1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

bài giảng quản trị tài chính doanh nghiệp tại griggs university

491 2,2K 12
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 491
Dung lượng 4,48 MB

Nội dung

quản trị tài chính doanh nghiệp

                      Qu¶n trÞ tμi chÝnh doanh nghiÖp       Ch−¬ng tr×nh §μo t¹o Th¹c sÜ Qu¶n trÞ Kinh doanh Quèc tÕ TÀI LIỆU THAM KHẢO - LƯU HÀNH NỘI BỘ     8/2009  MBA   Môc lôc Trang    CHƯƠNG 1 Giới thiệu về Quản trị tài chính 1 CHƯƠNG 2 Đánh giá tình hình tài chính và các dòng tiền của doanh nghiệp 50 CHƯƠNG 3   Giá trị thời gian của tiền 123 CHƯƠNG 4 Rủi ro và Thu nhập 133 CHƯƠNG 5 Định giá trái phiếu 190 CHƯƠNG 6 Định giá cổ phiếu 228 CHƯƠNG 7 Các chỉ tiêu ra quyết định đầu tư 255 CHƯƠNG 8 Dòng tiền và một số vấn đề khác về ra quyết định đầu tư 300 CHƯƠNG 9  Chi phí vốn 355 CHƯƠNG 10  Quản lý tiền và chứng khoán khả mại 401 CHƯƠNG 11 Đòn bẩy tài chính và cơ cấu vốn 467 CHƯƠNG 12 Quản lý rủi ro 479   Global Advanced Master of Business Administration QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Chương 1 – Giới thiệu về Quản trị tài chính 1 Chương 1: Đối tượng nghiên cứu Sau khi học chương này, các bạn có thể: 1. Mô tả đối tượng của quản trị tài chính là gì?. 2. Lý giải mục tiêu của công ty. 3. So sánh các loại hình doanh nghiệp và lý giải vì sao loại hình công ty cổ phần là lựa chọn hợp lý nhất cho một công ty lớn hay một công ty đang phát triển. 4. Xác định những ảnh hưởng của thuế thu nhập công ty cổ phần tới các quyết định kinh doanh như thế nào? 5. Lý giải 10 tiền đề để cơ sở của quản trị tài chính. CHƯƠNG I GIỚI THIỆU VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH Giới thiệu Năm 1996, cổ đông của công ty Walt Disney thông qua một gói đền bù cho ông Michael Eisner, chủ tịch Disney, trong đó có quyền mua cổ phiếu trị giá 196 triệu USD. Trước đó, năm 1993 ông cũng đã được nhận 203 triệu USD. Không cần phải nói, Disney đã đưa Eisner trở thành một người giàu có. Tuy nhiên, Eisner cũng làm giàu cho các cổ đông của Disney. Tại thời điểm gói đền bù mới được thông qua, cổ phiếu của Disney đã tăng khoảng 2.400% kể từ năm 1984, khi Eisner tiếp quản công ty Disney lúc đó đang trong thời kỳ khó khăn. Kể từ đó tới nay, lợi nhuận hàng năm của công ty tăng trung bình 30% mỗi năm! Trong chương này chúng ta không quan tâm tới việc một Giám đốc điều hành của công ty thu nhập bao nhiêu, nhưng chúng ta sẽ xem xét liệu gói đền bù (compensation package) có giúp cân bằng lợi ích của những người điều hành công ty với lợi ích của cổ đ ông hay không. Chúng ta sẽ thấy rằng để đạt được mục tiêu của công ty mà chúng ta đã đề ra, sự cân bằng lợi ích giữa người điều hành và cổ đông là rất cần thiết. Chúng ta cũng thấy rằng việc cân bằng lợi ích của cổ đông và người điều hành có vai trò như một trong những tiền đề cơ bản của tài chính được đề cập trong chương này. Ngoài ra, sự thay đổi gần đây của các luật thuế khuyến khích các công ty hợp nhất việc đãi ngộ theo hiệu quả (pay for performance) vào các hợp đồng quản lý, qua đó cân bằng được lợi ích của cổ đông và nhà quản lý. Mục tiêu 1: Tài chính là gì? Quản trị tài chính liên quan tới việc duy trì và tạo ra giá trị hay tài sản kinh tế. Bởi vậy, khoá học này chú trọng vào việc ra quyết định với mục tiêu tạo ra tài sản. Có nghĩa, chúng ta sẽ phải ra các quyết định tài chính như khi giới thiệu một sản phẩm mới, đầu tư vào các tài sản mới, thay thế các tài sản hiện có, khi vay ngân hàng, phát hành cổ phiếu hay trái phiếu, khi gia hạn tín dụng cho một khách hàng và nên giữ bao nhiêu tiền mặt. Để minh hoạ, hãy xem xét hai công ty Merck và IBM. Cuối năm 1995, tổng giá trị thị trường của Merck, một công ty dược phẩm lớn, là 83 tỷ USD. Trong suốt quá trình kinh doanh, các nhà đầu tư của Merck đã đầu tư khoảng 20 tỷ USD vào công ty. Nói một Tóm tắt chương: Chương này giới thiệu cơ sở của toàn bộ cuốn sách. Chúng ta sẽ lý giải tài chính là gì, và mục tiêu chính chi phối việc ra quyết định tài chính, đó là: Tối đa hoá lợi ích của cổ đông. Chúng ta cũng sẽ xem xét môi trường thuế và pháp luật của những quyết định tài chính. Cuối cùng, chúng ta sẽ mô tả sợi chỉ vàng xâu chuỗi tất cả các vấn đề với nhau, đó là: 10 tiền đề cơ bản của tài chính. Global Advanced Master of Business Administration QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Chương 1 – Giới thiệu về Quản trị tài chính 2 cách khác, các nhà quản lý đã mang lại 63 tỷ USD cho các cổ đông. Cũng cuối năm 1995, IBM được định giá 63 tỷ USD, nhưng suốt thời gian vừa qua, các nhà đầu tư thực tế đã chi 69 tỷ USD, như vậy là lỗ 6 tỷ USD. Như vậy, rõ ràng Merck đã tạo ra tài sản cho cổ đông của mình, trong khi IBM làm mất tài sản của cổ đông. Qua việc giới thiệu các kỹ thuật ra quyết định, chúng ta sẽ nhấn mạnh tính logic đằng sau các kỹ thuật này, từ đó đảm bảo chúng ta hiểu rõ những khái niệm khi tính toán. Với sinh viên lần đầu làm quen với tài chính, điều này nghe có vẻ ghê gớm một chút. Tuy nhiên, như chúng ta sẽ biết, các kỹ thuật và công cụ được đề cập trong bài này đều chịu sự chi phối của 10 nguyên tắc hay tiền đề cơ bản hướng dẫn chúng ta trong suốt quá trình ra quyết định. Mục tiêu 2: Mục tiêu của công ty Chúng tôi tin rằng mục tiêu thích hợp hơn của một công ty phải là tối đa hoá lợi ích của cổ đông - chúng tôi muốn nói tới việc tối đa hoá giá của cổ phiếu thường hiện có. Mục đích này không chỉ vì lợi ích tốt nhất của các cổ đông, mà nó còn mang lại những lợi ích tốt nhất cho xã hội. Điều này sẽ xảy ra khi nguồn tài nguyên quý hiếm được sử dụng một cách có hiệu quả nhất thông qua cạnh tranh nhằm tạo ra tài sản. Để hiểu rõ hơn mục tiêu này, đầu tiên chúng ta sẽ thảo luận về tối đa hoá lợi nhuận như một mục tiêu của công ty. Sau đó, chúng ta sẽ so sánh nó với tối đa hoá lợi ích của cổ đông để tìm hiểu vì sao, trong quản trị tài chính, tối đa hoá lợi ích của cổ đông là mục tiêu thích hợp hơn với công ty. Tối đa hoá lợi nhuận Trong các bài học về kinh tế vi mô, tối đa hoá lợi nhuận thường được coi là mục tiêu của công ty. Tối đa hoá lợi nhuận nhấn mạnh việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, nhưng nó không định rõ khung thời gian dùng để đánh giá lợi nhuận. Chúng ta sẽ tối đa hoá lợi nhuận trong năm nay, hay trong khoảng thời gian dài hơn? Một nhà quảntài chính có thể dễ dàng tăng mức lợi nhuận hiện tại bằng việc cắt bỏ các chi phí nghiên cứu và phát triển và giảm quy trình bảo dưỡng định kỳ. Trước mắt, những hoạt động này sẽ làm tăng lợi nhuận, nhưng rõ ràng nó không phải là lợi nhuận lâu dài tốt nhất của công ty. Nếu chúng ta đặt các quyết định tài chính lên một mục tiêu, thì mục tiêu đó phải chính xác, không được phép hiểu sai và xử lý được tất cả những phức tạp trong thế giới thực. Trong kinh tế vi mô, tối đa hoá lợi nhuận hoạt động chủ yếu như một mục tiêu lý thuyết, và các nhà kinh tế học sử dụng nó để chứng minh các công ty hoạt động thế nào là hợp lý để tăng lợi nhuận. Đáng buồn là, nó bỏ qua nhiều điều phức tạp trong thế giới thực mà các nhà quảntài chính phải đối mặ t khi ra các quyết định của mình. Trong quản trị tài chính chặt chẽ hơn, các công ty hàng ngày phải xử lý hai vấn đề lớn mà mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận không xem xét tới, đó là: sự không chắc chắn và thời gian. Các khoá học kinh tế vi mô không đề cập tới sự không chắc chắn và rủi ro để trình bày phần lý thuyết được dễ dàng hơn. Các dự án và biện pháp đầu tư được so sánh qua đánh giá giá trị dự kiến của chúng hay cân nhắc những lợi nhuận trung bình. Một dự án có rủi ro hơn so với dự án khác không không nằm trong những phép tính này; các nhà kinh tế học cũng thảo luận về rủi ro nhưng rất hời hợt 1 . Trên thực tế, các dự án xử lý những đặc tính rủi ro rất khác nhau, và việc coi nhẹ những khác biệt này trong thực tiễn quản trị tài chính có thể dẫn tới những quyết định thiếu chính xác. Như chúng ta sẽ thảo luận ở Global Advanced Master of Business Administration QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Chương 1 – Giới thiệu về Quản trị tài chính 3 phần sau của chương này, giữa rủi ro và thu nhập dự tính có một mối quan hệ rất rõ ràng - đó là, nhà đầu tư yêu cầu thu nhập dự tính cao hơn khi chấp nhận rủi ro cao hơn – và bỏ qua mối quan hệ này có thể dẫn tới những quyết định sai lầm. Một vấn đề khác trong mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận đó là nó không tính toán thời gian sinh lợi của dự án. Nếu mục đích này chỉ quan tâm tới lợi nhuận trong năm nay, thì chúng ta đều biết rằng nó đã bỏ qua lợi nhuận của những năm sau này. Nếu chúng ta hiểu nó là tối đa mức lợi nhuận trung bình của tương lai thì cũng không chính xác. Bởi vì những cơ hội đầu tư chỉ đến với những người có sẵn tiền trong tay, chúng ta không bỏ qua việc tính toán thời gian sinh lợi. Căn cứ vào dòng tiền tương đương từ lợi nhuận, chúng ta muốn có dòng tiền này càng sớm càng tốt. Bởi vậy, những yếu tố thực tế về sự không chắc chắn và thời gian buộc chúng ta phải nhìn ra xa hơn mục tiêu đơn giản là tối đa hoá lợi nhuận như một tiêu chuẩn quyết định. Cuối cùng và có thể là quan trọng nhất, việc hạch toán lợi nhuận không công nhận một trong những chi phí quan trọng nhất trong kinh doanh. Khi hạch toán lợi nhuận, chúng ta coi chi phí lãi vay như một chi phí của tiền vay, nhưng chúng ta bỏ qua chi phí của các khoản tiền do cổ đông (chủ sở hữu) của công ty cung cấp. Nếu một công ty có thể có thu nhập 8% trên một khoản đầu tư mới, thì chắc chắn sẽ làm tăng lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra nếu cổ đông của công ty có thể có tới 12% cũng chính với số tiền đó đầu tư vào một hoạt động kinh doanh khác có cùng độ rủi ro? Liệu ban lãnh đạo công ty có chấp nhận đầu tư vì nó sẽ làm tăng lợi nhuận của công ty? Nếu không phải họ muốn hành động vì lợi ích tốt nhất của các chủ sở hữu công ty (cổ đông). Giờ hãy xem điều gì đã xảy ra với Burlington Northern. Burlington Northern là một ví dụ điển hình về suy nghĩ sai lầm. Năm 1980, Richard Bressler được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành công ty. Không giống như người tiền nhiệm, Bressler không phải là “người của đường sắt”. Ông là người ngoại đạo được thuê với mục đích làm tăng giá trị cổ phiếu của cổ đông. Lý do thay đổi là bởi Burlington Northern chỉ mang lại thu nhập khoảng 4% cho cổ đông, trong khi chứng từ ký thác (CDs) không hề rủi ro được trả 6%. Chắc chắn ban lãnh đạo đã làm tăng thu nhập của công ty, nhưng họ đã làm cổ đông thua lỗ khi đầu tư vào các tuyến đường sắt mà mức thu nhập chưa bằng thu nhập từ các loại chứng khoán của chính phủ. Giờ chúng ta sẽ chuyển sang nghiên cứu một mục tiêu khác lớn hơn đối với công ty, đó là: Tối đa hóa lợi ích của cổ đông. Tối đa hóa lợi ích của cổ đông Để làm rõ mục tiêu tối đa hóa lợi ích của cổ đông, chúng ta chỉ cần sửa đổi mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận để xử lý những phức tạp trong môi trường kinh doanh. Chúng ta chọn tối đa hóa lợi ích của cổ đông - có nghĩa là tối đa hoá giá trị thị trường của cổ phiếu thường mà các cổ đông đang nắm giữ - bởi nó bao gồm những tác động của tất cả các quyết định tài chính. Các nhà đầu tư phản ứng trước các quyết định đầu tư hay lợi tức kém cỏi bằng việc làm cho giá cổ phiếu sụt giảm, và họ phản ứng với những quyết định đúng đắn qua việc đẩy giá cổ phiếu tăng lên. Trên thực tế, theo mục tiêu này các quyết định đúng đắn chính là những quyết định tạo ra tài sản cho cổ đông. Hiển nhiên, có một số vấn đề thực tiễn nghiêm trọng trong việc thực hiện mục tiêu này và trong sử dụng những thay đổi của cổ phiếu công ty để đánh giá những quyết định tài chính. Chúng ta biết giá cổ phiếu của một công ty dao động, thường không vì một lý do rõ ràng nào. Tuy nhiên, về lâu dài, giá của cổ phiếu tương đương với giá trị. Chúng ta sẽ luôn ghi nhớ điều này và chú trọng vào những tác động từ những quyết định của chúng ta đối với giá cổ phiếu, nếu mọi vấn đề khác không thay đổi. Giá cổ phiếu của công ty Global Advanced Master of Business Administration QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Chương 1 – Giới thiệu về Quản trị tài chính 4 Doanh nghiệp tư nhân một chủ là hình thức kinh doanh thuộc sở hữu của một cá nhân duy nhất. Hợp danh là sự kết hợp giữa hai hay nhiều người cùng là đồng sở hữu một doanh nghiệp kinh doanh vì lợi nhuận trên thị trường phản ánh giá trị của công ty theo đánh giá của các chủ sở hữu và có xem xét những phức tạp của rủi ro trên thực tế. Bởi theo đuổi mục tiêu này trong suốt bài học, nên chúng ta phải luôn nhớ rằng cổ đông là chủ sở hữ u hợp pháp của công ty. Mục tiêu 3: Các hình thái pháp lý của tổ chức kinh doanh Trong các chương tới đây, chúng ta sẽ chú trọng vào các quyết định tài chính của công ty cổ phần (corporation). Mặc dù công ty cổ phần không phải là hình thái pháp lý kinh doanh duy nhất, nhưng nó là lựa chọn hợp lý nhất cho một công ty lớn hay đang trên đà phát triển. Nó cũng là hình thái kinh doanh chủ chốt xét về mặt doanh thu trên đất nước này. Trong phần này, chúng ta sẽ lý giải vì sao lại như vậy. Điều này cũng cho phép chúng ta đơn giản hoá phần còn lại của bài học khi chúng ta giả định rằng luật thuế áp dụng trong bài học là luật thuế công ty cổ phần, không cần phải xem xét những luật thuế khác áp dụng cho những hình thái kinh doanh khác. Hãy nhớ rằng, mục tiêu chính của chúng ta là nâng cao sự hiểu biết về sự logic trong việc ra quyết định tài chính. Thuế chỉ trở nên quan trọng khi chúng ảnh hưởng tới quyết định của chúng ta, và thảo luận của chúng ta về việc lựa chọn hình thái pháp lý kinh doanh sẽ hướng vào việc tìm hiểu vì sao chúng ta chỉ giới hạn thảo luận về các loại thuế trong hình thái công ty cổ phần. Những hình thái pháp lý của tổ chức kinh doanh rất đa dạng. Tuy nhiên, chỉ có ba loại chínhDoanh nghiệp tư nhân một chủ (Sole Proprietorship), Công ty hợp danh (Partnership) và Công ty cổ phần (Corporation). Để hiểu được sự khác biệt giữa những hình thái này, chúng ta cần định nghĩa mỗi hình thái và hiểu rõ những ưu điểm cũng như nhược điểm của nó. Như các bạn sẽ thấy, khi doanh nghiệp phát triển, những ưu điểm của công ty cổ phần bắt đầu hiện rõ. Bởi vậy, đa phần các doanh nghiệp lớn đều chọn hình thức công ty cổ phần. Doanh nghiệp tư nhân một chủ Doanh nghiệp tư nhân một chủ là hình thức kinh doanh thuộc sở hữu của một cá nhân duy nhất. Chủ sở hữu nắm giữ quyền sở hữu với các tài sản và tự chịu trách nhiệm, không giới hạn, đối với các nghĩa vụ pháp lý phát sinh. Chủ sở hữu được hưởng thu nhập từ kinh doanh nhưng cũng phải tự gánh chịu thua lỗ. Hình thái kinh doanh được hoàn tất chỉ bằng vài việc nhỏ khi bắ t đầu hoạt động kinh doanh. Thông thường, khi bắt đầu kinh doanh, chủ sở hữu không phải đáp ứng yêu cầu pháp luật nào, nhất là khi chủ sở hữu tiến hành kinh doanh nhân danh mình. Nếu sử dụng một cái tên đặc biệt, cần phải nộp giấy chứng nhận mượn tên và phải đóng một khoản phí nhỏ. Chấm dứt hoạt động xảy ra khi chủ sở hữu chết hoặc tự quy ết định ngừng kinh doanh. Nói ngắn gọn, vì các mục tiêu thực tế, doanh nghiệp tư nhân một chủ không có bất kỳ cơ cấu kinh doanh hợp pháp chính thức nào. Hợp danh (Partnership) Sự khác biệt giữa hình thức hợp danh và doanh nghiệp tư nhân doanh một chủ là hợp danh có ít nhất từ 02 chủ sở hữu trở nên. Hợp danh là sự kết hợp giữa hai hay nhiều người cùng là đồng sở hữu một doanh nghiệp kinh doanh vì lợi nhuận. Hợp danh có hai hình thức: Hợp danh vô hạn và hợp danh hữu hạn. Hợp danh vô hạn (General Partnership): Trong hình thức này, mỗi thành viên hoàn toàn chịu trách nhiệm đối với những nghĩa vụ pháp lý phát sinh trong hợp danh. Vì vậy, bất kỳ hành Global Advanced Master of Business Administration QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Chương 1 – Giới thiệu về Quản trị tài chính 5 Công ty cổ phần: Một thực thể hoạt động riêng biệt và tách rời chủ sở hữu. vi sai trái nào của một thành viên có liên quan tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng khiến các thành viên còn lại phải chịu trách nhiệm. Mối quan hệ giữa các thành viên được ràng buộc bởi thoả thuận hợp danh, có thể là thoả thuận miệng hoặc bằng văn bản chính thức. Hợp danh hữu hạn (Limited Partnership): Ngoài hình thức hợp danh vô hạn, trong đó tất cả các thành viên cùng chịu trách nhiệm vô hạn, nhiều bang còn có thêm hình thức hợp danh hữu hạn. Luật pháp của bang cho phép một hay nhiều thành viên có trách nhiệm hữu hạn, giới hạn trong phần vốn đầu tư vào hợp danh. Cần phải đáp ứng một số điều kiện để được coi là thành viên hữu hạn. Đầu tiên, ít nhất một thành viên nhận vốn (general partner) được duy trì liên đới với những người mà đặc quyền của trách nhiệm hữu hạn không áp dụng. Thứ hai, tên của các thành viên hữu hạn không được xuất hiện trong tên của công ty. Thứ ba, những thành viên hữu hạn có thể không được phép tham gia điều hành công ty. Nếu một trong những quy định này bị vi phạm, tất cả các thành viên sẽ bị mất quyền trách nhiệm hữu hạn. Về bản chất, mục đích của pháp luật tạo ra hợp danh hữu hạn là để giới hạn trách nhiệm của người tham gia hợp danh chỉ đơn thuần như một nhà đầu tư. Cá nhân này có thể không đảm nhận chức năng điều hành công ty. Công ty cổ phần (Corporation) Công ty cổ phần là một yếu tố quan trọng phát triển kinh tế nước Mỹ. Ngay từ năm 1819, chánh án toà tối cao John Marshall đã đưa ra một định nghĩa pháp lý về công ty cổ phần như “một vật thể vô hình, không nhìn thấy được, không cầm nắm được và chỉ tồn tại trong quy định của pháp luật” 2 . Thực thể này hoạt động riêng biệt và tách rời chủ sở hữu. Bởi vậy, công ty cổ phần có thể khởi kiện và bị kiện một cách riêng biệt, và mua, bán hay cho mượn tài sản và nhân sự của nó có thể bị xử lý theo luật hình sự với những tội mà họ phạm phải. Tuy nhiên, mặc dù có sự tách biệt về mặt pháp luật, nhưng đường lối và chính sách hoạt động của công ty cổ phần lại do các chủ sở hữu chi phối. Các chủ sở hữu chọn ra hội đồng quản trị, rồi hội đồng này lại tiếp tục chọn ra những người điều hành công ty, kể cả các chủ tịch, phó chủ tịch, thư ký, thủ quỹ. Quyền sở hữu thể hiện trong giấy chứng nhận cổ phiếu thường, chứng nhận số cổ phiếu mà cổ đông nắm giữ. Tỷ lệ giữa cổ phiếu mà cổ đông nắm giữ với tổng số cổ phiếu phát hành sẽ quyết định tỷ lệ sở hữu của cổ đông trong doanh nghiệp. Bởi cổ phiếu có thể chuyển nhượng, nên quyền sở hữu trong công ty cũng có thể bị một cổ đông thay đổi chỉ bằng m ột hành động đơn giản là chuyển cổ phiếu cho cổ đông mới. Trách nhiệm pháp lý của nhà đầu tư được giới hạn trong phạm vi số vốn đầu tư do vậy ngăn chặn tình trạng chủ nợ tịch thu tài sản cá nhân của cổ đông trong trường hợp xảy ra tranh chấp không giải quyết được. Đây là một ưu điểm cực kỳ quan trọng của công ty cổ phần. Rốt cuộc, bạn có sẵn sàng đầu tư vào công ty General Electric nếu bạn có khả năng gánh chịu trách nhiệm trong trường hợp một trong những động cơ máy bay mà họ sản xuất bị hỏng hóc và làm chết nhiều người chết khi máy bay rơi? Sau cùng, vòng đời của một công ty không phụ thuộc vào tình trạng của các nhà đầu tư. Việc một nhà đầu tư chết hay rút vốn không ảnh hưởng tới sự hoạt động liên tục của công ty. Ban lãnh đạo vẫn tiếp tục điều hành doanh nghiệp khi cổ phiếu đã bán hoặc khi nó được chuyển giao cho người khác qua thừa kế. So sánh các hình thái tổ chức Những người mới tham gia thương trường thường phải có một số quyết định quan trọng để chọn lựa hình thái tổ chức. Trong khi mỗi hình thái kinh doanh dường như có một số Global Advanced Master of Business Administration QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Chương 1 – Giới thiệu về Quản trị tài chính 6 ưu điểm so với những hình thái khác, thì chúng ta sẽ thấy rằng khi doanh nghiệp phát triển và cần tiếp cận các thị trường vốn để huy động vốn thì những ưu thế của công ty cổ phần bắt đầu được thể hiện rõ. Những doanh nghiệp lớn hoặc đang phát triển chọn hình thái công ty cổ phần vì một lý do: dễ huy động vốn. Bởi tính trách nhiệm hữu hạn, dễ dàng chuyển giao quyền sở hữu qua việc bán cổ phiếu thường, linh hoạt trong phân chia cổ phiếu nên công ty cổ phần là thực thể kinh doanh lý tưởng xét dưới góc động huy động vốn mới. Ngược lại, trách nhiệm vô hạn của doanh nghiệp tư nhân một chủ và hợp danh vô hạn chính là những trở ngại đối với việc huy động vốn cổ phần. Giữa những thái cực như vậy, hình thức hợp danh hữu hạn quy định trách nhiệm hữu hạn cho những thành viên hữu hạn nên có khuynh hướng thu hút được những nhà đầu tư giàu có. Tuy nhiên, tính không thực tế trong việc có lượng lớn thành viên và khó bán cổ phần trong hợp danh khiến hình thức tổ chức này không thể cạnh tranh hiệu quả với công ty cổ phần. Bởi vậy, khi phát triển các mô hình quyết định của chúng ta, chúng ta sẽ giả định rằng mình đang điều hành một công ty cổ phần. Các loại thuế liên quan tới hình thức này sẽ chỉ là các luật thuế công ty cổ phần. Bởi mục tiêu của chúng ta là nâng cao sự hiểu biết về quản lý, đánh giá và tạo ra tài sản, và bởi không muốn trở thành một chuyên gia thuế nên chúng ta sẽ chỉ chú trọng vào những đặc tính của pháp luật thuế công ty cổ phần có ảnh hưởng tới các quyết định tài chính của chúng ta. Global Advanced Master of Business Administration QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Chương 1 – Giới thiệu về Quản trị tài chính 7 Quản trị tài chính cơ bản trong thực tiễn: Chi phí quảng cáo cao hơn khoản đóng góp Liệu hoạt động từ thiện của công ty có làm tăng tài sản của cổ đông? (Tạp chí Wall Street Journal, 29/4/1994.) Tờ tạp chí của Harper đưa tin mà không bình luận rằng mỗi năm, công ty Miller Brewing đóng góp 150.000 USD cho chương trình học bổng dành cho người da đen của mình, nhưng lại chi gấp đôi số tiền đó cho quảng cáo chương trình. Miller không bình luận gì về những số liệu này nhưng lại khẳng định rằng Quỹ Học bổng Thurgood Marshall đã giúp 87 sinh viên giỏi người da đen được tiếp tục học tập. Noel Hankin, Giám đốc quan hệ công cộng của công ty con Philip Morris, cho biết một phần chi phí quảng cáo được dành cho những chương trình quảng cáo tốn kém trên truyền hình liên kết Miller với quỹ học bổng này. Công ty còn mua quảng cáo trên những ấn phẩm của người da đen, cổ vũ cho hoạt động giáo dục của người da đen. Những quảng cáo này chỉ mang những logo khiêm tốn của Miller và quỹ học bổng với con số 800. Mỗi năm quỹ này chi khoảng 348.000 USD cho sinh viên, ông Hankin nói, và Miller là nhà tài trợ lớn nhất. Hankin giải thích, Miller chi nhiều hơn cho quảng cáo quỹ học bổng là bởi muốn thu hút nhiều hơn những nhà tài trợ cho quỹ chứ không phải là để quảng cáo cho mình. Ông cũng cho biết, quỹ học bổng nhỏ bé này muốn thoát ra khỏi cái bóng của quỹ học bổng nổi tiếng của trường United Negro, một nhà quyên góp vĩ đại. Quỹ này cũng giúp đỡ các trường học tư của người da đen. Quỹ Thurgood Marshall hỗ trợ cho rất nhiều trường đại học công của người da đen, chiêu sinh tới hơn 70% tổng số sinh viên của tất cả các trường học của người da đen. “Vâng, chúng tôi có đề cập tới Miller nhưng là với một thiện ý rằng chúng tôi đang quảng cáo để công chúng biết rõ hơn về quỹ học bổng này”, ông Hankin nói. Quả là bất thường đối với những công ty mà khoản tiền tài trợ còn ít hơn cả chi phí quảng cáo cho các hoạt động từ thiện. “Tỷ lệ 2-1 hay 3-1 là hoàn toàn bình thường”, Craig Smith, Chủ tịch Corporate Citizen, một nhóm chuyên gia tại Seattle chuyên nghiên cứu về các hoạt động tài trợ của các công ty cho biết. Nguồn: Trích từ bài báo “Chi phí quảng cáo cao hơn tài trợ”, tạp chí Wall Street số ra ngày 29/4/1994 của tác giả Leon E.Wynter. Phân tích và ý nghĩa . A. Đa số công ty tài trợ cho những mục tiêu có giá trị. Tuy nhiên, Milton Friedman, nhà kinh tế đoạt giải thưởng Nobel, cho rằng bởi các nhà quảntài chính là nhân viên của công ty, và công ty lại thuộc sở hữu của các cổ đông, nên các nhà quảntài chính phải điều hành công ty sao cho nó mang lại thu nhập cao nhất cho các cổ đông và sau đó để cổ đông quyết định có chuyển một phần thu nhập nào đó cho những mục tiêu thích đáng hay không. Friedman cho rằng, nhà quản lý ra quyết định tài trợ phải đóng vai trò như một đại diện của các cổ đông. Thực vậy, qua việc làm từ thiện một phần lợi nhuận đáng lẽ là của cổ đông, các nhà quản lý vừa tránh thuế vừa quyết định những khoản thu thuế nên được sử dụng như thế nào. B. Trong trường hợp này, không rõ liệu Miller có quyên góp mà không suy tính tới những lợi ích mà nó có thể thu được hay không. Đối với Miller, quyết định tài trợ có thể mang ý nghĩa tiếp thị nhiều hơn là trách nhiệm với xã hội. Điều này sẽ lý giải thực tế số tiền Miller chi cho quảng cáo gấp đôi số tiền tài trợ cho quỹ. Bằng cách này, những khoản quyên góp của công ty có thể tối đa hóa lợi ích của cổ đông qua việc mang lại cho công ty một hình ảnh tích cực hơn. A B Global Advanced Master of Business Administration QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Chương 1 – Giới thiệu về Quản trị tài chính 8 ------- 3 Hợp danh báo cáo doanh thu của mình nhưng không nộp thuế. Doanh thu sau đó sẽ được mỗi thành viên thông báo lại và tự nộp thuế của mỗi người. Mục tiêu 4: Môi trường thuế Môi trường thuế đặt ra những nguyên tắc cơ bản chi phối các quyết định tài chính. Khi môi trường chính trị của quốc gia thay đổi thì hệ thống thuế cũng thay đổi theo. Mục đích của việc xem xét cấu trúc thuế hiện nay không phải để trở thành các chuyên gia về thuế, mà để nâng cao sự hiểu biết về các loại thuế và ảnh hưởng của chúng tới các quyết định kinh doanh như thế nào. Đây cũng là cơ hội tốt để bạn cập nhật những thay đổi lớn về thuế suất trước khi đi làm. Tuy nhiên, mặc dù thuế suất có thể thay đổi, nhưng các loại thuế vẫn luôn là dòng tiền chảy ra và bởi vậy sẽ có điều gì đó nên tránh. Bởi vậy, chúng ta sẽ xem xét kỹ lưỡng những loại chi phí được và không được khấu trừ thuế, và như vậy chúng ta cũng sẽ tập trung vào ảnh hưởng của các loại thuế đối với các quyết định kinh doanh. Mục đích của thuế doanh thu Ban đầu, mục tiêu duy nhất của chính quyền liên bang trong đánh thuế thu nhập là để tăng nguồn thu trang trải cho các chi phí của chính phủ. Mặc dù hiện mục tiêu này vẫn quan trọng, nhưng nó đã mang thêm những mục tiêu kinh tế và xã hội. Ví dụ, một công ty có thể được giảm thuế nếu: (1) thực hiện một số nghiên cứu công nghệ nhất định, (2) trả lương cho những nhóm người nhất định có bất lợi về kinh tế, (3) nằm trong những khu vực nhất định đang bị suy thoái kinh tế. Những kích thích định hướng xã hội khác trong pháp luật thuế bao gồm miễn thuế cho người được bảo hộ, người già, người mù loà và giảm thuế thu nhập đối với các khoản thu từ hưu trí. Ngoài ra, Chính phủ còn sử dụng pháp luật thuế để ổn định nền kinh tế. Trong những giai đoạn suy thoái, các khoản thuế công ty có thể được giảm thấp để tạo thêm công việc cho người lao động. Tóm lại, ba mục tiêu của thuế là: (1) tạo nguồn thu trang trải cho các khoản chi của Chính phủ, (2) thực hiện những mục tiêu xã hội, (3) ổn định nền kinh tế. Những người nộp thuế Để hiểu về hệ thống thuế, điều đầu tiên chúng ta phải hỏi: “Ai là người nộp thuế?” Hầu như ở nước Mỹ chỉ có ba loại thực thể có trách nhiệm nộp thuế là: cá nhân, các công ty và những người được uỷ thác. Cá nhân bao gồm nhân viên các công ty, những người tự kinh doanh và thành viên của hợp danh. Thu nhập được các cá nhân này báo cáo trong bản kê khai thuế cá nhân của họ 3 . Công ty, như một pháp nhân riêng biệt, báo cáo thu nhập và nộp những loại thuế liên quan tới các lợi nhuận này. Chủ sở hữu (cổ đông) của công ty không cần báo cáo những thu nhập này trong bản kê khai thuế cá nhân của họ, ngoại trừ khi tất cả hay một phần lợi nhuận được phân phối dưới hình thức cổ tức. Cuối cùng, những người được uỷ thác như bất động sản hay uỷ thác đầu tư, nộp bản kê khai thuế và nộp các loại thuế liên quan tới thu nhập phát sinh từ bất động sản hay các khoản uỷ thác mà không bị phân chia cho (và bao gồm cả thu nhập phải chịu thuế của ) người thụ hưởng. Mặc dù, đánh thuế thu nhập cá nhân và uỷ thác là một nguồn thu nhập quan trọng của chính phủ, nhưng nó không đặc biệt liên quan tới nhà quảntài chính. Bởi hầu hết các doanh nghiệp dù ở bất kỳ quy mô nào cũng đều được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, chúng ta sẽ giới hạn thảo luận trong hình thức này. Tuy nhiên cũng cần nói trước là hệ thống pháp luật thuế có thể tương đối phức tạp với hàng loạt ngoại lệ của . Administration QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Chương 1 – Giới thiệu về Quản trị tài chính 4 Doanh nghiệp tư nhân một chủ là hình thức kinh doanh thuộc sở. định tài chính của chúng ta. Global Advanced Master of Business Administration QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Chương 1 – Giới thiệu về Quản trị tài chính

Ngày đăng: 23/06/2013, 13:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN