Thuậtngữ HĐGD trong VNEN dùng để chỉ các hoạt động do nhà trường tổ chức, dựatrên mục tiêu và nội dung chương trình môn Đạo đức, Âm nhạc, Mỹ thuật, Thủcông - Kỹ thuật, Thể dục, Hoạt động
Trang 11.1LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp tôi đã gặp rất nhiềukhó khăn và bỡ ngỡ Nếu không có sự tận tình giúp đỡ của nhiều thầy cô giáo vàgia đình có lẽ tôi khó có thể hoàn thành khóa luận này
Đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến cô giáo Th.S Hoàng ThịDuyên người đã hết lòng hướng dẫn giúp đỡ, chỉ dạy cho tôi những kiến thức,kinh nghiệm trong học tập cũng như trong nghiên cứu khoa học, đã tạo mọi điềukiện thuận lợi để tôi hoàn thành đề tài
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, cán bộ, giảng viên Trường ĐạiHọc Quảng Bình, giảng viên khoa Khoa học Tự nhiên đã tận tình giúp đỡ tôitrong suốt quá trình học tập và góp ý, đóng góp những ý kiến chân thành và quýbáu trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè đặc biệt là các bạn trong lớp Cao Đẳng Tiểuhọc B - K54 đã động viên và giúp đỡ tôi trong thời gian qua
Do điều kiện về thời gian cũng như các khó khăn khác, nên đề tài này khótránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Vì vậy, tôi rất mong nhận được những ýkiến đóng góp quý báu của các thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn !
1.2 Sinh viên
Trần Nữ Linh Nhi
Trang 2MỞ ĐẦU 0
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
4 Đối tượng nghiên cứu 2
5 Phương pháp nghiên cứu 2
6 Phạm vi nghiên cứu đề tài 3
7 Giả thuyết khoa học 3
8 Đóng góp của đề tài 3
9 Cấu trúc đề tài 3
CHƯƠNG I.: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4
1.1 Cơ sở lý luận 4
1.1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4 1.1.2 Hoạt động giáo dục và vai trò của hoạt động giáo dục trong mô hình VNEN 4
1.1.3 Những vấn đề chung về phương pháp dạy học bằng mô hình VNEN 6 1.1.3.1 Một số điểm cơ bản về mô hình trường học mới VNEN 6
1.1.3.2 Tổ chức lớp học theo mô hình VNEN 7
1.1.3.2.1 Hội đồng tự quản học sinh (HĐTQ) 7
1.1.3.2.2 Các công cụ để tổ chức hoạt động của HĐTQ 10
1.1.3.3.Tổ chức dạy học theo mô hình VNEN 15
1.1.3.3.1 Năm bước giảng dạy theo mô hình VNEN 15
1.1.3.3.2 Mười bước học tập của VNEN 17
1.1.3.3.3 Quy trình lồng ghép trong dạy học VNEN 20
1.1.3.4 Đánh giá kết quả học tập của học sinh theo mô hình VNEN 22
1.2 Cơ sở thực tiễn 23
1.2.1 Về phía học sinh 23
Trang 31.2.2 Thực trạng về vấn đề nghiên cứu 24
1.2.2.1 Về việc dạy của giáo viên 24
1.2.2.2 Về việc học của học sinh 24
1.2.3 Nguyên nhân thực trạng 24
1.2.3.1 Đối với học sinh 24
1.2.3.2 Đối với giáo viên 25
TIỂU KẾT CHƯƠNG I 26
CHƯƠNG II MỘT SỐ PPDH TOÁN LỚP 4 BẰNG MÔ HÌNH VNEN 27
2.1 Mục tiêu dạy học theo mô hình VNEN 27
2.2 Những định hướng đổi mới PPDH Toán bằng mô hình VNEN 27
2.2.1 Đổi mới phương pháp dạy học 27
2.2.2 Rèn luyện phương pháp tự học của học sinh 29
2.2.3 Phương pháp tổ chức theo nhóm 30
2.2.4 Phương pháp tổ chức trò chơi 34
2.2.5 Dạy học phân hóa theo năng lực của từng học sinh 36
2.2.6 Phương pháp kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò 38
TIỂU KẾT CHƯƠNG II 44
CHƯƠNG III THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 45
3.1 Mục đích, yêu cầu thực nghiệm 45
3.2 Đối tượng và địa bàn thực nghiệm 45
3.2.1 Đối tượng thực nghiệm 45
3.2.2 Địa bàn thực nghiệm 46
3.3 Kế hoạch thực nghiệm 46
3.3.1 Tiến trình thực nghiệm 46
3.3.2 Nội dung thực nghiệm 46
3.4 Tổ chức thực nghiệm 46
3.4.1 Giới thiệu về các lớp có đối tượng học sinh tham gia thực nghiệm 46
3.4.1.1 Trường Tiểu học số 2 Bảo Ninh – Đồng Hới – Quảng Bình 46
Trang 43.4.1.2 Trường Tiểu học Quảng Phương A – Quảng Trạch – Quảng Bình 47
3.4.2 Tiến hành thực nghiệm 47
3.4.2.1 Đối với các lớp thực nghiệm 47
3.4.2.2 Đối với các lớp đối chứng 47
3.4.3 Thời gian thực nghiệm 47
3.4.4 Nhận xét tiến trình dạy học 47
3.4.5 Nhận xét mức độ thực hiện các phương pháp thông qua tiết dạy 48
3.4.6 Rút kinh nghiệm cho bản thân qua các tiết dạy 48
3.4.7 Đánh giá về kết quả thực nghiệm 48
3.4.7.1 Kết quả thực nghiệm 48
3.4.7.2 Nhận xét, đánh giá kết quả thực nghiệm 51
TIỂU KẾT CHƯƠNG III 52
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 53
1 Kết luận 53
2 Kiến nghị 54
PHỤ LỤC 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
Trang 5CHƯƠNG 3DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Trang 61 Lý do chọn đề tài
Sinh thời Bác dặn:
“ Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người ”
Đúng vậy, thực hiện lời Bác dạy: Giáo dục học sinh phát triển toàn diệnngay từ cấp Tiểu học làm nền tảng cho những lớp học, cấp học sau này chính lànhiệm vụ của giáo viên, nhà trường bậc Tiểu học Các em học sinh, những mầmnon hôm nay là chủ nhân của thế kỷ XXI, những con người thông minh, dí dỏm,hoạt bát, có ánh sáng của trí tuệ, có tâm hồn trong sáng, lành mạnh Con ngườicủa văn hóa thời đại tiên tiến văn minh Vậy để hoàn thành tốt nhiệm vụ dạyhọc, ngoài nắm vững kiến thức và phương pháp dạy học thường xuyên, giáoviên cần phải nâng cao trình độ chuyên môn cũng như sáng kiến trong việcgiảng dạy, biết tiếp cận và chọn lọc những phương pháp dạy học có hiệu quả.Không chỉ đào tạo các em trên sách vở mà còn đạo tạo cho các em những kỹnăng sống, kỹ năng thực hành trong đời sống hằng ngày, cũng như hiểu nhữngtâm tư, nguyện vọng của học sinh để đưa các em đến một tầm cao mới của thờiđại
Trong thời đại nền kinh tế hội nhập ngày nay, trước sự phát triển của khoahọc công nghệ, chúng ta phải biết hợp tác, giao lưu, học tập lẫn nhau, trao đổikinh nghiệm và chuyển giao công nghệ tiên tiến
Trước tình hình đó, nền giáo dục quốc dân cần phải có những đổi mới phùhợp với sự phát triển kinh tế – xã hội Nghị quyết trung ương Đảng lần thứ IV
đã chỉ rõ “ Giáo dục và đào tạo là động lực thúc đẩy và là điều kiện cơ bảnđảm bảo việc thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ đấtnước ” Giáo dục có nhiệm vụ đào tạo thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, có đủnăng lực đối mặt với những cơ hội và thách thức trong thời kỳ hội nhập, đào tạocon người có đủ khả năng sống và làm việc theo yêu cầu của thời đại mới – thờiđại công nghệ, truyền thông Vì vậy, ngay còn khi ngồi trên ghế nhà trường họcsinh cần được trang bị một số kỹ năng sống quan trọng Đó là kỹ năng hợp tác
và làm việc theo nhóm, kỹ năng sử dụng phần mềm tin học, kỹ năng phát hiện
và giải quyết vấn đề, kỹ năng trình bày và thuyết phục, đồng thời hình thành
và phát triển cho học sinh các năng lực xã hội như năng lực lãnh đạo, xây dựnglòng tin, xử lý xung đột, cổ vũ, động viên,
Trên thế giới và ở nước ta hiện nay đang có rất nhiều công trình nghiêncứu, thử nghiệm về đổi mới PPDH theo các xu hướng khác nhau Một trong
Trang 7những xu hướng đổi mới cơ bản ở Tiểu học là mô hình VNEN (ESCUELANUEVA _ NEW SCHOOL) – mô hình trường học mới được UNICEF vàUNESCO đánh giá cao và được thực hiện thành công ở các nước đang pháttriển Những vấn đề cơ bản của mô hình VNEN đã được nghiên cứu và ứngdụng vào thực tiễn của Giáo dục Việt Nam.
Ở Việt Nam, trong hai năm học 2012 – 2013 và 2013 - 2014 vừa qua, môhình VNEN đã được triển khai tại các trường Tiểu học, dưới sự giám sát và đánhgiá thực nghiệm về mô hình đã đạt được những kết quả tốt trong dạy học Họcsinh phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo và khả năng tự học của họcsinh; chuyển trọng tâm hoạt động từ giáo viên sang học sinh Chuyển lối học từthông báo tài liệu sang tìm tòi khám phá; tạo điều kện cho học sinh học tập tíchcực, chủ động, sáng tạo, đồng thời tạo cho các em tính tự tin, phát huy tính đồngđội, kỹ năng giao tiếp nhạy bén trong học tập cũng như trong cuộc sống thườngngày Chính vì những lý do trên, tôi chọn “ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁNLỚP 4 BẰNG MÔ HÌNH VNEN ” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốtnghiệp của mình
2 Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm đề xuất các phương pháp trong dạy học Toán lớp 4 bằng môhình VNEN, góp phần nâng cao chất lượng học tập cho học sinh, đáp ứng yêucầu học tập hiện nay trong thời kỳ hội nhập
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu một số vấn đề lý luận và thực tiễn của đề tài
- Đề xuất một số phương pháp dạy học Toán lớp 4 bằng mô hình VNEN
- Tổ chức thực nghiệm sư phạm
4 Đối tượng nghiên cứu
Mô hình dạy học VNEN
5 Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thường xuyên sưu tầm tra cứu sách
báo tài liệu có liên quan đến nội dung đề tài, qua đó phân tích tổng hợp hệ thốnghóa theo mục đích nghiên cứu
- Phương pháp quan sát: Thực hiện quan sát trong quá trình học tập
trong lớp, ngoài giờ học tập, đặc biệt các phương pháp sử dụng trong giờ dạyhọc nhằm đánh giá thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân, giải pháp nhằm nâng caohiệu quả của việc dạy học môn Toán
- Phương pháp điều tra phỏng vấn: Tiến hành thiết lập một số câu hỏi
dạng trắc nghiệm và tự luận cho học sinh lớp 4 và điều tra qua phiếu liên quan
Trang 8đến việc phân tích đánh giá việc học của học sinh, hay thông qua phỏng vấn trực tiếp qua đó nắm bắt được thực trạng.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Thông qua các sản phẩm làm ra của
học sinh như bài tập làm việc theo nhóm, bài kiểm tra của học sinh hoặc bài làm
cá nhân nhằm để phân tích, đánh giá sản phẩm và nhận định đưa kết luận đúngkhi dạy học
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Qua các hoạt động, giáo viên ghi
chép qua đó đúc rút kinh nghiệm được tổng hợp đi đến kết luận
- Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phương pháp thống kê toán học
nhằm phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu
6 Phạm vi nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu phương pháp dạy học môn Toán lớp 4 bằng mô hình VNEN
7 Giả thuyết khoa học
Đề tài làm rõ được cơ sở lý luận và thực tiễn của phương pháp dạy họcmôn Toán lớp 4 bằng mô hình VNEN, đưa ra được những phương pháp hữuhiệu để giúp giáo viên và học sinh nâng cao chất lượng dạy và học tốt môn Toánnói riêng và các môn học khác nói chung
8 Đóng góp của đề tài
- Về lý luận: Góp phần làm sáng tỏ nội dung: phương pháp dạy học Toán
lớp 4 bằng mô hình VNEN
- Về thực tiễn: Xây dựng được các phương pháp dạy học Toán lớp 4 bằng
mô hình VNEN Vận dụng các phương pháp trên vào thực tiễn dạy học mônToán cho học sinh lớp 4
9 Cấu trúc đề tài
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nộidung của đề tài gồm có 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương II: Một số Phương pháp dạy học Toán lớp 4 bằng mô hình VNEN
Chương III: Thực nghiệm sư phạm
Trang 9mô hình VNEN.
Mô hình trường học mới VNEN do nhà giáo Vicky Colbert triển khaikhởi nguồn tại Côlômbia vào năm 1970 để dạy học trong những lớp ghép ởvùng miền núi khó khăn, theo nguyên tắc lấy học sinh (HS) làm trung tâm Năm
2009, UNESCO, UNICEF & WB giới thiệu mô hình trường học mới tại Hộinghị Giáo dục khu vực ở CEBU Philipin Năm 2010, Bộ GD&ĐT cử đoàn thamquan mô hình tại Côlômbia và xây dựng Mô hình của Việt Nam Dự án về sưphạm Mô hình trường học mới tại Việt Nam (GPE-VNEN, Global Partnershipfor Education - Viet Nam Escuela Nueva) nhằm xây dựng và nhân rộng mộtkiểu mô hình nhà trường tiên tiến, hiện đại, phù hợp với mục tiêu phát triển vàđặc điểm của giáo dục Việt Nam Dự án đã đầu tư cho một số trường tiểu họcdạy thử nghiệm, năm học 2011- 2012, bộ GD&ĐT đã chỉ đạo thử nghiệm môhình VNEN ở 24 trường Tiểu học thuộc 6 tỉnh với các môn Toán, Tiếng việt vàTN&XH lớp 2 Năm 2012 - 2013 triển khai tại 1447 trường tại 63 tỉnh thành.Năm học 2013 - 2014 có trên 1650 trường dạy học theo VNEN Đến năm học
2014 - 2015 đã được áp dụng cho tất cả các môn học ở các trường Tiểu học chotoàn bộ khối lớp - VNEN nhằm tạo sự đồng bộ trong quá trình giáo dục họcsinh Mô hình này vừa kế thừa những mặt tích cực của mô hình trường họctruyền thống, vừa có sự đổi mới căn bản toàn diện, có tính hệ thống, bao gồmđổi mới cách dạy, cách học, hướng vào phát triển con người, biến hoạt độnggiáo dục của nhà trường thành hoạt động tự giáo dục của học sinh Cách thứcđánh giá, tổ chức quản lý lớp học, quản lý nhà trường, việc tổ chức hoạt độngdạy học cần có sự tham gia của cha mẹ học sinh (CMHS), cộng đồng
1.1.2 Hoạt động giáo dục và vai trò của hoạt động giáo dục trong mô hình VNEN
a) Khái niệm hoạt động giáo dục
Theo nghĩa chung nhất: Hoạt động giáo dục (HĐGD) là những hoạt động
có chủ đích, có kế hoạch, do nhà giáo dục định hướng, thiết kế, tổ chức thông
Trang 10qua những cách thức phù hợp, nhằm chuyền tải nội dung giáo dục tới đối tượng giáo dục.
Theo điều 29, Điều lệ trường tiểu học, Ban hành kèm theo Thông tư số41/2010/TT – BGD&ĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ giáodục và Đào tạo
Hoạt động giáo dục bao gồm các hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp vàhoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện đạo đức, phát triển nănglực, bồi dưỡng năng khiếu, giúp đỡ HS yếu, phù hợp đặc điểm tâm lý, sinh lýlứa tuổi HS tiểu học
Hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp được tiến hành thông qua việc dạyhọc các môn học bắt buộc và tự chọn trong Chương trình giáo dục phổ thôngcấp Tiểu học do Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm hoạt động ngoại khóa, hoạtđộng vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hóa; hoạt độngbảo vệ môi trường; lao động công ích và các hoạt động xã hội khác
Nói cách khác, theo điều lệ trường tiểu học 2010, HĐGD bao gồm hoạtđộng dạy học (các môn học bắt buộc và tự chọn) và hoạt động giáo dục ngoàigiờ lên lớp
Trong mô hình VNEN, thuật ngữ HĐGD được sử dụng theo nghĩa hẹphơn, không bao gồm hoạt động dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn Thuậtngữ HĐGD trong VNEN dùng để chỉ các hoạt động do nhà trường tổ chức, dựatrên mục tiêu và nội dung chương trình môn Đạo đức, Âm nhạc, Mỹ thuật, Thủcông - Kỹ thuật, Thể dục, Hoạt động giáo dục tập thể (HĐGD tập thể) và Hoạtđộng giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) được quy định trong Chươngtrình giáo dục cấp Tiểu học hiện hành Nói cách khác, trong mô hình VNEN, cácmôn học Đạo đức, Âm nhạc, Mỹ thuật, Thủ công - Kỹ thuật, Thể dục đều đượcchuyển thành HĐGD cùng với các HĐGD tập thể và HĐGDNGLL
b) Vai trò của hoạt động giáo dục trong mô hình VNEN
HĐGD là một bộ phận quan trọng của chương trình giáo dục trong môhình VNEN, là con đường quan trọng để gắn học với hành, lý thuyết với thực
tiễn, giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và xã hội.
HĐGD có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cáchtoàn diện cho HS
Việc tham gia các HĐGD phong phú, đa dạng sẽ tạo cơ hội cho HS đượctrải nghiệm trong thực tiễn cuộc sống, được thể hiện, bộc lộ, và khẳng định bảnthân; được giao lưu học hỏi bạn bè và mọi người xung quanh Từ đó, tác độngtích cực đến nhận thức, tình cảm, niềm tin và hành vi của HS, giúp các em phát
Trang 11triển hài hòa và toàn diện về các mặt: đạo đức, kỹ năng sống (KNS), nghệ thuật, lao động và thể chất.
Các hình thức đa dạng của HĐGD giúp cho việc truyền tải các nội dunggiáo dục tới HS một cách nhẹ nhàng, sinh động, hấp dẫn
Mỗi một hình thức hoạt động đều tiềm tàng trong nó những khả nănggiáo dục nhất định Thông qua các hình thức HĐGD phong phú, đa dạng, việcgiáo dục HS được thực hiện một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, sinh động và hấpdẫn; không áp đặt, khô khan, giáo điều
HĐGD tạo cơ hội cho HS phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác trongquá trình hoạt động
Lứa tuổi HS tiểu học là lứa tuổi rất hồn nhiên, hiếu động, thích tìm tòi,khám phá, yêu thiên nhiên và thích gần gũi với thiên nhiên, thích được cùng họctập, sinh hoạt, vui chơi với bạn bè Các em rất hứng thú và nhiệt tình tham giavào những hoạt động tập thể, phù hợp với đặc điểm và nhu cầu của lứa tuổi.HĐGD có khả năng huy động sự tham gia tích cực của HS vào các khâu của quátrình hoạt động, từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kếtquả hoạt động
Tuy nhiên để thực hiện được điều đó, GV cần biết chia công việc thànhnhững nhiệm vụ khác nhau để nhiều HS có thể tham gia; biết giao nhiệm vụ phùhợp với khả năng của từng HS; biết tăng dần khối lượng và mức độ phức tạp củanhiệm vụ; luôn quan tâm và hỗ trợ HS khi cần thiết; đồng thời biết ghi nhận,động viên, khích lệ từng tiến bộ nhỏ nhất của các em trong quá trình hoạt động
HĐGD có khả năng huy động, phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáodục trong và ngoài nhà trường
Khác với hoạt động dạy học, HĐGD có khả năng thu hút sự tham gia,phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: GVchủ nhiệm lớp, GV dạy các môn chuyên biệt (Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục,Ngoại ngữ, Tin học), Tổng phụ trách Đội, Ban giám hiệu nhà trường, cha mẹhọc sinh (CMHS), chính quyền địa phương, … tham gia vào quá trình HĐGDcùng với HS
1.1.3 Những vấn đề chung về phương pháp dạy học bằng mô hình VNEN 1.1.3.1 Một số điểm cơ bản về mô hình trường học mới VNEN
Mô hình trường học mới VNEN được điều chỉnh từ chương trình 2000với những nguyên tắc sau:
+ Giữ nguyên Chương trình các môn học.
+ Giữ nguyên Mục tiêu môn học, bài học.
Trang 12tâm + Giữ nguyên nội dung SGK, SGV, VBT của học sinh. + Thay đổi cấu trúc bài học phù hợp mô hình dạy học VNEN.
+ Tăng cường khả năng tự học của học sinh.
+ Sử dụng và kết hợp các phương pháp dạy học tích cực lấy HS làm trung
+ Đa dạng hóa các hoạt động, hình thức dạy và học.
+ Đổi mới cách đánh giá: kết hợp đánh giá của GV và tự đánh giá của
HS Khuyến khích và tăng cường tự đánh giá của HS
1.1.3.2 Tổ chức lớp học theo mô hình VNEN
1.1.3.2.1 Hội đồng tự quản học sinh (HĐTQ)
a) Mục đích của HĐTQ:
Xây dựng HĐTQ học sinh là một biện pháp giáo dục nhằm:
- Thúc đẩy sự phát triển về đạo đức, tình cảm và ý thức xã hội của họcsinh thông qua những kinh nghiệm hoạt động thực tế của các em trong nhàtrường và mối quan hệ của các em với những người xung quanh
- Đảm bảo cho các em tham gia một cách dân chủ và tích cực vào đờisống học đường
- Tạo cơ chế khuyến khích cho các em tham gia một cách toàn diện vàocác hoạt động của nhà trường và phát triển tính tự chủ, sự tôn trọng, bình đẳng,tinh thần hợp tác và đoàn kết của học sinh
- Giúp các em phát triển kĩ năng ra quyết định, kĩ năng hợp tác và kĩ nănglãnh đạo; đồng thời cũng chuẩn bị cho các em ý thức trách nhiệm khi thực hiệnnhững quyền và bổn phận của mình
Trang 13Chủ tịch hội đồng
P.Chủ tịch hội đồng
P.Chủ tịch hội đồng
Ban đối ngoại
Ban phụ trách TV
Hình 1 Tổ chức Bộ máy Hội đồng tự quản học sinh
Hình 2 Quy trình thành lập Hội đồng tự quản HS
Trang 14c) Cách xây dựng:
Với sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh sẽ tổ chức bầu Hội đồng tựquản và thành lập các ban để lập kế hoạch và thực thi các hoạt động, các dự áncủa lớp và của nhà trường Nhà trường nên khuyến khích sự tham gia của phụhuynh học sinh vào các hoạt động và dự án của học sinh
d) Tóm tắt quy trình thành lập HĐTQ
Quy trình thành lập HĐTQ gồm các bước sau:
Bước 1 Xây dựng kế hoạch thành lập Hội đồng tự quản.
Bước 2 Triển khai thành lập HĐTQ.
Bước 3 Trước bầu cử: GV, phụ huynh chuẩn bị tư tưởng cho học sinh về
mục đích ý nghĩa, khả năng HS, … Định ngày bầu cử Lãnh đạo HĐTQ; Các bancủa lãnh đạo HĐTQ
Bước 4 Tiến hành bầu cử:
1 Bầu lãnh đạo HĐTQ ( CT, PCT)
- Thảo luận đưa ra tiêu chí của lãnh đạo HĐTQ
- Tổ chức cho HS tự ứng cử
- Tổ chức cho HS giới thiệu ứng cử viên
2 Cho các ứng viên chuẩn bị chương trình hành động để thuyết trình ứng viên vận động tranh cử
- Tổ chức bầu cử: Bầu ban kiểm phiếu, ban kiểm phiếu công bố thể lệ bầu
cử, phát phiếu bầu, kiểm phiếu, công bố kết quả
- Ban lãnh đạo HĐTQ ra mắt
3 Bầu các ban tự quản
- Lãnh đạo HĐTQ họp bàn về xây dựng thể lệ, thống nhất số lượng ban
(Dưới sự hướng dẫn của giáo viên).
- Giới thiệu về các ban: mục đích, quyền lợi và nghĩa vụ, …
- HS đăng kí vào các ban;
- Bầu trưởng ban;
- Các trưởng ban ra mắt
Các em học sinh đã tự tin tham gia bầu cử và đã bầu được cho lớp mình Hội đồng tự quản
e) Nhiệm vụ của các ban.
* Nhiệm vụ của ban Học tập
- Đôn đốc việc học tập của các bạn trong lớp
- Hỗ trợ các bạn học tập tích cực; giúp các bạn chưa hiểu bài
- Xây dựng nền nếp học tập
- Xây dựng nội dung học tập
Trang 15- Nhắc nhở các bạn ôn bài 15’ đầu giờ
- Chia sẻ các tài liệu liên quan đến nội dung học tập
* Nhiệm vụ của ban Vệ sinh
Đôn đốc nhắc nhở các bạn quyét dọn, vệ sinh lớp học, vệ sinh cá nhân, vệsinh chung, …
* Nhiệm vụ của ban Văn nghệ
Tổ chức, thành lập đội văn nghệ của lớp, cho các bạn hát đầu giờ, chuyểntiết
* Nhiệm vụ của ban Quyền lợi của HS
- Theo dõi quan tâm giờ giấc học tập, nghỉ ngơi, …
- Chế độ ăn nghỉ lớp bán trú
- Quan tâm đến đời sống tinh thần, vật chất của các bạn
* Nhiệm vụ ban Thư viện
- Quản lý góc thư viện, theo dõi các bạn đọc truyện ngay tại lớp, mượn truyện về nhà
- Hàng tuần mượn truyện ở thư viện nhà trường, …
* Nhiệm ban Đối ngoại
Giới thiệu về trường, lớp với khách đến thăm trường, lớp,
1.1.3.2.2 Các công cụ để tổ chức hoạt động của HĐTQ
1 Hộp thư bè bạn
Mục đích: Hộp thư bè bạn tạo cơ hội cho GV và HS trong lớp được chia
sẻ những cảm xúc, suy nghĩ; hình thành cho học sinh thói quen quan tâm, chia
sẻ với mọi người; rèn luyện học sinh biết tôn trọng sự riêng tư của bạn; gópphần nâng cao năng lực sử dụng tiếng việt của các em Công cụ này còn là cách
để giáo viên động viên, khích lệ học sinh, hiểu được học sinh
Hình 3 Minh họa hộp thư bè bạn
Trang 16Cách sử dụng: GV cùng trao đổi với HS về tác dụng của hộp thư bè bạn;
giải thích cho mỗi học sinh thấy mỗi cá nhân trong lớp đều có một hộp thư riêngnên bất cứ điều gì học sinh muốn chia sẻ, trao đổi với bạn hoặc cô giáo, các em
có thể viết thư và bỏ vào hộp thư riêng của bạn (cô giáo) Các em có thể đề têncủa mình trong thư hoặc không GV nên sử dụng hộp thư bè bạn để khích lệ,động viên, góp ý với HS mà không làm các em xấu hổ trước lớp GV có thể bỏvào hộp thư cá nhân của các em những bài toán, câu đố tăng thêm hứng thú họctập cho các em
GV nên dành thời gian vào giờ nghỉ giải lao hay các buổi sinh hoạt tập thể
để học sinh viết thư cho nhau GV nên thường xuyên sử dụng hộp thư này để tạophong trào và hình thành dần thói quen chia sẻ trong lớp
2 Hộp thư "Điều em muốn nói"
Mục đích: Đây là công cụ giúp học sinh được bày tỏ ý kiến của mình.
Những ý kiến của học sinh có thể là những tình cảm, cảm nhận, mong muốn, đềnghị hoặc bất cứ điều gì mà các em muốn nói về thầy cô, cha mẹ, nhân viênphục vụ, điều kiện học tập, sinh hoạt và các hoạt động vui chơi, mà các emkhông thể mà chưa dám nói trực tiếp Qua hộp thư này, người lớn (thầy cô, cha
mẹ, ) sẽ có điều kiện hiểu các em hơn, đồng thời điều chỉnh các hoạt động giáodục, sinh hoạt sao cho phù hợp Bên cạnh đó, hộp thư này còn có ý nghĩa giúpcác em nhận biết mình là một thành viên của nhà trường và quyền cơ bản của trẻ
em được tạo điều kiện thể hiện (quyền được học tập, quyền được vui chơi,quyền được tham gia ý kiến, ) Từ đó các em có ý thức, tự giác và chủ độngkhi tham gia các hoạt động của chính các em
Cách sử dụng: GV giải thích cho HS về mục đích của hộp thư Khuyến
khích các em sử dụng hộp thư này để giúp cho tình hình và điều kiện của lớphọc, trường học được cải thiện tốt hơn GV nên nhấn mạnh tới việc học sinhkhông cần thiết đề tên mình trong thư nếu muốn Lớp học cần phải lập ban phụtrách gồm các thành viên: HĐTQ HS, GV, mở hộp thư hàng ngày hoặc hàngtuần để ghi nhận, trả lời những ý kiến của HS cũng như giải quyết các vấn đềnảy sinh trong lớp, trong trường Tốt nhất nên mở hộp thư hàng ngày để đảmbảo cập nhật và giải quyết kịp thời những vấn đề mới phát sinh GV lưu ý,những vấn đề mang tính cá nhân thì trao đổi với cá nhân HS, những vấn đềmang tính chất tập thể thì cần có sự trao đổi, bàn bạc trước lớp để tìm ra phương
án giải quyết
Trang 17Hình 4 Minh họa hộp thư Điều em muốn nói
3 Góc sinh nhật
Mục đích: Tạo sự vui tươi trong lớp học Giúp cho HS biết cách quan tâm
đến bạn bè, biết cách tổ chức những buổi lễ kỉ niệm nho nhỏ, tạo sự gắn kết củacác thành viên trong lớp
Cách sử dụng: Góc sinh nhật giúp cả lớp cùng biết được sắp đến sinh nhật
của bạn nào Một ban sẽ phụ trách phần tổ chức sinh nhật cho các bạn trongtháng (hoặc có thể tổ chức đơn lẻ cho từng bạn) Cũng có thể dùng hình thứcluân phiên các ban tổ chức hoặc nhóm các bạn có sinh nhật vào tháng này sẽ tổchức cho nhóm các bạn sinh nhật vào tháng khác Việc tổ chức không cần cầu
kì Các HS có thể lên kịch bản cho một chương trình văn nghệ, trò chơi, GVhãy để cho các HS trong lớp chúc mừng bạn mình và nên gợi ý học sinh sử dụngcác công cụ khác (ví dụ: hộp thư bè bạn, những lời yêu thương, ) để thể hiệntình cảm với bạn mình trong ngày sinh nhật của các em Giáo viên nên tạo điềukiện cho học sinh được mừng sinh nhật nói về bản thân mình, về những thay đổikhi một tuổi mới đến với em
Mỗi tháng qua đi, học sinh có thể gỡ tháng đó xuống để học sinh cảmnhận được thời gian của năm
Trang 18Hình 5 Minh họa góc sinh nhật
4 Góc "Những lời yêu thương"
Mục đích: Với những lời yêu thương, HS được chia sẻ những câu nói, câu
thơ hay, có ý nghĩa giáo dục HS hướng đến những điều tốt đẹp Ngoài ra, đâycòn là cách để bổ sung thêm vốn tiếng việt cho HS
Cách sử dụng: GV hướng dẫn HS sưu tầm những câu nói hay, những lời
yêu thương về tình cảm gia đình, thầy trò, bạn bè, HS cũng có thể nhờ phụhuynh sưu tầm cùng GV nên hướng chủ đề theo từng tháng, từng sự kiện để HSsưu tầm những câu nói hay theo chủ điểm đó Trong các buổi sinh hoạt lớp, giáoviên dành thời gian cùng HS trò chuyện về những lời yêu thương này để giáodục HS hướng tới những điều tốt đẹp và yêu thương trong cuộc sống
Trang 19Hình 6 Minh họa góc Những lời yêu thương
5 Xây dựng nội quy lớp học.
Mục đích: Việc tổ chức cho HS xây dựng nội quy lớp học tạo cho các em
cảm thấy có trách nhiệm khi tự mình xây dựng nội quy của trường mình, lớpmình vì vậy sẽ giúp HS có ý thức hơn trong việc thực hiện nội quy
Cách sử dụng: Các bảng nội quy nên đặt ở nơi mọi người dễ dàng nhìn
thấy, không quá cao vì HS không đọc được, cũng không quá thấp vì dễ bị hưhỏng do va chạm Lớp học cũng nên có một ban theo dõi việc thực hiện nội quycủa lớp mình
Hình 7 Minh họa Nội quy lớp học
Trang 206 Bảng theo dõi sĩ số
Mục đích: Bảng này được thiết kế để theo dõi sĩ số hàng ngày của lớp.
Công cụ này như một bảng đánh giá cá nhân hoặc tập thể theo tuần, tháng hoặctheo kỳ Bảng theo dõi sĩ số rất cần thiết bởi vì:
+ Giúp các em HS phát triển tính tự giác, đi học đúng giờ và có tinh thầntrách nhiệm trong học tập
+ Xây dựng cho các em ý thức được đi học là một quyền lợi đặc biệt, chứkhông phải là nghĩa vụ bắt buộc HS cần có được cảm giác thoải mái, vui vẻ khi
đi học
Cách sử dụng: Mỗi HS khi đến lớp sẽ tự động điền vào phần ô tương ứng
với ngày đi học Để HS chủ động làm việc này thay vì nhóm trưởng hoặc trưởngban làm sẽ tạo hứng thú cho các em, các em mong đến trường để tự mình ghithêm thành tích chuyên cần cho mình Vào cuối tuần (hoặc cuối tháng, cuối kỳ),đại diện sẽ có một bảng báo cáo ngắn gọn gửi cho GV
1.1.3.3.Tổ chức dạy học theo mô hình VNEN
1.1.3.3.1 Năm bước giảng dạy theo mô hình VNEN
Có nhiều kiểu cấu trúc một bài học, trong đó thường dùng nhất là kiểu cấutrúc gồm ba bước: Nghe giảng lý thuyết – Theo dõi bài tập mẫu – Luyện tập.Tuy nhiên, nếu GV sử dụng không hợp lý sẽ dẫn đến lối dạy học mang tính ápđặt, bình quân, đồng loạt
Để góp phần tích cực hóa hoạt động học tập của HS, người ta thườngkhuyến khích sử dụng kiểu dạy học thông qua các hoạt động trải nghiệm, khámphá, phát hiện của HS, gồm 5 bước chủ yếu:
Bước 1: Gợi động cơ, tạo hứng thú cho học sinh
Kết quả cần đạt:
- Kích thích sự tò mò, khơi dậy sự hứng thú cho HS về chủ đề sẽ học; HScảm thấy vấn đề nêu lên rất gần với mình
- Không khí lớp học vui, tò mò, chờ đợi, thích thú
Cách làm: Thực hiện một số hoạt động; đặt câu hỏi; đố vui; kể chuyện;đặt một tình huống; tổ chức trò chơi, … Có thể thực hiện với toàn lớp, nhómnhỏ hoặc cá nhân từng HS
Bước 2: Tổ chức cho HS trải nghiệm
Trang 21Cách làm: Tổ chức các hình thức trải nghiệm gần gũi với HS Nếu làtình huống diễn tả bằng lời văn thì câu văn phải đơn giản, gần gũi với HS Cóthể thực hiện với toàn lớp, nhóm nhỏ hoặc từng cá nhân HS.
Bước 3: Phân tích – Khám phá – Rút ra kiến thức mới
- Tiếp tục ra các bài tập với mức độ khó dần lên phù hợp với khả năng của
HS, giúp các em giải quyết khó khăn bằng cách liên hệ với các quy tắc, côngthức, cách làm, thao tác cơ bản đã rút ra ở trên
- Có thể giao các bài tập áp dụng cho cả lớp, cho từng cá nhân, hoặc theonhóm, theo cặp đôi, theo bàn, theo tổ HS
Bước 5: Vận dụng
Kết quả cần đạt:
- HS được củng cố, nắm vững các nội dung kiến thức trong bài đã học
- HS biết vận dụng kiến thức đã học trong hoàn cảnh mới, đặc biệt trongnhững tình huống gắn với thực tế đời sống hằng ngày
- HS cảm thấy tự tin khi lĩnh hội và vận dụng kiến thức mới
Trang 22Cách làm: Cho HS thực hành, vận dụng từng phần, từng đơn vị kiến thức
cơ bản của nội dung bài đã học
1.1.3.3.2 Mười bước học tập của VNEN
Như chúng ta đã biết mọi ý tưởng cách tân hay đổi mới phương pháp dạyhọc, suy cho cùng đều tìm cách chuyển quá trình thuyết trình một cách áp đặtcủa người dạy thành quá trình tự học, tự tìm tòi, khám phá của người học Trong
đó, sự trải nghiệm và tự kiến tạo kiến thức cho bản thân của người học có vai tròhàng đầu Những nỗ lực cá nhân của HS là trung tâm của quá trình giáo dục.Người học phải tự tạo dựng sự hiểu biết của riêng mình là chủ yếu chứ khôngchỉ đơn giản là tiếp thu một cách thụ động từ môi trường bên ngoài Người GVphải biết cách khéo léo đặt vấn đề và tổ chức môi trường sư phạm cho HS tự tìmtòi, khám phá, phát hiện, trong đó coi trọng việc học hợp tác, làm việc theonhóm để giải quyết vấn đề
Đối với HS tiểu học, quá trình tự học chỉ diễn ra với điều kiện:
- HS phải có nhận thức tự giác về mục đích học tập và tự lực, tích cựcthực hiện mục đích đó bằng hành động của chính mình
- HS được học tập theo khả năng và nhịp độ của riêng mình (phù hợp vớitrình độ nhận thức của cá nhân HS) Vì vậy kế hoạch dạy học cần được bố trímột cách linh hoạt
- HS phải được rèn luyện để có khả năng điều khiển, điều chỉnh hoạt độngcủa bản thân
- Có sự chỉ đạo, hướng dẫn khéo léo, hợp lý của giáo viên hoặc của ngườihướng dẫn
Để tổ chức các hoạt động tự học trong môi trường có tính hợp tác cao,cần đảm bảo một số yêu cầu:
- HS có kỹ năng làm việc theo nhóm hợp tác (kỹ năng tổ chức nhóm; kỹnăng chia sẻ, sàng lọc ý kiến; kỹ năng thảo luận, tranh luận, …), tự tin tronggiao tiếp, ý thức tự giác, tự quản trong hoạt động tập thể
- Môi trường học tập thân thiện, phát huy tinh thần dân chủ, hợp tác, ýthức tập thể
- HS luôn có cơ hội được GV chỉ dẫn khi cần thiết
Nội dung, phương pháp và hình thức dạy học cần bảo đảm một số yêu cầu:
- Nội dung học thiết thực, gắn bó chặt chẽ với đời sống hằng ngày củaHS
- Tài liệu học có tính tương tác cao và thực sự là tài liệu hướng dẫn HS tựhọc (với sự trợ giúp hợp lý của GV hoặc của người hướng dẫn)
Trang 23- Phát huy tác dụng tích cực của hình thức dạy học theo nhóm, theo cặp;
HS trong từng nhóm cùng nhau trao đổi, bàn bạc để hoàn thành nhiệm vụ đượcgiao GV chỉ tập trung HS để giảng giải khi cần nhận xét, đánh giá chung hoặchướng dẫn hoạt động cho toàn lớp
Lối dạy học theo hướng tổ chức các hoạt động tự học của HS vừa rènluyện tính độc lập, tích cực của HS, đồng thời thúc đẩy sự tham gia hợp tác, tăngcường ý thức tập thể của HS
Ý tưởng chủ đạo của mô hình VNEN là: Trên cơ sở đảm bảo Chuẩn kiến thức,
kỹ năng của Chương trình Tiểu học hiện hành, cấu trúc lại nội dung để có thể tổchức cho HS tự học Tiến trình tự học của HS được tổ chức thông qua các hoạtđộng chủ yếu sau:
- Hoạt động khởi động;
- Nhận biết tên, mục tiêu của bài học;
- Đánh giá tiến độ (sau khi kết thúc hoạt động cơ bản);
- Hoạt động thực hành;
- Tự đánh giá (có sự giúp đỡ của thầy/cô giáo) sau khi kết thúc bài học;
- Liên hệ và ứng dụng kiến thức đã học vào cuộc sống thực tế hằng ngày (tại gia đình và địa phương) của HS
Tuy nhiên, để HS tiểu học dễ nhớ, dễ vận dụng và thuận tiện cho GV
trong tổ chức hoạt động tự học của HS, ở các lớp thử nghiệm đã gợi ý một quy trình gồm 10 bước học tập cụ thể như sau:
Bước 1 Nhóm trưởng lấy tài liệu và đồ dùng học tập cho cả nhóm.
Bước 2 Em đọc Tên bài học rồi viết tên bài học vào vở
Bước3 Em đọc Mục tiêu của bài học.
Bước 4 Em bắt đầu Hoạt động cơ bản (nhớ xem phải làm việc cá nhân
hay theo nhóm)
Bước 5 Kết thúc Hoạt động cơ bản em tự đánh giá rồi báo cáo với thầy/cô
giáo kết quả những việc em đã làm được để thầy/cô xác nhận
Bước 6 Em thực hiện Hoạt động thực hành:
+ Đầu tiên em làm việc cá nhân;
+ Em chia sẻ với bạn ngồi cùng bàn (giúp nhau sửa chữa những bài làm còn sai sót);
+ Em trao đổi với cả nhóm Chúng em sửa cho nhau, luân phiên nhau đọc,
…(lưu ý không làm ảnh hưởng đến nhóm khác)
Bước 7 Em bắt đầu Hoạt động ứng dụng (với sự giúp đỡ của gia đình, của
người lớn)
Trang 24Bước 8 Chúng em đánh giá cùng thầy/cô giáo.
Bước 9 Kết thúc bài, em viết vào Bảng đánh giá (nhớ suy nghĩ kỹ khi viết
và lưu ý về đánh giá của thầy/cô giáo)
Bước 10 Em đã học xong bài mới hoặc em phải học lại phần nào.
Trong mỗi phòng học đều treo một bảng nêu 10 bước học tập (xem ảnh minh họa dưới đây), sao cho mỗi HS ngồi trong lớp đều có thể nhìn thấy rõ
Hình 8 Mười bước học tập theo mô hình VNEN
Trang 25Trong mô hình “Trường học mới”, mỗi HS đến trường luôn ý thức đượcmình phải bắt đầu và kết thúc hoạt động học tập như thế nào, không cần chờ đến
sự nhắc nhở của GV
1.1.3.3.3 Quy trình lồng ghép trong dạy học VNEN
Mười bước học tâp
theo mô hình VNEN
Các bước lên lớp của một tiết học hiện nay
Các bước lên lớp của một tiết học ứng dụng VNEN
1 Chúng em làm việc
nhóm (nhóm trưởng
lấy tài liệu và đồ
dùng)
1 Kiểm tra bài cũ:
Giáo viên gọi vàihọc sinh lên kiểmtra về kiến thức đãhọc tiết trước
1 Kiểm tra bài cũ: Các nhómtrưởng tổ chức kiểm tra bài cácthành viên trong nhóm Với nhữngcâu hỏi hoặc nội dung giáo viênđưa ra
2.Giới thiệu bài mới: Giáo viên tổchức cho học sinh một hoạt độngnhỏ (hát, trò chơi, …) để rút ra tựabài học giới thiệu và ghi tựa bài.Học sinh đọc tên bài học và viếtvào vở Giáo viên đưa mục tiêu bàihọc, học sinh đọc mục tiêu bài học
4 Em thực hiện hoạt 3 Bài mới: Giáo 3 Bài mới: Giáo viên tổ chức chođộng cơ bản (nhớ xem viên hướng dẫn học sinh tự tìm ra kiến thức kĩ nănglàm việc cá nhân hay học sinh tìm hiểu mới Có thể làm việc lớp, cá nhân,theo nhóm theo lôgô bài mới Rút ra nhóm tùy môn và bài học Học sinhtrong tài liệu) kiến thức mới đánh giá và báo cáo cho thầy cô
rồi báo cáo những việc
đã làm được với thầy,
cô giáo để thầy, cô xác
nhận
6 Em thực hiện hoạt 4 Luyện tập: 4 Luyện tập: Giáo viên tổ chức chođộng thực hành (Làm Giáo viên hướng học sinh áp dụng kiến thức kỹ năngviệc cá nhân rồi chia dẫn học sinh giải vừa học vào các bài tập thực hành,
sẻ với bạn kề bên, với các bài tập trong tự hướng dẫn học sinh giải các bài
kiến thức vừa vừa học thông qua các lô gô và
Trang 267 Em thực hiện Hoạt 5 Củng cố: Học 5 Củng cố: Học sinh nhắc lại kiếnđộng ứng dụng (với sự sinh nhắc lại kiến thức cơ bản đã học
giúp đỡ của gia đình, thức cơ bản đã Học sinh báo cáo với thầy cô về sự
học, sự hợp tác và thái độ học tậpcủa các thành viên trong nhóm
8 Chúng em đánh giá 6 Dặn dò: Về 6 Dặn dò: Giáo viên dặn học sinh
Trang 27cùng thầy, cô giáo nhà làm bài, học ứng dụng các kiến thức kĩ năng vừa
9 Kết thúc bài, em bài, xem bài mới học vào các hoạt động thực tế ở gia
Việc thực hiện phương pháp dạy học VNEN vào các môn học trong đề tàinày, bước đầu giáo viên không nhất thiết là phải áp dụng vào tất cả các hoạtđộng trong một tiết học, giáo viên chỉ cần áp dụng ở một, hai hoạt động nào đó,khi học sinh thực hiện quen rồi mới áp dụng đầy đủ Ví dụ: Môn toán bước đầunên áp dụng ở nội dung thực hành làm bài tập Sau đó mới áp dụng toàn bộ
Quy trình trên là quy trình chung áp dụng cho tất cả các môn học theotừng bước lên lớp hiện nay Nhưng đối với mỗi môn học thì quy trình dạy họccũng khác nhau nên việc áp dụng cũng khác nhau Không nhất thiết phải theoquy trình này Điều cốt lõi của phương pháp này là trong các hoạt động của tiếtdạy giáo viên cần sử dụng “lô gô” và “lệnh” để học sinh tự tổ chức các hoạtđộng học tập của mình
Trang 281.1.3.4 Đánh giá kết quả học tập của học sinh theo mô hình VNEN
Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh theo mô hình VNEN được banhành theo thông tư số 30/2014/TT – BGDĐT ngày 28/08/2014 của Bộ tưởng BộGiáo dục và Đào tạo Việc đánh giá phải dựa trên các nguyên tắc:
- Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyếnkhích tính tích cực và vượt khó trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp họcsinh phát huy tất cả khả năng; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan
- Đánh giá toàn diện học sinh thông qua đánh giá mức độ đạt chuẩn kiếnthức, kĩ năng và một số biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh theo mụctiêu giáo dục tiểu học
- Kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đóđánh giá của giáo viên là quan trọng nhất
- Đánh giá sự tiến bộ của học sinh, không so sánh học sinh này với họcsinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh
Đánh giá là một hoạt động thường xuyên bao gồm hoạt động học tập, sựtiến bộ và kết quả học tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng từng môn học, hoạtđộng giáo dục khác theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học; sự hìnhthành và phát triển năng lực của học sinh; sự hình thành và phát triển phẩm chấtcủa học sinh; đánh giá định kì kết quả học tập và tổng hợp đánh giá Kết quảđánh giá được sử dụng để xét hoàn thành chương trình lớp học, hoàn thànhchương trình tiểu học
Một trong các ý tưởng chủ đạo của mô hình VNEN là chuyển quá trìnhthuyết trình một cách bình quân, áp đặt của người dạy thành quá trình tự học, tựtìm tòi, khám phá, tự đánh giá của người học Mỗi học sinh luôn được giaonhiệm vụ và mục tiêu học tập cụ thể, tự đánh giá kết quả của mình để điều chỉnhhoạt động học phù hợp với nhịp độ tiếp thu của bản thân
GV chủ động phát huy tác dụng tích cực của hình thức dạy học theonhóm, theo cặp, chỉ tập trung HS để giảng giải khi cần nhận xét, đánh giá chunghoặc hướng dẫn hoạt động cho toàn lớp
“Trường học mới” chú trọng nhấn mạnh các dạng hoạt động thực hành vàứng dụng trong đời sống thực tế của HS, khuyến khích HS mở rộng vốn kiếnthức qua các nguồn thông tin khác nhau (từ gia đình, cộng đồng, làng bản, thônxóm) Điều này đòi hỏi sự quan tâm hỗ trợ HS học tập từ gia đình và cộng đồng,
sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục gia đình, nhà trường và cộng đồng Với quátrình dạy học đòi hỏi phải có những chuyển biến như vậy, vấn đề ĐGKQHT của
HS cũng cần được đổi mới Phương hướng đổi mới cơ bản là chuyển trọng tâm
từ đánh giá “kết thúc”, đánh giá “tổng kết” sang việc coi trọng đánh giá theo
Trang 29“từng phần”, đánh giá theo “tiến trình” ; chuyển trọng tâm từ việc đánh giá bằngcách cho “điểm số” sang việc đánh giá bằng “nhận xét”, bằng việc “đo tiến độ”,
đo hiệu quả công việc và năng lực thực hành của HS
Tuy nhiên, đây là vấn đề khá phức tạp, đòi hỏi phải được nghiên cứu, tổngkết nghiêm túc dưới nhiều góc độ khác nhau để thực hiện mô hình “Trường họcmới” một cách hoàn thiện và tác động tích cực đến việc điều chỉnh cách học,cách dạy của HS và GV
Qua tìm hiểu chúng ta thấy được rằng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS
là quá trình:
- Thu thập và xử lý thông tin về tình hình học tập của HS, đối chiếu vớimục tiêu đã đề ra, nhằm xác nhận kết quả học tập của HS tại từng thời điểmtrong quá trình học tập để xác nhận sự tiến bộ từng bước về kiến thức của ngườihọc theo các mục tiêu học tập cụ thể trong suốt một đơn vị bài học;
- Giúp HS hình thành thái độ tự giác, khuyến khích và động viên HSchăm học, tự tin, hứng thú học tập và học tập ngày càng tiến bộ hơn;
- Giúp GV có cơ sở thực tế để nhìn nhận những điểm mạnh và điểm yếucủa chính mình, tự hoàn thiện hoạt động dạy, nâng cao chất lượng và hiệu quảdạy học
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Về phía học sinh
Học sinh tiểu học là một thực thể hồn nhiên tiềm tàng khả năng phát triển,đặc biệt là học sinh lớp 4, ở giai đoạn này các em biết độc lập trong suy nghĩ, tưduy phát triển theo hướng trừu tượng hóa, có khả năng liên tưởng theo chuỗikiến thức
Các em dễ xúc động, dễ rung cảm nhưng cũng dễ chán và dễ quên kiếnthức
Ở giai đoạn này các em rất thích học Toán, thích được tự khám phá, tựtìm hiểu và giải những bài toán nâng cao nếu các em trang bị nội dung kiến thứcđầy đủ thì các em phát huy khả năng học Toán rất tốt Nhưng ngược lại nếu khigặp phải dạng toán khó mà các em không được trang bị kỹ về nội dung vàphương pháp tạo cho các em tính ỷ lại và nhàm chán trong việc học
Toán lớp 4 có nhiều kiến thức sẽ rất dễ gây các em nhầm lẫn trong khilàm bài, ví dụ như quy tắc trừ hai phân số khác mẫu, chia hai phân số, các đạilượng, … Vì vậy việc truyền đạt kiến thức làm sao các em hiểu và nhớ lâu đòihỏi giáo viên phải biết phối hợp các phương pháp giảng dạy sao cho hiệu quả,phát triển hết khả năng của mỗi học sinh khi áp dụng mô hình VNEN trong dạyToán
Trang 301.2.2 Thực trạng về vấn đề nghiên cứu
1.2.2.1 Về việc dạy của giáo viên
Việc tổ chức dạy học theo mô hình trường học mới cơ bản đã đi vào nềnếp Các giáo viên đã biết tổ chức theo “10 bước dạy học” để phát huy tính tíchcực, chủ động, tự giác, tự tìm tòi, khám phá kiến thức của học sinh
Tuy có những khó khăn trong quá trình dạy học vì đây là mô hình mớithay đổi hoàn toàn cách dạy và học nên việc nắm bắt và truyền thụ còn gây khókhăn đối với giáo viên Nhưng với sự hợp tác của phụ huynh học sinh giáo viên
đã hoàn thành tốt công việc của mình
Trong quá trình giảng dạy việc sử dụng đồ dùng học tập chưa khai tháctriệt để Việc để học sinh tự tìm và giải quyết vấn đề còn mang tính áp đặt từgiáo viên
1.2.2.2 Về việc học của học sinh
HS hào hứng với cách học theo nhóm, một số học sinh bước đầu đã mạnhdạn, tự tin trong việc điều hành các bạn thực hiện nhiệm vụ của giáo viên
Tuy nhiên, trong một số giờ học, việc tổ chức học theo nhóm vẫn chưa cóhiệu quả tốt, giờ học còn nặng tính hình thức, ít học sinh mạnh dạn, đủ nănglực để điều hành nhóm hoạt động Do đó các em tiếp thu kiến thức một cách thụđộng, chưa tìm tòi Hoạt động học chủ yếu còn mang tính chất quan sát và làmbài tập Chưa phát huy hết khả năng thảo luận nhóm
Các em chưa có ý thức trong công tác tự tìm hiểu bài, tự đặt và giải quyếtvấn đề Ví dụ, trong bài “Diện tích hình thoi” muốn xây dựng được công thứctính diện tích đòi hỏi các em phải ghi nhớ lại công thức tính diện tích hình chữnhật Từ đó rút ra công thức tính diện tích hình thoi Trong quá trình tìm hiểu ví
dụ trong SGK, các em rất lúng túng khi đọc bài, chưa tìm ra cho mình cách giảiquyết từng vấn đề mà ví dụ đưa ra Vì vậy mà rất khó khăn cho em trong việcphân tích ghép hai mảnh hình tam giác để được hình chữ nhật, từ đó rút ra côngthức tính hình thoi Khi gặp những tình huống này khả năng tự học của các emchưa phát huy hết, giáo viên phải là người đứng ra giải quyết vấn đề cho họcsinh
1.2.3 Nguyên nhân thực trạng
1.2.3.1 Đối với học sinh
Các em còn ảnh hưởng bởi lối dạy học truyền thống nên việc dạy họctheo mô hình mới tạo cho các em lạ lẫm, bỡ ngỡ, hiệu quả học chưa cao
Đa số học sinh Tiểu học còn nhút nhát, chưa mạnh dạn trong học tậpcũng như trong giao tiếp vì thế cũng khó khăn trong việc thực hiện dạy học theo
mô hình mới
Trang 31Một số em chưa tích cực trong việc hợp tác với các bạn trong nhóm, chưa
tự giác khi hoạt động nhóm Một số trưởng nhóm kỹ năng điều hành, chỉ đạonhóm chưa tốt Dẫn đến hiệu quả học không đạt hiệu quả
Do ý thức học tập của các em chưa cao, chưa chịu khó suy nghĩ, giảiquyết vấn đề mà bài toán đưa ra Các em thường ỷ lại cho nhóm trưởng
Do các bậc phụ huynh chưa nắm bắt được mô hình học mới nên sự quantâm đến việc học của con em mình còn hời hợt Ý thức hợp tác với nhà trườngcòn thấp
1.2.3.2 Đối với giáo viên
Giáo viên còn lúng túng trong quá trình thực hiện, đặc biệt là việc chuẩn
bị đồ dùng dạy học, việc thiết kế nội dung sao cho phù hợp với các hoạt độngcủa học sinh, các nhóm học tập
Một số giáo viên chưa tạo điều kiện cho các em tự phát huy hết khả nănghọc của mình Gặp phải vấn đề khó, giáo viên cho các em rập khuôn theo lối dạyhọc truyền thống đó là “thầy giảng trò nghe, thầy đọc trò chép”
Lối truyền thụ chưa đạt hiệu quả, do kiến thức chưa được trau dồi đầy đủ,khả năng diễn đạt chưa rõ ràng gây mơ hồ cho học sinh
Một số GV thiếu sự quan tâm, theo dõi trong quá trình học tập của cácem
Trang 32CHƯƠNG 6 TIỂU KẾT CHƯƠNG I
Từ những nghiên cứu trên đây cho chúng ta thấy rằng phương pháp dạyhọc Toán bằng mô hình VNEN có vai trò rất quan trọng việc dạy học theo môhình trường học mới Đó chính là chìa khóa để mở ra một thời đại mới chongành giáo dục nói riêng và cho toàn xã hội nói chung
Việc vận dụng các phương pháp dạy học bằng mô hình VNEN trong môitrường Tiểu học là một vấn đề rất có ích và hữu hiệu được Nhà nước quan tâm
và ủng hộ VNEN chính là bộ mặt mới trong công tác giáo dục học sinh Tiểuhọc, rèn luyện và phát triển tư duy, sáng tạo, giúp HS tiếp nhận tri thức một cáchchắc chắn, đúng đắn về kiến thức được truyền thụ và giải quyết được vấn đề đặtra
VNEN không chỉ trang bị cho học sinh tri thức toán học, trang bị kỹ nănggiải toán, mà còn giúp học sinh rèn luyện và phát triển tính tự tin trong học tậpcũng như trong giao tiếp Đây chính là công cụ hữu hiệu giúp các em có tiền đề
để bước tiếp cấp bậc học mới trong tương lai
Kết quả nghiên cứu trên đây là cơ sở để chúng tôi xây dựng một số phươngpháp dạy học Toán lớp 4 bằng mô hình VNEN ở chương II
Trang 33CHƯƠNG 7 CHƯƠNG II.
