1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Tài liệu học kỹ năng tư vấn bảo mật thông tin khách hàng

55 948 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 99,92 KB

Nội dung

Nghề luật sư cung cấp các dịch vụ pháp lý, tham gia tố tụng để bào chữa chocác bị can, bị cáo, bảo vệ cho người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự trongvụ án hình sự, làm người đại

Trang 1

ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP VÀ CHÍNH SÁCH BẢO MẬT

THÔNG TIN KHÁCH HÀNG

1.1 Khái quát chung về nghề luật

Theo nghĩa rộng nhất, nếu hiểu nghề luật là nhưng nghề có liên quan đến luật,

có thể kể ra nhiều công việc như: Thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, công chứngviên, thừa phát lại, chấp hành viên, điều tra viên, giám định viên, chuyên viên pháp

lý, cố vấn pháp lý, giáo viên dạy luật, cán bộ nghiên cứu pháp luật… Qua đó theonghĩa rộng, có thể thấy nghề luật thật phong phú và đa dạng và trong xã hội phápquyền, tất cả các nghề luật đều cần được tôn vinh một cách xứng đáng

a Thẩm phán

Thẩm phán là một chức danh tư pháp, người được bổ nhiệm làm thẩm phán làngười có đủ điều kiện theo quy định pháp luật, được quyền nhân danh Nhà nước đểxét xử các vụ án Thẩm phán – theo nghĩa lý tưởng được hiểu là người được quyền

ra quyết định cuối cùng để mang lại sự công bằng cho mọi người, cứu người vô tội

và trừng phạt kẻ ác trên cơ sở pháp luật

b Kiểm sát viên

Kiểm sát viên là một chức danh tư pháp (tại hầu hết các nước trên thế giớithường được gọi là công tố viên), kiểm sát viên đại diện cho Viện kiểm sát nhân dânbuộc tội hoặc kiểm sát quá trình tố tụng tại phiên toà Viện trưởng Viện kiểm sátđược quyền ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh bắt giữ, tham giađiều tra vụ án, truy tố người phạm tội

Trang 2

trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm) Trong vốn từ ngữ Việt Nam hiện nay, cũng có người

đề xuất có tên khác như thừa hành viên

e Luật sư

Theo nghĩa hẹp, nói đến nghề luật trên góc độ cung cấp dịch vụ tư vấn phápluật là chúng ta nói đến nghề luật sư Nghề luật sư là nghề luật tiêu biểu nhất thểhiện đầy đủ nhất những đặc trưng của nghề luật Luật sư không giống như nhữngnghề bình thường khác vì ngoài những yêu cầu về kiến thức và trình độ chuyên mônthì yêu cầu về việc hành nghề luật sư còn phải tuân thủ theo quy tắc đạo đức nghềnghiệp Đây là một nét đặc thù riêng của nghề luật sư và nét đặc thù này tác độngsâu sắc đến kỹ năng hành nghề, đặc biệt là kỹ năng tranh tụng của luật sư

Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của phápluật của mỗi quốc gia, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan,

tổ chức Luật sư có thể hành nghề tự do hoặc làm việc tại các tổ chức hành nghềluật sư hoặc các tổ chức khác Thu nhập của luật sư là từ các khoản thù lao dokhách hàng trả

Trong khuông khổ chương trình này, đối tượng mà tác giả muốn hướng tới lànghề tư vấn pháp luật mà trọng tâm là Luật sư và trợ giúp viên pháp lý Trên thực

tế, những nghề nghiệp mà tác giả liệt kê ở trên thực chất đều có thể tư vấn pháp luậtbởi lẽ những người làm các công việc đó hầu hết rất am hiểu về pháp luật, họ có thểđưa ra những nhận định pháp lý, những “lời khuyên pháp lý” trong các vụ việc cụthể Tuy nhiên, xem xét trên phương diện chức năng chính thì Luật sư, trợ giúp viênpháp lý là những chủ thể chính cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật có thu phí hoặcmiễn phí

Nghề luật sư có các đặc điểm riêng biệt so với các nghề khác Trước hết đây

là nghề tự do, hình thành từ nhu cầu minh oan, bảo vệ cho người thân hoặc bạn bè

bị nhà cầm quyền giam giữ hay bị trừng phạt một cách độc đoán, vô cớ Hoạt độngnày do người có trình độ, uy tín, lòng trắc ẩn, vị tha và tự nguyện đứng ra thực hiện,sau đó phát triển thành một nghề tự do có điều lệ, có quy chế do Nhà nước quy địnhhoặc thừa nhận Đây là nghề tự do bởi người hành nghề cũng như các tổ chức hànhnghề không phải các tổ chức Nhà nước hay các cán bộ, công chức mà là người cungcấp dịch vụ pháp lý Nghề luật sư có chức năng xã hội là bảo vệ công lý, phát triểnkinh tế và xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

Trang 3

Nghề luật sư cung cấp các dịch vụ pháp lý, tham gia tố tụng để bào chữa chocác bị can, bị cáo, bảo vệ cho người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự trong

vụ án hình sự, làm người đại diện hoặc bảo vệ cho các đương sự trong vụ án dân sự,hành chính; tư vấn pháp luật, tư vấn giao dịch và hợp đồng cho cá nhân, cơ quan, tổchức; đại diện ngoài tố tụng cho cá nhân, cơ quan, tổ chức; thực hiện các dịch vụpháp lý khác theo yêu cầu của khách hàng

Nghề luật sư là nghề góp phần tích cực duy trì công lý và bảo vệ pháp luật

Về duy trì công lý: Luật sư tham gia góp phần bảo vệ và giải phóng con người vì tự

do của con người, vì các giá trị tự nhiên và phẩm chất xã hội của con người trên cơ

sở tôn trọng chân lý khách quan, dựa vào các quy luật tự nhiên xã hội, dựa vào lợiích của cộng đồng, của dân tộc và vì hoà bình trên thế giới

Về bảo vệ pháp luật: Luật sư tôn trọng và tuân thủ pháp luật, góp phần tuyêntruyền pháp luật, hướng cho mọi người thực hiện các hành vi ứng xử trên cơ sở cácquy định của pháp luật, chống mọi biểu hiện vi phạm pháp luật

Nghề luật sư là nghề liên quan đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi íchhợp pháp của công dân, của cá nhân, tổ chức Các hoạt động của luật sư trước hếthướng tới công lý, bảo vệ các giá trị vật chất và tinh thần của Nhà nước, lợi ích củadân tộc, tránh mọi biểu hiện xâm phạm độc lập, chủ quyền, tự do và an ninh củaNhà nước, chống mọi biểu hiện và hành vi xâm phạm đến tài sản của Nhà nướccũng như luôn luôn bảo vệ các giá trị quốc gia Hoạt động nghề nghiệp của luật sư

là bảo vệ các quyền, lợi ích chân chính của mọi công dân, cá nhân như tài sản, danh

dự, nhân phẩm… Hoạt động của luật sư cũng liên quan đến việc bảo vệ quyền, lợiích của các tổ chức, đặc biệt là các doanh nghiệp, các hình thức tổ chức sản xuấtkinh doanh thuộc mọi thành phần khác nhau trong nền kinh tế quốc dân…

Nghề luật sư là nghề cao quý bởi hàm chứa những mục đích và phẩm chấtcao đẹp đòi hỏi người hành nghề luật sư phải có trình độ và năng lực cao, có vănhoá và đạo đức trong sáng

Ở Việt Nam, nghề luật sư có từ thời Pháp thuộc Lúc bấy giờ (trước năm1930) các luật sư người Pháp chiếm độc quyền hành nghề bào chữa và cho đến khi

có sắc lệnh của Tổng thống Pháp ngày 25/5/1930, thực dân Pháp mới tổ chức Hộiđồng luật sư ở Hà Nội và Sài Gòn, khi đó luật sư người Việt Nam mới được thamgia biện hộ

Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, chính quyền về tay nhân dân,ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước

Trang 4

Việt Nam dân chủ cộng hoà Ngay sau đó, Nhà nước đã có những văn bản pháp lýđầu tiên quy định chế độ bào chữa, điều kiện công nhận luật sư Nhưng do thời kỳnày nền kinh tế xã hội còn yếu kém, đất nước vừa trải qua giai đoạn chiến tranh, vìvậy nghề luật sư chưa được phát triển.

