P. Kiểm tra nộ
2.2.2.1 Thẩm định mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính
Cán bộ tín dụng chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hà Nội tiến hành thẩm định tài chính doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp. Nội dung của quá trình thẩm định mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính bao gồm:
- Trước tiên, các cán bộ tín dụng phải kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các báo cáo tài chính. Các báo cáo tài chính mà doanh nghiệp gửi đến cho ngân hàng phải là bản chính hoặc bản photo có đóng dấu và xác nhận sao y bản chính của đơn vị phát hành.
- Sau đó các cán bộ tín dụng kiểm tra, đánh giá các số liệu trong bảng cân đối kế toán có phù hợp hay không, mối quan hệ của nó trong quan hệ với các báo cáo tài chính khác. Để đánh giá mức độ chính xác của các báo cáo tài chính, cán bộ tín dụng cần trực tiếp thăm quan cơ sở sản xuất
của doanh nghiệp để biết được tình hình kinh doanh thực tế của doanh nghiệp, cần kiểm tra các chứng từ liên quan và các thông tin từ nhiều nguồn khác như thông tin từ cơ quan thuế, thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng của ngân hàng nhà nước.
- Ngày nay, để tồn tại và phát triển trong một nền kinh tế có nhiều biến động đặc biệt lại ở Việt Nam, không theo một quy luật nào cả, các doanh nghiệp phải dùng các thủ đoạn trong báo cáo tài chính để được ngân hàng cấp cho vay vốn. Vì vậy, các cán bộ tín dụng cần xem xét các báo cáo tài chính của doanh nghiệp có được một tổ chức kiểm toán độc lập có uy tín kiểm toán hay không và chế độ kế toán, phương pháp kế toán mà doanh nghiệp đã áp dụng để đánh giá mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính.
Sau khi đã thẩm định mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính, cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định các báo cáo tài chính.