1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy trẻ 4 5 tuổi làm quen với biểu tượng toán

19 2K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 204 KB

Nội dung

Thực tế trong những năm qua việc dạy trẻ làm quen với biểu tượng toán đã có xong chưa được sâu sắc, trẻ nắm bắt còn chưa sâu, cụ thể ở lớp tôi trẻ nắm bắt kiến thức còn yếu, kỹ năng chia

Trang 1

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

I THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy trẻ 4- 5 tuổi làm quen với biểu tượng toán”

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến : Lĩnh vực phát triển nhận thức

3 Tác giả:

Họ và tên: Đỗ Thị Thuý An Giới tính: Nữ

Ngày/tháng/năm sinh: 01/01/1982

Trình độ chuyên môn: Đại học

Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường Mầm non Phạm Kính Ân

Điện thoai 00000000000000 Email: thuyanducanh1982@gmail.com

Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến : 100%

4 Đơn vị áp dụng sáng kiến

Tên đơn vị: Trường Mầm non Phạm Kính Ân

Địa chỉ: Thị trấn Hưng Nhân, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình

Điện thoại:

5 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Tháng 9 năm 2016

Trang 2

II BÁO CÁO MÔ TẢ SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy trẻ 4- 5 tuổi làm quen với biểu tượng toán”

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Lĩnh vực phát triển nhận thức

3 Mô tả bản chất của sáng kiến:

3.1 Tình trạng giải pháp đã biết:

Đối với trẻ mầm non môn làm quen với toán là môn học rất quan trọng

và cần thiết đối với trẻ và cũng là vốn kiến thức để trẻ bước vào ngưỡng cửa mới của cuộc sống sau này của trẻ Môn toán đã mang lại cho trẻ sự phát triển

tư duy đồng thời thông qua môn toán trẻ có thể tìm hiểu khám phá thế giới xung quang mình, với môn toán trẻ trở nên tích cực nhanh nhẹn hơn trẻ biết đếm, phân biệt nhiều hơn, ít hơn trẻ biết tách gộp chia nhóm, ngoài ra trẻ có thể xác định được các hình khối Như vậy trẻ đã được hình thành những nét

sơ đẳng biểu tượng ban đầu của toán học

Thực tế trong những năm qua việc dạy trẻ làm quen với biểu tượng toán đã có xong chưa được sâu sắc, trẻ nắm bắt còn chưa sâu, cụ thể ở lớp tôi trẻ nắm bắt kiến thức còn yếu, kỹ năng chia nhóm thêm, bớt còn chưa cao cháu nhận thức còn chậm với giáo viên chưa linh hoạt sáng tạo phương pháp truyền thụ chưa khoa học

Trong một vài năm gần đây thực hiện theo chương trình mầm non mới trẻ được học được tiếp cận với kiến thức một cách nhẹ nhàng hơn, giáo viên

sử dụng nhiều hình thức linh hoạt sáng tạo hơn để tổ chức cho trẻ hoạt độngvới mục tiêu “lấy trẻ làm trung tâm” do vậy đòi hỏi trẻ phải chủ động và sáng tạo hơn trong hoạt động Tôi luôn suy nghĩ làm sao để cho trẻ bạo dạn hơn nữa và dạy trẻ làm quen với biểu tượng toán là một nôị dung quan trọng

góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non nên tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy trẻ 4- 5 tuổi làm quen với biểu tượng toán”

Trang 3

Bản thân tôi là một giáo viên Mầm non, qua thực tế giảng dạy và trải nghiệm tôi thấy với những phương pháp trước đây khi dạy trẻ làm quen với biểu tượng toán có những ưu, khuyết điểm sau:

* Ưu điểm:

Nhìn chung giáo viên đã nắm vững phương pháp tổ chức hoạt dộng dạy trẻ làm quen với biểu tướng toán, đã biết lựa chọn các phương pháp phù hợp với yêu cầu, nội dung giáo dục, mục tiêu giáo dục trong từng hoạt động cụ thể, đã nhấn mạnh vai trò chủ đạo của hoạt động, đã chú ý đến đặc điểm nhận thức chung của trẻ trong từng lứa tuổi, chú ý đến điều kiện và phương tiện thực hiện của hoạt động

Ban giám hiệu nhà trường, phụ huynh đã quan tâm đầu tư cơ sở như bàn ghế, đồ dùng tài liệu ngay từ đầu năm học

Trẻ khỏe mạnh, đi học đều

* Nhược điểm:

Phương pháp tổ chức cho trẻ làm quen với biểu tượng toán theo yêu cầu đổi mới còn hạn chế, sự linh hoạt, sáng tạo ít Trẻ cũng được coi là trung tâm nhưng chưa phát huy được năng lực của mình

Trong quá trình vận dụng các phương pháp, giáo viên thường hướng dẫn chung đồng loạt cho cả lớp Mọi trẻ đều được nghe, nhìn, hướng dẫn như nhau, cùng làm nhiệm vụ đặt ra như nhau, được giáo viên đặt các câu hỏi như nhau nên chưa tạo điều kiện cho trẻ phát huy được tính năng động, chưa phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ

Phương pháp dùng trò chơi để thông qua đó giúp trẻ "chơi mà học, học bằng chơi" phát huy hứng thú của trẻ chưa được vận dụng nhiều Bên cạnh đó

sự phát triển nhận thức của trẻ chưa đồng đều cháu thì quá nhanh nhẹn, cháu thì quá chậm và rụt rè

Đồ dùng cho từng cá nhân trẻ thực nghiệm nhiều lúc chưa đáp ứng được yêu cầu, đồ dùng đồ chơi ít chưa phong phú

Trang 4

Một số phụ huynh nhận thức chưa sâu, chưa quan tâm đến trẻ, chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của giáo dục mầm non

Từ nhận thức về tầm quan trọng của việc dạy trẻ và thực tế các cháu trên lớp, từ yêu cầu chỉ đạo của ngành về cải tiến phương pháp giảng dạy theo quan điểm tích hợp "lấy trẻ làm trung tâm" dựa vào kết quả mong đợi trên trẻ

Vì vậy tôi luôn suy nghĩ phải làm thế nào để dạy trẻ 4-5 tuổi làm quen với các biểu tượng toán đạt kết quả cao để không còn tồn tại của phương pháp cũ

và cần thiết tìm ra một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy trẻ 4-5 tuổi làm quen với biểu tượng toán đạt kết quả tốt nhất

3.2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:

*Mục đích của giải pháp:

Cho trẻ làm quen với những biểu tượng toán ngay từ tuổi mầm non là một việc rất cấn thiết vì đó chính là cơ hội tốt để giúp trẻ hình thành phẩm chất, năng lực hoạt động cho mình như: Tìm tòi quan sát, so sánh thông qua hoạt động với toán để giúp trẻ hình thành những biểu tượng ban đầu về toán như: Số lượng, kích thước, hình dạng, định hướng không gian để sau này trẻ vững vàng tự tin hơn khi tiếp nhận những kiến thức của môn toán những giai đoạn tiếp theo

Trên cơ sở nghiên cứu sự tìm hiểu khả năng nhận thức của trẻ 4-5 tuổi,

từ đó tìm ra biện pháp nâng cao chất lượng khi cho trẻ làm quen với các biểu tượng toán

Giải quyết vấn đề tồn tại của phương pháp cũ, đáp ứng được yêu cầu của ngành, của điều kiện kinh tế thực tế của xã hội đã nhiều bước phát triển hiện đại, công nghệ thông tin phong phú

* Nội dung giải pháp

Nội dung của sáng kiến là việc lựa chọn cách giáo dục cho trẻ Mầm non bằng cách "học bằng chơi, chơi bằng học" thì giáo viên lồng ghép vào bài giảng của mình chắc chắn rằng hiệu quả giáo dục sẽ rất cao

Trang 5

Với những giải pháp mới trong sáng kiến này qua hoạt động nhận thức, tôi thấy so với giải pháp cũ thì giải pháp mới này có nhiều điểm khác biệt rõ rệt như:

Phải truyền thụ những kiến thức của giáo viên đến với trẻ Giáo viên cấn phải tìm tòi, khám phá, nghiên cứu để tải những kiến thức nội dung cần mang đến cho trẻ sao cho trẻ cảm thấy đơn giản, gần gũi mà lại dễ hiểu Như vậy giờ học mới có hiệu quả Nhưng để đạt được hiệu quả thì giáo viên phải tìm

ra phương pháp mới sáng tạo giúp trẻ tiến thu một cách dẽ dàng hơn, qua đó

để trẻ được hoạt động một cách hứng thú Và việc hình thành cho trẻ những hiểu biết sơ đẳng về hoạt động làm quen với Toán là rất cần thiết Nhưng làm thế nào để trẻ học tốt môn toán một cách hiệu quả nhất, lôi cuốn trẻ nhất

Chính vì vậy mà tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy trẻ 4-5 tuổi làm quen với toán” Từ thực trạng trên tôi đã

nghiên cứu, thu thập thông tin, điều tra khảo sát, hội thảo, thực hiện tiết dạy, theo giải pháp mới qua cách thức thực hiện các bước như sau:

1 Xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình biểu tượng toán cho

trẻ 4-5 tuổi theo chủ đề.

Xây dựng kế hoạch đầu năm là một việc làm quan trọng và cần thiết của giáo viên giúp giáo viên thực hiện có nề nếp khoa học các hoạt động chính vì vậy tôi bám sát vào nhiệm vụ năm học, và căn cứ vào thực tế trên lớp số trẻ là 43 cháu tôi tiến hành kế hoạch như sau :

* Kế hoạch đồ dùng đồ chơi :

- Theo tôi đây là khâu rất quan trọng trong việc dạy trẻ làm quen với toán Bởi vì tư duy của trẻ là tư duy trực quan sinh động Muốn có tiết dạy tốt

và đạt hiệu quả cao thì phải có đồ dùng đẹp hấp dẫn Do vậy ngày từ đầu năm học tôi đã kiểm kê già soát đồ dùng đồ chơi cùng với các bậc phụ huynh mua sắm bổ sung đồ dùng đồ chơi theo từng chủ điểm đồ dùng cần bám sát với nội dung của chương trình, của từng bài dạy

VD: Như dạy trẻ bài số 4 nhận biết mối quan hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 4 ở chủ điểm gia đình tôi chuẩn bị tranh vẽ về gia đình có 4

Trang 6

người một số đồ dùng trong gia đình như cốc, bát thìa được làm bằng các chất liệu khác nhau Mỗi loại có số lượng nhỏ hơn 4 hoặc bằng 4

Để tạo sự hấp dẫn và hứng thú cho trẻ bản thân tôi đã sưu tầm và làm thêm một số đồ dùng tự tạo từ những nguyên vật liệu có sẵn để tạo thành những sản phẩm trẻ yêu thích những đồ dùng đồ chơi tự tạo này làm cho trẻ say mê hơn hẳn hiệu quả tiếp thu bài của trẻ tăng lên rõ rệt

VD: Với tiết dạy trẻ về hình khối tôi nhờ phụ huynh cắt gỗ có kích thước đúng sau đó quét màu sắc đẹp hấp dẫn và cho trẻ sưu tầm thêm những

vỏ hộp đồ vật có hình dạng khối cho trẻ học

Từng bài dạy phụ thuộc vào chủ điểm tôi đã chuẩn bị đủ và phù hợp theo yêu cầu của bài Để thu hút lôi cuốn trẻ tôi còn cóp đĩa hình ảnh di chuyển, nhóm rau củ quả, nhóm đồ dùng gia đình để cô sử dụng dạy thay thế vật thật tranh ảnh trong tiết học Từ những hình ảnh sưu tầm được tôi bắt tay vào làm đồ dùng dạy học và trang trí lớp, thật ra lúc nào việc trang trí theo chủ điểm của lớp tôi cũng hoàn thành đầu tiên trước chủ điểm mới và đẹp hấp dẫn trẻ… lớp vừa đẹp, trang trí vừa nhanh vì hình ảnh sẳn có chỉ cắt ra là dán thôi, hình ảnh bắt mắt, cháu thích thú cùng cô trang trí cho lớp mình thêm đẹp

mà lại ít tốn tiền, ít tốn thời gian

Ví dụ : làm đồ dùng về chữ số học toán

Tôi cắt các chữ số ở ở lịch lốc (nhỏ) từ số 1-10 dán vào giấy bìa làm thẻ

số cho 100% số cháu trong lớp học toán, kinh phí đở tốn kém, đồ dung chữ số

có nhiều màu sắc đẹp hấp dẫn trẻ khi học Còn thẻ chữ của cô là cắt từ lịch lốc (lớn)

Ví dụ : Đồ dùng thẻ bài, lô tô bằng hình ảnh để dạy toán

Ở chủ điểm thế giới thực vật tôi sưu tầm được từ tập quảng cáo có rất nhiều hình ảnh về các loại quả, tôi cắt ra với số lượng 5 và làm thẻ số cho mỗi trẻ, hoặc tôi cắt rời hình ảnh đó để yêu cầu trẻ xếp theo nhóm số lượng được học….Dùng hình ảnh rời, đẹp mắt, phù hợp chủ điểm tôi gắn lên các bảng bé thử tài, bé ghép số, bé đoán giỏi, thử làm phép tính… để trẻ được luyện tập ở

Trang 7

hoạt động góc, hoạt động tự do nhằm cũng cố, ôn luyện kiến thức toán vừa học

Thực hiện biện pháp này tôi thấy không những đồ dùng dạy toán của lớp tôi đầy đủ mà các môn học khác cũng có nhiều, vì tận dụng được tranh ảnh sưu tầm nhiều loại, nhiều dạng, dùng không được việc dạy thì để trang trí lớp, để cho cháu tự chơi, tự cắt, tự vẽ theo, tự dán…., nhiều cô trong tổ, trong trường cùng nhau thực hiện đầu tư trang trí lớp và làm đồ dùng phục vụ môn toán

Theo chương trình giáo dục mầm non mới, muốn trẻ học tốt đòi hỏi cô giáo phải có đồ dùng dạy học đầy đủ để trẻ được thao tác, được thực hành, được trải nghiệm, mà đồ dùng cần phải có đủ cho mỗi trẻ thì việc luyện tập mới có hiệu quả Tôi nghĩ đây có thể không phải là biện pháp mới ở các trường trong huyện nhưng tôi thấy đây là biện pháp đem lại hiệu quả cao cho việc chuẩn bị đồ dùng dạy học phục vụ hoạt động toán và đem lại kết quả Việc dạy trẻ tiếp thu những kiến thức mà cô cung cấp ở lớp tôi, việc đầu tư vào trang trí lớp tôi cũng đặc biệt quan tâm, hàng ngày trẻ đến lớp được nhìn trực tiếp những hình ảnh đẹp, màu sắc sẽ kích thích trẻ đến xem nhiều hơn, qua hình ảnh trẻ sẽ nhớ lâu những kiến thức mà cô cung cấp, ở lớp tôi có góc

“Bé vui học toán” tôi dùng những mảng tường để dán các hình ảnh, kết hợp các chỉ số để trẻ hiểu ngay đó là nhóm đồ dùng có số lượng bao nhiêu

Ví dụ: Ở chủ điểm thế giới động vật, tôi trang trí những con vật thành

một mảng để cháu đếm số lượng và dán các con số vào ô trống kế bên, hay hàng trên có 6 con gà, hàng dưới 8 con vịt, yêu cầu trẻ gắn số thích hợp và có thể yêu cầu một số trẻ khá lên gộp 2 nhóm điều số thích hợp

Việc đầu tư vào trang trí lớp, cách trang trí như thế nào cho phù hợp, tôi thấy có nhiều tác dụng không những ở bộ môn Toán mà còn nhiều tác dụng ở bộ môn khác

* Kế hoạch bồi dưỡng trẻ khá, rèn trẻ yếu :

Trang 8

Đối với trẻ khá tôi quan tâm động viên trẻ tìm tòi khám phá những điều mới lạ để trẻ hứng thú học từ đó quan tâm đến trẻ con hạn chế, khuyến khích dạy cho trẻ khá để kỹ năng bộ môn của trẻ được nâng lên và cùng tiến bộ

2 Sáng tạo, linh hoạt thay đổi hình thức trong việc hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ.

Dạy trẻ làm quen với biểu tượng toán trên giờ hoạt động học đạt hiệu quả nhất Vì trong giờ học cô giáo truyền thụ kiến thức cho trẻ được đồng đều, kiến thức lô gíc, để thu hút trẻ mỗi bài dạy tôi chuẩn bị đầy đủ đồ dùng hấp dẫn cho trẻ tạo tâm lý thoải mái học mà chơi chơi mà học, để đạt được yêu cầu về đổi mới nội dung phương pháp dạy trẻ tôi sử dụng các trò chơi kết hợp giữa động và tĩnh gây hứng thú cho trẻ, các trò chơi kết hợp đàm thoại quan sát hoạt động trực tiếp với đồ vật kết hợp những câu hỏi gợi mở nhẹ nhàng kích thích trẻ có hứng thú khám phá điều mới lạ của bài học đều lôi cuốn trẻ rất say mê học Trẻ được khuyến khích trong quá trình học, biết tìm kiếm các chuẩn mực Giải quyết các vấn đề nếu ta chỉ đơn thuần dạy trẻ xác định vị trí trong không gian nhận biết hình khối, đếm, so sánh, thêm bớt, chia theo hình thức thông thường, một số tiết học về số lượng nội dung lại lặp đi lặp lại như thế sẽ rất nhàm chán và đơn điệu, cứng nhắc, sự hứng thú của trẻ

sẽ giảm đi do vậy ta cần có sự linh hoạt thay đổi các hình thức tiết học để trẻ học không nhàm chán

a Gây hứng thú cho trẻ ở phần giới thiệu bài

Trong tiết học toán, việc sử dụng lời nói đầu, dẫn dắt vào bài mới lạ, gây ấn tượng, thì mới thu hút sự chú ý của trẻ, làm cho trẻ hứng thú, tinh thần thoải mái khi học

*Ví dụ: Dạy bài khối vuông, khối chữ nhật, khối cầu, khối trụ Phần

giới thiệu bài tôi nói: “Các cầu thủ bóng đá của lớp ta vừa đi thi đấu về, sau đây là lễ trao giải.” Tiếng nhạc nổi lên, hai đội đi ra giơ tay vẫy Giải quả bóng vàng được trao cho cầu thủ A, các cháu thấy bạn A nhận được quả bóng như thế nào? vào giờ học xung quanh chủ đề thể thao, cho trẻ xếp gôn bằng các khối và tập đá bóng bằng các khối cầu Trẻ rất hứng thú chơi nhưng

Trang 9

không biết là mình đang học một tiết toán về các khối Hoặc ta dạy bài khối vuông, khối chữ nhật trong chủ đề ngành nghề, giới thiệu cho trẻ về nghề xây dựng dẫn trẻ đi thăm một số công trình xây dựng bằng các khối

*Ví dụ: Khi dạy trẻ biết tạo nhóm có 4 đối tượng, nhận biết chữ số 4 ở

chủ đề “bản thân” Tôi đã nghĩ ra chủ đề xuyên suốt giờ học đó là “sinh nhật búp bê tròn 4 tuổi” Mở đầu tiết dạy trong tiếng nhạc “chúc mừng sinh nhật” các cháu được lên đốt nến và thổi nến, nói những lời chúc mừng sinh nhật có

ý nhĩa, trẻ được đếm số nến, tặng quà cho búp bê Sau đó trẻ sẽ được bày cỗ sinh nhật búp bê Như vậy trẻ rất thích thú

Việc đặt ra các tình huống có vấn đề để cô và trẻ cùng giải quyết sẽ gây cho trẻ được trí tò mò và thích thú

b Chọn chủ đề và dạy tích hợp theo chủ đề

Quá trình tổ chức tiết học cần phải lồng ghép chủ điểm một cách xuyên suốt từ phần vào bài đến phần kết thúc giữa các nội dung trong bài cần có sự chuyển tiếp, lồng chủ đề một cách nhẹ nhàng, hoặc bằng những câu chuyện hấp dẫn lôi cuốn trẻ, giúp trẻ tiếp thu kiến một cách tự nhiên

*Ví dụ 1: Dạy trẻ xác định phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau của đối tượng khác Tôi chọn đối tượng xác định là con Voi, bằng câu chuyện kể về chú voi, cho trẻ đi thăm Tây Nguyên một vùng đất hùng vĩ của đất nước nơi có rất nhiều các chú voi sinh sống Trên đường đi phải đi qua nhiều nơi khác nhau, mỗi vùng quê có những phong cảnh những trò chơi khác nhau Đến mỗi nơi đều có đối tượng để trẻ xác định các hướng

cơ bản của đối tượng đó Ngoài ra còn có nhiều trò chơi dân gian ví dụ như trò chơi “mõ làng mõ xóm” Cô hoặc một trẻ làm người đi rao mõ Vừa gõ mõ vừa đọc:

“Chiềng làng chiềng chạ

Thượng hạ tây đông

Nếu là đàn ông

Đ Đứng ra phía trước

Nếu là con gái

“Ấy là mõ xóm

Mõ làng là tôi Thấy tôi đứng này Con trai bên trái Con gái bên phải

Trang 10

Đứng ra phía sau.’’ Nhanh mải lên nào.”

Sau khi người giao mõ đọc xong từng vế thì trẻ trai và trẻ gái đứng đúng vào vị trí người giao mõ yêu cầu Tiếp theo là cô phải đặt các câu hỏi để trẻ trả lời xem trẻ đang đứng ở vị trí nào của người giao mõ

Trẻ được đi chơi nhiều nơi, được ngắm phong cảnh quê hương đất nước, vừa được chơi trò chơi Như vậy trẻ rất thích, rất tích cực tham gia vào các hoạt động giúp cho tiết học đạt kết quả

*Ví dụ 2: Khi dạy trẻ bài đo các đối tượng thuộc chủ đề “Phương tiện giao

thông” thay vì chuẩn bị cho trẻ 3 băng giấy để đo Tôi đã chuẩn bị cho mỗi trẻ một bức tranh có vẽ 3 đoạn đường dài ngắn khác nhau Thay cho các chữ số tôi đã vẽ hình 3 chiếc ô tô có gắn các chữ số tương ứng với số lần đo ở các đoạn đường

Cô giới thiệu đẫn dắt để cháu thực hành đo Các bác tài xế ở nơi xa đến chưa thạo đường đi các bác phải tìm được con đường có độ dài có số lần đo bằng chữ số ở xe của các bác Các cháu có muốn giúp các bác tìm đường đi không? Chúng mình phải làm thế nào để xe đi đúng đường (phải đo) Thế là trẻ bắt tay vào đo một cách rất thích thú Khi đo xong trẻ nói kết quả và tìm chiếc xe

có chữ số tương ứng với số lần đo ở con đường đó đặt vào đúng con đường

đó Rồi xuyên suốt bài học các cháu được đo chiều dài đoàn tàu bằng bàn chân mình Rồi treo cờ chuẩn bị cho hội thi “Bé với an toàn giao thông” Trong cả một giờ học các cháu rất thích thú, hồ hởi Cháu đang học mà như đang được chơi

c Ứng dụng cộng nghệ thông tin

Trong các hoạt động trên tôi luôn lồng ghép công nghệ thông tin: Vi tính, máy chiếu đa năng để có đầy đủ các hình ảnh thông tin chính xác để cung cấp cho trẻ và tạo sự cuốn hút ở trẻ ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng

VD: Trong tiết tạo nhóm số lượng trong chủ điểm động vật tôi đã kể cho trẻ nghe câu chuyện con gà trống và tôi đưa ra nhóm con gà trống thì lần lượt các con gà được xuất hiện trên màng hình với vói tiếng gáy 0 ó o các

Ngày đăng: 20/12/2016, 20:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w