1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề cương nhà nước và pháp luật đại cương

68 461 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 133,01 KB

Nội dung

Để hiểu rõ về bản chất và đặc trưng của Nhà nước trước tiên phải hiểu “Nhà nước” là gì?Nhà nước là hình thức tổ chức xã hội có giai cấp, là tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt

Trang 1

Đề cương ôn tập cuối kì

Bộ môn : Nhà nước và pháp luật đại cương.Câu 1: Một số quan điểm khác nhau lý giải về nguồn gốc nhà nước? Học thuyết Mác –Lê nin về nguồn gốc nhà nước? Liên hệ với sự ra đời nhà nước đầu tiên ở Việt Nam?

Có 2 học thuyết về nguồn gốc ra đời của nhà nước bao gồm: học thuyết Mác Xít vàhọc thuyết phi Mác Xít

1. Các học thuyết phi Mác-xít về nguồn gốc của Nhà nước

Thuyết thần quyền: cho rằng thượng đế chính là người sắp đặt trật tự xã hội,

thượng đế đã sáng tạo ra nhà nước nhằm bảo vệ trật tự chung, nhà nước là mộtsản phẩm của thượngđế Nhà nước tồn tại vĩnh cửu cùng với sự tồn tại vĩnh cửucuat thượng đế

Thuyết gia trưởng: cho rằng nhà nước xuất hiện chính là kết quả sự phát triển

của gia đình và quyền gia trưởng, thực chất nhà nước chính là mô hình của mộtgia tộc mở rộng và quyền lực nhà nước chính là từ quyền gia trưởng được nângcao lên – hình thức tổ chức tự nhiên của xã hội loàingười

Thuyết bạo lực: cho rằng nhà nước xuất hiện trực tiếp từ các cuộc chiến tranh

xâm lược chiếm đất, là việc sử dụng bạo lực của thị tộc đối với thị tộc khác

mà kết quả là thị tộc chiến thắng đặt ra một hệ thống cơ quan đặc biệt – nhànước – để nô dịch kẻ chiếnbại

Thuyết tâm lý: cho rằng nhà nước xuất hiện do nhu cầu về tâm lý của con người

nguyên thủy luôn muốn phụ thuộc vào các thủ lĩnh, giáosĩ,…

Thuyết “khế ước xã hội”: cho rằng sự ra đời của nhà nước là sản phẩm của một

khế ước xã hội được ký kết trước hết giữa những con người sống trong trạngthái tự nhiên không có nhà nước Chủ quyền nhà nước thuộc về nhân dân, trongtrường hợp nhà nước không giữ được vai trò của mình , các quyền tự nhiên bị

vi phạm thì khế ước sẽ mất hiệu lực và nhân dân có quyền lật đổ nhà nước và

ký kế khế ướcmới

2 Quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin về nguồn gốc của nhànước

Quan điểm về nguồn gốc Nhà nước của chủ nghĩa Mác-LêNin được thể hiện rõ néttrong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước” củaĂngghen Đây là tác phẩm được phát triển từ tư tưởng “Quan niệm duy vật về lịch sử”của Mác, tiếp thu và phát triển những thành tựu nghiên cứu “Xã hội cổ đại” của nhàbác học Mỹ - Lewis H.Morgan (Móocgan)

Chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng:

Trang 2

 Nhà nước xuất hiện một cách khách quan, nhưng không phải là hiện tượng xãhội vĩnh cửu và bất biến Nhà nước luôn vận động, phát triển và tiêu vong khinhững điều kiện khách quan cho sự tồn tại và phát triển của chúng khôngcònnữa.

 Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội loài người đã phát triển đến một giai đoạn nhất định Nhà nước xuất hiện trực tiếp từ sự tan rã của chế độ cộng sản

nguyên thủyvff Nhànước chỉ xuất hiện ở nơi nào và thời gian nào khi đã xuất hiện sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng

 Liên hệ sự ra đời nhà nước đầu tiên ở Việt Nam

Nhà nước ra đời trên sự tan rã của công xã nguyên thủy Nhà nước Việt Namnói riêng và nhà nước cổ đại phương Đông nói chung đều ra đời theo họcthuyết Mác Xít, tuy nhiên các nước phương Đông ra đời ngay cả khi chưa cần

tư hữu phát triển đến cao Mâu thuẫn ra đời với mục đích trị thủy và chống giặcngoại xâm

Đầu thiên niên kỷ 1 TCN, xã hội Việt cổ xuất hiện các tầng lớp dân cư

nhưng sự khác nhau về lợi ích không rõ rệt và có xảy ra mâu thuẫn giữa cáctầng lớp song các mâu thuẫn chưa thực sự gay gắt đến mức không thể điều hóađược Tuy nhiên do nhu cầu thường trực là xây dựng và quản lý các công trìnhtrị thủy, thủy nông, chống thiên tai, ngoại xâm đòi hỏi cả cộng đồng phải hợplực và thống nhất bộ máy quản lý để thực hiện các chức năng xã hội Bộ máyquản lý ấy đã tách khỏi xã hội và đóng vai trò là công cụ thống trị xã hội

Nhà nước ra đời khoảng thế kỷ 6 – 7 TCN Nhà nước Việt Nam đầu tiên là

nhà nước Văn Lang, Âu Lạc Được hình thành quanh lưu vực của các con sônglớn, cơ sở kinh tế của Nhà nước phong kiến là chế độ sở hữu của giai cấp địachủ phong kiến đối với tư liệ sản xuất (ruộng đất) Quyền lực nằm trong taynhà vua, vua được coi là địa chủ phong kiến cấp cao nhất Ngoài ra còn có cáctầng lớp khác là thợ thủ công, thương nhân,…

Mâu thuân chủ yếugiữa các giai cấp là do sự phân chia ruộng đất, nhà cửa,…

không hợp lí, ruộng đất hầu hết thuộc quyền sở hữu của địa chủ phong kiến,quan lại,…nhân dân bị bóc lột bởi tô thuế, cưỡng bức lao dịch,…

Câu 2 Bản chất và đặc trưng của nhà nước.

Để hiểu rõ về bản chất và đặc trưng của Nhà nước trước tiên phải hiểu “Nhà

nước” là gì?Nhà nước là hình thức tổ chức xã hội có giai cấp, là tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt, có chức năng quản lý xã hội để phục vụ lợi ích trước hết cho giai cấp thống trị và thực hiện những hoạt động chung nảy sinh từ bản chất xã hội (định nghĩa)

1 Những vấn đề cơ bản về bản chất nhà nước

Bản chất nhà nước là một thể thống nhất bao gồm hai phương diện: Giai cấp và

Trang 3

xã hội Cách thức và mức độ thể hiện, thục hiện phương diện giai cấp và xã hội

ở các nhà nước khác nhau là khác nhau

Tính giai cấp:Thể hiện ở chỗ nhà nước là công cụ thống trị trong xã hội để

thực hiện ý chí của giai cấp cầm quyền, củng cố và bảo vệ trước hết lợi ích củagiai cấp thống trị trong xã hội Bản chất của nhà nước chỉ rõ nhà nước đó là của

ai, do giai cấp nào tổ chức và lãnh đạo, phục vụ lợi ích của giai cấp nào? Trong

xã hội bóc lột (xã hội chiếm hữu nô lê, xã hội phong kiến, xã hội tư sản) nhànước đều có bản chất chung là thiết chế bộ máy để thực hiện nền chuyên chínhcủa giai cấp bóc lột trên 3 mặt: Kinh tế, chính trị và tư tưởng Chính vì vậy mànhà nước tồn tại với hai tư cách:

Một là bộ máy duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác.Hai là

tổ chức quyền lực công – tức là nhà nước vừa là người bảo vệ pháp luật vừa làngười bảo đảm các quyền của công dân được thực thi

Tính xã hội:Tính xã hội hay còn gọi là vai trò kinh tế - xã hội của Nhà nước

+ Trong nhà nước, giai cấp thống trị chỉ tồn tại trong mối quan hệ với các tầng lớp giai cấp khác, do vậy ngoài tư cách là công cụ duy trì sự thống trị, nhà nước còn là công cụ để bảo vệ lợi toàn xã hội

Ví dụ: Nhà nước giải quyểt các vấn đề nảy sinh từ đời sống xã hội như: đói

nghèo, bệnh tật, chiến tranh, các vấn đề về môi trường, phòng chống thiên tai, địch hoạ, về dân tộc, tôn giáo và các chính sách xã hội khác.v.v…

+ Bảo đảm trật tự chung- bảo đảm các giá trị chung của xã hội để tồn tại

và phát triển

Như vậy, vai trò kinh tế - xã hội là thuộc tính khách quan, phổ biến của Nhà

nước Tuy nhiên, mức độ biểu hiện cụ thể và thực hiện vai trò đó không giống nhau giữa các nhà nước khác nhau Vai trò và phạm vi hoạt động của nhà nước phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển cũng như đặc điểm của mỗi nhà nước, song phải luôn tính đến hiệu quả hoạt động của nhà nước

+ Để hoạt động có hiệu quả, nhà nước phải chọn lĩnh vực hoạt động nào là

cơ bản, cần thiết để tác động Bởi nếu không có sự quản lý của nhà nước sẽ mang lại hậu quả xấu cho xã hội

Chẳng hạn:

- Ban hành pháp luật và có các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật

- Ban hành các chính sách kinh tế vĩ mô,điều tiết, điều phối các chính sách kinh

tế, xã hội, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường

- Đầu tư, cung cấp hàng hoá dịch vụ xã hội cơ bản (cấp phép, kiểm dịch, kiểm

Trang 4

định, giám sát,…)

- Giữ vai trò là người bảo vệ

2 Nhà nước có các đặc trưng cơ bản, thể hiện nét rõ sức mạnh, vị trí và vai trò của nhà nước trong đời sống xã hội:

 Nhà nước là một tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt với bộ máythực hiện cưỡng chế và quản lý đời sống xã hội Khác với các tổ chức khác,nhà nước là tổ chức quyền lực có các bộ máy cưỡng chế

Quyền lực này không hòa nhập vào dân cư như trong xã hội công xãnguyên thủy mà tách khỏi xã hội, chủ thể của quyền lực này là giai cấp nắmquyền thống trị về kinh tế và tái chính trong xã hội Để thực hiện quyền lực

và quản lý xã hội, cần có một lớp người chuyên làm nhiệm vụ quản lý, họđược tổ chức thành các cơ quan và hình thành nên bộ máy cưỡng chế duytrì sự thống trị giai cấp, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, buộc các giaicấp và các tầng lớp dân cư trong xã hội phải phục tùng ý chí giai cấp thốngtrị

 Nhà nước có lãnh thổ, phân chia và quản lý dân cư theo các đơn vị hành chínhlãnh thổ

Sự phân chia này đảm bảo cho sự quản lý tập trung , thống nhất củanhà nước từ trung ương đến địa phương Trong số các thiết chế chínhtrị -xã hội chỉ nhà nước mới xác lập lãnh thổ của mình, lãnh thổ đượcchia thành những bộ phận cấu thành nhỏ hơn là tỉnh, huyện xã … Nhànước thực thi quyền lực trên toàn bộ lãnh thổ

 Nhà nước có chủ quyền quốc gia

Chủ quyền quốc gia ở NN được thể hiện ở quyền độc lập về đối nội

và tự quyết về đối ngoại không phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài.Chủquyền quốc gia là thuộc tính không thể tách rời nhà nước, trong cácthiết chế chính trị - xã hội, nhà nước là một tổ chức duy nhất có chủquyền quốc gia Dấu hiệu chủ quyền quốc gia làm xuất hiện quan hệ

về quốc tịch tức là quan hệ về quyền và nghĩa vụ giữa cá nhân vớimột nhà nước mà người đó có tư cách là công dân

 Nhà nước ban hành pháp luật và quản lý xã hội bằng pháp luật

Pháp luật có tính bắt buộc , được nhà nước đảm bảo thực hiện.Là đạidiện chính thức của xã hội, nhà nước là tổ chức duy nhất có quyềnban hành pháp luật Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng gắn bóhữu cơ với nhau, không thể có nhà nước mà không có pháp luật và

Trang 5

ngược lại không thể có pháp luật mà không có nhà nước Nhà nước có

bộ máy cưỡng chế đảm bảo cho pháp luật được thực hiện trên thực tế

và thưc hiện sự quản lý bắt buộc với mọi thành viên trong xã hội

 Nhà nước ban hành các loại thuế và thực hiện việc thu thuế dưới hình thức bắtbuộc

Thuế được sử dụng để thực hiện các hoạt động chung của xã hội Nhànước có một bộ máy bao gồm một lớp người tách khỏi quá trình trựctiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội, chuyên làm chức năngquản lý, vì vậy cần nuôi dưỡng nộ máy ấy và cần kinh phí đảm bảocho bộ máy hoạt động Đặt ra các loại thuế và thu thuế dưới mọi hìnhthức bắt buộc nhằm tạo ra nguồn tài chính đáp ứng nhu cầu đó và đảmbảo cho việc thực hiện vai trò xã hội của nhà nước Thuế đã góp phầnxác lập quan hệ chặt chẽ giữa nhà nước và dân cư Nội dung hìnhthức của thuế ngày càng được nhà nước hoàn thiện phù hợp với trình

độ phát triển kinh tế - xã hội

Câu 3: Hình thức chính thể: Khái niệm, cách phân loại các hình thức chính thể của nhà nước.

Cộng hòa quý tộc

Cộng hòa dân chủ CH tổng thốn

CH lưỡn g

CH dân chủ

Trang 6

g tính nhâ

n dân

2: Cách phân loại.

- Khi xác định chính thể, trước hết người ta thường dựa vào cách thức thành lậpnguyên thủ quốc gia và nhiệm vụ quyền hạn của nguyên thủ quốc gia Sau đó xét đếncách thức tổ chức và mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước khác mà chủ yếu là các

cơ quan luật pháp và hành pháp

- Chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa được phân biệt dựa trên cách thức

thiết lập nguyên thủ quốc gia: nếu như ở chính thể quân chủ bầu ra nguyên thủ quốcgia theo nguyên tắc thừa kế thì ở chính thể cộng hòa theo nguyên tắc bầu cử

+Trong chính thể quân chủ có chính thể quân chủ tuyệt đối (chuyên chế) và chính thể quân chủ hạn chế (lập hiến), hai chính thể này phân biệt dựa trên cách phân

bố quyền lực cho nguyên thủ quốc gia: ở chính thể quân chủ tuyệt đối, người đứngđầu có quyền lực vô hạn (vd: nhà nước phong kiến Trung Quốc, nhà nước phong kiếnViệt Nam,…), còn ở chính thể quân chủ hạn chế, quyền lực chỉ tập trung một phầnvào tay người đứng đầu, bên cạnh đó còn có các cơ quan quyền lực khác (vd: tư sảnAnh, Nhật Bản,…)

+ Trong chính thể cộng hòa có hai hình thức chính thể là cộng hòa quý tộc và cộng hòa dân chủ, hai hình thức này được phân biệt dựa trên quy định về quyền bầu

cử: đối với hình thức chính thể cộng hòa quý tộc, chỉ có tầng lớp quý tộc có quyền bầu

cử (vd: nhà nước cộng hòa quý tộc chủ nô Xpac), còn ở nhà nước chính thể cộng hòadân chủ, pháp luật quy định quyền bầu cử cho mọi công dân đủ điều kiện luật định.Hình thức chính thể cộng hòa dân chủ được phân loại thành 3 hình thức: Chính thểcộng hòa tổng thống (vd: Mĩ), chính thể cộng hòa lưỡng tính (vd: Nga, Pháp), chínhthể cộng hòa dân chủ nhân dân (vd: Việt Nam, Triều Tiên)

Câu 4:Hình thức cấu trúc nhà nước: khái niệm và phân loại.

Trả lời:

1: Khái niệm.

- Hình thức cấu trúc nhà nước: là sự cấu tạo (tổ chức) nhà nước thành các đơn

vị hành chính – lãnh thổ và xác lập những mối liên hệ qua lại giữa các cơ quan nhànước, giữa trung ương với địa phương

Trang 7

Nhà nước đơn nhất Nhà nước liên bang

* Là nhà nước có chủ quyền chung, chủ

quyền duy nhất

* Có một hệ thống cơ quan nhà nước

thống nhất

* Có một hệ thống pháp luật thống nhất

* Công dân có một quốc tịch duy nhất

VD: Việt Nam, Lào, Nhật Bản,…

* Là nhà nước có 2 hay nhiều thànhviên hợp lại, vừa có chủ quyền nhànước liên bang, vừa có chủ quyền nhànước thành viên

* Có hai hệ thống cơ quan nhà nước, cơquan nhà nước liên bang và cơ quanbang

1 Khái niệm chức năng nhà nước

Chức năng của nhà nước là những phương diện hoạt động chủ yếu của nhànước nhằm thực hiện những nhiệm vụ đặt ra trước nhà nước

Chức năng của nhà nước do bản chất, cơ sở kinh tế - xã hội, nhiệm vụ chiếnlược và mục tiêu lâu dài của nhà nước quyết định

2 Phân loại chức năng nhà nước

Có thể chia chức năng nhà nước thành 2 loại:

- Nội dung chức năng kinh tế: Nhà nước Việt Nam xây dựng và quản lýtheo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Trang 8

- Phương pháp thực hiện: Xây dựng các quy phạm pháp luật để điều chỉnhcác quan hệ kinh tế, tổ chức thực hiện và có cơ chế giám sát Ví dụ như nhà nước banhành luật Thuế để quản lý nguồn thuế, hay bình ổn giá cả ở những thời điểm nhấtđịnh.

b) Chức năng xã hội

- Định nghĩa: Chức năng xã hội của Nhà Nước là chức năng nhà nướcthực hiện sự quản lý những hoạt động chung vì sự tồn tại của xã hội, thỏa mãn một sốnhu cầu chung của cộng đồng dân cư nằm dưới sự quản lý củaNhà Nước

- Nội dung: Nhà nước quản lý xã hội trên mọi lĩnh vực: Văn hóa, giáo dục,khoa học công nghệ và các lĩnh vực khác như môi trường, trật tự xã hội, vệ sinh antoàn thực phẩm

- Phương pháp thực hiện: Xây dựng các quy phạm pháp luật để điều chỉnhcác quan hệ trong đời sống xã hội, tổ chức thực hiện và có cơ chế giám sát.Cụ thể nhưkhông ngừng mở rộng dân chủ cho nhân dân.Nâng cao chất lượng hoạt động của các

cơ quan dân cử (Quốc hội, Hội đồng nhân dân) để các cơ quan này thực sự là cơ quanđại diện của nhân dân, là cơ quan quyền lực nhà nước trong việc xem xét và quyếtđịnh những vấn đề quan trọng của đất nước và của từng địa phương Đẩy mạnh cảicách thể chế và thủ tục hành chính trong các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến đời sốngnhân dân Xác định rõ trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan nhà nước trong việc giảiquyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân Nghiên cứu thực hiện từng bước chế độ dân chủtrực tiếp, trướ chết ở cấp cơ sở

3 Hình thức thực hiện chức năng nhà nước

Chức năng nhà nước được thực hiện chủ yếu dưới ba hình thức pháp lý cơ bảnlà: Xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật Xây dựngpháp luật như ban hành hiến pháp, luật pháp giúp nhà nước quản lý xã hội Tổ chứcthực hiện pháp luật là một trong những hình thức thực hiện chức năng nhà nước đểnhà nước để đưa những pháp luật mà nhà nước đề ra đi vào cuộc sống, ví dụ như nhànước đưa ra các thông tư, nghị định hướng dẫn thực hiện các quy định trong luật Bảo

Trang 9

vệ pháp luật là hình thức nhà nước thông qua các ban ngành, cơ quan để giám sát việcthực hiện pháp luật.

Ba hình thức này có quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau, là tiền đề, điều kiệncủa nhau và nhằm phục vụ quyền lợi của giai cấp cầm quyền Trong nhà nướcCHXHCN Việt Nam là để phục vụ quyền lợi cho toàn thể nhân dân lao động

4 Phương pháp thực hiện chức năng nhà nước

Các phương thức thực hiện chức năng nhà nước rất đa dạng và phụ thuộc vào bản chấtgiai cấp, nhiệm vụ của nhà nước, nhưng nhìn chung mọi nhà nước đều đều sử dụnghai phương pháp chung là thuyết phục và cưỡng chế Đối với nhà nước bóc lột thìcưỡng chế là phương pháp chủ yếu thể hiện bản chất giai cấp nó đàn áp, bóc lột nhândân lao động Nhà nước xã hội chủ nghĩa coi giáo dục, thuyết phục là phương pháp cơbản trong hoạt động của mình nhằm động viên, khích lệ tổ chức và quần chúng thamgia ngày càng đông đảo vào việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội Cưỡng chế chỉ ápdụng khi giáo dục không hiệu quả và cũng chỉ nhằm giáo dục, dựa trên cơ sở giáo dụcchứ không nhằm mục đích đàn áp và gây nên những đau đớn về thể xác và tinh thần

Câu 6 Chức năng kinh tế của NN CHXHCN Việt Nam?

Trả lời

a.

Bản chất và đặc điểm chức năng kinh tế

Chức năng kinh tế là một trong những chức năng quan trọng nhất của nhà nước

và được hiểu là những phương diện hoạt động chủ yếu của nhà nước trong tổ chức,điều tiết và quản lý nền kinh tế nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu vật chất của ngườidân, nhà nước và của toàn xã hội Các chính sách và thực hiện hiệu quả các chính sáchkinh tế luôn là thước đo tín nhiệm của nhà nước đối với xã hội, đồng thời cũng lànhững đảm bảo quan trọng cho việc xây dựng và thực thi các chức năng khác của nhànước

Về cơ bản, chức năng kinh tế của nhà nước có những đặc điểm chủ yếu đây:

Thứ nhất, là phương diện hoạt động chủ yếu của nhà nước thể hiện qua các

hoạt động của nhà nước trong tổ chức, quản lý và điều tiết nền kinh tế

Thứ hai, chức năng kinh tế của nhà nước phản ánh bản chất, trình độ phát triển

của nhà nước

Trang 10

Thứ ba, chức năng kinh tế của nhà nước là phương diện hoạt động đòi hỏi phải

được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục trong mối liên hệ chặt chẽ với cáchoạt động khác của nhà nước

Thứ tư, chức năng kinh tế của nhà nước được thực hiện bằng các hình thức,

phương thức và biện pháp khác nhau có mục tiêu tạo của cải vật chất cho xã hội

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước dân chủ, xây dựng và pháttriển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vì vậy ngoài những đặc điểm chung trong việcthực hiện chức năng kinh tế còn có những điểm khác biệt cơ bản như sau:

Thứ nhất, chức năng tổ chức, điều hành và quản lý kinh tế của nhà nước được

thực hiện dưới sự lãnh đạo thống nhất về tư tưởng, đường lối, chính sách của Đảngcộng sản Việt Nam

Thứ hai, nhà nước phát triển nền kinh tế thị trường nhưng định hướng xã hội

chủ nghĩa Điều này trước hết thể hiện ở chỗ, ở Việt Nam các quy luật, nhân tố củanền kinh tế thị trường vẫn được tôn trọng và đảm bảo Nhà nước vẫn sử dụng các công

cụ của nền kinh tế thị trường để tổ chức và điều tiết nền kinh tế Tuy nhiên, với mụctiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhà nước cần hướng các hoạt động kinh tế phục vụmục tiêu phát triển xã hội, phân phối lợi ích kinh tế một cách hài hòa đảm bảo sự bìnhđẳng, công bằng, ổn định và an sinh xã hội tạo động lực cho sự phát triển chung của

xã hội Mục đích của các hoạt động kinh tế không nhằm tối đa hóa lợi nhuận hay phục

vụ lợi ích của nhóm người, các tổ chức độc quyền, mà lợi ích của toàn xã hội

Thứ ba, mọi chính sách kinh tế phải xuất phát từ lợi ích dân tộc, lợi ích đa số

trong xã hội, lấy sự phát triển con người làm mục tiêu phát triển kinh tế

Thứ tư, nhà nước không chỉ quản lý kinh tế ở tầm vĩ mô mà còn trực tiếp tham

gia phát triển kinh tế với tư cách là tổ chức kinh tế độc lập (kinh tế nhà nước) có vaitrò như là thương nhân nhưng không xác định lợi nhuận là mục tiêu chủ yếu, mà xácđịnh vai trò tiên phong, chủ đạo trong một số lĩnh vực theo chốt tạo tiền đề cơ sở vậtchất, hạ tầng cho nền kinh tế, bảo đảm an ninh quốc gia, lợi ích cơ bản của xã hội

Như vậy, có thể thấy chức năng kinh tế của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam là: các phương diện hoạt động chính của Nhà nước trong tổ chức, điều tiết và quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thể hiện bản chất dân chủ phù hợp định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm tạo sự ổn định, thịnh vượng, công bằng, bình đẳng và phát triển toàn diện của xã hội.

b.

Chức năng kinh tế của nhà nước trong lịch sử

Trang 11

Ở Việt Nam, từ khi hình thành đến nay thực hiện chức năng kinh tế luôn là mộttrong các hoạt động cơ bản của nhà nước Từ các triều đại phong kiến, chính quyềnthực dân cho đến nhà nước hiện đại tổ chức, quản lý và phát triển kinh tế luôn đượccoi là nhiệm vụ trọng tâm.

Trong thời kỳ phong kiến, nhằm đảm bảo quyền sở hữu đất đai - tư liệu quantrọng bậc nhất có ý nghĩa sống còn đối với nhà nước, các triều đại phong kiến đã đề ranhiều phương thức, hình thức quản lý phù hợp với nền kinh tế lấy nông nghiệp làmtrọng tâm và khai thác giá trị của đất đai phục vụ lợi ích giai cấp, chế độ Từ các triềuđại Lý, Trần đến Hậu Lê và sau cùng là triều Nguyễn các chính sách cho phép lập thái

ấp, lộc điền, quân điển, ức thương trọng nông… lần lượt được ban hành, áp dụng.Hoặc, chính sách “Bế quan tỏa cảng” được thực hiện nhằm ngăn chặn sự phát triểncủa tầng lớp tư sản bản địa, sự can dự của tư sản nước ngoài

Sau khi Việt Nam giành độc lập, chức năng kinh tế của nhà nước có nhiều thayđổi Nhà nước thực hiện mọi phương thức, hình thức tổ chức, điều tiết quản lý nềnkinh tế hướng tới mục tiêu chủ yếu phục vụ công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước, cảitạo xã hội

Trước Đại hội VI của Đảng (1986), do ảnh hưởng chính sách kinh tế của Liên

Xô, cũng như mục tiêu tập trung mọi nguồn lực giải phóng dân tộc, thống nhất đấtnước, nhà nước ta đã vận dụng chính sách kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp Vớichính sách này, Nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựatrên kế hoạch, chỉ tiêu áp đặt từ trên xuống dưới Nhà nước là chủ sở hữu hầu hết các

tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội và người trực tiếp tổ chức hoạt động kinh tế từkhâu cung ứng vật tư, nguyên liệu điều hành sản xuất đến khâu phân phối sản phẩm

Sau một thời gian thực hiện chính sách kế hoạch hóa tập trung nền kinh tế,những bất cập của chính sách này đã bộc lộ, nền kinh tế rơi vào khủng hoảng trầmtrọng Nguy cơ sụp đổ chế độ trở nên hiện hữu Đứng trước thách thức đó, Đảng vàNhà nước đã quyết tâm đổi mới đất nước, mà trước tiên là đổi mới phương thức, hìnhthức tổ chức, quản lý và điều tiết nền kinh tế

Từ chính sách kinh tế kế hoạch, tập trung bao cấp chuyển sang nền kinh tếhàng hóa nhiều thành phần có sự điều tiết của nhà nước đến nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam không chỉ thoát nghèo mà còn từng bước tạolập được môi trường phát triển ổn định hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xãhội công bằng, dân chủ, văn minh

c.

Các hình thức thực hiện chức năng kinh tế của nhà nước

Trang 12

Thực hiện chức năng kinh tế luôn gắn liền với những hình thức xác định Hìnhthức thực hiện chức năng kinh tế là sự biểu hiện ra bên ngoài những mong muốn (ýchí) của Nhà nước nhằm tổ chức, điều tiết và quản lý nền kinh tế

Với mục tiêu xây dựng và phát triển nề kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa, nhà nước ta thực hiện chức năng kinh tế theo các hình thức cơ bản sauđây:

Nhà nước tổ chức, quản lý, điều tiết kinh tế bằng pháp luật

Trong xã hội hiện đại, pháp luật luôn là công cụ hữu hiệu nhất để nhà nước tổchức, điều tiết và quản lý nền kinh tế Với những thuộc tính ưu việt vốn có, pháp luật

có thể tác động mạnh mẽ, có giá trị bắt buộc chung đối với toàn xã hội Pháp luật cótính thống nhất và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước giúp cho nhữngquy định liên quan đến tổ chức, điều tiết và quản lý kinh tế được triển khai thực hiệnmột cách thống nhất, nhanh chóng và hiệu quả Ngoài ra, tính minh bạch, chặt chẽ,dân chủ và công bằng của pháp luật cũng là những đảm bảo cần thiết tạo lập niềm tin

và môi trường kinh tế bình đẳng, lành mạnh, bền vững cho các chủ thể tham gia vàocác quan hệ kinh tế

Ở Việt Nam, quản lý kinh tế bằng pháp luật là một trong những nguyên tắcHiến định Hiến pháp 1992 quy định “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, khôngngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa” (Điều 12), “Nhà nước thống nhất quản

lý nền kinh tế quốc dân bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách” (Điều 26)

Song song với hoạt động lập pháp và ký kết, tham gia các điều ước quốc tế, tổchức thực hiện và bảo đảm thực hiện các quy phạm pháp luật cũng luôn được Nhànước chú trọng Việc thiết lập các cơ chế giám sát, thành lập các cơ quan chuyêntrách đảm bảo pháp luật được thực thi nghiêm chỉnh cũng được đề cao

Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có cả yếu tố chủ quan và kháchquan, hệ thống pháp luật kinh tế của nước ta, về cơ bản chưa đồng bộ và chưa đápứng được yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế Việc triển khai thực hiện các vănbản pháp luật còn chưa nghiêm, tư duy quản lý còn lạc hậu chưa theo kịp thay đổicủa yêu cầu mới… Tất cả các yếu tố đó đã phần nào làm suy giảm vai trò của phápluật như là công cụ chủ yếu trong điều tiết và quản lý nền kinh tế Nhưng, không thểphủ nhận một thực tế, là những nỗ lực của nhà nước trong nhiều năm trở lại đây đã

và đang góp phần tạo nên hành lang pháp lý cơ bản có hiệu quả trong tổ chức, điềutiết và quản lý nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Nhà nước tổ chức, quản lý, điều hành kinh tế bằng chính sách, kế hoạch Ngoài pháp luật, nhà nước còn quản lý nền kinh tế bằng kế hoạch chính sách.

Trong quá trình quản lý nền kinh tế Đảng và Nhà nước thường xuyên thực hiện kếhoạch hóa nền kinh tế Trong rất nhiều nghị quyết của Đảng cũng như của cơ quanquyền lực nhà nước cao nhất (Quốc hội) nhiều kế hoạch phát triển kinh tế xã hội theo

Trang 13

các giai đoạn, thời kỳ đã được xác định và thực hiện Kế hoạch là hình thức nhà nướcthiết lập các mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình tổ chức, quản lý, điều tiết nền kinh tếtheo lộ trình hoặc các bước thực hiện nhằm phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả, hợp

lý để thực hiện mục tiêu đặt ra

Ngoài kế hoạch, chính sách kinh tế cũng là hình thức thường xuyên được thựchiện để quản lý nền kinh tế Chính sách kinh tế là những sách lược mà nhà nước tácđộng nên nền kinh tế để đạt được mục tiêu nhất định Chính sách kinh tế bao gồm một

số loại chủ yếu, đó là: chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách điều tiết hoạt động kinh tế,chính sách kinh tế đối ngoại và chính sách phát triển kinh tế…

Nhà nước tham gia trực tiếp vào các hoạt động kinh tế với tư cách chủ thể đặc biệt – kinh tế nhà nước

Trong quá trình quản lý nền kinh tế, nhà nước không chỉ quản lý bằng cácphương tiện vĩ mô, mà trong nhiều trường hợp nhà nước tham gia trực tiếp vào cáchoạt động sản xuất kinh doanh thông qua các tập đoàn, doanh nghiệp thuộc sở hữunhà nước, doanh nghiệp nhà nước có vốn hoặc cổ phần chi phối

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa kinh tế nhà nước cóvai trò quan trọng Sự tồn tại kinh tế nhà nước, trước hết, là điều kiện vật chất đảmbảo cho nhà nước thực hiện các chức năng khác của mình, đặc biệt các chức năngquốc phòng, an ninh và xã hội Tuy nhiên, để đảm bảo các điều kiện của nền kinh tếthị trường, kinh tế nhà nước chỉ tham gia vào các lĩnh vực then chốt, những lĩnh vựchành hóa và dịch vụ công cộng mà nếu nằm trong tay doanh nghiệp của tư nhân thì cónguy cơ gây thiệt hại cho toàn xã hội hoặc tham gia vào những lĩnh vực mà tư nhânkhông có điều kiện hoặc không muốn tham gia (do không hoặc ít phát sinh lợi nhuận,địa bàn khó khăn…)

Cần phải lưu ý rằng, kinh tế nhà nước không lấy mục tiêu lợi nhuận làm mụctiêu chủ yếu của hoạt động sản xuất kinh doanh Kinh tế nhà nước có mục tiêu xã hội,đảm bảo quốc phòng an ninh công cộng, giúp nhà nước điều tiết nền kinh tế và tạo lậpmôi trường thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển

d.

Các phương pháp thực hiện chức năng kinh tế

Quản lý nền kinh tế chỉ thực sự hiệu quả khi nhà nước sử dụng các phươngpháp phù hợp Đối với từng đối tượng, lĩnh vực và thời điểm cụ thể nhà nước có thể

sử dụng rất nhiều các phương pháp khác nhau để đạt được mục tiêu quản lý kinh tế.Một số phương pháp phổ biến trong quản lý kinh tế là giáo dục, thuyết phục, khuyếnkhích, cưỡng chế hay các phương pháp hành chính, phương pháp kinh tế…

Giáo dục là phương pháp tác động có định hướng làm thay đổi nhận thức củachủ thể Ví dụ, nhà nước giáo dục người dân về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như

Trang 14

tuân thủ những quy định pháp luật về kinh doanh mặt hàng liên quan đến vệ sinh antoàn thực phẩm

Thuyết phục là phương pháp tác động làm cho chủ thể khác nghe theo và thựchiện theo những lời khuyên, những khuyến cáo, chỉ dẫn của nhà nước trong hoạtđộng kinh tế Ví dụ, nhà nước thuyết phục người dân nói không với những mặt hàngkhông rõ nguồn gốc xuất xứ hay thuyết phục người dân trồng những giống lúa chonăng xuất và chất lượng cao phục vụ xuất khẩu

Khuyến khích: phương thức nhà nước tác động nên các chủ thể quan hệ kinh tếvới mục đích hướng họ theo những hoạt động, hành vi mà nhà nước cho là có lợi chonền kinh tế Ví dụ, nhà nước khuyến khích người Việt Nam ưu tiên dùng hàng ViệtNam

Cưỡng chế là biện pháp nhà nước dùng để bắt buộc chủ thể quan hệ kinh tếdừng, chấm dứt hoặc thực hiện các hoạt động theo yêu cầu của nhà nước Ví dụ, thuhồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp vi phạm điều kiệnngành nghề đăng ký kinh doanh

Phương pháp hành chính là các phương pháp có tính chất mệnh lệnh, áp đặt cótính chất bắt buộc của nhà nước đối với chủ thể trong quan hệ kinh tế vì mục tiêuquản lý kinh tế Ví dụ, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các cơ sở kinh doanh vàngmiếng SJC cần phải có giấy phép kinh doanh vàng miếng

Phương pháp kinh tế là các biện pháp nhà nước áp dụng căn cứ vào quy luậtkinh tế, quy luật thị trường nhằm quản lý nền kinh tế Ví dụ, để kiềm chế lạm phátnhà nước nâng lãi suất tiền gửi, kiểm soát tín dụng, hạn chế đầu tư công hay để phụchồi thị trường bất động sản nhà nước nới lỏng tín dụng, hạ lãi xuất tiền gửi…

e.

Kết luận

Như vậy, có thể thấy chức năng kinh tế luôn là một trong những chức năng quan trọngnhất của nhà nước Thực hiện tốt chức năng kinh tế là đảm bảo sự tồn tại, phát triểncủa nhà nước nói riêng, toàn bộ hệ thống chính trị nói chung, đồng thời tạo điều kiệntiền đề về cơ sở vật chất để thực hiện các chức năng khác của nhà nước

Câu 7 Bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam: khái niệm, phân loại các cơ quan nhà nước, vị trí, vai trò, chức năng cơ bản của các cơ quan nhà nước?

Trả lời

1) Khái niệm

 BMNN (nói chung) là hệ thống các cqNN từ trung ương đến địaphương, được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung, thốngnhất nhằm thực hiện nhiệm vụ và chức năng của NN

Trang 15

 BMNN CHXHCN VN là hệ thống các cơ quan NN từ TƯ xuống địaphương, được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung, thốngnhất nhằm thực hiện những nhiệm vụ chiến lược và các chức năng của

NN vì mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, XH công bằng, dân chủ, vănminh

2) Phân loại các cơ quan nhà nước

 Khác với bộ máy nhà nước tư sản, bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa được tổchức theo nguyên tắc: quyền lực nhà nước là thống nhất, có dự phân công vàphối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp,hành pháp và tư pháp

 Tất cả các cơ quan nhà nước tạo thành bộ máy nhà nước Nhưng bộ máy nhànước không phải là một tập hợp đơn giản các cơ quan nhà nước, mà là 1 hệthống thống nhất các cơ quan có mối quan hệ ràng buộc qua lại chặt chẽ vớinhau vận hành theo 1 cơ chế đồng bộ

 Theo hiến pháp năm 2013 , ở nước ta có các loại cơ quan nhà nước sau:

Các cơ quan quyền lực nhà nước( Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước

cao nhất, Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực ở địa phương)

Các cơ quan hành chính nhà nước, bao gồm: Chính phủ, các Bộ, cơ quan

ngang Bộ, cơ quan có chức năng quản lí nhà nước thuộc Chính phủ; Uỷ bannhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷban nhân dân

Tòa án nhân dân.

Viện kiểm sát nhân dân

Nguyên thủ quốc gia làngười đứng đầu nhà nước, đại diện cho đất nước về đối

nội, đối ngoại

1 CÁC CƠ QUAN QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC:

* QUỐC HỘI:

 Vị trí pháp lý:

 Vị trí pháp lý của Quốc hội còn được thể hiện rõ trong các mối quan hệ giữaQuốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao trong việc thực hiện quyền lựcnhà nước Cùng với sự phân công rành mạch chức năng, nhiệm vụ của các cơquan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, cơ chếkiểm soát quyền lực nhà nước còn được thực hiện thông qua sự phối hợp chặtchẽ giữa các cơ quan trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, tránhlấn sân, chồng chéo, mâu thuẫn khi thực hiện các chức năng, nhiệm vụ đó Đểtăng cường quan hệ phối hợp trong việc thực hiện quyền lập hiến, quyền lập

Trang 16

pháp, Hiến pháp năm 2013 khẳng định Quốc hội là cơ quan thực hiện quyềnlập hiến, quyền lập pháp.

 Tuy nhiên, khác với Hiến pháp năm 1992, Quốc hội trong Hiến pháp năm 2013không còn là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến

 Cơ cấu

 UBTVQH (Chủ tịch QH, Phó chủ tịch QH và các Ủy viên)

 Hội đồng dân tộc và các UB của QH (7 Ủy ban của QH)

 Các đoàn Đại biểu QH

 Chức năng

 Về chức năng của Quốc hội, Hiến pháp năm 2013 đã xác định rõ hơn, khái quáthơn trên ba phương diện: thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp; quyết địnhnhững vấn đề quan trọng của đất nước; giám sát tối cao đối với hoạt động củaNhà nước

 Trước hết, về thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, Hiến pháp năm 2013

đã có sự phân biệt rõ ràng giữa quyền lập hiến, quyền lập pháp và thay quyđịnh “Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp” bằng quyđịnh “Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp” (lập hiến và lậppháp theo Hiến pháp năm 1992 là một quyền)

 Thứ hai, về quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, so với quy địnhcủa Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 đã quy định theo hướng kháiquát hơn, bảo đảm phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa, tạo cơ sở để cụ thể hóa nhiệm vụ, quyền hạn của Quốchội trong Hiến pháp và trong các đạo luật chuyên ngành

 Thứ ba, về giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước Đây là hoạt độngmang tính chất chính trị, thể hiện ý chí của cử tri và là một trong những tiêu chí

để đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả của quá trình xây dựng Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa So với Hiến pháp năm 1992 thì quy định này có nhữngđiểm mới đáng chú ý sau: (1) phạm vi thẩm quyền giám sát tối cao đối với hoạtđộng của Nhà nước của Quốc hội là có giới hạn, không mở rộng đến “toàn bộ”hoạt động của Nhà nước (2) Bổ sung thẩm quyền của Quốc hội trong việcthực hiện quyền giám sát tối cao đối với các thiết chế độc lập như Kiểm toánnhà nước, Hội đồng bầu cử quốc gia và các cơ quan nhà nước khác do Quốchội thành lập (3) Quy định khái quát để các luật có điều kiện cụ thể hóa nhữnghoạt động nào của Nhà nước thuộc thẩm quyền giám sát tối cao của Quốc hội

 Hình thức hoạt động :

 QH hoạt động chủ yếu thông qua các kỳ họp QH (1 năm 2 lần)

 Ngoài các kỳ họp thường lệ, UBTVQH có thể triệu tập họp bất thường

 Vai trò :

Trang 17

 Vừa là đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, vừa nắm giữ mọiquyền lực cũng như mọi công việc.

*HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP :

 Là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí nguyện vọng

và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân và địa phương bầu ra, chịu tráchnhiệm trước nhân dân và cơ quan nhà nước cấp trên ( Điều 119, Chương 9,Hiến pháp 1992 )

 Vị trí pháp lý :

 Là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng

và quyền làm chủ của nhân dân

 Do nhân dân địa phương trực tiếp bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dânđịa phương và cơ quan cấp trên

 Cơ cấu:

 Thường trực Hội đồng nhân dân, Các ban của Hội đồng nhân dân

 Hội đồng nhân dân có nhiệm kì 5 năm, được thành lập ở các cấp địa phương( tỉnh, huyện, xã )

 Chức năng:

 Quyết định các vấn đề của địa phương

 Thành lập ra các định chế quyền lực ở địa phương

 Giám sát việc tuân theo hiến pháp và pháp luật ở địa phương

 Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốchội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước

 Cơ cấu :

Trang 18

 Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội Khi Quốc hội hết nhiệm

kỳ, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới thành lậpChính phủ

 Thành viên Chính phủ: Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủtướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ Cơ cấu, sốlượng thành viên Chính phủ do Quốc hội quyết định

 Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, do Quốc hội bầu trong sốđại biểu Quốc hội,

 Phó Thủ tướng Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ làm nhiệm vụ theo sựphân công của Thủ tướng Chính phủ và chịu trách nhiệm trước Thủ tướngChính phủ về nhiệm vụ được phân công

 Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủtướng Chính phủ, Chính phủ và Quốc hội

 Thống nhất quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học,công nghệ, môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, anninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; thi hành lệnh tổng động viên hoặcđộng viên cục bộ, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và các biện pháp cầnthiết khác để bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm tính mạng, tài sản của Nhân dân;

 Trình Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ; thànhlập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; trình Ủy ban thường

vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giớiđơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

 Thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia

 Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyềncông dân; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;

 Tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo ủy quyềncủa Chủ tịch nước; quyết định việc ký, gia nhập, phê duyệt hoặc chấm dứthiệu lực điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ, trừ điều ước quốc tế trìnhQuốc hội phê chuẩn quy định tại khoản 14 Điều 70; bảo vệ lợi ích của Nhànước, lợi ích chính đáng của tổ chức và công dân Việt Nam ở nước ngoài;

Trang 19

 Phối hợp với Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quantrung ương của tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ,quyền hạn của mình.

 Tổ chức bộ máy hành chính tinh gọn, năng động, hiệu lực, hiệu quả; bảo đảmnguyên tắc cơ quan cấp dưới phục tùng sự lãnh đạo, chỉ đạo và chấp hànhnghiêm chỉnh các quyết định của cơ quan cấp trên

 Phân cấp, phân quyền hợp lý giữa Chính phủ với chính quyền địa phương, bảođảm quyền quản lý thống nhất của Chính phủ và phát huy tính chủ động, sángtạo, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương

 Minh bạch, hiện đại hóa hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ,

cơ quan hành chính nhà nước các cấp; bảo đảm thực hiện một nền hành chínhthống nhất, thông suốt, liên tục, dân chủ, hiện đại, phục vụ Nhân dân, chịu sựkiểm tra, giám sát của Nhân dân

 Cơ cấu :

 Người đứng đầu Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Ủy ban nhân dân, thường là phó

bí thư Đảng ủy Đảng Cộng sản Việt Nam cấp tương ứng

 Quyền hạn của Ủy ban nhân dân được quy định tại Hiến pháp nước Cộng hòa

Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy bannhân dân Ủy ban nhân dân các cấp có các cơ quan giúp việc như: Sở (cấptỉnh), Phòng (cấp huyện), Ban (cấp xã)

 Chức năng :

 Theo điều 2 và 3 Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân (năm2003) quy định về chức năng và mục đích Ủy ban Nhân dân như sau:

 Điều 2

Trang 20

 Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hộiđồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu tráchnhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên.

 Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bảncủa cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùngcấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xãhội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địabàn

 Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, gópphần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhànước từ trung ương tới cơ sở

bộ, công chức và trong bộ máy chính quyền địa phương

 Vai trò :

 Phối hợp với các cơ quan cấp trên quản lí ngân sách trong địa bàn của mình,quản lí đất đai, tài nguyên, công trình vừa và nhỏ, hệ thống đê điều, quản lícông trình giao thông đô thị, hộ tịch, hộ khẩu, giải quyết các khiếu nại, kiếnnghị, tố cáo của công dân,…

3 TÒA ÁN NHÂN DÂN :

 Vị trí pháp lý :

 Tại Khoản 1 Điều 102 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Tòa án nhân dân là cơquan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tưpháp”

Trang 21

 So với Hiến pháp năm 1992 thì ngoài chức năng xét xử thì Tòa án nhân dâncòn thực hiện quyền tư pháp là nhằm phân định quyền lực nhà nước theohướng Tòa án nhân dân là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, Chính phủ là cơquan thực hiện quyền hành pháp, Quốc hội là cơ quan thực hiện quyền lậphiến, lập pháp

 Đây là cơ sở pháp lý để giao cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyếtnhững loại vụ việc liên quyền con người, quyền của công dân, mà những loạiviệc đó hiện nay là các cơ quan hành chính đang thực hiện…

 Vai trò :

 Hướng dẫn các tòa án quân sự thống nhất pháp luật, giám sát xét xử và đảmbảo kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật, quản lí các tòa án địa phương vềmặt tổ chức

4 VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN :

 Việc bảo vệ pháp luật, là trách nhiệm chung của toàn bộ hệ thống chính trị,được quy định tại điều 119 Hiến pháp; Với chức năng Hiến định, Viện kiểm sátnhân dân sẽ có điều kiện để góp phần bảo đảm cho pháp luật ơ được chấp hànhnghiêm chỉnh và thống nhất, thông qua việc thực hiện quyền năng pháp lý nhưkháng nghị, kiến nghị, yêu cầu trong hoạt động tư pháp

 Đồng thời phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, các cơquan chuyên trách bảo vệ pháp luật, kiến nghị với Đảng, Nhà nước để hoànthiện hệ thống pháp luật, tiến tới xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa Việt Nam

Trang 22

 Thể hiện rõ quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểmsoát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hànhpháp và tư pháp.

5 NGUYÊN THỦ QUỐC GIA :

 Quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương

 Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốcphòng và an ninh

 Tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài: quyết định đàm phán,

ký Điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước Việt Nam

 Vai trò :

 Thống nhất về mặt quản lí, lãnh đạo lực lượng vũ trang nhân dân, tham gia vàocông việc đối nội đối ngoại,… giữ một vai trò vô cùng quan trọng

 Hình thức hoạt động :

 Do quốc hội bầu ra trong số đại biểu Quốc hội

Câu 8: Nhà nước pháp quyền: khái niệm, đặc điểm cơ bản?

1 Khái niệm:

Nhà nước pháp quyền là nhà nước của dân, do dân, vì dân, tất cả quyền lực nhà nướcthực sự thuộc về nhân dân, pháp luật có tính pháp lí và công bằng, thể hiện đầy đủ cácgiá trị cao cả của xã hội và của con người, pháp luật phải giữ vai trò chủ đạo trongmọi hoạt động, trong sử xự của các chủ thể và toàn xã hội

2 Đặc điểm:

- Có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, phản ánh đúng yêu cầu khách quan của quản

lí nhà nước và quản lí xã hội Các đạo luật phải có vai trò tối thượng trong hệ thốngpháp luật Nhà nước và các thiết chế của nó phải được xác định rõ ràng về mặt phápluật, tất cả các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, viên chức và công dân phải tuânthủ nghiêm chỉnh và triệt để pháp luật

Trang 23

- Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, công dân có trách nhiệm đối với nhànước và nhà nước cũng có trách nhiệm đối với công dân Quan hệ giữa công dân vànhà nước là quan hệ bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

- Là một tổ chức thực hiện công quyền dựa trên nền tảng pháp luật vững chắc, cácquyền tự do, dân chủ, các lợi ích chính đáng của con người phải được pháp luật bảođảm và bảo vệ, mọi hành vi xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp của côngdân do bất kì cơ quan nhà nước, người có chức quyền hay công dân nào thực hiện đềuphải bị phát hiện và nghiêm trị

- Quyền lực nhà nước về lập pháp, hành pháp, tư pháp được phân định rõ ràng, hợp lícho ba hệ thống các cơ quan nhà nước tương ứng trong một cơ chế kiểm tra, giám sát

và chế ước nhau tạo thành cơ chế đồng bộ đảm bảo sự thống nhất của quyền lực nhànước, nhân dân thực sự là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước

Câu 9: Pháp luật được ra đời như thế nào? Nêu các loại nguồn của pháp luật?Liên hệ với nguồn pháp luật ở nước ta hiện nay?

Trả lời:

1 Khái niệm pháp luật

- Khái niệm pháp luật: Pháp luật là một hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nướcđặt ra có tính quy phạm phổ biến, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức và tính bắtbuộc chung, thể hiện ý chí của giai cấp nắm quyền lực của nhà nước và được nhànước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội

2 Quá trình ra đời của pháp luật

2.1: Nguồn gốc của pháp luật:

Trong xã hội công xã nguyên thủy cũng đã có sự quản lý bằng các quy phạm xãhội như quy phạm tập quán, tôn giáo, bằng uy tín của người đứng đầu… Mục đích của

sự quản lý thường là vì lợi ích chung của xã hội nên thường được mọi người tự giácthực hiện Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, khi tư hữu và sự mâu thuẫngiữa các giai cấp hình thành và phát triển sâu sắc, dẫn đến sự ra đời của Nhà nước, thìnhững người nắm trong tay quyền lực nhà nước nhận thấy không thể tiếp tục sử dụngcách thức, cũng như những quy phạm xã hội trước kia để quản lý một xã hội hiện tại

đã phức tạp hơn trước rất nhiều Do đó, nhà nước cần có một loại quy phạm hiệu quảhơn để quản lý Chính từ nguyên nhân đó mà pháp luật ra đời

2.2: Các cách thức ra đời của thành pháp luật:

Pháp luật được ra đời cùng với nhà nước, nó là loại quy phạm hữu hiệu nhất đểquản lý quy phạm xã hội

Các con đường hình thành nên pháp luật:

Trang 24

-Thứ nhất, tập quán pháp: là việc nhà nước thừa nhận các tập quán đã từng tồn

tại trước đó có giá trị pháp lý, mang tính bắt buộc chung, được đảm bảo thực hiệnbằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước Về nguyên tắc, các tập quán này không tráivới lợi ích của nhà nước

- Thứ hai, tiền lệ pháp: là những quyết định của các cơ quan hành chính, của cơ

quan tư pháp về những vụ việc cụ thể (trong trường hợp pháp luật không quy địnhhoặc quy định không rõ) được nhà nước thừa nhận có giá trị pháp lý bắt buộc để giảiquyết những vụ việc tương tự xảy ra sau đó

- Thứ ba, văn bản pháp luật do nhà nước xây dựng và ban hành: là hình thức

thể hiện các quyết định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo nhữngtrình tự, thủ tục pháp lý nhất định, trong đó quy định những quy tắc xử sự có tính bắtbuộc chung nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, được áp dụng nhiều lần trong cuộcsống

3 Các loại nguồn của pháp luật

- Nguồn pháp luật (hình thức bên ngoài của pháp luật): là những hình thức

chính thức thể hiện các quy tắc bắt buộc chung được nhà nước thừa nhận có giá trịpháp lý để áp dụng vào việc giải quyết các sự việc trong thực tiễn pháp lý và làphương thức tồn tại trên thực tế của các quy phạm pháp luật

- Có 3 loại nguồn pháp luật, đó là:

+ Tập quán pháp: là việc nhà nước thừa nhận các tập quán đã từng tồn tại

trước đó có giá trị pháp lý, mang tính bắt buộc chung, được đảm bảo thực hiện bằngsức mạnh cưỡng chế của nhà nước Về nguyên tắc, các tập quán này không trái với lợiích của nhà nước

+ Tiền lệ pháp: là những quyết định của các cơ quan hành chính, của cơ quan

tư pháp về những vụ việc cụ thể (trong trường hợp pháp luật không quy định hoặc quyđịnh không rõ) được nhà nước thừa nhận có giá trị pháp lý bắt buộc để giải quyếtnhững vụ việc tương tự xảy ra sau đó

+ Văn bản pháp luật do nhà nước xây dựng và ban hành: là hình thức thể hiện

các quyết định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo những trình tự,thủ tục pháp lý nhất định, trong đó quy định những quy tắc xử sự có tính bắt buộcchung nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, được áp dụng nhiều lần trong cuộc sống

4 Liên hệ với nguồn pháp luật nước ta hiện nay

- Loại nguồn chính thức của pháp luật Việt Nam là Văn bản quy phạm phápluật

- Việt Nam có sử dụng tập quán pháp nhưng ở mức độ hạn chế và thôngthường được sử dụng trong ngành luật dân sự và thương mại

- Suốt một thời gian dài trước kia, chúng ta ko thừa nhận án lệ là nguồn củapháp luật Việt Nam Tuy nhiên hiện nay, Việt Nam đã thừa nhận án lệ là một loạinguồn bổ sung Năm 2015, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết 03 vềviệc sử dụng án lệ (nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP) Và gần đây nhất, Tòa án nhândân tối cao đã công bố 06 án lệ chính thức là nguồn của pháp luật Việt Nam

Câu 10: Bản chất, thuộc tính cơ bản, vai trò của pháp luật trong xã hội?

So sánh quy phạm pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác?

Trang 25

Trả lời:

- Khái niệm pháp luật: Pháp luật là một hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nướcđặt ra và thừa nhận có tính quy phạm phổ biến, tính xác định chặt chẽ về mặt hìnhthức và tính bắt buộc chung, thể hiện ý chí của giai cấp nắm quyền lực của nhà nước

và được nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội

1 Bản chất của pháp luật.

* Tính giai cấp của pháp luật:

- Tính giai cấp của pháp luật phản ánh ý chí nhà nước của giai cấp thống trịtrong xã hội, nội dung ý chí đó được quy định bởi điều kiện sinh hoạt vật chất của giaicấp thống trị Ý chí của giai cấp thống trị được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật

do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành

- Tính giai cấp của pháp luật còn thể hiện ở mục đích điều chỉnh các quan hệ xãhội, pháp luật là yếu tố điều chỉnh về mặt giai cấp các quan hệ xã hội nhằm địnhhướng cho các quan hệ xã hội phát triển theo một mục tiêu, một trật tự phù hợp với ýchí của giai cấp thống trị, bảo vệ và củng cố địa vị của giai cấp thống trị Với ý nghĩa

đó pháp luật chính là công cụ thể hiện sự thống trị của giai cấp

* Tính xã hội của pháp luật:

- Pháp luật vừa là thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích cho giai cấp thống trị trong xãhội, vừa là công cụ ghi nhận, bảo vệ lợi ích của các giai cấp khác vì mục đích ổn định

và phát triển xã hội theo đường lối của giai cấp thống trị

Lưu ý:

- Pháp luật là một hiện tượng vừa mang tính giai cấp lại vừa thể hiện

tính xã hội, hai thuộc tính này có mối liên hệ mật thiết với nhau

- Mức độ thể hiện đậm nhạt của 2 thuộc tính này trong các kiểu pháp

luật là khác nhau và thường biến đổi tùy thuộc vào điều kiện kinh tế,

xã hội, đạo đức, quan điểm, đường lối và các trào lưu chính trị xã hộitrong mỗi quốc gia, ở mỗi thời kì lịch sử nhất định

2 Thuộc tính cơ bản của pháp luật.

Pháp luật có các thuộc tính cơ bản sau:

- Tính quy phạm phổ biến, bắt buộc chung:

+ Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự, đó là những khuôn mẫu hành

vi mà mọi cá nhân, tổ chức nhất định phải tuân theo

- Tính được đảm bảo thực hiện bằng nhà nước:

+ Pháp luật do nhà nước trực tiếp xây dựng, ban hành hoặc thừa nhậnnên pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các công cụ, biện pháp của nhànước

Trang 26

+ Các biện pháp mà nhà nước sử dụng để đảm bảo thực hiện các quyphạm pháp luật rất đa dạng, bao gồm các biện pháp cương chế, thuyết phục, giáo dục,

3 Vai trò của pháp luật.

Vai trò của pháp luật được thể hiện qua những chức năng, tức là những phươngdiện tác động chủ yếu của pháp luật lên các quan hệ xã hội và hành vi cá nhân Phápluật có 3 chức năng chủ yếu đó là:

- Chức năng điều chỉnh:

+ Chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội của pháp luật là sự xác lập,

ổn đinh, trật tự hóa các quan hệ xã hội theo đường lối của nhà nước, phù hợp với sựvận động, phát triển của đời sống xã hội, để hướng các quan hệ xã hội đó phát triểntrong trật tự và ổn định theo mục tiêu mà nhà nước mong muốn

- Chức năng bảo vệ:

+ Cách thức thể hiện: quy định những phương tiện nhằm mục đích bảo

vệ những quan hệ xã hội là cơ sở, nền tảng của xã hội trước các vi phạm và loại trừnhững quan hệ xã hội lạc hậu, không phù hợp với bản chất của chế độ

+ Phương tiện thực hiện chức năng: chủ yếu là những quy định phápluật về xử phạt (chế tài hành chính, chế tài hình sự,…)

