1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

DE CUONG HOC TAP PP GD The Chat Mam Non

43 1,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 420 KB

Nội dung

GIÁO TRÌNH CHÍNHTÀI LIỆU THAM KHẢO CÁC NGUỒN THÔNG TIN SỐ TIẾT TỪNG CHƯƠNG TỪNG BÀI MỤC TIÊU CHUNG * Kiến thức: Trang bị cho giáo sinh hệ thống tri thức phương pháp giáo dục thể chất ch

Trang 1

GIÁO TRÌNH CHÍNH

TÀI LIỆU THAM KHẢO

CÁC NGUỒN THÔNG TIN

SỐ TIẾT TỪNG CHƯƠNG TỪNG BÀI

MỤC TIÊU CHUNG

* Kiến thức: Trang bị cho giáo sinh hệ thống tri thức phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ

mầm non: Mục tiêu, nội dung, phương pháp , các hình thức tổ chức giáo dục thể chất nhằm phát triển thể chất cho trẻ từ 0-6 tuổi

* Kỹ năng:

- Thiết kế bài dạy

- Kỹ năng thiết kế bài tập phát triển chung theo từng lứa tuổi

- Nắm vững những bài tập vận động cơ bản

Trang 2

- Biết tổ chức công tác giáo dục thể chất cho trẻ một cách khoa học.

* Thái độ: Nhận rõ vị trí chức năng nhiệm vụ, những phẩm chất của người giáo viên nhà trẻ –

mẫu giáo , có ý thức rèn luyện để trở thành giáo viên tốt

Phần 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TH Ể CHẤT

Chương 1: Những vấn đề chung về giáo dục mầm non

HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:

- Sinh viên nghiên cứu tài liệu từ trang 07 – 12

- Sinh viên nghiên cứu nội dung của từng phần

I Những khái niệm cơ bản trong giáo dục thể chất:

Giáo dục thể chất là 1 hiện tượng xã hội, 1 phương tiện phục vụ xã hội chủ yếu nâng cao thể chất, tác động sự phát triển tinh thần của con người

3 Hoàn thiện thể chất: Sự phát triển thể chất tới trình độ cao có sự chuẩn bị kỹ năng hoạt động

lao động của con người trong hoàn cảnh lịch sử nhất định Kỹ năng này thay đổi dưới ảnh hưởng phát triển xã hội

II Cơ sở lý luận của phương pháp giáo dục thể chất và mối quan hệ với các môn học khác:

1 Cơ sở lý luận của phương pháp giáo dục thể chất:

1.1 Cơ sở khoa học xã hội:

- Các Mác đã vạch ra các yếu tố lý luận gồm :

+ Giáo dục trí tuệ

Mục tiêu:

Sinh viên cần nắm được 1 số kiến thức lý luận về khái niệm giáo dục thể chất,

cơ sở lý luận , đối tượng của môn học và các mối liên hệ với các môn học khác

trên cơ sở sinh viên đã nghiên cứu trước tài liệu

Trang 3

+ Giáo dục thể chất

+ Giảng dạy mỹ thuật , các nguyên tắc quá trình sản xuất, biết sử dụng công cụ đơn giản của quá trình sản xuất Như vậy ông cho rằng giáo dục thể chất là 1 bộ phận hữu cơ của hệ thống giáo dục , điều kiện tất yếu với sự phát triển của con người

- Bác Hồ người kế tiếp sự nghiệp đó Bác nói “ Muốn làm việc được tốt, lao động được giỏi phải

có sức khoẻ mà muốn có sức khoẻ phải luyện tập thể dục thể thao” “ muốn có xã hội mạnh khoẻ thì từng con người phải mạnh khoẻ”

1.2 Cơ sở khoa học tự nhiên:

- Quá trình phát triển sinh học của con người

- Học thuyết Paplôp và Sêtrênôp về hoạt động thần kinh cấp cao chiếm vị trí lớn trong lĩnh vực này

2 Mối quan hệ với các môn học khác:

2.1 Các môn khoa học xã hội: Lịch sử, tâm lý, giáo dục , lý luận và phương pháp giáo dục của

các môn học TDTT

2.2 Các môn khoa học tự nhiên: Sinh lý học, giải phẫu học, sinh học , thể dục và chữa bệnh

III Đối tượng của giáo dục thể chất:

- Giáo dục thể chất nghiên cứu những quy luật điều khiển quá trình hoàn thiện thể chất con người.Đây là 1 qúa trình sư phạm

- Lý luận giáo dục thể chất vận dụng kinh nghiệm , những thành tựu mới và được làm sáng tỏ bằng con đường thực tiễn

- Phương pháp giáo dục thể chất nghiên cứu những quy luật riêng, cụ thể hoá quá trình giáo dục : chỉ rõ mục đích, phát triển , nguyên tắc phương pháp ….mang lại hiệu quả cho quá trình luyện tập

- Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non xuất phát từ phương pháp luận, phương pháp giáo dục thể chất nhằm nghiên cứu và điều khiển quá trình giáo dục thể chất cho trẻ

Câu hỏi:

1 Thế nào là GDTC cho trẻ mầm non? Cho ví dụ minh họa

2 Thế nào là phát triển thể chất Cho ví dụ minh họa

3 Phân tích các quan hệ giữa các khái niệm cơ bản trong lí luận giáo dục thể chất

4 Trình bày đối tượng nghiên cứu của phương pháp giáo dục thể chất

5 Phân tích cơ sở lí luận của phương pháp giáo dục thể chất

6 Phân tích mối quan hệ giữa phương pháp giáo dục thể chất với các khoa học khác

********

Chương 2: Đặc điểm phát triển thể chất Mục đích, nhiệm vụ và nguyên tắc giáo dục thể

chất cho trẻ mầm non.

HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:

- Sinh viên nghiên cứu tài liệu từ trang 13-42

- Sinh viên nghiên cứu tài liệu từ trang 13 – 42

- Sinh viên nghiên cứu nội dung của từng phần

Mục tiêu:

Sinh viên cần nắm được 1 số kiến thức về đặc điểm phát triển thể chất của trẻ

mầm non trong 2 giai đoạn ( Nhà trẻ, mẫu giáo ) , sinh viên tự thu thập số liệu

từ thực tiễn dẫn chứng làm sáng tỏ thêm lý luận Qua đó nắm được các nhiệm

vụ giáo dục thể chất cho trẻ

Trang 4

I Đặc điểm phát triển thể chất của trẻ tuổi MN:

1 Sự phát triển cơ thể trẻ:

- Sự phát triển của trẻ tuân theo những quy luật cơ bản của sinh học, trình tự và tốc độ phát triển

phụ thuộc vào các yếu tố: Di truyền, môi trường, phương pháp nuôi dưỡng, vệ sinh , sự rèn luyện của bản thân

