1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Câu hỏi ôn tập câu hỏi ôn tập môn hệ thống canh tác

4 713 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 66 KB

Nội dung

Hệ thống là một TỔNG THỂ gồm các THÀNH PHẦN có tác động qua lại với nhau, hoạt động cùng chung MỤC TIÊU, có RANH GIỚI rõ rệt và chịu thúc đẩy của MÔI TRƯỜNG.. CÁC ĐẶC ĐIỂM XÁC ĐỊNH HỆ TH

Trang 1

CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN HỆ THỐNG CANH TÁC

Phần lý thuyết

Câu 1 (3đ) : Trình bày khái niệm về hệ thống ? Các đặc điểm xác định

hệ thống?

Hệ thống là một TỔNG THỂ gồm các THÀNH PHẦN có tác động qua lại với nhau, hoạt động cùng chung MỤC TIÊU, có RANH GIỚI rõ rệt và chịu thúc đẩy của MÔI TRƯỜNG.

CÁC ĐẶC ĐIỂM XÁC ĐỊNH HỆ THỐNG

 Có mục tiêu chung: Các thành phần trong hệ thống có chung mục tiêu,

từ đó vai trò và tầm quan trọng của từng thành phần được xác định rõ hơn

 Có ranh giới rõ rệt: Giới hạn bởi vật chỉ thị nào đó, phân biệt giữa hệ thống này vớ hệ thống khác, giúp xác định các yếu tố bên trong (các THÀNH PHẦN) và bên ngoài (MÔI TRƯỜNG xung quanh) của hệ thống

 Có đầu vào đầu ra và các mối quan hệ: Mối quan hệ với MÔI TRƯỜNG

Có thuộc tính: Thuộc tính xác định tính chất của hệ thống Mỗi thành phần đều mang thuộc tính chung này & có đặc điểm riêng

 Có thứ bậc: Một hệ thống bao giờ cũng gồm các hệ thống nhỏ hơn bên trong và nằm trong hệ thống lơn hơn

 Thay đổi: Hệ thống có tính ổn định tương đối, nó thay đổi theo thời gian và không gian do tác động của môi trường Khi các thành phần thay đổi, hệ thống cũng thay đổi

Câu 2 (3đ) : Trình bày khái niệm về hệ thống canh tác? Các thuộc tính của hệ thống canh tác?

Hệ thống canh tác là hệ thống hoạt động của con người (người dân) sử dụng tài nguyên (tự nhiên, kinh tế, kỹ thuật, con người và xã hội) trong một phạm vi nhất định để tạo ra sản phẩm nông nghiệp thoả mãn nhu cầu ăn, mặc của con người (bản thân, gia đình, cộng đồng & xã hội)

Các thuộc tính của hệ thống canh tác

 Sức sản xuất: Năng suất, sản lượng (khả năng sản xuất/đơn vị tài nguyên)

 Khả năng sinh lợi: Đem lại hiệu quả kinh tế

 Tính ổn định: Ít biến động, khả năng duy trì sức sản xuất khi rủi ro

Trang 2

Tính tự chủ: Tự vận hành có hiệu quả, ít bị tác động môi trường ngoài

Câu 3 (3đ): So sánh các cách tiếp cận nghiên cứu hệ thống canh tác (tiếp

cận từ trên xuống, tiếp cận từ dưới lên, tiếp cận có sự tham gia) Tại sao

ngày nay nghiên cứu hệ thống canh tác phải sử dụng phương pháp tiếp

cận có sự tham gia?

PP từ Trên xuống PP từ dưới lên Có sự tham gia

NGHIÊN CỨU từ trên xuống

Đáp ứng được yêu cầu bên dưới

Đáp ứng yêu cầu cúa các bên liên quan

Người nghiên

cứu

Chủ yếu là người ngoài

Chủ yếu là bên trong cộng đồng

Tất cả các bên liên quan

Vai trò của dân Chủ yếu cung cấp

thông tin

Chủ yếu đưa ra nhu cầu địa phương

Xác định nhu cầu, giải pháp

& thựchiện

Công cụ chủ

yếu

Quan sát, tìm hiểu, đánh giá nhanh

Họp dân, lấy ý kiến dân, thảo luận

PRA họp dân, động não, làm việc nhóm

Vai trò của cán

bộ nghiên cứu

Là người thiết kế Là tư vấn Thúc đẩy

Giải pháp Không thực sự

đáp ứng nhu cầu người dân

Đôi khi không phù hợp sự phát triển chung

Hài hoà lợi ích các bên liên quan

Kết quả Không bền vững Chủ yếu đáp ứng

nhu cầu địa phương

Đáp ứng yêu cầu của các bên liên quan

Ngày nay nghiên cứu hệ thống canh tác phải sử dụng phương pháp tiếp

cận có sự tham gia là vì

- Cách tốt nhất để biết được người dân cần gì và cách người dân có thể giải

quyết vấn đề của mình là hãy trực tiếp hỏi họ

- Bảo đảm hỗ trợ cộng đồng bền vững để chủ động phát triển có ưu tiên cho

người nghèo là rất quan trọng

Trang 3

Câu 4 (3đ) : Giả sử được yêu cầu nghiên cứu cải tiến một hệ thống canh tác X ở xã Y:

*** Trình bày ngắn gọn các bước thực hiện (1,5 điểm)

 Bước 1:

Xác định đâu là MỤC TIÊU CỤ THỂ cần đạt của KH? Với mỗi mục tiêu cụ thể, TRẢ LỜI CÂU HỎI: Bằng CÁCH NÀO ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC MỤC TIÊU

CỤ THỂ NÀY?

 Bước 2: Xác định GiẢI PHÁP có thể Thường tồn tại hơn một cách làm

để đạt được 1 mục tiêu cụ thể Mỗi cách làm nêu rõ từng hoạt động, chí phí cần thiết

 Bước 3: Lựa chọn GiẢI PHÁP khả thi bằng cách cho điểm xếp hạng

theo tiêu chí (thường chỉ chọn một giải pháp có điểm cao nhất để thực hiện)

*** Trình bày 4 tiêu chuẩn chính lựa chọn giải pháp kỹ thuật (1,5 điểm)

- Có góp phần ĐẠT ĐƯỢC MỤC TIÊU CỤ THỂ đó không?

- Xã có ĐỦ NGUỒN LỰC (Kinh phí, nhân lực, thời gian) để thực hiện

không?

- Mức độ sử dụng nguồn lực địa phương

- Người NGHÈO có được lợi và tham gia không?

- Có khả thi về mặt KỸ THUẬT & KINH TẾ không?

Câu 5 (3đ) : Trình bày tiến trình chẩn đoán khó khăn và xác định giải pháp Công cụ chẩn đoán khó khăn là gì? Trình bày các bước thực hiện công cụ này và cho ví dụ minh hoạ.( Chương 4: 4.2.2)

5.1 Tiến trình chẩn đoán khó khăn và xác định giải pháp

Xác định khó khăn

Xác định mục tiêu

Xác định giải pháp

Xác định hoạt động (giải pháp kỹ thuật)

Xác định kết quả đầu ra

Xác định đầu vào

Trang 4

Câu 6 (3đ) : Trình bày khái niệm về giám sát và đánh giá, mối quan hệ

giữa giám sát và đánh giá, và các bước thực hiện? (Chương 5.2: Khung

Logic)

Câu 7 (3đ) : Trình bày khung lôgic giám sát và đánh giá kế hoạch phát

triển hệ thống canh tác? Cho ví dụ minh họa? (Chương 5.2: Khung

Logic: 2.1)

Câu 8 (3đ): Trình bày các khái niệm các thành phần khung lôgic: chỉ tiêu minh chứng, nguồn số liệu, giả định, mục tiêu chung, mục tiêu cụ

thể, kết quả đầu ra, hoạt động (Chương 5.2: Khung Logic: 2.2)

Câu 9: Trình bày ngắn gọn các bước xây dựng nhiều điểm thử nghiệm?

- Lập kế hoạch

- Chọn lựa địa điểm thí nghiệm

- Chọn nông dân hợp tác

- Chọn ruộng thử nghiệm

- Thu thập số liệu (nông học, môi trường, kinh tế xã hội)

- Phân tích số liệu (thích nghi & kinh tế)

Câu 10: Trình bày ngắn gọn các bước xây dựng điểm trình diễn?

- Lập kế hoạch

- Chọn lựa địa điểm thí nghiệm

- Chọn nông dân hợp tác

- Chọn ruộng thử nghiệm

- Thu thập số liệu (nông học, môi trường, kinh tế xã hội)

- Phân tích số liệu (thích nghi & kinh tế)

Ngày đăng: 15/12/2016, 00:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w