I. VAI TRÒ CỦA ĐẤT ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI. Đất là môi trường sống của con người. Đất là tư liệu sảm xuất, là đối tượng lao động, là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người. Đất là nền móng cho các công trình xây dựng. Đất có giá trị lịch sử, là chủ quyền dân tộc rất thiên liêng đối với mỗi con người. Đất là quê hương, là tổ quốc, là nơi chôn nhau cắt rốn. II.TÀI NGUYÊN ĐẤT TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 1. Tài nguyên đất trên thế giới. Trái Đất có bán kính trung bình 6371 km, chu vi theo đường xích đạo 40.075 km và diện tích bề mặt của Trái Đất ước tính khoảng 510 triệu km2 (tương đương với 51 tỉ hecta) trong đó biển và đại dương chiếm khoảng 36 tỉ hecta, còn lại là đất liền và các hải đảo chiếm 15 tỉ hecta. Bảng 1. Diện tích của các lục địa
Trang 1TÀI NGUYÊN ĐẤT
I VAI TRÒ CỦA ĐẤT ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI.
- Đất là môi trường sống của con người.
- Đất là tư liệu sảm xuất, là đối tượng lao động, là nguồn cung cấp lương thực, thực
phẩm cho con người
- Đất là nền móng cho các công trình xây dựng.
- Đất có giá trị lịch sử, là chủ quyền dân tộc rất thiên liêng đối với mỗi con người Đất
là quê hương, là tổ quốc, là nơi chôn nhau cắt rốn
II.TÀI NGUYÊN ĐẤT TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1 Tài nguyên đất trên thế giới.
- Trái Đất có bán kính trung bình 6371 km, chu vi theo đường xích đạo 40.075 km và
diện tích bề mặt của Trái Đất ước tính khoảng 510 triệu km2 (tương đương với 51 tỉhecta) trong đó biển và đại dương chiếm khoảng 36 tỉ hecta, còn lại là đất liền và cáchải đảo chiếm 15 tỉ hecta
- Bảng 1 Diện tích của các lục địa
Trang 2Theo P Buringh, toàn bộ đất có khả năng canh tác nông nghiệp của thế giới 3,3 tỉhecta (chiếm 22% tổng số đất liền) còn 11, 7 tỉ hecta (chiếm 78% tổng số đất liền) khôngdùng cho sản xuất nông nghiệp được Diện tích các loại đất không sử dụng được chonông nghiệp theo bảng sau:
Bảng 2 Các loại đất không sử dụng được cho nông nghiệp
Loại đất Diện tích (ha)
Ðất quá dốcÐất quá khôÐất quá lạnhÐất đóng băngÐất quá nóngÐất quá nghèoÐất quá lầy
- Về mặt chất lượng đất nông nghiệp thì: đất có năng suất cao chỉ chiếm 14%, đất có năngsuất trung bình chiếm 28%và đất có năng suất thấp chiếm tới 58% Ðiều nầy cho thấy đất
có khả năng canh tác nông nghiệp trên toàn thế giới có hạn, diện tích đất có năng suất caolại quá ít Mặt khác mỗi năm trên thế giới lại bị mất 12 triệu hecta đất trồng trọt cho năngsuất cao bị chuyển thành đất phi nông nghiệp và 100 triệu hecta đất trồng trọt bị nhiễmđộc do việc sử dụng phân bón và các loại thuốc sát trùng
- Ðất nông nghiệp phân bố không đều trên thế giới, tỉ lệ giữa đất nông nghiệp so với đất tựnhiên trên các lục địa theo bảng sau :
- Bảng 3: Tỉ lệ % đất tự nhiên và đất nông nghiệp trên toàn thế giới
Trang 3Các Châu lục Ðất tự nhiên Ðất nông nghiệp
Châu AChâu MỹChâu PhiChâu ÂuChâu Ðại Dương
- Như vậy, trên toàn thế giới diện tích đất sử dụng cho nông nghiệp càng ngày càng giảm
dần trong khi đó dân số càng ngày càng tăng Vì vậy, để có đủ lương thực và thực phẩm
cung cấp cho nhân loại trong tương lai thì việc khai thác số đất có khả năng nông
nghiệp còn lại để sử dụng là vấn đề cần được đặt ra Theo các chuyên gia trong lĩnh vực
trồng trọt cho rằng với sự phát triển của khoa học và kỹ thuật như hiện nay thì có thể dự
kiến cho đến năm 2075 thì con người mới có thể khai phá hết diện tích đất có khả năng
nông nghiệp còn lại đó
2 Tài nguyên đất ở Việt Nam
Tổng diện tích đất tự nhiên của Việt Nam là 33 triệu ha đứng thứ 58 trên thế giới, trong đó đấtbồi tụ khoảng 11 triệu ha Đất bằng và đất ít dốc chiếm 39 %, đất sản xuất nông nghiệp chiếm17%, đất cần cải tạo như đất cát, đất ngập mặn, phèn, xám bạc màu khoảng 20% Trong số cácnhóm chính có 9,1 % đất phù sa; 7,5% đất xám bạc màu; 5,2% đất phèn; 3% đất mặn; 1,4% đấtcát biển; 48,5 đất feralit đỏ vàng; 11,4% đất mùn vàng đỏ trên núi, 0,5% đất mùn trên núi cao
Ở Việt Nam dân số đông nên tỷ lệ đất tự nhiên trên đầu người thấp, chỉ khoảng 0,54 ha/ người.Trong đó, diện tích đất trồng trọt chỉ chiếm khoảng 20% tổng diện tích đất đai tự nhiên
- Dưới sức ép của bùng nổ dân số, quá trình CNH-HĐH, các hoạt động sản xuất vật
chát, hoạt động kinh tế khiến chất lượng đất ngày càng suy giảm
- Hoạt động nông nghiệp ngày càng phát triển kéo theo xu thế sử dụng đất đai ngày
càng lớn
Trang 4- Hoạt động chặt phá rừng, khai thác mỏ bừa bãi, canh tác nông nghiệp quá mức làm
tăng nhanh quá trình sa mạc hóa ở nước ta
- Nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh đầu tư nhiều phân hóa học, thuốc trừ
sâu, nước tưới mà ít chú ý đến việc trả lại chất hữu cơ cho đất đã làm đất xấu đi rõrệt
III THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐẤT Ở VIỆT NAM
Hiện trạng sử dụng đất
Theo báo cáo Tổng điều tra đất đai năm 2010, tổng diện tích các loại đất kiểm kê của cảnước là 33.093.857 ha Theo mục đích sử dụng, đất được phân thành 3 nhóm chính: đấtnông nghiệp; đất phi nông nghiệp; đất chưa sử dụng
Tình hình sử dụng đất của nước ta cụ thể như sau:
Một là, hiện trạng và biến động đất nông nghiệp trên cả nước
Tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp của cả nước năm 2010 là 26.100.160 ha, tăng5.179.385 ha (gấp 1,25 lần) so với năm 2000 Trong đó, lượng tăng chủ yếu ở loại đấtlâm nghiệp (tăng 3.673.998 ha) và loại đất sản xuất nông nghiệp (tăng 1.140.393 ha)
Bảng 1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên cả nước
Biến động sử dụng đất nông nghiệp được thể hiện trên các điểm sau:
- Diện tích đất sản xuất nông nghiệp cả nước có sự gia tăng tương đối Sự gia tăng này
có thể đến từ việc mở rộng một phần quỹ đất chưa sử dụng, khai phá rừng, đất lâmnghiệp
Trong cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp, diện tích đất trồng lúa có sự suy giảm đáng
kể (trên 340.000 ha), trung bình mỗi năm giảm trên 34.000 ha Có 41/63 tỉnh giảm diệntích đất trồng lúa
=>Nguyên nhân giảm chủ yếu do chuyển từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang các loại đấtnông nghiệp khác, như: đất trồng rau, màu hoặc trồng cây công nghiệp (cao su, cà phê),trồng cây cảnh, cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản và các loại đất phi nông nghiệp (côngtrình công cộng, phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn, hoặc đất sản xuất, kinhdoanh)
- Diện tích đất lâm nghiệp tăng nhanh và mức tăng trưởng này giảm nhẹ trong giai
đoạn kế tiếp Đất lâm nghiệp của cả nước năm 2010 tăng, tính chung cho cả giai đoạndiện tích đất lâm nghiệp tăng 3.673.998 ha Nguyên nhân tăng chủ yếu do các địa phương
Trang 5đã đẩy mạnh việc giao đất để trồng hoặc khoanh nuôi phục hồi rừng, cùng với đó là doquá trình đo đạc, vẽ bản đồ địa chính đất lâm nghiệp được xác định lại chính xác hơn.
- Diện tích đất làm muối có sự suy giảm Mặc dù trong những năm qua, sản xuất muối
có những tiến bộ nhất định về năng suất và chất lượng, tuy nhiên, ngành này vẫn chưađáp ứng được nhu cầu trong nước Hàng năm, đất nước còn phải nhập khẩu muối cho các
nhu cầu khác nhau với giá thành cao (Đây là vấn đề mang tính nghịch lý cần phải xem xét, vì Việt Nam là một nước nhiệt đới, với 3.444 km chiều dài bờ biển).
- Diện tích đất nông nghiệp khác đã có sự thay đổi đáng kể, tăng trưởng mạnh trong
10 năm qua, từ 402 ha năm 2000 lên tới 25.462 ha vào năm 2010, gấp hơn 63 lần Mứctăng trưởng gần như tuyến tính, lượng tăng trưởng hàng năm ở mức 2.506 ha
Hai là, hiện trạng và biến động đất phi nông nghiệp:
Diện tích đất phi nông nghiệp trên cả nước có mức tăng trưởng tương đối nhanh và tuyếntính trong vòng một thập niên qua Trung bình mỗi năm, diện tích đất phi nông nghiệpgia tăng thêm khoảng 82.000 ha và tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm ở mức xấp xỉ29%
Tổng diện tích nhóm đất chuyên dùng gia tăng mạnh nhất trong giai đoạn 2005-2010(722.277 ha); tiếp theo là diện tích đất ở, tăng 237.300 ha; đất nghĩa trang, nghĩa địa tăng7.200 ha; đặc biệt, nhóm đất sông suối và mặt nước chuyên dùng giảm mạnh xuống chỉcòn khoảng trên 1 triệu ha vào năm 2010 Đất tôn giáo, tín ngưỡng cũng có sự gia tăngđáng kể, tăng trên 1.800 ha sau 5 năm, từ năm 2005 đến năm 2010 (Bảng 3)
Bảng 3 Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp trên cả nước
Đất ở:, diện tích đất ở tăng trưởng nhanh, Tốc độ này đã tăng trưởng chậm lại trong vòng
5 năm 2005-2010, tuy nhiên vẫn còn ở mức tương đối cao (3%/năm
Như vậy, có thể thấy lượng tăng tuyệt đối diện tích đất ở khu vực thành thị nhỏ hơn rấtnhiều khu vực nông thôn, nhưng xét về tốc độ tăng trưởng, thì khu vực này lại lớn hơn rấtnhiều Điều này phản ánh áp lực nhu cầu về đất ở khu vực thành thị và xu hướng này sẽcòn tiếp tục trong thời gian tới
- Đất chuyên dùng: đất chuyên dùng trên cả nước tăng bao gồm: đất trụ sở cơ quan,
công trình sự nghiệp; đất quốc phòng, an ninh; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp;đất sử dụng vào mục đích công cộng, tăng
Giai đoạn 2013, diện tích đất chuyên dùng cả nước tăng; trong đó, đất phục vụ cho mụcđích công cộng tăng mạnh nhất (258.421 ha), chủ yếu là đất giao thông và thủy lợi; đất
Trang 6sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp (101.677 ha); đất quốc phòng và đất an ninh(55.140 ha).
- Các loại đất khác: Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng đã có sự suy giảm đáng kể
trong cơ cấu đất phi nông nghiệp Năm 2011, diện tích đất sông suối và mặt nước chuyêndùng chiếm tỷ trọng trên 40% trong tổng cơ cấu đất phi nông nghiệp, thì tỷ lệ này năm
2013 chỉ còn trên 29%, giảm khá mạnh
Giai đoạn 2010-2013, diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa tăng trưởng tương đối nhanh ởmức 8%/năm, và chiếm 3,29% trong tổng cơ cấu diện tích đất phi nông nghiệp Tìnhtrạng lập mồ mả tự do, phân tán trong đất canh tác, ngoài quy hoạch sử dụng đất diễn raphổ biến, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và vệ sinh môi trường Do vậy, vấn đềquy hoạch và định mức sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa đang nổi lên cấp bách ở tất cảcác địa phương, cần phải giải quyết trong thời gian tới
Bên cạnh đó, đất tôn giáo, tín ngưỡng cũng có sự gia tăng mạnh, trong vòng 5 năm tăngtrưởng lên 14%
Đất phi nông nghiệp khác năm 2013 tăng 715 ha so với năm 2011
Ba là, hiện trạng và biến động đất chưa sử dụng:
Thực tế, diện tích đất chưa sử dụng đã giảm nhanh, mạnh và đáng kể sau một thập niên.Chỉ sau 5 năm diện tích đất chưa sử dụng đã giảm một nửa
Năm 2011, diện tích đất chưa sử dụng chiếm tới 30% trong tổng cơ cấu đất đai (gần 2/3diện tích cả nước), thì năm 2013 con số này chỉ còn 10%
Những con số này cho thấy, quỹ đất đai chưa sử dụng không còn nhiều Ngay cả nhữngcánh rừng nguyên sinh cũng đã bị tàn phá nhiều để phục vụ cho các mục đích mưu sinhcủa con người
Trang 7Khi diện tích đất chưa sử dụng đã được tận dùng, thì để có được quỹ đất phục vụ cho cácmục đích phi nông nghiệp, sản xuất, kinh doanh chỉ có thể chuyển một phần từ quỹ đấtnông nghiệp Điều này sẽ ảnh hưởng đáng kể tới sản lượng sản xuất trong khu vực nôngnghiệp cũng như những người nông dân có quyền sử dụng quỹ đất này trước đó, làm thayđổi về cơ cấu lao động tại các vùng, địa phương này.
4.1 Tình hình xói mòn đất đai ở Việt Nam
Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới ẩm và có lượng mưa tương đối lớn
Lượng mưa lớn và lại tập trung tạo ra dòng chảy có cường độ rất lớn Đây lànguyên nhân chính gây nên hiện tượng xói mòn đất đai ở Việt Nam
Nguyên nhân gián tiếp dẫn đến sự xói mòn đất là do sự khai phá rừng đã gây nên
sự xói mòn và rửa trôi lớp đất mặt làm cho đất ở các nơi này càng ngày càng trở nên bạcmàu
- Chỉ tính riêng cho các vùng phía Bắc sông Hồng và dọc theo dãy Trường Sơn thì
đã có khoảng 700.000 ha đất bị bạc màu
- Sự xói mòn do gió mặc dù xảy ra ít nghiêm trọng hơn nhưng cũng là vấn đề đángquan tâm ở các vùng duyên hải, vùng trung du và vùng núi
Các dạng thoái hóa đất tự nhiên ở nước ta
Hoang mạc đá - Hoang mạc đất khô cằn: gồm các núi đá và đất trống đồi núi trọc, thểhiện rõ nhất ở các vùng có lượng mưa thấp, đất phát triển trên các loại đá mẹ khó phonghoá, nghèo dinh dưỡng (khu vực miền Trung và Tây Nguyên)
Hoang mạc cát (cát bay, cát chảy, cát trượt lở): gồm các dải cát hẹp trải dài dọc theo bờbiển, tập trung nhiều nhất ở dải ven biển miền Trung, ĐBSCL và một phần diện tích nhỏdọc theo ven biển các tỉnh phía Bắc như Nam Định, Nghệ An, Thanh Hóa đất có độ phìnhiêu tự nhiên thấp, phần lớn là cấp hạt cát nên khả năng giữ nước, giữ phân kém, Hoang mạc đất nhiễm mặn: tập trung chủ yếu ở ĐBSCL, các tỉnh duyên hải miền Trungnhư Quảng Bình, Hà Tĩnh, Ninh Thuận… đất thường có hàm lượng tổng số muối tan và
độ dẫn điện (EC) cao
Hoang mạc đất nhiễm phèn: phân bố tại các khu vực Tứ giác Long Xuyên, Đồng ThápMười (đất phèn), bán đảo Cà Mau (đất phèn mặn)
Ở miền Bắc, đất phèn chủ yếu tập trung ở vùng Kiến An - Hải Phòng, Thái Bình, HảiDương và Quảng Ninh Đất nhiễm phèn được đặc trưng bởi độ chua cao, nồng độ độc tốnhôm tiềm tàng cao và thiếu lân
V Ô NHIỄM TÀI NGUYÊN ĐẤT Ở VIỆT NAM
Hiện nay tài nguyên đất ở Việt Nam đang bị suy thoái và ô nhiễm nghiêm trọng
Nguyên nhân:
- Tự nhiên:
Trang 8• Nhiễm phèn: do nước phèn từ một nơi khác di chuyển đến Chủ yếu là nhiễmFe2+, Al3+, SO42-, pH môi trường giảm gây ngộ độc cho cây con trong môitrường đó.
• Nhiễm mặn: do muối trong nước biển, nước triều hay từ các mỏ muối, nồng độNa+, K+ hoặc Cl- cao làm áp suất thẩm thấu cao gây hạn sinh lý cho thực vật.Gley hóa trong đất sinh ra nhiều chất độc cho sinh thái (CH4, N2O, CO2, H2S,FeS… )
• Sự lan truyền từ môi trường đã bị ô nhiễm (không khí, nước); từ xác bã thực vật
và động vật
- Nhân tạo:
• Chất thải công nghiệp: dùng than để chạy nhà máy nhiệt điện, khai thác mỏ, sảnxuất hóa chất, nhựa dẻo, nylon …
• Chất thải sinh hoạt (phân, nước thải, rác, đồ ăn, )
• Chất thải nông nghiệp như phân và nước tiểu động vật: nguồn phân bón quý chonông nghiệp nếu áp dụng biện pháp canh tác và vệ sinh hợp lý; những sản phẩmhóa học như phân bón, chất điều hòa sinh trưởng, thuốc trừ sâu, trừ cỏ
• Do tác động của không khí từ các khu công nghiệp, đô thị,…
VI BẢO TỒN TÀI NGUYÊN ĐẤT
1 Tầm quan trọng của việc bảo tồn đất đai
Vấn đề chính của việc bảo tồn đất đai là làm giảm sự xói mòn, ngăn ngừa sự cạn kiệtnguồn dinh dưỡng trong đất và giảm sự lạm dụng quá mức đất canh tác Thường thì sựbảo vệ đất không nhận được kết quả rõ rệt vì tốc độ xói mòn diễn ra rất chậm và kéo dàinên khó thấy được sự tác động hữu hiệu của nó Thí dụ như sự xói mòn do gió và nướcmưa xảy ra mỗi năm là 1mm thì ta không thấy được tầm quan trọng của nó, nhưng nếusau 25 năm hoặc hơn nữa, 500 năm chẳng hạn thì đó là một vấn đề rất lớn, nó làm chodiện mạo của đất trở nên khác hẳn
2 Biện pháp bảo tồn
a Bảo tồn đất trồng trọt
Bảo tồn đất trồng trọt vùng đồng bằng: Một trong những nguyên nhân làm tăng sự
xói mòn trên đất trồng trọt là sự cày vỡ lớp đất mặt Theo thói quen, khi trồng hoa màungười ta thường cày xới đất trước khi trồng; đất cày vỡ ra được phơi trần qua một thời
Trang 9gian dài bị vụn nát ra điều này làm tăng sự xói mòn Ðể hạn chế sự xói mòn, người tathường thực hiện nhiều biện pháp khác nhau:
- Cày hạn chế (minimum- tillage method): Khi cày đất người ta chỉ cày ở tầng mặt có cả phần hoa màu còn lại sau khi thu hoạch, không làm xáo trộn lớp mùn ở bên
dưới Phương pháp này chẳng những hạn chế được phần nào sự xói mòn mà còn tiết kiệmđược nguồn phân hữu cơ từ phần hoa màu còn lại, giảm chi phí mua phân bón
- Không cày (no- till farming): Khi trồng cây người ta không cày xới đất mà chỉ đào đất thành từng lỗ nhỏ để đặt cây trồng vào, sau đó bón phân và thuốc trừ cỏ quanh
Bảo tồn đất trồng trọt trên các vùng có độ dốc: Trên các đồi trọc, sườn đồi được sử
dụng để canh tác, do có độ dốc nên sự xói mòn xảy ra mãnh liệt hơn ở vùng bình nguyên.Nguyên nhân gây nên sự xói mòn trên đất dốc:
- Lượng mưa và cường độ mưa: đây là một yếu tố quan trọng nhất gây xói mòn mạnh Ở các nước thuộc vùng nhiệt đới mưa thường tập trung từ tháng 5 đến tháng
10, ở các vùng núi lượng mưa có thể đạt 3.000mm, lượng mưa càng lớn và đặc biệt làcường độ mưa (lượng mưa trong một đơn vị thời gian) càng lớn thì tốc độ xói mòn càngmạnh
- Ðộ dốc và chiều dài của sườn dốc: cường độ xói mòn đất tỉ lệ thuận với độ dốc,
theo một số nhà nghiên cứu thì nếu độ dốc tăng 4 lần, tốc độ dòng chảy tăng 2 lần thìlượng đất bị xói mòn tăng gấp 64 lần Ðiều này đã cho thấy nếu độ dốc càng lớn thì tốc
độ dòng chảy càng lớn và sự tố độ xói mòn càng mạnh
Trang 10- Ðộ che phủ của cây: Nếu trên mặt đất có cây che phủ thì những hạt mưa không rơi
trực tiếp xuống đất mà bị phân tán ngay trên các tàng lá Mặt khác, dòng chảy bị ngăn trởbởi rể và lớp thảm mục trên mặt đất điều đó làm giảm sự xói mòn lớp đất mặt
- Tính chất của đất: Nếu đất tơi xốp, có kết cấu thấm nước tốt thì lượng nước mưa sẽ
ngấm xuống đất nhiều hơn nên lượng nước tạo nên dòng chảy trên lớp đất mặt ít đi cũnglàm giảm sự xói mòn Các biện pháp chống xói mòn khi trồng trọt trên đất dốc như sau:
- Làm giảm độ dốc và chiều dài của sườn dốc: bằng cách như san ruộng thành bậc
thang, đào mương, đấp bờ, trồng cây thành hàng để ngăn chiều dài của dốc thành nhữngđoạn ngắn hơn
- Dùng các biện pháp nông lâm nghiệp để che phủ kín mặt đất: cụ thể là gieo trồng
theo hướng ngang của sườn dốc, làm luống trồng ngang với sườn dốc; nếu là trồng câyhàng thưa thì ở giữa các hàng trồng thêm cây phân xanh hoặc cây màu xen vào cho kínđất nhằm mục đích vừa làm tăng độ phì vừa bảo vệ lớp đất mặt và nên trồng xen kẻnhững giống cây trồng khác nhau đề phòng được các dịch bệnh gây hại Ðiều cần thiếtnhất là phải giữ lại rừng ở đầu nguồn hoặc đầu của các chỏm đồi
b Duy trì và phục hồi độ phì nhiêu của đất
Ðể nâng cao năng suất thu hoạch và tăng vụ trong trồng trọt, người ta thường sử dụng cácloại phân hữu cơ và phân vô cơ để bón vào đất canh tác nhằm mục đích phục hồi lại chấtdinh dưỡng trong đất đã bị mất đi do cây hấp thụ trong vụ trước, do sự xói mòn và do sựtrực di chất dinh dưỡng xuống các lớp đất nằm sâu bên dưới
Phân hữu cơ: Phân hữu cơ thường được chia thành 2 loại là phân chuồng và phân xanh:
* Phân chuồng: bao gồm phân và nước tiểu của gia súc, phân của các gia cầm,
phân chim và phân dơi Việc sử dụng phân chuồng làm thay đổi kết cấu của đất, gia tănghàm lượng đạm hữu cơ trong đất và đồng thời làm gia tăng mật số của vi khuẩn, vi sinhvật, nấm và một số loài động vật nhỏ trong đất như giun dất và một số loài côn trùng Ðấtđược bón phân nầy càng ngày càng dồi dào chất dinh dưỡng, tơi xốp và thoáng khírất hữu dụng để canh tác Tuy nhiên việc sử dụng chất thải của động vật làm phân bón ítđược chuộng vì các lý do sau:
- Thông thường các trại chăn nuôi lớn thường nằm ở vùng ven các đô thị trong khi đó đấtcanh tác thì ở xa các trại chăn nuôi, nên việc thu nhặt và chuyên chở tốn nhiều công sứclàm cho chi phí tăng cao
Trang 11- Khi khoa học kỹ thuật tiến bộ, máy kéo và các nông cơ dần dần thay thế chổ cho cácđộng vật phục vụ cho nông nghiệp như ngựa, trâu, bò mà chúng là nguồn cung cấpchất thải một cách tự nhiên cho đất.
Phân xanh: là những xác bả thực vật được ủ hoặc cày vào đất nhằm mục đích làm gia
tăng lượng chất hữu cơ và mùn cho đất Chúng có thể là cỏ dại hoặc các phần còn lại củahoa màu sau khi thu hoạch như rau, cải, đậu, cỏ linh lăng là nguồn cung cấp đạm tạichỗ cho đất
Thực tế cho thấy hỗn hợp của phân xanh trộn với đất có hiệu quả như phân chuồng và sựpha trộn giữa phân xanh, phân chuồng và đất tạo nên một hỗn hợp giàu chất dinhdưỡng, độ thoáng khí của đất, tăng cường mật số của vi khuẩn; vi sinh vật đất vànấm, giúp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng và sự phân hủy các xác bã độngvật và thực vật nhanh chóng hơn
Phân vô cơ thương mại
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đặc biệt là các nước phát triển đều có xu hướng chung
là sử dụng phân bón vô cơ để phục hồi đất Trong các loại phân bón vô cơ đều có chứachất dinh dưỡng chính cần cho cây như N, P và K Thường thì tỉ lệ của các chất dinhdưỡng này thay đổi theo từng loại phân phù hợp cho từng loại đất và đối tượng canhtác Thí dụ: Phân NPK 16 -16 - 8 có nghĩa là trong phân có chứa 16% N, 16% P và 8% K
và một số chất khác cũng có thể có hiện diện Vì vậy để có thể sử dụng phân bón có hiệuquả, sau mỗi mùa vụ nhà nông phải phân tích đất để có thể biết được một cách chính xácnhững chất dinh dưỡng trong đất cần được bổ sung, từ đó chọn loại phân bón có thànhphần chất dinh dưỡng thích hợp để tránh được sự lảng phí không cần có
Việc sử dụng phân bón vô cơ ngày càng tăng trên thế giới, trong khoảng từ 1950 đến
1978 lượng phân bón vô cơ được sử dụng tăng gấp 9 lần Phân vô cơ hiện nay được sửdụng rộng rãi vì đây là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cô đọng, dể chuyên chở, dể tồntrư, bảo quản và dể sử dụng Tuy nhiên phân bón vô cơ cũng có những bất lợi như chúngkhông bổ sung thêm vào đất những hợp hữu cơ, vì vậy khi sử dụng phân vô cơ mà không
bổ sung thêm phân hữu cơ thì đất càng ngày càng bị nén chặt và không còn thích hợp chohoa màu và làm giảm khả năng tạo N2 tự nhiên dạng hữu ích Phân bón vô cơ cũng làmgiảm lượng O2 trong đất vì đất bị nén chặt nên các tế khổng bị thu hẹp và giảm sốlượng Mặt khác, phân bón vô cơ cũng không bồi bổ lại cho đất những yếu tố vi lượng,những yếu tố nầy chỉ được tổng hợp bằng con đường sinh học, rất quan trọng cho sự sinhtrưởng và phát triển của thực vật dù với liều lượng rất nhỏ
Trang 12Phân bón vô cơ là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm đến nguồn nước hiệnnay Dư lượng của phân bón bị rửa trôi hoặc trực di theo các mạch nước ngầm ra cácsông rạch, đây là nguyên nhân gây nên sự bộc phát các loài rong; sự bộc phát này làmcạn kiệt nguồn O2 trong nước và hậu quả làm chết cá và các loại sinh vật thủy sinh tạinơi đó Lượng NO3 có trong phân vô cơ thấm vào đất và trực di theo nước mưa xuốngtầng nước ngầm đến các ao, hồ, giếng ; nếu lượng NO3 tồn tại cao trong nước làm nướcuống bị ngộ độc đặc biệt là đối với trẻ con.
Luân xen canh hoa màu
Các loại cây hoa màu như Bắp, Thuốc lá, Bông vải lấy đi phần lớn chất dinh dưỡng đặcbiệt là N2 từ đất, làm cạn kiệt lớp đất trồng trọt Nếu chỉ trồng một loại cây thì qua vàimùa vụ đất sẽ mất hết một số chất dinh dưỡng và dẫn đến năng suất thu hoạch càng ngàycàng giảm
Trái lại các loại cây thuộc họ đậu và một số loài cây khác có khả năng tự tổng hợp đượcđạm tự do trong không khí thành đạm hữu cơ để sử dụng và khi chết lượng đạm nầy bổsung thêm cho đất.Vì vậy phương pháp luân xen canh giữa các loại hoa màu khác nhaunhằm duy trì và bổ sung độ phì của đất Mặt khác, phương pháp luân xen canh còn tránhđược sự và lan truyền các dịch bệnh cho từng loại cây trồng và còn làm giảm đi sự xóimòn đất