Tuy nhiên, mỹhọc với tư cách là một ngành khoa học độc lập lại phải chờ tới thời cận đại.Năm 1950,Baumgarten đưa rakhái niệm khai sinh mỹ học “Mỹ học là khoa học về cái đẹp”,lúc này mỹ h
Trang 11CÂU HỎI ÔN TẬP HỌC PHẦN: THẨM MỸ MÔI TRƯỜNG KIẾN TRÚC
PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ MỸ HỌC VÀ NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC
1.1.Măc dù “Cái đẹp” được con người quan tâm đến từ rất sớm trong lịch sử, tại sao cho đến tận TK.XIX,
Bộ môn Mỹ học mới chính thức được khai sinh? Trước đó, những nghiên cứu về thẩm mỹ thuộc lĩnh vưc nào?
Mặc dù con người quan tâm đến cái “đẹp” từ rất lâu,tính từ khi lịch sử ghi nhận là trên 2000 năm,nhưngmãi cho đến TK 18 mới có 1 ngành học riêng nghiên cứu về cái đẹp (trong giai đoạn trước đó vân xếp mỹhọc thuộc một bộ phận của Triết hoc) vì một số lý do sau:
Vào thời NT,CĐ,vốn hiểu biết và tri thức của con người rất ít ỏi.Nắm được vốn tri thức của nhân loại lúc bấygiờ là những nhà thông thái,nhà hiền triết
Theo tiến trình lịch sử,vốn tri thức không ngừng được bổ sung,ngày càng dồi dào,phong phú
Thuật ngữ mỹ học lần đầu tiên được nhà triết học người Đức A Baumgarten (1714 - 1762) sử dụng vàonăm 1735 trong tuyển tập các bài báo của ông nhan đề “Những suy niệm triết học về các vấn đề liên quantới sáng tác thi ca” Tuy nhiên, mỹ học như một ngành khoa học thì nảy sinh rất sớm trong lòng xã hội nô lệ
ở phương Đông cũng như phương Tây Lúc này, nó được coi như là một bộ phận của triết học - môn khoahọc tìm hiểu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy Sự nảy nở của các học thuyết mỹhọc đặc biệt rầm rộ ở Trung Quốc và Hy Lạp thời cổ đại
Trong thời Xuân Thu – Chiến Quốc ở Trung Quốc,Hàn Phi Tử quan niệm giá trị của các tác phẩm nghệ thuật chỉ được xác định trong tương quan với người tiếp nhận chúng, mà người cảm thụ thì bao giờ cũng dùng sự từng trải của chính mình để đánh giá tác phẩm Bởi vậy, nghệ thuật muốn có ý nghĩa phải gắn với hiện thực đời sống Mọi tưởng tượng tách rời thực tại đều quái đản và huyễn hoặc Sáng tạo nghệ thuật được coi là một hình thức lao động công phu
Hy Lạp thời cổ đại cũng từng sản sinh ra nhiều nhà triết học, nhiều nhà mỹ học lỗi lạc Một trong những tên tuổi lừng danh là Heraklite (540 - 480 TCN) Với ông, chân lý luôn là cụ thể Ông cho rằng: “Lừa thích rơm hơn vàng” Ông còn nói: “Nước biển sạch nhất đồng thời bẩn nhất Đối với cá nó dùng để uống và nó vô hại Còn đối với con người, nó không dùng để uống được và nó có hại” Từ đó Heraklite chủ trương tính tương đối của cái đẹp Ông nói: “Con khỉ đẹp nhất cũng là xấu so với loài người; và con người hoàn thiện nhất khi
so với thần thánh cũng chỉ như một con khỉ” Những quan niệm mỹ học sâu sắc và đặc sắc tương tự có thể
dễ dàng tìm trong các công trình lý luận của các nhà tư tưởng ở Hy Lạp thời cổ đại.
Theo hướng chia tách để chuyên sâu,ngày càng nhiều bộ môn khoa học mới xuất hiện.Song,các sự vật,hiệntượng trong thế giới hiện thực khách quan lại tồn tại trong mối quan hệ biện chứng,chỉ một bộ môn KHkhông thể lý giải được,1 hướng mới xuất hiện : liên ngành.Bộ môn mỹ học,nảy sinh từ Triết học
Rõ ràng, các học thuyết mỹ học đã nảy sinh từ rất sớm trong lịch sử tư tưởng của nhân loại Tuy nhiên, mỹhọc với tư cách là một ngành khoa học độc lập lại phải chờ tới thời cận đại.Năm 1950,Baumgarten đưa rakhái niệm khai sinh mỹ học “Mỹ học là khoa học về cái đẹp”,lúc này mỹ học mới chính thức tách ra làm một
bộ môn độc lập
Một trong những yếu tố quan trọng giúp mỹ học tách dần ra khỏi triết học là việc xác lập được đối tượngđặc thù của ngành khoa học này.Ban đầu do quan điểm nghiên cứu cái đẹp là NC mỗi quan hệ giữa VC và YTgiống như TH nhưng sau đó người ta nhận thấy rằng mối quan hệ TM phức tạp hơn,đó là mối quan hệ giữacon nguời với hiện thực khách quan,mối QH đó không tồn tại cụ thể dưới dạng VC,nó thuộc lĩnh vực TT,YTcủa con người,và nó có thể trở thành đối tượng NC chuyên biệt
Trang 21.3.Phân tích quan điểm TM của của CN Duy Vật biện chứng?
Từ thời cổ đại cho đến hiện đại,các nhà MH DV đều khẳng định trong thế giới tự nhiên,XH,VC,TT… có cáiđẹp,có cái không đẹp.Theo CNDV BC,mô thức của cái đẹp được diễn tả như sau:
ĐẸP = KHÁCH THỂ THẨM MỸ + CHỦ THỂ THẪM MỸKHÁCH THỂ TM: nằm trong bản thân sự vật,hiện tượng,là mặt khách quan cũng là mặt tuyệt đối của cái đepCHỦ THỂ TM: là sự đánh giá của con người,mặt chủ quan hoặc cũng là mặt tương đối của cái đẹp
Cái đẹp có được trước hết là do các tác phẩm,các yếu tố nằm ngay trong bản thân SV,HT… các phẩm
chất,yếu tố đó chuyển đổi,thăng giáng về số lượng,chất lượng,kích thước hết sức linh hoạt trong điều kiệnkhông gian vfa thời gian… tạo nên 1 tỷ lệ thích hợp với thị giác,thính giác,gây nên những cảm xúc TM ởngười thưởng thức.Từ góc nhìn khách quan,cái đẹp nằm trong một số quy luật: đẹp trong hài hòa,đẹp trongchỉnh thể toàn vẹn…
Tính hài hòa,toàn vẹn của SV,HT chỉ được thừa nhận thông qua con người-chủ thể TM.Cái đẹp phải là sựkết hợp giữa yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan
Cái đẹp chỉ xuất hiện trong mỗi quan hệ hữu cơ,năng động,tích cực giữa CT TM(con người) và KT TM (SV,HTkhách quan)
Mặt chủ quan của cái đẹp rất phức tạp,bởi còn người-THTM-chịu sự tác dộng của các mối quan hệ XH,chịu
sự ảnh hưởng và chi phối của rất nhiều yếu tố như: thời đại,dân tộc,xứ sở,giai cấp,đẳng cấp,phong tục,tậpquán,nghề nghiệp,lứa tuổi,tâm lý,thị hiếu…
Theo đó, người ta quan niệm rằng : “Cái đẹp là do con người tạo ra và phát hiện ra trong quá trình hoạtđộng thực tiễn, nhân hoá tự nhiên vì vậy bản chất cái đẹp không tách rời các bản chất con người, bản chấtcủa hoạt động nhân hoá tự nhiên”
Cái đẹp là kết quả của sự giao hoà giữa cái bên trong và bên ngoài, giữa cái dợp quy luật và hợp mục đích,giữa tự nhiên và nhân tạo Như vậy, cái đẹp là khách quan bởi vì nó là giá trị nhân bản-xã hội, được tạo ratrong sự tương tác của tự nhiên và xã hội, trong quan hệ với nhau của con người trong tiến trình lịch sử xãhội Tuy vậy, sự đánh giá cái đẹp, bộc lộ qua tình cảm thẩm mỹ, lại mang tính chủ quan và có thể chân thựchay giả dối tùy theo chỗ tương ứng hay không với cái đẹp như là giá trị khách quan Mỹ học theo chủ thuyếtMarx, ngoài ra, cũng nhấn mạnh đặc biệt mối liên hệ biện chứng giữa cái đẹp và cái có ích, cái đẹp và chânlý
1.5.Cái đẹp tồn tại ở đâu ?
Cái đẹp tồn tại trong 3 môi trường chính,đó là trong thiên nhiên,trong cuộc sống xã hội và trong nghệ
thuật.Cái đẹp trong thiên nhiên là cái đẹp thường thấy nhất,tồn tại không lệ thuộc vào ý thức chủ quan củacon người.Song,Nguyễn Du lại viết:”Người bồn cảnh có vui đâu bao giới” Nếu coi đấy là 1 nhận định kháiquát thì sẽ rơi vào DT chủ quan.Nhưng trong thực tế lại có những trường hợp như thế,đúng về mặt tâmtrạng
Trang 33Người ta thường chia thiên nhiên ra là 2 loại.Thiên nhiên thứ nhất : thiên tạo,vốn có như
biển,núi,song,rừng,hang,động… thiên nhiên thứ 2 là TN nhân tạo-là thiên nhiên thứ nhất cộng với sự sangtạo của con người như cảnh quan công viên…Cũng có thể nói tới một TN thứ 3-thiên nhiên do các nghệ sỹ
sang tạo nên trong các tác phẩm nghệ thuật-thiên nhiên mang dấu ấn chủ quan của nghệ sỹ
Khác với cái đẹp kể trên,cái đẹp trong cuộc sống XH do con người tạo lập nên theo ý thức chủ quan,song
trong đó vẫn tồn tại cái đẹp khach quan.Những câu chuyên dân gian về tiên như Từ Thức lên tiên,Giáng
Kiều… hàm chứa triết lý : cái đẹp không nằm ở đâu xa mà ở ngay trên nhân gian.Tuy vậy,thực tế cái đẹp
trong cuộc sống XH rất khó nắm bắt.Vì trong cuộc sống XH cái đẹp vfa cái xấu thường đan xen lân nhau.Nóiđếp cái đẹp trong cuộc sống XH ta thường nghĩ đến cái đẹp trước mắt,hiện tại.Song hiện tại luôn trôi,trược
về quá khứ.Con người luôn có khát vọng do đó hâu như họ không bao giờthỏa mãn với điều đạt được
Cái đẹp khách quan cuối cùng được tồn tại trong nghệ thuật Nghệ thuật,tác phẩm nghệ thuật là sanr phẩmđặc biệt do nghệ sỹ sang tạo nên.Vì “đứa con tin thần” của tác giả,xét trong mối quan hệ giứa tác phẩm NTvới tác giả,NT,cái đẹp trong NT mang dấu ấn sâu đậm của chủ quan nghệ sỹ
Trong mối quan hệ NT với công chúng thưởng thức cái đẹp trong NT lại tồn tại khách quan Dù sự đánh giácái đẹp có khác nhau theo từng con người,từng thời đại….song,nhìn trên bình diện lịch sử,cái đẹp trong NTdường như tồn tại vượt cả không gian và thời gian.Có cái đẹp “muôn thuở” trong NT chăng,khi trong LS NT
đã có rất nhiều thủ pháp NT,PP sang tác,trào lưu NT… bị vượt qua,nhường chỗ cho những thủ pháp NT,PPsáng tác,trào lưu NT mới?
Mọi hình thức NT(cùng những yếu tố của nó) đều không bất biến trong hệ tọa độ không-thời gian.Lõi của cáiđẹp “muôn thuở” “vĩnh hằng” trong NT thuộc về nội dung.Đó là bản chất người theo cách nói của Mác
Trong LS MH đã xuất hiện 1 cuộc tranh luận khá dài so sánh giữa cái đẹp trong NT và cái đẹp trong cuộc
sống,thu gọn nội dung câu hỏi làcái nào đẹp hơn?Theo các nhà MH DVBC thì khaius niệm cao thấp đánh giá
ở đây rất mơ hồ.Cần đạt vấn đề cho đúng hơn:mối quan hệ giữa cái đẹp trong CS và cái đẹp trong NT.Đó làmối quan hệ BC nhân và quả giữa lượng và chất.Cái đẹp trong cuộc sống là ngọn nguồn duy nhất cho cái
đẹp trong NT,cái đẹp trong CS đa dạng phong phú sống động hơn cái đẹp trong NT vì cái đẹp trong NT tập
trung hơn,trong sang hơn và điển hình hơn
1.2.Điểm giống và khác nhau trong quan niệm về cái đẹp của các nhà MH DT chủ quan và DT khách quan?
Coi cảm giác biểu tượng,YT cá nhân là CS tồn tại
của mọi SV,HT Nói cách khác, mọi sự vật, hiện
tượng chỉ tồn tại thông qua ý thức chủ quan của
từng cá nhân
Cho rằng: Ý thức có trước và quyết định vật chất Họcông nhận sự tồn tại của thế giới khách quan, nhưngthế giới đó được sinh ra, vận động, phát triển theomột ý niệm, một sức mạnh huyền bí nào đó
QUAN
ĐIỂM VỀ
CÁI ĐẸP
Mọi sự vật, hiện tượng không đẹp và cũng không
xấu Xấu hay đẹp là do ý thức của người đánh giá,
cái dẹp do từng chủ thể, do từng cái tôi quyết
định
Cái đẹp không tồn tại
Khi con người đánh giá SV, HT là đẹp hoặc xấu thìđều phải dựa vào những chuẩn mực định sẵn ( dựavào ý niệm có trước) Do đó, có cái đẹp tồn tại "muôn thuở", vượt không gian, thời gian: đó là cáiĐẸP như một ý niệm thiên nhiên, có trước mà con
Trang 44người phải thừa nhận và chấp nhận
Cái đẹp tồn tại,nhưng cái đẹp do ý niệm tuyệt đốiquyết định
Tiêu biểu : nhà Mỹ học Đức Căng ( 1724-1804)
Theo ông, " vẻ đẹp không ở trong đôi mắt mà
hồng của thiếu nữ, mà ở trong con mắt của chàng
trai si tình"; " không có khoa học về cái đẹp, chỉ có
sự phán đoán về cái đẹp" Cái đẹp chủ quan đã
được đối hoá
Platon: “Cái đẹp là 1 ý niệm bất biếnHêghen: “Sự thể hiện đầy đủ của ý niệm tuyệt đốitrong 1 sinh thể riêng lẻ là ĐẸP”
HẠT NHÂN
HỢP LÝ
Các nhà Mỹ học duy tâm chủ quan đã nêu được
một mặt trong mối quan hệ thẩm mỹ: con người
Mỗi con người đề có một trái tim, có nghĩa là có
yêu và ghét, có thiện cảm và ác cảm Nói cách
khác, mọi trái tim đều có độ lệch tình cảm của nó
Độ lệch đó sẽ tác động khi con người đánh giá sự
vật, hiện tượng là đẹp hay xấu Ngoài ra con
người- chủ thể thẩm mỹ - còn chịu sự tác động
của mối quan hệ xã hội ( thời đại, đẳng cấp, giai
cấp, dân tộc ) khi đánh giá cái đẹp
Trong thực tiễn, khi đánh giá các sự vật, hiện tượng,con người đều phải dựa vào những chuẩn mực địnhsẵn
Với quan điểm này, cách đánh giá cái đẹp sẽ mangtính khoa học hơn ( không tuỳ tiện như phái Mỹ họcduy tâm khách quan)
SAI LẦM
Quá nhấn mạnh và cường điệu vai trò của chủ thể
thẩm mỹ, các nhà mỹ học duy tâm chủ quan đã
phủ nhận tính khách quan của thuộc tính thẩm mỹ
của sự vật, hiện tượng Theo phản ánh luận của
Lênin , cảm giác, khái niệm của con người đêu bắt
nguồn và là sự phản ánh hiện thực khách quan
Các nhà mỹ học duy tâm chủ quan đã rơi vào
phương pháp luân siêu hình: họ chỉ nhìn thấy
quan niệm riêng về cái đẹp mà không thấy có
quan niệm chung về cái đẹp, học đã tách rời, biệt
lâp , tuyệt đối hoá cái riêng
Không nắm được phép biện chứng của quá trình vậnđộng và phát triển của thế giới hiện thực khách quan,
do đó không thấy được những biến đổi trong nhậnthức, quan điểm, quan niệm về cái đẹp
Dễ rơi vào cách nhìn nhận, đánh giá cứng nhắc, máymóc, công thức trước hiện thực cuộc sống vô cùngphong phú, đa dạng và sinh động
sỹ có toàn quyền tạo dựng những " thế giới", hình
tượng, nhân vật, tình tiết theo ước mơ, tưởng
tượng của mình, theo quan niệm chủ quan về đẹp
và xấu của riêng mình
Quan điểm này là cơ sở thẩm mỹ của chủ nghĩa cổđiển - một phương pháp sáng tác xuất hiện đầu tiênvào thế kỷ 17 ở Pháp
Với phương pháp sáng tác này, những ước lệ nghệthuật đã trở thành những chuẩn mực, quy phạm, quytắc rất chặt chẽ
1.4.Đối tượng của Mỹ học?
Đối tượng chỉ xuất hiện trong mối quan hệ với chuthể-Đối tượng của chủ thể và chủ thể của đối
tượng.Không thể tách rời 1 cashc siêu hình để khu biệt hóa thành từng “nhóm”,từng “vùng” đối tượng cụ
thể trong thế giới hiện thực khách quan cho từng chủ thể-ở đây là từng bộ môn KH.Để xác định đối tượng
NC của 1 bộ môn KH cần xem xét góc độ tiếp cận , cach thức quan hệ của nó với thế giới hiện thực khách
quan.
Từ khi hình thành khoa học triết học cho đến TK thứ 18, tư tưởng MH vẫn chưa có một đối tượng riêng mà
chỉ như phần của triết học Thời kỳ cổ điển Đức, Kant cho đối tượng của mỹ học là lĩnh vực sự phán đoán về
Trang 55thị hiếu TM, như vậy chỉ nhấn mạnh yếu tố chủ quan mà giản lược đi yếu tố khách quan, đây là yếu tốkhông kém phần quan trọng của chủ thể TM.
Giữa TK 19, Trécnexépxki coi đối tượng của MH là quan hệ thẩm mỹ của con người với hiện thực và xácnhận “cái đẹp là cuộc sống” mà không xem xét nghệ thuật một cách thoả đáng trong hệ thống mỹ học củamình
Trên cơ sở phương pháp luận của phép biện chứng duy vật và tiền đề sự phát triển phong phú, đa dạng củađời sống VH TM của thế giới mà phần tập trung cao nhất của nó là tình hình hoạt động văn hoá nghệ thuậtđược phản ánh một cách sâu rộng, nhanh nhạy kịp thời, sinh động qua các phương tiện thông tin đại chúngcuối TK 20, đầu TK 21, có thể thấy MH phải nghiên cứu mặt TM của đời sống xã hội
Mặt TM của đời sống xã hội là biểu hiện quan hệ TM của con người với hiện thực Hai phương diện đối lậpnhau trong quan hệ TM nay là khách thể TM và chủ thể TM Chúng tác động qua lại lẫn nhau ở trình độ caonhất, tập trung nhất trong nghệ thuật Do đó, nghệ thuật như phương thức và kết quả cao nhất của sự tácđộng qua lại lẫn nhau giữa khách thể thẩm mỹ và chủ thể thẩm mỹ
Khách thể TM mà MH quan tâm nghiên cứu bao gồm các hiện tượng TM và các phạm trù MH như kết quảnhận thức các hiện tượng TM ở trình độ cao nhất, những mối liên hệ chung nhất, bản chất nhất của cáchiện tượng thẩm mỹ như các phạm trù cái đẹp, cái bi, cái hài, cái cao cả
Chủ thể TM mà MH khảo sát là con người vào thời khắc mà con người dường như bước ra khỏi các quan
hệ thực tế – thực dụng và đắm mình vào các hoạt động thưởng ngoạn, đánh giá và sáng tạo các giá trị TM.Những khách thể mà chủ thể nhằm tới mang tính tự do, không lệ thuộc bởi các ràng buộc thực dụng, vụ lợibên ngoài mà chủ yếu trên cơ sở của tình cảm thoả mãn, những khoái cảm tinh thần Vì thế, MH khái quátnhững nét căn bản về bản chất chủ thể TM, tức là ý thức TM cùng với các yếu tố cơ bản của nó như tìnhcảm thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ, lý tưởng thẩm mỹ …
Nghệ thuật là một lĩnh vực tinh thần của đời sống XH được nhiều kiểu dạng hoạt động lý luận quan tâm đếnnhư: sử học, XH học Mỗi kiểu dạng lý luận nói trên do mục đích NC khác nhau, những vấn đề của nghệthuật và đánh giá chúng cũng theo các cách không hoàn toàn giống nhau Nghệ thuật chiếm một phần quantrọng nhất trong đối tượng NC của MH, nó được xem xét ở hai phương diện căn bản: bản chất XH của nghệthuật như là biểu hiện các khía cạnh chung nhất của hoạt động TM và đặc trưng TM của nghệ thuật là
phương thức, phương tiện phản ánh
Như vậy, mặc dù có thể có những phương diễn đạt khác nhau về MH, nhưng vẫn có nét cơ bản giống nhau
đó là quan niệm MH như một khoa học triết học, nghiên cứu quan hệ TM của con người với hiện thực,trong đó có cái đẹp là trung tâm, nghệ thuật là đỉnh cao của quan hệ ấy
Đối tượng của bộ môn MH là mối quan hệ TM giữa con ngườivà thế giới hiện thực khách quan.Mối quan hệ
đó không tồn tại cụ thể dưới dạng VC,nó thuộc lĩnh vực tin thần,ý thức của con người,nó là 1 phạm trù nhậnthức của con người đối với thế giới hiện thực khách quan Ngoài ra đối tượng của MH còn là giáo dục TMgiáo dục thẩm mỹ theo nghĩa hẹp hay nghĩa rộng đều hướng tới làm cho con người phát triển phong phú vàhài hòa và làm cho văn hóa thẩm mỹ được xác lập trong các quan hệ xã hội.và bản chất của sự sang tạonghệ thuật
Để nói một cách ngắn gọn, ta có thể coi toàn bộ đời sống thẩm mỹ và nghệ thuật là đối tượng nghiên cứucủa mỹ học “Toàn bộ thế giới cùng toàn bộ quá trình diễn ra trong thế giới, con người cùng tất cả nền vănhóa của con người, ở một phương diện và trong một mức độ nào đó chúng đều có giá trị đối với con ngườinhư một giống loài nghĩa là đều có giá trị thẩm mỹ, chúng đều là môi trường của các nhu cầu mỹ học, là đốitượng nghiên cứu của mỹ học” (Bôrev) Ở đây cần hết sức tránh nhầm lẫn hai khái niệm thẩm mỹ và mỹ học
Trang 66Cũng như sự khác biệt giữa lịch sử và sử học, văn chương và văn học… thẩm mỹ hoàn toàn không phải là mỹhọc Đó là sự khác biệt giữa đối tượng và khoa học nghiên cứu đối tượng Chúng cần được phân biệt rạchròi và dứt khoát.
1.6.Các phạm trù TM: cái đẹp,cái bi,cái hài,cái cao cả?
CÁI ĐẸP:
So với các phạm trù thẩm mỹ khác, cái đẹp ra đời sớm nhất Cảm xúc TM do cái đẹp gợi ra trong buổi bìnhminh của lịch sử nhân loại gắn liền với các công cụ và sản phẩm lao động trong đó cái tiện lợi còn hòa nhậpvới cái TM Dần dà cùng với sự phát triển của tư duy và tình cảm, cái TM tách ra khỏi cái tiện lợi, song vẫnliên hệ ở mức độ này mức độ khác, bằng cách này cách khác với cái tiện lợi
Mặc dầu lịch sử của cái đẹp hầu như gắn liền với lịch sử của loài người, con người trong suốt quá trình sinhsống không ngừng tìm hiểu và lý giải cái đẹp, song để đi đến một quan niệm thống nhất tương đối về cáiđẹp quả không mấy dễ dàng Bởi cái đẹp là một phạm trù thẩm mỹ phổ biến không chỉ có trong thiên nhiên
mà còn có trong xã hội, không chỉ có nơi con người mà còn có trong mọi hoạt động và sản phẩm gắn liền vớicon người
Nói vậy hoàn toàn không có nghĩa cái đẹp là “bất khả tri” đối với con người, cũng không có nghĩa không có
sự tương đồng ở một mức độ nhất định trong quan niệm về cái đẹp thuộc các tầng lớp, các dân tộc ở cácgiai đoạn, các thời đại khác nhau Đành rằng cái đẹp là một phạm trù lịch sử – cụ thể, luôn biến đổi trongkhông gian và thời gian Không ít cái xưa cho là đẹp nay lại cho là xấu, cũng không ít cái gợi lên cảm xúcthẩm mỹ tích cực ở người này nhưng lại tạo ra cảm xúc thẩm mỹ tiêu cực ở người kia… Tuy nhiên, vẫn cóthể tìm ra mẫu số chung nào đó, nhất là trong quan niệm của những ai thật lòng muốn đi tìm một cái đẹpđích thực
Đã có những quan niệm về cái đẹp đạt tới sự thừa nhận rộng rãi, chẳng hạn như coi hài hòa là quy luật phổbiến của cái đẹp Hài hòa của các sự vật, hiện tượng trong tư nhiên và xã hội là sự thống nhất hữu cơ giữacác yếu tố, giữa các bộ phận với cái toàn thể, giữa vẻ bên ngoài với phẩm chất bên trong Sự hài hòa đặcbiệt được biểu lộ nơi con người - kiểu mẫu của muôn loài Có vẻ hài hòa cụ thể lại có vẻ hài hòa trừu
tượng Hài hòa cụ thể thường bộ lộ ra bên ngoài, đập mạnh vào các giác quan của con người Đó có thể
là vẻ cân xứng hoặc không cân xứng nhưng bao giờ cũng thống nhất với nhau trong một chỉnh thế Có haidạng kết hợp tạo ra sự hài hòa cụ thể Sự kết hợp giữa các mặt đối lập tương phản và sự kết hợp giữa cácmặt không đối lập không tương phản Nếu sự hài hòa cụ thể thường liên quan đến các vật vô cơ, cảnh tríthiên nhiên, hình thể con người… thì trái lại, sự hài hòa trừu tượng chủ yếu liên quan đến vẻ đẹp của thếgiới hữu cơ, của con người và của tác phẩm nghệ thuật Sự hài hòa lớn nhất đối với một tác phẩm nghệthuật là sự thống nhất sinh động giữa nội dung và hình thức Không bao giờ có một nội dung trừu tượngcũng như không hề có một hình thức chung chung Để nhận biết được vẻ đẹp của sự hài hòa trừu tượng,cần nâng trực quan sinh động lên tư duy khái quát Ở đây vai trò của phán đoán, so sánh là rất to lớn Songnhận thức cảm tính không vì thế mà tỏ ra vô hiệu Với đời sống thẩm mỹ, trực giác tinh nhạy bao giờ cũngcần thiết và ít khi lừa đối chúng ta
Cái đẹp có trong đời sống, trong ta và ở quanh ta Cái đẹp đa dạng và phong phú như chính cuộc sống củacon người Ở đây, bất cứ cái gì gợi cho con người mối liên tưởng về sự sống thường được coi là đẹp Tuynhiên, quan niệm “Cái đẹp là cuộc sống” cần được hiểu một cách bao quát hơn Cái đẹp không chỉ gợi nênsức sống Có thể nói tất cả những gì liên quan đến sự sống nói chung đều gần gũi với cái đẹp Theo ý nghĩa
ấy, hoàng hôn kết thúc một ngày vẫn có sức cuốn hút chúng ta Đừng đi tìm cái đẹp ở bên trên và bên ngoàicuộc sống của con người Vẻ đẹp đích thực tồn tại trong cuộc đời trần tục, không hề xa lạ Và cái đẹp nghệthuật có thể tập trung hơn, đậm đặc hơn cái đẹp đời sống nhưng đều được bắt nguồn, được nâng cao,được kết tinh từ chính cái đẹp đời sống
Trang 7Cảm hứng nghệ thuật bắt nguồn từ đất trời, sông núi, cỏ cây, hoa lá… thật vô cùng tận Biết bao kiệt tácnghệ thuật được khởi nguồn từ đó Và không chỉ có như vậy, chính vẻ đẹp thiên nhiên đã từng là thước đoban đầu của nghệ thuật Đây chính là cơ sở của quan niệm “bắt chước” khi giải thích bản chất của nghệthuật trong các học thuyết mỹ học Hy Lạp thời cổ đại Âm nhạc là sự “bắt chước” âm thanh tự nhiên củachim chóc, sông suối… Hội họa thì là sự “bắt chước” sắc màu và đường nét của cây cối, động vật…
Cái đẹp trong xã hội vô cùng phong phú, đó là cái đẹp trong đời sống hàng ngày, trong lao động và trongđấu tranh Không nên xem thường cái đẹp bình dị hàng ngày của cuộc sống đời thường Một hành vi, mộtlối cư xử, một nếp sống, một thói quen… trong gia đình và nơi cộng cộng đều cần được đánh giá theo tiêuchuẩn của cái đẹp Và cuộc đời của mỗi người cũng như cuộc sống của mỗi cộng đồng sẽ có ý nghĩa biết baonếu ở đâu, vào thời điểm nào, cái đẹp cũng luôn ngự trị trong ý thức cũng như trong thực tế Văn hóa thẩm
mỹ chỉ được phát triển trong môi trường thẩm mỹ lành mạnh và phong phú
Vẻ đẹp nảy sinh trong quá trình và thành quả đấu tranh xã hội chân chính xưa nay được mỹ học đặc biệt đềcao Vẻ đẹp không thể đứng ngoài cuộc xung đột giữa chân và ngụy, thiện và ác, chính và tà Đó cũng là sựkhác biệt chủ yếu giữa cái đẹp trong xã hội và cái đẹp trong thiên nhiên Nói khác đi, nếu cái đẹp là mộtphạm trù giá trị, thì giá thị thẩm mỹ trong đời sống của con người bao giờ cũng gắn chặt với giá trị chính trị,giá trị nhận thức và giá trị đạo đức Cái đẹp không bao giờ tách ra khỏi cái tiến bộ, cái chân và cái thiện là vìthế!
CÁI BI
Mặc dù có một vài phẩm chất gần gũi với cái đẹp, cái bi hoàn toàn khác biệt với cái đẹp Nếu cái đẹp tồn tại
ở mọi lãnh vực thì cái bi chỉ có trong xã hội, chủ yếu trong nghệ thuật Riêng đối với nghệ thuật, có thể tìmthấy cái đẹp ở cả nội dung lẫn hình thức của tác phẩm thì cái bi chỉ có ở mặt nội dung Cái đẹp gắn liền vớicảm xúc êm dịu, thỏa mãn, vui tươi Trong khi cái bi đi liền với mất mát, hy sinh gợi cảm xúc đau buồn,thương tiếc nơi con người
Tuy nhiên, không phải sự đau thương, mất mát nào cũng mang tính bi Cái bi chỉ xuất hiện trong mối quan
hệ hữa cơ giữa khách thể và chủ thể Cái chết của một kẻ đê tiện, sự thất bại của một phong trào phản quốc,việc tình yêu vị kỷ bị tan vỡ… không làm cho chúng ta rơi lệ trong sự cảm phục và xót thương Chỉ có nhữngtài năng lớn bị vùi dập, nhân cách cao thượng bị xúc phạm, khát vọng đẹp đẽ bị đổ vỡ… mới gợi nên nhữngcảm xúc gắn liền với bản chất của cái bi Rõ ràng từ bản chất cái bi gắn bó với cái đẹp, cái cao cả và cái anhhùng
Nói khác đi, cái bi chính là cái đẹp, cái cao cả, cái anh hùng trong mối xung đột với những thế lực đối kháng.Không có xung đột giữa tự do và tất yếu sẽ không có cái bi Mối xung đột càng quyết liệt thì tính bi càngtăng và nỗi cảm thông càng lớn Có cái bi cá nhân, đồng thời có cái bi lịch sử, cái bi cá nhân gắn với nhữngxung đột dẫn tới sự mất mát khổ đau của một người,Cái bi lịch sử gắn với những xung đột dẫn tới sự thấtbại của cả một phong trào, một lực lượng
Mỹ học Mác – Lênin khẳng định bi kịch là một loại hiện tượng xã hội, các hiện tượng của giới tự nhiên cóthể gây sự thương cảm cho con người Song nó không thuộc đối tượng phản ánh của cái bi Hơn nữa mĩ họcMác – Lênin đặt vào trung tâm sự chú ý của mình cuộc đấu tranh nhằm giải phóng con người, vì vậy những
Trang 8Cái bi trong cuôc sống XH rất đa dạng,không trường hợp nào giống trường hợp nào.Tuy vậy,theo Mác có thểxếp ba dạng
Bi kịch của cái mới.Cái mới đây là 1 lực lượng đại diện cho 1 lý tưởng,quan niệm tiên tiến nhất so với thờiđại.Trong đấu tranh,những lực lượng này thất bại.Dạng bi kịch này có đặc diểm là nhân vật này ngoài cáiđẹp còn mang phẩm chất anh hung.Ở đây,cái bi kết hợp với cái hào hung.Dạng bi kihcj này thường xuất hiệnvào những bước ngoặc LS:cách mạng,chiến tranh vfa có thể kể cả những cải cach XH
Bi lịch của cái cũ.Cái cũ đây không phải là cái xấu xa,phản động,đây là 1 lực lượng tuy ko còn tiên tiến nhưngnếu tồn tại nó vẫn có tác dụng tích cực nhất định đối với LS.Đặc điểm của dạng bị kịch này lad sựu đan xenkết hợp giữa cái bi với cái hài
Bi kịch của sự lầm lẫn và ngu dốt,một mặt thì chưa dám bước theo cái mới,1 đằng lại chưa đoạn tuyệt vớicái cũ.Đặc điểm của dạng bị kịch này là nhân vật luôn sống trong trạng thái day dứt,dằn vặt Ngoài ra người
ta còn nói đén bi kịch của chính cái xấu mà thực chất là bị kịch của sự lẫm lẫn và ngu dốt.Đây là bi kịch củatội ác.Nếu như bị kịch của cái mới lấy nước mắt để răn đời thì bi kihcj tội ác lấy cái khủng khiếp để nhắc conngười
Cái bi còn có trong NT,đó là sự phản ánh cái bi trong cuộc sống thông qua sự sang tạo của nghệ sỹ.Cái bi nàythường diễn ra như ngẫu nhieentinhf cờ nhưng xét đến cùng lại mang tính chất tất yếu.Phương tiện mầunhiệm nhất để tạo cảm xúc trước cái bi trên sân khấu không phải chỉ là nước mắt của diễn viên.Cái bi trong
NT là 1 loại đề tài mang đậm chất triết luận về những vấn đề đặt ra trong cuộc sống
CÁI HÀI:
Cũng như cái đẹp vfa cái bi,cái hài là 1 phạm trù MH-phải bao gồm của 2 mặt khách thể vfa chủ thể:cái gì hài?Hài với ai?Về mặt khách thể,đối tượng của cái hài là cái xấu núp dưới vỏ cái đẹp.Mặt chủ thể tự thấy hoặcvốn là cao hơn khách thể
Trong cuộc sống,cảm xúc cái hài chỉ xuất hiện khi con người bắt đầu tự tin vào chính mình.Khi con ngườicảm thấy qua nhỏ bé vfa hoàn toàn bất lực trước thiên nhiên,trước những thế lực siêu nhiên,trước quyềnuy,cảm xúc cái hài xuất hiện.Cái hài xuất hiện như 1 nhu cầu tất yếu trong LS loài người:phê phán vạch trầncái xấu núp dưới vỏ cái đẹp,chỉ ra những tỳ vết thiếu sót thiếu hợp lý của cái mơi mà nó cứ tưởng là đầy đủ
để được hoàn thiện hơn
Lãnh thổ,chế độ XH,đời sống kinh tế,phong tục tập quán… Nhất là ngôn ngữ khác nhau tạo ra cảm xúc hàikhác nhau.Cách chơi chứ,nói long…là ví dụ có tính cộng đồng của cái hài.Cái hài trong SC XH rất đa dạng ,csothể xếp thành 2 loại chủ yếu
Hài châm biếm là tiếng cười phê phán,giáo dục nhẹ nhàng nhưng thấm thía.Đối tượng của hài châm biếm là
về căn bản tốt những còn khiếm khuyết,ấu trĩ
Trang 99Loại đả kích là tiếng cười quyết liệt,không khoan nhượng đối với đối tượng-cái cũ rich lỗi thời,phản
động.Ngoài ra còn có thể nói tới loại khôi hài là mang tính chất bông đùa không ác ý như kiểu giải trí nhẹnhàng
Cái hài trong NT là sự phản ánh cái hài trong cuộc sống XH thông qua sang tạo của nghệ sỹ.Khi đưa cái hàitrong CS vào NT phải chú y đến cấp độ,đối tượng,phương tiện gây cười.cái bi và cái hài là 1 cặp phạm trùtồn tại trong mối quan hệ BC tuy là đối lập song lại có thể chuyển hóa từ cái hài sang cái bi
CÁI CAO CẢ:
Các hiện tượng TM cao cả tồn tại một cách khách quan trong hoạt động thực tiễn của con người, nó có baochứa một giá trị TM lớn hơn, gây cảm xúc tích cực mạnh hơn so với hiện tượng đẹp Mỹ học Mác – Lêninxác định rằng hiện tượng thẩm mỹ được xem là đối tượng của cái cao cả bao gồm hai phương diện:
Về phương diện khách thể: sự vật được coi là cao cả, hùng vĩ khi có quy mô, khối lượng và kích thước vượt
xa các chuẩn mực quen thuộc Tất nhiên các sự vật đó không phải thuộc về cái thiên nhiên tự nó, mà là cáithiên nhiên được con người cải tạo, hiện ra như là tác phẩm của con người Nhìn cái thiên nhiên đó conngười thấy hình bóng của chính mình và con người thấy tràn ngập niềm hân hoan, kiêu hãnh về khả năng,
về tầm vóc của mình
Con người với tư cách là đối tượng phản ánh của cái cao cả phải có nhân cách phi thường, đóng góp cho sựphát triển của xã hội một cách nổi bật Sự thể hiện của con người như thế có thể là hành động của Đam Sanchiến đấu với tự nhiên, với kẻ thù đến cướp bóc để bảo vệ cộng đồng Có thể là những con người với cácphát minh sáng tạo làm cho loài người trở nên mạnh mẽ hơn, có thể là con người với những lời dạy bảo đểcho giống người sống đẹp đẽ; hiểu biết và ngay thẳng xứng đáng với danh hiệu Người cao quý
Về phương diện chủ thể: trước các đối tượng nêu trên, ở chủ thể xuất hiện những tình cảm thẩm mỹ mạnh
mẽ, hoà trộn nhiều sắc thái như ngạc nhiên, thán phục, khâm phục, hân hoan Trước các vẻ đẹp, những conngười bình thường cũng có thể bị lay động, bị quyến rũ .Cái cao cả là phạm trù mỹ học cơ bản, phản ánh giátrị thẩm mỹ tích cực ở cấp độ phi thường, gây nên cảm xúc khâm phục, choáng ngợp cho chủ thể thẩm mỹ.Các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên được coi là biểu hiện của cái cao cả phải có quy mô và sức mạnh phithường, lại phải có một khoảng cách tương đối gần đối với chủ thể thẩm mỹ Thiên nhiên vô cùng tận, tínhchất vĩnh hằng, bất diệt của nó là biểu hiện một cách tập trung nhất của cái cao cả trong tự nhiên, mặc dùvậy nó đã được người hoá, nó bộc lộ ở một trình độ nhất định những phẩm chất người
Trong xã hội, cái cao cả được biểu hiện ra ở các giai cấp khi nó đại diện cho sự phát triển của xã hội, ở cáccuộc cách mạng thay đổi một cách căn bản trật tự xã hội, tạo bước ngoặt cho sự phát triển mạnh mẽ tiếptheo sau và cuối cùng, cái cao cả trong xã hôi biểu hiện ra ở các vĩ nhân, danh nhân với sự đóng góp lớn laocủa họ vì sự tiến bộ của xã hôi loài người
Cái cao cả được thể hiện ra trong nghệ thuật thông thường qua các hình thức điển hình như tính đồ sộ,hoành tráng Nghệ thuật Hy Lạp cổ đại lấy hình tượng thần Zớt làm biểu tượng cho cái vĩ đại, cao cả Cáckim tự tháp Ai Cập gây cảm giác về sự vĩ đại của Pharaôn bằng cách trấn áp tinh thần các nhân cách khác.Các công trình kiến trúc thời Trung cổ bằng các tường cột vươn thẳng lên trời tạo sự liên tưởng về sự liên hệgiữa các khát vọng trần thế với đấng tối cao Còn bản thân các tác phẩm nghệ thuật có thể coi là biểu hiệncủa cái cao cả nếu như sự sáng tạo nó đạt đến độ hoàn mỹ tối đa về mọi phương diện nghệ thuật
1.7.Phân tích 3 tiêu chí của cái hoàn mỹ: Chân- thiện- mỹ:
Khái niệm về Chân-Thiện-Mỹ là một giá trị phương Tây trong lịch sử triết học cổ đại Từ đó đến nay dầnđược khẳng định là đích ngắm của loài người trên con đường văn minh hoá ở Âu Mỹ
Trang 1010Khi đi sâu vào cái Chân tức sự thật thì sự thật trong khái niệm triết học và khoa học, không phải chỉ bao hàmcái gì chúng ta nhìn thấy được vì có những thứ tồn tại ngoài tầm nhìn thí dụ tia laser, sóng điện từ hay chỉ
là hình ảnh ảo khác hơn sự thật như đi xe không biết mình di chuyển mà thấy hàng cây chạy ngược, hay việc
“trái đất quay quanh mặt trời” chứ không phải như con người nhiều ngàn năm nối tiếp cứ ngỡ “mặt trờiquay quanh trái đất”
Chân-Thiện-Mỹ cũng không định hình rõ và bất biến hay chỉ tồn tại ngoại thân như hạt kim cương quý giácon người phải dùng nó trang điểm thêm Đạo Phật, một triết học phương Đông, nhìn Chân-Thiện-Mỹ ởkhía cạnh đạo đức, bản chất, giá trị con người, cho Chân-Thiện-Mỹ ẩn tàng trong từng con người như mộtthứ bản chất
Nội hàm của Chân-Thiện-Mỹ là nội hàm mở không có biên cương và con người từ nhiều quốc gia khó thể cóđược cùng một cách hiểu, khó thống nhất một cách làm Mỗi tầng nấc văn minh sản sinh khái niệm làm nênnội hàm Chân-Thiện-Mỹ
Ngày nay, triết học mới còn đề xuất thêm ý nghĩa mới cho Chân-Thiện-Mỹ là cần có sự có liên quan với nhaugiống khái niệm “Thiên Địa Nhân hợp nhất”, và con người là một tiểu vũ trụ Với Chân-Thiện-Mỹ nếu vẻ đẹp
mà hàm chứa niềm đau và nỗi chết thì không thể coi là Chân Thiện Mỹ để làm theo Môt bài văn hay mà kêugọi bạo hành chết chóc làm cho con người đau khổ thêm như Cộng Sản hay khủng bố Hồi giáo thì khôngchút gì là Chân Thiện Mỹ Cái Mỹ cũng không được tách khỏi cái Chân vì thiếu cái Chân thì thành kiểu mộthoa hậu nhờ phấn son và dao kéo giải phẩu thẩm mỹ
Khái niệm chân - thiện - mỹ có nhiều tầng ý nghĩa Nhưng cách hiểu chung nhất: chân là cái thật, cái đúng, là
lẽ phải, đối lập với cái giả, cái sai trái
Cái chân là nền tảng, là tiên đề để thực hiện cái thiện và cái mỹ.Trong 3 tiêu chí của cái đẹp thì thiện gắn liềnvới đạo đức.Quan niệm về đạo đức cũng với những chuẩn mực nhất định thấm sâu và chỉ đạo hành vi củacon người-ngya cả khi nó đánh giá cái đẹp
Khái niệm chân - thiện - mỹ có nhiều tầng ý nghĩa Nhưng cách hiểu chung nhất: chân là cái thật, cái đúng, là
lẽ phải, đối lập với cái giả, cái sai trái
Cái chân là nền tảng, là tiên đề để thực hiện cái thiện và cái mỹ
Thiện là điều lành, điều tốt, đối lập với điều ác Lịch sử phát triển của loài người là lịch sử đấu tranh khôngngừng giữa cái thiện với cái ác và không phải bao giờ cái thiện cũng chiến thắng
Mỹ là cái đẹp phải đẹp thì mọi người đều thống nhất Nhưng thế nào là đẹp thì lại có nhiều ý kiến khácnhau Cái đẹp ở đây không phải chỉ là cái đẹp của hình thức nghệ thuật
chân thiện mỹ là tiêu chuẩn để đánh giá, là tấm gương soi Từ xưa đến nay và mãi mãi về sau, chân thiện - mỹ là lý luận cơ bản nhất, là thực tiễn sáng tác, là đích
-1.8 Thị hiếu thẩm mỹ là gì? Tại sao nói Mode là một hiện tượng mang tính xã hội?
THTM là 1 hiện tượng XH-LS mang tính cá nhân vfa tính cộng đồng,thời đại vfa THTM có tính chu kỳ lặp lại.Thị hiếu thẩm mỹ là khái niệm chỉ sở thích của con người trong lĩnh vực thẩm mỹ, bộc lộ năng lực lựa chọn,đánh giá của con người bằng cảm xúc trước các hiện tượng thẩm mỹ Thị hiếu thẩm mỹ còn là năng lực conngười trong việc đánh giá những thuộc tính, phẩm chất thẩm mỹ trong đời sống và trong nghệ thuật.Nó bộc
lộ sự đánh giá hiện thực, đánh giá toàn bộ giá trị thẩm mỹ, xuất phát từ cái đẹp, xấu, bi, hài… thể hiện tình
Trang 1111cảm thẩm mỹ của cá nhân hay nhóm, tập thể.
Yếu tố cá nhân trong thị hiếu thẩm mỹ bộc lộ ở chỗ, sự lựa chọn đối tượng để cảm thụ, đánh giá hoàn toànphụ thuộc vào sở thích riêng của mỗi người Thị hiếu thẩm mỹ luôn là sự bộc lộ cái tôi cá nhân và phơi bày
cá tính Mỗi chủ thể khi đánh giá thẩm mỹ lại đưa ra những cảm nhận ở mức độ khác nhau
Thị hiếu thẩm mỹ vừa mang dấu ấn cá nhân độc đáo riêng biệt, vừa ẩn chứa những quan niệm mang tínhphổ biến trong một cộng đồng, xã hội, thời đại nhất định Mối quan hệ biện chứng cá nhân - xã hội trong thịhiếu thẩm mỹ là mối quan hệ vừa cá nhân vừa xã hội trong mỗi con người, là sự chuyển hoá hài hoà giữariêng và chung, cá biệt và phổ biến Cái chung đã được hoà tan, thẩm thấu và trở nên ổn định trong nét độcđáo, riêng biệt của mỗi cá nhân Cho nên, một thị hiếu thẩm mỹ đúng đắn, lành mạnh phải có sự hoà hợpcủa cả hai yếu tố: cá nhân và xã hội
Yếu tố xã hội của thị hiếu thẩm mỹ thể hiện trước hết ở tính giai cấp Trong xã hội có phân chia giai cấp, thịhiếu thẩm mỹ của con người luôn chịu ảnh hưởng của giai cấp mà nó là thành viên như: điều kiện, hoàncảnh sống, lý tưởng đạo đức, lý tưởng chính trị, lý tưởng thẩm mỹ
T.Secnưsepxki, nhà mỹ học dân chủ cách mạng Nga thế kỷ XIX đã nói đến sự khác biệt mang tính giai cấptrong quan niệm về cái đẹp Ông đưa ra ví dụ những người lao động chốn thôn quê quan niệm về một ngườicon gái đẹp phải là người khoẻ mạnh, rắn chắc, có khả năng lao động tốt, còn đối với người đẹp trong conmắt xã hội thượng lưu lại ưa những cô tiểu thư mảnh mai, yểu điệu, “gió thổi bay
Yếu tố dân tộc cũng tác động lớn đến sự hình thành thị hiếu thẩm mỹ của mỗi cá nhân Mỗi dân tộc cónhững đặc điểm riêng về hoàn cảnh sống, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, phong tục tập quán, tâm lý,truyền thống văn hoá khác nhau nên thị hiếu thẩm mỹ cũng có sự khác biệt so với các dân tộc khác
Không thể không nhắc đến yếu tố thời đại chi phối đến thị hiếu thẩm mỹ Sự thay đổi của những điều kiện,hoàn cảnh kinh tế xã hội mỗi thời đại làm cho quan niệm, đánh giá thẩm mỹ của con người cũng thay đổitheo
Bên cạnh yếu tố dân tộc, giai cấp, thời đại thì tính nhân loại cũng ảnh hưởng đến thị hiếu thẩm mỹ Sở thíchcủa cá nhân có thể khác nhau nhưng tiêu chuẩn “Chân- Thiện - Mỹ” là cái đích mà ai cũng muốn vươn tới.Tính nhân loại là tiêu chí cao nhất để đánh giá giá trị của các hiện tượng thẩm mỹ, cũng như góp phần phânbiệt thị hiếu thẩm mỹ tốt và thị hiếu thẩm mỹ xấu, phân biệt cái tầm thường và cái cao đẹp, nghệ thuật vàphi nghệ thuật
Như vậy, thị hiếu thẩm mỹ bộc lộ sâu đậm màu sắc cái “tôi” nhưng lại có sự chi phối trực tiếp của các yếu
tố xã hội (giai cấp, dân tộc, thời đại, nhân loại ) ảnh hưởng đến hoạt động cảm thụ, đánh giá và sáng tạothẩm mỹ Nói cách khác, thị hiếu thẩm mỹ bộc lộ mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân và xã hội, cái chủquan và cái khách quan, cái chung và cái riêng Cái chung đã được hoà tan, thẩm thấu và trở nên ổn địnhtrong nét độc đáo, riêng biệt của mỗi cá nhân Chỉ có đứng trên phương diện này chúng ta mới lí giải được
vì sao mỗi chủ thể ở những dân tộc, giai cấp, thời đại, thế hệ có những thị hiếu thẩm mỹ khác nhau nhưngvẫn dễ dàng tìm được tiếng nói chung, nhất là khi đứng trước các hiện tượng thẩm mỹ nào đó thuộc vềthiên nhiên, đồ vật hay các tác phẩm nghệ thuật
Tóm lại, một thị hiếu thẩm mỹ đúng đắn, lành mạnh phải có sự hoà hợp của cả hai yếu tố cá nhân và xã hội.Không nên tuyệt đối hoá một yếu tố nào Nếu tuyệt đối hoá yếu tố cá nhân tức là phủ nhận sự can thiệp kịpthời, đúng đắn của xã hội đối với những thị hiếu thẩm mỹ lai căng, lập dị, không lành mạnh Còn nếu tuyệtđối hoá yếu tố xã hội tức là dẫn đến đồng nhất sở thích của mọi người, thủ tiêu cá tính sáng tạo, làm chođời sống thẩm mỹ của cá nhân và xã hội trở nên nghèo nàn, nhàm chán, không có điều kiện để phát triển