Thể hiện niềm tự hào vô hạn về Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, lòng biết ơn sâu sắc đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân, nhiều bậc lão thành cách mạng, nhiều vị tướng lĩnh, lãnh đạo Bộ Quốc phòng, lãnh đạo và chỉ huy các cơ quan, đơn vị, học viện, nhà trường, cán bộ nghiên cứu, nhiều nhà khoa học trong và ngoài quân đội đã gửi tới Ban tổ chức hội thảo hơn bảy mươi tham luận, chúng tôi tập hợp in thành cuốn kỷ yếu hội thảo này
Trang 1QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
VỚI SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI,
XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
NHÀ XUẤT BẢN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN
HÀ NỘI - 2004
Trang 2MỤC LỤC
-CÙNG BẠN ĐỌC 4 MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM GÓP PHẦN CÙNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN BẢO VỆ VỮNG CHẮC TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (PGS, TS TRẦN HẬU) 7 QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG QUÂN SỰ DÂN TỘC - Đại tá, TS LÊ ĐÌNH SỸ 16 CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC VÀ XÂY DỰNG ĐỘI QUÂN CHỦ LỰC ĐẦU TIÊN CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM - Đại tá, TS DƯƠNG ĐÌNH LẬP 24 NHÂN TỐ CON NGƯỜI TRONG XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH - PGS, TS LÊ VĂN TÍCH 35
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA TỔ CHỨC QUÂN SỰ VỚI NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ TRONG THỰC TIỄN VIỆT NAM - Đại tá TRỊNH NGỌC NGHI 41
TỪ CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ 60 NĂM, SUY NGHĨ VỀ NHIỆM VỤ HẬU CẦN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO
VỆ TỔ QUỐC - Thiếu tướng, TS TRẦN PHƯỚC 54 BẢO ĐẢM TRANG BỊ, BẢO ĐẢM KỸ THUẬT PHỤC VỤ XÂY DỰNG VÀ BẢO
VỆ TỔ QUỐC - Thiếu tướng ĐỖ ĐỨC PHÁP 64 LỰC LƯỢNG VŨ TRANG QUÂN KHU THỦ ĐÔ 60 NĂM XÂY DỰNG VÀ TRƯỞNG THÀNH - Trung tướng, TS NGUYỄN NHƯ HOẠT 77 XÂY DỰNG THẾ TRẬN QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN GẮN VỚI THẾ TRẬN AN NINH NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN QUÂN KHU 3 - Thiếu tướng, TS PHẠM XUÂN HÙNG 83 PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG ANH HÙNG, XÂY DỰNG KHU VỰC PHÒNG THỦ TỈNH, THÀNH PHỐ VỮNG CHẮC, ĐÁP ỨNG NHIỆM VỤ XÂY DỰNG VÀ BẢO
VỆ TỔ QUỐC - Trung tướng TRƯƠNG ĐÌNH THANH 93 QUÂN KHU 7 THỰC HIỆN NHIỆM VỤ QUÂN SỰ QUỐC PHÒNG TRÊN ĐỊA BÀN QUÂN KHU, NHỮNG NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU - Trung tướng NGUYỄN VĂN CHIA 100 PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG ANH HÙNG, QUÂN KHU 9 PHẤN ĐẤU HOÀN THÀNH XUẤT SẮC NHIỆM VỤ TRONG GIAI ĐOẠN MỚI - Trung tướng HUỲNH TIỀN PHONG 112 XÂY DỰNG BINH ĐOÀN QUYẾT THẮNG TRỞ THÀNH BINH ĐOÀN CHỦ LỰC TINH NHUỆ, CÓ SỨC CƠ ĐỘNG CAO, SỨC ĐỘT KÍCH MẠNH - Đại tá NGUYỄN QUỐC KHÁNH 120
Trang 3BINH ĐOÀN HƯƠNG GIANG PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG "THẦN TỐC, TÁO BẠO, QUYẾT THẮNG" TRONG XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC - Đại tá THIỀU CHÍ ĐINH 128 QUÂN ĐOÀN 3 VỚI NHIỆM VỤ XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ ĐỊA BÀN CHIẾN LƯỢC TÂY NGUYÊN - Đại tá NGUYỄN TRUNG THU 138 XÂY DỰNG QUÂN ĐOÀN 4 VỮNG MẠNH TOÀN DIỆN, HOÀN THÀNH XUẤT SẮC NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO - Đại tá NGUYỄN VĂN THÀNH 152 PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG ANH HÙNG BỘ ĐỘI PHÒNG KHÔNG - KHÔNG QUÂN KIÊN QUYẾT BẢO VỆ VỮNG CHẮC BẦU TRỜI TỔ QUỐC - Trung tướng NGUYỄN VĂN THÂN 159 XÂY DỰNG HẢI QUÂN NHÂN DÂN VIỆT NAM VỮNG MẠNH, LÀM LỰC LƯỢNG NÒNG CỐT BẢO VỆ VỮNG CHẮC CHỦ QUYỀN VÙNG BIỂN, HẢI ĐẢO
VÀ THỀM LỤC ĐỊA CỦA TỔ QUỐC - Phó đô đốc ĐỖ XUÂN CÔNG 167
Trang 4CÙNG BẠN ĐỌC
Thực hiện chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 12 năm 1944, tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo (thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - đội quân chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập Chỉ vài ngày sau khi ra đời, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã đánh thắng giòn giã hai trận Phai Khắt và Nà Ngần, mở đầu truyền thống
đã xuất quân là đánh thắng và truyền thống đánh thắng trận đầu của quân đội ta.
Chấp hành Nghị quyết Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ, ngày 15 tháng 5 năm 1945, Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, Cứu quốc quân
và lực lượng vũ trang tập trung của các chiến khu, các địa phương trong cả nước thống nhất thành Việt Nam Giải phóng quân và trở thành lực lượng nòng cốt cùng toàn dân tiến hành thắng lợi cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 giành chính quyền trong cả nước.
Việt Nam Giải phóng quân trở thành quân đội của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và đổi tên thành Vệ quốc đoàn, tiếp đó là Quân đội quốc gia Việt Nam (5-1946) và Quân đội nhân dân Việt Nam từ năm 1950 đến nay Như vậy, từ Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân "Đội quân đàn anh", dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, được nhân dân hết lòng che chở, đùm bọc và giúp đỡ, đã phát triển thành Quân đội nhân dân Việt Nam hùng hậu, càng đánh càng mạnh, càng đánh càng trưởng thành, lập nên nhiều chiến công hiển hách, cùng toàn Đảng, toàn dân đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ, làm tròn nhiệm vụ quốc tế, tiếp đó đã
Trang 5có những cống hiến to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Cùng với những chiến công mãi mãi ghi vào lịch sử dân tộc như những biểu tượng sáng ngời về quân đội nhân dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, quân đội ta đã viết nên những truyền thống cao đẹp như Chủ tịch
Hồ Chí Minh khái quát: "Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng".
Nhân kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, được sự chỉ đạo của Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Học viện Quốc phòng, Học viện Chính trị quân sự, Học viện Lục quân, Báo Quân đội nhân dân và Nhà xuất bản Quân đội nhân dân phối hợp tổ chức
hội thảo khoa học " Quân đội nhân dân Việt Nam với sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".
Thể hiện niềm tự hào vô hạn về Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, lòng biết ơn sâu sắc đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân, nhiều bậc lão thành cách mạng, nhiều vị tướng lĩnh, lãnh đạo Bộ Quốc phòng, lãnh đạo
và chỉ huy các cơ quan, đơn vị, học viện, nhà trường, cán bộ nghiên cứu, nhiều nhà khoa học trong và ngoài quân đội đã gửi tới Ban tổ chức hội thảo hơn bảy mươi tham luận, chúng tôi tập hợp in thành cuốn kỷ yếu hội thảo này.
Nội dung các bài tham luận gửi đến hội thảo rất phong phú, đa dạng, đề cập tới nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó tập trung làm nổi bật các vấn
đề như:
+ Lịch sử quá trình xây dựng, trưởng thành, chiến đấu và chiến thắng vẻ
Trang 6vang của Quân đội nhân dân Việt Nam trong 60 năm qua.
+ Bản chất truyền thống tốt đẹp của "Bộ đội Cụ Hồ".
+ Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, tổ chức, giáo dục và rèn luyện quân đội ta.
+ Kế thừa phát huy bản chất, truyền thống tốt đẹp, những bài học kinh nghiệm quý báu của "Bộ đội Cụ Hồ" trong xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình biên tập, song cuốn sách khó tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết, rất mong nhận được sự đóng góp xây dựng của bạn đọc.
Nhân dịp cuốn sách ra mắt bạn đọc, chúng tôi xin chân thành cám ơn sự quan tâm chỉ đạo của Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng Tổng cục Chính trị, sự cộng tác, giúp đỡ của các cơ quan hữu quan, các tác giả cho
sự ra đời của cuốn sách Do thời gian và khuôn khổ sách có hạn, còn một số bản tham luận chúng tôi chưa có điều kiện giới thiệu trong cuốn sách này, rất mong nhận được sự cảm thông của tác giả.
BAN TỔ CHỨC HỘI THẢO
Trang 7MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM GÓP PHẦN CÙNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN BẢO VỆ VỮNG CHẮC TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA
PGS, TS TRẦN HẬU *
Sáu mươi năm đã trôi qua, kể từ khi Quân đội nhân dân Việt Nam ra đời,
đó là thời gian ngắn ngủi so với lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữnước của dân tộc ta Trong suốt thời gian ấy, quân đội ta được nhân dân nuôidưỡng, được Đảng lãnh đạo, luôn trung thành với Tổ quốc, hết lòng vì nhândân, thể hiện rõ bản chất tốt đẹp của quân đội cách mạng, nhân dân ta luôn
tự hào về quân đội ta, Đảng và Nhà nước luôn đặt niềm tin và hy vọng vàoQuân đội nhân dân Việt Nam, công cụ sắc bén để bảo vệ Tổ quốc
Bản chất cách mạng của Quân đội nhân dân Việt Nam khác với bản chấtcủa những đội quân nhà nghề, trước hết là ở mối quan hệ máu thịt, quan hệ''cá - nước'' với nhân dân Đó là quân đội do Đảng lãnh đạo giáo dục, rènluyện, quân đội của dân, do dân, vì dân Đây là hòn đá thử vàng bản chất củaquân đội đặc biệt ấy, không thể không xuất phát từ đặc điểm tình hình đấtnước, trong khu vực và trên thế giới, từ yêu cầu của nhiệm vụ bảo vệ Tổquốc, tình hình tập hợp các tầng lớp nhân dân thông qua hoạt động của Mặttrận Tổ quốc Việt Nam
Tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường Đốivới nước ta, các thế lực thù địch đang đẩy mạnh thực hiện chiến lược ''diễnbiến hòa bình'', bạo loạn lật đổ, ra sức lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáohòng kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh
Trang 8đạo của Đảng và chủ nghĩa xã hội ở nước ta Ngày nay, nhiệm vụ bảo vệ Tổquốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa có nội dung phong phú và toàn diện, đó lànhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Đảng, Nhànước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ sự nghiệp đổi mới, côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc, bảo vệ
an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,đậm đà bản sắc dân tộc, giữ vững ổn định chính trị và môi trường hòa bình,phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Trong các thời kỳ lịch sử, hậu phương luôn là yếu tố thường xuyên vàbền vững, đóng vai trò quyết định tạo nên tiềm lực quốc phòng, quân sự, làmột yếu tố quyết định thắng lợi của chiến tranh giữ nước Sự đúng đắn củađường lối phòng thủ đất nước thể hiện trước hết ở chiến lược củng cố hậuphương vững chắc, nhằm bảo đảm sự đoàn kết nhất trí, cung cấp sức người,sức của vô tận cho tiền phương Trong các thời kỳ lịch sử của nước ta, bàihọc quý báu này đã minh chứng cho chân lý ấy Cả nước đồng lòng, vua tôinhất trí, cha con đồng tâm là bảo đảm cho thắng lợi tất yếu của dân tộc.Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc bắt nguồn từ sức mạnh tổng hợp của cả nước, baogồm sức mạnh chính trị, tư tưởng, kinh tế - xã hội, văn hóa, đối ngoại, sứcmạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị; đó là sứcmạnh của nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn vớithế trận an ninh nhân dân mà quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt Theo quan niệm đó, việc tăng cường sức mạnh bảo vệ Tổ quốc trước hết
là tăng cường sức mạnh nội lực của toàn dân, khơi dậy lòng yêu nước vàtinh thần tự hào, tự tôn dân tộc của mọi tầng lớp nhân dân ta, không phânbiệt dân tộc, tôn giáo, tầng lớp, ở trong Đảng hay ngoài Đảng, trong nướchay ngoài nước, xóa bỏ mặc cảm, cùng nhau góp công, góp sức, tuỳ theo
Trang 9khả năng và điều kiện của mỗi người mà đóng góp để làm nên sức mạnhtổng hợp của đất nước Bài học của nhân dân ta làm theo tư tưởng Hồ ChíMinh trong nhiều thập kỷ qua đã chứng minh: nếu biết phát huy sức mạnhcủa khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thì chúng ta có thể vượt qua mọi khókhăn, biến lực lượng cách mạng từ ít thành nhiều, từ yếu thành mạnh, tạonên thế đứng vững vàng của cả dân tộc ta và chiến thắng những kẻ thù cótiềm năng kinh tế, quân sự lớn hơn ta gấp bội Vì vậy, hơn bao giờ hết, ngàynay nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và yêu cầu tăng cường bản chất cách mạngcủa quân đội nhân dân ta đòi hỏi toàn quân, toàn dân ta phải thường xuyênchăm lo và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh tổnghợp của tất cả các ngành, các cấp, các giới, các lực lượng, tăng cường đoànkết quân dân, nhằm xây dựng tiềm lực mọi mặt cho đất nước, trong đó coitrọng xây dựng tiềm lực quân sự - quốc phòng, bảo đảm cho đất nước luônluôn ở trạng thái ổn định để phát triển.
Để giữ vững bản chất cách mạng của quân đội hiện nay, yêu cầu phảităng cường mối quan hệ quân dân, thông qua phối hợp hành động với Mặttrận Tổ quốc Việt Nam Từ khi ra đời đến nay, trong suốt 74 năm lãnh đạocách mạng Việt Nam, Đảng ta rất chú trọng xây dựng và không ngừng pháthuy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc thông qua vai trò của các tổchức Mặt trận dân tộc thống nhất Phong trào đấu tranh cách mạng nước ta,ngay từ buổi đầu, đã gắn liền với hình thức mặt trận đầu tiên do Đảng sánglập - Hội phản đế đồng minh Từ đó đến nay, không lúc nào vắng bóng Mặttrận trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Với các tên gọi khác nhau, qua các thời kỳ, trong đó Đội Việt Nam tuyêntruyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngàynay, là tổ chức thành viên của Mặt trận Việt Minh thời kỳ tiền khởi nghĩa
Trang 10tháng 8 năm 1945, Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam là nơi quy tụ, tậphợp và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, là nơi mỗi ngườidân thể hiện lòng yêu nước, quyết tâm bảo vệ Tổ quốc của mình bằng ý chí
và hành động thống nhất cao Ngày nay, kế thừa và phát huy truyền thốngtốt đẹp và vận dụng những kinh nghiệm quý báu của các tổ chức mặt trậntiền thân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đang ra sức phấn đấu không mệt mỏicho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì hạnh phúc của toàn dân tộc
Là một bộ phận khăng khít của hệ thống chính trị, Mặt trận Tổ quốc ViệtNam là một tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chứcchính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân - tiêubiểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, các dân tộc, tôn giáo và người ViệtNam định cư ở nước ngoài Mặt trận là cơ sở chính trị của chính quyền nhândân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân; nơihiệp thương và phối hợp thống nhất hành động của các thành viên, góp phầngiữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, thực hiệnthành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêudân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đã vàđang không ngừng đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động để đóng gópvào việc thực hiện chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới Thôngqua việc đề ra và thực hiện các chủ trương công tác lớn, Mặt trận Tổ quốcViệt Nam góp phần quan trọng vào những thành tựu chung trong công cuộcđổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữ vững ổn định chính trị, xã hội củađất nước trong những năm qua, làm cho tiềm năng quốc phòng của đất nước
ta được xây dựng ngày càng bền vững trên cơ sở khối đại đoàn kết toàn dântộc
Trang 11Việc tập hợp ngày càng đông đảo các tầng lớp nhân dân vào khối đạiđoàn kết toàn dân tộc là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Mặt trận Tổ quốcViệt Nam và cũng là của Quân đội nhân dân Việt Nam trong việc thực hiệnchiến lược bảo vệ Tổ quốc hiện nay Một trong những nhiệm vụ xây dựngquân đội ta là thực hiện chức năng của đội quân công tác Là lực lượngchính trị đặc biệt, quân đội nhân dân thực hiện chức năng đội quân công tácchủ yếu là tham gia tuyên truyền vận động nhân dân, củng cố khối đoàn kếttại mỗi cộng đồng dân cư, xây dựng và bảo vệ chính quyền từ trung ươngđến cơ sở, nêu gương sáng trong nhân dân về quân đội cách mạng, giữ gìn
sự trong sạch và kỷ cương của đất nước, đấu tranh chống mọi tiêu cực xãhội, góp phần làm lành mạnh các quan hệ xã hội ở nước ta Thông qua cuộcvận động ''Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư", doMặt trận phát động đã lôi cuốn mọi tầng lớp nhân dân xây dựng địa bàn dân
cư trong sạch, vừa cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, phát huy dân chủ,vừa củng cố an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng môi trườngsống và môi trường xã hội lành mạnh Bằng các hình thức hoạt động phongphú, đa dạng của các tổ chức thành viên, Ủy ban Mặt trận cùng với quân độitích cực tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luậtcủa Nhà nước đến từng người dân, giám sát việc thực hiện chính sách hậuphương quân đội, thực hiện đền ơn đáp nghĩa, góp phần củng cố lòng tin củanhân dân đối với Đảng và chế độ; đồng thời tập hợp đông đảo quần chúng,đoàn kết xung quanh Đảng và chính quyền đấu tranh làm thất bại mọi âmmưu, thủ đoạn tuyên truyền, kích động, chia rẽ của các thế lực thù địch,hòng phá hoại sự ổn định chính trị của đất nước Những chủ trương, biệnpháp thực hiện đúng đắn đó của Mặt trận Tổ quốc đã thiết thực góp phần xâydựng thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân một cáchbền vững, tạo nên thế trận lòng dân, củng cố hệ thống chính trị, đặc biệt đối
Trang 12với vùng sâu vùng xa, vùng biên giới, hải đảo tiền tiêu của Tổ quốc Tiếptục phối hợp với Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện tốt các nhiệm vụ
đó, sẽ góp phần quan trọng vào việc củng cố hậu phương bao la, rộng lớn vàvững chắc bảo đảm cho thắng lợi của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốctrong thời kỳ mới, kể cả trong điều kiện chiến tranh vũ khí công nghệ cao.Theo quy định của hiến pháp và pháp luật, Mặt trận Tổ quốc các cấp tíchcực tham gia xây dựng chính quyền thông qua việc tổ chức hiệp thương, lựachọn giới thiệu những người ứng cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân
và các hoạt động bầu cử khác để góp phần xây dựng bộ máy chính quyền.Việc tham gia xây dựng chính sách, pháp luật; tham gia tuyển chọn thẩmphán và giới thiệu hội thẩm toà án nhân dân; tham gia các hoạt động thường
kỳ của Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp;thực hiện vai trò giám sát đối với hoạt động của cơ quan Nhà nước, cán bộviên chức và đại biểu dân cử; là những hoạt động cụ thể, thiết thực củaMặt trận Tổ quốc theo quy định của hiến pháp và pháp luật, nhằm góp phầnxây dựng Đảng, xây dựng bộ máy chính quyền và quân đội ngày càng trongsạch, vững mạnh, qua đó phát huy hiệu lực lãnh đạo của Đảng, năng lực điềuhành của các cấp chính quyền, sức chiến đấu của quân đội trong triển khaithực hiện các nhiệm vụ nói chung và nhiệm vụ quân sự, quốc phòng nóiriêng của cả nước và từng vùng miền Bắc, Trung, Nam
Việc tham gia xây dựng chính sách và giám sát thực hiện các chính sách,luật pháp có liên quan đến xây dựng quân đội là nhiệm vụ quan trọng củaMặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhất là chính sách hậu phương quân đội, chínhsách có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ quân nhân sau khi xuất ngũ,chính sách đền ơn đáp nghĩa và các chính sách khác Hội Cựu chiến binhViệt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đóng vai trò
Trang 13quan trọng trong việc bảo đảm cuộc sống và phát huy vai trò tích cực của tổchức chính trị, xã hội, của quân nhân xuất ngũ đối với việc củng cố khối đạiđoàn kết toàn dân tộc hiện nay.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một tổ chức mang tính liên hiệp tự nguyệnrộng rãi, nên có điều kiện thuận lợi cùng với quân đội làm tốt công tác vậnđộng đồng bào dân tộc thiểu số mà đại bộ phận đang cư trú tại những địabàn chiến lược quan trọng, nhưng đời sống còn nhiều khó khăn Mặt trậncùng với quân đội làm tốt công tác vận động đồng bào theo các tôn giáo,tầng lớp nhân sĩ, trí thức, giới chủ doanh nghiệp tư nhân, kiều bào ta ở nướcngoài, Những việc làm thiết thực, hiệu quả trong thời gian qua đã gópphần tạo nên sự đồng thuận xã hội, tham gia giải quyết những vấn đề phátsinh, nhất là những mâu thuẫn trong một bộ phận dân cư, làm cho địa bàndân cư ở nhiều vùng trong sạch và ổn định Những kết quả mà Mặt trận Tổquốc Việt Nam đã làm được là công sức của các tổ chức thành viên đã kềvai, sát cánh cùng hành động trong khuôn khổ chương trình chung của Mặttrận, trong đó có sự đóng góp xứng đáng của Quân đội nhân dân Việt Nam.Quân đội nhân dân Việt Nam vừa là lực lượng nòng cốt xây dựng nềnquốc phòng toàn dân bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đồng thời là một tổchức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, gắn bó với Mặt trận trongmọi thời kỳ lịch sử 60 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân đội ta đãkhông ngừng trưởng thành, lớn mạnh, phát huy tốt truyền thống của một độiquân cách mạng mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân, tính dântộc sâu sắc - một quân đội ''Trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiếnđấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội Nhiệm vụnào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánhthắng"1, luôn luôn xứng đáng với lòng tin yêu của nhân dân Với tư cách là
Trang 14tổ chức thành viên của Mặt trận, trong mọi điều kiện hoàn cảnh khác nhau,quân đội luôn giữ được mối liên hệ mật thiết với tổ chức Đảng, chính quyền,
Ủy ban Mặt trận và đoàn thể các cấp cùng các tầng lớp nhân dân Đặc biệt,quân đội luôn chăm lo, củng cố, tăng cường mối quan hệ truyền thống, máuthịt với nhân dân ''như cá với nước'' Đó cũng là một trong những nguyênnhân quan trọng để quân đội nhân dân luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm
vụ mà Đảng và nhân dân tin cậy giao cho, thực hiện tốt vai trò một tổ chứcthành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay, vai trò thành viên Mặt trận củaquân đội đang tiếp tục được phát huy lên một tầm cao mới Đồng thời vớiviệc thực hiện chức năng ''đội quân chiến đấu", hiện nay quân đội ta còn làmtốt chức năng ''đội quân công tác'', ''đội quân lao động sản xuất", đóng góp tolớn vào công cuộc xây dựng đất nước theo đường lối đổi mới của Đảng Sự
có mặt kịp thời và tích cực tham gia hoạt động của quân đội trên khắp mọimiền đất nước, nhất là ở những địa bàn khó khăn về kinh tế - xã hội, phứctạp về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, những nơi xảy ra thiên taikhốc liệt, thể hiện rõ bản chất cách mạng và truyền thống tốt đẹp của Quânđội nhân dân Việt Nam anh hùng, tiếp tục làm rạng rỡ hình ảnh ''Bộ đội CụHồ'' trong lòng nhân dân Đó cũng là niềm tự hào của Mặt trận Tổ quốc ViệtNam Ngày nay, thực hiện chiến lược bảo vệ Tổ quốc của Đảng trong tìnhhình mới, quân đội ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đang vừa phải tập trungnâng cao chất lượng tổng hợp, trình độ và khả năng sẵn sàng chiến đấu, xâydựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại nhằmđáp ứng yêu cầu làm nòng cốt của nền quốc phòng toàn dân vững chắc, vừaphải tích cực góp phần xây dựng cơ sở chính trị địa phương vững mạnh,tham gia thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm
Trang 15nghèo, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên các địa bàn, nhất lànhững địa bàn chiến lược, xung yếu của Tổ quốc
Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là mộtthuận lợi để Mặt trận được góp phần gìn giữ bản chất cách mạng và xâydựng quân đội nhân dân, đồng thời góp phần thiết thực vào việc thực hiệnchiến lược phòng thủ đất nước Sự phối hợp và thống nhất hành động giữaQuân đội nhân dân Việt Nam với các tổ chức thành viên khác trong khuônkhổ chương trình hành động chung của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thựchiện đường lối của Đảng về kết hợp hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủnghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, là một yêu cầu
có tính khách quan do nhiệm vụ cách mạng của toàn Đảng, toàn dân ta hiệnnay đặt ra Sự phối hợp đó nói lên vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Namtrong việc thực hiện chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình hiện nay, đặt
ra những yêu cầu nhiệm vụ mới, đồng thời cũng mở ra những triển vọngrộng lớn cho Mặt trận Tổ quốc thực hiện vai trò tập hợp khối đại đoàn kếttoàn dân tộc, góp phần tăng cường tiềm lực quốc phòng và khả năng phòngthủ của đất nước
Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó, cần phải có chương trình phối hợp chặtchẽ, cụ thể hiệu quả hơn nữa giữa Mặt trận và các tổ chức thành viên trongMặt trận, trong đó có quân đội nhân dân Vì thế, cần tổ chức những buổi làmviệc thường xuyên và định kỳ, tiến tới xây dựng thành kế hoạch liên tịch vàquy chế phối hợp hoạt động giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cáccấp với Bộ Quốc phòng, với bộ chỉ huy quân sự các tỉnh, thành phố trongthời gian tới Làm được như vậy, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ có điều kiện
để đóng góp tốt hơn vào việc thực hiện chiến lược bảo vệ Tổ quốc của Đảngtrong giai đoạn mới của cách mạng, góp phần giữ gìn bản chất cách mạng và
Trang 16phát huy truyền thống, xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng,cùng toàn dân bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.
QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY
TRUYỀN THỐNG QUÂN SỰ DÂN TỘC
Đại tá, TS LÊ ĐÌNH SỸ *
Quân đội nhân dân Việt Nam đã trải qua một quá trình kế thừa và pháthuy truyền thống quang vinh của quân đội các triều đại trước Đó là truyềnthống xây dựng và chiến đấu được tôi luyện, trưởng thành trong quá trìnhdựng nước và giữ nước Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người Cha thân yêu củaquân đội, của lực lượng vũ trang nhân dân, luôn kết hợp truyền thống dântộc và hiện đại Từ trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, Bác đã tìmthấy những bài học quý báu cho cuộc đấu tranh giải phóng đất nước Nhữngkinh nghiệm xây dựng quân đội của Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi,Quang Trung được Người kế thừa và phát triển trong việc xây dựng độiquân cách mạng của Đảng
Trước hết đó là truyền thống xây dựng một quân đội gần dân, mang tínhnhân dân và tính dân tộc Trong lịch sử, quân đội ở những giai đoạn pháttriển tiến bộ của các nhà nước Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Lê Sơ và TâySơn cũng như quân đội của nhà nước Việt Nam hiện đại đều là những quânđội được tổ chức tốt, có sức chiến đấu cao, bởi vì các quân đội đó đều mangtrong mình tính nhân dân và tính dân tộc Trước họa ngoại xâm, họ có lýtưởng chiến đấu rõ ràng là bảo vệ nền độc lập dân tộc
Quân đội thời Ngô - Đinh - Lê, những quân đội của các nhà nước tronggiai đoạn đầu của thời kỳ độc lập, còn mang tính chất "thân binh" Đó lànhững đội quân "nghĩa dũng", hay những đội "gia binh" của Dương Đình
Trang 17Nghệ, Đinh Tiên Hoàng, đã từng bước kiện toàn, chính quy hóa Quân độithời đó có nhiều gắn bó với nông thôn, nông nghiệp Tổ chức "Thập đạoquân" với biên chế một triệu người thời Đinh - Lê, thực chất là một quân đội
"biên sổ", tức là trong quân đội đó, chỉ một phần nhỏ thường xuyên túc trực,còn phần lớn binh lính được biên trong sổ, khi có việc gọi làm lính, xongviệc lại trở về sản xuất Chính vì thế mà Thập đạo tướng quân Lê Hoàn vừamới lên ngôi đã huy động được một đạo quân đông đảo đủ sức đánh tanquân xâm lược Tống
Các nhà nước Lý, Trần và Lê Sơ có quân đội chính quy, được tổ chứctheo một binh chế thống nhất, với quốc sách "Ngụ binh ư nông" "Ngụ binh
ư nông" tức là "gửi binh ở nông", gắn bó "việc binh" với "việc nông" Cấmquân và quân các lộ, phủ hầu hết xuất thân là những người nông dân làng xã.Quân lính được chia phiên, thay nhau ở lại túc trực, canh phòng và luyện tậphay trở về với gia đình, đồng ruộng để sản xuất tự túc Các trai tráng tronglàng xã khi đến tuổi trưởng thành đều được ghi vào sổ, gọi là "sổ quân", khinhà nước có việc giặc dã thì chiếu sổ gọi tòng quân; mọi đinh nam khoẻmạnh đều phải tuân theo chế độ binh dịch bắt buộc Nhờ thế mà nước ĐạiViệt có quân thường trực tinh nhuệ với số lượng hợp lý; lại có một lực lượng
dự bị hùng hậu nằm trong các địa phương, làng xã Hình thức tổ chức nàylàm cho quân đội mang tính nhân dân, tạo ra một lực lượng vũ trang rộngkhắp, một quân đội phần lớn nằm trong nhân dân, gắn liền với sản xuất
Từ truyền thống đó, sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Quốc hộinước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã thông qua luật pháp quy định chế độnghĩa vụ quân sự đối với thanh niên Đảng và Nhà nước chủ trương dựa vàonhân dân để xây dựng quân đội Thực chất, Quân đội nhân dân Việt Nam làmột đội quân công nông, trong đó chủ yếu là những người nông dân mặc áo
Trang 18lính Quân đội đó được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta sáng lập, rènluyện và lãnh đạo, mang bản chất giai cấp công nhân có tính nhân dân vàtính dân tộc sâu sắc.
Về mục đích lý tưởng, quân đội nước ta dưới thời phong kiến theo quanniệm "trung quân ái quốc", trung với vua tức là yêu nước Tuy nhiên ởnhững giai đoạn tiến bộ của các nhà nước phong kiến Đại Việt, quyền lợigiai cấp và quyền lợi dân tộc còn phù hợp, khoảng cách giữa vua, quan, triềuđình với tầng lớp bình dân chưa quá xa, nên khi có những việc lớn như chiếntranh hay xây dựng các công trình công cộng, nhà nước đã huy động đượcnhiều sức dân Lúc đó, quân đội chiến đấu cũng vì nước vì dân, vì nền độclập tự chủ Trần Quốc Tuấn giải thích nguyên nhân đánh thắng giặc Mông -Nguyên tàn bạo là do: "Vua tôi đồng tâm, anh em hòa thuận, cả nước gópsức" Quân đội nhà Trần, đã được nhân dân bảo vệ, giúp đỡ nên đã vượt quacuộc truy đuổi của quân Nguyên, quân và dân cùng hợp sức đánh giặc, tạo rathời cơ phản công thắng lợi Quân đội Lê Sơ trưởng thành từ nghĩa quânLam Sơn Họ là những chiến sĩ giải phóng ưu tú, những người dân yêu nước
tự nguyện tham gia nghĩa quân đánh giặc, cứu nước Mục đích chiến đấu rõràng là vì nước vì dân, như Nguyễn Trãi nói: "Việc nhân nghĩa cốt ở yên
dân" (Bình Ngô đại cáo) Vì thế, như sách Lam Sơn thực lục chép: "Quân đi
đến đâu, nghĩa thanh vang dậy, dân chúng bốn phương cõng địu nhau màđến theo", "đi đến đâu người ta nghe thấy đều quy phục, cùng hợp sức đánhthành", "dân chúng tranh nhau đến cửa quân xin liều chết đánh giặc" Quângiải phóng càng đánh càng đông, bởi vì, họ chiến đấu vì mục đích chínhnghĩa và cũng bởi Lê Lợi - Nguyễn Trãi đã có quan điểm đúng: Xây dựngquân đội trên cơ sở phong trào yêu nước của toàn dân
Kế thừa truyền thống đó, Quân đội nhân dân Việt Nam ra đời cũng trên
Trang 19cơ sở phong trào cách mạng của quần chúng Quân đội ta từ nhân dân mà ra
vì nhân dân phục vụ Quân đội ra đời và chiến đấu theo tư tưởng Hồ ChíMinh: "Dùng binh là việc nhân nghĩa, là muốn cứu dân, cứu nước" Chính vìthế, Quân đội nhân dân Việt Nam vừa ra đời đã mang mục đích nhân văncao cả Quân đội ta đã chiến đấu hy sinh vì mục đích giải phóng dân tộc, vìhòa bình, hạnh phúc của nhân dân
Quân đội ta trung thành vô hạn với sự nghiệp cách mạng của Đảng, củanhân dân, chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội, bởi sựnghiệp này đem lại độc lập chủ quyền cho dân tộc, tự do hạnh phúc chonhân dân Đó là mục đích phấn đấu của cả dân tộc, là nguyện vọng của toànthể nhân dân và đó cũng là lý tưởng phấn đấu của cán bộ chiến sĩ trong quânđội
Mục đích lý tưởng đó đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh bồi dưỡng, rènluyện ngay từ ngày đầu quân đội được thành lập Người dạy rằng: "Trungvới nước hiếu với dân là bổn phận thiêng liêng, một trách nhiệm nặng nề,cũng như là vinh dự của người chiến sĩ trong quân đội quốc gia đầu tiên củanước ta"
Được Bác Hồ và Đảng quan tâm tổ chức và giáo dục, Quân đội nhân dânViệt Nam đã kế thừa và phát huy được những truyền thống lịch sử, nhanhchóng trưởng thành, mang trong mình bản chất cách mạng và dân tộc, trởthành quân đội kiểu mới có tổ chức, kỷ luật tốt, luôn gắn bó với dân như cávới nước "Anh bộ đội Cụ Hồ" trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ,
ở đâu cũng được nhân dân mến yêu, đùm bọc, che chở; quả là "đi dân nhớ, ởdân thương", xứng đáng với tên gọi: "Quân đội nhân dân"
Quân đội nhân dân Việt Nam trong đó có bộ đội chủ lực là nòng cốt của
Trang 20lực lượng vũ trang ba thứ quân, là lực lượng quyết định thắng lợi trong haicuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ Phương thức xây dựng lựclượng vũ trang nhiều thứ quân, lấy bộ đội chủ lực làm nòng cốt là một bước
kế thừa và phát triển của truyền thống xây dựng lực lượng vũ trang, xâydựng quân đội trong lịch sử Ở nước ta từ rất sớm, đặc biệt là từ thời Lý,Trần và Lê Sơ đã tổ chức quân đội trên cơ sở lực lượng vũ trang nhiều thứquân Quân đội Đại Việt gồm có cấm quân (quân triều đình), quân các phủ,
lộ (quân địa phương) và dân binh các làng, xã, động, bản Trong các thànhphần lực lượng vũ trang đó, cấm quân là lực lượng tinh nhuệ bảo vệ cấmthành và cũng là lực lượng chủ chốt trong các cuộc chiến tranh giữ nước.Phương thức tổ chức quân đội và lực lượng vũ trang nói trên hoàn toàn phùhợp với hoàn cảnh đất nước ta luôn phải tiến hành các cuộc chiến tranh nhândân chống chiến tranh xâm lược từ những nước lớn Sự kết hợp chiến đấugiữa quân đội quốc gia với các lực lượng vũ trang khác là một yêu cầu tấtyếu, một quy luật phổ biến trong các cuộc chiến tranh yêu nước của dân tộc.Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm và nhắc nhở xây dựng khối đoànkết nhất trí trong quân đội Đó là một truyền thống tốt đẹp của quân đội, củadân tộc ta trong lịch sử Tuân theo lời Bác dạy, quân đội ta đã kế thừa vàphát huy truyền thống "phụ tử chi binh", "trên dưới một lòng", xây dựng tìnhthương yêu, đoàn kết như ruột thịt trên cơ sở tình thương yêu giai cấp, hếtlòng giúp đỡ nhau lúc thường cũng như lúc ra trận; thực hiện toàn quân một
ý chí
Quân đội nước ta trong lịch sử qua các triều đại đã xây đắp nên truyềnthống dám đánh, quyết đánh và biết thắng giặc Kẻ thù của dân tộc ta xưanay thường là từ những nước lớn, có tiềm lực mạnh, có quân đội đông hơn tanhiều lần Bởi thế lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh
Trang 21là một quy luật của lịch sử quân sự dân tộc và trở thành mục tiêu phấn đấucủa quân đội trong nhiều triều đại.
Trước quân thù lớn mạnh và tàn bạo, nhân dân ta mà tiêu biểu là nhữngngười lãnh đạo, chỉ huy kháng chiến và những chiến binh trực tiếp trên chiếntrường quyết không sợ khi đối đầu với giặc Trước quân Mông - Nguyênhùng mạnh và thiện chiến, các chiến binh nhà Trần đã thể hiện tinh thầnquyết chiến quyết thắng bằng hai chữ "sát thát" thích ở tay mình và luônluôn xả thân vì nước Trần Quốc Tuấn vị Quốc công tiết chế Tổng chỉ huyquân đội hiên ngang trả lời vua Trần rằng: "Bệ hạ muốn hàng, trước hết hãychém đầu thần đi đã"; và như Trần Bình Trọng nói: "Thà làm ma nước Namchứ không thèm làm vương đất Bắc" Đó là biểu tượng của ý chí, khí pháchcủa quân đội thời Trần Những người lính Tây Sơn, trước nguy cơ 29 vạnquân Mãn Thanh xâm lược và giày xéo đất nước đã cùng thề quyết: "Đánhcho lũ giặc không còn một bánh xe quay lại, không còn một mảnh giápmang về; đánh cho chúng biết rằng nước Nam anh hùng là có chủ" Tinhthần yêu nước, ý chí quyết tâm đánh giặc giữ nước là một truyền thống quýbáu được hun đúc từ hàng nghìn năm nay Nó xuất phát từ tình yêu quêhương, làng bản, gia đình và cộng đồng dân tộc Quân đội ta ngày nay đã kếthừa và phát huy tốt truyền thống đó
Không những quân dân ta đã dám đánh, quyết đánh mà còn biết cáchthắng giặc Đó là do trí tuệ con người, do tài thao lược của bộ tham mưu, củalãnh đạo chỉ huy quân đội và do cả trí thông minh quả cảm của các binh sĩ.Nghệ thuật quân sự của ông cha ta trong nhiều triều đại là nghệ thuật quân
sự chiến tranh nhân dân, dựa trên nền tảng quyết tâm chiến đấu của toànquân, toàn dân và cả nước
Kế thừa và phát huy truyền thống quân sự quý báu của dân tộc, truyền
Trang 22thống anh hùng quyết chiến quyết thắng của quân đội ta được nâng lên ởtrình độ mới, biểu hiện tinh thần gan dạ, trí thông minh, sáng tạo và tài thaolược kiệt xuất Với quyết tâm đánh địch và thắng địch, quân đội ta đã từnggiờ, từng phút, tranh thủ luyện rèn, nâng cao trình độ, chạy đua với thờigian, khắc phục những hạn chế để vươn lên, trưởng thành lớn mạnh.
Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, bộ đội ta đã kiên trì họctập, làm chủ vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại, không ngừng nâng cao sứcmạnh chiến đấu của mình Để thắng lợi, quân ta đã không chỉ có lòng dũngcảm phi thường, nghị lực cách mạng kiên cường, mà phải luôn luôn tìm tòisáng tạo cách đánh độc đáo, lấy chất lượng cao thắng số lượng nhiều, kếthợp giữa thô sơ và hiện đại, giữa du kích và chính quy để thắng vũ khí hiệnđại, thắng cách đánh hiện đại của quân địch Kẻ thù tìm trăm phương nghìn
kế nhằm phát huy sức mạnh của chúng, hòng đè bẹp tinh thần của quân dân
ta, nhưng chúng đã thất bại trước sức kháng chiến mạnh mẽ của quân đội vànhân dân ta Cán bộ và chiến sĩ ta đã quyết tâm tìm mọi cách để thắng địchbằng những mưu hay kế giỏi, vượt qua muôn vàn khó khăn, chịu cực nhọc
để nghĩ ra cách phát huy sở trường của ta, hạn chế sở trường của địch vàgiành thắng lợi trong mọi tình huống
Thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ xâm lược
là những kỳ tích của Quân đội nhân dân Việt Nam, của cả dân tộc Việt Nam
Kẻ thù bị thua nhưng chúng không hiểu vì sao đã thua, nhiều bạn bè của tatrên thế giới vẫn ngỡ ngàng không hiểu vì sao Việt Nam đã thắng Mỹ? Điều
kỳ diệu mà nhân dân ta, quân đội ta làm được là đã biến cái "không thể"thành cái "có thể" Đó là do tinh thần, nghị lực, do lòng quả cảm chiến đấu
hy sinh của cả dân tộc; đặc biệt là do tài năng trí tuệ và sức mạnh của conngười Việt Nam, của Quân đội nhân dân Việt Nam Sức mạnh đó là kết quả
Trang 23của sự kết hợp giữa truyền thống dân tộc và tinh hoa thời đại.
Quân đội nhân dân Việt Nam đã kế thừa xứng đáng truyền thống đánhthắng những kẻ thù xâm lược lớn mạnh nhất thời đại, trong thế tương quanlực lượng chênh lệch Trong lịch sử, các cuộc chiến tranh yêu nước mangđậm tính nhân dân, toàn dân đánh giặc, trong đó quân đội quốc gia giữ vaitrò chủ lực đều đã giành thắng lợi vẻ vang trước những kẻ thù đông quân vàhết sức tàn bạo Thế kỷ XI, quân đội Đại Việt thời Lý chỉ khoảng 7-8 vạn đãđánh tan 30 vạn quân Tống xâm lược; thế kỷ XIII, quân đội nhà Trần vớikhoảng 30 vạn đã ba lần đánh thắng quân Mông - Nguyên hùng mạnh, cólần chúng đông đến 60 vạn; thế kỷ XV, quân giải phóng do Lê Lợi - NguyễnTrãi lãnh đạo đã tiêu diệt và quét sạch hàng mấy chục vạn quân Minh; thế kỷXVIII, 10 vạn quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ trực tiếp chỉ huy đã diệt tan 29vạn quân Thanh xâm lược Trong thế kỷ XX, quân đội ta dưới sự lãnh đạocủa Đảng và Hồ Chủ tịch đã lập nên những kỳ tích mới, đánh thắng hai đếquốc là Pháp và Mỹ Đó là những bước kế thừa và phát triển của truyềnthống đánh thắng quân xâm lược lớn mạnh của quân đội ta
Những giá trị truyền thống tốt đẹp của Quân đội nhân dân Việt Nam làsản phẩm của lịch sử dân tộc, đã được các thế hệ quân đội tạo dựng nêntrong quá trình dựng nước và giữ nước Việc kế thừa và phát huy truyềnthống quân sự dân tộc là trách nhiệm của mọi người, của mỗi cán bộ vàchiến sĩ trong quân đội ta
Tóm lại, từ khi ra đời đến nay quân đội ta đã góp phần tô thắm nhữngtrang sử hào hùng của dân tộc, đã kế thừa và phát huy những truyền thốngquân sự quý báu mà tổ tiên ta đã để lại Tự hào về chặng đường lịch sử 60năm qua, chúng ta càng phải đoàn kết chung sức chung lòng, phấn đấu xâydựng quân đội vững mạnh toàn diện, gắn bó với dân, trở thành một quân đội
Trang 24cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại Truyền thống vẻ vangtrong chiến đấu và xây dựng cần được giữ vững, tiếp tục kế thừa và phát huytrong điều kiện mới, để quân đội ta hoàn thành mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhànước và nhân dân giao phó, cùng toàn dân đẩy mạnh công cuộc công nghiệphoá, hiện đại hoá, giành thắng lợi lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC VÀ XÂY DỰNG ĐỘI QUÂN CHỦ LỰC ĐẦU TIÊN CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN
DÂN VIỆT NAM
Đại tá, TS DƯƠNG ĐÌNH LẬP*Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ sáng lập, tổ chức xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, đồng thời cũng là lãnh tụ sáng lập, tổ chức và xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam, quân đội kiểu mới của dân tộc - quân đội của dân, do dân, vì dân Chính vì thế, cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn gắn liền với sự hình thành, quá trình xây dựng và phát triển của Đảng, của quân đội, nằm trong tiến trình đấu tranh cách mạng của nhân dân ta trong hơn nửa thế kỷ qua
Đối với lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam nói chung, Quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng, Chủ tịch Hồ Chí Minh là Người cha thân yêu, là Tổng tư lệnh tối cao của các lực lượng vũ trang nhân dân, luôn được cán bộ, chiến sĩ rất mực kính yêu và tin tưởng tuyệt đối Hiếm có một vị Tổng tư lệnh lại gần gũi người lính của mình như Bác Hồ đối với cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam Cũng hiếm có một quân đội nào lại yêu quý Tổng tư lệnh tối cao của mình như Quân đội nhân dân Việt Nam yêu quý
Trang 25Bác Hồ Tình cảm thiêng liêng đó chính là nguồn động lực để cán bộ, chiến
sĩ luôn thực hiện đường lối cách mạng của Đảng và làm theo lời dạy của Bác Cũng chính vì làm được như vậy, quân đội ta đã được nhân dân mến gọi bằng cái tên thân thương "Bộ đội Cụ Hồ", vừa để xác nhận bản chất cáchmạng cao đẹp, vừa để ca ngợi Người đã dày công sáng lập, tổ chức, giáo dục, rèn luyện Quân đội nhân dân Việt Nam trở thành một quân đội thực sự của nhân dân Bài viết này, chúng tôi xin đề cập vấn đề Chủ tịch Hồ Chí Minh với quá trình tổ chức và xây dựng Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - đội quân chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam
Là lãnh tụ có tầm nhìn chiến lược, từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã nhận thức sâu sắc rằng, trong điều kiện đất nước bị ngoại xâm thống trị, nhân dân bị ápbức, bóc lột nặng nề, thì vấn đề xây dựng một đội quân vũ trang cách mạng được đặt ra cấp thiết, có vai trò quyết định đối với tiến trình phát triển và thắng lợi của cách mạng Việt Nam chuẩn bị cho việc tổ chức và xây dựng đội quân vũ trang cách mạng trong tương lai, từ những năm hoạt động ở Pháp, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã nghiên cứu về hình thức tổ chức quân đội của nước đang thống trị dân tộc mình Tiếp đó Người nghiên cứu Công xã Pa-ri
và tổ chức quân đội của công xã Dù vậy, phải đến khi sang nước Nga, sau
đó là Trung Quốc, thì từ đó trở đi, vấn đề nghiên cứu về quân đội mới trở nên rõ ràng hơn Nghiên cứu các luận điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin về
vũ trang dân chúng, về tổ chức Hồng quân - một quân đội kiểu mới trên cơ
sở vũ trang toàn dân của Lê-nin; đồng thời kế thừa và phát triển kinh nghiệmxây dựng quân đội trong lịch sử dân tộc, Hồ Chí Minh đã từng bước xác định nguyên tắc tổ chức xây dựng đội quân vũ trang cách mạng của Việt Nam về mặt lý luận, chuẩn bị tiền đề cần thiết để tổ chức xây dựng nó sau này Người khẳng định: "Muốn có đội quân vũ trang phải có đội quân tuyên
Trang 26truyền vận động, đội quân chính trị trước đã"1 Như vậy, trong những năm hoạt động ở nước ngoài, Hồ Chí Minh đã xác định rõ luận điểm phải có "đội quân tuyên truyền vận động, đội quân chính trị trước" để từ đó xây dựng và phát triển đội quân chủ lực của cách mạng.
Trong những năm 1930-1940, từ phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng đã xuất hiện các đội tự vệ công nông, đội du kích Cơ cấu tổ chức, nguyên tắc xây dựng tuy được xác định nhưng chưa thống nhất, còn nặng tính du kích và bị kẻ thù đàn áp Chỉ đến khi Hồ Chí Minh về nước (1941), vấn đề xây dựng đội quân vũ trang cách mạng mới được giải quyết đúng đắn Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5-1941), do Người chủ trì, nêu rõ: Trên cơ sở xây dựng và phát triển lực lượng chính trị quần chúng, từng bước tổ chức ra các đội tự vệ cứu quốc, tự vệ chiến đấu (tiểu tổ du kích) rộng rãi để chuẩn bị tiến lên thành lập đội quân công nông
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Hồ Chí Minh, trong những năm 1941-1944, việc xây dựng các đội du kích, tự vệ, tự vệ chiến đấu phát triển ở nhiều xã, huyện thuộc tỉnh Cao Bằng Cùng thời gian này, các trung đội cứu quốc quân 1, 2, 3 và một số đội du kích, tự vệ chiến đấu cũng lần lượt hình thành
ở các tỉnh Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang và một số nơi khác Đây làlực lượng nòng cốt hỗ trợ cho phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng nhân dân, sôi nổi nhất là ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái
Nguyên
Trước tình hình phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng, tháng 5 năm
1944, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị "Về sửa soạn khởi nghĩa" Tiếp đó, ngày
10 tháng 8 năm 1944, Trung ương Đảng ra lời kêu gọi "Sắm vũ khí, đuổi thù
chung" Chấp hành chủ trương của Trung ương Đảng và chỉ thị của Tổng bộ
Việt Minh, các địa phương ra sức củng cố, xây dựng lực lượng du kích, tự
Trang 27vệ và tổ chức những đội vũ trang mới, sắm sửa vũ khí trang bị, chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền ở địa phương mình Đặc biệt là ở hai chiến khu Thái - Tuyên - Hà và Cao - Bắc - Lạng, công tác xây dựng các trung độicứu quốc quân 2, 3; các đội du kích, tự vệ chiến đấu và việc chuẩn bị mọi mặt để khởi nghĩa diễn ra hết sức sôi nổi.
Ngày 18 tháng 8 năm 1944, tại Lũng Sa, một vùng giáp giới châu Hòa An vàchâu Nguyên Bình (Cao Bằng), Liên tỉnh ủy Cao - Bắc - Lạng triệu tập hội nghị cán bộ chủ chốt thảo luận vấn đề khởi nghĩa, quyết định gấp rút chuẩn
bị phát động khởi nghĩa ở các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn và dự địnhthời gian khởi nghĩa vào sau vụ gặt mùa năm 1944 Tiếp đó, tháng 10 năm
1944, tại một địa điểm gần biên giới Việt - Trung, tiếp giáp xã Nà Sắc, châu
Hà Quảng (Cao Bằng), Liên tỉnh ủy Cao - Bắc - Lạng tổ chức hội nghị định ngày khởi nghĩa Cuối tháng 10 năm 1944, lãnh tụ Hồ Chí Minh từ Trung Quốc trở về Pác Bó (Cao Bằng) Sau khi nghe báo cáo về tình hình chuẩn bị khởi nghĩa ở Cao - Bắc - Lạng, Người chỉ thị hoãn ngay cuộc khởi nghĩa và chỉ rõ rằng: "Chủ trương phát động chiến tranh du kích ở Cao - Bắc - Lạng
là mới chỉ căn cứ vào tình hình địa phương, mà chưa căn cứ vào tình hình cụthể trong cả nước, mới chỉ thấy bộ phận mà chưa thấy toàn cục Trong điều kiện hiện giờ, nếu phát động ngay nhân dân nhất tề nổi lên đánh du kích theoquy mô và phương thức đã định trong nghị quyết, thì sẽ gặp nhiều khó khăn Các địa phương khác trong toàn quốc tuy phong trào cách mạng đanglên cao, nhưng hiện chưa có nơi nào có điều kiện vũ trang chiến đấu để sẵn sàng hưởng ứng"1 Nếu "phát động vũ trang khởi nghĩa ngay thì quân địch
sẽ tập trung đối phó Mỗi khi địch đến, nhân dân lại phải tản cư vào rừng núi, thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn" Trên cơ sở đó, Người khẳng định: "Cứ hoạt động vũ trang mà nhân dân ở đâu cứ ở đấy sản xuất, chỉ cần tăng cường
Trang 28canh gác đề phòng không để địch bắt, hại những người hoạt động"2.
Quyết định đúng đắn, kịp thời của lãnh tụ Hồ Chí Minh đã tránh cho lực lượng vũ trang và phong trào cách mạng ở Cao - Bắc - Lạng những tổn thất lớn Sau khi chỉ thị hoãn cuộc khởi nghĩa ở Cao - Bắc - Lạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: "Cuộc đấu tranh bây giờ phải từ hình thức chính trị tiến lênhình thức quân sự Song hiện nay chính trị còn trọng hơn quân sự Phải tìm
ra một hình thức thích hợp thì mới có thể đẩy mạnh phong trào tiến lên"3.Tình hình cách mạng nước ta hồi bấy giờ đòi hỏi phải gấp rút tổ chức lực lượng vũ trang cách mạng làm nòng cốt cho toàn dân khởi nghĩa Để chống lại những đội quân xâm lược nhà nghề của phát xít Nhật và thực dân Pháp,
ta cần tổ chức một đội quân chủ lực và xây dựng về mọi mặt, đủ sức giáng những đòn quân sự mạnh mới có thể đánh bại ý chí xâm lược của quân thù Sớm thấy rõ được vai trò chiến lược của bộ đội chủ lực, Hồ Chí Minh chủ trương tổ chức đội quân giải phóng và vạch ra những nét chính về hình thức
tổ chức, xây dựng và hoạt động của nó Rồi Người chỉ thị: "Bây giờ nên tập hợp những cán bộ, chiến sĩ anh dũng nhất, những vũ khí tốt nhất, tổ chức thành một đội vũ trang để hoạt động" Người khẳng định "Chúng ta sẽ lập đội quân giải phóng"1 và trực tiếp giao cho đồng chí Võ Nguyên Giáp thực hiện nhiệm vụ này Sau đó, Người phác thảo những nội dung cơ bản về tổ chức, phương châm hoạt động, nguồn cung cấp lương thực, đạn dược, quan
hệ giữa bộ đội chủ lực và các lực lượng vũ trang địa phương
Về nguyên tắc tổ chức và xây dựng đội quân giải phóng, Hồ Chí Minh nhấn mạnh phải lấy chi bộ Đảng làm hạt nhân lãnh đạo; đồng thời nhắc nhở phải quán triệt phương châm "người trước, súng sau" Những đội viên được lựa chọn tham gia đội phải là những người có lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc, hăng hái trong công tác, dũng cảm trong chiến đấu Cán bộ chỉ huy
Trang 29trung đội, tiểu đội chủ yếu chọn trong số cán bộ đi học quân sự ở nước ngoài
về Còn đội viên đa số phải trải qua chiến đấu và ít nhiều đã biết về kỹ thuật
và kinh nghiệm quân sự Thành phần đội phải đủ các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Kinh và người địa phương nào cũng cần có, nhằm bảo đảm cho đội hoạt động thuận lợi sau này
Thực hiện chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, đồng chí Võ Nguyên Giáp và các đồng chí Vũ Anh, Lê Quảng Ba họp bàn thống nhất quy mô tổ chức của đội lúc đầu tương đương trung đội Về tên gọi của đội, các đồng chí thống nhất lấy tên là Đội Việt Nam giải phóng quân Trong khi các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Vũ Anh, Lê Quảng Ba đang trao đổi, thì lãnh tụ Hồ Chí Minh đến Đồng chí Võ Nguyên Giáp báo cáo những nội dung cơ bản đã chuẩn bị
về thành lập đội và được Người đồng ý Riêng tên gọi của đội, theo Người cần thêm hai chữ "tuyên truyền" vào tên đội quân giải phóng cho hoàn chỉnhhơn là Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân để toàn đội ghi nhớ nhiệm vụ chính lúc này là chính trị còn trọng hơn quân sự
Về thời gian thành lập, "Bác yêu cầu thành lập nhanh, khi thành lập phải có những lời thề danh dự Thành lập xong ra quân hành động"1 và căn dặn thêm: "Nhớ bí mật: ta ở đông, địch tưởng ta ở tây Lai vô ảnh, khứ vô
tung"2
Một ngày trước lễ thành lập, tại một địa điểm trú quân ở khu rừng Hoàng Hoa Thám, châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, đồng chí Võ Nguyên Giáp
nhận được bức thư đựng trong một bao thuốc lá Đó chính là bản chỉ thị do
lãnh tụ Hồ Chí Minh trực tiếp viết xác định những nội dung cơ bản đường lối quân sự và một số vấn đề mang tính nguyên tắc về tổ chức, xây dựng ĐộiViệt Nam tuyên truyền giải phóng quân
Trong bản chỉ thị, Hồ Chí Minh xác định tư tưởng chiến lược về xây dựng
Trang 30lực lượng vũ trang và đấu tranh vũ trang là sự nghiệp của quần chúng
Người nêu rõ: "Vì cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến của toàn dân, cần phải động viên toàn dân, vũ trang toàn dân"3 Đây cũng là tư tưởng
cơ bản trong đường lối xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, xây dựng quân đội nhân dân của Đảng ta
Đối với việc tổ chức, xây dựng Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, Người chỉ rõ: "Muốn hành động có kết quả thì về quân sự, nguyên tắc chính
là nguyên tắc tập trung lực lượng, cho nên, theo chỉ thị mới của đoàn thể, sẽ chọn lọc trong hàng ngũ những du kích Cao - Bắc - Lạng số cán bộ và đội viên kiên quyết, hăng hái nhất và sẽ tập trung một phần lớn vũ khí để lập ra đội chủ lực"4 Đây là cách lựa chọn rất phù hợp để tổ chức ra Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - đội quân chủ lực của quân đội ta, vì các đội
du kích Cao - Bắc - Lạng tự nó cũng đã lựa chọn lấy những người giác ngộ, khỏe mạnh và có tinh thần chiến đấu dũng cảm trong các đoàn thể quần chúng Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được lựa chọn trong số những người đã được các đội vũ trang của châu, đội tự vệ chiến đấu xã lựa chọn, chọn những cán bộ và đội viên kiên quyết, hăng hái nhất Chủ trương này không chỉ được thực hiện một lần trong cách lựa chọn lực lượng để xây dựng Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, mà sau này, từ Việt Nam giải phóng quân trở thành Vệ quốc đoàn, Quân đội quốc gia Việt Nam và Quân đội nhân dân Việt Nam, đều được xây dựng trên nền tảng lực lượng vũtrang địa phương, coi bộ đội địa phương và dân quân tự vệ là lực lượng hậu
bị trực tiếp của quân chủ lực
Cùng với việc tổ chức ra Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, Hồ Chí Minh xác định cần đồng thời xây dựng lực lượng vũ trang địa phương Người chỉ rõ: "Trong khi tập trung lực lượng để lập một đội quân đầu tiên,
Trang 31cần phải duy trì lực lượng vũ trang trong các địa phương cũng phối hợp hànhđộng và giúp đỡ về mọi phương diện"1 Người xác định nhiệm vụ cụ thể củađội quân chủ lực đối với các đội vũ trang địa phương là "dìu dắt cán bộ vũ trang của các địa phương, giúp đỡ huấn luyện, giúp đỡ vũ khí"; đồng thời
"đưa các cán bộ địa phương về huấn luyện, tung các cán bộ đã huấn luyện đicác địa phương, trao đổi kinh nghiệm, liên lạc thông suốt, phối hợp tác chiến", "làm cho các đội này trưởng thành mãi lên"2 Đây chính là tư tưởng chỉ đạo quan trọng của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - đội quân chủ lực đầu tiên của Đảng trong cả nước với các lực lượng vũ trang địa phương nhằm "thống nhất chỉ đạo cả chủ lực và địa phương Ba lực lượng ấy đoàn kết chặt chẽ với nhau Đội chủ lực có nhiệm vụ dìu dắt, giúp đỡ bộ đội địa phương trưởng thành"1 Nhiệm
vụ này không chỉ thực hiện đối với Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, mà đã được Quân đội nhân nhân Việt Nam kế thừa, thực hiện ngày càng chặt chẽ và phát huy hiệu quả trong hơn nửa thế kỷ qua, cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay
Các đội vũ trang cách mạng do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức xây dựng trong thời kỳ chuẩn bị Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 đều thực hiện nhiệm vụ chiến đấu để giành và bảo vệ chính quyền cách mạng Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được tổ chức ngoài chức năng
đó còn phải làm tốt một chức năng khác như lãnh tụ Hồ Chí Minh đã xác định lúc bấy giờ là thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, "nghĩa là chính trị trọnghơn quân sự"32, tuyên truyền trọng hơn tác chiến "Chính trị trọng hơn quân sự" còn mang hàm ý hoạt động quân sự phải nhằm mục đích phục vụ đắc lựccho mục tiêu chính trị, thực hành vũ trang tuyên truyền, kêu gọi và tổ chức toàn dân đứng dậy, chuẩn bị cơ sở chính trị và lực lượng vũ trang cho cuộc
Trang 32khởi nghĩa toàn quốc.
Xác định phương châm hoạt động trước mắt là tuyên truyền, nhưng Đội ViệtNam tuyên truyền giải phóng quân có quan hệ chặt chẽ với các lực lượng vũ trang địa phương Vì thế, lãnh tụ Hồ Chí Minh chủ trương "trong vòng một tháng phải có hoạt động" đánh thắng giặc để truyền bá sự nghiệp giải phóng dân tộc, để chứng minh rằng đã đến lúc nhân dân ta phải cầm vũ khí đánh đuổi đế quốc, thực dân thống trị và chúng ta có đủ khả năng đánh bại chúng
Về chiến thuật của đội, Người đã xác định là "vận dụng lối đánh du kích, bí mật, nhanh chóng, tích cực, nay đông, mai tây, lai vô ảnh, khứ vô tung"1 Tưtưởng về cách đánh của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân mang ý nghĩa chiến lược, góp phần định hướng cho quá trình hình thành và phát triển chiến thuật của Quân đội nhân dân Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cũng như trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc sau này
Thực hiện chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 12 năm 1944, lễ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được tổ chức tại một khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng Tham dự buổi lễ có đại biểu của Liên tỉnh ủy Cao - Bắc - Lạng, Ban khu, Ban châu, các tổng, xã và đồng bào các dân tộc cùng một số cán bộ các đoàn thể cứu quốc Đồng chí Võ Nguyên Giáp, đượcTrung ương Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh ủy nhiệm tổ chức, lãnh đạo, chỉ huy, tuyên bố thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và nêu
rõ nhiệm vụ của đội đối với Tổ quốc Dưới lá cờ đỏ sao vàng năm cánh, toànđội long trọng tuyên đọc "Mười lời thề danh dự của Hội"2
Lễ thành lập kết thúc, đêm 22 tháng 12, đội tổ chức một bữa cơm nhạt
không rau, không muối để nêu cao tinh thần chịu đựng gian khổ của người
Trang 33chiến sĩ cách mạng và tổ chức "đêm du kích" liên hoan với đồng bào địa phương để thắt chặt mối tình đoàn kết quân dân như cá với nước.
Buổi đầu thành lập, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân gồm 34
người, do đồng chí Hoàng Sâm làm đội trưởng, đồng chí Xích Thắng (tức
Dương Mạc Thạch) làm chính trị viên, đồng chí Hoàng Văn Thái phụ trách
kế hoạch - tình báo Đội biên chế 3 tiểu đội, trang bị 34 khẩu súng các loại
và có chi bộ Đảng lãnh đạo 34 cán bộ, chiến sĩ của đội là những người kiên quyết, dũng cảm, được lựa chọn từ các đội vũ trang ở Cao - Bắc - Lạng và trong số người đi học quân sự ở nước ngoài về, trong đó Cao Bằng (25 người), Bắc Kạn (3 người), Thái Nguyên (2 người), Quảng Bình (2 người), Lạng Sơn và Thái Bình, mỗi tỉnh một người Cán bộ và đội viên của đội xuấtthân từ các tầng lớp nhân dân bị áp bức, có lòng yêu nước và chí căm thù giặc, hầu hết đã trải qua chiến đấu và luyện tập quân sự
Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, do lãnh tụ Hồ Chí Minh chỉ đạo tổ chức, xây dựng, đã ra đời, đánh dấu một hình thức tổ chức quân sự kiểu mới của dân tộc Việt Nam hình thành Tại Cao - Bắc - Lạng, hình thức
tổ chức lực lượng vũ trang ba thứ quân đã xuất hiện, trong đó Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là đội quân chủ lực "đội quân đàn anh Tuy lúc đầu quy mô của nó còn nhỏ, nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang Nó là khởi điểm của giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc, khắp đất nước Việt Nam"1 Với ý nghĩa đó, ngày 22 tháng 12 năm 1944, ngày thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân trở thành ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay2
Thực hiện chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh "trong vòng một tháng phải có hoạt động để gây tin tưởng cho các chiến sĩ và gây truyền thống hành động tích cực cho bộ đội"3, trong hai ngày 25 và 26 tháng 12 năm 1944, Đội Việt
Trang 34Nam tuyên truyền giải phóng quân lập chiến công giòn giã ở Phai Khắt, Nà Ngần, mở đầu truyền thống "đã ra quân là đánh thắng" và truyền thống đánh thắng ngay từ trận đầu của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Sau hai trận Phai Khắt, Nà Ngần, đội tiến hành chấn chỉnh, củng cố và phát triển lực lượng Chỉ một tuần sau khi thành lập, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã phát triển thành một đại đội gồm bốn trung đội, do đồng chí Hoàng Sâm làm đại đội trưởng, đồng chí Xích Thắng làm chính trị viên.Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập và ngay sau đó đánh thắng hai trận đầu là kết quả của quá trình chuẩn bị vất vả, công phu của Chủ tịch Hồ Chí Minh sau bao năm hoạt động Những quan điểm cơ bảnmang tính nguyên tắc về tổ chức, xây dựng Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân hết sức sáng tạo, thể hiện chủ trương sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tình hình thực tế cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ Tác giả Singô Sibata (Nhật) khi nghiên cứu về chủ trương thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân cũng thừa nhận rằng: "Những nguyên tắc chỉ đạo cho Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, do cụ Hồ Chí Minh và Đảng Lao động Việt Nam đề ra trước cách mạng năm 1945 tiêu biểu cho một lý luận độc đáo, phù hợp với những điều kiện riêng của Việt Nam"1
Có thể nói, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập ra Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - đội quân chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam Những nguyên tắc về tổ chức, xây dựng và hoạt động của đội quân chủ lực đầu tiên của quân đội ta, được thể hiện trong bản chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, do chính Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo, tuy ngắn, nhưng rất súc tích, hàm chứa nhiều vấn đề cơ bản
về đường lối quân sự của Đảng, có thể coi là cương lĩnh quân sự đầu tiên của Đảng
Trang 35Những nội dung về kháng chiến toàn dân, động viên và vũ trang toàn dân, phương châm xây dựng và hoạt động của các thứ quân (quân chủ lực, quân địa phương và dân quân tự vệ); phương thức hoạt động quân sự kết hợp với chính trị, nguyên tắc chiến thuật, tác chiến, cách đánh bí mật, bất ngờ, tích cực, chủ động, mưu trí và linh hoạt thể hiện trong bản chỉ thị, là sự cống hiến có ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp quân sự của Người Những quan điểmquân sự cơ bản đó mang tính cương lĩnh, đặt cơ sở lý luận và thực tiễn để Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục kế thừa, phát triển, từng bước hoàn chỉnh đường lối quân sự của Đảng, xây dựng quân đội ta không ngừng lớn mạnh, cùng toàn dân tiến hành Tổng khởi nghĩa tháng Tám thắng lợi, lậpnhiều chiến công oanh liệt trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
và đế quốc Mỹ, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, làm tròn nhiệm vụ quốc tế, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc
Ngày nay, Quân đội nhân dân Việt Nam có nhiều sự biến đổi, phát triển về nội dung, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và nghệ thuật quân sự trong những điều kiện lịch sử mới của đất nước, của khu vực và trên thế giới Những nội dung cơ bản về tổ chức, xây dựng Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, do Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra được thực hiện thành công cách đây
60 năm, cùng những kinh nghiệm về tổ chức và xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua, đặc biệt là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, là tài sản quý giá cần được tiếp tục nghiên cứu,
tổ chức xây dựng, phát triển theo phương hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó, cùng toàn dân đẩy mạnh công cuộc đổi mới, xây dựng vàbảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa /
Trang 36NHÂN TỐ CON NGƯỜI TRONG XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI NHÂN
DÂN VIỆT NAM THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
PGS, TS LÊ VĂN TÍCH*Lịch sử cách mạng Việt Nam hơn 70 năm qua đã khẳng định vai trò
to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và tư tưởng của Người trên mọi lĩnh vựcđời sống xã hội, trong đấu tranh giải phóng đất nước và trên con đường hộinhập, chấn hưng đất nước Người không chỉ sáng lập ra Đảng, Nhà nước ta
mà còn là người sáng lập và rèn luyện Quân đội nhân dân Việt Nam khôngngừng lớn mạnh, đủ sức đánh bại mọi kẻ thù, trong mọi hoàn cảnh Vì vậy,nghiên cứu những hoạt động của Hồ Chí Minh và tư tưởng của Người vềxây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam từ thời kỳ mới thành lập cũng nhưđường lối quân sự của Đảng là một việc làm có ý nghĩa trên lĩnh vực lý luận
và thực tiễn sâu sắc
Mặc dầu đến năm 1991, trong văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ VII của
Đảng mới chỉ rõ: Đảng ta lấy tư tưởng Hồ Chí Minh (cùng với chủ nghĩa Mác - Lê-nin) làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam hành động, nhưng trên thực tế thì tư tưởng Hồ Chí Minh đã là yếu tố cấu thành đường lối cách mạng của Đảng ta ngay từ khi mới thành lập (1930) Năm 1960, trong diễn văn nhân kỷ niệm ngày sinh lần thứ 70 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Trường Chinh đã viết: Chúng ta phải học tập tư tưởng, đạo đức, tác phong
Hồ Chí Minh Văn kiện các đại hội đại biểu lần thứ VIII, IX của Đảng tiếp tục khẳng định: Tư tưởng Hồ Chí Minh là “tài sản tinh thần lớn” của Đảng
và dân tộc, tiếp tục dẫn dắt nhân dân ta trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Tư tưởng Hồ Chí Minh có giá trị to lớn và lâu bền bởi
Trang 37tính cách mạng triệt để và mục tiêu vì con người Trong lịch sử nhân loại, đã
có nhiều học thuyết nghiên cứu về con người, về quan hệ giữa con người với
vũ trụ, giữa con người với nhau và về nhân tố con người trong phát triển, con người với địa hình, vũ khí trong chiến tranh
Không nói và viết những luận lý dài dòng, chuyên biệt về con người,nhưng trong hầu hết các trước tác của Chủ tịch Hồ Chí Minh lại chứa đựngnhững nội dung phong phú về con người, vì con người, mà trước hết là conngười Việt Nam Nội dung bao trùm những bài viết của Chủ tịch Hồ ChíMinh là giải phóng con người Việt Nam khỏi ách áp bức dân tộc, đưa họ từthân phận người dân mất nước, bị tước hết mọi quyền làm người thànhngười dân của một quốc gia độc lập; tiếp đó là giải phóng họ khỏi đói nghèo,bất công, lạc hậu, khỏi sự tha hóa về đạo đức, lối sống để họ có khả năngsáng tạo và được hưởng thụ mọi quyền lợi, do họ sáng tạo ra, do xã hội mớimang lại
Nét đặc sắc trong đường lối cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sớm nhận thức ra được những hạn chế của các bậc tiền bối về xác định kẻ thù, cách thức đấu tranh để từ đó giác ngộ quần chúng, tập hợp lực lượng và xây dựng các tổ chức cách mạng, mưu cầu giành độc lập dân tộc Việc chia tay với người thân, rời bỏ quê hương ra nước ngoài là sự phủ nhận sự tồn tại củachế độ đương thời, là sự tuyên chiến với chế độ thực dân phong kiến Việt Nam Người nhận thức sâu sắc rằng, để lật đổ nhà nước này, không có con đường nào khác là phải giác ngộ quần chúng, xây dựng lực lượng vũ trang Phải biến căm thù của quần chúng nhân dân thành sức mạnh của du kích, của quân đội cách mạng Tư tưởng về khởi nghĩa vũ trang ở Đông Dương đãđược Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập từ rất sớm Trong “Báo cáo Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ” (1924), Hồ Chí Minh cho rằng: Để cách mạng thắng
Trang 38lợi thì sẽ có “một cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Đông Dương”1 Cuộc khởi nghĩa ấy “phải có tính chất một cuộc khởi nghĩa quần chúng chứ không phải
là một cuộc nổi loạn Cuộc khởi nghĩa ấy phải được chuẩn bị trong quần chúng, nổ ra trong thành phố, theo kiểu các cuộc cách mạng ở châu Âu, chứ không phải nổ ra đột ngột ở biên giới Trung Quốc, theo phương pháp của những nhà cách mạng trước đây”2 Đây là tiên đoán trong thời gian Người hoạt động ở Mát-xcơ-va Còn trong thời gian hoạt động ở Trung Quốc sau
đó, Người đã chủ trương ra báo Lính cách mệnh nhằm tuyên truyền giác ngộ binh lính người Việt Nam Báo Lính cách mệnh ra số 1 vào tháng 2 năm
1927 tại Quảng Châu (Trung Quốc)3 Lính cách mệnh chỉ ra tính tất yếu của
con đường bạo lực vũ trang của cách mạng Việt Nam là: “Cách mệnh vô luận ở về thời đại nào, theo về hoàn cảnh nào, muốn cho thành công thì nhất định phải dùng vũ lực bởi vì thống trị giai cấp nó dùng để đè nén mình, nó
hà hiếp mình là nó cậy nó có vũ lực của bọn nó, nên bây giờ cách mệnh cũng phải có vũ lực của cách mệnh để đánh cho bọn thống trị, giai cấp thất
thế đi, hết nọc đi, thì cách mạng mới thành công được” Rõ ràng Lính cách
mệnh thấm nhuần quan điểm Mác - Lê-nin và hướng tới xây dựng quân đội
cách mạng dựa trên quan điểm giai cấp công nhân Lính cách mệnh được
xem như tờ báo tiền thân của báo Quân đội nhân dân ngày nay
Sau chuyến đi công tác đặc biệt tại Trung Quốc (1924- 1927), Hồ Chí Minh trở lại Mát-xcơ-va hoạt động trong Quốc tế Cộng sản Trong thời gian ở Mát-xcơ-va, Hồ Chí Minh đã giảng chuyên đề: “Công tác quân sự của Đảng trong nông dân” tại Trường Quân sự của những người cộng sản Đức Sau đó(1928), tập bài giảng chuyên đề này được xuất bản tại Đức1 Đây là tài liệu đầu tiên của Hồ Chí Minh về quân sự, là cơ sở quan trọng để sau này Người
viết các tác phẩm quân sự quan trọng như Cách đánh du kích, Kinh nghiệm
Trang 39du kích Tàu, Kinh nghiệm du kích Nga và làm tài liệu huấn luyện cho cán
bộ, chiến sĩ, du kích của ta, chuẩn bị cho thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945
Tư tưởng cần phải “Tổ chức ra quân đội công nông"2 để “đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến”3 đã được khẳng định ngay trong “Chính cương vắn tắt của Đảng” và được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng (ngày 3 tháng 2 năm 1930)
Tư tưởng này được phát triển trong những năm hoạt động ở Quốc tế Cộng sản và được thể hiện cụ thể từ sau khi Hồ Chí Minh về nước, đặc biệt là trong những năm tháng sôi động chuẩn bị khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 Bắt đầu là các đội tự vệ với vũ khí là lòng căm thù giặc, đến các đội du kích, ĐộiViệt Nam Tuyên truyền giải phóng quân với nhiệm vụ “chính trị trọng hơn quân sự”, “tuyên truyền trọng hơn tác chiến” Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng quân đội được thể hiện rõ khi Người quyết định thành lập đội vũ trang đầu tiên ở Cao Bằng cuối năm 1941 Người chỉ rõ: “Muốn có đội vũ trang mạnh trước hết phải có Đội tuyên truyền mạnh, Đội chính trị vững”4 Nét đặc sắc nhất trong tư tưởng quân sự của Hồ Chí Minh được thể hiện ở việc xác địch nhân tố con người trong quan hệ với vũ khí để tạo nên sức mạnh của quân đội cách mạng Coi trọng vai trò của vũ khí, song theo
Người, chính con người mới là nhân tố quyết định sức mạnh của quân đội cách mạng Tư tưởng này không chỉ thể hiện ở việc đặt mục tiêu vì con người của quân đội cách mạng, mà còn thể hiện ở chỗ Người chú trọng tuyệtđối đến việc giác ngộ chính trị, huấn luyện cách đánh cho cán bộ và chiến sĩ trong quá trình tổ chức lực lượng vũ trang, xây dựng quân đội nhân dân Trong những ngày đầu của cách mạng, Hồ Chí Minh đã nêu rõ quan điểm trên đây trong một mệnh đề ngắn gọi là “người trước súng sau”, “trên cơ sở
Trang 40phong trào cách mạng của nhân dân mà tổ chức ra lực lượng vũ trang cách mạng” Người luôn luôn nhấn mạnh nhân tố con người trong xây dựng quân đội Người coi trọng chính trị, đường lối chính trị phải đúng đắn Người chỉ rõ: “Quân sự không chính trị như cây không gốc, vô dụng lại có hại”1.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, sau này
là Quân đội nhân dân Việt Nam được thể hiện rõ hơn khi Người ra “Chỉ thị
thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân" (22-12-1944) Ở vào
thời điểm mà “cách mạng hoà bình phát triển đã qua nhưng thời kỳ toàn dân khởi nghĩa chưa tới” thì cuộc đấu tranh phải “từ hình thức chính trị tiến lên hình thức quân sự”2 và tương ứng với tình hình lúc bấy giờ thì lực lượng vũ trang cách mạng cũng phải xây dựng trên nguyên tắc “Chính trị còn mạnh hơn quân sự” Xuất phát từ thực tế ấy, Hồ Chí Minh đã quyết định thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, trong đó “Chính trị trọng hơn quân sự Nó là đội tuyên truyền Tuy lúc đầu, quy mô của nó còn nhỏ, nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang Nó là khởi điểm của giải phóng quân, nó
có thể đi suốt từ Nam chí Bắc, khắp đất nước Việt Nam”1 Có thể xem đây
là cương lĩnh quân sự đầu tiên của Đảng ta đặt cơ sở lý luận về xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam Nó đảm bảo cho quân đội ta luôn luôn mang bản chất cách mạng, tính nhân dân và có sức mạnh dân tộc
Quân đội nhân dân Việt Nam nhờ được trang bị bằng vũ khí lý luậnMác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh nên đã trải qua những chặng đườngxây dựng và chiến đấu hết sức vẻ vang: Cùng toàn dân tiến hành Tổng khởinghĩa tháng Tám thắng lợi, lập nên những chiến công oanh liệt trong cuộckháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc
ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, làm tròn nhiệm vụ quốc tế, xâydựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa