Việc viết tiểu luận môn học sẽ một phần giải quyết mâu thuẫn này, giúp sinh viên có điều kiện tìm hiểu kĩ hơn, sâu hơn những vấn đề cơ bản của môn học, qua đó nâng cao chất lượng học tập
Trang 1MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI VIẾT TIỂU LUẬN MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN
(HỌC PHẦN 1)
ThS Trần Huy Quang
Đối với mỗi sinh viên đang ngồi trên ghế giảng đường đại học, bên cạnh việc học tập các môn trên lớp, nghiên cứu khoa học cũng là một trong những nhiệm vụ và trách nhiệm quan trọng của họ Trong suốt thời gian học tập tại trường, sinh viên sẽ phải thực hiện rất nhiều thể loại luận văn khoa học từ thấp đến cao, trong đó viết tiểu luận môn học có thể coi là bước tập dượt đầu tiên Chính vì thế, đây là công việc hết sức cần thiết và quan trọng nhằm trang bị và chuẩn bị về kiến thức, kĩ năng và phương pháp cho việc nghiên cứu khoa học sau này
Đối với môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (bao gồm cả hai học phần: Nguyên lý Mác Lênin 1 và Nguyên lý Mác -Lênin 2), việc viết tiểu luận còn là một yêu cầu do Bộ Giáo dục và Đào tạo đề
ra Do đó, công việc này đã được tiến hành thường xuyên ở các trường đại học thời gian qua, trong đó có Trường Đại học Ngoại thương Tuy nhiên, đối tượng viết tiểu luận là sinh viên năm thứ nhất, do còn bỡ ngỡ, chưa hiểu rõ về mục đích, yêu cầu, cách thức thực hiện một tiểu luận môn học nên còn tỏ ra lúng túng, kết quả đạt được còn hạn chế Vậy, mục đích của viết tiểu luận là gì? Tiểu luận có những yêu cầu nào? Các bước thực hiện một tiểu luận như thế nào? Bài viết sẽ góp phần giải đáp các câu hỏi nêu trên nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản, giúp sinh viên thực hiện tốt một tiểu luận môn học
1 Mục đích và những yêu cầu của tiểu luận
1.1 Mục đích của viết tiểu luận
Tiểu luận là chuyên khảo về một chủ đề khoa học, thường được làm trong quá trình học tập một môn học nào đó
Trang 2Viết tiểu luận môn học có các vai trò, mục đích sau đây:
- Qua việc viết tiểu luận sẽ giúp sinh viên hiểu sâu hơn những vấn đề
cơ bản thuộc về môn học Lên bậc đại học, mỗi một môn học luôn có một khối lượng kiến thức khổng lồ Tuy nhiên, trong bối cảnh đào tạo theo tín chỉ hiện nay thì thời lượng dạy và học lý thuyết ở trên lớp là rất ít, do đó, cả giảng viên và sinh viên luôn gặp sức ép rất lớn Việc viết tiểu luận môn học
sẽ một phần giải quyết mâu thuẫn này, giúp sinh viên có điều kiện tìm hiểu
kĩ hơn, sâu hơn những vấn đề cơ bản của môn học, qua đó nâng cao chất lượng học tập
- Cùng với nhiệm vụ học tập, nghiên cứu khoa học cũng là một nhiệm
vụ quan trọng của sinh viên ở bậc đại học Qua việc viết tiểu luận môn học
sẽ giúp sinh viên làm quen với nghiên cứu khoa học, hình thành ở họ thói quen nghiên cứu khoa học
- Viết tiểu luận là một trong những hình thức học tập bằng cách tự nghiên cứu của sinh viên ngoài giờ lên lớp, qua đó phát huy tính tự chủ, năng động, sáng tạo của sinh viên, nhất là trong bối cảnh đào tạo tín chỉ
- Quá trình viết tiểu luận đòi hỏi sinh viên phải tự mình đọc các tài liệu, xử lý các thông tin, sắp xếp các ý tưởng thành một văn bản để chứng minh một vấn đề được đặt ra, từ đó góp phần rèn luyện kĩ năng viết và phương pháp tiếp cận, giải quyết vấn đề của sinh viên, nâng cao trình độ lý luận của họ
- Chuẩn bị và trang bị kiến thức, kĩ năng, phương pháp cho việc viết các thể loại luận văn khoa học sau này của sinh viên như: báo cáo thực tập giữa khóa, thu hoạch thực tập tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp…
- Giúp sinh viên bước đầu biết gắn lý luận với thực tiễn
1.2 Những yêu cầu của tiểu luận
a Yêu cầu về nội dung
Tiểu luận được thực hiện trong quá trình học tập một môn học nào đó,
do vậy, tiểu luận phải có nội dung liên quan đến môn học, góp phần giải đáp,
Trang 3mở rộng hoặc nâng cao kiến thức về một vấn đề khoa học thuộc môn học đó Người làm tiểu luận cần phải đưa ra những nghiên cứu riêng, ý kiến riêng của mình về vấn đề khoa học được đề cập tới trong tiểu luận, chứ không dừng ở mức độ chỉ tổng hợp các tài liệu và ý kiến có sẵn
Tiểu luận không nhất thiết bao quát toàn bộ nội dung môn học mà có thể chỉ đề cập đến một vấn đề nhất định trong môn học đó Chẳng hạn:
“Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay” Việc tìm hiểu vấn đề này của tiểu luận
sẽ giúp người học hiểu rõ hơn nguyên lý về mối liên hệ phổ biến trong triết học, đồng thời biết cách vận dụng lý luận vào thực tiễn trong việc phân tích mối quan hệ biện chứng giữa việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với việc tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay
b Yêu cầu về hình thức (trình tự và cấu trúc của tiểu luận)
Phần này đã được trình bày trong Giáo trình Lôgic học và phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học do PGS, TS Đoàn Văn Khái, PGS, TS
Nguyễn Anh Tuấn, GVC Dư Đình Phúc đồng chủ biên, NXB Giáo dục, H, tr195-196 Ở đây, tác giả bài viết xin trích dẫn lại như sau:
- Trang bìa: gồm bìa chính và bìa phụ (bìa phụ là giấy thường) Bìa chính và bìa phụ hình thức trình bày giống nhau, được viết theo thứ tự từ trên xuống như sau: tên trường; khoa/bộ môn nơi hướng dẫn người viết tiểu luận; tiểu luận (tên môn học); tên đề tài; họ tên người viết tiểu luận; mã sinh viên; lớp, khối, ngành, khóa; họ tên người hướng dẫn; địa danh và tháng, năm viết tiểu luận (Xem phụ lục 1)
- Mục lục
- Danh mục các chữ, kí hiệu viết tắt, bảng biểu (nếu có)
- Mở đầu (đối với tiểu luận môn học, phần này thường gồm các nội dung sau: lý do chọn đề tài; mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu; đối tượng nghiên cứu; kết cấu tiểu luận)
Trang 4- Nội dung (kết quả nghiên cứu): Dù viết về một vấn đề gì thì bài tiểu luận phải nêu lên được vấn đề, phân tích và đánh giá vấn đề, trình bày những kết quả/ý kiến, quan điểm, kết luận của người nghiên cứu về vấn đề đó Tùy theo tên đề tài, nhưng nói chung phần nội dung của tiểu luận cần đề cập và giải quyết các vấn đề theo lôgic: lý luận, lý thuyết mà đề tài cần giải quyết; thực trạng, thực tiễn vấn đề mà đề tài nghiên cứu; đề xuất giải pháp, kiến nghị trên cơ sở thực trạng của vấn đề Phần nội dung có thể chia thành các chương, song vì độ dài của một tiểu luận không lớn, thường khoảng 15 đến
20 trang, nên thường không đặt thành các chương mà chỉ kết cấu thành các mục, trong mỗi mục có nhóm tiểu mục và tiểu mục
- Kết luận: Phần này nêu ngắn gọn kết quả nghiên cứu và các khuyến nghị rút ra từ kết quả nghiên cứu; nêu ra những vấn đề chưa giải quyết được
và hướng phát triển của đề tài
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục (nếu có)
c Một số yêu cầu khác
Cũng giống như các thể loại luận văn khoa học khác, tiểu luận cũng có những yêu cầu về ngôn ngữ, văn phong trình bày; về cách sắp xếp danh mục tài liệu tham khảo; cách ghi trích dẫn số liệu, tài liệu; soạn thảo văn bản;
cách đánh số chương, mục… (Tham khảo Giáo trình Logic học và phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học, từ tr.207 đến tr.214).
2 Các bước để thực hiện một tiểu luận môn học
Sau khi xác định được mục đích và các yêu cầu của tiểu luận, sinh viên cần phải phân chia việc thực hiện tiểu luận thành các công việc nhỏ hơn
và đơn giản hơn; định rõ thứ tự thực hiện các công việc đó, thời gian cần thiết cho từng công việc Tức là phải xác định các bước thực hiện tiểu luận Kết quả của việc làm này là một bản kế hoạch thực hiện tiểu luận được giáo viên hướng dẫn chấp thuận Về cơ bản, để thực hiện một tiểu luận bao gồm các bước: xác định đề tài, lập đề cương nghiên cứu, thu thập và xử lý thông
Trang 5tin, giải quyết từng mục trong nội dung nghiên cứu (viết nội dung tiểu luận),
hoàn thiện tiểu luận Tất nhiên, tùy theo từng môn học và từng đề tài mà có
thể phải thêm, bớt các bước hoặc thay đổi thứ tự các bước cho phù hợp Công việc cụ thể của các bước như sau:
- Xác định đề tài
Trước tiên cần tìm kiếm và lựa chọn đề tài nghiên cứu Đề tài có thể
do giáo viên hướng dẫn nêu ra nhưng cũng có khi sinh viên phải tự tìm kiếm Đối với môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin (học phần 1), do tính đặc thù của môn học và với đối tượng làm tiểu luận là sinh viên năm thứ nhất, thì các đề tài được giảng viên định hướng và cho trước dưới dạng các vấn đề Ngoài ra, sinh viên có thể tìm kiếm và lựa chọn thêm các đề tài khác mà nội dung nằm trong chương trình môn học hoặc trong thực tiễn liên quan, nhưng phải được giảng viên thông qua
Cần phải xác định rõ phạm vi nghiên cứu của đề tài như giới hạn về nội dung, về mức độ nghiên cứu Đối với một số đề tài còn phải giới hạn về thời gian, không gian của sự kiện, điều kiện thực hiện Vì thời gian làm tiểu luận
có hạn nên sinh viên cần chọn những đề tài vừa sức và phải đưa ra những giới
hạn phù hợp, không nên chọn những đề tài quá khó hoặc quá rộng
Khi trình bày với giáo viên hướng dẫn, cần phải nói rõ nội dung đề tài,
lý do chọn đề tài, phương pháp nghiên cứu đề tài, giới hạn phạm vi nghiên cứu và cuối cùng là tên đề tài (tên đề tài phải ngắn gọn, phù hợp với nội
dung và giới hạn của đề tài)
- Lập đề cương
Đề cương là cái khung của tiểu luận, nó đề cập những nét chính của đề tài Ở bước này, cần nêu ra được nội dung tiểu luận sẽ gồm bao nhiêu phần, chương, mục; cách bố trí ra sao, nội dung chủ yếu của mỗi mục là gì Tất nhiên đây chỉ là những dự kiến, sau này có thể thay đổi cho phù hợp
Nhìn chung, nội dung tiểu luận gồm các phần chính như: Phần mở đầu, Phần nội dung, Phần kết luận (cụ thể như đã trình bày trong mục “Trình
tự và cấu trúc của tiểu luận”)
Trang 6Cần lưu ý rằng, lập đề cương là một bước rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình triển khai nội dung và chất lượng tiểu luận Vì vậy, đề cương phải được xây dựng rõ ràng, mạch lạc, lôgic Trong mỗi mục hoặc tiểu mục của các chương cần chi tiết hóa nội dung thành các ý mà sau này sẽ phải triển khai Đề cương càng chi tiết thì quá trình nghiên cứu và việc viết báo cáo kết quả nghiên cứu sẽ càng thuận lợi
- Thu thập và xử lý thông tin
Sau khi đã xác định được đề tài nghiên cứu của tiểu luận, cần phải thu thập các thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu, ví dụ như:
+ Các nguồn tài liệu như giáo trình, sách, báo, tạp chí, kỷ yếu khoa
học được lưu trữ trong các thư viện hoặc trên Internet
+ Các kết quả có được từ các thí nghiệm, điều tra,v.v (nếu có).
Trên cơ sở kết quả thu thập thông tin, sinh viên phải tiến hành xử lý thông tin theo 2 cách: định tính và định lượng tùy vào kết quả thu thập thông tin và mục đích nghiên cứu đặt ra
Kết quả của việc thu thập thông tin là một bản danh mục các tài liệu tham khảo, trong đó các tài liệu được sắp xếp theo thứ tự ABC theo tên tác giả
- Giải quyết nội dung nghiên cứu (viết tiểu luận)
Đây là bước chiếm nhiều công sức nhất trong quá trình làm tiểu luận Sinh viên cần phải tiến hành nghiên cứu, tra cứu tài liệu, tổng hợp và phân tích dữ liệu, suy nghĩ và đưa ra những nhận xét, đánh giá, cho từng mục trong tiểu luận Sau đó viết những kết quả nghiên cứu của mình để hoàn
thành từng phần của tiểu luận
Trước hết nên viết dưới dạng bản thảo tất cả những thông tin, những kết quả có được, những ý tưởng đã có cho đề tài cho dù còn lộn xộn, chưa chắc chắn Trong các bước tiếp theo sẽ sửa chữa, sàng lọc, sắp xếp, hoàn chỉnh lại
- Hoàn thiện tiểu luận
Trang 7Sau khi đã viết được hầu hết nội dung tiểu luận, cần phải đọc lại và hoàn thiện tiểu luận Chính trong phần này, việc soạn thảo tiểu luận bằng máy tính sẽ phát huy tác dụng rất tốt Với máy tính, ta có thể thêm, bớt, xóa, sửa văn bản, có thể chèn các hình ảnh, biểu bảng, sơ đồ, công thức,… một cách tiện lợi
Trong bước này, cần phải :
+ Điều chỉnh bố cục và nội dung tiểu luận cho phù hợp với quá trình
và kết quả nghiên cứu, đồng thời khiến các phần được liên kết với nhau một cách mạch lạc, rõ ràng Lược bỏ những phần, những ý chưa thật chắc chắn hoặc quá lan man
+ Sửa chữa lỗi chính tả, câu văn và ý tứ sao cho tiểu luận được trình
bày một cách chính xác, dễ hiểu và trong sáng
+ Chỉnh sửa nội dung và hình thức các bảng, biểu, hình ảnh Nhập
Danh mục tài liệu tham khảo
+ Điều chỉnh định dạng các phần của văn bản tiểu luận như các tiêu
đề, chú thích, tham chiếu, Tạo các phần cần thiết cho văn bản tiểu luận như: Trang bìa, Mục lục, Header
3 Một số kinh nghiệm trong quá trình hướng dẫn sinh viên viết tiểu luận môn học
Tiểu luận là một công trình nghiên cứu khoa học nhỏ của sinh viên Tuy vậy, để có thể có được một bài tiểu luận có chất lượng đảm bảo thì luôn cần có sự định hướng, dẫn dắt của giảng viên Từ kinh nghiệm bản thân trong quá trình hướng dẫn sinh viên viết tiểu luận, theo tác giả, cần lưu ý một
số vấn đề sau:
a Đối với giảng viên
- Đối tượng viết tiểu luận môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin (học phần 1) là những sinh viên năm thứ nhất nên còn khá bỡ ngỡ với việc học tập ở bậc đại học, trong đó có việc viết tiểu luận môn học Hầu hết sinh viên chưa biết thế nào là tiểu luận, cách thức thực hiện nó như
Trang 8thế nào… nên tỏ ra khá lúng túng, thậm chí lo lắng khi nghe giảng viên đề cập đến công việc này Vì thế, ngay trong buổi đầu tiên lên lớp, bên cạnh những công việc quan trọng khác, cũng nên phổ biến ngay rằng trong quá trình học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin (học phần 1) thì việc viết tiểu luận là một yêu cầu bắt buộc Việc thông báo này sẽ giúp sinh viên có sự chuẩn bị về tâm lý và không quá bị động khi bắt tay vào thực hiện viết tiểu luận
- Sau khi sinh viên học được từ 2 đến 3 buổi học đầu tiên, giảng viên phải dành ra ít nhất 30 phút của buổi học tiếp theo đó để hướng dẫn cụ thể cho sinh viên về những vấn đề liên quan đến việc viết tiểu luận như: tiểu luận là gì?, tại sao phải viết tiểu luận?, những yêu cầu cơ bản về hình thức và nội dung của tiểu luận?, trình tự và cấu trúc của tiểu luận…, đồng thời lưu ý sinh viên một số điểm khi trình bày kết quả nghiên cứu như: ngôn ngữ, văn phong trình bày; cách sắp xếp danh mục tài liệu tham khảo; cách ghi trích dẫn số liệu, tài liệu; cách đánh số chương, mục; cách ghi mục mục, đánh số trang… (Thực ra, tất cả những lưu ý này đã được trình bày đầy đủ và chi tiết trong giáo trình Lôgic học và phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học Tuy nhiên, có một đặc điểm là môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin (học phần 1) và môn Lôgic học và phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học được giảng dạy trong cùng một thời điểm, do đó khi sinh viên làm tiểu luận thì họ chưa được học đến phần này)
- Giảng viên nên định hướng trước cho sinh viên về tên đề tài Muốn vậy cần phải có một danh mục những vấn đề gợi ý để sinh viên có thể lựa chọn Tất nhiên, sinh viên vẫn có thể lựa chọn các đề tài khác ngoài danh mục mà giảng viên gợi ý Tuy vậy, để tránh trường hợp sinh viên lựa chọn những vấn đề mà nội dung không nằm trong chương trình môn học, hoặc đề tài quá khó hoặc quá rộng thì giảng viên cần thông báo rằng những trường hợp nào lựa chọn những đề tài ngoài danh mục thì cần phải có tên đề tài và
đề cương để giảng viên thông qua (Xem phụ lục 2)
Trang 9- Sau khi đã phổ biến công việc viết tiểu luận, giảng viên cần phải có các kênh thông tin để sinh viên có thể liên hệ nhằm giải đáp kịp thời các thắc mắc liên quan đến quá trình làm tiểu luận
b Đối với sinh viên
- Đầu tiên, sinh viên cần phải có thái độ đúng đắn đối với việc viết tiểu luận Để bài tiểu luận có chất lượng tốt thì ngay từ trong tư tưởng, sinh viên cũng phải nhìn nhận vấn đề một cách tương xứng – nghiên cứu không phải là
để đối phó với những yêu cầu của giảng viên, mà là để hiểu đầy đủ, cặn kẽ hơn các nội dung kiến thức đã được học trong môn học; từ đó vận dụng liên
hệ những kiến thức đó vào trong thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội Điều này một mặt làm tăng cường tính thực tiễn của môn học, mặt khác tạo cơ hội phát huy tính tự chủ, năng động, sáng tạo của sinh viên, rèn luyện thói quen nghiên cứu khoa học
- Sau khi lựa chọn được đề tài nghiên cứu, sinh viên cần phải xây dựng đề cương chi tiết (với những yêu cầu đã đề cập ở trên) để giảng viên góp ý, thông qua Đây là một bước hết sức quan trọng trong quá trình thực hiện bất cứ một thể loại luận văn khoa học nào, nhưng do chưa hiểu được vai trò của việc xây dựng đề cương nên hầu hết sinh viên thường bỏ qua bước này Có thể nói rằng khi xây dựng được một đề cương chi tiết là sinh viên đã hoàn thành được hơn 50% khối lượng công việc Đồng thời, khi triển khai viết đề tài, đề cương sẽ giúp cho bài tiểu luận đảm bảo được tính khoa học, nhờ vậy, sinh viên có thể định hình và làm chủ được độ dài của mỗi phần, từ
đó điều chỉnh sao cho hợp lý, để không quá dài dòng hay lan man, cũng không bị thiếu
- Sinh viên cần giữ mối liên hệ với giảng viên hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện tiểu luận Nhờ việc trao đổi với giảng viên, sinh viên có thể nắm bắt được những yêu cầu cụ thể mà giảng viên muốn họ nghiên cứu, biết được những tiêu chí mà giảng viên đưa ra là như thế nào, để từ đó xác định phương hướng cho mình Đồng thời, việc trao đổi với giảng viên sẽ
Trang 10giúp sinh viên lĩnh hội được nhiều kinh nghiệm, để được định hướng và tư vấn kịp thời trước những vấn đề nảy sinh, tránh những sai sót có thể xảy ra cũng như rút ngắn quá trình nghiên cứu
- Cuối cùng, ngoài nội dung, sinh viên cũng nên để ý đến hình thức của tiểu luận Từ cách trình bày một trang bìa, cách trích dẫn, cách ghi danh mục tài liệu tham khảo, đến phông chữ, cỡ chữ, dãn dòng, canh lề… không chỉ làm cho bài tiểu luận nhìn đẹp hơn, mà còn thể hiện sự cẩn thận, thái độ nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học
Như vậy, viết tiểu luận môn học có thể coi là bước tập dượt đầu tiên của sinh viên trong quá trình đến với công việc nghiên cứu khoa học – một nhiệm vụ không thể thiếu trong môi trường đại học Tuy nhiên, cũng giống như bất cứ một công việc nào khác, để thành công, bao giờ cũng phải có một quy trình, tức phải có một phương pháp nhất định Trên cơ sở làm rõ những vấn đề cơ bản của tiểu luận, các bước để thực hiện một tiểu luận môn học, bài viết mong muốn cung cấp cho sinh viên những nét cơ bản nhất của một nghiên cứu khoa học, mà trước hết là sinh viên có thể thực hiện tốt một tiểu luận môn học