1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Phân tích vai trò của ẩm thực trong đời sống xã hội của mỗi một quốc gia trên thế giới

149 2,6K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 149
Dung lượng 12,97 MB

Nội dung

Giới thiệu và mô tả văn hóa ẩm thực của nhiều quốc gia trên thế giới ở các châu lục khác nhau để có thể thấy được những nét độc đáo riêng biệt mang tính chất vùng miền của ẩm thực nơi nó sinh ra. Phong tuc tập quán hòa trộn với kinh nghiệm bàn tay khéo léo của các “ đầu bếp dân gian hay đầu bếp chuyên nghiệp’’ làm nên sự đặc trưng cho mỗi món ăn của đất nước mình.

Trang 1

Đề bài: Phân tích vai trò của ẩm thực trong đời sống xã hội của mỗi mộtquốc gia Lấy ví dụ để minh chứng cho luận điểm đó Những ý kiến đề xuất để

phát huy di sản văn hóa này trong hoạt động du lịchMục lục:

Tài liệu tham khảo

Khái quát chung:

 Địa hình ,khí hậu, tập quán sông có ảnh hưởng rất quan trọng đếnẩm thực của mỗi quốc gia ,châu lục.địa hình , khí hậu tạo môi trường thuận

Trang 2

lợi cho việc trồng các nguồn nguyên liệu đặc trưng một yếu tố quan trọngđầu tiên để làm nên món ăn ngon truyền thống của mỗi quốc gia.

 Bên cạnh yếu tố bản địa thì không thể không nhắc đến yếu tố dunhập văn hóa,sự di dân di cư làm giàu cho văn hóa ẩm thực của mỗi quốc giahay vùng miền.phát triển kèm theo sự hội nhâp mọi mặt trong đó không thểthiếu đến văn hóa ẩm thực mà cùng với sự di dân tự nhiên mỗi người mangtheo món ăn tuyền thống làm giàu thêm nét ẩm thực cho mỗi quốc gia vùngmiền

 Phong tuc tập quán hòa trộn với kinh nghiệm bàn tay khéo léo củacác “ đầu bếp dân gian hay đầu bếp chuyên nghiệp’’ làm nên sự đặc trưngcho mỗi món ăn của đất nước mình

 ẩm thực trở thành một thành tố không thể thiếu cho mỗi con người

về mặt sinh học giúp duy trì sự sống,cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.về mặt

y hoc ẩm thực giúp cân bằng cho cơ thể giúp con người phòng và chữabênh,ẩm thực thể hiện truyền thống,văn hóa của mỗi dân tộc vùng miền,…

A: CHÂU Á ( Ngô Thị Trang)

Trang 3

I KHÁI QUÁT CHUNG

Diện tích: 44,579,000 km2

Dân số: 4,299 tỷ người ( năm 2013)

Mật độ dân số: 89người /km2

Quốc gia: 47 quốc gia :

Iran Trung Quốc

Trang 5

(chiếm 29.9% diện tích mặt đất) và có 4 tỉ người, chiếm 60% dân số hiện naycủa thế giới.

Sự phân chia ranh giới giữa châu Á và châu Phi là eo đất Suez (mặc dùbán đảo Sinai, một phần của Ai Cập, nằm về phía đông của kênh đào này thôngthường về mặt địa lý-chính trị được coi là một phần của châu Phi) Ranh giớigiữa châu Á và châu Âu chạy qua eo biển Dardanelles, biển Marmara, eo biểnBosphorus, tới Biển Đen, dãy núi Kavkaz, Biển Caspi, dọc theo dãy núi Ural tớiBiển Kara ở Kara, Nga

Châu Á, khi được xem xét theo khía cạnh chính trị, bao gồm một phần củađại lục Á-Âu và các quần đảo gần kề trong Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương,

và thông thường không bao gồm Nga Một số quốc gia châu Á có lãnh thổ vượt

ra ngoài châu Á

1 Vị Trí địa lý:

- Châu Á, khối lục địa khổng lồ nằm hoàn toàn trên bán cầu Bắc (chỉcó một số đảo kéo dài xuống bán cầu Nam) và chiếm một không gian rất rộng: + Điểm cực Bắc là mũi Seliusky trên bán đảo Taymyrthuộc Nga ở vĩ tuyến 77°44' Bắc

+ Điểm cực Nam là mũi Piai trên bán đảo Mã Lai ở vĩtuyến 1°16' Bắc Từ Bắc xuống Nam của châu Á kéo dài hơn 76 vĩ tuyến, tức làkhoảng 8500km

+ Điểm cực Tây của châu Á là mũi Baba trên bán đảo Tiểu

Á thuộc Thổ Nhĩ Kỳ ở tọa độ 26°4' Đông

+ Điểm cực Đông là mũi Dezhnev trên bán đảo Chukostkithuộc Nga ở kinh tuyến 169°40' Đông

Nếu tính cả các đảo hoặc quần đảo thì điểm cực Bắc của châu Á lên tới tận81°13' trên đảo Komsomolets thuộc Liên bang Nga, còn điểm cực Nam xuốngtới tận đảo Dana thuộc Indonesia.Chiều rộng từ bờ Tây đến bờ Đông nơi lãnhthổ rộng nhất là 9200 km

- Phía Bắc tiếp giáp với Bắc Băng Dương

- Phía Nam tiếp giáp với Ấn Độ Dương

- Phía Đông tiếp giáp với Thái Bình Dương

- Phía Tây tiếp giáp với phần phía Đông Địa Trung Hải

-> Vị trí địa lý của Châu Á là điều kiện cho sự giao thoa các nền văn hóa từmọi phương trên thế giới cũng chính là sự giao thoa, tiếp nối có chọn lọc cácnền văn hóa ẩm thực

2 Thủy Văn

- Ở châu Á có nhiều hệ thống sông lớn vào bậc nhất thế giới, hằng nămcác sông đổ ra biển một khối lượng nước khổng lồ Sự phát triển của các hệ

Trang 6

thống sông lớn đó là do lục địa có kích thước rộng lớn, đồng thời các núi và sơnnguyên cao lại tập trung ở vùng trung tâm, có băng hà phát triển, là nơi bắtnguồn của nhiều con sông Các sông chảy qua các sơn nguyên và đồng bằngrộng, có khí hậu ẩm ướt nên thuận lợi cho việc hình thành các con sông lớn Tấtcả các con sông lớn như Hoàng Hà, Dương Tử, Hắc Long Giang, Mê Kông, Ấn,Hằng đều hình thành trong các điều kiện như vậy.

- Phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, sự phân bố mạng lưới sông và chế độsông trên lục địa không đều Ở các vùng có mưa nhiều thì mạng lưới sông ngòiphát triển, các sông có nhiều nước và đầy nước quanh năm Trái lại, ở các vùngkhô hạn như Trung Á, Nội Á và bán đảo Ả Rập thì mang lưới sông rất thưathớt, thậm chí có những nơi không có dòng chảy Ở châu Á, lưu vực nội lưuchiếm một diện tích rất rộng tới 18 triệu km², bằng khoảng 41,3% diện tích châulục

- Về chế độ sông phụ thuộc vào chế độ mưa và nguồn nước cung cấp cóthể phân chia thành mấy kiểu chính sau:

Sông chảy trong các miền khí hậu xích đạo và ôn đới hải dương có nguồncung cấp nước chủ yếu do mưa Ở đây, lượng mưa phân bố đều quanh năm nênsông có nhiều nước và đầy nước thường xuyên

- Sông chảy trong các miền khí hậu gió mùa, có mưa chủ yếu vào mùa hạnên nước sông lớn vào hạ-thu và cạn vào đông-xuân Sông Hồng tại miền BắcViệt Nam thuộc kiểu chế độ này

Sông chảy trong miền cận nhiệt Địa Trung Hải có mưa về mùa đông nênnước sông lớn vào mùa đông và khô cạn vào mùa hạ,

Sông chảy trong miền khí hậu cận cực, ôn đới lục địa, có nguồn cung cấpnước chủ yếu vào mùa xuân do tuyết tan và mưa vào xuân-hạ nên nước lớn vàocuối mùa xuân và đầu mùa hạ Về mùa đông, các sông đóng băng trong mộtthời gian dài

Các sông chảy trong miền khí hậu khô hạn, nguồn cung cấp nước chủ yếu

do tuyết và băng tan từ núi cao nên có nước lớn vào cuối mùa xuân, đầu mùa hạ

và lưu lượng giảm dần về hạ lưu

Sông Hoàng Hà

Sông MeKong

Trang 7

Sông Hằng

Trang 8

-> Với nhiều nền văn minh sông nước như: văn minh sông Hằng, văn minh sông Hoàng Hà: từ xa xưa trong cơ cấu bữa ăn của người Châu á luôn có món cá hay các loại thủy hải sản do đặc tính sông nước.

Chả cá Lã Vọng nổi tiếng của Việt Nam

- Cá quả được cắt miếng vuông ướp với gia vị và nướng trên than hồng sau đó cho vào xào một lần nữa với các loai rau mùi như: hành lá, thìa là

Món ăn kèm với bún Sự thơm ngon hấp dẫn còn phụ thuộc vào bí quyết của mỗi người đầu bếp làm ra nó

Trang 9

Lẩu Cá Kèo lá giang

Lẩu cá kèo lá giang vốn là món ăn rất dân dã, giản dị, đặc trưng của ngườimiền Tây Nam Bộ Với hương vị lẩu chua chua, thơm thơm ngon chắc chẳng aicó thể quên được nếu lần đầu thưởng thức Vì có sức hấp dẫn rất riêng mà lẩucá kèo đã dần được nhiều vùng miền biết đến

Cách làm món lẩu cá kèo lá giang không khó, chỉ cần bạn chuẩn bị đầy đủgia vị để chế nước dùng ngon là sẽ có ngay nổi lẩu đầy hấp dẫn

Thưởng thức những con cá kèo be bé ngọt thịt, mềm ngon hòa quyện vớinước dùng chua chua, nóng hổi lúc nào cũng bốc hơi nghi ngút, cảm giác thật làtuyệt Các món ăn kèm với lẩu cũng rất phong phú như rau muống, rau rút, rauđắng, đậu bắp, hoa chuối và bún

3 Khí Hậu

- Châu Á kéo dài từ Bắc Cực cho đến xích đạo nên lượng bức xạ MặtTrời phân bố không đều, giảm dần từ Nam lên Bắc Ở các vĩ độ phía Nam, tổnglượng bức xạ hằng năm cao, thay đổi từ 120-180 kcal/cm², trong đó vùng TâyNam Á đạt cao nhất, từ 180-220 kcal/cm² Ở các vĩ độ trung bình từ 100-120kcal/cm², còn các vùng từ vòng cực trở lên phía Bắc thì không quá 80 kcal/cm².Lượng bức xạ phân bố không đồng đều là nguyên nhân chủ yếu làm cho điềukiện nhiệt nói riêng và khí hậu nói chung thay đổi từ Nam lên Bắc

Trang 10

- Châu Á rộng, với dạng hình khối vĩ đại đã làm cho các vùng nội địaquanh năm chịu ảnh hưởng của khối khí lục địa khô, dễ bị sưởi nóng và hóalạnh theo mùa Đó là điều kiện hình thành các trung tâm khí áp Mặt khác, điềukiện nhiệt và khí áp đó lại tương phản với các đại dương xung quanh theo mùa,làm cho gió mùa phát triển rộng khắp châu lục Có thể nói châu Á là châu lụcduy nhất trên thế giới có đầy đủ các kiểu khí hậu gió mùa: gió mùa xích đạo, giómùa nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới.

