Định nghĩa: Ngành Luật Hiến pháp là ngành luật chủ đạo trong hệ thống pháp luật VN bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản nhất, quan trọng nhất li
Trang 1BÀI 1: LÝ LUẬN VỀ LUẬT HIẾN PHÁP, HIẾN PHÁP VÀ LỊCH SỬ LẬP HIẾN
I Khái quát về ngành Luật Hiến pháp VN: (nghiên cứu với tư cách là 01 ngành luật).
1 Định nghĩa: Ngành Luật Hiến pháp là ngành luật chủ đạo trong hệ thống pháp luật VN bao gồm
tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản nhất, quan trọng nhất liên quanđến tổ chức quyền lực nhà nước, gắn liền với việc xác định chế độ chính trị, quyền con người, quyền vànghĩa vụ cơ bản của công dân, các chính sách phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh,ngoại giao, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
2 Đối tượng điều chỉnh của ngành Luật Hiến pháp: bao gồm 3 nhóm
- Nhóm 1: là những QHXH cơ bản, có tính nguyên tắc liên quan đến việc xác lập chế độ nhà nước,chế độ xã hội (chế độ Hiến pháp) như chủ quyền quốc gia, hình thức chính thể, nguồn gốc quyền lực
NN, các hình thức thực hiện quyền lực NN, các biểu tượng của Nhà nước (Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca,Ngày Quốc Khánh, Thủ đô ); các nguyên tắc tổ chức, cơ cấu tổ chức và vai trò của các bộ phận cấuthành hệ thống chính trị: ĐCSVN, NN và MTTQVN; chính sách phát triển kinh tế, xã hội, QPAN, chínhsách đối ngoại (nền tảng cho việc tổ chức và hoạt động của NN)
- Nhóm 2: là những QHXH cơ bản, có tính nguyên tắc liên quan đến việc xác lập địa vị pháp lý của
cá nhân trong mối quan hệ với NN như: Quốc tịch VN, các nguyên tắc hiến định và các quyền conngười, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
- Nhóm 3: là những QHXH cơ bản, có tính nguyên tắc liên quan đến tổ chức bộ máy nhà nướcnhư: phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ, các nguyên tắc hiến định về tổ chức và hoạt động của bộ máy
NN, chế độ bầu cử, cơ cấu tổ chức, chức năng, thẩm quyền, mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước thenchốt với nhau và với nhân dân
Nhận xét: phạm vi điều chỉnh: rộng nhất so với các ngành luật khác, bao gồm hầu hết lĩnh vực đờisống xã hội Mức độ điều chỉnh ở tầm khái quát, mang tính nguyên tắc và định hướng cho các ngành luậtkhác cụ thể hóa và phát triển
3 Phương pháp điều chỉnh của ngành Luật Hiến pháp (đa dạng)
- Phương pháp xác định những nguyên tắc mang tính định hướng đối với các lĩnh vực của đời sống
II Lý luận về Hiến pháp:
1 Sự ra đời của Hiến pháp:
+ Theo cách hiểu hiện đại hiện nay xuất hiện khoảng 200 năm gắn với cách mạng tư sản cuối thế
kỷ XVII - XVIII thì “Hiến pháp” là đạo luật cơ bản của mỗi quốc gia có hiệu lực pháp lý cao nhất
Trang 2+Quy định pháp luật đầu tiên ra đời trong 2 lĩnh vực dân sự, hình sự để củng cố quyền lực mang
tính trừng trị, không phải hiến pháp.
- Hiến pháp ra đời trong xã hội dân chủ, hiến pháp là sản phẩm của cách mạng tư sản, vì:
+ Nhà nước PK tồn tại nhà vua, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhà vua, độc quyền, chuyênquyền Các quyền của người dân không được NN bảo đảm (VD: vua muốn cho sống thì mới được sống,người dân không có quyền sống)
+ Cuối thời kỳ PK xuất hiện giai cấp tư sản tiến hành CM (các nhà học giả tư sản đưa ra nhữngquan điểm tiến bộ để thu hút nhân dân)
Quan điểm 1: Quyền lực NN cần phải hạn chế, bộ máy nhà nước tổ chức theo nguyên tắc phân
quyền: lập pháp (NV), hành pháp (CP), tư pháp (TA) nhằm kiểm soát lẫn nhau Do đó, đề nghị ban hànhHiến pháp để ghi nhận
Quan điểm 2: Quyền con người (là những nhu cầu, lợi ích khách quan vốn có của con người) cần
phải được NN ghi nhận và bảo vệ do các nhà tư sản đã sử dụng thuyết quyền tự nhiên (quyền con người
là quyền tự nhiên, sinh ra là có) và theo khế ước xã hội: quy định con người sẽ lập nên NN, trao quyềncủa mình cho NN, NN có trách nhiệm bảo vệ quyền của con người; quyền con người là tự do sẽ dẫn đếnquyền người này sẽ xâm phạm quyền của người khác or quyền con người sẽ bị xâm phạm từ các nguyênnhân khác như thiên tai, dịch bệnh
=> Hiến pháp ra đời nhằm mục đích ghi nhận để xác định tổ chức bộ máy NN (để hạn chế quyền lực) và quyền con người.
=> Hai vấn đề này phải được ghi nhận trong hiến pháp chứ không phải trong văn bản thông thường vì hiến pháp là đạo luật cơ bản có giá trị pháp lý cao nhất để đảm bảo vấn đề thực thi (nếu
ban hành bằng văn bản thông thường sẽ không được NN tôn trọng, con người không tôn trọng, hiếnpháp ghi nhận quyền con người (quyền tự nhiên) thì hiến pháp sẽ là Luật tự nhiên, Luật tự nhiên là luậtcao nhất so với các ngành luật nhân tạo của NN)
* Các loại Hiến pháp:
- Văn bản có tính chất hiến pháp đầu tiên ở nước Anh – là đạo luật năm 1653 về “hình thức cai
quản nhà nước Anh, Xcốtlen, Ailen và những địa phận thuộc chúng” -Hiến pháp không thành văn.
+ Giải thích hiến pháp không thành văn của Anh: dựa trên văn bản luật có tính hiến pháp, án lệ,
tập tục chính trị (không thành văn)
- Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787 -Hiến pháp thành văn đầu tiên trên TG.
- Hiến pháp của Pháp, của BaLan năm 1791
- Hiến pháp của Na uy năm 1814
- Hiến pháp của Bỉ năm 1831
- Hiến pháp của Achentina năm 1853
2 Các giai đoạn phát triển của Hiến pháp: (4 giai đoạn)
- Giai đoạn 1: từ khi xuất hiện những bản HP đầu tiên của các nhà tư sản trong thế ký XVIII 1787
cho đến trước khi kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ nhất và trước khi NN XHCN đầu tiên ra đời ở Nga1917: sự phát triển HP ở giai đoạn này diễn ra chủ yếu ở Châu Âu, Bắc Mỹ Ở Châu Á có HP của NhậtBản năm 1889 (năm Minh Trị thứ 22) Nội dung quy định của các bản HP ở giai đoạn này chỉ giới hạn ở
2 lĩnh vực: Tổ chức các cơ quan quyền lực NN (các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư
pháp và tổ chức chính quyền tự quản địa phương); Các quyền con người, quyền công dân về chính trị và
dân sự (các quyền, tự do cá nhân).
- Giai đoạn 2: từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất 1917 đến khi kết thúc chiến tranh thế giới lần
thứ hai 1945, đặc điểm nổi bật nhất của sự phát triển HP ở giai đoạn này là thắng lợi của CM XHCNtháng 10 Nga năm 1917 đã mở đường cho sự ra đời một kiểu nhà nước mới là NN XHCN Xô Viết ở cácnước như: Cộng hòa liên bang Nga, Cộng hòa Ukraina, Cộng hòa Belaruxia, Cộng hòa ngoại Cápcadơcùng với sự ra đời của những bản HP kiểu mới là HP XHCN Các bản HP XHCN này chỉ xác định một
Trang 3hình thức chính thể nhà nước duy nhất là chính thể cộng hòa xôquyền XHCN, xác định vị trí tối cao và
nguyên tắc toàn quyền của các xô viết so với các cơ quan nhà nước cùng cấp Nội dung quy định của Hiến pháp ở giai đoạn này bắt đầu mở rộng sang cả lĩnh vực kinh tế - xã hội, mở rộng các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về kinh tế, văn hóa, xã hội (nội dung này xuất hiện từ HP XHCN).
- Giai đoạn 3: từ sau chiến tranh TG thứ hai đến cuối những năm 80, đầu những năm 90 của TK
XX, với sự thất bại của chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa thực dân đế quốc, nhiều quốc gia đã tiến hànhthắng lợi cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân giành được độc lập phát triển theo con đường XHCN vớihình thức chính thể cộng hòa dân chủ nhân dân Các quốc gia này lần lượt ban hành các bản HP XHCNnhư Anbani 1946, Bungari 1947, Ba Lan, Triều Tiên, Tiệp Khắc, Rumani 1948, Trung Quốc 1954 Sựphát triển HP ở giai đoạn này đã mang tính toàn cầu vì ở Châu Á, Châu Phi, Châu Đại Dương cùng với
sự ra đời của hơn 100 quốc gia mới giành được độc lập sau khi xóa bỏ chế độ thuộc địa của CN thực dân
đế quốc đã lần lược ban hành HP của mình Các bản HP của các nước XHCN được ban hành nhữngnăm 70 - 80 đã mở rộng phạm vi điều chỉnh của HP sang lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, trong đó mởrộng cả các quyền cơ bản của công dân đã ảnh hưởng tác động đến xu hướng phát triển chung của HPcác nước trên thế giới
- Giai đoạn 4: từ cuối những năm 80 - đầu những năm 90 đến nay Đây là thời kỳ khủng hoảng
của hệ thống XHCN với sự sụp đổ, tan rã của Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu, thay thế cho cácbản HP XHCN trước đây, Liên Bang Nga và các nước XHCN cũ ở Đông Âu đã lần lượt ban hành mới
các bản “HP chuyển đổi” như: Bungari, Rumany ban hành HP mới năm 1991, Cộng hòa Séc và
Slovakia (Tiệp Khắc cũ) năm 1992, Liên bang Nga 1993, Ukraina 1996, Ba Lan 1997, Anbany 1998,Hungary 2011… Các nước XHCN như VN, TQ, Cu Ba tiếp tục kiên định phát triển đất nước theo địnhhướng XHCN nhưng đã và đang tiến hành đổi mới, cải cách các lĩnh vực của đời sống xã hội phù hợpvới điều kiện và hoàn cảnh mới Thể chế hóa đường lối mới do ĐCSVN đề xướng và lãnh đạo, các nướcXHCN đã sửa đổi hoặc ban hành HP mới như VN ban hành HP năm 1992 thay thế HP 1980 (HP 1992của VN cũng đã được sửa đổi, bổ sung 23 điều năm 2001 và sửa đổi năm 2013); HP năm 1976 củaCuBa được sửa đổi 2 lần 1992, 2002; HP Trung Quốc 1982 được sửa đổi, bổ sung 4 lần vào các năm
3 Khái niệm và dấu hiệu đặc trưng của HP
* KN: Hiến pháp là đạo luật cơ bản của NN thể hiện chủ quyền của nhân dân do cơ quan đại diệnquyền lực NN cao nhất của nhân dân thông qua (hoặc nhân dân trực tiếp thông qua bằng trưng cầu ýdân) trong đó quy định những vấn đề cơ bản nhất, quan trọng nhất của chế độ chính trị, chính sách pháttriển kinh tế, văn hóa, xã hội, các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; nguyên tắc,
cơ cấu tổ chức và thẩm quyền của các cơ quan nhà nước then chốt ở trung ương và địa phương … thểhiện một cách tập trung nhất, mạnh mẽ nhất ý chí và lợi ích của giai cấp (hoặc liên minh giai cấp) cầmquyền
* Đặc trưng: (4 dấu hiệu)
- Dấu hiệu 1: Chủ thể thông qua:
+ Nhân dân trực tiếp thông qua bằng trưng cầu ý dân VD: HP CuBa 1976, Hàn Quốc,
Philippin 1987, Liên Bang Nga 1993, Thái Lan 2007 được thông qua bằng trưng cầu ý dân
Trang 4Tại sao nhân dân có quyền thông qua HP, vì: do theo học giả tư sản căn cứ Khế ước xã hội.
Nhân dân là chủ thể của quyền lực NN (chủ quyền nhân dân) -> có quyền thông qua hiến pháp (hiệu lựcpháp lý cao nhất) => quyền lập hiến => gốc là của nhân dân
Con đường để nhân dân thông qua hiến pháp: trưng cầu ý dân (là việc nhân dân của cả nước
hoặc địa phương bỏ phiếu tán thành hoặc không tán thành về 1 vấn đề nào đó như sửa đổi HP, chínhsách cụ thể nào đó) VD: Canada 1898 về cấm rượu mạnh, Hungary 2004 quy định 2 quốc tịch Trưngcầu ý dân nhằm mục đích: có giá trị quyết định (thông qua bổ sung, sửa đổi) hoặc tham khảo Riêng HPtrưng cầu ý dân có ý nghĩa quyết định chứ không tham khảo
+ Cơ quan có thẩm quyền cao nhất của nhân dân thông qua theo một trình tự, thủ tục đặc biệt.
Cơ quan bao gồm
Cơ
quan
Quốc hội lập hiến
VD: HP Pháp 1946, Italia 1947, Bồ ĐàoNha 1975, Chính quyền Ngô Đình Nhiệm
1956, Nguyễn Văn Thiệu 1967
Quốc hội lập hiến và lập pháp VD: Việt Nam Mô hình hội nghị lập hiến: HP Hoa Kỳ 1787 do Hội nghị lập hiến gồm đại biểu đại diện cho 13bang của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ khi đó soạn thảo và sau khi được ¾ tổng số các bang (cơ quan lậppháp của các bang) tán thành bắt đầu có hiệu lực năm 1789
Mô hình quốc hội lập hiến và lập pháp: HP nước ta do Quốc hội - cơ quan đại diện quyền lực NNcao nhất của nhân dân thông qua khi ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành (để thôngqua bộ luật, đạo luật thường chỉ cần quá ½ tổng số đại biểu QH biểu quyết tán thành
=> Mô hình quốc hội lập hiến và lập pháp (thông qua, sửa đổi bổ sung HP, Luật và giữ 1 số chứcnăng khác) Ưu điểm: dễ thực hiện Hạn chế: đôi lúc không phản ánh đúng ý chí, nguyện vọng của nhândân
Quốc
hội
VN
Lập pháp: thông qua, sửa đổi HP
Ưu điểm: nhân dân không phải bầu cử 2 lần
Nhược điểm: do vừa ban hành HP vừa ban hànhLuật đôi lúc có thể vi phạm tính tối cao của HP,tiềm ẩn nguy cơ sửa HP cho phù hợp Luật NếuQuốc hội ban hành Luật trái hiến pháp thì phải sửađổi Luật để phù hợp HP
Lập hiến: thông qua, sửa đổi Luật
Tại sao trưng cầu ý dân, vì: quyền lập hiến là của nhân dân, nhân dân với tư cách là chủ thể là
nhà nước thì có quyền thông qua hiến pháp (văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất) Thông qua HP bằngcon đường này thể hiện đúng ý chí, nguyện vọng của nhân dân
Tại sao TG chọn mô hình QH lập hiến, vì: do trưng cầu ý dân khó thực hiện đặc biệt là ở 1 số
nước dân số đông, diện tích rộng, tốn kém kinh phí, tình hình chính trị phức tạp do đó 1 số nước chọn
mô hình lập ra cơ quan đại diện (QH lập hiến) để thông qua HP (dễ thực hiện)
Tại sao trên TG không chọn mô hình Quốc hội lập hiến, lập pháp, vì: tiềm ẩn nguy cơ sửa
HP cho phù hợp Luật, vi phạm tính tối cao của HP Việt Nam là mô hình lập hiến, lập pháp kiến nghịthực hiện thông lệ quốc tế trưng cầu ý dân, không tách quyền lập hiến của QH
+ Thủ tục thông qua hiến pháp ở VN:
Thủ tục
thông qua Hiến pháp Ít nhất 2/3 tổng số đại biểu quốc hội biểu quyết tán thành
Luật Ít nhất 1/2 tổng số đại biểu quốc hội biểu quyết tán thành
- Dấu hiệu 2: Nội dung quy định:
+ Hiến pháp là văn bản Hiến pháp là văn bản pháp lý duy nhất quy định về tổ chức và thực hiện
Trang 5chương V quy định về QH (lập pháp), chương VII quy định về CP (hành pháp), chương VIII quy định
về Tòa án (tư pháp) =>(khác so với các văn bản về tổ chức bộ máy nhà nước chỉ quy định một nhánh
quyền lực cụ thể, VD: Luật tổ chức QH, Luật tổ chức CP, Luật tổ chức Tòa án).
+ Quy định của HP có tính chất “khởi thủy (quy định ban đầu)” - “quyền lập quyền (trao quyền năng ban đầu để các ngành Luật khác quy định chi tiết cụ thể)” cho các cơ quan nhà nước.
- Dấu hiệu 3: Phạm vi và mức độ điều chỉnh:
+ Phạm vi điều chỉnh: rộng hơn so với các văn bản pháp luật khác
+ Mức độ điều chỉnh: cơ bản, khái quát cao
- Dấu hiệu 4: Hiệu lực pháp lý cao nhất
+ Trong hệ thống pháp luật: các cơ quan nhà nước khi ban hành các văn bản pháp luật khác theothẩm quyền là trên cơ sở và nhằm thi hành các quy định của Hiến pháp Các văn bản pháp luật khác phảiphù hợp, không được trái HP, nếu trái HP thì sẽ bị đình chỉ thi hành hoặc bãi bỏ
+ Trong đời sống xã hội: tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân đều phải tuân thủ hiếnpháp
4 Phân loại HP:
Căn cứ vào hình thức thể hiện: Hiến pháp thành văn: HP Hoa Kỳ, HP Việt Nam và hầu hết cácnước có HP thuộc loại này HP không thành văn: HP Anh, Newziland, Ixraen, Oman, Libi
Căn cứ thủ tục sửa đổi, bổ sung thông qua HP: Hiến pháp nhu tính (VD: các đạo luật mang tính
HP của Anh được thông qua, sửa đổi, bổ sung như đạo luật bình thường) Hiếp pháp cương tính (VD:
HP Hoa Kỳ, HP Việt Nam)
Căn cứ nội dung quy định: HP cổ điển chỉ quy định về tổ chức bộ máy NN và quyền con người,quyền công dân về chính trị, dân sự HP hiện đại mở rộng phạm vi điều chỉnh sang những chính sáchkinh tế, văn hóa, xã hội, quy định các quyền cơ bản của công dân về kinh tế, văn hóa, xã hội
III Lịch sử lập hiến VN:
1 Tư tưởng lập hiến trước CMT8 năm 1945 (chưa có hiến pháp).
* Yếu tố tác động hình thành tư tưởng lập hiến trước CMT8, 1945:
- Điều kiện trong nước: nước ta là một nước thuộc địa nửa phong kiến
Điều kiện khách quan thế giới: CM dân chủ tư sản Pháp (1789), CM Trung Hoa (Tân Hợi 1911), Chính sách Duy Tân (Nhật)
-* Khuynh hướng:
- Khuynh hướng 1: đại diện Phạm Quỳnh và Bùi Quang Chiêu muốn ban hành một bản HP trong
đó đảm bảo quyền bảo hộ thực dân Pháp vẫn duy trì và Pháp có quyền khai thác thuộc địa; Duy trì triềuđình phong kiến nhưng quyền của Hoàng đế Việt Nam cần hạn chế; Quyền tự do, dân chủ của dân tađược mở rộng
+ Ưu điểm: thấy được nhu cầu cần có HP ở VN
+ Hạn chế: khó thực hiện do không thể dung hòa 3 lợi ích mâu thuẫn nhau, khuynh hướng thỏahiệp, khó thực thi
- Khuynh hướng 2: đại diện Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc đấu tranh giànhđộc lập, tự do cho dân tộc; Sau khi giành độc lập sẽ xây dựng HP của nhà nước độc lập
+ Ưu điểm: gắn 3 yếu tố độc lập - dân chủ - hiến pháp (HP chỉ ra đời trong XH dân chủ)
+ Hạn chế: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh đường lối không đạt được độc lập
2 Hiến pháp năm 1946 (hoàn cảnh ra đời, nội dung cơ bản, ý nghĩa)
* Hoàn cảnh ra đời: Cách mạng thánh Tám năm 1945 thành công, ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ
Chí Minh độc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa; Tại phiên họp đầutiên của Chính phủ ngày 3/9/1945 đã đề ra sáu nhiệm vụ cấp bách của Chính phủ, một trong sáu nhiệm
vụ đó là xây dựng và ban hành HP; Ngày 20/9/1945, Chính phủ lâm thời ban hành Sắc lệnh 34 thành lậpBan dự thảo HP Tháng 11/1945 ban hành dự thảo HP được công bố để nhân dâan đóng góp ý kiến;
Trang 6Ngày 9/11/1945 tại kỳ họp thứ hai của Quốc hội khóa I đã thông qua HP đầu tiên của nước ta; HP 1945
ra đời trong hoàn cảnh đất nước rất khó khăn, phức tạp, “ngàn cân treo sợi tóc” -vì: kinh tế: nạn đói, vănhóa: nạn dốt, chính trị: thù trong giặc ngoài (Việt Quốc, Việt Cách chống phá chính quyền non trẻ củanước ta; giặc ngoài Tưởng Giới Thạch, Mỹ, Pháp, Anh, Nhật)
* Nội dung cơ bản: bao gồm lời nói đầu, 7 chương và 70 điều Là HP xúc tích, ngắn gọn nhất
của VN Từ chương 1, 3 đến chương 7 quy định tổ chức bộ máy, chương 2 quy định nghĩa vụ và quyềncông dân (HP 1946 ghi nghĩa vụ và quyền công dân vì hoàn cảnh tác động đặt nghĩa vụ của công dân lêntrước, ưu tiên thực hiện nghĩa vụ)
- Lời nói đầu: xác định 3 nguyên tắc đoàn kết toàn dân (chương I), bảo đảm các quyền lợi dânchủ (chương II), thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân (chương III-VI)
- Nội dung:
+ Chương 1: chính thể (3 điều) Chính thể: dân chủ cộng hòa, thể hiện nguyên tắc đoàn kết toàn
dân Điều 1 “Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi
giống, trai gái, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”.
+ Chương 2: Nghĩa vụ và quyền lợi công dân, nguyên tắc bảo đảm các quyền lợi dân chủ,chương này quy định các quyền rất cơ bản của công dân, quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền bầu
cử, ứng cử, quyền tư hữu tài sản, các quyền tự do dân chủ và tự do cá nhân, quyền phúc quyết về HP vànhững việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia
+ Chương 3: Nghị viện nhân dân là cơ quan quyền cao nhất của nước VN dân chủ cộng hòa.Cách thành lập: do công dân từ 18 tuổi trở lên bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, tự do, trực tiếp và kín.Nhiệm kỳ: 3 năm Nhiệm vụ, quyền hạn: giải quyết mọi vấn đề chung cho toàn quốc, đặt ra pháp luật,biểu quyết ngân sách, bầu ra Ban Thường vụ Nghị viện, bầu Chủ tịch nước, biểu quyết chức danh Thủtướng và danh sách các Bộ trưởng …
+ Chương 4: Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc Chính phủ gồm: Chủ tịchnước, PCT và nội các; nội các gồm Thủ tướng và các Bộ trưởng, Thứ trưởng, có thể có Phó Thủ tướng.Chủ tịch nước theo HP 1946 rất đặc biệt vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa là người đứng đầu chính phủ,nhiệm kỳ 5 năm, có quyền ban hành sắc lệnh có giá trị gần như luật; tổng chỉ huy quân đội, có quyềnphủ quyết luật của Nghị viện, không phải chịu trách nhiệm gì trừ tội phản bội tổ quốc
+ Chương 5: HĐND và UB hành chính HP quy định 4 cấp chính quyền: cấp bộ, cấp tỉnh, thànhphố, cấp huyện - thị xã - khu phố, cấp xã HĐND được tổ chức ở tỉnh, thành phố, thị xã và xã Ở bộ vàhuyện không có HĐND Ủy ban hành chính được tổ chức ở tất cả các đơn vị hành chính
+ Chương 6: Cơ quan tư pháp gồm Tòa án tối cao, các tòa án phúc thẩm, các tòa án đệ nhị cấp vàcác tòa án sơ cấp Tòa án không thành lập theo đơn vị hành chính mà thiết lập theo cấp xét xử, theo khuvực
+ Chương 7: Sửa đổi HP Điều 70 HP 1946 quy định về sửa đổi HP, cụ thể có các bước sau: yêucầu sửa đổi HP do 2/3 tổng số nghị viện yêu cầu Quyết định thành lập cơ quan dự thảo HP, nghị việnbầu ra 1 ban dự thảo những điều thay đổi Thông qua: những điều thay đổi khi đã được nghị viện ưngchuẩn phải được ra toàn dân phúc quyết
* Ý nghĩa: HP 1946 là bản HP đầu tiên trong lịch sử nước nhà và cũng là bản HP đầu tiên của
một nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân ở Đông Nam Châu Á Thể hiện tính độc lập, tự do, dân tộcthông qua việc ghi nhận nguyên tắc đoàn kết toàn dân Các quyền tự do, dân chủ của công dân được HP
1946 quy định mang tính tiến bộ, tính nhân văn sâu sắc Đặt cơ sở pháp lý nền tảng cho việc tổ chức váhoạt động của 1 chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân với sự sáng tạo ra 1 hình thức chínhthể cộng hòa dân chủ rất phức tạp ở nước ta giai đoạn này HP 1946 là 1 bản HP mạch lạc, dễ hiểu vớimọi người Nhiều quy định của HP đến nay vẫn còn nguyên giá trị
3 Hiến pháp năm 1959
Trang 7* Hoàn cảnh ra đời: sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, thực dân Pháp đã ký hiệp định
giơnever (20/7/1954), miền Bắc được hoàn toàn giải phóng nhưng đất nước còn tạm chia cắt làm haimiền Nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới này là xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thốngnhất nước nhà HP 1946 “đã hoàn thành sứ mệnh của nó” Ngày 23/01/1957 tại kỳ họp thứ 6 Quốc hộikhóa I đã ra nghị quyết về việc sửa đổi HP và thành lập Ban sửa đổi HP đứng đầu là Chủ tịch HCM.Ngày 01/4/1959 dự thảo HP sửa đổi công bố để nhân dân thảo luận, đóng góp ý kiến Tại kỳ họp thứ 11,
QH khóa I ngày 31/12/1959 HP sửa đổi được thông qua và ngày 1/1/1960 chủ tịch HCM ký sắc lệnhcông bố HP này
* Nội dung cơ bản:gồm lời nói đầu, 10 chương và 112 điều.
* Ý nghĩa:HP 1959 ghi nhận thành quả đấu tranh giữ nước và xây dựng đất nước của nhân dân
ta, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng lao động Việt Nam (tức Đảng Cộng sản Việt Nam ngày nay)trong sự nghiệp cách mạng nước ta Là cương lĩnh đấu tranh để thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà
4 Hiến pháp 1980:
* Hoàn cảnh ra đời: sau thắng lợi vĩ đại của chiến dịch HCM mùa xuân 1975 đã mở ra một giai
đoạn phát triển mới Đó là thời kỳ cả nước độc lập, thống nhất, cùng thực hiện hai nhiệm vụ chiến lượcchung là xây dựng CNXH trong phạm vi cả nước và bảo vệ tổ quốc VN XHCN Cuộc tổng tuyển cửngày 25/4/1976 cử tri cả nước đã bầu ra Quốc hội thống nhất Tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội thốngnhất (25/6/1976) Quốc hội đã thông qua những nghị quyết về việc sửa đổi HP 1959 và thành lập UB dựthảo HP Ngày 18/12/1980 tại kỳ họp 7 Quốc hội khóa VI đã chính thức thông qua HP mới HP 1980được xây dựng và thông qua trong không khí sau Đại thắng mùa xuân 1975 nên không tránh khỏi cácquy định mang tính chủ quan, duy ý chí và quan niệm đơn giản về CNXH
* Nội dung cơ bản: gồm lời nói đầu, 12 chương và 147 điều.
- Chương VII: Hội đồng Nhà nước (tập thể người đứng đầu nhà nước) => quá đề cao tập thể nênchủ tịch nước cũng là tập thể Nhược điểm: do lạc quan chủ quan, duy ý chí dẫn đến1 số quyết định sailầm, không khả thi VD: chính sách kinh tế: kế hoạch hóa tập trung thống nhất, kinh tế bao cấp (kế hoạchhóa là NN quản lý nền kinh tế = kế hoạch với hệ thống các chỉ tiêu bao cấp làm phát lại = tem, phiếu,phủ nhận quy luật cung cầu, kinh tế trì trệ, động lực lao động của người dân không còn)
Bộ máy NN: đề cao tập thể tuy nhiên tập thể chỉ phù hợp với Quốc hội, HĐND (ưu điểm: quyếtđịnh đúng đắn) nhược điểm: chậm, không phù hợp với chính phủ, Chủ tịch nước, UBND vì công việc làquản lý phát sinh hàng ngày, đòi hỏi phải giải quyết công việc nhanh, thích hợp với chế độ thủ trưởng
Chính sách đối ngoại: quan hệ với các nước thuộc hệ thống XHCN HP 1980 còn nêu rõ tội áccủa những nước xâm lược VN
* Ý nghĩa: HP 1980 là hiến pháp của nước CHXHCNVN thống nhất, HP của thời kỳ quá độ lên
CNXH trong phạm vi cả nước Là văn bản pháp lý tổng kết và khẳng định những thành quả đấu tranhcách mạng của nhân dân Việt Nam trong nửa thế kỷ qua thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân taquyết tâm xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc VN XHCN Thể chế hóa cơ chế “Đảng lãnh đạo, nhândân làm chủ, nhà nước quản lý”
5 Hiến pháp năm 1992
a Hoàn cảnh ra đời: HP 1980 được xây dựng và thông qua trong hoàn cảnh đất nước sau Đại
thắng mùa xuân năm 1975 Điều này đã để lại dấu ấn trong nội dung của HP 1980 và là một trong nhữngnguyên nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xã hội của đất nước Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 đã
đề ra đường lối đổi mới trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, chính sách đối ngoại … Đặc biệt
là đổi mới về kinh tế Ngày 30/6/1989 tại kỳ họp thứ 5 nhiệm kỳ khóa VIII, Quốc hội ra Nghị quyếtthành lập Ủy ban sửa đổi HP Ngày 15/4/1992 tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa VIII đã thông qua HP1992
Đầu những năm 1990 sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu, VN đã tiến hành đổi mới.Thời điểm năm 1986 ĐH Đảng lần thứ VI kinh tế bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường định
Trang 8hướng XHCN, nền kinh tế vận hành theo quy luật cung cầu, giá cả NN không can thiệp bằng KH.Chính sách đối ngoại mở rộng quan hệ đối ngoại, không phân biệt chế độ chính trị nữa, thực hiệnphương châm khép lại quá khứ, mở rộng tương lai Không đề cao chế độ tập thể nữa HP 1992 nhằmkhắc phục những sai lầm HP 1980, đánh dấu công cuộc đổi mới đất nước.
b Nội dung cơ bản: gồm lời nói đầu, 12 chương, 147 điều.
c Ý nghĩa:đây là bản HP xây dựng CNXH trong thời ký đổi mới toàn diện và sâu sắc về kinh tế,
từng bước và vững chắc về chính trị Đây là bản HP kế thừa có chọn lọc những tinh hoa của các HP
1946, 1959, 1980; đồng thời đã vận dụng sáng tạo những quan điểm cơ bản của CN Mac Lenin và tưtưởng HCM về xây dựng CNXH vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta,đánh dấu sự phục hưng và phát triểncủa nền kinh tế xã hội VN vào những năm cuối thế kỷ XX Thể hiện sự độc lập và tự chủ trong tiến trìnhphát triển của nền triết học pháp quyền VN, một nền triết học pháp quyền thể hiện bản sắc dân tộc, đồngthời thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn với tính quốc tế và hiện đại trên cơ sở phát triển những tinh hoacủa văn hóa pháp lý VN và sự tiếp thu những tinh hoa văn hóa thế giới
6 Hiến pháp năm 2013
a Hoàn cảnh ra đời: HP 1992 được ban hành trong bối cảnh những năm đầu thực hiện công
cuộc đổi mới đất nước -> đã đạt những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử HP 1992 cần sửa đổi để đảmbảo sự đồng bộ về kinh tế, chính trị, xây dựng NN pháp quyền, hoàn thiện kinh tế thị trường định hướngXHCN, bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân
Ngày 6/8/2011 tại kỳ họp thứ nhất, QH khóa XIII đã thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi HP.Ngày 28/11/2013 tại kỳ họp thứ 6 QH khóa XIII đã thông qua HP mới Ngày 8/12/2013 chủ tịch nước
ký lệnh công bố HP có hiệu lực từ 01/01/2014
b Nội dung cơ bản:
- Cơ cấu tổ chức: quyền con người và quyền công dân là hai khái niệm không đồng nhất vớinhau
- HP 92 chương Tòa án nhân dân - VKSND nằm sau chương HĐND - UBND
- HP 2013 đảo chương TAND - VKSND lên trước chương chính quyền địa phương
- Ý nghĩa: quy định các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp liên tiếp với nhau Quy định các cơquan ở trung ương trước sau đó mới tới chính quyền địa phương
- HP 92: chương II chế độ kinh tế và chương 3 văn hóa giáo dục, khoa học công nghệ
- HP 2013: nhập chương 2 và chương 3 làm một đặt ở vị trí chương 3
- Ý nghĩa: các vấn đề này có sự liên kết với nhau, đất nước phát triển theo hướng bền vững
- Bổ sung vấn đề môi trường, ý nghĩa: phù hợp với thực trạng hiện nay
- HP 2013 bổ sung chương mới: chương 10 Hội đồng bầu cử quốc gia, kiểm toán nhà nước (đây
là 2 cơ quan mới) Ý nghĩa hội đồng bầu cử quốc gia là cơ quan hoạt động thường xuyên, tổ chức bầu cửquốc hội, chỉ đạo, hướng dẫn bầu cử HĐND, chỉ đạo công tác tuyên truyền về bầu cử Kiểm tra việc thựchiện pháp luật bầu cử
- HP 92: chương 11 quốc kỳ, quốc huy, biểu tượng nhà nước
- HP 2013: chương biểu tượng mới nhập vào chương I (điều 13, chương I)
* Nội dung chi tiết:
- Điều 2: Từ “Nhân dân” được viết hoa 01 cách trang trọng thể hiện sự tôn trọng và đề cao vai tròcủa nhân dân với tư cách là chủ thể của quyền lực nhà nước Bổ sung yếu tố “kiểm soát” thể hiện họcthuyết phân quyền, nhằm ngăn ngừa sự lạm quyền Thêm từ do nhân dân làm chủ
- Điều 4: HP 2013 bổ sung thêm khoản 2 khẳng định trách nhiệm của Đảng trước nhân dân Ởkhoản 3 bổ sung thêm “Đảng viên” cũng phải hoạt động trong khuôn khổ HP và pháp luật Khoản 01 bổsung “đồng thời là đội tiên phong dân tộc VN” khẳng định tính nhân dân của Đảng Thay từ “theo” = từ
“lấy” thể hiện tính chủ động sáng tạo trong sự lãnh đạo của Đảng
Trang 9- Điều 6: khắc phục hạn chế của Điều 6 HP 92 quy định hình thức nhân dân thực hiện quyền lựcgián tiếp Điều 6 HP 2013 nêu đầy đủ hình thức thực hiện quyền làm chủ của nhân dân bằng 2 hình thứcdân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện (thông qua quốc hội, HĐND, các cơ quan NN khác).
- So sánh Điều 6 HP 92 và Điều 6 HP 2013:
+ HP 92: nhân dân thực hiện quyền lực NN: quốc hội, HĐND (chỉ có 1 hình thức là dân chủ đạidiện) Điều 53, 54 HP 92: hình thức dân chủ trực tiếp
+ HP 2013: Điều 6 nêu đầy đủ có hình thức thực hiện quyền lực NN bao gồm dân chủ trực tiếp
và dân chủ đại diện
- Điều 9: điểm mới đã liệt kê tên gọi của các tổ chức chính trị xã hội ở VN: MTTQ, Công đoàn,Hội Nông dân, Phụ nữ, Cựu chiến binh và ĐTN Đồng thời khẳng định vai trò của các tổ chức này
- Điều 13: chuyển chương XI HP 92 quy định về các biểu tượng nhà nước về cùng 1 điều là điều
13 (HP 92 là chương 11)
- Chương II: quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Chương này đã quy
định 1 số quyền với dạng quyền con người, 1 số quyền với dạng là quyền công dân => thể hiện sự thayđổi nhận thức của các nhà lập hiến để thấy được quyền con người và quyền công dân là 2 khái niệmkhông đồng nhất
- Ở HP 92 hầu hết ghi nhận quyền công dân và nghĩa vụ công dân
- Quy định nhóm quyền và nghĩa vụ cơ bản về dân sự, chính trị trước nhóm quyền và nghĩa vụ cơbản về kinh tế, văn hóa, xã hội
- Về nguyên tắc hiến định liên quan đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của côngdân
- Bổ sung 2 nguyên tắc - khoản 2, điều 14 nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân
Ý nghĩa: nhằm tôn trọng, bảo vệ quyền con người và quyền công dân
- Khoản 4, Điều 15, HP 2013: khi thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâmphạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác
- Bổ sung 1 số quyền mới: điều 21, điều 44, 45, 46, 49 …
- HP 92:“Nhà nước” bảo đảm, NN tạo điều kiện thì HP 2013 bỏ các từ này thay thế “mọi người
có quyền”, “công dân có quyền” Ý nghĩa: nhằm khẳng định đây là đương nhiên, không phải ban phát
- Chương III:HP 2013 tiếp tục khẳng định chính sách phát triển kinh tế thị trường định hướng
XHCN với nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế và khẳng định vai trò chủ đạo của kinh tếnhà nước trong nền kinh tế Điểm mới là HP 2013 không liệt kê các thành phần kinh tế, ý nghĩa: vì HP làđạo luật cơ bản cho nên chỉ quy định những vấn đề cơ bản khái quát nhất còn tên gọi và vai trò của cácthành phần kinh tế thì sẽ được quy định trong luật và các chính sách cụ thể của VN
- Bổ sung thêm vấn đề môi trường Ý nghĩa: phù hợp với thực tiễn hiện nay khi chất lượng môitrường ngày càng suy giảm, ghi nhận vấn đề môi trường hướng đến phát triển bền vững
- Chương V: chức năng: về lập hiến lập pháp bỏ cụm từ “duy nhất” vì tham gia vào quy trình lập
hiến, lập pháp không chỉ có quốc hội mà còn có các chủ thể khác
- Về quyết định các vấn đề quan trọng đất nước được quy định ngắn gọn lại không liệt kê Quốchội quyết định những vấn đề quan trọng trong lĩnh vực nào
- Giám sát tối cao: bỏ cụm từ “toàn bộ” Ý nghĩa: QH sẽ giám sát các cơ quan nhà nước ở trungương
- Nhiệm vụ, quyền hạn: HP 92 quyết định kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội 5 năm, hàng năm.Chính phủ triển khai không khả thi, không có sự chủ động
+ Điểm mới 1: HP 2013: quyết định mục tiêu, chỉ tiêu (nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế, xã
hội) Chính phủ triển khai, tạo cho chính phủ sự chủ động
+ Điểm mới 2: bổ sung thẩm quyền bầu, bổ nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm chủ tịch hội đồng bầu
cử quốc gia, tổng kiểm toán nhà nước
Trang 10+ Điểm mới 3: bổ sung thẩm quyền của QH trong việc phê chuẩn, miễn nhiệm, cách chức thẩm
pháp TANDTC theo đề nghị bổ nhiệm chánh án TANDTC nhằm nâng cao vị thế của thẩm phán
+ Thành lập thẩm phán: HP 92: Chủ tịch nước bổ nhiệm thẩm phán TANDTC(mang tính chất quyết định)
- Điểm mới so với HP 92: chủ tịch nước, chủ tịch Quốc hội, CA TANDTC, thủ tướng phải tuyênthệ khi nhận chức vụ nhằm nâng cao trách nhiệm các chức danh
- UB.TVQH: bổ sung những nhiệm vụ, quyền hạn mới: phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm đối với chứcdanh đại sứ đặc mệnh toàn quyền, điều chỉnh hành chính: nhập, chia, điều chỉnh đơn vị hành chính dưới
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (HP 92: nhiệm vụ này thuộc về chính phủ).
- Chương VI: Chủ tịch nước (không có nhiều thay đổi, chủ yếu thay đổi liên quan đến vấn đề
nhiệm vụ, quyền hạn: bổ sung thẩm quyền bổ nhiệm thẩm phán tòa án khác như tòa án nhân dân tỉnh,huyện
+ Luật tổ chức tòa án 2002 quy định chánh án TANDTC bổ nhiệm thẩm phán tòa án khác
+ HP 2013, Luật tổ chức tòa án 2014 quy định Chủ tịch nước bổ nhiệm thẩm phán tòa án khác(nâng cao vị thế của thẩm phán tòa án khác, tăng cường tính độc lập)
- Chủ tịch nước có quyền phong, tặng, giáng tước quân hàm cấp tướng chuẩn đô đốc, đô đốc, phó
đô đốc Hải Quân Khoản 9, Điều 103, HP 92: chủ tịch nước có thẩm quyền phong hàm cấp sĩ quan cao
cấp (hàm cấp nào không xác định) HP 92 quy định chủ tịch nước phong đại tướng, thượng tướng Thủ
tướng chính phủ phong trung tướng, thiếu tướng Điểm mới HP 2013: thăng, giáng, tước hàm cấp xác
định cụ thể
Mối quan hệ chính phủ (Điều 90, HP 2013) tiếp tục khẳng định thẩm quyền CTN có quyền tham
dự phiên họp của CP nhưng bỏ đi điều kiện “khi xét thấy cần thiết” so sánh Điều 105, HP 92 “có quyđịnh khi xét thấy cần thiết”, HP 2013 quy định CTN có quyền tham dự bất cứ phiên họp nào của CP màkhông cần có điều kiện gì HP 2013 CTN có quyền yêu cầu CP họp (K2, Đ90)
- Chương VII: Chính phủ
- Bổ sung “Chính phủ thực hiện quyền hành pháp, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến VN HP
2013 xác định 3 cơ quan quyền lực NN Ý nghĩa: thể hiện sự phân công thực hiện quyền lực NN 1 cách
rõ ràng
- Bổ sung các quy định về trách nhiệm của thành viên của chính phủ
+ Thủ tướng CP: chịu trách nhiệm trước QH về hoạt động của CP và những nhiệm vụ được giao(HP 92 Thủ tướng CP chịu trách nhiệm trước QH không quy định rõ chịu trách nhiệm về vấn đề gì) Báocáo trước nhân dân thông qua phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng thuộc tráchnhiệm quản lý, thẩm quyền giải quyết của CP và TTCP (K6, Đ98)
+ Bộ trưởng, thủ trưởng ngang bộ (K4, Đ95, HP 2013): chịu trách nhiệm cá nhân trước thủ tướng
CP và CP (so sánh Đ117, HP 92)
- Chương VIII: TAND, VKSND
Trang 11+ HP 2013: TAND là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, lần đầu tiên ý nghĩa phân công thực hiệnquyền lực NN.
+ Nguyên tắc tổ chức hoạt động của TAND: bổ sung 2 nguyên tắc mới lần đầu tiên được hiếnđịnh Tranh thụ trong xét xử được bảo đảm Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được đảm bảo
+ Hệ thống tổ chức TA, VKS: HP 2013 quy định rõ từng cấp tòa án và VKS quy định chungchung là TAND gồm TANDTC và các TA khác do luật định, VKSND gồm VKSNDTC và các VKSkhác do luật định (phù hợp với tính chất HP là đạo luật gốc, cơ bản chỉ quy định những vấn đề cơ bảnmang tính nguyên tắc) nhằm tạo sự chủ động cho luật
- Chương IX: chính quyền địa phương (mang tính chất rộng hơn HĐND, UBND)
+ Điểm mới: tên chương (HP 92 có chương HĐND, UBND) hẹp hơn so với nội dung
+ Chính quyền địa phương đề cập: HĐND, UBND; đơn vị hành chính; phân cấp chính quyềntrung ương và địa phương
+ Về đơn vị hành chính: cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc TW): 63 tỉnh, thành phố (HCM, CầnThơ, Đà Nẵng, Hải Phòng, Hà Nội trực thuộc TW) Cấp huyện: huyện, thị xã, quận, thành phố thuộctỉnh, bổ sung đơn vị hành chính tương đương: Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015: thành phốthuộc thành phố trực thuộc trung ương Cấp xã: xã, phường, thị trấn - bổ sung đơn vị hành chính mớiđơn vị hành chính kinh tế đặc biệt
- Bổ sung mọi hành vi vi phạm HP đều bị xử lý HP có hiệu lực pháp lý cao nhất thể hiện trong
hệ thống pháp luật (các Văn bản pháp luật khác phải phù hợp HP) và trong đời sống xã hội (cá nhân, tổchức phải tuân thủ HP)=> bổ sung trong HP 2013 (Mọi hành vi … xử lý) Ý nghĩa: nhằm đề cao đầy đủhiệu lực của HP trong VBPL và đời sống xã hội
- HP 92: HP của NN (công cụ của NN), HP 2013: HP là của nước CHXHCNVN (rộng hơn làluật cơ bản của NN và nhân dân, là công cụ NN vừa là công cụ của nhân dân bảo vệ quyền lợi củamình)
- Bổ sung K2, Đ119, HP 2013: về chủ thể có trách nhiệm bảo vệ HP bao gồm QH, cơ quan QH,
cơ chế bảo vệ HP do luật định (mở đường cho việc xây dựng cơ chế bảo hiến ở VN)
* So sánh quy trình lập hiến qua 5 bản hiến pháp (quy trình sửa đổi HP):
Điều 112Khôngquy định
Điều 147Khôngquy định
Điều 147Khôngquy định
Điều 120K1: CTN, UBTVQH, CP
ít nhất 1/3 tổng số đại biểu
QH tán thành đề nghị làm,sửa đổi HP
Bước 2: Quyết
định sửa đổi HP
Không quyđịnh
Khôngquy định
Khôngquy định
Khôngquy định
K1: QH quyết định sửađổi HP khi có ít nhất 2/3ĐBQH tán thành
Bước 3: Thành
lập cơ quan dự
thảo HP
Nghị việnbầu ra 1 ban
dự thảo HP
Khôngquy định
Khôngquy định
Khôngquy định Khoản 2Bước 4: Soạn
thảo
Không quyđịnh
Khôngquy định
Khôngquy định
Khôngquy định UB dự thảo HP soạn thảoBước 5: Lấy ý Không quy Không Không Không Khoản 3 tổ chức lấy ý