1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển hoạt động cho vay khách tiểu thương tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam chi nhánh hà nội

84 584 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 232,81 KB

Nội dung

Các ngânhàng thương mại trong đó có Ngân hàng TMCP Hảng Hải Việt Nam là một kênh cungứng vốn cho các khách hàng tiểu thương, hộ kinh doanh cá thể phát triển.. Chính vì vậy, để thực hiện

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

-o0o -ĐỀ TÀI:

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH

HÀNG TIỂU THƯƠNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM–

CHI NHÁNH HÀ NỘI

SINH VIÊN THỰC HIỆN : HOÀNG THỊ HẢI YẾN

HÀ NỘI - 2016

1

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

-o0o -Đề

tài:

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG TIỂU THƯƠNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM-

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để có thể hoàn thành bài khoá luận tốt nghiệp này, em xin trân trọng gửi lời cảm

ơn sâu sắc đến các thầy cô thuộc khoa Kinh tế – Quản lý trường Đại học Thăng Long đãtận tình dạy dỗ, truyền đạt cho em nhưng kiến thức quý báu để vận dụng vào bài khoáluận cũng như tương lai sau này Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáoNgô Khánh Huyền đã trực tiếp dẫn dắt và giúp đỡ em trong suốt thời gian làm bài khoáluận

Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải - Chinhánh Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo cũng như chia sẻ kinh nghiệm, tạo điều kiệngiúp em hoàn thành bài khoá luận này

Trong quá trình viết bài, mặc dù đã rất cố gắng nhưng do hạn chế về mặt thời giancũng như kiến thức chưa được chuyên sâu nên không thể tránh khỏi sai sót Em kínhmong nhận được sự góp ý và chỉ dẫn của thầy cô để khoá luận của em được hoàn thiệnhơn

Hà Nội, ngày 05 tháng 07 năm 2016

Sinh viên Hoàng Thị Hải Yến

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Khoá luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ trợ

từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác Các

dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khoá luận là có nguồn gốc và được trích dẫn rõràng

Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về lời cam đoan này!

Sinh viên

Hoàng Thị Hải Yến

4

Trang 5

Thang Long University Library

Trang 6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG TIỂU THƯƠNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG

MẠI 1

1.1 Tổng quan về hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại 1

1.1.1 Khái niệm về cho vay 1

1.1.2 Đặc điểm của hoạt động cho vay 2

1.1.3 Vai trò của hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 5

1.1.4 Các hình thức cho vay 7

1.2 Hoạt động cho vay khách hàng tiểu thương của ngân hàng thương mại 10

1.2.1 Khái niệm hoạt động cho vay đối với khách hàng tiểu thương 10

1.2.2 Đặc điểm của khách hàng tiểu thương 12

1.2.3 Các sản phẩm cho vay đối với khách hàng tiểu thương 14

1.3 Phát triển hoạt động cho vay khách hàng tiểu thương 15

1.3.1 Khái niệm phát triển hoạt động cho vay khách hàng tiểu thương 15

1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển của hoạt động cho vay khách hàng tiểu thương 16 1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động cho vay khách hàng tiểu thương 21

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG TIỂU THƯƠNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ NỘI 26 2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội

26

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánh

Hà Nội 26

LỜI

5

Trang 7

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ các phòng ban thuộc Ngân hàng

TMCP Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội 28

2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2013 – 2015 30

2.2.1 Hoạt động huy động vốn 30

2.2.2 Hoạt động cho vay 32

2.2.3 Các hoạt động khác 34

2.3 Quy định chung về cho vay khách hàng tiểu thương tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội 35

2.3.1 Điều kiện vay vốn 35

2.3.2 Mục đích vay vốn 37

2.3.3 Phương thức trả nợ 37

2.3.4 Mức cho vay và khả năng trả nợ 38

2.3.5 Tài sản đảm bảo và tỉ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo 38

2.3.6 Quy trình cho vay khách hàng tiểu thương 38

2.4 Thực trạng phát triển hoạt động cho vay khách hàng tiểu thương tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam –Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2013 – 2015 42

2.4.1 Chỉ tiêu định tính 42

2.4.2 Chỉ tiêu định lượng 44

2.5 Đánh giá hoạt động cho vay khách hàng tiểu thương 52

2.5.1 Kết quả đạt được 52

2.5.2 Hạn chế và nguyên nhân 53

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG TIỂU THƯƠNG 58

3.1 Định hướng phát triển của ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội 58 3.1.1 Định hướng phát triển của ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam 58

3.1.2 Định hướng phát triển của ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – chi nhánh

Hà Nội 58

6

Trang 8

Giải pháp phát triển hoạt động cho vay khách hàng tiểu thương 59

Phát triển mạng lưới khách hàng tiểu thương 59

Đơn giản thủ tục hành chính 60

3.2.3 Chính sách chăm sóc khách hàng 60

3.2.4 Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ và hoàn thiện các sản phẩm cho vay khách hàng tiểu thương 62

3.2.5 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 62

3.2.6 Phát huy hiệu quả công tác marketing 62

3.3 Một số kiến nghị 64

3.3.1 Kiến nghị với chính phủ 64

3.3.2 Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước 64

3.3.3 Kiến nghị với ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam 65

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

7

3.2.

3.2.1

3.2.2

Trang 9

DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ

Bảng 2.1 Cơ cấu nguồn vốn tại Maritime Bank – chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2013 –

2015 phân theo đối tượng kinh tế 31

Bảng 2.2 Tình hình hoạt động cho vay tại Maritime Bank – chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2013 – 2015 33

Bảng 2.3 Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay khách hàng tiểu thương tại Maritime Bank – chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2013 – 2015 45

Bảng 2.4 Tỷ trọng doanh số cho vay khách hàng tiểu thương tại Maritime Bank – chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2013 – 2015 46 Bảng 2.5 Tỷ lệ tăng trưởng doanh số thu nợ khách hàng tiểu thương tại Maritime Bank – chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2013 – 2015 47

Bảng 2.6 Tỷ trọng doanh số thu nợ khách hàng tiểu thương tại Maritime Bank – chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2013 – 2015 48

Bảng 2.7 Tỷ lệ tăng trưởng doanh số dư nợ cho vay khách hàng tiểu thương thương tại Maritime Bank – chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2013 – 2015 49

Bảng 2.8 Tỷ trọng doanh số dư nợ cho vay khách hàng tiểu thương tạiMaritime Bank – chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2013 -2015 49 Bảng 2.9 Vòng quay vốn khách hàng tiểu thương tại Maritime Bank – chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2013 – 2015 50

Bảng 2.10 Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động cho vay khách hàng tiểu thương tại

Maritime Bank – chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2013 -2015 50

Hình 1.1 Số lượng khách hàng tiểu thương tại Maritime Bank – chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2013 – 2015 44

Sơ đồ 1.1 Tổ chức bộ máy hoạt động của ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – chi nhánh Hà Nội 28

8

Trang 10

DANH MỤC VIẾT TẮT

Trang 11

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đất nước ta trong những năm trở lại đây đã đạt được những thành tựu to lớn và rấtquan trọng trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế: đưa đất nước thoát khỏi khủnghoảng và từng bước củng cố, tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trị, cải thiện đời sốngnhân dân, uy tín của nước ta ngày càng tăng thêm trên trường quốc tế

Tiếp tục đường lối đó, Nghị quyết của Đảng ta đã xác định: “…phát triển mạnh các

hộ kinh doanh cá thể và các loại hình kinh tế doanh nghiệp tư nhân Xóa bỏ rào cản, tạothêm tâm lý xã hội và môi trường kinh doanh thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệpcủa tư nhân phát triển không hạn chế quy mô của mọi ngành nghề, lĩnh vực, kể cả lĩnhvực sản xuất kinh doanh quan trọng của nền kinh tế mà pháp luật kinh tế không cấm…”(Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng Cộng Sản Việt Nam) Các ngânhàng thương mại trong đó có Ngân hàng TMCP Hảng Hải Việt Nam là một kênh cungứng vốn cho các khách hàng tiểu thương, hộ kinh doanh cá thể phát triển

Tuy nhiên thời gian qua khu vực kinh tế hộ kinh doanh tiểu thương trên địa bàn thành phố Hà Nội chưa thực sự phát triển Chính vì vậy, để thực hiện đường lối phát triểnkinh tế của Đảng, để góp phần phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố Hà Nội, tôi đã chọn đề tài: “ Phát triển hoạt động cho vay khách hàng tiểu thương tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệpchương trình đào tạo bậc đại học của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

− Thông qua quá trình nghiên cứu, khóa luận tập trung làm rõ ba mục tiêu sau:+ Hệ thống lại cơ sở lí luận về cho vay khách hàng tiểu thương và phát triển cho vay

khách hàng tiểu thương của ngân hàng thương mại

+ Phân tích đánh giá thực trạng cho vay khách hàng tiểu thương và phát triển cho vaykhách hàng tiểu thương tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánh HàNội, từ đó tìm ra được hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của hạn chế

10

Trang 12

+ Đề ra một số giải pháp nhằm phát triển cho vay khách hàng tiểu thương tại hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

− Đối tượng nghiên cứu: Cho vay khách hàng tiểu thương và phát triển cho vay khách hàng tiểu thương của NHTM

− Phạm vi nghiên cứu: Cho vay khách hàng tiểu thương và phát triển cho vay khách hàng tiểu thương tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội từ năm

2013 đến năm 2015

4 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, khóa luận sử dụng kết hợp cácphương pháp nghiên cứu gồm: phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phươngpháp phân tích tổng hợp và phương pháp phân tích tỷ lệ

Trang 13

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY

KHÁCH HÀNG TIỂU THƯƠNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Tổng quan về hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm về cho vay

Hoạt động chính của ngân hàng thương mại (NHTM) là đi vay để cho vay, trong

đó cho vay được coi là một trong các nghiệp vụ truyền thống của NHTM.Nghiệp vụ chovay được đánh giá là hoạt động phức tạp nhất nhưng lại là hoạt động kinh doanh quantrọng, tạo ra khả năng sinh lời cao nhất cho các NHTM

Cho vay của ngân hàng thương mại (NHTM) là việc chuyển nhượng tạm thời mộtlượng giá trị từ NHTM (người sở hữu) sang khách hàng vay (người sử dụng) sau một thờigian nhất định quay trở lại NHTM với lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu Hay cóthể hiểu cho vay của NHTM là quan hệ giữa một bên là người cho vay (NHTM) bằngcách chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên người vay (khách hàng vay) để sử dụng trongmột thời gian nhất định với cam kết của người vay là hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi khiđến hạn

Theo Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 06 năm 2010:

“Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”.

Trong đó ngân hàng thương mại sẽ cho người đi vay, vay một số vốn để sản xuấtkinh doanh, đầu tư hoặc tiêu dùng.Khi đến hạn người đi vay phải hoàn trả vốn và tiềnlãi.Ngân hàng kiểm soát được người đi vay, kiểm soát được quá trình sử dụng vốn.Người

đi vay có trách nhiệm trả nợ cho nên bắt buộc họ phải quan tâm đến việc sử dụng làm sao

có hiệu quả để hoàn trả nợ vay Rủi ro trong cho vay thường là nguyên nhân dẫn đến ngânhàng có thể không thu hồi được vốn cho vay hoặc khách hàng trả không hết hoặc trảkhông đúng hạn…do chủ quan hoặc khách quan Vì vậy, khi cho vay các ngân hàng cần

sử dụng các biện pháp bảo đảm vốn vay như thế chấp, cầm cố, tài sản đảm bảo, …

12

Trang 14

Đặc điểm của hoạt động cho vay

Hoạt động cho vay là một trong những hoạt động truyền thống mang lại lợi nhuận

ếu cho ngân hàng.Đồng thời, hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng lớn trong khoản mụctín dụng của ngân hàng thương mại

− Lãi suất trong hợp đồng cho vay theo thỏa thuận giữa khách hàng và ngân hàng cho vay

− Các khoản cho vay có hoặc không có tài sản đảm bảo tùy vào việc đánh giá và xếp hạngkhách hàng của ngân hàng cho vay

− Khi kết thúc hợp đồng khách hàng có nghĩa vụ trả gốc và lãi hoặc có một số thỏa thuậnkhác nếu được ngân hàng cho vay chấp nhận Trường hợp khách hàng không thực hiệnhợp đồng hay không có một điều khoản nào khác thì tài sản đảm bảo thuộc quyền quyếtđịnh của ngân hàng cho vay

− Các khoản vay đều phải tuân theo một quy trình cho vay, thu nợ nhất định Thông thườngquy trình các khoản vay gồm 6 bước:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn

Đây là khâu căn bản đầu tiên của quy trình cho vay, được thực hiện ngay sau khi cán bộ tín dụng tiếp xúc với khách hàng có nhu cầu vay vốn Lập hồ sơ đề nghị vay vốn là

1.1.2

chủ y

Trang 15

khâu quan trọng vì nó là khâu thu thập thông tin làm cơ sở để thực hiện các khâu sau, đặcbiệt là khâu phân tích và quyết định cho vay Nhìn chung, một bộ hồ sơ đề nghị vay vốngồm những thông tin sau:

+ Thông tin về năng lực pháp lí và năng lực hành vi của khách hàng

+ Thông tin về mục đích sử dụng vốn, doanh thu và khả năng hoàn trả vốn của khách hàng+ Thông tin về tài sản đảm bảo và người đồng trách nhiệm trả nợ

Để thu thập được những thông tin căn bản như trên ngân hàng thường yêu cầu khách hàng phải lập và nộp cho ngân hàng các loại giấy tờ sau:

+ Giấy đề nghị vay vốn

+ Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của khách hàng, chẳng hạn như giấy

đăng kí kinh doanh, chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu…

+ Phương án sản xuất kinh doanh, kế hoạch trả nợ,…

+ Các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp: hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh, …

Bước 2: Thẩm định hồ sơ vay vốn ( Phân tích tín dụng)

Phân tích tín dụng là phân tích khả năng hiện tại và tiềm tàng của khách hàng về sửdụng vốn, khả năng hoàn trả và khả năng thu hồi cả gốc và lãi Mục tiêu của phân tích tíndụng là tìm kiếm những tình huống có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, tiên lượng khảnăng kiểm soát những loại rủi ro đó và dự kiến các biện pháp phòng ngừa và hạn chế thiệthại có thể xảy ra.Mặt khác, phân tích tín dụng còn quan tâm đến việc kiểm tra tính chânthực của hồ sơ vay vốn mà khách hàng cung cấp, từ đó nhận định về thái độ trả nợ củakhách hàng làm cơ sở quyết định cho vay

Bước 3: Quyết định cho vay

Đây là khâu cực kì quan trọng trong quy trình cho vay vì nó ảnh hưởng rất lớn đến các khâu sau và ảnh hưởng đến uy tín và hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng

3

Trang 16

i ra, đây cũng là khâu khó xử lí nhất và dễ mắc sai lầm nhất Có hai loại sai lầm

ng xảy ra trong khâu này:

+ Quyết định chấp thuận cho vay với một khách hàng không tốt

+ Từ chối cho vay đối với khách hàng tốt

Cả hai loại sai lầm này đều dẫn đến thiệt hại đáng kể cho ngân hàng Loại sai lầmthứ nhất là dễ dẫn đến thiệt hại do nợ quá hạn hoặc nợ không thể thu hồi, tức là thiệt hại

về tài chính Loại sai lầm thứ hai dễ dẫn đến thiệt hại về uy tín và mất cơ hội cho vay

Vì thế, cán bộ tín dụng cần phải cân nhắc kĩ lưỡng trước khi đưa ra quyết định cuốicùng

Bước 4: Giải ngân

Giải ngân là khâu tiếp theo sau khi hợp đồng tín dụng đã được kí kết Giải ngân làphát tiền vay cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng đã cam kết trong hợp đồng Tuy làkhâu tiếp theo của khâu quyết định cho vay nhưng giải ngân giải ngân cũng là khâu quantrọng vì nó có thể góp phần phát hiện và chấn chỉnh kịp thời nếu có sai sót ở các khâutrước Ngoài ra, cách thức giải ngân còn góp phần kiểm tra và kiểm soát xem vốn vay cóđược sử dụng đúng theo mục đích cam kết hay không

Nguyên tắc giải ngân là luôn luôn gắn liền vận động tiền tệ với vận động hàng hóadịch vụ đối ứng nhằm đảm bảo khả năng thu hồi nợ sau này Tuy vậy, giải ngân cũng phảituân thủ nguyên tắc đảm bảo thuận lợi tránh gây khó khăn và phiền hà cho khách hàng

Bước 5: Giám sát khoản vay

Giám sát khoản vay là khâu khá quan trọng nhằm mục tiêu đảm bảo cho tiền vayđược sử dụng đúng mục đích đã cam kết, kiểm soát rủi ro tín dụng, phát hiện và chấnchỉnh kịp thời những sai phạm có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ sau này Cácphương pháp giám sát thu nợ có thể áp dụng bao gồm:

+ Giám sát hoạt động tài khoản của khách hàng tại ngân hàng

+ Giám sát khách hàng thông qua việc trả nợ định kì

Ngoà

thườ

Trang 17

+ Viếng thăm và kiểm soát địa điểm hoạt động kinh doanh hoặc nơi cư trú của khách hàng+ Giám sát hoạt động khách hàng thông qua mối quan hệ với khách hàng khác

Bước 6: Thanh lí hợp đồng

Đây là khâu kết thúc của quy trình cho vay Khâu này gồm có các việc như thu nợ

cả gốc và lãi, tái xét hợp đồng cho vay, thanh lí hợp đồng cho vay

− Thu nợ: Ngân hàng tiến hành thu nợ khách hàng theo đúng những điều khoản đã cam kếttrong hợp đồng tín dụng Tùy theo tính chất của khoản vay và tình hình tài chính củakhách hàng, hai bên có thể thỏa thuận và lựa chọn một trong các hình thức thu nợ sau:

+ Thu nợ gốc và lãi một lần khi đáo hạn

+ Thu nợ gốc một lần khi đáo hạn, thu lãi theo định kì

+ Thu nợ gốc và lãi theo nhiều kì hạn

Nếu đến hạn trả nợ mà khách hàng không có khả năng trả nợ thì ngân hàng có thểxem xét cho gia hạn nợ hoặc chuyển sang nợ quá hạn để sau này có biện pháp xử lý thíchhợp nhằm đảm bảo thu hồi nợ

− Tái xét hợp đồng tín dụng: Thực chất là tiến hành phân tích tín dụng trong điều kiệnkhoản tín dụng đã được cấp nhằm mục tiêu đánh giá chất lượng tín dụng, phát hiện rủi ro

1.1.3 Vai trò của hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

Đối với nền kinh tế

Cầu nối giữa cung và cầu về vốn trong nền kinh tế: Trong nền kinh tế luôn có một

số người thừa vốn cần đầu tư và một số người thiếu vốn muốn đi vay Song những người

5

Trang 18

hó có thể trực tiếp gặp nhau, hoặc có thể gặp nhau thì chi phí rất cao và không kịpVới vai trò là trung gian tài chính, các ngân hàng thương mại đứng ra làm trung giantiền gửi từ tất cả các thành phần kinh tế và cho vay lại các đơn vị, cá nhân trong nền

kinh tế Hay nói cách khác: “Tín dụng ngân hàng là chiếc cầu nối để những người có vốn

và những người cần vốn gặp nhau”

(http://voer.edu.vn/m/vai-tro-cua-tin-dung-ngan-hang-trong-nen-kinh-te)

Thúc đẩy quá trình luân chuyển hàng hoá, luân chuyển tiền tệ, điều tiết khối lượngtiền trong lưu thông và kiểm soát lạm phát: Thông qua hoạt động tín dụng, khối lượngtiền trong lưu thông sẽ tăng lên khi thực hiện hoạt động cho vay và ngược lại sẽ giảmxuống khi thực hiện hoạt động thu nợ, do đó sẽ góp phần điều tiết khối lượng tiền trongtoàn bộ nền kinh tế Ngân hàng sử dụng công cụ lãi suất, hạn mức tín dụng để làm thayđổi khối lượng tiền vay, từ đó điều tiết được khối lượng tiền trong nền kinh tế và kiểmsoát được lạm phát

Tạo điều kiện để phát triển kinh tế với các nước: Tín dụng ngân hàng nhận cácnguồn tài trợ như ODA, ESAF từ các nước cấp tín dụng cũng như các tổ chức tín dụngquốc tế với mục đích tài trợ cho nền kinh tế đã mang lại những kết quả to lớn về kinh tế

xã hội đồng thời tăng cường mối quan hệ tốt đẹp giữa nước ta với các nước trên thế giới

Đối với ngân hàng

Hoạt động cho vay là hoạt động chứa nhiều rủi ro tiềm ẩn, nhưng nó lại là hoạtđộng kinh doanh chủ yếu của ngân hàng thương mại để tạo ra lợi nhuận Bên cạnh rủi rotiềm ẩn thì ngân hàng cho vay với mức lãi suất phù hợp với các khoản vay và phần lãi thu

về cũng là thu nhập chính của ngân hàng Ngân hàng thương mại với tư cách là một trunggian tài chính, kinh doanh trên nguyên tắc tiền gửi của khách hàng dưới hình thức tàikhoản vãng lai và tài khoản tiền gửi Trên cơ sở đó ngân hàng tiến hành các hoạt độngcho vay dưới nhiều hình thức khác nhau, tuỳ theo yêu cầu vay của khách hàng Sự chênhlệch giữa tiền lãi kiếm được thông qua hoạt động cho vay và tiền lãi phải trả cho cáckhoản huy động là lợi nhuận thu được Đây chưa phải là toàn bộ lợi nhuận của ngân hàng,tuy nhiên nghiệp vụ cho vay là nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng, nó chiếm tỷ lệ lớn nhấttrong tổng số lợi nhuận của ngân hàng

này k

thời

nhận

Trang 19

Đối với người đi vay

Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại có các kỳ hạn khác nhau như: Ngắnhạn, trung hạn và dài hạn bên cạnh đó lãi suất cũng chia thành nhiều loại như linh hoạt, cốđịnh hay thả nổi Vì thế khách hàng tùy ý lựa chọn kỳ hạn vay hay thỏa thuận hình thứclãi suất vay phù hợp với mục tiêu kinh doanh của mình Mặt khác, việc vay vốn ngânhàng giúp khách hàng tập trung được vốn kinh doanh đồng bộ, giảm chi phí huy động vàchủ động trong việc hoàn trả gốc và lãi theo hợp đồng Việc thỏa thuận giữa ngân hàng vàkhách hàng khi kết thúc hợp đồng cho vay cũng tạo điều kiện cho khách hàng kinh doanhtiếp như trợ giúp vốn, gia hạn hợp đồng

Trong khi sử dụng vốn vay, khách hàng có quan hệ ràng buộc với ngân hàng bởitrách nhiệm hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi trong một thời gian nhất định Vì vậy, đòi hỏicác doanh nghiệp phải cân nhắc làm thế nào để sử dụng vốn có hiệu quả nhất, giảm thiểuchi phí, tăng vòng quay của vốn đảm bảo kinh doanh có hiệu quả cho doanh nghiệp, đồngthời tăng hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng Muốn vậy, các doanh nghiệp phải tựvươn lên thông qua các hoạt động của mình mà một trong các hoạt động khá quan trọng làviệc hạch toán kế toán nhằm giám sát mọi hoạt động tài chính tiền tệ của doanh nghiệp,nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Như vậy thông qua hoạt động cho vay, ngân hàng có thểkiểm soát hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp làm cho người vay càng có ý thứchơn trong cơ chế quản lý tài chính, quản lý đồng vốn, qua đó tăng cường củng cố chế độhạch toán kế toán thêm vững chắc

1.1.4 Các hình thức cho vay

Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại rất đa dạng và phong phú với nhiềuhình thức khác nhau.Để phát triển hoạt động cho vay, ngân hàng thương mại cần phảiphân loại cho vay Phân loại cho vay là việc sắp xếp lại các khoản cho vay theo từngnhóm, dựa trên một số tiêu chí nhất định Nếu việc phân loại cho vay có cơ sở khoa học

sẽ là tiền đề để thiết lập các quy trình cho vay thích hợp và phát triển hoạt động cho vaycủa ngân hàng

Có nhiều tiêu thức phân loại cho vay, tuy nhiên trên thực tế, cho vay được phânloại theo các tiêu thức sau:

Căn cứ theo thời hạn khoản vay:

7

Trang 20

Cho vay ngắn hạn: Là hình thức cho vay có thời hạn trong vòng 12 tháng và đượcụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêuhạn của cá nhân.

