng tài chính, kế toán tiến hành đặt mua thiết bị và chờ nhận hàng Khi thiết bị được nhà cung cấp chuyển đến công ty, phòng tài chính, kế toán thành lập ban nghiệm thu thiết bị Quá trình này được ghi lại thông qua biên bản nghiệm Thiết bị đảm bảo yêu cầu được nhập vào kho Mọi thông tin liên quan đến thiết bị nhập như số lượng, giá cả, ngày nhập, số chứng từ nhập đều được lưu đầy đủ trong thẻ kho
Tài sản thuộc phạm vi quản lý của hệ thống được bao gồm thiết bị đồ dùng quản lý như máy vi tính, điều hoà
Việc cấp thiết bị cho các phòng, các bộ phận được tiến hành sau đó Quá trình này cũng phải được lưu trong thẻ kho Ngoài ra còn có biên bản bàn giao thiết bị với
sự kí nhận của hai bên: đại diện của phòng tài chính, kế toán với đại diện phòng, bộ phận được cấp thiết bị Trong quá trình sử dụng thiết bị, thiết bị có hư hỏng, ngừng hoạt động, đơn vị sử dụng phải báo lên phòng tài chính, kế toán Phòng tài chính, kế toán cử đại diện xuống xác nhận, lập biên bản để trình lên ban lãnh đạo Sau đó, các thông tin về chi phí sửa chữa hay nội dung sửa chữa phải được lưu lại trong sổ sửa chữa thiết bị
Cuối mỗi tháng, quý hay sau một năm, nhân viên phòng tài chính, kế toán căn
cứ vào biên bản kiểm kê thiết bị để tính khấu hao tài sản Tài sản được tính khấu hao theo công thức :
-Giá trị khấu hao 1 kỳ = Nguyên giá/ số kỳ sử dụng
-Giá trị còn lại sau kỳ thứ 1 = Nguyên giá*((T-i)/T)
Với T là số kỳ sử dụng
Hết 1 năm, những thiết bị không sử dụng được nữa, phòng tài chính, kế toán tiến hành lập danh sách những thiết bị cần thanh lý Danh sách này được trình lên ban lãnh đạo Nếu được chấp nhận phòng tài chính, kế toán tiến hành bán thanh lý thiết bị
Trang 34C# là một ngôn ngữ ứng dụng, biên dịch với công dụng đa năng được phát
triển bởi hãng điều hành Microsoft Ngôn ngữ này chính là phần mở đầu cho NET.Microsoft, được viết dựa trên ngôn ngữ C và C++ và ngôn ngữ Java
Sự ra đời của ngôn ngữ C# chính là sự cân bằng giữa C++, Visual Basic, Delphi
Các từ khóa trong ngôn ngữ C# được sử dụng để khai báo lớp, phương thức, thuộc tính mới, hỗ trợ định hướng đối tượng một cách đầy đủ nhất từ đóng gói, thừa kế
Trang 35Ngôn ngữ lập trình C#, theo một hướng nào đó, là ngôn ngữ lập trình phản ánh trực tiếp nhất đến NET Framework mà tất cả các chương trình NET chạy, và nó phụ thuộc mạnh mẽ vào Framework này Mọi dữ liệu cơ sở đều là đối tượng, được cấp phát và hủy bỏ bởi trình dọn rác Garbage-Collector ( GC ), và nhiều kiểu trừu tượng khác chẳng hạn như class, delegate, interface, exception, v.v, phản ánh rõ ràng những đặc trưng của NET runtime
Ngôn ngữ C# là một ngôn ngữ được dẫn xuất từ C và C++, nhưng nó được tạo
từ nền tảng phát triển hơn Microsoft bắt đầu với công việc trong C và C++ và thêm vào những đặc tính mới để làm cho ngôn ngữ này dễ sử dụng hơn Nhiều trong số những đặc tính này khá giống với những đặc tính có trong ngôn ngữ Java Không dừng lại ở đó, Microsoft đưa ra một số mục đích khi xây dựng ngôn ngữ này
Những mục đích này được tóm tắt như sau:
- C# là ngôn ngữ đơn giản
- C# là ngôn ngữ hiện đại
- C# là ngôn ngữ hướng đối tượng
- C# là ngôn ngữ mạnh mẽ và mềm dẻo:
- C# là ngôn ngữ có ít từ khóa
- C# là ngôn ngữ hướng module
1.2.2 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft SQL Server 2008
SQL (Structured Query Language - ngôn ngữ truy vấn mang tính cấu trúc) là một loại ngôn ngữ máy tính phổ biến để tạo, sửa, và lấy dữ liệu từ một hệ quản trị cơ
sở dữ liệu quan hệ Ngôn ngữ này phát triển vượt xa so với mục đích ban đầu là để phục vụ các hệ quản trị cơ sở dữ liệu đối tượng-quan hệ Nó là một tiêu chuẩn
ANSI/ISO
SQL SERVER là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ mạnh có tính mở, đáng tin cậy, là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu theo mô hình Client/Server và có thể dễ dàng phát triển theo mô hình dữ liệu phân tán
SQL SREVER chỉ có các đối tượng table (bảng dữ liệu), Views (bảng ảo), Diagram (sơ đồ quan hệ), Stored procedures (thủ tục), Users (người dùng cơ sở dữ liệu), Rules (các quy tắc do người dùng định nghĩa), Roles (các vai trò áp dụng cho
Trang 36 Bảo đảm các ràng buộc toàn vẹn trên cơ sở dữ liệu
Bảo vệ an toàn cơ sở dữ liệu (quản lý nhiều mức độ để truy cập vào cơ sở
dữ liệu)
Truy vấn dữ liệu nhanh
Hệ thống quản lý tự động không gian làm việc của các giao dịch (transaction)
SQL SERVER cho phép ứng dụng xử lý dữ liệu, thực hiện các thao tác cập nhật dữ liệu, tính toán ngay trên Server
MS SQL Server là hệ quản trị cơ sở dữ liệu hỗ trợ tốt với lượng dữ liệu lớn, cho phép người sử sụng theo mô hình Client/Server
MS SQL Server tiện dụng trong việc phân tán tra cứu dữ liệu
SQL Server 2008 là một hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu (Relational Database Management System (RDBMS)) sử dụng Transact-SQL để trao đổi dữ liệu giữa Client computer và SQL Server computer Một RDBMS bao gồm databases, database engine và các ứng dụng dùng để quản lý dữ liệu và các bộ phận khác nhau trong RDBMS
SQL Server được tối ưu để có thể chạy trên môi trường cơ sở dữ liệu rất lớn (Very Large Database Environment) lên đến Tera-Byte và có thể phục vụ cùng lúc cho hàng ngàn user SQL Server 2005 có thể kết hợp "ăn ý" với các server khác như Microsoft Internet Information Server (IIS), E-Commerce Server, Proxy Server
Các phiên bản của SQL Server 2008
Trang 37 Enterprise: Hỗ trợ không giới hạn số lượng CPU và kích thước Database Hỗ trợ không giới hạn RAM (nhưng tùy thuộc vào kích thước RAM tối đa mà HĐH hỗ trợ) và các hệ thống 64bit
Standard: Tương tự như bản Enterprise nhưng chỉ hỗ trợ 4 CPU Ngoài ra phiên bản này cũng không được trang bị một số tính năng cao cấp khác
Workgroup: Tương tự bản Standard nhưng chỉ hỗ trợ 2 CPU và tối đa 3GB RAM
Express: Bản miễn phí, hỗ trợ tối đa 1CPU, 1GB RAM và kích thước Database giới hạn trong 4GB
1.2.3.Công cụ tạo báo cáo Crystal Report
Đây là sản phẩm và kết quả đầu ra của một phần mềm Dùng để hiển thị các thông tin theo ý muốn của mình Với các chương trình, báo cáo có thể gồm các trường tính toán, các tổng số trung gian, các tổng số, các giá trị trung bình, và các giá trị khác được in ra từ dữ liệu Crystal report là một công cụ hổ trợ giúp cho việc kết xuất dữ liệu dễ dàng, chính xác bảo đảm cho việc thống kê báo cáo
Để hiển thị những thông tin như trên chúng ta sử dụng bộ công cụ Crystal Report Trong bộ Visual Studio.Net đã cung cấp sẵng Crystal Report dành cho Net và các công cụ sử dụng rất dễ dàng cho việc thiết kế, cho phép nhóm các dữ liệu theo mong muốn cũng như hiển thị các thông tin kết nối từ CSDL
Trang 3830
Chương 2
KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG
QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 2.1 Thông tin tổng quát về công ty TNHH xây dựng Hà Long
Tên công ty: Công ty TNHH xây dựng Hà Long
Lĩnh vực hoạt động: Hoạt động trong lĩnh vực xây dựng các công trình cầu
đường, bệnh viện, trường học… và các hoạt động liên quan trên phạm vi cả nước
Địa chỉ : Số 35, đường Chu Văn An- Tổ 28-phường Hoàng Văn Thụ-Tp Thái Nguyên
Điện thoại : 0984100005
Giám đốc : Kiều Văn Nông
2.1.1 Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH xây dựng Hà Long
Hình 1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Xây dựng Hà Long
Hội Đồng Quản Trị
Ban Giám Đốc
Phòng kỹ thuật
Phòng Kinh
Doanh
Phòng hành chính, nhân sự
Phòng tài chính,Kếtoán Phòng
Marketing