Thẩm định các tỷ số tài chính và xếp hạng tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính doanh nghiêpọ trong hoạt động cho vay tại ngân hàng ngoại thương Hà Nội (Trang 56 - 58)

B/ Thẩm định các khoản mục trong báo cáo kết quả kinh doanh

2.2.2.3 Thẩm định các tỷ số tài chính và xếp hạng tín dụng

a/ Chỉ tiêu thanh khoản

- Khả năng thanh toán hiện hành

Khả năng thanh khoản hiện hành = Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn Tỷ số này cho thấy được khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp. Theo tiêu chuẩn của chi nhánh NHNT Hà Nội thì tỷ số này phải xấp xỉ bằng 1. Nhưng tỷ số này không hoàn toàn phản ánh hết được khả năng thanh toán của doanh nghiệp vì khi hàng tồn kho là những loại hàng khó bán thì khả năng chuyển thành tiền của nó là rất khó. Từ đó hạn chế khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Chính vì thế mà tại chi nhánh NHNT Hà Nội, các cán bộ tín dụng còn quan tâm đến khả năng thanh toán nhanh.

Khả năng thanh toán nhanh = (TSLĐ - Dự trữ) / Nợ ngắn hạn

Không tính đến các khoản dự trữ, tỷ số này có thể kiểm tra tình trạng tài sản một cách chặt chẽ hơn so với tỷ số thanh toán hiện hành.

b/ Chỉ tiêu hoạt động

- Vòng quay hàng tồn kho

Vòng quay hàng tồn kho = Doanh thu / Hàng tồn kho

Đây là một chỉ tiêu khá quan trọng để các cán bộ tín dụng đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khi phân tích tỷ số này, các cán bộ tín dụng tại chi nhánh NHNT Hà Nội so sánh nó qua các năm. Nếu tỷ số này càng thấp thì chứng tỏ doanh nghiệp đó hoạt động kém hiệu quả và ngược lại.

- Kỳ thu tiền bình quân

Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu bình quân đầu và cuối kỳ * 360/ Doanh thu

Tỷ số này cho biết thời gian trả chậm trung bình của các khoản phải thu bán hàng hoặc thời gian trung bình để chuyển các khoản phải thu thành tiền mặt.

Dựa vào chỉ số này cán bộ tín dụng tại chi nhánh phân tích: Nếu tỷ số này càng thấp thì chứng tỏ chính sách tín dụng bản trả chậm cho khách hàng của doanh nghiệp là khắt khe, việc thu hồi các khoản nợ của ngân hàng là có hiệu quả, khả năng sinh lời và điều kiện tài chính của khách hàng là tốt. Và ngược lại, nếu như kỳ thu tiền bình quân lớn chứng tỏ rằng chính sách bán trả chậm của doanh nghiệp là còn dễ dãi, các tiêu chuẩn tín dụng kém, cả doanh nghiệp và khách hàng của doanh nghiệp đều gặp khó khăn về tài chính. Từ đó dẫn đến việc lưu động vốn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.

- Hiệu suất sử dụng tổng tài sản

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Doanh thu / Tài sản

Cán bộ tín dụng tại chi nhánh dựa vào tỷ số này để xem xét hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp, một đồng tài sản đem lại bao nhiêu đồng

doanh thu.

c/ Chỉ tiêu cân nợ

Hệ số nợ = Nợ phải trả / Vốn chủ sở hữu

Cán bộ tín dụng tại chi nhánh căn cứ vào hệ số nợ để đánh giá khả năng tài chính của doanh nghiệp. Tỷ số này càng nhỏ thì giá trị của vốn chủ sở hữu càng lớn, mà đây lại là nguồn vốn không phải hoàn trả nên điều đó có nghĩa là khả năng tài chính của doanh nghiệp là tốt. Tỷ lệ này càng cao thì có một khả năng lớn là doanh nghiệp đang không thể trả được nợ, mất khả năng thanh toán.

d/ Chỉ tiêu thu nhập

- Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm

Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm = Tổng thu nhập trước thuế / Doanh thu Các cán bộ tín dụng tại chí nhánh NHNT Hà Nội dựa vào tỷ số này để xác định xem trong một trăn đồng doanh thu thì có bao nhiêu đồng thu nhập trước thuế.

- Doanh lợi tài sản ( ROA )

ROA = Tổng thu nhập trước thuế/Tổng tài sản

Dựa vào tỷ số này, các cán bộ tín dụng có thể biết được khả năng sinh lời của tất cả các khoản vốn đầu tư của doanh nghiệp. Đây là chỉ số cơ bản nhất, chỉ số này càng cao thì càng tốt.

- Doanh lợi vốn chủ sở hữu ( ROE )

ROE = Tổng thu nhập trước thuế / Nguồn vốn chủ sở hữu

Tỷ số này đo lường mức độ tạo thu nhập từ vốn chủ sở hữu. Tỷ số này càng cao thì càng tốt.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính doanh nghiêpọ trong hoạt động cho vay tại ngân hàng ngoại thương Hà Nội (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w