- Những năm đầu tốc độ phát triển diễn ra nhanh đặc biệt chiều cao và trọng lượng cơ thể tăng nhanh không 1 giai đoạn nào sánh bằng ( 6 tháng tuổi cân nặng gấp đôi so với mới, vòng đầu gần bằng người lớn ở trẻ 3 tuổi…) Các chức năng đang định hình và hoàn thiện rất nhanh ( Tâm lý, sinh lý) Vận động từ thụ động phụ thuộc hoàn toàn vào người lớn đến cơ bản hoàn thiện VĐCB cùng với phát triển tố chất vận động ( Sức nhanh , bền, khéo…) đến 5 tuổi chiều cao gấp đôi so với mới sinh ,thần kinh thuận lợi cho việc tiếp thu và củng cố kỹ năng cần thiết Tuy nhiên khả năng vận động vẫn còn hạn chế

+ Hệ thần kinh: Phát triển nhanh các chức năng chưa hoàn thiện đến cuối tuổi mẫu giáo sự trưởng thành tế bào đại não kết thúc, dễ hưng phấn, bắt đầu có khả năng kiềm chế cao

+Hệ cơ, xương:Diễn ra không đều, quá trình cấu tạo xương chưa kết thúc, cơ và xương yếu nên không thích ứng sự căng thẳng lâu, dễ mỏi cơ

+ Hệ tim mạch: Điều hòa thần kinh tim chưa hoàn thiện, nhịp co bóp dễ mất ổn định

+ Hệ hô hấp: Thở nông, gấp hơn so với người lớn

+ Hệ trao đổi chất: Quá trình hấp thu vượt cao quá trình phân huỷ và đốt cháy ( Năng lượng tiêu hao cho sự lớn lên và dự trữ chất nhiều hơn cho hoạt động cơ bắp) Khả năng điều hoà thân nhiệt yếu ( Chú ý thời tiết )

2 Sự phát triển sinh lý vận động:

- Vận động là 1 trong những nguồn cơ bản để trẻ nhỏ nhận thức thế giới xung quanh

- Các cơ quan vận động như bộ xương, cơ, gân, dây chằng, khớp có ý nghĩa to lớn đối với sự pháttriển cơ thể ( Sự PTCT không tách rời sự phát triển toàn bộ cơ thể và tâm lý trẻ)

- Những tuần đầu sau sinh đã hình thành phản xạ có điều kiện và diễn ra nhanh chóng

- Mức độ phát triển, sự phân hóa hệ thần kinh TW làm xuất hiện chức năng vận động

- Tháng thứ 2 thiết lập mối quan hệ giữa cơ quan điều khiển và tiền đình, sau đó hình thành mối liên hệ giữa cơ quan điều khiển tay và thị giác

- Tháng 4,5 xuất hiện mối liên kết thị giác và điều khiển

II Nhiệm vụ giáo dục thể chất cho trẻ MN:

1 Bảo vệ và tăng cường sức khoẻ cho trẻ

- Do cơ thể trẻ còn non nớt, khả năng thích ứng chưa cao, sức đề kháng yếu, các cơ quan đang phát triển nhưng chưa hoàn thiện

- Vì vậy phải chăm sóc nuôi dưỡng và rèn luyện có khoa học

- Giúp trẻ củng cố tăng cường sức khoẻ , hoàn thiện các chức năng

2 Nhiệm vụ giáo dưỡng:

- Hình thành, phát triển thói quen vận động cơ bản

- Phát triển các tố chất vận động cơ bản

- Cung cấp một số khái niệm, kỹ năng chính xác về rèn luyện và phát triển thể lực cho trẻ

Trang 5

2 Nguyên tắc tự giác tích cực:

Ý thức tự giác tích cực của trẻ có ý nghĩa lớn đến kết quả của bài tập, tính tích cực thể hiện khi trẻ nắm được tri thức ,kỹ năng,kỹ xảo vận động Vì vậy khi sử dụng nguyên tắc này giáo viên cần phải làm cho các bài tập sinh động , chọn nội dung phù hợp vừa sức của trẻ, tăng cường sử dụng dụng cụ và đồ dùng trực quan hấp dẫn Chú ý động viên trẻ kịp thời, khi làm mẫu cần nhấn mạnh sự dễ dàng của động tác giúp trẻ dễ hiểu thích thú khi cô yêu cầu thực hiện cho cả lớp xem

3 Nguyên tắc trực quan:

Tính trực quan thể hiện ở việc sử dụngcác cảm giác cơ, sự tri giác bằng mắt, các cảm giác cơ

khác qua đó trẻ tiếp xúc trực tiếp với thực tế

Nguyên tắc này được thể hiện bằng con đường làm mẫu các bài tập của giáo viên và trực quanbằng mắt của trẻ lúc đó ở trẻ hình thành biểu tượng về vận động của bài tập có cảm giác vận động

cơ và sự mong muốn thể hiện vận động

Có 2 hình thức : Trực quan trực tiếp và gián tiếp

4 Nguyên tắc vừa sức và chiếu cố cá biệt:

Nguyên tắc này dự kiến những trở ngại mà trẻ có thể vượt qua mà không cần huy động hết sức lực nhằm đảm bảo cho sức khoẻ trẻ.Tính vừa sức luôn thay đổi theo mức độ phát triển tinh thần và thể lực của trẻ, Sự phát triển của trẻ trong cùng 1 tuổi cũng có sự khác nhau do đó cũng cần có sự khác biệt trong luyện tập vì thế dùng nguyên tắc cá biệt là có dự tính những điểm khác biệt của trẻ để tiến hành GDTC tốt

- Các cơ quan vận động như bộ xương, cơ, gân, dây chằng, khớp có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển cơ thể ( Sự PTCT không tách rời sự phát triển toàn bộ cơ thể và tâm lý trẻ)

- Những tuần đầu sau sinh đã hình thành phản xạ có điều kiện và diễn ra nhanh chóng

- Mức độ phát triển, sự phân hóa hệ thần kinh TW làm xuất hiện chức năng vận động

- Tháng thứ 2 thiết lập mối quan hệ giữa cơ quan điều khiển và tiền đình, sau đó hình thành mối liên hệ giữa cơ quan điều khiển tay và thị giác

- Tháng 4,5 xuất hiện mối liên kết thị giác và điều khiển

- Tháng 6 học bò, tháng 9 học đứng và đi

- Năm thứ 2 trẻ lĩnh hội những hành động vận động phức tạp chuyển sang chạy, năm thứ 3 dưới ảnh hưởng giáo dục và rèn luỵên trẻ hoàn thiện dần leo, trèo và học nhảy

Trang 6

- Từ 4-6 tuổi diễn ra quá trình củng cố những mối liên hệ tạm thời giữa KNvàKX vận động Cơ bản đến 6 tuổi trẻ đã hoàn thiện các vận động cơ bản cùng với các tố chất vận động

Câu hỏi:

1 Phân tích đặc điểm phát triển cơ thể của trẻ mầm non

2 Nêu mối quan hệ giữa hệ thần kinh và hệ vận động

3 Phân tích đặc điểm phát triển vận động cho trẻ theo bảng sau:

1 tuổi 2 tuổi 3 tuổi 4 tuổi 5 tuổi 6 tuổiĐi

4 Hãy nêu bài học sư phạm về việc dạy vận động cho trẻ

5 Phân tích các nhiệm vụ giáo dục thể chất cho trẻ mầm non

6 Phân tích mối liên quan của giáo dục thể chất với các mặt của giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non

7 Nêu mối quan hệ giữa các nguyên tắc giáo dục thể chất cho trẻ mầm non Cho ví dụ minh họa về mối quan hệ đó

Thảo luân

Từng nhóm 4 – 5 sinh viên vào các lớp nhà trẻ và mẫu giáo tiến hành quan sát vận động của trẻ trong các hoạt động và điều tra thực trạng mức độ phát triển thể chất của trẻ theo các chỉ số: cân nặng, chiều cao; thực hiện các hoạt động tự phục vụ và tham gia vào các hoạt động tậpthể cảu trẻ ở trường mầm non

Dựa trên kết quả quan sát và điều tra, đối chiếu với yêu cầu của giáo dục thể chất cho trẻ ở các

độ tuồi mầm non, xếp loại và đánh giá kết quả giáo dục thể chất cho trẻ, tìm hiểu nguyên nhâncảu kết quả đó

Giúp sinh viên tìm hiểu các nội dung giáo dục thể chất cho trẻ nhà trẻ theo các giai đoạn tuổi của trẻ qua đó tập thực hành hướng dẫn cho trẻ tập luyện theo các hình

Trang 7

HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:

- Sinh viên nghiên cứu tài liệu từ trang 43 – 92

- Sinh viên nghiên cứu nội dung của từng phần

A Nội dung giáo dục thể chất cho trẻ mầm non

I Nội dung giáo dục thể chất cho trẻ nhà trẻ:

- Phát triển các nhóm cơ và hô hấp

- Phát triển các vận động cơ bản: lẫy, bò, trườn, đi, chạy, ném, bắt

- Phát triển các cử động bàn tay, ngón tay

Xem trang 44-45 giáo trình PPGDTC.

II Nội dung giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo:

- Tập vận động các nhóm cơ và hệ hô hấp.

- Tập các vận động cơ bản và biết lợi ích của việc luyện tập đối với sức khỏe

- Tập các cử động bàn tay, ngón tay phát triển hoàn thiện, khéo léo

Xem trang 46-48 giáo trình PPGDTC.

3 Phân loại:

Bài tập thể dục cho trẻ mầm non là bài tập thể dục cơ bản, bao gồm: bài tập đội hình đội ngũ, bài tập phát triển chung và bài tập vận động cơ bản

3.1 Bài tập đội hình đội ngũ:

- Khái niệm: là một bài tập sử dụng đi với nhiều hình thức khác nhau Thực hiện nhiều trong

thể dục sáng, tiết học thể dục, GDAN và trong TCVĐ

- Ý nghĩa: Giáo dục khả năng nhanh nhẹn và có phản ứng nhanh, phát triển sự chú ý, khả năng

phối hợp hành động khi hoạt động tập thể, định hướng trong không gian, rèn luyện tư thế đúng như đi thẳng người, bước dứt khoát, … và bồi dưỡng tính tổ chức kỹ luật, tinh thần tập thể, tính

tự giác cho trẻ

Có thể thực hiện với các dụng cụ như: AN, bộ gõ, xắc xô, trống lắc hoặc kèm theo lời hát

- Phân loại: vòng tròn, hàng dọc, hàng ngang, … chuyển đội hình từ 1 thành 2, 3 hàng dọc hay

hàng ngang; quay theo các hướng khác nhau: Quay phải, quay trái, quay sau,…; dãn hàng; dồn hàng; chuyển động trong khi đi, chạy

Xem ND tập luyện trang 51

3.2 Bài tập phát triển chung:

Khái niệm và ý nghĩa của TD-PTC:

BTPTC là những bài tập gồm những động tác để phát triển và rèn luyện những nhóm cơ khớp của

cơ thể

Trang 8

VD như: nhóm cơ vai, nhóm cơ thân mình, nhóm cơ chân, các khớp nhỏ, tay hông, đầu gối, cổ chân…

Các bài tập có tác dụng cũng cố và tăng cường sức khỏe có ảnh hưởng tích cực đến hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, nâng cao trạng thái hoạt động của cơ thể, giúp cho cơ thể phát triển cân đối hài hòa về hình thái và chức năng bằng con đường cũng cố cơ bắp, riêng biệt cũng

cố hệ xương đặc biệt hình thành đúng độ cong cột sống tạo nên tư thế đúng cho cơ thể

Phân loại bài tập phát triển chung:

Nhóm bài tập phát triển cơ hô hấp, tay vai:

Bao gồm những động tác phát triển cơ lồng ngực, luyện thở đúng cho trẻ, phát triển cơ tay,bả vai, củng cố cơ lưng, duỗi thẳng cột sống

Nhóm bài tập phát triển cơ bụng, chân:

Bao gồm các động tác phát triển cơ bụng, chân, bảo vệ các cơ quan nội tạng khỏi những chấn động bên ngoài, làm máu lưu thông dễ dàng

Nhóm bài tập phát triển cơ lưng, lườn:

Bao gồm các động tác lưng, lườn làm tăng cường độ mềm dẻo cột sống, hình thành tư thế đúng

Nguyên tắc lựa chọn động tác trong BTPTC:

- Dự vào nội dung chương trình, dựa vào bài gợi ý soạn mẫu Chú ý dựa vào mục đích nhiệm vụ, yêu cầu của giáo án giải quyết nhiệm vụ gì

- BTPTC ngoài việc phát triển các nhóm cơ và khớp còn làm nhiệm vụ hỗ trợ cho các bài tập vận động cơ bản trong giờ học

- Ở bài tập dùng sức thì cứ sau từ 2-3 động tác (tùy thuộc vào đối tượng) thì cần cho trẻ nghĩ mệt

từ 5-6 giây, chú ý kết hợp với thả lỏng và hít thở sâu

3.3 Bài tập vận động cơ bản(VĐCB):

Khái niệm:

Trang 9

Vận động cơ bản(VĐCB) là những vận động cần thiết đối với đời sống con người, nó được

sử dụng trong mọi hoạt động khác nhau ví du: đi, chạy là cách thức di chuyển trong đời sống hằng ngày còn nhảy, leo, trèo được sử dụng để khắc phục khó khăn …

Khi vận động thu hút 1 số lớn cơ bắp làm việc, khi đó cảm giác thăng bằng là thành phần quan trọng nhất định phải có

Ý nghĩa:

- Gíup hoàn thiện sự làm việc của hệ thần kinh trung ương

- Củng cố cơ bắp vận động, nâng cao hoạt động cơ thể

- Phát triển các tố chất vận động

-Hình thành tư thế trhân người hợp lý

- Phát triển quá trình tâm lý, góp phần giáo dục các mặt

Phân loại :

-Vận động có chu kỳ: Là những vận động thường xuyên lặp lại các chu kỳ giống nhau, vận động này được hình thành và củng cố nhanh, có ý nghĩa đối với sự rèn luyện cảm giác nhịp điệu bao gồm những vận động: Đi,chạy, bò, trườn

-Vận động không có chu kỳ: Là những vận động mà các chu kỳ vận động không lặp lại thường xuyên, mỗi vận động đều có tính liên tục nhất định của từng giai đoạn vận động thực hiện theo 1 nhịp điệu nhất định và kết thúc chỉ 1 lần gồm các vận động: Nhảy, trèo, ném

Các giai đoạn của VĐCB:

- Thăng bằng: Giữ tư thế thăng bằng mọi lúc ( Không bị ngã, chao đảo…)

Các bài tập luyện đi và giữ thăng bằng cho trẻ nhà trẻ, mẫu giáo:

- Bài tập đi:

+ Tập đi: 11-12 tháng ( Đỡ trẻ khi đi sau đó cho trẻ tự đi)

+ Rèn vận động Đi: 13-18 tháng ( Đi nhiều hướng khác nhau, đi có mang vật trên tay, đi theo hiệu lệnh,

+ Trẻ 19-24 tháng: đi bước dài, bước cao, vượt qua chướng ngại vật

+ Trẻ 3-6 tuổi: Đi nhiều kiểu như kiểng gót, bằng gót, nghiêng bàn chân, nhanh, chậm…

- Bài tập thăng bằng:

+ Nhà trẻ: Đi trên đường hẹp, dích dắt

+ Mẫu giáo:Đi trên ghế băng kết hợp đội túi cát, mang vật trên tay đi ngang trên ghế băng bước dồn, đúp…

- Bài tập chạy:

Tư thế: Thân hơi đổ về trước, tay co ở khuỷu, mắt nhìn về phía trước

khi chạy mũi chân chạm đất trước rồi cả bàn chân, có giai đoạn bay

- Các bài tập chạy:

+ 3-4 tuổi:Chạy đuổi bắt cô nhanh chậm,chạy chậm, chạy nhanh

+ 4-6 tuổi: chạy theo hiệu lệnh, chạy nhiều hướng khác nhau, chạy có mang vật…

Trang 10

- Bài tập nhảy:

Tư thế:

Chuẩn bị: Gập khớp gối, nhún người, hạ thấp trọng tâm cơ thể, đánh lăn tay

Thực hiện: Bật và bay, chạm đất bằng mũi chân sau đó đến cả bàn chân, giữ thăng bằng

Các bài tập:

+ Nhà trẻ: Nhảy tại chỗ, nhảy cao

+ Mẫu giáo: Nhảy xa: Nhảy tiến về trước

Nhảy cao: Nhảy bật người lên cao

Nhảy sâu: Nhảy từ trên cao xuống

- Ném, chuyền ,bắt, lăn:

Tư thế:

Ném: Đứng tay cầm vật ném ( 1,2 tay) người hơi đổ ra sau

Chuyền: Đứng, cúi người chuyền vật qua tay, qua đầu, chân

Bắt: Đón vật từ trên cao rơi xuống.

Lăn: Lăn bóng sát sàn, qua cổng, lăn bóng rồi di chuyển theo bóng

Các bài tập:

+ Nhà trẻ: Lăn bóng cho bạn, cho cô Tập tung bóng, chuyền bóng cho bạn

+ Mẫu giáo:Ném bóng nhiều tư thế ( Ném xa, ném trúng đích bằng 1,2 tay) tung bắt bóng, đập bóng và đón bóng, lăn bóng và di chuyển theo bóng…

- Bò:

Tư thế: Thân nằm ngang tay và đầu gối tỳ xuống sàn ( bò thấp)hoặc bàn chân tỳ xuống sàn (Bò

cao)

Các bài tập:

+ Nhà trẻ: Bò thấp, bò qua gối ôm, bò theo cô…

+ Mẫu giáo: Bò cao, bò qua chướng ngại vật, bò theo đường dích dắt, bò chui qua cổng…

- Trườn sấp :

Tư thế: Thân nằm sấp ,một chân co,chân duỗi, tay co tay duỗi , mắt nhìn về trước

Thực hiện :Chân co đạp mạnh đưa người về trước 2 tay di chuyển lên , đổi chân và cứ thế tiếp

tục trườn sao cho bụng luôn sát sàn

- Trèo :

Tư thế: Thân thẳng đứng, nằm ngang

Các bài tập:

- Trèo lên thang xuống thang ( dồn, đúp )

- Trèo lên xuống ghế

- Trèo qua ghế

II Trò chơi vận động (TCVĐ):

1 Khái niệm:

- Chủ đề của trò chơi được lấy từ cuộc sống thực tế xung quanh (hiện tượng tự nhiên, xã hội…)

Vì vậy nó mang tính hiện thực

- Quy tắc trò chơi được xác định trong trò chơi( Trò chơi có luật) Nhưng để giải quyết nhiệm vụ đòi hỏi người chơi phải nhanh trí, sáng tạo, khéo léo…

- Tình huống trò chơi luôn thay đổi vì vậy phải chú ý không bỏ lỡ thời cơ

2 Ý nghĩa của trò chơi vận động:

- TCVĐ là phương tiện GDTC

- Rèn luyện các tố chất vận động

Trang 11

- Anh hưởng đến tính cách, khí chất của trẻ

- Phát triển phẩm chất tư duy, ngôn ngữ, tưởng tượng…

- Mở rộng, khắc sâu biểu tượng xung quanh

- Là hoạt động cần thiết phát triển tinh thần, thể lực

Tính chất trò chơi, nội dung trò chơi là tên gọi trò chơi Ví dụ thi xem ai chạy nhanh

TCVĐ loại đuổi bắt: Chỉ cần có 2 người người đuổi, người bắt

TCVĐ thi đua tranh giải: TRÒ CHƠI nhằm nâng cao yêu cầu về yếu tố vận động và phẩm chất

ý chí Ví dụ sức chịu đựng, tự lực…

TCVĐ sử dụng dụng cụ: Quy tắc trò chơi này xác định vị trí, thứ tự sắp xếp dụng cụ, cách sử

dụng dụng cụ và thứ tự thực hiện vận động

TCVĐ vui nhộn, giải trí( Hài hước): Khi bày trò có tính vui nhộn kích thích người chơi.

3.2 Nhóm TCVĐ mang tính thể thao: Các trò chơi chứa đựng yếu tố thể thao như bóng

chuyền, bóng đá, cầu lông…

Xem giáo trình nội dung trò chơi trang 78 - 79

C – PHƯƠNG TIỆN VÀ TRANG THIẾT BỊ PHỤC VỤ CHO GIÁO DỤC THỂ CHẤT

I Đặc điểm chung của các phương tiện:

1 Yếu tố vệ sinh:

1.1 Khái niệm: Yếu tố vệ sinh bao gồm ; chế độ dinh dưỡng hợp lý, chế độ sinh hoạt, vệ sinh cá

nhân, vệ sinh công cộng…Tất cả đều gây cho trẻ cảm xúc tốt, trước tiên là hoạt động của các hệ

cơ quan của cơ thể được tốt hơn và khả năng làm việc tăng lên

2.2 Cách sử dụng:

Vệ sinh ăn uống:

- Cần đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý

- Tổ chức cho trẻ ăn vào 1 giờ nhất định để tạo phản xạ tiết dịch nhằm đảm bảo cho trẻ tiêu hoá tốt

- Biết cách chọn lựa thực phẩm đạt yêu cầu về vệ sinh

Vệ sinh thân thể: Làm cơ thể hoạt động tích cực, tăng cường quá trình trao đổi chất, phát triển

khả năng làm việc trí óc, đề phòng bệnh tật

Vệ sinh trang phục: Giúp cơ thể khỏi những tác động xấu của môi trường và các tổn thương cơ

học, giữ cho da sạch sẽ , quần áo phải nhẹ và thuận tiện tạo được vùng vi khí hậu cần thiết ngoài

bộ phận cơ thể được che phủ

- Tạo điều kiện cho trẻ tiếp thu bài học dễ dàng

Trang 12

2 Yếu tố tự nhiên:

2.1 Khái niệm: Những yếu tố có sẵn trong thiên nhiên như: Ánh nắng, không khí, nước…Đây là

1 phương tiện đặc sắc dễ thực hiện

Không khí:

- Cung cấp ô xy cho trẻ ( Trẻ cần nhiều ôxy hơn người lớn )

- Không khí có tác dụng rèn luyện cơ thể bởi vì sự chênh lệch nhiệt độ giữa cơ thể và môi trường xung quanh rất lớn

- Không khí trong sạch có chứa những hợp chất đặc biệt tiêu diệt vi khuẩn tăng lượng máu nhờ ô

3.2 Cách sử dụng: Các yếu tố trên tác động toàn diện lên cơ thể trẻ , có thể sử dụng vào thể dục

sáng, giữa giờ, hoạt động vui chơi, dạo chơi ngoài trời, tiết thể dục…

4 Sự phối hợp các phương tiện:

Khi thực hiện nhiệm vụ GDTC cần cố sự phối hợp nhịp nhàng các phương tiện Các

phương tiện này có mối liên hệ mật thiết không thể tách rời, cơ thể trẻ yếu kỹ năng vận động hạn chế vì vậy mỗi lứa tuổi cần chú ý có những quy định riêng về chế độ

II Trang thiết bị phục vụ cho giáo dục thể chất:

1 Nơi tập:

- Sân bãi đúng quy cách

- Phòng tập thoáng mát, đảm bảo an toàn

- Sàn tập đúng kích thước quy định

2 Dụng cụ:

- Dụng cụ ngoài trời: Hố cát, xích đu, thang trèo… đảm bảo an toàn, vệ sinh

- Dụng cụ trong lớp: Đầy đủ, phù hợp nội dung bài tập, đảm bảo các yêu cầu vệ sinh

3 Trang phục : Gọn gàng , co giản, thoáng mát, dễ hút ẩm.

Câu hỏi:

1 Phân tích tác dụng của bài tập thể dục đối với việc rèn luyện thể chất cho trẻ mầm non

2 Nêu vai trò của trò chơi vận động đối với trẻ mầm non

3 Phân tích đặc điểm chung về các phương tiện giáo dục thể chất cho trẻ mầm non và sự phối hợp giữa chúng Cho ví dụ minh học

Trang 13

4 Phân tích phương tiện vệ sinh trong quá trình giáo dục thể chất cho trẻ mầm non.

5 Phân tích phương tiện thiên nhiên trong quá trình giáo dục thể chất cho trẻ mầm non

A Cơ sở sinh lý của vận động :

I Kĩ năng, kĩ xảo vận động:

1 Kỹ năng vận động( KNVĐ) : Là khả năng thực hiện vận động mức độ cần có sự tập trung chú

ý vào từng chi tiết của động tác, các chi tiết vận động chứa nhuần nhuyễn, chưa liên tục , chưa đảm bảo độ bền vững, dễ dàng bị mất nếu không được ôn luyện nhiều lần

2 Kỹ xảo vận động: Là mức độ làm chủ vận động, điều khiển vận động hầu như là tự động, mức

độ KNVĐ cao không phải tập trung chú ý vào từng chi tiết của động tác

3 Tự động hóa: Là đặc điểm chủ yếu của kỹ xảo, là quá trình hình thành những định hình động

học trong sự tác động qua lại của hệ thống tín hiệu 1,2 trong đó hệ thống tín hiệu 2 giữ vai trò chủđạo

II Các giai đoạn hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động:

1 Giai đoạn 1 : Hình thành hiểu biết sơ bộ về vận động

- Trẻ thiếu tin tưởng trong lúc vận động cơ bản

- Các cơ bắp đều căng hết sức

- Có nhiều động tác thừa

- Thiếu chính xác về thời gian và không gian

2 Giai đoạn 2: Hình thành kỹ năng vận động

- Trẻ hiểu được nhiệm vụ và hành động của mình

- Sự hình thành thói quen vận động xảy ra theo kiểu làn sóng

- Các tố chất vận động bắt đầu hình thành

- Sự chính xác vận động cao hơn, tuy nhiên định hình động lực chưa ổn định

3 Giai đoạn 3: On định kỹ năng, hình thành kỹ xảo vận động

- Trẻ có thói quen vận động

Mục tiêu:

Giáo viên cung cấp 1 số kiến thức cơ sở lý luận về sinh lý vận động và quy

luật hình thành KNKX vận động Qua đó giúp sinh viên nắm các nguyên tắc ,

phương pháp để giáo dục thể chất cho trẻ

Trang 14

- Vận động được tự do, chính xác, tiết kiệm không bị gò bó

- Hệ thống tín hiệu 2 giữ vai trò quan trọng

- Trẻ tự tin, tự giác hơn và dễ thích ứng

B Các phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ :

I Nhóm phương pháp trực quan:

1 Làm mẫu:

Mẫu của cô: Cô làm mẫu cho trẻ xem 1-2 lần, lần 1 làm mẫu toàn phần, lần 2 làm mẫu từng phần

làm chậm kết hợp giải thích

Mẫu của cháu: Sử dụng khi cô không tiện làm mẫu, cô chọn 1 cháu nhanh nhẹn tập mẫu cho

cháu, khi cháu làm mẫu cô ở cạnh kết hợp giải thích Biện pháp này không sử dụng cho các tiết học đầu

Yêu cầu: Mẫu của cô phải đúng, đẹp, nhấn mạnh sự dễ dàng của động tác để gíup trẻ có biểu

tượng đúng về động tác từ đó kích thích trẻ thích thực hiện Đối với trẻ nhỏ lần đầu thực hiện cô vừa hướng dẫn vừa giải thích, chú ý cho mọi trẻ nhìn thấy cô, khi động tác nghiện phải thì cô nghiên trái, khi trẻ xếp vòng tròn thì cô cùng đứng vào vòng tròn với trẻ, khi động tác có dấu tay sau lưng cô phải quay lưng lại cho trẻ nhỉn thấy tay của cô

2 Mô phỏng ( Bắt chước): Mô phỏng tức là cho trẻ bắt chước những hành động của con vật,

hiện tượng tự nhiên, xã hội nhằm thực hiện động tác cho dễ dàng

Ví dụ: Bắt chước tiếng gà gáy Ò ó o o… để rèn luyện cơ hô hấp

Phương pháp này dựa vào đặc điểm tâm sinh lý của trẻ là thích bắt chước , cảm giác vận độngchưa bền vững, dễ chán nãn…

Sử dụng phương pháp này giúp trẻ tập nhiều lần không chán, hứng thú, dễ rèn luyện

Tránh gò ép trẻ, nên kích thích cho trẻ làm giống, không cười trẻ khi trẻ chưa thực hiện giống

Chú ý: Khi sử dụng vật chuẩn thì vật chuẩn phải đẹp, đúng yêu cầu, âm thanh đúng, có độ lớn

nhỏ, không gây nhuy hiểm cho trẻ, không sử dụng tuỳ tiện tránh làm cho trẻ tuân theo 1 hiệu lệnhcứng nhắc

4 Sử dụng tài liệu trực quan:

Tài liệu trực quan: Tranh ảnh,mô hình, phim…

Cách sử dụng: Giáo viên không trực tiếp làm mẫu mà chỉ cho trẻ xem tài liệu rồi cô hướng dãn

giải thích cho trẻ hiểu.Tài liệu trực quan làm đa dạng mẫu cho trẻ, nên cho trẻ tiếp xúc nhiều với phương pháp này

II Nhóm phương pháp sử dụng lời nói:

1 Gọi tên bài tập: là gợi lên hình ảnh biểu tượng đó thông qua tên gọi mà trẻ biết được nội dung

của bài tập đó.Phương pháp này chọn tên bài tập chính xác với nội dung, giúp trẻ nhớ nhanh, biết vận dụng vào cuộc sống hằng ngày Ví dụ động tác cuộn tháo len-tính chất động tác là quay cẳng tay-tư thế quay tay vào trong và ra ngoài

2 Miêu tả:Dùng lời nói diễn đạt từng phần của bài tập liên tục theo 1 trình tự nhất định Khi diễn

đạt phải kết hợp với làm mẫu để giúp trẻ hiểu từ đầu đến cuối động tác 1 cách liện tục Miêu tả giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc

Trang 15

3 Giải thích: Dùng lới nói giải thích về tính chất động tác.Ví dụ động tác này giống gì? Tại sao

phải làm như vậy? Làm như thế nào mới đúng?…

chú ý lời nói phải ngắn gọn dễ hiểu, chính xác giúp trẻ tư duy tích cực và hiểu kỹ thuật động tác Giải thích khi trẻ đã nắm được biểu tượng chung của động tác khi giải thích nếu cần có thể làm mẫu chậm

4 Chỉ dẫn: Dùng khẩu lệnh, mệnh lệnh để củng cố kỹ năng kỹ xảo vận động cho trẻ

Khẩu lệnh: Chỉ dẫn xác định nội dung chính xác giúp trẻ phản ứng kịp thời khi bắt đầu và kết

thúc động tác, xác định tốc độ vận động Khẩu lệnh gồm có: Dự lệnh, động lệnh Dự lệnh là phần chuẩn bị,động lệnh là phần thực hiện

Mệnh lệnh: Dùng lời truyền đạt của giáo viện để hướng dẫn bài tập, động tác.

5 Đàm thoại: Là sự trao đổi sơ bộ về thực hiện động tác, vận động mới hay cũ, nên sử dụng các

câu hỏi để hướng dẫn trẻ tập theo yêu cầu của bài tập đồng thời phát triển ngôn ngữ cho trẻ Đàm thoại có thể sử dụng trước hay sau bài tập luyện vận động

6 Kể chuyện: Trong quá trình luyện tập có thể dùng truyện, thơ, câu đố… để giúp trẻ làm chính

xác hóa vận động Sử dụng phương pháp này giúp cho trẻ hứng thú, làm cho nội dung bài tập vậnđộng thêm sinh động và hấp dẫn Kể chuyện được thực hiện khi vận động đó đã được trẻ thực hiện tốt

III Nhóm phương pháp thực hành:

1 Hướng dẫn trực tiếp: Phương pháp này được tiến hành khi giáo viện làm mẫu xong, giáo viên

sẽ hướng dẫn cho trẻ thực hiện Tuỳ theo mức độ của bài tập có thể chia làm nhiều phần đễ dễ hướng dẫn.Lúc đầu tập 1 chi tiết, tiếp theo 1 chi tiết nữa có kết hợp sửa sai…, sau cùng cả bài tập ( Nếu cần có thể làm mẫu lại cho trẻ xem)

b Trò chơi: Là hình thức gây hứng thú khi tiến hành củng cố, luyện tập vận động có tác dụng

rèn luyện và phát triển các tố chất vận động Trò chơi được tổ chức ngay sau vận động cơ bản củatiết thể dục hoặc tổ chức ngoài giờ…

c Thi đua: Là hình thức nhằm hoàn thiện Kỹ năng, kỹ xảovận động và phẩm chất vận động Thi

đua gồm 2 hình thức : cá nhân, nhóm ( Tập thể) Thi đua được tổ chức khi trẻ nắm vững vận động

và tổ chức lồng ghép vào trò chơi

IV Mối quan hệ của các nhóm phương pháp:

1 Mối tương quan giữa các phương pháp qua từng giai đoạn luyện tập:

Giai đoạn 1: Làm quen với vận động mới (Sử dụng các phương pháp làm mẫu giải thích, thực

hành)

Nhiệm vụ :

- Dạy trẻ làm quen với vận động mới

- Tạo nên một khái niệm toàn vẹn về tất cả những phạm vi của vận động

- Bắt đầu tập thực hiện bài tập vận động

Mục đích:

- Hình thành kỹ năng thực hiện các bài tập vận động

Đặc điểm:

- Nhịp điệu thực hiện chưa chính xác

- Cử động thừa, chưa có sự liên tục

Giai đoạn 2: Rèn luyện vận động (Sử dụng phương pháp mô phỏng, vật chuẩn thị giác, thính

giác, dùng lời ngắn gọn)

Nhiệm vụ:

- Dạy trẻ kỹ thuật cơ bản

Trang 16

- Sửa sai những chi tiết mắc phải

-Thực hiện đúng đắn toàn bộ vận động

Mục đích:

- Chuyển kỹ năng thô sơ thành kỹ năng chính xác

-Chú ý chi thiết kỹ thuật

Đặc điểm:

-Biết dùng sức hợp lý

-Củng cố hệ thống phản xạ

-Phối hợp cử động tay và chân

Giai đoạn 3: Hoàn thiện vận động (Sử dụng bằng phương pháp trò chơi, thi đua)

I – Phương pháp dạy bài tập đội hình đội ngũ cho trẻ mầm non:

1 Đối với trẻ từ 18 đến 36 tháng tuổi:

Cách tập xếp hàng:

- Cho trẻ đứng hàng dọc, đi thành vòng cung, vòng tròn, hàng ngang, theo đường đã được vẽ sẵn

- Khi trẻ đã quen với các vạch chuẫn vẽ sẵn, giáo viên có thể bỏ bớt vạch chuẩn trong vòng trònhoặc để các vật chuẩn đầu hàng cho trẻ đứng thành hàng dọc, hàng ngang

Cách tập quay: Tập cho trẻ quay phải, trái bằng hình thức sử dụng vật chuẩn thị giác, quay về

phía cô hoặc về phía có đồ vật, chẳng hạn như quay về phía cửa sổ, phía búp bê…

2 Đối với trẻ từ 3 đến 6 tuổi:

- Xếp hàng học theo tổ: một trẻ đứng xác vật chuẩn, những trẻ sau đứng nối tiếp phía sau và đặttay lên vai của bạn đứng trước để điều chỉnh, dãn cách hàng cho đều và thẳng

- Chuyển từ hàng dọc thành vòng tròn, từ vòng tròn chuyển thành hàng dọc và chuyển hàngngang có thể chuyển từ trái sang phải hoặc từ phải sang trái hoặc cho trẻ quay về phía có vậtchuẩn

- Giáo viên cần sử dụng hiệu lệnh rõ ràng, dứt khoát khi cho trẻ thực hiện bài tập

II – Phương pháp dạy bài tập phát triền chung cho trẻ mầm non

Nhà trẻ: Hướng dẫn theo cách mô phỏng các sự vật hiện tượng trong thiên nhiên, xã hội Cô vừa

hướng dẫn vừa cùng trẻ thực hiện chủ yếu khuyến khích trẻ cùng làm theo cô

Mẫu giáo: hướng dẫn theo phương pháp làm mẫu, mô phỏng, dùng lời, thực hành…

+ MG bé: Đếm nhịp 1-2-3-4

+ MG nhỡ: Đếm nhịp 1-2-3-4

+MG lớn: Đếm nhịp 1-2-3-4-5-6-7-8

Lưu ý: Khi thực hiện bài tập phát triển chung nên kết hợp dụng cụ đơn giản như nơ, cờ, vòng,

gậy, bóng để kích thích trẻ thực hiện tốt, hứng thú.( Xem thêm chương trình mới)

III – Phương pháp dạy bài tập vận động cơ bản cho trẻ mầm non

Trang 17

1 Đối với trẻ từ 12 đến 24 tháng tuổi:

-Mỗi tuần cho trẻ tập 2 – 3 lần Tập sau bữa ăn ít nhất 30 phút, không tập khi trẻ đói

-Nơi tập: thoáng mát

-Trang phục của trẻ cần gọn gàng

-Mỗi bài tập khoảng 10 – 15 phút

+ Đối với trẻ từ 12 đến 18 tháng tuổi, giáo viên tập cho 2 – 4 trẻ cùng một lúc

+ Đối với trẻ từ 18 đến 24 tháng tuổi, giáo viên tập cho 5 – 7 trẻ cùng một lúc

- Phương pháp dạy chủ yếu là phương pháp mô phỏng, sử dụng vật chuẩn âm thanh và thị giác.Cho trẻ tập từng tốp nhỏ hoặc tập nối tiếp nhau

2 Đối với trẻ từ 24 đến 36 tháng tuổi:

-Tập 1 bài tập vận động cơ bản kết hợp với 1 trò chơi vận động

- Nơi tập: tập ở phòng thể dục, nắng ấm nên tập ngoài trời

- Tập từ 10 đến 12 trẻ, tốp nhỏ nối tiếp và cả lớp

3 Đối với trẻ từ 3 đến 4 tuổi:

Tập 1 – 2 bài tập vận động cơ bản, trong đó có 1 vận động mới, 1 vận động ôn luyện Nếu tiết học

có 2 bài tập vận động cơ bản không tổ chức trò chơi

Nơi tập: phòng thể dục hoặc tập ngoài trời trong những ngày nắng ấm

Trang phục của trẻ cần gọn gàng

Hình thức: cho trẻ tập lần lượt

Phương pháp chủ yếu là làm mẫu, giải thích và thực hành

4 Đối với trẻ từ 4 đến 5 tuổi:

- Phương pháp dạy là làm mẫu, giải thích, luyện tập Giáo viên nên thường xuyên sử dụngphương pháp trò chơi để gây hứng thú cho trẻ khi vận động

- Hình thức tổ chức cho trẻ thực hiện vận động cơ bản có thể là cả lớp đồng loạt, cả lớp nối tiếphoặc theo nhóm

5 Đối với trẻ từ 5 đến 6 tuổi:

- Đối với những bài tập dễ, giáo viên chỉ hướng dẫn bằng lời không cần làm mẫu và dần dần đặtyêu cầu cao hơn

- Đối với những bài tập khó, giáo viên làm mẫu, chỉ dẫn cụ thể và cho trẻ tập theo nhóm để dễsửa sai cho từng trẻ

- Giáo viên nên sử dụng phương pháp trò chơi để gây hứng thú nhằm nâng cao tính tích cực

Bài tập

Xây dựng hệ thống phương pháp hình thành kĩ năng, kĩ xảo vận động cho trẻ mầm non ở các độ tuổi

HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:

- Sinh viên nghiên cứu tài liệu từ trang 93-137

- Sinh viên nghiên cứu nội dung của từng phần

- Đọc tài liệu tham khảo trả lời các câu hỏi sau:

1 Phân biệt khái niệm kĩ năng và kĩ xảo vận động cho trẻ mầm non Cho ví dụ minh họa

2 Phân tích các giai đoạn hình thành kĩ năng, kĩ xảo vận động cho trẻ mầm non

3 Phân tích các phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non

4 Tại sao trong quá trình dạy vận động cho trẻ cần phải sử dụng phối hợp các phương pháp khác nhau?

5 Phân tích các phương pháp dạy trẻ mầm non bài tập; đội hình, đội ngũ, bài tập phát triển chung và vận động cơ bàn

Trang 18

6 V n d ng nh ng ki n th c đã h c đi n vào các ô tr ng c a b ng d i đây:ững kiến thức đã học điền vào các ô trống của bảng dưới đây: ến thức đã học điền vào các ô trống của bảng dưới đây: ức đã học điền vào các ô trống của bảng dưới đây: ọc điền vào các ô trống của bảng dưới đây: ền vào các ô trống của bảng dưới đây: ống của bảng dưới đây: ủa bảng dưới đây: ảng dưới đây: ưới đây:

dụng

Lứa tuổi sử dụng

- Sinh viên tập ghi chép bài tập phát triển chung ở các độ tuổi của trẻ mầm non tại lớp

- Tập các tư thế chuẩn bị của các bài tập phát triển chung ở các độ tuổi của trẻ mầm non tại lớp

- Rèn luyện kĩ năng hướng dẫn thực hiện các nhóm bài tập phát triển chung ở các độ tuổi mầm non của trẻ tại lớp

- Sinh viên luyện tập các bài tập vận động ở các độ tuổi của trẻ mầm non tại lớp

BÀI TẬP

1 Lựa chọn 1 bài tập hoặc vận động trong chương trình để minh họa cho các biện pháp hướnng dẫn (Phương pháp trực quan, phương pháp thực hành): 4 người 4 ví dụ minh họa cho 4 biện pháp.

2 Phương pháp sử dụng lời nói: lấy ví dụ minh họa cho các biện pháp sau:

- Miêu tả – giải thích (ví dụ để so sánh Miêu tả bài tập, vận động khác giải thích như thế nào?)

Trang 19

Chương 3 HÌNH THỨC TỔ CHỨC GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO TRẺ MẦM NON

HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:

- Sinh viên nghiên cứu tài liệu từ trang 137 – 182

- Sinh viên nghiên cứu nội dung của từng phần

A Đặc điểm chung của các hình thức:

2 Hình thức cả lớp – lần lượt:

Trẻ cùng thực hiện một bài tập, liên tiếp, trẻ nọ nối tiếp trẻ kia Hình thức này cho phépgiáo viên có điều kiện theo dõi, giúp đỡ trẻ khi thực hiện vận động, kịp thời phát hiện sai sót đểsửa cho trẻ Hình thức này có thể áp dụng khi cho trẻ làm quen với vận động mới và khi hoànthiện chúng Hạn chế của hình thức tập cả lớp nối tiếp là đôi khi trẻ phải chờ đợi đến lượt giáoviên sửa sai cho trẻ khác, giảm số lần thực hiện bài tập của trẻ

Hình thức này thường áp dụng cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo nhỡ và lớn, mục đích hoàn thiện

Giúp sinh viên tìm hiểu đặc điểm chung, các hình thức và yêu cầu giáo viên khi

chuẩn bị tổ chức các hình thức giáo dục thể chất cho trẻ mầm non theo các giai đoạn

tuổi của trẻ qua đó biết cách vận dụng vào công tác giáo dục thể chất cho trẻ ở trường

MN sau này

Trang 20

Hình thức tập theo nhóm không chuyển đổi giúp giáo viên dễ theo dõi và quản lý việc tậpluyện của trẻ, tăng mật độ vận động của chúng.

2 Nhóm chuyển đổi: Mỗi nhóm tập theo một nội dung riêng Sau một thời gian quy định, các

nhóm chuyển đổi nội dung, vị trí cho nhau

Tuy nhiên, khi dạy trực tiếp một nhóm trẻ, giáo viên cần phải chú ý đến tất cả trẻ đang tập,yêu cầu trẻ phải tập chính xác động tác, giữ kỉ luật Qua tổ chức luyện tập như vậy, trẻ sẽ đượcgiáo dục tinh thần trách nhiệm, bình tĩnh, khả năng tự lực, tự giác hoàn thành kĩ năng vận độngcủa mình và tinh thần giúp đỡ lẫn nhau Hình thức này thường dùng khi củng cố bài tập vận độngcho trẻ

III Hình thức cá nhân:

Mỗi trẻ tập một bài tập theo sự hướng dẫn và theo dõi của giáo viên, trẻ khác quan sát vànhận xét Hình thức này áp dụng khi cần sự giúp đỡ, đảm bảo an toàn ở giai đoạn đầu hình thành

kĩ năngvận động Hình thức này thường sử dụng ở những lớp nhà trẻ

Việc sử dụng các hình thức tổ chức phụ thuộc vào điều kiện tiến hành, nhiệm vụ, nội dungcủa buổi tập, số lượng dụng cụ sử dụng sân tập, lứa tuổi, mức độ chuẩn bị thể lực của trẻ,… Giáoviện phối hợp sử dụng các hình thức cho trẻ tập luyện để đảm bảo hiệu quả cao

B Các hình thức tổ chức:

I Tiết học thể dục:

1 Ý nghĩa:

- Giáo viên cung cấp và rèn luyện cho trẻ những KNKX vận động có mục đích, tổ chức, hệ thống

và có kế hoạch Nhiệm vụ là dạy trẻ những kỹ năng vận động, hình thành và phát triển các tố chấtthể lực phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ

- Thực hiện có hệ thống các mối quan hệ qua lại giữa nhiệm vụ giáo dục và giáo dưỡng Khi hoànthành những quan hệ đó, sẽ đảm bảo cho việc phát triển thể lực, cũng cố sức khỏe và giáo dục trẻ những tình cảm tốt đẹp với thể dục

- Trên tiết học trẻ phải thực hiện toàn bộ nội dung: đội hình đội ngu, bài tập phát triển chung, bài tập VĐCB và TCVĐ Còn các hình thức khác chỉ rèn một khí cạnh nào đó của của bài tập thể dục

2 Cấu trúc và nội dung của một tiết học thể dục:

2.1 Cấu trúc, nội dung và cách tiến hành cho trẻ nhà trẻ:

+Tạo không khí vui tươi giữa cô và trẻ trước khi tập

+Tập các bài tập phát triển chung cho từng trẻ theo thứ tự

Trang 21

dung, trong đó 1 VĐ đi và 1 VĐ khác, nên có 1 VĐ ôn luyện, VĐ còn lại là mới Tập trong 2 tuầnliên tục VĐ mới được tập lại sau 2 – 3 tuần

Đối với trẻ 18 – 24 tháng

Đi bước qua vật cản

Ném bóng bằng 1 tay qua dây

- Tập luyện cho từng trẻ một, không yêu cầu đúng chi tiết GV cần làm mẫu nhiều lần Chú ý đảmbảo đúng tư thế, kịp thời uốn nắn các tư thế không đúng như ngồi còng lưng, đi lệch vai …

- Cách tiến hành:

+ Trẻ 12 – 18 tháng:

Dẫn trẻ theo cô, tạo không khí vui tươi giữa cô và trẻ trước khi tập

Dạy ghép 2 ND của bài tập VĐCB Cho từng trẻ tập Cuối tiết GV làm mẫu lại bài tập để củng

Đầu năm cho trẻ đi bình thường, đi nhấc cao đùi; cuối năm, có thể cho trẻ đi bằng mũi bàn chân,

đi bằng gót chân Giữa các kiểu đi xen kẽ đi thường Sau đó, cho trẻ đi nhanh dần,chuyển sang chạy chậm, rồi đến đi thường và cuối cùng cho trẻ đứng thành vịng trịn

Chơi trò chơi VĐ ( Nếu tiết học có 2 VĐ không có trò chơi)

+ Hồi tĩnh: Cho đi nhẹ nhàng vòng sân, sau đó nhận xét tuyên dương trẻ.

2.2 Cấu trúc, nội dung và cách tiến hành cho trẻ mẫu giáo:

Khởi động: Bé và nhỡ 2 – 3 phút, lớn 3 – 4 phút.

- Đi phối hợp các kiểu đi: Kiễng gót 2m, đi thường 5m, đi bằng gót chân 2m, đi thường 5m, đi như vây khoảng 2 – 3 lần, chuyển sang chạy chậm - nhanh - chậm Sau đó cho trẻ xếp đội hình hàng dọc, quay ngang, dàn hàng ngang

Trọng động: Bé và nhỡ 10 – 15 phút, lớn 15 – 20 phút.

-Giai đoạn 1: Tập BTPTC

-Giai đoạn 2: Thực hiện VĐCB

-Giai đoạn 3: Trò chơi vận động (Nếu có)

Ngày đăng: 20/12/2016, 20:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w