MỤC LỤC Trang Lời nói đầu. 1 Phần I. Lý luận chung về hoạt động và hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu 3 I Khái quát về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và các quan điểm về hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu 3 1 Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá 3 2. Quan điểm về hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu. 4 3. Bản chất và phân loại hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu. 6 3.1. Hiệu quả kinh doanh cá biệt và hiệu quả kinh tế xã hội. 6 3.2. Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối. 6 3.3. Hiệu quả chi phí bộ phận và hiệu quả chi phí tổng hợp. 7 4. Một số hình thức xuất nhập khẩu thông dụng. 7 4.1. Xuất nhập khẩu trực tiếp. 7 4.2. Xuất nhập khẩu uỷ thác. 7 4.3. Xuất nhập khẩu hàng đổi hàng. 8 4.4. Xuất nhập khẩu liên doanh. 8 5. Hoạt động xuất nhập khẩu trong cơ chế thị trường. 8 5.1. Nghiên cứu và tiếp cận thị trường. 9 5.2. Lựa chọn đối tác và lập phương án kinh doanh. 9 5.3. Tìm hiểu nguồn hàng. 10 5.4. Đàm phán ký kết hợp đồng. 10 5.5. Tổ chức thực hiện hợp đồng. 10 5.6. Thanh toán và đánh giá hiệu quả hợp đồng. 10 II Các nhân tố ảnh hưởng và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. 10 1 Nhân tố chủ quan. 10 1.1. Lao động. 10 1.2. Trình độ quản lý lãnh đạo sử dụng vốn. 11 1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật. 11 2 Các nhân tố khách quan. 11 2.1. Các đối thủ cạnh tranh 12 2.2. Các ngành có liên quan. 12 2.3. Nhân tố về tính thời vụ, chu kỳ, thời tiết của sản xuất kinh doanh. 12 2.4. Nhân tố giá cả. 12 2.5. Chính sách tài chính tiền tệ của Nhà nước. 13 2.6. Các chính sách khác của Nhà nước 13 2.7. Nhân tố pháp luật. 14 3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. 14 3.1. Hiệu quả kinh doanh tổng quát. 15 3.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. 15 3.3. Chỉ tiêu đánh giá sử dụng lao động. 15 PHẦN II. Thực trạng và hiệu quả kinh doanh xuất nhập tại Công ty thiết bị vật tư du lịch 16 I Tổng quan về Công ty. 16 1 Quá trình phát triển. 16 2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty thiết bị vật tư du lịch. 17 2.1. Chức năng nhiệm vụ của Công ty. 17 2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty 17 3 Cơ sở vật chất kỹ thuật 19 4 Tình hình cung ứng vật tư và cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu của công ty. 19 5 Tình hình lao động, kế hoạch của Công ty các năm qua. 22 II Phân tích thực trạng Công ty trong 3 năm qua. 22 1 Tình hình kinh doanh. 22 1.1. Tình hình doanh thu. 22 1.2. Tình hình lợi nhuận. 24 1.3. Tình hình tài chính và nguồn vốn của Công ty. 25 1.4 Tình hình chi phí của Công ty. 26 2 Đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty. 27 2.1. Hiệu quả kinh doanh tổng quát. 27 2.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn 29 2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động. 32 3. Nhận xét công tác nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty. 34 3.1. Kết quả đạt được. 34 3.2. Các tồn tại cần tháo gỡ. 35 4. Nguyên nhân khách quan, chủ quan của những hạn chế và nhược điểm trên. 36 4.1. Những nguyên nhân khách quan. 36 4.2. Những nguyên nhân từ phía bên Công ty 37 PHẦN III. Một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu tại Công ty thiết bị vật tư du lịch 39 I. Một số giải pháp vĩ mô và phương hướng chủ yếu trong thời gian tới. 39 1. Mục tiêu của hoạt động xuất nhập khẩu ở nước ta hiện nay. 39 2. Các chính sách của nhà nước. 40 2.1. Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích hơn nữa đối với hoạt động xuất nhập khẩu. 40 2.2. Đầu tư cho cơ sở hạ tầng. 41 2.3. Xem xét lại trong hoạt động quản lý xuất nhập khẩu. 41 3. Mục tiêu đề ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty trong những năm tới. 42 4. Một số phương hướng chủ yếu nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu tại công ty. 42 4.1. Sử dụng tốt nguồn lực và tài chính. 43 4.2. Củng cố công tác nhân sự và vị trí của Công ty. 46 4.3. Mở rộng thị trường và đa dạng hoá các hình thức phân phối. 49 4.4. Xem xét lại cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty. 51 5. Thành lập thêm phòng Nghiên cứu thị trường . 51 6. Thiết lập một hệ thống máy vi tính: 52 II. Một số biện pháp của công ty để nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu. 52 1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, công tác Marketing. 52 2. Tiết kiệm chi phí. 59 3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 61 4. Xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn. 62 5. Xây dựng đội ngũ cán bộ giỏi và hoàn thiện công tác tổ chức cán bộ. 68 6. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và quản lý của Công ty. 72 Kết luận...... 73 Danh mục tài liệu tham khảo 74
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Sau hơn mười năm đổi mới nền kinh tế, nước ta đã có những bướcchuyển biến rõ dệt Nền kinh tế thị trường với đặc trưng là một nền kinh
tế mở đã thu hút được sự chú ý hợp tác kinh doanh của nhiều nước trênthế giới Nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng bước đầu đi vào ổn định, sựtăng trưởng liên tục, hàng hoá tràn ngập thị trường với nhiều loại và giá
cả ổn định phục vụ người tiêu dùng Đó là một định hướng đúng và cũng
là một thành tựu của Đảng và Nhà nước ta
Đổi mới nền kinh tế cùng với sự quan tâm của Nhà nước tạo ra hàngloạt các cơ hội sản xuất, kinh doanh, hợp tác trao đổi làm ăn giữa cácdoanh nghiệp trong và ngoài nước Hoạt động xuất nhập khẩu từ đó màphát triển làm cầu nối các loại hàng hoá giữa các nước thâm nhập lẫnnhau, phát huy lợi thế riêng của mỗi nước, rút ngắn khoảng cách và tăngcường giao lưu, là hoạt động đem lại nhiều ngoại tệ cho đất nước Cácdoanh nghiệp ở nước ta tham gia hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu,ngoài các đặc điểm riêng của mình về mặt hàng hoặc lĩnh vực thì đều phảicạnh tranh công bằng, khốc liệt trên thị trường để đứng vững và xuất khẩucũng nhằm mục đích tạo lợi ích cho quốc gia và cho sự phát triển củadoanh nghiệp mình Mỗi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh theo cơ chếnày đều phải đòi hỏi kinh doanh có hiệu quả Chỉ có hiệu quả mới đảmbảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
Công ty thiết bị vật tư du lịch với chức năng và nhiệm vụ tham giaxuất nhập khẩu các mặt hàng phục vụ cho ngành du lịch và nền kinh tếcũng không tránh khỏi sự cạnh tranh khốc liệt này Là doanh nghiệp Nhànước trực thuộc sự quản lý của ngành du lịch nhưng khi cung cấp cáctrang thiết bị phục vụ cho các khách sạn, các mặt hàng phục vụ khách dulịch đều phải cạnh tranh bình đẳng Làm thế nào để kinh doanh có hiệuquả? Biện pháp nào có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh? Những câu hỏi
đó luôn được đặt ra với Công ty thiết bị vật tư du lịch trước sự cạnh tranh
và chính sách luôn thay đổi của Nhà nước
Bằng những kiến thức được tích luỹ trong quá trình học tập trườngĐại học Kinh tế quốc dân Hà Nội Trong thời gian thực tập tại Công tythiết bị vật tư du lịch được sự giúp đỡ của các cô chú phòng kinh tế tài
Trang 2chính và các phòng ban khác cùng với sự mong muốn bản thân là nângcao sự hiểu biết thực tiễn cũng như góp phần nâng cao hiệu quả kinhdoanh xuất nhập khẩu của Công ty Em xin mạnh dạn đi sâu nghiên cứu
đề tài: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY THIẾT BỊ VẬT TƯ DU LỊCH”.
Nội dung của đề tài này gồm ba phần chính:
Trang 3PHẦN I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU
I- KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU VÀ CÁC QUAN ĐIỂM VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU
1- Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá
Trong lịch sử phát triển kinh tế các nước hoạt động trao đổi hànghoá ngày càng đa dạng Cùng với sự phát triển xã hội ngày càng văn minhthì hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh xuất nhậpkhẩu nói riêng ngày càng phát triển mạnh mẽ Từ trao đổi giữa các nướcnhằm mục đích tiêu dùng cá nhân của các sản phẩm thiết yếu sau đó traođổi để kiếm lợi
Hình thái này ngày càng phát triển và trở thành một lĩnh vực khôngthể thiếu được trong sự phát triển cảu kinh tế đất nước Hoạt động kinhdoanh xuất nhập khẩu nó vượt ra biến giới các nước và gắn liền với cácđồng tiền quốc tế khác nhau Nó diễn ra bất cứ nơi nào và quốc gia nàotrên thế giới do vậy nó cũng rất phức tạp Thông qua trao đổi xuất nhậpkhẩu các nước có thể phát huy lợi thế so sánh của mình Nó cho biết nướcmình nên sản xuất mặt hàng gì và không nên sản xuất mặt hàng gì để khaithác triệt để lợi thế riêng của mình
Hiểu theo nghĩa chung nhất thì hoạt động xuất nhập khẩu là hoạtđộng trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các quốc gia Kinh doanh là hoạtđộng thực hiện một hoặc một số công đoạn từ sản xuất đến tiêu thụ sảnphẩm hay thực hiện một số dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích lợinhuận Vì vậy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu là việc bỏ vốn vàothực hiện các hoạt động trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các quốc gianhằm mục đích thu được lợi nhuận Đây chính là mối quan hệ xã hội nóphản ánh sự không thể tách rời các quốc gia Cùng với tiến bộ khoa học
kỹ thuật, chuyên môn hoá ngày càng tăng, cùng với sự đòi hỏi về chấtlượng sản phẩm và dịch vụ của khách hàng ngày càng đa dạng và phongphú thì sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng tăng
Trang 4Một thực tế cho thấy nhu cầu con người không ngừng tăng lên vànguồn lực quốc gia là có hạn Do đó trao đổi mua bán quốc tế là biện pháptốt nhất và có hiệu quả Quan hệ quốc tế này nó ảnh hưởng tới sự pháttriển kinh tế của mỗi quốc gia Để tận dụng có hiệu quả nguồn lực củamình vào phát triển kinh tế đất nước.
2 Quan điểm về hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu.
Hiệu quả là thước đo phản ánh mức độ sử dụng các nguồn lực.Trong cơ chế thị trường sự tồn tại của nhiều thành phần và mối quan hệkinh tế thì hiệu quả là vấn để sống còn của nó phản ánh trình độ tổ chứckinh tế quản lý của doanh nghiệp Cho đến nay qua các hình thái xã hội cóquan hệ sản xuất khác nhau cho nên quan điểm về hiệu quả kinh doanhcũng như hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu có nhiều khác nhau Hoạtđộng kinh doanh xuất nhập khẩu là một hình thái của hoạt động kinhdoanh Do đó quan điểm về hiệu quả cũng được hiểu theo một cách tươngđồng
Trong xã hội tư bản với chế độ tư nhân về tư liệu sản xuất thì quyềnlợi về kinh tế và chính trị đều nằm trong tay các nhà tư bản Chính vì vậyphấn đấu tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả kinh doanh tức là tăng lợinhuận cho các nhà tư bản Cũng giống như một số chỉ tiêu chất lượngtổng hợp phản ánh trình độ lợi dụng các yếu tố trong qúa trình sản xuất,đồng thời là một phạm trù kinh tế gắn liền nền sản xuất hàng hoá sảnxuất hàng hoá có phát triển hay không là nhờ hiệu quả cao hay thấp Biểuhiện hiệu quả là lợi ích mà thước đo cơ bản là tiền Hiểu được phần nàoquan điểm này cho nên Adam Smith cho rằng “Hiệu quả kinh tế là kết quảđạt được trong hoạt động kinh tế” và ông cũng cho rằng “Hiệu quả kinhdoanh là doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hoá” Ở đây hiệu quả đượcđồng nghĩa với chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh Quan điểm này khógiải thích kết quả kinh doanh Nếu cùng một kết quả mà hai mức chi phíkhác nhau thì quan điểm này cho chúng ta có cùng một hiệu quả
Quan điểm thứ hai cho rằng: “Hiệu quả kinh doanh là quan hệ tỷ lệgiữa phần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí” Quan
Trang 5điểm này đã biểu hiện được mối quan hệ so sánh tương đối giữa kết quảđạt được và chi phí bảo ra Tức là nếu gọi ∆H là hiệu quả tương đối, ∆Bphần tăng thêm về kết quả kinh doanh, ∆C phần tăng thêm về chi phí thì:
∆H = (∆B:∆C).100 Theo quan điểm này hiệu quả kinh doanh chỉ đượcxét đến phần kết quả bổ sung
Quan điểm thứ ba cho rằng: “Hiệu quả kinh doanh được đo bằnghiệu số giữa kết quả và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó” Quan điểmnày nó đã gắn được hiệu quả với toàn bộ chi phí, coi hiệu quả kinh doanh
là phản ánh trình độ sử dụng chi phí, phản ánh tiết kiệm
Tuy nhiên, theo chủ nghĩa duy vật biện chứng của Mác - Lênin thìcác sự vật, hiện tượng không ở trạng thái tình mà luôn biến đổi, vận động
Vì vậy, xem xét hiệu quả không nằm ngoài quy luật này Do đó hiệu quảsản xuất kinh doanh vừa là phạm trù cụ thể vừa là một phạm trù trìutượng, cụ thể ở chỗ trong công tác quản lý thì phải định thành các con số
để tính toán, so sánh Trừu tượng ở chỗ nó được định tính thành mức độquan trọng hoặc vai trò của nó trong lĩnh vực kinh doanh Cho nên quanđiểm thứ tư cho rằng hiệu quả kinh doanh nó bám sát mục tiêu của nềnsản xuất xã hội chủ nghĩa là không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinhthần của nhân dân lao động
Có rất nhiều các quan điểm nữa những tất cả chưa có sự thống nhấttrong quan niệm nhưng họ đều cho rằng phạm trù hiệu quả kinh doanhphản ánh mặt chất lượng của hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ lợidụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu cuối cùng Tuy nhiên cần có mộtkhái niệm tương đối đầy đủ để phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh đó
là: “Hiệu qủa sản xuất kinh doanh là phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khác sử dụng các nguồn lực trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh Nó là thước đo ngày càng trở nên quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh gía việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong từng thời kỳ”.
Doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu là doanh nghiệp trao đổibuôn bán hàng hoá vượt qua ngoài biên giới đất nước Hoạt động kinh
Trang 6doanh xuất nhập khẩu là hình thái của hoạt động sản xuất kinh doanh nóichung và nó xoay quanh hoạt động kinh doanh, nó được mở rộng vềkhông gian trao đổi hàng hoá và chủng loại hàng hoá Do vậy, bản chấtcủa hoạt động xuất nhập khẩu là bản chất của hoạt động kinh doanh.
Trong thực tế, hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu trong các doanhnghiệp xuất nhập khẩu đạt được trong các trường hợp sau (hiệu quả ở đâyhiểu đơn thuần là lợi nhuận): Kết quả tăng (kim ngạch, bán buôn, bán lẻ)nhưng chi phí giảm và kết qủa tăng chi phí tăng nhưng tốc độ tăng của kếtquả cao hơn tốc độ tăng của chi phí Hiệu quả tăng đồng nghĩa với tíchluỹ và mở rộng sản xuất kinh doanh, cho nên tăng hiệu quả là mục tiêusống còn của doanh nghiệp
3 Bản chất và phân loại hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là nâng cao năng suất lao động và tiếtkiệm lao động xã hội Các nguồn lực bị hạn chế và khan hiếm chính lànguyên nhân dẫn đến phải tiết kiệm, sử dụng triệt để và có hệu quả Đểđạt được mục tiêu trong kinh doanh phải phát huy điều kiện nội tại, hiệunăng các yếu tố sản xuất tiết kiệm mọi chi phí Nâng cao hiệu quả chính làphải đạt kết quả tối đa với chi phí nhỏ nhất
3.1 Hiệu quả kinh doanh cá biệt và hiệu quả kinh tế xã hội.
Những doanh nghiệp hoạt động thường chạy theo hiệu quả cá biệt,Nhà nước với các công cụ buộc các doanh nghiệp phải tuân theo và phảiphục vụ các lợi ích chung của toàn xã hội như phát triển sản xuất, đổi mới
cơ cấu kinh tế , tích luỹ ngoại tệ, tăng thu ngân sách có lợi ích cá biệt củadoanh nghiệp đó là lợi nhuận Tuy nhiên có thể có những doanh nghiệpkhông đảm bảo hiệu quả cá biệt nhưng nền kinh tế quốc dân vẫn thu đượchiệu quả Tình hình này doanh nghiệp chỉ có thể chấp nhận được trongngắn hạn và trong thời điểm nhất định do những nguyên nhân khách quanmang lại.Vì vậy trong kinh doanh xuất nhập khẩu doanh nghiệp phải quantâm đến cả hai loại hiệu quả, kết hợp các lợi ích, và không ngừng nângcao hiệu quả kinh doanh
Trang 73.2 Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối.
Hiệu quả tuyệt đối là hiệu quả được tính toán cho từng phương án
cụ thể sau khi đã trừ đi chi phí để thu được kết quả đó Hiệu quả tươngđối được xác định bằng cách so sánh các hiệu quả tuyệt đối của cácphương án khác nhau Mục đích của việc tính toán là so sánh mức độ hiệuquả các phương án khi thực hiện cùng một nhiệm vụ để từ đó chọn mộtcách thực hiện có hiệu quả nhất Trong thực tế để thực hiện một phương
án mà rất nhiều các phương án khác nhau so sánh đánh giá là một trongnhững công tác rất quan trọng, vai trò này thuộc về các nhà quản lý để từ
đó tạo ra hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp
3.3 Hiệu quả chi phí bộ phận và hiệu quả chi phí tổng hợp.
Hoạt động xuất nhập khẩu gắn liền với các điều kiện cụ thể như tàichính, trình độ kỹ thuật, nguồn nhân lực Do vậy, hình thành chi phí mỗidoanh nghiệp là khác nhau Nhưng thị trường chỉ chấp nhận chi phí trungbình xã hội cần thiết Trong công tác quản lý đánh giá hiệu quả xuất nhậpkhẩu không chỉ đánh giá hiệu quả chi phí tổng hợp mà còn đánh giá hiệuquả của từng loại chi phí để tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.Quan tâm đến chi phí cá biệt để từ đó có các biện pháp giảm những chiphí cá biệt không hiệu quả tạo cơ sở hoàn thiện một biện pháp tổng hợp,đồng bộ tạo tiền đề để thu được hiệu quả cao nhất
4 Một số hình thức xuất nhập khẩu thông dụng.
4.1 Xuất nhập khẩu trực tiếp.
Hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp còn gọi là hoạt động xuất nhậpkhẩu tự doanh là việc doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá
do doanh nghiệp mình sản xuất hay thu gom được cho khách hàng nướcngoài và ngược lại Hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra sau khi doanhnghiệp nghiên cứu kỹ thị trường, tính toán đầy đủ các chi phí và đảm bảotuân theo chính sách Nhà nước và luật pháp quốc tế
Đặc điểm: Doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp phải tự bỏ vốn, tựchịu mọi chi phí, chịu mọi trách nhiệm và chịu rủi ro trong kinh doanh
Trang 84.2 Xuất nhập khẩu uỷ thác.
Là hình thức xuất nhập khẩu trong đó đơn vị tham gia xuất nhậpkhẩu đóng vai trò trung gian cho một đơn vị kinh doanh khác tiến hànhđàm phán ký kết hợp đồng bán hàng hoá với đối tác bên ngoài Xuất nhậpkhẩu uỷ thác hình thành giữa một doanh nghiệp trong nước có nhu cầutham gia xuất nhập khẩu hàng hoá nhưng lại không có chức năng tham giavào hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp và phải nhờ đến một doanh nghiệp
có chức năng xuất nhập khẩu được doanh nghiệp có nhu cầu uỷ quyền.Doanh nghiệp xuất nhập khẩu trung gian này phải làm thủ tục và đượchưởng hoa hồng
Đặc điểm: Doanh nghiệp nhận uỷ quyền không phải bỏ vốn, khôngphải xin hạn ngạch mà chỉ đứng ra khiếu nại nếu có tranh chấp xảy ra
4.3 Xuất nhập khẩu hàng đổi hàng.
Là hình thức xuất khẩu gắn liền với nhập khẩu, người mua đồngthời cũng là người bán
Đặc điểm: Hình thức xuất nhập khẩu này doanh nghiệp có thể thulãi từ hai hoạt động nhập và xuất hàng hoá Tránh được rủi ro biến độngđồng ngoại tệ Trong hình thức xuất nhập khẩu hàng đổi hàng khối lượng,giá trị nên tương đương nhau thì có lợi cho doanh nghiệp khi tham gia vậnchuyển, hình thức xuất nhập khẩu này được nhà nước khuyến khích
4.4 Xuất nhập khẩu liên doanh.
Là một hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá trên cơ sở liên kết mộtcách tự nguyện giữa các doanh nghiệp (ít nhất là một doanh nghiệp cóchức năng xuất nhập khẩu) nhằm phối hợp khả năng sản xuất -> xuất nhậpkhẩu trên cơ sở các bên cùng chịu rủi ro và chia sẻ lợi nhuận
Đặc điểm: Doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu chỉ đóng gópmột phần nhất định Chi phí, thuế, trách nhiệm được phân theo tỷ lệ đónggóp thoả thuận
Còn có rất nhiều hình thức xuất nhập khẩu khác như gia công uỷthức, giao dịch tái xuất nhưng trên đây là các hình thức cơ bản nhất vàphổ biến trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu
Trang 95 Hoạt động xuất nhập khẩu trong cơ chế thị trường.
Xuất nhập khẩu là một hoạt động tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp,nâng cao đời sống cho người lao động, phát huy lợi thế so sánh, phát triểntăng trưởng của quốc gia Chính vì thế hoạt động này rất phức tạp Đểthực hiện tốt phải có sự chuẩn bị về quy chế, quản lý, tổ chức tốt thì mớithu được hiệu quả lâu dài Hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động xuấtnhập khẩu nó gắn liền với rủi ro, nếu không có sự nghiên cứu một cách kỹlưỡng Do vậy trong hoạt động xuất nhập khẩu phải được tiến hành theocác bước, các khâu và xem xét một cách kỹ lưỡng nhưng phải theo kịpbiến động và nhu cầu của thị trường trên cơ sở tuân thủ pháp luật và thông
lệ quốc tế và Nhà nước Do đó phải nắm rõ nội dung của hoạt động xuấtnhập khẩu đó là
5.1 Nghiên cứu và tiếp cận thị trường.
Nghiên cứu thị trường là dùng tổng hợp các biện pháp kỹ thuậtnghiên cứu như điều tra, tham dò, thu thập Sau đó phân tích trên cơ sởđầy đủ thông tin và từ đó đưa ra quyết định trước khi thâm nhập thịtrường Vấn đề ở đây là phải nhận biết sản phẩm xuất nhập khẩu phải phùhợp với thị trường, số lượng, phẩm chất, mẫu mã Từ đó rút ra khả năngcủa mình cung ứng mặt hàng đó Phải nhận biết được rằng chu kỳ sốngcủa sản phẩm ở giai đoạn nào (thường trải qua 4 giai đoạn: Triển khai ->tăng trưởng -> bão hoà -> suy thoái) Mỗi giai đoạn có một đặc điểmriêng mà doanh nghiệp phải biết khai thác có hiệu quả Sản xuất cũngnhư xuất nhập khẩu có rất nhiều đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực do
đó doanh nghiệp phải quan tâm đến đối thủ thù đó để ra biện pháp thờiđiểm xuất nhập khẩu sao cho phù hợp nhất Ngoài ra vấn đề tỷ giá hốiđoái cũng rất quan trọng Trong hoạt động xuất nhập khẩu nó gắn liền vớicác đồng ngoại tệ mạnh, sự biến động của các đồng tiền nó ảnh hưởng rấtlớn Do đó dự báo nắm do xu hướng biến động là vấn đề cần quan tâm.Trong các cuộc nghiên cứu cần quan tâm các nội dung như nghiên cứu vềnội dung hàng hoá, nghiên cứu về giá cả hàng hoá, thị trường hàng hoá Trên cơ sở này doanh nghiệp có các bước đi tiếp theo
Trang 105.2 Lựa chọn đối tác và lập phương án kinh doanh.
Sau khi nghiên cứu thị trường ta phải lựa chọn đối tác là lập phương
án kinh doanh Khi lựa chọn bạn hàng phải nắm đủ các thông tin như tìnhhình sản xuất kinh doanh, vốn, cơ sở vật chất, khả năng, uy tín, quan hệtrong kinh doanh Có bạn hàng tin cậy là điều kiện để thực hiện tốt cáchoạt động thương mại quốc tế Sau khi lựa chọn đối tác ta phải lậpphương án kinh doanh như giá cả, thời điểm, các biện pháp thực hiện,thuận lợi, khó khăn
5.3 Tìm hiểu nguồn hàng.
Phải tìm hiểu khả năng cung cấp hàng hoá của các đơn vị Phải chú
ý các nhân tố như thời vụ, thiên tai, các nhân tố có tính chu kỳ Vì cácnhân tố này có thể ảnh hưởng đến giá cả và sản lượng
5.5 Tổ chức thực hiện hợp đồng.
Đây là công việc phức tạp do đó các bên phải luôn luôn tuân thủ vàtôn trọng nhau cùng như luật pháp nếu là bên xuất khẩu thì phải xin giấyphép xuất khẩu, chuẩn bị hàng, kiểm tra hàng, thuê tàu lưu cước, lậpchứng từ, giải quyết khúc mắc
5.6 Thanh toán và đánh giá hiệu quả hợp đồng.
Sau khi thanh toán, kết thúc hợp đồng, nếu không xảy ra tranh chấpthì kết thúc hợp đồng và rút ra kinh nghiệm cho các hoạt động tiếp theo
II- CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU
1- Nhân tố chủ quan.
1.1 Lao động
Trong hoạt động sản xuất cũng như trong hoạt động kinh doanh
Trang 11hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Lao động ở đây là cả yếu tốchuyên môn, ý thức trách nhiệm, tinh thần lao động Chuyên môn hoálao động cũng là vấn đề cần quan tâm sử dụng đúng người đúng việc saocho phù hợp và phát huy tối đa người lao động trong công việc kinhdoanh đó là vấn đề không thể thiếu trong công tác tổ chức nhân sự Nângcao trình độ chuyên môn lao động là việc làm cần thiết và liên tục, do đặcthù là hoạt động kinh doanh đơn thuần nên người lao động phải nhanhnhạy, quyết đoán, mạo hiểm Từ việc kinh doanh, bán hàng, chào hàng,nghiên cứu thị trường đòi hỏi người lao động phải có năng lực và say
mê trong công việc
1.2 Trình độ quản lý lãnh đạo sử dụng vốn.
Đây là yếu tố thường xuyên, quan trọng nó có ý nghĩa rất lớn đếnphát huy tối đa hiệu quả trong kinh doanh Người lãnh đạo phải quản lýphải tổ chức phân công và hợp tác lao động hợp lý giữa các bộ phận, cánhân Hoạch định sử dụng vốn làm cơ sở cho việc huy động khai thác tối
đa mọi nguồn lực sẵn có, bảo toàn và phát triển vốn của các doanh nghiệpxuất nhập khẩu từ đó có các biện pháp giảm chi phí không cần thiết.Người lãnh đạo phải sắp xếp, đúng người, đúng việc, san sẻ quyền lợitrách nhiệm, khuyến khích tinh thần sáng tạo của mọi người
Sử dụng khai thác các nguồn vốn, triển khai mọi nguồn lực sẵn có
có để tổ chức lưu chuyển vốn, nghiên cứu sự biến động các đồng ngoại tệmạnh Các doanh nghiệp có nhiều vốn sẽ có ưu thế về cạnh tranh nhưng
sử dụng một cách có hiệu quả, hạn chế ít nhất đồng vốn nhàn rỗi, phát huyhiệu quả trong kinh doanh, đó mới là vấn đề cốt lõi trong sử dụng vốn
1.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật.
Cơ sở vật chất là nền tảng quan trọng các hoạt động kinh doanh Nó
có thể đem lại sức mạnh trong kinh doanh Từ nhà kho bến bãi, phươngtiện vận chuyển, thiết bị văn phòng Nhất là hệ thống này được bố tríhợp lý, thuận tiện Nó là một cái lợi vô hình, lợi thế kinh doanh Cơ sở vậtchất kỹ tuật tạo ra cho bên đối tác một sự tin tưởng, tạo ra ưu thế cạnhtranh với các đối thủ
Trang 12Còn có rất nhiều yếu tố khác dịch vụ mua bán hàng, yếu tố quản trị,nhiên liệu hàng hoá đó cũng là các yếu tố rất quan trọng, phát huy cácmặt tích cực hạn chế và giảm tiêu cực do các yếu tổ chủ quan mang lại đểphát huy tối đa hiệu quả kinh doanh đòi hỏi phải có một quá trình và bộmáy tổ chức tốt.
kinh doanh bằng nhiều biện pháp khác nhau Luôn đổi mới và thích ứng
được sự cạnh tranh mới là yếu tố cần thiết Phải luôn luôn đề ra các biệnpháp thích ứng và luôn có các biện pháp phương hướng đi trước đối thủ
là một việc làm luôn được quan tâm
2.2 Các ngành có liên quan.
Các ngành có liên quan cũng như trong lĩnh vực kinh doanh cũngđều có tác động rất lớn đều hoạt động xuất nhập khẩu Hoạt động xuấtnhập khẩu nó liên quan đến các ngành khác như ngân hàng, thông tin,vận tải, xây dựng hệ thống ngân hàng tốt giúp cho hoạt động giao dịchtiền tệ được thuận tiện, hệ thống thông tin liên lạc là yếu tố giúp các bêntrao đổi, liên lạc, đàm phán, giao dịch một cách thuận tiện hơn Các ngànhxây dựng, vận tải, kho tàng nó là vấn đề bổ sung nhưng rất cần thiết
2.3 Nhân tố về tính thời vụ, chu kỳ, thời tiết của sản xuất kinh doanh
Các hàng hoá, các nguyên liệu, việc sản xuất kinh doanh đôi khi bịảnh hưởng vởi yếu tố thời vụ, kể cả nhu cầu của khách hàng Vì vậy kếtquả kinh doanh có hiệu quả hay không là do doanh nghiệp có bắt đượctính thời vụ và có phương án kinh doanh thích hợp hay không Ví dụ như
Trang 13hàng mây tre đan xuất khẩu thì yếu tố nguyên liệu phải có thời vụ, thuxong lại phải phơi khô và nhu cầu tăng lên vào mùa hè và các nước có khíhậu nhiệt đới, khí hậu nóng.
2.4 Nhân tố giá cả.
Hầu hết các doanh nghiệp tham gia kinh doanh đều phải chất nhậngiá thị trường Giá cả thị trường biến động không theo ý muốn của cácdoanh nghiệp Do đó giá cả là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quảkinh doanh của doanh nghiệp Giá cả thông thường ảnh hưởng bao gồmgiá mua và giá bán Giá mua hàng hoá hoặc sản xuất hàng hoá để xuấtkhẩu, giá mua thấp doanh nghiệp dễ tìm kiếm thị trường, dễ tiêu thụ hànghoá, có lợi với các đối thủ cạnh tranh, giảm chi chí đầu vào Giá bán ảnhhưởng đến trực tiếp của doanh nghiệp Giá bán là giá của thị trường Dovậy doanh nghiệp không điều chỉnh được giá bán, mà phải có các chiếnlược bán hàng hợp lý mà thôi
2.5 Chính sách tài chính tiền tệ của Nhà nước
Đây là một hệ thống các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinhdoanh, hiệu quả kinh doanh Sự hỗ trợ của Nhà nước là rất lớn đôi khi nókìm hãm hoặc thúc đẩy kể cả một ngành
- Chính sách về thuế: Thuế là một nguồn thu chủ yếu của Nhà nướcnhưng nó lại là một chi phí đối với một doanh nghiệp Do đó chính sáchnày có tác dụng trực tiếp đến kết quả lợi nhuận của Công ty Các chínhsách giảm thuế, tăng thuế, miễn thuế là các chính sách nhạy cảm đối vớicác doanh nghiệp
- Chính sách về lãi suất tín dụng: Trong hoạt động kinh doanhdoanh nghiệp thiếu vốn thường phải vay tiền tại các ngân hàng, và lãi suấtngân hàng Nhà nước có thể can thiệp trực tiếp Nhà nước có thể khuyếnkhích hoặc kìm hãm đầu tư thông qua chính sách tín dụng, lãi suất Cácchính sách này ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty
- Chính sách về tỷ giá, bù giá, trợ giá: Tỷ giá ngoại tệ phản ánh mốiquan hệ tương quan về sức mua Khi có biến động mạnh Nhà nước có thể
Trang 14thả nổi hoặc can thiệp để ổn định tỷ giá thông qua các ngân hàng bằngcách bán hoặc mua ngoại tệ.
Nhà nước cũng có thể bù giá, trợ giá cho các mặt hàng để duy trì ổnđịnh sản xuất kinh doanh, như trợ giá mặt hàng cà phê hiện nay, thu mualúa cho nông dân đồng bằng sông Cửu Long Hình thức trợ giá này ảnhhưởng rất lớn đến tình hình sản xuất cũng như tình hình xuất khẩu
2.6 Các chính sách khác của Nhà nước
Trong hoạt động xuất nhập khẩu nó còn liên quan đến các chínhsách thuộc về đường lối chính trị nó ảnh hưởng đến Nước ta từ khi mởcửa với các nước bên ngoài tạo ra hàng loạt cơ họi cho các nhà đầu tư,cho hoạt động xuất nhập khẩu Trong quan hệ quốc tế Nhà nước có thể kýhiệp định tránh đánh thuế hai lần Các chính sách này có ảnh hưởng rấtlớn đến hoạt động xuất nhập khẩu, tạo ra hàng loạt cơ hội cho các hoạtđộng xuất nhập khẩu
