1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số biện pháp giáo dục kỷ năng sống cho trẻ 4 5 tuổi

26 684 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 164 KB

Nội dung

Nghiên cứu gần đây về sự phát triển của não trẻ cho thấy rằng khả năng giao tiếpvới mọi người, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, biết cáchứng xử phù hợp với các

Trang 1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ

MẦM NON

Họ và tên: Bùi Thị Lưu

Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trường mầm non Hồng Thủy

Trang 2

Quảng Bình, ngày 20 tháng 5 năm 2015

I PHẦN MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài:

Như chúng ta đã biết, từ ngàn xưa kinh nghiệm của cha ông ta đã đúc kết nhiệm

vụ học đầu tiên của mỗi con người phải là "Tiên học lễ, hậu học văn" lễ phép là nét đẹpvăn hoá được đặt lên hàng đầu khi nhìn nhận và đánh giá về một ai đó mà chúng tathường bàn luận Trong thời đại hiện nay tiếp thu nhiều nền văn hoá khác nhau nên đâu

đó vẫn còn nhiều câu chuyện thương tâm về đạo đức lễ giáo của con người, việc mà tôi

và các bạn đã nghe và thấy trên thông tin đại chúng, trong cuộc sống hằng ngày

Nghiên cứu gần đây về sự phát triển của não trẻ cho thấy rằng khả năng giao tiếpvới mọi người, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, biết cáchứng xử phù hợp với các yêu cầu, biết giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập cónhững ảnh hưởng rất quan trọng đối với kết quả học tập của trẻ tại trường Vì thế, ngàynay trên thế giới rất nhiều trường mầm non áp dụng phương pháp học trung tính làphương pháp học tập thông qua các giao tiếp tích cực với những người khác

Ở Việt nam, từ năm học 2008-2009, Bộ Giáo dục- Đào tạo đã phát động phongtrào “ Xây dựng trường học thân thiện- học sinh tích cực”, với yêu cầu tăng cường sựtham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường

và tại cộng đồng với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo Trong năm nội dungthực hiện có nội dung rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh

Về phía các bậc cha mẹ trẻ em luôn quan tâm đến việc làm sao để kích thích tínhtích cực học tập của trẻ, ai cũng muốn con mình được học đọc và học viết ngay trongnhững năm tháng học ở mẫu giáo, đặc biệt là các bậc cha mẹ có con chuẩn bị vào lớpmột

Trang 3

Đối với giáo viên mầm non thường tập trung lo lắng cho những trẻ có những vấn

đề về hành vi và khả năng tập trung trong những năm tháng đầu tiên trẻ đến trường Đơngiản là vì những trẻ này thường không có khả năng chờ đến lượt, không biết chú ý lắngnghe và làm việc theo nhóm, điều này làm cho trẻ không thể tập trung lĩnh hội nhữngđiều cô giáo dạy! Vì vậy, giáo viên phải tốn rất nhiều thời gian vào đầu năm học để giúptrẻ có được những kỹ năng sống cơ bản ở trường mầm non

Nghi thức văn hóa trong ăn uống là một nét văn hóa mà trong thời đại côngnghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng ít được quan tâm chú ý tới và ít người biết được rằng:Văn hóa trong ăn uống là một trong những tiêu chí đánh giá nhân cánh của con người

Vì thế, trẻ cần được rèn luyện kỹ năng thực hiện các nghi thức văn hóa ăn uống

Bỡi vậy giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là nhiệm vụ trọng tâm làm cơ sở cho trẻ pháttriển toàn diện đủ năng lực đức, tài trở thành những con người mới trong công cuộc xâydựng đất nước giàu mạnh Qua thực tế áp dụng dạy trẻ, thực tế hiện nay trong trườngmầm non, chúng tôi thấy rằng sự quan tâm đúng mức tới giáo dục kỷ năng sống cho trẻmẫu giáo thực sự chưa đầy đủ lắm Chính vì vậy tôi mạnh dạn xin được chọn đề tài:

“Một số biện pháp giáo dục kỷ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi” để nghiên cứu.

1.2 Điểm mới của đề tài.

Xuất phát từ vai trò quan trọng của “Giáo dục kỹ năng sống” đối với trẻ, tôi thấy việcgiáo dục kỹ năng sống cho trẻ là một việc làm vô cùng quan trọng và có ý nghĩa Nhưnglàm thế nào để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ một cách có hiệu quả? Điều này quảkhông dễ dàng đối với tất cả các giáo viên mầm non

Với đề tài này tôi biết đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của rất nhiều bạnđồng nghiệp trong ngành Với đề tài tôi đang viết nó có những điểm mới: Tôi dành sựquan tâm và hình thành ở trẻ những kỹ năng sống Giáo dục cách sống tích cực trong xãhội hiện đại Giáo dục cho trẻ những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội nhằm giúp trẻ

có thể chuyển kiến thức, thái độ, cảm nhận thành những khả năng thực thụ, giúp trẻ biết

xử lý hành vi của mình trong các tình huống khác nhau trong cuộc sống

Trang 4

1.3 Phạm vi áp dụng đề tài:

Việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ thì bất kì nơi đâu, bất kì lúc nào và ở lĩnh vựcnào chúng ta cũng có thể áp dụng được nhưng bản thân tôi là một giáo viên mầm nonđang dạy lớp 4-5 tuổi nên tôi muốn tập trung khai thác thế mạnh của trẻ trong phạm vitrường mầm non Vì thế phạm vi đề tài của tôi áp dụng cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầmnon

II PHẦN NỘI DUNG 2.1 Thực trạng trước khi nghiên cứu các biện pháp

Trong quá trình rèn kỹ năng sống cho trẻ nhằm thực hiện tốt phong trào“ Xâydựng trường học thân thiện-học sinh tích cực”, tôi đã gặp những thuận lợi và khó khănsau:

Thuận lợi :

Bộ Giáo dục- Đào tạo đã phát động phong trào“ Xây dựng trường học thân học sinh tích cực” với những kế hoạch nhất quán từ trung ương đến địa phương, Phònggiáo dục- Đào tạo cũng đã có kế hoạch từng năm học với những biện pháp cụ thể để rèn

thiện-kỹ năng sống cho học sinh một cách chung nhất cho các bậc học, đây chính là nhữngđịnh hướng giúp giáo viên thực hiện như: Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tìnhhuống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm; rèn luyệnsức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước

và các tai nạn thương tích khác: rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòabình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội

Trường học nơi tôi công tác là ngôi trường được xây mới khang trang sạch sẽ nênthuận lợi trong việc thực hiện nội dung xây dựng môi trường giáo dục sạch đẹp, an toàncho trẻ

Khó khăn:

Về phía các bậc cha mẹ trẻ em luôn nóng vội trong việc dạy con; do đó, khi trẻ

về nhà mà chưa biết đọc, viết chữ, hoặc chưa biết làm toán thì lo lắng một cách thái quá!

Trang 5

Đồng thời lại chiều chuộng, cung phụng con cái khiến trẻ không có kỹ năng tự phục vụ,chỉ chú ý đến khâu dạy, không chú ý đến con mình ăn, uống như thế nào, trẻ có biết sửdụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống hay không? Và vì sao chúng ta cần những

đồ dùng, vật dụng đó? Những đồ dùng đó để làm gì?

Đối với giáo viên mầm non

Phong trào“ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tập trung nhiềunội dung chung cho các bậc học, giáo viên chưa hiểu nhiều về nội dung phải dạy trẻ lứatuổi mầm non những kỹ năng sống cơ bản nào, chưa biết vận dụng từ những kế hoạchđịnh hướng chung để rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mầm non

Đa số giáo viên lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm nhưng việc đổi mới phương phápgiảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thứcvươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh còn gặp nhiều khó khăn; giáo viên trẻtuổi ít hơn, năng động, sáng tạo nhưng lại khó trong công tác bồi dưỡng do nhận thức vềnghề chưa sâu sắc

Từ những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện, tôi đã suy nghĩ, nghiêncứu tài liệu để tạo điều kiện thuận lợi giúp cha mẹ dạy trẻ mầm non các kỹ năng sốngqua đề tài: “Kinh nghiệm dạy trẻ mầm non kỹ năng sống ”

* Kết quả khảo sát thực tế : Khi chưa thực hiện đề tài kết quả như sau:

Trang 6

- Nhìn vào bảng khảo sát trên tôi thấy những biện pháp thông thường, chưa có biện phápmới tác động thì chất lượng đạt được trên trẻ về các mức độ trung bình và yếu còn ởmức rất cao, số trẻ kỹ năng tự phục vụ và hợp tác còn thấp Vì vậy tôi đã suy nghĩ trăntrở làm thế nào để có biện pháp hữu hiệu nhất trong việc thực hiện nâng cao hiệu quảcho trẻ mẫu giáo lớn 4 - 5 tuổi có kỹ năng sống đạt hiệu quả cao.

