Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (T3)

2 5.5K 62
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (T3)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tiết: 28 ( lớp 11a5, 11a6 ), 26 ( lớp 11a2 ) Ngày soạn: 21 / 10 / 07 VĂN TẾ NGHĨA CẦN GIUỘC ( T3 ) (Nguyễn Đình Chiểu) 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ - Đọc thuộc lòng 10 câu đầu của bài văn tế; phân tích phần 1 ( lung khởi ) 3. Bài mới Hoạt động của Gv - Hs Nội dung cần đạt Pv. Ở đây, họ là những con người như thế nào? Pv. Khi ra trận họ được trang bị như thế nào? Pv. Em có nhận xét gì về nghệ thuật được sử dụng ở đây? - Đtừ hành động với mật độ cao: đánh, đốt, chém, gióng, đạp, lướt, xô, xông,… - Động từ chỉ hành động mạnh, dứt khoát: Đốt xong, chém rớt,… - Cách dùng từ chéo: đâm ngang, chém ngược, hè trước, ó sau… - Ngắt nhịp ngắn gọn, giọng điệu khẩn trương,…  Họ lấy gan vàng đọ với đạn nhỏ, đạn to, tàu thiếc, tàu đồng ( vũ khí tối tân, hiện đại)Họ hy sinh nhưng vẫn là những anh hùng bất tử. Bình. Đây là cuộc chiến không cân sức, vì vậy, dù họ có thất bại, họ vẫn là những anh hùng bất tử. Ý nghĩa của trận đánh ấy không chỉ là tạo được chiến thắng oanh liệt mà còn ở chỗ qua trận đánh, người nghĩa quân đã khẳng định thêm, làm sáng tỏ chân lí của lịch sử: + Chân lí về lòng yêu nước, vai trò tự nguyện, tự giác của người dân trong chiến đấu từ xưa đến nay. + Chân lí về khả năng chiến thắng của ý chí con người. Bình. Lời văn có tính chất hồi tưởng, đặc biệt với cảm hứng ngợi ca anh hùng, hình ảnh người nông dân nghĩa quân Cần Giuộc hiện lên như một tượng đài nghệ thuật sừng sững, rực rỡ hiếm thấy. Lần đầu tiên người nông dân VN bước vào văn học với tư thế • Trong trận tập kích công đồn, họ là những dũng - Khẳng định: “ …chẳng phải quân cơ quân vệ…; chẳng qua là dân ấp dân lân, mến nghĩa làm quân chiêu mộ” Họ chỉ là con người thật thà, chỉ có một tấm lòng mến nghĩa mà đánh giặc. - Trang bị: chưa tập rèn võ nghệ, chưa bày bố binh thư, manh áo vải, ngọn tầm vong, rơm con cúi,… vũ khí quá thô sơ, chỉ là những đồ dùng sinh hoạt hàng ngày của họ. - Khi ra trận: + “…đốt xong nhà dạy đạo kia,…chém rớt đầu quan hai nọ” + “…Đạp rào lướt tới…,…xô cửa xông vào liều mình như chẳng có” + “ Kẻ đâm ngang, người chém ngược…; bọn hè trước, lũ ó sau….” Gan dạ, coi thường sự hiểm nguy, xông vào đồn giặc với tất cả sức mạnh của lòng yêu nước, căm thù giặc,  kẻ thù phải khiếp sợ.  Với việc sử dụng các động từ mạnh, từ chéo, ngắt nhịp câu ngắn gọn, giọng điệu khẩn trương, sôi động…, tác giả đã dựng lên bức tranh công đồn chân thực hào hùng, sinh động, làm sống dậy khí thế xông trận ồ ạt như vũ bão, một khí thế hiếm thấy trong lịch sử văn học và lịch sử dân tộc. đưòng hoàng, đĩnh đạc mang tầm vóc và vẻ đẹp có thực của mình. Cho hs đọc lại đoạn ai vãn, tìm hiểu những nguồn cảm xúc cộng hưởng trong tiếng khóc thương của tác giả. Pv. Tìm và phân tích những chi tiết nghệ thuật của đoạn văn. Bình. Tiếng khóc không chỉ thể hiện tình cảm riêng tư mà tác giả đã thay mặt nhân dân cả nước khóc thương và biểu dương công trạng của người nghĩa sĩ. Tiếng khóc không chỉ hướng về cái chết mà con2 hưóng về cuộc sống đau thương, khổ nhục của cả dân tộc trước làn sóng xâm lăng của thực dân, nó không chỉ gợi nỗi đau mà còn khích lệ lòng căm thù giặc và ý chí tiếp nối sự nghiệp dở dang của người nghĩa sĩ. Pv. Sức gợi cảm mạnh mẽ của bài văn tế chủ yếu do những yếu tố nào? Phân tích một số câu tiêu biểu. Gv nêu câu hỏi hướng hs tự tìm ra những điều cần ghi nhớ. 4. Phần 3 và phần 4 ( ai vãn và kết ) a. Nỗi xót thương đối với người nghĩa sĩ. - Nỗi tiếc hận của người phải hi sinh khi sự nghiệp còn dang dở, chí nguyện chưa thành ( câu 16, 24 ) - Nỗi xót xa của những gia đình mất người thân, tổn thất không thể bù đắp đối với những người mẹ già, vợ trẻ ( câu 25 ) - Nỗi căm hờn đã gây nên nghịch cảnh éo le ( câu 21 ), hoà chung với tiếng khóc uất ức nghẹn ngào, trước tình cảnh đau thưong của đất nước, của dân tộc ( câu 27) - Nỗi đau sâu nặng không chỉ ở trong lòng ngưòi mà còn bao trùm khắp cỏ cây, sông núi: sông Cần Giuộc, chợ Trường Bình,… tất cả đều nhuốm màu tang tóc, bi thương. b. Niềm cảm phục trước cái chết vẻ vang của người nghĩa Cần Giuộc. Niềm cảm phục và tự hào đối với những người dân thường đã dám đứng lên bảo vệ từng “tấc đất ngọn rau”, “bát cơm manh áo” của mình chống lại kẻ thù hung hãn ( câu 19,20), đã lấy cái chết để làm rạng ngời một chân lí cao đẹp của thời đại: Chết vinh còn hơn sống nhục ( câu 22, 23 ) c. Biểu dương công trạng của người nông dân- nghĩa sĩ, đời đời được nhân dân ngưỡng mộ, tổ quốc ghi công ( câu 26, 28 ) 5. Nghệ thuật - Cảm xúc chân thành, sâu nặng, mãnh liệt ( câu 3, 25 ); giọng văn bi tráng, thống thiết ( câu 22, 23, 24); hình ảnh sống động ( câu 13, 14, 15) - Ngôn ngữ giản dị, dân dã được chọn lọc tinh tế, có sức biểu cảm lớn, giá trị thẩm mĩ cao( cui cút, tấc đất ngọn rau, bát cơm manh áo,…), sử dụng nhiều biện pháp tu từ - Giọng điệu thay đổi theo dòng cảm xúc. III. Tổng kết ( Sgk ) 4. Củng cố - Hình ảnh người nông dân-nghĩa được tái hiện trong bài văn tế như thế nào? - Tiếng khóc của tác giả xuất phát từ những nguồn cảm xúc nào?Vì sao tiếng khóc này không hề bi luỵ. - Những thành công về mặt nghệ thuật trong bài văn tế. 5. Dặn dò - Học bài; học thuộc lòng bài văn tế - Soạn bài “Chiếu cầu hiền” Rút kinh nghiệm: . . . . . 21 / 10 / 07 VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC ( T3 ) (Nguyễn Đình Chiểu) 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ - Đọc thuộc lòng 10 câu đầu của bài văn tế; phân tích. núi: sông Cần Giuộc, chợ Trường Bình,… tất cả đều nhuốm màu tang tóc, bi thương. b. Niềm cảm phục trước cái chết vẻ vang của người nghĩa sĩ Cần Giuộc. Niềm

Ngày đăng: 21/06/2013, 01:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan