Tài liệu ôn tập bổ ích dành cho sinh viên Luật học tập môn Công pháp quốc tế. Có đầy đủ các câu hỏi và trả lời chi tiết đầy đủ. Tài liệu gôm 89 trang được chính giảng viên của trường Đh. Luật Tp.HCM biên soạn.
Trang 1ĐỀ CƯƠNG MÔN CÔNG PHÁP QUỐC TẾ
Câu 2: Phân tích các đặc trưng của Luật quốc tế để so sánh với pháp luật quốc gia?
Trả lời:
Thứ nhất, về đối tượng điều chỉnh, nếu đối tượng điều chỉnh của luật quốc gia
là quan hệ giữa các chủ thể của luật quốc gia thì đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế
là quan hệ giữa các chủ thể của luật quốc tế Luật quốc gia thường được hiểu là luậtđiều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể: nhà nước, cá nhân, pháp nhân ở trong phạm vilãnh thổ của một quốc gia Trong khi đó, luật quốc tế chủ yếu điều chỉnh quan hệ quốc
tế, giữa các quốc gia, các tổ chức quốc tế và các chủ thể khác của luật quốc tế Ở đâycần phân biệt quan hệ này với các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được thiết lậpgiữa các cá nhân, pháp nhân có quốc tịch khác nhau được điều chỉnh bởi tư pháp quốctế
Khi đề cập đến sự khác biệt giữa hai hệ thống pháp luật quốc tế và pháp luậtquốc gia thì tính chất “liên quốc gia” thường được nhắc đến như một tiêu chí cơ bản
Đặc trưng về đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế hàm chứa hai yếu tố chính Một là,
các quan hệ thuộc điều chỉnh của luật quốc tế là những quan hệ phát sinh trong mọi
lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội vượt khỏi phạm vi lãnh thổ của các quốc gia Hai là,
những quan hệ này là những quan hệ chỉ phát sinh giữa các quốc gia và các chủ thểkhác của luật quốc tế mà thôi
Thứ hai, về phương thức xây dựng pháp luật, nếu như luật quốc gia thường
được xây dựng bởi một cơ quan làm luật là cơ quan quyền lực cao nhất của quốc gia,đại diện cho ý chí của nhân dân thì luật quốc tế được xây dựng thông qua sự thỏathuận và thừa nhận của các chủ thể của luật quốc tế trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng.Điều này cũng có nghĩa là không tồn tài một cơ quan lập pháp quốc tế chung giốngnhư cơ quan lập pháp quốc gia Cơ sở của vấn đề này là quan hệ quốc tế trước tiên và
cơ bản là quan hệ giữa các quốc gia, đây là những thực thể có chủ quyền và bình đẳng
về phương diện pháp lý Chính vi lẽ đó không thể có sự tồn tại của một cơ quan tậptrung có chức năng lập pháp quốc tế để ban hành, ấn định các quy phạm pháp luậtràng buộc các chủ thể của luật quốc tế Sự tồn tại của một cơ quan lập pháp quốc tếnhư vậy không phản ánh được bản chất của luật quốc tế là sự thỏa thuận, thống nhất
về ý chỉ giữa các chủ thể của luật quốc tế
Ngoài ra, việc không tồn tại một cơ quan lập pháp quốc tế chung có thể dẫn đến
sự khác biệt về cấu trúc của hai hệ thống pháp luật Trong luật quốc gia, các quy phạmpháp luật có thể được sắp xếp theo thứ bất tương đối rõ ràng Ví dụ, hiến pháp có giátrị cao nhất trong hệ thống văn bản luật, kế đến là các luật và văn bản dưới luật Hay
Trang 2trong các quốc gia theo hệ thống thông luật, các quy định xuất phát từ án lệ của tòacấp càng cao sẽ có giá trị càng lớn Trong khi đó, quy phạm trong luật quốc tế khôngđược ban hành bởi một cơ quan lập pháp quốc tế, do đó hệ thống pháp luật quốc tế làmột tổng thể các quy phạm mà trong đó không có sự sắp xếp một cách hệ thống, cóthứ bậc, vị trí rõ ràng như trong hệ thống pháp luật quốc gia.
Thứ ba, về chủ thể của luật, nếu chủ thể của pháp luật quốc gia là nhà nước (đại
diện bởi các cơ quan công quyền), các cá nhân, pháp nhân thì chủ thể của pháp luậtquốc tế là các quốc gia, tổ chức quốc tế liên chính phủ, các dân tộc đang đấu tranhgiành quyền tự quyết và một số vùng lãnh thổ có quy chế đặc biệt Sự khác biệt rõ rệtgiữa hai hệ thống pháp luật này còn được thể hiện qua vị trí và vai trò của từng loạichủ thể tham gia quan hệ pháp luật mà mỗi hệ thống điều chỉnh Trong pháp luật quốcgia, cá nhân và pháp nhân là hai chủ thể cơ bản và chủ yếu nhất có khả năng tham giavào hầu hết các quan hệ pháp luật Quốc gia/nhà nước trong luật quốc gia chỉ có sựtham gia nhất định vào một số quan hệ pháp luật đặc thù như hành chính, hình sự hoặcthậm chí trong quan hệ pháp luật dân sự với tư cách là một chủ thể đặc biệt Trongpháp luật quốc tế, quốc gia là một chủ thể cơ bản và chủ yếu tham gia vào tất cả cácquan hệ pháp luật quốc tế Cho đến nay, về nguyên tắc, luật quốc tế hiện đại vẫnkhông thừa nhận tư cách chủ thể luật quốc tế của các cá nhân và pháp nhân
Cũng cần phải thấy rằng, quan hệ giữa các chủ thể của luật quốc gia có sự bấtbình đẳng: quốc gia là chủ thể đặc biệt, có quyền quan trọng trong việc chi phối, xáclập địa vị pháp lý của các chủ thể còn lại, thông qua việc thiết lập các quy tắc pháp lý
mà các chủ thể này buộc phải tuân thủ Trong khi đó, các chủ thể chủ yếu của luậtquốc tế - các quốc gia – có quan hệ bình đẳng, không phụ thuộc vào chế độ chính trị,diện tích, dân số, trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội Trong luật quốc tế, khôngchủ thể nào có vai trò giống như nhà nước trong luật quốc gia Do đó, các quy phạmcủa luật quốc tế chỉ có thể được ra đời và thực hiện nếu chính các chủ thể của luậtquốc tế tự nguyện xây dựng hoặc thông qua
Thứ tư, về phương thức thực thi pháp luật, việc thực thi pháp luật quốc gia
được thực hiện một cách tập trung, thống nhất, thông qua hoạt động và phối hợp của
hệ thống các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như quân đội, cơ quan kiểm sát, cơquan tòa án, cảnh sát, nhà tù Hệ thống các cơ quan này được lập ra nhằm đảm bảo thihành pháp luật cũng như đảm bảo cho pháp luật được tôn trọng bởi tất cả các cá nhân
và tổ chức trong quốc gia đó Hệ thống cơ quan với những đặc điểm như trên khôngtồn tại trong quan hệ pháp luật quốc tế Nói cách khác, trong luật quốc tế không cómột hệ thống các cơ quan chuyên biệt và tập trung làm nhiệm vụ đảm bảo thi hànhluật quốc tế Về mặt lý luận, quan hệ quốc tế trước tiên và chủ yếu là quan hệ giữa cácquốc gia độc lập có chủ quyền và bình đẳng với nhau về pháp lý, do đó việc tồn tạimột hệ thống cơ quan đảm bảo thi hành hoặc cưỡng chế thi hành luật quốc tế tập trung
sẽ được hiểu như vi phạm đến sự bình đẳng giữa các quốc gia Mặt khác, hệ thống cácnguyên tắc và quy phạm của luật quốc tế là do chính các quốc gia và các chủ thể kháccủa luật quốc tế xây dựng nên trên cơ sở tự nguyện, thông qua đấu tranh và thươnglượng, chính vì vậy, việc tuan thủ các nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế nàycũng dựa trên cơ sở tự nguyện Sự cưỡng chế thi hành luật quốc tế nếu có cũng phải
do chính các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế thực hiện Do đó, khôngthể cho rằng trong luật quốc tế không tồn tại các biện pháp chế tài Điểm khác biệt sovới luật quốc gia là ở chỗ, các biện pháp chế tài cá thể (như tự vệ, trả đũa hợp pháp,
Trang 3trừng phạt) hoặc tập thể(như trừng phạt phi vũ trang hoặc vũ trang) là do chính cácchủ thể luật quốc tế tự thực hiện.
Câu 3: Đài Loan, Palestine có phải là quốc gia hay không?
là do có sức ép từ phía Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa khi đã tuyên bố không giữquan hệ ngoại giao với bất kỳ quốc gia nào công nhận Trung Hoa Dân Quốc Với mốiquan hệ ngoại giao eo hẹp như vậy thì việc tham gia và các quan hệ quốc tế của TrungHoa Dân Quốc là rất khó khăn (huống chi họ đã bị cấm gia nhập Liên Hiệp quốc)
Palestin
Đất nước Palestine tuyên bố thành lập ngày 15 tháng 11 năm 1988 tuy nhiên đếnnay việc công nhận Palestine có phải là một quốc gia độc lập có chủ quyền hay khôngvẫn còn nhiều tranh cãi Ngày 29/11/2012, Đại hội đồng Liên hợp quốc chính thứccông nhận Palestine là nhà nước độc lập với tỷ lệ 138/193 thành viên Đại hội đồngLiên Hiệp Quốc chấp thuận Dù đã được công nhận nhưng chắc chắn cuộc sống củangười Palestine sẽ không có nhiều thay đổi, ngoài những niềm an ủi về mặt tinh thần.Trên thực tế, phần lớn lãnh thổ Palestine vẫn nằm dưới sự chiếm đóng của Nhà nước
Do thái Israel bao gồm khu Bờ Tây, Dải Gaza và Đông Jerusalem Trong khi đó, chắcchắn quyết định công nhận của LHQ sẽ chẳng có nhiều tác dụng với Israel và đồngminh thân cận Mỹ bởi Washington và Tel Aviv nằm trong danh sách 9 nước từ chối
bỏ phiếu
Tuy nhiên, về mặt lý luận theo tiêu chuẩn của Công ước Montevideo thì quốc gia
Palestin không đủ để được công nhận là một quốc gia độc lập vì: Thứ nhất, Palestine
không có một lãnh thổ xác định, lãnh thổ Palestine mà nói đúng hơn là những nơi
Trang 4thuộc quyền quản lí của chính quyền Palestinene manh mún phân tán không xác định,
hơn nữa lại có tranh chấp với Israel Thứ 2, chính quyền của Plalestine không hoàn
toàn độc lập và tự quyết được, chịu nhiều ảnh hướng và chi phối của các thế lực bênngoài Vì thế, Palestin không được coi là quốc gia độc lập
Câu 4: Các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên có phải là chủ thể của Luật quốc tế với tư cách là một dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết hay không?
Trả lời:
Theo quan điểm về dân tộc của chủ nghĩa Marx – Lenin, dân tộc là khối cộngđồng gồm nhiều người, khối ổn định được hình thành trong quá trình lịch sử sinh ratrên cơ sở một ngôn ngữ chung, một lãnh thổ chung, một cấu tạo tâm lý chung vàđược biểu hiện qua một nền văn hóa chung
Quyền dân tộc tự quyết là quyền của dân tộc tự mình xác định vận mệnh chínhtrị của mình
Do đó, không phải bất cứ cộng đồng nào cũng được coi là “dân tộc” và có quyền
“tự quyết” để trở thành chủ thể của luật quốc tế Thực tiễn quan hệ quốc tế cho thấy
chỉ những “dân tộc” nào thỏa mãn hai điều kiện cần và đủ sau mới được coi là chủ thểcủa luật quốc tế
Thứ nhất, “dân tộc” đó đang:
1 Đấu tranh chống chế độ thuộc địa và phụ thuộc (các dân tộc là thuộc địađứng lên đấu tranh giánh độc lập cho dân tộc mình, thoát khỏi chế độ thuộc địa và phụthuộc sau năm 1945);
2 Đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc;
3 Đấu tranh chống lại sự thống trị của nước ngoài
Thứ hai, dân tộc đó phải thành lập được cơ quan lãnh đạo phong trào đấu tranh
thì mới chính thức trở thành chủ thể của luật quốc tế
Quay lại vấn đề của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên thì nhóm cho rằng cácdân tộc này không là chủ thể của Luật quốc tế với tư cách một dân tộc đang đấu tranhgiành quyền tự quyết được vì các lý do sau đây:
Các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên không đấu tranh chống chế độ thuộc địa hoặcphụ thuộc, phân biệt chủng tộc hoặc chống lại sự thống trị của nước ngoài Mặc dùtrên thực tế vẫn có những cuộc bạo động của một số dân tộc ở Tây Nguyên đòi tách rakhỏi Việt Nam, tuy nhiên sự bạo động này là do có sự khiêu khích, tham gia của một
số phần tử phản động, chống phá Nhà nước đã xuyên tạc chính sách dân tộc của nướcViệt Nam làm cho các dân tộc này nghĩ mình đang bị lệ thuộc và bị áp bức dẫn đếnđấu tranh Trong những năm gần đây, Nhà nước ta luôn có những chính sách đề caovấn đề dân tộc, đồng thời tạo điều kiện để đảm bảo chất lượng cuộc sống của đồngbào dân tộc thiểu số ngày càng nâng cao, đồng thời, trong mối quan hệ giữa Nhà nướcViệt Nam với các dân tộc này không hề có sự bóc lột và áp bức mà đó là sự bảo trợ,giúp đỡ lẫn nhau
Vì nội dung và mục đích đấu tranh của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên bị chiphối bởi các thế lực phản động, thù địch, do đó việc họ thành lập một cơ quan lãnhđạo phong trào đấu tranh cũng không được dùng để đánh giá họ có là chủ thể của Luậtquốc tế hay không
Câu 5: Các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế, đặc điểm của các nguyên tắc
cơ bản.
Trang 5Trả lời:
Các nguyên tắc cơ bản là những tư tưởng chính trị - pháp lý mang tính chỉ đạo,
bao trùm và có giá trị bắt buộc chung đối với các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật quốc tế.
Khái niệm các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế cần được phân biệt với khái
niệm “nguyên tắc pháp luật chung” (general principles of law) Những nguyên tắc cơ
bản của luật quốc tế là những quy phạm pháp luật cơ bản được các quốc gia trên thếgiới thừa nhận rộng rãi để áp dụng điều chỉnh các quan hệ quốc tế Trong khi đó, cácnguyên tắc pháp luật chung được hiểu là những nguyên tắc và tư tưởng pháp lý đượcvận dụng để giải quyết những vấn đề phát sinh cả trong quan hệ quốc tế và quốc gia,
đặc biệt khi không có quy phạm pháp luật cụ thể để áp dụng Khái niệm “những
nguyên tắc pháp luật chung” được đưa vào khoản 1 Điều 38 của Quy chế Tòa án
Quốc tế như một loại nguồn được Tòa áp dụng để giải quyết những vấn đề chưa được
điều chỉnh bởi luật quốc tế (non liquet) Hiện nay, mặc dù vẫn còn có những khác biệt
về việc xác định những nguyên tắc pháp luật chung, các chuyên gia luật quốc tếdường như thống nhất với nhau về những nguyên tắc như: quốc gia có hành vi sai tráiquốc tế có nghĩa vụ bồi thường cho hành vi đó; thừa nhận phán quyết của Tòa án giải
quyết tranh chấp (res judicata); thiện chí (good faith), công bằng (equity)…
Vị trí, vai trò và ý nghĩa của luật quốc tế đã được khẳng định qua các văn kiệnpháp lý quốc tế phổ cập Nội dung và tinh thần của từng nguyên tắc cơ bản đã đượcthể hiện trong các điều ước quốc tế và tập quán quốc tế ở cấp độ khu vực và toàn cầu,được viện dẫn và áp dụng để giải quyết các vấn đề quốc tế
Hệ thống các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế được ghi nhận trước hết trongHiến chương LHQ, Tuyên bố ngày 24/10/1970 của Đại hội đồng LHQ và trong rấtnhiều văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng khác Hiện nay, 7 nguyên tắc sau đây đãđược thừa nhận rộng rãi như những nền tảng cho một trật tự pháp lý quốc tế:
Cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế;
Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình;
Bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia;
Không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác;
Các dân tộc bình đẳng và có quyền tự quyết;
Các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau;
Tôn trọng các cam kết quốc tế
Các nguyên tắc nói trên có những đặc điểm sau đây:
Tính bắt buộc chung: Đây là những quy phạm mệnh lệnh có giá trị cao nhất,
bắt buộc đối với mọi chủ thể tham gia và mọi mối quan hệ pháp luật quốc tế Chúng là
cơ sở để xây dựng các quy phạm điều ước và tập quan, là tiêu chí để xác định tính hợppháp của các quy phạm luật quốc tế
Tính phổ biến (được thừa nhận rộng rãi): Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc
tế được các quốc gia và các chủ thể quốc tế thừa nhận một cách rộng rãi và được ghinhận trong các văn bản pháp lý quan trọng Có thể kể đến hai văn kiện quốc tế quantrọng đó là Hiến chương LHQ và Tuyên bố về các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tếnăm 1970 Giá trị phổ biến của các nguyên tắc này thể hiện qua việc các chủ thể củaluật quốc tế công nhận rộng rãi và không bàn cãi về nội dung và vai trò của chúng.Một điểm đáng chú ý là mặc dù các nguyên tắc này không được nhắc đến một cách rõràng trong khoa học pháp lý phương Tây nhưng chính các nước này bằng hình thức
Trang 6này hay hình thức khác đều công nhận tính đúng đắn và giá trị của chúng Trong khi
đó, do không được thừa nhận rộng rãi, một số nguyên tắc khác tuy cũng có tính tiến
bộ nhưng vẫn không trở thành nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế Trong tương lai,một khi các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế thống nhất với nhau về ýnghĩa, vai trò cũng như nội dung của một số nguyên tắc được đề xuất thì chúng có thểtrở thành những nguyên tắc cơ bản mới của luật quốc tế, chẳng hạn như các nguyêntắc về bảo vệ môi trường quốc tế, bảo đảm các giá trị của con người…
Tính bao trùm: Nội dung của các nguyên tắc cơ bản được thể hiện trong tất cả
các lĩnh vực của đời sống quốc tế Điều đó cũng có nghĩa là các nguyên tắc của luậtquốc tế được giải thích và áp dụng thống nhất, bắt buộc trong các quan hệ về chính trị,kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật… bao trùm mọi lĩnh vực hợp tác quốc tế giữa cácquốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế
Tính kế thừa: Một mặt, các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế không được hình
thành cùng một lúc Chẳng hạn, nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền đã ra đời từ thời
tư bản, trong khi đó nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau được xemnhư một nguyên tắc cơ bản mới được công nhận của luật quốc tế để thích ứng với sựphát triển của quan hệ quốc tế và nhu cầu hợp tác chặt chẽ và sâu rộng giữa các chủthể luật quốc tế Mặt khác, nội dung của các nguyên tắc cơ bản không bất biến Trảiqua quá trình phát triển lâu dài của luật quóc tế, những nội dung phản động, lạc hậu bịloại bỏ và những nội dung tiến bộ, dân chủ được ghi nhận và bổ sung Chẳng hạn,nguyên tắc về cấm sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế trước đây có những nội dungkhông phù hợp như: cho phép sử dụng vũ lực nếu không thể giải quyết được tranhchấp bằng biện pháp hòa bình Sai đó, việc sử dụng vũ lực bị hạn chế dần và ngàynay, việc sử dụng sức mạnh trong quan hệ quốc tế bị nghiêm cấm Những nguyên tắc
cơ bản của luật quốc tế vì thế thể hiện nội dung ngày càng tiến bộ của luật quốc tế,đồng thời phản ánh một quá trình đấu tranh lâu dài về quyền lợi giữa các quốc gia, các
hệ tư tưởng
Tính tương hỗ: Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế được hiểu và áp dụng
trong một chỉnh thể và giữa chúng có sự liên hệ mật thiết với nhau Nguyên tắc này là
hệ quả và sự đảm bảo cho những nguyên tắc khác Chẳng hạn, tôn trọng và thực thinghiêm chỉnh nguyên tắc cấm dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế đòi hỏi các quốc gia
và các chủ thể khác của luật quốc tế phải giải quyết các tranh chấp, bất đồng giữa họvới nhau chỉ bằng phương pháp hòa bình Việc tôn trọng chủ quyền quốc gia trongquan hệ quốc tế đòi hỏi các quốc gia không được tiến hành các hành vi nhằm canthiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác
Câu 6: Trong các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế, nguyên tắc nào không được ghi nhận tại Điều 2 Hiến Chương Liên Hợp quốc?
Trả lời:
Điều 2 Hiến chương LHQ quy định như sau:
“Để đạt được những mục đích nêu ở Điều 1, Liên hợp quốc và các thành viên Liên hợp quốc hành động phù hợp với những nguyên tắc sau đây:
1 Liên hợp quốc được xây dựng trên nguyên tắc bình đẳng chủ quyền của tất cả các quốc gia thành viên.
Trang 72 Tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc đều phải làm tròn những nghĩa
vụ mà họ phải đảm nhận theo Hiến chương này để được đảm bảo hưởng toàn bộ các quyền và ưu đãi do tư cách thành viên mà có;
3 Tất cả các thành viên của Liên hợp quốc giải quyết các tranh chấp quốc tế của họ bằng biện pháp hoà bình, sao cho không tổn hại đến hoà bình, an ninh quốc tế
và công lý;
4 Tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc từ bỏ đe dọa bằng vũ lực hoặc
sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào cũng như bằng cách khác trái với những mục đích của Liên hợp quốc.
5 Tất cả các quốc gia thành viên của Liên hợp quốc giúp đỡ đầy đủ cho Liên hợp quốc trong mọi hành động mà nó áp dụng theo đúng Hiến chương này và tránh giúp đỡ bất cứ quốc gia nào bị Liên hợp quốc áp dụng các hành động phòng ngừa hoặc cưỡng chế;
6 Liên hợp quốc làm thế nào để các quốc gia không phải là thành viên Liên hợp quốc cũng hành động theo nguyên tắc này, nếu như điều đó cần thiết để duy trì hoà bình và an ninh thế giới;
7 Hiến chương này hoàn toàn không cho phép Liên hợp quốc được can thiệp vào những công việc thực chất thuộc thẩm quyền nội bộ của bất cứ quốc gia nào, và không đòi hỏi các thành viên của Liên hợp quốc phải đưa những công việc loại này ra giải quyết theo quy định của Hiến chương; tuy nhiên, nguyên tắc này không liên quan đến việc thi hành những biện pháp cưỡng chế nói ở chương VII”.
Theo quy định nêu trên, trong số các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế đã đượctrình bày ở trên thì những nguyên tắc đã được ghi nhận tại Điều 2 Hiến chương LHQlà:
Nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế(khoản 4 Điều 2 Hiến chương LHQ);
Nguyên tắc các quốc gia giải quyết tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòabình (khoản 3 Điều 2 Hiến chương LHQ);
Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau (khoản 5 Điều 2 Hiếnchương LHQ);
Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia (khoản 1 Điều 2 Hiếnchương LHQ);
Nguyên tắc tận tâm thực hiện các cam kết quốc tế (khoản 2 Điều 2 Hiếnchương LHQ);
Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác (khoản 7Điều 2 Hiến chương LHQ)
Như vậy, trong số các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế thì nguyên tắc tất cả
các dân tộc bình đẳng và có quyền tự quyết đã không được ghi nhận tại Điều 2 Hiến
chương LHQ, bởi lẽ nguyên tắc này đã được ghi nhận tại khoản 2 Điều 1 và Điều 55Hiến chương LHQ
Câu 7: Các trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc Cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực.
Trả lời:
Các trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc Cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực
Trang 8Các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc được quyền sử dụng mọi lực lượng vũ trang
để bảo vệ quyền phòng thủ chính đáng để giải phóng mình, chống chủ nghĩa thực dân
Cơ sở pháp lý: nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết (Điều 1.2 và Điều 55 Hiếnchương Liên hợp quốc)
Như vậy, khi bị xâm lược vũ trang, các quốc gia, các dân tộc có quyền tự vệ cáthể hoặc tập thể cho đến khi HĐBA áp dụng các biện pháp hữu hiệu để duy trì hòabình và an ninh quốc tế và phải báo ngay cho Hội đồng bảo an Liên hợp quốc
Câu 8: Các trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc Không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác
Thứ hai: Hội đồng bảo an của LHQ có quyền can thiệp khi có vi phạm nghiêmtrọng các quyền cơ bản của con người: phân biệt chủng tộc, diệt chủng Khoản 3, Điều
1, Hiến chương Liên Hợp Quốc đã ghi nhận mục đích hoạt động của Liên Hợp quốc là
‘khuyến khích phát triển và sự tôn trọng các quyền con người và các tự do cơ bản chotất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hoặc tôn giáo.” Vàtrong Điều 2, Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền 1948 cũng đã ghi nhận về vấn đề này
Cơ sở pháp lý: Điều 39, 40, 41, Hiến chương Liên Hợp Quốc.
Ví dụ: Chế độ Apartheid ở Nam Phi.
Đảng Dân tộc (The National Party – NP) lên cầm quyền với chương trình chínhtrị được tóm tắt trong khái niệm apartheid (phân biệt chủng tộc) Chính sách phân lập
đã loại tất cả những người không phải là da trắng ra khỏi các cơ quan quyền lực, trừmột số rất ít người da màu Các cá nhân trong xã hội bị phân loại theo chủng tộc Sựphân loại đó được thừa nhận về mặt pháp lý và được xây dựng thành luật để quản lýcác nhóm người trong xã hội Nam Phi đã bị cô lập cả ở khu vực và trên trường quốc
tế, bị Liên Hiệp Quốc chính thức lên án Năm 1973, các nước thành viên Liên HiệpQuốc đã thông qua Công ước quốc tế về đàn áp và trừng phạt tội phân biệt chủng tộc,chính thức đưa ra một khuôn khổ pháp lý để các nhà nước thành viên áp dụng các biệnpháp trừng phạt, gây áp lực với chính phủ apactheid ở Nam Phi, đòi chính phủ nàyphải thay đổi các chính sách của họ Công ước này bắt đầu có hiệu lực từ năm 1976 Một văn bản pháp lý khác là Quy chế Rome của Tòa án Hình sự Quốc tế đã xácđịnh Apartheid là một trong số 11 tội chống lại nhân loại Với sự phản kháng quyếtliệt từ bên trong, sự cô lập và trừng phạt của thế giới từ bên ngoài, cộng với vị thếngày càng suy yếu, đến đầu thập niên 1980, chính phủ apartheid không còn sự lựachọn nào khác ngoài việc phải thực hiện chính sách hòa giải dân tộc với người da đen,chấp nhận hủy bỏ các chế định phân biệt chủng tộc Hoặc nếu các biện pháp nêu trênnếu áp dụng trong thực tế không hiệu quả thì Hội đồng Bảo an LHQ sẽ thi hành quyếtđịnh như: biểu dương lực lượng, phong tỏa, hành quân do các lực lượng hải, lục,
Trang 9không quân của các nước Liên hiệp quốc thực hiện (Điều 42 Hiến chương LHQ năm1945).
Nói tóm lại, dù có là một trong những nguyên tác bắt buộc của Luật quốc tế,nhưng khi đặt nguyên tắc này trong hệ quy chiếu là việc “duy trì hòa bình và an ninhthế giới” thì việc tồn tại những ngoại lệ như trên là rất hợp lý
Câu 9: So sánh biện pháp thực thi luật quốc tế với biện pháp thực thi luật quốc gia.
Trả lời:
Biện pháp thực thi luật quốc tế với biện pháp thực thi luật quốc gia
Biện pháp thực thi:
một cách tập trung, thống nhất một cách
tuyệt đối thông qua các hoạt động và phối hợp của
hệ thống các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như
quân đội, cơ quan kiểm sát, cảnh sát, tòa án, nhà tù
Mục đích: Đảm bảo việc thi hành pháp luật
và việc pháp luật được tôn trọng
Biện pháp thực thi:
Luật quốc tế không cómột cơ quan chuyên biệt đểđảm bảo thực thi Luật quốc tế
Sở dĩ biện pháp thực thi bằng hệ thống các cơ quan có thẩm quyền nhà nướckhông tồn tại trong luật quốc tế Bởi về mặt lý luận thì quan hệ quốc tế trước tiên vàchủ yếu là quan hệ giữa các quốc gia độc lập có chủ quyền và bình đẳng với nhau vềpháp lý, do đó nếu tồn tại một hệ thống cơ quan đảm bảo thi hành hoặc cưỡng chế thihành luật quốc tế tập trung sẽ là một sự vi phạm đến quyền bình đẳng giữa các quốcgia
Mặt khác, việc xây dựng các nguyên tắc và quy phạm của luật quốc tế là dochính các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế xây dựng nên dựa trên cở sở
tự nguyện nên việc tuân thủ nguyên tắc và quy phạm này cũng phải dựa trên sự tựnguyện Sự cưỡng chế thi hành luật quốc tế nếu có cũng phải do các quốc gia và cácchủ thể khác của luật quốc tế thực hiện Từ đó có thể rút ra rằng điểm khác biệt vềviệc thực thi luật quốc tế so với luật quốc gia là ở chỗ các biện pháp chế tài cá thể haytập thể là do chính các chủ thể luật quốc tế tự thực hiện
Tuy nhiên, không phải hầu hết các biện pháp chế tài đều do các chủ thể luậtquốc tế thực hiện mà đôi khi còn có sự can thiệp, ví dụ như của Liên Hợp Quốc.Nhưng việc cưỡng chế thực hiện pháp luật quốc tế thực hiện pháp luật bởi các cơ quanchuyên biệt cũng không được coi là sự tồn tại của một cơ quan cưỡng chế tập trungbởi khi đó, Liên Hợp Quốc thực thi nhiệm vụ trên cơ sở sự cho phép của các nướcthành viên nhằm đạt được mục đích là gìn giữ hòa bình thế giới Luật pháp quốc tếcũng thường ghi nhận quyền khởi kiện một quốc gia khác của quốc gia bị thiệt hại dohành vi vi phạm pháp luật quốc tế của quốc gia kia gây ra và hơn nữa cũng công nhậnquyền khởi kiện của các quốc gia khác nếu hành vi đó ảnh hưởng đến hòa bình thếgiới Hơn thế nữa, Hồi đông Bảo an cũng sẽ hành động trong những trường hợp viphạm nghiêm trọng và kéo dài đối với quyền con người Ví dụ như : việc hội đồng bảo
Trang 10an thông qua nghị quyết thành lập hai tòa hình sự quốc tế với các trường hợp Nam Tư
cũ và Rwanda Bên cạnh đó nhiều điều ước quốc tế cũng quy định cơ chế xử phạt bắtbuộc các tranh chấp liên quan đến điều ước
Như vậy, có thể đặt ra vấn đề về hậu quả của việc không tuân thủ luật phápquốc tế Có thể thấy việc không tuân thủ này có thể dẫn đến các hậu quả bất lợi choquốc gia đó như: Danh dự của quốc gia bị ảnh hưởng, quốc gia bị thiệt hại sẽ áp dụngcác biện pháp trừng phạt, các quốc gia bị thiệt hại sẽ không thực hiện nghĩa vụ vớiquốc gia này,…
Câu 10: Chứng minh sự hình thành các quy phạm pháp luật quốc tế luôn là kết quả của sự thỏa thuận của các quốc gia.
Các quy phạm quốc tế là cơ sở pháp lý để đánh giá tính hợp pháp của các hành
vi của các chủ thể mà luật quốc tế khi tham gia vào các quan hệ pháp luật quốc tế Sự
vi phạm các quy phạm Luật quốc tế là cơ sở để xác định trách nhiệm pháp lý quốc tếcủa chủ thể khi tham gia luật quốc tế
Các quy phạm pháp luật quốc tế được hình thành từ kết quả của sự thỏa thuận,
tự nguyện, nhượng bộ lẫn nhau giữa các chủ thể, vì hướng đến lợi ích quốc gia, dântộc, cũng như là lợi ích chung của cộng đồng quốc tế Minh chứng rõ ràng nhất làkhông có cơ quan lập pháp trong hệ thống pháp luật quốc tế, vì nếu thành lập cơ quanlập pháp rõ ràng và bắt các quốc gia phải tuân theo thì rõ ràng đã trái với nguyên tắcnền tảng của pháp luật quốc tế, mất đi tính linh hoạt và tính tự nguyện giữa các quốcgia khi ký kết điều ước nhất định Và cơ quan cưỡng chế luật quốc tế cũng khôngđược thành lập, mà chỉ có các bên tham gia thỏa thuận, ký kết điều ước giám sát việc
thực thi pháp luật quốc tế lẫn nhau.
Câu 11: Phân tích, cho các ví dụ thực tế để chứng minh giữa hệ thống luật quốc tế và pháp luật quốc gia có sự tác động qua lại tương hỗ lẫn nhau
Trả lời:
Hệ thống luật quốc tế và pháp luật quốc gia có sự tác động qua lại tương hỗ lẫnnhau
Ảnh hưởng của Luật quốc gia đối với luật quốc tế:
Xét từ khía cạnh thứ nhất: Luật quốc gia ảnh hưởng quyết định đến sự hìnhthành và phát triển của Luật quốc tế thông qua sự tham gia của các quốc gia vào quan
hệ pháp luật quốc tế Xét về mặt lí luận, luật quốc gia chi phối nội dung của luật quốc
tế Mỗi quốc gia khi tham gia vào các quan hệ pháp luật quốc tế đều cố gắng đưa vào
đó những nội dung, ảnh hưởng và lợi ích riêng của mình Tuy nhiên luật quốc tế có sựdung hòa lơi ích chung xuất phát từ quá trình hợp tác, đấu tranh và thương lượng Nộidung của luật quốc tế có xu hướng ghi nhận những nguyên tắc, quy phạm tiến bộ của
Trang 11quá trình đấu tranh thương lượng và sự phát triển của các quy phạm, các chế định luậtquốc tế phụ thuộc vào mức độ hòa hợp quyền lợi chung của các quốc gia.
Xét khía cạnh thứ hai: Luật quốc gia chính là phương tiện thực hiện luật quốc
tế Về mặt lí luận, việc thực thi pháp luật quốc tế trong phạm vi quốc gia có thể diễn ra
ở dạng gián tiếp hoặc trực tiếp
Trường hợp thứ nhất dạng gián tiếp, pháp luật quốc tế khi thực hiện trên lãnh thổcủa một quốc gia cần phải trải qua một quá trình chuyển hóa vào pháp luật quốc gia:chính là việc chuyển hóa nội dung của pháp luật quốc tế vào pháp luật quốc gia Đểtrên cơ sở đó, các quốc gia thực hiện pháp luật quốc tế bằng chính các quy định củapháp luật quốc gia đó Cách thức chuyển hóa phổ biến là ban hành văn bản pháp luậtmới thể chế hóa ghi nhận những quy định của pháp luật quốc tế, sửa đổi bổ sungnhững văn bản hiện hành hoặc bãi bỏ những văn bản không còn phù hợp
Đối với trường hợp thứ hai pháp luật quốc tế được áp dụng trực tiếp trên lãnh thổquốc gia thông qua tuyên bố công nhận giá trị pháp lý của quy phạm điều ước hoặctập quán đối với quốc gia cũng như quy định rõ về vị trí và thứ bậc của chúng trong hệthống pháp luật quốc gia
Do đó cơ chế thi hành pháp luật quốc gia đóng vai trò quan trọng trong việc đưanội dung của các quy phạm pháp luật quốc tế vào áp dụng trên thực tế
Tác động của luật quốc tế đối với luật quốc gia
Luật quốc tế thúc đẩy quá trình phát triển và hoàn thiện pháp luật quốc gia.Điều này được thể hiện thông qua nghĩa vụ thực hiện luật quốc tế và việc chuyển hóaluật quốc tế vào pháp luật quốc gia, làm luật quốc gia phát triển theo chiều hướng tiến
bộ, do ảnh hưởng của những nguyên tắc tiến bộ của luật quốc tế Sự phát triển của hệthống pháp luật quốc tế, đặc biệt là trong thời kỳ hiện đại, minh chứng rất rõ cho việcnày
Câu 12: Ngày 21/08/2013 một cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học xảy ra ở khu vực ngoại ô Ain Tarma, Zamalka và Jobar ở vùng Ghouta, gần Damascus, Syria làm chết ít nhất 1.300 người Hãy cho biết và bình luận:
1 Việc sử dụng vũ khí hóa học có được phép không?
Trả lời:
Việc sử dụng vũ khí hóa học là không được phép
Vì theo Khoản 4 Điều 2 HIến chương Liên hợp quốc quy định thì không được
có hành động sử dụng dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tếnhằm chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳquốc gia nào cũng như bằng cách khác trái với những mục đích của Liên hợp quốc
Mà việc sử dụng vũ khí hóa học là sử dụng một thiết bị sử dụng các hóa chất để sáthại hoặc gây hại cho loài người Chúng có thể được phân loại là vũ khí hủy diệt hàngloạt Vũ khí hóa học khác với vũ khí sinh học (lây lan bệnh), vũ khí hạt nhân và vũ khíphóng xạ (vũ khí sử dụng sự phân rã phóng xạ của các nguyên tố hóa học) Tác dụngsát thương của vũ khí hóa học dựa trên cơ sở sử dụng độc tính của các chất độc quân
sự để gây độc đối với người, sinh vật và phá hủy mùa màng Nó có sức hủy diệt sựsống quá lớn và chính việc sử dụng nó là làm trái với mục đích của Liên hợp quốc(Điều 1 Hiến chương Lien hợp quốc)
Trang 122 Có Điều ước quốc tế nào qui định về việc sử dụng vũ khí hóa học, vũ khí sinh học?
Hội đồng bảo an LHQ có quyền can thiệp vào Syria trong trường hợp này
4 Thực tế vụ việc trên đã được Mỹ, Nga giải quyết như thế nào?
10 người ở Volgograd, Nga Hãy bình luận:
1 Hai vụ đánh bom trên, theo Luật quốc tế, được gọi là gì?
2 Các quốc gia bị thiệt hại được quyền làm gì?
Năm quốc gia có quyền sở hữu vũ khí hạt nhân (VKHN) cam kết không sử dụngchúng để chống lại các nước không có VKHN trừ khi phải đánh trả một cuộc tấn cônghạt nhân hoặc một cuộc tấn công qui ước có liên minh với quốc gia có VKHN Tuyvậy, những cam kết này không được chính thức đưa vào hiệp ước, trong khi các chitiết chính xác lại thường thay đổi theo thời gian
Trang 13Như vậy, ngoài năm nước kể trên thì các nước khác không có quyền sở hữu vũ khí hạt nhân, bao gồm cả Iran và Bắc Triều Tiên.
Đối với Iran, Iran đã tham gia Hiệp ước, nhưng từ năm 2004 bị Hoa Kỳ nghi ngờ
vi phạm hiệp ước vì xúc tiến chương trình phát triển vũ khí hạt nhân Cơ quan Nănglượng Nguyên tử Quốc tế tiến hành điều tra Iran cho biết chỉ muốn phát triển nănglượng hạt nhân Đến năm 2006, một vài nước Châu Âu như Anh, Pháp và Đức cũngchia sẻ với Hoa Kỳ mối nghi ngờ về chủ đích của Iran, nhất là sau một loạt nhữngđộng thái cứng rắn của tổng thống tân cử, Mahmoud Ahmadinejad, tuyên bố rằngIsrael nên bị "xoá khỏi bản đồ"
Đối với Bắc Triều Tiên, Bắc Triều Tiên đã phê chuẩn Hiệp ước, nhưng lại rútkhỏi hiệp ước ngày 10 tháng 1 năm 2003, sau những cáo buộc của Hoa Kỳ cho rằngBắc Triều Tiên đã khởi động chương trình làm giàu urani; khi ấy Hoa Kỳ đình chỉviệc vận chuyển dầu nhiên liệu đến Bắc Triều Tiên trong khuôn khổ Khung Thoảthuận năm 1994 nhằm giải quyết các vấn đề vũ khí plutoni Ngày 10 tháng 2 năm
2005, Bắc Triều Tiên công bố sở hữu vũ khí hạt nhân và tuyên bố rút khỏi những cuộcđàm phán sáu bên do Trung Quốc đứng ra tổ chức nhằm tìm kiếm một giải pháp ngoạigiao cho vấn đề "Chúng tôi đã rút khỏi Hiệp ước Cấm Phổ biến Vũ khí Hạt nhân và
đã chế tạo vũ khí hạt nhân cho mục đích phòng vệ để đối phó với chính sách trắngtrợn của chính phủ Bush nhằm cô lập và bóp nghẹt nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dânTriều Tiên", lời của một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Bắc Triều Tiên Những cuộcđàm phán sáu bên được tái tục vào tháng 7 năm 2005, nhưng lại ngưng vào ngày 7tháng 8 mà không có tiến bộ nào Các bên đã lại gặp nhau ngày 29 tháng 8 Ngày 19tháng 9 năm 2005, Bắc Triều Tiên tuyên bố chấp nhận thoả ước sơ bộ, theo đó nướcnày sẽ huỷ bỏ các loại vũ khí hạt nhân hiện có cũng như các cơ sở sản xuất, tái gianhập hiệp ước và tái chấp nhận đoàn thanh tra của IAEA Vấn đề cung cấp lò phảnứng nước nhẹ để thay thế chương trình nhà máy điện hạt nhân của Bắc Triều Tiên,theo Khung Thoả thuận năm 1994, sẽ được giải quyết sau Nhưng ngày hôm sau BắcTriều Tiên lặp lại quan điểm cũ của mình rằng chỉ khi nào nước này được cung cấp lòphản ứng nước nhẹ thì mới huỷ bỏ kho hạt nhân và gia nhập hiệp ước
2 Hội đồng bảo an có quyền gì đối với Iran, Bắc Triều Tiên?
Hội đồng Bảo an LHQ cũng có thể kiến nghị những thủ tục hoặc phương thứcgiải quyết thích đáng cho các bên tranh chấp (Điều 36 Hiến chương LHQ)
Nếu Hội đồng Bảo an LHQ xét thấy có sự đe dọa hòa bình, có sự phá hoại hòabình hoặc có hành vi xâm lược của Iran hoặc Bắc Triều Tiên thì có thể yêu cầu cácthành viên của LHQ áp dụng những biện pháp như cắt đứt toàn bộ hay từng phần quan
hệ kinh tế, đường sắt, đường biển, hàng không, bưu chính, điện tín, vô tuyến điện và
Trang 14các phương tiện thông tin khác, kể cả việc cắt đứt quan hệ ngoại giao (Điều 41 Hiếnchương LHQ).
Nếu Hội đồng Bảo an nhận thấy những biện pháp nói ở trên là không thích hợpthì Hội đồng Bảo an có quyền thi hành bằng hành động của lực lượng hải, lục, khôngquân mà Hội đồng Bảo an xét thấy cần thiết cho việc duy trì hoặc khôi phục hòa bình
và an ninh quốc tế Những hành động này có thể là các cuộc biểu dương lực lượng,phong tỏa và những cuộc hành quân khác, do các lực lượng hải, lục, không quân màcác nước thành viên LHQ thực hiện (Điều 42 Hiến chương LHQ)
Câu 15: Bình luận vụ CHLB Nga đưa quân vào Crimea, sau đó sáp nhập Crimea (sau khi Crimea trưng cầu dân ý) vào lãnh thổ của Nga.
Trả lời:
Bối cảnh
Crimea là một bán đảo lớn của Châu Âu, phía Nam đất liền Ukraina và phía Tâymiền Kuban thuộc Nga Có vị trí thuận lợi ở biển Đen nên ngay lập tức trở thành điểmnhấn chiến lược trong kế hoạch mở rộng tầm ảnh hưởng của Nga
Xét về mặt lịch sử, lãnh thổ Crimea bị chiếm đóng nhiều lần, đến thế kỉ XVIIICrimea bị Nga chinh phục sau khi chiếm từ tay Đế chế Ottoman Năm 1954, Crimeađược nhà lãnh đạo Liên xô Nikita Khrushchev trao cho Ukraina như một món quà.Mãi tới khi Liên Xô tan rã năm 1991 khu tự trị này mới chính thức thuộc về Ukrainađộc lập
Tháng 11 năm 2013 cuộc cách mạng Maidan bắt đầu Tổng thống UkraineYanukovic phải đấu tranh để duy trì quyền lực Ngày 22/2 Quốc hội UA đã bỏ phiếuthông qua nghị quyết bãi miễn TT Yanulovich vì rời bỏ nhiệm sở với 328 phiếu thuậntrên tổng số phiếu 340
Ngày 1 tháng 3, Thượng viện Nga đã chấp thuận một kiến nghị của Tổng thốngNga Vladimir Putin cho phép ông được quyền đưa quân đội vào Ukraina để hỗ trợchính quyền mới do Sergey Aksyonov đứng đầu Ngày 16-03, dưới áp lực của nhữngngười lính lạ, công dân Crimea đã đi bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý về việc sápnhập Crime vào Nga Ngày 21-03, Tổng thống Vladimir Putin đã ký luật hoàn tất thủtục sáp nhập Crimea vào Nga và ký luật thành lập 2 khu vực hành chính mới của nướcnày là Crimea và thành phố cảng Sevastopol
Quan điểm của Nga
Căn cứ vào khoản G, Điều 102, phần 1 Hiến pháp Liên Bang Nga: “Nga được
quyền bảo vệ các quyền và sự tự do của con người và công dân Nga”
Nga dựa trên học thuyết Trách nhiệm bảo vệ R2P: Trách nhiệm bảo vệ là quyền
can thiệp vào một quốc gia nào đó để “bảo vệ nhân quyền” ngay cả trong những
trường hợp đó chỉ là công việc nội bộ của các nước
Ngoài ra Nga còn dựa vào việc tổng thống Ukraina, ông Yanukovich đã lên tiếngnhờ Nga đưa quân vào Crimea để bảo vệ dân Nga trên lãnh thổ này Đồng thời theothỏa thuận Kharkov tháng 4/2010 giữa tổng thống Ukraina và Nga thì Hạm đội BiểnĐen của Nga được phép hiện diện ở cảng quân sự Sevastopol, thuộc bán đảo Crimea,cho đến năm 2042 Việc đưa quân vào Crimea xem như việc tăng cường quân đồn trútheo thỏa thuận có sẵn này
Quan điểm của Ukraina và các nước phương Tây
Trang 15Bộ Ngoại giao Ukraina tuyên bố không công nhận hiệp ước ký tại Moscow hômnay về việc sáp nhập Crimea vào Nga, trong khi Anh đình chỉ mọi hợp tác quân sự với
Nga còn Mỹ gọi hành động của Moscow là "cướp đất".
Anh quyết định ngừng mọi hợp tác quân sự với Nga để phản đối hành động củaMoscow đối với khu vực Crimea Ngoại trưởng Anh William Hague cho biết quyếtđịnh ngừng hợp tác bao gồm cả kế hoạch tập trận hải quân chung giữa Pháp, Nga,Anh và Mỹ, đồng thời hủy đề xuất tàu của Hải quân Hoàng gia Anh tới thăm St.Petersburg
Tổng thống Pháp Francois Hollande thì lên án hiệp ước sáp nhập Crimea và Nga,đồng thời kêu gọi các nước châu Âu có phản ứng mạnh mẽ hơn nữa
Tổng thống Mỹ cho rằng "những hành động của Nga đang xâm phạm chủ quyền
và toàn vẹn lãnh thổ Ukraine".
Quan điểm của Hội đồng Bảo an LHQ
Nga là nước duy nhất đã phủ quyết nghị quyết của Hội đồng Bảo an lên án cuộctrưng cầu ý dân tại Crimea Trong tổng số 15 nước thành viên Hội đồng Bảo an, có 13phiếu thuận, 1 phiếu trắng của Trung Quốc và 1 phiếu chống của Nga 13 thành viênHội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua giải pháp kêu gọi tất cả các quốc gia tôntrọng toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine đồng thời lên án cuộc bỏ phiếu là bất hợp pháp
Quan điểm cá nhân
Trong vấn đề này Nga đã xâm phạm đến một số nguyên tắc sau của Luật quốc tếkhi đưa quân vào Crimea, gây áp lực khiến cho Crimea phải tổ chức một cuộc trưngcầu dân ý về việc xác nhập vào Nga, cụ thể như sau:
Nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế(khoản 4 Điều 2 Hiến chương LHQ);
Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia (khoản 1 Điều 2 Hiếnchương LHQ);
Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác (khoản 7Điều 2 Hiến chương LHQ)
Căn cứ vào khoản 4, Điều 2 Hiến chương Hiến chương Liên Hợp Quốc “không
dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực” trong quan hệ Quốc tế nhằm chống lại sự bất
khả xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ một quốc gia nào VàNga đã vi phạm nghiêm trọng điều này
Nga còn vi phạm thỏa thuận Kharkov tháng 4/2010 Thỏa thuận chỉ cho phépNga đưa quân canh giữ tại cảng quân sự trong khi thực chất Nga đã rải rác quân khắpCrimea
Về Học thuyết Trách nhiệm bảo vệ, Hiến pháp Liên bang Nga và lời nhờ củatổng thống Ukraina không mang tính pháp lý quốc tế
Hành động của Crimea đã vi phạm hiến pháp Ukraine Điều 73 Hiến pháp
Ukraina 2004 quy định: “Mọi vấn đề về thay đổi lãnh thổ của Ukraina sẽ được giải
quyết bằng một cuộc trưng cầu dân ý của toàn thể nhân dân Ukraina” Như vậy hành
động ly khai của Crimea chưa đảm bảo được sự đồng ý của toàn thể nhân dânUkraina Cuộc hội Ukraina không có văn bản công nhận cuộc trưng cầu này Cuộctrưng cầu dân ý của chính phủ Crimea còn diễn ra dưới 30.000 họng súng của quânđội Nga tại đây
Như vậy, Nga đã vi phạm nghiêm trọng luật quốc tế, mặc dù cho trước đóCrimea có thuộc về Liên Xô và đã có thời gian có quyền tự chủ, tuy nhiên, khi Liên
Trang 16Xô giải thể thì Crimea đã được khôi phục quyền tự chủ như trước kia, do đó việc Ngađưa quân vào lãnh thổ Crimea với mục đích “đòi lại” Crimea về tay của mình là bấthợp pháp, thậm chí đã xâm phạm đến chủ quyền của Crimea Đồng thời cuộc trưngcầu dân ý diễn ra tại Crimea ngày 16/3/2014 ít nhiều đã có sự can thiệp từ phía Ngakhi đưa quân gây áp lực cho người dân đi bỏ phiếu Chính vì vậy nhóm ủng hộ quanđiểm của Ukraine, Mỹ, các nước phương Tây cùng với Hội đồng Bảo an LHQ về việcphản đối việc sát nhập Crimea vào lãnh thổ của Nga.
Nguồn của Luật quốc tế có những điểm khác với nguồn của pháp luật ViệtNam:
1 Định nghĩa:
- Nguồn của pháp Luật Việt Nam là tất cả các căn cứ được các chủ thể có thẩmquyền sử dụng làm cơ sở để xây dựng, ban hành, giải thích pháp luật cũng như để ápdụng vào việc giải quyết các vụ việc pháp lý xảy ra trong thực tế Nguồn của pháp luậtViệt Nam bao gồm nguồn nội dung và nguồn hình thức
+ Nguồn nội dung là xuất xứ, là căn nguyên của pháp luật bởi vì nó được cácchủ thể có thẩm quyền dựa vào đó để xây dựng, ban hành và giải thích pháp luật + Nguồn hình thức là phương thức tồn tại của các quy phạm pháp luật trongthực tế hay là nơi chứa đựng, nơi có thể cung cấp các quy phạm pháp luật, tức lànhững căn cứ mà các chủ thể có thẩm quyền dựa vào đó để giải quyết các vụ việcpháp lý xảy ra trong thực tế
- Nguồn của luật quốc tế là những hình thức chứa đựng, biểu hiện, nguyên tắccác quy phạm pháp luật quốc tế Nguồn của Luật quốc tế bao gồm nguồn thực định vànguồn hình thức
+ Nguồn thực định là các QPPL quốc tế do các chủ thể của luật quốc tế xâydựng (điều ước quốc tế) hoặc thừa nhận (tập quán quốc tế) trên cơ sở tự nguyện vàbình đẳng, có chức năng điều chỉnh trực tiếp các quan hệ phát sinh giữa các chủ thểcủa luật quốc tế
+ Nguồn hình thức là những tư tưởng chính trị - pháp lý quốc tế được thể hiệntrong các nguyên tắc chung của pháp luật được các quốc gia, dân tộc thừa nhận
2 Các loại nguồn luật:
- Luật Việt Nam:
a) Nguồn nội dung:
Đường lối chính sách của Đảng
Nhu cầu quản lý kinh tế - xã hội của đất nước
Các tư tưởng học thuyết pháp lý
1 Nguồn hỗn hợp:
Các nguyên tắc chung của pháp luật
Trang 17Văn bản qui phạm pháp luật.
Các điều luật quốc tế
Phong tục tập quán
Án lệ hay các quyết định bản án của Tòa án
Quy tắc của các Hiệp hội nghề nghiệp
+ Nguyên tắc pháp luật chung
+ Phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế
+ Nghị quyết của các tổ chức quốc tế
+ Hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia
+ Học thuyết về luật quốc tế
Câu 2: Các loại nguồn của Luật quốc tế? Điều kiện để được coi là nguồn cơ bản của Luật quốc tế?
Trả lời:
Cơ sở xác định nguồn là khoản 1 điều 38 Quy chế tòa án công lý quốc tế liênhợp quốc, điều ước quốc tế, tập quán quốc tế, các nguyên tắc pháp luật chung, phánquyết cơ quan tài phán quốc tế, các học thuyết về luật quốc tế
Nguồn cơ bản của luật quốc tế:
Điều ước quốc tế: văn bản pháp lý quốc tế được ký kết giữa các chủ thể luậtquốc tế với nhau, có giá trị pháp lý phù hợp Chủ thể là chủ thể của luật quốc tế Hìnhthức thể hiện là văn bản Tên gọi có thể là Hiến chương, Hiệp định, Công ước, hiệpước Cơ cấu có ba phần là lời nói đầu, nội dung chính (chứa đựng các thỏa thuận, xáclập các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên) và phần kết thúc Nội dung của điềuước là các thỏa thuận xác lập các quyền và nghĩa vụ pháp lý các bên Thể hiện bằngcác loại ngôn ngữ là Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Ả Rập, Nga Luật điều chỉnh quá trình
ký kết là luật quốc tế
Tâp quán quốc tế: tập quán quốc tế là hình thức pháp lý biểu hiện quy tắc xử
sự, hình thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế, được các chủ thể luật quốc tế thừanhận giá trị pháp lý ràng buộc với mình Các yếu tố vật chất: Quy tắc xử sự, áp dụnglặp đi lặp lại trong quan hệ quốc tế Các yếu tố tinh thần: Thừa nhận QTPL ràng buộc.Con đường hình thành tập quán là: Hình thành từ thực tiễn sinh hoạt giữa các quốcgia Quốc gia đưa ra cách thức xử sự mới được dùng lặp đi lặp lại để rồi quy tắc xử sựmới ra đời Sau đó được thừa nhận thành tập quán quốc tế Ngoài ra nó còn hình thành
Trang 18từ thực tiễn thực hiện phán quyết cơ quan tài phán quốc tế và thực tiễn thực hiện điềuước.
Nguồn bổ trợ:
Nguyên tắc pháp luật chung: là những nguyên tắc mang tính chất kỹ thuật pháp
lý được ghi nhận trong hầu hết các hệ thống pháp luật trên thế giới và được cơ quantài phán quốc tế áp dụng Trong trường hợp không có điều ước và tập quán
Nguyên tắc pháp luật riêng: luật sau thế luật trước Không ai là thẩm phán vụviệc của chính mình
Phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế: Các quyết định giải quyết tranh chấp
cơ quan tài phán quốc tế có vai trò làm sáng tỏ nội dung điều ước và tập quán Là cơ
sở hình thành lên điều ước và tập quán
Nghị quyết của các tổ chức quốc tế: Văn bản được thông qua trong hoạt độngcác tổ chức quốc tế, nhằm thể hiện ý kiến, quan điểm của tổ chức quốc tế, vấn đề nào
đó có vai trò sáng tỏ nội dung điều ước, tập quán, là cơ sở hình thành
Hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia: là những hành vi do cơ quan cóthẩm quyền của quốc gia thực hiện nhằm xác định các quyền và nghĩa vụ pháp lý củaquốc gia Là cơ sở hình thành lên điều ước và tập quán
Học thuyết về luật quốc tế: Làm sáng tỏ nội dung điều ước, tập quán, cơ sởhình thành nên điều ước và tập quán
* Điều kiện để được coi là nguồn cơ bản của Luật quốc tế:
Có sự ký kết văn bản pháp lý quốc tế giữa các chủ thể luật quốc tế với nhau, cógiá trị phù hợp với các giá trị pháp lý phù hợp với các chủ thể là chủ thể của luật quốc
tế Nếu là tập quán quốc tế thì cần phải lặp đi lặp lại nhiều lần, trong một thời gian dàiliên tục và được các quốc gia thoả thuận thừa nhận hiệu lực pháp lý bắt buộc đối vớimình Phải là quy tắc xử sự chung được hình thành trong quan hệ giữa các quốc gia,được các quốc gia tuân thủ và áp dụng một cách tự nguyện Quy tắc đó phải có nộidung phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của Liên Hợp Quốc
Câu 3: Điều ước quốc tế và tập quán quốc tế có những điểm chung nào? Hãy phân tích những đặc điểm chung đó.
Trả lời:
Điều ước quốc tế và tập quán quốc tế có những điểm chung là:
- Cả hai đều là nguồn chính của luật quốc tế
+ Căn cứ vào phương thức hình thành của các loại nguồn luật quốc tế, nguồnluật quốc tế được chia thành hai loại, nguồn do các quốc gia thỏa thuận xây dựng nêntheo một trình tự pháp lý hết sức chặt chẽ đó là các điều ước quốc tế và nguồn do cácquốc gia thỏa thuận thừa nhận giá trị pháp lý của chúng nhằm điều chỉnh các quan hệquốc tế, đó là các tập quán quốc tế
+ Điều ước quốc tế đươc coi là nguồn cơ bản cả nguồn quốc tế vì tuyệt đại bộphận quy phạm của luật quốc tế đều nằm trong điều ước quốc tế và do các quốc giaxây dựng nên Tập quán quốc tế là những nguyên tắc sử xự chung ban đầu do một haymột số quốc gia đưa ra và áp dụng trong quan hệ với nhau, sau một quá trình áp dụnglâu dài rộng rãi và được nhiều quốc gia thừa nhận như những quy phạm pháp lí bắtbuộc
- Bản chất như nhau đều là dựa trên sự thỏa thuận giữa các chủ thể vớinhau, điều ước quốc tế thỏa thuận ký kết, tập quán quốc tế thỏa thuận thừa nhận
Trang 19+ Thỏa thuận chính là bản chất của luật quốc tế, trên cơ sở cân nhắc về lợi íchcủa chính mình mà các chủ thể của luật quốc tế ký kết, tham gia các điều ước củaquốc tế cũng như áp dụng một tập quán quốc tế nào đó.
+ Sự thỏa thuận của điều ước quốc tế là sự thỏa thuận trực tiếp thông qua đàmphán kí kết Theo quy định của Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tếcủa Việt Nam năm 2005, điều ước quốc tế là "Thỏa thuận bằng văn bản được ký kếthoặc gia nhập nhân danh Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vớimột hoặc nhiều quốc gia tổ chức quốc tế hoặc chủ thể khác của pháp luật quốc tế…"
và theo Công ước Vienna 1969;
+ Sự thỏa thuận của tập quán quốc tế là sự thỏa thuận thừa nhận, thỏa thuận
"ngầm", mặc nhiên được thừa nhận trong thực tiễn quan hệ quốc tế do quá trình ápdụng rộng rãi và lâu dài
- Chủ thể ký kết của điều ước quốc tế và thừa nhận của tập quán quốc tế đều làchủ thể của luật quốc tế và đều là các quốc gia độc lập có chủ quyền, các tổ chức quốc
tế liên chính phủ, các dân tộc đấu tranh dành quyền tự quyết và các vùng lãnh thổ cóquy chế pháp lý đặc biệt
+ Chúng ta đã định nghĩa điều ước quốc tế là do chính các chủ thể của luật quốc
tế tham gia xây dựng lên Như vậy, chủ thể của điều ước quốc tế cũng chính là chủ thểcủa luật quốc tế
+ Tập quán quốc tế được áp dụng và thừa nhận rộng rãi trên nhiều quốc gia, cácquốc gia này không có quy định giới hạn nên chủ thể thừa nhận của tập quán quốc tếcũng chính là chủ thể của luật quốc tế
- Cả điều ước quốc tế và tập quán quốc tế đều chứa đựng các quy tắc xử sự cóchức năng điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể của luật quốc tế với nhaunhư những quan hệ về chính trị, văn hóa, kinh tế…
+ Phân loại điều ước quốc tế căn cứ vào nội dung và mục dích ký kết quốc tế đểphân thành các điều ước về chính trị, kinh tế…
- Khi đã được các chủ thể của luật quốc tế ký kết hoặc thừa nhận áp dụng đểđiều chỉnh các quan hệ quốc tế đều có hiệu lực quốc tế bắt buộc đối với các chủ thểcủa luật quốc tế
+ Kết hợp các định nghĩa định nghĩa về điều ước theo Công ước Vienna 1969 vàLuật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế của Việt nam năm 2005, Điềuước quốc tế là các thỏa thuận bằng văn bản được ký kết giữa các chủ thể của Luậtquốc tế trên cơ sở tự nguyện bình đẳng nhằm thiết lập
Câu 4: Phân tích và làm sáng tỏ vai trò của các phương tiện bổ trợ nguồn đối với nguồn cơ bản của luật quốc tế.
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 38 Quy chế Tòa án quốc tế thì bên cạnh nguồn cơ bản làcác loại nguồn được hình thành từ sự thỏa thuận của các chủ thể Luật quốc tế, trựctiếp chứa đựng các quy phạm pháp luật quốc tế, có giá trị ràng buộc với các chủ thểquan hệ pháp luật quốc tế, chủ yếu bao gồm điều ước quốc tế, tập quán quốc tế, cácnguyên tắc pháp luật chung được các dân tộc văn minh thừa nhận, luật quốc tế còn cócác nguồn bổ trợ Các phương tiện bổ trợ nguồn của luật quốc tế bao gồm:
Các nghị quyết xét xử của Tòa án Công lý quốc tế
Trang 20Các học thuyết của các chuyên gia có chuyên môn cao nhất về luật pháp côngkhai của nhiều dân tộc khác nhau.
Các phương tiện trên không phải là nguồn cơ bản của luật quốc tế (vì chúngkhông chứa đựng các nguyên tắc và quy phạm luật quốc tế) nhưng chúng có ảnhhưởng rất lớn đến quá trình phát triển của luật quốc tế Đồng thời, chúng được xem lànhững phương tiện bổ trợ để xác định các tiêu chuẩn pháp lý của các loại nguồn luậtquốc tế, góp phần làm sáng tỏ tính pháp lý của việc vận dụng các nguồn cơ bản và chủyếu của luật quốc tế vào thực tiền
* Các nghị quyết xét xử của Tòa án Công lý quốc tế:
Điều 38 khoản 1 điểm d Quy chế Tòa án quốc tế ghi nhận thuật ngữ “án lệ”
Thứ nhất, án lệ được hiểu là những phán quyết (judgment/decision - nghị quyếtxét xử) của Tòa án Công lý quốc tế của Liên Hiệp quốc (International Court ofJustice) Ở đây khái niệm "bản án” (nghị quyết xét xử) nêu ra tại Điều 38 sẽ được hiểu
là những phán quyết của Tòa án Công lý quốc tế trong việc xét xử những vụ việctranh chấp giữa các quốc gia theo quy định của Điều 34 và Điều 35 của Quy chế Tòa
án quốc tế Do đó, khi Tòa viện dẫn những bản án đã xét xử thì trước hết điều đó đượchiểu đây là những bản án của chính Tòa án Công lý quốc tế Những phán quyết này cógiá trị bắt buộc thi hành đối với các bên tranh chấp đã đồng ý chấp nhận sự xét xử củaTòa và có thể được Tòa viện dẫn trong các vụ xét xử tranh chấp tiếp theo gần giốngnhư việc viện dẫn án lệ (precedent) trong hệ thống thông luật Tuy nhiên, khác với
việc áp dụng "án lệ” trong hệ thống thông luật, các phán quyết của Tòa chỉ có giá trị
ràng buộc với các bên tranh chấp và chỉ có giá trị đối với từng vụ việc cụ thể màkhông có giá trị như là "luật” bắt buộc thi hành đối với mọi chủ thể luật quốc tế cũngnhư đối với các vụ việc khác tương tự xảy ra sau đó Trên thực tế, trong các vụ xét xửcủa Tòa, những phán quyết trước đây có liên quan đến nội dung của vụ tranh chấphoặc tình tiết tương tự về tính chất và nội dung vụ việc thường luôn được viện dẫnnhằm làm rõ hoặc củng cố những lập luận của Tòa và thực tiễn xét xử của Tòa đã chothấy sự áp dụng khá phổ biến của các án lệ trước đó
Thứ hai, khái niệm án lệ hiểu cũng có thể bao gồm cả những kết luận tư vấncủa Tòa Mặc dù về nội hàm của Điều 38 được hiểu chỉ bao gồm những phán quyết cótính ràng buộc về pháp lý mà không bao gồm những kết luận tư vấn, tức là nhữngkhuyến nghị về một vấn đề pháp lý mà Tòa án được yêu cầu phải đưa ra quan điểm.Xét về ý nghĩa và giá trị của những kết luận tư vấn, thể hiện qua những đóng góp củachúng vào sự phát triển của hệ thống luật quốc tế nói chung, có thể xem những kết
luận tư vấn này là một dạng "án lệ” hiểu theo nghĩa rộng Ở cách hiểu này, các bản "kết
luận tư vấn” có tính chất giống như các bản án của Tòa: chúng đề cập đến một nội
dung pháp lý cụ thể và làm sáng tỏ nội dung của chúng, giúp cho việc thực thi và tuânthủ pháp luật quốc tế một cách thống nhất và đúng đắn Một số các kết luận tư vấn củaTòa có giá trị thực tiễn rất lớn, bởi chúng khẳng định nguyên tắc jus cogen của luậtquốc tế, xác định nội hàm pháp lý của những quy phạm pháp luật quốc tế Do đó, xét
ở góc độ này, các kết luận tư vấn có thể xét như một dạng "án lệ” đặc biệt
Thứ ba, tuy thuật ngữ "án lệ” được quy định tại Điều 38 Quy chế Tòa án Quốc
tế, nhưng điều đó không có nghĩa là Tòa chỉ viện dẫn những án lệ của chính mình mà
có thể viện dẫn tới những bản án của các cơ quan tài phán quốc tế khác "Án lệ” do đó
có thể được hiểu là thuật ngữ pháp lý chỉ thực tiễn xét xử của các thiết chế tài phán
quốc tế Ở cách hiểu này, khái niệm "án lệ” sẽ không chỉ dừng lại trong phạm vi những
Trang 21bản án đã được Tòa án Công lý quốc tế xét xử mà còn có thể bao gồm các phán quyếttrọng tài do kết quả của việc lựa chọn phương thức trọng tài tự nguyện hoặc bắt buộc.
Như vậy, "án lệ” sẽ bao gồm những bản án, phán quyết của các Tòa án quốc tế khác
như Tòa án quốc tế về luật biển, các Tòa án trọng tài trong việc xét xử các tranh chấpquốc tế như vụ Trail Smelter, Las Palmas hoặc các phán quyết của Tòa án như Tòa
án quân sự xét xử các tội phạm chiến tranh Đức và Nhật năm 1945 hay các quyết địnhcủa Ủy ban trọng tài về các đơn kiện của Mỹ và Iran Theo một số học giả phươngTây thì khái niệm “án lệ” thậm chí còn có thể bao gồm cả những phán quyết của cáctòa án quốc gia Tuy nhiên cách hiểu này không thể được chấp nhận, bởi lẽ các nguồncủa pháp luật trong nước (bản án của các Tòa án quốc gia) không thể viện dẫn trựctiếp như một nguồn của pháp luật quốc tế, chúng chỉ có thể được viện dẫn với tư cáchnguồn luật tham khảo
* Các học thuyết của các chuyên gia có chuyên môn cao nhất về luật pháp công khai của nhiều dân tộc khác nhau:
Theo Điều 38 khoản 2 điểm d Quy chế Tòa án quốc tế, thì các học thuyết của cácchuyên gia có chuyên môn cao nhất về luật pháp của nhiều dân tộc khác nhau đượccoi là phương tiện bổ trợ để xác định các tiêu chuẩn pháp lý
Tuy có nhiều ảnh hưởng đến tư tưởng, quan điểm, nhận thức của con người vềpháp luật quốc tế nhưng các học thuyết của các học giả không được xem là một nguồncủa luật quốc tế Nguyên nhân chủ yếu là do:
Thứ nhất, vì các học thuyết này không phải là văn bản pháp lý ràng buộc giữacác quốc gia, không thể hiện được ý chí của các quốc gia
Thứ hai, vì bản thân các học thuyết đó chỉ nêu lên tư tưởng, quan điểm của cáchọc giả chứ không bao hàm các quy phạm pháp luật, không làm phát sinh quyền vànghĩa vụ của các chủ thể của luật quốc tế
Thứ ba, các học thuyết về luật quốc tế không được các quốc gia chính thứccông nhận Vì chúng chỉ là kết quả nghiên cứu của một hoặc một số tác giả có chuyênmôn về luật quốc tế nên việc có áp dụng chúng trên thực tế hay không thì tùy vào sựlựa chọn của các chủ thể của luật quốc tế
Câu 5: Trong vụ North Continental Shelf (Đức với Đan Mạch và Hà Lan)
1969, Tòa án Công lý quốc tế đã công nhận rằng “một quy định trong một điều ước quốc tế có thể tạo ra một tập quán quốc tế nếu như nó tiềm tàng một đặc tính tạo ra quy phạm (norm creating character)” Liên hệ vấn đề trên với quá trình hình thành quy phạm tập quán quốc tế.
Trả lời:
Điều 38, Khoản 1, Điểm b, Quy chế Tòa án Quốc tế quy định 2 yếu tố hìnhthành tập quán quốc tế là sự áp dụng thường xuyên của quốc gia và được thừa nhận làquy phạm pháp lý bắt buộc (opinio juris) Tuy nhiên, nội dung của Điều 38, hướngdẫn Tòa án Quốc tế áp dụng tập quán quốc tế đã được thừa nhận là quy phạm phápluật, bị chỉ trích đã đảo ngược tiến trình hình thành tập quán Cần lưu ý rằng cả haiyếu tố này phải được bảo đảm trước khi một tập quán có giá trị ràng buộc toàn cầu,khu vực hoặc giữa một số quốc gia liên quan đến tiến trình hình thành tập quán Trongtrường hợp không thể hiện rõ ràng ý định thừa nhận, sự áp dụng thường xuyên của cácquốc gia phải được xem xét có xuất phát từ sự tán thành của quốc gia hay không
Sự áp dụng thường xuyên
Trang 22Để được xem là một yếu tố hình thành tập quán quốc tế, sự áp dụng thườngxuyên này phải phổ biến, nhưng không đòi hỏi sự thừa nhận áp dụng của tất cả quốcgia trên thế giới hoặc tại một khu vực
Được thừa nhận là quy phạm pháp lý bắt buộc (opinio juris)
Sự áp dụng thường xuyên của quốc gia chưa đủ, mà cần phản ánh một nghĩa vụpháp lý Tòa án Quốc tế đã xác định nội dung và vai trò của yếu tố này trong tranh
chấp thềm lục địa Biển Bắc, như sau: “Quốc gia không chỉ thực hiện hành vi nhiều
lần, mà còn phải hành động theo một cách thức cho thấy rằng họ nhận thức được đó
là nghĩa vụ luật định” Sự nhận thức này được ngầm hiểu rằng quốc gia xem hành vi
đó là một quy phạm pháp lý bắt buộc (opinio juris sive necessitatis) Như vậy, quốcgia phải ý thức rằng họ đang thực hiện một nghĩa vụ pháp lý
Luật tập quán gắn liền với một cơ chế thay đổi Nếu các quốc gia tán thành nênthay đổi một quy tắc, một quy tắc mới xuất phát từ sự áp dụng thường xuyên của cácquốc gia có thể hình thành một cách nhanh chóng Nếu số lượng quốc gia ủng hộ,hoặc phản đối sự thay đổi quá ít, họ lại phải theo cách xử sự của số đông Khó khănchỉ thật sự nảy sinh khi số lượng quốc gia ủng hộ và phản đối tương đương nhau.Trong trường hợp này, sự thay đổi rất khó khăn và chậm chạp Sự bất đồng có thể tồntại rất lâu cho đến khi đạt được sự nhất trí
Một vấn đề đặc biệt được nhiều học giả nghiên cứu là “tập quán giây lát”
(diritto spontaneo – instant customary law), trong đó phủ nhận tầm quan trọng của sự
áp dụng thường xuyên của quốc gia, mà chỉ dựa trên opinio juris, thể hiện trong cácnghị quyết hoặc tuyên bố không mang tính ràng buộc Tuy nhiên, quan điểm này còngây nhiều tranh cãi Xuất phát từ vai trò cơ bản của sự áp dụng thường xuyên củaquốc gia, chỉ dựa trên opinio juris là không đủ để hình thành tập quán, đặc biệt làtrong những lĩnh vực có thể gây tranh cãi Hơn nữa, khái niệm tập quán ngầm chứađựng yếu tố thời gian, và tập quán giây lát thể hiện sự mâu thuẫn ngay trong thuậtngữ Nói cách khác, nếu rút ngắn thời gian thì sự áp dụng của quốc gia phải được mởrộng phạm vi và phải bảo đảm tính thường xuyên (có nghĩa là phải có nhiều quốc giathừa nhận áp dụng thường xuyên)
Câu 6: Hòa ước Nhâm Tuất 1862 có phải là nguồn của Luật Quốc tế không?
Hòa ước Nhâm Tuất 1862 là một hòa ước được kí kết giữa hai nước Việt Nam
và Pháp, theo đó Việt Nam nhượng lại một phần lãnh thổ Nam Kì (Biên Hoà, GiaĐịnh, Định Tường) lại cho Pháp Do đó Hòa ước Nhâm Tuất 1862 là điều ước quốc
tế Nhưng điều ước này có là nguồn của Luật quốc tế hay không ta phải xem xét cácđiều kiện cần thiết
* Điều kiện để điều ước quốc tế trở thành nguồn của luật quốc tế:
Trang 23Điều ước quốc tế phải được ký kết trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng.
Điều ước quốc tế phải được ký kết phù hợp với trình tự, thủ tục, thẩm quyềntheo quy định của pháp luật của các bên ký kết
Điều ước quốc tế phải có nội dung phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Luậtquốc tế
Theo đó, hòa ước Nhâm Tuất 1862 không phải là nguồn của Luật Quốc tế Bởi
vì, hòa ước này được kí kết trên cơ sở bất bình đẳng Nguyên nhân chính để ký kếthòa ước này là lúc đó Bắc Kì người dân đang nổi dậy đấu tranh, Nam Kì đã bị quânPháp chiếm lấy một số tỉnh Do đó, so sánh thiệt hơn, vua Nguyễn đã đề nghị kí kếthòa ước với Pháp để Pháp mang quân đi dẹp loạn ở phía Bắc
Câu 7: Sinh viên nêu những hiểu biết về Luật quốc tế trên cơ sở kiến thức đã học.
Trả lời:
1 Khái niệm:
Luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật, được các quốcgia và chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận tạo dựng nên, trên cơ sở tự nguyện vàbình đẳng, nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa quốc gia và các chủ thể đótrong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế Đó là các nguyên tắc và quy phạm áp dụngchung mà không có sự phân biệt về tính chất, hình thức hay vị thế của từng quốc giakhi thiết lập quan hệ quốc tế giữa những chủ thể này với nhau
Dân cư thường xuyên sinh sống
Có chính quyền thống nhất từ trung ương xuống địa phương
Có chủ quyền quốc gia
Từ những đặc điểm nêu trên của quốcgia, chúng ta có thể thấy rằng cá nhân haypháp nhân trong pháp luật quốc gia không thể đáp ứng được các đặc điểm này
Ví dụ: Đài Loan không phải là một quốc gia độc lập có chủ quyền vì thiếu yếu tốlãnh thổ
Tổ chức quốc tế liên chính phủ: Điều kiện để 1 TCQT trở thành chủ thể củaLQT là phải có: cơ cấu tổ chức bộ máy riêng; hoạt động một cách thường xuyên, liêntục và có tư cách độc lập khi tham gia vào các mối quan hệ quốc tế
TCQT là sản phẩm của các quốc gia sáng lập ra nó
Các dân tộc đang đấu tranh giành quyền dân tộc tự quyết: Khái niệm"dân tộc"
ở đây được hiểu là bộ phận dân tộc đại diện cho quốc gia, chứ không phải dân tộc theonghĩa là một "chủng tộc" hay một "sắc tộc"đơn lẻ Dân tộc đang đấu tranh giànhquyền dân tộc tự quyết khác với các dân tộc độc lập khác ở chỗ nó chỉ có chủ quyềndân tộc nhưng chưa có chủ quyền quốc gia
Ví dụ: Palextin, Việt Nam trước năm 1945
Nhận xét: Các chủ thể của LQT luôn bình đẳng và "ngang bằng" với nhau
khi tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế Ngoài các chủ thể chính
Trang 24nêu trên, hiện nay trong LQT hiện đại còn xuất hiện một số các chủ thể
đặc biệt khác như: Tòa thánh Vaticăng, Đài Loan, Hồng Kông, Ma
Cao mặc dù chúng không được xếp vào một trong những nhóm chủ thể nêutrên của LQT, nhưng do tính chất đặc thù nên cộng đồng quốc tế vẫn
thừa nhận việc tham gia vào một số các điều ước quốc tế liên quan đến
các vấn đề thương mại, khoa học - kỹ thuật của các thực thể này
b Đặc trưng về quan hệ do luật quốc tế điều chỉnh:
Dưới góc độ pháp luật quốc tế: Quan hệ do LQT điều chỉnh là quan hệ giữa cácquốc gia hoặc các thực thể khác của LQT
Khác với các quan hệ do luật quốc gia điều chỉnh, quan hệ thuộc phạm vi tácđộng của LQT là quan hệ mang tính chất liên quốc gia, liên chính phủ, phát sinh trongbất kỳ lĩnh vực nào của đời sống quốctế
Những quan hệ đó đòi hỏi phải được điều chỉnh bằng các quy phạm luật quốc
tế Tuy nhiên, không phải tất cả các quan hệ quốc tế đều là đối tượng điều chỉnh củaluật quốc tế
c Đặc trưng về sự hình thành luật quốc tế:
Không có cơ quan quyền lực nào có thể đứng trên các quốc gia để ấn định, hay
áp đặt ý chí của mình cũng như các quy phạm pháp lý buộc các quốc gia phải tuântheo Thay vào đó, cộng đồng quốc tế đã thừa nhận thỏa thuận là phương thức duynhất để hình thành hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp lý quốc tế Thôngthường hoạt động xây dựng pháp luật quốc tế thường thông qua hai giai đoạn, giaiđoạn thỏa thuận của các quốc gia về nội dung quy tắc và giai đoạn thỏa thuận côngnhận tính ràng buộc của các quy tắc đã hình thành Việc hình thành các quy phạmpháp luật quốc tế theo hai giai đoạn này không nhằm tạo ra ý chí tối cao, duy nhất mà
là sự tự nguyện thỏa thuận của các quốc gia dựa trên nguyên tắc bình đẳng về chủquyền
Tuy nhiên, trong quan hệ quốc tế, do các chủ thể LQT bình đẳng với nhau vềchủ quyền Đây là đặc điểm chỉ tìm thấy trong quá trình xây dựng các nguyên tắc vàquy phạm pháp lý của LQT Thông thường, hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia chủyếu do các cơ quan lập pháp (quốc hội, nghị viện) ban hành
d Đặc trưng về sự thực thi LQTL:
Cũng như pháp luật trong nước, LQT cũng có các biện pháp chế tài và các quyđịnh bắt buộc nhằm đảm bảo cho quá trình thực thi LQT của các chủ thể khi tham giavào các quan hệ pháp luật quốc tế
Cơ chế cưỡng chế: là tổng thể các biện pháp, cách thức, bộ máy nhằm đảmbảo quá trình tuân thủ LQT được gọi là cơ chế tự cưỡng chế
Quá trình thực thi LQT: Trong đời sống quốc tế khi có hành vi vi phạm, ai hay
tổ chức nào sẽ đứng ra để áp dụng các biện pháp trừng phạt? Khác với sự thực thi luậtquốc gia, luật quốc tế do không có cơ quan chuyên trách lập pháp, do đó cũng khôngtồn tại các cơ quan hành pháp như nhà tù, quân đội, cảnh sát để tiến hành các biệnpháp cưỡng chế Đặc điểm này xuất phát từ bản chất của LQT là hệ thống pháp luậtđiều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể bình đẳng về chủ quyền, nên các chủ thể không
có quyền xét xử và cưỡng chế nhau Do đó, khi xuất hiện hành vi vi phạm pháp luậtquốc tế, thì chính các chủ thể của luật quốc tế sẽ tiến hành áp dụng các biện phápcưỡng chế theo 2 hình thức: riêng lẻ hoặc
Các biện pháp cưỡng chế chủ yếu là:
Trang 25+ Tự vệ hợp pháp.
+ Trả đũa
+ Cắt đứt quan hệ ngoại giao, thông tin liên lạc
+ Bao vây, cấm vận kinh tế
+ Sử dụng lực lượng vũ trang
3 Bản chất pháp lý của Luật quốc tế:
Từ những đặc điểm nêu trên có thể thấy rằng, LQT là kết quả của quá trình vừahợp tác, vừa cạnh tranh và nhân nhượng lẫn nhau giữa các chủ thể LQT để mỗi bênđều đạt được lợi ích của sự hợp tác Vì vậy, LQT không phản ánh ý chí duy nhất củamột quốc gia mà là ý chí thỏa thuận của nhiều quốc gia khác nhau trên cơ sở lợi íchriêng của từng quốc gia Kết quả của ý chí thỏa thuận này được quy định bởi tươngquan lực lượng giữa các bên khi tham gia vào xây dựng các nguyên tắc và quy phạmpháp luật quốc tế cụ thể
Hiện nay, LQT đang phát triển theo xu hướng ngày càng dân chủ và tiến bộhơn, đảm bảo được quyền lợi và lợi ích chung của toàn thể nhân loại Điều này thểhiện:
+ LQT hiện đại hủy bỏ các nguyên tắc, quy phạm không dân chủ, không tiến
bộ của LQT cũ (cho phép áp dụng chien tranh để giải quyết các tranh chấp quốc tế );
+ LQT hiện đại bổ sung, hoàn thiện các nguyên tắc, quy phạm của LQT cũ theo
xu hướng dân chủ và tiến bộ hơn (LQT cũ có nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữacác quốc gia Trên thực tế, nguyên tắc này chủ yếu được áp dụng để điều chỉnh quan
hệ hợp tác giữa các quốc gia văn minh với nhau
+ LQT hiện đại đưa ra các nguyên tắc, các quy phạm hoàn toàn mang tính chấtdân chủ và tiến bộ mới
4 Lịch sử hình thành và phát triển của luật quốc tế:
LQT ra đời và phát triển cùng với quá trình xuất hiện nhu cầu thiết lập cácmối quan hệ bang giao giữa các quốc gia với nhau Theo đó, cùng với quá trìnhphát triển của nhà nước và pháp luật qua các thời kỳ khác nhau, LQT cũng cólịch sử hình thành, phát triển và hoàn thiện qua 4 giai đoạn chính là:
LQT Cổ đại
LQT Trung đại
LQT Cận đại
LQT Hiện đại
1 Vai trò của Luật quốc tế:
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể khác yếu hơn
Tạo ra hành lang pháp lý, trật tự để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế
Thúc đẩy quan hệ giữa các chủ thể; phương tiện thúc đẩy liên kết các quốc gia
về những sự kiện thế thế giới, quan hệ quốc tế chống lại nguy cơ đe dọa cộng đồngnhân loại
Bảo vệ con người, hòa bình, an ninh thế giới
Thúc đẩy quan hệ quốc tế
5 Các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế:
Nguyên tắc tôn trọng và bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia
Chủ quyền quốc gia là quyền tối cao của quốc gia ở trong nước và quyền độclập của quốc gia đó trong quan hệ quôc tế
Trang 26Bình đẳng về chủ quyền không mang tính chất đối xứng cũng không mang tínhchất tuyệt đối.
Mỗi quốc gia đều là chủ thể của Luật quốc tế, có quyền tham gia giải quyết cácvấn đề quốc tế có liên quan
Tất cả các quốc gia đều bình đẳng về mặt pháp lý Bình đẳng là tương xứng vềquyền và nghĩa vụ Các quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng chủ quyền của nhau, tôn trọng
sự toàn vẹn lãnh thổ, nền độc lập của mỗi quốc gia
Các quốc gia xây dựng quy phạm pháp luật quốc tế trên cơ sở sự thỏa thuận,bình đẳng, không bị quốc gia nào chèn ép
Nguyên tắc tận tâm thiện chí thực hiện cam kết quốc tế
Được coi là nền tảng giữa các quyết định thực hiện những gì mình cam kết
Cam kết quốc tế thể hiện ở điều ước quốc tế mà quốc gia đó làm thành viên, tậpquán quốc tế, văn bản pháp lý do quốc gia đơn phương đưa ra trong đó ghi nhậnquyền và nghĩa vụ của quốc gia với các chủ thể khác
Xuất hiện quy phạm mệnh lệnh mới của luật quốc tế mà nội dung của cam kếtquốc tế trái với quy phạm này Có hành vi vi phạm nghiêm trọng của một bên
b Nhóm các nguyên tắc hiện đại
Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau
Không được can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp vào công việc nội bộ hoặc đốingoại của bất kỳ quốc gia nào
Không can thiệp hoặc đe dọa can thiệp vũ trang nhằm chống lại quyền năngchủ thể của quốc gia khác
Cấm sử dụng các biện pháp KT, CT, các biện pháp khác nhằm mục đích buộccác quốc gia khác phải phục tùng
Cấm thực hiện những hoạt động lật đổ chế độ ở quốc gia khác, cấm can thiệpvào cuộc đấu tranh nội bộ của quốc gia khác
Nguyên tắc tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc
Tất cả các đan tộc đều có quyền tự do, quyền xác định cho mình chế độ màkhông có sự can thệp từ bên ngoài
Các quốc gia khác có nghĩa vụ tôn trọng các quyền tự do của dân tộc và nghĩa
vụ thúc đẩy, giúp đỡ các dân tộc thực hiện quyền tự quyết
Nguyên tắc không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực
Không được dùng sức mạnh hoặc đe dọa dùng sức mạnh chống lại sự toàn vẹnlãnh thổ, nền độc lập của các quốc gia khác, ngăn cản các dân tộc thực hiện quyền tựquyết
Trong trường hợp tự vệ khi bị tấn công, ngăn ngừa đe dọa hòa bình, trấn áphành vi xâm lược thì việc dùng sức mạnh được coi là hợp pháp
Cấm chiến tranh xâm lược và tuyên truyền chiến tranh
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa bình
Các biện pháp hòa bình như đàm phán, hòa giải
Việc giải quyết hòa bình phải trên cơ sở bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫnnhau
Nguyên tắc tuân thủ những cam kết quốc tế
Cam kết quốc tế được hiểu là tất cả các thỏa thuận về mặt ý chí của các quốcgia được ghi nhận trong điều ước và tập quán quốc tế
Trang 27Các chủ thể của LQT phải có nghĩa vụ thực hiện các cam kết quốc tế phù hợpvới LQT một cách tận tâm, có thiện chí và đầy đủ.
Không được vi phạm các cam kết quốc tế với lý do vì nó trái với luật pháp củaquốc gia mình
Câu 8: Sinh viên trình bày những vấn đề liên quan đến điều ước quốc tế và việc thực thi các nghĩa vụ quốc tế trong trường hợp Việt Nam tham gia vào một điều ước quốc tế cụ thể nào đó
Trả lời:
1 Những vấn đề liên quan đến điều ước quốc tế
1 Quy trình ký kết điều ước quốc tế: Là tổng thể các giai đoạn để biếnmục đích, ý tưởng, cam kết của các chủ thể luật quốc tế thành văn bản điều ước quốc
tế và làm cho các thỏa thuận của mình có giá trị pháp lý Quy trình ký kết điều ướcquốc tế có thể chia thành hai hoạt động cơ bản:
1 Xây dựng văn bản điều ước quốc tế bao gồm đàm phán, soạn thảo vàthông qua điều ước quốc tế:
Đàm phán là giai đoạn đầu tiên của quá trình ký kết điều ước quốc tế, có vai tròquyết định trong việc xác lập và thực hiện quan hệ điều ước quốc tế giữa các quốc gia
và các chủ thể của luật quốc tế
Soạn thảo và thông qua:
Là hoạt động rất quan trọng nhằm cụ thể hóa các cam kết, nội dung mà các bênđạt được trong quá trình đàm phán, là bước chuyển hóa kết quả của quá trình đàmphán thành văn bản điều ước
Soạn thảo:
+ Điều ước quốc tế song phương: hai bên có thể thành lập ban soạn thảo hoặcmột bên soạn thảo sau đó hai bên thống nhất nội dung của điều ước
+ Điều ước quốc tế đa phương: thành lập ủy ban soạn thảo
Thông qua văn bản điều ước quốc tế: tiến hành theo cách thức các bên thỏathuận:
+ Điều ước quốc tế song phương: thông qua bằng cách tổ chức hội nghị toàn thểhoặc thông qua sự thỏa thuận của các cá nhân có thẩm quyền do các bên ký kết cử ra.+ Điều ước quốc tế đa phương: thông qua bằng cách bỏ phiếu kín, biểu quyếthoặc theo nguyên tắc đồng thuận Nguyên tắc đồng thuận (consensus): thông qua khikhông có quốc gia nào phản đối Nguyên tắc này thường được áp dụng để thông quacác điều ước quốc tế có nội dung quan trọng
1 Các hành vi làm phát sinh hiệu lực của điều ước quốc tế
Ký điều ước quốc tế:
Trang 28Là hành vi của cá nhân có thẩm quyền đại diện cho các bên ký kết vào văn bảnđiều ước quốc tế.
Bao gồm ba hình thức:
+ Ký tắt: nhằm xác nhận văn bản điều ước chính là văn bản đã được các đại diệntham gia đàm phán, soạn thảo của các bên thông qua Ký tắt không làm phát sinh hiệulực của điều ước quốc tế
+ Ký referendum: nhằm xác nhận văn bản đã được các đại diện tham gia đàmphán, soạn thảo của các bên thông qua, là việc ký cuối cùng vào điều ước để xác nhận
Có thể làm phát sinh hiệu lực nếu cơ quan có thẩm quyền đồng ý tán thành chữ ký củađại diện đàm phán là chữ ký đầy đủ và đúng luật
+ Ký đầy đủ (chính thức): sẽ phát sinh hiệu lực ngay sau khi ký nếu điều ướcquốc tế không có quy định khác
Phê chuẩn hoặc phê duyệt:
Phê duyệt
+ Là hành vi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm công nhận hiệu lựcràng buộc của điều ước quốc tế với quốc gia của mình
+ Thẩm quyền: Cơ quan hành pháp
+ Loại điều ước quốc tế: điều ước quốc tế có tầm quan trọng thấp hơn so vớiđiều ước quốc tế cần phê chuẩn
1 Gia nhập điều ước quốc tế
Là hành vi đơn phương của một quốc gia chấp nhận ràng buộc với điều ướcquốc tế mà quốc gia chưa phải là thành viên
Điều ước quốc tế nào được gia nhập do chính điều ước quốc tế đó quy định
Thủ tục gia nhập do chính điều ước quốc tế đó quy định
Chủ thể gia nhập điều ước quốc tế phải tuân thủ toàn bộ nội dung điều ướcquốc tế
Chủ thể gia nhập điều ước quốc tế có quyền bảo lưu nếu điều ước quốc tế đócho phép bảo lưu
Chủ thể ra quyết định gia nhập điều ước quốc tế do luật quốc gia quy định
Quốc gia có thể gia nhập điều ước quốc tế khi: đã hết thời hạn ký trực tiếp vàođiều ước hoặc khi điều ước quốc tế đã phát sinh hiệu lực
Gia nhập điều ước quốc tế chỉ cần 1 bước duy nhất là nộp văn kiện gia nhập.Việc gia nhập có thể được thực hiện bằng nhiều cách: gửi công hàm xin gia nhập, kýtrực tiếp vào văn bản, phê chuẩn hoặc phê duyệt điều ước
1 Bảo lưu điều ước quốc tế
Trang 29- Bảo lưu điều ước quốc tế là hành vi đơn phương bất kể cách viết hay tên gọinhư thế nào của 1 quốc gia đưa ra khi ký kết, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điềuước quốc tế nhằm qua đó loại trừ hoặc thay đổi hiệu lực của 1 hoặc 1 số quy định củađiều ước trong việc áp dụng chúng đối với quốc gia đó (Công ước Vienna 1969 vềluật điều ước quốc tế)
Bảo lưu là quyền của các chủ thể khi tham gia ký kết điều ước quốc tế nhưngquyền này cũng không phải là quyền tuyệt đối mà nó bị hạn chế trong những trườnghợp nhất định: quốc gia không bảo lưu những điều ước quốc tế song phương, nhữngđiều ước quốc tế cấm bảo lưu, những điều khoản không cho phép bảo lưu, những bảolưu không phù hợp với đối tượng và mục đích của điều ước (điều 19 công ước Vienna
về luật điều ước quốc tế)
Mục đích của bảo lưu: các quốc gia tham gia và thực hiện tốt nhất điều ướcquốc tế trong khả năng có thể, là điều kiện để giúp quốc gia khắc phục khó khăn,vướng mắc về kinh tế, chính trị, pháp luật trước khi thực hiện trọn vẹn điều ước
Bảo lưu điều ước quốc tế được thực hiện trong tất cả các giai đoạn của quátrình ký kết điều ước, kể cả giai đoạn gia nhập điều ước
Quốc gia có quyền bảo lưu và có quyền huỷ bảo lưu trong bất kỳ thời điểm nàonếu thấy cần thiết
Việc tuyên bố bảo lưu, chấp nhận bảo lưu, rút bảo lưu, phản đối bảo lưu phảiđược thực hiện bằng văn bản, gửi cho quốc gia bảo quản điều ước và thông báo chocác bên liên quan
Việc bảo lưu bằng văn bản và phải thông báo cho các bên liên quan biết, cácbên liên quan bày tỏ quan điểm của mình về việc bảo lưu trong vòng 12 tháng Sau 12tháng mà không có phản đối bảo lưu thì bảo lưu sẽ có hiệu lực
Nếu điều ước là văn kiện thành lập tổ chức quốc tế thì 1 bảo lưu cần được sựchấp thuận của cơ quan có thẩm quyền của tổ chức đó
Các bên liên quan chấp thuận công khai hoặc im lặng không phản đối thì vớiquốc gia đưa ra bảo lưu sẽ không thực hiện điều khoản bị bảo lưu Nếu phản đối thìnhững quy định của điều ước không có gì thay đổi, vẫn phải thực hiện mọi điều khoảntrừ trường hợp điều ước quốc tế cho phép bảo lưu điều khoản đó thì sự phản đốikhông có giá trị pháp lý
1 Hiệu lực của điều ước quốc tế
Điều kiện có hiệu lực: gồm có ba điều kiện:
Được ký kết trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng
Được ký kết phù hợp trình tự, thủ tục, thẩm quyền theo quy định của pháp luậtcác bên tham gia ký kết
Nội dung điều ước quốc tế phù hợp các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế
Thời gian và không quan có hiệu lực của điều ước quốc tế
Hiệu lực theo không gian: là phạm vi lãnh thổ chịu sự tác động của điều ướcquốc tế Về nguyên tắc điều ước quốc tế chỉ có hiệu lực trên lãnh thổ các quốc giathành viên, trong trường hợp đặc biệt điều ước quốc tế có thể có hiệu lực trên lãnh thổquốc tế như vùng trời, vùng biển quốc tế, Nam cực, đáy đại dương hoặc các vùngquốc gia có quyền chủ quyền trên biển: vùng tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế vàthềm lục địa Trường hợp hiệu lực của điều ước quốc tế ảnh hưởng tới quốc gia thứcba:
+ Điều ước quốc tế quy định nghĩa vụ cho quốc gia thứ ba
Trang 30+ Điều ước quốc tế quy định quyền cho quốc gia thứ ba.
Hiệu lực theo thời gian bao gồm:
+ Thời điểm phát sinh hiệu lực của điều ước quốc tế:
_ Đối với những điều ước quốc tế không cần phê chuẩn hay phê duyệt thì điềuước sẽ có hiệu lực ngay sau khi ký chính thức
_ Đối với điều ước quốc tế phải phê chuẩn hoặc phê duyệt: nếu là điều ướcquốc tế song phương thì bắt đầu có hiệu lực sau khi trao đổi văn kiện phê chuẩn, phêduyệt cho nhau; nếu là điều ước quốc tế đa phương thì sẽ có hiệu lực khi các quốc giathoả thuận đạt được số lượng thành viên cần thiết phê chuẩn hoặc phê duyệt hoặc saukhi hết một thời gian sau khi đạt được số thành viên phê chuẩn hoặc phê duyệt nhấtđịnh
+ Thời hạn có hiệu lực của điều ước quốc tế
_ Điều ước quốc tế vô thời hạn: là điều ước quốc tế chỉ xác định thời điểm bắtđầu có hiệu lực mà không quy định thời điểm điều ước quốc tế hết hiệu lực
_ Điều ước quốc tế có thời hạn là điều ước quốc tế quy định rõ thời điểm bắtđầu phát sinh hiệu lực và thời điểm chấm dứt hiệu lực của điều ước (thường là nhữngđiều ước quốc tế song phương về thương mại, hoà bình, hữu nghị, sở hữu trí tuệ) _ Điều ước quốc tế hết hiệu lực theo ý muốn của các bên trong các trườnghợp: bãi bỏ, hủy bỏ, tạm đình chỉ thi hành điều ước quốc tế
_ Điều ước quốc tế tự động hết hiệu lực trong các trường hợp: sau khi các bên
đã thực hiện xong quyền và nghĩa vụ quy định trong điều ước hoặc có chiến tranh xảyra
1 Giải thích, công bố đăng ký và thực hiện điều ước quốc tế
1 Giải thích điều ước quốc tế
Là việc làm sáng tỏ nội dung của điều ước quốc tế nhằm giúp các bên thực hiệnmột cách đầy đủ và chính xác nhất, tránh hiều lầm, mâu thuẩn
+ Giải thích theo câu chữ
+ Giải thích theo logic
+ Giải thích dựa trên thực tiễn
+ Giải thích dựa trên tài liệu trù bị
1 Công bố và đăng ký điều ước quốc tế
Công bố điều ước quốc tế: nhiệm vụ của ban thư ký Liên Hợp quốc
Trang 31Đăng ký điều ước quốc tế: căn cứ để giải quyết tranh chấp xảy ra giữa các chủthể trong quá trình thực hiện điều ước quốc tế, là quyền của các bên ký kết Việc đăng
ký được thực hiện tại Ban thư ký Liên hợp quốc
1 Thực hiện điều ước quốc tế
Việc các quốc gia tuân thủ và thi hành điều ước mà quốc gia là thành viên
1 Mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia
1 Tác động của pháp luật quốc gia đến sự hình thành điều ước quốc tế
Luật quốc gia có trước, là nền tảng quyết định sự hình thành và phát triển củaluật quốc tế nói chung và điều ước quốc tế nói riêng
Luật quốc gia và phương tiện bảo đảm thực hiện luật quốc tế, làm cho các giátrị căn bản và những nội dung tiến bộ của điều ước quốc tế có giá trị và hiệu lực trênlãnh thổ quốc gia
1 Tác động của điều ước quốc tế đến sự phát triển của pháp luật quốc gia
Điều ước quốc tế góp phần thúc đẩy, hoàn thiện pháp luật quốc gia
1 Việc thực thi các nghĩa vụ quốc tế trong trường hợp Việt Nam tham giavào một điều ước quốc tế cụ thể
Việc 107 quốc gia cùng ký vào Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển tạiMontego Bay (Jamaica) 30 năm trước là một thành quả hết sức quan trọng của Hộinghị lần thứ 3 của Liên hợp quốc về Luật Biển
Sự ra đời của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (Công ước LuậtBiển 1982) đã đáp ứng nguyện vọng và mong đợi của cộng đồng quốc tế về mộtchuẩn mực pháp lý quốc tế công bằng mang tính toàn cầu đối với tất cả các vấn đề vềbiển và đại dương, bao gồm cả đáy biển và lòng đất dưới đáy biển
Quá trình xây dựng Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 đã diễn ranhiều năm với sự nỗ lực của trên 150 quốc gia và nhiều tổ chức quốc tế, kể cả các tổchức quốc tế phi chính phủ Đến nay, thành viên của Công ước Luật Biển năm 1982
đã lên tới 164 quốc gia
Công ước Luật Biển 1982 không chỉ quy định về quyền, nghĩa vụ của quốc giaven biển mà còn đề cập đến quyền được tiếp cận với biển của các quốc gia không cóbiển, do vậy Công ước Luật Biển 1982 được nhiều quốc gia, kể cả những quốc giakhông có biển, cùng chấp nhận
Công ước Luật Biển 1982 ra đời đã đặt nền tảng cho sự thiết lập một trật tự pháp
lý mới liên quan đến các vấn đề biển và đại dương Nội dung của Công ước 1982 đềcập toàn diện đến các lĩnh vực biển, có tính đến lợi ích của tất cả các nước trên thếgiới, dù là nước công nghiệp phát triển hay nước đang phát triển, dù là nước nhỏ haynước lớn, dù là nước có biển hay không có biển
Từ khi có hiệu lực ngày 16/11/1994, Công ước Luật Biển 1982 đã trở thành cơ
sở pháp lý quan trọng để điều phối các vấn đề liên quan đến biển, một công cụ pháp lýquan trọng để giải quyết, xử lý các tranh chấp biển và được coi là “Hiến pháp của đại
Trang 32dương.” Trong 30 năm tồn tại, Công ước Luật Biển 1982 đã được vận dụng khá hiệuquả để giải quyết nhiều tranh chấp biển phức tạp kéo dài, tránh được những nguy cơxung đột tiềm tàng.
Là một quốc gia ven biển có bờ biển dài trên 3.260km, Việt Nam có nhiều lợiích lớn gắn liền với biển
Nhận thức rõ tầm quan trọng của biển cả, Việt Nam đã tích cực tham gia vào quátrình thương lượng xây dựng Công ước Luật Biển năm 1982 và có nhiều nỗ lực trongviệc thực thi Công ước Luật Biển 1982; luôn đề cao tôn chỉ và mục tiêu của Côngước, đồng thời có những hành động thiết thực vào việc thực hiện Công ước
1 Từ trước khi Công ước Luật Biển 1982 ra đời, Việt Nam đã tích cực vận dụngcác quy định liên quan của luật pháp quốc tế để xây dựng các văn bản pháp quy vềbiển Căn cứ vào xu thế phát triển tiến bộ của luật biển quốc tế, năm 1977 Việt Namban hành “Tuyên bố của Chính phủ về các vùng biển Việt Nam” xác lập vùng đặcquyền kinh tế rộng 200 hải lý, cho phép mở rộng quyền của Việt Nam ra biển, khôngchỉ giới hạn trong quyền đánh cá mà còn có các quyền chủ quyền và quyền tài phánkhác
Với Tuyên bố này, Việt Nam cũng như các nước Kenya, Myanmar, Cuba,Yemen, Dominica, Guatemala, Ấn Độ, Pakistan, Mexico, Seychelles được coi nhưnhững nước đi tiên phong trong việc đưa khái niệm vùng đặc quyền kinh tế trở thànhkhái niệm có giá trị tập quán và sau này trở thành một nội dung quan trọng của Côngước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982
2 Việt Nam là quốc gia tham gia Hội nghị lần thứ 3 của Liên hợp quốc về LuậtBiển tại Montego Bay (Jamaica) Ngay sau khi Công ước Luật Biển 1982 được thôngqua, ngày 30/4/1982, Việt Nam là một trong 107 quốc gia tham gia ký Công ước Trước khi Công ước có hiệu lực, ngày 23/6/1994, Quốc hội Việt Nam đã ra Nghịquyết về việc phê chuẩn văn kiện pháp lý quan trọng này Điểm 1 trong Nghị quyếtnêu rõ: “Bằng việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, nướcCộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam biểu thị quyết tâm cùng cộng đồng quốc tế xâydựng một trật tự pháp lý công bằng, khuyến khích sự phát triển và hợp tác trên biển.”Nghị quyết phê chuẩn khẳng định chủ quyền của nước Cộng hòa Xã hội Chủnghĩa Việt Nam đối với các vùng nội thủy, lãnh hải, quyền chủ quyền và quyền tàiphán đối với vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa ViệtNam trên cơ sở các quy định của Công ước Luật Biển 1982 và các nguyên tắc củapháp luật quốc tế; yêu cầu các nước khác tôn trọng các quyền nói trên của Việt Nam.Nghị quyết khẳng định chủ trương của Việt Nam giải quyết các tranh chấp vềchủ quyền lãnh thổ cũng như các bất đồng khác liên quan đến Biển Đông thông quathương lượng hoà bình trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tôntrọng pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật Biển 1982, tôn trọng quyền chủquyền và quyền tài phán của các nước ven biển đối với vùng đặc quyền kinh tế vàthềm lục địa được quy định bởi những nguyên tắc của Công ước Luật Biển 1982
3 Vận dụng các quy định của Công ước Luật Biển 1982, Việt Nam đã từng bướchoàn thiện hệ thống pháp luật tạo môi trường pháp lý cho công tác quản lý biển và cáchoạt động kinh tế biển, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế và tăngcường hợp tác với các nước, vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới
Trang 33Ngày 21/06/2012, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật biển Việt Nam Luậtbiển Việt Nam được xây dựng trên cơ sở các quy định của Công ước Luật Biển 1982,
có tham khảo các thông lệ quốc tế và thực tiễn của các nước
Luật biển Việt Nam gồm 7 chương với 55 điều, đề cập đến các nguyên tắc quản
lý và sử dụng biển; phạm vi và quy chế các vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp,vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa; quy chế các đảo, quần đảo; các hoạt động trongcác vùng biển Việt Nam; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; bảo vệ tài nguyên và môi trườngbiển; nghiên cứu khoa học biển; phát triển kinh tế biển; tuần tra kiểm soát trên biển;hợp tác quốc tế về biển
Với việc thông qua Luật biển, Việt Nam đã làm cho các quy định của luật pháp
về biển của mình hài hoà với các quy định của Công ước Luật Biển 1982
4 Căn cứ vào các quy định của Công ước Luật Biển 1982, Việt Nam đã và đangtiến hành quản lý có hiệu quả và triển khai các hoạt động kinh tế biển trong vùng đặcquyền kinh tế, thềm lục địa của mình phục vụ phát triển kinh tế đất nước, nâng cao đờisống nhân dân
Việt Nam cũng đã chủ động và hợp tác cùng các bên liên quan trong việc bảo vệmôi trường biển, cứu hộ, cứu nạn trên biển, phòng chống thiên tai và triển khai cácbiện pháp phòng chống tội phạm trên biển, nhất là cướp biển, góp phần thực hiện đầy
đủ các quy định của Công ước Luật Biển 1982
Vấn đề bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường biển là vấn đề luôn đượcChính phủ Việt Nam hết sức coi trọng và đã được quy định trong các văn bản phápluật liên quan đến quản lý biển của Việt Nam trong các lĩnh vực khác nhau như: vậntải biển, dầu khí, nuôi trồng khai thác thủy hải sản và kiểm soát và tuần tra biển ViệtNam cũng là quốc gia đã chủ động đưa ra nhiều sáng kiến liên quan khai thác bềnvững nguồn tài nguyên biển và đại dương, liên quan đến bảo vệ môi trường biển,chống nước biển dâng cao
5 Với chủ trương nhất quán thông qua các biện pháp hòa bình giải quyết tranhchấp, bất đồng trên biển, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc áp dụng có hiệu quả Việt Nam đang đàm phán phân định khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ với TrungQuốc, đàm phán phân định vùng đặc quyền kinh tế với Indonesia và đang chuẩn bịđàm phán về vấn đề trên biển với các nước láng giềng khác
Theo đó, khi bàn về các vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, Việt Nam kiên trì yêucầu “tôn trọng luật pháp quốc tế, Công ước Luật Biển 1982,” coi đây như một nguyêntắc để giải quyết và xử lý các tranh chấp liên quan đến biển đảo
Với nỗ lực của Việt Nam, nội dung “căn cứ luật pháp quốc tế, Công ước LuậtBiển 1982 để tìm ra giải pháp cơ bản lâu dài cho các tranh chấp tại Biển Đông” đãđược đưa vào vào Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trênbiển Việt Nam-Trung Quốc ký ngày 11/10/2011 Điều đó cho thấy Việt Nam khôngchỉ chủ động thực hiện nghiêm túc các quy định của Công ước Luật Biển 1982 mà cònluôn có ý thức thúc đẩy việc tôn trọng và thực hiện đầy đủ các nội dung của Côngước
6 Căn cứ vào khuyến nghị trong Điều 74 và Điều 83 của Công Luật Biển 1982,Việt Nam luôn sẵn sàng cùng các bên hữu quan tiến hành hợp tác cùng phát triển ởnhững khu vực thực sự có tranh chấp, phù hợp với các quy định của Công ước LuậtBiển 1982 Năm 1992, Việt Nam đã ký với Malaysia Thỏa thuận về việc hợp tác khaithác tài nguyên khoáng sản khu vực thềm lục địa chồng lấn và thỏa thuận này đang
Trang 34được triển khai có hiệu quả Hiện nay, Việt Nam đang cùng Thái Lan - Malaysia đàmphán về hợp tác tại khu vực biển chồng lấn 3 bên Việt Nam-Thái Lan-Malaysia.
7 Thực hiện quyền và nghĩa vụ của quốc gia ven biển theo quy định của Côngước Luật Biển 1982, sau gần 3 năm nỗ lực (từ 2007 đến 2009), Việt Nam đã hoànthành Báo cáo xác định ranh giới ngoài thềm lục địa bảo đảm chất lượng, xác địnhmột cách có cơ sở khoa học và pháp lý phạm vi thềm lục địa mở rộng của Việt Nam ởBiển Đông theo đúng tiêu chuẩn, quy định của Ủy ban Thềm lục địa Liên hợp quốc
8 Việt Nam đã tích cực tham gia các hoạt động trong khuôn khổ các cơ chếquốc tế được thành lập theo Công ước Luật Biển 1982 Việt Nam là thành viên củaHội đồng Cơ quan Quyền lực quốc tế về Đáy Đại dương và đã từng được bầu làm PhóChủ tịch Đại hội đồng Cơ quan Quyền lực quốc tế về Đáy Đại dương
Việt Nam đã ký kết nhiều Hiệp định chung trong khuôn khổ hợp tác ASEANliên quan đến vận tải biển và dịch vụ hàng hải như: Hiệp định về tạo thuận lợi cho tàubiển bị nạn và cứu người trên tàu bị nạn ngày 15/5/1975, Hiệp định khung ASEAN vềTạo điều kiện thuận lợi cho vận tải hàng hoá quá cảnh ngày 16/12/1998, Hiệp địnhkhung về thương mại dịch vụ (GATS) tháng 12/1995, Hiệp định khung ASEAN vềTạo điều kiện thuận lợi cho vận tải liên quốc gia ngày 26/3/2012
Tóm lại, 30 năm nay, Công ước Luật Biển 1982 đã thực sự trở thành căn cứ pháp
lý quốc tế vững chắc để xác định quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của quốc gia venbiển, đồng thời cũng là cơ sở để xử lý các vấn đề liên quan đến biển và đại dương, kể
cả những tranh chấp về biển
Nhà nước Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục hành động theo mục tiêu, tôn chỉ vàcác quy định của Công ước Luật Biển 1982, đồng thời yêu cầu, kêu gọi các quốc giakhác tuân thủ nghĩa vụ này
Chủ quyền quốc gia trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến quốc tịch:Tòa án Công lý quốc tế đã lập luận “… các quy định (liên quan đến việc cấpquốc tịch) mà một quốc gia ban hành không cần phải có sự công nhận của một quốcgia khác nếu như việc này phù hợp với mục đích chung là tạo ra mối liên hệ pháp lýquốc tịch cho phép tạo ra sự gắn bó thật sự của một cá nhân với quốc gia đó” Cácquốc gia khác có nghĩa vụ phải tôn trọng chủ quyền quốc gia về vấn đề dân cư, đặcbiệt là về quốc tịch Pháp luật của mỗi quốc gia sẽ quyết định những ai là người đượcquyền mang quốc tịch của quốc gia mình, bất kì vấn đề liên quan đến một cá nhân cóquốc tịch của một quốc gia cụ thể nào đó sẽ được quyết định trên cơ sở pháp luật củaquốc gia đó
- Quy định địa vị pháp lý cho các bộ phận dân cư còn lại khác, tức là các quyền
và nghĩa vụ pháp lý cho người nước ngoài, người không quốc tịch đang sinh sống trênlãnh thổ quốc gia mình Chẳng hạn, Nhà nước Việt Nam sẽ có toàn quyền trong việcquy định những ai là công dân Việt Nam, quyền và nghĩa vụ pháp lý của công dân
Trang 35Việt Nam Hoặc, Nhà nước có toàn quyền trong việc quy định các quyền và nghĩa vụpháp lý cho những người nước ngoài và người không quốc tịch đang sinh sống trênlãnh thổ Việt Nam mà các quốc gia khác không có quyền can thiệp vào.
Câu 2: Nêu và phân tích các phương thức xác lập quốc tịch.
Trả lời:
- Các phương thức để xác lập quốc tịch gồm:
+ Hưởng quốc tịch do sinh ra
+ Hưởng quốc tịch do sự gia nhập
+ Phục hồi quốc tịch
+ Lựa chọn quốc tịch
+ Thưởng quốc tịch
* Hưởng quốc tịch do sinh ra:
- Có quốc tịch do sinh đẻ là cách thức có quốc tịch phổ biến nhất Theo đó, quốctịch của một người được xác định một cách mặc nhiên ngay từ khi người đó mới sinh
ra, không phụ thuộc vào ý chí của bản thân công dân mà phụ thuộc vào ý chí của nhànước, trên cơ sở phù hợp pháp luật và tập quán quốc tế
- Có hai nguyên tắc xác định là: nguyên tắc huyết thống và nguyên tắc nơi sinh.+ Nguyên tắc huyết thống: Mọi đứa trẻ sinh ra phải mang quốc tịch theo quốctịch của cha mẹ mà không phụ thuộc vào nơi sinh cũng như không phụ thuộc vào ýchí của cha mẹ đứa trẻ Nguyên tắc này có hạn chế là khi cha mẹ đứa trẻ khác quốctịch thì sẽ dẫn đến tình trạng đứa trẻ có hai quốc tịch
+ Nguyên tắc nơi sinh: Mọi đứa trẻ sinh ra trên lãnh thổ quốc gia nào thì mangquốc tịch quốc gia đó (không phụ thuộc vào ý chí của cha mẹ chúng cũng như cha mẹmang quốc tịch nào) Hạn chế của nguyên tắc này là những đứa trẻ của công dân nướcngoài vì lí do nào đó phải sinh sống trên quốc gia sở tại sẽ phải mang quốc tịch nướcngoài khi sinh ra, mặc dù sự gắn bó duy nhất với quốc gia mà đứa trẻ đó sẽ mang quốctịch chỉ thuần túy là việc đứa trẻ này được sinh ra tại đây
* Hưởng quốc tịch do sự gia nhập:
- Đây là cách thức hưởng quốc tịch phổ biến thứ hai Trong đó, cá nhân có quốctịch thông qua việc xin gia nhập quốc tịch của một quốc gia khác Việc nhận quốc tịchđược quyết định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc trao quốc tịch của quốcgia theo một trình tự được pháp luật quy định
- Để được hưởng quốc tịch theo cách này cần phải đáp ứng được những điềukiện cơ bản và tối thiểu do quốc gia đó đặt ra, ví dụ như: điều kiện về cư trú, độ tuổi,chính trị - văn hóa, ngôn ngữ…
* Phục hồi quốc tịch:
- Có quốc tịch theo sự phục hồi quốc tịch là việc khôi phục lại quốc tịch cũ chomột người vì một lí do nào đó đã mất quốc tịch cũ Thực chất đây là việc có quốc tịch
do được phép trở lại quốc tịch
- Vấn để trở lại quốc tịch đặt ra đối với những người trước đây ra nước ngoàisinh sống và bị mất quốc tịch hoặc những người mất quốc tịch vì các lý do khác nhaunhư kết hôn, làm con nuôi người nước ngoài… Để được phép trở lại quốc tịch cũ phảiđáp ứng các điều kiện đặc thù do pháp luật nước cấp quốc tịch quy định
* Lựa chọn quốc tịch:
Trang 36- Lựa chọn quốc tịch đặt ra trong trường hợp một bộ phận lãnh thổ của quốc gianày được sáp nhập vào một quốc gia khác hay trường hợp chính phủ hai nước thỏathuận với nhau về việc di chuyển các bộ phận dân cư từ nước này sang nước khác.
- Mất quốc tịch thông qua sự lựa chọn cũng là một hình thức nhằm thực hiệnnguyên tắc một quốc tịch, theo đó người có hai hay nhiều quốc tịch có thể chọn mộtquốc tịch trong số những quốc tịch mà mình hiện có, việc lựa chọn này có thể dẫn đếnmất những quốc tịch còn lại
* Thưởng quốc tịch:
- Thưởng quốc tịch là hành vi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của quốc giacông nhận một người nước ngoài là công dân nước mình dựa trên cơ sở những cônglao đóng góp của người đó đối với quốc gia mình hoặc nhân loại
- Thưởng quốc tịch dẫn đến một trong hai hệ quả pháp lý:
+ Người được thưởng quốc tịch trở thành một công dân thực thụ, có đầy đủ cácquyền và nghĩa vụ công dân
+ Người được hưởng trở thành công dân danh dự, chỉ có ý nghĩa tinh thần
Câu 3: Chứng minh mối quan hệ quốc tịch giữa nhà nước và cá nhân là bền vững về không gian và thời gian.
Trả lời:
Quốc tịch tạo ra mối liên hệ có tính chất ổn định và bền vững giữa nhà nước và
cá nhân mang quốc tịch
- Về mặt không gian, mối liên hệ này không bị giới hạn Điều này thể hiện ở việcmối liên hệ quốc tịch không bị thay đổi, mất đi do sự thay đổi nơi cư trú Một cá nhânluôn chịu sự chi phối của quốc gia nơi mình mang quốc tịch cho dù cá nhân đó ở tronghay ngoài nước Dù cư trú ở đâu, về mối liên hệ quốc tịch, cá nhân cũng được hưởngcác quyền và gánh vác nghĩa vụ như nhau
- Về mặt thời gian, quốc tịch thể hiện sự gắn bó bền vững giữa các nhân và nhànước trong một thời gian dài
+ Thứ nhất, trong hầu hết các trường hợp, quốc tịch mà một cá nhân có được(một cách mặc nhiên thông qua sự sinh đẻ) sẽ gắn bó với cá nhân đó từ lúc sinh ra chođến khi chết đi Như vậy, thông thường nếu không bị mất quốc tịch (thông qua các sựkiện pháp lí) thì chỉ có sự kiện cá nhân chết mới làm chấm dứt mối liên hệ này Đốivới trường hợp có quốc tịch do gia nhập thì mối liên hệ giữa cá nhân nhận quốc tịch
và quốc gia cho phép nhập quốc tịch cũng tồn tại suốt quá trình sống của người đó.+ Thứ hai, mối liên hệ quốc tịch chỉ có thể thay đổi trong những trường hợp nhấtđịnh, với những điều kiện hết sức khắt khe Hầu hết các quốc gia đều quy định mộtcách cụ thể các trường hợp dẫn đến việc một cá nhân bị mất quốc tịch Chỉ khi nào rơivào trường hợp đã được quy định này thì cá nhân mới có thể bị mất quốc tịch
Câu 4: Nêu bản chất pháp lý của bảo hộ công dân
Trả lời:
* Khái niệm:
- Theo nghĩa hẹp: Bảo hộ công dân là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩmquyền thực hiện, phù hợp với pháp luật quốc tế và pháp luật nước sở tại nhằm bảo vệcho công dân nước mình ở nước ngoài khi quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâmhại
Trang 37- Theo nghĩa rộng: Bảo hộ công dân bao gồm cả các hoạt động giúp đỡ về mọimặt mà Nhà nước dành cho công dân của nước mình đang ở nước ngoài khi họ gặpphải các điều kiện, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không thể tự khắc phục được và kể cảtrong trường hợp không có hành vi xâm hại nào tới các công dân của nước này.
* Điều kiện tiến hành bảo hộ công dân:
Để được một quốc gia nào đó bảo hộ, đối tượng được bảo hộ phải thỏa mãn cácđiều kiện sau:
- Điều kiện về quốc tịch:
+ Đối tượng bảo hộ là công dân của quốc gia tiến hành bảo hộ
+ Tuy nhiên trên thực tế có trường hợp một người có quốc tịch của quốc gia đónhưng không được bảo hộ (Ví dụ: trường hợp người có 2 hay nhiều quốc tịch, khôngđược bảo hộ nếu sự bảo hộ đó chống lại quốc gia mà người này cũng mang quốc tịch);cũng có trường hợp người hai quốc tịch cư trú ở nước thứ ba (nước mà người hai quốctịch không phải là công dân), nước thứ ba sẽ dành quyền bảo hộ ngoại giao đối vớingười hai quốc tịch cho nước mà người đó có quan hệ gắn bó nhất
- Có hành vi vi phạm luật quốc tế: khi quyền lợi hợp pháp của đối tượng bảo hộ
bị xâm hại
- Đã áp dụng hết các biện pháp khắc phục hợp pháp: các biện pháp khắc phục tưpháp, hành chính tự bảo vệ trên thực tế theo pháp luật của nước sở tại, đã áp dụng hếtcác biện pháp khắc phục nhưng không mang lại kết quả…
* Thẩm quyền bảo hộ công dân có thể chia làm 2 loại:
- Cơ quan có thẩm quyền bảo hộ trong nước: hầu hết các quốc gia đều thực hiệnviệc bảo hộ công dân thông qua Bộ ngoại giao Bộ ngoại giao chịu trách nhiệm trướcchính phủ về các hoạt động bảo hộ công ở trong nước cũng như nước ngoài
- Cơ quan có thẩm quyền bảo hộ ở nước ngoài: theo nguyên tắc chung, thẩmquyền bảo hộ công dân nước mình ở nước ngoài thuộc về các cơ quan đại diện ngoạigiao, cơ quan lãnh sự của nước cử đại diện tại nước nhận đại diện Việc bảo hộ côngdân do các cơ quan đại diện thực hiện được ghi nhận trong Công ước Viên năm 1961
về quan hệ ngoại giao và Công ước Viên năm 1963 về quan hệ lãnh sự Khi tiến hànhcác hoạt động bảo hộ công dân, các cơ quan chức năng có thẩm quyền phải dựa trên
cơ sở pháp lý là các văn bản pháp luật quốc gia về bảo hộ công dân và các điều ướcquốc tế hữu quan về bảo hộ công dân
* Các biện pháp bảo hộ công dân:
Trong quá trình thực hiện bảo hộ công dân, các nước có thể thực hiện nhiều biệnpháp bảo hộ khác nhau:
- Các biện pháp bảo hộ đơn giản có tính chất hành chính – pháp lý như cấp hộchiếu, visa xuất cảnh…
- Các biện pháp bảo hộ phức tạp và có ảnh hưởng tới quan hệ ngoại giao giữacác nước hữu quan – biện pháp tư pháp như đưa vụ việc ra Toà án quốc tế…
- Nhìn chung biện pháp ngoại giao là biện pháp thường được sử dụng trong việcbảo hộ công dân, cơ sở pháp lý của biện pháp này là nguyên tắc giải quyết hòa bìnhcác tranh chấp quốc tế Biện pháp ngoại giao được thực hiện để bảo hộ công dân cóthể thông qua trung gian hòa giải, thương lượng hoặc đàm phán trực tiếp
- Ngoài ra trong thực tiễn quan hệ quốc tế các quốc gia còn sử dụng các biệnpháp như trừng phạt kinh tế hoặc trừng phạt về ngoại giao
Trang 38Việc lựa chọn cách thức bảo hộ ở mức độ nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưquyền lợi nào bị vi phạm, mức độ vi phạm, thái độ của nước sở tại
Câu 5: Nêu và phân tích bản chất pháp lý của chế định cư trú chính trị trong luật quốc tế.
Trả lời:
* Khái niệm cư trú chính trị:
Cư trú chính trị (tỵ nạn chính trị) có thể được định nghĩa là việc một quốc giacho phép những người nước ngoài đang bị truy nã ở ngay trên đất nước họ do nhữngquan điểm và hoạt đông về chính trị, khoa học và tôn giáo… được nhập cảnh và cư trú
ở ngay trên lãnh thổ nước mình
* Đặc điểm của việc cho phép cư trú chính trị:
- Bất kỳ cá nhân nào cũng có quyền yêu cầu (xin) cư trú chính trị ở một nướckhác Tuy nhiên, việc cho phép một người nước ngoài được cư trú chính trị trên lãnhthổ của quốc gia mình thuộc thẩm quyền riêng biệt của mỗi quốc gia và đây cũngđược coi như là công việc nội bộ của quốc gia
Điều 49 Hiến pháp 2013 của Việt Nam cũng quy đinh: “Người nước ngoài đấu
tranh vì tự do và độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, dân chủ và hòa bình hoặc vì sự nghiệp khoa học mà bị bức hại thì được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xem xét cho cư trú”.
- Trên thực tế, các quốc gia đã có sự công nhận chung khi không trao quyền cưtrú chính trị cho các đối tượng sau:
+ Người phạm tội ác quốc tế (như tội ác chiến tranh, tội ác diệt chủng );
+ Người thực hiện các hành vi tội phạm hình sự có tính chất quốc tế như: khôngtặc, buôn bán ma túy và các chất hướng thần ;
+ Người là tội phạm hình sự mà việc dẫn độ được quy định trong các điều ướcquốc tế song phương hoặc đa phương về dẫn độ;
+ Người có hành vi trái với mục đích và nguyên tắc của luật quốc tế;
+ Người là tội phạm hình sự theo pháp luật của một quốc gia
- Người nước ngoài cư trú chính trị không bắt buộc phải nhập quốc tịch của quốcgia sở tại, được hưởng những quyền ngang với những người nước ngoài khác, đượcquốc gia cho phép mình cư trú chính trị bảo hộ ngoại giao, tức là bảo vệ quyền lợi khi
họ đang cư trú tại một nước thứ ba, có quyền được đảm bảo về an ninh, tức là quyềnđược đảm bảo không bị dẫn độ và trục xuất theo yêu cầu của nước mà họ là công dân(trừ trường hợp việc cho phép cư trú của quốc gia là bất hợp pháp)
- Hiện nay có hai dạng cư trú chính trị là cư trú chính trị trên lãnh thổ của mộtquốc gia khác hoặc cư trú chính trị tại các cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự củamột quốc gia khác tại quốc gia sở tại Pháp luật quốc tế chỉ cho phép cư trú lãnh thổ,không cho phép cư trú ngoại giao (tức là không cho phép người bị truy nã cư trú trong
cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của quốc gia khác) Nếu cơ quan ngoạigiao cho phép cư trú ngoại giao thì đây là hành vi cho phép cư trú bất hợp pháp, vượtquá chức năng của cơ quan ngoại giao đã được ghi nhận trong Công ước Viên 1961 và
là hành vi lạm dụng quyền được ưu đãi ngoại giao từ phía nước sở tại
Câu 6: Tổng thống bị lật đổ Ukraine Viktor Yanukovych có được hưởng quy chế tị nạn chính trị hay không?
Trang 39+ Người phạm tội ác quốc tế (như tội chống lại hòa bình, tội phạm chiếntranh );
+ Người thực hiện các hành vi tội phạm hình sự có tính chất quốc tế như: khôngtặc, khủng bố, buôn bán ma túy, buôn bán nô lệ ;
+ Người là tội phạm hình sự mà việc dẫn độ được quy định trong các điều ướcquốc tế song phương hoặc đa phương về dẫn độ;
+ Người có hành vi trái với mục đích và nguyên tắc của luật quốc tế;
+ Người là tội phạm hình sự theo pháp luật của một quốc gia;
Như vậy, Tổng thống bị lật đổ Ukraine Viktor Yanukovych không được hưởngquy chế tị nạn chính trị
Bởi lẽ, đây là cuộc nội chiến nhằm lật đổ Tổng thống Ukraine ViktorYanukovych vì ông từ chối ký kết một thỏa thuận hợp tác và tự do thương mại với
EU Những cuộc biểu tình chống chính phủ rầm rộ trong 3 tháng qua khiến gần 100người chết Ngày 24/2/2014, chính phủ lâm thời Ukraine đã ra lệnh bắt ôngYanukovych, đồng thời tiến hành cuộc điều tra vụ "mưu sát hàng loạt" những ngườibiểu chống chính phủ ở thủ đô Kiev thời gian qua
(TNO) Quốc hội Ukraine ngày 25/2/2014 đã bỏ phiếu thông qua một nghị quyếtđưa tổng thống bị bãi nhiệm Viktor Yanukovych (hiện vẫn chưa rõ ở đâu) ra Tòa ánHình sự Quốc tế (ICC) để xét xử về tội sát hại hàng loạt người biểu tình chống chínhphủ trong thời gian qua Như vậy, một trong những điều kiện không được hưởng quychế tị nạn là Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych- người phạm tội hình sự theopháp luật của một quốc gia Do đó, Tổng thống bị lật đổ Ukraine Viktor Yanukovychkhông được hưởng quy chế tị nạn chính trị
Câu 7: Cơ sở pháp lý và Việt Nam đã bảo hộ công dân như thế nào khi Indonesia thi hành bản án tử hình công dân Việt Nam Trần Thị Bích Hạnh ngày 18/01/2015 về hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy.
Trả lời:
- Cơ sở pháp lí: Điều 3 Công ước viên về quan hệ ngoại giao (1961)
Điều 5 Công ước viên về lãnh sự (1963)
Điều 2 Nghị định 15/2008/NĐ-CP quy định chức năng nhiệm vụquyền hạn cơ cấu tổ chức của Bộ ngoại giao
- Việt Nam đã bảo hộ công dân khi Indonesia thi hành án tử hình công dân VIệtNam Trần Thị Bích Hạnh ngày 18/01/2015 về hành vi vận chuyển trái phép chất matúy: Lãnh đạo cấp cao, các cơ quan chức năng và Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia
đã nhiều lần trao đổi, làm việc, yêu cầu phía indonesia bảo vệ quyền lợi chính đángcủa công dân Việt Nam theo quy định của pháp luật và xem xét giảm án trên tinh thần
Trang 40nhân đạo Đồng thời các cơ quan chức năng cũng thực hiện những biện pháp bảo hộcần thiết đối với trường hợp này (từ ngày Trần Thị Bích Hạnh bị bắt 6/2011).
*Lãnh thổ vùng đất: Tính chất chủ quyền: là vùng đất thuộc chủ quyền hoàn toàn
và tuyệt đối của quốc gia, quốc gia là người chủ duy nhất, có khả năng sử dụng, kiểmsoát, định đoạt, bảo vệ lãnh thổ quốc gia
*Lãnh thổ vùng nước: Tính chất chủ quyền được chia ra bao gồm:
-Vùng nước nội địa: vùng nước nội địa thuộc chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đốicủa quốc gia (ngoại trừ các vùng nước quốc tế thì phải tuân thủ các quy định chung).-Vùng nước biên giới: tính chất chủ quyền là hoàn toàn đầy đủ vì luôn luôn cần
có ý kiến của tất cả các quốc gia liên quan
-Vùng nước nội thủy (vùng nước có tính chất biển): thuộc chủ quyền hoàn toàn
và tuyệt đối của quốc gia có biển (đối với các quốc gia quần đảo thì nội thủy được gọi
là vùng nước quần đảo)
*Lãnh thổ vùng trời: Tính chất chủ quyền: vùng trời thuộc chủ quyền hoàn toàn,tuyệt đối và riêng biệt của quốc gia
*Lãnh thổ vùng lòng đất: Tính chất chủ quyền: vùng lòng đất thuộc chủ quyềntuyệt đối của quốc gia (khả năng khai thác tài nguyên khoáng sản mỏ trong lòng đấtphụ thuộc vào khả năng kỹ thuật của mỗi quốc gia)
Câu 2: Bộ phận nào của lãnh thổ quốc gia, quốc gia có chỉ có chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ? Cơ sở pháp lý?
Ở lãnh hải thừa nhận quyền “qua lại không gây hại” của tàu thuyền nước ngoài.Quyền qua lại không gây hại của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải là một quy tắctập quán quốc tế đã được thừa nhận từ lâu trong lĩnh vực hàng hải quốc tế và ngày nay
đã trở thành quy tắc điều ước và được quy định tại Điều 17 Công ước 1982 Theo đó:
“Với điều kiện phải chấp hành Công ước, tàu thuyền của tất cả các quốc gia, có biểnhay không có biển, đều được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải”