Trình độ tập luyện TĐTL là một khái niệm tổng hợp đặc trưng cho khả năng của toàn bộ cơ thể; là mức độ thích ứng của cơ thể và năng lực thể thao đạt được dưới tácđộng của lượng vận độn
Trang 1MỤC LỤC
Danh mục chữ viết tắt thông thường
Danh mục chữ viết tắt y sinh
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Trình độ tập luyện 13
1.2 Đánh giá trình độ tập luyện 24
1.3 Tố chất thể lực 26
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến TĐTL của VĐV bơi và điền kinh 31
1.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến sức bền trong bơi và điền kinh 33
1.6 Huấn luyện thể thao 46
1.7 Các công trình nghiên cứu liên quan 52
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu 64
2.2.2 Phương pháp phỏng vấn 65
2.2.3 Phương pháp quan sát sư phạm 65
2.2.4 Phương pháp kiểm tra y học 65
2.2.5 Phương pháp kiểm tra sư phạm 72
2.2.6 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 80
2.2.7 Phương pháp toán học thống kê 80
2.3 Tổ chức nghiên cứu
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1 Đánh giá thực trạng và xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện của VĐV bơi, chạy CLTB tỉnh Thanh Hóa lứa tuổi 15-17
Trang 23.1.1 Lựa chọn các chỉ tiêu, các test đánh giá trình độ tập luyện của
VĐV bơi, chạy cự ly trung bình tỉnh Thanh Hóa lứa tuổi 15-17 84
3.1.2 Thực trạng hình thái, chức năng chức năng sinh lý của VĐV bơi, chạy cự ly trung bình tỉnh Thanh Hóa lứa tuổi 15-17 99
3.1.3 Thực trạng tố chất thể lực của VĐV bơi, chạy CLTB tỉnh Thanh Hóa lứa tuổi 15-17 (trình bày ở bảng 3.9) 105
3.1.4 Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá TĐTL (sư phạm) VĐV bơi, chạy CLTB tỉnh Thanh Hóa lứa tuổi 15-17, giai đoạn chuyên môn hóa 111
3.1.5 Xây dựng bảng điểm đánh giá tổng hợp TĐTL của VĐV bơi, chạy CLTB tỉnh Thanh Hóa lứa tuổi 15-17, giai đoạn chuyên môn hóa 119
3.2 Kiểm nghiệm đánh giá tăng trưởng TĐTL VĐV bơi, chạy CLTB tỉnh Thanh Hóa lứa tuổi 15-17, giai đoạn chuyên môn hóa 137
3.2.1 Cơ sở lý luận xây dựng nội dung huấn luyện bơi, chạy CLTB 137
3.2.2 Cấu trúc nội dung huấn luyện đối với bơi CLTB 147
3.2.3 Cấu trúc nội dung huấn luyện đối với chạy CLTB 152
3.2.5 Kết quả sau thực nghiệm 165
Kết luận chương 3: 190
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 192
Kết luận: 192
Kiến nghị : 193
TÀI LIỆU THAM KHẢO 194
PHỤ LỤC 204
Trang 3Danh mục chữ viết tắt thông thường
10 SEA Games Southeast Asian Games (Đại hội Thể
thao Đông Nam Á)
Trang 4Danh mục chữ viết tắt y sinh
STT Từ viết tắt Tên đầy đủ tiếng Anh Tên tiếng Viê ôt
1 ATP Adenozin Triphosphate
2 ADP Adenozin Diphosphate
3 AT4 Acid lactic threshold Ngưỡng axit lactic 4 mmol/lít
6 CP Creatine Phosphate
13 PWC170 Physical Working Capacity
15 VAnT VelocityAnaerobic Threshold Ngưỡng yếm khí tốc đô ô
16 VO2max Volume oxy maximum uptake Thể tích oxy hấp thụ tối đa
Trang 5DANH MỤC BẢNG TRONG LUẬN ÁN
Thể
Sau trangBảng
3.1
Kiểm định lựa chọn test đánh giá thực trạng TĐTL về hình thái chức năng, tố chất thể lực VĐV bơi CLTB tỉnh Thanh Hóa lứa tuổi 15-17 (n =23)
90
3.2
Kiểm định lựa chọn test đánh giá thực trạng TĐTL về hình thái chức năng, tố chất thể lực VĐV chạy CLTB tỉnh Thanh Hóa lứatuổi 15-17 (n =23)
91
3.3 Độ tin cậy các test đánh giá TĐTL VĐV bơi cự ly trung bình
3.4 Độ tin cậy các test đánh giá TĐTL VĐV chạy cự ly trung bình
3.5 Tính thông báo các test đánh giá TĐTL (sư phạm) TĐTL VĐV
bơi cự ly trung bình tỉnh Thanh Hóa lứa tuổi 15-17 993.6 Tính thông báo các test đánh giá TĐTL (sư phạm) TĐTL VĐV
chạy cự ly trung bình tỉnh Thanh Hóa lứa tuổi 15-17 1003.7 Thực trạng hình thái chức năng sinh lý VĐV bơi cự ly trung
3.8 Thực trạng hình thái chức năng sinh lý VĐV chạy cự ly trung
3.9 Thực trạng tố chất thể lực VĐV bơi cự ly trung bình tỉnh Thanh
3.10 Thực trạng tố chất thể lực VĐV chạy cự ly trung bình tỉnh
3.11 Kiểm định phân phối chuẩn Shapyro-Winky các test của VĐV
bơi CLTB tỉnh Thanh Hóa lứa tuổi 15-17 1133.12 Kiểm định phân phối chuẩn Shapyro-Winky các test của VĐV
chạy CLTB tỉnh Thanh Hóa lứa tuổi 15-17 1143.13 Tiêu chuẩn phân loại các chỉ tiêu đánh giá TĐTL (sư phạm)
VĐV bơi CLTB tỉnh Thanh Hóa 15-17 tuổi - Nam
115
Trang 6Sau trang3.14 Tiêu chuẩn phân loại các chỉ tiêu đánh giá TĐTL (sư phạm)
VĐV bơi CLTB tỉnh Thanh Hóa lứa tuổi 15-17 - Nữ 1163.15 Tiêu chuẩn phân loại các chỉ tiêu đánh giá TĐTL (sư phạm)
VĐV chạy CLTB tỉnh Thanh Hóa lứa tuổi 15-17 - Nam 1173.16 Tiêu chuẩn phân loại các chỉ tiêu đánh giá TĐTL (sư phạm)
VĐV chạy CLTB tỉnh Thanh Hóa lứa tuổi 15-17 - Nữ 1183.17
Hệ số tương quan giữa các yếu tố thành phần với thành tích bơiCLTB của VĐV bơi VĐV bơi cự ly trung bình tỉnh Thanh Hóa lứa tuổi 15-17
120
3.18 Hệ số tương quan giữa các yếu tố thành phần với thành tích bơi
CLTB của VĐV chạy cự ly trung bình tỉnh Thanh Hóa lứa tuổi 15-17
121
3.19 Tỷ trọng ảnh hưởng các test chuyên môn với thành tích bơi
CLTB của VĐV tỉnh Thanh Hóa lứa tuổi 15-17 1213.20 Tỷ trọng ảnh hưởng các test chuyên môn với thành tích chạy
CLTB của VĐV tỉnh Thanh Hóa lứa tuổi 15-17 1213.21 Bảng điểm các chỉ tiêu đánh giá TĐTL (các test chuyên môn)
VĐV bơi CLTB tỉnh Thanh Hóa lứa tuổi 15-17 - Nam 1233.22 Bảng điểm các chỉ tiêu đánh giá TĐTL (các test chuyên môn)
VĐV bơi CLTB tỉnh Thanh Hóa lứa tuổi 15-17 - Nữ 1233.23 Bảng điểm các chỉ tiêu đánh giá TĐTL (các test chuyên môn)
VĐV chạy CLTB tỉnh Thanh Hóa 15-17 tuổi - Nam 1243.24 Bảng điểm các chỉ tiêu đánh giá TĐTL (các test chuyên môn)
VĐV chạy CLTB tỉnh Thanh Hóa lứa tuổi 15-1 - Nữ 1243.25 Bảng điểm tổng hợp đánh giá TĐTL (sư phạm) VĐV bơi CLTB
3.26 Bảng điểm tổng hợp đánh giá TĐTL (sư phạm) VĐV chạy
3.27 Cấu trúc nội dung huấn luyện VĐV bơi CLTB tỉnh Thanh
Hóa lứa tuổi 15-17, giai đoạn chuyên môn hóa 1613.28 Cấu trúc nội dung huấn luyện VĐV chạy CLTB tỉnh Thanh
Hóa lứa tuổi 15-17, giai đoạn chuyên môn hóa
163
Trang 7Sau trang3.29 Tăng trưởng về hình thái, chức năng sinh lý VĐV bơi CLTB
3.30 Tăng trưởng về hình thái, chức năng sinh lý VĐV chạy CLTB
3.31 Tăng trưởng TĐTL (sư phạm) VĐV bơi CLTB tỉnh Thanh Hóa
3.32 Tăng trưởng TĐTL (sư phạm) VĐV bơi CLTB tỉnh Thanh Hóa
3.33 Tăng trưởng TĐTL (sư phạm) VĐV chạy CLTB tỉnh Thanh
3.34 Tăng trưởng TĐTL (sư phạm) VĐV chạy CLTB tỉnh Thanh
3.35 Bảng tổng hợp đánh giá TĐTL (sư phạm) VĐV bơi CLTB tỉnh
Thanh Hóa lứa tuổi 15-17, giai đoạn chuyên môn hóa 1783.36 Bảng tổng hợp đánh giá TĐTL (sư phạm) VĐV chạy CLTB
tỉnh Thanh Hóa lứa tuổi 15-17, giai đoạn chuyên môn hóa 179
Trang 8DANH MỤC BIỂU TRONG LUẬN ÁN
Thể
Sau trang Biểu
Tăng trưởng một số chỉ tiêu chức năng sinh lí VĐV bơi
CLTB tỉnh Thanh Hóa lứa tuổi 15-17 - Nam 172
3.2 Tăng trưởng một số chỉ tiêu chức năng sinh lí VĐV bơi CLTB tỉnh Thanh Hóa lứa tuổi 15-17 - Nữ 172
3.3 Tăng trưởng một số chỉ tiêu chức năng sinh lí VĐV chạy CLTB tỉnh Thanh Hóa lứa tuổi 15-17 - Nam 173
3.4 Tăng trưởng một số chỉ tiêu chức năng sinh lí VĐV chạy CLTB tỉnh Thanh Hóa lứa tuổi 15-17 - Nữ 173
3.5 Tăng trưởng TĐTL (sư phạm) VĐV bơi CLTB tỉnh Thanh Hóa lứa tuổi 15-17 - Nam 174
3.6 Tăng trưởng TĐTL (sư phạm) VĐV bơi CLTB tỉnh Thanh Hóalứa tuổi 15-17 - Nữ 174
3.7 Tăng trưởng TĐTL (sư phạm) VĐV chạy CLTB tỉnh Thanh Hóa lứa tuổi 15-17 - Nam 175
3.8 Tăng trưởng TĐTL (sư phạm) VĐV chạy CLTB tỉnh Thanh Hóa lứa tuổi 15-17 - Nữ 175
3.9 Tổng hợp đánh giá TĐTL (sư phạm) VĐV bơi CLTB tỉnh Thanh Hóa lứa tuổi 15-17 - Nam 176
3.10 Tổng hợp đánh giá TĐTL (sư phạm) VĐV bơi CLTB tỉnh Thanh Hóa lứa tuổi 15-17 - Nữ 176
3.11 Tổng hợp đánh giá TĐTL (sư phạm) VĐV chạy CLTB tỉnh Thanh Hóa lứa tuổi 15-17 - Nam 180
3.12 Tổng hợp đánh giá TĐTL (sư phạm) VĐV chạy CLTB tỉnh Thanh Hóa lứa tuổi 15-17 - Nữ 180
Trang 9ĐẶT VẤN ĐỀ
Trình độ tập luyện (TĐTL) là một phức hợp gồm nhiều thành tố: Hìnhthái, y - sinh, tâm lý, kỹ thuật, chiến thuật, thể lực, ngày càng được nâng caonhờ ảnh hưởng trực tiếp, lâu dài của lượng vận động (LVĐ) tập luyện và thiđấu cũng như các liệu pháp hỗ trợ ngoại sinh khác Trong quy trình đào tạovận động viên (VĐV) thể thao đỉnh cao, việc đánh giá TĐTL của VĐV theotuổi, giới tính và môn thể thao chuyên sâu rất có ý nghĩa về mặt thực tiễn và
lý luận, đặc biệt trong tuyển chọn và đào tạo VĐV trẻ [1],[5],[7]
Như vậy, quan niệm khoa học về TĐTL là rất phong phú, đa dạng đượcnhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng đều thống nhất ở chỗ nó đượchình thành, phát triển và nâng cao dưới tác động của LVĐ Do đó, TĐTL lànăng lực thích ứng của cơ thể đối với lượng vận động tập luyện nhờ quá trìnhhuấn luyện có hệ thống
Do tác động có chủ đích của LVĐ nên trong cơ thể VĐV đã xảy ra cácbiến đổi sinh học Sự tác động có hệ thống sẽ dẫn đến những thích ứng nângcao năng lực làm việc của các cơ quan trong cơ thể, cải thiện năng lực điềukhiển của hệ thần kinh đối với hệ điều tiết của hệ vận động, các cơ quan và tổchức Những thích ứng đó thể hiện ở trình độ phát triển tổng hợp về kỹ thuật,chiến thuật, các tố chất thể lực (TCTL), năng lực trí tuệ và các yếu tố khác.VĐV có thành tích thể thao (TTTT) càng tốt thì TĐTL càng cao, năng lực thểthao càng cao thì thành tích thể thao càng tốt Vì vậy, hiểu đúng về TĐTL củaVĐV có ý nghĩa quan trọng trong việc điều khiển và điều chỉnh quá trìnhhuấn luyện một cách khoa học, phát huy tính tích cực, tự giác tập luyện nângcao hiệu quả trong công tác huấn luyện [4],[10],[11],[18],[19]
Kiểm tra đánh giá TĐTL và đề ra phương pháp huấn luyện phù hợp,khoa học để nâng cao TĐTL của VĐV được đánh giá là rất quan trọng, đã
Trang 10sớm được các nhà khoa học TDTT của nước ta du nhập và tập trung nghiêncứu Các công trình nghiên cứu đã xây dựng được các tiêu chuẩn đánh giáriêng lẻ hoặc tổng hợp trình độ tập luyện (TĐTL) của VĐV các môn thể thaokhác nhau [3],[21],[56]
Tuy vậy, nghiêm túc nhìn nhận việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giáTĐTL của vận động viên (VĐV) các môn thể thao ở nước ta còn một số tồntại cơ bản đó là: Công tác nghiên cứu về lý luận và phương pháp kiểm trađánh giá TĐTL ở nước ta còn thiếu, việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá TĐTLcác môn thể thao chưa sâu; Các tiêu chuẩn đánh giá xây dựng chưa đồng bộcho các nhóm tuổi và các giai đoạn huấn luyện; Một số tiêu chuẩn đánh giácòn chưa phù hợp hoặc tụt hậu và thiếu tính thực tiễn; Nghiên cứu ứng dụngcác tiêu chuẩn đánh giá TĐTL còn chưa rộng rãi ở các đối tượng tậpluyện[39],[75]
Hai môn Bơi lội và Điền kinh là những môn thể thao cơ bản và quantrọng trong chương trình thi đấu của các kỳ Đại hội thể thao Olympic và cácgiải quốc tế Trong thời gian qua, trên đấu trường quốc tế thành tích của bơilội và điền kinh nước ta không ngừng tăng lên Đặc biệt tại SEA Games 28-
2015 Sinhgapore thành tích của VĐV Nguyễn Thị Ánh Viên, Hoàng QuýPhước (môn Bơi) và Nguyễn Thị Huyền (Điền kinh)…được xem là hiệntượng và đã tỏa sáng ghi đậm nét trong lịch sử thể thao nước nhà
Ngày nay, các cuộc tranh tài ở các môn thể thao nói chung, trong đó bơi
và điền kinh nói riêng ngày càng quyết liệt Các kỷ lục thế giới của bơi lô ôi vàđiền kinh liên tiếp bị phá vỡ và nhiều kỷ lục mới được thiết lập trong các kỳĐại hô ôi Olympic, các giải đấu thế giới, châu lục và khu vực Để đạt đượcnhững thành tích, kỷ lục quý giá thì công tác đào tạo VĐV đòi hỏi phải hếtsức bài bản, khoa học hay nói cách khác là phải đưa và ứng dụng khoa học -công nghệ tiên tiến vào tuyển chọn, đào tạo và huấn luyện thể thao
Trang 11Ở các nước tiên tiến trong những thập niên gần đây, công tác đào tạoVĐV không chỉ dựa vào yếu tố sẵn có của bẩm sinh, di truyền, năng khiếu vàcũng không đơn thuần chỉ dựa vào yếu tố khổ luyện của VĐV, mà huấn luyệnthể thao phải là sự kết hợp chặt chẽ giữa sự khổ luyện với khoa học-côngnghệ tiên tiến [25],[28],[31]
Để tạo dựng cơ sở khoa học cho định hướng và chuẩn hóa quy trìnhđào tạo VĐV nhiều năm, giải pháp có tính thực tiễn và khả thi hơn cả là vậndụng phương pháp tiếp cận đi tắt đón đầu, từng bước xây dựng các tiêu chíđặc trưng mô hình của VĐV cấp cao từng môn thể thao trọng điểm, đồng thời,trong phạm vi có thể, vẫn tiến hành dần dần đánh giá TĐTL của VĐV trẻ cáccấp trong chương trình thể thao quốc gia nhằm nâng cao hiệu quả tuyển chọn,đào tạo và huấn luyện VĐV các cấp[82],[83],[85],[104]
Thanh Hóa là một địa phương có phong trào thể dục thể thao (TDTT)khá mạnh, một số môn thể thao nhất là các môn thể thao có chu kỳ như Điềnkinh, Bơi lội…đều đã giành được những thành tích tương đối tốt trong cácgiải thi đấu toàn quốc, đồng thời cũng đóng góp nhiều vận động viên xuất sắccho đội tuyển Bơi và Điền kinh Quốc gia
Trong quá trình đào tạo vận động viên, các huấn luyện viên đã bướcđầu ứng dụng các phương pháp huấn luyện hiện đại và khoa học Tuy nhiên,vẫn còn mang tính chủ quan, chưa xây dựng được hệ thống chỉ tiêu, tiêuchuẩn đánh giá một cách khoa học nên chừng mực nhất định vẫn còn hạn chế,hiệu quả công tác tuyển chọn, đào tạo và huấn luyện VĐV các môn thể thaocòn chưa cao, chưa bền vững trong đó các môn thể thao hoạt động có chu kỳnhư bơi lội và điền kinh không phải là ngoại lệ
Từ cơ sở tiếp cận trên tôi nghiên cứu đề tài “Xây dựng tiêu chuẩn
đánh giá trình độ tập luyện của vận động viên các môn thể thao hoạt động
có chu kỳ lứa tuổi 15 - 17 tại Thanh Hóa” (Do khuôn khổ có hạn đề tài chỉ
Trang 12tập trung nghiên cứu trên VĐV bơi và VĐV chạy CLTB, giai đoạn chuyênmôn hóa, là các nội dung sức bền đặc trưng cho các môn thể thao có chu kỳ
và đồng thời là trọng điểm của thể thao Thanh Hóa)
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Trên cơ sở thực trạng về: Hình thái, y sinh và TCTL của VĐV bơi,VĐV chạy CLTB tỉnh Thanh Hóa lứa tuổi 15-17, xây dựng tiêu chuẩn đánhgiá TĐTL (sư phạm) và cấu trúc định hướng nội dung huấn luyện giúp HLVchủ động điều chỉnh kế hoạch huấn luyện góp phần nâng cao hiệu quả đào tạoVĐV và tiết kiệm kinh phí
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
1 Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá TĐTL (sư phạm) của VĐV bơi, VĐVchạy CLTB tỉnh Thanh Hóa lứa tuổi 15-17, giai đoạn chuyên môn hóa
2 Kiểm nghiệm, đánh giá TĐTL (sư phạm) VĐV bơi, VĐV chạy cự lytrung bình tỉnh Thanh Hóa lứa tuổi 15-17, giai đoạn chuyên môn hóa thôngqua cấu trúc định hướng nội dung huấn luyện
GIẢ THUYẾT KHOA HỌC:
Việc đánh giá TĐTL của VĐV theo tuổi, giới tính và môn thể thaochuyên sâu rất có ý nghĩa về mặt thực tiễn và lý luận, đặc biệt trong tuyểnchọn, đào tạo và huấn luyện thể thao Nếu đánh giá đúng trình độ tập luyện(TĐTL) của VĐV sẽ góp phần quan trọng trong việc điều khiển và điều chỉnhquá trình huấn luyện khoa học, nâng cao hiệu quả công tác đào tạo VĐV thểthao và tiết kiệm kinh phí đào tạo
Trang 13Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Trình độ tập luyện
TĐTL là một khái niệm tổng hợp đặc trưng cho khả năng của toàn bộ
cơ thể; là mức độ thích ứng của cơ thể và năng lực thể thao đạt được dưới tácđộng của lượng vận động tập luyện, qua quá trình huấn luyện có hệ thốngđược thể hiện ở mức độ nâng cao khả năng chức phận và năng lực vận độngcủa VĐV hay nhờ lượng vận động tập luyện, lượng vận động thi đấu và cácbài tập bổ trợ khác [1],[38],[43],[82]
Khái niệm về quá trình biến đổi lâu dài của trình độ tập luyện luôn gắnliền với các phạm trù “phát triển” và “thích nghi” [1],[30],[38]
Phát triển là một quá trình những biến đổi trạng thái của tất cả nhữngthành tố tạo nên thực tế trong thực thể, trong tự nhiên và xã hội diễn ra theoquy luật nhất định Sự biến đổi các thực thể đó có mối quan hệ tương hỗ vềlượng và chất; tính ngẫu nhiên, tính đa dạng của những biến đổi đó theo xuhướng chung và tồn tại lâu dài [53],[54],[55] Sự phát triển trình độ tập luyệnnhờ tác động lâu dài của lượng vận động tạo nên sự biến đổi về chức năng vàcấu trúc trong các cơ quan và các hệ thông cơ thể Tuy nhiên mọi quá trìnhphát triển đều mang tính tịnh tiến thường gắn với các yếu tố có tính chất chu
kì Do đó quá trình phát triển trình độ tập luyện được thực hiện không theođường vòng, không theo đường thẳng mà dường như theo đường xoáy chôn
ốc bao gồm cả các yếu tố đối lập nhau nghĩa là vừa có tính chu kì, vừa códạng tuyến tính (đường thẳng) trong quá trình phát triển của trình độ tậpluyện [47],[58],[75]
Nếu xem xét quá trình phát triển trình độ tập luyện ở tầm chu kì dàihạn thông qua lăng kính “trạng thái sung sức thể thao” thì càng cần phải lưu ýtới tính chất xoáy chôn ốc của quá trình phát triển trình độ tập luyện
Trang 14Trong phạm vi một chu kì huấn luyện dài hạn, trạng thái của VĐVthường thay đổi theo quy luật và theo từng giai đoạn: giai đoạn có trạng tháisung sức thể thao được thay bằng giai đoạn tương đối ổn định và tiếp đến làgiai đoạn suy giảm tạm thời trạng thái sung sức thể thao Ngoài ra mỗi chu kìmới, như thường lệ, đều có điểm khác so với chu kì trước đó ở chỗ sự pháttriển trình độ tập luyện ở mức độ cao hơn Sự phát triển trình độ tập luyệntheo từng giai đoạn và mang tính chu kì, do vậy tính chất lặp lại là quy luậtphổ biến và chung nhất đối với bất kì quá trình phát triển TĐTL nào
Thời lượng từng giai đoạn phát triển trạng thái sung sức thể thao cómối quan hệ tương hỗ, ví dụ: giai đoạn một diễn ra mạnh bao nhiêu thì giaiđoạn hai tới nhanh bấy nhiêu, như vậy thời lượng giai đoạn một quyết địnhthời lượng giai đoạn hai Nói một cách tổng quát là thời lượng của từng giaiđoạn tùy thuộc vào sự thay đổi các phương tiện sử dụng bài tập trong tậpluyện và phụ thuộc vào thời gian thích ứng với lượng vận động chuyên môncủa VĐV theo hướng đã được lựa chọn [93],[100],[107]
Tóm lại quá trình phát triển trình độ tập luyện là một quá trình mangtính chu kì và diễn biến lâu dài theo dạng xoáy chôn ốc của những biến đổi vềchức năng và cấu trúc trong tất cả các hệ thống của toàn bộ cơ thể vận độngviên Nếu xem xét những luận điểm cơ bản về lý thuyết phát triển trên cơ sở
lý thuyết thích nghi chúng ta thấy rằng sự phát triển trình độ tập luyện thựcchất là chu kì của những phản ứng thích nghi Như vậy, quá trình thích nghi làmột trong những mặt quan trọng của quá trình phát triển trình độ tập luyện lâudài
Ngay từ những năm 1930 nhiều công trình nghiên cứu cho rằng, nhữngtrấn động stress căng thẳng, kể cả lượng vận động tập luyện và thi đấu vớithời gian tác động tương đối lâu dài sẽ gây nên những phản ứng định hìnhgồm 3 giai đoạn: giai đoạn lo lắng hồi hộp ban đầu dần dần đổi sang giai đoạn
Trang 15đề kháng, nếu như stress quá mạnh, quá lâu thì phản ứng stress chuyển sanggiai đoạn kiệt sức [8].
Khi đề cập đến bản chất có tính chu kì của hội chứng thích ứng, giảithích sự xuất hiện của giai đoạn thứ ba người ta cho rằng, đó là cạn kiệt nguồnnăng lượng thích ứng Cho đến lúc này chưa rõ nguồn năng lượng thích ứng
là gì, nhưng bản chất tự nhiên của giai đoạn 3 về hội chứng thích ứng nóichung chứng tỏ nguồn thích ứng là có giới hạn Tuy chưa có những phươngpháp xác định nguồn dự trữ năng lượng thích ứng một cách khách quan họ đềnghị phân thành 2 loại năng lượng thích ứng:
- Một loại năng lượng thích ứng thể hiện bề ngoài, dễ nhận biết vàphục hồi được
- Một loại năng lượng thích ứng có chiều sâu ẩn chứa dưới dạng dựtrữ, bồi hoàn toàn nguồn năng lượng đã bị tiêu hao trong vận động tập luyệnvào lúc nghỉ ngơi hoặc chuyển đổi sang hoạt động khác
Trong thực tiễn thi đấu thể thao có những trường hợp VĐV sau 2-3tuần, đôi khi 2-3 tháng nghỉ ngơi đầy đủ do bị chấn thương hoặc bị ốm, khitham gia thi đấu bỗng nhiên đạt thành tích cao bất ngờ
Theo quan điểm lý thuyết thích ứng nêu trên có thể giải thích hiệntượng trên là nguồn dự trữ thích ứng có chiều sâu đến mức sau hàng thánghoặc hơn vẫn phát huy tác dụng có hiệu quả [72],[73],[96]
Ý tưởng của các nhà khoa học tiếp tục được phát triển trong các côngtrình của các chuyên gia khác nhau, khi họ chia quá trình thích ứng thành bamức độ chức năng các nguồn dự trữ sinh học: dự trữ sinh học ở mức độ chứcnăng thứ nhất là chuyển từ trạng thái tĩnh sang trạng thái hoạt động bìnhthường với đặc điểm là các phản ứng đồng hóa chiếm ưa thế Đối với mức độchức năng thứ 2 của dự trữ sinh học được biểu hiện bằng sự cân bằng giữacác phản ứng của cả hai quá trình đồng hóa và dị hóa
Trang 16Cuối cùng mức độ chức năng dự trữ sinh học thứ 3 có thể được khaithác các tình huống căng thẳng đòi hỏi, tất nhiên phải trả bằng giá đắt và diễndưới dạng phản ứng stress cao độ Cần phải nhấn mạnh rằng thể thao hiện đại
có mức độ cạnh tranh rất gay gắt phải chịu đựng những căng thẳng về tâm lý
và thể lực rất lớn trong hàng các cuộc thi đấu quốc tế lớn luôn phiên, liên tục
cả mùa giải từ 2-4 tháng Những tình huống như vậy có thể để lại những hậuquả lâu dài, có thể gây ra những trấn thương nghiêm trọng do stress hoặc do
dự mệt mỏi mạn tính
Rất đáng quan tâm ý kiến đến nhiều ý kiến cho sự cạn kiệt nguồn nănglượng thích nghi thường có thể phục hồi sau lượng vận động tập luyện trongthời gian ngắn, nhưng nếu sự cạn kiệt hoàn toàn nguồn năng lượng thích ứngthì khó phục hồi Ví dụ như trong lịch sử môn đua xe đạp chưa bao giờ thấymột VĐV chiến thắng ở giải Tây Ban Nha (tháng 4) lại có thể chiến thắng ởgiải vô địch thế giới (tháng 8) duy nhất vào năm 1974 và 1987 chỉ có 2 VĐVE.Merks và Roge là đoạt được 3 lần trong một mùa giải: Giải Italy (tháng 5-6), Tour de france (tháng 6) và vô địch thế giới (tháng 8)
Trong trường hợp này số ngày thi đấu chỉ trong vòng 2 tháng với 44ngày tham gia các vòng đua lớn khối lượng thi đấu 8000 km Nhưng đáng tiếctrong những năm sau chẳng bao giờ họ có thể đạt thành tích cao trong bất kìcuộc đua nào cho dù cuộc thi đấu đó cách xa mấy năm sau [93],[109],[110]
Những dữ kiện đây chứng tỏ không thể duy trì lâu dài trạng thái sungsức thể thao (trình độ tập luyện cao) và nếu coi thường những quy luật thíchứng đã quá rõ ràng thì sẽ nảy sinh những hậu quả trầm trọng không lườngtrước được[6],[82],[85]
Những công trình nghiên cứu hiện nay xem xét những biến đổi diễn ratrong cơ thể đáp lại những tác động khác nhau và quá trình thích ứng đượcphân thành 4 giai đoạn [80],[84],[90]
Trang 17- Giai đoạn cấp báo: có đặc điểm là các chức phận của hệ thống cơ thểvượt quá mức tối đa, không tiết kiệm trong tiêu hao dự trữ của từng cơ quan,các phản ứng stress cũng nghiêm trọng và dẽ gây trấn thương Trong giaiđoạn này chưa xuất hiện những đổi mới về chức phận và hình thái trong các
hệ thống khác nhau của cơ thể
- Giai đoạn quá độ: giai đoạn quá độ của quá trình thích ứng lâu dài cóđặc điểm là quá trình đổi mới về hình thái và chức năng diễn ra tích cực, đặcbiệt là sự phì đại vận động trong cơ bắp và các hệ thống khác, làm hoạt hóa
bộ máy di truyền của cấu trúc tế bào, tổng hớp các thành tố trong cấu tạo (axitnucleotic, các albumin) tăng cường khả năng chức phận của các hệ thống cơthể đang thích nghi Hình thành các dấu vết về mặt cấu trúc còn tản mạn.Thực chất giai đoạn này có thể nói trình độ tập luyện đang phát triển
- Giai đoạn ổn định: trong giai đoạn này những phản ứng của cơ thểdần dần giảm đi đối với các yếu tố gây ra thích ứng Những biến đổi về cấutrúc trong các hệ thống cơ thể khác nhau được phát triển ở mức độ nhất định,như vậy nâng cao khả năng chức phận của các hệ thống đó và đảm bảo hoạtđộng tiết kiệm và ổn định Giai đoạn này hoàn thiện quá trình hình thành cácdấu vết về mặt cấu trúc một cách hệ thống, những biến đổi về hình thái, chứcphận trong cơ thể diễn ra theo quy luật từ từng bước một
- Giai đoạn trạng thái trơ ỳ của hệ thống cơ thể đối với quá trình thíchứng, tuy không nhất thiết xuất hiện, nhưng có thể làm rối loạn quy luật trongtập luyện thể thao khi sử dụng lượng vận động hoặc trong khi thi đấu có cáctình huống gây cấn- stress
Dưới góc độ miễn dịch học các nhà khoa học cũng cho quá trình thíchứng miễn dịch thành 4 giai đoạn [17],[29],[40]
- Giai đoạn động viên: huy động các nguồn dự trữ của hệ miễn dịchtrong cơ thể để đáp lại lượng vận động tập luyện với cường độ thấp
Trang 18- Giai đoạn phục hồi: khi tăng cường độ và khối lượng của lượng vậnđộng tập luyện, hàng rào phòng vệ sinh lý của cơ thể thực tế vẫn được duy trìgiai đoạn trước.
- Giai đoạn suy giảm hồi phục: thường quan sát thấy trong thời kì thiđấu với lượng vận động cường độ cao có hiện tượng giảm sút miễn dịch khá
rõ Sau khi thi đấu xuất hiện như là yếu tố stress, hiện tượng tê liệt về chứcphận của hệ thống miễn dịch
- Giai đoạn dung lượng vận động tập luyện giảm đi đáng kể: quan sátthấy các chỉ số về trạng thái miễn dịch và hormon được phục hồi dần dần
Quá trình thích ứng không phải là để lại những dấu vết giản đơn khibiến đổi cấu trúc trong các hệ thống chức năng nào đó của cơ thể Thực tếchứng tỏ rằng sự biến đổi trong quá trình thích ứng đều có mối quan hệ tương
hỗ giữa các hệ thống, có sự phân phối lại nguồn dự trữ của cơ thể diễn ratrong từng giai đoạn mới của quá trình thích ứng lâu dài để hình thành trạngthái sung sức thể thao nhờ lượng vận động tập luyện và thi đấu hợp lý trongmỗi chu kì huấn luyện dài hạn
Khả năng thích ứng của cơ thể không phải là vô hạn, với một tiền đềquan trọng để mở rộng những phản ứng thích ứng đều là kết quả của sự thủtiêu một phần hoặc toàn phần của quá trình thích ứng đã được hình thànhtrước đó, nghĩ là cần thiết có giai đoạn suy thoái thích ứng Hoàn toàn đúng
và có lý vì trong quá trình phát triển chủng loài của con người cũng là cũng làquá trình thích nghi lâu dài, cái gì không đáp ứng được trong bối cảnh mớiđều bị loại bỏ và thay thể bằng cái mới phù hợp hơn [52],[81],[88]
Những quy luật trình bày trên đây cũng có thể diễn ra trong một chu kìtập luyện dài hạn Khi một chương trình mới bắt đầu hình thành thì cũng làlúc bắt đầu thủ tiêu cái cũ Ngay từ những năm 60 của thế kỉ 20, trong nhữngluận điểm về sự cần thiết phải có giai đoạn phục hồi, còn gọi là giai đoạn quá
Trang 19độ sau khi kết thúc chu kì huấn luyện dài hạn Novicop và Matveep cho rằngmỗi một lần trước khi có trạng thái sung sức thể thao mới, cần phải thủ tiêuhoặc quăng cái cũ đi [54].
Tính chất giai đoạn của quá trình thích nghi một lần nữa chứng minhrằng sự phát triển trình độ tập luyện là một quá trình có tính chất chu kì vàgiai đoạn vì vậy không thể kích thích kiên tục để phát triển trình độ tập luyện
do những đặc điểm nêu trên của các quá trình thích ứng Lý thuyết chu kì vẫn
có sức sống mãnh liệt của nó, chứ đâu phải đã “cáo chung” như một số người
đã lầm tưởng [54]
Trong mỗi chu kì phát triển trình độ tập luyện có một giai đoạn thíchứng lâu dài với những biến đổi hình thái-chức năng tương ứng trong các cơquan và các hệ thống cơ thể Những biến đổi về cấu trúc chịu sự tác độngnhiều lần không thể diễn ra tức thời mà đòi hỏi một thời gian nhất định
Khái niệm biến đổi cấu trúc không tách rời khái niệm thời gian bởi vìmỗi cấu trúc sinh học bắt đầu từ những đại phân tử và các phần cấu thành vàkết thúc bằng các tổ chức tế bào và từng tế bào trong đó cũng có cuộc sốngriêng của mình do những đặc điểm về cấu trúc và hoạt động riêng của bảnthân [101],[102],[105]
Từ những điều trình bày trên đây sự biến động của trình độ tập luyệntheo thời gian không diễn ra theo một lộ trình tuyến tính, ngay cả khi nânglượng vận động tập luyện một cách hệ thống, mà diễn biến có tính chất giaiđoạn và thang bậc khác nhau Bởi vậy cho nên, trong lý luận cũng như trongthực tiễn phải có những thông tin đầu đủ kịp thời về quá trình biến động diễnra
Trong thực tế, các môn thể thao khác nhau thì mức độ quan trọng củatừng năng lực thể thao trong TĐTL có khác nhau, mỗi môn thể thao đều cónhững yếu tố khác nhau, mỗi môn thể thao đều có những yêu cầu cao, có tính
Trang 20chất riêng đối với cơ quan hoặc hệ cơ quan trong cơ thể Vì vậy, mỗi môn thểthao đều có tác dụng hoàn thiện chủ yếu một hay một số chức năng hoặc cơquan nhất định Trình độ tập luyện của vận động viên được xác định thôngqua các phương pháp sư phạm, tâm lý, y sinh học Tuy nhiên, TĐTL là mộtkhái niệm tổng hợp đặc trưng cho khả năng của toàn bộ cơ thể
Từ những quan điểm về TĐTL của các tác giả nêu trên, có thể tóm tắtnhư sau: TĐTL là mức độ thích ứng của cơ thể và năng lực thể thao đạt đượcdưới tác động của lượng vận động tập luyện, qua quá trình huấn luyện có hệthống được thể hiện ở mức độ nâng cao khả năng chức phận và năng lực vânđộng của VĐV hay nhờ lượng vận động tập luyện, lượng vận động thi đấu vàcác bài tập bổ trợ khác [1],[38],[43],[82]
Đặc điểm cơ bản của TĐTL là thời gian tập luyện càng lâu dài, liên tụcthì TĐTL càng cao Ngược lại, nếu gián đoạn tập luyện thì TĐTL bị giảm sút.Mỗi môn thể thao khác nhau, cấu trúc của TĐTL sẽ khác nhau
Từ các quan điểm về TĐTL của VĐV được trình bày ở trên, cho thấycác nhà khoa học đã nhìn nhận dựa trên các luận điểm chính sau:
- TĐTL được xem xét trong trạng thái động
- TĐTL chủ yếu là những biến đổi thích nghi về hình thái và chức năngsinh lý diễn ra trong cơ thể dưới tác động của lượng vận động tập luyện và thiđấu mà biều hiện là sự nâng cao khả năng chức phận và năng lực vận độngcủa VĐV
- TĐTL là thước đo hiệu quả các quá trình huấn luyện phụ thuộc vàoquá trình huấn luyện
- TĐTL gồm nhiều mặt, nhiều thành phần, trong đó yếu tố đặc trưng cơbản nhất của nó là thành tích thể thao
- TĐTL được thông qua con đường tập luyện và thi đấu thể thao
Trang 21Do tác động có chủ đích của lượng vận động tập luyện nên trong cơ thểvận động viên đã xảy ra các biến đổi sinh học Sự tác động có hệ thống sẽ dẫnđến những thích ứng nâng cao năng lực làm việc của các cơ quan trong cơthể, cải thiện năng lực điều khiển của hệ thần kinh đối với hệ điều tiết của hệvận động và các cơ quan và tổ chức
Những thích ứng đó thể hiện ở trình độ phát triển tổng hợp về kỹ thuật,chiến thuật, các tố chất thể lực năng lực trí tuệ và các yếu tố khác VĐV cóthành tích thể thao càng tốt thì TĐTL càng cao, năng lực thể thao càng cao thìthành tích thể thao càng tốt
Theo Aulic I.V, yếu tố cơ bản của TĐTL là thành tích thể thao Do đó,TĐTL là năng lực tiềm tàng của vận động viên để đạt được những thành tíchnhất định trong môn thể thao được chọn lựa và năng lực này biểu hiện cụ thể
ở mức độ chuẩn bị về kỹ thuận thể thao, về thể lực, chiến thuật, đạo đức, ý chí
và trí tuệ TĐTL chính là mức độ thích ứng của cơ thể đối với một nhiệm vụcụ thể, đạt được bằng con đường tập luyện [1]
Theo Novicop A.D và Matveep L.P, khái niệm TĐTL thường được gắnchủ yếu với những biến đổi thích ứng về mặt sinh học (về chức năng và hìnhthái) xảy ra trong cơ thể vận động trong quá trình tập luyện, được biểu hiện ở
sự nâng cao năng lực hoạt động; TĐTL càng cao thì hoàn thành một hoạtđộng nhất định càng có hiệu quả và hoàn thiện hơn Do đó TĐTL là thước đomức thích ứng của cơ thể đối với một hoạt động cụ thể đạt được thông qua tậpluyện [53],[54]
Theo quan điểm của Ozolin và cộng sự, TĐTL của vận động viên là kếtquả tổng hợp của việc giải quyết các nhiệm vụ trong thực tiễn HLTT TĐTLthể hiện ở mức độ nâng cao chức phận cơ thể, năng lực hoạt động chung vàchuyên môn của vận động viên ở mức độ hoàn thiện các kỹ năng và kỹ xảothể thao phù hợp [55]
Trang 22Lưu Quang Hiệp, Lê Nguyệt Nga, Lê Quý Phượng và một số tác giả thìcho rằng, mức độ thích nghi của cơ thể với hoạt động cụ thể nào đó đạt đượcbằng tập luyện đặc biệt được gọi là TĐTL Như vậy theo các tác giả khi xemxét TĐTL, thực chất đó chính là quá trình đào tạo cho con người thích nghivới hoạt động cơ bắp, giữ các hệ chức năng trên cơ sở những biến đổi sấu sắc
về cấu tạo, chức năng sinh lý và sinh hóa trong cơ thể [29],[46],[48],[58]
Harre cho rằng, TĐTL của vận động viên thể hiện ở sự nâng cao nănglực thể thao nhờ ảnh hưởng của lượng vận động tập luyện, lượng vận động thiđấu và các biện pháp bổ trợ khác Còn năng lực thể thao cao phù hợp vớiTĐTL của họ được coi là trạng thái thể thao [25]
Cũng theo Harre, TĐTL được thể hiện ở sự phát triển của từng yếu tốcủa năng lực thể thao như: tố chất thể lực, năng lực kỹ thuật, phối hợp vậnđộng, năng lực chiến thuật và cả phẩm chất tâm lý Ngoài ra, TĐTL còn thểhiện ở sự thích ứng về các mặt sinh học thông qua năng lực làm việc đượcnâng cao của các hệ thống chức năng cơ thể TĐTL được đánh giá bằng cáctest sư phạm, tâm lý, sinh lý, các test chuyên môn và các cuộc thi đấu thểthao Do ảnh hưởng của lượng vận động trong tập luyện và thi đấu, năng lựcthể thao của vận động viên được nâng cao phù hợp với từng giai đoạn huấnluyện, trình độ được nâng cao phù hợp với các năng lực thể thao được gọi làTĐTL [35]
Tác giả Bùi Huy Quang, cho rằng, TĐTL của vận động viên là khảnăng thích ứng ngày càng cao của vận động viên đạt được trong quá trình tậpluyện và thi đấu Khả năng thích ứng này được biểu hiện bằng sự phát triểntổng hợp những năng lực về kỹ thuật, chiến thuật, tố chất thể lực và tâm lý[61] Theo Trịnh Trung Hiếu, Nguyễn Sỹ Hà, TĐTL là trạng thái gắn liền vớinhững biến đổi thích nghi của các đặc tính sinh học trong cơ thể vận động
Trang 23viên, những biến đổi đó xác định mức độ, khả năng của các hệ thống chứcnăng cơ thể [30].
Quan điểm của Nguyễn Toán và Phạm Danh Tốn, chỉ ra TĐTL của vậnđộng viên là kết quả tổng hợp của việc giải quyết các nhiệm vụ trong thựctiễn tập luyện thể thao Nó thể hiện ở mức nâng cao khả năng chức phận của
cơ thể các hệ thống chức năng cơ thể, năng lực hoạt động chung và chuyênmôn của vận động viên ở mức hoàn thiện các kỹ năng, kỹ xảo thể thao phùhợp Qua quá trình nghiên cứu TĐTL của VĐV được thể hiện một cách tổnghợp bao gồm các thành tố cơ bản như: Thể lực, kỹ thuật, chiến thuật, năng lựctâm lý, ý chí Giữa chúng có quan hệ mật thiết, vừa thúc đẩy vừa chế ước chonhau [73]
Theo Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Kim Minh, Trần Quốc Tuấn, TĐTL
là một phức hợp bao gồm nhiều thành tố y sinh, tâm lý, kỹ thuật, thể lực ngàycàng được nâng cao nhờ ảnh hưởng trực tiếp lâu dài của lượng vận động tậpluyện và thi đấu cũng như các liệu pháp hỗ trợ ngoại sinh khác [84]
Nguyễn Ngọc Cừ (1998), định nghĩa, TĐTL là phạm trù đa giá trị, cótính tương đối trừu tượng, tiềm ẩn, không thể nhận biết ngày được bằng trựcquan vì nó là tổng hòa những biến đổi thích nghi vô số các yếu tố thuộc cáclĩnh vực khoa học y sinh, sư phạm và tâm lý diễn ra bên trong cơ thể của vậnđộng viên, thông qua quá trình huấn luyện lâu dài, được biểu hiện ra bênngoài bằng năng lực vận động và thành tích thể thao, nhưng không phải lúcnào TĐTL cũng tốt cũng được thể hiện một cách vô điều kiện ra ngoài bằngthành tích thể thao cao bởi lẽ chúng ta không thể lường hết và cũng không thểđiều tiết được tất cả nhũng yếu tố chi phối tiêu cực đối với các cuộc thi đấuthể thao [17]
Trang 24Như vậy, quan niệm khoa học về TĐTL là rất phong phú, đa dạng đượcnhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng đều thống nhất ở chỗ nó đượchình thành, phát triển và nâng cao dưới tác động của lượng vận động
Do đó, TĐTL là năng lực thích ứng của cơ thể đối với lượng vận độngtập luyện nhờ quá trình huấn luyện có hệ thống Vì vậy, hiểu đúng TĐTL củaVĐV có ý nghĩa quan trọng trong việc điều khiển và điều chỉnh quá trìnhhuấn luyện một cách khoa học, phát huy tính tích cực, tự giác trong tập luyện
và trong công tác huấn luyện
1.2 Đánh giá trình độ tập luyện
Trong quy trình đào tạo VĐV nhiều năm, việc đánh giá trình độ tậpluyện của các VĐV các cấp theo độ tuổi, giới tính và môn thể thao chuyênsâu rất có ý nghĩa về mặt thực tiễn và lí luận, đặc biệt trong tuyển chọn và
huấn luyện VĐV Về kiểm tra, đánh giá trình độ tập luyện, các học giả nước
ngoài có một số khái niệm khái quát sau:[63],[97],[99],[103]
- Đánh giá là một quy trình gồm hai công đoạn kiểm tra và đánh giá.Trong đó kiểm tra là việc sử dụng phương pháp chuẩn mực để thu thập đượccác số liệu đủ độ tin cậy Sau đó tiến hành so sánh đối chiếu với tiêu chuẩnđánh giá nhằm xác định mức độ phân loại kết quả kiểm tra
- Kiểm tra đánh giá trình độ tập luyện là quá trình kiểm tra nhằm thuthập số liệu đánh giá và sau đó là quá trình so sánh với tiêu chuẩn đánh giá đãđược xây dựng một cách khoa học để xác định mức độ phân loại kết quả kiểmtra từng chỉ tiêu và cuối cùng là đánh giá tổng hợp chung quá trình đánh giáTĐTL
Ở Việt Nam Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Ngọc Cừ và nhiều tác giả chorằng: kiểm tra là quá trình thu thập số liệu, còn đánh giá là xác định mức độphân loại kết quả test [14] Hay nói cách khác là phân loại thành tích vậnđộng viên, quá trình xác định ấy được gọi là quá trình đánh giá Theo Nguyễn
Trang 25Thế Truyền và cs (2002), thì việc kiểm tra đánh giá TĐTL của vận động viên
có ý nghĩa quan trọng không thể thiếu trong quá trình tuyển chọn và huấnluyện thể thao [83] Lê Nguyệt Nga (2004), cho rằng kiểm tra đánh giá trình
độ tập luyện được tiến hành trong những giai đoạn nhất định của quá trìnhhuấn luyện, dùng các phương pháp và công cụ, dụng cụ và phương tiện Kiểmtra thích hợp, thông qua kiểm tra thông tin phản ánh được trình độ tập huấncủa vận động viên Nội dung kiểm tra TĐTL bao gồm: Hình thái chức năngcủa cơ chế tổ chất vận động, năng lực kỹ chiến thuật, tổ chất và phẩm chấttâm lý Kiểm tra phải có độ tin cậy (Kết quả kiểm tra lặp lại giống nhau) Tínhhiệu quả của kết quả kiểm tra có thể phản ánh chính xác một mặt nào đó củaTĐTL) tính khách quan (những người kiểm tra khác nhau cho cùng kết quảkiểm tra như nhau trên đối tượng kiểm tra) [47]
Từ các kết quả tổng hợp về các quan niệm trình độ tập luyện và kiểmtra đánh giá trình độ tập luyện trên của các tác giả trong và ngoài nước Đốivới VĐV các môn thể thao nói chung và với VĐV thể thao các môn có chu kỳnói riêng đều có sự thống nhất quan niệm về TĐTL là những biến đổi thíchứng về sinh học phù hợp với đặc thù với môn thể thao tập luyện thông quaquá trình tập luyện và thi đấu Cùng với khả năng hoàn thiện về kỹ chiếnthuật, nâng cao các tố chất thể lực, năng lực tâm lý đáp ứng yêu cầu phát triểnthành tích thể thao
Kiểm tra đánh giá là quá trình gồm hai công đoạn kiểm tra thành tíchcác chỉ tiêu đánh giá và việc xác định mức độ phân loại thành tích của VĐVthông qua đánh giá trung gian và đánh giá tổng hợp Từ những kết quả kiểmtra so sánh phân loại mức độ thành tích các chỉ tiêu sẽ giúp xác định mức độphân loại kiểm tra giúp cho HLV có những thông tin khách quan tin cậy đểđiều chỉnh kế hoạch một cách hợp lý và khoa học Với tầm quan trọng như
Trang 26vậy việc đánh giá của các vận động viên được giải quyết cơ bản đồng bộ bằngcác biện pháp nghiên cứu sư phạm, y sinh học và tâm lý.
1.3 Tố chất thể lực
Tố chất thể lực là một nhóm các tố chất vận động được xác định thôngqua những quá trình năng lượng và được đặc trưng bởi sự khác biệt riêng biệttrong mức độ giải phóng và truyền tải năng lượng
Khái niệm tố chất thể lực đã được đề cập từ những năm 70 thế kỷtrước, đó là cơ sở cơ bản của thành tích thể thao có điều kiện về năng lượng.Ngày nay việc nghiên cứu về năng lượng vẫn được duy trì và triển khai; mặc
dù trong thực tiễn hoạt động thể thao vẫn còn có sự phê phán và có nhữngkhuynh hướng phát triển mới Mặt khác cũng có suy nghĩ lúc này, lúc khácchống lại việc sử dụng thuật ngữ “thể lực” (vì thể lực là nghiêng nhiều về chếngự năng lượng) Do đó, có khái niệm “tố chất năng lượng-thể lực” được hìnhthành
Thực chất đây là sự phát triển năng lượng trong cơ và sự cung cấp oxycho cơ thể Cho nên sự ảnh hưởng của ý chí, động cơ và các vấn đề phối hợpđộng tác là tất yếu và rất có ý nghĩa đối với quá trình huấn luyện
Có thể nói, sức mạnh và sức bền là các tố chất thể lực nền tảng Tínhđộc lập cao của các tố chất thể lực này được chứng minh khi phân loại chitiết Ví dụ, hoạt động sức mạnh tối đa và sức bền ưa khí đã được chứng minhqua nhiều công trình nghiên cứu khoa học Chúng sẽ dần thu hẹp sự khác biệtkhi hình thành tố chất thể lực có sự liên kết, có quan hệ qua lại và có một sốloại hỗn hợp [9],[14],[45],[63],[85]
Sức nhanh và linh hoạt cũng là hai lĩnh vực tố chất độc lập Tố chất sứcnhanh và linh hoạt là hai dạng hỗn hợp của tố chất thể lực và phối hợp Trong
cả hai trường hợp đều không cần đến tiềm năng năng lượng Đặc điểm phốihợp và đặc điểm phụ thuộc vào sức mạnh của tố chất sức nhanh là điều không
Trang 27phải bàn cãi Việc không đưa sức nhanh vào loại tố chất thể lực (có thể liênquan đến phương pháp huấn luyện) có thể bị coi là lạc hướng Ngày nay nhiềungười nhấn mạnh đến yêu cầu là phải coi sức nhanh là một lĩnh vực năng lựcđộc lập Tố chất linh hoạt ngày càng chứng tỏ là một tổ hợp hoàn chỉnh trongcác điều kiện tiên quyết của thành tích Các điều kiện này có liên quan khôngnhững đến sự biến dạng của các khớp, tính đàn hồi của cơ, dây chằng và củacác gân, mà còn đến lực (sức mạnh) tương ứng cũng như đến sự phối hợp các
cơ Do đó tố chất linh hoạt cũng được coi là một tố chất độc lập [66],[91]
Học thuyết giáo dục các tố chất thể lực là một trong những phần quantrọng trong lý luận TDTT Phân tích các tài liệu chuyên môn thấy rằng kháiniệm truyền thống về bản chất các tố chất thể lực hiện nay đòi hỏi phải cónhững tư duy mới Lẽ nào khi nói về sức mạnh, sức nhanh, sức bền là nói lànói về tố chất vận động của con người? Bản chất các tố chất đó là gì? Những
tố chất đó được xác định bằng cái gì? Có thể đưa ra những định nghĩa sau đây
về các tố chất hoạt động vận động của con người[1],[16],[20],[22],[27]:
- Sức mạnh là tố chất của một hoạt động vận động được xác định bởimức độ căng thẳng thể lực khi thực hiện hoạt động vận động đó nhằm ưu tiênphát triển sức mạnh động tác
- Sức nhanh là một tố chất hoạt động vận động của con người được xácđịnh bởi mức độ căng thẳng thể lực khi thực hiện hoạt động đó với thời gianngắn ít nhất
- Sức bền là một tố chất hoạt động vận động của con người được xácđịnh bởi mức độ căng thẳng thể lực khi thực hiện hoạt động đó với thời giandài
- Năng lực phối hợp vận động là một phức hợp tiền đề để thực hiệnthắng lợi một hoạt động thể thao nhất định Năng lực này trước hết được
Trang 28thông qua quá trình điều khiển và được hình thành và phát triển trong tậpluyện
Phân tích những định nghĩa của nhiều tác giả về những tố chất thể lựccủa con người thấy rằng các thuộc tính của thể chất là cơ sở của chúng Chỉ
có trường hợp thứ nhất là “những thuộc tính thể chất được xã hội ước địnhra”; Trường hợp thứ hai “đây là khả năng của con người ”; Trường hợp thứ
ba là tính chất tổng hợp những khả năng vận động vốn có ở con người trongthời điểm đó…Rõ ràng là các tố chất thể lực thường được thay bằng kháiniệm “Những năng lực của thể chất”
Giữa hai khái niệm này thì khái niệm “tố chất” chỉ là một định nghĩacủa một vật thể (của một hiện tượng, của một quá trình) Tố chất đó có mộtđặc tính của nó trong thời điểm đấy nó có tính tổng thể của các thuộc tínhmang đến cho nó Liệu có thể nói các thuộc tính thể chất sẽ đem lại cho conngười một sự khẳng định về chất rõ ràng nào đó không? Thiết nghĩ rằng điều
đó sẽ không có, vì tính năng thể chất chỉ là thuộc tính của con người được kếthừa di truyền của chúng Mặt khác tính năng thể chất được biểu hiện trongthời gian những hoạt động vận động của con người không chỉ một hoạngđộng vận động riêng lẻ mà trong tổng thể tùy thuộc vào mỗi loại hình hoạtđộng vận động Bất kỳ một hoạt động vận động nào co người thực hiện đềuđòi hỏi phải thể hiện được sức mạnh, những đặc tính sức nhanh và sức bềncủa cơ bắp Điều đó có nghĩa là nó thu hút các hệ thống khác nhau của cơ thể:
hệ vận động, hệ thống tim mạnh và hệ thần kinh vv tham gia hoạt động.Tất
cả những điều đó được thể hiện ở mức độ căng thẳng về thể lực khi thực hiệnhoạt động phải hơn nữa nó còn hoàn toàn biểu hiện cả ở bên ngoài
Nếu như chúng ta nói rằng so sánh giữa bơi, chạy cự li dài và cự lyngắn thì mức độ căng thẳng về thể lực cũng có sự khác nhau Bề ngoài sựbiểu hiện này diễn ra có khác nhau về biên độ và tần số động tác tần số hô hấp
Trang 29và sự căng cơ Song con người khi thực hiện bất cứ một hoạt động vận độngnào đều là một quá trình giải quyết nhiệm vụ vận động được xác định bằngthành tích Điều đó cũng đòi hỏi phải có một cấu trúc nhất định của các độngtác, sắp xếp chúng sao cho phù hợp với tốc độ thực hiện động tác Sự đảmbảo về chức năng - hình thái tương ứng với loại hình vận động khác nhaucũng có khác nhau.Việc thực hiện tính ưu thế một tính năng về thể lực nào đókhi thực hiện một hoạt động vận động sẽ đòi hỏi mức độ căng thẳng thể lựctương xứng [65],[66],[68].
Ví dụ: việc ưu tiên sử dụng các tính năng sức nhanh của các cơ bắp khithực hiện một hoạt động vận động đòi hỏi sự căng thẳng về thể lực phải phùhợp với tính năng về thể lực Hoặc ưu tiên dùng sức mạnh của cơ khi thựchiện một hoạt động vận động thì mức độ căng cơ của con nguời cũng phảiphù hợp với tính năng thể lực đó Sự khác nhau về mức độ căng thẳng thể lực
do ưu tiên phát triển tính năng về thể lực nào đó của con người khi thực hiệnmột hoạt động vận động sẽ đem lại chát lượng cuối cùng nào đó
Nếu mức độ căng thẳng về thể lực khi thực hiện một hoạt động vậnđộng ưu tiên phát triển tính năng sức nhanh của cơ bắp mà con người thựchiện một động tác với thời gian tối thiểu thì có thể nói sức nhanh nhu là một
tố chất hoạt động vận động của con người
Nếu như mức độ căng thẳng về thể lực ưu tiên phát triển sức mạnh của
cơ được thể hiện rõ trong sức mạnh của động tác mà con người thực hiện mộthoạt động vận động, có thể nói sức manh như là một tố chất hoạt động vậnđộng của con người Nếu như mức độ căng thẳng về thể lực ưu tiên phát triểncủa cơ kéo dài khi thực hiện một hoạt động vận động thì gọi sức bền như làmột tố chất hoạt động vận động của con người [48],[57]
Tuổi trẻ là giai đoạn trí lực và thể lực phát triển nhanh đến đỉnh cao.Xét tương đối, sự tăng trưởng về trí lực có hơn tăng trưởng về thể lực (một
Trang 30phần hoạt động trí lực mang tính sáng tạo) Thời tuổi trẻ này, sự vận độnghợp lý có tác dụng tốt tới cường độ, tính nhạy bén, chính xác và sự bền bỉcủa trí lực.
Học thuyết TDTT đã được hình thành trên cơ sở của nhiều ngành khoahọc Sự thay đổi về giải phẫu, sinh lý đại cương, sinh lý vận động đóng vaitrò rất quan trọng Vì vậy các thuật ngữ “sức mạnh”, “sức nhanh”, “sức bền”
đã trở thành quen thuộc trước khi chúng xuất hiện trong học thuyết TDTT.Chẳng hạn, trong sinh lý đã hình thành các thuộc tính (tính chất) của các cơnhư sức mạnh , các tố chất sức nhanh, sức bền Cơ chế hình thành nhữngthuộc tính đó rất phức tạp, cơ chế này được định bằng các quá trình sinh lý,hóa sinh và tâm lý diễn ra trong cơ thể của con người Cũng chính vì nhữngthuộc tính của các cơ tạo ra những tiền đề về hình thái - chức năng để conngười thực hiện hoạt động vận động Nếu thiếu chúng thì con người khôngthể kiểm tra và điều khiển được các hoạt động vận động Thuộc tính của cơ kểtrên đều có ở những động vất cấp cao Song ngược lại những động vật cấp cao
đó phải chăng không có khả năng thực hiện và đảm bảo cho hoạt động sốngcủa mình Còn con người một thực thể của xã hội và những thuộc tính về cơcủa con người được biểu hiện lại do xã hội quy định Đối với động vật tínhtích cực vận động là đặc trưng, thì đối với con người hoạt động vận đông, tínhchất và mức độ thể hiện những thuộc tính của cơ hoàn toàn khác Như vậynhững thuộc tính của cơ được hiểu là những thuộc tính thể chất của con ngườinhững quá trình sinh lý, hóa sinh và sinh học diễn ra trong cơ thể nhằm bảođảm những tiêu đề về chức năng - hình thái cho hoạt động vận động
Khoa học - công nghệ thể thao ngày nay đã xác định được quy luật, đặcđiểm, tiến trình phát triển các tố chất thể lực và kỹ năng vận động cơ bản củatrẻ cùng hệ thống các phương pháp, điều kiện đảm bảo tương ứng Ví dụ: sứcnhanh, năng lực vận động khéo dẻo của trẻ tăng nhanh, nhiều và thuận lợi
Trang 31nhất từ 5,6 tuổi đến trước dậy thì Có thể phát triển chúng bằng những tròchơi vận động linh hoạt, bài tập bật giãn nhưng không nên kéo dài, nặng, tĩnh,nín thở…Nếu được tập sớm đúng lúc, phản ứng tốc độ có thể tăng nhanh gấp3-5 lần so với người không tập Còn sau tuổi dậy thì (16,17 tuổi trở lên), khicấu trúc, chức năng sinh lý gần như người thành niên, các em có thể tập nặng,đặc biệt phát triển sức mạnh và bền Thật lãng phí nếu bỏ lỡ các cơ hội
“vàng” để phát triển trên Nhưng nếu tập quá sớm và quá mức sẽ làm trẻ quásức, bệnh tật, “thui chột” Khoảng 20 năm trước đã có thực nghiệm dạy bơithành công cho trẻ mới sinh nhưng đến nay, vẫn chưa mở rộng được Có nước
đã dạy bóng đá cho trẻ từ mẫu giáo nhưng nếu không đảm bảo cẩn thận vàđầy đủ về điều kiện, dinh dưỡng, phương pháp (trẻ càng nhỏ càng khác ngườilớn), mức vận động Ở một số nước phát triển, trẻ chỉ được phép bắt đầu tậpbóng đá thể thao (có thi đấu) từ 10-12 tuổỉ [81],[94],[107]
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến TĐTL của VĐV bơi và điền kinh
TĐTL của VĐV bơi và điền kinh được xác định bởi các yếu tố đặctrưng: Hình thái, chức năng sinh lý, thể lực, kỹ thuật, chiến thuật và tâm lý[3],[5],[48],[56],[87]
- Hình thái phản ánh cấu trúc cơ thể được xác định bởi sự tăng trưởng,những giá trị tuyệt đối về nhân trắc và tỷ lệ của những chỉ số đó Thông qua
sự biến đổi về hình thái trong quá trình GDTC và HLTT để đánh giá trình độchuẩn bị thể lực
- Các yếu tố chức năng sinh lý quy định hoạt động thể lực của cơ thể.Khả năng chức phận của các cơ quan trong cơ thể là năng lực tiềm ẩn của mỗingười được phát triển, hoàn thiện nhờ quá trình giáo dục, rèn luyện và bộc lộ
ra bên ngoài bằng tố chất thể lực, năng lực vận động của cơ thể Kiểm trachức năng sinh lý nhằm nghiên cứu về đặc điểm cấu tạo và chức năng của các
cơ quan bên trong cơ thể VĐV, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc
Trang 32đánh giá TĐTL và năng lực hoạt động thể lực của VĐV Bởi vì, quá trình pháttriển TĐTL có liên quan chặt chẽ với sự phát triển các cơ quan và hệ cơ quancủa cơ thể Ví dụ như tần số hô hấp, dung tích sống, tấn số mạch đập là nhữngchỉ tiêu sử dụng đánh giá chức năng hô hấp, tuần hoàn Những chỉ số nàyđược biến đổi dưới tác động của quá trình tập luyện TDTT và nó là chỉ sốquan trọng không những để đánh giá TĐTL mà còn có giá trị trong tuyểnchọn VĐV.
