… Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm ngát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa - Ðiệp ngữ nối tiếp: Cùng trông lại mà cùn
Trang 1II CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ NGỮ NGHĨA
1 Điệp ngữ
- Điệp ngữ là nhắc đi nhắc lại một từ, một ngữ trong câu văn, đoạn văn, câu thơ, đoạn thơ…
- Điệp ngữ vừa để nhấn mạnh ý vừa tạo cho câu văn, câu thơ, đoạn văn, đoạn thơ giàu
- âm điệu, giọng văn trở nên tha thiết, nhịp nhàng hoặc hào hùng mạnh mẽ.
Vd: Cũng cờ, cũng biển cũng cân đai
Cũng gọi ông nghè có kém ai.
… Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm ngát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
- Ðiệp ngữ nối tiếp:
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp, ai sầu hơn ai.
( Chinh Phụ Ngâm- Ðặng Trần Côn)
… Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu
Những cô gái Thạch Kim, Thạch Nhọn.
Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm
Sách áo mở tung, trắng cả trời chiều
- Ðiệp ngữ cách quãng:
Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây, súng ngửi trời.
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông, mưa xa khơi
(Tây Tiến- Quang Dũng)
…
Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ.
… Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu
Cô gái ở Thạch Kim, Thạch Nhọn
Trang 2Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm Sách giấy mở tung trắng cả rừng chiều.
- Điệp ngữ chuyển tiếp ( điệp ngữ vòng)
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
… Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai.
2 Đồng nghĩa kép
- Là phương thức lặp lại từ ngữ đồng nghĩa hay gần nghĩa để nhấn mạnh, xoáy
sâu vào một nội dung nhất định
- Đồng nghĩa kép luôn luôn được sự hỗ trợ của điệp ngữ.
- Là biện pháp tu từ trong đó người ta dùng phối hợp nhiều từ ngữ cùng nghĩa
hoặc gần nghĩa
Vd:
Xoè bàn tay bấm đốt Tính đã bốn năm ròng Người ta bảo không trông
Ai cũng nhủ đừng mong Riêng em thì em nhớ.
- Bài thơ "Hai chữ nước nhà" của Trần Tuấn Khải xuất hiện một loạt từ đồng
nghĩa gần nghĩa bộc lộ nỗi đau của một tâm hồn thi sĩ một người dân yêu nước trước cảnh nước mất nhà tan
Chốn ải Bắc mây sầu ảm đạm Cõi trời Nam gió thảm đìu hiu Trông cơ đồ nhường xé tâm can Khói Nùng Lĩnh như xây khối uất Sông Hồng Giang nhường vật cơn sầu
…
Xách búa đánh tan năm bảy đống
Ra tay đập bể mấy trăm hòn
Trang 3Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh Hỏi tên rằng :"Mã Giám Sinh"
Hỏi quê rằng: huyện Lâm Thanh cũng gần
…
Đêm nay Bác không ngủ Bác ơi! Bác chưa ngủ?
Bác vẫn ngồi đinh ninh Bác thức thì mặc Bác Đêm nay Bác ngồi đó
Hình ảnh chú bé liên lạc ngây thơ nhí nhảnh vô tư nhưng gan dạ dũng cảm đã xuất hiện trong tác phẩm với nhiều tên gọi khác nhau gửi gắm những tình cảm yêu mến tôn trọng khâm phục của tác giả của người đọc
Chú bé loắt choắt Cháu cười híp mí Lượm ơi!
Chú đồng chí nhỏ
Trong bài thơ "Đồng chí" với một loạt từ gần nghĩa đồng nghĩa xuất hiện đã thể hiện tình cảm gắn bó gần gũi của những người lính về quê hương đất nước
về sự vất vả gian lao và về một mục đích chung cao cả
Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
3 Liệt kê và tăng cấp
- Phép liệt kê là phương thức xếp đặt một loạt các khái niệm, sự vật, hình ảnh, có
khi chỉ là những tên riếng, những con số lạnh lùng để nó tự nói lên hay tự nó kích thích trí tưởng tượng của người đọc
Vd:
- Phép liệt kê không theo cặp và không tăng tiến:
"Tin vui chiến thắng trăm miền
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đồi De, núi Hồng."
- Phép liệt kê tăng tiến: "Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng
khuâng, có tiếc thương, ai oán, "
…
“Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi, em đã sống!
Trang 4Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng!”
hành động tra tấn tàn bạo dã man của quân thù
Ôi Việt Nam, xứ sở lạ lùng
Ðến em thơ cũng hóa những anh hùng
Ðến ong dại cũng luyện thành chiến sĩ
Và hoa trái cũng biến thành vũ khí!
em bé biết đánh giặc, con vật nhỏ bé như con ong cũng biết đánh giặc và hoa trái vô tri cũng biết đánh giặc
Tăm tăm tình bạn
Chếnh choáng tình đời
Líu lưỡi tình người
Nôn nao thân phận…
Tăng cấp
4 Đột giáng
- Là phương thức diễn đạt tạo ra một cảm giác hụt hẫng mà người đọc không thể
đoán trước được
Vd: Bắt chước ai ta chúc mấy lời
Chúc cho khắp hết cả trên đời
Vua quan sĩ tử người muôn nước
Sao được cho ra cái giống người.
…
Kìa hội thăng bình tiếng pháo reo:
Bao nhiêu cờ kéo với đèn treo
Bà quan tênh nghếch xem bơi trải,
Thằng bé lom khom nghé hát chèo
Cậy sức cây đu nhiều chị nhún,
Tham tiền cột mỡ lắm anh leo
Khen ai khéo vẽ trò vui thế,
Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu!
5 Ngoa dụ
- Ngoa dụ còn có tên gọi là phóng đại, khoa trương, thậm xưng, tức là phương
thức cường điệu một mức độ tính chất, đặc điểm nào đó của sự vật
- Thường được sử dụng trong khẩu ngữ buồn nẫu ruột, giận sôi gan, bầm gan
tím ruột, mệt đứt hơi, đói rã họng, vỡ mặt, lo sốt vó, người đen như cột nhà cháy, nói như rồng leo…
Vd: Nhác trông thấy bóng anh đây
Ăn chín lạng hạt ớt thấy ngọt ngay như đường.
…
Trang 5“Độc ác thay, trúc Nam sơn không ghi hết tội
Dơ bẩn thay, nước Đông hải không rửa sạch mùi”
…
“Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay”
…
"răng bàn cuốc" răng to
"Đội trời đạp đất ở đời" (Truyện Kiều)
Ước gì sông rộng một gang
Bắc cầu dải yếm đón chàng sang chơi
Ngẩng đầu mái tóc mẹ rung
Gió lay như sóng biển tung trắng bờ
Ngực lép bốn nghìn năm
Trưa nay cơn gió mạnh
Thổi phồng lên Tim bỗng hoà mặt trời
Lỗ mũi mười tám gánh lông
Chông yêu chống bảo râu rồng trời cho
Đêm nằm thì ngáy o o
Chồng yêu chồng bảo ngáy cho vui nhà
Bình thường, gánh là để chỉ một khối khá lớn rơm, rạ, rau, cỏ, chứ ai lại lấy lông mũi đo bằng gánh bao giờ? Con số mười tám cũng chỉ là con số tượng trưng, để nói rằng lông mũi của cô gái này quá nhiều một cô gái không biết chăm chút ngoại hình của mình Một người con gái như thế, có
lẽ sẽ chịu nhiều chê cười Tuy nhiên, người chồng của cô lại yêu cô đến
mức ví lông mũi của cô như “râu rồng trời cho” Rồng là một con vật tất
cả mọi người đều kính trọng Râu rồng, đương nhiên cũng là một thứ rất đẹp, rất quý Còn là thứ “trời cho” Nghĩa là, anh chồng coi việc cô vợ mình có lông mũi là việc rất bình thường, thậm chí còn đẹp, còn đáng quý
Trong xã hội phong kiến xưa, người phụ nữ lúc nào cũng phải nhẹ nhàng, kín đáo Vậy mà cô gái nằm ngủ lại ngáy o o là ngáy thành tiếng, ngáy to và kéo dài tư thế ngủ rất xấu, làm phiền đến người ngủ cùng Thế nhưng, ông chồng, lại vẫn tiếp tục yêu chiều vợ Anh chồng dường như coi tiếng ngáy o o của vợ mình như tiếng đàn, tiếng sáo, nghe rất hay, rất vui tai, vui nhà
Đi xe máy mà suy rượu thì tính mạng ngàn cân treo sợi tóc giúp người
đọc nhận thức được mức độ nguy hiểm một cách cụ thể sinh động
Trang 6Bài toán này khó quá, nghĩ nát óc mấy tiếng đồng hồ rồi mà vẫn chưa tìm
ra cách giải diễn đạt khả năng tập trung, suy nghĩ cao độ.
Do dậy muộn, nên dù đã vắt chân lên cổ chạy mà vẫn muộn học diễn
đạt sự cố gắng hết mức trong khi chạy, nhằm đạt tốc độ nhanh nhất.
- Nói quá kết hợp với so sánh tu từ
Trên trời mây trắng như bông
Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây
Mấy cô má đỏ hây hây
Đội bông như thể đội mây về làng
Mẹ già như chuối ba hương
Như xôi nép một, như đường mía lau
- Dùng những từ ngữ phóng đại khác
+ Các từ phóng đại có thể là những từ ngữ mang sẵn ý nghĩa phóng đại: cực
kỳ, vô kể, vô hạn độ, tuyệt diệu, mất hồn, …
+ Các từ ngữ phóng đại có thể là: nhớ đến cháy lòng, cưỡi vỡ bụng,…
+ Từ ngữ phóng đại có thể thể hiện thông qua những thành ngữ, tục ngữ: ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, khoẻ như voi, đẹp như tiên, …
6 Nói giảm
- Nói giảm hay còn gọi là khinh từ (nói nhẹ), uyển ngữ (nói vòng), nhã ngữ (nói
thanh nhã), là phương thức diễn đạt tế nhị trong hòa cảnh giao tiếp mà người nói không tiện nói ra vì sợ quá phũ phàng hoặc sợ xúc phạm đến người nghe Diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự
Vd: Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành
…
“Bác đã đi rồi sao Bác ơi!”
… “Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác, ngậm ngùi lòng ta”
….
”Bà cụ nắm lấy tay em,rồi hai bà cháu bay vụt lên cao,cao mãi,chẳng còn đói rét,đau buồn nào đe dọa họ nữa.Họ đã về chầu thượng đế “
… Nửa chừng xưa thoắt gẫy cành thiên hương.
… Bỗng lèo chớp đỏ Thôi rồi, Lượm ơi.
Trang 7Người nằm dưới đất ai ai đó…
Giang hồ mê chơi quên quê hương
7 Phản ngữ
- Là phép nghịch ngữ hay nghịch nghĩa, hay tương phản, tức là phương thức
dùng nghĩa trái ngược để chỉ một sự thật chứa đựng mâu thuẫn
Vd: Thật thà cũng thể lái trâu
Thương nhau cũng thể nàng dâu mẹ chồng
Ngày trước đã là lái trâu thì không thể thật thà Mẹ chồng nàng dâu
thì không thể nào thương nhau Cách nói ngược ở đây còn hàm ý mỉa mai khinh bạc
Bao giờ cho đến tháng ba
ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng
Hùm nằm cho lợn liếm lông
Một chục quá hồng nuốt lão tám mươi.
Nghịch lí XH
“O du kích nhỏ giương cao sung
Thằng Mĩ lênh khênh bước cúi đầu
Ra thế, to gan hơn béo bụng
Anh hùng đâu cứ phải mày râu”
8 Phép lặng
- Hay còn gọi là phép ẩn ngữ hoặc tỉnh lược, là phương thức biểu đạt bằng cách
bỏ trống để người nghe (đọc) suy ra mà tự hiểu không cần diễn đạt bằng lời
Vd: Tay em cầm một bông hồng
Ðẹp tươi như thể trắng trong như là
Sao anh như thấy thừa ra
Hoặc bông hồng ấy hoặc là chính em
Trang 8Chợt nghe tin mà
Ra thế…
Lượm ơi
…
“Tình trong như đã…Mặt ngoài còn e”
…
Ôi sáng xuân nay, Xuân 41
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ
Bác về Im lặng Con chim hót
Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ
- Phép lặng thường được dùng trong hai trường hợp :
+ Diễn tả sự e thẹn, đau khổ, tiếc thương hay sự uất ức nghẹn ngào không nói
ra được
Ví dụ: Bác Dương thôi đă thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi ḷng ta!
+ Dùng để châm biếm, đả kích
Ví dụ: Đă mang tiết xuất gia
Lại đeo thói nguyệt hoa
Sự mô đâu có thế Ma!
9 Chơi chữ
- Là phương thức dùng âm thanh, từ ngữ, hàm ý để tạo ra lượng nghĩa mới bất
ngờ thú vị
Vd: Con công đi chùa làng kênh
Nó nghe tiếng cồng nó kềnh cổ lại.
- Có nhiều hình thức chơi chữ: Chơi chữ bằng phương tiện ngữ âm, chữ viết, từ
vựng, cú pháp Bài thơ Tình hoài của Lê Ta là một ví dụ về cách chơi chữ
bằng phương tiện ngữ âm (điệp thanh):
Trời buồn làm gì trời rầu rầu Anh yêu em xong anh đi đâu?
Lắng tiếng gió, suối, thấy tiếng khóc Một bụng một dạ một nặng nhọc
Ảo tưởng chỉ để khổ để tủi Nghĩ mãi gỡ mãi lỗi vẫn lỗi Thương thay cho em căm thay anh Tình hoài càng ngày càng tày đình.
- Một số kiểu chơi chữ thường gặp:
+ Dùng từ gần nghĩa để chơi chữ…
Trang 9Nửa đêm, giờ tí, canh ba
Vợ tôi, con gái, đàn bà, nữ nhi
+ Dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa:
Trăng bao nhiêu tuổi trăng già Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non.
+ Dùng lối nói lái:
Mang theo một cái phong bì
Trong đựng cái gì, đựng cái đầu tiên.
+ Dùng từ đồng âm:
Bà già đi chợ Cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?
Thầy bói xem quẻ nói rằng
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn!
…
Hỡi cô cắt cỏ bên sông
Có muốn ăn nhãn thì lồng sang đây
Nhãn lồng: tên một loại nhãn nổi tiếng ngon, ngọt, mát bổ, chàng trai lém lỉnh đã
khéo léo vận dụng để trêu chọc cô bạn gái rằng hãy chạy sang đây (lồng sang sông!)
”còn trời còn nước còn non còn cô bán riệu anh còn say sưa”
Say sưa, nghĩa gốc: say rượu; nghĩa 2: say đắm cô hàng rượu
10 Nói lái
- Là cách chơi chữ bằng cách đánh tráo phụ âm đầu, vần và thanh điệu để tạo
nên một hiệu quả vui đùa, trào lộng
Vd: Cam sành nhỏ lá thanh ương
Ngọt mật thanh đường nhắm lớ bớ anh Thanh ương là tuổi mong chờ
Một mai nhái lặn chà quơ, quơ chà.
…
Cái kiếp tu hành nặng đá đeo
Vị gì một chút tẻo tèo teo Thuyền từ cũng muốn về Tây Trúc
Trái gió thành ra phải lộn lèo!
… Nhắc bạn những thương tình nhạn bắc Trông đời chỉ thấy cảnh trời đông
Đêm thâu tiếng dế đâu thêm mãi
Công khó chờ nhau biết có không
một dị bản khác:
Trang 10Dòng châu lai láng, đĩa dầu chong
Công khó đợi chờ, biết có không ?
Nhắc bạn thêm thương người nhạn bắc
Trông đời ngao ngán giữa trời đông
Hoặc một bài thơ khác:
Đời chua, bậu cứ thử đùa chơi
Chơi ngổ xong rồi, kiếm chỗ ngơi
Bến đậu thênh thang, mời bậu đến
Ngồi đây say tít, ngất ngây đời.
…
Hành đảo ngữ kể từ GIẢI PHÓNG
Thi ca làm PHỎNG DÁI niêm vần
Muốn in báo phải làm đầy tớ
Nhưng ta nào phải kẻ lòn trôn
Ta nào phải là ông Hàn Tín Phò Lưu Bang phản bạn lừa thầy
KỸ SƯ vì thế thành CƯ SĨ
THẦY GIÁO từ đây chịu THÁO GIÀY
Họp ĐỒNG CHÍ thấy toàn ĐÌ, CHỐNG
XÔ VIẾT ngày nay khoái XIẾT VÔ
Hình treo LỘNG KIẾNG như LIỆNG CỐNG
Ðể thằng TO DỰ hét TỰ DO
Chú đeo BẢNG ĐỎ mà BỎ ĐẢNG
Mượn SAO VÀNG che đậy SANG GIÀU
CĂNG BỒNG nhờ nói CÔNG BẰNG nhỉ
LƯU MANH nào lại chẳng LANH MƯU?
Theo CHÍNH PHỦ ai ngờ CHÚ PHỈNH
Vào CHIẾN KHU thì bị CHÚ KHIÊNG
Mồm ĐÁNH MỸ mà tâm ĐĨ MÁNH
TIỀN ĐÂU? chú chặn họng ĐẦU TIÊN
GIÁO CHỨC đói meo đành DỨT CHÁO
Làm NHÀ THƠ vô bót NHỜ THA
THIÊN TÀI không đủ THAI TIỀN hả?
CẤT ĐUỐC về quê CUỐC ĐẤT à!
KHIẾN CHÁN ta làm thơ KHÁNG CHIẾN
Gào THI ĐUA chú bịp THUA ĐI
LÀM THƠ mà LỜ THAM mới nhục
THÌ CẤY cày mất đất THẤY KỲ
LÃNH TỤ sạch nhờ ôm TỦ LẠNH BẨN NGƯỜI DO bác BỎ NGƯỜI DÂN
BÁC ĐI quá sớm thành BI ĐÁT
NGHỆ SĨ tụi con NGHĨ XỆ quần…
…
Trang 11Một chai mai chột, coi chừng!
Nhị chai nhai chị tưng tưng ngà ngà
Ba chai là bai nghe cha!
Bốn chai cẩn thận kẻo mà bái chôn
Ngũ chai ngai chủ hùng hồn
Sáu chai sai cháu bếp cồn luộc tôm!
…
làng vọng còn hơn cái lọng vàng
Mang sơ tấm áo, chớ mơ sang
Nhắn bạn lên non đừng bắn nhạn
Hang lỗ tìm vào bắt hổ lang
…
Nam Bắc toàn dân quy thượng chính
Á Âu thế giới kính tu mi.
Tình cảm của toàn dân từ Nam chí Bắc đều quy phục người vĩ nhân chân chính Tình cảm của nhân dân thế giới vô cùng kính phục đấng tu
mi nam tử
Chính, Mi nói lái thành Chí Minh, tên Cụ Hồ.
11 Dẫn ngữ:
- Là phương thức vay mượn danh ngôn, tục ngữ, điển cố, thơ văn, ……đã làm
cho lí lẽ thêm vững chắc, màu sắc thêm phong phú
Vd: Thâm nghiêm kín cổng cao tường
Cạn dòng lá thắm, dứt đường chim xanh.
…
Sản xuất mà không tiết kiệm Chẳng khác nào gió vào nhà trống
…
Rằng mua ngọc đến Lam Kiều
Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường
III CÁC PHƯƠNG TIỆN TU TỪ VÀ BIỆN PHÁP TU TỪ CÚ PHÁP
1 Những kiểu câu thường gặp trong khẩu ngữ và ngôn ngữ nghệ thuật.
a Câu đơn đặc biệt.
- Là những câu thông báo một hiện tượng, sự vật nào đó, không chia ra các
thành phần và không hướng về một đối tượng giao tiếp cụ thể nào đó
Vd: Một đèo…một đèo…lại một đèo
…
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nển cũ lâu đài bóng tịch dương
Loại câu này có thể hiểu thoe nhiều cách:
+ Lối xưa xe ngựa giờ chỉ còn hình bóng trong hồn thu thảo
+ Lối xưa xe ngựa không còn mà chỉ còn hồn thu thỏa
+ Xưa là lối xe ngựa giờ đây chỉ còn hồn thu thỏa
Trang 12b Kiểu câu lược chủ nghĩa
- Kiểu câu này còn gọi là kiểu câu không đề Trưởng hợp chủ thể, đối tượng
giao tiếp và cái được nói đến nằm trong cảnh huống, người nói có thể có chủ ngữ những lại có thể nhưng lại có thể phục hồi khi cần thiết
Vd: Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn trông sao sao mờ
Buồn trông con nhện chăng tơ
chỉ những trạng thái sự việc kéo dài không dứt, gây cách hiểu mập mờ, nhiều nghĩa
c Kiểu câu ẩn chủ ngữ, có màu sắc tu từ
- Là câu không thể xác định và cũng không thể phục nguyên chủ ngữ.
Vd: Hãy xung phong! Hỡi mùa xuân 67 anh hùng!
Hãy gầm lên như sấm sét đùng đùng
Tất cả pháo!
Và xông lên chiến sĩ!
d Những câu biến đổi hình thái
Câu hỏi – khẳng định người hỏi chỉ nhằm mục để khẳng định một ý kiến
nào đó chứ không phải để người nghe người đối thoại thông tin điều mình muốn biết
Vd: Vì sao ngày một thanh tân?
Vì sao người lại mến thân hơn nhiều?
Vì sao cuộc sống ta yêu
Mỗi giây mỗi phút, sớm chiều thiết tha?
…
Tội ác còn chuyển rung bao thớ thịt
Tiếng gươm đưa thấu đến não cân ta
Có phải chăng còn trào bao suối huyết ?
Có phải chăng còn dội tiếng đầu sa ?
Có phải ta vừa giành được non sông, có phải ?
Có phải chớp mắt nhìn trời đất đã về ta ?
Có phải ba chục năm trời hay mới hôm qua?
Cấu trúc ”Có phải + (P)?” là câu hỏi khẳng định Ở đây tất cả đều hướng
về cùng một nội dung, đều cùng khẳng định nhấn mạnh thêm cho duy nhất một câu trả lời
Câu hỏi tu từ thường có ý nghĩa khẳng định: làm cho hình tượng văn học đẹp đẽ lên gấp bội:
Em là ai? Cô gái hay nàng tiên?
Em có tuổi hay không có tuổi?
Mái tóc em đây hay là mây là suối?
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông?