1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

UNILEVER HOÀN CHỈNH CHIEN LUOC SAN XUAT, THUE NGOAI, LOGISTIC, CHUOI CUNG UNG TOAN CAU VA VIETNAM

56 3,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 1,13 MB

Nội dung

Là một trong những công ty sản xuất hàng tiêu dùng thiết yếu có tên tuổi với lịch sử phát triển lâu đời, Unilever hiện nay có hàng trăm nhãn hàng nổi tiếng và sản phẩm của tập đoàn này c

Trang 1

GVHD: Ths Trương Thị Minh Lý Trang 1

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 2

GVHD: Ths Trương Thị Minh Lý Trang 2

MỤC LỤC

CHƯƠNG I.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ UNILEVER 6

I TRỤ SỞ CHÍNH 6

II QUY MÔ LAO ĐỘNG VÀ CHI NHÁNH 6

III MẶT HÀNG 6

IV DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN 7

V NHỮNG ĐỐI THỦ CHÍNH CỦA UNILEVER 9

VI NHỮNG ĐIỂM MẠNH VÀ YẾU CỦA UNILEVER 9

1 Điểm mạnh 9

2 Điểm yếu 9

VII SỰ CHUYỂN ĐỔI, SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI CỦA UNILEVER 10

VIII CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA UNILEVER 11

CHƯƠNG II.UNILEVER TOÀN CẦU 12

I ĐỊNH VỊ CÁC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT 12

1 Yếu tố quốc gia 12

a Môi trường kinh tế, dân số và xã hội 12

b Môi trường thương mại quốc gia: 14

c Môi trường chính trị quốc gia 14

d Môi trường văn hóa quốc gia 15

e Môi trường luật pháp quốc gia 16

2 Yếu tố sản phẩm 17

3 Yếu tố công nghệ: 19

Trang 3

GVHD: Ths Trương Thị Minh Lý Trang 3

II CHIẾN LƢỢC SẢN XUẤT QUỐC TẾ 20

1 Giai đoạn đầu thập niên 1990 20

2 Giai đoạn giữa thập niên 1990 20

3 Giai đoạn năm 2000 - nay 21

III QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU CỦA UNILEVER 22

1 Giới thiệu về chuỗi cung ứng của Unilever: 22

2 Ba dòng luân chuyển 24

3 Các thành phần của chuỗi cung ứng 25

a Hoạch định 25

b Nguồn lực 27

c Sản xuất 27

d Đóng gói 27

e Phân phối: 28

f Vận tải 28

g Nhà kho 29

4 Thuê ngoài 30

5 Quản lý tồn kho (IM) 31

a Vai trò tồn kho trong chuỗi cung ứng: 31

b Quản lý tồn kho nguyên vật liệu thô : 31

c Quản lý tồn kho bán thành phẩm : 31

d Quản lý tồn kho thành phẩm 31

IV HỆ THỐNG SẢN XUẤT TINH GỌN (LPS) 32

V VAI TRÒ CỦA CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU UNILEVER 33

Trang 4

GVHD: Ths Trương Thị Minh Lý Trang 4

CHƯƠNG III.UNILEVER VIỆT NAM 35

I GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY UNILEVER VIỆT NAM 35

II ĐỊNH VỊ CÁC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT 36

1 Nhân tố quốc gia 36

a Chính trị, pháp luật 36

b Văn hóa, xã hội 37

c Kinh tế 39

d Tự nhiên 39

2 Yếu tố công nghệ 40

3 Yếu tố sản phẩm 40

III Định vị sản xuất của Unilever 40

IV Chuỗi cung ứng của Unilever Việt Nam 42

1 Logistics 45

a Tối ưu hóa khả năng đóng hàng trong container 45

b Tối ưu hóa phương thức vận chuyển rẻ hơn 46

c Tối ưu hóa kế hoạch vận chuyển 46

2 Nhà cung cấp của Unilever 48

V Quản lý tồn kho 51

1 Quản lý tồn kho nguyên liệu thô 51

2 Quản lý tồn kho kho bán thành phẩm 51

3 Quản lý tồn kho thành phẩm 51

VI Vai trò của quản lý chuỗi cung ứng: 52

Trang 5

GVHD: Ths Trương Thị Minh Lý Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Châu Á đang chuyển mình và thay đổi Điều này có nghĩa các công ty đa quốc gia Phương Tây kinh doanh tại đây cũng phải thay đổi tư duy chiến lược của họ Trong giai đoạn chuyển tiếp của quá trình toàn cầu hóa, mọi quốc gia gần như xích lại gần nhau hơn

cả về khoảng cách lẫn ngôn ngữ Đây thực sự là cơ hội lớn nhưng cũng là thách thức cho tất cả các quốc gia và các tập đoàn, doanh nghiệp trên thế giới Nắm bắt được cơ hội này các công ty đa quốc gia trên thế giới đã ngày càng bành trướng, vương những cánh tay dài của mình đến mọi nơi trên thế giới, hòng chiếm lĩnh những thị phần béo bở nhằm đem lại những mức doanh thu khổng lồ

Cũng nằm trong tầm thế phát triển đó, Unilever đã không ngừng vươn xa, ngày càng mở rộng thị phần và tên tuổi của mình trên thế giới Là một trong những công ty sản xuất hàng tiêu dùng thiết yếu có tên tuổi với lịch sử phát triển lâu đời, Unilever hiện nay

có hàng trăm nhãn hàng nổi tiếng và sản phẩm của tập đoàn này có mặt hầu hết trên các quầy hàng của các siêu thị, chợ, cửa hàng tạp hóa trên thế giới với đầy đủ chủng loại mẫu

mã Unilever thực sự là mối đe dọa cho cá đối thủ như P&G, NESTLE’,…và các công ty tại nội địa ở các quốc gia sở tại Vì đâu Unilever đã có những bước phát triển lớn mạnh như vậy trong suốt chặng đường thăng trầm của lịch sử như vậy, phải chăng họ nắm giữ những bí quyết cho riêng mình trong quá trình chiếm lĩnh thị trường thế giới

Mong muốn hiểu hơn về một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới trên lĩnh vực sản xuất và phân phối hàng tiêu dùng này và những chiến lược sản xuất, thuê ngoài, logistic hiệu quả của Unilever Chúng em quyết định chọn đề tài : “CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT QUỐC TẾ, THUÊ NGOÀI, LOGISTICS CỦA TẬP ĐOÀN UNILEVER”

Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng với tầm hiểu biết có hạn của sinh viên nên không thể tránh khỏi những sai sót nhất định về mặc chuyên môn Vì vậy chúng em rất mong nhận được sự đóng góp chân thành từ phía cô và các bạn Chúng em chân thành cảm ơn cô Ths: Trương Thị Minh Lý – Giảng viên bộ môn Quản trị Kinh doanh quốc tế đã hướng dẫn và đóng góp hết sức tận tình về mặt chuyên môn để chúng em có thể hoàn thành đề tài này

Nhóm thực hiện

Trang 6

GVHD: Ths Trương Thị Minh Lý Trang 6

CHƯƠNG I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ UNILEVER

Trang web chính thức của Unilever : www.unilever.com

II QUY MÔ LAO ĐỘNG VÀ CHI NHÁNH

Unilever là tập đòan sản xuất hàng tiêu dùng hàng đầu thế giới với hơn 265.000 nhân viên làm việc trong hơn 500 công ty tại 90 quốc gia trên thế giới

III MẶT HÀNG

Unilever đa dạng trong các mặt hàng sản xuất và hiện có khoảng 400 nhãn hàng thuộc 14 ngành hàng trên toàn thế giới.Với vị trí là tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực phân phối và sản xuất hàng tiêu dùng Unilever đang sở hữu những thương hiệu hàng đầu thế giới về các lĩnh vực:

- Bột giặt,xà bông (mặt hàng chủ lực) với các thương hiệu: omo, viso, surf…

- Sữa tắm,dầu gội : lux, lifebuoy, dove, sunsilk,clear…

- Nước vệ sinh như :Vim, nước rửa bát sunlight…

- Kem dưỡng da, sản phẩm làm đẹp như : pond’s, hazeline…

- Các sản phẩm từ trà, chăm sóc răng miệng như : lipton, kem đánh răng close up…

Trang 7

GVHD: Ths Trương Thị Minh Lý Trang 7

- Các sản phẩm tiêu dùng nhƣ :hạt nêm knorr…

Điển hình nhƣ Vaseline đã có mặt trên 130 năm và phủ rộng trên 60 quốc gia trên toàn thế giới

IV DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN

Unilever là tập đoàn trong ngành hàng tiêu dùng nhanh đứng thứ 3 thế giới và thứ

1 tại Việt Nam Hiện tại, Unilever thế giới đƣợc chia làm 3 khu vực chính: bao gồm Americas, Western Europe and AAC (Asia, AMET, Central & Eastern Europe) Tất cả các báo cáo, số liệu thống kê của Unilever, đều so sánh 3 khu vực trên

Ví dụ:

Trang 8

GVHD: Ths Trương Thị Minh Lý Trang 8

Unilever đã báo cáo tài chính quý 4 năm 2015 doanh thu 12,884.0 triệu euro, tăng ,5% so với doanh thu của 12,094.0 triệu euro trong năm tài chính quý 4 năm 2014 Doanh thu để chăm sóc cá nhân, thực phẩm, chăm sóc tại nhà, và các phân đoạn giải khát tăng 9,0%, 3,0%, 6,2% và 7,0%, tương ứng, trong năm tài chính quý 4 năm 2015, so với doanh thu năm tài chính quý 4 năm 2014

Unilever đã báo cáo tài chính năm 2015 doanh thu của 53,272.0 triệu euro, tăng 10,0% so với doanh thu của 48,436.0 triệu euro trong Doanh thu tài chính năm 2014 của chăm sóc cá nhân, thực phẩm, chăm sóc tại nhà, và các phân đoạn giải khát đã tăng 13,2%, 4,5 %, 10,9% và 10,3%, tương ứng, trong năm tài khóa 2015 thu nhập ròng của Unilever và EPS (thu nhập trên mỗi cổ phiếu) giảm xuống còn 5,259.0 triệu euro và 1,72

Trang 9

GVHD: Ths Trương Thị Minh Lý Trang 9

euro, tương ứng, trong năm tài khóa 2015, so với 5,515.0 triệu euro và 1,79 €, tương ứng , trong năm tài chính 2014

V NHỮNG ĐỐI THỦ CHÍNH CỦA UNILEVER

Là một tập đoàn sản xuất và phân phối hàng tiêu dùng nên Unilever luôn gặp phải những đối thủ cạnh tranh của mình trên thị trường Đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Unilever là hãng Procter & Gamble, Nestlé, Kraft Foods, Mars Incorporated, Reckitt Benckiser và Henkel

VI NHỮNG ĐIỂM MẠNH VÀ YẾU CỦA UNILEVER

1 Điểm mạnh

- Có nền tài chính tương đối ổn định

- Chính sách thu hút tài năng hiệu quả

- Nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ luôn được chú trọng và đầu tư thỏa đáng

- Giá các măt hàng được chấp nhận, chất lượng cao, phục vụ tốt nhu cầu của mọi người

- Môi trường văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, có nguồn nhân lực chất lượng cao

Trang 10

GVHD: Ths Trương Thị Minh Lý Trang 10

VII SỰ CHUYỂN ĐỔI, SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI CỦA UNILEVER

William Hesketh Lever là người sáng lập ra công ti sản xuất xà phòng vào năm

1884, các mẫu xà phòng đầu tiên là Lever’s Pure Honey và Sunlight Cho tới năm 1906, Lever mua lại Vinolia – một công ty sản xuất xà phòng, năm 1910 – mua lại Hudson's – một hãng sản xuất bột giặt lớn ở Anh Còn từ 1910 đến 1915, ông mua thêm ba công ty chuyên sản xuất xà phòng Anh mà một trong số đó chính là Pears, một đối thủ chính của Unilever

Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất đã củng cố thêm vị trí của Unilever trên thị trường nội địa cũng như quốc tế Lever mở rộng mặt hàng kinh doanh của mình sang lĩnh vực sản xuất bơ thực vật (margarin)

Mặc dù margarin được phát minh tại Pháp song những nhà máy sản xuất loại bơ thực vật đầu tiên trên thế giới lại được người Hà Lan xây dựng vào thập niên 70 – 80 của thế kỷ trước

Hai trong số những nhà máy lớn nhất ở Hà Lan chính là Jurgens và Van Van den Berg Đối tượng chính sử dụng loại bơ rẻ tiền này chính là tầng lớp công nhân lao động Ban đầu, các công ty Hà Lan sử dụng mỡ động vật để sản xuất ra margarin Nhưng vào đầu thế kỷ 20, giá nguyên liệu này tăng cao khiến cho các nhà sản xuất phải tính đến biện pháp tìm nguyên liệu khác rẻ hơn thay thế - mỡ thực vật Margarin bắt đầu được chế tạo từ dầu dừa, dầu cọ, dầu đậu phộng…

Các nhà sản xuất margarin tại Hà Lan đã thống nhất với nhau để không xảy ra cạnh tranh giữa các hãng Tuy nhiên, thỏa thuận mà họ đưa ra không mấy tỏ ra hiệu quả, dẫn đến việc hình thành một liên minh bơ - Margarine Union, vào năm 1927 giữa Jurgens

và Van den Berg để kiểm soát toàn bộ thị trường bơ tại Châu Âu

Sau đó, Margarine Union bắt đàm phán với Lever Brothers về khả năng sáp nhập giữa các bên nhằm tạo ảnh hưởng với thị trường châu Âu Tuy nhiên, ngay lúc này, đề nghị đó đã không được thực hiện

Trang 11

GVHD: Ths Trương Thị Minh Lý Trang 11

Cho đến tháng Giêng 1930, sự hợp nhất giữa Margarine Union và Lever Brothers mới được thực hiện Một liên minh mới Anh-Hà Lan có tên là Unilever đã ra đời Để tránh hệ thống đánh thuế kép, liên minh này quyết định tách thành hai công ty: Unilever PLC có trụ sở tại Anh và Unilever NV đóng trụ sở tại Hà Lan Và dù hai công ty này có

cơ cấu hoạt động gần như độc lập, song Unilever vẫn như một thục thể thống nhất Cổ đông của Unilever, dù ở Anh hay Hà Lan cũng đều nhận được một mức cổ tức như nhau

VIII CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA UNILEVER

1885 – 1899: Cải tiến SP theo xu hướng của thế kỉ 19

1990 – 1909: Chú trọng mới vào các nguồn nguyên liệu thô

1910 – 1919: Thập kỉ của những thay đổi

1920 - 1929: Unilever được thành lập

1930 - 1939: Vượt qua những thách thức

1940 - 1949: Tập trung vào những nhu cầu địa phương

1950 - 1959: Bùng nổ tiêu dùng thời hậu chiến

1960 – 1969: Giai đoạn phát triển

1970 – 1979: Đa dạng hóa trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt

1980 – 1898: Tập trung vào những giá trị cốt lõi

1990-1999: Tái cấu trúc và củng cố

2000 nay: Cuộc sống bền vững

Trang 12

GVHD: Ths Trương Thị Minh Lý Trang 12

CHƯƠNG II UNILEVER TOÀN CẦU

I ĐỊNH VỊ CÁC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT

Mục tiêu của Tập đoàn Unilever : Tối ưu hóa công tác quản lý và sản xuất để giảm giá thành sản phẩm và gắn liền với vấn đề bảo vệ, cải thiện môi trường Tuy nhiên, tại mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, Unilver sẽ đánh giá và hướng mục tiêu sản xuất dựa vào các nhân tố sau để quyết định chiến lược của mình

1 Yếu tố quốc gia

a Môi trường kinh tế, dân số và xã hội

Mỗi quốc gia được cấu thành bởi các thể chế, hiệp định, và các hệ thống quốc tế tác động đến dòng vận động của thương mại, đầu tư và bí quyết sản xuất chéo qua các biên giới quốc gia và cũng ảnh hưởng đến các điều kiện thị trường trong từng quốc gia riêng biệt Việc thu thập và phân tích dữ liệu liên quan đến các nhân tố khác nhau của môi trường hoạt động có tầm quan trọng cơ bản trong phát triển các chiến lược sản xuất cho các thị trường quốc tế của các công ty đa quốc gia như Unilever

Đối với mỗi quốc gia thuộc từng vùng lãnh thổ tốc độ tăng trưởng, lạm phát, thất nghiệp, … khác nhau Unilever đã đưa ra nhận định và phát triển chiến lược sản xuất tại các quốc gia một cách hiệu quả và có nghiên cứu sâu Tại quê hương của tập đoàn này, Anh và Hà Lan, nền kinh tế phát triển, họ tập trung vào việc sản xuất dòng sản phẩm cao cấp, chất lượng được đặt lên hàng đầu, các nước đang phát triển như Việt Nam, Philippines, Brazil,… Unlilever chú ý đến việc chi tiêu giá rẻ, nên chiến lược sản xuất tập trung vào sản xuất sản phẩm với giá thành cạnh tranh đáp ứng đủ chi tiêu

Ví dụ điển hình như Brazil là quốc gia lớn nhất ở Mỹ Latinh về dân số, diện tích và

cả nền kinh tế của nó.Nền kinh tế của đất nước Brazil lớn thứ mười trên thế giới trong khi dân số đã vượt quá 184 triệu người, lớn thứ năm Bất chấp sự giàu có về tài nguyên và tăng trưởng kinh tế gần đây, các vấn đề đói nghèo và bất bình đẳng vẫn tồn tại Với chỉ

số Gini 0,57, đất nước được coi là một điển hình toàn cầu về sự bất bình đẳng và bao

Trang 13

GVHD: Ths Trương Thị Minh Lý Trang 13

gồm tỷ lệ lớn nhất của người nghèo tại Châu Mỹ La Tinh Trong năm 2007, GDP của Brazil tăng 5,4% so với 3,7% trong năm trước và lên tới 2,3 nghìn tỷ R $, trong đó nông nghiệp đóng góp 5,3% Brazil bao gồm 26 tiểu bang và 5.564 thành phố lớn nhỏ.Unilever vào thị trường Brazil vào năm 1930 và từ đó đã duy trì hoạt động liên tục tại thị trường này vớ chiến lược sản xuất dựa vào nguồn tài nguyên dồi dào, sẵn có của Brazil, chi phí nhân công rẻ, Unilever đã tạo ra dòng sản phẩm theo công nghệ giá rẻ nhưng vẫn đảm bảo về chất lượng Hiện tại, Unilever Brazil có trụ sở tại thành phố Saul Paulo Trong năm 2016, Unilever đã có hơn 12.231 người làm việc trong mười hai nhà máy trên bốn tiểu bang của Brazil Lợi nhuận hoạt động R $ 9,5 tỷ đồng, đạt doanh số đứng hàng thứ 3 sau Unilever hoạt động tại Hoa Kỳ và Anh

Tuy nhiên, giữa hai vùng Bắc và Nam Brazil có sự phát triển không đồng đều về kinh tế và trình độ giáo dục Người dân miền Bắc gần như có thu nhập trung bình chỉ

bằng một phần ba so với thu nhập trung bình của người dân phía Nam (được thể hiện rõ trong hình vẽ ) Unilever Brazil đã bắt đầu dây chuyền sản xuất cho sản phẩm giặt tẩy dành cho người có thu nhập thấp (1997– 2007)

Trang 14

GVHD: Ths Trương Thị Minh Lý Trang 14

Hay tình hình lạm phát cao thì việc phát triển tại thị trường đó cũng trở nên vô nghĩa, Mặc dù có một "kho vũ khí" sản phẩm hùng hậu nhưng bộ máy của Unilever hiện nay khá nặng nề và phức tạp Người tiền nhiệm Polman đã bắt đầu quá trình tái cấu trúc, thu gọn tập đoàn khổng lồ này, mang đế chế này về quê hương (Anh và Hà Lan), nhưng việc này không hề đơn giản bởi sự suy thoái tài chính toàn cầu Bất kỳ nền kinh tế nào và bất cứ nơi nào trên thế giới cũng phải kiểm soát lạm phát, và nếu muốn có được sự thịnh vượng lâu dài phải kiểm soát được tốc độ lạm phát Tuy nhiên, đó là một nhiệm vụ bị chi phối bởi nhiều yếu tố bao gồm tỷ giá hối đoái, chi phí đầu vào và chi phí nhân công.Ví

dụ, Trung Quốc đang chịu ảnh hưởng của lạm phát, chi phí đầu vào của một số nguyên vật liệu đã tăng gấp đôi, vì thế những chi phí này phần nào khách hàng phải gánh chịu, nhưng lại một lần nữa Unilever lại cố gắng giảm thiểu sự ảnh hưởng đó, ít nhất là lên sản phẩm của mình Điều này cũng là để nâng cao vị trí cạnh tranh của công ty

Không có một công ty nào như Unilever hay cả những đối thủ của Unilever phải gánh chịu tất cả chi phí từ việc tăng giá xăng, nguyên vật liệu đầu vào và nhân công, mà không tăng giá bán sản phẩm cả Nếu điều đó xảy ra trong dài hạn sẽ đánh bật Unilever ra khỏi ngành kinh doanh, vì thế họ cố giảm nhẹ điều đó bằng cách tăng giá, nhưng tăng ở mức ít nhất có thể

b Môi trường thương mại quốc gia:

Các quốc gia thường bảo hộ nền sản xuất nước nhà theo 3 loại rào cản: Thuế quan, Hạn nghạch, Hàng rào phi thuế quan Những chính sách bảo hộ cho quốc gia sở tại này cũng là một điểm hạn chế và khó khăn cho Unilever khi quyết định đầu tư và mở rộng thị trường kinh doanh tại quốc gia đó

c Môi trường chính trị quốc gia

Môi trường chính trị của một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn hoạt động kinh doanh của công ty nước ngoài tại quốc gia đó Do vậy trước khi triển khai các hoạt động trên thị trường của một quốc gia mới, công ty cần phải xem xét tới các yếu tố cơ bản của môi trường chính trị quốc gia đó bao gồm:

Trang 15

GVHD: Ths Trương Thị Minh Lý Trang 15

- Hệ tư tưởng và khuynh hướng chính trị: quốc gia đó có hệ tư tưởng độc đoán hay dân chủ? Tồn tại chế độ đơn đảng hay đa đảng?

- Chủ nghĩa dân tộc

- Sự can thiệp của chính phủ

- Sự ổn định chính trị

Trước khi đưa ra quyết định thâm nhập và đầu tư tại một quốc gia nào đó, các yếu

tố về chính trị nêu trên cũng là một nỗi quan ngại đối với các công ty đa quốc gia như Unilever Một quốc gia ổn định về mặt chính trị, xã hội sẽ làm nền tảng vững chắc cho việc đầu tư và phát triển lâu dài của Unilever vì sự an toàn mà quốc gia đó mang lại

d Môi trường văn hóa quốc gia

Văn hóa là một trông những nhân tố có ảnh hưởng, tác động lớn nhất đến hoạt động kinh doanh quốc tế.Văn hóa tác động đến tư tưởng tiêu dùng của người dân mỗi quốc gia Thị trường có chấp nhận sản phẩm hay sản phẩm có được ưa thích phu thuộc chủ yếu vào văn hóa

Ví dụ như chủ nghĩa dân tộc tại Ấn Độ: Unliver lên kế hoạch sản xuất dòng sản phẩm làm trắng da Fair and Lovely Xâm nhập vào thị trường quốc tế năm 1988, đến nay, Fair and Lovely đã trở thành nhãn hiệu kem dưỡng sáng da có doanh số bán cao nhất trên thế giới, với hơn 30 nước, bao gồm các nước có cư dân sở hữu làn da sẫm màu (dark skin) tại châu Á, châu Phi, đơn cử là tại Ấn Độ, Srilanka, Malaysia , Ai Cập và trong đó, thị trường thành công nhất và cũng thách thức nhất chính là thị trường Ấn Độ - nơi xuất

xứ của nhãn hiệu này

Sử dụng thông điệp chung cho toàn bộ các thị trường của mình, Fair and Lovely luôn đánh vào những vấn đề thuộc gia đình, hôn nhân, thu nhập, địa vị, và đặc biệt luôn nhấn mạnh sự chuyển biến màu sắc từ sẫm màu thành trắng hơn song song với việc trở nên hạnh phúc hơn Điều này thực sự đã gây ra một làn sóng chỉ trích về việc thiếu tôn trọng hình ảnh của người phụ nữ truyền thống, cổ vũ sự Tây hóa, và làm gia tăng thêm sự

Trang 16

GVHD: Ths Trương Thị Minh Lý Trang 16

phân biệt nam – nữ, giữa phụ nữ da sáng và da sậm ngay trong xã hội Ấn Độ Đỉnh điểm

là việc cấm trình chiếu 2 mẫu quảng cáo của Fair and Lovely tại Ấn Độ, Ravi Shankar Prasad, bộ trưởng bộ thông tin và truyền thông Ấn Độ đã nói, “chúng tôi sẽ không cho phép những dạng quảng cáo như vậy được lên sóng” (Luce and Merchant, 2003)

“Unilever không thể nhận được hỗ trợ, bởi những quảng cáo của họ đang hạ thấp hình ảnh

và sự phát triển của phụ nữ Ấn Độ” (Doctor and Narayanswamy, 2003) Làn sóng này cũng lan sang các nước lân cận, như tại Malaysia, “Chúng tôi sẽ kiểm soát gắt gao những loại hình quảng cáo như vậy”, Senator Jaya Partiban, President of the national women‟s wing of the Malaysian Indian Congress (Prystay, 2002), Đây là bài học đắt giá cho Unilever khi không xem xét cụ thể yếu tố văn hóa của một thị trường mới

e Môi trường luật pháp quốc gia

Bao gồm 2 môi trường

- Môi trường luật pháp nước chủ nhà: công ty cần quan tâm yếu tố luật pháp nào tác động trực tiếp đến các hoạt động của mình, yếu tố luật pháp nào tác động gián tiếp Và một số các yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh nước ngoài của công ty: Luật chống độc quyền, Điều tiết thương mại và đầu tư ra nước ngoài, Điều tiết về quản lý công ty ở nước ngoài: liên quan đến nghĩa vụ

về thuế đóng cho nhà nước

- Môi trường luật pháp nước sở tại: hệ thống luật pháp của các quốc gia rất

đa dạng, phức tạp và gây khó khăn cho công ty kinh doanh quốc tế như Unilever Do đó, Unilever cần hiểu biết và tuân thủ các luật lệ có liên quan tới thị trường sở tại như: Luật hải quan: quy định các thủ tục giấy tờ hải quan cần thiết, Luật về an toàn vệ sinh- thực phẩm, Luật tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, Luật nhãn mác, Luật doanh nghiệp, Hệ thống luật pháp nước sở tại: thường luật, dân luật hay giáo luật

Trang 17

GVHD: Ths Trương Thị Minh Lý Trang 17

2 Yếu tố sản phẩm

Với mục đích cắt giảm chi phí, Unilever đã tiến hành cải tổ các thương hiệu đang

có Từ 1600, hãng đã bán đi 1200 thương hiệu của mình và chỉ giữ lại những thương hiệu thực sự mang lại lợi nhuận – những thương hiệu giữ vị trí thứ nhất hoặc thứ hai trong dòng sản phẩm nhất định nào đó

Ngoài ra, hãng còn thực hiện những giao dịch có lợi như mua lại nhà máy sản xuất các loại sản phẩm giúp giảm cân Slimfast, công ty Bestfoods – chủ nhân của súp Knorr, hay bán đi phần tài sản đã không còn sinh lợi như sản phẩm nước hoa cho hãng Coty Inc.,

Mỹ Tuy nhiên, những động thái này không cứu được tập đoàn, cũng như không giúp gì được cho Fitzerald và Burgmans Năm 2004, cả hai đều phải từ nhiệm Nhà lãnh đạo duy nhất được bầu lên đã đi đến kết luận là thất bại không phải do sự thiếu hoàn thiện của bộ máy điều hành, quản lý, mà nằm ở chỗ sản phẩm đã không còn được người tiêu dùng quan tâm

Tập đoàn Unilever đã:

- Tiến hành nhiều nghiên cứu thị trường và phát hiện ra rằng, nhóm sản phẩm dinh dưỡng, hay thực phẩm bổ sung vitamin, thảo dược, trái cây và các yếu tố giúp giảm cân… đang trên đà tăng trưởng mạnh

- Tung ra nhiều sản phẩm hoàn toàn mới: nước ép trái cây, rau củ dưới cái tên Knorr Vie, thực phẩm ít chất béo Becel… - Lên kế hoạch đưa vào các thương hiệu sẵn có khái niệm “được bổ sung các yếu tố nâng cao sức đề kháng”

- Đặt nhiệm vụ đuổi kịp Nestle và Procter&Gabler trên thị trường Châu Âu Unilever đã chậm chân hơn các đối thủ cạnh tranh khi đặt cược vào các thực phẩm dinh dưỡng, nhưng lại là doanh nghiệp đầu tiên nghĩ tới việc đưa những yếu tố có lợi cho sức khỏe vào tất cả các sản phẩm của mình Tuy nhiên, khi Unilever hướng đến khái niệm Vitality (sức sống) như sự mở đầu cho dòng sản phẩm có lợi cho sức khỏe, thì trên thị trường đã có rất nhiều công ty đi trước

Trang 18

GVHD: Ths Trương Thị Minh Lý Trang 18

trong việc “lành mạnh hóa” sản phẩm của mình Ví dụ Danone, công ty sữa chua của Pháp, đã kịp lồng ghép thông điệp này vào tất cả các nhãn hiệu sữa của mình, hay Nestle với nước uống tinh khiết Nestle Pure Life và bữa điểm tâm Nestle Fitness, hoặc Procter&Gamble với dầu gội dưỡng tóc bằng thảo dược Herbal Essence Để vượt qua đối thủ cạnh tranh, Unilever phải đưa ra được điều gì đó làm người tiêu dùng thực sự quan tâm, thích thú Một số người cho rằng ý tưởng về Vitality không có gì xuất sắc, nhưng “bạn hãy thử nhìn xem, các thương hiệu lớn khác cũng đã chiếm được thị trường đó thôi” Ở đây, lãnh đạo của Unilever muốn nói đến việc các đối thủ đi trước chỉ bổ sung “sức khỏe” vào một vài sản phẩm nào đó của họ Còn Unilever vẫn bước tiếp con đường này và yếu tố Vitality sẽ trở thành “con át chủ bài” trong toàn bộ 400 thương hiệu hiện nay của tập đoàn

- Trên thế giới chúng ta vẫn thường bắt gặp không ít ví dụ về việc khai thác toàn

bộ thương hiệu, nghĩa là dưới “tán che” của thương hiệu chính sẽ là một số thương hiệu con Ý tưởng này cũng được Unilever sử dụng Nhưng trong tham vọng tập hợp dưới một cái tên nhiều loại sản phẩm quá khác biệt nhau luôn ẩn chứa nhiều nguy cơ Các thương hiệu có thể sẽ bị “xào xáo” lại, và đây là nguyên nhân khiến công ty đánh mất khách hàng trung thành, trong khi không thể lôi kéo thêm khách hàng mới Unilever sẽ ưu tiên giải quyết nhiệm vụ mới

ở Tây Âu, thị trường truyền thống của mình, còn các thị trường đang phát triển

sẽ đón nhận các giải pháp đó muộn hơn một chút Nga, Ucraina và Belarus là những điểm sáng trong bản báo cáo của tập đoàn hàng năm Chỉ tính riêng năm ngoái, doanh số bán hàng ở các nước này tăng 23% Có lẽ chính vì tốc độ tăng trưởng ấn tượng đó mà Unilever không vội vàng thay đổi sản phẩm ở khu vực này

Trang 19

GVHD: Ths Trương Thị Minh Lý Trang 19

3 Yếu tố công nghệ:

Unilever đã ứng dụng duy nhất một hệ thống quản trị ERP và đồng nhất ứng dụng các quy trình chuẩn trên toàn cầu, đồng nhất quy trình từ mua hàng, quản lý kho, bán hàng, tài chính kế toán,… và tất cả các quốc gia đều ứng dụng đúng quy trình chuẩn (Best Practices), chứ không phải từng quốc gia có các quy trình đặc thù và xây dựng quy trình đặc thù riêng cho từng quốc gia và phụ thuộc vào người quản trị, điều hành và tác nghiệp

Unilever luôn tập trung đổi mới, cải tiến công nghệ nhằm giảm thiểu chi phí và bảo

vệ môi trường sinh thái như

Đối với định hướng phát triển sản xuất hướng đến môi trường thân thiện, Unilever

sử dụng chất thải từ quá trình sản xuất Marmite (loại sốt ăn kèm bánh mì) để cung cấp năng lượng cho nhà máy hoạt động Marmite, sản phẩm được sản xuất tại Burton, Vương quốc Anh của Unilever, mỗi năm thải ra dư lượng chất thải khoảng 18.000 tấn/năm, và Unilever cần làm sạch chất thải ra khỏi đường ống để ngăn cản chúng làm tắc nghẽn và giữ vệ sinh Unilever đã phân hủy dư lượng chất thải thành chất kỵ khí, cung cấp mêtan, sau đó đốt để tạo ra năng lượng vận hành ngược lại hệ thống sản xuất Marmite

Hiện nay, Unilever đã đầu tư vào các dự án tái chế nước thải tại bốn địa điểm của tập đoàn ở Nam Á Tại các điểm sản xuất Ấn Độ, Unilever đang sử dụng nước mưa cho các tiện ích như tháp làm mát, nồi hơi, quy trình sản xuất (sau xử lý) và xả nước nhà vệ sinh Trọng tâm của Unilever bây giờ sẽ được chú trọng hơn đến các nhà máy tại các địa điểm khan hiếm nước

Song song với đó, Unilever cũng ứng dụng nhiều phần mềm lập kế hoạch và thực thi chuỗi cung ứng khác nhau trong nhóm ngành thực phẩm và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp Công ty này cần một nền tảng công nghệ chung có thể dễ dàng kết hợp với hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp SAP của mình Mục tiêu chính là tập trung hóa việc vận chuyển và thu mua hàng, đồng thời kiểm soát được trên hệ thống toàn bộ chuyển động xuyên suốt chuỗi cung ứng

Trang 20

GVHD: Ths Trương Thị Minh Lý Trang 20

II CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT QUỐC TẾ

1 Giai đoạn đầu thập niên 1990

Trước đây, Unilever được tổ chức theo cấu trúc phân tán(decentralized basis) Mỗi công ty con ở mỗi thị trường đảm nhiệm luôn việc sản xuất, tiếp thị, kinh doanh, và phân phối sản phẩm tại thị trường đó Chẳng hạn, tại Tây Âu, công ty có 17 công ty con vào đầu thập niên 1990, mỗi công ty con tập trung phát triển một thị trường quốc gia khác nhau Mỗi công ty là một trung tâm lợi nhuận và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình Mô hình phân tán được xem như một nguồn sức mạnh Cấu trúc này cho phép các nhà quản lý tung ra những sản phẩm và chiến lược tiếp thị phù hợp với thị hiếu và sở thích địa phương, điều chỉnh chiến lược bán hàng và phân phối phù hợp với hệ thống bán lẻ tại mỗi thị trường Để thúc đẩy quá trình địa phương hóa, Unilever tuyển dụng những nhà quản lý bản địa để điều hành các chi nhánh địa phương; công ty con ở Mỹ (Lever Brothers) được quản lý bởi người Mỹ, công ty con ở Ấn Độ được quản

lý bởi người Ấn Độ…

2 Giai đoạn giữa thập niên 1990

Cấu trúc phân tán ngày càng tụt hậu với môi trường cạnh tranh đang thay đổi nhanh chóng Các đối thủ cạnh tranh toàn cầu của Unilever gồm Nestlé (Thụy sĩ)và Proter & Gamble(Mỹ), đang thành công hơn Unilever ở một số điểm: xây dựng những thương hiệu toàn cầu, giảm chi phí tổ chức nhờ tập trung các hoạt động sản xuất tại một số địa điểm,

và tung ra sản phẩm cùng lúc tại một số thị trường quốc gia Cấu trúc phân tán của Unilever gây khó khăn cho việc xây dựng những thương hiệu toàn cầu hay khu vực Nó dẫn đến nhiều sự trùng lắp, đặc biệt trong sản xuất - không có được hiệu quả kinh tế theo quy mô và một cấu trúc chi phí cao Unilever cũng nhận thấy mình đang tụt lại sau các đối thủ trong cuộc chạy đua tung những sản phẩm mới ra thị trường Chẳng hạn, ở Châu

Âu, trong khi Nestlé và Procter & Gamble đã tung sản phẩm ra toàn thị trường Châu Âu, Unilever phải mất 4 đến 5 năm để thuyết phục 17 công ty con của mình ở Châu Âu chấp nhận dòng sản phẩm mới Unilever bắt đầu thay đổi toàn bộ vào giữa thập niên 1990

Trang 21

GVHD: Ths Trương Thị Minh Lý Trang 21

Năm 1996, công ty áp dụng cấu trúc dựa trên các nhóm kinh doanh theo từng khu vực địa lý (new structure based on regional business groups) Trong đó mỗi khu vực bao gồm các nhóm sản phẩm riêng biệt Chẳng hạn, khu vực Châu Âu bao gồm các nhóm sản phẩm bột giặt, nhóm sản phẩm kem, nhóm thực phẩm đông lạnh… Mỗi khu vực và nhóm sản phẩm phối hợp hoạt động của các công ty con ở các quốc gia trong vùng để giảm chi phí kinh doanh và đẩy nhanh tốc độ phát triển, tung ra sản phẩm mới Chẳng hạn, Lever Châu Âu được thành lập để hợp nhất hoạt động của nhóm sản phẩm bột giặt, 17 công ty con ở Châu Âu báo cáo trực tiếp cho Lever Châu Âu Lever Châu Âu tập trung sản xuất bột giặt tại một vài địa điểm chủ chốt ở Châu Âu để cắt giảm chi phí và đẩy nhanh tốc độ

ra mắt sản phẩm mới Để làm được điều này đòi hỏi sự đánh đổi, 17 công ty con ở Châu

Âu đã hi sinh sự tự do trong việc quản lý thị trường của riêng mình để đổi lấy việc phát triển một chiến lược hợp nhất toàn Châu Âu

- Số lượng nhà máy sản xuất xà bông ở Châu Âu được cắt giảm từ 10 xuống còn

2, và một số sản phẩm mới chỉ được sản xuất tại một địa điểm

- Kích thước sản phẩm và bao bì đóng gói được đồng nhất để cắt giảm chi phí thu mua và phù hợp với việc quảng cáo toàn Châu Âu

Bằng những bước đi này, Unilever ước tính đã tiết kiệm được 400 triệu USD/năm trong hoạt động kinh doanh sản phẩm bột giặt của mình tại châu Âu

3 Giai đoạn năm 2000 - nay

Unilever vẫn thấy mình tăng trưởng chậm hơn các đối thủ cạnh tranh, vì vậy công

ty lại thực hiện tái cấu trúc Lần này, mục tiêu là cắt bớt số lượng nhãn hàng mà Unilever đang kinh doanh từ 1.600 xuống còn 400 trên qui mô toàn cầu hoặc khu vực Để tập trung cho chiến lược mới này, công ty lên kế hoạch giảm số lượng nhà máy từ 380 xuống còn

280 vào năm 2004 Công ty cũng thiết lập một cơ cấu tổ chức mới chỉ dựa trên hai nhóm sản phẩm toàn cầu là nhóm hàng thực phẩm và nhóm hàng chăm sóc cá nhân và gia đình Mỗi nhóm sản phẩm được chia thành các khu vực địa lý tập trung phát triển, sản xuất và tiếp thị cho nhóm sản phẩm đó Chẳng hạn, Unilever Châu Âu nhóm hàng thực

Trang 22

GVHD: Ths Trương Thị Minh Lý Trang 22

phẩm(Unilever Bestfoods Europe), có trụ sở chính tại Rotterdam, tập trung kinh doanh các nhãn hàng thực phẩm ở thị trường Tây và Đông Âu, tương tự như vậy cho Unilever Châu Âu nhóm hàng chăm sóc cá nhân và gia đình Một mô hình cấu trúc tương tự được tìm thấy ở Bắc Mỹ, Châu Mỹ La tinh, và Châu Á Vì vậy, Bestfoods Bắc Mỹ, trụ sở chính

ở New Jersey, giống như Bestfoods Châu Âu, nhưng giữa các khu vực trong cùng nhóm sản phẩm vẫn có sự khác biệt, nhiều nhãn hàng thực phẩm của Unilever ở khu vực Bắc

Mỹ khác biệt so với ở khu vực Châu Âu

III QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU CỦA UNILEVER

1 Giới thiệu về chuỗi cung ứng của Unilever:

Chuỗi cung ứng của Unilever không thể tách rời khỏi chiến lược chung của công

ty, và phải được phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa các phòng ban chức năng khác nhau nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng tạo ra lợi thế cạnh tranh cho công ty, mang về lợi nhuận cao nhất

Bên dưới là mô hình quản tri chiến lược của công ty, trong đó có thể thấy rằng vai trò chủ lực của chuỗi cung ứng trong việc triển khai và thực hiện các ý đồ chiến lược của công ty

Một trung tâm mua toàn cầu tại Singapore quản lý các nguồn cung ứng chiến lược cho các hoạt động của Unilever tại Châu Á, Châu Phi, Trung và Đông Âu bao gồm việc lựa chọn các nhà cung ứng và kí kết hợp đồng Các văn phòng quốc gia chịu trách nhiệm

về hoạt động mua bán, ví dụ như hoạt động của nhà thầu và đảm bảo các điều khoản của hợp đồng được tuân thủ Các văn phòng quốc gia (trong đó có Việt Nam) không ra quyết định về việc lựa chọn nhà cung ứng ngoại trừ khi được trung tâm mua giao quyền Hợp đồng của Unilever đầu tiên được dựa trên các đặc tính kĩ thuật, được tiêu chuẩn hóa qua một hệ thống giải pháp doanh nghiệp do IBM và ACCENTURE hợp tác phát triển

Trang 23

GVHD: Ths Trương Thị Minh Lý Trang 23

Mô hình các thành phần trong chuỗi cung ứng

Các hoạt động chính của Unilever đƣợc tổng hợp bao gồm:

Vị trí trong chuỗi giá trị Hoạt động Lƣợng và vị trí của giá

trị gia tăng Hậu cần nội bộ, việc giao

nhận, nhập kho, tồn trữ

nguyên liệu để sản xuất

Chính sách tự cung cấp của Unilever

Sự đa dạng của các nhà cung ứng

Cao: Khả năng tự cung ứng mạnh

Cao: Các nhà cung ứng

có một sự trung thành nhờ đƣợc đối xử sòng phẳng

Hoạt động: Khả năng sản

xuất của Unilever

Thực phẩm Sản phẩm chăm sóc hộ gia đình và cá nhân

Trung bình: Sản phẩm của Unilever khá tốt nhƣng không nhiều Cao: Các sản phẩm đa dạng và nổi tiếng toàn cầu

Hậu cần bên ngoài việc Thông qua các công ty Cao: Unilever hoạt động

Trang 24

GVHD: Ths Trương Thị Minh Lý Trang 24

phân phối sản phẩm đến

tay người tiêu dùng

con, chi nhánh, hệ thống đại lý toàn cầu

trên toàn thế giới và có một lượng lớn khách hàng tiêu dùng, kênh phân phối hiệu quả Marketing và bán hàng Nghiên cứu thị trường

Quảng cáo trên các phương tiện truyền thông

và tài trợ cho các chương trình lớn

Khuyến mãi

Cao: Unilever đầu tư rất nhiều cho hoạt động R&D và phát triển sản phẩm

Cao: hiệu quả hoạt động quảng cáo đem lại nhiều giá trị gia tăng

Cao: Các chương trình khuyến mãi tác động tới nhiều khách hàng trung thành

hàng

Trung bình: vì sản phẩm

mà Unilever sản xuất là sản phẩm tiêu dùng ngắn hạn nên dù chất lượng dịch vụ tốt nhưng khách hàng ít sử dụng

2 Ba dòng luân chuyển

Dòng vật liệu là dòng dịch chuyển từ nhà cung cấp đến nhà bán lẻ trong đó nguyên vật liệu được chuyển đổi thành sản phẩm và sau đó chuyển đến khách hàng

Trang 25

GVHD: Ths Trương Thị Minh Lý Trang 25

Dòng thông tin bao gồm dữ liệu đựơc lưu trữ và truy xuất mỗi khi trạng thái hệ thống thay đổi Ví dụ như mỗi lần khách hàng đặt hàng, thông tin được khởi tạo và lưu trữ trong bảng "Customer Order"

Dòng tiền bao gồm dòng chi phí sản xuất, chi phí tồn kho, WIP,

3 Các thành phần của chuỗi cung ứng

a Hoạch định

Hoạch định nhu cầu

Hoạch định nhu cầu là quy trình xác định, tổng hợp và lựa chọn tất cả các nguồn tạo

ra nhu cầu cho một chuỗi cung ưng sản phẩm hoặc dịch vụ ở mức độ, phạm vi và thời gian hợp lý

Hoạch định nhu cầu nhằm dự báo những sản phẩm nào mà khách hàng sẽ cần, cần bao nhiêu cho các loại sản phẩm đó, và khi nào thì khách hàng sẽ cần những sản phẩm này

Hoạch định nhu cầu là chức năng để nhận biết tất cả nhu cầu về hàng hóa và dịch

vụ của thị trường Nó bao gồm những hoạt động liên quan đến dự báo, nhập đơn hàng, lời hứa đơn hàng và xác định nhu cầu cho nhà kho

Trang 26

GVHD: Ths Trương Thị Minh Lý Trang 26

Việc xác định không chính xác nhu cầu thực của thị trường sẽ dẫn đến những tổn thất to lớn cho công ty Mô hình Bullwhip bên dưới mô tả sự chênh lệch to lớn giữa nhu cầu thực của thị trường và số lượng thực sản xuất của công ty

Hoạch định cung ứng

Hoạch định cung ứng là quy trình nhận dạng, ưu tiên, kết hợp các bộ phận cấu thành trong tổng thể, tất cả các nguồn cung ứng theo yêu cầu và tăng thêm giá trị cho chuỗi cung ứng của một sản phẩm hoặc dịch vụ theo mức độ thích hợp ngang dọc

Hoạch định tồn kho (IM)

Yếu tố tồn kho sẽ quyết định doanh thu và lợi nhuận của công ty bạn Nếu tồn kho

ít tức là sản phẩm của bạn được sản xuất ra bao nhiêu sẽ tiêu thụ hết bấy nhiêu, từ đó chứng tỏ hiệu quả sản xuất của công ty bạn ở mức cao và lợi nhuận đạt mức tối đa

Hoạch định sản xuất

Hoạch định sản xuất là quy trình xây dựng những kế hoạch và lịch trình tối ưu hóa

và chi tiết sử dụng nguồn lực, nguyên liệu, các ràng buộc để hoàn thành đúng thời hạn đã định

Các thành phần trong hoạch định sản xuất

Điều độ sản xuất

Hoạch định nguyên vật liệu

Hoạch định chuỗi cung ứng ngành hàng:

Tại Unilever, do nhu cầu cần đáp ứng thị trường trong ngành tiêu dùng nhanh cùng với việc cạnh tranh gay gắt với các đối thủ khác khiến cần phải có một bộ phận chuyên tập trung phân tích các hoạt động của từng ngành hàng Đây là cầu nồi quan trọng giữa chuỗi cung ứng phía sau và các bộ phận nơi tiền tuyến như sale, marketing Là nơi nhận thong tin về ngành hàng trước hết, xử lý và sàn lọc thông tin trước khi chuyển thông tin đến bộ phận kế hoạch cung ứng tại nhà máy để kiểm tra năng lực sản xuất Đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý network của các chương trình chiêu thị, các chương trình

Trang 27

GVHD: Ths Trương Thị Minh Lý Trang 27

tung/ tái tung sản phẩm bằng việc thông tin liên lạc/ kết nối giữa các phòng ban chức năng khác nhau Hiểu rõ “sức khỏe” của ngành hàng giúp đưa ra các quyết định về dự trữ tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho thành phẩm, đề xuất các kế hoạch trung và dài hạn về đầu tư máy móc thiết bị, nhà xưởng

Unilever dựa vào ma trận BCG để phân tích các danh mục sản phẩm đầu tư, từ đó đưa ra các kế hoạch kinh doanh, khuyến mãi tương ứng

Hoạch định phân phối

b Nguồn lực

ERP - Hoạch định các nguồn lực của doanh nghiệp (Enterprise resources Planning)

là bộ giải pháp công nghệ thông tin có khả năng tích hợp toàn bộ các ứng dụng quản lý sản xuất kinh doanh vào một hệ thống duy nhất nhằm tự động hoá các quy trình quản lý Làm cho mọi phòng ban đều có khả năng khai thác nguồn lực phục vụ cho công ty

Hoạch định và xây dựng lịch trình khai thác nguồn lực của các bộ phận Thiết lập các quy trình khai thác đạt hiệu quả cao nhất

Luôn cập nhật thông tin một cách chính xác, kịp thời về tình trạng nguồn lực của công ty

c Sản xuất

Quá trình sản xuất là quá trình biến đổi nguyên vật liệu thô trở thành sản phẩm hoàn chỉnh Quá trình này thường được thực hiện qua nhiều công đoạn, tùy thuộc vào đặc thù mỗi loại sản phẩm mà có nhiều hay ít công đoạn Để quá trình sản xuất hoạt động một cách hiểu quả thì rất phức tạp

d Đóng gói

Sau khi quá trình sản xuất được thực hiện để tạo ra thành phẩm, thành phẩm sẽ được mang đi đóng gói để chuẩn bị đưa tới cho khách hàng

Trang 28

GVHD: Ths Trương Thị Minh Lý Trang 28

Vai trò của đóng gói: Nhận biết sản phẩm và cung cấp thông tin Nâng cao hiệu quả trong xử lý và phân phối hàng hóa Cái nhìn chung với khách hàng Bảo vệ sản phẩm

e Phân phối:

Unilever chọn hướng đi outsourcing hệ thống phân phối của mình với đối tác là tập đoàn Linfox của Australia

f Vận tải

 Vai trò của vận tải

Vận chuyển hàng hoá có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động chuỗi cung ứng

và vai trò này sẽ ngày càng tăng thêm, bởi chi phí cho vận chuyển chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong tổng chi phí logistics Vận tải là điểm nối hữu hình giữa công ty với nhà cung cấp và khách hàng Vận tải cũng tạo ra giá trí gia tăng bằng cách cung cấp lợi ích về không gian và thời gian cho hàng hóa của công ty

Khi mà công ty hoạt động trên phạm vi toàn cầu thì chi phí vận tải thậm chí ngày càng trở nên quan trọng Việc xác định đường đi của các phường tiện vận tải sao cho cực tiểu chi phí phân phối nhưng vẫn thỏa mãn nhu cầu khách hàng là một vấn đề không thể thiếu trong chuỗi cung ứng Vận chuyển bên ngoài chiếm một phần lớn trong toàn bộ chí phí vận tải:

Unilever đã là khách hàng của LeanLogistics, trụ sở tại Mich, Hà Lan từ năm 2004,

sử dụng hệ thống quản lý vận chuyển On-Demand TMS của hãng này cho việc vận chuyển ngoài nước đối với bộ phận hàng thực phẩm Hai năm sau, bộ phận sản phẩm

Ngày đăng: 15/12/2016, 18:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w