2.2 Các giải pháp

2.2.1: Lập kế hoạch cho trẻ luyện tập thường xuyên để phát triển các kỹ năng sống.

Tổ chức các hoạt động cho trẻ luyện tập thường xuyên đóng vai trò chủ đạo trongviệc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Ở lứa tuổi mẫu giáo 4-5 tuổi, khả năng tập trung chú

ý và ghi nhớ có chủ định rất kém Trẻ nhanh nhớ nhưng cũng nhanh quên Nếu các kỹnăng chúng ta dạy trẻ không được cũng cố bằng cách luyện tập thường xuyên thì chúng

sẽ dần mất đi Ngược lại nếu ta có kế hoạch cho trẻ luyện tập thường xuyên thì các kỹnăng đó sẽ thành kỹ xảo, phát triển bền vững và không bị lãng quên Việc tổ chức chotrẻ luyện tập phải có kế hoạch cụ thể, được tiến hành thường xuyên và không ngừngsáng tạo, có như vậy mới gây được hứng thú cho trẻ

Ví dụ : Hàng tuần vào sáng thứ 2, tôi thường tổ chức hoạt động trò chuyện cùng trẻ

khoảng 15 phút với tên mục là “Chuyện của bé” nhằm phát triển kỹ năng giao tiếp chotrẻ Qua hoạt động này trẻ biết tự giới thiệu mình, biết lắng nghe, biết dùng ngôn ngữcủa mình để kể về những chuyện trong 2 ngày nghỉ ở nhà của bé hay trao đổi cùng cô vềchủ đề đang học Cuối chương trình cho trẻ nhận xét câu chuyện nào hay nhất sẽ đựơcnhận phần thưởng của cô.( Phần thưởng có thể là một bông hoa , một bức tranh vẽ mộtcon vật hay một hạt giống cây nảy mầm….Các phần thưởng được thay đổi theo từng chủđề) Kết quả, trẻ lớp tôi rất hứng thú khi tham gia buổi trò chuyện đầu tuần Trẻ đã cóthói quen trước khi nói biết thưa cô, chào bạn và đặc biệt rất mạnh dạn tự tin khi kể

“chuyện của mình” cho bạn nghe

Trang 7

Trong giờ hoạt động chiều của mỗi ngày, sau khi cho trẻ ôn bài cũ hoặc làm quenvới bài mới, tôi luôn dành thời gian khoảng 15 phút để tổ chức cho trẻ luyện tập thựchành các kỹ năng dưới dạng trò chơi Cụ thể:

Chiều thứ 2, tôi thường tổ chức cho trẻ thực hành các kỹ năng chăm sóc bản thânnhư rửa tay, lấy nước uống, mặc quần áo, cho đồ vào cặp….Mỗi hoạt động tôi chọn mộttrò chơi khác nhau

Ví dụ: Khi dạy trẻ cách mặc áo, tôi cho trẻ chơi trò chơi “Ai nhanh hơn, khéo hơn”, cách

chơi như sau: Cho 2 trẻ lên thi mặc áo, đầu tiên tôi gợi mở, giới thiệu với trẻ các thao tácmặc áo sau đó tổ chức cho trẻ chơi Cả lớp đếm ngược cùng cô từ 10 đến 1, khi nghe hếtgiờ phải dừng tay, cô và các bé kiểm tra kết quả và tặng quà Việc xác định nội dung chotrẻ thực hành, tôi dựa trên nguyên tắc cho trẻ làm quen từ dễ đến khó, từ đơn giản đếnphức tạp Chẳng hạn, cũng dạy trẻ cách mặc áo nhưng tuần đầu tôi dạy trẻ cách mặc áo

có khuy bấm, tuần tiếp theo tôi dạy trẻ cách mặc áo có khuy cài và những tuần sau là áo

có khoá kéo Lúc đầu trẻ thực hiện rất vụng về lúng túng nhưng do luyện tập thườngxuyên và có kế hoạch nên các thao tác của trẻ dần chính xác hơn với cách tổ chức có hệthống và linh hoạt như vậy trẻ lớp tôi đã có kỹ năng chăm sóc bản thân tương đối tốt

Chiều thứ 4, tôi tổ chức cho trẻ xem băng đĩa hoặc tranh ảnh có kèm những câuchuyện về các hành vi ứng xử đúng sai giữa con người với con người, giữa con ngườivới môi trường xung quanh trong chủ đề Qua đó giáo dục trẻ kỹ năng ứng xử phù hợpvới xung quanh

Ví dụ : Cho trẻ xem đoạn phim về câu chuyện “Món quà của cô giáo” Tôi trò chuyện

cùng trẻ:

- Vì sao Gấu Xù không nhận quà của cô giáo ? ( Vì Gấu Xù thấy mình có lổi )

- Bạn Cún Đốm đã nói gì với cô giáo ? (Thưa cô lổi tại con, chính con đã bá vai Gấu

Xù làm Gấu Xù ngã vào Mèo Khoang)

- Vì sao Cún Đốm và Gấu Xù vẫn nhận được quà và bé ngoan? (Vì hai bạn đã nhận rađược lổi của mình)

Trang 8

Mỗi một tình huống, mỗi một câu chuyện tôi dựa vào nội dung để giáo dục trẻcách ứng xử phù hợp Qua việc thảo luận các tình huống như vậy trẻ luôn có ý thức ứng

xử phù hợp với con người và môi trường xung quanh

Chiều thứ 5, tôi tổ chức các hoạt động nhằm dạy trẻ kỹ năng tuân thủ quy tắc xã hội

Ví dụ: Dạy trẻ biết xếp ghế đúng nơi quy định như xếp nhẹ nhàng, không gây ồn, khi

xếp ghế ngồi học phải xếp thẳng hàng theo đúng tổ của mình, khi ngồi ăn ghế phải xếpsát bàn, khi ra về phải xếp ghế vào góc lớp Hoặc khi xếp dép phải xếp kẹp đôi, tổ chimnon xếp ngăn trên của giá dép, tổ hoa hồng xếp ngăn giữa, tổ thỏ con xếp ngăn dưới…Nhờ được tham ra và nhắc nhở thường xuyên nên ý thức của trẻ trong việc chấp hànhcác quy tắc cô đưa ra rất tốt

Chiều thứ 6, tôi tổ chức cho trẻ sắp xếp lại đồ dùng đồ chơi ở các góc nhằm pháttriền kỹ năng hợp tác và rèn thói quen sống gọn gàng ngăn nắp Những tuần đầu, tôi chotrẻ quan sát cô và nghe cô giải thích vì sao phải làm như vậy? Cách sắp xếp như thế nàocho đẹp? Những tuần tiếp theo tôi chia tổ, yêu cầu mỗi tổ tự xếp mỗi góc chơi, thi xemđội nào xếp đúng, xếp đẹp và nhanh nhất Rõ ràng khi tham gia hoạt động này, các kỹnăng hợp tác của trẻ được phát triển Trẻ biết giúp đỡ nhau và nhắc nhở nhau cùng hoànthành nhiệm vụ một cách nhanh chóng Từ việc tổ chức thường xuyên như vậy, các mốiquan hệ cũng như kỹ năng làm việc nhóm của trẻ được củng cố, bên cạnh đó đồ dùng đồchơi của lớp tôi luôn được xếp gọn gàng, ngăn nắp và rất khoa học.Với biện pháp này,các kỹ năng cần có luôn được củng cố và hoàn thiện một cách chính xác

2.2.2: Cụ thể hóa nội dung của những kỹ năng cơ bản mà giáo viên cần dạy trẻ:

+ Kỹ năng sống tự tin : Một trong những kỹ năng đầu tiên cần chú tâm là pháttriển sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về

cá nhân cũng như trong mối quan hệ với những người khác Kỹ năng sống này giúp trẻluôn cảm thấy tự tin trong mọi tình huống ở mọi nơi

Trang 9

+ Kỹ năng sống hợp tác: Bằng các trò chơi, câu chuyện, bài hát giúp trẻ học cáchcùng làm việc với bạn, đây là một công việc không nhỏ đối với trẻ lứa tuổi này Khảnăng hợp tác sẽ giúp trẻ biết cảm thông và cùng làm việc với các bạn

+ Kỹ năng thích tò mò, ham học hỏi, khả năng thấu hiểu: Đây là một trong những

kỹ năng quan trọng nhất cần có ở trẻ vào giai đoạn này là sự khát khao được học, sửdụng nhiều tư liệu và ý tưởng khác nhau để khêu gợi tính tò mò tự nhiên của trẻ Nhiềunghiên cứu cho thấy rằng, các câu chuyện hoặc các hoạt động và tư liệu mang tính chấtkhác lạ thường khêu gợi trí não nhiều hơn là những thứ có thể đoán trước được

+ Kỹ năng giao tiếp: cần dạy trẻ biết thể hiện bản thân và diễn đạt ý tưởng củamình cho người khác hiểu, trẻ cần cảm nhận được vị trí, kiến thức của mình trong thếgiới xung quanh nó Đây là một kỹ năng cơ bản và khá quan trọng đối với trẻ Nó có vịtrí chính yếu khi so với tất cả các kỹ năng khác như đọc, viết, làm toán và nghiên cứukhoa học Nếu trẻ cảm thấy thoải mái khi nói về một ý tưởng hay chính kiến nào đó, trẻ

sẽ trở nên dễ dàng học và sẽ sẵn sàng tiếp nhận những suy nghĩ mới Đây chính là yếu tốcần thiết để giúp trẻ sẳn sàng học mọi thứ

Ngoài ra, ở trường mần non giáo viên cần dạy trẻ nghi thức văn hóa trong ăn uốngqua đó dạy trẻ kỹ năng lao động tự phục vụ, rèn tính tự lập như: Biết tự rửa tay sạch sẽtrước khi ăn, chỉ ăn uống tại bàn ăn, biết cách sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ănuống một cách đúng đắn, ăn uống gọn gàng, không rơi vãi, nhai nhỏ nhẹ không gâytiếng ồn, ngậm miệng khi nhai thức ăn, biết mời trước khi ăn, cảm ơn sau khi ăn, biết tựdọn, cất đúng chỗ bát, chén, thìa … hoặc biết giúp người lớn dọn dẹp, ngồi ngay ngắn,

ăn hết suất không làm ảnh hưởng đến người xung quanh

2.2.3 : Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mọi lúc mọi nơi Phát triển các kỹ năng sống

qua việc tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh trong nhà trường

Từ việc phối hợp với phụ huynh, tôi có thêm thông tin về các kỹ năng sống củatrẻ ở nhà Từ đó tôi có kế hoạch cụ thể và lựa chọn phương pháp giáo dục kỹ năng sốngcho trẻ phù hợp bằng cách giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mọi lúc mọi nơi

Trang 10

Để việc làm có hiệu quả, trước tiên tôi thực hiện nghiêm túc chế độ giờ giấc trongsinh hoạt hàng ngày của trẻ Đây là một trong những nhân tố giáo dục có tác dụng thúcđẩy mạnh mẽ phẩm chất cá nhân, khả năng tuân thủ yêu cầu của người lớn và khả năngđịnh hướng về thời gian cho trẻ Tôi đã căn cứ vào nội dung cụ thể của từng hoạt động

để lựa chọn nội dung lồng ghép cho phù hợp

Thông qua giờ đón trẻ, tôi lồng ghép giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ ( Biết lễphép chào cô, chào bố mẹ, hỏi han bạn….Hoặc tôi lồng ghép kỹ năng tự phục vụ bảnthân và chấp hành quy định của lớp

Ví dụ : Tôi dạy trẻ biết cất cặp vào giá, biết xếp dép lên giá, đi vệ sinh đúng nơi quy

định… )

Thông qua hoạt động có chủ định, đây là một trong những hoạt động để tôi tíchhợp có hiệu quả nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Tôi căn cứ vào nội dung củatừng tiết học để tích hợp một cách hài hoà, không ôm đồm

Ví dụ : Qua tiết học KPKH: Trò chuyện một số bộ phận trên cơ thể, tôi dạy trẻ kỹ năng

sau: Kỹ năng chăm sóc bản thân: Trẻ có một số kỹ năng và có ý thức giữ gìn, bảo vệ các

bộ phận trên cơ thể Kỹ năng giao tiếp tự tin: Khi trả lời phải đứng thẳng, mắt nhìnthẳng vào cô, nói to, rõ ràng….Kỹ năng tuân thủ quy tắc giờ học như muốn nói phải giơtay, chờ đến lượt cô mời mới được nói, không nói leo, tập chung chú ý nghe cô…Chính

vì thế trẻ lớp tôi học rất ngoan, trong giờ học biết chú ý lắng nghe, tuân thủ theo sựhướng dẫn của cô và đặc biệt rất tự tin khi trả lời câu hỏi cô đưa ra

-Thông qua hoạt động ngoài trời tôi đã lồng ghép dạy trẻ nhiều kỹ năng khác nhau

Ví dụ : Qua việc trò chuyện quan sát Cầu trượt Trẻ nhận biết được một số nguyên nhân

gây ngã, gây tai nạn và biết cách phòng tránh nguy cơ gây ngã Các kỹ năng tôi dạy trẻ

đó là:

- Kỹ năng giao tiếp: Trẻ biết lắng nghe cô, bạn, nêu ý kiến, chia sẻ thông tin

Trang 11

- Kỹ năng xử lý tình huống: Khi ngồi trên cầu trượt bé cần làm gì?( Vịn hai tay vào 2thành của cầu trượt, rồi đẩy người cho trượt xuống Nếu bạn nào trượt nhanh bị ngã thìthì bạn chơi cùng nhanh chóng đở bạn dậy hoặc chạy đến gọi cô …)

- Kỹ năng ra quyết định: Làm gì hay không làm gì để phòng tránh ngã? ( Không trượtquá nhanh, không xô đẩy bạn khi ngồi trên Cầu trượt, vịn chắc thanh cầu trượt…)

Thông qua giờ hoạt động góc, chúng ta biết rằng: “Trẻ học bằng chơi, chơi màhọc” Vì thế qua việc tham ra chơi ở các góc thì các kỹ năng sống đựơc trẻ tiếp thu mộtcách dễ dàng nhất

Ví dụ : Qua góc chơi phân vai mẹ con, trẻ học được các kỹ năng như: Kỹ năng giao tiếp

( giao tiếp giữa mẹ với con, trẻ biết nói nựng con, dặn dò con), kỹ năng chăm sóc ( biếtlấy nước cho con uống, xúc bột cho con ăn), kỹ năng hợp tác ( trẻ học được cách chơitrong nhóm như biết trò chuyện chia sẻ với bạn bên cạnh… Sau khi chơi xong trẻ biếtcất đồ chơi đúng nơi quy định

Không chỉ ở góc phân vai trẻ mới học được các kỹ năng sống mà ở tất cả các gócchơi khác thì các kỹ năng của trẻ đều có thể được cũng cố và phát huy

Ví dụ: Ở góc xây dựng, trẻ có kỹ năng hợp tác, làm việc theo nhóm Trẻ ở lớp tôi đã biết

tự phân vai chơi cho nhau và chơi rất đoàn kết, không tranh giành đồ chơi của nhau và

đã biết cùng nhau tạo nên công trình đẹp

Qua việc tổ chức bữa ăn cho trẻ, tôi tập cho trẻ làm một số công việc tự phục vụqua đó hình thành ở trẻ một số kỹ năng sử dụng đồ dùng ăn, uống đúng cách và hành vivăn hoá văn minh như:

- Cách dùng ca, cốc, bát, thìa

- Cách rót nước, chia thức ăn

- Chuẩn bị bàn ghế cho bữa ăn ( tự kê bàn ghế, gấp khăn lau, tự chia đĩa, chia bát…)

- Trẻ được tập luyện một số thói quen hành vi văn minh trong ăn uống ( Trẻ biết mời cô,mời bạn, biết vệ sinh cá nhân trước và sau khi ăn, biết giữ vệ sinh chung và hành vi văn

Trang 12

hoá như không nói chuyện khi ăn, ho hoặc ngáp phải quay ra ngoài đồng thời lấy tay chemiệng, biết nhặt cơm rơi bỏ vào đĩa và lau tay…)

Khi tổ chức giấc ngủ cho trẻ, tôi dạy trẻ biết tự mình lấy cất gối đúng nơi quyđịnh, biết lau chùi chân trước khi lên sạp, đi nhẹ, nói khẽ, không làm ồn khi bạn đangngủ

Ngoài ra tôi còn lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ vào các hoạt động kháctrong ngày như ăn phụ chiều, hoạt động chiều, vệ sinh, trả trẻ Bằng việc tạo tìnhhuống có vấn đề để trẻ suy nghĩ và giải quyết qua đó trẻ được cũng cố các kỹ năng củamình

Tóm lại, cần giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mọi lúc mọi nơi, đảm bảo tính liêntục để mỗi kỹ năng, phẩm chất mới được hình thành sẽ trở thành thói quen, thành thuộctính vững chắc trong nhân cách trẻ Tuy nhiên không nên lạm dụng tích hợp quá nhiều

sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả của hoạt động chính cũng như sẽ gây tâm lý nặng nề chotrẻ khi tham ra vào các hoạt động đó Sau mỗi hoạt động, tôi nhận xét đánh giá các kỹnăng đạt được trên trẻ bởi đây cũng là một trong những biện pháp giáo dục kỹ năng sốngcho trẻ rất hiệu quả

Nội dung phong trào“ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, trong

đó có nội dung: Nhà trường cần tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiếtthực, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh Tổ chức các trò chơi dângian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi của học sinh

- Làm đồ chơi dân gian; sáng tác bài hát, điệu múa thể loại dân ca cho trẻ ở lứatuổi mầm non

- Tăng cường tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động văn nghệ, vui chơigiải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi của trẻ mầm non Đưa ca dao hò khoan LệThuỷ vào chương trình giáo dục trẻ

Trang 13

- Duy trì biện pháp tăng cường cho trẻ chơi các trò chơi dân gian trong giờ hoạtđộng ngoài trời, trẻ được xem các câu chuyện cổ tích, hỏi đáp về nội dung các câuchuyện

- Tổ chức các hoạt động văn nghệ, vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứatuổi của trẻ mầm non Huy động và tạo điều kiện để có sự tham gia hoạt động đa dạng

và phong phú của cha mẹ trẻ em, các tổ chức, lực lượng xã hội, cá nhân trong việc giáodục văn hóa, truyền thống, giáo dục lòng yêu nước cho trẻ

- Tổ chức cho trẻ mẫu giáo đến thăm nhà bạn trong chủ đề gia đình theo từng tổ,từng nhóm trẻ Hoạt động trên nhằm phối hợp với các bậc cha mẹ để có thể giúp trẻ pháttriển kỹ năng cảm xúc và xã hội bằng cách tạo ra các mối liên kết bạn bè tại gia đình

Các hoạt động tự chọn được duy trì mỗi tháng có sự tham gia trực tiếp của cha mẹ

để cùng nặn, cùng vẽ giúp con mình hoàn thành sản phẩm, phối hợp với giáo viên mộtcách chặt chẽ và hợp lý Giáo viên chủ động thay đổi nội dung, hình thức tổ chức vàluân phiên thay đổi thành phần tham dự để tất cả các bậc cha mẹ đều có sự tham gia trựctiếp của cha mẹ để cùng chơi với trẻ qua đó rèn luyện kỹ năng hợp tác với đồng đội đểchiến thắng, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng sống tự tin, khả năng nhận thức của trẻ cũngđược phát triển

Tổ chức hoạt động nghệ thuật cho trẻ, tổ chức hoạt động phát triển tư duy qua có

sự tham gia trực tiếp của cha mẹ để cùng chơi với trẻ qua đó rèn luyện tính kiên nhẫn,

kỹ năng hợp tác với cha mẹ, ông bà để chiến thắng yêu cầu thử thách của luật chơi, pháttriển kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống tự tin, phát triển tình cảm, nhận thức ở trẻ

Tổ chức văn nghệ gồm nhiều thể loại, đa dạng nội dung, hình thức biểu diễnnhằm huy động sự tham gia của cha mẹ trẻ em, các tổ chức, lực lượng xã hội, cá nhântrong việc giáo dục văn hóa, truyền thống, giáo dục lòng yêu nước cho trẻ và qua đótuyên truyền về hiệu quả giáo dục mầm non

Ngày đăng: 22/12/2016, 20:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w