ĐỀ THI CUỐI KỲ Môn: TÀI SẢN – QUYỀN SỞ HỮU VÀ QUYỀN THỪA KẾ Câu 1: 4 điểm Anh chị hãy trả lời đúng hoặc sai và giải thích ngắn gọn các nhận định sau: a.. Hoa lợi, lợi tức thuộc quyền sở
Trang 1ĐỀ THI CUỐI KỲ Môn: TÀI SẢN – QUYỀN SỞ HỮU VÀ QUYỀN THỪA KẾ
Câu 1: (4 điểm) Anh (chị) hãy trả lời đúng hoặc sai và giải thích ngắn gọn
các nhận định sau:
a Hoa lợi, lợi tức thuộc quyền sở hữu của chủ sở hữu tài sản
b Mọi hành vi gây thiệt hại đến tài sản là xâm phạm quyền sở hữu và phải bồi thường
c Mọi di chúc hợp pháp đều có hiệu lực pháp luật khi người lập di chúc chết
d Người chiếm hữu tài sản bất hợp pháp của người khác phải trả lại tài sản khi chủ sở hữu kiện đòi lại tài sản
Câu 2: (2 điểm) Anh A mượn xe máy của B rồi đem cầm cố cho C để vay 10
triệu Thấy giấy tờ xe không phải tên của A nên C có hỏi thì A nói mua của B nhưng chưa sang tên và có đưa cho C xem giấy mua bán xe Do tin lời A nên C đã nhận cầm cố và cho A vay tiền Về nhà A nói dối B là bị mất xe và hứa là sẽ thu xếp bồi thường sau Ngày 1/2/2015, vô tình B phát hiện xe của mình đang ở tiệm cầm đồ của C nên đòi lại nhưng C không trả Hỏi B có thể khởi kiện C đòi lại xe máy không? Vì sao?
Câu 3: (4 điểm) A có kết hôn với B có 3 con là C, D, E Anh C có vợ là chị H
có con là M và N Năm 2000 ông A sống chung như vợ chồng với cô T và có con
là G (sinh 2001) và K (sinh 2003)
Năm 2011 T chết không để lại di chúc
Năm 2012, A lập di chúc để lại toàn bộ tài sản của mình cho C, D và E Năm 2014,
A và C chết trong cùng một tai nạn giao thông Trước khi chết C lập di chúc để lại tài sản của mình cho vợ và con của mình
Hãy phân chia di sản trong trường hợp trên? Biết rằng:
Tài sản chung của A và B là 800 triệu đồng
Tài sản chung của A và T là 200 triệu đồng
Tài sản chung của C và H là 360 triệu đồng
Cha mẹ ông A đều chết trức ông A
Trang 2TRẢ LỜI:
Câu 2:
B là Nguyên đơn
C là Bị đơn ( người đang thực tế chiếm hữu tài sản)
A có quyền chiếm hữu xe máy vì đây là hợp đồng cho mượn giữa B và A, nhưng A không có quyền chuyển giao tài sản
C là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật ( Điều 183 BLDS 2005)
Xe máy là động sản phải đăng ký quyền sở hữu nên C buộc phải biết xe máy không phải là của A
C chiếm hữu không có căn cứ pháp luật không ngay tình (Điều 189 BLDS 2005)
Vậy: B được quyền kiện C đòi lại xe máy (Điều 256)
Câu 3:
2011: T chết không để lại di chúc => phân chia theo pháp luật:
Di sản của T là: 2002 = ¿ 100 triệu
Hàng thừa kế thứ nhất của T gồm: G, K (không có A vì quan hệ hôn nhân của A và
T không hợp pháp)
G và K được hưởng: G = K = 1002 = 50 triệu
2014: A chết:
Di sản của A là: 800+1002 = 450 triệu
A lập di chúc => phân chia theo di chúc:
A để lại toàn bộ tài sản cho C, D và E nhưng không nói rõ bao nhiêu nên chia đều:
C = D = E = 4503 = 150 triệu
Nhưng vì C và A cùng chết trong một vụ tai nạn nên phần 150 triệu cho C không
có hiệu lực => phần 150 triệu đó phải chia theo pháp luật
Khi đó: Áp dụng Điều 677, M và N được hưởng 1 suất thừa kế trong 150 triệu đó
M và N = D = E = 1503 = 50 triệu
Giả sử di sản chia theo pháp luật:
Hàng thừa kế thứ nhất gồm: B, D, E, G, K, M và N (thừa kế thế vị)
Trang 3Một suất thừa kế bằng: 4506 = 75 triệu
2/3 suất thừa kế bằng: 2/3 * 75 = 50 triệu
Người hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc gồm: G, K, B
G, K, B được hưởng: G = K = B = 50 triệu
Khi đó M và N, D, E phải trích ra 150 triệu để G, K, B được hưởng mỗi người 50 triệu
2014: C chết:
Di sản của C là 3602 = 180 triệu
C lập di chúc nên phân chia theo di chúc:
H = M = N =1803 = 60 triệu
Giả sử phân chia di sản theo pháp luật:
Hàng thừa kế thứ nhất của C: B, H, M, N
Một suất thừa kế bằng: 1804 = 45 triệu
2/3 suất thừa kế bằng: 2/3 * 45 = 30 triệu
Người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc là B
B = 30 triệu
Khi đó: H, M, N phải trích ra 30 triệu để B được hưởng 30 triệu