Thị xã Quảng Yên từ 1883 đến nayThị xã Quảng Yên từ 1883 đến nayThị xã Quảng Yên từ 1883 đến nayThị xã Quảng Yên từ 1883 đến nayThị xã Quảng Yên từ 1883 đến nayThị xã Quảng Yên từ 1883 đến nayThị xã Quảng Yên từ 1883 đến nayThị xã Quảng Yên từ 1883 đến nayThị xã Quảng Yên từ 1883 đến nayThị xã Quảng Yên từ 1883 đến nayThị xã Quảng Yên từ 1883 đến nayThị xã Quảng Yên từ 1883 đến nay
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Thị xã Quảng Yên (tỉnh Quảng Ninh) đã từng có vai trò là trung tâm của một vùng lãnh thổ biên ải rộng lớn ở Đông Bắc Tổ quốc và là vùng đất có truyền thống văn hóa - lịch sử lâu đời Tiếp đó, thời Pháp thuộc, quá trình cai trị cuả thực dân Pháp đã làm cho Quảng Yên biến đổi dần từ một đô thị cổ phong kiến thành một đô thị thuộc địa
Với một bề dày truyền thống và vai trò quan trọng trong lịch sử như vậy, nhưng trong suốt một thời gian dài kể từ sau giải phóng, do sự dịch chuyển trung tâm chính trị - văn hóa - xã hội của tỉnh Quảng Ninh mà trong suốt một thời gian dài, Quảng Yên hầu như đã bị lu mờ trong bức tranh phát triển kinh tế
xã hội của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc nói chung Nhưng trong những năm gần đây, Quảng Yên đã có bước tăng trưởng khá tương xứng với tiềm năng và có sự hoà nhập về định hướng phát triển không gian đô thị, kinh tế, xã hội, văn hoá với Hạ Long và thành phố Hải Phòng
Cho đến nay vẫn còn những khoảng trống chưa được nghiên cứu và cả những vấn đề cần được nghiên cứu, đánh giá lại đối với đô thị Quảng Yên Do
đó, chúng tôi đã chọn đề tài “Thị xã Quảng Yên từ năm 1883 đến nay” làm luận
án tiến sĩ chuyên ngành Việt Nam học
Trang 2và phát triển của thị xã Quảng Yên từ 1883 đến nay nhằm phác họa bức tranh toàn cảnh về các phương diện hành chính, kinh tế, văn hóa và xã hội của Quảng Yên trong hơn một thế kỉ qua;
Nghiên cứu của luận án nhằm góp phần làm rõ hơn vai trò của Quảng Yên trong lịch sử; đánh giá vị trí, vai trò quan trọng của Quảng Yên trong phát triển kinh tế xã hội của vành đai kinh tế biển và tam giác kinh tế phía bắc Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh Thị xã Quảng Yên được nghiên cứu một cách toàn diện đặt trong bối cảnh tổng thể với các khu vực phụ cận Ý thức được đầy đủ sứ mệnh của một đô thị nằm ở vị trí trung tâm của trục kinh tế động lực ven biển Hải Phòng - Quảng Yên - Hạ Long trước nhu cầu Đổi mới và Hội nhập quốc tế, trong bối cảnh Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa và Toàn cầu hóa
sẽ giúp xây dựng một chiến lược tổng thể đưa Quảng Yên vươn lên một tầm cao mới, xứng tầm với vị thế tương lai trong chiến lược phát triển chung của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và của đất nước
Hiện nay vấn đề đô thị, đô thị hóa và quản lý đô thị ở Quảng Yên đang đặt ra những bài toán cần được giải đáp Quảng Yên cần được nhìn nhận và tiếp cận là một hệ sinh thái nhân văn, một đô thị được quy hoạch dựa trên những chức năng sinh thái và định hướng phát triển bền vững Nghiên cứu cụ thể về chính sách quản lý và hoạt động quy hoạch đô thị của Quảng Yên để từ
đó có những đánh giá khách quan, khoa học góp phần giúp cho các nhà quản lý
đô thị rút ra được những bài học cần thiết và bổ ích, xây dựng một đô thị Quảng Yên hiện đại, phát triển bền vững
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình phát triển với tư cách là một không gian lịch sử - văn hóa của thị xã Quảng Yên từ năm 1883 đến nay (theo các phương diện chủ yếu như: thể chế; xây dựng đô thị; hoạt động kinh
tế, xã hội, văn hóa)
3.2 Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: Không gian nghiên cứu của luận án là không gian lịch
sử - văn hóa Quảng Yên với trung tâm là thị xã Quảng Yên hiện nay
+ Về thời gian: từ năm 1883 (từ khi Pháp chiếm thành tỉnh Quảng Yên)
cho đến nay (năm 2015) Tuy nhiên, để đảm bảo tính liên tục cũng như cái nhìn
Trang 3tổng thể, đối sánh, thời gian nghiên cứu của luận án sẽ được mở rộng cả về thời
kì trước đó, hoặc kéo dài về sau (phần định hướng phát triển)
4 Nguồn tư liệu
Nguồn tư liệu thứ nhất, là các thư tịch cổ, các tài liệu viết về Quảng Yên
trong thời kì phong kiến, gồm các bộ chính sử như: Đại Việt sử kí toàn thư, Đại Nam thực lục…; sách địa chí như Dư địa chí của Nguyễn Trãi, Đại Nam nhất thống chí (tỉnh Quảng Yên), Đồng Khánh địa dư chí lược (tỉnh Quảng
Yên) ; các địa bạ lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I
Nguồn tư liệu thứ hai, là các ghi chép bằng tiếng Pháp của người Pháp về Quảng Yên Nguồn tư liệu này hiện được lưu trữ tại các trung tâm lưu trữ, các thư viện trung ương và địa phương Đây là nguồn tư liệu đa dạng, phong phú, nhưng cũng chưa được giới nghiên cứu khai thác nhiều
Nguồn tư liệu thứ ba, là các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước,
hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh có liên quan đến các vấn đề phát triển đô thị, kinh tế, xã hội Bên cạnh đó là các văn bản, báo cáo, các tài liệu thống kê của địa phương qua các năm Nguồn tư liệu này cung cấp cho luận án các thông tin, số liệu thực tế của Quảng Yên qua các năm, đồng thời cho thấy vị thế của Quảng Yên trong góc độ quan tâm của chính quyền tỉnh Quảng Ninh tại các thời kì, các giai đoạn phát triển
Nguồn tư liệu thứ tư là các tài liệu thu thập được trong quá trình điền dã tại địa phương, bao gồm cả tài liệu chữ viết, tài liệu truyền miệng và tài liệu vật chất
Tất cả các tài liệu trên đều được so sánh, đối chiếu bằng các phương pháp của sử liệu học và kiểm chứng trên thực tế; đồng thời có sự tham vấn của các chuyên gia cả ở trung ương và địa phương
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp liên ngành: lý giải các sự kiện của khu vực trên nền tảng tri thức tổng hợp về khu vực đó, trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và hoàn cảnh lịch sử cũng như trong sự so sánh với các khu vực khác
- Phương pháp điền dã: Các hoạt động chính trong khi tiến hành phương pháp này bao gồm: quan sát, mô tả, điều tra, ghi chép, chụp ảnh, quay phim tại các điểm nghiên cứu; gặp gỡ, trao đổi với chính quyền địa phương, các cơ quan quản lí tài nguyên, các cơ quan quản lí chuyên ngành ở địa phương; tham gia các buổi hội thảo, tọa đàm
- Phương pháp thống kê: những tài liệu thống kê của tình hình địa phương liên quan đến nhiều lĩnh vực như kinh tế, môi trường, xã hội, là những tài liệu mang tính định lượng
Trang 4- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Tổng quan tài liệu có được cho phép tiếp cận với những kết quả nghiên cứu trong quá khứ, cập nhật những vấn đề trong tỉnh Quảng Ninh và khu vực Việc phân loại, phân nhóm và phân tích các
dữ liệu sẽ giúp cho việc phát hiện những vấn đề trọng tâm và những khía cạnh cần được tiếp cận của vấn đề Trên cơ sở những tài liệu đã thu thập được và những kết quả phân tích, việc tổng hợp sẽ giúp định hình một tài liệu toàn diện
và khái quát về chủ đề nghiên cứu
Ngoài ra, trong từng nội dung cụ thể, chúng tôi còn kết hợp sử dụng các phương pháp so sánh, định tính, định lượng… để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
rõ nét Đồng thời làm rõ vai trò của đô thị Quảng Yên trong bối cảnh khu vực Đông Bắc, từ truyền thống cho đến hiện tại
- Luận án đưa ra những nhận định, đánh giá khách quan, khoa học về quá trình phát triển của thị xã Quảng Yên, đặc biệt là về những chính sách cụ thể của các chính quyền qua từng thời kì Bên cạnh đó, luận án cũng làm rõ một số đặc điểm cơ bản của thị xã Quảng Yên để từ đó có cái nhìn so sánh với các đô thị khác trong vùng
- Phân tích những thuận lợi – cơ hội, khó khăn – thách thức đối với thị xã Quảng Yên trong quá trình phát triển, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển bền vững thị xã Quảng Yên trong tương lai
- Luận án góp phần nghiên cứu về lịch sử địa phương Quảng Yên nói riêng và làm phong phú thêm những nghiên cứu về các vấn đề lịch sử Việt Nam Nội dung luận án và hệ thống tư liệu tham khảo được sưu tầm trong quá trình nghiên cứu sẽ là nguồn tài liệu có giá trị phục vụ cho công tác nghiên cứu
và giảng dạy lịch sử cũng như công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử địa phương Đồng thời, thông qua kết quả nghiên cứu, luận án cũng góp phần giáo dục truyền thống yêu quê hương đất nước cho các thế hệ nhân dân Quảng Yên nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung
7 Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận án
“Thị xã Quảng Yên từ năm 1883 đến nay” bao gồm 4 chương, với nội dung
chính như sau:
Trang 5Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và địa bàn nghiên cứu
Chương 2: Thị xã Quảng Yên từ năm 1883 đến 1955
Chương 3: Thị xã Quảng Yên từ năm 1955 đến 2015
Chương 4: Một số giải pháp phát triển bền vững thị xã Quảng Yên
Trang 6CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÍ
LUẬN VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu
1.1.1 Những tài liệu nghiên cứu gián tiếp đến thị xã Quảng Yên
Các tư liệu này tuy không nghiên cứu trực tiếp về đô thị Quảng Yên
nhưng rất có giá trị tham khảo cho luận án, có thể kể đến: “Thành cổ Việt Nam” của Đỗ Văn Ninh; luận án Phó tiến sĩ lịch sử “Bộ máy cai trị hành chính của chính quyền thuộc địa ở Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945” của Dương Kinh Quốc; Bộ sách “Lịch sử Thăng Long – Hà Nội” của Phan Huy Lê; “Hải Phòng - nguồn gốc, điều kiện và thể thức phát triển đến năm 1921” của Gilles Raffi…
1.1.2 Những tài liệu nghiên cứu trực tiếp đến thị xã Quảng Yên
Thời phong kiến, trong các bộ chính sử có đôi chỗ đề cập đến Quảng Yên
một cách sơ lược như trong Đại Việt sử kí toàn thư, Đại Nam thực lục…; sách địa chí như Dư địa chí của Nguyễn Trãi, Đại Nam nhất thống chí (tỉnh Quảng Yên), Đồng Khánh địa dư chí lược (tỉnh Quảng Yên)
Cuối thế kỉ XIX, xuất phát từ yêu cầu của công cuộc cai trị và khai thác thuộc địa, đã có một số nghiên cứu của các học giả người Pháp, tiêu biểu nhất
là “La question des ports du Tonkin: Hải Phòng, Quảng Yên, Hòn Gai (Vấn đề
ở cảng bắc Kỳ: Hải Phòng, Quảng Yên, Hòn Gai)” của tác giả J Renaud năm
1886
Sang thế kỉ XX, Quảng Yên đã được Pháp xây dựng thành một đô thị chức năng, do đó các tài liệu nghiên cứu về vùng đất này, chủ yếu được tiến hành bởi các quan chức (người Pháp và người Việt) của chính quyền thuộc địa
tại Quảng Yên: “Notice sur la province de Quang Yen” (Tiểu dẫn về tỉnh Quảng Yên) năm 1932 của Công sứ tỉnh Quảng Yên; Notice sur la province de Quang yen établie par un mandarin provincial, le Bo Chanh (dịch: Tiểu dẫn về tỉnh Quảng Yên do quan Bố Chánh lập) cũng có nội dung phản ánh khái quát
về đặc điểm hành chính, những nét nổi bật của địa phương và các điều kiện phát triển kinh tế
Sau năm 1945, do những biến động của tình hình đất nước, đã có một thời gian khá dài ít có những nghiên cứu về tình hình Quảng Yên Từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX trở lại đây, công tác nghiên cứu và biên soạn lịch
sử của tỉnh Quảng Ninh nói chung và Quảng Yên nói riêng mới được quan tâm
và chú trọng hơn nên đã có thêm những công trình nghiên cứu về Quảng Yên được xuất bản, có thể kể đến:
- “Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam huyện Yên Hưng 2000)” của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Yên Hưng xuất bản năm 2002
Trang 7(1930 “Chiến thắng Bạch Đằng 938 và 1288” (Phan Huy Lê, Phan Đại Doãn, Nguyễn Quang Ngọc, 1988) “Lê Hoàn và chiến thắng Bạch Đằng năm 981”
(Nguyễn Quang Ngọc) nghiên cứu về vùng đất Quảng Yên gắn liền với chiến thắng Bạch Đằng lịch sử
- “Thông báo về cuộc điều tra, nghiên cứu các làng xã thuộc khu Hà Nam, tỉnh Quảng Yên” của hai tác giả Huy Vu, Trần Lâm, in trong Nông thôn Việt Nam trong lịch sử, tập 1, Nxb KHXH Hà Nội, 1977, tr 354-371 trình bày
về vấn đề ruộng đất, kinh tế nông nghiệp của thị xã Quảng Yên từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
- Bộ sách Địa chí Quảng Ninh gồm 3 tập, xuất bản năm 2000 Trong bộ
sách này, những phần tư liệu về thị xã Quảng Yên chỉ chiếm dung lượng rất nhỏ, mang tính khái quát, sơ lược song cũng là nguồn tư liệu rất cần thiết để tham khảo cho luận án
- Văn hoá Yên Hưng - lịch sử hình thành và phát triển và Văn hoá Yên Hưng - di tích văn bia, câu đối, đại tự (Lê Đồng Sơn chủ biên, NXB Chính trị
Quốc gia 2008) đã tập hợp và hệ thống các tư liệu về lịch sử hình thành các làng xã của huyện Yên Hưng và trấn lỵ Quảng Yên; di tích văn hóa – lịch sử, cũng như các phong tục tập quán độc đáo nhằm bảo tồn vốn văn hóa lâu đời của địa phương
- Cuốn “Đô thị Quảng Yên - truyền thống và định hướng phát triển”
(Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, NXB Thế giới 2011)
Mặc dù gần đây các công trình nghiên cứu trực tiếp hay gián tiếp về thị
xã Quảng Yên ngày một nhiều, đã bước đầu phục dựng được bức tranh về lịch
sử hình thành của đô thị Quảng Yên, tìm hiểu về đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của Quảng Yên, nhưng cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu hoàn chỉnh và hệ thống về thị xã Quảng Yên từ truyền thống cho đến hiện tại, đặc biệt từ năm 1883 đến 2015
1.2 Cơ sở lí luận
1.2.1 Phát triển bền vững
Theo Luật Bảo vệ môi trường, “phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của các thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”
Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lí
và hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển gồm: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường Tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là sự tăng trưởng kinh tế ổn định; thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và nâng cao được chất lượng môi trường sống
Trang 81.2.2 Đô thị và đô thị hóa
Theo Khoản 1, Điều 3 Luật Quy hoạch đô thị năm 2009, đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã, thị trấn [130]
Trong phát triển đô thị, quá trình biến đổi có ý nghĩa quan trọng nhất là
đô thị hóa Đô thị hóa là quá trình biến đổi xã hội về mặt hình thái cư trú và sản xuất xã hội, từ xã hội ít văn minh đến hình thái xã hội văn minh hơn, từ sản xuất phân tán, nông nghiệp là chủ yếu lên hình thái tập trung và sản xuất công nghiệp, dịch vụ là chủ yếu Đô thị hóa mang tính xã hội và phụ thuộc vào trình
độ phát triển lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
1.2.3 Phát triển đô thị bền vững
Phát triển đô thị bền vững là sự cụ thể hoá và phát triển của khái niệm
“phát triển bền vững” Từ đó, có thể hiểu phát triển đô thị bền vững là sự phát triển đô thị hài hoà về kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường nhằm thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến lợi ích của các thế hệ tương lai
1.3 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
1.3.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
1.3.1.1 Vị trí địa lý
Quảng Yên là thị xã ven biển nằm ở phía đông nam của tỉnh Quảng Ninh,
có diện tích tự nhiên 314,2km2 Vị trí toạ độ từ 20045’06” đến 21002’09” độ vĩ Bắc và 106045’30”đến 10600’59” độ kinh Đông Phía Bắc giáp thành phố Uông
Bí và huyện Hoành Bồ Phía Nam giáp đảo Cát Hải và cửa Nam Triệu Phía đông giáp thành phố Hạ Long Phía tây giáp huyện Thủy Nguyên của thành phố Hải Phòng
1.3.1.2 Điều kiện tự nhiên
Địa hình: Địa hình chủ yếu của thị xã Quảng Yên là đồng bằng và bãi bồi
ven biển có xen lẫn đồi núi thấp của những dãy núi cánh cung Đông Triều chạy
ra biển Toàn bộ Quảng Yên gần như nằm trọn về phía một nửa delta bồi tích của sông Bạch Đằng mà nửa kia thuộc về Hải Phòng Nhìn chung, địa hình thị
xã Quảng Yên được chia làm hai vùng có diện tích gần tương đương nhau là
Hà Nam và Hà Bắc với sông Chanh làm ranh giới
Đất: Đất đồi núi có 6100 ha, chiếm 15,3% diện tích Quảng Yên, phân bố
ở khu vực phía Bắc thị xã, chủ yếu là đất feralit vàng đỏ trên đá mắcma axit và đất feralit nâu vàng, xám vàng trên các đá trầm tích sa thạch, phiến thạch, đá vôi Đất đồng bằng có gần 14.800ha, chiếm 44,6% diện tích đất đai; gồm chủ
Trang 9yếu là đất phù sa cổ và đất phù sa cũ nằm trong đê Đất bãi bồi ở cửa sông, ven biển gồm các loại đất mặn và đất cát có gần 12.300ha, chiếm 37,1% diện tích, phân bố ở khu vực ven biển và cửa sông
Khí hậu: Thị xã Quảng Yên có đặc trưng khí hậu của vùng ven biển miền
Bắc Việt Nam, khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh Nhiệt độ trung bình hàng năm 23-340C, biên độ nhiệt theo mùa trung bình 6-70C, biên độ nhiệt ngày khá lớn, trung bình 9-110C Số giờ nắng dồi dào, trung bình 1700-1800 giờ/năm Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1500-1600mm, cao nhất có thể lên đến 2600mm, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 Bão là một hiện tượng thời tiết đặc biệt trong vùng
Sông ngòi: Sông ngòi ở Quảng Yên khá dày, hầu hết chảy theo hướng tây
bắc – đông nam rồi đổ ra biển qua các cửa sông Lớn nhất là sông Bạch Đằng
do sông Giá và sông Đá Bạc hợp thành, dòng chính dài khoảng 8km, đổ ra biển
ở cửa Nam Triệu Ngoài ra còn một số sông khác như: sông Chanh, sông Khoai, sông Hốt, sông Bến Giang, sông Bình Hương và sông Yên Lập, các sông này đều ngắn, diện tích lưu vực nhỏ Khu vực Hà Nam và ven biển nước
bị ngấm mặn, ít sử dụng được, khu vực Hà Bắc nước ngọt đủ để khai thác và
sử dụng cho sinh hoạt
Tài nguyên khoáng sản ở Quảng Yên chỉ có một số mỏ nhỏ gồm: đá vôi
phân bố chủ yếu trên đảo phường Hoàng Tân, trữ lượng trên 1 triệu m3 Đất sét trữ lượng tổng cộng khoảng trên 1 triệu m3 Cát sỏi xây dựng phân bố chủ yếu rải rác ven sông trong thị xã, trữ lượng vài triệu m3 Than đá có một vỉa nhỏ, trữ lượng khoảng 20-30 vạn tấn
Cảnh quan tự nhiên
Quảng Yên được thiên nhiên ưu đãi có điều kiện cảnh quan sinh thái đa dạng bao gồm đầy đủ các cảnh quan sinh thái núi rừng, bờ biển và biển đảo, khí hậu trong lành, có nhiều loài thủy hải sản là đặc sản trong vùng như sò, ngán, ruốc, hà cồn, hà sú, cua bể, tôm ; nhiều loại hình ẩm thực đa dạng, phong phú phù hợp cho phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch về cội nguồn, du lịch di tích và lễ hội, du lịch đồng quê
1.3.1.3 Điều kiện kinh tế xã hội
Dân số của thị xã Quảng Yên năm 2014 là 137.222 người Mật độ dân số trung bình là 437 người/km2 và phân bố không đều Cơ cấu dân số thay đổi theo hướng tăng tỷ lệ dân số nội thị, tỷ lệ dân số ngoại thị giảm Tỷ lệ tăng dân
số năm 2014 là 1,1%
Hiện nay trên địa bàn đã hình thành nhiều khu vực trồng lúa có năng suất cao, vùng rau màu tập trung có giá trị lớn phục vụ cho chế biến và xuất khẩu Đây được coi là vùng nông nghiệp sinh thái đảm bảo môi trường Việc chăn
Trang 10nuôi gia súc gia cầm chủ yếu dưới hình thức hộ gia đình, mô hình trang trại còn rất ít, do vậy năng suất chưa cao
Quảng Yên có nhiều ưu thế về biển, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản có tiềm năng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, đặc biệt trong điều kiện tăng diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh nhằm nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích Quảng Yên còn có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các khu công nghiệp, các cụm công nghiệp với vị trí thuận lợi gần các cảng biển quốc tế và liền kề thành phố Hạ Long, nguồn nhân lực tương đối dồi dào và quỹ đất xây dựng còn lớn Quảng Yên có các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, đa dạng, tạo ra sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch
Quảng Yên có hệ thống giao thông đa dạng Đây được coi là nguồn lực thuận lợi để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cho toàn thị xã
1.3.2 Sự hình thành cộng đồng cư dân tại thị xã Quảng Yên
Vùng cửa sông Bạch Đằng là vị trí bản lề giữa vùng ven bờ biển Đông Bắc và châu thổ sông Hồng Quảng Yên lại nằm ở trung tâm của vùng cửa sông Khu vực này cộng đồng cư dân Việt đã hình thành và phát triển từ rất sớm và cũng sớm hội được các lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế, chính trị, quân sự và văn hóa
Thị xã Quảng Yên có hai vùng địa hình chính có diện tích tương đương nhau, ngăn cách bởi sông Chanh nên gọi là Hà Bắc và Hà Nam Trên đất Hà Bắc, từ thời Lý đã có một vài làng quê được gọi chung là trại Yên Hưng Vùng đất Quảng Yên thời hậu Bạch Đằng dù sầm uất hơn trước nhưng cơ bản vẫn là vùng đất còn khá thưa dân cư Hoạt động dân cư Quảng Yên chủ yếu tập trung
ở dọc theo phần đất cao phía bắc sông Chanh (Hà Bắc) Sự biến đổi có tính đột biến trong lịch sử dân cư vùng này bắt đầu rõ nét từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX, gắn với công cuộc khai thác vùng đảo Hà Nam Trong đó, công cuộc di dân từ các vùng Thăng Long, Thái Bình, Nam Định đóng vai trò đặc biệt quan trọng
1.4 Tiểu kết chương 1
1 Đô thị Quảng Yên là vùng ven biển, nằm ở phía tây nam tỉnh Quảng Ninh, có nhiều tiềm năng kinh tế được thiên nhiên ưu đãi: đó là vị trí địa lý bên dòng sông Bạch Đằng lịch sử, cửa ngõ giao thông thủy quan trọng vào nội địa nước ta; là tiềm năng hướng biển, phát triển cảng biển và dịch vụ cảng biển; tiềm năng phát triển các khu công nghiệp; phát triển du lịch và dịch vụ; phát triển nông - lâm - ngư nghiệp nhất là cây lương thực và nuôi trồng đánh bắt hải sản Nằm giữa hai thành phố lớn là Hải Phòng và Hạ Long, Quảng Yên là cầu nối liền các trung tâm kinh tế quan trọng nhất của toàn bộ trục kinh tế động lực ven biển Bắc Bộ
Trang 112 Đô thị Quảng Yên hình thành và phát triển từ rất sớm ở vùng cửa ngõ sông nước trọng yếu nhất của đất nước, đây vừa là quan ải che chắn, bảo vệ cho Kinh đô Thăng Long ở phía sau, vừa là nơi các vương triều đóng đô ở Thăng Long đặt làm cơ sở triển khai các chiến lược vươn ra đại dương, trấn giữ các vùng biển đảo.
CHƯƠNG 2 THỊ XÃ QUẢNG YÊN TỪ NĂM 1883 ĐẾN 1955 2.1 Những điều kiện lịch sử tác động đến sự phát triển của thị xã Quảng Yên từ năm 1883 đến 1955
Quảng Yên từng được lựa chọn như một giải pháp thay thế cho Hải Phòng làm địa điểm xây dựng cảng lớn và đầu cầu hàng hải nằm trong vịnh Bắc Bộ của chính quyền thuộc địa Pháp ở Đông Dương Nhưng sau đó, Quảng Yên lại được người Pháp xây dựng thành một thương cảng nội địa với quy mô khiêm tốn hơn Pháp cũng xây dựng Quảng Yên thành một căn cứ quân sự vì đây được coi như một vành đai bảo vệ Hải Phòng
Đến năm 1945, do những chính sách của Nhật và Pháp, người dân Quảng Yên lâm vào nạn đói trầm trọng, hơn 4000 người chết Đất đai, ruộng đồng hoang hóa; nhà máy kẽm đóng cửa, công nhân thất nghiệp
Ngày 20-7-1945, quân cách mạng ở chiến khu Đông Triều và huyện Yên Hưng đánh chiếm Quảng Yên, giải phóng hoàn toàn tỉnh lỵ Quảng Yên và huyện Yên Hưng Do Quảng Yên chiếm giữ vị trí quan trọng ở khu đông bắc, nằm gần hai trục đường bộ chính, án ngữ vùng cửa ngõ đường thủy từ vùng biển đông bắc vào trung tâm đất nước, nên khi Pháp quay trở lại miền Bắc đã ngay lập tức tiến quân lên đánh chiếm vùng đất này
Về cơ bản, 1945-1955 là thời gian Quảng Yên trở thành vùng tạm chiếm của thực dân Pháp Quảng Yên là vùng huyết mạch ở vùng Đông Bắc, Pháp đã biến khu vực này thành cửa ngõ của các hoạt động kinh tế giữa Hòn Gai và Hải Phòng
Do nằm trong khu vực tập kết của quân đội Pháp ở miền Bắc trước khi rút vào miền Nam, theo hiệp định Genevơ, phải đến ngày 25 tháng 5 năm
1955, lính Pháp mới hoàn toàn rút khỏi Quảng Yên
2.2 Những chuyển biến của thị xã Quảng Yên từ năm 1883 đến 1955
2.2.1 Về bộ máy chính quyền
Hệ thống quan lại người Pháp
Từ khi có Hiệp định 25/8/1883, quan lại cấp tỉnh có công sứ người Pháp Giúp việc có Tòa Công sứ và Hội đồng hàng tỉnh Tòa Công sứ có Tòa Tư pháp, Sở Mật thám, Sở An ninh, Cảnh sát, Tòa án, lực lượng dân vệ, lính khố
đỏ, khố xanh Về các sự nghiệp khác có bưu điện, điện báo, quản lý giao thông
Trang 12công chính, nhà đoan (để thu thuế) và hệ thống kiểm lâm Một lực lượng cảnh sát được đặt dưới quyền hành trực tiếp của Công sứ Lực lượng này dưới quyền chỉ huy của một giám binh Trên tất cả những hệ thống công sở, trong đó có trại lính, sở công chính, bưu điện, tài chính, kinh tế (đồn điền) đều có sự có mặt của người Pháp cai quản và đứng đầu
Hệ thống quan lại người Việt
Quan lại người Việt, đứng đầu tỉnh có tuần phủ (trật tòng nhị phẩm), phụ
tá giúp việc có bố chánh (trật chánh tam phẩm, phụ trách kinh tế, thuế khóa, lương tiền) và án sát (trật tòng tam phẩm, phụ trách hành pháp, xử án) Dưới tỉnh là phủ, dưới phủ là huyện, do tri phủ, tri huyện đứng đầu Dưới huyện là
xã, nhiều xã trong một vùng hợp thành một tổng do chánh tổng, phó tổng đứng đầu Hội đồng kỳ mục quyết định những vấn đề lớn của xã Ngoài ra còn có nhóm kỳ dịch đứng đầu là lý trưởng để điều hành việc thi hành quyết định của hội đồng
Ngoài pháp luật của nhà nước, còn có hệ thống hương ước của các làng xã
2.2.2 Về xây dựng đô thị
Quy hoạch và cấu trúc đô thị
Pháp tiến hành gia cố thành Quảng Yên để làm nơi đóng quân Khu vực xung quanh thành Quảng Yên được lựa chọn để xây dựng các trụ sở hành chính như tòa nhà Công sứ tỉnh Quảng Yên; kho bạc; trại lính; Trung tâm hiến binh Việc xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ khai thác cũng được tiến hành Vùng ngoại vi đô thị về phía nam và phía tây là nơi cư trú của tầng lớp nông dân với các hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu
Giao thông
Sở Giao thông công chính Quảng Yên được thành lập, có nhiệm vụ chỉ đạo việc xây dựng, quản lý, sửa chữa thường xuyên, duy trì pháp chế… đến cấp huyện, cấp xã và tận tới thôn xóm Cấp huyện không có cơ quan chuyên trách về giao thông vận tải
Thông tin liên lạc
Là nước tư bản công nghiệp, Pháp hết sức khẩn trương xây dựng hệ thống thông tin liên lạc Nhiệm vụ chủ yếu của bưu điện là phục vụ liên lạc cho
bộ máy cai trị Phần phục vụ dân cư lúc đầu chỉ là vận chuyển thư từ, điện tín, sau mới nhận chuyển bưu phẩm và ngân phiếu Các làng xã xa đô thị thì hầu như vẫn sống biệt lập, thiếu mọi thông tin
Cấp nước
Trang 13Vấn đề cấp nước cho nhu cầu công nghiệp và sử dụng trong sinh hoạt chỉ được chú ý trong phạm vi hẹp Vùng nông thôn, điển hình là vùng Hà Nam bốn
bề nước mặn, người dân sống rất khổ vì thiếu nước ngọt
2.2.3 Về kinh tế
Hoạt động thương mại và dịch vụ
Đô thị Quảng Yên là một loại hình đô thị hành chính Để phục vụ cho nhu cầu đời sống hàng ngày của số quan lại đầu tỉnh, quân lính bảo vệ và thường dân cư trú trong đô thị, những hoạt động thương mại và dịch vụ khá phong phú tất yếu được hình thành
Tại đô thị Quảng Yên, hai điểm hoạt động kinh tế chủ yếu là chợ Rừng
và Bến Ngự
Lúc này, thị xã Quảng Yên là trung tâm thương mại và dịch vụ nằm trên con đường giao lưu hàng hải trong nước và quốc tế Hầu hết các tàu lớn của Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Thái Lan, Trung Quốc … khi vận chuyển hàng đến Việt Nam đều cập bến tại cảng Hải Phòng, sau đó thuyền mành và đội thuyền vận tải Bạch Thái Bưởi lấy hàng từ các tàu lớn chuyển tiếp theo đường sông vào nội địa hay theo đường thủy đến thương cảng Quảng Yên
Công nghiệp
Một nhà máy luyện kim đầu tiên và lớn nhất Đông Dương lúc đó là nhà máy kẽm luyện kim loại màu - xây dựng năm 1924 - thuộc Công ty mỏ và kim khí Đông Dương được đặt tại thị trấn Quảng Yên hiện nay Số lượng công nhân gần 1000 người
Nông nghiệp
Năng suất và sản lượng lúa ở Quảng Yên thấp vì đất xấu, nhiễm mặn, thiếu nguồn nước tưới trầm trọng Mặc dù nghề nông là nguồn sống chính của người dân, nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu lương thực, thực phẩm của người dân nơi đây, họ phải làm thêm nhiều nghề phụ khác như đánh cá, đi rừng… mới có thể đảm bảo được cuộc sống của mình
Lâm nghiệp
Người Pháp tiến hành công tác trồng rừng ở Quảng Yên từ cuối thế kỉ XIX, chủ yếu là duy trì và phát triển rừng thông nhựa Đó là một loại cây đặc sản quý, dùng để chế biến dầu thông và tùng hương Bên cạnh việc phát triển trồng rừng, người Pháp đặc biệt quan tâm đến quản lý, bảo vệ rừng
Ngư nghiệp
Trong các nghề phụ ở thì nghề sớm nhất và cũng là nghề quan trọng nhất chính là chài lưới Ở Hà Nam, gần như có một sự phân công lao động trên cơ
sở giới tính khá rõ: đàn ông đánh cá, đàn bà làm ruộng
Tài chính – thuế