- Chức năng của cơ thể còn được đánh giá thông qua các hoạt độngđịnh lượng, phản ứng của cơ thể thể hiện một phần TĐTL của VĐV đó Ví dụnhư: Trong trạng thái hoạt động định lượng, VĐV có TĐTL cao hơn thường
có tần số mạch đập tăng chậm hơn so với VĐV có TĐTL thấp Chức năng hôhấp, tim mạch của VĐV có trình độ cao, thường thích nghi với hoạt động cơbắp tốt hơn so với VĐV có trình độ thấp Chính vì vậy, việc xác định các chỉ
số chức năng sinh lý ở trạng thái hoạt động định lượng là những thông tin cógiá trị để so sánh và đánh giá TĐTL của VĐV
- Tính chất phức tạp của động tác trong các nội dung, kỹ thuật thi đấu,đòi hỏi VĐV phải có năng lực tâm lý chung và chuyên môn Thông qua nănglực xử lý thông tin, biểu thị đặc tính các khả năng cảm giác vận động và trítuệ con người, trong các điều kiện ít thời gian và lượng tín hiệu lớn cần phảiđiều chỉnh và trả lời chính xác Hai môn điền kinh và bơi lội là môn thể thaohoạt động luân phiên theo chu kỳ, đặc biệt môn bơi trong môi trường nước,
do vậy đòi hỏi các động tác kỹ thuật phải nhịp nhàng và thể hiện khả năngdùng sức của tay, chân, thân người với nhịp thở trong quá trình vận động Yêucầu rất cao về cảm giác trong môi trường nước với tốc độ di chuyển và cự ly,khoảng cách đạt được trong quá trình tập luyện và thi đấu thể thao Nếu VĐV
có kỹ thuật điêu luyện, toàn diện thì sử dụng được chiến thuật và nâng caođược hiệu quả sử dụng chiến thuật
Trang 33- Chiến thuật là những biện pháp hoạt động có chủ định, có tính đếnnhững điều kiện cụ thể trong thi đấu của từng nội dung, kỹ thuật thi đấu đểdành thắng lợi Chiến thuật chính là ý thức và hành động của VĐV Chiếnthuật thể hiện trình độ thi đấu cao nhất nhằm chiến thắng đối phương Chiếnthuật được sử dụng dựa trên cơ sở trình độ kỹ thuật, thể lực, tâm lý và các yếutốt khác
- Phát triển tố chất thể lực là một bộ phận hợp thành của quá trình huấnluyện thể thao Ngoài trình độ kỹ chiến thuật, tâm lý, phẩm chất đạo đức, ýchí thì thể lực là một trong những yếu tố quyết định tới thành tích thể thao.Thể lực của mỗi người phụ thuộc vào năng lực vận động và tố chất thể lực,gọi chung là năng lực vận động Năng lực thể lực càng cao thì hoạt động vậnđộng càng hoàn thiện và thành tích thể thao càng cao
1.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến sức bền trong bơi và điền kinh.
Sức bền là tố chất vận động, nhờ vào tố chất đó con người có khả năngthực hiện những hoạt động thể lực nhất định trong thời gian dài, không mệtmỏi Trên cơ sở sinh học, việc phát triển sức bền nằm trong trạng thái nângcao sự chống đỡ mệt mỏi của cơ thể Muốn tạo được khả năng này, các chứcnăng của cơ thể phải được hoàn thiện để có thể quen dần với những hoạt độngtrong điều kiện khó khăn khi các nhóm cơ bắp làm việc với cường độ caotrong thời gian dài [3],[22],[41],[44],[49],[50]
Khi thực hiện một hoạt động tương đối liên tục và căng thẳng nào đó,sau một thời gian con người sẽ thấy việc tiếp tục thực hiện ngày càng khókhăn hơn Tuy nhiên, nhờ nỗ lực của ý chí, mặc dù có hiện tượng mệt mỏinhưng khả năng vận động vẫn chưa giảm sút Tình trạng này được gọi là mệtmỏi còn bù Đến một thời điểm nào đó, cơ thể không còn duy trì được khảnăng hoạt động với cường độ như trước, khả năng vận động giảm sút rõ rệt,lúc này xuất hiện giai đoạn mệt mỏi mất bù
Trang 34Sức bền trong vận động là khái niệm rất rộng Các quan điểm về sứcbền trong các tài liệu có những cách thể hiện và tiếp cận khác nhau Qua phântích và tổng hợp thấy có các quan điểm sau:
Harre.D cho rằng, sức bền được hiểu là khả năng chống lại mệt mỏi củaVĐV Sức bền đảm bảo cho VĐV đạt được một cường độ nhất định (tốc độ,dùng lực, nhịp độ chơi hoặc thi đấu, sử dụng sức lực) trong thời gian vậnđộng kéo dài của thi đấu tương ứng khả năng huấn luyện của mình Sức bềncòn đảm bảo chất lượng động tác cao và giải quyết hoàn hảo các hành vi kỹchiến thuật tới cuối cuộc đấu và khi vượt qua một khối lượng vận động lớntrong tập luyện, sức bền không những là nhân tố xác định và ảnh hưởng lớnđến thành tích thi đấu mà còn là một nhân tố xác định sự ham thích tập luyện
và khả năng chịu đựng LVĐ của VĐV [25]
Philin V.P cho rằng, tố chất sức bền là năng lực của cơ thể chịu đựngmệt mỏi sản sinh trong quá trình hoạt động, còn mệt mỏi là sự giảm sút tạmthời năng lực làm việc của cơ thể do làm việc tạo ra Ông cho rằng, sức bền lànăng lực đa nhân tố, ngoài cấu trúc tổ chức cơ thể ảnh hưởng đến sức bền ra
nó còn có những nhân tố ảnh hưởng khác như: Đặc trưng tâm lý VĐV, nănglực chức năng trao đổi và hấp thu năng lượng khi cơ thể vận động, tính ổnđịnh chức năng cơ thể, sự tiết kiệm chức năng cơ thể [57]
Theo Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn thì: Sức bền là năng lực thực hiệnmột hoạt động với cường độ cho trước, hay là năng lực duy trì khả năng vậnđộng trong thời gian dài nhất mà cơ thể có thể chịu đựng được Do hoạt động
đó cuối cùng cũng là giới hạn bởi sự xuất hiện của mệt mỏi, nên cũng có thểđịnh nghĩa: Sức bền là năng lực của cơ thể chống lại mệt mỏi trong một hoạtđộng nào đó [73]
Phạm Trọng Thanh,lại cho rằng, sức bền trong hoạt động thể thao làkhả năng chống lại mệt mỏi và duy trì hoạt động kéo dài của VĐV [69] Sức
Trang 35bền là năng lực chống lại mệt mỏi khi hoàn thành động tác về bài tập Sức bềnthể hiện dưới dạng kéo dài thời gian hoạt động ở một cường độ nhất định đếnkhi xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên của mệt mỏi, cũng như giảm khả nănghoạt động khi bắt đầu mệt mỏi, và cuối cùng dẫn đến sự ngừng vận động Sứcbền được đo bằng thời gian thực hiện vận động đến khi phải dừng lại (thờigian ngưỡng - tng): Sức bền (tng, phút) = Dự trữ năng lượng (J/tốc độ tiêu haonăng lượng (J/phút) Có nghĩa là sức bền được xác định bằng thời gian hoạtđộng ở cường độ đã định đến khi hết hoàn toàn năng lượng dự trữ có thể cóđược Sự thể hiện cụ thể của sức bền luôn mang tính đặc thù và phụ thuộc vàonguồn năng lượng từ quá trình trao đổi chất khác nhau Do ở trong cơ thể có 3nguồn năng lượng (Phi lactat, gluco phân, ưa khí), vì vậy sự biểu hiện chungcủa sức bền có thể xem như kết hợp các chỉ số cường độ, dung lượng và hiệuquả các nguồn trên [44],[67],[96].
Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên lại cho rằng: Sức bền là khả năngthực hiện lâu dài hoạt động cơ bắp toàn thân hoàn toàn hoặc chủ yếu mangtính ưa khí Đó là tất cả những hoạt động ưa khí như chạy 1500m trở lên, đi
bộ thể thao, đua xe đạp đường dài, bơi từ 400m trở lên
Sức bền phụ thuộc vào: khả năng hấp thụ oxy tối đa (VO2max) của cơthể và khả năng duy trì lâu dài mức độ hấp thụ oxy cao Mức độ hấp thụ oxytối đa của một người quyết định khả năng làm việc trong điều kiện ưa khí củahọ VO2max càng cao thì công suất hoạt động ưa khí tối đa sẽ càng lớn Ngoài
ra, VO2max càng cao thì cơ thể thực hiện hoạt động ưa khí càng dễ dàng, vìvậy càng được lâu hơn Về bản chất, sức bền chính là khả năng hấp thụ oxytối đa của cơ thể [29]
Theo Võ Tường Kha, Nguyễn Nhược Kim, Nguyễn Minh Đức, Lê QuýPhượng, sự bền bỉ, dẻo dai là kết quả tất yếu của việc rèn luyện Cơ sở quantrọng nhất của sức bền bỉ, dẻo dai là sự hoàn chỉnh hoạt động điều khiển của
Trang 36hệ thần kinh, là sự biến đổi cơ cấu của các tổ chức, là kết quả của sức chịuđựng cao của các tế bào, các tổ chức [44].
Như vậy, các nhà khoa học trong và ngoài nước tuy có những kháiniệm riêng về sức bền, nhưng tựu chung cùng một quan điểm, đó là: Sức bền
là những hoạt động không chỉ với thời gian dài và cường độ thấp mà sức bền
là những hoạt động với thời gian và cường độ nhất định đến khi xuất hiện mệtmỏi không thể duy trì được được như ở mức ban đầu Hay nói cách khác sứcbền là khả năng duy trì hoạt động với thời gian nhất định với cường độ nhấtđịnh Từ “nhất định” ở đây nói lên thời gian hoạt động dài hay ngắn, cường
độ hoạt động cao hay thấp (cùng một loại bài tập, nhưng được thực hiện vớicác cường độ khác nhau thì thời gian duy trì thực hiện sẽ khác nhau), tuỳthuộc vào từng môn chuyên sâu, trình độ VĐV, mục đích huấn luyện sức bền
gì để quy định thời gian, cự ly, số lần thực hiện cụ thể Trong hoạt động thểdục thể thao, thành tích tập luyện và thi đấu phụ thuộc vào nhiều yếu tố: kỹthuật cá nhân, sự phối hợp chiến thuật cá nhân và đồng đội, sức bền thể lực,sức bền ý chí
Kỹ thuật cá nhân có được do kết quả tuyển chọn đúng những tài năngthể thao, được phát triển thông qua quá trình luyện tập, thi đấu Sự phối hợpchiến thuật cá nhân và đồng đội trong thi đấu được hình thành qua quá trìnhtập luyện thi đấu Sức bền thể lực và sức bền ý chí trước hết phụ thuộc và tầmvóc và tố chất thể lực bẩm sinh của từng cá thể, nó được phát huy đến mức tối
đa thông qua luyện tập, dinh dưỡng, bổ sung dược phẩm, hoàn cảnh xã hội vàmột phần do động lực thi đấu, tập luyện của từng cá nhân
Sức bền thể lực là nền tảng của kỹ thuật, chiến thuật và sức bền ý chí,
vì nếu sức bền thể lực kém sẽ không có khả năng thể hiện kỹ, chiến thuật cánhân và khi đó ý chí thi đấu, tập luyện sẽ sa sút Trong hoạt động thể lực, khithực hiện nhiệm vụ hoặc một công việc nào đó nói chung cũng như trong một
Trang 37cuộc tập luyện hoặc thi đấu, đến một một thời điểm nào đó, cơ thể sẽ biểuhiện mệt mỏi về thể lực, sa sút về ý chí, đó chính là lúc sức bền (hay khả năngchịu đựng hoạt động) của cơ thể đã giảm sút, cuối cùng cơ thể không thể tiếptục hoạt động để hoàn thành công việc đó nữa, lúc đó cơ thể rơi vào trạng tháimệt mỏi mất bù hay còn gọi là kiệt sức Tuỳ theo hình thức hoạt động mà gây
ra các dạng mệt mỏi khác nhau: mệt mỏi trí óc (liên quan hoạt động của võnão), mệt mỏi cảm giác (liên quan đến hoạt động các cơ quan cảm thụ), mệtmỏi cảm xúc (liên quan đến hoạt động thần kinh thực vật), mệt mỏi thể lực(liên quan đến hoạt động cơ bắp) Hoạt động thể thao liên quan đến hoạt động
cơ bắp là chủ yếu, nên khi đề cập đến sức bền trong hoạt động thể thao,thường đề cập đến sức bền thể lực hay mệt mỏi thể lực Các công trình nghiêncứu của nhiều tác giả được tiến hành trên nhiều đối tượng, nhiều khía cạnhkhác nhau, nhưng đều tập trung nhiều vào nghiên cứu sức bền chung Các tácgiả đều cho rằng, sức bền là một tố chất rất quan trọng, là nền tảng xây dựngnên các đỉnh cao trong luyện tập và thi đấu, trong đó sức bền chung là cơ sở
để hình thành sức bền chuyên môn của từng môn thể thao[106],[107],[110]
1.5.1 Phân loại sức bền
Các tác giả đã phân sức bền thành các loại [33],[41],[45],[50]:
- Sức bền chung là sức bền trong hoạt động kéo dài với cường độ trungbình, thu hút toàn bộ hoặc phần lớn hệ cơ tham gia hoạt động
- Sức bền chuyên môn là sức bền đối với một hoạt động nhất địnhmang tính chuyên sâu, như sức bền của từng môn thể thao, sức bền của mộtđơn vị bộ đội chuyên nghiệp
- Sức bền tâm lý là khả năng duy trì sự cân bằng về tâm lý của conngười, khả năng chịu đựng được lượng vận động với cường độ cao trong tậpluyện và thi đấu Sức bền tâm lý có mối tương hỗ với một loạt các yếu tố tâm
lý khác nhau
Trang 38Các trạng thái trước thi đấu có ảnh hưởng trực tiếp tới sức bền: trạngthái sẵn sàng thi đấu giúp VĐV nâng cao sức bền, còn những trạng thái bồnchồn, thờ ơ, hưng phấn quá mức làm giảm sức bền [58],[67]
1.5.2 Cơ sở sinh lý về sức bền
Sức bền theo quan điểm y học hiện đại: Hoạt động thể lực trong tập
luyện, thi đấu TDTT rất đa dạng và phức tạp, phụ thuộc vào công suất hoạtđộng, cấu tạo động tác và thời gian gắng sức Có bốn tố chất vận động chủyếu là sức mạnh, sức nhanh, sức bền và khéo léo
Trong bất kỳ hoạt động thể lực hoặc môn thể thao nào, các tố chất nàycũng đều không biểu hiện đơn độc mà luôn phối hợp hữu cơ với nhau Tuynhiên, trong phần lớn các môn thể thao, một vài tố chất thể lực thể hiện rõ rệtnhất và quyết định đến kết quả chung Ví dụ như trong bơi chạy đường dài, tốchất thể lực thể hiện rõ nhất là sức bền, còn trong cử tạ lại là sức mạnh [17],[35],[88]
Trong sinh lý TDTT, sức bền là khả năng thực hiện lâu dài và hoàn toànhoạt động của cơ bắp, hoặc chỉ các hoạt động chủ yếu mang tính ưa khí.Những hoạt động ưa khí (thời gian thực hiện từ 2-3 phút trở lên) như chạy
800 m trở lên, bơi 200 m trở lên, bơi thuyền, đi bộ thể thao, đua xe đạp cự lytrung bình…Sức bền phụ thuộc vào: Khả năng hấp thụ oxy tối đa (VO2max)của cơ thể và khả năng duy trì lâu dài mức hấp thu oxy cao; Nguồn nănglượng dự trữ cho hoạt động co cơ; Khả năng hoạt động của hệ thần kinh-thểdịch [48],[58]:
Khả năng hấp thụ oxy tối đa (VO 2 max) của cơ thể và khả năng duy trì lâu dài mức hấp thu oxy cao: Cá thể có VO2max càng cao thì công suất hoạtđộng ưa khí tối đa sẽ càng lớn, họ sẽ thực hiện công việc càng dễ dàng, khảnăng làm việc bề bỉ hơn Về bản chất, sức bền chính là khả năng hấp thụ oxy
Trang 39tối đa của cơ thể VO2max được quyết định bởi khả năng của hai hệ thốngchức năng chính:
Hệ vận chuyển oxy, bao gồm hệ hô hấp ngoài, máu và hệ tim mạch: Hệ
hô hấp là khâu đầu tiên của hệ vận chuyển oxy Hệ hô hấp đảm bảo việc traođổi khí giữa không khí bên ngoài và máu, làm cho phân áp oxy trong máuđộng mạch được duy trì ở mức cần thiết để cung cấp oxy cho cơ bắp và các
cơ quan khác Để phát triển sức bền, hệ hô hấp phải có những biến đổi cả vềcấu tạo và chức năng
Các thể tích khí của phổi, ngoại trừ khí lưu thông tăng lên rõ rệt (10 20%), lượng khí cặn giảm; Công suất và hiệu suất của hô hấp ngoài tăng lên,trước tiên là do lực và sức bền của các cơ hô hấp đều tăng; độ dàn hồi củalồng ngực và phổi cũng thay đổi, phổi giãn nở tốt hơn khi hít vào, kháng trởđối với dòng không khí đi vào phổi giảm xuống Hậu quả của các biến đổinày là làm cho thông khí phổi/phút tăng lên, tần số hô hấp giảm xuống; Tăngcường khả năng khuếch tán oxy của phổi và máu bão hoà oxy nhanh hơn nhờcác thể tích của phổi tăng hơn mức bình thường, mạng mao mạch trong phếnang tăng lên và tăng lưu lượng máu qua phổi
-Hệ máu tham gia làm tăng sức bền là nhờ: Lưu lượng máu tuần hoàn
tăng lên, chủ yếu do tăng thể tích huyết tương, do vậy độ nhớt của máu có xuhướng giảm; thể tích tâm thu lớn hơn; tăng cường thải nhiệt qua da; pha loãngcác sản phẩm trao đổi chất (acid lactic) nên nồng độ của chúng trong máugiảm xuống; Hàm lượng Hemogobin: SLHC và Hb thực tế có tăng hơn ởVĐV luyện tập sức bền, nhưng do lượng tuần hoàn của họ lớn nên SLHC và
Hb vẫn ở mức bình thường; Acid lactic trong máu: hàm lượng acid lactictrong máu tỉ lệ nghịch với thời gian vận động Với VĐV luyện tập sức bền,hàm lượng acid lactic trong cơ và máu thấp hơn so với người bình thường vànhững VĐV các môn thể thao khác
Trang 40Sở dĩ acid lactic thấp là do: Lấy năng lượng cung cấp cho cơ thể hoạt
động chủ yếu từ nguồn oxy hoá, ít lấy từ nguồn năng lượng yếm khí; Hệ vậnchuyển oxy của các VĐV luyện tập sức bền thích nghi nhanh hơn, mạnh hơn,nên nợ oxy ít hơn; Các VĐV luyện tập sức bền có tỉ lệ các sợi cơ co chậm cao
và cơ tim phát triển, chúng có khả năng sử dụng acid lactic để làm nguyênliệu cung cấp năng lượng tốt, nên lượng acid lactic trong cơ và máu giảm đi;Lượng máu lưu thông ở VĐV luyện tập sức bền cao nên làm pha loãng acidlactic trong máu, làm giảm nồng độ acid lactic trong máu Tuy nhiên trongcác bài tập ưa khí tối đa với thời gian ngắn, hàm lượng acid lactic càng cao thìthành tích (công suất) hoạt động càng cao
Glycogen cơ và gan, glucose huyết: Trong quá trình hoạt động,glycogen ở cơ và gan được phân huỷ cung cấp glucose cho máu Đây lànguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động
Đối với hệ tim, mạch: luyện tập sức bền sẽ làm giảm nhịp tim Hiệntượng giảm nhịp tim yên tĩnh tương ứng với VO2max và thành tích thi đấu.Cùng với giảm nhịp tim, thể tích tâm thu tăng (có thể lên đến 190-200ml) dogiãn nỡ buồng tim và tăng lực co bóp của cơ tim (do phì đại cơ tim), làm chothể tích phút tối đa tăng lên (có thể gấp đôi người thường, khoảng 38-40l/phút) Khi luyện tập sức bền, hệ thống mao mạch ở cơ tăng lên, dòng máutối đa qua cơ rất lớn, do đó khả năng khuếch tán các chất, và oxy qua thànhmạch cũng tăng lên
- Khả năng của hệ cơ: Năng lượng sinh ra sẽ chuyển thành công suất
hoạt động co cơ Hoạt động sức bền chủ yếu xảy ra ở hệ cơ, do đó sức bềnphụ thuộc đáng kể vào đặc điểm cấu tạo và thành phần sinh hoá của cơ Cóhai loại sợi cơ: sợi cơ co chậm (Slow switch - ST), còn gọi là cơ đỏ, và sợi cơ
co nhanh (Fast switch -FT), còn gọi là cơ trắng