1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp để dạy nghĩa của từ và các lớp từ có quan hệ về nghĩa cho học sinh lớp 5

39 539 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 634,5 KB

Nội dung

tiểu học, Tiếng Việt và văn học được tích hợp với nhau, văn học giúp HS có thẩm mĩ lành mạnh, nhận thức đúng đắn, có tình cảm thái độ hành vi của con người Việt Nam hiện đại, có khả năng

Trang 1

I Phần mở đầu :

ý do chọn sáng kiến kinh nghiệm :

Tính lịch sử của vấn đề nghiên cứu :

Trường Tiểu học là nơi đầu tiên trẻ em được học tập Tiếng Việt, chữ viết với phương pháp nhà trường, phương pháp học tập tiếng mẹ đẻ một cách khoa học Học sinh tiểu học chỉ có thể học tập các môn khác khi có kiến thức Tiếng Việt Bởi đối với người Việt, tiếng Việt là phương tiện giao tiếp, là công cụ trao đổi thông tin và chiếm lĩnh tri thức Hơn nữa, con người muốn tư duy phải có ngôn ngữ Cả những lúc chúng

ta nghĩ thầm trong bụng, chúng ta cũng “bụng bảo dạ” cũng nói thầm, tức là cũng sử dụng ngôn ngữ, một hình thức ngôn ngữ mà các nhà chuyên môn gọi là ngôn ngữ bên trong Còn thông thường thì chúng ta thể hiện ra ngoài kết quả của hoạt động tư duy, những ý nghĩ tư tuởng của chúng ta thành những lời nói, những thực thể ngôn ngữ nhất định Ngôn ngữ là công cụ, là hiện thực của tư duy Bởi lẽ đó, tư duy và ngôn ngữ có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau Người có tư duy tốt sẽ nói năng mạch lạc, trôi chảy và nếu trau dồi ngôn ngữ được tỉ mỉ, chu đáo thì sẽ tạo điều kiện cho tư duy phát triển tốt Môn Tiếng Việt trong trường tiểu học không thể là bản sao từ chương trình khoa học Tiếng Việt vì trường có nhiệm vụ riêng của mình Nhưng với tư cách là một môn học độc lập, Tiếng Việt có nhiệm vụ cung cấp cho HS những tri thức về hệ thống Tiếng Việt (hệ thống âm thanh, cấu tạo từ, cấu trúc ngữ pháp, khả năng biểu cảm của ngôn ngữ, quy tắc hoạt động của ngôn ngữ) Đồng thời, kiến thức môn Tiếng Việt hình thành cho HS kĩ năng giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết) Ngoài ra, Tiếng Việt còn là công cụ giao tiếp và tư duy cho nên nó còn có chức năng kép mà các môn học khác không có được, đó là: trang bị cho HS một số công cụ để tiếp nhận và diễn đạt mọi kiến thức khoa học trong nhà trường, là công cụ để học các môn học khác; kĩ năng nghe, nói, đọc, viết là phương tiện là điều kiện thiết yếu của quá trình học tập Bên cạnh chức năng giao tiếp, tư duy ngôn ngữ còn có chức năng quan trọng nữa đó là thẩm mĩ, ngôn ngữ là phương tiện để tạo nên cái đẹp, hình tượng nghệ thuật Trong văn học, HS phải thấy được vẻ đẹp của ngôn ngữ Vì thế ở trường

Trang 2

tiểu học, Tiếng Việt và văn học được tích hợp với nhau, văn học giúp HS có thẩm mĩ lành mạnh, nhận thức đúng đắn, có tình cảm thái độ hành vi của con người Việt Nam hiện đại, có khả năng hòa nhập và phát triển cộng đồng nên hiểu được các văn bản văn học hoặc hiểu được ngôn ngữ trong giao tiếp thì HS cần phải hiểu được nghĩa của

từ và các lớp nghĩa của từ

1.2 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu :

Từ có vai trò rất quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ Con người muốn tư duy phải có ngôn ngữ Không có vốn từ đầy đủ, con người không thể sử dụng ngôn ngữ như một phương tiện giao tiếp Việc dạy từ ngữ ở tiểu học sẽ tạo cho học sinh có năng lực từ ngữ, giúp cho học sinh nắm được tiếng mẹ đẻ, có phương tiện giao tiếp để phát triển toàn diện Vốn từ của học sinh càng giàu bao nhiêu thì khả năng sử dụng từ càng lớn, càng chính xác, hoạt động giao tiếp sẽ thể hiện rõ ràng và nhạy bén hơn

Với mục tiêu được quy định thì môn Tiếng Việt có vai trò hết sức quan trọng, giúp trẻ chiếm lĩnh tri thức mới, hình thành và phát triển năng lực sử dụng tiếng Việt trong học tập và trong giao tiếp Ngay từ bậc tiểu học, học sinh được chú trọng dạy từ, trong đó dạy giải nghĩa của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa là nhiệm vụ vô cùng quan trọng

2 Mục đích nghiên cứu :

Sáng kiến kinh nghiệm này nhằm mục đích tìm ra biện pháp tốt nhất để triển khai có hiệu quả các tiết dạy phân môn Tiếng việt cho học sinh lớp 5 theo chương trình hiện hành

- Giới hạn nghiên cứu của đề tài:

+ Nội dung:

Một số biện pháp để dạy nghĩa của từ và các lớp từ có quan hệ về nghĩa cho học sinh lớp 5

+ Phạm vi:

Môn Tiếng Việt lớp 5 (về nội dung chương trình, phương pháp dạy học và tâm

lí của học sinh tiểu học)

Trang 3

3 Thời gian và địa điểm :

Trang 4

II Phần nội dung :

1 Chương 1 Tổng quan

1.1 Cơ sở ly luận :

Ngôn ngữ văn học còn là biểu hiện bậc cao của nghệ thuật ngôn từ nên khi dạy văn là cách bồi dưỡng năng lực ngôn ngữ tối ưu cho người học Dạy Tiếng Việt là đưa các em hoà nhập vào một môi trường sống của thời kì hội nhập Còn hiểu sâu sắc

về Tiếng Việt là tác động đến kĩ năng cảm thụ thơ văn của HS Kết hợp giữa dạy văn

và dạy tiếng sẽ tạo được hiệu quả cao giữa hai môn văn - Tiếng Việt để HS lớn lên trở thành những con người hiện đại, được giáo dục toàn diện Về bản chất giáo dục là sự chuyển giao các giá trị văn hoá đông - tây, kim - cổ, một sự giao tiếp mà phương tiện chủ yếu là lời nói của cha mẹ, thầy cô là sách báo các loại Trong giáo dục, việc nắm vững tiếng nói (trước hết là tiếng mẹ đẻ) có ý nghĩa quyết định Nếu học sinh yếu kém

về ngôn ngữ, nghe nói chỉ hiểu lơ mơ, nói viết không chính xác, không thể hiện được

ý mình cho suôn sẻ, thì không thể nào khai thác đầy đủ các thông tin tiếp nhận từ người thầy, từ sách vở được Bởi vậy, trong nội dung giáo dục, chúng ta cần phải hết sức coi trọng việc đào tạo về mặt ngôn ngữ, xem đó là điều kiện không thể thiếu để bảo đảm thành công trong thực hiện sứ mệnh trong đại của mình

Nhận thức của trẻ từ 6 đến 11 tuổi còn mang tính cụ thể, gắn với các hình ảnh

và hiện tượng cụ thể Trong khi đó kiến thức về nghĩa của từ và các lớp từ có quan hệ

về ngữ nghĩa có tính trừu tượng và khái quát cao Do vậy, các em thường không thích học, ngại suy nghĩ dẫn đến tiết học kém hiệu quả, học sinh nắm kiến thức hời hợt Mặt khác, học sinh lớp 5 được tiếp xúc với những từ mới có những bước nhảy vọt về kiến thức nên các em thường có hiện tượng lười học, sợ giải nghĩa từ, sợ học các bài về các lớp từ Chính vì lẽ đó, người giáo viên là người dạy phải biết khơi dậy niềm say mê học, óc tư duy, sáng tạo của mỗi học sinh Làm thế nào để đạt được điều đó?

Do đặc điểm của môn học và đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 5 mau nhớ nhưng lại nhanh quên, không thích những hoạt động kéo dài, thích những hình ảnh trực quan sinh động , người giáo viên cần lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức

Trang 5

dạy học phù hợp với các đối tượng học sinh trong lớp để học sinh nào cũng nắm chắc kiến thức về từ, củng cố tri thức mới, rèn luyện các kỹ năng cơ sở, phát triển tư duy, ngôn ngữ giúp học sinh tự tin hơn khi giao tiếp

tư duy trừu tượng phát triển nhưng ở mức độ thấp Các em thường lẫn lộn giữa từ nhiều nghĩa - từ đồng nghĩa - từ đồng âm, giải nghĩa từ còn mang tính chung chung, không chính xác Hơn thế nữa, các em chưa ý thức được vai trò xã hội của ngôn ngữ, chưa nắm được các phương tiện kết cấu và quy luật cũng như họat động chức năng của nó Mặt khác, HS cần hiểu rõ người ta nói và viết không chỉ cho riêng mình mà cho người khác nên ngôn ngữ cần chính xác, dễ hiểu, tránh làm cho người khác hiểu sai nội dung câu, từ, ý nghĩa diễn đạt Chính vì vậy việc dạy nghĩa của từ và các lớp từ

có quan hệ về ngữ nghĩa có rất nhiều giáo viên trong trường quan tâm song chưa có ai nghiên cứu nên tôi đã chọn vấn đề này giúp học sinh tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc khi học mảng kiến thức này của môn TV

Trang 6

2 Chương 2 Nội dung vấn đề nghiên cứu :

Qua thực tế giảng dạy, dự giờ đồng nghiệp ở trường sở tại, trường bạn, tôi nhận thấy việc dạy và học tốt về nghĩa của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa cho học sinh lớp 5 là một công việc rất cần thiết

Để khắc phục được những vấn đề đã nêu ở trên, tôi tìm hiểu kĩ nội dung và hiểu được nội dung các tiết học trong chương trình, nghiên cứu cách tổ chức các trò chơi có thể áp dụng để hoàn thành bài học một cách nhẹ nhàng mà hiệu quả cao nhất; giúp học sinh thư giãn, mạnh dạn nói lên suy nghĩ của mình, nêu vấn đề để cùng giải quyết; gợi cho học sinh thấy được mối liên hệ giữa các bài học, phân môn trong Tiếng Việt để vừa nắm chắc bài, vừa củng cố được kiến thức đã học; kiểm tra kết quả, liên

hệ thực tế… Làm tốt được điều đó, giáo viên dạy phải tâm huyết với nghề, với học sinh, phải chuẩn bị kĩ cho mỗi bài dạy, mỗi tiết dạy và nhất là phải nghiên cứu để tìm

ra giải pháp hữu hiệu nhất giúp học sinh học tốt hơn

Vậy đóng góp của đề tài này chính là tạo cho học sinh có hứng thú khi học Tiếng Việt nói chung và phần nghĩa của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa, giúp những học sinh còn ngại nói, ngại phát biểu trong học Tiếng Việt để nâng cao chất lượng học cho học sinh trong các trường tiểu học

2 Thực trạng :

2.1.1 Tìm hiểu thực tế của trường:

Năm học 2013 - 2014, trường Tiểu học Quyết Thắng có ba lớp 5 với 105 học sinh Tôi được phân công dạy và chủ nhiệm lớp 5A Lớp tôi chủ nhiệm có 35 học sinh trong đó có 23 nữ, 12 nam Trong quá trình nghiên cứu đề tài của mình, tôi gặp một số khó khăn và thuận lợi như sau:

*Thuận lợi :

+ Về phía Nhà trường:

- Luôn quan tâm đến chất lượng dạy của GV và chất lượng học của HS

- Đầu tư đầy đủ cơ sơ vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học

- Hàng tuần có các buổi sinh hoạt chuyên môn để GV trao đổi kinh nghiệm,

thảo luận bài để tìm ra phương pháp, hình thức dạy học tối ưu trong quá trình dạy

Trang 7

- Tổ chức thao giảng các cấp để giáo viên được cọ sát, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp

+ Về phía giáo viên:

- Phần lớn giáo viên của trường có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đạt và vượt chuẩn, nhiều giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi các cấp

- Giáo viên trong các tổ, khối chuyên môn luôn tự học hỏi để bổ sung, cập nhật kiến thức phục vụ cho công tác giảng dạy của mình

- Giáo viên quan tâm đến các đối tượng học sinh, nhiệt tình trong công tác giảng dạy

+ Về phía học sinh:

- Phần nhiều học sinh ngoan, tích cực trong học tập và rèn luyện

- Các em có đầy đủ đồ dùng học tập, sách giáo khoa, vở viết đúng quy định

- Phụ huynh học sinh luôn quan tâm đến việc rèn luyện học tập HS, có sự kết hợp giữa phụ huynh, giáo viên và các lực lượng giáo dục trong, ngoài Nhà trường

* Khó khăn:

+ Về phía giáo viên:

- Đôi khi ở một số tiết giáo viên chuẩn bị đồ dùng dạy học còn sơ sài chưa kích thích được sự hứng thú, tìm tòi, sáng tạo của học sinh

- Một vài giáo viên chưa nhanh nhạy trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm

Trang 8

Qua dự giờ, tôi thấy tiết dạy đạt được một số ưu nhược điểm chính sau:

Ưu điểm:

- GV giảng dạy kiến thức cơ bản chính xác, có hệ thống

- Dạy đúng đặc trưng bộ môn, đúng loại bài

- Lời giảng mạch lạc, truyền cảm, quan tâm đến các đối tượng học sinh trong lớp

- Hoạt động giữa giáo viên và học sinh diễn ra nhẹ nhàng, tự nhiên

- Phân bố thời gian một cách hợp lý

- HS hiểu bài, làm bài tương đối chính xác

Khuyết điểm:

- Một số học sinh nắm bài chưa chắc nên khi giáo viên yêu cầu tìm từ đồng nghĩa con tìm được ít

- GV chưa khắc sâu kiến thức cho HS

- Phần mở rộng kiến thức cho học sinh giỏi chưa có

* Chất lượng :

Sau tiết dạy ở lớp 5B tôi tiến hành kiểm tra kỹ năng thực hành của các học sinh sau tiết dạy bằng bài tập :

Bài 1: Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ sau đây: đẹp; to lớn; học tập

Bài 2 Xếp các từ dưới đây thành các nhóm từ đồng nghĩa : bao la, lung linh, vắng vẻ, hiu quạnh, long lanh, lóng lánh, mênh mông, vắng teo, vắng ngắt, bát ngát, lấp loáng, lóng lánh, hiu hắt, thênh thang

Kết quả của cả lớp đạt được như sau:

THỜI GIAN LỚP 5B (LỚP ĐỐI CHỨNG) LỚP 5A (LỚP THỰC NGHIỆM) ĐẦU NĂM

10 HS 28,6%

15HS 42,8%

8HS 22,9%

2HS 5,7%

18 HS 51,4%

15 HS 42,9%

2 HS 5,7%

Qua kết quả khảo sát, tôi thấy chất lượng làm bài ở lớp 5A cao hơn lớp 5B một chút Do vậy, để dạy và học phần nghĩa của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa đạt hiểu quả cao, cần chú trọng đến hình thức truyền thụ kiến thức để gây hứng thú nâng cao chất lượng học cho học sinh Qua tìm hiểu và áp dụng một vài biện pháp dạy

- học về vấn đề “Dạy nghĩa của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa cho học

Trang 9

sinh lớp 5” trong năm học 2013 – 2014, tôi nhận thấy hiệu quả giờ học cao hơn, học

sinh hứng thú học, giờ học thật vui, thật nhẹ nhàng, sôi nổi đặc biệt mỗi học sinh đều được bộc lộ suy nghĩ về vốn sống, vốn từ của mình

2 2 Các giải pháp :

Biện pháp dạy nghĩa của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa:

Nghĩa của từ được hiểu là nội dung đối tượng vật chất, là sự phản ánh đối tượng của hiện thực (một hiện tượng, một quan hệ, một tính chất, hay một quá trình) trong nhận thức, được ghi lại bằng một tổ hợp âm thanh xác định Để tăng vốn từ cho học sinh, ngoài việc hệ thống hóa vốn từ, công việc quan trọng là làm cho học sinh hiểu nghĩa từ, phân biệt được các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa Đây là nhiệm vụ quan trọng trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em Việc dạy nghĩa của từ được tiến hành trong tất cả các giờ học, bất cứ ở đâu có cung cấp từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm, thì ở

đó có dạy nghĩa từ Bài tập giải nghĩa từ xuất hiện trong phân môn LTVC không nhiều nhưng việc giải nghĩa từ lại chiếm vị trí rất quan trọng trong các bài học MRVT Việc cho các em hiểu nghĩa các từ chủ điểm, từ trung tâm của mỗi trường nghĩa là vô cùng cần thiết

Trong quá trình nghiên cứu tôi đã cụ thể bằng những biện pháp sau:

a Biện pháp dạy nghĩa của từ cho học sinh lớp 5

- Các biện pháp giải nghĩa từ

- Các biện pháp tìm hiểu ý nghĩa của một số từ ngữ có giá trị nghệ thuật trong văn bản tập đọc

b Biện pháp dạy các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa

Dạy nghĩa của từ cho học sinh lớp 5

Để giải nghĩa từ, trước hết giáo viên phải hiểu nghĩa từ và biết giải nghĩa phù

hợp với mục đích dạy học, phù hợp với đối tượng học sinh Đối với học sinh lớp 5

việc giải nghĩa từ không thể giống với học sinh lớp 1-2 Mặt khác hoạt động giải nghĩa từ nói chung cũng sẽ có điểm khác với việc giải nghĩa từ ngữ được dùng có tính nghệ thuật Theo định hướng vừa nêu, tôi cố gắng tìm ra các biện pháp giải nghĩa từ

Trang 10

thích hợp với lượng từ ngữ cần cung cấp cho học sinh lớp 5 và các biện pháp tìm hiể

u từ ngữ nghệ thuật trong các văn bản Tập đọc của khối lớp 5

Biện pháp 1: Giải nghĩa từ cho học sinh lớp 5

Qua 16 tiết MRVT và 69 văn bản tập đọc, tôi thống kê được hơn 200 từ học sinh

cần hiểu nghĩa Đây là số lượng từ khá lớn so với khả năng giải nghĩa của học sinh độ

tuổi 11,12 Trong một số công trình nghiên cứu về PPDH TV và một số tài liệu hướng

dẫn giáo viên tiểu học dạy từ ngữ đã nêu một số cách giải nghĩa sau:

“Giải nghĩa bằng trực quan; giải nghĩa bằng cách đối chiếu so sánh với các từ

khác; giải nghĩa bằng các từ đồng nghĩa, trái nghĩa; giải nghĩa từ bằng cách phân

tích từ các thành tố và giải nghĩa từng thành tố này; giải nghĩa bằng định nghĩa

Tôi đã chia các từ mà sách giáo khoa TV5 yêu cầu học sinh hiểu nghĩa thành

các nhóm và xác định biện pháp giải nghĩa từ tương ứng với mỗi nhóm

A Giải nghĩa bằng định nghĩa

Giải nghĩa bằng định nghĩa là biện pháp giải nghĩa bằng cách nêu nội dung

nghĩa, gồm tập hợp các nét nghĩa bằng một định nghĩa Tập hợp nét nghĩa được liệt kê

theo sự sắp xếp nét nghĩa khái quát, cũng là nét nghĩa từ loại lên trước hết và các nét

nghĩa càng hẹp, càng riêng thì càng ở sau Tôi đã hướng dẫn HS:

- Nhận dạng được ý nghĩa phạm trù của từ

- Xác định tiểu loại của từ

Tạm thời phân biệt cách giải nghĩa các nhóm từ như sau:

a Nhóm các từ thuộc từ loại danh từ

* Danh từ trừu tượng

Khi giải nghĩa các danh từ trừu tượng, tôi hướng dẫn HS làm như sau:

- Chọn được các từ gọi tên các nét nghĩa khái quát

- Xác định rõ phạm trù nghĩa của các từ cần giải nghĩa

- Tùy đặc điểm riêng từng từ mà có thể chọn một trong các từ sau: sự, cuộc,

những, phạm vi, lĩnh vực, nơi làm từ công cụ để mở đầu nét nghĩa khái quát cho

mỗi từ

Trang 11

Ví dụ:

Tôi hướng dẫn HS giải nghĩa từ: “Tư tưởng”:

- Chọn được các từ gọi tên các nét nghĩa khái quát: suy nghĩ hoặc ý nghĩ ( tập trung tư tưởng)

- Xác định rõ phạm trù nghĩa của các từ cần giải nghĩa: quan điểm và ý nghĩa

chung của người đối với hiện thực khách quan (tư tưởng tiến bộ, tư tưởng phong

kiến )

- Chọn từ công cụ để mở đầu cho nét nghĩa “sự”

Vậy, “tư tưởng” là sự suy nghĩ hoặc ý nghĩ ( tập trung tư tưởng), quan

điểm và ý nghĩa chung của người đối với hiện thực khách quan (tư tưởng tiến bộ,

tư tưởng phong kiến )

Khi dạy bài Cửa sông (TV5- T2 - Tr 75), tôi đã hướng dẫn HS giải nghĩa từ

“Tôm rảo” : một loại tôm (nghĩa khái quát) sống ở vùng nước lợ, thân nhỏ và dài

Với các từ chỉ đồ vật, dụng cụ, đồ dùng hoặc phương tiện sản xuất, sau nét nghĩa phạm trù là nét nghĩa hình dáng, kích thước, cấu tạo và cuối cùng là nét nghĩa

chức năng

Ví dụ:

+ (cái) Bay (TV5- T1- Tr 148): đồ vật (nét nghĩa phạm trù), dụng cụ của thợ nề, gồm một miếng thép mỏng hình lá lắp vào cán (nét nghĩa hình dáng, kích thước, cấu

tạo) , dùng để xây, trát, láng ( nét nghĩa chức năng)

Khi giải nghĩa các từ bàn, ghế, sập, các em sẽ miêu tả cấu tạo các đồ vật này na

ná như nhau, nhưng nhất thiết các em phải nói được bàn dùng để kê viết hoặc đặt đồ

đạc, ghế dùng để ngồi, sập dùng để nằm Các đồ vật này khác nhau về chức năng

Trang 12

Thực tế ở tiểu học, rất nhiều trường hợp học sinh thậm chí cả giáo viên chỉ nêu được nét nghĩa chức năng khi giải nghĩa danh từ chỉ đồ vật dụng cụ

Ví dụ:

+ men:(TV 5 - T1 – Tr118) chất được dùng trong quá trình làm bia , rượu; chất

gây say

- Cách giải nghĩa các từ chỉ động, thực vật

Khi giải nghĩa các từ thuộc loại này, giáo viên có thể nêu đây là một loại động

vật, thực vật, thuộc họ Tuy nhiên để giảng nghĩa ngắn gọn, giáo viên nên nêu trực

tiếp nghĩa khái quát của từng loại, tiếp đến là các nét nghĩa hình dáng, kích thước, môi

trường sống hoặc tính năng của loài động vật, thực vật đó

b Nhóm các từ thuộc loại động từ

Chia động từ thành ba loại: động từ chỉ hành động, động từ chỉ trạng thái và

động từ chỉ quá trình nghĩa chỉ ở loại vừa nêu chính là nét nghĩa khái quát, mở đầu

cho lời giải nghĩa động từ theo cách định nghĩa Việc xác định các nét nghĩa tiếp theo cũng căn cứ vào nét nghĩa khái quát này Chẳng hạn khi giải nghĩa một động từ hành động, người giải nghĩa phải nêu được các nét nghĩa hành động tự thân hay hành động tác động, cách thức hành động và kết quả hành động

Ví dụ:

Trang 13

+ Trình (TV5- T2 – Tr84): hoạt động, đưa ra để người trên xem xét và giải

quyết

Đối với các động từ chỉ ý nghĩa quá trình, sau nét nghĩa phạm trù cần nêu được

nét nghĩa chỉ diễn biến hoặc kết quả của quá trình biến đổi

Khi giải nghĩa các động từ chỉ trạng thái, nêu trạng thái của đối tượng trong một tình trạng cụ thể như trạng thái tâm lí: xao xuyến, bồi hồi, băn khoăn, bối rối Hoặc trạng thái vật lí của sự vật: nứt, vỡ, mẻ, sứt cũng có thể là các trạng thái, tình trạng xã hội: náo loạn, nháo nhác, hỗn loạn, xôn xao Còn khi giải nghĩa các tính từ chỉ tính chất tâm lí, đặc điểm của người cần nêu rõ nét nghĩa thường biểu thị các đặc điểm của đối tượng và kèm theo thang độ đánh giá

Ví dụ:

+ Ác: tính chất gây hại, đau khổ, tai họa cho người khác

c Nhóm từ thuộc loại tính từ

Tính từ thường được chia làm hai loại:

- Tính từ không mức độ: Để thể hiện được mức độ đặc điểm, tính chất mà

chúng biểu thị, những tính từ này có thể kết hợp với các từ: rất, quá, lắm

Ví dụ: trắng, vàng, xanh, đỏ, tròn

- Tính từ có mức độ: các tính từ này đã hàm chứa ý nghĩa mức độ nên chúng

không kết hợp được với các từ rất, quá, lắm Vì vậy khi dạy các em giải nghĩa các

từ thuộc từ loại tính từ, nét nghĩa phạm trù cần nêu trước hết chính là nét nghĩa tính chất, đặc điểm Các nét nghĩa cần trình bày theo lối miêu tả

Trang 14

Loại này có 2 tiểu dạng

+ Dạng 1: Cho sẵn các từ yêu cầu học sinh tìm trong các nghĩa đã cho nghĩa

phù hợp với từ

Ví dụ: * Bài tập 1(TV5- T1- Tr 47) Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ

hoà bình:

a, Trạng thái bình thản

b, Trạng thái không có chiến tranh

c, Trạng thái hiền hoà, yên ả

+ Dạng 2: Cho từ và nghĩa của từ, yêu cầu học sinh xác lập sự tương ứng

Sinh thái Tên gọi chung các vật sống, bao gồm động vật, thực

vật và vi sinh vật, có cinh ra, lớn lên và chết

hình thái Hình thức biểu hiện ra bên ngoài của sự vật, có thể

quan sát được

B Giải nghĩa theo lối so sánh từ đồng nghĩa, gần nghĩa hoặc trái nghĩa

Trang 15

Đây là cách giải nghĩa một từ bằng cách quy nó về những từ đã biết, các từ dùng để quy chiếu đó phải được giảng kĩ

Ví dụ: Khi dạy bài “ Tranh Làng Hồ”, tôi hướng dẫn HS giải nghĩa từ thuần

phác như sau:

+ Thuần phác (TV5- T2- Tr 88): chất phác, mộc mạc

Vì từ đồng nghĩa thường khác nhau về sắc thái cho nên cách giảng theo lối so sánh từ đồng nghĩa nên kết hợp với cách giảng định nghĩa hoặc với cách giảng theo lối miêu tả Bên cạnh việc đưa ra các từ đồng nghĩa, gần nghĩa để đối chiếu, cần bổ sung thêm những nét nghĩa riêng cho từng từ nên khi giải nghĩa chúng ta có thể chỉ cần làm

rõ nghĩa một từ nhưng việc xác định loạt đồng nghĩa sẽ giúp chúng ta hiểu rõ nghĩa của từ cần giải nghĩa hơn

Ví dụ:

Khi giải nghĩa từ lốc (cơn lốc), chúng ta đưa từ này về loạt đồng nghĩa: lốc, gió,

bão, giông, giông tố, Trong loạt từ trên, chúng ta chọn từ gió làm từ trung tâm rồi

giảng nghĩa từ thật kĩ, rồi bổ sung những nghĩa đặc thù cho các từ lốc, bão, giông

+ gió: là hiện tượng không khí trong khí quyển chuyển động thành luồng từ

vùng có áp suất cao đến vùng có áp suất thấp

+ lốc: gió xoáy mạnh trong phạm vi nhỏ

+ giông: biến động mạnh của thời tiết, thường có gió to giật mạnh và có sấm

Trang 16

+ vàng xuộm: màu vàng đậm trên diện rộng

+ vàng xọng: màu vàng gợi cảm giác mọng nước

+ vàng lịm: màu vàng gợi cảm giác rất ngọt

Hoạt động giải nghĩa các từ ghép chính phụ cùng hình vị chính, khác nhau về hình vị phân nghĩa sắc thái hóa, cũng thực hiện theo cách thức nêu trên

Giải nghĩa từ bằng cách so sánh với từ trái nghĩa, giáo viên cần chú ý bản

chất của từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược, đối lập nhau xét theo một phạm trù nhất định Tuy nhiên cần phân biệt, có những cặp từ trái ngược nhau tạo thành hai cực mâu thuẫn, phủ định cực này tất yếu phải chấp nhận cực kia

Ví dụ:

+ trắng – đen; trên- dưới Khi nói trên có nghĩa là không phải ở dưới

Có những từ trái nghĩa phương hướng là các từ chỉ hướng đối lập nhau trong không gian hoặc thời gian

Ví dụ:

nam- bắc; đông – tây; lên – xuống; ra – vào

Lại có những từ trái nghĩa thang độ, tức là những cặp từ có nghĩa trái ngược nhau tạo thành hai cực có điểm trung gian, phủ định cực này chưa hẳn đã tất yếu chấp nhận cực kia

Ví dụ:

+ nóng – lạnh, ở giữa có mát, ấm; già – trẻ, ở giữa có trung niên Vì thế khi giải nghĩa từ bằng cách so sánh với các từ trái nghĩa, có trường hợp ta nói: sao nhãng (TV5- T2- Tr153) là không nhớ ( cặp quên – nhớ) Nhưng không thể giải nghĩa rủi (TV5- T2- Tr126) là không may mắn Vì cặp rủi – may còn có nghĩa từ bình thường (cuộc đời rủi ro, cuộc đời bình thường, cuộc đời may mắn) Trong thực tế, học sinh thường quen giải nghĩa theo kiểu đối lập có – không Như vậy, giáo viên cần chú ý

giải thích rõ hơn cho các em hiểu

C Giải nghĩa theo cách miêu tả

* Cách này có hai dạng:

Trang 17

- Thứ nhất là dạng dẫn tính chất (hiện tượng thường gặp) để giúp cho học sinh

hiểu ý nghĩa của từ

Ví dụ:

+ màu ngọc lam(TV5 - T1-Tr12): chỉ màu sắc có màu xanh đậm

- Thứ hai là đối với các từ có chức năng biểu hiện cao như các từ láy sắc thái

hóa, hoặc từ ghép phân nghĩa sắc thái hóa, một mặt vừa phải kết hợp cách giảng theo định nghĩa, mặt khác phải dùng lối miêu tả Để miêu tả, chúng ta có thể lấy một sự vật, hoạt động cụ thể làm chỗ dựa rồi miêu tả sự vật, hoạt động đó sao cho nổi bật lên các nét nghĩa chứa đựng trong từ

Ví dụ:

+ vật vờ: lay động nhẹ, yếu ớt, như không có sức mạnh chống đỡ từ bên trong,

mặc cho sức mạnh bên ngoài kéo đi, lôi lại như cây cỏ dài lay động trong làn nước nhẹ

Nếu như cách giải nghĩa theo định nghĩa bắt đầu từ các ý nghĩa biểu niệm thì giảng nghĩa theo cách miêu tả về cơ bản là bắt đầu bằng một ý nghĩa biểu vật tiêu biểu nhất để giúp học sinh lĩnh hội được nghĩa biểu vật Điều này cho phép giáo viên chấp nhận những lời giải nghĩa của học sinh như sau:

* Bài tập đọc: Quang cảnh làng mạc ngày mùa (TV5- T1- Tr10)

+ Vàng ối: là màu vàng của lá mít

+ Vàng xuộm: là màu của cánh đồng lúa chín đều

+ Vàng giòn: là màu vàng của rơm, rạ phơi rất khô

D Giải nghĩa theo cách phân tích từ ra từng tiếng và giải nghĩa từng tiếng

Cách giải nghĩa này có ưu thế đặc biệt khi giải nghĩa từ Hán việt Việc giải nghĩa từng tiếng rồi khái quát nêu ý nghĩa chung của cả từ sẽ giúp học sinh cơ sở nắm vững nghĩa từ

Ví dụ: + Nhân quyền: (TV5- T2- Tr 147) : nhân: người; những điều được

hưởng, được làm, được yêu cầu theo quy ước chung trong cộng đồng và theo quy ước của pháp luật

Trang 18

Nhân quyền: những điều mà con người được hưởng, được làm, được yêu cầu,

theo quy ước chung trong cộng đồng và theo quy ước của pháp luật

Biện pháp 2 Các biện pháp tìm hiểu ý nghĩa của một số từ ngữ có giá trị nghệ thuật trong văn bản Tập đọc

Tác phẩm văn học vốn hàm súc và có nhiều tầng ý nghĩa Việc đọc hiểu văn bản nghệ thuật thực chất là khai thác hàm ý ẩn sâu trong câu chữ, hình ảnh, hình tượng của tác phẩm Đối với học sinh tiểu học, yêu cầu này là khó đối với các em Giáo viên cần có biện pháp giúp các em huy động vốn hiểu biết của mình từ các môn học khác và từ trong cuộc sống để hiểu nghĩa của từ ngữ có giá trị nghệ thuật Nhưng làm thế nào để giúp học sinh nhận ra các từ ngữ được dùng một cách nghệ thuật Điều này đòi hỏi giáo viên không chỉ hướng dẫn mà cần có các bài tập cụ thể để học sinh thực hành nhận diện và phân tích Việc tìm hiểu ý nghĩa của một số từ ngữ có giá trị nghệ thuật trong văn bản tập đọc nên thực hiện như sau:

A Nhận diện các từ ngữ nghệ thuật

Trước khi tìm ra các biện pháp phân tích từ ngữ nghệ thuật, giáo viên cần giúp học sinh nhanh chóng tìm ra các từ dùng hay trong văn bản

Chưa phân tích làm sao biết được từ ngữ đó dùng hay như thế nào nhưng bằng

sự hiểu biết về tính cụ thể, tính trừu tượng trong nghĩa của từ, về hiện tượng nhiều nghĩa và các quan hệ ngữ nghĩa giáo viên có thể đặt ra các câu hỏi định hướng để học sinh xác định từ ngữ nghệ thuật

Ví dụ : Khi dạy bài tập đọc Quang cảnh làng mạc ngày mùa SGK yêu cầu trả lời

câu hỏi sau: hãy chọn một từ chỉ màu sắc trong bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa

mà em thích nhất ?

Với bài tập như trên, học sinh sẽ biết cách chỉ ra các từ ngữ mà các em thích, hoặc được gợi ý là từ ngữ đó được dùng độc đáo, sáng tạo Yêu cầu các em tìm từ ngữ thể các biện pháp tu từ Thực hiện bài tập trên các em sẽ tìm ra được các từ dùng đắt trong văn bản nghệ thuật Còn các từ đó được dùng nghệ thuật ra sao, giáo viên cần phải hướng dẫn cụ thể

Trang 19

B Đặt từ cần tìm hiểu trong hệ thống để phân tích

Một nguyên tắc của việc phân tích từ ngữ trong tác phẩm văn học, là chú ý để phát hiện ra tính thống nhất cũng tức là tính hệ thống giữa các từ ngữ với chủ đề của tác phẩm Nghĩa là từ ngữ mà giáo viên và học sinh đang xem xét đã cùng với các từ ngữ khác trong hệ thống bộc lộ ý chủ đạo của văn bản ra sao và giá trị riêng của từ ngữ đó là gì Với học sinh tiểu học chúng ta không nên hoặc hạn chế dùng khái niệm

hệ thống khi hướng dẫn học sinh phân tích từ ngữ mà chỉ lên dùng cách nói: tìm điểm

chung, điểm riêng giữa từ đang tìm hiểu với các từ khác

Ví dụ 1: Có thể dùng từ nào thay thế cho từ đẫm trong câu:

Với đôi cánh đẫm nắng trời

Bầy ong bay đến trọn đời tìm hoa

Đối với bài tập trên, hình thức giống bài tập thay thế, tích cực hóa vốn từ nhưng thực chất là dạng bài tập gợi ý phân tích từ ngữ theo lối so sánh đồng nhất và đối lập

Khi làm bài tập này chắc chắn học sinh phải tìm từ đồng nghĩa với từ đẫm như: sũng,

thấm đẫm, ngập,vv và phân tích đối chiếu để khẳng định từ đẫm dùng trong ngữ

cảnh này là hợp lí nhất, có tác dụng gợi hình ảnh và biểu cảm rõ rệt

Ngôn ngữ trong các tác phẩm văn học thường có tính nhiều nghĩa Các từ ngữ được dùng độc đáo, sáng tạo thường hàm ý gợi sự liên tưởng phong phú Làm thế nào

để học sinh tiểu học vốn quen với tư duy cụ thể có thể hiểu được các nghĩa khác nhau trong từ nhiều nghĩa, từ nghĩa trực tiếp, cụ thể đến nghĩa gián tiếp, trừu tượng Giáo viên cần hiểu hiện tượng nhiều nghĩa trong ngôn ngữ nghệ thuật tuy khác nhưng vẫn

bị chi phối bởi những quy tắc chi phối hiện tượng nhiều nghĩa trong ngôn ngữ Vì thế biện pháp giải nghĩa các từ nhiều nghĩa được dùng có giá trị nghệ thuật cần phải bám chắc vào các quan hệ ngữ nghĩa mà tìm ra những giá trị nội dung và nghệ thuật của từ cần phân tích

C Phân tích mối quan hệ giữa nghĩa chính và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa

Ngày đăng: 29/12/2016, 19:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w