MỘT SỐ PPDH TOÁN LỚP 4 BẰNG MÔ HÌNH VNEN
2.1 Mục tiêu dạy học theo mô hình VNEN
Dạy học theo mô hình VNEN là mô hình áp dụng phương pháp dạy họcthay thế phương pháp dạy truyền thống Chuyển đổi từ dạy học truyền thụ củagiáo viên sang tổ chức hoạt động tự học của học sinh Để học sinh thụ hưởng tốtnhất lượng kiến thức của bài học thì quá trình tự học, tự giáo dục của học sinhgiữ vai trò trung tâm, còn giáo viên là người hướng dẫn, đồng hành với học sinh,giúp học sinh tự tìm hiểu kiến thức
Học nhóm là một trong những phương pháp được áp dụng trong mô hìnhVNEN giúp các em tự rèn luyện và phát triển kĩ năng làm việc, kĩ năng giaotiếp, tạo điều kiện cho học sinh học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm,tính tích cực trên cơ sở làm việc hợp tác Thông qua học nhóm, các em có thểcùng làm việc với nhau những công việc mà một mình không thể tự làm đượctrong một thời gian nhất định
Đối với cấp Tiểu học, việc rèn cho các em các kỹ năng học hợp tác nhóm
là hết sức cần thiết, tạo điều kiện để các em có nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi lẫnnhau, giúp đỡ lẫn nhau, góp phần vào việc giáo dục toàn diện nhân cách cho họcsinh
2.2 Những định hướng đổi mới PPDH Toán bằng mô hình VNEN
Để thực hiện thành công mô hình VNEN hơn ai hết bản thân người giáoviên phải thực sự có mong muốn tạo ra những thay đổi, tập trung chú ý vàonhững thay đổi về chiến lược giảng dạy, yêu thương học sinh và tin tưởng rằngtất cả học sinh đều có tiềm năng thành công nếu được trang bị những kỹ thuậthọc tập đa dạng Vì lẽ đó tôi mạnh dạn nghiên cứu và đưa ra một số phươngpháp dạy học Toán lớp 4 bằng mô hình VNEN như sau:
2.2.1 Đổi mới phương pháp dạy học
Phương pháp dạy học VNEN đã phần nào phát huy được tính tích cực,chủ động, sáng tạo của học sinh Tuy nhiên một số giáo viên đôi khi còn vẫnnặng nề vai trò truyền thụ kiến thức Một số bộ phận học sinh chưa mạnh dạn, tựtin tham gia vào quá trình học tập, các hoạt động giáo dục, kỹ năng sống hạnchế Bởi vậy khi thực hiện mô hình trường học mới hơn ai hết bản thân ngườigiáo viên phải tích cực đổi mới hoạt động sư phạm của mình với phương châm
“Chuyển đổi từ dạy học truyền thụ của giáo viên sang tổ chức hoạt động tự họccủa học sinh, quá trình tự học, tự giáo dục là trung tâm của hoạt động giáo dục”.Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng tài liệu hướng dẫn học để tự học, tự
Trang 34khám phá; tổ chức cho học sinh hoạt động khám phá, phát hiện kiến thức, kỹnăng mới thông qua quá trình học tập mang tính hợp tác Giáo viên chỉ hỗ trợ vàhướng dẫn học sinh khi cần thiết Giáo viên phải biết khuyến khích mọi cố gắng
nỗ lực, sáng kiến và những tiến bộ dù là nhỏ nhất của học sinh để những họcsinh vốn rụt rè, nhút nhát dần trở nên mạnh dạn, tự tin hơn Giáo viên thườngxuyên quan tâm, gần gũi những đối tượng học sinh này hơn
Chỉ đạo giáo viên tổ chức linh hoạt các hoạt động học tập của học sinh,không nhất thiết phải thực hiện theo tài liệu hướng dẫn học Giáo viên phải dựavào đối tượng học sinh và thực tế của lớp học để lựa chọn phương pháp và hìnhthức dạy học phù hợp
Một bài dạy theo mô hình VNEN phải đảm bảo đầy đủ các hoạt động sau:+ Hoạt động cơ bản: Ở hoạt động này, HS được trải nghiệm, tìm tòi,khám phá, phát hiện kiến thức, thông qua hoạt động, HS hoạt động theo nhóm,cặp, cá nhân hoặc hướng dẫn của GV nếu cần thiết
+ Hoạt động thực hành: Giúp HS áp dụng trực tiếp kiến thức đã học ,củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng
+ Hoạt động ứng dụng: Giúp HS vận dụng kiến thức vào thực tế, cùng với
sự giúp đỡ của cha mẹ, người lớn
Sau đây là một ví dụ minh họa về cách làm của tôi:
Ví dụ 1 “Tìm hai số khi biết tổng và tỷ số của hai số đó” (Sách Toán lớp 4, trang 147)
HS nắm được mục tiêu bài học: Biết cách giải một bài toán về tìm hai sốkhi biết tổng và tỷ số của hai số đó
Hoạt động cơ bản: Tìm hiểu ví dụ: Đây là dạng bài toán mới của phần tỷ
số Các em sẽ rất lúng túng khi tìm hiểu bài để đưa ra cách giải một bài toán khibiết tỷ số của hai số đó Vì vậy mà giáo viên cần phải quan sát, theo dõi và hỗtrợ cho học sinh Nếu thấy nhiều học sinh gặp khó khăn trong việc tự tìm và giảiquyết vấn đề thì giáo viên linh động tổ chức dạy học cả lớp để hướng dẫn kỹ chohọc sinh cách để giải bài toán tìm tỷ số, sau đó mới cho các em thực hành giảilại bài toán trong SGK và nắm chắc cách giải toán tỷ số.có thể mở rộng và nângcao thêm ở ngoài sách
Hoạt động thực hành: Sau khi HS nắm được cách giải một bài toán tỷ số,
GV cho các em thực hành giải các bài toán trong SGK Để phát huy tốt năng lựccủa mọi học sinh GV chỉ đạo và yêu cầu các em có năng lực tốt hỗ trợ các bạntrong nhóm Hoặc giáo viên ra các bài tập nâng cao hay câu hỏi khó rồi kín đáo
bỏ vào hộp thư cá nhân của học sinh, sau đó nói nhỏ với học sinh: “em có thư”
để học sinh xuống lấy và hứng thú giải quyết Cuối tiết học, hoặc trong giờ ra
Trang 35chơi cho em đó nói về bức thư của mình và hướng giải quyết Nếu học sinh làmtốt giáo viên khen ngợi và tuyên dương trước lớp Nếu học sinh không làm đượcgiáo viên giúp học sinh giải quyết và không quên động viên, khích lệ học sinh.
Có thể ra thêm bài tập tương tự để học sinh làm được, giúp các em thêm tự tin
và hứng thú hơn
Hoạt động ứng dụng: Có thể tổ chức thi giải nhanh các bài toán về tỷ số.giúp các em tính toán nhanh, ghi nhớ kiến thức cơ bản được lâu hơn, vận dụngvào cuộc sống hằng ngày các em
2.2.2 Rèn luyện phương pháp tự học của học sinh
Dạy học theo mô hình VNEN xem việc rèn luyện phương pháp học tậpcho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn làmột mục tiêu dạy học Đã có nhiều tác giả nói đến việc dạy phương pháp tự học
cho học sinh Trong bài viết “Hai vấn đề then chốt của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Việt Nam”, tác giả Vũ Ngọc Hoàng - Phó Trưởng Ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương đã viết “Thầy giáo không phải chủ yếu
là người truyền thụ tất cả kiến thức của mình có cho người học mà chỉ nên giới thiệu những giá trị cốt lõi, còn lại chủ yếu là gợi mở, giúp cách học, cách tiếp cận, cách phân tích và tổng hợp, giải quyết vấn đề, nhằm phát triển năng lực Thầy giáo bây giờ không phải là thầy dạy mà là thầy về cách học, cách tiếp cận vấn đề, là người giúp các em biết cách học mới, cách tự học, tổ chức việc học cho các em " Desterwerg đã viết “Người thầy giáo tồi truyền đạt chân lý, người thầy giáo giỏi dạy cách tìm ra chân lý”.
Phương pháp tự học là cầu nối giữa học tập và nghiên cứu khoa học Nếurèn luyện cho học sinh có được phương pháp, kĩ năng, thói quen tự học, biết vậndụng linh hoạt những điều đã học vào những tình huống mới, biết tự lực pháthiện, đặt ra và giải quyết những vấn đề gặp phải trong thực tiễn thì sẽ tạo chocác em lòng ham học, khơi dậy tiềm năng vốn có của các em Vì những lẽ đó,việc áp dụng vào dạy học môn Toán theo mô hình VNEN thông qua 10 bướchọc tập nó rất có hiệu quả tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự họcchủ động của học sinh
Sau đây là ví dụ về cách tự học của học sinh theo mô hình VNEN thôngqua bài học “Phép chia phân số”
Ví dụ 2.“Phép trừ phân số” (sách Toán lớp 4 trang 129)
HS nhận biết tên bài học: “Phép nhân phân số” và mục tiêu của bài học:
“Em biết cách thực hiện phép trừ hai phân số cùng mẫu số”
Bài toán: Từ băng giấy màu, lấy băng giấy để cắt chữ Hỏi còn lại baonhiêu phần của băng giấy?
Trang 36Dưới sự hướng dẫn của GV, học sinh tự tìm hiểu ví dụ, đặt và giải quyếtvấn đề HS có thể tự đặt vấn đề như sau:
- Bài toán cho ta biết những gì? Bài toán hỏi chúng ta điều gì?
- Để tính số phần của băng giấy ta làm phép tính gì?
- Muốn trừ hai phân số cùng mẫu số ta làm như thế nào?
Trong quá trình HS tự tìm hiểu vấn đề, GV làm nhiệm vụ quan sát, theodõi từng cá nhân để có biện pháp giúp đỡ kịp thời Sau khi tìm ra câu trả lời, cánhân HS cùng nhau trao đổi với nhóm để đưa ra đáp án đúng, nhóm có thể góp
ý, bổ sung cho nhau và sửa sai (nếu có)
Dựa vào kết quả mà các em tự tìm hiểu thông qua phần ví dụ HS có thể ápdụng và làm các bài tập trong SGK, trao đổi theo cặp đôi hoặc làm cá nhân Sau
đó trao đổi kinh nghiệm và cách làm của mình với nhóm GV theo dõi quá trìnhhoạt động của HS để giúp đỡ kịp thời
Với phương pháp tự học này tạo cho các em phát huy được khả năng tưduy, tự giải quyết vấn đề mà bài toán đưa ra một cách nhanh và ghi nhớ lâu Ápdụng vào làm các bài toán liên quan đến bài học và có thể giúp HS nâng cao giảithêm các bài tập ở ngoài sách giáo khoa Tăng tính hứng thú và tìm tòi ở HS khihọc Toán
2.2.3 Phương pháp tổ chức theo nhóm
Là phương pháp dạy học chủ yếu trong mô hình dạy học mới Là hình thứcdạy học đặt học sinh vào môi trường học tập tích cực, trong đó học sinh được tổchức thành nhóm một cách thích hợp Những người tham gia trong nhóm phải
có mối quan hệ tương hỗ, giúp đỡ và phối hợp lẫn nhau Nói cách khác là tồn tại
tương tác "mặt đối mặt" trong nhóm HS HS trong nhóm cùng thực hiện nhiệm vụ
chung Điều này đòi hỏi trước tiên là phải có sự phụ thuộc tích cực giữa cácthành viên trong nhóm Mỗi thành viên trong nhóm cần hiểu rằng họ không thểtrốn tránh trách nhiệm, hay dựa vào công việc của những người khác Tráchnhiệm cá nhân là then chốt đảm bảo cho tất cả các thành viên trong nhóm thực
sự mạnh lên trong học tập theo nhóm Học sinh thường được phát huy hơn, cơhội cho HS tự thể hiện, tự khẳng định khả năng của mình nhiều hơn Nhóm làmviệc sẽ khuyến khích HS giao tiếp với nhau và như vậy sẽ giúp cho những trẻ
em nhút nhát, thiếu tự tin, cô độc có nhiều cơ hội hòa nhập với lớp học Thêmvào đó, học theo nhóm còn tạo ra môi trường hoạt động mang bầu không khíthân mật, cởi mở, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ trên cơ sở cố gắng hết sức và tráchnhiệm cao của mỗi cá nhân HS có cơ hội được tham gia tích cực vào hoạt độngnhóm Mọi ý kiến của các em đều được tôn trọng và có giá trị như nhau, đượcxem xét, cân nhắc cẩn thận Do đó sẽ khắc phục tình trạng áp đặt, uy quyền, làm
Trang 37Nhóm theo đếm
số
Nhóm theobiểu tượng Nhóm theo têncác loài hoa
xuống bàn dưới
trợ
Nhóm theo sởthích
Nhóm theoghép hình
thay, thiếu tôn trọng, giữa những người tham gia hoạt động, đặc biệt giữa giáo viên và học sinh
Đối với day học môn Toán, việc rèn cho các em các kỹ năng học hợp tácnhóm là hết sức cần thiết, tạo điều kiện để các em có nhiều cơ hội giao lưu, họchỏi lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau, góp phần vào việc giáo dục toàn diện nhân cáchcho học sinh
Để đạt được mục đích nêu trên, giáo viên cần:
a Về soạn giảng:
Giáo viên phải soạn giáo án như hiện nay, chỉ cần soạn cách tổ chức cáchoạt động trên lớp Thay vì giáo viên soạn bài chi tiết đầy đủ thì giáo viên cầntập trung chuẩn bị đồ dùng học tập, các phiếu có lô gô và lệnh cho các hoạtđộng
Giáo viên phải chọn những bài, những câu hỏi trong bài học có độ khótương đối, có hướng mở, đòi hỏi có nhiều thời gian và nhiều người tham giathảo luận , tranh cãi mới vỡ lẽ ra vấn đề
Trang 38viên
Thànhviên
Thànhviên
nhiều thành viên, mặc dù có nhiều năng lực được tham gia nhưng các kỹ năngnhư diễn đạt, phát biểu ý kiến, phối hợp các thành viên, thống nhất ý kiến, chia
sẻ thông tin, kinh nghiệm, quản lí để nhiều học sinh tham gia khó có thể đạtđược
c Giao nhiệm vụ:
Hình 10 Nhiệm vụ trong nhóm + Nhóm trưởng: là một thành viên của nhóm giữ nhiệm vụ tổ chức, điều hành
nhóm làm việc đồng thời cùng các thành viên trong nhóm trao đổi, đóng góp ýkiến về nhiệm vụ được giao
+ Thư ký: là một thành viên của nhóm giữ nhiệm vụ ghi chép, tổng hợp ý kiến,
đồng thời cùng các thành viên trong nhóm trao đổi, đóng góp ý kiến về nhiệm
vụ được giao của nhóm
+ Báo cáo viên: là một thành viên của nhóm giữ nhiệm vụ báo cáo kết quả làm
việc của nhóm mình và giải trình ý kiến thắc mắc trước lớp và GV đồng thờicùng các thành viên trong nhóm trao đổi, đóng góp ý kiến về nhiệm vụ đượcgiao qua từng hoạt động
+ Các thành viên: Trao đổi, đóng góp ý kiến về nhiệm vụ được giao.
Nguyên tắc làm việc trong nhóm: Tôn trọng sự tổ chức của nhóm trưởng, ghichép trung thực ý kiến chung, báo cáo đầy đủ toàn bộ nội dung đã ghi chép,người nói phải có người nghe, tôn trọng ý kiến cá nhân, thiểu số phải tuân thủtheo đa số Có nhận xét rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động
Trang 39Một nhóm muốn hoạt động hiệu quả cần phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ Cơ cấucủa nhóm gồm:
Một nhóm trưởng có trách nhiệm tổ chức, điều hành mọi hoạt động củanhóm, nhóm trưởng có thể do các thành viên trong nhóm bầu lên hoặc do giáoviên chỉ định Một nhóm phó (nếu quy mô nhóm lớn) để thay thế, hỗ trợ nhómtrưởng khi nhóm trưởng vắng mặt
Một thư ký để ghi chép nội dung, diễn biến các cuộc họp, thảo luận củanhóm, thư ký có thể được thay đổi theo từng cuộc họp nhóm hoặc cố định từ đầuđến cuối Nhóm phải quy định rõ trách nhiệm cụ thể của từng vị trí trong nhóm,xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa các thành viên trong nhóm
Lưu ý nhóm trưởng và các thành viên trong nhóm cần thay đổi thường xuyên tạo nên sự tự tin trong khi làm việc nhóm
Vai trò của giáo viên trong hoạt động nhóm:
Trong thời gian học sinh làm việc, giáo viên cần phải đến hoặc đi xungquanh các nhóm để quan sát các hoạt động của nhóm, nếu có vấn đề gì thì kịpthời định hướng
Nên thực hành với một số nhóm học sinh cụ thể
Khen ngợi và động viên học sinh nói về kết quả làm việc Vì trong quátrình giao việc cho các nhóm, nếu thấy các nhóm làm việc chăm chú và trao đổisôi nổi thì GV mới có thể yên tâm Một khi thấy các nhóm làm việc trầm lắng,hay nhốn nháo, …GV cần nghĩ ngay tới các lý do, như phiếu học tập chưa phùhợp với trình độ hay chưa thực hiện đúng vai trò, HS chưa hiểu cần phát lệnhcứu trợ, … ngay lúc đó GV phải có mặt kịp thời và giải quyết vấn đề mà nhómhoặc một vài cá nhân trong nhóm gặp phải
Ví dụ 3 Bài Phép trừ phân số (tiếp theo) ( sách Toán 4, trang130)
Nhóm trưởng điều hành các thành viên trong nhóm thảo luận theo sựhướng dẫn của GV:
- Làm cách nào để có thể trừ được hai phân số trên?
- Muốn trừ hai phân số khác mẫu ta làm như thế nào?
Trang 40Trong quá trình thảo luận, thư ký phải ghi lại những ý kiến của các thànhviên, sau đó chọn lọc và đưa ra hướng giải quyết đúng đắn để có câu trả lời chobài toán.
Hoạt động 3: Thực hành
- Nhóm trưởng điều hành các bạn làm bài tập 1, bài tập 2 (a,b) và bài tập 3vào vở bài tập
- Thảo luận và đối chiếu kết quả
Hoạt động này giúp các em vận dụng tốt hơn vào từng bài học Có thểtrao đổi theo nhóm đôi để cùng hoàn thành các bài tập trong SGK Sau đó, dưới
sự chỉ đạo của nhóm trưởng các thành viên lần lượt trình bày cách làm và kếtquả của mình để trong nhóm bổ sung, góp ý Từ đó đưa ra đáp án hoàn chỉnh
Trong quá trình các nhóm hoạt động, GV luôn theo sát học sinh để có thểgiúp đỡ kịp thời nếu các em có vướng mắc trong quá trình tìm hiểu ví dụ để rút
ra quy tắc trừ hai phân số khác mẫu Sau quá trình thảo luận và đưa ra câu trảlời, giáo viên kiểm tra để chốt lại kiến thức cần nắm trong bài học hôm nay
Tổ chức báo cáo: Giáo viên cần quy định thời gian cụ thể cho các nhóm
lên báo cáo; không chỉ báo cáo kết quả cụ thể mà phân tích ý tưởng, suy nghĩcủa học sinh trong bài Toán Nói một cách khác, trong tranh luận chỉ có quanđiểm hợp lý và chưa hợp lý mà thôi
2.2.4 Phương pháp tổ chức trò chơi
Trong dạy học VNEN phương pháp tổ chức trò chơi là một hoạt động cầnthiết Nhằm giúp học sinh lôi cuốn vào quá trình học tập một cách tự nhiên,hứng thú; tạo không khí thoải mái, giảm trừ được những mệt mỏi, căng thẳngtrong học tập; giúp việc học tập được tiến hành một cách nhẹ nhàng, sinh động,không khô khan, nhàm chán; giúp cho quá trình tổ chức dạy học theo tài liệuVNEN đạt hiệu quả cao
Trong khi sử dụng trò chơi học tập, giáo viên cần lưu ý trò chơi phải cómục đích rõ ràng, phải phù hợp với hoạt động học và chủ đề bài học, với đặcđiểm và trình độ học sinh tiểu học, với quỹ thời gian, với hoàn cảnh, điều kiệnthực tế của lớp học; trò chơi phải thu hút được đông đảo học sinh tham gia vàphải được luân phiên, thay đổi một cách hợp lý để không gây nhàm chán chohọc sinh Ngoài ra giáo viên có thể sử dụng quỹ thời gian hợp lý trong tiết học,tiết sinh hoạt tập thể để có thể tổ chức trò chơi học tập, thông qua đó giúp họcsinh củng cố và hệ thống hóa kiến thức của tiết học, bài học, chủ đề hay hệthống một giai đoạn lĩnh hội kiến thức, kỹ năng; đồng thời phát triển vốn kinhnghiệm mà các em đã tích lũy được