Pháp lệnh luật sư năm 1987 được ban hành là cơ sở pháp lý quan trọng choviệc phát triển và hoạt động của luật sư ở nước ta Pháp lệnh này quy định mộtngười tốt nghiệp đại học pháp lý hoặc có trình độ tương đương đại học pháp lý,được một đoàn luật sư kết nạp công nhận và cấp thẻ hành nghề thì trở thành luật sư

và được phép hành nghề luật sư Năm 2001 Pháp lệnh luật sư được thay thế và đếnnăm 2006 Luật luật sư được ban hành, với các quy định đầy đủ về hành nghề luật

sư, điều kiện gia nhập Đoàn luật sư… đã tạo điều kiện thuận lợi cho nghề luật sư tạiViệt Nam phát triển Luật luật sư năm 2006 quy định người muốn được công nhận

là luật sư thì sau khi tốt nghiệp đại học luật (không chấp nhận trình độ tương đươngđại học luật như quy định của Pháp lệnh tổ chức luật sư 1987) còn phải trải qua mộtkhoá đào tạo luật sư, qua thời gian tập sự (18 tháng) và đạt kết quả kỳ kiểm tra hếttập sự hành nghề luật sư Hiện nay, thời gian tập sự rút ngắn lại còn 12 tháng nhữngthay vào đó thời gian học khóa đào tạo luật sư lại kéo dài lên 12 tháng

Luật luật sư cũng đặc biệt chú trọng hơn đến tiêu chuẩn về phẩm chất đạođức đối với luật sư, bằng cách quy định rõ những trường hợp không đủ tư cách đạođức để trở thành luật sư, những trường hợp vi phạm về phẩm chất đạo đức phải xoátên khỏi danh sách luật sư và cấm hành nghề luật sư

Bên cạnh đó, theo quy định của Pháp lệnh tổ chức luật sư năm 1987 thì cán

bộ, công chức cũng có thể là luật sư, có nghĩa là một người có thể vừa hành nghềluật sư vừa thực hiện nghĩa vụ, quyền hạn của một công chức Quy định như vậyảnh hưởng đến tính khách quan của hoạt động luật sư, vừa tạo ra một bộ phận luật

sư không chuyên tâm với nghề, một bộ phận cán bộ, công chức không mẫn cántrong công vụ Để khắc phục tình trạng này, theo quan điểm chuyên nghiệp hóa vàđảm bảo các quy luật khách quan, Pháp lệnh luật sư năm 2001 cho đến Luật luật sưnăm 2006 quy định cán bộ, công chức không được hành nghề luật sư 1

1.2 Đạo đức nghề luật

Theo cách hiểu thông thường, đạo đức là những nguyên tắc chuẩn mực quyđịnh hành vi xử sự của con người trong đời sống cộng đồng được xã hội thừa nhận

Trang 5

Theo từ điển Tiếng Việt, đạo đức là những quy tắc, xử sự của con người phùhợp với lợi ích chung của xã hội, của tập thể và của một cộng đồng, được hìnhthành trên cơ sở những quan niệm, những quan điểm của một cộng đồng người vềcái thiện, cái ác, sự công bằng về nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm, danh dự và vềnhững phạm trù khác thuộc đời sống tinh thần xã hội.

Từ đó, có thể hiểu một cách đơn giản đạo đức nghề luật là toàn bộ nhữngnguyên tắc, chuẩn mực đạo đức mà người làm nghề luật phải tuân theo trong khihành nghề Đạo đức nghề luật là thước đo phẩm chất đạo đức và trách nghiệm nghềnghiệp và là khuôn mẫu cho sự tu dưỡng, rèn luyện để tạo lập và giữ gìn uy tín nghềnghiệp của những người hành nghề luật

Đạo đức nghề luật trước hết là một loại đạo đức xã hội và là một loại đao đứcnghề nghiệp vì thế nó mang đầy đủ các yếu tố của đạo đức xã hội, đạo đức nghềnghiệp nói chung Tuy nhiên nó có tính đặc thù khác với đạo đức xã hội như sau:

Thứ nhất, đạo đức nói chung là một phạm trù xã hội, hình thành trên cơ sở

nhận thức của con người về thiện – ác, tốt – xấu Vì vậy, mỗi xã hội có một đạo đứcriêng của nó Tuy nhiên khác với phạm trù là một đạo đức xã hội, đạo đức nghề luậtkhông hoàn toàn dựa vào cái thiện, cái ác mà lấy pháp luật làm nền tảng Chính vìthế, đạo đức nghề luật chỉ hình thành trong lĩnh vực hoạt động pháp luật Dù vậy,cũng cần lưu ý, đạo đức nghề luật chỉ phát huy được tính hiệu quả của nó trên nềntảng pháp luật nhân tính, công bằng và khách quan Hay nói cách khác, nếu phápluật phi nhân tính, xâm phạm thô bạo đến quyền con người, thì nó không thể làm

“nền tảng” cho đạo đức nghề luật

Thứ hai, về đối tượng, đạo đức nghề luật hướng tới điều chỉnh những chủ thể

đặc biệt – những người am hiểu pháp luật, thực hành pháp luật, thậm chí nhân danhNhà nước để điều chỉnh, thiết lập lại các mối quan hệ bị phá vỡ Kết quả thực hànhpháp luật của các chủ thể này ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích người dân, xã hội vàquốc gia Trong khi đạo đức nói chung hướng đến điều chỉnh nhiều chủ thể khácnhau trong xã hội

Thứ ba, đạo đức nghề luật được pháp điển hóa thành các quy phạm pháp luật

với nội dung quy định giới hạn quyền, nghĩa vụ và chế tài đối với các chủ thể viphạm trong quá trình hành nghề luật Đây là điểm khác biệt đặc trưng của đạo đức

Trang 6

nghề Luật so với đạo đức là phạm trù chung Đạo đức nói chung không “pháp điểnhóa” các nguyên tắc xử sự thành các quyền, nghĩa vụ hay chế tài.

a Đạo đức nghề nghiệp của Thẩm phán

Thẩm phán là một trong nhưng chức danh tư pháp biên chế trong tổ chức Tòa

án nhân dân, do đó cũng phải có đầy đủ đạo đức của người cán bộ, công chức ngànhTòa án

Điều 15 Luật Cán bộ, công chức quy định: “Cán bộ, công chức phải thực hiện

cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong hoạt động công vụ”.

Mỗi một ngành nghề việc thể hiện phẩm chất đạo đức khi thực hiện nhiệm vụ

có những nét đặc thù riêng

- Với quân đội, phẩm chất đạo đức được thể hiện: “Quân đội ta trung với

Đảng, hiếu với dân; nhiệm vụ nào cũng hoàn thành; khó khăn nào cũng vượt qua,

kẻ thù nào cũng đánh thắng”.

- Với Công an nhân dân: “Đối với Tổ quốc phải tuyệt đối trung thành; đối với

dân nhân phải kính trọng lễ phép; đối với địch phải cương quyết khôn khéo; đối với đồng đội phải thân ái, giúp đỡ; đối với công việc phải tận tuỵ…”

- Với ngành y: “Lương y như từ mẫu”.

- Đối với ngành Tòa án thì: “Phụng công thủ pháp, chí công vô tư”….

Khi nói chuyện với Cán bộ ngành Tư pháp năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh

đã nói: “Trong công tác xử án phải công bằng, liêm khiết, trong sạch Như thế cũng

chưa đủ Không thể chỉ hạn chế hoạt động của mình trong khung Tòa án Phải gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân; học dân để giúp mình thêm liêm khiết, thêm công bằng Thêm nữa phải luôn luôn cố gắng học tập lý luận, học tập đường lối chính sách của Chính phủ tóm lại, các chú phải công bằng, liêm khiết, trong sạch, gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân”.

+ Cán bộ, công chức ngành Tòa án nhân dân phải thực hiện Phụng công, thủpháp, chí công, vô tư;

+ Cán bộ, công chức ngành Tòa án phải thực hiện đúng chủ trương, đường lốicủa Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thực hiện đúng chức trách, nhiệm

vụ, công vụ của cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật; nghiêm chỉnh chấphành và thực hiện đúng các quy chế, quy định làm việc và nội quy cơ quan;

Trang 7

+ Cán bộ, công chức ngành Tòa án không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện

để nâng cao năng lực, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, ứng xử có văn hoá

để hoàn thành nhiệm vụ, công vụ được giao;

+ Khi thực hiện nhiệm vụ, cán bộ, công chức, viên chức phải mặc gọn gàng,lịch sự; cán bộ, công chức, viên chức có trang phục riêng thì thực hiện theo quyđịnh của pháp luật

+ Lễ phục của cán bộ, công chức, viên chức là trang phục chính thức được sửdụng trong những buổi lễ, cuộc họp trọng thể, các cuộc tiếp khách nước ngoài; lễphục của nam cán bộ, công chức, viên chức: bộ comple, áo sơ mi, cravat; lễ phụccủa nữ cán bộ, công chức, viên chức: áo dài truyền thống, bộ comple nữ; đối vớicán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số, trang phục ngày hội dân tộccũng coi là lễ phục

+ Cán bộ, công chức, viên chức phải đeo thẻ khi thực hiện nhiệm vụ; thẻ cán

bộ, công chức, viên chức phải có tên cơ quan, ảnh, họ và tên, chức danh, số hiệucủa cán bộ, công chức, viên chức Bộ Nội vụ hướng dẫn thống nhất mẫu thẻ và cáchđeo thẻ đối với cán bộ, công chức, viên chức

+ Cán bộ, công chức, viên chức khi thi hành nhiệm vụ phải thực hiện các quyđịnh về những việc phải làm và những việc không được làm theo quy định của phápluật; trong giao tiếp và ứng xử, cán bộ, công chức, viên chức phải có thái độ lịch sự,tôn trọng Ngôn ngữ giao tiếp phải rõ ràng, mạch lạc; không nói tục, nói tiếng lóng,quát nạt

+ Có quan hệ tốt với nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân vì vậy, tronggiao tiếp và ứng xử với nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức phải nhã nhặn, lắngnghe ý kiến, giải thích, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về các quy định liên quan đến giảiquyết công việc

+ Việc sắp xếp, bài trí phòng làm việc phải bảo đảm gọn gàng, ngăn nắp, khoahọc, hợp lý Không lập bàn thờ, thắp hương, không đun, nấu trong phòng làm việc

Cơ quan có trách nhiệm bố trí khu vực để phương tiện giao thông của cán bộ, côngchức, viên chức và của người đến giao dịch, làm việc Không thu phí gửi phươngtiện giao thông của người đến giao dịch, làm việc…2

2 http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?

p_page_id=1754190&p_cateid=1751909&article_details=1&item_id=20395570 ’; Trần Văn Tú - Phó Chánh

Trang 8

b Đạo đức nghề nghiệp của Kiểm sát viên

Điều 107 Hiến pháp năm 2013 quy định “Viện kiểm sát nhân dân thực hành

quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.”

Với chức năng hiến định, ngành kiểm sát nhân dân mang trọng trách rất lớntrước Đảng, trước Nhà nước và nhân dân trong nhiệm vụ bảo vệ công lý và sự bìnhyên cho đời sống nhân dân Tính từ ngày 26/7/1960, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh kýLệnh công bố Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, đến nay đã hơn 50 năm trôi qua,lời dạy của Bác đối với cán bộ ngành Kiểm sát nhân dân vẫn còn nguyên giá trị thựctiễn; là phương châm giáo dục, bồi dưỡng cán bộ của Ngành kiểm sát; là kim chỉnam, là chuẩn mực đạo đức để mỗi cán bộ Ngành kiểm sát nhân dân phấn đấu, rèn

luyện và trưởng thành Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định: “Mỗi cán bộ kiểm sát phải

công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”

Công minh, chính trực được hiểu là sự công bằng, minh bạch, chính nghĩa,trung trực Theo đó, chuẩn mực đạo đức đầu tiên đối với người cán bộ kiểm sát khithực thi nhiệm vụ là giữ cái tâm cho sáng, cái đức cho trong, minh bạch, ngay thẳngtrong công việc, để đảm bảo sự công bằng, bảo vệ cái đúng, bảo vệ công lý và chínhnghĩa Không vì bất kỳ sự tác động nào mà nao núng, thiên vị dẫn đến giải quyếtcông việc có điều khuất tất, bất công Để thực hiện được điều đó, người cán bộ Kiểmsát phải rèn luyện ý thức, tác phong và phương pháp làm việc một cách khách quan,thận trọng và khiêm tốn Khi thực thi nhiệm vụ, người cán bộ kiểm sát phải làm saogiữ cho mình sự nhìn nhận, đánh giá một cách công tâm, trung thực, tôn trọng sự thậtkhách quan Tuyệt đối không vì định kiến cá nhân hay những tác động tiêu cực mà

mà có cái nhìn phiến diện trong xử lý công việc, xa rời sự thật, thậm chí suy diễn, bópméo sự thật vì sự thiên vị của mình Yêu cầu về tính khách quan không chỉ đòi hỏingười cán bộ Kiểm sát không có sự thiên vị, mà còn phải hết sức thận trọng và khiêmtốn, bởi nếu chủ quan, kiêu ngạo, thiếu sự cẩn trọng, tỉ mĩ cũng là một trong nhữngnguyên nhân dẫn đến những nhận định, đánh giá phiến diện, không đúng, gây ra sựnhầm lẫn, sai sót trong công việc Kiểm sát viên phải đáp ứng đủ các đức tính sau:

Trang 9

Phải công minh, thực thi nhiệm vụ một cách công bằng và sáng suốt, khôngthiên vị cá nhân, không tư lợi bất chính;

Phải chính trực, ngay thẳng, trung thực mà kiên quyết bảo vệ cái đúng, bảo vệchính nghĩa, bảo vệ công lý;

Phải khách quan phân biệt rõ phải trái, xác định được đúng sai, đâu là sự thật,đâu là gian dối, tránh suy diễn, xuyên tạc thực tế theo định kiến cá nhân mà dẫn đếnsai lầm;

Phải thận trọng, tận tâm, tận lực để xem xét, giải quyết công việc một cách toàndiện, đầy đủ, tránh sai, tránh sót dù là nhỏ nhất;

Phải khiêm tốn, biết tôn trọng bản thân, phân biệt rõ được sự khen, sự chê, màrút kinh nghiệm để tích cực học hỏi, phấn đấu rèn luyện bản thân tốt hơn

Có thể thấy năm đức tính Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu với người cán bộkiểm sát là những chuẩn mực tiên quyết để hình thành nên đạo đức của người cán

bộ kiểm sát 3

c Đạo đức nghề nghiệp của Luật sư

Đạo đức nghề luật sư là những quy tắc, chuẩn mực có vai trò rất quan trọng đốivới luật sư và kể các những người làm nghề tư vấn pháp luật trong các tổ chức hànhnghề luật sư, vì thế nó không chỉ đánh giá đơn thuần thông qua lời nói mà còn được

cụ thể hóa trong văn bản pháp luật mang tính nguyên tắc, mệnh lệnh, và tính bắt buộcthực hiện Ở Việt Nam đạo đức nghề luật được nêu cụ thể trong một số văn bản:

Thứ nhất, Luật Luật sư số 65/2006/QH1 của Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội

chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 06 năm 2006;

Thứ hai, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư số 20/2012/QH13

cuả Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 4thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Thứ ba, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam của Liên

đoàn luật sư Việt Nam do Hội đồng luật sư toàn quốc (ban hành kèm theo quyết định

số 68/QH-HĐLSTQ ngày 20 tháng 7 năm 2011 của Hội đồng luật sư toàn quốc).Nghề luật sư ở Việt Nam là một nghề cao quý, bởi hoạt động nghề nghiệp củaluật sư nhằm mục đích góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn

Trang 10

vẹn lãnh thổ; góp phần phát triển kinh tế, vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hộidân chủ, công bằng, văn minh.

Tính chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp là nền tảng cơ bản của nghề luật

sư Luật sư phải có bổn phận tự mình nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn; nêugương trong việc tôn trọng, chấp hành pháp luật; tự giác tuân thủ các quy tắc đạođức và ứng xử nghề nghiệp trong hoạt động hành nghề, trong lối sống và giao tiếp

xã hội

Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư quy định những chuẩn mực

về đạo đức và ứng xử nghề nghiệp, là thước đo phẩm chất đạo đức và trách nhiệmnghề nghiệp của luật sư

Quy tắc 1 Bảo vệ công lý và nhà nước pháp quyền

Luật sư có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc Bằng hoạt động nghề nghiệp củamình, luật sư góp phần bảo vệ công lý và xây dựng nhà nước pháp quyền theo Hiếnpháp và pháp luật Việt Nam

Quy tắc 2 Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan

Luật sư phải độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan, không vì lợi íchvật chất, tinh thần hoặc bất kỳ áp lực nào khác để làm trái pháp luật và đạo đứcnghề nghiệp

Quy tắc 3 Bảo vệ tốt nhất lợi ích của khách hàng

Luật sư có nghĩa vụ bảo đảm chất lượng dịch vụ pháp lý cung cấp cho kháchhàng, tận tâm với công việc, phát huy năng lực, sử dụng kiến thức chuyên môn, các

kỹ năng nghề nghiệp cần thiết để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của khách hàngtheo quy định của pháp luật, Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư

Quy tắc 4 Thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí

Trợ giúp pháp lý miễn phí là lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp của luật

sư Luật sư có nghĩa vụ thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và cácđối tượng khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nambằng sự tận tâm, vô tư và trách nhiệm nghề nghiệp như các vụ việc có nhận thù lao

Quy tắc 5 Xứng đáng với sự tin cậy của xã hội

Luật sư có nghĩa vụ phát huy truyền thống tốt đẹp của nghề luật sư, thườngxuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, giữ gìn phẩm chất và uy tín nghề

Trang 11

nghiệp; thái độ ứng xử đúng mực, có văn hóa trong hành nghề và lối sống để luôntạo được và xứng đáng với sự tin cậy, tôn trọng của xã hội đối với luật sư và nghềluật sư.

Quy tắc 6 Nhận vụ việc của khách hàng

6.1 Luật sư không phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, chủng tộc, tôn giáo,quốc tịch, tuổi tác, khuyết tật, tình trạng tài sản khi tiếp nhận vụ việc của khách hàng;6.2 Luật sư tôn trọng sự lựa chọn luật sư của khách hàng; chỉ nhận vụ việctheo khả năng chuyên môn, điều kiện của mình và thực hiện vụ việc trong phạm viyêu cầu hợp pháp của khách hàng;

6.3 Luật sư có nghĩa vụ giải thích cho khách hàng biết về quyền, nghĩa vụ vàtrách nhiệm của họ trong quan hệ với luật sư; về tính hợp pháp trong yêu cầu củakhách hàng; những khó khăn, thuận lợi trong việc thực hiện dịch vụ; quyền khiếunại và thủ tục giải quyết khiếu nại của khách hàng đối với luật sư;

6.4 Khi nhận vụ việc của khách hàng, luật sư, tổ chức hành nghề luật sư phảixác định rõ các quyền, nghĩa vụ của hai bên trong hợp đồng dịch vụ pháp lý

Quy tắc 8 Thực hiện vụ việc của khách hàng

8.1 Luật sư chủ động, tích cực giải quyết vụ việc của khách hàng và thôngbáo tiến trình giải quyết vụ việc để khách hàng biết;

8.2 Trong khi thực hiện cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng, luật sưkhông để tiền bạc hoặc lợi ích vật chất khác chi phối đạo đức và ứng xử nghềnghiệp làm sai lệch mục đích của nghề luật sư;

8.3 Luật sư không từ chối vụ việc đã nhận, trừ trường hợp bất khả kháng,hoặc pháp luật hay Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư cho phép hoặcđược khách hàng đồng ý;

8.4 Luật sư, tổ chức hành nghề luật sư ký nhận và có trách nhiệm bảo quản,giữ gìn tài liệu, hồ sơ mà khách hàng giao cho mình; hoàn trả tài liệu, hồ sơ khi

Trang 12

khách hàng yêu cầu hoặc khi đã giải quyết xong vụ việc và có thỏa thuận về việc trảlại, trừ trường hợp khách hàng chưa thanh toán hết thù lao, chi phí và việc giữ lại tàiliệu, hồ sơ phù hợp với hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký kết.

Quy tắc 9 Từ chối nhận và thực hiện vụ việc của khách hàng

9.1 Luật sư từ chối nhận vụ việc của khách hàng trong các trường hợp sau đây:9.1.1 Luật sư không đủ khả năng chuyên môn hoặc điều kiện thực tế để thựchiện vụ việc;

9.1.2 Khách hàng thông qua người khác yêu cầu luật sư mà người này có biểuhiện lợi dụng tư cách đại diện cho khách hàng để mưu cầu lợi ích cá nhân làm ảnhhưởng đến uy tín của luật sư và quyền lợi hợp pháp của khách hàng;

9.1.3 Khách hàng yêu cầu dịch vụ pháp lý của luật sư với ý định lợi dụng dịch

vụ đó cho mục đích khác hoặc khách hàng không tự nguyện mà bị phụ thuộc theoyêu cầu không chính đáng của người khác;

9.1.4 Có căn cứ rõ ràng xác định khách hàng đã cung cấp chứng cứ giả hoặcyêu cầu của khách hàng không có cơ sở, trái đạo đức, trái pháp luật;

9.1.5 Có sự xung đột về lợi ích theo Quy tắc 11.1 mà không giải quyết đượcnếu tiếp nhận vụ việc đó;

9.1.6 Khách hàng có thái độ không tôn trọng luật sư và nghề luật sư và khôngthay đổi thái độ này

9.2 Luật sư từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc trong các trường hợp sau đây:9.2.1 Khách hàng đưa ra yêu cầu mới mà yêu cầu này không thuộc phạm vihành nghề luật sư hoặc trái đạo đức, trái pháp luật;

9.2.2 Khách hàng không chấp nhận ý kiến tư vấn giải quyết vụ việc đúngpháp luật, phù hợp với đạo đức do luật sư đưa ra, mặc dù luật sư đã cố gắng phântích thuyết phục;

9.2.3 Khách hàng vi phạm cam kết theo hợp đồng dịch vụ pháp lý mà các bênkhông thể thỏa thuận được hoặc quan hệ giữa luật sư với khách hàng bị tổn hạikhông phải do lỗi của luật sư;

9.2.4 Có sự đe dọa hoặc áp lực về vật chất hoặc tinh thần từ khách hàng hoặcngười khác buộc luật sư phải làm trái pháp luật và đạo đức nghề nghiệp mà luật sưkhông thể đối phó;

Trang 13

9.2.5 Khách hàng sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư để thực hiện hành vitrái pháp luật;

9.2.6 Có căn cứ xác định khách hàng đã lừa dối luật sư;

9.2.7 Phát hiện vụ việc thuộc trường hợp quy định tại Quy tắc 9.1;

9.2.8 Các trường hợp phải từ chối do quy định của pháp luật hoặc trường hợpbất khả kháng khác

Quy tắc 10 Đơn phương chấm dứt thực hiện dịch vụ pháp lý

10.1 Khi đơn phương chấm dứt thực hiện dịch vụ pháp lý theo Quy tắc 9.2,luật sư, tổ chức hành nghề luật sư thông báo bằng văn bản cho khách hàng trongthời hạn hợp lý để khách hàng có điều kiện tìm luật sư khác, đồng thời giải quyếtnhanh chóng các vấn đề liên quan đến việc chấm dứt Hợp đồng dịch vụ pháp lý đã

ký kết;

10.2 Khi đơn phương chấm dứt thực hiện dịch vụ pháp lý, luật sư, tổ chứchành nghề luật sư có thái độ tôn trọng, xử sự ôn hòa, không dùng lời lẽ có tính chấtxúc phạm đối với khách hàng, làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín của nghề luật

sư, danh dự và uy tín của khách hàng

Quy tắc 11 Giải quyết xung đột về lợi ích

11.1 Xung đột về lợi ích trong hành nghề luật sư là sự đối lập về quyền lợi vậtchất hay tinh thần đã xảy ra hoặc có khả năng xảy ra giữa hai hay nhiều khách hàngcủa luật sư; giữa luật sư, nhân viên, vợ, chồng, con, cha mẹ, anh em của luật sư vớikhách hàng trong cùng một vụ việc hoặc trong những vụ việc khác có liên quan đến

11.2.2 Không nhận vụ việc của khách hàng nếu biết vợ, chồng, con, cha mẹ,anh em của luật sư đang cung cấp dịch vụ pháp lý cho người mà luật sư biết rõ là cóquyền lợi đối lập với khách hàng đó;

Trang 14

11.2.3 Luật sư trong một tổ chức hành nghề không đồng thời nhận vụ việc củacác khách hàng có quyền lợi đối lập nhau;

11.2.4 Từ chối trong các trường hợp khác có xung đột về lợi ích nếu có quyđịnh của pháp luật

Quy tắc 12 Giữ bí mật thông tin

Luật sư có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin của khách hàng khi thực hiện dịch vụpháp lý và cả khi đã kết thúc dịch vụ đó, trừ trường hợp được khách hàng đồng ýhoặc theo quy định của pháp luật; luật sư có trách nhiệm yêu cầu các đồng nghiệp

có liên quan và nhân viên của mình cam kết không tiết lộ những bí mật thông tin mà

họ biết được và giải thích rõ nếu tiết lộ thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật

Quy tắc 13 Tiếp nhận khiếu nại của khách hàng

13.1 Khi tiếp nhận yêu cầu khiếu nại của khách hàng, luật sư, tổ chức hànhnghề luật sư có thái độ ôn hòa, nhã nhặn, chủ động thương lượng, hòa giải vớikhách hàng; nếu không có kết quả thì hướng dẫn khách hàng thủ tục khiếu nại tiếptheo để quyền lợi của khách hàng được giải quyết theo quy định của pháp luật, bảo

vệ uy tín của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư

13.2 Việc trả lời khiếu nại của khách hàng được thực hiện bằng văn bản

Quy tắc 14 Những việc luật sư không được làm trong quan hệ với khách hàng

14.1 Chủ động xúi giục, kích động khách hàng kiện tụng hoặc thực hiệnnhững hành vi khác trái pháp luật;

14.2 Sử dụng tiền bạc, tài sản của khách hàng trong khi hành nghề vào mụcđích riêng của cá nhân luật sư;

14.3 Gợi ý hoặc đặt điều kiện để khách hàng tặng cho tài sản của khách hàngcho luật sư hoặc cho những người thân thích, ruột thịt của luật sư;

14.4 Nhận tiền hoặc bất kỳ lợi ích vật chất nào khác từ người thứ ba để thựchiện hoặc không thực hiện vụ việc gây thiệt hại đến lợi ích của khách hàng;

14.5 Đòi hỏi từ khách hàng hoặc người có quyền, lợi ích liên quan với kháchhàng bất kỳ khoản tiền chi thêm hoặc tặng vật nào ngoài khoản thù lao và các chiphí kèm theo đã thỏa thuận, trừ trường hợp khách hàng tự nguyện thưởng cho luật

sư khi kết thúc dịch vụ;

Trang 15

14.6 Tạo ra các tình huống xấu, những thông tin sai sự thật, bất lợi cho kháchhàng để lôi kéo, đe dọa, làm áp lực nhằm tăng mức thù lao đã thỏa thuận hoặc mưucầu lợi ích bất chính khác từ khách hàng;

14.7 Sử dụng thông tin biết được từ vụ việc mà luật sư đảm nhận để mưu cầulợi ích cá nhân;

14.8 Thuê người môi giới khách hàng để giành vụ việc cho mình;

14.9 Thông tin trực tiếp cho khách hàng hoặc dùng lời lẽ ám chỉ để kháchhàng biết về mối quan hệ cá nhân của mình với cơ quan tiến hành tố tụng, ngườitiến hành tố tụng hoặc công chức nhà nước có thẩm quyền khác, nhằm mục đíchgây niềm tin với khách hàng về hiệu quả công việc như là một tiêu chí để khuyếnkhích khách hàng lựa chọn luật sư;

14.10 Cố ý làm cho khách hàng nhầm lẫn về khả năng và trình độ chuyênmôn của mình; đưa ra những lời hứa hẹn tốt đẹp để lừa dối khách hàng;

14.11 Cam kết bảo đảm kết quả vụ việc nhằm mục đích lôi kéo khách hànghoặc để tính thù lao theo kết quả cam kết;

14.12 Lợi dụng nghề nghiệp để quan hệ tình cảm nam nữ bất chính với kháchhàng làm ảnh hưởng tới danh dự luật sư và nghề luật sư;

14.13 Đòi hỏi tiền bạc hoặc lợi ích vật chất khi thực hiện trợ giúp pháp lý chocác khách hàng được hưởng trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật;

14.14 Từ chối vụ việc đã đảm nhận theo yêu cầu của tổ chức trợ giúp pháp lý,của các cơ quan tiến hành tố tụng, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật, Quytắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư, trường hợp bất khả kháng hoặc theoyêu cầu của khách hàng Trong trường hợp có căn cứ từ chối, luật sư phải có vănbản thông báo cho tổ chức trợ giúp pháp lý, các cơ quan tiến hành tố tụng và kháchhàng biết

Quy tắc 15 Bảo vệ danh dự, uy tín của giới luật sư

Luật sư có nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ danh dự, uy tín của giới luật sư như bảo vệdanh dự, uy tín của cá nhân mình; giữ gìn sự đoàn kết nội bộ, góp phần xây dựng độingũ luật sư trong sạch, vững mạnh, xứng đáng với sự tôn trọng và tin cậy của xã hội

Quy tắc 16 Tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp

Trang 16

16.1 Luật sư phải có thái độ thân ái và tôn trọng đồng nghiệp Việc phê bìnhđồng nghiệp được thực hiện một cách thận trọng, khách quan, đúng nơi, đúng lúcvới tinh thần xây dựng;

16.2 Luật sư có ý thức hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp trong hành nghề cũngnhư trong cuộc sống; góp ý kịp thời khi thấy đồng nghiệp làm điều sai trái, ảnhhưởng đến uy tín nghề nghiệp luật sư;

16.3 Khi nhận vụ việc, nếu biết đã có đồng nghiệp nhận vụ việc này từ trước,luật sư tránh tác động để khách hàng chọn lựa mình; nếu khách hàng từ chối đồngnghiệp và chọn lựa mình, luật sư có trách nhiệm yêu cầu khách hàng phải cung cấp tàiliệu chấm dứt Hợp đồng dịch vụ với đồng nghiệp trước khi luật sư nhận vụ việc đó

Quy tắc 17 Tình đồng nghiệp trong giới luật sư

17.1 Tình đồng nghiệp là nhu cầu tình cảm, đạo đức của luật sư và truyềnthống của dân tộc, cần được thể hiện cụ thể trong quan hệ công việc cũng như trongcác sự kiện hiếu, hỉ, ốm đau, hậu sự, tai nạn, rủi ro liên quan đến đồng nghiệp;17.2 Luật sư không để tình đồng nghiệp bị chi phối bởi kết quả thắng - thuatrong hành nghề hoặc các quan hệ xã hội khác làm ảnh hưởng đến tình đoàn kết củagiới luật sư

Quy tắc 18 Cạnh tranh nghề nghiệp

Luật sư thực hiện các biện pháp cạnh tranh nghề nghiệp lành mạnh theo quyđịnh của Luật Luật sư và pháp luật liên quan, theo Điều lệ của Liên đoàn Luật sưViệt Nam, Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư, qua đó tăng cườngniềm tin của khách hàng và công chúng đối với giới luật sư, cùng nhau góp phầnthúc đẩy nghề luật sư Việt Nam phát triển

Quy tắc 19 Ứng xử khi có tranh chấp quyền lợi với đồng nghiệp

19.1 Trong trường hợp có tranh chấp về quyền lợi với đồng nghiệp, luật sưcần thể hiện thiện chí thương lượng, hòa giải để giữ tình đồng nghiệp; trước khikhiếu nại, khởi kiện đồng nghiệp, luật sư cần thông báo cho Ban Chủ nhiệm Đoànluật sư nơi luật sư là thành viên biết;

19.2 Khi được luật sư thông báo về việc khiếu nại, khởi kiện đồng nghiệp,Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư cần có ý kiến hòa giải kịp thời để không ảnh hưởng tới

Trang 17

tình đồng nghiệp cũng như quyền khiếu nại, khởi kiện của luật sư theo quy định củapháp luật.

Quy tắc 20 Những việc luật sư không được làm trong quan hệ với đồng nghiệp

20.1 Xúc phạm danh dự hoặc hạ thấp uy tín của đồng nghiệp; thực hiện hành

vi gây áp lực, đe dọa hoặc sử dụng các thủ thuật trái pháp luật và Quy tắc Đạo đức

và Ứng xử nghề nghiệp luật sư để gây bất lợi đối với đồng nghiệp, giành lợi thế chomình trong hành nghề;

20.2 Thông đồng với luật sư của khách hàng có quyền lợi đối lập với kháchhàng của mình để cùng mưu cầu lợi ích cá nhân bất chính;

20.3 Tiếp xúc, trao đổi riêng với khách hàng đối lập về quyền lợi với kháchhàng của mình để giải quyết vụ việc mà không thông báo cho luật sư đồng nghiệp(nếu có) bảo vệ quyền lợi cho khách hàng đó;

20.4 Môi giới khách hàng cho đồng nghiệp để đòi tiền hoa hồng;

20.5 Áp dụng các thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh để nhằm mục đíchgiành giật khách hàng như:

20.5.1 So sánh năng lực nghề nghiệp của mình hoặc tổ chức hành nghề củamình với các luật sư khác, tổ chức hành nghề khác nhằm mục đích tạo niềm tin đểtác động, chi phối quyền lựa chọn luật sư của khách hàng;

20.5.2 Áp đặt hoặc cố tình chi phối làm ảnh hưởng đến tính độc lập, kháchquan trong hành nghề của đồng nghiệp có quan hệ phụ thuộc với luật sư như quan

hệ thầy - trò, cấp trên - cấp dưới, huyết thống, thân thuộc;

20.5.3 Xúi giục khách hàng từ chối đồng nghiệp để nhận vụ việc về cho mình;20.5.4 Sử dụng các nhân viên của mình làm người tiếp thị trước trụ sở các cơquan tiến hành tố tụng, trại tạm giam, cơ quan nhà nước và các tổ chức khác nhằmmục đích mồi chài, dụ dỗ, lôi kéo khách hàng

Quy tắc 21 Quan hệ của luật sư với tổ chức xã hội - nghề nghiệp luật sư và

tổ chức hành nghề luật sư

21.1 Luật sư có nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ danh dự, uy tín, chấp hành Điều lệ,nghị quyết, quyết định, quy chế của Liên đoàn Luật sư, Đoàn luật sư và các nội quy,quy định, quyết định của tổ chức hành nghề luật sư

21.2 Luật sư có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ sau đây:

Trang 18

21.2.1 Bào chữa chỉ định khi được Đoàn luật sư, tổ chức hành nghề luật sưphân công trong các vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng;21.2.2 Tham gia tư vấn miễn phí, học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ và các sinhhoạt khác theo quy định của tổ chức xã hội - nghề nghiệp luật sư và tổ chức hànhnghề luật sư;

21.2.3 Nộp phí thành viên đầy đủ, đúng hạn và chấp hành nghiêm chỉnh cácquy định về phí thành viên theo Luật Luật sư, Điều lệ của Liên đoàn và Đoàn luật

sư và Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư;

21.2.4 Tham gia các hoạt động và công tác khác do tổ chức hành nghề luật sư,

tổ chức xã hội – nghề nghiệp luật sư chủ trì hay khởi xướng;

21.3 Trong hành nghề, luật sư không được sử dụng các chức danh khác củamình ngoài danh xưng luật sư để mưu cầu lợi ích trái pháp luật

Quy tắc 22 Quan hệ với người tập sự hành nghề luật sư

22.1 Luật sư hướng dẫn phải tận tâm, thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạncủa mình đối với người tập sự hành nghề luật sư;

22.2 Luật sư hướng dẫn không được làm những việc sau đây:

22.2.1 Phân biệt, đối xử mang tính cá nhân với những người tập sự hành nghềluật sư;

22.2.2 Đòi hỏi tiền bạc, lợi ích vật chất từ người tập sự hành nghề luật sưngoài khoản phí đã đóng theo quy định của Liên đoàn luật sư Việt Nam;

22.2.3 Lợi dụng tư cách luật sư hướng dẫn để buộc người tập sự hành nghềluật sư phải làm những việc không thuộc phạm vi tập sự nhằm phục vụ cho lợi ích

cá nhân của người hướng dẫn

Quy tắc 23 Ứng xử của luật sư trong quan hệ với cơ quan tiến hành tố tụng

23.1 Luật sư phải nghiêm chỉnh chấp hành nội quy và các quy định có liênquan trong quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng; có thái độ hợp tác, lịch sự,tôn trọng những người tiến hành tố tụng mà luật sư tiếp xúc khi hành nghề;

23.2 Luật sư có thể trao đổi ý kiến về nghiệp vụ với người tiến hành tố tụngtrong quá trình giải quyết vụ án, nếu xét thấy cần thiết và có lợi cho khách hàngnhưng phải giữ tính độc lập, không bị chi phối hoặc lệ thuộc vào ý kiến khác mình

Trang 19

làm ảnh hưởng tới việc xây dựng quan điểm, phương án bào chữa, bảo vệ quyền lợihợp pháp của khách hàng;

23.3 Tại phiên tòa, luật sư chấp hành nội quy phiên tòa, tôn trọng hội đồngxét xử, đại diện viện kiểm sát; có thái độ ứng xử đúng mực, có văn hóa khi thựchiện quyền xét hỏi người làm chứng và những người tham gia tố tụng khác; khôngsuy đoán chủ quan mang tính chất kích động, quy chụp, kết tội người khác hoặc cónhững lời lẽ gây bất lợi cho khách hàng của mình; không cố tình trì hoãn, gây trởngại cho việc xét xử bằng những phương cách bất hợp lý hay trái đạo đức;

23.4 Trong luận cứ bào chữa, bảo vệ quyền lợi, luật sư phải chỉ ra nhữngchứng cứ pháp lý và căn cứ pháp luật có ý nghĩa quan trọng giúp cho việc giải quyết

vụ án được khách quan, đúng pháp luật, đồng thời kiên quyết bảo vệ ý kiến, luận cứchính đáng và hợp pháp của mình;

23.5 Luật sư luôn giữ bình tĩnh và có quyền có những phản ứng, yêu cầu thỏađáng, hợp lệ, đúng pháp luật trước những thái độ, hành vi sai trái, thiếu tôn trọngluật sư hay khách hàng của luật sư tại phiên tòa cũng như trong quá trình tố tụng

Quy tắc 24 Những việc luật sư không được làm trong quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng

24.1 Câu kết qua trung gian hoặc trực tiếp quan hệ với người tiến hành tốtụng (kể cả người tham gia tố tụng) nhằm mục đích lôi kéo họ vào việc làm tráipháp luật trong giải quyết vụ việc;

24.2 Cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ mà luật sư biết rõ là sai sự thật;tham gia hay hướng dẫn khách hàng tạo thông tin, tài liệu, chứng cứ sai sự thật đểcung cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng hoặc thực hiện những hành vi khác với mụcđích lừa dối cơ quan tiến hành tố tụng;

24.3 Tự mình hoặc giúp khách hàng thực hiện những hành vi bất hợp phápnhằm trì hoãn hoặc gây khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tốtụng trong quá trình giải quyết vụ việc;

24.4 Dùng lời lẽ mang tính chất chỉ trích, xúc phạm cá nhân trong quá trìnhtham gia tố tụng;

24.5 Lợi dụng tư cách người tham gia tố tụng tại phiên tòa theo quy định củapháp luật để phát biểu những lời lẽ gây phương hại đến lợi ích quốc gia, lợi ích xã

Trang 20

hội, đoàn kết dân tộc, tôn giáo hoặc tuyên truyền, phổ biến những quan điểm tráipháp luật hay đạo đức xã hội;

24.6 Phản ứng tiêu cực bằng hành vi tự ý bỏ về khi tham gia tố tụng tại phiêntòa làm ảnh hưởng tới quyền lợi hợp pháp của khách hàng, ảnh hưởng tới hoạt độngcủa Hội đồng xét xử;

24.7 Phát biểu những điều biết rõ là sai sự thật trên phương tiện thông tin đạichúng hoặc nơi công cộng về những vấn đề có liên quan đến vụ việc luật sư đảmnhận, nhằm gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng vàngười tiến hành tố tụng

Quy tắc 25 Ứng xử của luật sư trong quan hệ với các cơ quan nhà nước khác

25.1 Khi quan hệ với các cơ quan nhà nước khác với tư cách đại diện ngoài tốtụng, luật sư tư vấn hoặc thực hiện dịch vụ pháp lý khác cho khách hàng, luật sưphải tuân thủ những quy định phù hợp trong Quy tắc 23, Quy tắc 24;

25.2 Trong quan hệ với cơ quan nhà nước, để thực hiện công việc cho kháchhàng, luật sư cần có thái độ lịch sự, tôn trọng, kiên quyết từ chối những hành vi mócnối, trung gian trái pháp luật, trái đạo đức và lương tâm nghề nghiệp;

25.3 Luật sư có trách nhiệm giải thích cho khách hàng các quy định pháp luật

về khiếu nại, tố cáo nhằm khuyến nghị khách hàng tránh việc khiếu nại, tố cáo tráipháp luật, gây tốn kém thời gian, tiền bạc của Nhà nước, của người dân và ảnhhưởng đến quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội;

25.4 Luật sư không tìm cách nhằm kéo dài, gây khó khăn cho việc giải quyếtcủa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Quy tắc 26 Quan hệ với các cơ quan thông tin đại chúng

26.1 Luật sư cần phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng trong việctuyên truyền pháp luật, đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm và các tiêu cực xãhội;

26.2 Luật sư có thái độ tôn trọng và hợp tác với các cơ quan thông tin đạichúng trong việc cung cấp thông tin trung thực, chính xác, khách quan theo yêu cầucủa các cơ quan này, nếu những thông tin đó không làm ảnh hưởng tới quy tắc bảomật theo quy định của pháp luật và quyền lợi hợp pháp của khách hàng;

Trang 21

26.3 Luật sư không được sử dụng cơ quan thông tin đại chúng để cố ý phảnánh sai sự thật nhằm mục đích cá nhân, động cơ khác hoặc tạo dư luận nhằm bảo vệquyền lợi không hợp pháp của khách hàng hoặc phát ngôn gây ảnh hưởng đến anninh và lợi ích quốc gia.

Quy tắc 27 Quảng cáo

Luật sư, tổ chức hành nghề luật sư quảng cáo theo quy định của pháp luật vàphải chịu trách nhiệm về các cam kết trong quảng cáo về chất lượng dịch vụ đốivới xã hội

1.3 Sự cần thiết phải rèn luyện đạo đức nghề nghiệp

Nhìn chung, trong mọi lĩnh vực nghề nghiệp, ngoài việc tuân theo các quyđịnh pháp luật nói chung thì người hành nghề cũng còn phải tuân theo các nguyêntắc, chuẩn mực đạo đức trong lĩnh vực đó Tuy nhiên, tùy theo từng lĩnh vực nghềnghiệp mà có những hình thức biểu hiện (thành văn hoặc bất thành văn), mức độ,yêu cầu khác nhau về đạo đức nghề nghiệp

Người phương Tây có câu: “Thêm một trường học, bớt một nhà tù” và nhữngngười hoạt động trong lĩnh vực pháp lý cũng có câu: “Thêm một tổ chức trợ giúppháp lý, bớt đi nhiều vi phạm pháp luật” Người hành nghề luật là người biết vàhiểu được các quy định của pháp luật, họ mang kiến thức của mình hướng dẫn chongười dân thực hiện đúng pháp luật Để biết được tại sao đạo đức lại rất cần chonghề luật sư, trước hết cần hiểu đạo đức là những hành vi ứng xử của con ngườithông qua chuẩn mực xã hội và được xã hội thừa nhận Đạo đức nghề luật đượchiểu là những quy tắc chuẩn mực ứng xử của con người và thực hiện một cáchchuyên nghiệp dưới giám sát của các chuyên gia pháp lý Đối với nghề luật sư, đạođức được coi là gốc, là cốt lõi của nghề

Trong bất kì một ngành nghề nào cũng phải có một tấm lòng, một phẩm chấtđạo đức tốt Đối với nghề luật cũng vậy, để trở thành một luật sư giỏi, có uy tíntrước công chúng thì phải có đạo đức

Trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay đòi hỏimọi mối quan hệ xã hội phải được điều chỉnh bằng pháp luật, đặc biệt là mối quan

hệ giữa những người hành nghề luật nói chung với các chủ thể khác

Trang 22

Những người hành nghề luật cần quan tâm tới các quan hệ pháp luật liên quanđến lợi ích của một hoặc một số người dân cụ thể như tính mạng, danh dự, nhânphẩm, quyền lợi về kinh tế, chính trị…Vì vậy, cho dù với tư cách là Luật sư bàochữa, Kiểm soát viên hay Thẩm phán thì cả 3 chủ thể ở 3 vị trí, 3 chức năng khácnhau đều phải đảm bảo giải quyết vụ việc công bằng, khách quan, đúng pháp luật đểbảo đảm quyền và lợi ích của những bên liên quan.

Để làm được điều này, trước hết các chủ thể hành nghề luật phải nhận thứcđược vị trí, chức năng nhiệm vụ và trách nhiệm của mình Sau đó, họ cần phải biếtthực hiện nhiệm vụ đó, nắm rõ quy tắc hành nghề và một yếu tố quan trọng là cách

xử sự của người hành nghề luật với người liên quan vì nghề luật được coi là nghề cónhiều cám dỗ

1.4 Chính sách bảo mật thông tin khách hàng

1.4.1 Tại sao phải bảo mật thông tin khách hàng

Bảo mật thông tin là việc giữ kín các thông tin liên quan đến các vụ việc củakhách hàng, không tiết lộ cho người khác Những thông tin bảo mật là những thôngtin liên quan đến khách hàng như tên, tuổi, ngày sinh, địa chỉ, số điện thoại liênhệ… hoặc thông tin liên quan đến các tình tiết trong vụ việc của khách hàng

Khách hàng, người có nhu cầu tư vấn pháp lý sẽ có sự tin tưởng nhất định khiđến với các tổ chức hành nghề luật sư hoặc các tổ chức trợ giúp pháp lý Để vụ việcđược giải quyết tốt nhất thì họ phải cung cấp rất nhiều thông tin, trong đó bao gồm

bí mật đời tư nên việc giữ bí mật của khách hàng là một nguyên tắc được đặt lênhàng đầu của các nhà làm luật

Việc bảo mật thông tin sẽ giúp khách hàng đảm bảo quyền riêng tư cá nhân,tránh những xung đột về lợi ích đối với các khách hàng khác của tổ chức hành nghềluật sư hoặc tổ chức trợ giúp pháp lý Bên cạnh đó, khách hàng sẽ có niềm tin vàsẵn sàng chia sẻ câu chuyện của mình một cách chân thực

Đối với luật sư/tư vấn viên thì việc bảo mật thông tin khách hàng là một trongnhững quy tắc hành nghề của Luật sư nên họ cần phải tuân thủ các quy tắc đạo đứcnghề nghiệp theo đúng quy định của Nhà nước Hơn nữa, bảo mật các thông tinkhách hàng chính là tôn trọng khách hàng và thể hiện sự thiện chí, mong muốn vàgiúp đỡ họ tháo gỡ những vướng mắc có liên quan đến vấn đề pháp lý Do đó, thực

Trang 23

hiện tốt việc bảo mật thông tin này sẽ tạo dựng niềm tin đối với khách hàng khi đếnvăn phòng.

1.4.2 Các yêu cầu của việc bảo mật thông tin khách hàng

Như đã phân tích ở trên, bảo mật thông tin khách hàng vô cùng quan trọng vìthế, cần xây dựng một chính sách bảo mật cụ thể cho các hoạt động của văn phòngluật nói riêng và các đơn vị, tổ chức hay cá nhân làm luật nói chung Nếu không cóchính sách bảo mật thì việc giữ gìn thông tin khách hàng sẽ không được đảm bảo.Các nhà làm luật sẽ không biết sẽ phải giữ kín loại thông tin nào, không được nóivới ai, cần phải nói với ai khiến cho người quản lý văn phòng, cấp trên khó có thểkiểm soát các hoạt động và giải quyết các vấn đề vướng mắc hoặc tranh chấp có thểxảy ra giữa khách hàng và các đơn vị, tổ chức hay cá nhân nhà làm luật

Khi xây dựng chính sách bảo mật cần hướng đến một số yêu cầu như sau:

- Quy định việc bảo mật thông tin trong các cam kết và trách nhiệm thực hiệnđối với thành viên, nhân viên của văn phòng luật, tổ chức, đơn vị thực hành luậtngay trong thỏa thuận bảo mật khi tổ chức đó tuyển thành viên, nhân viên;

- Thành viên trong tổ chức thực hành luật cần cam kết đảm bảo việc bảo mậtthông tin của khách hàng, nếu thành viên phụ trách việc phỏng vấn, nghiên cứu vụviệc mà để lộ các thông tin khách hàng sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm về hậu quả

mà mình gây ra;

- Chính sách bảo mật được quy định cụ thể trong cách thức đón tiếp kháchhàng và địa điểm tiếp đón Nếu khu vực đón tiếp không phù hợp có thể khiến buổiphỏng vấn không đạt được hiệu quả Lý do khiến chất lượng của mỗi buổi phỏngvấn không cao là do khách hàng cảm thấy không thoải mái khi trình bày trước đôngngười hoặc bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn hay chỉ đơn giản họ không muốn người khácnghe thấy cuộc nói chuyện của họ Vì thế, đối với văn phòng luật cũng cần thiết kếkhu vực riêng dành cho phỏng vấn khách hàng cũng như có chính sách đón tiếpkhách hàng phù hợp đảm bảo bí mật cho thông tin khách hàng ngay từ khi tiếp xúcban đầu

- Chính sách bảo mật trong lưu trữ hồ sơ cũng rất quan trọng Đối với mỗi vụviệc cần có một file lưu trữ riêng tuân thủ quy định về lưu trữ tài liệu của văn

Trang 24

phòng Lưu trữ tài liệu cũng cần được chuyên nghiệp hóa, có người phụ trách riêngcông việc này Thành viên văn phòng không được mang hồ sơ khách hàng ra khỏivăn phòng nhằm tránh việc hồ sợ bị phân tán hoặc thất lạc Việc quy định hủy hồ sơcũng cần đảm bảo theo đúng quy trình, thời hạn và cách thức, tránh tiêu hủy hồ sơkhông đúng cách dẫn đến thông tin khách hàng bị tiết lộ ra ngoài.

Ngoài ra, có một số trường hợp đặc biệt phải tiết lộ thông tin:

- Có quyết định của tòa án;

- Các quyết định khác phải có hiệu lực pháp luật;

- Trường hợp khẩn cấp (trong y tế): khi có sự nguy hiểm đến tính mạng của khách hàng

Trong trường hợp bắt buộc phải tiết lộ thông tin khách hàng cho các cơ quanyêu cầu, người quản lý văn phòng, nơi thực hành luật cần phải xem xét kỹ quyếtđịnh đó, lý do và hiệu lực thi hành quyết định Khi cung cấp thông tin cần cho họbiết sự quan trọng của việc bảo mật thông tin Đồng thời phải lập biên bản về việccung cấp thông tin vì khách hàng có thể kiện tư vấn viên hoặc văn phòng vì đã viphạm chính sách bảo mật

Trang 25

KỸ NĂNG TIẾP XÚC, PHỎNG VẤN VÀ TƯ VẤN KHÁCH HÀNG

2.1 Kỹ năng tiếp xúc với khách hàng

2.1.1 Mục đích của buổi tiếp xúc khách hàng

Tổ chức buổi tiếp xúc khách hàng, người có nhu cầu tư vấn để tiếp nhận yêucầu tư vấn pháp luật thành công, được khách hàng tín nhiệm lựa chọn là bước khởiđầu không dễ dàng trong quy trình tư vấn pháp luật Có được kỹ năng tiếp xúckhách hàng tốt là một trong những đòi hỏi quan trọng đặt ra cho luật sư cũng nhưngười tư vấn pháp luật trong hoạt động tư vấn

Trước khi tổ chức buổi tiếp xúc khách hàng, Luật sư, người tư vấn pháp luậtcần đặt ra câu hỏi công việc của mình làm hướng đến mục đích gì Việc trả lời câuhỏi này sẽ là cơ sở để Luật sư, người tư vấn pháp luật xác định các công việc sẽ tiếnhành, phương pháp tổ chức buổi tiếp xúc khách hàng, định hướng trong việc dẫn dắtbuổi làm việc Một số mục đích sau được nhận diện là những mục đích điển hình

mà các Luật sư, người tư vấn pháp luật thường hướng đến trong buổi tiếp xúc kháchhàng tiếp nhận yêu cầu tư vấn:

- Tìm hiểu bối cảnh liên quan đến đề nghị cung cấp dịch vụ tư vấn của khách hàng

Mỗi khách hàng đến gặp Luật sư, người tư vấn pháp luật đều có những “câuchuyện” pháp lý riêng và Luật sư, người tư vấn phải là người gợi mở, nắm bắt vàhiểu được “câu chuyện” pháp lý đó Những thông tin thu nhận được từ khách hàng

sẽ là gợi mở quan trọng để Luật sư hình dung ra một sự việc đã và sẽ diễn ra, một

kế hoạch hoặc dự định kinh doanh mà khách hàng chuẩn bị thực hiện Nhìn chung,không phải mọi khách hàng đều biết cách “kể” hoặc “nói” về vụ việc, sự kiện, kếhoạch của mình Họ có thể mang đến cho Luật sư, người tư vấn những mắt xích,những “mảnh ghép” manh mún của một “bức tranh” và với những mạch cảm xúc,tùy theo từng vụ việc, kế hoạch kinh doanh họ trình bày, cung cấp cho Luật sư theocách riêng của mình và công việc của Luật sư là lắp ghép những mắt xích, nhữngmảnh ghép đó lại với nhau thành một chuỗi mắt xích, thành một bức tranh hoànthiện để có nguyên liệu trong quá trình tác nghiệp về sau Trên thực tế các Luật sưthường đối mặt với thực tế là có rất nhiều khách hàng không biết đâu là thông tincần thiết, quan trọng cần cung cấp cho Luật sư Họ có thể lặp đi lặp lại những nhómthông tin mà họ cho là quan trọng xong đối với Luật sư, người tư vấn những thôngtin đó có giá trị thấp hoặc hoàn toàn không có giá trị gì để Luật sư có thể sử dụngtrong quá trình tư vấn Trong những trường hợp này, để có thể nắm bắt được nhữngthông tin hữu ích Luật sư, người tư vấn phải có định hướng cho khách hàng thôngqua cách câu hỏi, những gợi mở, phải tổng hợp và chốt lại những thông tin quantrọng để có cơ sở thực hiện việc tư vấn

Trang 26

- Hiểu được mong muốn của khách hàng

Luật sư phải đặt những câu hỏi để làm rõ mong muốn, nguyện vọng, mụcđích của khách hàng Hiểu được những điều này sẽ giúp luật sư hiểu thêm hơn vềbối cảnh sự việc, động lực thúc đẩy khách hàng đến với luật sư Có những kháchhàng thẳng thắn, trực tiếp đưa ra yêu cầu hoặc thể hiện mong muốn của mình Tuynhiên, có những khách hàng vì những lý do nhất định, không nói ra mục đích củamình mà thay bằng những đề xuất, đề nghị Luật sư thực hiện một công việc nhấtđịnh Dù được thể hiện bằng cách thức nào chăng nữa thì việc Luật sư hiểu đượcmong muốn của khách hàng sẽ giúp Luật sư đáp ứng tốt hơn nguyện vọng củakhách hàng; “Cần thiết phải hiểu rằng, việc làm vừa lòng khách hàng chính là làmvừa lòng người sẽ quảng cáo cho Luật sư6” Việc tìm hiểu mục đích, mong muốn,nguyện vọng của khách hàng còn giúp luật sư dự liệu, ước lượng được các côngviệc có thể phải thực hiện khi chính thức cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng,đồng thời xác định xem mong muốn, nguyện vọng thực sự của khách hàng Luật sư

có thể đáp ứng hay không, có phù hợp với lĩnh vực hoạt động của Luật sư/tổ chứchành nghề Luật sư nơi Luật sư đang làm việc; có phù hợp với phương thức cungcấp dịch vụ pháp lý và khách hàng có thuộc nhóm đối tượng khách hàng mà Luật sưhướng tới hay không

Trên thực tế khách hàng có đến gặp Luật sư có thể có khá nhiều mục đíchkhác nhau Điều quan trọng là Luật sư phải nhạy bén, sáng suốt trong việc xác địnhmục đích, mong muốn của khách hàng để tổ chức buổi tiếp xúc khách hàng cho phùhợp Với sự phát triển về số lượng và chất lượng ngày càng tăng của các tổ chứchành nghề Luật sư tại Việt Nam hiện nay là điều kiện thuận lợi để khách hàng cóthể lựa chọn tổ chức hành nghề Luật sư và/hoặc Luật sư có khả năng cung cấp dịch

vụ pháp lý hiệu quả nhất Nghề Luật sư không phải là nghề mà khả năng tự thânquảng cáo bằng các hình thức truyền thông mang lại hiệu quả cao Khách hàngthường khảo sát, đánh giá khả năng cung cấp dịch vụ pháp lý của Luật sư thông quabuổi tiếp xúc khách hàng Vậy khách hàng thường sử dụng những phương thức gì

để có thể bước đầu đánh giá được khả năng cung cấp dịch vụ pháp lý của tổ hànhnghề Luật sư và/hoặc Luật sư ? Một số phép thử sau đã được khách hàng sử dụng

và phát huy hiệu quả, và phát huy hiệu quả đặc biệt khi Luật sư không ý niệm được

Trang 27

về mục đích của khách hàng, không chủ động chuẩn bị những hành trang cần thiếtcho công việc của mình: i) Đặt ra những câu hỏi liên quan đến vụ việc; ii) Đề nghịLuật sư cung cấp thông tin về những vụ việc tương tự mà Luật sư đã tư vấn; iii) Đềnghị Luật sư dự liệu những công việc phải tiến hành để có thể thực hiện được yêucầu của khách hàng; iv) Đề nghị Luật sư đưa ra những đánh giá bước đầu về khảnăng đáp ứng yêu cầu của khách hàng; v) Đặt ra những tình huống để đánh giá khảnăng tiếp nhận thông tin, khai thác và sử lý thông tin ngay tại buổi tiếp khách hàng.

- Hình thành quan hệ pháp lý với khách hàng

Xét ở góc độ hẹp việc hình thành quan hệ pháp lý với khách hàng được hiểu

là việc Luật sư thiết lập những mối liên quan giữa Luật sư và khách hàng Khi Luật

sư tiếp nhận thông tin về bối cảnh vụ việc cũng là khi Luật sư gánh trên vai trọngtrách về việc bảo mật thông tin cho khách hàng Do đó trước khi bắt đầu thông tin

cụ thể từ khách hàng Luật sư thường trao đổi với khách hàng về trách nhiệm bảomật thông tin để khách hàng yên tâm, cởi mở trong việc trao đổi với Luật sư Sựtruyền tải thông điệp về sự đáng tin cậy trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý thường

là công việc các Luật sư hướng đến để tạo dựng những “lớp xi măng” đầu tiên giúptạo dựng, gắn kết quan hệ giữa khách hàng và Luật sư

Xét ở góc độ rộng hơn việc tiếp xúc khách hàng thường hướng đến mục đíchthiết lập quan hệ pháp lý giữa khách hàng và Luật sư bằng hợp đồng dịch vụ pháp

lý Để có cơ sở thỏa thuận và ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý Luật sư cần thu thậpthông tin liên quan đến khách hàng, mong muốn khách hàng/ yêu cầu cung cấpdịch vụ pháp lý và trao đổi các nội dung cần thiết khác của hợp đồng dịch vụ pháp

lý Một số buổi tiếp xúc khách hàng, Luật sư và khách hàng có thể dừng lại trướckhi đến giai đoạn trao đổi về hợp đồng dịch vụ pháp lý, một số buổi tiếp xúc kháchhàng khác có thể mới chỉ bước đầu tiếp cận đến giai đoạn này thông qua việc kháchhàng đề nghị Luật sư cung cấp bàn chào dịch vụ trên cơ sở đó Luật sư và kháchhàng có thể trao đổi cụ thể hơn và ghi nhận bằng hợp đồng dịch vụ pháp lý Đối vớimột số vụ việc với tình tiết đơn giản hoặc khá rõ ràng, với những yêu cầu cung cấpdịch vụ pháp lý liên quan đến những thủ tục pháp lý không quá phức tạp Luật sư vàkhách hàng có thể thỏa thuận và ký kết ngay hợp đồng dịch vụ pháp lý tại buổi tiếpxúc khách hàng

Ngày đăng: 03/12/2016, 10:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w