- Các kiểu khí hậu của Châu Á:

+ Khí hậu cực

+ Khí hậu cận cực

+ Khí hậu ôn đới

+ Khí hậu cận nhiệt đới

+ Khí hậu nhiệt đới

+ Khí hậu cận xích đạo

-> Với việc đa dạng khí hậu như vậy là điều kiện đa dạng nhiều loài độngthực vật , các loại thực vật như các loài rau xứ lạnh: bắp cải, xu hào, cảithảo, và các loài rau xứ nóng như: rau muống, rau mồng tơi, gừng, tỏi,ớt khiến cho việc món ăn Châu Á cũng đa dạng theo từ các nguồn nguyênliệu thuần túy.các loại trái cây: sầu riêng, dừa, chôm chôm, nhãn vải, xoài,măng cụt, đào, vú sữa

Bởi thế mà bữa ăn của người Châu Á luôn có Cơm Cá và rau

Trang 11

4.Chủng tộc

Cư dân châu Á thuộc 3 chủng tộc lớn trên thế giới Đó là:

- Mongoloid: Bao gồm cư dân sống ở Đông Á, Đông Nam Á, một phần ởBắc Á và Nội Á Người Mongoloit hay còn gọi là người da vàng, có đặc điểmchung là lớp lông phủ trên mặt và người ít, tóc đen, thẳng và hơi cứng, da màuvàng hung, mũi hơi thấp, mặt rộng, lưỡng quyền cao và xếp nếp mi mắt rõ Tổtiên của họ có lẽ là những cư dân cổ sống ở vùng Nam Siberi và Mông Cổ.Người Mongoloid chiếm một tỉ lệ rất lớn trong tổng số dân cư châu Á, và đượcchia thành hai hay nhiều tiểu chủng tộc khác nhau

- Tiểu chủng tộc Mongoloid phương Bắc gồm cư dân vùng Siberi

và phần Bắc vùng Nội Á, bao gồm người Siberi (người Eskimo, người Evanks),người Mông Cổ, Mãn Châu, Nhật Bản, Triều Tiên và Bắc Trung Quốc Ngoàinhững đặc điểm của người Mongoloid nói chung, người Mongoloid phươngBắc còn có tầm vóc cao hơn và nước da sáng hơn

Tiểu chủng tộc Mongoloid phương Nam gồm người Nam Trung Quốc vàcác nước Đông Nam Á Tiểu chủng tộc được hình thành do sự hòa huyết giữangười Mongoloid với người Negroid Vì thế họ có da màu vàng sậm, cánh mũirộng, môi hơi dày, tóc làn sóng và hàm hơi vẩu

Europeoid: bao gồm toàn bộ cư dân sống ở vùng Tây Nam Á và một số ởBắc Ấn Độ, Trung Á và Nội Á Để phân biệt với người châu Âu, nhóm ngườinày được gọi chung là tiểu chủng tộc Europeoid phương Nam Họ có đặc điểm

da ngăm, tóc và mắt đen hơn người phương Bắc, đầu dài, tầm vóc trung bình

- Negroid: bao gồm cư dân sống ở vùng Nam Ấn Độ, Sri Lanka vàmột số rải rác ở Indonesia và Malaysia Nhóm người này chiếm một tỉ lệ khôngđáng kể trong tổng số dân toàn châu lục

Hình vẽ các tộc người Châu Á đầu TK XX

Trang 12

5.Tôn Giáo

Phần lớn dân số thế giới theo các niềm tin tôn giáo khởi nguồn từ châu Á.Các tôn giáo lớn trên thế giới hầu hết đều khởi nguồn từ châu Á và với phần lớnnhững người theo ngày nay đang sống ở châu Á bao gồm:

- Baha'i giáo, khởi nguồn ở Israel vào giữa thế kỷ 19

- Phật giáo, khởi nguồn ở Ấn Độ vào thế kỷ thứ 6 TCN

- Ấn giáo, khởi nguồn ở Ấn Độ vào khoảng 1500 năm TCN

- Hồi giáo, khởi nguồn ở Ả Rập Xê Út vào thế kỷ thứ 7 sau Công nguyên

- Jaina giáo, khởi nguồn ở Ấn Độ vào thế kỷ thứ 6 TCN

- Đạo Shinto, khởi nguồn ở Nhật Bản trước Công nguyên

- Đạo Sikh, khởi nguồn ở Ấn Độ vào thế kỷ 15

- Nho giáo, khởi nguồn ở Trung Quốc vào thế kỷ thứ 6 TCN

- Đạo giáo, khởi nguồn ở Trung Quốc vào thế kỷ thứ 5 hoặc thế kỷthứ 6 TCN

- Hỏa giáo, khởi nguồn ở Iran khoảng hơn 1000 năm trước CôngNguyên

- Cao Đài giáo, khởi nguồn ở Việt Nam vào năm 1926 của thế kỷ 20.Đạo Hòa Hảo, khởi nguồn ở Việt Nam vào năm 1939 của thế kỷ 20 vàđược xem là một nhánh của Tịnh Độ tông, Việt Nam

- Kitô giáo, khởi nguồn ở Israel vào những năm đầu Công Nguyên.Sau này Kitô giáo bị phân rẽ ra thành ba nhánh chính: Công giáo Rôma, ChínhThống giáo Đông phương và Kháng Cách

- Do Thái giáo, khởi nguồn ở Israel khoảng năm 2000 trước Côngnguyên

-> Ẩm thực Châu Á cũng phát triển theo sự đa dạng về tôn giáo Mỗi giáophái lại có một lối ăn riêng không giống nhau.\

VD: - Đạo phật kiêng kị sát sinh, kiêng ăn tanh vì vậy ẩm thựctrong đạo phật chính la "ẩm thực chay" , tín đồ của đạo phật rất lớn, và vì nhucầu trong việc cúng tế và ăn chay theo nguyên tắc nên các món chay rất pháttriển được làm từ những nguyên liệu rất gần gũi như: bí, khoai lang, cà, lạc, đỗ,đậu phụ nhưng được biến tấu, chế biến, bày biện rất đẹp mắt, một số mónchay như:

Trang 13

Cơm sen chay- một trong những món chay hấp dẫn để tiến vua

Trang 14

Món hủ tiếu chay

Xôi Vò

Ẩm thực chay của đạo phật có ảnh hưởng lớn tới nhiều quốc gia có tín đồ của đạo Điển hình là VIỆT NAM và TRUNG QUỐC

+ Ở Việt Nam các món chay được dân gian biến tấu rất đa dạng ,phong phú

và đặc sắc, là món gà mà không phải gà, là cá mà không phải cá, trong ẩm thực cung đình Huế các ,món chay rất được chú trọng và dùng để tiến Vua:

Trang 15

Nem Công Chay

điển hình của sự ảnh hưởng của đạo phật trong ẩm thực đó chính là VIỆT

NAM, TRUNG QUỐC tại Việt Nam hiện nay đang rất chuộng đồ chay vì ngon bổ an toàn và tốt cho sực khỏe

II.ẨM THỰC CHÂU Á

Ẩm thực (hay ăn uống) trong đời sông xã hội của người Châu Á cũng như mặc,ở vốn là một trong những nhu cầu vật chất thiết yếu của loài người, vốn gốc gác từ nhu cầu sinh lý, sinh học Trên diễn trình lịch sử và sự phát triển của kinh tế xã hội, văn minh, việc ăn uống trở thành một thành tố tổng thể trongcấu trúc văn hóa – xã hội Nó hình thành khẩu vị cá nhân đến khẩu vị cộng đồng

Trang 16

(gia đình, họ hàng, vùng miền), từ đó hình thành những nguyên lý, nguyên tắc, quy ước về ăn uống (cách hành xử, đối xử tạo nên triết lý, triết lý sống ( Việt Nam: ăn gió nằm sương, ăn trộm, ăn cưới, ăn giỗ…)

MỘT SỐ QUỐC GIA CÓ NỀN VĂN HÓA ẨM THỰC TIÊU BIỂU:

1.VIÊT NAM

Ẩm thực Việt Nam là cách gọi của phương thức chế biến món ăn, nguyên lý pha trộn gia vị và những thói quen ăn uống nói chung của mọi người Việt trên đất nước Việt Nam Tuy hầu như có ít nhiều có sự khác biệt, ẩm thực Việt Nam vẫn bao hàm ý nghĩa khái quát nhất để chỉ tất cả những món ăn phổ biến trong cộng đồng các dân tộc thiểu số nhưng đã tương đối phổ thông trong cộng đồng người Việt

Khí hậu nhiệt đới đem lại cho Việt Nam nguồn tài nguyên phong phú, đất đaimàu mỡ và thảm thực vật phong phú, làm tiền đề cho nền ẩm thực phong phú vềrau và canh

Ngoài ra lãnh thổ Việt Nam được chia ra ba miền rõ rệt là Bắc, Trung, Nam Chính các đặc điểm về địa lý, văn hóa, dân tộc, khí hậu đã quy định những đặc điểm riêng của ẩm thực từng vùng - miền Mỗi miền có một nét, khẩu vị đặc trưng Điều đó góp phần làm ẩm thực Việt Nam phong phú, đa dạng Đây là một văn hóa ăn uống sử dụng rất nhiều loại rau (luộc, xào, làm dưa, ăn sống); nhiều loại nước canh đặc biệt là canh chua, trong khi đó số lượng các món ăn códinh dưỡng từ động vật thường ít hơn Những loại thịt được dùng phổ biến nhất

là thịt lợn, bò, gà, ngan, vịt, các loại tôm, cá, cua, ốc, hến, trai, sò v.v Những món ăn chế biến từ những loại thịt ít thông dụng hơn như thịt chó, thịt dê, thịt rùa, thịt rắn, thịt ba ba thường không phải là nguồn thịt chính, nhiều khi được coi là đặc sản và chỉ được sử dụng trong một dịp liên hoan nào đó với rượu uống kèm Người Việt cũng có một số món ăn chay theo đạo Phật được chế biến từ các loại thực vật

Một đặc điểm ít nhiều cũng phân biệt ẩm thực Việt Nam với một số nước khác: ẩm thực Việt Nam chú trọng ăn ngon tuy đôi khi không đặt mục tiêu hàng

Trang 17

đầu là ăn bổ Bởi vậy trong hệ thống ẩm thực người Việt ít có những món hết sức cầu kỳ, hầm nhừ ninh kỹ như ẩm thực Trung Hoa, cũng không thiên về bày biện có tính thẩm mỹ cao độ như ẩm thực Nhật Bản, mà thiên về phối trộn gia

vị một cách tinh tế để món ăn được ngon, hoặc sử dụng những nguyên liệu dai, giòn thưởng thức rất thú vị dù không thực sự bổ béo (ví dụ như các món măng)

Ẩm thực Việt Nam đặc trưng với sự trung dung trong cách pha trộn nguyên liệu không quá cay, quá ngọt hay quá béo Các nguyên liệu phụ (gia vị) để chế biến món ăn Việt Nam vô cùng phong phú, bao gồm:

+ Nhiều loại rau thơm như húng thơm, tía tô, kinh giới, hành, thìa là, mùi tàu v.v.;

+ Gia vị thực vật như ớt, hạt tiêu, sả, hẹ, tỏi, gừng, chanh quả hoặc lá non;

+ Gia vị lên men như mẻ, mắm tôm, bỗng rượu, dấm thanh hoặc kẹo đắng, nước cốt dừa

- Bữa ăn gia đình Việt truyền thống:

+ Một nồi cơm chung cho cả gia đình (mỗi người một bát và đôi đũa)

+ Một bát nhỏ đựng nước chấm (nước mắm, tương hoặc xì dầu) cả gia đìnhdùng chung

+ Một món mặn có chất đạm động vật và chất béo được luộc, rán hoặc kho như thịt, cá

+ Một món rau luộc hoặc xào, hoặc rau thơm, rau sống, dưa muối

+ Một món canh có thể đậm đà, cầu kỳ nhưng cũng không hiếm khi chỉ đơngiản là một bát nước luộc rau

Trang 18

Bánh xèo Nam Bộ

Trang 19

Cơm Tấm Nam Bộ

Cá kho tộ

Trang 20

Xôi Cốm

Phỏ bò

Trang 21

2 ẨM THỰC HÀN QUỐC

Sự kết hợp giữa khí hậu đại lục và khí hậu biển phân chia khí hậu Hàn Quốcthành 4 mùa rõ rệt, mùa xuân và mùa thu ngắn, mùa hè nóng và ẩm ướt, mùa đông kéo dài với gió khô và tuyết dày

Đất đai khô cằn và mùa đông khắc nghiệt khiến người Hàn Quốc từ xưa đã có thói quen phơi khô rau, tích trữ lương thực "xanh" cho mùa đông

Người Hàn Quốc tìm cách muối rau củ để trữ đông nhằm duy trì chất xơ, đảm bảo có rau trong suốt cả mùa đông lạnh giá

Trang 22

kim chi bắp cải

Ẩm thực truyền thống Hàn Quốc, bao gồm ẩm thực cung đình , đặc sản địa phương và ẩm thực hỗn hợp hiện đại Thành phần và cách chế biến rất khác nhau, và nhiều món đã nổi tiếng thế giới Các món ẩm thực được trình bày trongbài này rất khác với ẩm thực cung đình, và chỉ thông dụng với người bình

thường

Một số món ăn Hàn Quốc

Thành phần món ăn phần lớn làm từ gạo, rau, thịt và đậu phụ Các bữa ăn truyền thống thường có nhiều món ăn phụ, như là: (banchan) ăn kèm với cơm, canh, và kim chi (một loại banchan có vị cay, được lên men từ rau củ, nhiều nhất là làm từ cải bắp, củ cải và dưa leo) Mọi bữa ăn đều đi kèm với nhiều loại banchan

Món ăn Hàn Quốc luôn luôn có các loại gia vị như: dầu mè, toenchang (bột đậu nành lên men), nước tương (xì dầu), muối ăn, tỏi, gừng và koch'uchang (bột ớt đỏ) Triều Tiên là quốc gia tiêu thụ tỏi hàng đầu châu Á

Cách nấu nướng cũng thay đổi theo mùa, đặc biệt là trong mùa đông, thường hay dựa vào kim chi và các loại rau củ ngâm được bảo quản trong những lọ gốmchôn dưới nền đất ở trong sân nhỏ Việc chuẩn bị món ăn thường rất công phu

Người Hàn Quốc nói chung không bới cơm hoặc canh sang chén bát riêng mà được đặt sẵn ở trên bàn cho từng người và ăn bằng thìa Banchan được ăn bằng đũa

Cách sắp đặt một bữa ăn cơ bản, bao gồm:

Cơm cho mỗi người trong bát sâu bằng gốm hoặc thép không rỉ, luôn có nắp đậy ở phía bên trái người ăn

Canh nóng cho mỗi người trong một cái bát nông hơn, đặt phía bên phải chén cơm Hoặc dùng chung trong bát canh to đặt giữa bàn

Thìa và đũa đặt ở phía phải bát canh

Nhiều chén nhỏ để chứa các món banchan phụ dùng chung

Trang 23

Ẩm thực Hàn Quốc luôn coi trọng về hình thức nên thường bày biện rất đẹp mắt,cầu kì, tỉ mỉ, mang tính thẩm mỹ cao.

Một số món ăn truyền thống và phổ biến:

- Gimbap "cơm rong biển": cơm và rau, trứng, thịt đem cuộn lại bằng rong biển và cắt thành từng miếng vừa ăn Không như món sushi của Nhật, cơm gimbap được tẩm muối và dầu mè

Trang 24

- Mandu : thường nhân thịt heo, thịt bò, rau, mì sợi, đậu phụ và kimchi Loại bánh này có thể đem luộc, chiên hoặc hấp.

- Pajeon : bánh kếp được làm chủ yếu từ bột và trứng, hành lá, hào, hoặc hến con rồi chiên lên

- Bindaetteok : bánh kếp được làm từ đậu xanh, hành lá, kimchi, hạt tiêu rồi đem chiên

- Ddukbokki : món nướng làm từ bánh gạo xắt lát, thịt bò tẩm gia vị, bánhcá, và rau với gochujang

- Bánh nếp xèo ớt: bột nếp thái miếng xào cùng bột ớt và sốt đặc biệt của Hàn quốc

Mỳ trộn

Trang 25

Mỳ lạnh

* Vai trò của ẩm thực ( cái ăn) cua người Châu Á, đó là:

Trang 26

- Sự coi trọng “Ăn” như một chuyện lớn hàng đầu của con người : khác vớiquan điểm của người phương Tây là “ ăn để sống chứ không phải sống để ăn”chính vì vậy khẩu vị của họ không thay đổi,họ có chung một khẩu vị,ăn những

đồ ăn sẵn: đồ hộp, xúc xích Khẩu vị riêng thành khẩu vị chung và đã hìnhthành nên những quán ăn nhanh fastfood, kfc.Nhưng với người Châu Á điểnhình là:

Vd: + Người Việt Nam quan niệm: “ có thực mới vực được đạo” Nhưvậy miếng ăn đã bắt mạch văn hóa, nó quan trọng đến mức như một đấng tốicao, toàn năng đến trời cũng không có quyền xâm phạm “ trời đánh tránh iếngăn”

+ Người Trung Quốc xưa có câu nói: "Dân dĩ thực vi thiên" Ýcâu này muốn nói, chuyện ăn uống mang một ý nghĩa đặc biệt, to lớn như trờivậy Đúng như thế, người không thể không ăn, động vật không thể không kiếmmồi, đó chính là bản năng sinh tồn Lão Tử, một nhà tư tưởng lớn, nhân vật đạidiện cho Đạo gia Trung Quốc khi bàn về "thánh nhân", hình tượng lý tưởng củacon người trong xã hội cũng nói:" Thánh nhân vì bụng, không vì mắt" Ý chỉ

"thánh nhân" chỉ coi trọng việc ăn cho no bụng chứ không quan tâm đến thếgiới muôn màu ngoài kia

+ Mạnh Tử coi một xã hội lý tưởng là xã hội mà ở đó những ngườigià trên bảy mươi tuổi có thể được ăn thịt Người Trung Quốc còn quan niệmchịu ơn người lúc hàn vi có thể đáp trả người cả tính mạng của mình Họ cònquan niệm "ma đói" là thê thảm nhất, vì vậy vào ngày rằm tháng bảy hàng nămvẫn còn có tập tục bày cơm rượu ra ngoài cửa cho những cô hồn đói khát được

ăn no nê trước khi trở về địa phủ Như vậy, dù là trong ý thức hay trong tiềm ýthức của người Trung Quốc, "Ăn" luôn có một vị thế quan trọng hàng đầu

- Coi trọng sự quây quần, đoàn tụ khi ăn: người Châu Á thường ngồi ăn chungmâm, quây quần bên nhau,không như người phương Tây ăn theo suất riêng.Đây là điểm khác biệt của Châu Á hay của phương Đông nói chung khi so sánhvới phương Tây Họ quan niệm rằng, những ai đã từng cùng ăn với nhau ítnhiều sẽ trở nên có tình cảm Anh em sở dĩ tình như thủ túc bởi cùng uống mộtdòng sữa mẹ, hàng xóm làng giềng sỡ dĩ tương thân tương ái bởi cùng uốngnước giếng làng

Biểu hiện rõ nét nhất của việc coi trọng sự quây quần đoàn tụ khi "Ăn" đó

là bữa cơm đoàn viên toàn gia đình Đặc biệt là trong những dịp lễ tết, dù là bôn

ba ở phương trời nào, những người trong gia đình đều muốn trở về quây quầnbên nhau cùng ăn bữa cơm đầy ý nghĩa này Ngoài ra, người Chau Á uống trà,

Trang 27

uống rượu cũng thường không chịu nổi sự cô đơn nếu chỉ có một mình Đóchính là lý do tại sao thi tiên Lý Bạch ( Trung Quốc) phải coi cái bóng của mình

và vầng trăng treo trên đầu là hai người bạn tri âm cùng uống rượu

- Mỗi quốc gia ở Châu Á: cái ăn thể hiện trình độ phát triển và sự giàu có haykhông

- Cái ăn còn thể hiện chiều sâu và bề dày lịch sử của mỗi dân tộc

“Ăn” còn lien quan tới các mặt đời sống xã hội khác của người Châu Á nhưchính trị, giao tiếp và ngôn ngữ:

Vd: + Cái ăn lien quan trong chính trị của người Trung Quốc: Tronglịch sử Trung Quốc, rất nhiều nhà chính trị, nhà tư tưởng đã nắm bắt được mốiliên quan giữa ẩm thực và đạo trị quốc Tinh hoa và nghệ thuật trong nấu ăn cóthể làm những ví dụ sinh động, cụ thể, dễ hiểu để chỉ đạo trị quốc Ví dụ nhưLão Tử trong chương sáu mươi của tác phẩm "Đạo đức kinh" có nói: " Trị đạiquốc giả nhược phanh tiểu tiên" ( Trị vì một nước lớn cũng giống như xào nấucon tôm con cá nhỏ) Vì sao có thể có sự so sánh ấy? Bởi vì khi xào nấu contôm con cá nhỏ, không thể dùng một chiếc muôi lớn, dùng hết sức mạnh để đảoqua đảo lại, như thế sẽ làm cho tôm cá nát nhừ, không còn ăn được nữa Trị vìnước lớn cũng như vậy, nên nhẹ nhàng linh hoạt, lấy tĩnh để trị động, đưa rachính sách cần khéo léo bình ổn, không thể dùng sức vũ phu để quản lý đấtnước

 “Ăn” chứa đựng nhiều triết lý sâu sắc, nhiều nhà chính trị đã dùng nhữngnguyên lý, những quy luật của “Ăn” để so sánh, ví von với chính trị

 “Ăn” đóng một vai trò quan trọng và phát huy tác dụng rất lớn trong giaotiếp của người Châu Á

 Vd: Ở Trung Quốc : Trong giao tiếp của người TrungQuốc, "Ăn" có một tác dụng vô cùng lớn, vừa có thể rút ngắn khoảng cách giữacon người với nhau, vừa có thể tiến hành đàm phán và đạt được mục đích củamình trên bàn ăn Nhiều người còn cho rằng, với người Trung Quốc, dù làchuyện khó giải quyết đến đâu, chỉ cần ngồi vào bàn rượu là mọi thứ trở nên dễdàng hơn

 Giao tiếp của người Trung Quốc có thể chia ra làm hai loại hình: giaotiếp giữa người với người và giao tiếp giữa người với thần linh, ma quỷ Tronggiao tiếp với người, những tình huống giao tiếp khác nhau sẽ có sự lựa chọnthức ăn, cách ăn khác nhau như hôn nhân, sinh nhật, mừng thọ Các địaphương khác nhau cũng có những phong tục khác nhau khi mời khách đến nhà

Trang 28

dùng bữa Trong giao tiếp giữa người và quỷ thần ( ý chỉ hoạt động tế lễ), thức

ăn ( chủ yếu là rượu, thịt) chính là công cụ không thể thiếu khi tiến hành giaotiếp Sở dĩ như vậy bởi thịt thì quý hiếm, biểu thị kính trọng quỷ thần, rượu cómùi thơm, biểu thị phù hợp với quỷ thần, mùi thơm không nhìn thấy và quỷthần cũng không nhìn thấy

 Như vậy, có thể thấy rằng "Ăn" có thể giúp đạt được những mục đíchgiao tiếp và trong những trường hợp giao tiếp khác nhau, người Trung Quốccũng "Ăn" rất đặc thù

 “Ăn” đi vào ngôn ngữ của người Châu Á, những từ liên quan đến “Ăn”được vận dụng linh hoạt trong đời sống và mang trên mình nhiều ý nghĩa ẩn dụsâu sắc và thú vị

 Vd : Từ ăn trong ngôn ngữ của người Việt Nam là một động

từ được biến hóa sinh động, nó ghép với phẩm chất, nhân cách con người và nóbao hàm mọi sinh hoạt trong đời sống hàng ngày: ăn chia, ăn đút lót, ăntham….Trong ngôn ngữ của người Việt phân biệt ba nội dung: ăn cốt để lo(chém to kho mặn), ăn có nhân cách (đói cho sạch, rách cho thơm), ăn có văn

 hóa: ăn trong giá trị tự thân của nó, ăn mà không có người thưởng thức, không trong không gian văn hóa thì sẽ không ngon Ví dụ như: Bạn muốn ăn đồbiển phải ngồi gần biển, nghe tiếng sóng vỗ rì rào mới thưởng thức hết được cái ngon của món ăn Hay bạn muốn ăn cơm cá kho tộ phải vào miền tây (miền sông nước) mới cảm nhận được hương vị của món ăn

 Như vậy, theo quan niệm của người Việt Nam, ăn không phải để sống, ýniệm ăn tồn tại trong mọi sinh hoạt vật chất và tinh thần của con người, hay nóicách khác ăn là hoạt động sống của con người

 Cái ăn của người Châu Á nhiều lúc còn là để thể hiện đẳng cấp hay chứctước:

Vd: Ở Việt Nam có câu:

“ Một miếng giữa đàng bằng một sàng xó bếp”

 Khi đình làng có tổ chức ngày hội và ăn uống thanh niên tráng,người trẻ ngồi mâm dưới, chỉ có những người già tuổi có chức tước trong làngmới được ngồi mâm trên,nếu ai được đứng hầu các cụ mâm trên là một vinhhạnh rất lớn.Riêng phụ nữ không được phép bước chân vào đình làng

Trang 29

- Trong thực tế, không phải lúc nào văn hóa ẩm thực cũng được sử dụngtrong các hoạt động xúc tiến du lịch, tuy nhiên văn hóa ẩm thực có nhữngvai trò nhất định và góp phần tạo nên thành công cho hoạt động xúc tiến,làm tăng hiệu quả của hoạt động này Vai trò đó được thể hiện qua nhữngđiểm sau:

- Văn hóa ẩm thực là một yếu tố cấu thành của hoạt động tuyên truyền đểthu hút khách du lịch

 Văn hóa ẩm thực được chắt lọc qua các món ăn, đồ uống đặc trưng vàcách thức ăn uống tiêu biểu là một yếu tố cấu thành của hoạt động xúc tiếnquảng bá du lịch, cung cấp thông tin, tạo cơ hội cho khách du lịch được trảinghiệm những khía cạnh văn hóa truyền thống và từ đó kích thích nhu cầu đi dulịch của khách

- Văn hóa ẩm thực góp phần đa dạng hóa, tăng sức hấp dẫn cho hoạt độngxúc tiến du lịch

 Bên cạnh nhiều hoạt động trải nghiệm có thể được tổ chức như tham gialàm đồ thủ công mỹ nghệ, tham gia diễn xướng các loại hình văn hóa nghệ thuậttruyền thống, một hoạt động mà khách có nhiều cơ hội trải nghiệm, đó là thamgia chế biến và thưởng thức các món ăn truyền thống dân tộc

- Văn hóa ẩm thực truyền thống là một nội dung thông tin quantrọng

 Hoạt động xúc tiến du lịch không chỉ là việc cung cấp thông tin đơnthuần mà cần phải có nhiều nội dung khác nhauđể tạo ra một hệ thống các hoạtđộng mang tính tổng hợp tác động đến tâm lý, kích thích tính tò mò và kích cầukhách du lịch tiềm năng

 Thông tin tuyên truyền du lịch được khách du lịch quan tâm rất đa dạng,cụ thể là khách sạn, điểm du lịch, cảnh quan, các phương tiện vận chuyển, điềukiện giao thông, và yếu tố ẩm thực (thể hiện qua danh mục các món ăn) Nhưvậy, thông tin về vấn đề ăn uống không kém phần quan trọng vì nhiều khách dulịch rất quan tâm đến vấn đề này

* Một số tụ điểm có ẩm thực đường phố hấp dẫn nhất châu Á:

Trang 30

 Bangkok, Đài Bắc, Seoul hay Hà Nội không chỉ sở hữu nền văn hóa đặctrưng mà còn có các món ăn đường phố có sức hút đặc biệt lớn với du khách:

 Bangkok, Thái Lan

 Bangkok là nơi bạn có thể tìm vô số món ăn ngon, hợp khẩu vị ngay trên đường phố mà không cần bước chân vào bất cứ nhà hàng nào Ẩm thực đường phố Bangkok là một phần không thể thiếu trong nét văn hóa của xứ sở chùa Vàng và những món ăn bạn bắt gặp trên hè phố đều có hương vị hấp dẫn khó chối từ Văn hóa ẩm thực đường phố đã hình thành cho người Thái thói quen ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày

 Phở xào pad see ew được bán rất nhiều trênđường phố ở thủ

 Penang, Malaysia

 Penang là một trong những thành phố ẩm thực nổi tiếng nhất thế giới Những món ăn đường phố chính là điểm hấp dẫn nhất thu hút du khách đến với thành phố này Các món ăn ở Penang là sự hòa quyện các hương vị đặc trưng của Ấn Độ, Trung Quốc và Mã Lai Dạo bước trên khắp các đường phố ở

Penang, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những quầy bán hàng rong hay những cửa hàng cafe nhỏ với rất nhiều món ăn đặc trưng

Mỳ Assam Laksa nức tiếng ở Penang.Ảnh: Malaysia.com

Những món ăn nên thử: mỳ Assam laksa, mỳ Hokkien mee, mỳ xào khô Wonton mee, cà ri Nasi kandar, gỏi Rojak, thịt chiên Lor bak, cà ri Curry mee,

hủ tiếu xào khô Char kway teow, tiết Koay chiap, kem Kacang.

Đài Bắc, Đài Loan

Trang 31

Những con phố ở Đài Bắc tràn ngập các cửa hàng ven đường bày bán các món mỳ thơm phức hay bánh bao hấp nóng hổi Đặc biệt vào buổi tối, khu chợ đêm bán rất nhiều quần áo hay đồ dùng gia đình với giá rẻ, nhưng lý do lớn nhất để người dân địa phương cũng như du khách kéo tới đây chính là sức hấp dẫn của những món ăn ngon Phần lớn các món ăn đường phố ở Đài

Bắc đều có nguồn gốc từ Trung Quốc đại lục, nhưng người dân Đài Loan đã chế biến khác đi một chút cho hợp khẩu vị và mang đặc trưng riêng.

Đậu phụ thối Đài Loan.

Các món ăn nên thử: bánh bao (sheng jian bao), đậu phụ thối (chou doufu), bún hàu (oa misua), bánh bao thịt lợn (gua bao), bánh nướng tiêu đen (hujiao bing), súp thịt bò cay (niu rou mian), món tráng miệng Douhua, thịt viên Ba wan, bánh mỳ dẹp (cong you bing) và xúc xích (da chang bao xiao chang).

Fukouka, Nhật Bản

Nhật Bản nổi tiếng với nền ẩm thực tinh túy, phong phú, trong đó, có một thành phố đặc biệt được biết đến với các món ăn đường phố là Fukouka, nằm ở

bờ biển phía bắc Kyushu với hơn 150 quầy bán hàng vỉa hè gọi là yatai.

Các yatai có quy mô như một nhà hàng nhỏ với các món ăn nổi tiếng vừa ngon vừa rẻ Yatai bắt đầu mở cửa từ tầm chiều tối trở đi và các thực khách khi tới đây sẽ có cơ hội thưởng thức rượu sake và shochu cùng với các đặc sản của vùng Fukouka Du khách có thể nhìn thấy các yatai ở bất kỳ đâu trên đường phố Fukouka nhưng tập trung nhiều nhất là ở phía nam đảo Nakasu và gần trạm tàu điện Tenjin.

Món mỳ ramen Tonkotsu béo ngậy trứ danh ởFukouka.

Các món ăn nổi tiếng: mỳ ramen Tonkotsu, Mentaiko, Hakata gyoza, Yakitori, Tempura, Motsunabe, Iwashi mentaiko, mỳ ramen Yaki, thịt gà

tsukune và thịt muối maki.

Hà Nội, Việt Nam

Thủ đô Hà Nội chính là nơi sản sinh ra nhiều món ăn tinh túy của ẩm thực Việt Nam như phở hay bún chả và nơi đây cũng được du khách bình chọn

là một trong những thành phố ẩm thực tuyệt vời nhất thế giới Du khách có thể tìm thấy các món ăn nổi tiếng Hà Nội ngay trên những vỉa hè, đặc biệt khu phố

cổ được ví như một thiên đường ăn uống thực sự.

Trang 32

Bún chả mang phong vị ẩm thực của Hà Thành.

Người ta thích phở bởi cái thứ nước dùng thơm ngon và ngọt ngào kết hợp tinhtúy của bao nhiêu nguyên liệu Mùi phở đặc trưng đến nỗi bất cứ ai đượcthưởng thức một lần sẽ chẳng thể quên Những sợi bánh phở nhỏ nhắn, dai dai,

Trang 33

mềm mềm, trăng trắng như được ngấm đều bởi nước dùng Sự thành công củangười nấu chính là đã làm cho tất cả những nguyên liệu từ nước, bánh phở đếnthịt, rau thơm đều hòa quyện với nhau làm một Nếm một thứ người ta có thểhình dung được thứ kia tươi ngon đến nhường nào.

Tuy món phở là món ăn ai cũng có thể nấu nhưng chẳng phải ai nấu cũng ngon.Phở ngon quan trọng nhất là nấu nước dùng Thứ nước được nấu từ nước ninhcủa xương bò: xương cục, xương ống Thịt dùng cho món phở có thể là bò,hoặc gà Bánh phở phải mỏng và dai mềm, gia vị của phở là hành lá, hạt tiêu,giấm ớt, lát chanh thái Hương vị thơm ngon của nước dùng chủ yếu do các loạigia vị quyết định

Một điều đáng tự hào là phở bò Việt Nam xuất hiện đầu tiên trong danh sách 40món ăn nên thưởng thức trong đời do Business Insider bầu chọn Bài viết hômnay sẽ giới thiệu với các bạn cách làm món phở bò, loại phở được đánh giá làngon nhất Thay vì ra ngoài hàng ăn sáng, chị em chỉ cần mất thời gian một chút

là làm được những tô phở ngon cho cả gia đình, tăng thêm tình cảm gắn bó thânthiết giữa mọi người với nhau Đây còn được xem là món ăn lí tưởng cho bữasáng với quỹ thời gian eo hẹp vì thời gian chế biến nhanh

Nguyên liệu :( 5 người ăn)

- 700g bánh phở

- 500g xương bò

- 500g thịt bò gầu ( nếu ăn phở chin)

Trang 34

- 300g thịt bò thăn( nếu ăn phở tái)

- vài nhánh quế chi, hoa hồi, thảo quả vài quả

- 2 củ hành khô, 1 củ gừng

- 1/2 củ hành tây

- Hành lá,rau mùi

- Gia vị vừa ăn

Cách làm:

- Hành củ, gừng nướng sơ trên bếp, đập dập

- Ướp tihtj bò gầu với chút gia vị

- Cho xương , thịt gầu đã ướp vào nồi, thêm nước rồi bắc lên bếp đun, đun

mơ vung đến sôi, hớt hết bọt, nêm gia vị vừa ăn, vặn nhỏ lửa

- Khi thịt chin thì vớt ra để nguôi,xương tiếp tục ninh them cho ra nướcngọt

- Vớt xương bỏ ra ngoài, cho quế chi, hoa hồi, thảo quả và hành, gừngnướng vào nồi nước dung, them gia vị nếu cần

- Thịt đã nguội , dung dao bản to thái mỏng

- Thịt thăn bò thái nhỏ ướp với chut gia vị

- Bánh Phở tế cho các sợi rời nhau ra

- Hành mùi nhặt nhỏ rửa sạch thái nhỏ

- Hành tây lột vỏ thái sợi nhỏ

- Khi ăn lấy bánh phở vào bát, rắc hành mùi, hành tây, thịt bò thái mỏnglên trên, chan nước dung, dung nóng

- Ăn kèm chanh hoặc dấm, sau sống, ớt cay

Trang 36

KIM CHI:

Kim chi là món ăn truyền thống nổi tiếng của Hàn Quốc được bạn bè trên khắp thế giới biết đến và yêu thích Kim chi có nhiều loại: kim chi cải thảo, kim chi bắp cải, kimchi củ cải, kimchi cà rốt… nhưng phổ biến nhất vẫn là kimchi cải thảo

Nguyên liệu chuẩn bị làm Kim Chi cải thảo:

3kg cải thảo, 1 củ cải, 2 -3 củ cà rốt

1 củ hành tây, 3 cây tỏi tây, 5 cây hành củ, 1 ít hẹ, gừng, tỏi ta

1 quả táo vừa hoặc 1 quả lê

Trang 37

1 chén bột nếp (chén dùng để uống café)

Muối hạt, 1 chén nước mắm, 1 chén đường (cũng đong bằng chén dùng để uốngcafe), 3 lạng ớt bột Hàn Quốc

Bắt đầu làm Kim Chi

Bước 1:

Để làm kim chi ngon, trước tiên bạn cần sơ chế nguyên liệu thật chuẩn nhé! Cải thảo có thể để cả cây hoặc

bổ làm đôi

Trang 38

Tuy nhiên nếu làm kim chi để gia đình ăn thì mình tách ra thành từng tàu lá sẽ tiện hơn cho việc rửa sạch.

Củ cải bào sợi to

Trang 39

Cà rốt cũng bào sợi to.

Bước 2:

Nếu bạn để nguyên cây cải thảo để làm kim chi thì sau khi rửa đem muốihạt rắc vào từng tàu lá ngâm trong 2 -

3 tiếng cho đến khi cải mềm

Với những lá đã tách bạn chẻ đôi và cắt khúc chừng 4 - 5cm, trộn với muối hạt Cứ 3kg cải thảo thì dùng chừng 3 lạng muối bạn nhé!

Trang 40

Củ cải và cà rốt cũng trộn với muối.

Ngày đăng: 25/12/2016, 20:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w