2.7 Nhân tố pháp luật.
Bất cứ một hoạt động nào một cá nhân, tập thể, hay một tổ chức nàođều phải hoạt động theo khuôn khổ pháp luật Hoạt động xuất nhập khẩucũng vậy cũng phải tuân theo luật pháp của Nhà nước, tuân theo quy định
và luật pháp quốc tế Các quy định luật lệ này lại có thể thay đổi theo thờigian Do vậy các tác động rất lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu, hoạtđộng xuất nhập khẩu phải tuân thủ đầy đủ các quy định không được phạmluật, luôn tìm hểu luật pháp, tạo ra một nguyên tắc làm việc , đảm bảoviệc hoạt động theo luật một cách tốt nhất, đó cũng là cách phát huy hiệuquả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu
Trang 153 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu
Khi xem xét hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của mỗidoanh nghiệp cần phải dựa vào một hệ thống chỉ tiêu, các doanh nghiệpphải coi các tiêu chuẩn là mục tiêu phấn đấu Các tiêu chuẩn đạt đượcphải có ý nghĩa Chi phí sản xuất xã hội cho một đơn vị kết quả từ hoạtđộng xuất nhập khẩu phải nhỏ nhất, phải có ý nghĩa về kinh tế, chính trị
và xã hội và phải kết hợp hài hoà giữa lợi ích của doanh nghiệp, lợi ích xãhội, lợi ích kinh tế quốc dân
Tính toán, xác định hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu chính là việc so sánh giữa chi phí và kết quả
Đối với hàng hoá xuất nhập khẩu thì:
Doanh thu thuần = Tổng doanh thu - Các khoản giảm trừ Các khoản giảm trừ bao gồm: Chiết khấu, giảm giá, giá trị hàng bán
bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu
Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán
Chi phí hoạt động tài
chính
Lợi nhuận từ hoạt
động bất thường =
Các khoản thu nhậpbất thường - Chi phí bất thường
+
Lợi nhuận từhoạt động tàichính
+ Lợi nhuậnbất thường
3.1 Hiệu quả kinh doanh tổng quát.
- Hiệu quả kinh doanh tương đối:
Hiệu quả tương đối = Kết quả thu được : Chi phí bỏ ra
- Hiệu quả kinh doanh tuyệt đối:
Hiệu quả tuyệt đối = Kết quả thu được - chi phí bỏ ra
Trang 16- Lợi nhuận theo doanh thu và chi phí:
LN theo đầu tư = Tổng lợi nhuận - Tổng doanh thu
LN theo chi phí = Tổng lợi nhuận - Tổng chi phí
3.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn.
- Chỉ tiêu lợi nhuận và doanh thu theo vốn kinh doanh:
LN theo vốn kinh doanh = Tổng lợi nhuận : Vốn kinh doanh
DT theo vốn kinh doanh = Tổng doanh thu : Vốn kinh doanh
- Chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận theo vốn chủ sở hữu:
DT theo VCSH = Tổng doanh thu : VCSH
LN theo VCSH = Tổng lợi nhuận : VCSH
- Chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận theo TSCĐ:
DT theo TSCĐ = Tổng doanh thu : TSCĐ
LN theo TSCĐ = Tổng lợi nhuận : TSCĐ
3.3 Chỉ tiêu đánh giá sử dụng lao động.
- Năng suất lao động bình quân (W)
W = Tổng doanh thu : Tổng lao động
- Chỉ tiêu lợi nhuận theo lao động (PLĐ):
PLĐ = Tổng lợi nhuận : Tổng lao động
PHẦN II THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT NHẬP TẠI
CÔNG TY THIẾT BỊ VẬT TƯ DU LỊCH
I- TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY.
- Tên giao dịch quốc tế: VIETNAM NATIONAL TOURIS MATERIALS AND EQUIPMENT EXPORT - IMPORT CORPORATION.
- Tên viết tắt: MATOURIMEX.
- Trụ sở chính Công ty đặt tại: 26 Láng Hạ - Hà Nội
- Số đăng ký kinh doanh: 106279
- Ngân hàng giao dịch: Ngân hàng ngoại thương Hà Nội:
Trang 17+Tài khoản đồng Việt Nam: 01-383-052
+Tài khoản ngoại tệ: 37-110 - 052
- Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp nhà nước
1- Quá trình phát triển
Được thành lập năm 1990 theo quyết định của Bộ văn hoá - Thôngtin - Thể thao và du lịch đến nay đã trải qua hơn mười năm phát triển.Công ty là đơn vị kinh tế quốc doanh, có tư cách pháp nhân hạch toán độclập, Công ty trực thuộc Tổng cục du lịch Việt Nam và chịu sự quản lýNhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu của Bộ thương mại Công ty hoạtđộng với mục đích thông qua hoạt động xuất nhập khẩu đáp ứng yêu cầu
về mọi mặt của hàng hoá, phù hợp với nhu cầu ngành du lịch và thịtrường trong nước góp phần phát triển nền kinh tế đất nước
Từ khi thành lập đến nay Công ty đã không ngừng mở rộng, sắp xếp
tổ chức trong Công ty, chăm lo cán bộ đời sống nhân viên và đạt đượcnhiều kết quả tốt Trong những năm qua bất chấp những khó khăn dokhủng hoảng một số nền kinh tế, Công ty luôn làm ăn có lãi, đảm bảo lànơi cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho ngành du lịch và thị trường trongnước Công ty luôn đổi mới cách hình thức kinh doanh, tích cực tìm kiếmthị trường, luôn tìm cách nâng cao hiệu quả kinh doanh để tồn tại và pháttriển trong nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt hiện nay Công ty luôn đápứng đầy đủ các thiết bị vật tư đặc chủng cho ngành du lịch, cung cấp,quảng bá dịch vụ du lịch ra nước ngoài, luôn đổi mới và thích ứng trongđiều kiện còn nhiều khó khăn hiện nay Qua đó thấy rằng Công ty ra đời
là quyết định đúng đắn, luôn đáp ứng các yêu cầu của ngành và đóng gópvào nền kinh tế đất nước
2- Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty thiết bị vật tư du lịch.
2.1 Chức năng nhiệm vụ của Công ty.
Công ty là tổ chức kinh tế thực hiện chức năng kinh doanh các loạitrang thiết bị, vật tư, hàng hoá phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh vàphát triển ngành du lịch Mở rộng liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư vớicác tổ chức kinh tế trong và ngoài nước nhằm tăng thêm các mặt hàngphục vụ trong và ngoài ngành Tổ chức công tác xuất nhập khẩu và nhận
Trang 18uỷ thác của các đơn vị có liên quan trong và ngoài ngành Mở rộng cáchình thức kinh doanh tổng hợp các trang thiết bị thuộc thực phẩm côngnghệ, máy móc thiết bị dùng cho khách sạn, vật liệu xây dựng, hàng dệt,thủ công mỹ nghệ, đáp ứng đầy đủ các loại vật tư thiết bị cho khách hàngtrong và ngoài nước Các mặt hàng cụ thể đó là thu mua nông lâm hải sản,dịch vụ du lịch, mây tre đan, máy móc thiết bị (dệt, điện, sứ, vật liệu xâydựng )
2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ công tác quản lý của doanh nghiệp
mà bộ máy quản lý được sắp xếp, phân theo các phòng ban khác với cácchức năng khác nhau Giám đốc là người đứng đầu, có quyền cao nhấtchịu trách nhiệm sắp xếp tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp, chịu tráchnhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.Ngoài ra giám đốc còn trực tiếp giám sát việc thực hiện các phòng banchức năng Giúp việc cho giám đốc có một phó giám đốc, phó giám đốcđược giám đốc phân công điều hành một hoặc một số lĩnh vực công tác vàchịu trách nhiệm trước giám đốc về hoạt động và hiệu quả trong công tácđược giao
- Các phòng ban:
Ban giám đốc công ty
Chi nhánh miền Nam
Kho Ho ng àLiệt
Trang 19+ Phòng xuất nhập khẩu (phòng kinh doanh ): Hàng năm giúp giámđốc lên kế hoạch kinh doanh trước mắt và lâu dài Luôn tìm kiếm cácnguồn hàng, khảo sát thăm dò tìm hiểu thị trường, quản lý cung cấp cácmặt hàng xuất nhập khẩu cho khách hàng, là phòng luôn điều hành cáchoạt động kinh doanh hàng ngày, đảm bảo sự hiệu quả trong hoạt độngkinh doanh của Công ty
+ Phòng tổ chức hành chính: Có chức năng quản lý, tổ chức xắp xếplao động Thanh tra giải quyết các vấn đề nội bộ và bên ngoài doanhnghiệp Giải quyết các vấn đề thuộc tiền lương, tiền thưởng, các chínhsách.v.v
+ Phòng kinh tế tài chính: Tổ chức theo dõi các nghiệp vụ kế toánphát sinh một cách kịp thời, trung thực, chính xác, đầy đủ toàn bộ tài sản
và phân tích hoạt động kinh doanh Tổ chức bảo quản các tài liệu thống
kê, tổ chức kiểm tra kế toán các chi nhánh, thông tin kinh tế cho các bộphận có liên quan
Ngoài ra Công ty có 3 cửa hàng: Cửa hàng Hai Bà Trưng, cửa hàngCát Linh, chi nhánh 12A Lý Tự Trọng, thành phố Hồ Chí Minh và khoHoàng Liệt Các đơn vị đơn vị trực thuộc được Công ty cấp vốn và cónhiệm vụ bảo toàn, phát triển và sử dụng có hiệu quả vốn trong kinhdoanh
Hiệu quả kinh doanh là mối qua tâm hàng đầu của Công ty Do đó
từ trong quản lý, tổ chức, điều hành hướng về mục đích này
3- Cơ sở vật chất kỹ thuật
Là một cơ sở xuất nhập khẩu nên bộ máy, cơ sở vật chất không có
gì là đồ sộ, không có máy móc sản xuất, không có công nhân làm việc màthay vào đó là một hệ thống các cửa hàng, nhà kho, văn phòng đại diện.v.v Công ty hoạt động vì mục đích lợi nhuận nhưng ngoài ra còn phảicung cấp thiết bị theo yêu cầu của ngành du lịch Do vậy ngành nghề kinhdoanh của Công ty bao gồm.:
- Xuất nhập khẩu các mặt hàng thiết bị vật tư du lịch
- Nhận uỷ thác xuất nhập khẩu cho các mặt hàng Công ty đang kinhdoanh
Trang 20- Cung cấp các mặt hàng khác như dệt may, xây dựng đồ hộp, đồđiện, sứ.v.v
- Thu mua nông lâm sản, may tre đan, các mặt khác phục vụ khách
du lịch
- Các thiết bị của Công ty cung cấp là các thiết bị đặc chủng, không
có sản xuất ở trong nước, rất ít trên thị trường của các hàng nổi tiếng trênthế giới phục vụ các công trình khách sạn lớn và các nhà hàng trongnước Ngày nay các thiết bị này có rất nhiều đơn vị cạnh tranh mua bán
do vật Công ty gặp không ít khó khăn Nhưng Công ty luôn tìm cách mởrộng các hoạt động kinh doanh khác nhau tìm thêm thu nhập, tăng lợinhuận
4- Tình hình cung ứng vật tư và cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu của công ty.
Từ khi thành lập công ty lịch đã tiếp cận nhiều thị trường trên thếgiới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Á Nhờ có chính sách mở cửanền kinh tế của Nhà nước mà Công ty có nhiều mối quan hệ và bạn hàngvới nhiều nước trên thế giới, quan hệ và bạn hàng với nhiều nước trên thếgiới, đặc biệt là các nước cùng khu vực Do Công ty thuộc ngành du lịchnên các mặt hàng Công ty cung cấp là các khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉlớn Do đó đều phải nhập từ các hàng nổi tiếng như SONY, SAMSUNG,SOUNDCRAFT, RCF, PANASONIC Các mặt hàng nhập về được làmthủ tục hải quan và nhập kho từ đó phân đi các cửa hàng và các kháchhàng lớn Các cửa hàng của Công ty được phép lấy danh nghĩa Công ty
để giao dịch ký kết hợp đồng bán buôn, bán lẻ Do vậy các cửa hàng cóthể bằng nhiều hình thức tăng doanh thu cho cửa hàng mình để đóng gópvào Công ty và có được quỹ riêng cho mình
Bảng 1: Kết quả doanh thu 3 năm qua theo cơ cấu mặt hàng.
Đơn vị: Triệu đồng.ST
Trang 21Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu của công ty.
Đơn vị: Triệu USD
4,8951,350,450,350,15
5,210,250,470,52
Trang 225 Vải, quần áo
6 Giầy, dép, mũ, nón
7 Khác
0,870,531,536
0,760,752.433,65
0,970,8751,115
3,5180,750,30,50,80,050,30,090,728
3,950,70,350,750,90,060,320,10,77
Các thị trường chính của công ty ( Triệu USD )
5- Tình hình lao động, kế hoạch của Công ty các năm qua.
Tất cả các nhân viên trực tiếp tham gia công việc kinh doanh quản
lý của Công ty đều có kiến thức sâu rộng về chuyên môn xuất nhập khẩu.Mọi công việc liên quan tới chuyên môn đều được giải quyết nhanh chóng
đó là một thuận lợi lớn của Công ty Với cán bộ nhân viên hiện naykhoảng 63 người, trong đó có 23 người có trình độ đại học và trên đại học(chiếm 36,5%) Ngoài ra còn có một số nhân viên làm hợp đồng cho các
33%
22%
45%
Ch©u ¸ Ch©u ¢u
Ch©u Mü
vµ Ch©u óc
Nhìn v o các th à ị trường của Công
ty thể hiện qua cơ cấu biểu đồ
sau:
Trang 23chi nhánh đại lý của Công ty đều được lựa chọn một cách cẩn thận LàCông ty hoạt động kinh doanh đơn thuần nên nhân viên không nhiềunhưng những hoạt động của họ đã và đang đóng góp cho công ty là rấtlớn.
Trong các năm qua kế hoạch của Công ty là tiếp tục xuất nhập khẩucác mặt hàng phục vụ ngành du lịch và luôn phát triển các mặt hàng này
Nhận uỷ thác xuất nhập khẩu cho các ngành hàng Công ty dangkinh doanh cung cấp, lắp đặt, chuyển giao công nghệ thiết bị vật tư chocác ngành khác
- Tiếp tục tìm kiếm các mặt hàng thuộc nhóm các mặt hàng Công ty
có chức năng xuất nhập khẩu để mở rộng hoạt động kinh doanh
II- PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TY TRONG 3 NĂM QUA.
Nhìn vào doanh thu của Công ty ta thấy rằng trong hai năm 1998,
1999 có thể coi là hoàn thành kế hoạch nhưng về con số tuyệt đối là chưađạt Điều này có rất nhiều nguyên nhân, trong đó năm 1998 cuộc khủnghoảng tài chính tiền tệ khu vực ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế đấtnước cũng như khu vực Đồng Việt Nam mất giá so với đồng USD vàđồng yên Nhật do có sự điều chỉnh từ ngân hàng Nhà nước nên ảnh hưởngkết quả của Công ty Một số doanh nghiệp khác được tự do xuất nhậpkhẩu các ngành hàng của Công ty do đó Công ty mất ưu thế Bước sangnăm 1999 Nhà nước áp dụng luật thuế mới (VAT) cộng thêm những khókhăn của năm cũ Công ty dù cố gắng tháo gỡ nhưng vẫn chưa đạt kế
Trang 24hoạch Bước sáng năm 2000 bằng nhiều hình thức và biện pháp khácCông ty đã tăng doanh thu so với kế hoạch là 113% Trong các khoản tăngnày phải kể đến khoảng tăng từ hoạt động dịch vụ của Công ty Đó làCông ty tích cực nhận uỷ thác xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp, đơn
vị, tổ chức khác thu từ các hoạt động như cho thuê nhà kho, cơ sở vậtchất nhàn rỗi là khoản thu đáng kể cho Công ty Doanh thu năm 2000tăng vọt là do Công ty tăng cường xuất khẩu các mặt hàng lâm sản nhưgạo, hoa quả cho các nước như IRAC, PHILIPIN và tìm được thịtrường mới là thị trường Châu Âu với các sản phẩm đổ hộp
Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu Công ty.
Đơn vị: Triệu USD
Tỷtrọng
Trang 25Năm
Nhìn vào bảng 3 ta thấy trong ba năm qua Công ty luôn hoàn thành
và vượt kế hoạch đề ra từ 2 - 5% tốc độ tăng năm sau so với năm trước làgần 10% Điều này là kỳ tích của Công ty trong khi cuộc khủng hoảngtiền tệ vẫn còn khó khăn đến tận bây giờ nhưng Công ty đã tìm mọi cáchgiải quyết khó khăn như tích cực nhận uỷ thác xuất nhập khẩu cho cácđơn vị khác, ngoài các cửa hàng của Công ty, Công ty tích cực mở rộngthị trường bằng cách mở rộng thêm các đại lý nhỏ ở các tỉnh khác trong cảnước, nhờ đó mà kim ngạch xuất nhập khẩu và doanh thu của Công tyliên tục tăng cao
Bảng 4: Tình hình lợi nhuận Công ty.
Đơn vị: Triệu đồng Năm
Chỉ tiêu
1998 1999 2000
1 Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh 170 230 231
2 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 25,3 50,1 33,7
3 Lợi nhuận từ hoạt động bất thường 51 75 104
4 Tổng lợi nhuận trước thuế 246,3 355,1 368,7Nhìn vào bảng lợi nhuận của Công ty ta thấy rằng Công ty luôn làm
ăn có lợi nhuận, năm sau luôn cao hơn năm trước Nhưng với số lợi nhuậncủa Công ty có được không thể mở rộng kinh doanh với quy mô lớn được
Vì hoạt động xuất nhập khẩu thông thường là phải nhiều vốn Mấy trămtriệu hàng năm Công ty đã có được thành quả và nỗ lực của tập thể cán bộnhân viên Công ty và có thể khẳng định rằng Công ty làm ăn có hiệu quả
và đang trên con đường tiến đến thành công
Trang 261.3 Tình hình tài chính và nguồn vốn của Công ty.
Bảng 5: Nguồn vốn Công ty.
Đơn vị : Triệu đồng Năm
kế hoạch tài chính dài hạn, KHTC phù hợp giúp Công ty tăng lợi nhuận
Căn cứ vào số liệu bảng trên ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu liên tụctăng lên điều này là do Công ty có lợi nhuận bổ sung qua các năm Mặtkhác các khoản vay dài hạn của Công ty cũng liên tục giảm điều này phảnánh doanh nghiệp đã thanh toán nợ dài hạn của mình một phần Các khoảnvay ngắn hạn tăng lên là do hoạt động kinh doanh phải mở rộng còn thêmvốn So sánh giữa nguồn vốn tín dụng và nguồn vốn vay luôn giảm, vốnchủ sở hữu luôn tăng ta thấy khả năng tài chính năm sau luôn cao hơn cácnăm trước Nhưng ta có thể thấy rằng nguồn vốn vay Công ty quá cao, do
đó Công ty phải trả lãi nhiều Điều này ánh hưởng đến lợi nhuận và hiệuquả của Công ty
Bảng 6: Bảng cơ cấu tài sản của Công ty.
Đơn vị: Triệu đồng Năm
Chỉ tiêu
Vì hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đơn thuần nên TSCĐ Công
ty rất ít chủ yếu là thiết bị văn phòng và nhà cửa kho tàng, cửa hàng.Trong hoạt động kinh doanh Công ty đòi hỏi rất nhiều vốn kinh doanh cho
Trang 27nên Công ty luôn phải vay ngân hàng, TSLĐ của Công ty được biểu hiệnchủ yếu bằng tiền được gửi tại các ngân hàng.
1.4 Tình hình chi phí của Công ty.
Nói đến hiệu quả kinh doanh thì nó gắn liền với lợi nhuận của Công
ty về mặt hiệu quả kinh tế Lợi nhuận gắn liền với doanh thu và chi phí,giảm chi phí là mục tiêu của doanh nghiệp, giảm chi phí nó đồng nghĩavới việc tăng lợi nhuận Giảm chi phí ở đây là giảm các khoản chi phíkhông hiệu quả, các khoản chi phí lãng phí không cần thiết chứ khôngphải là giảm bằng mọi cách, giảm chi phí nhưng vẫn đảm bảo hoạt độngkinh doanh của Công ty Dưới đây là bảng cơ cấu chi phí của Công typhản ánh tình hình chi phí của Công ty qua ba năm qua của Công ty thôngqua các khoản chi chính
Bảng 7: Bảng cơ cấu chi phí của Công ty.
Đơn vị : Triệu đồng Năm
ty nộp 3,51 tỷ đồng năm 1999 nộp 4,1 tỷ đồng và năm 2000 nộp 5,52 tỷđồng
Qua phân tích các bảng có thể rút ra một bảng tổng hợp sau:
Trang 28- Lợi nhuận trước thuế Triệu đồng 246,3 355,1 368,7
- Tổng KN xuất nhập khẩu Triệu USD 7,656 8,413 9,15
- Vốn kinh doanh Triệu đồng 3.141 3.177 3.256
2- Đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty.
2.1 Hiệu quả kinh doanh tổng quát.
HQKD = Kết quả thu được
Chi phí bỏ raHQKD 1998 = 49.428,7
Từ số liệu trên ta thấy: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tương đối nócũng nói lên rằng cứ một đồng chi phí tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu
Cụ thể năm 1998 và năm 2000 là một đồng chi phí bỏ ra tạo ra 1,005
Trang 29đồng, năm 1999 một đồng chi phí tạ ra doanh thu là 1,006 đồng Hiệu quảtuyệt đối > 1 nhưng với số liệu cụ thể trên là hiệu quả chưa cao.
- Chỉ tiêu suất lợi nhuận theo doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu
49.428,7355,1+ Năm 1999 x 100 = 0,66
53.713,9
368,7+ Năm 2000 x 100 = 0,55
67.312,3Nhận xét: Nhìn vào bảng tỷ suất lợi nhuận ta có thể thấy rằng suấtlợi nhuận liên tục giảm, chứng tỏ doanh thu tăng, lợi nhuận tăng, nhưngtốc độ tăng của lợi nhuận thấp hơn mức độ tăng của doanh thu Chỉ tiêu tỷ
Trang 30suất lợi nhuận theo chi phí không ổn định chứng tỏ chi phí tăng nhưngtăng không đều.
2.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn
- Chỉ tiêu doanh thu theo đồng vốn kinh doanh
Tổng doanh thuDoanh thu vốn kinh doanh =
Vốn kinh doanh 49.677
Vốn kinh doanh 246,3
+ Năm 1998: = 0,078
3.141
355,1+ Năm 1999 : = 0,112
3.177
368,7+ Năm 2000: = 0,113
3.256
Trang 31Nhận xét: Nhìn vào số liệu trên ta có thể thấy rằng năm 2000 cứ 1đồng vốn kinh doanh tạo ra 20,79 đồng doanh thu là và tạo ra 0,113 đồnglợi nhuận là cao nhất.
- Chỉ tiêu doanh thu theo tài sản cố định
Tổng doanh thuDoanh thu theo TSCĐ =
TS cố định49.677
2.05054.087
2.75067.681
2.810
- Chỉ tiêu lợi nhuận theo vốn cố định:
Tổng lợi nhuậnLợi nhuận theo TSCĐ =
TS cố định
246,3
2.050355,1
Trang 32- Chỉ tiêu đánh giá doanh thu theo tài sản lưu động:
Tổng doanh thuDoanh thu theo TS lưu động =
Tài sản lưu động
49.677+ Năm1998: = 8,64
5.75054.087,7+ Năm 1999: = 9,17
5.90067.681+ Năm 2000: = 9,24
7.321
- Chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận theo tài sản lưu động
Tổng lợi nhuậnLợi nhuận theo TSLĐ =
Tải sản lưu động
246,3
5.750355,1
5.900368,7
7.320Nhận xét: Năm 1998 cứ một đồng tài sản lưu động tạo ra 8,64 đồngdoanh thu và 0,04 đồng lợi nhuận Năm 1999 cứ một đồng tài sản lưuđộng tạo ra 9,17 đồng doanh thu và 0,06 đồng lợi nhuận Năm 2000 cứmột đồng tài sản lưu động tạo ra 9,24 đồng doanh thu và 0,05 đồng lợinhuận, nhìn vào chỉ tiêu này tăng qua từng năm
- Chỉ tiêu đánh giá doanh thu và lợi nhuận theo vốn chủ sở hữu
Trang 33Doanh thu theo vốn chủ sở hữu =
Tổng doanh thuVốn chủ sở hữu
2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động.
- Năng suất lao động bình quân
Trang 342000 một người lao động tạo ra 1,074 tỷ đồng và 5,85 triệu đồng lợinhuận là cao nhất.
Trang 35Bảng 9: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu phản ánh HQHĐ xuất nhập
khẩu.
1 HQKD tương đối Đồng/đồng 1,005 1,006 1,005
2 HQKD tuyệt đối Triệu đồng 246,3 355,1 368,7
3 Tỷ suất lợi nhuận
theo doanh thu
Trang 36nước và cung cấp nguyên vật liệu cho người lao động Công ty luôn cóquan hệ với bạn hàng tin cậy với nước ngoài và luôn mở rộng quy môhoạt động như mở thêm nhiều hơn nữa cho khách hàng miền Nam Đặcbiệt Công ty có một cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ năng độngcao phù hợp với quy mô của Công ty là vừa và nhỏ Điều này thể hiện ởcác phòng ban chức năng Công ty, các phòng ban này hoạt động độc lập
về công việc nhiệm vụ nhưng lại phối hợp chặt chẽ với nhau trong hoạtđộng kinh doanh
Điều đó cho thấy trong ba năm qua kim ngạch xuất nhập khẩu vàtổng doanh thu của Công ty luôn tăng cao Về kim ngạch xuất nhập khẩunăm 1999 tăng 9,9% so với năm 1998 và năm 2000 tăng rất cao đó là 25%
so với năm 1999 Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng cao là do xuất nhậpkhẩu tăng, các mặt hàng kinh doanh bán chạy, tồn kho ít, các hoạt độngdịch vụ Công ty cũng tăng nhanh Bên cạnh các thành tích đó thì trong banăm qua lợi nhuận, TSCĐ, TSLĐ, vốn chủ sở hữu đều tăng phản ánh sựhoạt động kinh doanh của Công ty đang tốt Hiệu quả tương đối lớn hơnmột, nhưng với mức 1,005 - 1,006 là thấp cần phải cải thiện
3.2 Các tồn tại cần tháo gỡ.
Trong công tác hoạt động điều tra nghiên cứu thị trường Công tychưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao hiệu quả kinh doanh, công tác giaodịch hiểu biết khách hàng còn kém nguyên nhân là bộ phận tham mưu vềthị trường ở phòng kinh doanh còn rất ít, chuyên môn chưa sâu, phải thựchiện nhiều nhiệm vụ nên không có thời gian chuyên tâm vào việc nghiêncứu thị trường nhất là thị trường nước ngoài Công ty chưa có một đaidiện chính thức nào ở nước ngoài đó hàng rào ngăn chở việc nâng caonăng lực kinh doanh của Công ty Một mặt nữa đó là năng lực cạnh tranhcủa Công ty còn kém, trong khi các Công ty và đơn vị trong và ngoàinước cạnh tranh khốc liệt thì Công ty hầu như không có biện pháp gì mới
do vậy Công ty thường chỉ ký được các hợp đồng nhỏ và vừa có giá trịkhông lớn Nguyên nhân của tình trạng này là do Công ty chưa xây dựngđược một chiến lược cạnh tranh có hiệu quả, lượng vốn kinh doanh củaCông ty thì quá thấp không thể đáp ứng được của công tác Marketing,công tác xây dựng chiến lược của Công ty chưa được chú trọng, Công tychỉ chú trọng xây dựng kế hoạch hàng năm, các chiến lược dài hạn chỉ là
Trang 37mơ hồ Hơn nữa, Công ty không thể thi hành các biện pháp cạnh tranh vớichi phí cao như quảng cáo trên truyền hình, các ấn phẩm, tạp chí, Ngoài
ra trong việc huy động nguồn hàng Công ty chưa thiết lập được với các cơ
sở đơn vị sản xuất kinh doanh do thu mua hàng của Công ty phần nhiềutheo kiểu gom hàng từng hộ gia đình và chỉ hoạt động tạo nguồn hàng khi
có nhu cầu điều này dễ bị thụ động về nguồn hàng và chất lượng hànghoá
4 Nguyên nhân khách quan, chủ quan của những hạn chế và nhược điểm trên.
4.1 Những nguyên nhân khách quan.
Trong các năm qua liên tiếp xảy ra các biến cố không lấy gì làmmong đợi
4.1.1 Cuộc khủng hoảng Tài chính tiền tệ trong khu vực (1997) đãảnh hưởng đến nền kinh tế các nước châu Á trong đó có Việt Nam Nólàm cho tốc độ phát triển của các nước bị khủng hoảng có tăng trưởng âm.Các ngành thương nghiệp, công nghiệp bị đình đốn, công nhân bị sa thải,các doanh nghiệp bị phá sản và không có khả năng trả nợ Tác động của
nó tới Việt Nam rất rõ nét, tăng trưởng kinh tế bình quân năm 1997 làkhoảng 6%, năm 1998 hơn 5% Các ngành xuất nhập khẩu đã giảm mạnhbởi vì trên 70% hàng xuất khẩu của Việt Nam là xuất sang các nước Châu
Á, ASEAN Do đó, sức mua của người tiêu dùng giảm mạnh
4.1.2 Hiện tượng thiểu phát của Việt Nam năm 1998 – 1999 đã làmđiêu đứng các ngành mũi nhọn của Việt Nam như mía, đường, ngành ximăng, sắt thép Do các ngành này dự báo không chính xác, mặt khác lại
do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Châu Á, nên sản xuất ra mà không
có khách hàng mua Giá cả các mặt hàng thấp không khuyến khích ngườinhà sản xuất tiếp tục sản xuất, dẫn đến người lao động bị mất việc làm,không có thu nhập, không có tích luỹ, sức mua giảm
Công ty kinh doanh các mặt hàng thường là những mặt hàng có giátrị lớn, chỉ có gia đình có thu nhập khả mới có khả năng mua Khi thunhập của họ bị cắt giảm, khả năng chi trả cho những phương tiện sinhhoạt trên sẽ bị cắt giảm Đây là nguyên nhân gây ra doanh thu của Công
ty giảm
Trang 384.1.3 Áp dụng luật thuế giá trị gia tăng (GTGT) từ ngày 1/1/1999 đãgây ra không ít khó khăn cho việc tính toán Thực hiện luật thuế này khiếncho các doanh nghiệp nói chung và công ty vật tư thiết bị vật tư du lịchnói riêng phải nộp thuế nhiều hơn các năm gấp 1,5 – 2 lần
4.1.4 Chính sách của Nhà nước về xuất nhập khẩu đã làm cho Công
ty mất đi vị thế của mình trong lĩnh vực vật tư thiết bị du lịch bởi lẽ cácchính sách này cho phép các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu tự
do xuất nhập khẩu hàng hoá mà họ cần Điều này gây không ít khó khăncho công ty trong kinh doanh Do đó, hàng hoá nhập khẩu sẽ không tránhkhỏi hàng hoá kém phẩm chất, kém mẫu mã và cuối cùng họ bán phá giá.Mặt khác hiện tượng buôn lậu cũng diễn ra thường xuyên làm cho thịtrường thiết bị văn du lịch ngày càng lộn xộn Mặt hàng của Công ty mất
đi tính thuần chủng của mình khi có nhiều hàng hoá có mẫu mã Tăngdoanh thu, tăng hiệu quả kinh tế là mục tiêu mà công ty phải đạt đượcbằng bất cứ điều kiện nào
Tuy rằng các nhân tố 4.1.1; 4.1.2; 4.1.3 chỉ mang tính tạm thời nhưngnhững gì mà nó gây ra cho công ty trong 3 năm trên thật không nhỏ Năngxuất lao động giảm, hiệu quả sử dụng vốn giảm
Kế đó là tính cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt, ngàycàng có nhiều hãng kinh doanh cùng ngành nên Công ty phải đối phó vớinhững biện pháp mạnh, nhưng kết quả doanh thu cũng không tăng được làbao
4.2 Những nguyên nhân từ phía bên Công ty
4.2.1 Công tác khách hàng, công tác thị trường đóng một vai trò cực
kỳ quan trọng trong doanh nghiệp Nó là một trong những nhân tố quyđịnh sự tồn tại của doanh nghiệp Hiện nay tại công ty công tác này chưađược chú trọng lắm, nó chỉ biểu hiện ở mức vừa phải như quảng cáo,tuyên truyền, mở hội nghị khách hàng Công ty chưa đi sâu vào từng thịhiếu của khách hàng, từng thị trường riêng biệt Chưa có những biện phápmạnh như khuyến mãi, tiếp thị, giảm giá mà chỉ bó hẹp trong các cửahàng đại lý Đây là tác nhân gây nên sự giảm sút về doanh thu
Trang 39Nếu xét một góc độ khác, công tác khách hàng, công tác thị trườngcòn là quan tâm đến khách hàng sau khi mua tức dịch vụ khuyến mạikhác Tuy công tác này không phải là giai đoạn quá quan trọng nhưng lại
là cầu nối giữa khách hàng và Công ty ngày càng bền chặt, nhưng công ty
đã không làm được như vậy
4.2.2 Công tác tổ chức quản lý đối với Công ty và nhân sự
Trong 3 năm qua công tác quản lý và nhân sự đã bộc lộ nhiều vấn đềcần quan tâm và có những biện pháp giải quyết Những quyết định quản
lý của Công ty đối với các bộ phận bị xem nhẹ và có xu hướng thả lỏng.Đây thật sự không phải là xu hướng tốt đẹp mà Công ty tìm kiếm
Quản lý con người cũng là vấn đề cần lưu ý, mấu chốt ở đây là Công
ty nên có một chế độ đãi ngộ và khả năng thăng tiến thoả đáng chứ khôngnên coi họ là người làm công ăn lương bình thường Sự thiếu tính chủđộng, sáng tạo, không chịu tìm bạn hàng, phần lớn xuất phát từ sự thiếuquản lý và thúc đẩy động lực cho họ
Trang 40PHẦN III
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO
HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU TẠI
CÔNG TY THIẾT BỊ VẬT TƯ DU LỊCH
I MỘT SỐ GIẢI PHÁP VĨ MÔ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG CHỦ YẾU TRONG THỜI GIAN TỚI
1 Mục tiêu của hoạt động xuất nhập khẩu ở nước ta hiện nay.
Mục tiêu tổng quát trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế –
xã hội được xác định trong Đại hội Đảng lần thứ VIII là: Tăng trưởngkinh tế nhanh, kết quả cao và bền vững đi đôi với giải quyết những vấn đềbức xúc về xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, cải thiện đời sống củanhân dân, nâng cao tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế, tạo tiền đề vững chắccho bước phát triển cao hơn vào đầu thế kỷ sau Đối với hoạt động kinh tếđối ngoại là mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại Mở rộng thịtrường xuất nhập khẩu, tăng khả năng xuất khẩu các mặt hàng đã qua chếbiến sâu, tăng sức mạnh cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ Kim ngạchxuất khẩu tăng bình quân hàng năm tăng khoảng 28% (chưa kể phần xuấtkhẩu tại chỗ), nâng sức xuất khẩu bình quân đầu người năm 2000 lên hơn
200 USD, phát triển mạnh du lịch và dịch vụ thu ngoại tệ Với mục tiêunhư vậy, nhiệm vụ phải đặt ra là:
Mở rộng thị trường xuất khẩu, đối với cơ cấu và nâng cao chấtlượng hàng xuất khẩu Tăng tỷ trọng sản phẩm chế biến sâu và giảm mạnh
từ trong việc xuất khẩu hàng thô Dự kiến đầu năm 2000, sản phẩm xuấtkhẩu đã qua chế biến chiếm 80% trong đó chế biến sâu là 50% Tạo thêmmặt hàng, nhóm hàng xuất khẩu có giá trị và lớn, tăng khối lượng mặthàng đặc sản có giá trị Nhóm ngành công nghiệp nặng và khoáng sản sản