Cho vay trung hạn: Là hình thức cho vay có thời hạn từ 12 tháng đến 5 năm, được

sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị công nghệ, mởrộng sản xuất kinh doanh, xây dựng dự án mới có quy mô vốn nhỏ, thời gian thu hồi vốnnhanh

Cho vay dài hạn: Là hình thức cho vay có thời hạn trên 5 năm và thời hạn tối đa cóthể là 20 – 30 năm, được dùng để đáp ứng nhu cầu dài hạn như xây dựng nhà ở, các thiết

bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới

Căn cứ theo phương thức cho vay:

Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc ngân hàng thỏa thuận bằng văn bản chấpthuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phùhợp với các quy định của chính phủ và NHNN Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các

tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán Ngân hàng thu lãi trên số tiền khách hàng chi vượt

Cho vay từng lần là một hình thức cho vay phổ biến của ngân hàng Mỗi lần vay,khách hàng phải làm đơn và trình ngân hàng phương án sử dụng vốn vay Ngân hàng sẽphân tích khách hàng, thẩm định dự án và ký hợp đồng cho vay, xác định mục đích, quy

mô cho vay, thời hạn giải ngân, thời hạn trả nợ, lãi xuất và yêu cầu đảm bảo nếu cần…Mỗi món vay được tách biệt nhau thành các hồ sơ (khế ước nhận nợ) khác nhau Theotừng kỳ hạn nợ trong hợp đồng, ngân hàng sẽ thu gốc và lãi

Cho vay theo hạn mức (cho vay luân chuyển): Là nghiệp vụ theo đó ngân hàngthỏa thuận cho khách hàng hạn mức tín dụng trong khoảng thời gian và cho vay theo hạnmức tín dụng đó Như vậy, khi cấp hạn mức, ngân hàng cam kết cho vay nếu khách hàngđáp ứng đủ điều kiện

Cho vay trả góp: Là hình thức mà khi vay vốn, tổ chức tín dụng và khách hàng xácđịnh và thỏa thuận số tiền lãi vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theonhiều kỳ hạn trong thời kỳ vay

sử d

ngắn

Trang 21

Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Tổ chức tín dụng cam kết đảm bảo sẵnsàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định Tổ chức tíndụng và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòng, mứcphí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng.

Cho vay theo hợp đồng tín dụng: Ngân hàng và khách hàng xác định, thỏa thuậnmột hạn mức tín dụng duy trì trong một thời gian nhất định hoặc theo chu kỳ sản xuất,kinh doanh

Cho vay theo dự án đầu tư: Ngân hàng cho khách hàng vay vốn để thực hiện đầu tưphát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống

Cho vay hợp vốn: Một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự án vayvốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng Trong đó có một tổ chức tín dụng làm đầumối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác Ngoài ra cho vay hợp vốn còn phảithực hiện theo quy chế đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng do Thống đốc NHNN banhành

Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Tổ chức tín dụngchấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng đểthanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểmứng tiền mặt là đại lý của tổ chức tín dụng

Các phương pháp cho vay khác mà pháp luật không cấm, phù hợp với quy định tạiquy định cho vay và điều kiện hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng và đặc điểm củakhách hàng vay

Căn cứ theo xuất xứ tín dụng:

Cho vay trực tiếp: Ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho khách hàng có nhu cầu, đồngthời người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng

Cho vay gián tiếp: Là khoản cho vay được thực hiện thông qua việc mua lại cáckhế ước hoặc chứng từ nợ được phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán, gồm có cáchình thức: Chiết khấu, mua lại các phiếu bán hàng, nghiệp vụ thanh toán

Căn cứ theo hình thức bảo đảm:

9

Trang 22

Cho vay có tài sản đảm bảo: Cho vay có đảm bảo bằng tài sản là việc cho vay vốn

ổ chức tín dụng mà theo đó nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay được cam kết bảothực hiện bằng tài sản cầm cố, thế chấp, tài sản hình thành từ vốn vay của kháchhàng vay hoặc bảo lãnh từ bên thứ ba

Cho vay không có tài sản đảm bảo: Cho vay không có tài sản đảm bảo là loại chovay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, mà việc chovay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng Đối với những khách hàng tốt, có khảnăng tài chính lành mạnh, thì ngân hàng có thể cấp tín dụng dựa vào uy tín của kháchhàng mà không cần một nguồn thu nợ thứ hai bổ sung là tài sản đảm bảo

Căn cứ theo đối tượng khách hàng:

Cho vay khách hàng là doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế: Giúp doanh nghiệp trangtrải các chi phí như mua hàng, nhập kho, trả thuế, trả lương cho cán bộ nhân viên,…

Cho vay khách hàng cá nhân:

+ Cho vay tiêu dùng: Giúp tài trợ cho việc mua ô tô, nhà ở, trang thiết bị gia đình, vật liệuxây dựng để sửa chữa, hiện đại hóa nhà cửa hay trang trải các khoản viện phí và các chiphí cá nhân

+ Cho vay khách hàng tiểu thương: Giúp cho các hộ kinh doanh cá thể tại chợ có điều kiệntiếp cận với vốn vay của ngân hàng để phát triển việc kinh doanh buôn bán

1.2 Hoạt động cho vay khách hàng tiểu thương của ngân hàng thương mại

1.2.1 Khái niệm hoạt động cho vay đối với khách hàng tiểu thương

Cho vay khách hàng tiểu thương là hình thức cho vay đối với các khách hàng tiểuthương kinh doanh tại chợ, để bổ sung vốn thiếu hụt trong hoạt động sản xuất kinh doanh.Đây là một hình thức cho vay rất phổ biến trên thế giới như Ấn Độ, Mỹ, Tại Việt Nam,

dù chỉ mới phát triển mạnh mẽ trong một vài năm gần đây nhưng vẫn cho thấy tiềm năngcủa hình thức cho vay khách hàng tiểu thương trong tương lai là rất lớn

− Thứ nhất, cho vay khách hàng tiểu thương nâng cao khả năng tiếp cận tài chính cho cáctiểu thương buôn bán tại chợ, mang lại cơ hội sử dụng dịch vụ tài chính cho những người

có thu nhập trung bình thấp, bởi các đối tượng này thường bị các NHTM từ

của t

đảm

Thang Long University Library

Trang 23

chối cho vay vì khó chứng minh khả năng trả nợ Theo đó, cho vay khách hàng tiểuthương góp phần gia tăng sự hiểu biết về tài chính cho người dân, từ đó giúp họ quản lýtài chính cá nhân tốt hơn, tạo nền tảng sẵn sàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng khác đểđáp ứng nhu cầu tài chính của mình một cách tối ưu.

− Thứ hai, cho vay khách hàng tiểu thương góp phần thu hẹp các hoạt động cho vay phichính thức, giúp họ có nhu cầu vay vốn không phải tìm đến các loại hình cho vay nặnglãi, “tín dụng đen” có lãi suất quá cao, qua đó tránh được rủi ro

Thời gian qua, cho vay khách hàng tiểu thương đã đáp ứng tốt nhu cầu hợp lý củacác tiểu thương và đẩy lùi tình trạng cho vay nặng lãi Trên thực tế, cho vay khách hàngtiểu thương đã góp phần nâng cao khả năng tiếp cận tài chính cho người dân,hướng khách hàng đến một kênh cho vay chính thống có sự quản lý chặt chẽ củaNhà nước, mà nếu không có kênh vay vốn này, nhiều người trong số họ do không đủđiều kiện tiếp cận vốn vay thông thường sẽ phải tìm đến tín dụng đen, dẫn đến nhiều

hệ lụy về kinh tế - xã hội

Căn cứ vào các nhu cầu khác nhau của mọi đối tượng khách hàng tiểu thương,ngân hàng đã chia sản phẩm cho vay khách hàng tiểu thương thành cho vay có tài sảnđảm bảo (thế chấp)và cho vay không có tài sản đảm bảo (tín chấp)

− Hình thức cho vay có tài sản đảm bảo là các cá nhân kinh doanh trong chợ thế chấp sạpchợ làm tài sản đảm bảo với ngân hàng

− Hình thức cho vay không có tài sản đảm bảo (tín chấp) áp dụng cho nhóm khách hàngtiểu thương(Nhóm khách hàng tiểu thương vi mô) gồm 3 người đến 5 người cùng kinhdoanh buôn bán trong chợ, ngoài chợ hoặc hỗn hợp cả trong chợ và ngoài chợ Điều kiện

là nhóm khách hàng này không có hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh, quy mô kinhdoanh nhỏ lẻ, cùng kinh doanh một mặt hàng, khoảng cách vị trí kinh doanh tối đa giữahai tiểu thương là 500m Nếu có một cá nhân nào trong nhóm không hoàn thành nghĩa vụtrả nợ với ngân hàng thì các cá nhân trong nhóm phải có trách nhiệm trả nợ thay Điềuđặc biệt của hình thức cho vay nhóm khách hàng tiểu thương vi mô này là khách hàngtiểu thương phải là nữ Nguồn gốc của loại hình cho vay khách hàng tiểu thươngvi mônày khởi nguồn từ những năm cuối thập niên 90, mô hình ngân hàng người nghèo

11

Trang 24

meen của giáo sư Muhammad Yunus ra đời Mô hình trợ cấp của chính phủ các nước

n được chuyển sang mô hình mới theo hướng thị trường và bền vững Báo cáo Phátcủa Ngân hàng Thế giới đã khái quát sự trưởng thành của mô hình cho vay kháchhàng tiểu thươngvi mô trong hệ thống tài chính thế giới và vai trò của loại hình này trongphát triển kinh tế khu vực- địa phương Đó là xóa đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cáchthành thị- nông thôn, hỗ trợ sinh kế cho đối tượng dễ bị tổn thương đặc biệt là phụ nữ Nghiên cứu cũng đề xuất những gợi ý áp dụng mô hình này tại Việt Nam, với mong muốnnhững người phụ nữ có thể tự chủ độc lập về khả năng tài chính, nâng cao vị thế củanhững người mẹ người vợ trong xã hội

Tương tự như các sản phẩm cho vay khác, người vay phải sử dụng vốn vay đúngmục đích đã đăng kí với ngân hàng, chịu sự kiểm soát về tình hình tài chính theo quy địnhcủa ngân hàng, đồng thời có trách nhiệm trả nợ gốc và lãi vay theo hợp đồng tín dụng đã

kí kết

Địa bàn cho vay vốn đối với khách hàng tiểu thương hiện nay mà ngân hàng hướngđến chủ yếu là tại các chợ, vỉa hè đường phố, những nơi tập trung buôn bán của cáctiểu thương

1.2.2 Đặc điểm của khách hàng tiểu thương

Một số đặc điểm chung của cho vay đối với khách hàng tiểu thương vay vốn có tài sản đảm bảo:

− Độ tuổi: Khách hàng tối thiểu 23 tuổi tại thời điểm vay vốn và tối đa 65 tuổi tại thời điểmkết thúc hợp đồng vay

− Nơi cư trú/địa điểm kinh doanh của khách hàng là trên cùng địa bàn hoạt động với ngânhàng

Trang 25

− Điều kiện về kinh doanh : Ngành nghề kinh doanh phải không thuộc danh mục ngànhnghề bị pháp luật cấm như buôn bán ma túy, buôn bán gỗ lậu, …

Một số đặc điểm của khách hàng tiểu thương không có tài sản đảm bảo (nhóm khách hàng vi mô):

6 Độ tuổi : Khách hàng tối thiểu 23 tuổi tại thời điểm vay vốn và tối đa 65 tuổi tại thời

− Nhóm khách hàng phải cùng kinh doanh, buôn bán, phát triển kinh tế tại chợ,

địa điểm kinh doanh tập trung

− Địa điểm sinh sống của nhóm khách hàng phải gần nhau hoặc địa điểm kinh doanh buônbán phát triển kinh tế gần nhau

− Bắt buộc có người đồng trách nhiệm (Vợ/chồng) Bởi vì, nếu như khách hàng vay vốn màkhông trả được nợ, bỏ trốn hoặc qua đời, … thì người đồng trách nhiệm sẽ phải trả nợcho ngân hàng

− Dư nợ tín chấp của khách hàng tại thời điểm xin vay vốn ở tổ chức tín dụng khác ≤ 100triệu đồng

Một số đặc điểm của các chợ:

13

Trang 26

− Chợ được thành lập hợp pháp và có Đơn vị quản lý ( Đơn vị quản lý là tư nhân nhà nước Trong một số trường hợp có thể là Ủy ban Nhân dân xã, huyện, quận…)

− Chợ không thuộc diện di dời, giải tỏa Bởi vì để đảm bảo tính ổn định lâu dài chocác hộ kinh doanh buôn bán tại chợ, đồng thời Ngân hàng cũng dễ dàng quản lý cáckhách hàng tiểu thương

− Ban quản lý chợ đồng ý kí kết hợp đồng hợp tác với Ngân hàng theo mẫu quyđịnh của Ngân hàng

− Trường hợp Ban quản lý chợ không đồng ý kí Hợp đồng hợp tác thì Ban quản lí chợcần hỗ trợ trong việc ký xác nhận trên Giấy đề nghị vay vốn của khách hàng

1.2.3 Các sản phẩm cho vay đối với khách hàng tiểu thương

Đối với khách hàng tiểu thương, xét về thời hạn vay vốn ngân hàng chia làm haihình thức cho vay:

− Cho vay ngắn hạn ( thời gian <12 tháng)

− Cho vay trung và dài hạn ( thời gian từ 12 tháng trở lên)

Nhìn chung hai hình thức này giống nhau, chỉ khác nhau về lãi suất Lãi suất củacho vay trung và dài hạn sẽ thấp hơn cho vay ngắn hạn.Ngoài ra, còn phụ thuộc vào sốtiền khách hàng vay vốn

Xét về nhóm khách hàng, có hai hình thức cho vay mà ngân hàng áp dụng là:

− Cho vay có tài sản đảm bảo: áp dụng cho các hộ kinh doanh tại chợ có quy mô lớn, có sạpchợ, có hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh, có đăng kí kinh doanh

− Cho vay không có tài sản đảm bảo: áp dụng cho các hộ kinh doanh trong và ngoài chợ(nhóm khách hàng tiểu thương vi mô) Quy mô kinh doanh nhỏ, thời gian buôn bán tạmthời Điều kiện với nhóm khách hàng này là phải gồm 3 đến 5 hộ kinh doanh mới đủ yêucầu vay vốn tại ngân hàng

hoặc

Trang 27

1.3 Phát triển hoạt động cho vay khách hàng tiểu thương

1.3.1 Khái niệm phát triển hoạt động cho vay khách hàng tiểu thương

Theo Từ điển tiếng Việt năm 1994 của Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Trung tâm

từ điển học Hà Nội, Việt Nam ghi: “Phát triển là biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp” Như thế, phát triển được hiểu

là quá trình tăng tiến về mọi mặt của một vấn đề trong một thời kì nhất định Trong đóbao gồm cả sự tăng thêm về quy mô, sản lượng và chất lượng trong lĩnh vực đó

Khách hàng tiểu thương là những khách hàng kinh doanh buôn bán cá thể tại cácchợ không thuộc diện di dời, giải tỏa, đồng thời Ban quản lí chợ đồng ý kí kết hợp đồnghợp tác với ngân hàng Loại hình kinh doanh của các khách hàng tiểu thương là hợp pháp,theo đúng quy định của pháp luật

Theo cách hiểu này, phát triển cho vay khách hàng tiểu thương chính là sự gia tăng

về quy mô khoản vay, gia tăng về số lượng khách hàng, đa dạng hóa đối tượng cho vay, tỉ

lệ nợ xấu giảm, lợi nhuận gia tăng …

Do trình độ và thời gian của khách hàng tiểu thương thường hạn chế nên nhiều khikhách hàng ngại tiếp xúc với ngân hàng Muốn phát triển cho vay khách hàng tiểuthương, ngân hàng cần có một đội ngũ chuyên viên kinh doanh “di động” có thể đến tậnnơi tiếp xúc và thực hiện xem xét cho vay như là một nhân viên bán hàng, thay vì thụđộng ngồi chờ khách hàng tìm đến ngân hàng

Tuy nhiên, do tập quán lâu đời nên khách hàng tiểu thương không dễ dàng thay đổihànhvi là chuyển từ chơi hụi và vay nặng lãi sang tiếp cận vơi nguồn vốn ngân hàng Dovậy muốn thu hút nhóm khách hàng này, ngân hàng cần có chính sách tiếp cận phù hợp,theo hướng giảm tối đa thủ tục làm phiền hà khách hàng, thay vào đó bằng việc tổ chứcchuyên viên kinh doanh di động và chủ động tiếp xúc tận nơi để hiểu rõ hơn tình hình vàhoạt động buôn bán của khách hàng

Vì vậy, phát triển hoạt động cho vay khách hàng tiểu thương chính là sự mở rộng về quy mô khoản vay, gia tăng số lượng khách hàng tiểu thương để ngân hàng

có thể ngày càng phát triển, gia tăng lợi nhuận, thông qua đó giúp nâng cao uy tín, vị thế của ngân hàng trên thị trường Chính triển vọng về lợi nhuận do hoạt động cho vay

15

Trang 28

thương mang lại mà dù phải đối mặt với khá nhiều rủi ro nhưng các ngân hàng trênthế giới, trong đó có Việt Nam đều hướng sự quan tâm vào hoạt động này Nó được

hư một trong những chiến lược kinh doanh của các ngân hàng trong thời gian tới

1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển của hoạt động cho vay khách hàng

tiểu thương

1.3.2.1 Chỉ tiêu định tính

Quy trình cho vay:Hướng dẫn chuyên viên kinh doanh theo hướng vừa tuân thủ theo các

quy định của NHNN và phù hợp với xu hướng kinh doanh của ngân hàng Quy trình nàyvừa đúng nguyên tắc song cần loại bỏ những thủ tục rườm rà; thời gian làm việc nhanh;công tác thẩm định, đánh giá cần được tiến hành nhanh chóng để đưa ra quyết định tíndụng sớm nhất phục vụ nhu cầu giải ngân của khách hàng; đảm bảo thỏa mãn nhu cầu củakhách hàng về mặt vốn vay cũng như về thời điểm vay vốn Từ đó, ngân hàng có thể giatăng thêm số lượng khách hàng, số lượng các khoản vay

Thời gian phục vụ một khoản vay là tổng thời gian phục vụ cho một khách hàng kể từ thời

điểm làm hồ sơ vay vốn đến thời điểm giải ngân tiền Thời gian phục vụ này càng ngắnthì càng giúp ngân hàng tiết kiệm được chi phí, giúp chuyên viên kinh doanh có thời giantìm kiếm thêm nhiều khách hàng, đồng thời cũng giúp cho khách hàng có thể giải ngântiền nhanh chóng, rút ngắn thời gian chờ đợi Đây là yếu tố quan trọng trong cảm nhậncủa khách hàng về mức độ chuyên nghiệp của ngân hàng Từ đó, sự tín nhiệm của ngânhàng trong lòng khách hàng càng được nâng cao, giúp cho ngân hàng có được thêm nhiềukhách hàng trung thành, từ đó phát triển thêm nhiều khách hàng mới

Uy tín của ngân hàng, lòng tin của khách hàng: Cán bộ ngân hàng chính là hình ảnh đại

diện cho ngân hàng Nếu cán bộ, nhân viên ngân hàng được khách hàng yêu quý, tintưởng, đánh giá là những người nhiệt tình với công việc, luôn có tinh thần trách nhiệmcao, đáng tin cậy, có năng lực chuyên môn, chuyên nghiệp trong giao tiếp khách hàng thì

uy tín, vị thế ngân hàng sẽ được nâng cao Từ đó hình ảnh ngân hàng sẽ được quảng bárộng rãi hơn, giúp cho ngân hàng ngày càng phát triển, thu hút thêm được nhiều kháchhàng giúp cho ngân hàng mở rộng quy mô, gia tăng uy tín của mình trên thị trường

tiểu

toàn

coi n

Trang 29

Sự đa dạng về các sản phẩm, dịch vụ cho vay: Ngân hàng cung cấp các sản phẩm cho vay

đa dạng, tăng thêm cơ hội lựa chọn cho khách hàng tiểu thương, dễ dàng trong việc lựachọn sử dụng sản phẩm, giúp cho khách hàng có thể thỏa mãn được tốt nhất nhu cầu của

họ Bên cạnh đó, việc đa dạng hóa danh mục đầu tư là phương pháp truyền thống để giảmthiểu rủi ro trong cho vay Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngày càng đa dạng và phongphú Để nâng cao năng lực cạnh tranh, ngân hàng cần tạo ra những sản phẩm mới phù hợpvới từng phân đoạn khách hàng, từ đó thu hút thêm khách hàng mới Ngoài ra, cạnh tranhkhốc liệt đã khiến cho tín dụng doanh nghiệp có mức sinh lời ngày càng giảm, trái lại chovay tiểu thương đang có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ Đa dạng hóa các sản phẩm chovay là xu hướng phát triển chung của ngân hàng trong thời đại hội nhập hiện nay

1.3.2.2 Chỉ tiêu định lượng

(1) Số lượng khách hàng tiểu thương chính là chỉ tiêu phản ánh sự phát triển

của ngân hàng về quy mô hoạt động Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ ngânhàng đang có nhiều khách hàng, cùng với đó các chủ trương, chính sáchcho vay của ngân hàng là đúng đắn, hợp lí giúp cho ngân hàng được kháchhàng biết đến và tin tưởng chọn lựa

(2) Chỉ tiêu doanh số cho vay khách hàng tiểu thương là chỉ tiêu phản ánh

tổng số vốn cho vay khách hàng tiểu thương được ngân hàng giải ngântrong kì, thường tính theo chu kì một năm tài chính

Chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay khách hàng tiểu thương

Tỷ lệ tăng

Doanh số cho vay

KHTT năm nay

-Doanh số cho vay

Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng cho vay qua các năm để đánh giákhả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tín dụngcủa ngân hàng (tương tự như chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ, nhưng bao gồm toàn bộ dư nợcho vay trong năm đến thời điểm hiện tại và dư nợ cho vay trong năm đã thu hồi)

17

Trang 30

Chỉ tiêu này càng cao thì mức độ hoạt động cho vay của ngân hàng càng ổn định vàiệu quả, ngược lại tức là ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm

h hàng cho vay và việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả

Chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng doanh số cho vay khách hàng tiểu thương trong tổng

số cho vay

x 100%

Chỉ tiêu này cho biết doanh số cho vay khách hàng tiểu thương chiếm tỷ trọngbao nhiêu % trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng Chỉ tiêu này càng tăng thìchứng tỏ ngân hàng đang chú trọng đầu tư phát triển hoạt động cho vay khách hàngtiểu thương Và ngược lại, chỉ tiêu này thấp thì chứng tỏ hoạt động cho vay khách hàngtiểu thương chưa phát triển

(3) Chỉ tiêu phản ánh doanh số thu nợ cho vay khách hàng tiểu thương

Doanh số thu nợ cho vay khách hàng tiểu là chỉ tiêu phản ánh tổng số vốn gốc màngân hàng thu hồi được trong một thời kì Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thu hồi nợcũng như khả năng quản lí các khoản vay của ngân hàng là đang rủi ro hay an toàn, kháchhàng tiểu thương vay vốn có đúng mục đích, sử dụng vốn có hiệu quả hay không

Chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ tăng trưởng doanh số thu nợ khách hàng tiểu thương

Tỷ lệ tăng trưởng doanh

số thu nợ cho vay

Doanh số thu nợ

-năm nay

Doanh số thu nợcho vay KHTTnăm trước

Doanh số thu nợ cho vay KHTT năm trước

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng của doanh số thu nợ cho vay khách hàng tiểu thương Chỉ tiêu này càng tăng càng thể hiện tốc độ tăng trưởng doanh số thu nợ càngnhanh, cho thấy khả năng phát triển của cho vay khách hàng tiểu thương càng bền vững

có h

khác

Trang 31

và ngược lại

Chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng doanh số thu nợ cho vay khách hàng tiểu thương

Tỷ trọng thu nợ cho vay

nợ hiệu quả, chất lượng cho vay tiêu dùng tốt, mà chất lượng cho vay tiêu dùng tốt là cơ

sở để phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng

(4) Chỉ tiêu phản ánh dư nợ cho vay khách hàng tiểu thương

Dư nợ cho vay khách hàng tiểu thương cho biết số vốn khách hàng tiểu thương đang

nợ ngân hàng tại một thời điểm nhất định

Chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng tiểu thương

Tỷ lệ tăng trưởng dư

Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ qua các năm để đánh giá khảnăng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đặt ra củangân hàng

Chỉ tiêu càng cao tức là ngân hàng đang cho vay được nhiều, mức độ hoạt độngcủa ngân hàng ổn định và có hiệu quả, ngược lại tức là ngân hàng đang gặp khó khăntrong việc cho vay, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kếhoạch cho vay chưa hiệu quả

Chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng dư nợ cho vay khách hàng tiểu thương

Tỷ trọng dư nợ cho vay

=KHTT

Dư nợ cho vay KHTT

Trang 32

19

Trang 33

Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng dư nợ cho vay khách hàng tiểu thương chiếm baophần trăm trong tổng dư nợ cho vay của cả ngân hàng Chỉ tiêu này càng cao thìchứng tỏ hoạt động cho vay khách hàng tiểu thương của ngân hàng ngày càng phát

(5) Chỉ tiêu vòng quay vốn cho vay khách hàng tiểu thương

(6) Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động cho vay khách hàng tiểu thương

Chênh lệch giữa lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay tạo nên khoản chênhlệch cho ngân hàng chính là thu nhập ròng từ lãi cho vay (Net Interest Income) hay còn gọi là thu nhập ròng từ hoạt động tín dụng

Chênh lệch giữa thu lãi cho vay tiểu thương với lãi chi cho hoạt động huy đốngvốn để cho vay tiểu thương là phần thu nhập ròng thể hiện hiệu quả việc cho vay tiểuthương của ngân hàng

Tỷ lệ thu nhập từ cho vay khách hàng tiểu thương/tổng thu nhập

nhiêu

càng

Trang 34

Chỉ tiêu này phản ánh trong một đồng thu nhập từ hoạt động cho vay có bao nhiêuđồng thu về từ hoạt động cho vay khách hàng tiểu thương, chỉ tiêu này nói lên hiệu quảhoạt động cho vay khách hàng tiểu thương của ngân hàng.

Thang Long University Library

Trang 35

Chỉ tiêu này càng lớn thể hiện hoạt động cho vay khách hàng tiểu thương đangmang lại nguồn thu nhập cao cho ngân hàng.

1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động cho vay khách

hàng tiểu thương

Quá trình hình thành và phát triển của bất cứ một loại hình dịch vụ nào của ngânhàng cũng đều bị chi phối bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan Vì vậy, khi phát triểnhoạt động kinh doanh nói chung hay phát triển hoạt động cho vay tiểu thương nói riêng,các ngân hàng luôn phải nghiên cứu, phân tích các yếu tố ảnh hưởng để có các chiến lượcphù hợp, mang lại hiệu quả cho ngân hàng

1.3.3.1 Các nhân tố chủ quan

Chính sách cho vay là một yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại của các NHTM.

Vì vậy, các NHTM cố gắng tìm mọi cách để đưa ra những chính sách cho vay riêng củamình một cách hấp dẫn nhất nhằm thu hút khách hàng và các nguồn vốn nhàn rỗi từ dân

cư Một chính sách cho vay đúng đắn phải phù hợp với sự thay đổi của môi trường kinh tế

xã hội cũng như mục tiêu của ngân hàng Chính sách cho vay của ngân hàng ảnh hưởngđến quy mô của cho vay ở rất nhiều khía cạnh khác nhau, song ảnh hưởng trực tiếp là ởnhững yếu tố chủ yếu như:

Lãi suất cạnh tranh: Đây là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách

hàng đối với ngân hàng Ngân hàng có lãi suất cho vay thấp sẽ thu hút được nhiều kháchhàng đến với mình, tuy nhiên các ngân hàng không thể đơn phương hạ mức lãi suất củamình xuống thấp hẳn so với các ngân hàng khác được mà lãi suất cạnh tranh này phải dựatrên cơ sở quy định chung về lãi suất của hệ thống ngân hàng, lãi suất phải phù hợp vớilợi nhuận của ngân hàng, đảm bảo trang trải được chi phí về quản lý, về trả lãi huy động,

bù đắp được rủi ro có thể xảy ra

Sản phẩm cho vay: Với đặc tính riêng của ngành Ngân hàng là các sản phẩm dịch vụ hầu

như không có sự khác biệt thì các NHTM phát huy khả năng cạnh tranh của mình khôngchỉ bằng những sản phẩm cơ bản mà còn thể hiện ở tính độc đáo, sự đa dạng của sảnphẩm dịch vụ của mình Một Ngân hàng mà có thể tạo ra sự khác biệt riêng cho từng loạisản phẩm của mình trên cơ sở những sản phẩm truyền thống sẽ làm cho danh mục sảnphẩm của mình trở nên đa dạng hơn, điều này sẽ đáp ứng được hầu hết các nhu

21

Trang 36

khác nhau của khách hàng, từ đó dễ dàng chiếm lĩnh thị phần và làm tăng sức mạnhtranh của Ngân hàng Ngoài ra, các NHTM còn sử dụng các sản phẩm dịch vụ bổ trợ

để thu hút khách hàng, tạo thu nhập cho Ngân hnafg như cung cấp sao kê định kì, tưvấn tài chính,…

Thời hạn cho vay: Thời hạn cho vay linh hoạt sẽ đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách

hàng tại từng thời điểm khác nhau là nhân tố quan trọng để mở rộng quy mô của hoạtđộng cho vay

Chính sách về tài sản đảm bảo tiền vay của khách hàng tiểu thương còn khá đơn

điệu, tài sản nhận thế chấp chủ yếu là hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh của các hộ kinhdoanh, đăng kí kinh doanh, các loại tài sản khác còn hạn chế

Quy mô vốn của ngân hàng giữ vai trò quan trọng trong các hoạt động của ngân

hàng, đồng thời thể hiện vị thế của ngân hàng trong ngành.Bất cứ thành phần kinh tế nàomuốn hoạt động đều cần phải có vốn.Riêng với lĩnh vực kinh doanh ngân hàng – một lĩnhvực kinh doanh đặc biệt, số vốn phải lớn hơn gấp nhiều lần.Nguồn vốn của ngân hàng baogồm vốn chủ sở hữu và nguồn vốn huy động được Vốn càng lớn, càng có điều kiện mởrộng hoạt động kinh doanh như nâng cao cơ sở hạ tầng máy móc, thiết bị, công nghệ… cókhả năng đa dạng hóa danh mục sản phẩm dịch vụ, tăng sức cạnh tranh cho ngân hàng.Nhờ đó, hoạt động của ngân hàng phát triển theo và cho vay khách hàng tiểu thươngkhông phải là một ngoại lệ

Hoạt động Marketing là một phương thức rất hiệu quả để đưa sản phẩm dịch vụ

của ngân hàng ra thị trường Marketing ngân hàng nhằm đáp ứng tốt nhu cầu mong muốncủa khách hàng về chất lượng, chủng loại và sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, đồng thời

có các biện pháp nhằm kích thích nhu cầu của khách hàng để đạt được mức sử dụngsản phẩm của ngân hàng cao nhất Muốn cho sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đến tận tayngười tiêu dùng, ngân hàng phải tăng cường các hoạt động xúc tiến hỗn hợp củamarketing ngân hàng như quảng cáo, khuyễn mãi, tiếp xúc khách hàng qua mạng lướidịch vụ, qua hội nghị tiếp xúc khách hàng… Như vậy, hình ảnh của ngân hàng đượcquảng bá rộng rãi và lấy được lòng tin của khách hàng Nhờ đó, các sản phẩm dịch vụ củangân hàng nói chung và cho vay khách hàng tiểu thương nói riêng sẽ ngày càng phát triểnmạnh hơn

cầu

cạnh

khác

Trang 37

Đội ngũ cán bộ công nhân viên có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả hoạt động của cho

vay tiểu thương Như vậy, cán bộ tín dụng chính là hình ảnh của ngân hàng Trình độ củacán bộ tín dụng thể hiện trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, máy tính,khả năng giao tiếp đối với khách hàng Một cán bộ tín dụng tốt không chỉ là một người cótrình độ, chuyên môn giỏi mà còn phải là một người có đạo đức nghề nghiệp Ngoài ra,khi tiếp xúc với khách hàng, cán bộ tín dụng có thái độ nhiệt tình niềm nở, chăm sóckhách hàng một cách chu đáo sẽ tạo được thiện cảm đối với khách hàng, giữ chân đượckhách hàng đó và có thể thu hút thêm được nhiều khách hàng mới đến với ngân hàng Bêncạnh đó, vấn đề đạo đức nghề nghiệp cũng được quan tâm Cán bộ ngân hàng phải đặt lợiích của ngân hàng lên hàng đầu, không vì tư lợi cá nhân mà gây tổn hại đến ngân hàng vàkhách hàng

Cơ sở vật chất, công nghệ thông tin của ngân hàng: Một ngân hàng được trang

bị cơ sở vật chất tân tiến sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn Ngân hàng cóthể quản lí khách hàng dễ dàng hơn, tiết kiệm được nhân công cũng như các chi phíquản lí Ngoài ra, việc nâng cao công nghệ thông tin có thể gia tăng tiện ích chokhách hàng, ngân hàng đưa sản phẩm đến với khách hàng thuận tiện hơn và các dịch vụcủa ngân hàng sẽ được khách hàng biết đến nhiều hơn

Công tác thẩm định: Một ngân hàng với khả năng thẩm định, phân tích tốt có thể

giúp giảm thiểu, loại bỏ được rủi ro tín dụng trong cho vay Hoạt động cho vay kháchhàng tiểu thương là loại hình chứa nhiều rủi ro và khó đánh giá nhất.Bởi lẽ việc kinhdoanh buôn bán tại chợ không phải lúc nào cũng ổn định Tuy nhiên nếu có thể đánh giáchính xác được mức độ rủi ro của các khoản vay, ngân hàng có thể gia tăng doanh số, từ

đó giúp tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng

Uy tín của ngân hàng là hình ảnh của ngân hàng trong lòng khách hàng, là niềm

tin của khách hàng đối với ngân hàng.Uy tín của mỗi ngân hàng được xây dựng và hìnhthành trong cả một quá trình lâu dài.Những ngân hàng có uy tín luôn chiếm được lòng tincủa khách hàng là tiền đề cho việc đẩy mạnh hoạt động cho vay của ngân hàng

1.3.3.2 Các nhân tố khách quan

Do ảnh hưởng chung của cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu ảnhhưởng trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam, tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp, việc kinh

23

Trang 38

h buôn bán bị đình trệ, hàng hóa khó lưu thông Đó cũng là lí do khiến cho doanh

a các khách hàng tiểu thương sụt giảm nghiêm trọng, nhiều hộ kinh doanh thu hẹp

ô, khiến cho tỉ lệ vay vốn ngân hàng cũng bị sụt giảm

Khả năng tài chính của khách hàng là điều kiện hàng đầu mà ngân hàng cần xem

xét, đánh giá trước khi đưa ra quyết định cho vay Rõ ràng nếu khách hàng có thu nhậpcao và ổn định thì việc trả nợ ngân hàng ít bị ảnh hưởng Đặc biệt phải chú ý đến các chitiêu cho nhân công, chi tiêu khác trong gia đình, chi tiêu cho con cái và các nhu cầu thiếtyếu hàng ngày Ngày nay, các món vay tiểu thương quy định nguồn trả nợ là doanh thuhàng tháng của khách hàng sau khi trừ đi các khoản chi phí sinh hoạt, chi phí nhâncông

Đạo đức khách hàng cũng là một yếu tố quan trọng với ngân hàng.Nó được đánh

giá dựa trên năng lực pháp lí và độ tín nhiệm Vì nếu thực sự khách hàng có doanh thucao, ổn định thậm chí đưa ra được điều kiện đảm bảo tốt thì chưa chắc họ đã có thiện chítrả nợ Do đó, trước khi vay cán bộ tín dụng phải đánh giá độ tín nhiệm của khách hàngtrong việc thực hiện tất cả các giao ước của hợp đồng tín dụng Ngân hàng cũng phải xemxét năng lực pháp lí của khách hàng, tài sản đảm bảo có liên quan đến các vụ kiện,tranh chấp hay không

Tài sản đảm bảo: Để hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra, giá trị TSĐB là cơ sở để

ngân hàng đưa ra hạn mức tín dụng cho từng món vay Do đó, đây là yếu tố quyết địnhdoanh số cho vay của ngân hàng Việc định giá TSĐB đúng mức, hợp lí và yêu cầu quantrọng khi xác định số tiền cho vay nhằm đảm bảo độ an toàn, thu nhập của ngân hàngcũng như thỏa mãn tốt nhu cầu của khách hàng

Đối thủ cạnh tranh của ngân hàng: Do cạnh tranh trong lĩnh vực cho vay

tiểu thương của các ngân hàng thương mại rất lớn nên trong thời gian gần đây cùng vớiviệc nới lỏng các cơ chế tín dụng, các NHTM trong nước đã bắt đầu tiến hành mở rộnghoạt động cho vay tiểu thương Việc mở rộng hoạt động cho vay tiểu thương là một điềutất yếu giúp cho các ngân hàng đa dạng hóa về sản phẩm để đáp ứng được nhu cầu ngàycàng tăng về số lượng và chất lượng trong một môi trường đầy cạnh tranh và biến động.Ngoài ra tìm hiểu đối thủ cạnh tranh để có các chiến lược kinh doanh hợp lí cũng là việcngân hàng phải làm để có thể đứng vững và phát triển

doan

thucủ

quy m

Trang 39

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của khoá luận đã đề cập đến một số nội dung lý luận liên quan đếnhoạt động cho vay khách hàng tiểu thương của NHTM, giúp người đọc có cái nhìntổng quát về hoạt động cho vay khách hàng tiểu thương và sự cần thiết phải phát triểnhoạt động cho vay khách hàng tiểu thương tại NHTM Bên cạnh đó, chương 1 cũng

đề cập đến những chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hoạt động cho vay khách hàngtiểu thương của NHTM và những yếu tố ảnh hưởng, từ đó tiếp tục đi sâu nghiên cứuthực trạng phát triển cho vay khách hàng tiểu thương tại Ngân hàng TMCP Hàng HảiViệt Nam trong chương 2

25

Trang 40

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY

KHÁCH HÀNG TIỂU THƯƠNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ NỘI2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam –

Chi nhánh Hà Nội

Tên đầy đủ: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam

Tên giao dịch: Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam

Tên giao dịch quốc tế: Viet Nam Maritime Commercial Stock Bank

Tên viết tắt: MSB

Trụ sở chính: Số 88, phố Láng Hạ, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam được thành lập theo giấy phép

số 0001/ NH - GP ngày 08 tháng 6 năm 1991 tại thành phố cảng Hải Phòng theoquyết định của Thống đốc NHNN Việt Nam Ngày 12 tháng 07 năm 1991, ngân hàngchính thức khai trương và đi vào hoạt động và trở thành một trong những ngân hàngTMCP đầu tiên ở nước ta Năm 2005, ngân hàng chính thức chuyển Hội sở lên Hà Nội vàđặt tại số 88 phố Láng Hạ, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, mở đầu một giai đoạn pháttriển mới với phạm vi hoạt động được mở rộng đáng kể

Sau khi chính thức nhận sáp nhập Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông (MDB)ngày 12/8/2015, Maritime Bank hiện đã vươn tới vị trí là một trong 5 ngân hàngthương mại cổ phần lớn nhất tại Việt Nam

Hiện nay, với giá trị tổng tài sản đạt hơn 113.000 tỷ đồng, vốn điều lệ 11.750 tỷđồng, mạng lưới gần 300 chi nhánh, phòng giao dịch với đội ngũ trên 6.000 cán bộcông nhân viên và gần 500 máy ATM trên toàn quốc, Maritime Bank luôn nỗ lực manglại các giải pháp, sản phẩm tài chính ngân hàng đơn giản và hiệu cả nhất cho khách hàngdựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến và trình độ quản lý chuyên sâu Maritime Bank

Ngày đăng: 30/11/2016, 17:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w