+ Quy phạm pháp luật: là quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung cho mọi

người, do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận thể hiện ý chí của giai cấp thống trị đượcnhà nước bảo đảm thực hiện dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướngcủa nhà nước

+ Quy phạm xã hội: là quy tắc xử sự chung của con người dùng để điều chỉnhmối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội Các quy phạm xã hội baogồm: đạo đức, chính trị, tập quán, tôn giáo,…

- Giống nhau: quy phạm pháp luật và các loại quy phạm xã hội khác đều là

những quy tắc hành vi để điều chỉnh hành vi của cá nhân trong xã hội nhằm đảm bảocho sự phát triển bình thường của xã hội

- Khác nhau:

Phương diện Quy phạm pháp luật Các quy phạm xã hội khác

Nguồn gốc Do nhà nước ban hành và thừa

nhận Tự hình thành trong quá trìnhhoạt động xã hội

Cơ chế bảo

đảm thực hiện

Được nhà nước đảm bảo thựchiện bằng các biện pháp củanhà nước (giáo dục, thuyết

Được đảm bảo thực hiện bằngcác biện pháp, cơ chế khác chứkhông được đảm bảo từ nhà

Trang 27

phục, cưỡng chế) nước (vd: được đảm bảo thực

hiện bằng dư luận xã hội,lương tâm, uy tin của ngườiđứng đầu, lòng tin, tín ngưỡng,

…)

Phạm vi áp

dụng Mang tính phổ biến và bắtbuộc chung Không mang tính phổ biến vàbắt buộc chung, phạm vi áp

dụng hẹp hơn so với pháp luật

Câu 11: Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức, giữa pháp luật và tập quán? Liên hệ với thực tiễn Việt Nam hiện nay.

Trả lời:

Pháp luật là hệ thống các quy tắc hành vi, quy tắc xử sự do nhà nước ban hành

hoặc thừa nhận đựoc nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điểu chỉnh các quan hệ xã hộiphát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình

1 Quan hệ giữa pháp luật và đạo đức.

Đạo đức là toàn bộ những quan niệm về thiện ác, lương tâm, danh dự, trách

nhiệm, về lòng tự trọng, về công bằng hạnh phúc và về những quy tắc đánh giá, điềuchỉnh hành vi ứng xử giữa người với người, cá nhân và xã hội

- Pháp luật và đạo đức có sự thống nhất thể hiện ở 3 đặc điểm sau:

+ Đều có chung mục tiêu là điều chỉnh các mỗi quan hệ và hành vi của conngười, hướng hành vi của con người vào những khuôn khổ trật tự nhằm đảm bảo hoạtđộng bình thường của xã hội

+ Có tính phổ biến và xu hướng phù hợp với sự phát triển của xã hội: Tác độngđến tất cả các cá nhân tổ chức và các lĩnh vực đời sống, phù hợp với các tiêu chuẩn xãhội ở mức nhất định

+ Phản ánh sự tồn tại của xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định củalịch sử: Chúng là kết quả quá trình nhận thức đời sống của con người Chịu sự chiphối, tuy nhiên cũng tác động lại với đời sống kinh tế xã hội

- Bên cạnh điểm giống nhau, pháp luật và đạo đức cũng có những điểm khácnhau như sau:

+ Về nguồn gốc hình thành, đạo đức hình thành do nhận thức của cá nhân vàcộng đồng, còn pháp luật ra đời khi có sự phân chia giai cấp

+ Việc thực thi đạo đức mang tính tự giác, tự nguyện, tự thân, còn pháp luật thìmang tính bắt buộc, cưỡng chế, tất yếu

+ Trong xã hội có giai cấp đối kháng, đạo đức mang tính giai cấp, tồn tại cả 2

hệ thống đạo đức cả thống trị và bị trị Giai cấp nào thống trị xã hội thì đạo đức biểuhiện đặc trưng cho xã hội ấy, luật pháp thì chỉ có 1 hệ thống pháp luật chung, giai cấpthống trị thể hiện ý chí của giai cấp thống trị Vì pháp luật là công cụ để quản lý xã hộitrong vòng trật tự

- Đạo đức và pháp luật có mối liên hệ khăng khít và biện chứng với nhau.Nói như vậy

là bởi giữa pháp luật và đạo đức có sự tác động 2 chiều,qua lại với nhau.Các chuẩnmực đạo đức không những là nền tảng tinh thần để hình thành pháp luật mà còn là nềntảng để thực hiện pháp luật.khi các quy tắc đạo đức phu hợp để trở thành thể chế của

Trang 28

pháp luật thì sẽ góp phân hình thành nên pháp luật.ví dụ quan niệm”cha mẹ đặt đâucon ngồi đấy” nhận thấy sự hạn chế của nó nên pháp luật ra điều luật:Điều 2,bộ luật

HNVGĐ,năm 2014 với nội dung:” Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng”.Hay trong một số trường hợp thì các chuẩn mực đạo

đức còn ảnh hưởng đến pháp luật ,thậm chí cản trở việc thực hiện pháp luật:quanniệm “trọng nam khinh nữ” trong xã hội khiến cho hiện tượng sinh 3-4 con trong mộtgia đình trở nên phổ biến nhất là ở các vùng quê Như vậy các giá trị đạo đức ảnhhưởng không nhỏ đến pháp luật.Ta có thể thấy nếu trong mỗi người tồn tại những giátrị đạo đức tốt thì người đó sẽ có hành vi tuân thủ luật pháp còn nếu khi các giá trị đạođức bị tha hoá,thấm vào trong nhận thức của mỗi người thì luật pháp phần nào cũngkhông còn nghiêm minh Và với sự độc lập tương đối của mình ,pháp luật có quyềnquyết định sự tồn tại của các giá trị đạo đức mới trong toàn xã hội.pháp luật còn đóngvai trò củng cố,bảo vệ và phát huy các giá trị đạo đức mới phù hợp,tiến bộ.Đồng thờingăn chặn sự thoái hoá,xuống cấp của đạo đức

+ Trong xã hội có giai cấp: pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền, dovậy giai cấp cầm quyền tiến bộ thì luật pháp cũng tiến bộ, vì tính nhân văn, nhân đạothống nhất với đạo đức Trong xã hội càng phát triển thì những chuẩn mức càng đượcluật pháp hóa.Vì vậy mà giữa đạo đức càng chặt chẽ hơn

+ Trong xã hội có giai cấp đối kháng: khi giai cấp cầm quyền tiến bộ thì luậtpháp đề ra cũng phù hợp với xã hội Hoặc ngược lại, khi giai cấp cầm quyền mà bảothủ lạc hậu thì luật pháp nó chỉ bảo vệ lợi ích cho giai cấp thống trị

+ Trong xã hội chủ nghĩa: Sự tồn tại của nhà nước XHCN là 1 tất yếu Còn nhànước thì còn pháp luật, vì vậy đây vẫn là công cụ để điều tiết quản lý xã hội, cho nênnhà nước vẫn là nhà nước pháp quyền.Nhà nước XHCN thể hiện quyền lợi và nghĩa

vụ của công dân, để hướng đến 1 xã hội văn minh hơn

Câu 12: Khái niệm, các loại văn bản quy phạm pháp luật, hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật? Phân biệt Văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật:

1 Khái niệm: Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức thể hiện các quyết định

của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo những trình tự, thủ tụcpháp lý nhất định, trong đó quy định những quy tắc xử sự có tính bắt buộcchung nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, được áp dụng nhiều lần trong cuộcsống

2 Các loại Văn bản quy phạm pháp luật

-Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội

Trang 29

-Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

-Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước

-Nghị định của Chính phủ

-Quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính Phủ

-Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thông tưcủa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao

-Thông tư, quyết định, chỉ thị của Viện trưởng Viện kiểm soát nhân dân tốicao

-Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ

-Quyết định của Tổng kiểm toán Nhà nước

-Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân

3 Hiệu lực của Văn bản quy phạm pháp luật: là giới hạn về thời gian, không

gian, đối tượng thi hành mà VBQPPL tác động tới

Có 3 loại hiệu lực của VBQPPL, là hiệu lực theo thời gian, theo không gian và theođối tượng tác động

Hiệu lực theo thời gian: là xác định khoảng giới hạn về thời gian mà văn bản đó có

giá trị hiệu lực, thông thường được xác định từ khi Văn bản quy phạm pháp luật đó cóhiệu lực đến khi hết hiệu lực Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luậtđược quy định trong văn bản, không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày văn bản đó đượccông bố hoặc kí ban hành, trừ những trường hợp khẩn cấp như thiên tài, dịch bệnh.Hết hiệu lực khi: -Có văn bản thay thế

-Trong văn bản có ghi ngày hết hiệu lực-Đến 1 thời điểm, không ra văn bản thay thế mà ra nghị quyết (Vd:

từ nay, văn bản… hết hiệu lực)(Vẫn chưa bổ sung Hiệu lực có thời điểm của VBQPPL)

Hiệu lực theo không gian: xác định khoảng không gian vị trí địa lí mà văn bản đó tác

động tới

-Thông thường, Văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan TrungƯơng ban hành có phạm vi áp dụng trong cả nước VD: Hiến pháp,Nghị quyết về việc tăng cường chống buôn lậu của Quốc hội, Pháp

Trang 30

lệnh xử phạt vi phạm hành chính của Ủy ban thường vụ Quốc hội (Bỏ Pháp lệnh này vì PLệnh này đã hết hiệu lực, giờ thay bằng Luật

Xử lý VPHC rồi)-Các Văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan địa phương ban hành

có phạm vi áp dụng trong địa phương đó VD: Nghị quyết về mứcthu học phí giáo dục mầm non của tỉnh Khánh Hòa, Quyết định banhành Quy định về quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh BắcNinh

Hiệu lực theo đối tượng tác động: là việc xác định đối tượng chủ thể nào sẽ chịu sự

tác động của Văn bản quy phạm pháp luật đó Thông thường, Văn bản quy phạm phápluật do nhà nước ban hành sẽ có giá trị áp dụng đối với mọi loại chủ thể, tuy nhiên cómột số Văn bản quy phạm pháp luật chỉ tác động tới một nhóm chủ thể nhất định VD:Luật Báo chí áp dụng với các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực Báo chí

4 Phân biệt Văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật:

Giống nhau: Do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành Dùng để điều chỉnh cácquan hệ Xã hội

Khác nhau:

- Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức thể hiện các quyết định của các cơquan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo những trình tự, thủ tục pháp lýnhất định, trong đó quy định những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung nhằmđiều chỉnh các quan hệ xã hội, được áp dụng nhiều lần trong cuộc sống

- Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản pháp lý cá biệt, mang tính quyền lực do

các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách hoặc tổ chức xã hội đượcnhà nước ủy quyền ban hành trên cơ sở những quy phạm pháp luật, nhằm xácđịnh các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể cụ thể hoặc xác định những

biện pháp trách nhiệm pháp lỹđối với chủ thể VPPL

Văn bản quy phạm pháp luật Văn bản áp dụng pháp luật

Nội dung Chứa quy tắc xử sự chung Chứa quy tắc xử sự cụ thể

Trang 31

áp dụng

Hình thức

ban hành

Luật, pháp lệnh, lệnh, nghị định,thông tư

bản án, biên bản xử phạt, giấyđăng ký kết hôn

Câu 13 Khái niệm và các hình thức thực hiện pháp luật

1 Khái niệm thực hiện pháp luật:

-Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy

định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp củachủ thể pháp luật

- Đặc điểm thực hiện pháp luật:

- THPL là hành vi hợp pháp của các chủ thể PL

- THPL do nhiều chủ thể khác nhau tiến hành với nhiều cách thức khác nhau

- THPL có thể được tiến hành thông qua những quy trình giản đơn hoặc phức tạpvới sự tham gia của nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức khác nhau

2 Các hình thức thực hiện pháp luật:

- Tuân thủ pháp luật: là hình thức THPL trong đó các chủ thể PL kiềm chế, không

tiến hành những hoạt động mà PL cấm

• Loại QPPL được sử dụng: QPPL cấm đoán

VD: Công dân không được xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của ngườikhác

- Thi hành pháp luật: Là hình thức THPL trong đó các chủ thể phải thực hiện nghĩa

vụ pháp lý của mình bằng những hành động tích cực

• Loại QPPL được sử dụng: QPPL bắt buộc

VD: Công dân có nghĩa vụ đóng thuế theo quy định pháp luật

- Sử dụng pháp luật: : là hình thức THPL trong đó các chủ thể thực hiện các quyền

chủ thể của mình

• Loại QPPL được sử dụng: QPPL cho phép

VD: Công dân đủ 21 tuổi có quyền ứng cử vào Quốc hội

- Áp dụng pháp luật: là hình thức THPL, trong đó nhà nước thông qua cơ quan có

Trang 32

thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những

qui định pháp luật hoặc tự mình căn cứ vào những quy định của pháp luật để ra cácquyết định làm phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt một quan hệ pháp luật cụ thể

VD: Cảnh sát giao thông đường bộ xử lý vi phạm đối với người và phương tiện thamgia giao thông đường bộ

Câu 14 Khái niệm, đặc điểm áp dụng pháp luật Áp dụng pháp luật tương

tự là gì? Có những hình thức áp dụng pháp luật tương tự nào?

1 Định nghĩa áp dụng pháp luật: là hình thức THPL, trong đó nhà nước thông qua

cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể pháp luật thựchiện những qui định pháp luật hoặc tự mình căn cứ vào những quy định của pháp luật

để ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt một quan hệ pháp luật cụthể

2.Đặc điểm áp dụng pháp luật:

+ Áp dụng pháp luật là hoạt động thể hiện tính quyền lực nhà nước

+ Áp dụng pháp luật là hoạt động tuân theo trình tự thủ tục chặt chẽ mà trình tự thủtục này đã được pháp luật quy định

+ Áp dụng pháp luật là hoạt động điều chỉnh cá biệt đối với một chủ thể và trong mộtquan hệ nhất định

VD: Một nhóm người cùng phạm tội trộm cắp tài sản, nhưng tòa án không ban hànhmột bản án chung cho cả nhóm mà tuyên án riêng cho từng đối tượng

+ Áp dụng pháp luật là hoạt động đòi hỏi tính sáng tạo của người áp dụng pháp luật.VD: Khi nhận một vụ án hình sự, kiểm sát viên đánh giá tình hình để xác định sẽ khởi

tố người vi phạm pháp luật theo khung hình phạt nào

3 Định nghĩa áp dụng pháp luật tương tự Các hình thức áp dụng pháp luật tương tự.

Có 2 hình thức ADPL tương tự:

- Áp dụng tương tự QPPL là giải quyết vụ việc thực tế cụ thể nào đó chưa có

Trang 33

QPPL điều chỉnh trực tiếp trên cơ sở QPPL điều chỉnh một trường hợp khác cónội dung gần giống (tương tự nhau).

- Áp dụng tương tự pháp luật là là giải quyết vụ việc thực tế cụ thể nào đó chưa

có QPPL điều chỉnh trực tiếp trên cơ sở những nguyên tắc chung và ý thức PL

xã hội chủ nghĩa (dựa vào sự công bằng và lẽ phải để giải quyết)

Áp dụng pháp luật tương tự nhằm khắc phục kịp thời các “lỗ hổng” của pháp luật

Điều kiện để áp dụng pháp luật tương tự:

- Vụ việc được xem xét có liên quan và có ảnh hưởng lớn đến quyền, lợi íchcủa nhà nước, xã hội hoặc của cá nhân, đòi hỏi Nhà nước phải xem xét, giảiquyết

- Phải chứng minh một cách chắc chắn vụ việc cần xem xét, giải quyết đó đãkhông có quy phạm pháp luật nào trực tiếp điều chỉnh

Điều kiện riêng để thực hiện “Áp dụng tương tự quy phạm pháp luật”: Phải

xác định được QPPL điều chỉnh trường hợp khác có nội dung gần giống như vậy

Điều kiện riêng thực hiện “Áp dụng tương tự pháp luật”:

+ Cần phải xác định là không có QPPL điều chỉnh vụ việc tương tự với vụviệc cần phải giải quyết

+ Cần chỉ ra được nguyên tắc PL hay quan điểm pháp lý nào được áp dụng

để giải quyết trường hợp cụ thể đó

Câu 15: Quan hệ pháp luật: khái niệm, cơ cấu; chủ thể; căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật? Phân loại các sự kiện pháp lý và cho ví dụ minh họa?

I Khái niệm quan hệ pháp luật

Trong cuộc sống con người tham gia vào rất nhiều các quan hệ xã hội khác nhau:quan hệ vợ chồng, quan hệ lao động quan hệ tài sản, quan hệ mua bán,… những quan

hệ này phát sinh từ nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống và nó thể hiện môi liên hệcuả con người được gọi là quan hệ xã hội Quan hệ xã hội có thể tồn tại giữa các cánhân, hay giữa tổ chức với cá nhân,…Các quan hệ xã hội được điều chỉnh bằng một

hệ thống các quy phạm xã hội (quy phạm đạo đức,phong tục tập quán ,…) Trong xãhội bao gồm cả nhà nước , các quan hệ xã hội quan trọng được quy phạm pháp luậtđiều chỉnh Quy phạm pháp luật là những quy tắc, chuẩn mực chung mang tính bắt

Trang 34

buộc phải thi hành đối với tất cả tổ chức, cá nhân có liên quan, và được ban hành bởicác cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Quy phạm pháp luật quy định cho các bên thamgia quan hệ xã hội các quyền và nghĩa vụ pháp lí, trách nhiệm nếu không thực hiệncác quyền và nghĩa vụ đó.

Vậy QHPL là quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh, trong đó cácbên tham gia đáp ứng được những điều kiện do nhà nước quy định, có những quyền

và nghĩa vụ nhất định theo quy định của pháp luật

II Cấu trúc của quan hệ pháp luật:

Chủ thể của quan hệ pháp luật là những cá nhân tổ chức có đủ điều kiện theo

quy định của nhà nước trong mỗi loại QHPL và tham gia vào QHPL đó

+ Điều kiện để trở thành chủ thể: Theo lý luận về pháp luật, chủ thể quan hệpháp luật phải có năng lực chủ thể, nghĩa là phải có năng lực pháp luật vànăng lực hành vi –hai bộ phận của năng lực chủ thể

- Năng lực pháp luật: là khả năng hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ

theo quy định của pháp luật.Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luậtdân sự như nhau Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khingười đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết

Ví dụ: (Điều 14 -Bộ luật dân sự 2005 – BLDS) (Cập nhật Bộ luậtDSự 2015) Mọi công dân không phân biệt độ tuổi khi đã có quốc tịchViệt Nam đều có năng lực pháp luật

- Năng lực hành vi: là khả năng của cá nhân, tổ chức được Nhà nước

thừa nhận, bằng hành vi của chính mình xác lập và thực hiện cácquyền và nghĩa vụ pháp lý cũng như độc lập chịu trách nhiệm vềnhững hành vi của mình

Ví dụ: (Điều 17 Bộ luật Dân sự)>>> Anh Nguyễn Văn A sở hữu một

xe tải có giấy tờ hợp pháp, anh có quyền bán, tặng cho, để thừa kế,thế chấp cho bất kỳ người nào mà không ai được quyền ngăn cản Khithực hiện các giao dịch trên, anh A có nghĩa vụ chuyển giao tài sảncủa mình cho người nhận hoặc cơ quan, tổ chức nhận đúng tài sản đãgiao kết và các giấy tờ có liên quan đến tài sản đó

Căn cứ để xác định mức độ NLHV của cá nhân bao gồm: Độ tuổi; khả năng nhận thức và điều khiển hành vi; khả năng thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi; và một số điều kiện cụ thể khác tùy thuộc vào từng loại QHPL

Cá nhân có thể là công dân Việt Nam hoặc cũng có thể là người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam muốn trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật Trong một số quan hệ pháp luật, còn đòi hỏi một người trở thành chủ thể phải là người có trình độ văn hóa, chuyên môn nhất định,…

+ Các loại chủ thể của quan hệ pháp luật

Ngày đăng: 16/12/2016, 19:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w