Giáo án sử 8 tiết 35 đến 45

19 5.8K 24
Giáo án sử 8 tiết 35 đến 45

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tuần : 18 Tiết: 35 Soạn ngày . PHẦN HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN 1918 Chương I: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP TỪ NĂM 1858 ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XIX Bài 24: CUỘC KHÁNG CHIẾN TỪ 1858 ĐẾN 1873 I.THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC VIỆT NAM I.MỤC TIÊU BÀI HỌC 1.Kiến thức: HS cần nắm - Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt nam - Quá trình thực dân Pháp xâm lược VN (Chiến sự ở Đà Nẵng và Gia Định) - Phong trào kháng chiến của nhân dân ta trong những năm đầu thực dân Pháp xâm lược nước ta,Triều đình nhu nhược,chống trả yếu ớt,nhưng nhân dân quyết tâm kháng chiến. 2.Tư tưởng - Bản chất tham lam,tàn bạo,xâm lược của bọn thực dân.Tinh thần đấu tranh kiên cường bất khất của nhân dân ta trong những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp.Ý chí thống nhất đất nước. 3. Kỹ năng - Rèn luyện Hs kỹ năng bản đồ,quan sát tranh ảnh lịch sử để rút ra những nhận xét minh hoạ cho những kiến thức cơ bản của bài học. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bản đồ Đông nam Á trước cuộc xâm lăng của Tư Bản phương Tây.Bản đồ chiến sự ở Đà Nẵng và Gia Định.Tranh ảnh và cuộc tấn công của thực dân Pháp ở Đà Nẵng và phong trào kháng chiến của nhân dân III.NỘI DUNG BÀI MỚI 1.Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ - Em hãy nêu những sự kiện chính của lịch sử thế giới hiện đại - Tại sao nói: CM T10 Nga thành công đã tác động to lớn đến tình hình thế giới? 3.Bài mới: Giới thiệu bài mới đầu mục bài sgk HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC GHI BẢNG GV: Dùng bản đồ ĐNA trước khi Pháp xâm lược để minh hoạ cho học sinh thấy trước khi TDP xâm lượcViệt Nam Cho HS đọc sgk mục 1 - GV: Dùng bản đồ VN để giới thiệu địa danh Đà Nẵng ? Tại sao thực dân Pháp xâm lược Việt Nam? TL: dựa vào SGK ? Tại sao thực dân pháp lấy địa điểm là điểm khởi đầu ? GV: dùng bản đồ minh hoạ và giải thích ? Tình hình chiến sự ở Đà Nẵng những năm 1858- 1859? TL: dựa vào SGK ? Bước đầu quân pháp đã bị thất bại như thế nào. 1.CHIẾN SỰ Ở ĐÀ NẴNG NHỮNG NĂM 1858-1859 a. Nguyên nhân thực dân pháp xâm lược Việt Nam + Nguyên nhân sâu xa: Các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước Phương Đông,Việt nam nằm trong hoàn cảnh chung đó. + Nguyên nhân trực tiếp - Thực dân Pháp lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô đã đem quân xâm lược VN. - Triều Nguyễn bạc nhược,yếu hèn,với chính sách thủ cựu b. Chiến sự ở Đà Nẵng 1858-1859 - Sáng 1-9-1858 TDP bắt đầu nổ súng xâm lược nước ta - Dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Tri Phương TL: kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh thất bại,dẫm chân tại chỗ gặp nhiều khó khăn. Cho HS đọc mục 2 SGK - Pháp kéo vào Gia Định vì: Nam kì là kho lúa gạo của triều đình,nếu cắt đứt sự viện trợ lương thực của Nam Kỳ Huế sẽ khó khăn ,lấy song Nam kì chúng sẽ đánh sang Cam Pu Chia,Pháp phải hành động ngay vì Anh ngấp nghé đánh Sài Gòn ? Chiến sự ở Gia Định như thế nào? TL: Dựa vào SGK ? Trong lúc quan quân nhà Nguyễn bỏ thành mà chạy,nhân dân ta kháng chiến ntn? TL: Dựa sgk ? Sau khi mất thành Gia Định,Triều đình Huế chống Pháp ntn TL: Triều đình chỉ thủ hiểm ở Đại đồn Chí Hoà ? TDP tấn công đại đồn Chí Hoà như thế nào. GV: hướng dẫn học sinh xem hình 84.Quân Pháp tấn công Đại đồn. ? Tại sao Triều đình Huế ký điều ước Nhâm Tuất? TL: Nhân nhượng cho Pháp để giữ lấy quyền lợi giai cấp và dòng họ. ? Em cho biết nội dung của điều ước Nhâm Tuất 5-6- 1862 TL: dựa vào phần chữ nhỏ sgk ? Điều ước 1862,vi phạm chủ quyền nước ta ntn. TL: Đây là hiệp ước đầu tiên nhà Nguyễn kí với Pháp,nhượng 3 tỉnh Đông Nam kỳ và Côn đảo cho Pháp. chúng ta đã thu được thắng lợi bước đầu. - Sau 5 tháng xâm lược thực dân Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà (2-9-1858) 2.CHIẾN SỰ Ở GIA ĐỊNH NĂM 1859 - Tháng 2-1859 Pháp kéo quân từ Đà Nẵng vào Gia Định - 17-2-1859 Chúng tấn công Gia Định.Quân triều đình chống trả yếu ớt rồi tan rã. - Nhân dân đã tự động đứng lên kháng Pháp làm cho chúng rất khó khăn - Triều đình chỉ thủ hiểm ở Đại đồn Chí Hoà - Rạng sáng 24-2-1861,Pháp tấn công Đại đồn Chí Hoà,sau hai ngày Đại đồn thất thủ.Sau đó,Pháp đánh chiếm rộng ra các tỉnh Nam kỳ: Định Tường,Biên Hoà và Vĩnh long - Ngày 5-6-1862,Triều đình Huế ký với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất * Nội Dung: (cho hs gạch chân sgk) 4. Củng cố - Nguyên nhân Pháp xâm lược Việt nam - Nội dung hiệp ước Nhâm Tuất 5-6-1862 5.Dặn dò Học bài làm bài tập,soạn bài mới phần II dựa vào câu hỏi từng mục bài -------------------O0O-------------------------- Bài Tập: Tuần : 19 Bài 24: CUỘC KHÁNG CHIẾN TỪ 1858 ĐẾN 1873 (TT) Tiết: 37 Soạn ngày . II.CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TỪ NĂM 1858-1873 I.MỤC TIÊU BÀI HỌC 1.Kiến thức: HS cần nắm - TDP nổ súng xâm lược, Triều đình bạc nhược chống trả yếu ớt và đã ký điều ước cắt 3 tỉnh Đông Nam Kỳ cho Pháp. - Nhân dân ta đứng lên chống Pháp ngay từ đầu chúng xâm lược Đà Nẵng,3 tỉnh Miền Đông,3 tỉnh Miền Tây quần chúng nhân dân là thế lực hiệu quả nhất ngăn chặn sự xâm lược của TDP. 2.Tư tưởng - Học sinh cần thấy rõ và trân trọng sự chủ động,sáng tạo quyết tâm đứng lên kháng chiến chống xâm lược của nhân dân ta. - Giáo dục cho các em kính yêu các lãnh tụ nghĩa quân,họ đã quyết phấn đấu hy sinh cho độc lập dân tộc. 3. Kỹ năng - Hướng dẫn các em kỹ năng sử dụng bản đồ,nhận xét và phân tích những tranh ảnh phục vụ cho bài giảng. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bản đồ Việt Nam.Lược đồ những cuộc khởi nghĩa am kỳ III.NỘI DUNG BÀI MỚI 1.Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ - Em hãy nêu tóm lược qua trình thực dân pháp xâm lược VN 1858-1862 - Em hày trình bày nội dung cơ bản của hiệp ước Nhâm Tuất5-6-1862? 3.Bài mới: Giới thiệu bài mới đầu mục bài sgk HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC GHI BẢNG Cho HS đọc sgk mục 1 GV: Dùng bản đồ Việt Nam,cho HS xác định địa danh nổ ra phong trào kháng chiến của nhân dân ta ở ĐN và 3 tỉnh Miền Đông nam kỳ ? Em hãy cho biết thái độ của nhân dân ta khi thực dân Pháp xâm lược Đà Nẵng? TL: Dựa vào SGK ? Sau khi thất bại ở Đà Nẵng,TDP kéo vào Gia ĐỊnh,Phong trào kháng chiến ở Gia Định ra sao. TL: Dựa vào SGK ? Em biết gì về cuộc khởi nghĩa Trương Định GV: cho học sinh đọc phần chữ nhỏ ? Sau khi khởi nghĩa Trương Định thất bại,phong trào kháng chiến ở Nam bộ phát triển ra sao. TL: Con trai Trương Định là Trương Quyền tiếp tục khởi nghĩa GV: Giới thiệu cho HS Hình 85. 1.KHÁNG CHIẾN Ở ĐÀ NẴNG VÀ BA TỈNH MIỀN ĐÔNG NAM KỲ a. Tại Đà Nẵng - Nhiều toán nghĩa binh đã kết hợp với binh lính triều đình đánh Pháp. b. Tại Gia Định và 3 tỉnh Miền Đông Nam Kỳ - Phong trào kháng chiến còn sôi nổi hơn - Điển hình là khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Ét pê Răng (Hi vọng) 10-12-1861 - Khởi nghĩa Trương Định từ 2-1859 20-8-1864 + Cuộc khởi nghĩa đã làm cho địch thất “ điên bát đảo” + Quần chúng tôn ông là Bình tây đại nguyên soái + 1862 gần như tổng khởi nghĩa toàn miền. Cho Học sinh đọc SGK mục 2 ? Em hãy cho biết tình hình nước ta sau điều ước ngày 5-6-1862. TL: Dựa vào SGK ? Thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam kì ntn. TL: Dựa vào lược đồ H.86 trình bày GV: Xác định 3 tỉnh miền Tây Nam kì trên bản đồ ? Sau 3 tỉnh Miền Tây nam kì rơi vào tay Pháp,phong trào kháng chiến của nhân dân lục tỉnh Nam kì ra sao. TL: Dựa vào SGK GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại câu nói của Nguyễn Trung Trực trước khi chém đầu: SGK 2.KHÁNG CHIẾN LAN RỘNG RA BA TỈNH MIỀN TÂY NAM KỲ a. Tình hình nước ta sau điều ước ngày 5-6-1862 - Triều đình tìm mọi cách đàn áp phong trào cách mạng - Cử một phái đoàn sang Pháp xin chuộc lại 3 tỉnh miền Đông Nam kì nhưng không thành. b.Thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam kì - Từ ngày 20-6  24-6-1867,thực dân Pháp chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam kì: Vĩnh Long,An Giang,Hà Tiên không tốn một viên đạn C. Phong trào kháng chiến của nhân dân sáu tỉnh nam kì - Nhân dân Nam kì nổi lên chống Pháp ở nhiều nơi - Nhiều trung tâm kháng chiến thành lập: Đồng Tháp Mười,Tây Ninh . - Nổi bật là khởi nghĩa Trương Quyền,Phan Liêm,Nguyễn Trung Trực - Phong trào tiếp tục phát triển đến 1875 4. Củng cố - Nhìn vào lược đồ H.86 em hãy trình bày những nét chính về phong trào kháng Pháp của nhân dân ta ở Nam Kì ? - Em hãy đọc một đoạn thơ kháng chiến chống Pháp của Nguyễn Đình Chiểu em biết - Bài tập trắc nghiệm trong vở bài tập lịch sử 8 5.Dặn dò Học bài ,làm bài tập,soạn bài mới bài 25 phần I dựa vào câu hỏi từng mục bài --------------------o0o---------------------- Bài Tập: Tuần : 19 Bài 25: KHÁNG CHIẾN LAN RỘNG RA TOÀN QUỐC (1873-1884) Tiết: 38 Soạn ngày: 22-1 I.THỰC DÂN PHÁP ĐÁNH BẮC KỲ LẦN THỨ NHẤT.CUỘC KHÁNG CHIẾN Ở HÀ NỘI VÀ CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG BẮC KÌ I.MỤC TIÊU BÀI HỌC 1.Kiến thức: HS cần nắm - Tình hình Việt Nam khi thực dân Pháp đánh Bắc Kỳ 1867-1873 - Thực dân Pháp đánh Bắc Kỳ lần thứ nhất 1873.Cuộc kháng chiến của nhân dân Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kỳ 1873-1874. - Nội dung chủ yếu của hiệp ước và Hương ước 1874.Đây là hiệp ước thứ hai nhà Nguyễn ký với Pháp,từng bước đầu hàng Pháp (mất lục tỉnh Nam Kỳ) 2.Tư tưởng - Giáo dục cho học sinh trân trọng và tôn kính những vị anh hùng dân tộc.Căm ghét bọn thực dân Pháp tham lam tàn bạo và những hành động nhu nhược của triều đình Huế. - Có những nhận xét đúng đắn về triều đình Huế (khi bàn về nguyên nhân mất nước) 3. Kỹ năng - Rèn luyện kỷ năng sử dụng bản đồ, tường thuật những sự kiện lịch sử, phân tích và khái quát một số vấn đề lịch sử điển hình II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bản đồ hành chínhViệt Nam cuối thế kỷ XIX - Bản đồ thực dân Pháp đánh Bắc kỳ lần thứ nhất - Bản đồ chiến sự ở Hà Nội Năm 1873 III.NỘI DUNG BÀI MỚI 2. Kiểm tra bài cũ - trình bày tóm lược cuộc kháng chiến chống pháp của nhân dân ở Nam kỳ từ 1858-1875 - Trình bày về cuộc khởi nghĩa Trương Đinh. - Em hãy nêu một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu và các trung tâm kháng chiến ở Nam Kì 3.Bài mới: Giới thiệu bài mới đầu mục bài sgk HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC GHI BẢNG Cho học sinh đọc đoạn đầu mục 1 - Tại sao thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam kì 1867-1873 chúng mới đánh Bắc Kỳ. GVgiải thích cho học sinh hiểu ? Em hày trình bày tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh Bắc kỳ. TL: Dựa vào SGK GV: giải thích thêm xây dựng bộ máy cai trị ? TDP đã dùng những biện pháp gì để ổn định tình hình Nam kỳ. TL: Dựa vào phần chữ nhỏ ? Trong khi Pháo chuẩn bị xâm lược mở rộng xâm lược,chính sách đối nội,đối ngoại của triều đình ra sao. TL: Dựa SGK GV: Kết luận: 1.TÌNH HÌNH VIỆT NAM TRƯỚC KHI PHÁP ĐÁNH BẮC KỲ a. Thực dân Pháp - Sau khi đánh chiếm xong 3 tỉnh miền Đông Nam kì, Pháp tiến hành thiết lập bộ máy cai trị làm cơ sở chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam kì và Cam-pu-Chia. + Biện pháp: - Xây dựng bộ máy cai trị có tính chất quân sự - Đẩy mạnh bóc lột tô thuế, cướp đạt ruộng đất của dân - Mở trường đào tạo tay sai b. Triều đình nhà Nguyễn - Tiếp tục chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời.Vơ vét tiền của dân để ăn chơi và bồi thường chiến phí. - Kinh tế sa sút,binh lực suy yếu.Mâu thuẩn Học sinh đọc mục 2 SGK GV: Dùng bản đồ hành chính VN tk 19 để minh hoạ quá trình bành trướng của Pháp. ? Thực dân Pháp kéo quân ra Bắc trong hoàn cảnh nào. TL: Dựa vào SGK GV: Giải thích thêm vụ Giăng-Đuy-Puy ? Chiến sự ở Bắc kỳ ra sao. HS trả lời bằng bản đồ ? Sau khi chiếm thành Hà Nội,chiến sự ở Bắc kỳ diễn ra như thế nào. TL: Dựa sgk ? Tại sao quân triều đình ở Hà Nội đông gấp nhiều lần quân địch mà không thắng chúng. TL: Vì quân triều đình không chủ động tấn công địch.Trang thiết bị lạc hậu Cho HS đọc SGK mục 3 và đặt câu hỏi ? Em hãy trình bày phong trào kháng chiến của nhân dân Hà Nội 1873. TL: SGK ? Trong thời kì này,quân và nhân dân hà Nội đã lập nên chiến thắng điển hình nào. TL: Đó là chiến thắng Cầu Giấy ? Em cho biết phong trào kháng chiến tại các tỉnh Bắc kì trong thời gian này (1873-1874) . TL: SGK ? Em cho biết nội dung của điều ước Giáp Tuất 15-3- 1874. TL: SGK ? Tại sao nhà Nguyễn kí điều ước 1874. GV: Hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm xã hội sâu sắc - Tiếp tục thương lượng với Pháp 2 THỰC DÂN PHÁP ĐÁNH CHIẾM BẮC KỲ LẦN THỨ NHẤT (1873) a. Nguyên nhân - Sâu xa: Thực dân Pháp muốn bành trướng thế lực nhảy vào Tây nam Trung Quốc. - Trực tiếp: Pháp đem quân ra Bắc để giải quyết vụ Giăng-Đuy-Puy. b. Diễn biến: - Chiến sự tại Hà Nội - Sáng ngày 20-11-1873,Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội.Đến trưa thành Hà Nội thất thủ. - Thực dân Pháp mở rộng xâm lược Bắc Kỳ: chưa đầy một tháng đã chiếm được: sgk 3.KHÁNG CHIẾN Ở HÀ NỘI VÀ CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG BẮC KỲ (1873- 1874). a. Tại Hà Nội - Nhân dân sẵn sàng chiến đấu,ban đêm tập kích địch.Đốt cháy kho đạn của giặc. - Chặn đánh địch ở cửa ô Thanh Hà (Ô Quang Chưởng) - Tổ chức nghĩa hội được thành lập b. Tại các tỉnh Bắc kì - Quân Pháp đi đến đâu cũng bị nhân dân đột kích,tập kích - Điển hình là phong trào cha con ông Nguyễn Mậu Kiến (Thái Bình) và Phạm Văn Nghị (Nam Định) c. Điều ước 1874 * Nội dung: - Quân Pháp rút khỏi Bắc Kì - Nhà Nguyễn cắt 6 tỉnh Nam Kì cho Pháp 4. Củng cố - Tại sao thực dân Pháp đánh Bắc kì 1873 ? - Tại sao quân đội triều đình đông hơn Pháp nhiều lần mà vẫn bị thua ? - Em hãy trình bày pt kháng chiến của quần chúng ở Hà Nội và Bắc Kì ? - Trình bày diễn biến chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất 5.Dặn dò Học bài ,làm bài tập,soạn bài mới bài 25 phần II dựa vào câu hỏi từng mục bài ----------------------o0o----------------------- Tuần : 20 Bài 25: KHÁNG CHIẾN LAN RỘNG RA TOÀN QUỐC (1873-1884) Tiết: 39 Soạn ngày: 29-1 II. THỰC DÂN PHÁP ĐÁNH BẮC KÌ LẦN THỨ HAI.NHÂN DÂN BẮC KÌ TIẾP TỤC KHÁNG CHIẾN TRONG NHỮNG NĂM 1882-1884 I.MỤC TIÊU BÀI HỌC 1.Kiến thức: HS cần nắm - Tại sao 1882,thực dân Pháp lại tiến đánh Bắc kì lần thứ hai. - Nội dung của hiệp ước Hắc - Măng 1883 và hiệp ước Pa-tơ-nốt. - Trong quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam,Nhân dân kiến quyết kháng chiến tới cùng,triều đình mang nặng tư tưởng “ Chủ hoà” không vận động tổ chức nhân dân kháng chiến nên nưước ta đã rơi vào tay Pháp. 2.Tư tưởng - Giáo dục cho các em lòng yêu nước,trân trọng những chiến tích chống giặc của cha ông,tôn kính anh hùng dân tộc huy sinh vì nghĩa lớn: Nguyễn Tri Phương,Hoàng Diệu 3. Kỹ năng - Rèn luyện kỷ năng sử dụng bản đồ,tường thuật những sự kiện lịch sử,phân tích và khái quát một số vấn đề lịch sử điển hình II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bản đồ hành chínhViệt Nam cuối thế kỷ XIX - Bản đồ thực dân Pháp đánh Bắc kỳ lần thứ hai - Bản đồ trận Cầu Giấy lần thứ hai III.NỘI DUNG BÀI MỚI 2. Kiểm tra bài cũ - Tại sao TDP chiếm gọn 6 tỉnh Nam kì năm 1867 mà năm 1873 mới đánh chiếm Bắc kì lần thứ nhất. - Trình bày diễn biến trận Cầu Giấy lần thứII (21-12-1873) - Nội dung cơ bản của điều ước Giáp Tuất (1874) 3.Bài mới: Giới thiệu bài mới đầu mục bài sgk HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC GHI BẢNG Cho học sinh đọc SGK mục 2 ? Vì sao TDP đánh Bắc kì lần I (1873)  10 năm sau chúng mới dám đánh Bắc kì lần thứ II (1882) TL: GV hướng dẫn học sinh trả lời ? Em cho biết: TDP đánh Bắc kì đánh Bắc kì lần thứ II trong hoàn cnhr nào. T: SGK ? Em biết gì về tình hình nước Pháp đầu thập kỉ 80. GV: Hướng dẫn học sinh trả lời ? Em cho biết nguyên cơ trực tiếp TDP đánh Bắc kì lần thứ hai. GV: Dùng bản đồ TDP đánh Bắc kì lần thứ hai để minh hạo vấn đề này. ? Em hãy cho biết tình hình chiến sự tại Hà Nội,khi 1.THỰC DÂN PHÁP ĐÁNH CHIẾM BẮC KÌ LẦN THỨ HAI a. Hoàn cảnh * Trong nước - Sau điều ước 1874 dân chúng cả nước phản đối mạnh - Nhiều cuộc khởi nghĩa bùng nổ, kinh tế suy kiệt, giặc cướp nổi khắp nơi. - Triều đình khước từ Duy tân, tình hình đất nước rối loạn. * Thực dân Pháp - Pháp đang chuyển nhanh sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc - Nhu cầu xâm lược thuộc địa là thiết yếu b. Diễn Biến - Nguyên cớ trực tiếp: TDP lấy cớ nhà Nguyễn vi phạm điều ước 1874 và giao thiệp với nhà Thanh TDP đánh Bắc kì lần thứ hai. TL:Dựa lược đồ trình bày ? Sau khi thành Hà nội thất thủ,thái độ của Triều đình Huế ra sao. TL: SGK ? Hậu quả của thái độ lúng túng,nhu nhược của triều đình Huế như thế nào TL: dựa vào đoạn cuối mục 1 trả lời ? Phong trào kháng chiến của nhân dân Hà Nội khi thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ hai ntn ? TL: SGK ? Phong trào kháng chiến của nhân dân các tỉnh Bắc kì phối hợp với quân triều đình đánh Pháp ntn . TL: SGK GV: Dùng bản đồ minh hoạ vấn đề này ? Em hãy trình bày trận Cầu Giấy lần thứ hai. ? Sau khi chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai,tình hình ta,địch như thế nào. TL: ? Tại sao TDP không nhượng bộ triều đình Huế,sau khi Ri-Vi-ơ chết tại trận Cầu Giấy lần thứ hai. TL: Vì tham vọng xâm lược của Pháp,chúng quyết xâm chiếm toàn bộ nước ta. - Triều đình Huế nhu nhược,yếu hèn càng thúc đẩy Pháp đánh mạnh hơn. Học sinh đọc SGK mục 3 GV: Dùng bản đồ kinh thành Huế giới thiệu ? Em hãy trình bày cuộc tấn công của thực dân Pháp vào Thuận An. TL: SGK ? Em cho biết nội dung cơ bản của điều ước Hắc-Măng. TL: Dựa vào đoạn chữ nhỏ ? Điều ước Hắc-Măng dẫn đến hậu quả gì. TL: ? Trước thái đọ phản kháng mạnh mẽ của quần chúng - Chiến Sự : SGK 2.NHÂN DÂN BẮC KÌ TIẾP TỤC KHÁNG CHIẾN - Ở Hà Nội: SGK - Phong trào kháng chiến của các tỉnh Bắc kì: SGK - Quân ta lập chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai (19-5-1883), Ri-Vi-ơ bị giết. - Pháp định rút chạy khỏi Hà Nội và một số nơi . - Triều đình không có quyết tâm dựa vào dân chống Pháp - Pháp quyết định tấn công Sơn Tây và Thuận An, buộc triều đình đầu hàng 3.HIỆP ƯỚC PA-TƠ-NỐT.NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN VIỆT NAM SỤP ĐỔ 1884 a. Thực dân Pháp tấn công Thuận An - Chiều ngày 18-8-1883 TDP tấn công dữ dội Thuận An. - 20-8-1883 Đổ bộ lên vùng này,triều đình hoảng hốt xin đình chiến và chấp nhận kí điều ước Hắc-măng b. Điều ước Hắc- Măng * Nội dung: - Triều đình chính thức thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp. - Thu hẹp địa giới quản lí của triều đình(chỉ còn Trung kì) - Quyền ngoại giao của Đại Nam do Pháp nắm.Triều đình phải rút quân từ Bắc kì về Trung kì * Hậu quả: - Phong tràp kháng chiến của nhân dân lên nhân dân,TDP đã đối phó như thế nào. TL: SGK ? Tại sao hiệp ước Pa-Tơ-nốt được kí kết. TL: giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời ? Em cho biết nội dung cơ bản của điều ước Pa-tơ-nốt. TL: mạnh. - Phe chủ chiến trong triều đình hình thành và hành động. c. Điều ước Pa-tơ-nốt 6-6-1884 * Lí do kí - Pháp muốn xoa dịu tình hình, chấm dứt vai trò nhà Thanh ở Bắc kì - Nhà Nguyễn chính thức đầu hàng TDP về mặt pháp lí. * Nội dung - Căn bản giống điều ước Hắc -Măng - Sửa đổi địa giưói Trung kì, nhà Nguyễn chính thức đầu hàng TDP. - Từ đó trở đi, nước ta là nước thuộc địa nửa phong kiến. 4. Củng cố - Em cho biết nội dung cơ bản nhất của điều ước nhà Nguyễn kí với Pháp 1862-1884 ? GV: cho học sinh thảo luận nhóm  kết luận: Đó chính là quá trình triều đình phong kiến nhà Nguyễn từng bước đầu hàng thực dân Pháp. - Nội dung cơ bản của điều ước Hắc-Măng và Pa-tơ-nốt 5.Dặn dò Học bài ,làm bài tập,soạn bài mới bài 26 phần I dựa vào câu hỏi từng mục bài ----------------------o0o---------------------- Bài tập: Tuần : 21 Tiết: 40 Soạn ngày :6-2 Bài 26: PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX I.MỤC TIÊU BÀI HỌC 1.Kiến thức: HS cần nắm - Nguyên nhân,diễn biến vụ binh biến kinh thành Huế 5-7-1885 đó là sự kiện mở đầu phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX. - Những nét khái quát nhất của phong trào Cần Vương (giai đoạn đầu từ 1858-1888): Mục đích,lãnh đạo,qui mô. - Vai trò của các văn thân sĩ phu yêu nước trong phong trào Cần Vương. 2.Tư tưởng - Giáo dục cho các em lòng yêu nướctự hào dân tộc.Trân trọng và biết ơn các văn thân sĩ phu yêu nước đã hi sinh cho độc lập dân tộc. 3. Kỹ năng - Rèn luyện kỷ năng sử dụng bản đồ,tường thuật những sự kiện lịch sử. Biết chọn lọc những tư liệu lịch sử để tường thuật những cuộc khởi nghĩa và sự kiện tiêu biểu. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Lược đồ vụ binh biến kinh thành Huế 5-7-1885 - Chân dung Vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thiết, Phan Đình Phùng, Nguyễn Thiện Thuật III.NỘI DUNG BÀI MỚI 1.Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ - Thông qua hệ thống điều ước Pháp,năm 1862-1884 CM rằng: đó là quá trình từng bước TDP xâm lược nước ta,đồng thời cũng là từng bước triều đình Nguyễn đầu hàng. - Trình bày nội dung chủ yếu của điều ước Hac-Măng (1883) và điều ước Pa-Tơ-nốt (1884) 3.Bài mới: Giới thiệu bài mới đầu mục bài sgk HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC GHI BẢNG Cho học sinh đọc mục 1sgk và đặt câu hỏi ? Em hãy trình bày bối cảnh lịch sử vụ binh biến kinh thành Huế (7-5-1885). TL: + Triều đình + Pháp GV: Giải thích thêm: Sau hai điều ước 1883-1884 triều đình Huế bị phân hoá thành hai bộ phận: chủ chiến và chủ hoà. ? Em hãy trình bày diễn biến của vụ binh biến kinh thành Huế 5-7-1885. TL: Tường thuật theo SGK Cho học sinh dựa vào H.88 tường thuật lại (cho học sinh I.CUỘC PHẢN CÔNG CỦA PHÁI CHỦ CHIẾN TẠI KINH THNÀH HUẾ.VUA HÀM NGHI RA “CHIẾU CẦN VƯƠNG 1.Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Huế 7-1885. a.Bối cảnh: *Triều đình: - Sau điều ước 1883và 1884,phe chủ chiến vẫn có hi vọng giành lại quyền thống trị từ tay Pháp khi có điều kiện - Xây dựng lực lượng, tích trữ lương thực và khí giới - Đưa Hàm Nghi lên ngôi vua,chuẩn bị phản công. * Pháp: Lo sợ, chúng tìm mọi cách tiêu diệt phe chủ chiến. b.Diễn biến: (SGK) [...]... từ một nước phong kiến độc lập thành thuộc địa nửa PK Nhân dân Bắc kì kiên quyết kháng Pháp Nhân dân cả nước kiên quyết đánh cả triều đình đầu hàng và thực dân Pháp Nhân dân cả nước phản đối triều đình đầu hàng 2 Lập bảng niên biểu phong trào Cần Vương 188 5- 189 6 Thời gian 5.7. 188 5 13.7. 188 5 7. 188 5  11. 188 8 11. 188 8 12. 189 5 Sự kiện Cuộc phản công của phe chủ chiến tai kinh thành Huế Tôn Thất Thuyết nhân... 6. 186 7 TDP chiếm 3 tỉnh miền Tây : Vĩnh Nhân dân 6 tỉnh Nam kì kháng Pháp,điển Long,An Giang,Hà Tiên hình:Khởi nghĩa Trương Định,Nguyễn Trung Trực,Võ Duy Dương 20.11. 187 3 TDP đánh Bắc kì lần thứ nhất Nhân dân Bắc kì kháng Pháp 15.3. 187 4 TDP buộc triều đình kí điều ước Nhân dân cả nước kiên quyết đánh Pháp 25.4. 188 2 18. 8. 188 3 6.6. 188 4 Giáp Tuất,nhượng 6 tỉnh Nam kì TDP đánh Bắc kì lần thứ hai TDP đánh... thủ đắc lực của Phan Đình Phùng là Cao Thắng ( 186 4- 189 3) ? Em biết gì về Cao Thắng ( giáo viên hướng dẫn để học sinh b Diễn biến: trả lời),minh hoạ thêm 188 5- 188 8 + Giai đoạn I: ? Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Hương Khê - 188 5  188 8 xây dựng căn cứ và chuẩn bị TL: Dùng bản đồ tường thuật 2 giai đoạn lực lượng rèn đúc vũ khí, + Giai đoạn II: 188 8- 189 5 - Nghĩa quân dựa vào rừng núi hiểm trở tiến... hình là các cuộc khởi nghĩa + Khởi nghĩa Ba Đình 188 6- 188 7 + Khởi nghĩa Bãi Sậy 188 3- 189 2 + Khởi nghĩa Hương Khê 188 5- 189 5 3.Bài tập thực hành - Sử dụng bài tập lịch sử, bài tập làm vào bảng phụ - Treo bảng đồ 3 cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần vương cho học sinh tường thuật 4 Củng cố - Hệ thống lại kiến thức 5.Dặn dò Học bài ,làm bài tập,soạn bài 28 dựa vào câu hỏi cuối từng mục -o0o... là phong trào Cần Vương b.Diễn Biến: chia làm hai giai đoạn + Giai đoạn 1: 188 5- 188 8: (gạch chân SGK) + Giai đoạn 2: 188 9- 189 6: Phong trào qui tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn,có quy mô và qui mô trình độ tổe chức cao 4 Củng cố - Trình bày nguyên nhân,diễn biến vụ binh biễn kinh thành Huế 5-7- 188 5 - Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến phong trào Cần Vương - Trình bày tóm lược hai giai đoạn của phong trào... 2 Khởi nghĩa Bãi Sậy 188 3- 189 2 Cho học sinh đọc SGK mục 2 và câu hỏi a Căn cứ: ? Em hãy trình bày về căn cứ Bãi Sậy - Bãi Sậy (Hưng Yên).Đó là vùng đầm lầy ở GV: Dùng bản đồ lớn cho HS xác định và trình bày ,giáo viên các huyện Văn Lâm,Khoái Châu,Mỹ Hào,Yên minh hoạ thêm về căn cứ Mỹ ? Lãnh đạo cao nhất là ai,người như thế nào b Lãnh đạo TL: - 188 3- 188 5 là Đinh Gia Quế - 188 5- 189 2 là Nguyễn Thiện Thuật... vũ khí 2. 185 9 – TDP kéo quân từ ĐN vào Gia Định Triều đình không chủ động đánh giặc,quân 3. 186 1 để cứu vãn âm mưu chiến lược triều đình chống trả yếu ớt,rồi bỏ thành mà “đánh nhanh,thắng nhanh” chạy 12.4. 186 1 TDP chiếm Định Tường Nhân dân 3 tỉnh miền Đông kháng Pháp 16.12. 186 1 Pháp chiếm Biên Hoà 23.3. 186 2 Pháp chiếm Vĩnh Long 5.6. 186 2 TDP buộc triều đình kí điều ước Nhân dân quyết tâm đánh Pháp,không... gì về phong trào kháng chiến chống Pháp của đồng bào miền núi 3.Bài mới: Giới thiệu bài mới đầu mục bài sgk 1 Lập bảng thống kê qua trình xâm lược của thực dân Pháp và quá trình chống xâm lược của nhân dân ta ( 185 8- 188 4) Thời gian Từ 1.9. 185 8 - 2. 185 9 Quá trình xâm lược của Pháp Cuộc đấu tranh của nhân dân ta Thực dân Pháp đánh Đà Nẵng và Triều đình chống trả yếu ớt,rồi rút lui về bán đảo Sơn Trà phía... tranh cho độc lập dân tộc 3 Kỹ năng - Tổng hợp,phân tích,nhận xét đánh giá,so sánh những sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử - Kĩ năng sử dụng bản đồ và tranh ảnh lịch sử. Biết tường thuật một sự kiện lịch sử II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bản đồ Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.Lược đồ một số cuộc khởi nghĩa điển hình,tranh ảnh lịch sử có liên quan đến nội dung bài giảng III.NỘI DUNG BÀI MỚI 1 Ổn định lớp 2 Kiểm... NGHĨA LỚN TRONG PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG 1.Khởi nghĩa Ba Đình 188 6- 188 7 a Căn cứ: - Cắn cứ Ba Đình thuộc huyện Nga Sơn ,tỉnh Thanh Hoá.Đó là chiến tuyến phòng thủ kiên cố được xây dựng trên 3 làng: Thượng Thọ,Mậu Thịnh,Mỹ Khê b Lãnh đạo: Phạm Bành và Đinh Công Tráng c Thành phần nghĩa quân: gồm người kinh,Mường,Thái d Diễn Biến: - Từ 12- 188 6  1- 188 7 - Nghĩa quân cầm cự trong 34 ngày đêm - Giặc Pháp dùng . Tuần : 18 Tiết: 35 Soạn ngày . PHẦN HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 185 8 ĐẾN 19 18 Chương I: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP TỪ NĂM 185 8 ĐẾN CUỐI. Khởi nghĩa Ba Đình 188 6- 188 7 + Khởi nghĩa Bãi Sậy 188 3- 189 2 + Khởi nghĩa Hương Khê 188 5- 189 5 3.Bài tập thực hành - Sử dụng bài tập lịch sử, bài tập làm vào

Ngày đăng: 22/06/2013, 01:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan