1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề án bảo vệ môi trường đơn giản BS tâm

56 839 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 848,5 KB

Nội dung

 Chất thải rắn không nguy hại: rác thải phát sinh từ hoạt động của dự án không nhiều..  Chất thải nguy hại: rác thải nguy hại từ hoạt động của dự án là rác hải y tế gồm các loại gel, g

Trang 1

ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐƠN GIẢN

PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA NỘI

TIM MẠCH BÁC SĨ NGUYỄN CÔNG TÂM

Đại chỉ: Số 65 Thành Thái, Phường 14, Quận 10, TP.HCM

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH

TỪ NGỮ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 4

MÔ TẢ TÓM TẮT CƠ SỞ VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜN G ĐÃ QUA CỦA CƠ SỞ 4

1.1 Tên cơ sở 4

1.2 Chủ cơ sở 4

1.3 Vị trí địa lý của cơ sở 4

1.4 Quy mô, công suất, thời gian hoạt động của cơ sở 7

1.4.1 Thời gian hoạt động của cơ sở 7

1.4.2 Quy mô, công suất 7

1.5 Quy trình hoạt động khám chữa bệnh 8

1.6 Máy móc thiết bị 9

1.7 Nhu cầu nguyên liệu và nhiên liệu 9

1.7.1 Nhu cầu nguyên liệu thô/nhiên liệu 9

1.7.2 Nhu cầu và nguồn cung cấp nước 10

1.7.3 Nhu cầu sử dụng điện 11

1.7.4 Nhu cầu lao động Error! Bookmark not defined. 1.8 Tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường 11

1.8.1 Tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường đến thời điểm lập ĐA BVMT.11 1.8.2 Lý do đã không lập bản cam kết BVMT, Đề án BVMT trước đây 12

CHƯƠNG 2 14

MÔ TẢ CÁC NGUỒN CHẤT THẢI, CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG KHÔNG LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT THẢI CỦA CƠ SỞ VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ/XỬ LÝ 14

Trang 3

2.1 Nguồn chất thải rắn 14

2.1.1 Chất thải rắn sinh hoạt 14

2.1.3 Chất thải nguy hại 15

2.2 Nguồn chất thải lỏng 17

2.2.1 Nguồn phát sinh 17

2.2.2 Biện pháp quản lý 18

2.3 Nguồn chất thải khí 30

2.3.1 Nguồn phát sinh 30

2.3.2 Biện pháp quản lý 31

2.4 Nguồn tiếng ồn, độ rung 34

2.4.1 Nguồn phát sinh 34

2.4.2 Biện pháp quản lý 35

2.5 Nguồn phát sinh các nguồn thải khác 36

2.6 Các vấn đề môi trường, vấn đề kinh tế - xã hội do cơ sở tạo ra không liên quan đến chất thải 36

CHƯƠNG 3 39

KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG HÀNG NĂM 39

3.1 Kế hoạch quản lý chất thải 39

3.2 Kế hoạch quản lý các vấn đề môi trường không liên quan đến chất thải 42

3.3 Kế hoạch ứng phó sự cố 44

3.4 Kế hoạch quan trắc môi trường 46

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 50

1 Kết luận 50

2 Kiến nghị 50

3 Cam kết 50

PHỤ LỤC 53

Trang 4

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1 Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động khám chữa bệnh của Phòng

khám chuyên khoa nội tim mạch Bác sĩ Nguyễn Công Tâm 9

Bảng 2 Nhu cầu sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu 9

Bảng 3 Lượng nước sử dụng tại Phòng khám 10

Bảng 4 Lượng điện tiêu thụ của Cửa hàng 11

Bảng 5 Danh mục nhân viên làm việc tại Cửa hàng Error! Bookmark not defined. Bảng 6 Khối lượng các loại chất thải nguy hại của Phòng khám trong 1 năm 16

Bảng 7 Kết quả giám sát chất lượng nước thải Phòng khám chuyên khoa nội tim mạch Bác sĩ Nguyễn Công Tâm 21

Bảng 8 Phương pháp phân tích chất lượng không khí 32

Bảng 9 Kết quả phân tích chất lượng không khí bên trong và khu vực xung quanh Phòng khám chuyên khoa nội tim mạch Bác sĩ Nguyễn Công Tâm 33

Bảng 10 Phương pháp phân tích chất lượng tiếng ồn 35

Bảng 11 Kết quả đo tiếng ồn khu vực cổng và trong khu vực hoạt động 35

Bảng 12 Kế hoạch quản lý chất thải 40

Bảng 13 Kế hoạch quản lý các vấn đề môi trướng không liên quan đến chất thải 42

Bảng 14 Kế hoạch ứng phó sự cố 45

Bảng 15 Kế hoạch quan trắc môi trường 46

DANH MỤC HÌNH Hình 1 Vị trí của Phòng khám chuyên khoa nội tim mạch 5

Hình 2 Quy trình khám chữa bệnh của Phòng khám 8

Hình 3 Sơ đồ khối các biện pháp xử lý chất thải rắn 15

Hình 4 Bể tự hoại 3 ngăn, có ngăn lọc 19

Hình 5 Sơ đồ xử lý nước thải tại Phòng khám Bác sĩ Tâm 39

Trang 5

CHƯƠNG 1. TỪ NGỮ VIẾT TẮT

BOD : Nhu cầu ôxy sinh hóa

BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường

BXD

ĐTM

NTSH

: Bộ xây dựng: Đánh giá tác động môi trường: Nước thải sinh hoạt

Trang 6

MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, nền kinh tế của Việt Nam có nhiều chuyển biến mạnh

mẽ cả về số lượng lẫn chất lượng Đảng và Nhà nước luôn xem mục tiêu phát triểnkinh tế là động lực cho quá trình Công nghiệp hóa, hiện đại hoá Đất nước Ngày càng

có nhiều Công ty, Xí nghiệp được xây dựng

Tuy nhiên, bất kỳ ngành sản xuất, kinh doanh nào cũng có khả năng phát sinh racác loại chất thải gây ô nhiễm môi trường và gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng nhưcuộc sống của con người và cũng là nguyên nhân góp phần vào sự suy thoái môitrường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên Chính vì các lý do nêu trên mà chiến lược vềbảo vệ môi trường và phát triển bền vững Đất nước đang ngày càng được sự quan tâmcủa các cơ quan chức năng cũng như các nhà khoa học

Nhằm thi hành nghiêm chỉnh Luật Bảo vệ môi trường, Phòng khám chuyên khoanội tim mạch Bác sĩ Nguyễn Công Tâm tiến hành lập Đề án Bảo vệ Môi trường đơngiản cho Phòng khám Đây là báo cáo được xây dựng trên cơ sở hoạt động dự án, từ

đó tiến hành thiết lập những tác động tích cực và tiêu cực đến lĩnh vực đặc biệt là môitrường tự nhiên do dự án mang lại Trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp nhằm hạn chếđến mức thấp nhất những tác động xấu đến môi trường, đưa ra các chính sách hoạtđộng cụ thể và chương trình hành động trong thời gian sắp tới vì một môi trường tronglành trong tương lai

Giới thiệu chung về dự án

Phòng khám chuyên khoa nội tim mạch Bác sĩ Nguyễn Công Tâm hoạt động theogiấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 41J8003816 do Ủy ban nhân dân Thành phố

Hồ Chí Minh cấp lần đầu ngày 10 tháng 08 năm 2004 và chứng nhận thay đổi lần 02vào ngày 17 tháng 09 năm 2014 Phòng khám chính thức hoạt động vào tháng 08 năm2004

Địa chỉ: Số 65 Thành Thái, Phường 14, Quận 10, TP.HCM

Điện thoại: (08) 38 64 50 50

Phòng khám chuyên khoa nội tim mạch chính thức đi vào hoạt động từ tháng08/2004 đến nay với loại hình hoạt động là Dịch vụ khám, chữa bệnh nội tim mạch;siêu âm nội khoa Từ khi hoạt động đến nay Phòng khám chưa có giấy xác nhận bản

Trang 7

cam kết bảo vệ môi trường nên theo mục a) khoảng 1 điều 15 của thông tư01/2012/TT-BTNMT ngày 16 tháng 03 năm 2012 thì phải lập đề án bảo vệ môi trườngđơn giản.

Đề án Bảo vệ Môi trường được xây dựng dựa trên những mục tiêu cụ thể sau:

 Phân tích, đánh giá các tác động đến môi trường do các hoạt động của dựán

 Trên cơ sở của những phân tích đánh giá đó, xây dựng và đề ra các biệnpháp tổng hợp, khả thi và giảm thiểu các tác động tiêu cực do hoạt động mà dự

án gây ra, nhằm bảo vệ môi trường để ổn định và phát triển kinh tế – xã hội ởkhu vực dự án

Cơ sở pháp lý

thông qua ngày 29/11/2005, có hiệu lực từ ngày 01/07/2006;

việc quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;

Thông tư số 01/2012/TT-BTNMT ngày 16 tháng 03 năm 2012 quy định về việc lập, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết; lập và đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản.

xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/04/2007 của Chính phủ về việc Quản lý chất thải rắn;

trường về việc quản lý chất thải nguy hại;

Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;

Trang 8

Môi trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động.

Trang 9

CHƯƠNG 1

MÔ TẢ TÓM TẮT CƠ SỞ VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG

TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÃ QUA CỦA CƠ SỞ

1.1 Tên cơ sở

Phòng khám chuyên khoa nội tim mạch Bác sĩ Nguyễn Công Tâm

 Địa chỉ: Số 65 Thành Thái, Phường 14, Quận 10, TP.HCM

1.2 Chủ cơ sở

Phòng khám chuyên khoa nội tim mạch Bác sĩ Nguyễn Công Tâm

 Đại chỉ liên hệ: Số 65 Thành Thái, Phường 14, Quận 10, TP.HCM

 Điện thoại: (08) 38 64 50 50 Mã số thuế: 0303201611

 Đại diện: Ông Nguyễn Công Tâm

 Ngày sinh: 01/05/1952

 Chức vụ: Bác sĩ

1.3 Vị trí địa lý của cơ sở

Chủ Dự án phòng khám Bác sĩ Nguyễn Công Tâm thuê mặt bằng có sẵn của ÔngTrương Tứ Hải Ngôi nhà gồm: tầng 1+lửng+tầng 2 và sân thượng Dự án thuê và sửdụng tầng 1 của ngôi nhà Diện tích xây dựng là 73.0 m2, diện tích sàn là: 210.0 m2 tọalạc tại 65 Thành Thái, phường 14, quận 10, Tp.HCM có vị trí tiếp giáp như sau:

- Phía trước giáp đường Thành Thái;

- Phía sau giáp trường Trung cấp nghề số 7 - Quân khu 7;

- Phía trái giáp nhà dân địa chỉ 73 Thành Thái;

- Phía phải giáp nhà dân địa chỉ 77 Thành Thái;

Sơ đồ mặt bằng tổng thể được đính kèm ở phụ lục.

Trang 10

Hình 1 Vị trí của Phòng khám chuyên khoa nội tim mạch

Bác sĩ Nguyễn Công Tâm

 Hiện trạng sử dụng đất: Căn nhà nằm ở địa chỉ 65 Thành Thái, phường 14, quận

10, Tp.HCM thuộc sở hữu của Ông Trương Tứ Hải được Bác sĩ Nguyễn Công Tâmthuê và sử dụng cho Phòng khám chuyên khoa nội tim mạch (tầng 1), tầng lửng được sử dụng cho nhân viên nghỉ ngơi, tầng 2 cho thuê

 Hiện trạng công trình: căn nhà số 65 Thành Thái, phường 14, quận 10, Tp HCM được giữ nguyên hiện trạng, bao gồm các hạng mục công trình:

+ Tầng 1: diện tích 73.0 m2, được Bác sĩ Nguyễn Công Tâm thuê và hoạt độngkhám chữa bệnh chuyên khoa nội tim mạch

+ Tầng lửng: diện tích 55.8 m2, được sử dụng để nhân viên nghỉ ngơi

Trang 11

lại Đặc biệt vào những khung giờ cao điểm lượng phương tiện đổ về nút giao thông đông dễ dẫn đến tình trạng kẹt xe hay va chạm Tuy nhiên, luôn

có lực lượng cảnh sát giao thông kịp thời giúp giải quyết tình trạng này Hệ thống cơ sở hạ tầng tốt Khu vực để xe của khách nằm gọn sát Cơ sở, và lượng khách rải rác nên lượng xe không đông, khoảng 3-4 xe tại một thời điểm

+ Cấp nước: dự án sử dụng nguồn nước cấp từ Công ty Cổ phần Cấp nước Bến Phú Hòa Tân cho hoạt động sinh hoạt của nhân viên và bệnh nhân Hệ thống đường ống dẫn nước đã được lắp đặt đầy đủ từ trước

+ Cấp điện: dự án sử dụng nguồn điện của điện lưới quốc gia để cung cấp cho quá trình hoạt động của Phòng khám Tất cả đường dây điện đều được lắp đặt ổn định và an toàn

+ Thoát nước và môi trường:

 Nước thải: dự án chỉ phát sinh nước thải sinh hoạt, quá trình hoạt động của dự án không phát sinh nước thải sản xuất hay nước thải y tế Nước thải

từ dự án được đưa qua bể tự hoại để xử lý sơ bộ trước khi thoát ra hệ thống cống chung của Thành phố đảm bảo chất lượng nước đạt QCVN

14:2008/BTNMT cột B

 Chất thải rắn không nguy hại: rác thải phát sinh từ hoạt động của dự án không nhiều Chủ cơ sở đã ký hợp đồng thu gom rác với đơn vị có chức năng là Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích Quận 10 với tần suất thu gom 1 lần/ngày

 Chất thải nguy hại: rác thải nguy hại từ hoạt động của dự án là rác hải y

tế gồm các loại gel, giẻ lau dính hóa chất sử dụng cho việc siêu âm Lượng rác thải này đã được chủ cơ sở hợp đồng với đơn vị có chức năng là Công

ty TNHH MTV Dịch vụ công ích Quận 10 để thu gom và xử lý theo đúng quy định

Trang 12

1.4 Quy mô, công suất, thời gian hoạt động của cơ sở

1.4.1 Thời gian hoạt động của cơ sở

Phòng khám chuyên khoa nội tim mạch Bác sĩ Nguyễn Công Tâm hoạt động theogiấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 41J8003816 do Ủy ban nhân dân Thành phố

Hồ Chí Minh cấp lần đầu ngày 10 tháng 08 năm 2004 và chứng nhận thay đổi lần 02vào ngày 17 tháng 09 năm 2014 Phòng khám chính thức hoạt động vào tháng 08 năm

2004 với loại hình là : Dịch vụ khám, chữa bệnh nội tim mạch; siêu âm nội khoa

1.4.2 Quy mô, công suất

Hạng mục công trình phục vụ cho hoạt động khám chữa bệnh của Phòng khámtất cả đều là hạng mục được xây dựng trước đó, là tầng 1 của căn nhà tại số 65 ThànhThái, Phường 14, Quận 10, Tp HCM với hệ thống dây điện, các thiết bị vệ sinh, thiết

bị điện, trang trí tường cũng được cung cấp, lắp đầy đủ

+ Kết cấu bằng tường gạch, sàn BTCT, mái BTCT

+ Căn nhà được trang bị 01 kim chống sét được đặt trên tầng sân thượng.+ Chủ dự án trang bị 02 bình bọt CO2 đề phòng sự cố cháy nổ xảy ra

+ Cơ sở cũng trang bị các quạt thông gió để lưu thông khí trong khu vực hoạt động nhằm tạo sự thông thoáng cho cơ sở

Số lượng bệnh nhân

- Trung bình 1 ngày Phòng khám thực hiện khám chữa bệnh cho 15 bệnh nhân, tối

đa 16 bệnh nhân ra vào cơ sở chuyên về khám nội tim mạch, siêu âm nội khoa

Số lượng nhân viên

Tổng số bác sĩ và nhân viên làm việc ổn định tại Phòng khám là 03 người

Bảng 1 Danh mục nhân viên làm việc tại Phòng khám

Trang 13

Nhân viên Số lượng

(Nguồn: Phòng khám chuyên khoa nội tim mạch Bác sĩ Nguyễn Công Tâm, 2014)

Dự án phòng khám chuyên khoa nội tim mạch bác sĩ Nguyễn Công Tâm thuê

và sử dụng tầng 1 của căn nhà tại chỉ số 65 Thành Thái, phường 14, quận 10 Tầnglửng được sử dụng cho nhân viên nghỉ trưa Tầng 2 được chủ căn nhà cho thuê để hoạtđộng phòng xét nghiệm Tại cơ sở không có hộ gia đình sinh sống, chỉ có 2 nhân viênngủ qua đêm bảo vệ toàn bộ căn nhà và tại cơ sở không có hoạt động nấu ăn

1.5 Quy trình hoạt động khám chữa bệnh

Quy trình khám chữa bệnh của dự án được thể hiện cụ thể dưới đây:

Hình 2 Quy trình khám chữa bệnh của Phòng khám

Thuyết minh quy trình khám chữa bệnh

- Bệnh nhân được tiếp nhận và đợi tại phòng chờ (Trong quá trình này phát sinh nước thải sinh hoạt do Bệnh nhân sử dụng nhà vệ sinh, bồn rửa tay, rửa mặt tại

cơ sở, phát sinh giấy vụn từ việc ghi hồ sơ bệnh án, nhận bệnh nhân)

- Sau đó lần lượt được Bác sĩ khám: đo huyết áp, siêu âm và chẩn đoán bệnh.Cuối cùng Bác sĩ sẽ kê toa đối với từng bệnh nhận (Trong quá trình này phátsinh Chất thải nguy hại từ hoạt động siêu âm)

CTR y tế, CTR sinh hoạt, nước thải, khí thải

Bệnh nhân

Cho toaKhám: Siêu âm,

đo huyết áp

Trang 14

1.6 Máy móc thiết bị

Danh sách thiết bị máy móc của Phòng khám được trình bày trong bảng sau:

Bảng 2 Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động khám chữa bệnh của Phòng khám chuyên khoa nội tim mạch Bác sĩ Nguyễn Công Tâm tại tầng trệt

căn nhà số 65 Thành Thái, P.14, Q.10

lượng Nơi sản xuất

Năm sản xuất

(Nguồn: Phòng khám chuyên khoa nội tim mạch Bác sĩ Nguyễn Công Tâm, 2014)

1.7 Nhu cầu nguyên liệu và nhiên liệu

1.7.1 Nhu cầu nguyên liệu thô/nhiên liệu

Phòng khám Bác sĩ Nguyễn Công Tâm hoạt động trong lĩnh vực khám chữabệnh (siêu âm), nên nhu cầu sử dụng nhiên, nguyên liệu chủ yếu là Gel siêu âm và giẻlau

Nhu cầu sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu được thể hiện như sau:

Bảng 3 Nhu cầu sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu

(Nguồn: Phòng khám chuyên khoa nội tim mạch Bác sĩ Nguyễn Công Tâm, 2014)

1.7.2 Nhu cầu và nguồn cung cấp nước

Phòng khám không sử dụng nguồn nước ngầm Nguồn nước sử dụng cho hoạtđộng của Phòng khám là nguồn nước được cấp từ Công ty Cổ phần Cấp nước Bến Phú

Trang 15

Hòa Tân Nước sử dụng cho sinh hoạt của Bác sĩ, nhân viên, phục vụ sinh hoạt chobệnh nhân ở toàn bộ căn nhà số 65 Thành Thái, Quận 10.

Tính theo tiêu chuẩn TCXDVN 33:2006 quy định:

Lượng nước thải sinh hoạt của Phòng khám được tính như sau:

 Tầng 1:

+ Nhân viên: 03 người x 40 lít/người/ngày = 120 lít/ngày = 0,12 m3/ngày+ Bệnh nhân: 16 người x 30 lít/người/ngày = 480 lít/ngày = 0,48 m3/ngày+ Nước lau chùi, vệ sinh: 0,2 m3/ngày

Lượng nước phát sinh từ Tầng 1: Q 1 = 0,8 m 3 /ngày.

 Tầng 2:

+ Nhân viên: 04 người x 40 lít/người/ngày = 160 lít/ngày = 0,16 m3/ngày+ Bệnh nhân: 10 người x 30 lít/người/ngày = 300 lít/ngày = 0,3 m3/ngày+ Nước lau chùi, vệ sinh: 0,2 m3/ngày

Lượng nước phát sinh từ Tầng 1: Q 1 = 0,66 m 3 /ngày.

- Lượng nước thải sinh hoạt từ hoạt động của căn nhà số 65 Thành Thái: Qtổng = 0,8 +

0,66 = 1,46 m 3 /ngày ≈ 1,5 m 3 /ngày.

Tính theo hóa đơn tiền nước:

Lượng nước sử dụng được tính trung bình là 20,7 m3/ tháng ( Căn cứ theo hóa

đơn tiền nước) Tương đương với lượng nước trung bình 1 ngày Phòng khám sử dụng

khoảng 0,7 m3/ ngày

Bảng 4 Lượng nước sử dụng tại Phòng khám

Thời gian tiêu thụ Lượng nước sử dụng

Trang 16

1.7.3 Nhu cầu sử dụng điện

Chủ dự án sử dụng nguồn điện của điện lưới quốc gia để cung cấp cho quá trìnhhoạt động của Phòng khám Cơ sở không sử dụng máy phát điện dự phòng cho hoạtđộng của dự án

Nhu cầu sử dụng điện trung bình trong 03 tháng gần đây của Phòng khám là

1.282,3 kWh/ tháng.

Bảng 5 Lượng điện tiêu thụ của Phòng khám

Thời gian tiêu thụ Lượng điện tiêu

(Nguồn: Phòng khám chuyên khoa nội tim mạch Bác sĩ Nguyễn Công Tâm, 2014.)

1.8 Tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường

1.8.1 Tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường đến thời điểm lập ĐA BVMT

Chất thải lỏng

Nước thải của Phòng khám chỉ bao gồm nước thải sinh hoạt của Bác sĩ, nhân viên

và bệnh nhân, bên cạnh đó còn có nước thải y tế phát sinh từ cơ sở phòng xét nghiệmcủa 1 đơn vị khác trên tầng 2 của tòa nhà nhưng không lớn Tổng lượng các loại nướcthải này được thu gom và xử lý cục bộ tại bể tự hoại ba ngăn trước khi cho ra hệ thốngthoát nước chung của Thành phố

Chất thải rắn

- Rác thải sinh hoạt: Tập trung tại một khu vực cố định sau Phòng khám Chủ dự án đã

ký hợp đồng với Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích Quận 10 đến thu gom, xử lýhằng ngày theo quy định

- Chất thải nguy hại: Toàn bộ lượng chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động của dự

án đã được thu gom, phân loại, lưu giữ tại khu vực riêng và đã được chủ dự án hợpđồng với đơn vị có chức năng để mang xử lý và tiêu hủy theo đúng Thông tư số

Trang 17

12/2011/TT-BTNMT về việc hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ,đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại Chủ dự án đã thựchiện Hợp đồng thu gom và xử lý CTNH với đơn vị có chức năng, là: Công ty TNHHMTV Dịch vụ công ích Quận 10, số hợp đồng: 002/HĐRYT, phụ lục hợp đồng số1/PLHĐ/002/HĐRYT vào ngày 23/09/2014.

Khí thải

Máy lạnh thường xuyên được vệ sinh, bảo dưỡng nhằm đảm bảo công suất máylạnh và hạn chế tiếng ồn

 Dàn nóng máy lạnh được bố trí hợp lý nhằm hạn chế ảnh hưởng của việc pháttán nhiệt thừa đến dân cư xung quanh

Tiếng ồn:

- Không sử dụng còi khi không cần thiết

- Hiện đại hóa thiết bị, sử dụng thiết bị ít gây ồn

- Thường xuyên bảo dưỡng hệ thống máy lạnh

1.8.2 Lý do đã không lập bản cam kết BVMT, Đề án BVMT trước đây

Phòng khám chuyên khoa nội tim mạch Bác sĩ Nguyễn Công Tâm được thành lậpnăm 2004 với loại hình là Dịch vụ khám, chữa bệnh nội tim mạch; siêu âm nội khoa.,nhưng do chưa nắm bắt được thông tin, chưa tìm hiểu kỹ về những thủ tục, hồ sơ môitrường cần thiết nên chưa tiến hành lập cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môitrường theo luật định Tuy nhiên năm 2014 Phòng khám chuyên khoa nội tim mạchBác sĩ Nguyễn Công Tâm nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề này, Chủ dự án tiến hànhlập Đề án bảo vệ môi trường đơn giản cho Phòng khám gửi lên UBND quận 10 xinthẩm định và xác nhận theo quy định Đến thời điểm hiện tại Cơ sở đã bị xử phạt theoquy định về các vấn đề liên quan đến môi trường, Cơ sở đã đóng phạt hành chính theoquyết định số 12803 ngày 12/12/2014 của UBND Quận 10 (đính kèm biên lai nộp phạttại phụ lục)

Trang 18

Tuy cơ sở đã chủ động thực hiện Đề án đơn giản cho Dự án “ Phòng khámchuyên khoa nội tim mạch Bác sĩ Nguyễn Công Tâm” nhưng vẫn còn gặp nhiều khókhăn trong việc thực hiện nội dung theo đúng thông tư 01/2012/TT-BTNMT ngày 16tháng 03 năm 2012 quy định về việc lập, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận việc thựchiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết; lập và đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơngiản Vì vậy, chủ dự án kính mong nhận được sự tư vấn và giúp đỡ từ các cán bộ thuộc

cơ quan có thẩm quyền để cơ sở có thể hoàn thành đầy đủ các hồ sơ môi trường vàhoạt động theo đúng pháp luật

Trang 19

Chất thải rắn thải ra chủ yếu là:

 Rác thải sinh hoạt của Bác sĩ và nhân viên, một số ít của bệnh nhân;Phòng khám có số lượng nhân viên là 03 người, lượng thải bình quân khoảng 0,5

kg/người/ngày (Nguồn: Bộ môn sức khỏe môi trường, 2006), thì ước tính khối lượng

rác thải sinh hoạt khoảng 1,5 kg/ngày Ngoài ra, lượng rác phát sinh từ bệnh nhânkhoảng 0,5 kg/ngày căn cứ theo thực tế Cơ sở theo dõi ( tối đa 19 người/ngày)

Vậy lượng rác thải sinh hoạt phát sinh tại Phòng khám là khoảng 2,0 kg/ngày.Rác thải sinh hoạt có thành phần:

 Các hợp chất có thành phần hữu cơ: thực phẩm, rau quả, thức ăn thừa,giấy báo….;

 Các hợp chất có thành phần vô cơ: bao nylon, nhựa, plastic, thủy tinh, vỏhộp kim loại với khối lượng khoảng 0,5 kg/tháng;

Riêng các hợp chất có thành phần hữu cơ dễ phân hủy gây mùi hôi nên nếu không

có biện pháp thu gom và xử lý tốt sẽ ảnh hưởng đến mỹ quan phòng khám, sức khỏecủa Bác sĩ, nhân viên và bệnh nhân

Biện pháp quản lý/xử lý hiện tại

Phòng khám đã bố trí khu vực lưu giữ chất thải các loại, ngăn lưu giữ rác sinh hoạt,đảm bảo an toàn, hợp vệ sinh và nước mưa không cuốn trôi được chất thải vào môitrường

Trang 20

Đối với rác thải sinh hoạt: Phòng khám sẽ bố trí các thùng chứa tại nơi phát sinh.Chất thải rắn sinh hoạt được phân loại trước khi giao cho đơn vị chức năng thu gom xử

lý theo đúng quy định

Hình 3 Sơ đồ khối các biện pháp xử lý chất thải rắn

Hiện Phòng khám đang hợp đồng với Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công íchQuận 10 ( số hợp đồng: 13068/HĐ-DVĐT có hiệu lực đến khi 2 bên ký hợp đồng mới)

để thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt trên theo đúng yêu cầu của luật Môi trường.Tổng lượng rác trong tháng của Cơ sở: 2,0 kg/ngày x 30 ngày = 60 kg/tháng Tần suấtthu gom là 1 lần/ngày Cơ sở thực hiện đóng phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường đốivới chất thải rắn thông thường theo đúng QĐ 88/2008/QĐ-UBND với mức phí 60.000VNĐ/tháng

Biện pháp xử lý/quản lý sắp tới

Phòng khám đã thực hiện đầy đủ các biện pháp quản lý chất thải rắn Vì vậy, thờigian sắp tới Phòng khám sẽ duy trì thực hiện các biện pháp quản lý chất thải rắn nhưtrên để góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong khu vực

2.1.3 Chất thải nguy hại và rác thải y tế

a) Chất thải nguy hại

Nguồn phát sinh

Chất thải rắn nguy hại là những chất có độc tính, ăn mòn, gây kích thích, hoạt tính,

có thể cháy, nổ,…gây nguy hiểm đến con người Chất thải nguy hại phát sinh tạiPhòng khám gồm các loại: bóng đèn huỳnh quang thải, pin và ắc quy hỏng,…, lượngchất thải này cụ thể được trình bày như sau:

Bảng 6 Chất thải nguy hại phát sinh tại cơ sở trong 1 năm

Hợp đồng với đơn

vị thu gom của địa phương

Trang 21

STT Thành phần ĐVT Trạng thái

tồn tại

Khối lượng/năm

Bảng 7 Khối lượng các loại chất thải nguy hại của Phòng khám trong 1 năm

tồn tại

Khối lượng/năm

Trang 22

Đánh giá hiệu quả xử lý chất thải nguy hại và rác thải y tế

Hiệu quả xử lý chất thải nguy hại và rác thải y tế phát sinh tại cơ sở đạt theoNghị định 59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải nguy hại, QĐ 43/2007/QĐ-BYT vềviệc ban hành quản lý chất thải y tế và Thông tư 12/2011/TT-BTNMT Cơ sở đã thugom và chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý 100% lượng rác thải y tế và chấtthải nguy hại phát sinh tại Cơ sở

 Nước lau rửa sàn, nhà vệ sinh

Phòng khám Bác sĩ Tâm sử dụng nước phục vụ cho mục đích sinh hoạt Lượngnước cấp cho toàn bộ hoạt động của cơ sở khoảng 1,5 m3/ngày Theo điều 51 Nghịđịnh 88/2008/NĐ-CP thì lượng nước thải tính bằng 100% lượng nước cấp, vậy lượngnước thải sinh hoạt của Tòa nhà trung bình khoảng 1,5 m3/ngày.đêm Lượng nước thảiước tính cho thời điểm phát sinh tối đa khoảng 2,0 m3/ngày.đêm - Thành phần các chất

ô nhiễm chủ yếu có trong loại nước thải này gồm: các chất rắn lơ lửng, các chất hữu

cơ, các chất dinh dưỡng, vi sinh gây bệnh, dầu mỡ, các chất tẩy rửa và các phế thảikhác…

Tác động tiêu cực:

- Đặc trưng của loại nước thải này là có nhiều chất lơ lửng, nồng độ chất hữu cơcao và nhiều vi sinh vật gây bệnh Nếu không được xử lý triệt để sẽ gây ảnhhưởng xấu đến nguồn tiếp nhận

- Nước thải có hàm lượng chất lơ lửng cao: các chất rắn lơ lửng khi thải ra môi

trường nước sẽ nổi lên trên mặt nước tạo thành lớp dầy, lâu dần ngã màu xám,không những làm mất vẻ mỹ quan mà quan trọng hơn chính lớp vật nổi này sẽngăn cản quá trình trao đổi oxy và truyền sáng, dẫn nước đến tình trạng kỵ khí

Trang 23

Mặt khác một phần cặn lắng xuống đáy sẽ bị phân hủy trong điều kiện kỵ khí,

sẽ tạo ra mùi hôi cho khu vực xung quanh Chất rắn lơ lửng sẽ làm giảm khảnăng quang hợp, đồng thời làm giảm sự sinh trưởng và phát triển của thực vậttrong nước

- Nước thải có hàm lượng chất hữu cơ cao: loại nước thải này khi xả ra nguồn

tiếp nhận, sẽ làm nồng độ oxy hòa tan (DO) trong nước giảm đi nhanh chóng do

vi sinh vật cần lấy oxy hòa tan trong nước để chuyển hóa các chất hữu cơ nóitrên thành CO2, N2, H2O, CH4… Nếu nồng độ DO dưới 3 mg/l sẽ kìm hãm sựphát triển của thủy sinh vật và ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ sinh thái thủyvực Mặt khác do quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ sẽ làm cho các hợpchất nitơ và phospho khuyếch tán trở lại trong nước, sự gia tăng nồng độ cácchất dinh dưỡng này trong nước có thể dẫn đến hiện tượng phú dưỡng hóa

- Nước thải có chứa N, P: các chất dinh dưỡng như N, P có nhiều trong nước thải

chính là các yếu tố gây nên hiện tượng phú dưỡng hóa Phú dưỡng tăng hàmlượng hữu cơ và có thể có độc tố do tảo tiết ra gây cản trở đời sống của thủysinh và ảnh hưởng tới môi trường xung quanh

- Nước thải có chứa các vi sinh vật gây bệnh: làm lây lan dịch bệnh, gây nguy

hiểm cho sức khỏe con người và động vật khi sử dụng nguồn nước bị nhiễm visinh vật gây bệnh Nước có lẫn các loại vi khuẩn gây bệnh thường là nguyênnhân của các dịch bệnh thương hàn, phó thương hàn, lỵ, tả Tùy điều kiện mà vikhuẩn có sức chịu đựng mạnh hay yếu Các nguồn nước thiên nhiên thường cómột số loài vi khuẩn thường xuyên sống trong nước hoặc một số vi khuẩn từ đấtnhiễm vào Coliform là nhóm vi khuẩn đường ruột hình que hiếu khí hoặc kỵkhí tùy tiện và đặc biệt là Escherichia Coli (E Coli) E Coli là một loại vikhuẩn có nhiều trong phân người và phân động vật máu nóng Ước tính có tới70% bệnh truyền nhiễm được truyền qua đường nước có nhiễm tác nhân gâybệnh

2.2.2 Biện pháp quản lý

Trang 24

Toàn bộ nền trước và sau Phòng khám đều được bê tông hóa hoàn toàn, nên nướcmưa tương đối sạch, bề mặt các khu vực văn phòng, và các khu vực khác bên trongphòng khám được thường xuyên quét dọn, làm vệ sinh nhằm làm giảm thiểu sự lôicuốn các chất dơ bẩn khi nước mưa chảy tràn qua Toàn bộ lượng nước mưa đượcthoát ra hệ thống thoát nước chung của khu vực

b Nước thải từ hoạt động của Cơ sở

Nước thải phát sinh từ cơ sở hiện tại được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại 3 ngăn, cóngăn lọc Bể tự hoại đồng thời có 2 chức năng: lắng và phân huỷ cặn lắng Cặn lắnggiữ lại trong bể từ 6-8 tháng, dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật, các chất hữu cơ bịphân giải, một phần tạo thành khí và một phần tạo thành các chất vô cơ hoà tan

Vị trí bể tự hoại được đặt phía sau Cơ sở (cuối hệ thống đường nước thu gom).Thể tích bể tự hoại: V = 2,2m X 2,3m X l,5m = 7,59 m3

1- Ống dẫn nước thải vào bể 2- Ống thông hơi 3- Nắp thăm (để hút cặn).

4- Ngăn định lượng xả nước thải đến công trình xử lý tiếp theo

Hình 4 Bể tự hoại 3 ngăn, có ngăn lọc Quy trình công nghệ, thiết bị của bể tự hoại 3 ngăn:

+ Nguyên tắc: Nước thải đưa vào ngăn thứ nhất của bể, có vai trò làm bể chứa

-lên men kỵ khí, đồng thời điều hòa lưu lượng và nồng độ chất bẩn trong dòng nướcthải Nhờ các vị trí ống dẫn, nước thải chảy qua bể lắng theo chiều chuyển động từdưới lên trên, tiếp xúc với các vi sinh vật kỵ khí trong lớp bùn hình thành ở đáy bểtrong điều kiện động, các chất bẩn hữu cơ được các vi sinh vật hấp thụ và chuyển hóa.Ngăn cuối cùng là ngăn lọc kỵ khí, có tác dụng làm sạch bổ sung nước thải, nhờ các visinh vật kỵ khí gắn bám trên bề mặt các hạt của lớp vật liệu lọc và ngăn cặn lơ lửngtrôi ra theo nước Lớp vật liệu lọc bao gồm 3 lớp; lớp sạn 1 x 3cm, lớp cát vàng, lớp đá

4 x 6cm Bên trên lớp vật liệu có đặt máng nước tràn bằng bê tông để nước từ bể lắng

Trang 25

được tràn đều trên bề mặt lớp lọc

+ Tiêu chuẩn đạt được: Sử dụng bể tự hoại 3 ngăn để xử lý nước thải sinh hoạt

cho phép đạt hiệu suất tốt, ổn định Hiệu suất xử lý trung bình theo hàm lượng cặn lơlửng SS, nhu cầu oxy hóa học COD, nhu cầu oxy sinh hóa BOD5 từ 70 – 75%

+ Bùn thải phát sinh từ bể tự hoại: lượng bùn thải phát sinh từ bể tự hoại cơ sở

định kỳ thuê đơn vị hút hầm cầu 01 năm 01 lần

+ Tải lượng ô nhiễm nước thải sinh hoạt phát sinh tại cơ sở

Tải lượng ô nhiễm của cả cơ sở trong 01 ngày được tính toán theo công thức:

T=C*Q*10-3 Trong đó:

T: Tải lượng ô nhiễm (g/ng.đ)C: nồng độ chất gây ô nhiễm (mg/L)Q: Lượng nước tiêu thụ (L/ng.đ)

Số lượng nhân viên và bệnh nhân tối đa tại cơ sở là 33 người, lượng nước tiêuthụ 2,0 m3/ng.đ = 2.000 L/ng.đ Từ những cơ sở đã có, tải lượng ô nhiễm ở cơ sở đượctrình bày như bảng:

Bảng 8 Bảng tải lượng ô nhiễm phát sinh tại Cơ sở

Trang 26

Đánh giá hiệu quả quản lý chất thải lỏng hiện tại

Để đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường nước thải tại cơ sở và toàn bộ căn nhà số

65 Thành Thái, ngày 29/09/2012 Công ty TNHH Dịch vụ phân tích kỹ thuật môitrường Công Nghệ Mới đã tiến hành lấy mẫu và phân tích nước thải tại hố ga cuốicùng Chất lượng nước thải của cơ sở được trình bày trong bảng sau:

Bảng 9 Kết quả giám sát chất lượng nước thải Phòng khám chuyên khoa nội tim

mạch Bác sĩ Nguyễn Công Tâm

STT THÔNG SỐ/ĐƠN VỊ PHƯƠNG PHÁP

THỬ NGHIỆM

KẾT QỦA THỬ NGHIỆM

QCVN 28:2010/BTNMT Cột B

Trang 27

(Nguồn: Công ty TNHH Dịch vụ phân tích kĩ thuật môi trường Công Nghệ Mới)

Đánh giá hiệu quả xử lý chất thải lỏng

Qua kết quả phân tích cho thấy hệ thống bể tự hoại hiện tại ở cơ sở hoạt động tốt,cho hiệu quả xử lý ổn định và các chỉ tiêu đều đạt chuẩn cột B của QCVN28:2010/BTNMT quy định về quy chuẩn kĩ thuật Quốc gia về nước thải y tế

Nhận xét:

Mặc dù dự án phòng khám chuyên khoa nội tim mạch của Bác sĩ Nguyễn Công Tâm Kết quả phân tích được so sánh với QCVN 28:2010/BTNMT Cột B – Quy chuẩn

kỹ thuật Quốc gia về nước thải y tế do Bộ trưởng BTNMT ban hành Kết quả cho thấy

đa số các thông số phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN

28:2010/BTNMT

Cở sở cam kết, trong kỳ Báo cáo giám sát chất lượng môi trường định kỳ vào tháng06/2015 nếu kết quả phân tích các chỉ tiêu nước thải cho thấy dấu hiệu tình hình ô nhiễm vượt chuẩn cho phép theo quy định thì Chủ cơ sở sẽ tiến hành tìm kiếm đơn vị

tư vấn, thiết kế đủ năng lực để tiến hành xây dựng HTXLNT đảm bảo chất lượng nướcthải đủ tiêu chuẩn thải vào môi trường

Thời gian hoàn thành hệ thống xử lý nước thải dự kiến trong 08 tuần làm việc (dựkiến đến cuối tháng 8/2015 hoàn thành), tiến độ xây dựng theo bảng sau:

công việc

Tuần 1

Tuần 2

Tuần 3

Tuần 4

Tuần 5

Tuần 6

Tuần 7

Tuần 8

1 Khảo sát,

thiết kế

Trang 28

Thuyết minh quy trình công nghệ:

Nước thải từ các nguồn phát sinh theo mạng lưới thu gom nước thải chảy vào

hố thu của hệ thống xử lý Tại đây, nước thải được bơm lên bể MBR để xử lý triệt đểcác chất ô nhiễm: BOD, COD, SS, …

Nồng độ bùn hoạt tính trong bể dao động từ 1.000-3.000 mg MLSS/L Nồng độbùn hoạt tính càng cao, tải trọng hữu cơ áp dụng của bể càng lớn Oxy (không khí)được cấp vào bể MBR bằng các máy thổi khí (airblower) và hệ thống phân phối khí cóhiệu quả cao với kích thước bọt khí nhỏ hơn 10 µm Lượng khí cung cấp vào bể vớimục đích: (1) cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí chuyển hóa chất hữu cơ hòa tan

Nước thải (05 m 3 /ngđ)

Ngày đăng: 03/12/2016, 11:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w